Home Blog Page 528

4 sai lầm khi ăn sáng tàn phá dạ dày của bạn: Ai cũng nên biết kẻo rút ngắn tuổi thọ về sau

0

Những sai lầm khi ăn sáng dưới đây tàn phá dạ dày của bạn, dễ gây ung thư nên tránh kẻo hối hận muộn màng.

Thói quen từ bỏ bữa sáng

Thói quen của nhiều người hiện đại và lười ăn uống là rất hay bỏ bữa sáng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng việc  bạn bỏ qua nó thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ mắc một số vấn đề về sức khỏe như: cholesterol trong máu tăng cao, tăng nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường type 2 cực kỳ xấu với sức khỏe của bạn. Bên cạnh đó, việc bạn thường xuyên bỏ bữa sáng có thể khiến một số người dễ rơi vào tăng cân béo phì. Chính vì vậy, bạn hãy thận trọng với thói quen bỏ bữa sáng.

Sai lầm khi ăn sáng khiến bạn mắc bệnh dạ dày

Sai lầm khi ăn sáng khiến bạn mắc bệnh dạ dày

Thường xuyên ăn sáng muộn

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì thói quen thường xuyên ăn sáng muộn cực kỳ hại dạ dày của bạn. Nguyên nhân thói quen ăn sáng muộn thường là ở các bạn trẻ bởi vì người trẻ thường ngủ nướng đến 9-10h rồi mới thức dậy ăn sáng. Các chuyên gia cảnh báo đây là thói quen không tốt bởi khi thức dậy muộn bụng đã đói cồn cào mà các cơ quan trong cơ thể chưa “thức” hẳn nên khi ăn sẽ không thấy ngon miệng. Thêm vào đó, ăn sáng muộn sẽ làm giảm hiệu quả trao đổi chất và ảnh hưởng đến chất lượng bữa trưa. Do vậy, tốt nhất hãy tập dậy sớm và ăn sáng trong vòng một giờ sau khi thức.

3 thói quen ăn sáng khiến bạn bị bệnh dạ dày

3 thói quen ăn sáng khiến bạn bị bệnh dạ dày

Uống quá nhiều cà phê, trà vào bữa sáng

Rất nhiều người có thói quen uống đồ uống có caffeine vào bữa sáng như trà, cà phê. Mặc dù những đồ uống này có thể cải thiện trao đổi chất và giúp chúng ta tỉnh táo, tràn đầy năng lượng, nhưng uống quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe. Đồng thời, khi bạn uống trà cà phê cũng nên tránh thêm nhiều kem, đường vào các đồ uống này nếu không muốn tăng lượng calo hấp thụ vào bữa sáng.

Ăn sáng đồ chiên rán

Thói quen thường xuyên ăn sáng bằng đồ chiên rán khiến cho dạ dày của bạn trở nên khó khăn. Đặc biệt, việc ăn nhiều đồ chiên rán sẽ khiến cho bạn rơi vào béo phì thừa cân nên kéo theo nhiều bệnh tật đi kèm. Bên cạnh đó, việc buổi sáng đã ăn đồ chiên rán sẽ khiến dạ dày phải làm việc nhiều dễ gây đau dạ dày bệnh tật kéo tới ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bạn. Chính vì vậy, bạn không nên ăn đồ chiên rán dầu mỡ thường xuyên vào bữa sáng.

Gia đình độc nhất vô nhị tại Huế: Hai anh em r-uột lấy chung một vợ, con chào đời không biết chính xác là của ai

0

Chính bà Căn Y cũng không thể biết trong số 10 người con mà mình sinh ra ai là con của ông Tuol và ai là con của ông Tua.

Ghé xã Hồng Kim (A Lưới, Thừa Thiên – Huế) hỏi thăm ông Hồ Văn Tuol (SN 1943) ai cũng hay biết. Từ người già đến trẻ nhỏ đều có thể kể vanh vách về hoàn cảnh của gia đình ông. “Chúng tôi – người đồng bào Pa Cô ở xứ này đều biết rõ về gia đình ông Tuol bởi rất hi hữu và đặc biệt. Ông ấy với ông Tua (SN 1947) – em trai ruột cưới chung một người vợ nhưng sống hạnh phúc, chan hoà lắm

Hiện gia đình hai chồng một vợ sống ở trên rừng, cùng chăn nuôi bò gà. Còn các con cháu của họ sống ngay cạnh nhà tôi, cứ sát sàn sạt nhau ấy. Nhiều lúc tôi thấy ngưỡng mộ cách sống, cách dạy con của họ lắm”, một người hàng xóm của gia đình ông Tuol cho hay.

Người này còn tiết lộ, hai ông một bà không hề biết rõ đâu là con của ông Tuol, đâu là con của ông Tua. Tất cả đều gọi ông Tuol là bố, còn ông Tua là chú và dành sự kính nể, hiếu thảo đến cả hai.

Gia đình độc nhất vô nhị tại Huế: Hai anh em ruột lấy chung một vợ, con chào đời không biết chính xác là của ai ảnh 1

Căn nhà của gia đình ông Tuol ở xã Hồng Kim.

Sau đó họ hướng cánh tay chỉ về phía bìa rừng – nơi có chiếc lều dựng tạm mà vợ chồng ông Tuol chăn nuôi lợn gà. Chúng tôi quyết định leo lên đó thì tình cờ gặp bà Căn Y – vợ ông Tuol, ông Tua cùng con dâu đang làm cỏ ruộng. Bà cười tươi khi thấy có khách ghé thăm rồi nói: “Về nhà thôi, chứ lên đó đường rừng đi mỏi chân lắm”

Con dâu của hai ông một bà cho biết bố mẹ chồng sinh được 10 người con: 5 trai – 5 gái, có hơn 2 chục cháu nội ngoại. Đặc biệt ông bà sống rất hoà bình, luôn cùng nhau làm kinh tế và răn dạy con cháu phải sống tốt, biết kính trên nhường dưới.

“Tôi về làm dâu đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ thấy bố mẹ to tiếng hoặc cãi vã. Bố mẹ sống hạnh phúc lắm, luôn bảo phải làm gương cho con cháu noi theo. Còn chuyện chúng tôi gọi bố Tuol là bố, còn bố Tua là chú thì không đúng. Chúng tôi gọi là bố lớn và bố nhỏ bởi tất cả đều là máu mủ ruột thịt của hai bố, không có sự phân biệt giữa bố và chú”, người con dâu quả quyết.

Gia đình độc nhất vô nhị tại Huế: Hai anh em ruột lấy chung một vợ, con chào đời không biết chính xác là của ai ảnh 2Con dâu của hai ông một bà cho biết bố mẹ chồng sinh được 10 người con: 5 trai – 5 gái, có hơn 2 chục cháu nội ngoại.

Thuở con gái, bà Căn Y xinh đẹp nhất vùng, được trai ở các bản bên thầm thương trộm nhớ nhưng chẳng yêu ai. Khi cuộc chiến chống Mỹ lên đỉnh điểm, bà tham gia lực lượng du kích địa phương, vận chuyển lương thực tiếp tế cho bộ đội.

Tháng ngày băng rừng vượt suối làm nhiệm vụ, bà Căn Y đã gặp, yêu thương và nên duyên với bộ đội tên Tuol. Song cả hai chưa kịp cảm nhận hết niềm hạnh phúc của vợ chồng son thì ông phải ra chiến trường. Bà ở nhà mòn mỏi đợi chờ ngày chồng quay về.

Thời điểm đó, ông Tua là giáo viên công tác tại địa phương, ở cùng nhà với chị dâu Căn Y. Ông tự bao giờ đã cảm mến nhan sắc cũng như tính cách dịu dàng của chị dâu. Vì thế ông dù đẹp trai, tài năng, được bao cô gái Pa Cô để ý mà quyết phớt lờ.

“Tôi nghe bố mẹ kể rằng, thuở đó bố lớn đi bộ đội vài năm bặt vô âm tín, không một tin tức gì cả. Mẹ có gửi thư nhưng không thấy sự phản hồi. Do vậy ai trong nhà cũng nghĩ bố lớn đã hi sinh ở chiến trường”, người con dâu của ông Tuol nói.

Gia đình độc nhất vô nhị tại Huế: Hai anh em ruột lấy chung một vợ, con chào đời không biết chính xác là của ai ảnh 3

Bà Căn Y và hai người chồng: ông Tuol (mặc áo vàng), ông Tua (mặc áo xanh).

Trong khi đó, ông Tua nhớ lại: “Trai đơn gái chiếc ở cùng nhà, lại đương tuổi sung sức nên chúng tôi đã đi quá giới hạn chị dâu – em chồng. Vài năm sau, anh trai tôi từ chiến trường trở về biết chuyện không hề giận dữ hay ghen tuông. Ngược lại anh đã vun đắp cho tình yêu của chúng tôi.

Anh đã dẫn tôi đến nhà vợ xin gia đình cho tôi ăn nắm xôi để chính thức trở thành vợ của Căn Y. Ngờ đâu bố mẹ vợ đồng ý cho tôi ăn nắm xôi, công nhận tôi là con rể thứ 2 của họ”.

Theo lời ông Tuol, chuyện tình “tay ba” này thực tế không hề đơn giản như bây giờ kể lại. Bởi chuyện của họ đã làm xôn xao cả vùng, chẳng ai đồng ý vì đây là việc làm vi phạm luân thường đạo lý.

“Khi Căn Y sinh con đầu lòng, già làng đã họp bản để bàn về chuyện của chúng tôi. Nhiều người cho rằng từ lâu người Pa Cô vẫn chấp nhận một người đàn ông lấy hai vợ hoặc một người đàn bà lấy hai chồng nhưng không có chuyện lấy hai anh em ruột khi cả hai đang còn sống.

Một số người lên tiếng bênh vực chúng tôi. Họ nói rằng em trai tôi đã trót yêu vợ tôi, không thể ngăn cách nhưng phải chịu hình phạt thích đáng. Và hình phạt đưa ra là em tôi nộp một con lợn, một con dê để cúng Giàng và thần linh để thần linh không bắt tội, để dân làng được ăn những con vật ấy”, người đàn ông 80 tuổi tâm sự.

Thế là 3 người bắt đầu cuộc sống hôn nhân… độc lạ. Không lâu sau đất nước thống nhất, ông Tuol trở về quê bươn chải mưu sinh với nương rẫy, còn ông Tua tiếp tục sự nghiệp làm thầy giáo.

Còn bà Căn Y tiếp tục sinh ra 9 người con, lớn lên bình thường và khoẻ mạnh. Song chính bà cũng không thể biết trong số 10 người con mà mình sinh ra ai là con của ông Tuol và ai là con của ông Tua. “Trở thành vợ chung của hai ông ấy, chưa bao giờ tôi thấy giữa hai người xảy ra xích mích hay cãi vã. Họ lúc nào cũng cư xử đúng mực, em nghe lời anh, anh thương yêu em”, bà Căn Y chia sẻ.

Chính điều đó đã khiến người dân trong bản cảm thấy ngỡ ngàng. Họ không thể tin rằng hai người đàn ông chung một vợ có thể “bảo ban” nhau hoà thuận đến thế. “Giờ ở cái tuổi gần đất xa trời, tôi mới biết rằng nếu không có tình cảm anh em yêu thương, đùm bọc lẫn nhau thì đại gia đình này tan nát từ lâu rồi. Hơn nữa vợ tôi cũng tinh tế, luôn yêu thương chúng tôi công bằng, không thiên vị ai cả. Vì thế chúng tôi mới sống hạnh phúc đến tận bây giờ”, ông Tuol nói.

Nhắc đến chuyện có hối hận khi “chung vợ” hay không, ông Tuol lẫn ông Tua đều cảm thấy nếu thời gian quay ngược trở lại sẽ không làm vậy. “Đó là một sai lầm nhưng dù sao cũng đã xảy ra, chẳng thể sửa được. Vì thế tôi luôn dạy các con tuyệt đối không được lặp lại quá khứ của bố mẹ”, ông Tua thành thật.

Lãnh đạo xã Hồng Kim cho biết chuyện hai anh em ông Tuol lấy chung một vợ ở địa phương ai cũng biết, là trường hợp đầu tiên và duy nhất của huyện A Lưới. Hơn cả đây là câu chuyện mang tính lịch sử, mọi người nên kể để biết và rút ra bài học chứ không nên phán xét đúng sai.

Bài học đắt giá cho người phụ nữ chần chừ l.y h.ôn khi ph.át hiện chồng ng.oại tình

0

Bài ɦọc đắt giá cɦo người pɦụ nữ cɦần cɦừ ly ɦôn kɦi pɦát ɦiện cɦồng ngoại tìnɦ

“Lẽ ra tôi nên rời kɦỏi cuộc ɦôn nɦân ngay kɦi pɦát ɦiện sự tɦật”, cô ân ɦận.

Bí quyết vàng cho tuổi thọ dài lâu sau 60: Tránh xa 4 ‘kẻ thù’ sức khỏe

0

Bước sang tuổi 60 là cột mốc quan trọng đánh dấu giai đoạn “xế chiều” của cuộc đời. Lúc này, sức khỏe dần yếu đi và nguy cơ mắc bệnh tật cao hơn.

Một nghiên cứu của Đại học Stanford (Mỹ) năm 2019 đã phát hiện ra rằng các dấu hiệu lão hóa trong máu gia tăng đáng kể tại các mốc tuổi 34, 60 và 78.

Theo bác sĩ Miêu Dương, trưởng khoa Tim Mạch tại bệnh viện thuộc Viện Khoa học Y học Trung Quốc, sau 60 tuổi cơ thể dễ bị suy nhược do tuổi tác, các cơ quan và mô dễ bị tổn thương hơn, và nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như ung thư, tiểu đường và bệnh tim cũng tăng cao.

Sức đề kháng ở giai đoạn này cũng suy giảm, làm cho người lớn tuổi dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, kém minh mẫn và giảm khả năng vận động tay chân. Một chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ có thể giúp tăng cường sức khỏe cho người sau 60 tuổi.

Điều quan trọng là người trung niên và cao tuổi cần loại bỏ những thói quen xấu có thể gây hại về lâu dài.

Ăn quá no

Rối loạn ăn uống là một vấn đề thường gặp ở người cao tuổi, đặc biệt đối với những người mắc bệnh Alzheimer hoặc các dạng sa sút trí tuệ khác. Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc ăn quá nhiều và suy giảm chức năng não, ảnh hưởng tiêu cực đến trí nhớ ở người cao tuổi.

Sau 60 tuổi, quá trình trao đổi chất chậm lại, và việc ăn quá no gây áp lực lên hệ tiêu hóa, dẫn đến tình trạng khó tiêu, trào ngược dạ dày, tăng đường huyết và nguy cơ béo phì do thừa calo.

Người trung niên và cao tuổi nên ăn no khoảng 70-80%, chia thành nhiều bữa nhỏ, nhai chậm và kỹ thức ăn. Sau khi ăn, nên ngồi nghỉ hoặc đi lại nhẹ nhàng để giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.

Người trung niên và cao tuổi nên ăn no khoảng 70-80%

Người trung niên và cao tuổi nên ăn no khoảng 70-80%

Vận động quá mức hoặc thiếu hụt vận động

Tập thể dục được xem như “liều thuốc” giúp kéo dài tuổi thọ, nhưng việc tập luyện quá mức hoặc ít vận động đều có thể gây hại cho sức khỏe. Thiếu vận động là nguyên nhân dẫn đến thừa cân, béo phì, nguy cơ cao mắc sỏi mật, loãng xương, tăng huyết áp và suy yếu hệ miễn dịch. Ngược lại, tập thể dục quá sức có thể dẫn đến chấn thương, căng cơ, mệt mỏi, viêm khớp, gãy xương và thậm chí đột quỵ ở người trên 60 tuổi.

Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Y khoa Mayo Clinic cho thấy, những người tập thể dục từ 2,5 đến 4,5 giờ mỗi tuần có nguy cơ tử vong sớm thấp nhất, giảm 40% so với những người không tập thể dục. Tuy nhiên, tập luyện hơn 10 giờ mỗi tuần lại làm tăng nguy cơ tử vong. Vì vậy, người trên 60 tuổi cần lựa chọn các bài tập vừa sức, khởi động kỹ trước khi tập và duy trì mức độ tập luyện hợp lý.

Tập luyện hơn 10 giờ mỗi tuần lại làm tăng nguy cơ tử vong

Tập luyện hơn 10 giờ mỗi tuần lại làm tăng nguy cơ tử vong

Ngủ ít hơn 7 tiếng

Ngủ đủ giấc không chỉ giúp cải thiện sức khỏe tổng thể mà còn điều chỉnh quá trình trao đổi chất và cách cơ thể giải phóng hormone, giúp các tế bào tái tạo mỗi đêm.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, thường xuyên ngủ ít hơn 7 tiếng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tim mạch, hệ nội tiết, hệ miễn dịch và hệ thần kinh. Thiếu ngủ có nguy cơ dẫn đến các bệnh như tiểu đường, tim mạch, tăng huyết áp, trầm cảm và đột quỵ.

Ngủ không đủ giấc còn làm giảm sự minh mẫn của tâm trí, tăng nguy cơ té ngã hoặc tai nạn. Do đó, người trên 60 tuổi cần chú trọng đến chất lượng giấc ngủ, đảm bảo ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày.

Ngủ đủ giấc không chỉ giúp cải thiện sức khỏe tổng thể mà còn điều chỉnh quá trình trao đổi chất

Ngủ đủ giấc không chỉ giúp cải thiện sức khỏe tổng thể mà còn điều chỉnh quá trình trao đổi chất

Uống ít nước

Một nghiên cứu công bố trên tạp chí y khoa The Lancet khẳng định rằng việc uống đủ nước hàng ngày có thể giúp làm chậm quá trình lão hóa và kéo dài tuổi thọ. Đối với người trung niên và cao tuổi, việc uống ít nước có thể dẫn đến tăng nồng độ natri trong máu, tim đập nhanh, khó ngủ, táo bón, và từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính cũng như tử vong sớm.

Thiếu nước ở người trên 60 tuổi còn có thể dẫn đến nguy cơ ung thư đại tràng do tích tụ chất cặn bã trong cơ thể. Vì vậy, người trung niên và cao tuổi cần duy trì thói quen uống 6-8 ly nước mỗi ngày, bổ sung nước từ rau củ và trái cây, và tránh uống quá nhiều nước vào buổi tối để không gây áp lực lên thận.

Loại rau ‘nhớt nhớt’ tốt ngang nhân sâm: Cực dễ trồng, ra vườn hái được cả rổ

0

Rau đay có một đặc tính đó là ‘nhớt nhớt’ khiến nhiều người không ưa thích nhưng đây lại loại rau tốt ngang nhân sâm được bán ngoài chợ giá rẻ bèo.

Rau đay có một đặc tính đó là ‘nhớt nhớt’ khiến nhiều người không ưa thích nhưng đây lại loại rau tốt ngang nhân sâm được bán ngoài chợ giá rẻ bèo.

Lợi ích của rau đay với sức khỏe con người

Rau đay có giá trị dinh dưỡng cao

Rau đay có giá trị dinh dưỡng cao

Rau đay có giá trị dinh dưỡng cao. Cụ thể, các nghiên cứu đã chỉ ra, cứ trong 100g rau đay có thể chứa tới:

– 3140mg sắt,

– 306 mg leucine,

– 144mg threonine và lysine,

– 51mg methionine,

– 33mg vitamin C

– Một số vi chất khác như vitamin K, vitamin B6, vitamin A, đồng… Chính vì vậy, đây là loại rau rất tốt cho sức khỏe. Một số tác dụng cụ thể của rau đay được kể đến đó là”

+ Nhuận tràng, phòng ngừa táo bón

Chất nhớt trong rau đay chính là một phương thuốc tự nhiên chống lại các triệu chứng táo bón. Khi ăn loại ra này, chất nhớt làm kích thích các nhu động ruột và giúp bôi trơn đường ruột để thức ăn dễ di chuyển xuống đại tràng. Từ đó, sẽ giúp bạn đại tiện dễ dàng và đều đặn.

+ Thông tiểu và phòng tránh viêm đường tiết niệu

Y học cổ truyền chỉ ra, lá của loại cây này còn có khả năng giúp thông tiểu bằng cách tăng lượng nước tiểu và giúp kích thích hoạt động bài tiết nước tiểu. Vì thế, đây là loại rau đặc biệt có lợi cho những người đang gặp những vấn đề liên quan đến đường tiết niệu.

+ Tiêu độc, giải nhiệt

Theo y học, rau đay có tính hàn nên thường được dùng trong các bài thuốc để điều trị các chứng bệnh do chứng nóng trong người. Vì thế trong những ngày hè thời tiết nắng nóng, oi bức, hãy nấu các món canh rau đay bổ dưỡng cho cả nhà thưởng thức, lại giúp tăng cường sức khoẻ.

+ Chống còi xương cho trẻ

Trẻ bị thiếu hụt canxi thường có nguy cơ bị còi xương và chậm phát triển chiều cao. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi trẻ đang trong độ tuổi ăn dặm, các mẹ hãy thường xuyên dùng rau đay để chế biến món ăn cho trẻ để hệ xương của trẻ phát triển cứng cáp hơn.

+ Sơ cứu vết thương

Theo kinh nghiệm, chất nhớt từ loại rau này thường có thể dùng để sơ cứu cho người bị rắn cắn hoặc người gặp những chấn thương chảy máu khác khi mà chưa kịp đưa nạn nhân đến bệnh viện.

Lưu ý, nếu nạn nhân bị rắn cắn, đầu tiên bạn cần băng chặt ga-rô lên chỗ đang đắp bã rau đay để giúp cho nọc độc không phát tán khắp cơ thể. Sau đó, ngay lập tức đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất càng sớm càng tốt.

Một số lưu ý khi ăn rau đay

Canh cua rau đay món ăn yêu thích mùa hè

Canh cua rau đay món ăn yêu thích mùa hè

– Rau đay tuy tốt cho sức khỏe nhưng trẻ nhỏ dưới 5 tuổi không ăn quá nhiều rau đay vì sẽ cản trở hấp thu canxi và kẽm trong cơ thể trẻ, vì thế dễ ảnh hưởng đến sự phát triển xương và trí não.

– Những người dễ bị tiêu chảy, dễ lạnh bụng tuyệt đối không nên ăn nhiều và liên tục rau đay.

– Với người bình thường cũng nên ăn lượng vừa phải, khoảng 2 đến 5 lần/tuần để giúp thúc đẩy nhu động đường ruột và giúp đi tiểu dễ dàng.

– Lưu ý khi rửa rau, bạn không được làm dập rau, hạn chế vò rửa quá kỹ sẽ làm mất chất nhầy và các vitamin, khoáng chất trong rau.

Một vụ đ;uối nước vừa xảy ra tại khu biệt thự cho thuê tại phường Bãi Cháy, TP Hạ Long (Quảng Ninh) khiến một bé tuvong ngòai viện

0

Một vụ đuối nước vừa xảy ra tại khu biệt thự cho thuê tại phường Bãi Cháy, TP Hạ Long (Quảng Ninh) khiến một bé tuvong ngoài viện

 

Theo báo Giao thông, thông tin từ cơ quan chức năng của TP Hạ Long (Quảng Ninh) cho biết, tại khu khu đô thị Sunperia, thuộc khu 5A, phường Bãi Cháy vừa xảy ra vụ hai bé bị đuối nước khiến một bé t. ử v. ong.

Khu vực bể bơi trong biệt thự cho thuê ở phường Bãi Cháy – nơi xảy ra vụ đuối nước khiến một bé t. ử v. ong ngoại viện. Ảnh cắt từ clip

Theo thông tin ban đầu, sáng 4/6, UBND phường Bãi Cháy nhận được tin có 2 cháu bé bị đuối nước tại khu đô thị Sunperia, thuộc khu 5A. Tại đây, có một gia đình gồm 4 người ở TP Cẩm Phả đến thuê một căn biệt thự từ chiều 3/6. Trong quá trình thuê nghỉ tại đây, do người lớn mải chụp ảnh không để ý đến 2 bé, nên 2 bé này đã bị rơi xuống bể bơi riêng trong căn biệt thự.

Sau khi phát hiện, gia đình đã đưa 2 bé đi bệnh viện. Tuy nhiên, do tình hình ng;uy kịch, cháu bé được chuyển tới Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh.

 

Khi bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân, bé gái sinh năm 2017 đã t. ử v. ong ngoại viện. Còn cháu nhỏ sinh năm 2020 được Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh tích cực chăm sóc, nhưng đang trong tình trạng suy đ;a t;ạng, phải lọc m. áu…

Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng TP Hạ Long phối hợp điều tra, làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật.

Từ nay đến cuối năm 2024: Chuyển đất nông nghiệp sang đất ở tốn bao nhiêu tiền? Làm sớm chẳng tốn 1 đồng

0

Khi chuyển đất nông nghiệp lên đất thổ cư, người dân sẽ phải nộp 4 khoản tiền như: Tiền sử dụng đất, lệ phí cấp giấy chứng nhận, lệ phí trước bạ, phí thẩm định hồ sơ.
Chi phí chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư
Chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Chuyển đổi mục đích sử dụng đất
* Tiền sử dụng đất

Tiền sử dụng đất là khoản tiền nhiều nhất khi chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư (đất ở).

Trường hợp 1: Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở (đất ở và đất nông nghiệp xen lẫn với nhau trong cùng thửa đất)

Điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định:

“Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở theo quy định tại Khoản 6 Điều 103 Luật Đất đai sang làm đất ở; chuyển từ đất có nguồn gốc là đất vườn, ao gắn liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền hoặc do đơn vị đo đạc khi đo vẽ bản đồ địa chính từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 đã tự đo đạc tách thành các thửa riêng sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”

Như vậy, 02 trường hợp sau sẽ nộp tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích:

– Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở sang làm đất ở.

– Đất có nguồn gốc là đất vườn, ao gắn liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền hoặc do đơn vị đo đạc khi đo vẽ bản đồ địa chính từ trước ngày 01/7/2004 đã tự đo đạc tách thành các thửa riêng sang đất ở.

Tóm lại, nếu thuộc trường hợp trên thì tiền sử dụng đất tính theo công thức sau:

Tiền sử dụng đất phải nộp = 50% x (Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở – Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp)

Trường hợp 2: Chuyển từ đất nông nghiệp được nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở (xem trong phần nguồn gốc sử dụng đất tại trang 2 của Giấy chứng nhận sẽ biết khi nào là đất nông nghiệp được nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất).

Điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định như sau:

“Chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.

Theo đó, tiền sử dụng đất trong trường hợp này được tính theo công thức sau:

Tiền sử dụng đất phải nộp = (Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở – Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp)
Đất nông nghiệp được chuyển thành đất thổ cư theo quy định
Đất nông nghiệp được chuyển thành đất thổ cư theo quy định
Khi nào đất nông nghiệp được chuyển thành đất thổ cư

Theo Điểm d Khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013, hộ cá nhân muốn chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư phải được phép của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương).

Uỷ ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, tuy nhiên phải dựa vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Cặp vợ chồng ‘bác-cháu’ nàng 29 chàng 72 ở Hà Nam: Sau hạnh phúc là cuộc sống trăm bề khó nói mà ít người tưởng tượng được

0

Về thăm cặp vợ chồng “bác – cháu” từng gây xôn xao dư luận

Một ngày đầu tháng 7, trong cái nắng như đổ lửa, chúng tôi tìm về thôn Ngô Khêm, xã Bình Nghĩa, huyện Bình Lục, Hà Nam để thăm gia đình cặp vợ chồng nổi tiếng chênh lệch đến 43 tuổi.Hôn nhân của người vợ 29 tuổi và chồng 72 tuổi ở Hà Nam: Sau hạnh phúc là cuộc sống khổ cực trăm bề để nuôi 3 đứa con - Ảnh 1.

Căn nhà cấp 4 lụp xụp nơi gia đình ông Học sinh sống.

Đập vào mắt chúng tôi là ngôi nhà cấp 4 tuềnh toàng và luộm thuộm. Thấy tiếng người gõ cửa, một cụ ông tóc bạc trắng bước từ trong nhà ra tiếp chúng tôi, ông ấy là Ngô Thanh Học (SN 1940), người chồng hơn vợ 43 tuổi gây xôn xao vùng quê này.

Ông Học vừa rót nước vừa tiếp chúng tôi, trong khi đó vợ ông chạy vội sang nhà bà ngoại để đón hai người con nhỏ về nhà. Biết chúng tôi đến để hỏi về đám cưới của mình, ông Học không ngần ngại tâm sự mọi thứ.

Hôn nhân của người vợ 29 tuổi và chồng 72 tuổi ở Hà Nam: Sau hạnh phúc là cuộc sống khổ cực trăm bề để nuôi 3 đứa con - Ảnh 2.

Ông Học chia sẻ với phóng viên.

Theo lời người đàn ông này, năm 20 tuổi, ông lên đường nhập ngũ chống quân xâm lược. Sau 20 năm chiến đấu, đến 1980 ông trở về quê nhà, nhưng lúc này mẹ ông đã mất, những di chứng của cuộc chiến tàn khốc đã khiến ông giống như người mất trí. Ông lúc nhớ lúc quên rồi đi lang thang hết nơi này đến nơi khác.

Hôn nhân của người vợ 29 tuổi và chồng 72 tuổi ở Hà Nam: Sau hạnh phúc là cuộc sống khổ cực trăm bề để nuôi 3 đứa con - Ảnh 3.

Ông Học và người vợ thua ông 43 tuổi.

Mãi đến năm 1990, ông Học mới dần phục hồi trí nhớ và trở về mái nhà xưa của mẹ già để lại cho sinh sống nốt phần đời còn lại. Hàng ngày, cuộc sống của người đàn ông ngoài 70 tuổi chỉ quanh quẩn với việc nhặt ve chai để kiếm kế sinh nhai

Sống một mình đơn độc trong căn nhà nhỏ rách nát, ông Học vẫn thầm ao ước về một mái ấm gia đình, dẫu biết rằng ước vọng đó quá xa xôi.

Hôn nhân của người vợ 29 tuổi và chồng 72 tuổi ở Hà Nam: Sau hạnh phúc là cuộc sống khổ cực trăm bề để nuôi 3 đứa con - Ảnh 4.

Ảnh cưới của vợ chồng ông Học.

Thế rồi, thương người đàn ông một mình vất vả, người con gái gần 30 tuổi xinh đẹp cạnh nhà ông Học thường xuyên qua lại thăm hỏi, giúp đỡ.

Họ dần trở nên thân thiết và hiểu nhau hơn và rồi cả hai tiến đến hôn nhân vào năm 2010, cô dâu lúc đó mới 29 còn chú rể thì đã 72 tuổi. Nghe tin này, người thân, hàng xóm đều ra sức phản đối.

Lúc đó, họ hàng hai bên phản đối, hàng xóm điều tiếng nhiều lắm, họ nói thẳng với vợ tôi rằng lấy cái thằng già đó về làm gì, có sinh con đẻ cái được gì không. Nhưng chúng tôi đều bỏ ngoài tai, quyết định làm đám cưới“, ông Học nói.

Cuộc sống vợ chồng với nhau trải qua đến nay đã gần 8 năm, hạnh phúc của đôi vợ chồng đũa lệch này càng viên mãn hơn khi chị Bích sinh hạ được cho ông ba đứa con (2 gái, 1 trai).

Nhưng rồi giờ đây, cuộc sống của gia đình nhỏ này đang gặp vô vàn khó khăn, vất vả. Ở thời điểm hiện tại, ông Học không còn được khỏe nữa, ốm đau liên miên nên không thể đi lượm ve chai như trước, cả gia đình 5 người sống nhờ số tiền trợ cấp 1,6 triệu đồng/tháng của ông.

Hôn nhân của người vợ 29 tuổi và chồng 72 tuổi ở Hà Nam: Sau hạnh phúc là cuộc sống khổ cực trăm bề để nuôi 3 đứa con - Ảnh 5.

Ông Học nay đã già, bệnh tật nên không giúp được gì cho vợ con.

Hàng tháng hai người con của ông đi nhà trẻ, phải đóng tiền học gần 1 triệu đồng, số tiền lương còn lại của ông chẳng là bao, vì thế những người con của ông chịu rất nhiều thiệt thòi.

Không có tiền, làm nhà, cả gia đình ông phải sống trong căn nhà tranh lụp xụp, nhếch nhác.

Thương tình, hàng xóm, người thân đã góp tiền xây cho ông một căn nhà cấp 4 bằng gạch để ở. Trong căn nhà nhỏ ấy, chẳng có một tài sản đáng giá nào ngoài chiếc ti vi cũ và hai chiếc xe đạp cà tàng. Hai bên nhà, đồ đạc để ngổn ngang, luộm thuộm, quần áo cũ vương vãi khắp nơi.

Hôn nhân của người vợ 29 tuổi và chồng 72 tuổi ở Hà Nam: Sau hạnh phúc là cuộc sống khổ cực trăm bề để nuôi 3 đứa con - Ảnh 6.

Hôn nhân của người vợ 29 tuổi và chồng 72 tuổi ở Hà Nam: Sau hạnh phúc là cuộc sống khổ cực trăm bề để nuôi 3 đứa con - Ảnh 6.

 

Hôn nhân của người vợ 29 tuổi và chồng 72 tuổi ở Hà Nam: Sau hạnh phúc là cuộc sống khổ cực trăm bề để nuôi 3 đứa con - Ảnh 6.
Hôn nhân của người vợ 29 tuổi và chồng 72 tuổi ở Hà Nam: Sau hạnh phúc là cuộc sống khổ cực trăm bề để nuôi 3 đứa con - Ảnh 6.

Căn nhà lụp xụp, chỉ có chiếc xe đạp và chiếc ti vi cũ là có giá trị.

“Giờ phải cố gắng sống tiếp thôi, vì mấy đứa con…”

Tiếp chuyện chúng tôi, chị Bích thở dài, khuôn mặt hiện rõ nỗi buồn, nhìn chúng tôi chị chỉ bảo nhẹ nhàng: “Gia đình như thế nào thì các anh nhìn là biết rồi đấy“.

Hôn nhân của người vợ 29 tuổi và chồng 72 tuổi ở Hà Nam: Sau hạnh phúc là cuộc sống khổ cực trăm bề để nuôi 3 đứa con - Ảnh 7.

Chị Bích chia sẻ về câu chuyện gia đình.

Sâu thẳm trái tim người phụ nữ này biết rõ chồng đã ở tuổi gần đất xa trời không thể giúp đỡ nhiều, mọi việc trong nhà giờ chỉ mình chị gánh vác từ chăm con tới mọi việc trong nhà. Điều này khiến chị Bích buồn bã, chán nản và thừa nhận nhiều lúc muốn buông xuôi.

Sớm mất bố, chị ở cùng với người mẹ tàn tật, tháng hưởng mức trợ cấp 300 ngàn đồng, bản thân chị cũng bị dị tật ở chân, từ nhỏ sống trong cảnh nghèo khổ.

Hôn nhân của người vợ 29 tuổi và chồng 72 tuổi ở Hà Nam: Sau hạnh phúc là cuộc sống khổ cực trăm bề để nuôi 3 đứa con - Ảnh 8.

Thương vợ con nhưng không thể làm gì để giúp đỡ, ông Học nhiều lần chảy nước mắt.

Cuộc sống của chị giờ vẫn khó khăn như ngày trước, thế nhưng nỗi lo về tương lai của 3 người con sẽ như thế nào càng khiến chị thêm buồn.

Hôn nhân của người vợ 29 tuổi và chồng 72 tuổi ở Hà Nam: Sau hạnh phúc là cuộc sống khổ cực trăm bề để nuôi 3 đứa con - Ảnh 9.

Tương lai của những người con đang khiến đôi vợ chồng suy tư.

Tôi không muốn nói gì về chuyện cưới xin nữa, vì nói giờ cũng không giải quyết được điều gì, giờ cũng phải cố gắng lo cho các con thôi.

Cũng may thời gian qua, hàng xóm người ta thương tình, có giúp đỡ gia đình, rồi lễ Tết chính quyền địa phương hỗ trợ một ít gạo không thì không sống nổi.

Chẳng biết khi chồng qua đời, tôi có nuôi nổi ba đứa con khôn lớn thành người được không“, chị Bích nói.

Gia đình l;ộ diện kể về việc ông Thích Minh Tuệ quyết định đi t:.u

0

Những ngày qua, người dân cả nước xôn xao về “sư Thích Minh Tuệ” (tên thật là Lê Anh Tú, 43 tuổi, quê ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) vì mặc trang phục mang hình thức như tu sĩ Phật giáo, đi bộ từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc vào Nam.Để tìm hiểu kỹ hơn về con người này, PV Dân Việt đã tìm gặp gia đình của ông ở xã Ia Tô (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai).

Cụ Lê Xuân (84 tuổi, bố của ông Lê Anh Tú) kể, cách đây hơn 30 năm, cả gia đình ông từ huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) vào huyện Ia Grai để lập nghiệp. Vợ chồng cụ Xuân có 4 người con, trong đó ông Lê Anh Tú là người con thứ 2.

Gia đình kể về việc ông Thích Minh Tuệ quyết định đi tu- Ảnh 1.

Cụ Lê Xuân, bố của “sư Thích Minh Tuệ” kể về người con trai của mình. Ảnh: MXH

Theo cụ Xuân, ông Tú từ nhỏ là người con trai lành hiền, hiếu thảo, học lực khá nên được mọi người quý mến. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, ông Tú lên đường nhập ngũ. 3 năm sau, ông xuất ngũ rồi theo học Trường Trung cấp lâm nghiệp Tây Nguyên (Gia Lai).

Ra trường, ông Tú làm việc một tại công ty tư nhân ở Đắk Lắk. Trong thời gian này, ông Tú thường đọc những sách về Phật nên đã phát nguyện ăn chay, tu tại gia.

Đến năm 2015, ông Tú bất ngờ xin gia đình đi Tu. Quyết định này của ông Tú nhận được sự ủng hộ của vợ chồng cụ Xuân.

“Lúc ấy, tôi đã khuyên Tú rằng, đi tu rất khó khăn mà đã quyết tâm thì phải tu trọn vẹn, tu thành chính quả, phải chân cứng đá mềm, không ham mê tiền bạc, vật chất, không rượu chè cờ bạc. Khi đi, Tú để lại cho tôi một cái đồng hồ, điện thoại, tủ lạnh, 8 mét vải màu vàng. Từ đó đến nay, tôi chưa gặp lại con trai”, cụ Xuân nhớ lại.Gia đình kể về việc ông Thích Minh Tuệ quyết định đi tu- Ảnh 2.

Mấy ngày qua, gia đình cụ Xuân được người dân trong thôn cho xem video về con trai mình gầy gò trong trang phục như tu sĩ Phật giáo, đi bộ từ Nam ra Bắc và ngược lại. Từ đó, 2 vợ chồng rất thương.

“Vợ tôi sau khi xem xong video thì khóc lóc, cảm thấy khổ tâm khi thấy con ngày chỉ một bữa ăn chay. Tuy nhiên, tôi cho rằng đó là rèn luyện bình thường”, cụ Xuân chia sẻ.

Ông Trịnh Viết Hùng, Chủ tịch UBND xã Ia Tô cho biết, thời gian vừa qua, nhiều người cũng đến gia đình cụ Lê Xuân để hỏi thăm về chuyện của ông Tú.

“Địa phương thấy việc ông Tú đi tu là nguyện vọng cá nhân và cũng là điều bình thường. Mọi người nên để sự việc tự nhiên, tránh tình trạng thần tượng hóa việc này”, ông Hùng chia sẻ.

Ông Hùng nói thêm, trước đó gia đình cũng chia tài sản cho ông Tú nhưng ông không nhận và quyết tâm đi tu.

Gia đình kể về việc ông Thích Minh Tuệ quyết định đi tu- Ảnh 3.

Ông Thích Minh Tuệ nghỉ chân tại tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh: PV

PV Dân Việt cũng đã tìm về xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh), nơi ông Thích Minh Tuệ (tức Lê Anh Tú) sinh ra.

Tuy lớn tuổi nhưng những ngày gần đây, cụ Lê Mậu (72 tuổi, chú ruột ông Thích Minh Tuệ) luôn cập nhật tình hình ảnh, thông tin về ông Thích Minh Tuệ thông qua các trang mạng xã hội.

 

Gia đình kể về việc ông Thích Minh Tuệ quyết định đi tu- Ảnh 4.

Xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh là quê hương của ông Thích Minh Tuệ. Ảnh: PV

Cụ Mậu nói: “Gia đình tôi có 5 người. Trong 5 anh em, có 4 người tham gia kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Khoảng những năm 90 các anh, chị, em của tôi quyết định vào Nam để phát triển kinh tế.

Năm 1997, anh Lê Xuân quyết định mang theo gia đình vào Gia Lai để định cư và lập nghiệp. Hiện nay chỉ còn gia đình tôi ở lại trên đất hương hỏa để thờ cúng gia tiên”.

Gia đình kể về việc ông Thích Minh Tuệ quyết định đi tu- Ảnh 5.

Cụ Lê Mậu (chú ruột ông Thích Minh Tuệ), mong cháu có nhiều sức khỏe để thành tự trên con đường tu tập. Ảnh: PV

Cụ Lê Mậu cho biết: “Con trai tôi cũng bằng tuổi Tú, lúc nhỏ nó rất hay qua nhà tôi để chơi với em. Tú là đứa học giỏi, lễ phép và khôi ngô. Cháu được họ hàng, bà con lối xóm yêu thương, quý mến”.

“Gia đình anh tôi có 4 người con (3 trai, 1 gái), Tú là con thứ 2. Anh chị tôi là cán bộ về hưu, các con ai cũng thành đạt, sung túc. Riêng Tú sau học hết phổ thông, lên đường đi nghĩa vụ sau chuyển sang học trung cấp, làm đo đạc địa chính cho một công ty tư nhân cũng gọi là có công việc tốt.

Đây là nghiệp quả của cháu, tôi ủng hộ. Thông qua mạng xã hội thấy cháu ăn uống kham khổ, người gầy, đen cũng rất thương cháu, tôi mong cháu có nhiều sức khỏe để thành tự trên con đường tu tập”, cụ Mậu tâm sự.

Gia đình kể về việc ông Thích Minh Tuệ quyết định đi tu- Ảnh 6.

Theo ông Nguyễn Tiến Ba (hàng xóm), Tú lúc nào cũng vui vẻ, hòa đồng với mọi người, gặp ai cũng chào, ai cần giúp thì cháu sẵn sàng hỗ trợ. Ảnh: PV

Ông Nguyễn Tiến Ba, trú tại thôn Xuân Dục, xã Kỳ Tân (hàng xóm nhà ông Thích Minh Tuệ hồi nhỏ), cho biết: “Khi Tú học hết bậc THCS, gia đình quyết định vào Nam lập nghiệp. Thấy Tú trên con đường tu tập học đạo mà có nhiều người yêu quý, tôi cũng mừng cho cháu. Khi Tú còn ở đây, tôi rất ấn tượng, cháu có ngoại hình hơi nhỏ và da ngăm đen. Tú lúc nào cũng vui vẻ, hòa đồng với mọi người, đi gặp ai cũng chào, nếu ai cần giúp thì cháu sẵn sàng hỗ trợ”.

Ông Nguyễn Văn Hưng (họ hàng bên ngoại với ông Thích Minh Tuệ) tâm sự: “Tôi và Tú cùng sinh năm 1981 lại là họ hàng bên ngoại nên thường xuyên đi chơi với nhau lúc trẻ. Lúc nhỏ Tú cũng giống các bạn bè khác, thường xuyên chơi với các bạn bè trong xóm, cùng nhau đá bóng, tham gia các hoạt động văn hóa ở địa phương. Tú hiền lành, bạn bè ai cũng quý.

Gia đình kể về việc ông Thích Minh Tuệ quyết định đi tu- Ảnh 7.

Ông Nguyễn Văn Hưng cho biết, trong mắt bạn bè, ông Minh Tuệ là người hiền lành, quan tâm mọi người. Ảnh: PV

“Tú đi bộ hành được nhiều năm rồi. Năm trước, Tú đi qua nhà tôi, gặp nhau có dừng lại nói chuyện một lúc hỏi thăm tình hình sức khỏe và Tú cho con tôi kẹo. Sau đó Tú tiếp tục công việc của mình, nhiều lần bộ hành qua nhà nhưng chưa có lần nào Tú ngủ lại mà nghỉ ngơi tại các nghĩa địa hoặc ở trong núi”, ông Nguyễn Văn Hưng cho biết.

Vụ 3 người trong một gia đình ở Thái Bình tử vong: Con gái sát hại cha

0

Công an nhận định nguyên nhân xảy ra vụ việc là do mâu thuẫn gia đình. Người con gái đã sát hại cha rồi ôm con nhỏ tự tử.

Thông tin với VietNamNet chiều nay, lãnh đạo Công an tỉnh Thái Bình cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Vũ Thư, Phòng Hình sự Công an tỉnh đã nhanh chóng xác định nguyên nhân khiến ông N.T.X (SN 1938), trú tại thôn Bồn Thôn, xã Trung An, huyện Vũ Thư tử vong là do con gái ruột gây ra.

Theo cơ quan điều tra, qua công tác nắm tình hình, quản lý địa bàn, công an địa phương đã phát hiện ông X. chết bất thường.

Khoảng 6h hôm nay (4/6), người nhà phát hiện ông N.T.X tử vong trong phòng ngủ, trên người có 4 vết thương. Gia đình nghi ngờ ông X bị người thân sát hại nên đã giấu, không trình báo cơ quan công an.

Cơ quan Công an điều tra tổ chức khám nghiệm hiện trường. Ảnh: Trọng Tùng

Ngay sau khi phát hiện vụ việc, Công an tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, Công an huyện Vũ Thư phối hợp VKSND tỉnh, huyện tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi và các hoạt động điều tra theo quy định.

Quá trình mở rộng hiện trường, Cơ quan điều tra tiếp tục phát hiện thi thể chị N.T.H (SN 1985) là con gái ông X và cháu H.M.H (SN 2019) là con trai chị H ở 1 nhánh sông phía trước cửa nhà.

Căn cứ tài liệu chứng cứ thu thập, Cơ quan điều tra nhận định cái chết của ông X. là do chị N.T.H gây ra. Sau khi giết bố, chị H. đã ôm con bỏ đi rồi tử vẫn.

Khúc sông nơi phát hiện thi thể 2 mẹ con chị N.T.H. Ảnh: Trọng Tùng

Nguyên nhân vụ việc là xuất phát từ mâu thuẫn gia đình, chị N.T.H đã nhiều lần cãi cọ, xô xát, cầm dao đe dọa bố mẹ đẻ. Tối hôm qua, ông X. sang nhà con gái rồi sự việc đau lòng đã xảy ra.

Hiện, vụ án đang được Công an tỉnh tập trung chỉ đạo, làm rõ nguyên nhân, giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.

Theo Hoài Anh (VietNamNet)

https://vietnamnet.vn/vu-3-nguoi-trong-1-nha-o-thai-binh-tu-vong-con-gai-sat-hai-cha-2287934.html