Home Blog Page 363

TRỜI ƠI: LŨ QUÉT VÙI LẤP TOÀN BỘ BẢN LÀNG 128 NGƯỜI Ở LÀO CAI, MỚI CHỈ CỨU ĐƯỢC 10 NGƯỜI VÀ TÌM THẤY 16 TH/ITH/E

0

Trận lũ quét xảy ra ở huyện Bảo Yên, Lào Cai đã vùi lấp toàn bộ thôn Làng Nủ nơi có 35 hộ dân, 128 khẩu cư trú.
Lũ quét vùi lấp cả một bản làng 128 người ở Lào Cai, mới cứu được 10 người, tìm được 16 thi thể - Ảnh 1.
Toàn bộ 35 ngôi nhà thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh bị vùi lấp hoàn toàn – Ảnh: Báo Lào Cai
Trao đổi với  Tuổi Trẻ Online  lúc 19h45 tối 10-9, ông Trịnh Xuân Trường – chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai – cho biết sáng 10-9, xảy ra vụ lũ ống, lũ quét kinh hoàng tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên.

“Trận lũ quét đã vùi lấp toàn bộ thôn Làng Nủ nơi 35 hộ dân, 128 khẩu cư trú. Ngay sau khi xảy ra sự việc, tỉnh đã tổ chức lực lượng tìm kiếm cứu nạn.

Tính đến 18h hôm nay chúng tôi xác định sơ bộ có hơn 30 người sống sót và bị thương. Còn lại có thể là mất tích và tỉnh đang tiếp tục tổ chức tìm kiếm.

Đến 18h đã tìm thấy 15 thi thể. Hiện tỉnh đã huy động các lực lượng và đề xuất Quân khu 2 hỗ trợ giúp đỡ về lực lượng và thiết bị để tìm kiếm cứu nạn”, ông Trường nói.

Lũ quét vùi lấp cả một bản làng 128 người ở Lào Cai, mới cứu được 10 người, tìm được 16 thi thể - Ảnh 2.
Nhà cửa, tài sản của người dân bị lũ cuốn trôi – Ảnh: Báo Lào Cai

Ông Hoàng Quốc Bảo – bí thư Huyện ủy Bảo Yên – cũng vừa cho biết đã tìm thấy thi thể 16 nạn nhân trong vụ lũ quét tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh.

“Chúng tôi xác định hiện vẫn còn khoảng 70 người dân mất tích trong vụ lũ quét”, ông Bảo cho biết thêm.

Theo ông Bảo, chính quyền huyện Bảo Yên nhận được tin báo trận lũ quét kinh hoàng tại thôn Làng Nủ vào khoảng 10g15 sáng nay (10-9).

Do khu vực xảy ra trận lũ quét nằm cách xa trung tâm, giao thông bị chia cắt, hoàn toàn mất thông tin liên lạc nên việc cứu hộ cứu nạn gặp nhiều khó khăn.

Khoảng 14h các lực lượng đã tiếp cận được hiện trường, ứng cứu được 10 nạn nhân, tìm thấy thi thể 15 người.

Đến buổi tối lực lượng chức năng tìm thêm được thi thể một người dân bị vùi lấp.

Lũ quét vùi lấp cả một bản làng 128 người ở Lào Cai, mới cứu được 10 người, tìm được 16 thi thể - Ảnh 3.

Lực lượng cứu hộ khẩn trương tìm kiếm người mất tích – Ảnh: Báo Lào Cai

“Đây là trận lũ quét gây ra thương vong và thiệt hại lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn huyện. Các lực lượng chức năng của huyện đang tranh thủ thời gian, gấp rút huy động lực lượng tiếp cận khu vực sạt lở tiếp tục tìm kiếm người mất tích”, ông Bảo nói.

Theo thông tin ban đầu được báo Lào Cai đăng tải, người dân cho biết khu vực này chưa từng xảy ra thiên tai nên khi vụ sạt lở núi xảy ra, họ hoàn toàn bất ngờ.

Nhà chức trách đang tranh thủ thời gian, gấp rút huy động lực lượng tiếp cận khu vực sạt lở, tìm kiếm người mất tích.

Lũ quét vùi lấp cả một bản làng 128 người ở Lào Cai, mới cứu được 10 người, tìm được 16 thi thể - Ảnh 4.

Một phần nhà cửa, tài sản của người dân ngập trong lũ bùn – Ảnh: Báo Lào Cai
Tối 10-9, Cổng thông tin điện tử Lào Cai cho biết đến 18h cùng ngày, lực lực chức năng hôm nay xác định được trên 30 người bị thương và sống sót, tìm thấy thi thể 15 nạn nhân, còn lại rất nhiều người vẫn đang mất tích.

Huyện Bảo Yên đang tranh thủ thời gian, gấp rút huy động lực lượng tiếp cận khu vực sạt lở, tìm kiếm người mất tích.

Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai, khu vực xảy ra trận lũ quét nằm cách xa trung tâm, giao thông bị chia cắt, hoàn toàn mất thông tin liên lạc nên việc cứu hộ, cứu nạn gặp nhiều khó khăn.

Hiện Bí thư Huyện ủy Bảo Yên Hoàng Quốc Bảo đang có mặt tại hiện trường trực tiếp chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu nạn.

Giáo sư 76 tuổi đem sổ tiết kiệm 1 tỉ đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc, tâm sự: ‘Chỉ là hạt cát so với thiệt hại nặng nề mà đồng bào đang gánh chịu’

0

Giáo sư cho biết sổ tiết kiệm này ông để dành từ tiền hưu trí, tiền đi dạy và cả tiền viết sách suốt nhiều năm qua. Ông tâm sự hiện tại đang sống một mình nên không chi tiêu nhiều.

Theo thông tin từ báo  Tuổi Trẻ , sáng 10/9, GS.TS Lê Ngọc Thạch – giảng viên thỉnh giảng Trường đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM) – cầm cuốn sổ tiết kiệm 1 tỉ đồng đến tòa soạn báo  Tuổi Trẻ  gửi “chút yêu thương” cho đồng bào miền Bắc đang chịu thiệt hại bởi bão lũ.

Ông tâm sự với báo  Tuổi Trẻ :  “Tôi ngồi nhà xem tình hình mưa bão mấy ngày qua chịu không nổi. Thấy xót xa cho bà con ngoài đó quá. Ngay khi thấy báo Tuổi Trẻ phát động chương trình ủng hộ, tôi lập tức muốn hưởng ứng, không đắn đo gì hết”.
“Từ hồi xưa tới giờ tôi cũng theo dõi nhiều trận bão lớn nhưng chưa bao giờ thấy có trận nào gây tan hoang như cơn bão số 3” , ông Thạch nói với báo  Tuổi Trẻ.

Giáo sư 76 tuổi đem sổ tiết kiệm 1 tỉ đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc, tâm sự: 'Chỉ là hạt cát so với thiệt hại nặng nề mà đồng bào đang gánh chịu' - Ảnh 1 GS.TS Lê Ngọc Thạch mang sổ tiết kiệm tới tòa soạn báo Tuổi Trẻ ủng hộ đồng bào vùng bão lũ – Ảnh: Báo Tuổi Trẻ
GS.TS Lê Ngọc Thạch cho biết sổ tiết kiệm này ông để dành từ tiền hưu trí, tiền đi dạy và cả tiền viết sách suốt nhiều năm qua. Ông tâm sự hiện tại đang sống một mình nên không chi tiêu nhiều.
Thấy đồng bào miền Bắc đang khổ sở vì bão lũ, ông không kiềm lòng được nên quyết định cầm sổ tiết kiệm của mình ủng hộ hết. Ông chỉ giữ lại phần tiền lãi để lo cho các chương trình thiện nguyện khác.
Ông Thạch nói sổ tiết kiệm của ông còn tám ngày nữa mới tới hạn rút lãi, nhưng sợ không kịp ủng hộ chương trình “Sẻ chia cùng người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3 do báo  Tuổi Trẻ  phát động” nên ông mang đến ngay.
“Có thể 1 tỉ là nhiều với đóng góp của một cá nhân, nhưng cũng chỉ là hạt cát so với những thiệt hại mà đồng bào miền Bắc đang gánh chịu”,  ông Thạch xúc động nói với báo  Tuổi Trẻ
Là một giảng viên, ông đặc biệt xót xa trước cảnh bão lũ khiến nhiều ngôi trường bị chìm trong biển nước. Ông hy vọng với sự ủng hộ của ông cũng như nhiều bạn đọc khác, đồng bào miền Bắc sẽ khắc phục được phần nào thiệt hại.
Nhận ủng hộ của GS.TS Lê Ngọc Thạch, đại diện báo  Tuổi Trẻ  cam kết sẽ sớm có phương án hỗ trợ đồng bào các tỉnh thành bị thiệt hại do bão lũ và sử dụng số tiền đóng góp thật hiệu quả.
Qua nhiều chương trình đồng hành, ông Thạch bày tỏ sự tin tưởng đối với các hoạt động mà báo  Tuổi Trẻ  làm “nhịp cầu”.  “Đâu phải tự nhiên mà tôi đem cả tỉ đồng tới đây. Tôi đóng góp rất nhiều rồi, thấy Tuổi Trẻ luôn đưa tấm lòng của bạn đọc tới đúng nơi, giúp đỡ rất hiệu quả”,  ông Thạch bày tỏ với báo  Tuổi Trẻ.

Giáo sư 76 tuổi đem sổ tiết kiệm 1 tỉ đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc, tâm sự: 'Chỉ là hạt cát so với thiệt hại nặng nề mà đồng bào đang gánh chịu' - Ảnh 2 GS.TS Lê Ngọc Thạch trao ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bão lũ cho đại diện báo Tuổi Trẻ – Ảnh: Báo Tuổi Trẻ
Ở tuổi 76, GS.TS Lê Ngọc Thạch vẫn đang là giảng viên thỉnh giảng của Trường đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM). Không chỉ lần này mà ông đã đồng hành với báo  Tuổi Trẻ  trong nhiều chương trình ý nghĩa khác suốt nhiều năm qua.
Và cũng như mọi lần, ông vẫn tự mình chạy xe máy từ nhà riêng đến tòa soạn báo  Tuổi Trẻ  để trao gửi những yêu thương.
103 người chết, mất tích do bão số 3 và mưa lũ sau bão
Theo thông tin từ báo  Dân Trí , thông tin từ Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tính đến 6h ngày 10/9, bão và hoàn lưu bão Yagi gây mưa lũ, sạt lở đất tại các tỉnh, thành phố miền Bắc đã làm 103 người chết, mất tích (63 người chết, 40 người mất tích).
Cụ thể, tỉnh Cao Bằng có 17 người chết, 16 người mất tích; tỉnh Lào Cai 17 người chết, 12 người mất tích; tỉnh Quảng Ninh 8 người chết do bão, 1 người chết do lũ cuốn; TP Hải Phòng 2 người chết do bão; tỉnh Hải Dương 1 người chết do bão; Hà Nội 1 người chết do bão; Hòa Bình 4 người chết do sạt lở đất, Yên Bái 7 người chết, 2 người mất tích do sạt lở đất… tỉnh Phú Thọ 8 người mất tích do sự cố sập cầu Phong Châu.
Giáo sư 76 tuổi đem sổ tiết kiệm 1 tỉ đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc, tâm sự: 'Chỉ là hạt cát so với thiệt hại nặng nề mà đồng bào đang gánh chịu' - Ảnh 3 Nước ngập sâu tại Thái Nguyên – Ảnh: Báo Dân Trí
Bão, lũ còn làm 752 người bị thương, trong đó tỉnh Quảng Ninh 536 người; Hải Phòng 81 người; Hải Dương 5 người; Hà Nội 10 người; Bắc Giang 5 người; Bắc Ninh 52 người; Lạng Sơn 10 người; Lào Cai 14 người; Yên Bái 10 người; Cao Bằng 12 người; Phú Thọ 5 người,…

Ngoài ra, bão lũ còn làm 85 tàu thuyền các loại bị chìm tại nơi neo đậu ở Quảng Ninh và 148.632ha lúa, 25.649ha hoa màu, 11.038ha cây ăn quả bị thiệt hại; 1.577 lồng bè nuôi trồng thủy sản bị hư hỏng, cuốn trôi; 1.107 gia súc, 678.945 gia cầm bị chết.

Một trận động đất có độ lớn 2.5 vừa xảy ra tại Cao Bằng: Bà con phía Bắc khóc ròng, thiên tai nối tiếp thiên tai

0

Một  trận động đất  có độ lớn 2,5 richter vừa xảy ra tại khu vực huyện Bảo Lạc, tỉnh  Cao Bằng .

Chưa hết mưa bão, sạt lở, Cao Bằng lại động đất Cao Bằng vừa xảy ra động đất, tâm chấn tại huyện Bảo Lạc. Ảnh: Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần – Viện Vật lý Địa cầu
Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần – Viện Vật lý Địa cầu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam vừa phát đi cảnh báo, một trận động đất có độ lớn 2.5 vừa xảy ra tại khu vực huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.

Theo đó, trận động đất xảy ra tại vị trí có tọa độ (22.895 độ vĩ Bắc, 105.831 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 8,1 km. Đây là trận động đất được đánh giá thuộc cấp độ rủi ro thiên tai cấp 0.

Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần – Viện Vật lý Địa cầu cũng cho biết, vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Chiều 10.9, trao đổi với PV, ông Vũ Văn Đệ – Chủ tịch UBND huyện Bảo Lạc – cho hay: “Tôi cùng mọi người có đọc tin về trận động đất. Tuy nhiên, tôi cũng như mọi người không cảm thấy rung chấn gì cả”.

Ông Đệ cũng cho hay, trên địa bàn những ngày qua chủ yếu hứng chịu mưa lớn và các đợt lũ dâng trên hệ thống các sông. Lực lượng cứu hộ cứu nạn tại chỗ của huyện Bảo Lạc đang túc trực đảm bảo an toàn cho người dân.

Theo báo cáo, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, những ngày qua trên địa bàn tỉnh Cao Bằng liên tục xảy ra mưa lớn, lũ dâng cao trên các sông.

Các vụ sạt lở đất, đá làm 22 người chết, 9 người bị thương, 33 người mất tích. Trong đó, sạt lở gây vùi lấp nhà ở tại xã Yên Lạc làm 7 người chết, 7 người bị thương, 4 người mất tích; xã Vũ Nông 1 người chết; xã Vũ Minh 1 người mất tích.

Nạn nhân Nông Văn Ngọc là người duy nhất tới thời điểm hiện tại sống sót trong vụ sạt lở cuốn trôi  xe khách  khiến hàng chục người chết, mất tích.

"Đất đá rơi ngay trước mặt, trời tối sầm lại rồi tôi lịm đi" Nạn nhân sống sót kể lại phút kinh hoàng vụ sạt lở ở Cao Bằng. Ảnh: Tân Văn.
Sáng 10.9, PV Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với anh Nông Văn Ngọc (29 tuổi, trú xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình). Anh Ngọc là người duy nhất tới thời điểm hiện tại sống sót sau sự cố sạt lở cuốn trôi xe khách xuống sông (vụ việc xảy ra xã Ca Thành).

Hiện, anh Ngọc đang tỉnh táo, nói chuyện được, chấn tay có thể cử động, có vết thương vùng đỉnh đầu, xương gãy một số trên cơ thể.

Anh Ngọc kể, chiều 8.9 anh đi xe máy từ xã Tam Kim (Nguyên Bình) đi huyện Bảo Lạc để ngày hôm sau kịp hỗ trợ khắc phục sự cố điện.
Hiện trường và những hình ảnh cuối cùng của các hành khách trên xe. Ảnh: Người dân cung cấp. Hiện trường và những hình ảnh cuối cùng của các hành khách trên xe. Ảnh: Người dân cung cấp.
“Đến khoảng 17h cùng ngày tôi cùng nhiều phương tiện khác đều bị mắc kẹt tại xã Ca Thành do sạt lở khắp nơi, không đi tiếp được nhưng quay lại không xong vì phía sau cũng sạt lở rất nhiều”, anh Ngọc nhớ lại.

Vì quá lạnh, đêm 8.9 anh Ngọc xin lên xe khách ngủ nhờ cho ấm áp. “Khoảng 5h sáng 9.9, tôi rời khỏi xe khách về lại chỗ xe máy của mình, định bụng sẽ quay lại vì sạt lở quá, vừa lấy xe máy di chuyển được không xa thì đất đá sụp ngay trước mắt, trời đất tối sầm, tôi lịm đi khi tỉnh lại thấy mình trong bệnh viện”, anh Nông Văn Ngọc nói.

Sau khi nhập viện, bệnh nhân được các bác sĩ bệnh viện thăm khám và có các chỉ định cận lâm sàng và thống nhất chẩn đoán đa chấn thương: chấn thương sọ não, cột sống cổ, chấn thương ngực kín…
Anh Ngọc hiện đang nằm điều trị tại phòng cấp cứu Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng. Anh Ngọc hiện đang nằm điều trị tại phòng cấp cứu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng.
Hiện anh Ngọc vẫn được các bác sĩ theo dõi sát và có chỉ định điều trị kịp thời với phương pháp tốt nhất. “Ngọc là con thứ 2 gia đình, trên nó còn một chị gái, vợ nó mới sinh con gái được mấy tháng nay”, ông Nông Văn Dương – bố ruột anh Ngọc chia sẻ.

Được biết, nghề nghiệp hiện tại của anh Ngọc là công nhân Công ty Điện lực Cao Bằng. Ngày 9.9, anh đang trên đường vào huyện Bảo Lạc để khắc phục đường dây thì không may gặp nạn.

Tính đến 20h ngày 9.9, lực lượng cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cao Bằng đã tìm thấy 17 nạn nhân thiệt mạng do bão lũ, sạt lở đất tại huyện Nguyên Bình. Lực lượng cứu hộ cũng đưa được 8 người bị thương đến cơ sở y tế điều trị, đang tích cực tìm kiếm 16 người còn mất tích.

Đa phần nạn nhân tử vong đều do sạt lở đất, lũ cuốn, trong đó huyện Nguyên Bình và Bảo Lạc là 2 địa phương hứng chịu những thiệt hại nặng nề nhất.

Thái Nguyên: Lật thuyền trong lúc cứu nạn, 1 bé trai không qua khỏi. Xót xa quá con ơi

0

Dòng nước xiết đã làm lật thuyền của 1 người phụ nữ và 2 cháu nhỏ, tuy nhiên chỉ có 1 cháu bé còn sống sót…

Lực lượng chức năng đang chạy đua để đưa người dân ra khỏi vùng bị ngập lụt. Ảnh: Hồng Nhân.

Lực lượng chức năng đang chạy đua để đưa người dân ra khỏi vùng bị ngập lụt. Ảnh: Hồng Nhân.

Chiều 10/9, Đại tá Ma Công Học, Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thái Nguyên cho biết một tai nạn thương tâm đã xảy ra trên địa bàn phường Quang Vinh, TP Thái Nguyên vào tối ngày hôm qua (9/9).

Theo đó, 1 người phụ nữ cùng 2 cháu nhỏ đã tự sử dụng thuyền nhỏ của gia đình di chuyển từ khu dân cư bị ngập lụt ra phía bên ngoài. Tuy nhiên cả 3 người đều không có áo phao, do nước chảy xiết nên chiếc thuyền đã bị lật.

“Khi phát hiện vụ việc, lực lượng cứu hộ đã kịp thời sơ cứu và tìm kiếm các nạn nhân. Một cháu được cứu sống, còn một cháu mất tích, người phụ nữ đã tử vong do ngạt nước. Đến 14 giờ chiều nay (10/9), lực lượng cứu hộ đã tìm thấy thi thể bé trai 5 tuổi bị mất tích”, Đại tá Ma Công Học thông tin.

Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thái Nguyên khuyến cáo thêm, do nước đang theo chiều rút, mực nước thay đổi rất nhanh, lưu tốc dòng chảy lớn, nước siết nên chỉ cần 1 tác động của cano cũng có thể tạo cơn sóng lớn. Nếu các phương tiện không đảm bảo an toàn sẽ rất dễ bị xô lật, thậm chí chỉ cần đi vào ngõ nhỏ, nước xiết cũng có thể xô lật thuyền.

Chiều 10/9, nước lũ ở phường Quang Vinh vẫn đang ở mức cao từ 1,5 – 2m và đang rút rất chậm. Đại tá Ma Công Học cho hay, các lực lượng cứu hộ vẫn đang chạy đua để đưa người dân ra khỏi vùng bị ngập lụt.

Những ngày qua, do ảnh hưởng của mưa lũ, tại TP Thái Nguyên, 81 xóm, tổ dân phố của 17 xã, phường nằm ven sông Cầu đã bị ngập sâu, trong đó có 20 xóm, tổ dân phố bị cô lập. Lực lượng chức năng đã tạm thời cấm người, phương tiện đi qua cầu Gia Bẩy, cầu Bến Tượng, cầu Mỏ Bạch và một số khu vực bị ngập sâu.

Phía Việt Nam đề nghị thông báo thời gian và lưu lượng xả lũ trên sông Hồng, Trung Quốc nói gì?

0

Bộ Ngoại giao Việt Nam đề nghị Trung Quốc phối hợp chặt chẽ trong công tác phòng chống lũ lụt, khắc phục hậu quả do bão Yagi gây ra. Phía Trung Quốc đã phản hồi như thế nào?

Báo Người Lao Động đưa tin, tình hình thiên tai, bão lũ tại các tỉnh miền Bắc Việt Nam ngày càng diễn ra nghiêm trọng. Trước tình hình này, ngày 9/9, lãnh đạo của Bộ Ngoại giao đã trao đổi với Đại diện lâm thời Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để đề nghị nước bạn phối hợp chặt chẽ trong công tác phòng chống lũ lụt, khắc phục hậu quả do bão Yagi (bão số 3) gây ra.

thai-nguyen-2Nhiều tỉnh thành ở miền Bắc đang bị ngập lụt nặng nề. Ảnh: Internet

Đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc cùng đại diện Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Côn Minh cũng đã khẩn trương làm việc với Bộ Ngoại giao rung Quốc, Sở Ngoại vụ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) về vấn đề nêu trên. Phía Việt Nam đề nghị có những biện pháp hỗ trợ nhằm giảm thiểu nguy cơ lũ lụt gây ngập úng tại lưu vực sông Hồng.

thai-nguyen-1Lực lượng chức năng hỗ trợ đưa người dân vùng ngập đến nơi an toàn. Ảnh: AN NINH THÁI NGUYÊN

Trong khi đó, các cơ quan đại diện Việt Nam ở Trung Quốc đã có công hàm đề nghị Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ lượng nước trên thượng nguồn sông Hồng đổ xuống hạ lưu, điều phối các cơ quan chức năng giảm hoặc đóng cửa xả tại các đập thủy điện ở thượng nguồn và thông báo kịp thời về thông tin cụ thể thời điểm xả lũ, thời gian, lưu lượng xả lũ.

thai-nguyen-7Lực lượng chức năng tỉnh Thái Nguyên thức xuyên đêm đào đất, đắp đê ngăn lũ trên sông Cầu tràn vào khu dân cư TP Thái Nguyên. Ảnh Thành Chung

Sáng 10/9, phía Trung Quốc đã có phản hồi. Họ cho biết, trước mắt, 2 nhà máy thủy điện ở thượng nguồn sông Hồng sẽ không khởi động xả lũ, cũng không có kế hoạch xả lũ; các nhà máy thủy điện dừng vận hành để tiến hành ngăn lũ, tích nước. Phía Trung Quốc cho chia sẻ thêm, họ đang điều phối các hoạt động với các bộ, ngành liên quan để phối hợp hiệu quả với phía Việt Nam.

hai-duong-2Sáng 10-9, một số điểm cầu, đò gần sông tại Hải Dương nước tiếp tục dâng cao. Ảnh: BEAT HẢI DƯƠNG

Các cơ quan đại diện Việt Nam ở Trung Quốc trong thời gian tới sẽ tiếp tục làm việc chặt chẽ với cơ quan chức năng sở tại để cập nhật kịp thời, thường xuyên thông tin về tình hình lũ lụt tại các địa phương ở Trung Quốc có ảnh hưởng đến các địa phương ở Việt Nam. Đồng thời chúng ta cũng sẽ phối hợp, trao đổi thường xuyên với nước bạn để thúc đẩy các biện pháp giảm thiểu tối đa lượng nước thượng nguồn của Trung Quốc đổ xuống hạ nguồn các địa phương của Việt Nam, từ đó giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt gây ra.

Khoảnh khắc sinh tử khi 1 chiến sĩ bị dòng nước lũ cuốn trôi được đồng đội cố cứu giúp trên cầu Cốc Lếu

0

Khi đang cố tìm cách ngăn chặn sà lan trôi dạt đâm vào cầu Cốc Lếu – TP. Lào Cai, 1 chiến sĩ đã bị kéo rơi xuống dòng sông đang chảy xiết, khoảnh khắc sinh tử khiến nhiều người thót tim. 

Nước sông Hồng dâng cao lên mức báo động, nhiều đoạn qua địa phận tp. Lào Cai liên tục xuất hiện các tàu lạ trôi dạt tự do, rất dễ đâm vào cầu, đe dọa đến sự an toàn của giao thông đường thủy.

Sáng sớm ngày 10/9, các chiến sĩ từ Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lào Cai đã ứng trực tại cầu Cốc Lếu để kịp thời lai dắt các phương tiện trôi trên sông vào bờ để tránh nguy cơ va vào các dầm cầu và trụ cầu qua sông Hồng.

Trong 1 đoạn clip được ghi lại, khi 1 chiến sĩ đang nỗ lực không cho sà lan đâm vào cầu Cốc Lếu thì bất ngờ bị kéo rơi xuống dòng sông đang chảy siết. Trong khoảnh khắc sinh tử đó, người chiến sĩ bị rơi xuống may mắn ôm được 1 thân cây nổi và được đồng đội cứu giúp. Hình ảnh người chiến sĩ Quân đội nhân dân nỗ lực “Vì nước quên thân vì dân phục vụ” khiến người dân không khỏi xúc động. Trên mạng xã hội, nhiều người cũng thót tim khi xem được cảnh chiến sĩ được đồng đội cứu giúp.

Capture (1)

 

45907251810557539761088027067012878299555540n-17259535090101947649866_11zon

Trước đó, Phòng PC08 Công an tỉnh Lào Cai cho biết ngày 9/9 cũng đã có hai tàu hút, loại tàu vận tải khoảng 100 tấn (chưa rõ nguồn gốc) trôi dạt từ thượng nguồn sông Hồng qua cầu Cốc Lếu thuộc địa bàn thành phố Lào Cai, lúc 20h50 phút tàu tiếp tục trôi dạt qua cầu Phố Lu huyện Bảo Thắng – tỉnh Lào Cai.

Công an tỉnh Lào Cai đã lập phương án xử lý, đồng thời thông báo với các đơn vị địa phương cảnh báo chốt chặn hai đầu khi tàu trôi qua cầu ngăn không người và phương tiện đi qua cầu. Liên tục cập nhật thông tin cho các địa phương khác như PC08 Yên Bái, PC08 Phú Thọ, PC08 Vĩnh Phúc và các địa phương khác để có biện pháp phòng ngừa giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và tài sản, tránh ảnh hưởng tới kết cấu đường bộ, đường sắt.

 

Nghẹt thở giải cứu bé gái 14 tuổi bị vùi lấp dưới bùn đất sau hơn 3 giờ

0

Khoảng 15 giờ ngày 9/9, mưa lớn kéo dài đã gây sạt lở đất đá từ đồi phía sau, làm sập một phần bờ kè của ngôi nhà gia đình anh Nguyễn Văn Thọ tại địa chỉ trên. Hậu quả làm cháu N.T.T (14 tuổi) bị mắc kẹt trong khu vực nhà vệ sinh.

Theo thông tin từ  báo Tiền Phong , ngày 10/9, theo thông tin từ Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động (CSCĐ) Bộ Công an, Tiểu đoàn CSCĐ số 1 và các lực lượng chức năng khác đã phối hợp giải cứu thành công cháu bé 14 tuổi mắc kẹt trong ngôi nhà bị đất đá vùi lấp ở TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Khoảng 15h ngày 9/9, ngôi nhà của anh N.V.T. (tổ 9, phường Hồng Hải, TP Hạ Long) bị bao phủ bởi đất đá sạt lở từ trên đồi xuống, khiến cháu N.T.T. (14 tuổi) mắc kẹt bên trong. Ngay sau khi nhận được thông tin, Tiểu đoàn CSCĐ số 1 Trung đoàn CSCĐ Đông Bắc đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường và phối hợp với các lực lượng cứu nạn khác để tổ chức giải cứu.
 Cháu bé được đưa ra khỏi khu vực bùn đất - Ảnh: Báo Kinh tế và Đô thị
Cháu bé được đưa ra khỏi khu vực bùn đất – Ảnh: Báo Kinh tế và Đô thị

Theo thông tin từ  báo Kinh tế và Đô thị,  sau gần 3 giờ đào bới đất đá và xử lý các tường đổ phía sau ngôi nhà, vào khoảng 17h40, lực lượng chức năng đã đưa được cháu T. ra ngoài an toàn.

Cháu bé được đưa vào bệnh viện ngay sau đó, đến hiện tại sức khoẻ của cháu T đã tỉnh táo và được các bác sĩ chăm sóc chu đáo.
 Sau hơn 3 tiếng đào bới dưới lớp đất bùn cháu bé được cứu sống - Ảnh: Báo Tiền Phong

Sau hơn 3 tiếng đào bới dưới lớp đất bùn cháu bé được cứu sống – Ảnh: Báo Tiền Phong

Theo Bộ Tư lệnh CSCĐ, hiện tại, hơn 150 cán bộ chiến sĩ CSCĐ đã được tăng cường để khắc phục hậu quả bão Yagi tại các phường Hồng Hải, Hồng Hà, Hà Phong (TP Hạ Long) và phường Yên Thanh (Uông Bí). Đồng thời, tại Lạng Sơn, 60 cảnh sát cơ động cũng đã được cử đến hỗ trợ Công an huyện Tràng Định trong việc sơ tán người dân bị cô lập do ngập lụt và giúp di dời tài sản.

Lũ lụt tới Miền Bắc, Thủy Tiên sẽ tiếp tục làm từ thiện giúp đỡ bà con vùng lũ, số tiền từ thiện là…

0

“Tôi có làm sai, ăn chặn thì đã bị khởi tố ngay, chứ  sao  được tự do như vậy? Tôi có làm sai thì trời phạt tôi rồi”, ca sĩ  Thủy Tiên  nói khi nhận bình luận tiêu cực liên quan đến chuyện từ thiện.

Mới đây,  ca sĩ Thủy Tiên  đăng tải một số hình ảnh trong cuộc sống đời thường. Tuy nhiên, dưới phần bình luận, nhiều tài khoản mạng để lại bình luận tiêu cực liên quan đến chuyện từ thiện của cô trước đây.

Trước bình luận trái chiều, Thủy Tiên đăng tải toàn bộ bản thông báo về Kết quả giải quyết nguồn tin về tội phạm của Bộ Công an (số 213/TB-CSHS).

Ca sĩ Thủy Tiên trả lời về chuyện từ thiện: Nếu tôi ăn chặn thì đã bị khởi tố - Hình 1

Ca sĩ Thủy Tiên trả lời về chuyện từ thiện: Nếu tôi ăn chặn thì đã bị khởi tố - Hình 2

Thủy Tiên khẳng định bản thân không có hành vi gian dối, chiếm đoạt t.iền từ thiện.

Thông báo có nội dung Thủy Tiên “không chiếm đoạt t.iền từ thiện do người dân đóng góp, ủng hộ để cứu trợ đồng bào miền Trung gặp thiên tai, lũ lụt năm 2020″.

Cụ thể, Thủy Tiên cho biết, cơ quan chức năng đã điều tra nhiều tháng, yêu cầu ngân hàng trong và ngoài nước cung cấp toàn bộ sao kê tài khoản cá nhân của cô từ năm 2003 đến thời điểm điều tra, rà soát toàn bộ thông tin để kiểm tra tài sản bất thường.

Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng yêu cầu chính quyền công an các địa phương đối chiếu với người dân thực tế để kiểm chứng thông tin.

“Nếu anh chị không đồng ý hay có chứng cứ gì mà nói tôi ăn chặn thì cứ mạnh dạn gửi đơn cho cơ quan chức năng có nghiệp vụ điều tra. Anh chị đừng dựa vào mấy clip đã chỉnh sửa, cắt ghép câu view rồi tự cho mình thành tòa án và phán xét thì tội cho tôi quá “, Thủy Tiên bày tỏ.

Bà xã  Công Vinh  nói thêm:  “Tôi cũng chỉ là một người phụ nữ bình thường. Tôi có làm sai, ăn chặn thì đã bị khởi tố ngay, chứ sao được tự do như vậy? Tôi có làm sai thì trời phạt tôi rồi”.

Sau ồn ào trên, Thủy Tiên vẫn chăm chỉ với các hoạt động thiện nguyện nhưng hạn chế kêu gọi, đa phần sử dụng t.iền túi riêng để thực hiện.

Thỉnh thoảng nhiều người vẫn m.ỉa m.ai nữ ca sĩ chuyện ồn ào về t.iền cứu trợ đồng bào miền Trung, nhưng Thủy Tiên luôn khẳng định bản thân trong sạch, không làm điều gì sai.

Trong quá khứ, nữ ca sĩ từng khẳng định, nếu bản thân có lấy một đồng t.iền từ thiện nào để dùng riêng cho cá nhân thì sẽ bị trời hại, lấy lại hết tài sản và suốt đời phải sống nghèo khổ. Nữ ca sĩ mong muốn bản thân không làm gì sai thì dân mạng đừng gieo tiếng oán, khẩu nghiệp mãi như vậy.

“Nếu mình có lấy một đồng từ thiện nào dùng riêng cá nhân thì xin nguyện trời hại và lấy hết tài sản của mình suốt đời phải sống trong nghèo khổ hoặc c.hết m.ất m.ạng ngay tức khắc vì người như thế không xứng đáng được sống và làm người” , Thủy Tiên cho hay.

Ca sĩ Thủy Tiên trả lời về chuyện từ thiện: Nếu tôi ăn chặn thì đã bị khởi tố - Hình 3

Ca sĩ Thủy Tiên trả lời về chuyện từ thiện: Nếu tôi ăn chặn thì đã bị khởi tố - Hình 4

Thủy Tiên và Công Vinh trong chuyến từ thiện ở miền Trung vào năm 2020.

Cuối năm 2020, Thủy Tiên liên tục di chuyển nhiều địa điểm chịu thiệt hại nặng ở miền Trung ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình để phát t.iền cứu trợ. Tuy nhiên, không ít người nghi ngờ về số t.iền cô nhận được từ các nhà hảo tâm để đi cứu trợ.

Tháng 9/2021, Thuỷ Tiên và chồng – cầu thủ Công Vinh ra ngân hàng sao kê tài khoản khi b.ị t.ố ăn chặn t.iền từ thiện.

“Trong thời gian qua, hai vợ chồng tôi đã bị vu khống, bôi nhọ danh dự, bịa đặt thông tin trên Facebook, làm ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Vợ chồng tôi sẽ nhờ cơ quan  pháp luật  bảo vệ quyền lợi chính đáng của hai vợ chồng.

Những giấy tờ sao kê này sẽ là bằng chứng gửi công an, cơ quan cảnh sát điều tra. Dù là bất cứ ai, doanh nhân hay người buôn bán bất động sản, chúng tôi sẽ gửi đơn kiện. Tôi tin pháp luật sẽ có chế tài xử lý”, Công Vinh từng nói vào ngày 17/9/2021.

Tháng 1/2023, sau quá trình điều tra, xác minh, Bộ Công an ra văn bản thông báo ca sĩ Thủy Tiên cùng ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, MC Trấn Thành, MC Đại Nghĩa không có hành vi gian dối, không chiếm đoạt t.iền từ thiện do người dân đóng góp, ủng hộ để cứu trợ đồng bào miền Trung.

Vợ chồng Đoàn Di Băng đem tiền đi từ thiện vùng bão lũ, không xin gì chỉ xin cư dân mạng 1 thứ….

0

Nữ ca sĩ tự bỏ tiền túi và đến tận nơi làm từ thiện nhưng vẫn không tránh khỏi những bình luận kém duyên từ anti-fan.
Mới đây trên trang Facebook cá nhân, ca sĩ Đoàn Di Băng gây chú ý khi đăng tải dòng trạng thái cùng hình ảnh về miền Trung hỗ trợ người dân sau bão. Theo đó, cô cùng ông xã đã đến TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị – khu bị thiệt hại nặng nề nhất trong trận lốc xoáy.

Bị chê từ thiện "làm màu", "nữ đại gia Quận 7" đáp trả cực gắt - 1

Cô cùng ông xã về miền Trung hỗ trợ người dân sau bão (Ảnh: FBNV)

Cô cùng ông xã về miền Trung hỗ trợ người dân sau bão (Ảnh: FBNV)

Sau khi hỏi thăm tình hình của người dân qua lãnh đạo địa phương, cô quyết định hỗ trợ 300 hộ bị ảnh hưởng:  “Tại Cửa Việt có tổng cộng 300 hộ dân bị ảnh hưởng do lốc xoáy mưa bão, Băng cùng các bạn trong đoàn quyết định hỗ trợ như sau: Hộ bị ảnh hưởng nhẹ: 1 triệu/hộ; Hộ bị ảnh hưởng nặng hư hại nhà: 5 triệu/hộ; Hộ bị sập hoàn toàn nhà: 30 triệu/hộ; Cá nhân bị thương: 5 triệu/người. Ngày mai Băng sẽ đến xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh nhé, nơi có 1500 người dân đang bị cô lập do sập cầu”.

Trước đó, cô liên tục theo dõi tình hình bão và bày tỏ sự lo lắng cho người dân miền Trung. Cô tuyên bố trên Facebook cá nhân rằng đang liên hệ với lãnh đạo địa phương xin phép để đến tận nơi hỗ trợ người dân và không kêu gọi quyên góp mà chỉ làm từ thiện bằng tiền cá nhân. Tuy nhiên, có không ít người đã để lại bình luận trái chiều cho rằng cô đang cố tình gây chú ý.

Nữ ca sĩ nhanh chóng lên tiếng giải thích:  “Khi tôi đăng lên, có một số người để lại bình luận rằng nếu tôi làm từ thiện bằng tiền túi cá nhân thì công khai, đăng lên Facebook làm gì? Tôi nghĩ mình đâu có làm gì xấu, làm từ thiện là điều rất đẹp, là tấm gương tốt cho giới trẻ. Tôi biết những gì mình làm có một bộ phận giới trẻ làm theo, trước đó tôi từng đăng ký hiến tạng và nhiều bạn đã nhắn tin và để lại bình luận mong muốn được hiến tạng luôn. Những việc tốt đó tôi đăng lên và có ai muốn lan tỏa điều tốt đẹp thì làm theo. Tôi không kêu gọi quyên góp, chỉ làm bằng tiền túi dự trù 1 tỷ cũng không quá nhiều”,  Đoàn Di Băng nói trong video đăng ngày 29/9.

Bị chê từ thiện "làm màu", "nữ đại gia Quận 7" đáp trả cực gắt - 3

Bị chê từ thiện "làm màu", "nữ đại gia Quận 7" đáp trả cực gắt - 4

Cô dự kiến chi 1 tỷ đồng làm từ thiện đợt này (Ảnh: FBNV)

Cô dự kiến chi 1 tỷ đồng làm từ thiện đợt này (Ảnh: FBNV)

Cô giải thích thêm có nhiều người cho rằng việc khoe đi từ thiện là để “câu view câu like” nhằm mục đích kinh doanh online:  “Các bạn nghĩ như vậy rất ích kỷ, tôi bỏ ra 1 tỷ làm từ thiện chưa nghĩ đến những cái đó và khi các bạn nhắc tôi mới thấy thấy bản thân mình xứng đáng được như vậy. Tôi bỏ con, bỏ công việc, lãnh đạo địa phương đã có quyết định đồng ý cho tôi 30 ra miền Trung hỗ trợ người dân rồi, tôi nghĩ mình đáng được như thế”.

Cũng trong video, Đoàn Di Băng tiết lộ khi nói về dự định về miền Trung hỗ trợ người dân, có nhiều bạn bè, người hâm mộ đã gửi tin nhắn mong cô nhận tiền ủng hộ nhưng kiên quyết không nhận:  “Có người nhắn tin cho tôi nói rằng tin tưởng chị Băng nên muốn ủng hộ 100, 200 triệu ủng hộ miền Trung nhưng tôi kiên quyết không nhận, cùng lắm tôi chỉ nhận của chị em ruột. Các bạn muốn quyên góp thì ủng hộ vào quỹ của Mặt trận Tổ quốc, sẽ có những đoàn của nhà nước đến hỗ trợ người dân”.

Nội dung quảng cáo

Cao Bằng: đã tìm thấy cả 9 thithe trên chiếc xe khách bị cuốn trôi, chiếc xe bị vò nát còn người thì… không dám nhìn 👇👇

0

Sau khi nước rút, đội cứu hộ tìm thấy xe khách cách hiện trường sạt lở khoảng hai km, 9 nạn nhân được phát hiện rải rác dọc bờ suối về phía hạ lưu.

Sáng 10/9, ông Đàm Hải Triều, Phó chánh văn phòng UBND tỉnh Cao Bằng, cho biết tính đến 10h hôm nay, các tổ cứu hộ đã tìm được 18 thi thể trên địa bàn huyện Nguyên Bình. Trong đó, riêng số người bị cuốn trôi cùng ôtô, xe máy tại điểm sạt lở ở xóm Huổi Ngoạ, xã Ca Thành là 9 người.

Tìm thấy 9 thi thể nạn nhân bị cuốn trôi cùng xe khách

Hiện trường vụ sạt lở vùi lấp xe khách ở xã Ca Thành. Video:  Beat Cao Bằng

Rạng sáng qua, ôtô khách của nhà xe Việt Trang chở khoảng 15 người chạy trên quốc lộ 34 theo hướng từ huyện Bảo Lâm đi TP Cao Bằng. Khi đến xã Ca Thành, xe bị đất đá tràn xuống vùi lấp, sau đó tiếp tục bị cuốn trôi theo dòng suối ven đường.
Sau khi nước rút, đội cứu hộ đã tìm được xe khách cách hiện trường vụ sạt lở ở Ca Thành khoảng 2 km. “Chiếc xe bị vò nát, chỉ còn lại bánh và ít bộ phận nhô lên mặt nước, lẫn trong đất đá”, ông Triều nói, cho biết ngoài xe khách còn có hai ôtô 5 chỗ cũng bị vùi lấp, cuốn trôi và một số xe máy, song chưa xác định chính xác số người bị nạn tại đây.

Một phần quả đồi ở xã Ca Thành sạt lở vùi lấp, cuốn trôi ba ô tô và nhiều xe máy. Ảnh: Cao Bằng

Một phần quả đồi ở xã Ca Thành sạt lở vùi lấp, cuốn trôi ba ôtô và nhiều xe máy. Ảnh:  Cao Bằng

Tỉnh Cao Bằng điều động 500 người thuộc nhiều lực lượng bộ đội, công an, dân quân… tham gia cứu hộ, tìm kiếm nạn nhân ở các vùng sạt lở tại Nguyên Bình. Các lực lượng đang chia nhiều hướng băng rừng, vượt suối tiếp tục tìm kiếm các nạn nhân bị sạt lở, lũ cuốn.

Dấu vết còn lại của chiếc xe khách khi được tìm thấy. Ảnh: Hải Triều

Dấu vết còn lại của chiếc xe khách khi được tìm thấy. Ảnh:  Hải Triều

Ngoài các ôtô, xe máy bị cuốn trôi, trên địa bàn huyện Nguyên Bình còn có hai điểm sạt lở có người tử vong và mất tích khác ở các thôn xóm thuộc xã Ca Thành và xã Yên Lạc. Điểm sạt lở ở xóm Lũng Súng, xã Yên Lạc hiện chưa thể tiếp cận do khối lượng đất đá bị sạt lở lớn gây chia cắt các cung đường. Lực lượng chức năng đang dùng máy xúc san gạt, sớm thông tuyến để tiếp cận khu vực sạt lở, tổ chức cứu hộ.

Một đoạn quốc lộ 34 qua huyện Nguyên Bình bị nước lũ xói lở nham nhở. Ảnh: ĐL

Một đoạn quốc lộ 34 qua huyện Nguyên Bình bị nước lũ xói lở. Ảnh:  Xuân Hoa

Trước tình trạng nhiều tuyến đường bị sạt lở, hư hỏng, không đảm bảo an toàn, UBND tỉnh Cao Bằng đã tạm dừng toàn bộ hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt, xe tuyến cố định, taxi, xe hợp đồng trên địa bàn tỉnh từ tối 9/9.