Home Blog Page 342

Kể từ năm 2025, đất nông nghiệp bị thu hồi được bồi thường bằng nhà ở? Người dân nên nắm rõ để được lợi nhất

0

Luật Đất đai 2024 có nhiều chính sách thay đổi liên quan tới bồi thường, tái định cư. Dưới đây là những quy định mới nhất theo Luật đất đai 2024 về bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp. Liệu hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp bị thu hồi được bồi thường bằng nhà ở hay không?

Từ 2025, đất nông nghiệp bị thu hồi được bồi thường bằng nhà ở?

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp mà đủ điều kiện được bồi thường thì khi Nhà nước thu hồi đất sẽ được bồi thường bằng:

– Đất nông nghiệp;

– Tiền;

– Đất có mục đích sử dụng khác với loại đất thu hồi;

– Nhà ở.

Từ năm 2025, người có đất nông nghiệp bị thu hồi có khả năng được bồi thường bằng đất ở, nhà ở

Từ năm 2025, người có đất nông nghiệp bị thu hồi có khả năng được bồi thường bằng đất ở, nhà ở

Đối chiếu với quy định tại Điều 74, Điều 77 Luật Đất đai năm 2013, hiện nay, hộ gia đình, cá nhân có đất nông nghiệp bị thu hồi chỉ được bồi thường về đất bằng đất nông nghiệp hoặc tiền (trong trường hợp không có đất nông nghiệp để bồi thường).

Đồng thời, khoản 6 Điều 111 Luật Đất đai 2024 quy định, người bị thu hồi đất nông nghiệp đủ điều kiện bồi thường mà có nhu cầu bồi thường bằng đất ở/nhà ở và địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, nhà ở thì được bồi thường bằng giao đất ở/nhà ở tái định cư.

Như vậy, từ ngày 01/01/2025 – khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, hộ gia đình, cá nhân có đất nông nghiệp bị thu hồi có đủ điều kiện bồi thường thì có thể được bồi thường bằng nhà ở. Tuy nhiên, đối chiếu với nguyên tắc bồi thường về đất tại khoản 2 Điều 91 Luật Đất đai 2024, vẫn sẽ ưu tiên bồi thường bằng đất nông nghiệp hoặc tiền. Nếu được bồi thường bằng đất, bằng nhà ở mà có nhu cầu được bồi thường bằng tiền thì được bồi thường bằng tiền theo nguyện vọng nhưng phải đăng ký khi lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Nói tóm lại, từ năm 2025, người có đất nông nghiệp bị thu hồi có khả năng được bồi thường bằng đất ở, nhà ở (hiện nay chỉ quy định bồi thường bằng đất nông nghiệp hoặc tiền).

Điều kiện được bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp

Theo Điều 95 Luật Đất đai 2024, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp bị thu hồi đất được bồi thường về đất khi đáp ứng các điều kiện sau:

– Đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm;

– Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở/Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất/Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;

– Có quyết định giao đất/quyết định cho thuê đất/quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Có một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất làm căn cứ để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;

– Nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật từ người có quyền sử dụng đất hợp pháp nhưng chưa hoàn thành thủ tục đăng ký đất đai;

– Được sử dụng đất theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất mà người trúng đấu giá đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định.

Hạn mức bồi thường về đất nông nghiệp theo Luật Đất đai 2024

Hạn mức bồi thường về đất nông nghiệp theo Luật Đất đai 2024

Hạn mức bồi thường về đất nông nghiệp theo Luật Đất đai 2024

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất thì hạn mức bồi thường về đất nông nghiệp được quy định như sau:

– Thứ nhất, diện tích đất nông nghiệp được bồi thường bao gồm diện tích trong hạn mức theo quy định tại Điều 176 và Điều 177 của Luật này và diện tích đất do được nhận thừa kế.

– Thứ hai, đối với diện tích đất nông nghiệp do nhận chuyển quyền sử dụng đất vượt hạn mức trước ngày 1-7-2014 thì việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

– Thứ ba, đối với đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 1-7-2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của Luật này thì việc bồi thường được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Như vậy, theo quy định của Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2024 việc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được thực hiện như trên.

Tại sao chúng ta không nên xua đuổi thạch sùng trong nhà? Điều này không hề mê tín

0

Mặc dù có vẻ như thạch sùng có siêu năng lực vì chúng có thể bò lên trần nhà và tạo ra những tiếng động kỳ lạ trong đêm, nhưng thực ra chúng không đáng sợ như vậy.

Có một số loài động vật có siêu năng lực – và thạch sùng nằm trong số đó! Chúng có miếng đệm ngón chân dính và khả năng bám vào tường và trần nhà, kết thúc bằng khả năng nhìn màu sắc đặc biệt về đêm. Khi mọi người nhìn thấy loài vật này trong vườn của mình, nhiều người muốn loại bỏ nó càng sớm càng tốt thế nhưng bạn đừng làm thế nhé!

Dưới đây là lý do bạn không nên đuổi thạch sùng: 

Thạch sùng có thể ăn côn trùng nguy hiểm

Một số người tin rằng tất cả các loài bò sát đều nguy hiểm. Có nhiều loài bò sát không gây nguy hiểm cho con người, và một số loài thậm chí có thể có lợi – giống như thạch sùng. Chúng ăn côn trùng thường có thể gây hại – gián, bướm đêm, ruồi, nhện, mối và ong bắp cày.

Nếu thạch sùng sống trong khu vườn của bạn, có thể đó là một khu vực sạch về mặt sinh thái

Xung quanh có rất nhiều chất hóa học gây độc cho thạch sùng, vì vậy nếu những loài bò sát này tìm đến chỗ bạn ở – đó là một dấu hiệu tốt. Nó có nghĩa là khu vườn của bạn thân thiện với môi trường. Và vì côn trùng có thể tiến hóa để chống lại thuốc trừ sâu, chúng có thể không bao giờ rời khỏi khu vườn của bạn hoặc quay trở lại khu vườn ngay khi thuốc trừ sâu bay hơi. Do đó, một cách tự nhiên hơn để loại bỏ những loài gây hại này trong vườn là để thạch sùng làm nhiệm vụ của chúng.

Chúng không nguy hiểm cho con người

Mặc dù có vẻ như thạch sùng có siêu năng lực vì chúng có thể bò lên trần nhà và tạo ra những tiếng động kỳ lạ trong đêm, nhưng thực ra chúng không đáng sợ như vậy. Thạch sùng sống trong nhà không có nọc độc vì thế nó không phải mối đe dọa của con người.

Không phá hoại mùa màng

Những sinh vật có đuôi nhanh nhẹn này sẽ không ăn bất kỳ quả mọng trái cây hoặc rau quả nào trong vườn của bạn. Đó là điều chúng khác với các loài chim ăn sâu bọ và thích quả mọng hoặc trái cây ăn được mà bạn có thể đang trồng. Chim có vẻ ngọt ngào hơn và vô hại hơn, nhưng trên thực tế, chúng có thể đơn giản mổ cả cây trồng của bạn, trong khi thằn lằn thì ngược lại.

Tại sao chúng ta không nên xua đuổi thạch sùng trong nhà? Điều này không hề mê tín - 3

Tuy nhiên, không nên đụng vào phân của chúng

Thạch sùng có thể truyền vi khuẩn salmonella giống như nhiều loài bò sát khác. Tuy nhiên, không phải do cắn, mà là qua phân của chúng. Vì vậy, nếu bạn phát hiện thấy phân của thạch sùng trên vật gì đó, bạn nên rửa sạch và tất nhiên, bạn không nên ăn chúng.

Nguồn : https://eva.vn/tu-van-nha-cua/tai-sao-chung-ta-khong-nen-xua-duoi-thach-sung-trong-nha-dieu-nay-khong-he-me-tin-c172a449362.html

Lấy chồng U60 do bố mẹ giục cưới, nào ngờ đêm tân hôn biến thành ác mộng, bố mẹ chồng hối hả sang đập cửa

0

Nghĩ rằng đêm tân hôn sẽ suôn sẻ và trơn tru nếu không phải giữa chừng bỗng vang lên một tiếng động thật lớn, khiến bố mẹ chồng phải chạy sang đập cửa phòng chúng tôi.

Tôi 30 tuổi vẫn chưa tìm được người ưng ý. Tôi không quá xinh đẹp, chỉ trung bình ưa nhìn, cũng không tài giỏi hơn người. Trước đó tôi cũng có yêu đương nhưng chẳng đi tới đi, đều kết thúc giữa chừng.

Tới tuổi này, tôi mơ màng không biết mình có thể lập gia đình được không. Vậy là tôi nghe theo lời người quen giới thiệu, tôi biết chồng mình.

Chồng tôi 48 tuổi, anh cũng chậm trễ chuyện lập gia đình như tôi. Anh từng yêu đương nhưng chẳng tới đâu, chán chường nên cứ ở một mình. Đến tuổi 48, anh gặp tôi, cả hai cùng muốn có một gia đình để nương tựa vào nhau.

Quả thật tôi không nghĩ sẽ lấy chồng lớn tuổi như vậy. Nhưng quen biết dần, tôi thấy mình và chồng khá hợp nhau nên nghĩ đến chuyện kết hôn. Bố mẹ tôi cũng chẳng để ý, chắc ông bà chỉ mong có người rước tôi.

Ảnh minh họa: Internet

Đến đêm tân hôn, tôi cũng có chút mong đợi. Dù sao cũng là đêm đầu tiên thành vợ chồng, cả hai từng có kinh nghiệm thì vẫn có chút vừa xa lạ vừa gần gũi.

Trước đó, tôi từng nghe bạn kể đàn ông U50 thì chắc không nồng nhiệt như đàn ông cỡ tuổi tôi. Tôi nghe thế cũng có chút băn khoăn. Nhưng nghĩ lại tôi chỉ cần chồng thương mình thật lòng, đủ sức sinh con cái là mừng rồi.

Đêm tân hôn của chồng chắc sẽ vẫn suôn sẻ và trơn tru nếu không phải giữa chừng bỗng vang lên một tiếng động thật lớn, khiến bố mẹ chồng phải chạy sang đập cửa phòng chúng tôi. Khi ông bà nhìn thấy cảnh tượng bên trong thì hoảng hồn không nói nên lời. Chiếc giường ngủ bị sập rớt từng mảnh giữa phòng, trông rất thảm thương. Tôi cúi gằm mặt không dám nhìn bố mẹ chồng.

Sau đó, tôi gặng hỏi chồng một hồi mới biết anh mua lại chiếc giường cũ này của người khác, vì ngại tốn tiền mua giường mới. Tôi nghe mà giận lắm, chồng keo kiệt đến mức không mua được cái giường tân hôn cho vợ hay sao?

Chồng tôi sau đó cũng chẳng nói một lời xin lỗi, ậm ừ dắt tôi đi mua giường mới. Ôi tôi mất mặt quá, lại tức cái tính keo kiệt quá đáng này của chồng!
https://phunusuckhoe.giadinhonline.vn/phu-nu-va-gia-dinh/can-rang-lay-chong-u60-do-bo-me-giuc-cuoi-nao-ngo-em-tan-hon-bien-thanh-ac-mong-bo-me-chong-hoi-ha-sang-ap-cua-700038.html

Tại sao bò lại rơi nước mắt khi bị giết thịt? Chúng có cảm xúc như con người?

0

Khi người ta chuẩn bị giết mổ gia súc, nhiều con vật sẽ rơi nước mắt, điều này liệu có nghĩa là động vật cũng có xảm xúc giống con người. Phải chăng nó biết nó sắp chết nên khóc cầu xin con người tha cho mình?

Trong lịch sử phương Tây, gia súc còn được coi là biểu tượng của sức mạnh, sự giàu có và mang nhiều ý nghĩa đẹp đẽ. Một số người thậm chí còn ghi cụ thể về bò trong Kinh thánh. Những lời khen ngợi dành cho nó từ khắp nơi trên thế giới chưa bao giờ dừng lại.

conbo_11zon

Ở Trung Quốc thời phong kiến, con bò tượng trưng cho âm phủ nên khi người ta nhìn thấy con bò khóc tức là sắp có chuyện chẳng lành xảy ra. Có người cho rằng đó là do con bò đã làm vấy bẩn mắt nó bằng những thứ không nên nhìn thấy nên nó đã rơi nước mắt. Khi người ta giết bò, bò, nước mắt rơi. Người xưa sợ ma và thần, sợ gia súc tàn sát thành phố và làm việc chăm chỉ sẽ xuống địa ngục và chịu quả báo. Vì vậy, mỗi lần gặp phải tình trạng này, đàn gia súc đều được thả ra.

21d4b68f5e0949e7947c3a524fcd3b7f_11zon

Tuy nhiên, khoa học hiện đại đã giải mã tất cả. Sở dĩ con bò rơi nước mắt không phải vì nó nhìn thấy thứ gì ô uế hay vì nó đã thiết lập mối quan hệ sâu sắc với con người, mà vì nó có liên quan gì đó đến cấu trúc cơ thể của chính nó.

65a1b4d06dd4478dad6877fed63e46ed_11zon

Nước mắt của bò có liên quan đến virus bên trong kích thích tuyến nước mắt của bò. Được biết, động vật mang nhiều loại virus và gia súc cũng không ngoại lệ. Ở gia súc có nhiều loại virus như virus parainfluenza týp 3, viêm kết mạc, viêm mũi họng, các bệnh về đường hô hấp, sốt rét ác tính ở trâu, v.v.. Những loại virus này sẽ gây khó chịu cho gia súc và khiến chúng khóc.

Thông thường, người dân ở nông thôn giết mổ bò vì bò bị bệnh và không thể làm việc đồng áng được nữa. Vì vậy, khi giết thịt, virus trong cơ thể bò bệnh sẽ kích thích tuyến lệ khiến bò chảy nước mắt. Vì vậy, nói chung, bò rơi nước mắt vì bị kích thích. Đây là biểu hiện của sự tự giải cứu. Đây không phải là một sự việc kỳ quái, cũng không phải vì bò có mối liên hệ tình cảm với bản chất con người và biết rằng mình sắp bị giết thịt.

Nguồn : https://sohuutritue.net.vn/tai-sao-bo-lai-roi-nuoc-mat-khi-bi-giet-thit-chung-co-cam-xuc-nhu-con-nguoi-d240690.html

Vụ cô giáo xin ủng hộ tiền mua máy tính: Phụ huynh run sợ sau tin nhắn sốc

0

Ba ngày sau khi sự việc cô giáo Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM xin ủng hộ tiền mua máy tính được báo chí phản ánh, người cha bị hỏi “Phụ huynh của bé nào?” vẫn cảm thấy bất an, lo lắng.

Anh Hoàng Nam (* tên phụ huynh đã được thay đổi) là 1 trong 3 người ấn nút bình chọn không đồng ý hỗ trợ tiền mua máy tính (laptop) theo đề xuất của cô giáo T.P.H. – giáo viên chủ nhiệm lớp 4/3, Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM.

Phụ huynh này cho biết bản thân ấn nút “không đồng ý” vì cho rằng việc phụ huynh hỗ trợ giáo viên mua máy tính cá nhân là không chính đáng.

“Về hỗ trợ, bản thân tôi cũng muốn đóng góp nhưng phải là cho tập thể nhưng việc mua laptop này, cô nhấn mạnh sẽ là của cô. Như vậy, cô xin riêng cho cô chứ không phải cho tập thể. Cho nên, tôi không đồng ý”, anh Nam bày tỏ.

Là một phụ huynh, anh cũng lo sợ con bị phân biệt, đối xử nếu cha mẹ nói khác ý cô giáo. Đặc biệt, khi cô giáo hỏi người ấn nút “không đồng ý” là phụ huynh của bé nào.

“Tâm lý sợ con bị “đì”, nói thật, tôi cũng có. Vì con mới học lớp 4 chưa thể nhận thức được như người lớn. Vì thế, khi tôi vừa ấn nút “không đồng ý”, cô giáo đã hỏi là phụ huynh của bé nào. Lúc đó, tôi chỉ im lặng”, anh Nam giãi bày.

Một phụ huynh không đồng ý ủng hộ tiền cho cô giáo mua máy tính liền bị hỏi là cha mẹ của học sinh nào (Ảnh chụp màn hình).

Người cha nói thêm, cảm giác lúc đó vừa bực bội, vừa sợ. Bực bội vì cách hỏi không chuẩn mực trong trường hợp lúc đó rất nhạy cảm bởi được đưa ra ngay sau khi phụ huynh ấn nút không đồng ý. Còn sợ thì cha mẹ sợ ảnh hưởng đến con.

Anh Hoàng Nam cho hay phụ huynh chỉ mong nhà trường sớm đổi cô giáo khác vì con học cô giáo này thì phụ huynh không còn an tâm nữa.

“Cô có những lời lẽ, hành động không còn tin tưởng được nữa. Từ hôm phản ánh tới nay, tôi cảm thấy bất an, cũng sợ con sẽ bị để ý. Mong nhà trường sắp xếp một cô giáo có tâm, có tầm, không để ý việc phụ huynh phản ánh chuyện không tốt của trường. Ngày mai, tạm thời tôi vẫn cho con ở nhà đợi phương án chính thức từ phía nhà trường”, người cha bày tỏ.

Cùng tâm trạng, anh Nguyễn (*) cũng áp lực khi thấy cô hỏi phụ huynh không đồng ý là cha mẹ của bé nào.

Anh Nguyễn kể, khi anh bấm không đồng ý xong, cũng đã ân hận vì sợ con mình bị “đì”. Chưa kịp bấm bình chọn lại, cô giáo H. đã hỏi luôn trong phụ huynh không đồng ý là phụ huynh của bé nào.

Anh sốc hơn khi ngày hôm sau, nghe con kể lại, trước mặt cả lớp, cô hỏi các con, tên phụ huynh đã ấn không đồng ý là cha mẹ của bé nào.

“Con tôi đứng lên thưa là ba của con. Sau đó con về kể, bị cô mắng chửi thậm tệ đến mức con run rẩy sợ hãi. Con về xin tôi, nói ba đóng cho cô đi nếu không con không dám đi học”, anh Nguyễn thuật lại.

Trong khi đó, một phụ huynh khác đã ấn thay đổi ý kiến từ không đồng ý thành đồng ý sau câu hỏi trên của cô giáo.

Nhiều phụ huynh của lớp 4/3 cũng trong cảm giác lo sợ mất lòng cô giáo nên có những việc dù không đồng thuận vẫn phải cố gắng.

Điển hình là ngày 9/9, khi chỉ mới bắt đầu năm học được ít ngày, cô giáo H. đã thông báo mở lớp dạy thêm ngay trong nhóm lớp để phụ huynh đăng ký.

“Khi giáo viên chủ nhiệm đã thông báo dạy thêm, làm sao phụ huynh nào không dám đăng ký”, chị Hoa (*) – một phụ huynh khác chia sẻ.

Thông báo mở lớp học thêm của cô giáo T.P.H. đăng trong nhóm lớp (Ảnh chụp màn hình).

Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, tối ngày 29/9, nhiều phụ huynh lớp 4/3, Trường Tiểu học Chương Dương cho biết đã thông qua bảo mẫu gửi thông báo xin nghỉ học cho con vào ngày 30/9.

Lý do bởi họ chưa nhận được thông tin chính thức nào từ phía nhà trường về việc tạm dừng đứng lớp của cô giáo T.P.H. và phương án bố trí lớp học cho học sinh vào tuần học tiếp theo.

Ông Lê Công Minh – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Chương Dương – cho biết ngày 30/9, nhà trường vẫn tổ chức đón học sinh lớp 4/3 đi học bình thường.

Đồng thời, nhà trường đã bố trí giáo viên mới dạy lớp 4/3 theo tinh thần chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân quận 1, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận 1.

Ông cho hay, nhà trường đang tập trung giải quyết vụ việc và mong phụ huynh an tâm cho học sinh đến trường.

(*) Tên các phụ huynh đã được thay đổi

Nguồn : https://dantri.com.vn/giao-duc/vu-co-giao-xin-ung-ho-tien-mua-may-tinh-phu-huynh-run-so-sau-tin-nhan-soc-20240929235302300.htm

Vụ cô giáo xin ủng hộ tiền mua máy tính: Phụ huynh run sợ sau tin nhắn của cô hỏi là phụ huynh của cháu nào

0

Ba ngày sau khi sự việc cô giáo Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM xin ủng hộ tiền mua máy tính được báo chí phản ánh, người cha bị hỏi “Phụ huynh của bé nào?” vẫn cảm thấy bất an, lo lắng.

Anh Hoàng Nam (* tên phụ huynh đã được thay đổi) là 1 trong 3 người ấn nút bình chọn không đồng ý hỗ trợ tiền mua máy tính (laptop) theo đề xuất của cô giáo T.P.H. – giáo viên chủ nhiệm lớp 4/3, Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM.

Phụ huynh này cho biết bản thân ấn nút “không đồng ý” vì cho rằng việc phụ huynh hỗ trợ giáo viên mua máy tính cá nhân là không chính đáng.

“Về hỗ trợ, bản thân tôi cũng muốn đóng góp nhưng phải là cho tập thể nhưng việc mua laptop này, cô nhấn mạnh sẽ là của cô. Như vậy, cô xin riêng cho cô chứ không phải cho tập thể. Cho nên, tôi không đồng ý”, anh Nam bày tỏ.

Là một phụ huynh, anh cũng lo sợ con bị phân biệt, đối xử nếu cha mẹ nói khác ý cô giáo. Đặc biệt, khi cô giáo hỏi người ấn nút “không đồng ý” là phụ huynh của bé nào.

“Tâm lý sợ con bị “đì”, nói thật, tôi cũng có. Vì con mới học lớp 4 chưa thể nhận thức được như người lớn. Vì thế, khi tôi vừa ấn nút “không đồng ý”, cô giáo đã hỏi là phụ huynh của bé nào. Lúc đó, tôi chỉ im lặng”, anh Nam giãi bày.

Vụ cô giáo xin ủng hộ tiền mua máy tính: Phụ huynh run sợ sau tin nhắn sốc - 1
Một phụ huynh không đồng ý ủng hộ tiền cho cô giáo mua máy tính liền bị hỏi là cha mẹ của học sinh nào (Ảnh chụp màn hình).

Người cha nói thêm, cảm giác lúc đó vừa bực bội, vừa sợ. Bực bội vì cách hỏi không chuẩn mực trong trường hợp lúc đó rất nhạy cảm bởi được đưa ra ngay sau khi phụ huynh ấn nút không đồng ý. Còn sợ thì cha mẹ sợ ảnh hưởng đến con.

Anh Hoàng Nam cho hay phụ huynh chỉ mong nhà trường sớm đổi cô giáo khác vì con học cô giáo này thì phụ huynh không còn an tâm nữa.

“Cô có những lời lẽ, hành động không còn tin tưởng được nữa. Từ hôm phản ánh tới nay, tôi cảm thấy bất an, cũng sợ con sẽ bị để ý. Mong nhà trường sắp xếp một cô giáo có tâm, có tầm, không để ý việc phụ huynh phản ánh chuyện không tốt của trường. Ngày mai, tạm thời tôi vẫn cho con ở nhà đợi phương án chính thức từ phía nhà trường”, người cha bày tỏ.

Cùng tâm trạng, anh Nguyễn (*) cũng áp lực khi thấy cô hỏi phụ huynh không đồng ý là cha mẹ của bé nào.

Anh Nguyễn kể, khi anh bấm không đồng ý xong, cũng đã ân hận vì sợ con mình bị “đì”. Chưa kịp bấm bình chọn lại, cô giáo H. đã hỏi luôn trong phụ huynh không đồng ý là phụ huynh của bé nào.

Anh sốc hơn khi ngày hôm sau, nghe con kể lại, trước mặt cả lớp, cô hỏi các con, tên phụ huynh đã ấn không đồng ý là cha mẹ của bé nào.

“Con tôi đứng lên thưa là ba của con. Sau đó con về kể, bị cô mắng chửi thậm tệ đến mức con run rẩy sợ hãi. Con về xin tôi, nói ba đóng cho cô đi nếu không con không dám đi học”, anh Nguyễn thuật lại.

Trong khi đó, một phụ huynh khác đã ấn thay đổi ý kiến từ không đồng ý thành đồng ý sau câu hỏi trên của cô giáo.

Nhiều phụ huynh của lớp 4/3 cũng trong cảm giác lo sợ mất lòng cô giáo nên có những việc dù không đồng thuận vẫn phải cố gắng.

Điển hình là ngày 9/9, khi chỉ mới bắt đầu năm học được ít ngày, cô giáo H. đã thông báo mở lớp dạy thêm ngay trong nhóm lớp để phụ huynh đăng ký.

“Khi giáo viên chủ nhiệm đã thông báo dạy thêm, làm sao phụ huynh nào không dám đăng ký”, chị Hoa (*) – một phụ huynh khác chia sẻ.

Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, tối ngày 29/9, nhiều phụ huynh lớp 4/3, Trường Tiểu học Chương Dương cho biết đã thông qua bảo mẫu gửi thông báo xin nghỉ học cho con vào ngày 30/9.

Lý do bởi họ chưa nhận được thông tin chính thức nào từ phía nhà trường về việc tạm dừng đứng lớp của cô giáo T.P.H. và phương án bố trí lớp học cho học sinh vào tuần học tiếp theo.

Ông Lê Công Minh – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Chương Dương – cho biết ngày 30/9, nhà trường vẫn tổ chức đón học sinh lớp 4/3 đi học bình thường.

Đồng thời, nhà trường đã bố trí giáo viên mới dạy lớp 4/3 theo tinh thần chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân quận 1, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận 1.

Ông cho hay, nhà trường đang tập trung giải quyết vụ việc và mong phụ huynh an tâm cho học sinh đến trường.

(*) Tên các phụ huynh đã được thay đổi

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Cô mở Youtube, học sinh ngồi dưới làm bài, còn cô thì ngồi trên ăn mỳ tôm

0

Cô giáo Trương Phương Hạnh, Trường Tiểu học Chương Dương cho hay, vì nhà xa trường, khi nào cũng “thủ” mấy gói mì, hôm nào không kịp ăn sáng thì vào trường nấu ăn. Học sinh thấy vậy cũng nói “cô ơi con đói quá”, nên cô đã nấu mì cho ăn.

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM – người bị phụ huynh tố xin tiền mua laptop còn bị tố bán đồ ăn trong lớp cho học sinh.

Hơn 20 phụ huynh lớp 4/3, đứng chung đơn phản ánh lên hiệu trưởng trường này rằng qua lời kể vô tư của con, cô Hạnh bán đồ ăn uống như xúc xích, mì gói, nước ngọt trong lớp. Học sinh vừa học bài vừa ăn; hay có lúc cô mở Youtube, học sinh ngồi dưới làm bài, còn cô thì ngồi trên ăn.

Trương Phương Hạnh
Cô Trương Phương Hạnh. Ảnh: Lê Huyền

Trả lời P.V VietNamNet về vấn đề này cô Hạnh cho hay, nhà cô ở xa trường nên có những lúc đến trường chưa ăn sáng. Vì vậy cô luôn “thủ” sẵn mấy gói mì để hôm nào không kịp ăn sáng thì vào trường nấu ăn.

“Học sinh thấy vậy cũng lên nói “cô ơi con đói quá, cô nấu cho con gói mì”. Học sinh kêu đói nên tôi cũng nấu mì cho ăn. Các con có tiền thì trả cho tôi còn không thì thôi”- cô Hạnh kể.

Hiện cô Trương Phương Hạnh, giáo viên chủ nhiệm lớp 4/3, khối trưởng khối 4 đang bị tạm đình chỉ công tác 15 ngày. Lý do để xác minh, làm rõ đơn phản ánh, ổn định tình hình phụ huynh và học sinh trong thời gian xem xét hướng xử lý kỷ luật. Những ngày qua, việc cô Hạnh xin phụ huynh tiền mua laptop gây xôn xao dư luận.

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

“Tôi xin laptop vì nghĩ rằng đấy là… xã hội hoá giáo dục”

Sáng 30/9, cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM đã có chia sẻ với P.V VietNamNet về việc xin phụ huynh tiền mua laptop.

Mở đầu, cô Hạnh nói, hiện nay có những thông tin được đăng tải trên báo chí chưa đúng sự thật, việc này làm cuộc sống của cô đảo lộn.

“Đặc biệt là thông tin nói rằng tôi xin laptop không được nên không soạn đề cương ôn tập cho học sinh. Thậm chí, tài khoản ngân hàng của tôi cũng bị lộ, được đưa lên mạng, một số người chuyển vài ngàn đồng cho tôi cùng những lời lẽ xúc phạm, chửi bới” – cô Hạnh nói.

Về sự việc vừa qua, cô Hạnh cho biết, cô là chủ nhiệm lớp 4/3, có 38 học sinh. “Trong buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi nói rõ không thu quỹ lớp vì việc này rất rắc rối và sai quy định. Cũng tại cuộc họp, tôi kể rằng, năm trước bị mất máy tính ở trên trường, việc này đã báo với nhà trường nhưng ban giám hiệu không có động thái gì. Lớp 4/3 đã có tivi từ năm trước nên tôi mới xin phụ huynh, các mạnh thường quân hỗ trợ mua laptop để giảng dạy vì nghĩ rằng đây là xã hội hoá giáo dục”- cô Hạnh kể.

IMG_0260757B80B5 1.jpgCô Trương Phương Hạnh. Ảnh: Lê Huyền

Cũng theo cô Hạnh, sau đó bà Ngân – hội trưởng phụ huynh nói rằng phải thu quỹ lớp, nên các phụ huynh trong lớp bàn nhau thu 200.000 đồng hay 300.000 đồng. Cuối cùng các phụ huynh thu 500.000 đồng/người. Hội trưởng phụ huynh thu tiền và nói sẽ trích ra cho cô từ 5-6 triệu đồng để mua laptop.

“Phụ huynh nói giao cô chủ nhiệm giữ tiền quỹ, sau đó bàn giao cho tôi 14,5 triệu đồng. Tôi có nhắn trên nhóm lớp rằng đã thu được 29 phụ huynh với số tiền 14,5 triệu, trích đóng quỹ khuyến học 500.000 đồng, ủng hộ bảo mẫu 300.000 đồng”.

Về việc mua laptop, cô Hạnh cho biết, cô có đi xem thì có 2 loại, giá 5,5 triệu và 11 triệu, nên xin phụ huynh 6 triệu, số tiền còn lại cô sẽ tự bỏ ra.

Về lý do nói “laptop này là của cô”, cô Hạnh cho rằng, các năm trước có xin mua vật dụng như máy in, micro… kết thúc năm đều để lại trên lớp, sau đó có phụ huynh đòi lại. Nhưng laptop thì khác, do có lưu nhiều dữ liệu cá nhân nên cô nghĩ rằng laptop là của mình.

Sau đó cô Hạnh chủ động gặp hiệu trưởng, thầy có khuyên cô rằng đừng nhận tiền mua laptop vì “không đáng bao nhiêu, gây ra tai tiếng”.

“Tôi nói với thầy hiệu trưởng rằng, xã hội hoá giáo dục, phụ huynh hỗ trợ thì mình nhận. Nhưng trước ý kiến của thầy, tôi sẽ không nhận hỗ trợ này. Vì vậy, trên nhóm phụ huynh của lớp, tôi mở bình chọn về việc đồng ý, không đồng ý. May mắn có 3 phụ huynh không đồng ý, đây là cớ để tôi không nhận số tiền này. Sau đó tôi có nhắn trên nhóm của lớp là không nhận laptop”- cô Hạnh nói.

“Tôi sẽ tìm lại danh dự cho mình”

Nhìn nhận lại sự việc, cô Hạnh cho rằng: “Tôi bị phụ huynh phản ánh đổi chủ nhiệm là do tôi không nhận tiền, nên phụ huynh mới nghĩ rằng tôi dỗi”.

Theo cô Hạnh, xin phụ huynh hỗ trợ mua laptop là không đúng quy định. Bản thân cô đã nhận thức được việc này bằng cách không nhận sự hỗ trợ.

Về nội dung tại sao lại truy hỏi “phụ huynh này là của học sinh nào”, cô Hạnh cho rằng, lớp có 38 học sinh, trong khi nhóm phụ huynh trên Zalo có 47 người, vì vậy cô mới hỏi là phụ huynh của học sinh nào.

“Tôi xin nhắc lại rằng, xin laptop vì nghĩ rằng đấy là xã hội hoá, chứ không khó khăn về kinh tế. Những năm trước, tôi cũng đã nhiều lần ủng hộ học sinh, thậm chí tặng các em điện thoại để học online” – lời cô Hạnh.

Nữ giáo viên mong mọi việc sớm được làm rõ để giải toả khúc mắc, vì việc này ảnh hưởng tới sức khoẻ, tinh thần của mình. Mặt khác đây là danh dự, do vậy cô sẽ đi đến cùng để lấy lại danh dự cho bản thân.

Sáng 30/9, Trường Tiểu học Chương Dương có quyết định tạm đình chỉ công tác đối với viên chức. Theo đó, cô Trương Phương Hạnh, giáo viên chủ nhiệm lớp 4/3, kiêm khối trưởng khối 4 bị tạm đình chỉ 15 ngày. Lý do để xác minh, làm rõ đơn phản ánh, ổn định tình hình phụ huynh và học sinh trong thời gian xem xét hướng xử lý kỷ luật.

Về việc bị đình chỉ, cô Hạnh nói: “Tôi đã công tác 30 năm trong ngành, nên có thể nghỉ hưu luôn cũng được nhưng việc đình chỉ rất áp lực, vì vậy phải vững vàng để vượt qua”.

Cô giáo xin tiền mua laptop, bị tố nấu cả mì tôm, xúc xích bán cho học sinh

Cô giáo xin tiền mua laptop, bị tố nấu cả mì tôm, xúc xích bán cho học sinh

Cô giáo Trương Phương Hạnh, Trường Tiểu học Chương Dương cho hay, vì nhà xa trường, khi nào cũng “thủ” mấy gói mì, hôm nào không kịp ăn sáng thì vào trường nấu ăn. Học sinh thấy vậy cũng nói “cô ơi con đói quá”, nên cô đã nấu mì cho ăn.

Trần tình của cô giáo ‘dỗi’ phụ huynh vì không được đồng ý mua laptop

Trần tình của cô giáo ‘dỗi’ phụ huynh vì không được đồng ý mua laptop

Một cô giáo ở Trường Tiểu học Chương Dương bị hàng chục phụ huynh làm đơn xin đổi chủ nhiệm. Lý do là cô đề nghị phụ huynh ủng hộ mua laptop, nhưng khi có ý kiến không đồng ý thì không soạn đề cương ôn tập cho học sinh.

Không bố trí đứng lớp cho cô giáo ở TPHCM 'dỗi' phụ huynh

Không bố trí đứng lớp cho cô giáo ở TPHCM ‘dỗi’ phụ huynh

Phòng GD-ĐT quận 1, TPHCM yêu cầu Trường Tiểu học Chương Dương tạm thời không bố trí đứng lớp đối với cô giáo T.P.H. – người “dỗi” không soạn đề cương ôn tập cho học sinh vì không được phụ huynh đồng ý mua laptop.

 

Cả Hà Giang ngày hôm qua mong tin tức của người đàn ông đứng livestream hiện trường vụ s/ạ/t l/ở: Hôm nay đã nhận tin đau xót, 28 tuổi ra đi vĩnh viễn chỉ vì sống ảo

0

12h30’ trưa ngày 30/9, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể người đàn ông mất tích khi đang livestream vụ sạt lở trên QL2 Hà Giang.

Tin từ Công an tỉnh Hà Giang cho biết, 12h30’ trưa ngày 30/9, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể anh T.Đ.Đ, 1 trong các nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở đất thuộc địa phận thôn Nậm Buông, xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

Ngày hôm qua, tại thời điểm xảy ra sạt lở, khi anh Đ. đang dùng máy điện thoại livestream thì không may bị đất vùi lấp, mất tích, báo Giao thông cho biết.

Tìm thấy thi thể người đàn ông mất tích khi đang livestream vụ sạt lở trên QL2 Hà Giang

Tính đến trưa nay 30/9, dưới trời mưa to, công tác tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở đất thuộc địa phận thôn Nậm Buông vẫn đang được thực hiện rất khẩn trương.

Do khu vực sạt lở có mưa lớn và kéo dài nên công tác tìm kiếm gặp khó khăn về điều kiện thời tiết, địa chất, di chuyển phương tiện cứu hộ. Hiện nay, diện tích đồi ở gần khu vực sạt lở trên tuyến Quốc lộ 2 đang xuất hiện vết nứt, nguy cơ sạt lở có thể tiếp diễn.

Theo thống kê ban đầu, vụ sạt lở với hơn hàng chục nghìn m3 đất đá, chiều cao khoảng trên 200 m, dài khoảng 300 m xảy ra sáng 29/9 khiến giao thông trên Quốc lộ 2 bị tê liệt hoàn toàn.

Vụ sạt lở còn khiến 8 ngôi nhà bị sập hoàn toàn và 11 ngôi nhà bị ảnh hưởng; 6 phương tiện đang lưu thông bị hàng nghìn khối đất đá sạt đẩy xuống ta luy âm.

Vào thời điểm vụ sạt lở, camera hành trình của 1 phương tiện đã ghi lại được khoảnh khắc quả đồi bỗng nhiên sạt lở khi các phương tiện đang di chuyển trên quốc lộ 2. Trong đó, có 1 xe khách, nhiều ô tô con và xe máy bị đất đẩy đi xa hàng mét.

Đến thời điểm hiện tại, lực lượng chức năng đã tìm kiếm được 2 thi thể nạn nhân trong vụ sạt lở. Hiện vẫn còn 2 người nghi mất tích tại khu vực trên. Các lực lượng chức năng đã cứu được 8 người bị thương.

Dưới đây là những hình ảnh từ hiện trường cứu hộ do Công an tỉnh Hà Giang cung cấp:

Vụ sạt lở trên quốc lộ ở Hà Giang: Tìm thấy thi thể người đàn ông mất tích khi đang livestream- Ảnh 1.

Vụ sạt lở trên quốc lộ ở Hà Giang: Tìm thấy thi thể người đàn ông mất tích khi đang livestream- Ảnh 2.

Vụ sạt lở trên quốc lộ ở Hà Giang: Tìm thấy thi thể người đàn ông mất tích khi đang livestream- Ảnh 3.

Vụ sạt lở trên quốc lộ ở Hà Giang: Tìm thấy thi thể người đàn ông mất tích khi đang livestream- Ảnh 4.

Vụ sạt lở trên quốc lộ ở Hà Giang: Tìm thấy thi thể người đàn ông mất tích khi đang livestream- Ảnh 5.

Vụ sạt lở trên quốc lộ ở Hà Giang: Tìm thấy thi thể người đàn ông mất tích khi đang livestream- Ảnh 6.

Vụ sạt lở trên quốc lộ ở Hà Giang: Tìm thấy thi thể người đàn ông mất tích khi đang livestream- Ảnh 7.

Vụ sạt lở trên quốc lộ ở Hà Giang: Tìm thấy thi thể người đàn ông mất tích khi đang livestream- Ảnh 8.

Cô giáo xin tiền mua laptop, bị tố nấu cả mì tôm, xúc xích bán cho học sinh ngay ở lớp

0

Cô giáo Trương Phương Hạnh, Trường Tiểu học Chương Dương cho hay, vì nhà xa trường, khi nào cũng “thủ” mấy gói mì, hôm nào không kịp ăn sáng thì vào trường nấu ăn. Học sinh thấy vậy cũng nói “cô ơi con đói quá”, nên cô đã nấu mì cho ăn.

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM – người bị phụ huynh tố xin tiền mua laptop còn bị tố bán đồ ăn trong lớp cho học sinh.

Hơn 20 phụ huynh lớp 4/3, đứng chung đơn phản ánh lên hiệu trưởng trường này rằng qua lời kể vô tư của con, cô Hạnh bán đồ ăn uống như xúc xích, mì gói, nước ngọt trong lớp. Học sinh vừa học bài vừa ăn; hay có lúc cô mở Youtube, học sinh ngồi dưới làm bài, còn cô thì ngồi trên ăn.

Trương Phương Hạnh
Cô Trương Phương Hạnh. Ảnh: Lê Huyền

Trả lời P.V VietNamNet về vấn đề này cô Hạnh cho hay, nhà cô ở xa trường nên có những lúc đến trường chưa ăn sáng. Vì vậy cô luôn “thủ” sẵn mấy gói mì để hôm nào không kịp ăn sáng thì vào trường nấu ăn.

“Học sinh thấy vậy cũng lên nói “cô ơi con đói quá, cô nấu cho con gói mì”. Học sinh kêu đói nên tôi cũng nấu mì cho ăn. Các con có tiền thì trả cho tôi còn không thì thôi”- cô Hạnh kể.

Hiện cô Trương Phương Hạnh, giáo viên chủ nhiệm lớp 4/3, khối trưởng khối 4 đang bị tạm đình chỉ công tác 15 ngày. Lý do để xác minh, làm rõ đơn phản ánh, ổn định tình hình phụ huynh và học sinh trong thời gian xem xét hướng xử lý kỷ luật. Những ngày qua, việc cô Hạnh xin phụ huynh tiền mua laptop gây xôn xao dư luận.

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

“Tôi xin laptop vì nghĩ rằng đấy là… xã hội hoá giáo dục”

Sáng 30/9, cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM đã có chia sẻ với P.V VietNamNet về việc xin phụ huynh tiền mua laptop.

Mở đầu, cô Hạnh nói, hiện nay có những thông tin được đăng tải trên báo chí chưa đúng sự thật, việc này làm cuộc sống của cô đảo lộn.

“Đặc biệt là thông tin nói rằng tôi xin laptop không được nên không soạn đề cương ôn tập cho học sinh. Thậm chí, tài khoản ngân hàng của tôi cũng bị lộ, được đưa lên mạng, một số người chuyển vài ngàn đồng cho tôi cùng những lời lẽ xúc phạm, chửi bới” – cô Hạnh nói.

Về sự việc vừa qua, cô Hạnh cho biết, cô là chủ nhiệm lớp 4/3, có 38 học sinh. “Trong buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi nói rõ không thu quỹ lớp vì việc này rất rắc rối và sai quy định. Cũng tại cuộc họp, tôi kể rằng, năm trước bị mất máy tính ở trên trường, việc này đã báo với nhà trường nhưng ban giám hiệu không có động thái gì. Lớp 4/3 đã có tivi từ năm trước nên tôi mới xin phụ huynh, các mạnh thường quân hỗ trợ mua laptop để giảng dạy vì nghĩ rằng đây là xã hội hoá giáo dục”- cô Hạnh kể.

IMG_0260757B80B5 1.jpgCô Trương Phương Hạnh. Ảnh: Lê Huyền

Cũng theo cô Hạnh, sau đó bà Ngân – hội trưởng phụ huynh nói rằng phải thu quỹ lớp, nên các phụ huynh trong lớp bàn nhau thu 200.000 đồng hay 300.000 đồng. Cuối cùng các phụ huynh thu 500.000 đồng/người. Hội trưởng phụ huynh thu tiền và nói sẽ trích ra cho cô từ 5-6 triệu đồng để mua laptop.

“Phụ huynh nói giao cô chủ nhiệm giữ tiền quỹ, sau đó bàn giao cho tôi 14,5 triệu đồng. Tôi có nhắn trên nhóm lớp rằng đã thu được 29 phụ huynh với số tiền 14,5 triệu, trích đóng quỹ khuyến học 500.000 đồng, ủng hộ bảo mẫu 300.000 đồng”.

Về việc mua laptop, cô Hạnh cho biết, cô có đi xem thì có 2 loại, giá 5,5 triệu và 11 triệu, nên xin phụ huynh 6 triệu, số tiền còn lại cô sẽ tự bỏ ra.

Về lý do nói “laptop này là của cô”, cô Hạnh cho rằng, các năm trước có xin mua vật dụng như máy in, micro… kết thúc năm đều để lại trên lớp, sau đó có phụ huynh đòi lại. Nhưng laptop thì khác, do có lưu nhiều dữ liệu cá nhân nên cô nghĩ rằng laptop là của mình.

Sau đó cô Hạnh chủ động gặp hiệu trưởng, thầy có khuyên cô rằng đừng nhận tiền mua laptop vì “không đáng bao nhiêu, gây ra tai tiếng”.

“Tôi nói với thầy hiệu trưởng rằng, xã hội hoá giáo dục, phụ huynh hỗ trợ thì mình nhận. Nhưng trước ý kiến của thầy, tôi sẽ không nhận hỗ trợ này. Vì vậy, trên nhóm phụ huynh của lớp, tôi mở bình chọn về việc đồng ý, không đồng ý. May mắn có 3 phụ huynh không đồng ý, đây là cớ để tôi không nhận số tiền này. Sau đó tôi có nhắn trên nhóm của lớp là không nhận laptop”- cô Hạnh nói.

“Tôi sẽ tìm lại danh dự cho mình”

Nhìn nhận lại sự việc, cô Hạnh cho rằng: “Tôi bị phụ huynh phản ánh đổi chủ nhiệm là do tôi không nhận tiền, nên phụ huynh mới nghĩ rằng tôi dỗi”.

Theo cô Hạnh, xin phụ huynh hỗ trợ mua laptop là không đúng quy định. Bản thân cô đã nhận thức được việc này bằng cách không nhận sự hỗ trợ.

Về nội dung tại sao lại truy hỏi “phụ huynh này là của học sinh nào”, cô Hạnh cho rằng, lớp có 38 học sinh, trong khi nhóm phụ huynh trên Zalo có 47 người, vì vậy cô mới hỏi là phụ huynh của học sinh nào.

“Tôi xin nhắc lại rằng, xin laptop vì nghĩ rằng đấy là xã hội hoá, chứ không khó khăn về kinh tế. Những năm trước, tôi cũng đã nhiều lần ủng hộ học sinh, thậm chí tặng các em điện thoại để học online” – lời cô Hạnh.

Nữ giáo viên mong mọi việc sớm được làm rõ để giải toả khúc mắc, vì việc này ảnh hưởng tới sức khoẻ, tinh thần của mình. Mặt khác đây là danh dự, do vậy cô sẽ đi đến cùng để lấy lại danh dự cho bản thân.

Sáng 30/9, Trường Tiểu học Chương Dương có quyết định tạm đình chỉ công tác đối với viên chức. Theo đó, cô Trương Phương Hạnh, giáo viên chủ nhiệm lớp 4/3, kiêm khối trưởng khối 4 bị tạm đình chỉ 15 ngày. Lý do để xác minh, làm rõ đơn phản ánh, ổn định tình hình phụ huynh và học sinh trong thời gian xem xét hướng xử lý kỷ luật.

Về việc bị đình chỉ, cô Hạnh nói: “Tôi đã công tác 30 năm trong ngành, nên có thể nghỉ hưu luôn cũng được nhưng việc đình chỉ rất áp lực, vì vậy phải vững vàng để vượt qua”.

Cô giáo xin tiền mua laptop, bị tố nấu cả mì tôm, xúc xích bán cho học sinh

Cô giáo xin tiền mua laptop, bị tố nấu cả mì tôm, xúc xích bán cho học sinh

Cô giáo Trương Phương Hạnh, Trường Tiểu học Chương Dương cho hay, vì nhà xa trường, khi nào cũng “thủ” mấy gói mì, hôm nào không kịp ăn sáng thì vào trường nấu ăn. Học sinh thấy vậy cũng nói “cô ơi con đói quá”, nên cô đã nấu mì cho ăn.
Trần tình của cô giáo ‘dỗi’ phụ huynh vì không được đồng ý mua laptop

Trần tình của cô giáo ‘dỗi’ phụ huynh vì không được đồng ý mua laptop

Một cô giáo ở Trường Tiểu học Chương Dương bị hàng chục phụ huynh làm đơn xin đổi chủ nhiệm. Lý do là cô đề nghị phụ huynh ủng hộ mua laptop, nhưng khi có ý kiến không đồng ý thì không soạn đề cương ôn tập cho học sinh.
Không bố trí đứng lớp cho cô giáo ở TPHCM 'dỗi' phụ huynh

Không bố trí đứng lớp cho cô giáo ở TPHCM ‘dỗi’ phụ huynh

Phòng GD-ĐT quận 1, TPHCM yêu cầu Trường Tiểu học Chương Dương tạm thời không bố trí đứng lớp đối với cô giáo T.P.H. – người “dỗi” không soạn đề cương ôn tập cho học sinh vì không được phụ huynh đồng ý mua laptop.

 

Lại có thêm 1 cơn bão nữa trên biển đông

0

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (30/9), một cơn bão rất mạnh có tên quốc tế là Krathon đang hoạt động ở vùng biển phía bắc đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15, giật trên cấp 17.

Vị trí và hướng di chuyển của bão Krathon. (Nguồn: nchmf.gov.vn)

Vị trí và hướng di chuyển của bão Krathon. (Nguồn: nchmf.gov.vn)

Hồi 10 giờ, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,2 độ vĩ bắc; 121,7 độ kinh đông, trên vùng biển phía bắc đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15 (167-183km/giờ), giật trên cấp 17. Bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 10km/giờ.

Dự báo, trong 24 giờ tới, bão Krathon có khả năng đi vào vùng biển phía đông bắc khu vực bắc Biển Đông. Theo dự báo hiện tại, bão không có khả năng ảnh hưởng đến vùng ven biển và đất liền nước ta.

Đến 10 giờ ngày 1/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,8 độ vĩ bắc; 119,7 độ kinh đông, trên vùng biển phía Đông Bắc khu vực bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15, giật trên cấp 17. Bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 10km/giờ, có khả năng đi vào Biển Đông.

Đến 10 giờ ngày 3/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 24,4 độ vĩ bắc; 121,5 độ kinh đông, trên khu vực Đài Loan (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, giật cấp 12. Bão di chuyển theo hướng Bắc Đông Bắc với tốc độ khoảng 15km/giờ, cường độ suy yếu dần.

 

Từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Bắc Đông Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 5-10km, cường độ tiếp tục suy yếu thêm.

Do ảnh hưởng của bão Krathon, vùng biển phía Đông Bắc khu vực bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, từ gần sáng 1/10 mạnh lên cấp 8-9, sóng biển cao 2-4m, sau tăng lên cấp 10-12, vùng gần tâm bão cấp 13-15, giật trên cấp 17, sóng biển cao 7-9m; biển động dữ dội.

 

Cảnh báo, tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của dông, lốc, gió mạnh, sóng lớn.