Home Blog Page 445

Giấu nhà chồng, cô gái chỉ biết bò cưới chàng lành lặn: Ông bà nội vỡ òa khi gặp cháu, mẹ chồng nói 1 câu xúc động

0

Giấu gia đình chồng, cặp đôi tổ chức đám cưới vì sợ bị ngăn cản. Đến khi biết chuyện, mẹ chồng nói một câu khiến nàng dâu nghẹn ngào. 

Đọc trên Thanh Niên, mình xúc động trước câu chuyện của chị Kim Anh (37 tuổi) và chồng là Minh Thanh (38 tuổi), cùng quê Đắk Lắk. 8 năm trước, hai vợ chồng tổ chức đám cưới ở bên nhà gái và không dám cho gia đình anh Thanh biết vì sợ bị cấm cản.

hình ảnh

(Ảnh: Thanh Niên)

Chục năm trước, anh Thanh tình cờ nghe được tâm sự của chị Kim Anh trên đài radio. Anh đã lưu số điện thoại của cô gái cùng quê vì cảm nhận được sự thật thà, chân thành của đối phương. Sau 2 tuần nhắn tin qua lại, hai người sắp xếp gặp mặt nhau.

Khi chào nhau ra về, anh Thanh đã bế chị Kim Anh lên xe buýt. Anh nhẹ nhàng bày tỏ: “Anh muốn che chở cho em”. Không để tâm đến việc đối phương bị khuyết tật, phải bò để di chuyển, người đàn ông mong muốn được tiến xa hơn trong mối quan hệ tình cảm.

Trước khi gặp anh Thanh, chị Anh từng có một mối tình nhưng chị chủ động dừng lại vì sợ hôn nhân không trọn vẹn. Người đàn ông cũ từng nói, nếu sau khi cưới mà chị Anh không sinh con thì sẽ ly dị.

Khi quen anh Thanh, chị Anh đã “rào trước đón sau” chuyện bản thân khó sinh con. Tuy nhiên, người đàn ông này không đặt nặng vấn đề con cái. “Mình có thể xin con nuôi”. Câu nói này của anh Thanh đã khiến chị Anh mở lòng, đón nhận tình cảm của anh.

hình ảnh

(Ảnh: Thanh Niên)

Phía gia đình chị Anh đồng ý cho mối quan hệ này nhưng cặp đôi lại giấu bố mẹ của anh Thanh vì sợ bị cấm cản hôn nhân. Biết là khó giấu được gia đình trong thời gian dài, người đàn ông mong có đứa con để làm sợi dây gắn kết tình cảm, dễ thuyết phục ông bà nội hơn.

“Xương sống của tôi vẹo sang một bên, 2 chân teo nhỏ chỉ có thể bò để di chuyển. Tôi sợ mình không đủ sức khỏe để sinh con, chồng lại là con trai trưởng”, chị Anh trải lòng.

Sau 2 năm đám cưới, phép màu đã đến với đôi vợ chồng. Ngày con trai chào đời nặng 3kg, khỏe mạnh, anh Thanh vỡ òa vì hạnh phúc. Lúc này, anh run run cầm điện thoại báo cho ba mẹ biết tin họ đã có cháu nội đích tôn.

Khi biết chuyện, bà Thơm (66 tuổi) nghẹn ngào nói: “Sao các con lại giấu, nếu biết trước có một nàng dâu khuyết tật, mẹ cũng chấp nhận”. Sau đó, ông bà bỏ hết công việc, chạy xe máy hơn 2 tiếng để đến nhận con dâu và gặp cháu nội.

hình ảnh

(Ảnh: Thanh Niên)

Khi con gần 1 tuổi, anh Thanh dẫn vợ về nhà ra mắt họ hàng. Ban đầu, chị Anh còn ngại ngùng, tự ti vì phải bò để di chuyển hoặc nhờ chồng bế. Sợ bố mẹ chồng xót con trai, chị không dám nhờ anh Thanh mà tự mình bò đi. Thấy vậy, bố chồng nói: “Con cứ ngồi yên, muốn đi đâu cứ gọi chồng con bế”.

Tâm sự về cuộc sống hiện tại, chị Kim Anh cho biết hai vợ chồng từng gửi con cho ngoại chăm rồi cùng lên quận 12 (TP.HCM) làm việc. Tuy nhiên, anh Thanh gặp cảnh thất nghiệp mấy tháng nay nên về quê chăm con thay ông bà lớn tuổi. Một mình chị Anh ở lại TP.HCM, mưu sinh bằng công việc bán vé số.

Trong căn phòng trọ hơn chục mét vuông, chị lủi thủi với nỗi nhớ chồng con. “Bao năm qua, có lẽ thời điểm này là lúc gia đình tôi rơi vào cảnh khó khăn nhất, vì anh thất nghiệp”, người phụ nữ tâm sự.

hình ảnh

Vì chưa từng được khoác váy cô dâu chụp ảnh cưới, vài tháng trước, chị Anh liên hệ nhóm chụp ảnh cưới miễn phí ở TP.HCM để nhờ hỗ trợ. Nhờ đó, hai vợ chồng có được những tấm ảnh kỷ niệm, đánh dấu năm tháng đồng hành nhiều khó khăn nhưng luôn yêu thương nhau.

Khi xem ảnh, mẹ chồng hỏi chị Anh có định tổ chức đám cưới hay không. Tuy nhiên, chị cho biết vì hoàn cảnh còn khó khăn nên đành tạm gác việc này. “Năm tháng trôi qua, tôi tin tình cảm ba mẹ dành cho tôi là thật, không phải vì tôi sinh được con. Trước những khó khăn, hễ nghĩ về một gia đình còn phải lo, tôi lại có động lực để cố gắng”, người phụ nữ bộc bạch.

Giỗ bố, 2 chị về đưa 500K rồi giao hết cho “dâu trưởng” làm 5 mâm: Chồng nổi nóng ném rổ rau ra sân thế có được không

0

Giỗ bố chồng, 2 người chị chồng về góp 500 nghìn rồi giao hết cho em dâu quán xuyến. Thấy vợ bị bắt ép, người chồng đã thẳng thắn lên tiếng thay vì “một điều nhịn, chín điều lành”. 

Chuyện làm dâu có muôn hình vạn trạng, đôi khi chị em không gặp mâu thuẫn với bố mẹ chồng mà lại mệt mỏi vì “bà cô bên chồng”. Gần đây, mình đọc được tâm sự của nàng dâu khi phải quán xuyến lo cho đám giỗ của bố chồng trong khi 2 người chị chồng lại thờ ơ, ỷ y vào em dâu.

“Tôi về làm dâu mới đó đã ngót nghét được 3 năm rồi, hai vợ chồng sống chung với mẹ chồng, bởi anh là con trai một, bố chồng đã mất được 5 năm rồi. Trên còn có 2 chị, đã đi lấy chồng nhưng cũng ở quanh quanh đó cả, tuy nhiên tôi chẳng ưa bà nào.

Sở dĩ như vậy vì lần nào về ngoại chơi, hai chị xách được ít hoa quả hoặc biếu xén cho mẹ vài trăm nghìn rồi ngồi vắt chân tám chuyện với nhau. Mẹ chồng tôi rất thương con gái, lần nào hai chị về mẹ lại sai con dâu đi chợ mua hết món này món khác để đãi con gái, còn bà xoắn xuýt ngồi trò chuyện với con gái. Đến bữa thì kéo xuống ngồi ăn cơm, ăn xong thì lên ngồi ăn hoa quả, tuyệt nhiên không ai phụ tôi một tay”, nàng dâu kể lại.

hình ảnh

(Ảnh minh họa: 2sao)

Đến khi nhà có việc, mọi người lại ỷ y là có con dâu biết quán xuyến nên gần như là giao hết cho cô. Nhà tuy đông người, dâu rể có đủ nhưng mọi việc gần như là do một mình con dâu lo liệu. Hễ có ai nói gì là 2 chị chồng lại oang oang “việc đó đã có dâu trưởng lo”.

“Suốt 3 năm qua, cứ đến ngày giỗ là tôi lại phải thức khuya dậy sớm đi chợ, lo cỗ bàn một mình. Mẹ chồng tôi không khéo nên chỉ phụ nhặt rau, rửa rau thôi. Còn mấy chị chồng, dù dặn về sớm rồi nhưng đến giờ cúng còn chẳng thấy mặt mũi đâu, thậm chí có năm còn phải giục, mời tới ăn.

Đã thế, ngồi ăn còn bình phẩm, lúc thì chê nấu ít món, lúc thì trách nấu nhiều quá lãng phí, lúc thì chê món này nhạt, món này mặn… Tôi tức lắm nhưng vì là dâu mới nên cũng ngại nói”, nàng dâu trải lòng.

Gần đây, đến dịp giỗ bố chồng và cũng như nhiều năm trước, gia đình làm 5 mâm cỗ để đãi bà con đến chơi. Mọi năm là do nàng dâu quán xuyến nhưng năm nay, cô vừa xuất viện vì bệnh sốt xuất huyết, sức khỏe còn chưa hồi phục hẳn nên có mở lời nhờ mẹ và các chị phụ lo giỗ.

“Vậy mà sáng sớm hôm giỗ, mới 4 rưỡi sáng mẹ chồng đã giục tôi dậy để đi chợ mua đồ về làm giỗ.

Tới 10 giờ sáng, cỗ cũng chuẩn bị xong. Tôi sắp một mâm lên cho chồng và mẹ thắp hương trước rồi xuống chuẩn bị mấy mâm cỗ còn lại. Đến lúc này, nhà hai chị chồng mới đủng đỉnh đi tới.

Những tưởng lần này hai chị sẽ xuống bếp giúp tôi nấu nốt mấy mâm cỗ, thực ra cũng chẳng có gì nhiều, chỉ cần xào nấu một chút là xong, thực phẩm tôi sơ chế hết rồi. Nhưng nào mà ngờ, hai chị lại dúi tiền vào tay tôi, tổng cộng được 500 nghìn như thói quen cũ rồi lên nhà ngồi tám chuyện với nhau.

Ngán ngẩm, tôi lại một mình lúi húi trong bếp chặt gà, xào rau, pha nước mắm,… Một lúc sau chồng từ trên phòng thờ đi xuống, thấy anh chị ngồi nói chuyện rôm rả thì khó chịu lắm. Anh bảo tôi lên nhà nghỉ ngơi để anh gọi mấy chị xuống làm. Tôi chưa kịp nói gì thì chồng đã đi lên nhà, gọi các chị xuống phụ. Hai chị chồng chẳng thèm nhấc mông đứng dậy, vẫn ngồi im tại chỗ ngó xuống bếp toang toác cái mồm:

– Có 5 mâm cỗ mà làm như nặng nhọc lắm ấy. Các chị tuy không góp công nhưng cũng góp của rồi đó thôi. Mợ là dâu trưởng, làm là đúng rồi. Các chị là gái đã đi lấy chồng, về nhà cũng chỉ là khách thôi.

Chị gái chưa kịp nói hết câu, chồng tôi đã xuống bếp cầm mấy rổ rau hất thẳng ra sân rồi quát ầm lên: “5 mâm cỗ các chị góp được vài trăm nghìn mà cứ nghĩ là to lắm. Năm nào cũng chỉ biết ngồi ăn, không biết làm. Vợ tôi mới xuất viện được vài ngày mà các chị bắt cô ấy làm một mình từng này mâm cỗ mà coi được à? Đây là giỗ bố, người sinh ra các chị chứ không phải người ngoài đâu”. 

Thấy chồng tôi làm căng, mẹ chồng và các chú bác liền lên tiếng khuyên can. Một lúc sau khi chồng đã hạ hỏa, tôi cũng lấy hết dũng khí, dịu giọng nói với hai chị chồng và mẹ chồng:

– Xưa nay các chị nói em là dâu trưởng, có quyền lo liệu mọi việc thì nhân đây em cũng nói luôn. Từ nay trở về sau, trong nhà có công có việc gì em sẽ đặt cỗ người ta làm. Em cũng thuê luôn khâu rửa bát vì ai cũng bận bịu công việc cả, em cũng không có sức làm hết một mình.

Giá thị trường một mâm cỗ rẻ nhất cũng 700-800 nghìn, rửa một mâm 20 nghìn. Như hôm nay nếu đặt 5 mâm cỗ ít nhất cũng 5 triệu thì anh em trong nhà chia nhau góp vào. Chồng em là con trai trưởng sẽ lo bánh kẹo, hoa quả thắp hương trên bàn thờ, tiền cỗ cũng sẽ bỏ phần hơn một chút, còn lại mọi người chia nhau.

Mấy chị chồng nghe em nói vậy thì xanh mặt, mẹ chồng cũng chẳng dám nói thêm vì sợ chồng tôi nổi cáu. Đúng như tôi dự đoán, trước giờ hai chị chồng sống tính toán, chi li từng tí một, nghe thấy bảo đặt cỗ thì “rén” lắm, tiếc tiền nên sau vài phút đắn đo, họ liền xuống giọng bảo vợ chồng tôi:

– Có mấy mâm cỗ đặt làm gì cho tốn kém, để lần sau anh chị về sớm, mấy anh chị em tập trung nấu cỗ cho đầm ấm. Trước cũng là anh chị sơ suất rồi, cho anh chị xin lỗi nhé”. 

hình ảnh

(Ảnh minh họa trái: VNE / Ảnh minh họa phải: Báo Cà Mau)

Mình nghĩ đây là thực trạng của nhiều nàng dâu gặp phải khi mang tiếng “dâu trưởng” hay “dâu độc nhất trong nhà”. Gặp chị/em chồng biết điều còn đỡ, đằng này gặp những người toàn lười biếng hay tính toán, ki bo. Đám giỗ bố chồng nhưng nàng dâu trong câu chuyện trên phải “ôm” hết, từ đi chợ, nấu nướng, dọn dẹp và cả khoản tiền mua đồ. Trong khi đó, các chị chồng tuy mang tiếng con gái ruột nhưng phụ 500k rồi làm ra 5-6 mâm, thử hỏi số tiền đó bõ bèn gì?

Cách giải quyết của người chồng là điều an ủi trong trường hợp này bởi ít nhất anh còn thương vợ, hiểu được thiệt thòi của vợ và sự quá quắt của các chị. Phụ nữ về nhà chồng làm dâu mà gặp cảnh bị hiếp đáp thế này, nếu không có người chồng tâm lý, hiểu chuyện, cứng rắn thì còn biết dựa vào ai!

Đêm nào đúng 12h mẹ chồng lại bưng bát cơm trắng vào phòng cháu nội suốt 1 tuần, tôi hỏi để làm gì thì bà không nói, hôm đó tôi lén mở hé cửa ra nhìn vào thì thấy

0

Tôi nhìn kĩ động tác của đứa trẻ khi được bà bưng bát cơm nóng vào phòng.

Tôi lấy chồng là con trai trưởng trong gia đình, dưới chồng tôi còn một cô em nữa nhưng gia đình định cư bên Mỹ thỉnh thoảng mới về thăm. Bố chồng lại mất sớm, chính vì thế dù gia đình có điều kiện nhưng chồng tôi vẫn nhất quyết đón mẹ chồng về ở chung chứ không mua cho bà một căn hộ khác. Tôi thì cũng không thích cảnh sống chung với mẹ chồng nhưng ý chồng đã quyết nên tôi cũng thành làm theo.

Cũng vì sống chung nên cách tốt nhất để không phải cãi nhau là tôi tránh tuyệt đối tiếp xúc nhiều nhất có thể. Ấy vậy nhưng nhiều việc bà làm trong nhà vẫn khiến tôi cảm thấy không thoải mái chút nào.

Nhà tôi có hai đứa trẻ, 1 đứa đang học cấp 2 và 1 đứa đang học tiểu học. Có lẽ cũng chính vì có bà nội ở nhà nên chúng bắt đầu trở nên hư hơn, lúc nào cũng phản kháng lại mẹ vì được bà chiều chuộng. Nhiều lúc tôi cũng phải ra mặt nói thẳng với mẹ chồng không được chiều cháu vì như thế tôi rất khó dạy dỗ con.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Thế nhưng có lẽ bà vẫn bỏ ra ngoài tai những lời tôi nói hoặc những lúc chồng có ở nhà thì sẽ lớn tiếng nói “Hay là tôi ra ở riêng để chị cảm thấy dễ chịu hơn”. Sợ mất điểm trước chồng nên tôi đành câm lặng không nói gì nữa nhưng cũng không biết phải làm thế nào để giáo dục những đứa con đang tuổi lớn của mình. Cho đến khi tôi bất ngờ phát hiện ra một sự việc lớn, tôi đã phải suy nghĩ rất nhiều.

Đó là đợt vừa rồi khi cậu con trai lớn của tôi lao vào những ngày tháng ôn thi cuối kì để chuẩn bị chuyển cấp, vì vậy con đi học nhiều hơn. Thậm chí sau khi đi học thêm ở ngoài về tới nhà đã 10h tối lại tiếp tục ngồi ôn tập bài vở. Thế nhưng khoảng thời gian ấy tôi lại không hề hay biết gì vì đúng lúc công ty tôi làm việc cũng gặp trục trặc đơn hàng ở nước ngoài phải xử lý cả ngày, có khi đến tối mới về đến nhà.

Chính vì thế tôi cũng quên mất đi việc phải chuẩn bị đồ ăn khuya cho con khỏi đói mà chỉ thấy rằng đêm nào mẹ chồng tôi cũng bưng vào phòng cho cháu 1 bát cơm trắng. Thấy vậy tôi cũng không hài lòng mà nói rằng “khuya rồi không nên ăn cơm trắng mà chỉ nên ăn nhẹ như hoa quả hoặc sữa thôi mẹ. Mẹ làm thế không tốt cho sức khỏe của cháu”.

 

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Nói xong tôi cũng lên giường đi ngủ mà không để ý gì nhiều nữa. Thế nhưng có điều khiến tôi dần dần cảm thấy nghi ngờ rằng đứa con ngày thường của tôi thường không mấy háo hức với việc ăn cơm mà sao nay bà mang cơm vào phòng lúc 22h đêm mà ngày nào nó cũng chén sạch sẽ. Chẳng có nhẽ con đói tới mức đó sao? Lâu dần tôi cảm thấy làm lạ vì thói quen này của mẹ chồng và con trai, chính vì thế tôi quyết định tìm hiểu sự việc một chút.

Buổi tối ngày hôm đó cũng theo thường lệ tôi thấy bà lấy bát cơm trắng để phần cho cháu vào trong tủ lạnh vào bữa tối. Sau khi dọn dẹp xong tôi cũng giả vờ vào phòng ngủ như thường nhưng sau đó lại lén lút quan sát từ phía sau. Tôi thấy mẹ chồng lấy bát cơm ra cho vào lò vi sóng và quay nóng trước khi bưng vào cho cháu nội, sự việc cũng không có gì quá kì lạ.

Tôi không lên tiếng gì cả mà quyết định đi theo bà tiến gần đến cửa phòng con trai, và có lẽ những điều tôi nhìn thấy sau đó khiến bản thân đã phải suy nghĩ rất nhiều. Qua khe cửa phòng con trai tôi thấy được mẹ chồng bưng bát cơm trắng đến cho cháu trai và đứa trẻ hạnh phúc vô cùng. Đứa trẻ đón lấy, cầm đôi đũa đảo nhẹ cơm từ đáy bát ra để lộ 1 chiếc xúc xích – món ăn mà đứa bé thích nhất.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Người bà ân cần ngồi dỗ dành đứa trẻ ăn nhanh cho hết bát để sau đó còn học nốt bài. Thoạt đầu tôi khá là giận mẹ chồng vì mang cho cháu ăn xúc xích, món mà tôi vẫn cấm những đứa trẻ không được ăn vì không hề mang lại lợi ích sức khỏe gì nhưng sau đó, chính nụ cười hồn nhiên, vui tươi của con trai đã khiến tôi phải thay đổi suy nghĩ.

Chưa bao giờ con ngồi ăn cơm với tôi mà lại cười vui đến vậy nhưng với bát cơm trắng và 1 cây xúc xích của bà nội lại khiến đứa trẻ vui đến lạ thường. Trở về phòng ngủ, tôi rưng rưng nước mắt vì có lẽ bao lâu qua tôi đã chưa quan tâm đến các con để những đứa trẻ dần trở nên xa cách, với chúng bà nội mới là người đem lại cảm giác yêu thương mà tôi lại còn từng có ý định “tước” đi của chúng.

Trên thực tế ông bà lớn tuổi thường có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc và nuôi dạy trẻ, họ về già có thể chia sẻ áp lực nuôi con cho người trẻ giúp gia đình hòa thuận hơn. Tuy nhiên về nhược điểm, người già có xu hướng chiều chuộng con cái quá mức, hình thành một kiểu hành vi “làm hư”, điều này sẽ gây bất lợi cho sự trưởng thành của trẻ.

Tuy nhiên không phải bất kì những việc gì ông bà nuông chiều cháu đều “gắn mác” làm hư đứa trẻ mà điều này cần phải được sự cân nhắc cẩn trọng và suy tính kĩ càng. Hãy đứng từ phương diện của một đứa trẻ để hiểu thêm những mong muốn của chúng khi được bố mẹ hay ông bà chăm sóc thì sẽ khác nhau như thế nào.

Nhu cầu của trẻ trong cuộc sống có bố mẹ và ông bà là gì? Chúng cần tình yêu thương và chăm sóc từ tất cả các thành viên trong gia đình hơn là một cuộc sống đầy đủ vật chất nhưng thiếu đi tình yêu thương.

Từ đó thế hệ trẻ và những thế hệ lớn tuổi cần có sự dung hòa trong những cách giáo dục con nhỏ để đem lại những điều tốt đẹp nhất cho tương lai của chúng.

72 tuổi vợ mất, tôi kết hôn với vợ trẻ được 2 năm, có gần 1 tỷ tiết kiệm tôi đưa cho vợ giữ hết. Đêm nào cũng phải phục vụ vợ nên tôi quá sức phải nhập viện, lúc này mới nhận ra sự thật bẽ bàng.

0

Sau khi phát hiện sự thật này, tôi bỗng cảm thấy thất vọng với cuộc hôn nhân lần thứ hai.

Tôi tên là Trương Quốc Cường, năm nay tôi 72 tuổi. Bốn năm trước, sau khi người vợ đầu tiên của tôi qua đời, tôi sống một mình tại thành phố lớn. Các con đều bận rộn với cuộc sống riêng nên tôi ít khi gặp mặt con cái. Dù tôi có lương hưu nhưng việc sống một mình khiến tôi không tránh khỏi sự cô đơn. Vì vậy, tôi quyết định tìm một người bạn đời để cùng chung sống.

Hai năm trước, qua sự giới thiệu của một người bạn, tôi đi xem mắt và gặp được Lý Mai. Bà ấy kém tôi 5 tuổi, từng là giáo viên trước khi nghỉ hưu. Tại buổi gặp mặt, chúng tôi trò chuyện vui vẻ và cảm thấy rất hợp nhau. Do đó, sau một thời gian tìm hiểu và thử sống cùng nhau, chúng tôi quyết định về chung một nhà.

72 tuổi, lấy vợ mới được 2 năm, tôi ‘bật ngửa’: Đưa hết tiền cho vợ giữ, khi ốm đau nhập viện nhận ra sự thật bẽ bàng- Ảnh 1.

(Ảnh minh hoạ)

Để tránh những rắc rối về sau, chúng tôi đã thống nhất rằng Lý Mai sẽ giữ lương hưu của tôi hàng tháng. Đồng thời, bà ấy cũng sẽ lo chi phí sinh hoạt và các khoản chi tiêu khác của gia đình. Lý Mai nói điều này sẽ giúp chúng tôi quản lý cuộc sống tốt hơn. Tôi thấy ý kiến này của Lý Mai hợp lý nên đã đồng ý.

Ban đầu, mọi việc diễn ra rất suôn sẻ, vợ chồng tôi sống với nhau rất hòa thuận. Lý Mai sắp xếp, quản lý nhà cửa vô cùng ổn thỏa. Bà ấy thích làm việc nhà và đọc sách. Thỉnh thoảng, chúng tôi sẽ cùng nhau mua sắm ở siêu thị và đi dạo ở công viên vào cuối tuần. Lúc này, tôi cảm thấy thật trọn vẹn và bình yên.

Tuy nhiên, sau thời gian dài chung sống cùng vợ mới, tôi dần phát hiện ra một số vấn đề. Lý Mai quản lý tiền bạc rất nghiêm ngặt, thậm chí có phần cực đoan. Mỗi lần tôi muốn mua cái gì mình thích, bà ấy đều khuyên can tôi rằng những thứ đó mua về chỉ phí tiền, không thiết thực.

Niềm hạnh phúc giả dối

Cách đây không lâu, tôi đã đồng ý tham gia buổi họp lớp thông qua lời mời của một người bạn học cũ. Mọi người đã trò chuyện vui vẻ trong bữa tiệc, nhưng tôi chỉ biết im lặng và không ngừng nghĩ về lời dặn phải tiết kiệm tiền của Lý Mai.

Thậm chí, tôi còn hơi ngần ngại khi mời bạn bè đi uống một tách cà phê. Vừa về tới nhà, Lý Mai đã ngay lập tức tra hỏi tôi về chi phí của bữa tiệc. Sau khi nghe tôi trình bày mọi chi phí của bữa tiệc, bà ấy tỏ ra khó chịu, trách móc tôi vài câu nhưng cũng miễn cưỡng chấp nhận.

Chuyện này xảy ra thường xuyên khiến tôi bắt đầu cảm thấy hơi bất mãn. Tuy nhiên, vì sự hòa thuận trong gia đình, tôi nhẫn nhịn chịu đựng và không tranh cãi. Cho đến một tháng trước, tôi đột nhiên cảm thấy không khỏe nên đi khám và  bác sĩ chẩn đoán cần nhập viện.

Sau khi nhập viện, Lý Mai hàng ngày đều đến chăm sóc, trò chuyện cùng tôi. Sự quan tâm của bà ấy khiến tôi cảm thấy ấm áp đôi chút. Tuy nhiên, khi thời gian nằm viện kéo dài, tôi dần phát hiện có điều gì đó không ổn. Một ngày nọ, bác sĩ đến giường thăm khám và nói rằng tôi cần phải trả thêm chi phí điều trị.

72 tuổi, lấy vợ mới được 2 năm, tôi ‘bật ngửa’: Đưa hết tiền cho vợ giữ, khi ốm đau nhập viện nhận ra sự thật bẽ bàng- Ảnh 2.
(Ảnh minh hoạ)

Nghe thấy vậy, Lý Mai có hơi do dự nhưng cuối cùng vẫn miễn cưỡng đồng ý. Vài ngày sau, bác sĩ lại tới và nói rằng tôi chưa thanh toán đủ viện phí. Lần này, thái độ của Lý Mai có phần lạnh lùng, thậm chí bà ấy  bắt đầu phàn nàn:  “Lương hưu của chúng ta không nhiều, ông phải nhập viện như thế này thì quá đắt.”

Nghe những lời của bà ấy, tôi thấy buồn trong lòng. Lương hưu của tôi không phải ít. Trước khi kết hôn với Lý Mai, lương hưu của tôi không chỉ trả được hết sinh hoạt phí mà còn dư thêm một khoản tiền khá nhiều. Bên cạnh đó, Lý Mai cũng có lương hưu riêng, tháng nào bà ấy cũng quản lý chi tiêu chặt chẽ nhưng luôn than vãn không đủ chi trả các khoản phí.

Bất chợt, tôi nhận ra rằng việc Lý Mai quản lý tiền bạc không phải vì tương laichung của chúng tôi mà vì lợi ích của chính bà ấy. Tới thời khắc này, tôi mới biết sự quan tâm của bà ấy dành cho tôi chỉ là bề ngoài, vốn dĩ cuộc hôn nhân này chỉ có tôi dành ra hết tâm can.

Sau một thời gian, tình trạng bệnh của tôi dần được cải thiện, bác sĩ nói tôi có thể xuất viện. Về tới nhà, tôi cảm thấy bầu không khí có phần căng thẳng. Thái độ của Lý Mai cũng trở nên lạnh lùng, thậm chí có chút tránh né tôi.

Những ngày tháng sau đó, chúng tôi không còn nói chuyện hay tâm sự với nhau, sự im lặng trong nhà đối với tôi giống như cực hình. Một hôm, tôi tình cờ nghe được cuộc điện thoại của Lý Mai với một người bạn. Qua điện thoại, bà ấy chia sẻ như thể tôi chẳng sống được bao lâu:  “Sức khỏe của chồng tôi ngày càng tệ. Tiền thuốc thang, viện phí khiến tôi đau đầu. Sống cùng một người đàn ông ‘gần đất, xa trời’ khiến tôi cảm thấy phát ngán”.

Nghe được những lời này, tôi cảm thấy vô cùng buồn bã và thất vọng. Tôi chợt nhận thấy cuộc hôn nhân thứ hai chẳng khác nào một cuộc giao dịch. Khi lợi ích bị đe dọa, cuộc hôn nhân bỗng trở nên vô giá trị. Đêm đó, tôi quyết định nói chuyện với Lý Mai:  “Chúng ta đã ở bên nhau được 2 năm. Cảm ơn bà đã quan tâm đến tôi. Nhưng tôi cảm thấy mối quan hệ giữa chúng ta đã không còn được tốt đẹp như trước. Vì vậy, chúng ta hãy ly hôn!”.

Nghe vậy, Lý Mai sửng sốt một chút rồi cười khẩy:  “Tôi cũng sớm muốn ly hôn từ lâu, chẳng. Giờ chúng ta coi như giải thoát cho nhau”.
Tôi dần biết cách tận hưởng cuộc sống
Ngày hôm sau, Lý Mai thu dọn đồ đạc và rời khỏi nhà. Nhìn bà ấy rời đi, tôi cảm thấy nhẹ nhõm. Những ngày tháng sống một mình lại bắt đầu, dù có chút cô đơn nhưng tôi lại cảm nhận được sự tự do đã mất từ lâu. Giờ đây, tôi lại được giữ lương hưu và chi tiêu sinh hoạt phí một cách hợp lý.

Tuy nhiên, sống một mình không hề đơn giản như tưởng tượng. Do tuổi tác, thể trạng không ổn định khiến tôi thường thấy mệt mỏi. Một ngày nọ, tôi đột ngột ngất xỉu ở nhà. Khi tỉnh dậy, tôi thấy mình đang nằm trên giường bệnh. Bác sĩ nói với tôi rằng chính người hàng xóm đã gọi điện thoại cấp cứu và đưa tôi đến bệnh viện.

Lần nhập viện này khiến tôi nhận ra rằng sống một mình thực sự rất khó khăn, tuy nhiên tôi cũng không còn cách nào khác. Con trai cũng khuyên tôi dọn tới nhà các con sống chung nhưng tôi nhất quyết không đồng ý. Tôi lo ngại rằng bản thân sẽ làm phiền tới các con. Cuối cùng, con trai và con dâu cũng tôn trọng quyết định của tôi, giúp tôi đóng gói hành lý để xuất viện về nhà. Đồng thời, các con cũng đề nghị thuê bảo mẫu tới chăm sóc. =

Ít hôm sau, =bảo mẫu đã tới, chúng tôi trò chuyện thân thiết và sống với nhau hòa hợp. Bảo mẫu thường chia sẻ những câu chuyện về cuộc sống hạnh phúc tuổi già với chồng và các con khiến tôi không khỏi ngưỡng mộ. Dù vậy, do ám ảnh về cuộc hôn nhân thất bại với Lý Mai, tôi quyết định sẽ không kết hôn nữa.

Để bớt nhàm chán, tôi bắt đầu tham gia các hoạt động dành cho người cao tuổi và gặp gỡ một số người bạn mới. Chúng tôi trò chuyện, chơi cờ, tập thể dục. Ngoài ra, tôi bắt đầu học cách tận hưởng cuộc sống. Tôi đi học tại các lớp dạy vẽ, trồng hoa, làm bánh,…

Nhìn lại những trải nghiệm của mình, tôi cảm thấy vô cùng xúc động và hài lòng. Dù cuộc sống còn nhiều thử thách, khó khăn nhưng tôi đã dần học được cách đối mặt và vượt qua những điều tiêu cực. Bên cạnh đó, trong quá trình này, mỗi trải nghiệm đều khiến tôi cảm thấy tự tin và tràn đầy sức sống.

Cả con lợn chỉ có 1 bộ phận 2 lạng: Quý như nhân sâm ngàn năm, ăn nhiều cũng chẳng lo béo

0

Nếu đi chợ gặp được phần thịt lợn này, đừng bỏ qua vì đây là phần thịt rất giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe của con người.

Khi tới chợ, hầu hết mọi người thường tập trung vào việc chọn thịt ba chỉ, thịt bắp hoặc thịt mông để mua. Thêm vào đó, sườn lợn cũng là một lựa chọn ưa thích, tuy nhiên, thực tế là chỉ có một phần nhỏ trên cơ thể con lợn, ước tính chỉ khoảng 200g.

Mặc dù khối lượng nhỏ nhưng phần thịt này lại được coi là ngon nhất trong toàn bộ cơ thể lợn, có hương vị thơm ngon và giàu dinh dưỡng, không khác gì như nhân sâm ngàn năm với phần thịt má đào.

Mua thịt má đào chú ý gì?

Phần thịt má đào rất hiếm và hạn chế, nếu muốn mua, người mua cần phải đến chợ sớm hoặc thậm chí cần phải trước thông báo với người bán để đảm bảo có hàng. Điều quan trọng khi lựa chọn mua thịt má đào là cần chú ý đến các đặc điểm sau:

phan-thit-cuc-ngon-cua-lon-nhung

Bề mặt của miếng thịt má đào cần phải khô ráo, không bị ẩm. Nếu thấy miếng thịt ẩm hoặc có vẻ ướt, có thể là do đã bị bơm nước hoặc đông lạnh.

Màu sắc của thịt cần phải tươi sáng, đỏ hồng, không có dấu hiệu thâm đen.

Thịt không nên có mùi kháng khác thường, không có hiện tượng chảy nước hoặc mất độ đàn hồi.

f

Thịt má đào nấu gì ngon?

Thịt má đào kho trứng cút

Để làm món này bạn áp dụng công thức không khác nhiều so với cách kho thịt thông thường. Thịt mua về bạn rửa sạch cùng nước muối, trứng cút bạn luộc rồi bóc vỏ. Trước khi kho bạn ướp thịt với nước mắm, muối, đường, bột ngọt, hành tím, ớt băm.

Khi kho bạn cho nước màu vào, sau đó xào sơ thịt đã ướp kho cùng cho nước dừa để thịt ngọt tự nhiên. Cuối cùng cho trứng cút vào là đã hoàn thành. Món thịt má đào kho này không hề dễ ngấy như thịt mỡ thông thường mà còn mềm dẻo nhờ có vừa gân vừa thịt.

Thịt má đào xào rau củ

Nhiều người còn đem thịt má đào đi xào rau củ, hương vị thơm ngon độc đáo và được ví như thịt diềm thăn của con bò. Bạn có thể xào thịt má đào cùng các loại rau củ như ớt chuông, đậu Hà Lan, bắp non,… Hương vị thơm ngọt từ rau củ tươi, bổ dưỡng cùng những thớ gân thịt mềm đảm bảo không ai chế được.

phan-thit-cuc-ngon-cua-lon-nhung-nhieu-nguoi-da-bo-qua-202202140008260612

Thịt má đào nướng

Nếu là thịt thông thường khi nướng lên rất dễ bị khô và xơ nhưng thịt má đào thì thấm gia vị sâu vào thịt và chín mềm. Để tiết kiệm thời gian chế biến bạn có thể dùng gói gia vị ướp thịt nướng nhé. Khi chế biến bạn có thể nướng cùng các loại rau củ là có thể làm một bữa tiệc BBQ nhỏ rồi.

phan-thit-cuc-ngon-cua-lon-nhungf

Không chỉ vướng tin đồn có “b.é ba”, Shark Bình còn thay đổi hoàn toàn khiến Phương Oanh không kịp trở tay sau 1 năm

0

Không chỉ đón thêm 2 thành viên mới, Shark Bình còn có nhiều thay đổi chóng mặt chỉ sau một năm cưới vợ.

Mới đây, Shark Bình đăng tải trên trang cá nhân khoảnh khắc ngày này năm xưa và hiện tại nhân dịp kỷ niệm 1 năm về chung nhà với Phương Oanh. Theo đó, vào khoảng thời gian này năm ngoái, Shark Bình và Phương Oanh tổ chức lễ ăn hỏi tại Hà Nam – quê nhà cô dâu. Ngay sau đó, cặp đôi có chuyến đi hưởng tuần trăng mật tại Mỹ.

Do đó, trong bài đăng của mình, Shark Bình chia sẻ clip khi hai vợ chồng thảnh thơi tận hưởng cuộc sống hôn nhân, đối lập hoàn toàn với hiện tại. “Kỷ niệm 1 năm. Năm ngoái còn tung tẩy “vật nhau” ngoài đường phố. Năm nay có thêm tận 2 cục bông, vi diệu thật”, nam doanh nhân bày tỏ.

Có thể thấy sau 1 năm về chung nhà, cuộc sống của Shark Bình và bà xã Phương Oanh đều có nhiều thay đổi. Vị “cá mập” nhận nhiều lời khen bởi nhan sắc ngày càng trẻ trung, phong độ vì được vợ chăm sóc cẩn thận. Bên cạnh đó, thay vì có một người bạn đời đồng hành, Shark Bình có thêm 2 nhóc tỳ quấn quít.

Mỗi khi về nhà, nam doanh nhân cũng dành phần lớn thời gian để chơi cùng các con. Hai em bé sinh đôi Jimmy và Jenny dù còn rất nhỏ những cũng tỏ rõ sự hào hứng, thích thú khi ở cạnh bố.

Về phía Phương Oanh, từ khi lấy chồng, cô hoàn toàn ngưng lại sự nghiệp diễn xuất, lui về chu toàn cho tổ ấm. Trong suốt khoảng thời gian mang thai, Phương Oanh vẫn đều đặn vào bếp, chế biến những món ăn ngon cho ông xã. Hiện tại, kết thúc khoảng thời gian 1 tháng ở cữ, Phương Oanh cũng nhanh chóng trở lại với công việc xây dựng kênh TikTok, làm quảng cáo và kinh doanh bất động sản.

 

Dù công việc bận rộn, Shark Bình vẫn dành nhiều sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc cho vợ con. Nam doanh nhân cũng được cộng đồng mạng gọi vui là “chồng nhà người ta” bởi luôn biết cách khiến bà xã Phương Oanh bất ngờ, cảm động đến mức bật khóc. Không những vậy, nam doanh nhân cũng không ngần ngại thể hiện tình yêu thương của mình với vợ trên MXH. Shark Bình hay bày tỏ bản thân “nghiện” cơm vợ nấu và luôn luôn là một trong số những người tương tác nhanh nhất khi Phương Oanh đăng tải hình ảnh mới.

 

 

Thời gian gần đây, cặp đôi bất ngờ vướng sóng gió khi Shark Bình bị đồn ngoại tình với hot girl khác. Song, vị “cá mập” cũng nhanh chóng lên tiếng phủ nhận, thể hiện sự bức xúc khi bị dựng chuyện, bôi nhọ danh dự. Shark Bình và Phương Oanh cũng có nhiều động thái khẳng định gia đình vẫn hạnh phúc và không mấy quan tâm đến lời đồn bên ngoài.

Shark Bình và Phương Oanh công khai hẹn hò từ tháng 8/2022. Cho đến tháng 6/2023, trải qua nhiều sóng gió, cả hai đăng ký kết hôn tại quê nhà. Sau đó 1 tháng, Phương Oanh và Shark Bình tổ chức dạm ngõ tại Hà Nam với sự chúc phúc của gia đình và bạn bè thân thiết.

Đến tháng 11/2023, Phương Oanh thông báo mang thai đôi. Cặp đôi cũng quyết định hoãn tổ chức đám cưới để đảm bảo sức khỏe cho Phương Oanh. Vợ chồng Shark Bình chào đón 2 thiên thần nhỏ vào giữa tháng 5 vừa qua. Trong suốt khoảng thời gian từ khi mang thai đến hiện tại, nữ diễn viên luôn có chồng và 2 bên gia đình chăm sóc, hỗ trợ khiến nhiều người ngưỡng mộ bởi cuộc sống hôn nhân viên mãn.

Nh;óm đ;ối tư;ợng người Tr/ung Quố/c sá/t h/ại, p/hi t/ang t/hi th/ể tài xế taxi Mai Linh

0

Công an tỉnh Quảng Bình đã bàn giao nhóm đối tượng liên quan đến vụ giết tài xế taxi cho Công an tỉnh Quảng Ngãi tiếp nhận, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Ngày 29-7, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Ba Đồn, Công an tỉnh Quảng Bình đã bàn giao các đối tượng Huang Jie Cheng (SN 2006), Luo Shi Jun (2008) và Gan Ying (SN 2007) quốc tịch Trung Quốc liên quan đến vụ giết tài xế taxi cho Công an tỉnh Quảng Ngãi tiếp nhận, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Ba người mang quốc tịch Trung Quốc tại cơ quan công an. (Ảnh: CACC)

Lúc 8 giờ ngày 28-7, lực lượng Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Bình đang tiến hành tuần tra trên Quốc lộ 1 qua phường Quảng Thuận, thị xã Ba Đồn thì phát hiện ô tô taxi Mai Linh (loại 5 chỗ), mang biển số 14A – 325.45 đang lưu thông theo hướng Nam – Bắc có dấu hiệu nghi vấn nên ra tín hiệu dừng để kiểm tra.

Tuy nhiên, tài xế không chấp hành hiệu lệnh mà tiếp tục bỏ chạy với tốc độ cao hơn. Khi chạy đến địa bàn phường Quảng Thọ, thị xã Ba Đồn, xe taxi va chạm với xe máy BKS: 3K4 – 9426 do chị Nguyễn Thị Huyền (SN 1991) điều khiển. Lực lượng CSGT Quảng Bình bắt kịp và đề nghị tài xế dừng, xuống xe để giải quyết, nhưng tài xế tiếp tục nhấn ga bỏ chạy.

Khi đến khu vực chợ Xép ở phường Quảng Long, thị xã Ba Đồn, ô tô trên tiếp tục va chạm với xe mô tô BKS 73E1 – 345.12 do ông Phan Văn Cảnh (SN 1962, trú tại phường Đồng Sơn, TP Đồng Hới) điều khiển đi cùng chiều và tài xế ô tô tiếp tục bỏ chạy đến khu phố 1, phường Ba Đồn, thị xã Ba Đồn và tiếp tục va chạm với ô tô mang biển số 81A – 209.72 do anh Nguyễn Xuân Đính (SN 1970, trú huyện Chư B Rông, tỉnh Gia Lai) điều khiển.

Tổ tuần tra CSGT Công an Quảng Bình vừa bám theo chiếc taxi 14A – 325.45, vừa điện báo cáo với chỉ huy đơn vị. Lãnh đạo Phòng CSGT báo cáo vụ việc với lãnh đạo Công an Quảng Bình, đồng thời phối hợp với Công an thị xã Ba Đồn sử dụng các biện pháp bắt giữ được ô tô taxi gây tai nạn liên hoàn.

Chiếc taxi bị cướp, gây tai nạn liên hoàn

Tài xế điều khiển ô tô taxi bị bắt giữ là Luo Shi Jun; đi cùng trên xe còn có 2 người là Huang Jie Cheng và Gan Ying.

Cô giáo mầm non H-O-T nhất hôm nay

0

(Dân trí) – Sau việc một cô giáo mầm non tại Đắk Lắk bị đăng tải hình ảnh, đoạn tin nhắn với một cán bộ xã, sau đó bị lộ clip “nóng” với một người đàn ông chưa rõ danh tính, nhà trường đã làm việc với cô giáo.

Một lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Ea Kar (Đắk Lắk) xác nhận, đơn vị đã có báo cáo UBND huyện liên quan vụ một cô giáo mầm non trên địa bàn bị lộ clip “nóng” để xem xét, chỉ đạo vụ việc.Vị lãnh đạo Phòng GD&ĐT huyện Ea Kar thông tin, phía đơn vị đã nhận được báo cáo từ Ban giám hiệu Trường mầm non H.D. xoay quanh vụ việc hình ảnh, đoạn tin nhắn, clip “nóng” của cô giáo T. (33 tuổi) bị phát tán trên mạng xã hội.Báo cáo vụ cô giáo mầm non lộ clip nóng - 1Nội dung đăng tải trên mạng xã hội về hình ảnh, tin nhắn được cho là của cô giáo T. và một cán bộ địa chính xã (Ảnh: Chụp màn hình).

Trong báo cáo của nhà trường thể hiện rõ, cô giáo T. đã làm tường trình về vụ việc, qua đó thừa nhận, trong một lần di ăn tiệc cưới có chụp ảnh chung cùng ông Th. (50 tuổi, cán bộ địa chính xã Cư Yang, huyện Ea Kar) và đây là chuyện bình thường.

Riêng đoạn clip nhạy cảm giữa cô giáo T. cùng một người đàn ông, cô giáo này cho rằng đây là giữa cô và chồng mình.Lãnh đạo Phòng GD&ĐT huyện Ea Kar cho biết, cô giáo T. cũng khẳng định người đăng tải các thông tin vụ việc giữa cô và ông Th. là chồng mình. Chồng cô giáo T. đã sử dụng trang cá nhân của cô T. để đăng tải hình ảnh, đoạn tin nhắn chứ không phải cô T.“Phòng GD&ĐT không có chức năng để xác định người trong đoạn clip “nóng” là giữa cô T. cùng chồng hay với người đàn ông khác, do đó, Phòng đã báo cáo huyện về vụ việc.

Chúng tôi với quan điểm không bao che, dung túng cho các sai phạm nếu có. Tuy nhiên, muốn có hình thức xử lý, vụ việc phải được làm sáng tỏ”, lãnh đạo Phòng GD&ĐT Ea Kar cho hay.

Trước đó, trưa 20/7, trên trang cá nhân của cô giáo T. đăng tải thông tin, hình ảnh, đoạn tin nhắn được cho là giữa cô T. và ông Th. cùng nội

Tiếp đó, trên trang cá nhân được cho là chồng cô giáo T. cũng đăng tải hình ảnh cô T. và ông Th. với nội dung “Đúng là mắt không thấy thì lòng không đau”.

Hình ảnh, đoạn tin nhắn đăng tải, tiếp đó là đoạn clip “nóng” giữa cô T. cùng một người đàn ông nhanh chóng được truyền tay nhau gây xôn xao dư luận.

Sau khi nắm vụ việc, lãnh đạo UBND xã Cư Yang đã làm việc với ông Th., ông này thừa nhận chỉ chụp ảnh chung với cô T. trong một lần đi tiệc cưới và nhắn tin vui đùa với nhau chứ không có ý gì khác.

Ngoài ra, ông Th. khẳng định mình không phải là nhân vật nam trong đoạn clip và ông Th. cũng làm đơn gửi cơ quan công an để làm rõ vụ việc.

Công an huyện Ea Kar đang vào cuộc xác minh các nội dung liên quan

Con rể cầm sổ đỏ lấy 1 tỷ chữa b:ệ:nh cho mẹ vợ, 2 con trai chẳng ngó ngàng gì: Trước khi m:ất mẹ đưa cho con rể tờ 50 ngàn dặn đừng tiêu, đúng ngày giỗ đầu thì sự lạ xảy ra

0

Thấy mẹ vợ tuổi già nhưng không ai chăm nom, thân là con rể nhưng vẫn tận tình rước mẹ vợ về dễ dàng chăm sóc, người đàn ông đổi đời từ tờ 50 ngàn mẹ vợ để lại.

Người ta thường nói “phụ nữ lấy chồng phải theo chồng, gánh cả giang sơn nhà chồng”, nhưng đã qua lâu rồi cái thời mang tư tưởng mang nặng phong kiến ấy, khi giờ đây xã hội bình đẳng nhiều câu chuyện trái ngược lại, và câu chuyện của chàng rể dưới đây là câu chuyện điển hình.Theo đó, 5 năm trước mẹ vợ anh Minh bị bệnh nan y. Tuy có 2 con trai nhưng bà bệnh mà không người nào quan tâm ngó ngàng. Cô con gái là vợ anh Minh ngỏ ý muốn đón mẹ về hẳn bên nhà bên chồng để tiện chăm sóc lúc đau ốm. Thấy tình cảnh mẹ vợ “tuổi già nhưng không ai chăm nom”, anh Minh thân là con rể nhưng vẫn tận tình rước mẹ vợ về dễ dàng lo lắng. Dù gia đình không khá giả hơn anh chị em khác nhưng chàng rể hết lòng chăm sóc mẹ vợ. Thậm chí, khi bà trở bệnh nặng, gia đình không có tiền đến mức phải cầm sổ đỏ để có chji phí cho bà điều trị. Tuy nhiên, dù hết mực chạy chữa, tuổi già cộng sức khỏe yếu cuối cùng mẹ vợ anh Minh không thoát khỏi cửa tử.

Điều đáng nói, trước lúc qua đời, mẹ vợ anh Minh kéo tay con rể dúi một tờ 50 ngàn đồng và căn dặn không được bán. Theo anh Minh chia sẻ “Mẹ vợ tôi lấy dưới gối đưa tôi 1 tờ có mệnh giá 50 ngàn đồng nhưng bà dặn không được lấy sử dụng, cứ để đó đợi một hai năm nữa sẽ có người đến mua mới bán. Bà bảo được 1 khoản tiền, 2 vợ chồng lúc đó có nghĩ đến chuyện sinh con thì sinh thêm. Dặn dò xong thì bà đi”.

Sau khi mẹ vợ mất, 2 người con trai ruột chẳng thèm chăm sóc mẹ mò đến đến đám tang rồi đòi tiền phúng viếng. Mặc dù, thấy quá đáng nhưng anh Minh không muốn gia đình cãi vã trong lúc tang sự của mẹ vợ cũng nên đã đưa hết tiền cho 2 người anh vợ.

Quên mất tờ 50 ngàn mẹ vợ cho cất trong tủ, cho đến ngày giỗ đầu của mẹ vợ anh Minh được tổ chức  thi có người có vị khách lạ tìm tới. Người đàn ông cho biết đi siêu tầm tiền cổ ngỏ ý hỏi nhà anh Minh có tờ tiền quý nào không. Chợt nhớ tới tới 50 ngàn mẹ vợ cho trước lúc lâm chung, anh Minh lôi trong tủ ra đưa người đàn ông định giá. Sau khi xem xét tờ tiền người đàn ông ngỏ ý mua lại với giá 1 tỷ đồng và 1 mảnh đất trong sự bàng hoafg của nhiều người. Thấy tờ tiền có giá trị, anh Minh và vợ nhớ tới lời dặn của mẹ vợ nên bán luôn cho người siêu tầm tờ tiền.

Mọi chuyện tưởng chừng kết thúc, ngay sau khi người đàn ông rời đi, người này mới nhắn cho vợ chồng anh Minh kể tường tận. Hóa ra, không có người siêu tầm tiền cổ nào cả, người đàn ông là bạn của người mẹ quá cố. Số tiền và mảnh đất đó là bà đã gửi người bạn thân giữ dùm từ trước đó. Bà muốn thử lòng các con nhưng chỉ mỗi con rể là tốt với nhất với bà.

Cầm số tiền mẹ vợ để lại, người con rể đã mang số tiền vừa nhận được để đầu tư bất động sản. May mắn, càng ngày anh càng gặp thuận lợi và phất lên như diều gặp gió. Anh Minh cho biết:  “Mảnh đất bà ngoại cho tôi cũng đã xây nhà cho thuê. Ngoài ra, thời gian trong nhiều năm qua tôi cần mua đi bán lại nhiều mảnh đất khác và mảnh nào cũng có lời, cho tôi 1 thu nhập như trong mơ”Câu chuyện về chàng trai ở rể hết lòng chăm sóc mẹ chồng sau này được đền đáp xứng đáng khiến nhiều người trầm trồ. “Có đức mặc sức mà ăn” đúng với trường hợp của anh Minh, không quan trọng con ruột hay con rể, anh Minh hết lòng chăm sóc mẹ vợ như mẹ đẻ trong lúc bà đau ốm, nhưng không ngờ chính lòng chân thành đó khiến anh nhận được cái kết “ngọt” từ tờ 50 ngàn mẹ vợ để lại.

Tôi dại quá ly hôn đẩy con cho vợ, giờ bồ không đẻ được còn con không nhận bố

0

Vợ cũ nói chuyện ương ngang tôi chẳng thèm chấp. Chỉ bực là giờ làm kiểu gì 2 con tôi vẫn không chịu nhận bố, chúng nhất quyết đòi ở với mẹ. Càng nghĩ tôi càng thấy mình dại quá.

Tôi kết hôn năm 23 tuổi. Chắc lại cưới sớm chưa nếm mùi đời nên cuộc sống hôn nhân giữa tôi với vợ cũ cứ ngày một nhàm chán. Vợ tôi quê một cục, lúc nào cũng loanh quanh cơm nước giặt giũ. Sau khi sinh nở 2 lần thì cô ấy như biến thành 1 người hoàn toàn khác, xập xệ lôi thôiỉ nhìn thôi đã ngán.

Nhiều lần tôi góp ý với vợ:

“Soi gương nhìn lại bản thân mình đi. Cùng là phụ nữ sao người ta xinh đẹp giỏi giang, làm sang mặt chồng. Cô thì ngược lại, đi bên cạnh mà xấu hổ”.

Vợ tôi lại vin lý do:

“Vợ người ta được chồng chăm sóc san sẻ việc nhà mới có thời gian làm đẹp. Anh thì đùn hết cho vợ. Sống với anh, em có khác gì cái máy làm việc đâu mà anh còn đòi hỏi”.

Vợ tôi toàn vin lý do chăm con, bận bịu việc nhà không có thời gian lo cho bản thân. Tôi nghe phát chán bởi phụ nữ có ai lấy chồng mà không phải làm mấy việc ấy. Sao người ta đẹp vẫn đẹp còn cô ấy có dát vàng cũng chẳng sang lên nổi. Bước sang năm thứ 5 tôi cặp bồ.

Vợ chồng ly hôn đùn đẩy nuôi con, thằng bé bỗng hét 1 câu chết lặng - 2sao

Người tình của tôi quyến rũ lắm. Ban đầu thì tôi cũng chỉ định cặp cho vui, gọi là đổi gió nhưng càng ở bên người tình lâu tôi càng quấn quýt. Cho tới khi vợ tôi phát hiện làm ầm lên thách thức chồng:

“1 là cô ta, 2 là gia đình này. Anh chỉ được chọn 1”.

Thực tình tôi cũng đã hết cảm xúc với vợ, cộng thêm tính sĩ diện nên tôi quyết định ly hôn. 2 đứa con tôi để hết cho vợ chăm vì người tình thủ thỉ rằng:

“Sau này em sẽ sinh cho anh vài đứa”.

Vậy là tôi đùn hết con cho vợ nuôi để rảnh thân cưới bồ. Mải vun đắp cho tổ ấm mới, tôi chẳng bận tâm tới cuộc sống của 2 đứa con riêng bên vợ cũ thế nào. Trớ trêu thay vợ mới của tôi mãi chẳng đẻ, tôi chờ hết năm này sang năm khác, làm mọi cách cô ấy vẫn không mang bầu. Đưa đi khám, tôi ngã ngửa do trước cô ấy nạo hút quá nhiều nên không thể mang thai.

Nhà vợ mới của tôi giàu, bỏ thì tiếc vì tôi được bố mẹ vợ cho nhà cho xe. Nếu giờ vì chuyện con cái mà tôi ly hôn thì sẽ mất hết. Nhưng nghĩ tới cảnh sống cô đơn tôi lại nản nên quyết định liên lạc với vợ cũ giành lại quyền nuôi 1 đứa.

Mới đầu vợ cũ tôi không chịu, tôi phải thuyết phục đủ kiểu:

“Cô không có kinh tế, nuôi cả 2 đứa thì con sẽ rất thiệt thòi, không được hưởng cuộc sống tốt. Để chúng thua bạn kém bè như thế cô cũng đành lòng sao? Để tôi nuôi 1 đứa, cô tập trung nuôi 1 đứa là vẹn cả đôi đường”.

7 năm trước ly hôn để cho vợ nuôi 2 con, 7 năm sau tôi nhận quả báo

Nói mãi vợ cũ tôi cũng chấp nhận cho tôi đón con. Ai ngờ lúc tôi tới gặp thì cả 2 đứa không chịu nhận bố. Thậm chí chúng còn gọi tôi là bác. Bực mình quá tôi trách vợ:

“Cô dạy con kiểu gì mà tới bố không nhận ra. Hay chính cô xui các con làm thế để tách bố con tôi”.

Vợ tôi đỏ mặt chỉ thẳng tay.:

“Anh phải xem lại cách ăn ở của mình đi. Chục năm nay anh quan tâm đoái hoài gì tới 2 đứa con, anh không bỏ 1 đồng, không tốn 1 chút sức lực nào thì chuyện nó quên mặt bố hay không nhận bố cũng là lẽ thường”.

Vợ cũ nói chuyện ương ngang tôi chẳng thèm chấp. Chỉ bực là giờ làm kiểu gì 2 con tôi vẫn không chịu nhận bố, chúng nhất quyết đòi ở với mẹ. Càng nghĩ tôi càng thấy mình dại quá.

Theo Webtretho