Home Blog Page 373

Lũ lụt bủa vây các tỉnh miền Trung, ‘Làng du lịch tốt nhất thế giới’ ở Quảng Bình chìm sâu trong biển nước

0

Sau bão số 4, lũ lụt đang bủa vây người dân các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và TT-Huế. Tại “Làng du lịch tốt nhất thế giới” xã Tân Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) đã có hơn 400 ngôi nhà bị ngập sâu trong biển nước; một tàu hàng cùng 6 thuyền viên bị nước lũ cuốn trôi.

“Làng du lịch tốt nhất thế giới” ngập sâu

Tại Quảng Bình: Chủ tịch UBND xã Tân Hóa Trương Thanh Duẫn cho biết: Rạng sáng 20/9, nước lũ dâng cao gần 2m cô lập hoàn toàn Tân Hóa với bên ngoài. Theo thống kê sơ bộ có hơn 400 nhà dân ở Tân Hóa bị ngập sâu từ 0,5 – 2m. Hiện nước lũ vẫn đang tiếp tục lên và mưa chưa có dấu hiệu dừng lại. Mặc dù bị ngập sâu nhưng Tân Hoá vẫn an toàn nhờ vào sáng kiến “nhà phao”. Với mô hình này, khi nước dâng, nhà sẽ tự động nổi lên theo mực nước, đảm bảo an toàn cho người và tài sản bên trong.Lũ lụt bủa vây các tỉnh miền Trung, 'Làng du lịch tốt nhất thế giới' ngập sâu ảnh 1

 

Làng Tân Hóa ngập lụt nhìn từ trên caoNhờ mô hình tránh lũ an toàn mà những năm lại đây, Công ty Du lịch Mạo hiểm Oxalis đã mở tua du lịch trải nghiệm lũ lụt, thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước mỗi khi lũ lụt về Tân Hóa. Tháng 10/2023, làng Tân Hóa, xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình được Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) vinh danh “Làng du lịch tốt nhất thế giới”, nhờ vẻ đẹp thiên nhiên của núi rừng và phong cảnh bình yên.

Theo Văn phòng Thường trực Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn Quảng Bình, tàu hàng Nam Anh 69, của Công ty CP Xây dựng và Dịch vụ thương mại Nam Anh (Nghệ An) đang neo đậu sâu trong sông Gianh tránh bão số 4 thì bị nước lũ cuốn trôi ra biển.

Theo điều tra ban đầu, hiện trên tàu có 6 thuyền viên, do Nguyễn Văn Đức (SN 1978) là thuyền phó chỉ huy; thuyền trưởng xin phép về thăm nhà. Hiện tại con tàu này đang mắc cạn tại cửa sông Gianh (giữa phao số 1 và 2). Lực lượng chức năng đã đề nghị một số tàu kéo neo đậu tại sông hỗ trợ nhưng do nước to, chạy xiết nên các tàu không triển khai được.

Theo thống kê sơ bộ, đến chiều ngày 20/9, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có 37 thôn bản bị chia cắt, với hơn 600 ngôi nhà bị ngập lụt. Nặng nhất là huyện Minh Hóa với 23 thôn bản bị chia cắt và 538 ngôi nhà bị ngập lụt.

Có 44 điểm của các tuyến đường giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Bình bị sạt lở, chia cắt cục bộ do nước lũ, nơi ngập sâu nhất trên 5m, giao thông bị ngưng trệ. Tỉnh Quảng Bình đã tổ chức sơ tán 874 hộ gia đình, với 3.059 nhân khẩu từ các điểm xung yếu có nguy cơ ngập lụt, sạt lở, lũ quét đến nơi an toàn.

Hàng loạt vị trí có nguy cơ sạt lở

 

Lũ lụt bủa vây các tỉnh miền Trung, 'Làng du lịch tốt nhất thế giới' ngập sâu ảnh 2

Đồn Biên phòng Hướng Lập đảm bảo bữa cơm cho người dân được di dời đến đơn vị ở để tránh sạt lở đất, ngập lụt

Tại TT-Huế: Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh Thừa Thiên-Huế (TT-Huế) vừa phát đi cảnh báo các vị trí có nguy cơ rất cao về lũ quét, sạt lở, trôi trượt đất vùng đồi núi, các tuyến giao thông; nguy cơ sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, trên địa bàn hiện có gần 50 điểm nguy cơ rất cao xảy ra sạt lở, lũ quét, trượt sụt đất đá đồi núi tại các xã Phong Xuân, Phong Mỹ, Phong Sơn, Phong An, Phong Thu, thị trấn Phong Điền (huyện Phong Điền); khu vực dọc tuyến đường 71 từ Phong Xuân đi đến các công trình thủy điện Rào Trăng 3, Rào Trăng 4, A Lin B2, A Lin B1 (huyện Phong Điền); khu vực Bốt Đỏ, xã Phú Vinh, xã Lâm Đớt (huyện A Lưới)… Bên cạnh đó, các vị trí dọc tuyến đường Hồ Chí Minh qua xã Hồng Thủy, khu vực UBND xã Quảng Nhâm, các xã Lâm Đớt, A Roàng, Hương Nguyên hướng đi vào tỉnh Quảng Nam, khu vực Đồn Biên phòng Hương Nguyên và trạm kiểm lâm, các vị trí dọc Quốc lộ 49A qua xã Phú Vinh (đèo A Co), Hương Nguyên, Hồng Hạ (huyện miền núi A Lưới)… đều được xác định có nguy cơ rất cao về sạt trượt, trôi lở đất khi xảy ra mưa lớn, lũ quét.

Trước thực trạng nêu trên, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh TT-Huế yêu cầu các đơn vị, địa phương căn cứ vị trí được cảnh báo nhằm bố trí lực lượng thường xuyên kiểm tra, rà soát khu dân cư ven đồi núi, ven sông, suối, khu vực thấp trũng để chủ động tổ chức di dời, sơ tán dân ra khỏi khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt sâu, địa bàn dễ bị chia cắt khi xảy ra mưa lũ. Các địa phương phải cắm biển cảnh báo nguy hiểm ở khu vực sạt lở, các ngầm, tràn, đoạn ngập sâu, nước chảy xiết; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để xử lý gia cố, khắc phục sự cố, đồng thời lưu ý đảm bảo an toàn cho đội ngũ nhân lực được huy động tham gia làm nhiệm vụ chống sạt lở, di dời dân.

Hơn 200 người dân được di dời

Tại Quảng Trị: Ngày 20/9, Đại tá Lê Văn Phương-Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Trị thông tin, bão số 4 gây mưa to ở tuyến biên giới đất liền tỉnh Quảng Trị vào chiều 19/9. Trước tình hình đó, một số đồn Biên phòng đã phối hợp với chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng tiến hành di dời hàng trăm người dân khỏi vùng nguy cơ ngập, sạt lở; đưa 200 nhân khẩu ở lại các đồn Biên phòng để đảm bảo an toàn.

Mưa to làm mực nước trên sông, suối dâng cao gây ngập các ngầm tràn từ 0,5 đến 2m, chia cắt cục bộ nhiều thôn, bản ở 2 huyện rẻo cao Đakrông và Hướng Hóa. Đặc biệt, các cầu tràn thuộc địa bàn các Đồn Biên phòng Thanh, Ba Tầng, Hướng Lập, Ba Nang, Cửa khẩu Quốc tế La Lay bị ngập gần 2m và nguy cơ xảy ra nhiều điểm sạt lở đất đá. Như ở huyện Hướng Hóa có 45 điểm có nguy cơ sạt lở đất, trong đó 19 điểm có nguy cơ trượt sạt cao. Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Quảng Trị đã chỉ đạo các đơn vị phối hợp với chính quyền địa phương di dời hàng trăm hộ dân ở khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn; tổ chức lập barie, canh gác tại các điểm ngập sâu, sạt lở đất đảm bảo an toàn cho người dân. Tính đến đêm 19/9, hơn 200 người dân trên khu vực biên giới đất liền tỉnh Quảng Trị được di dời đến các đồn Biên phòng tránh trú. Lực lượng Biên phòng đã đảm bảo nơi nghỉ ngơi, ăn uống cho người dân một cách chu đáo nhất, Đại tá Lê Văn Phương cho biết.

Theo Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Trị, để ứng phó với bão số 4 và mưa lớn, tỉnh Quảng Trị đã tổ chức di dời 1.073 hộ dân với 2.937 nhân khẩu ở các huyện Gio Linh, Hải Lăng, Hướng Hóa, Triệu Phong, Cam Lộ, Đakrông, thị xã Quảng Trị, thành phố Đông Hà đến nơi an toàn. Đến chiều 20/9, toàn bộ người dân đã trở về nhà an toàn.

Chuyện giờ mới kể: Ngày 8/8 Âm lịch tâm linh của Làng Nủ, đúng 16 năm trước, 8/8/2008 cũng…

0

Chân trời cửa biển tan hoang, thành thị nông thôn xơ xác. Dân chúng ra khỏi nhà sau bão như ra khỏi hầm trú bom thời chiến. Họ động viên nhau, gạt nước mắt và gượng dậy.

Ngày 20/9/2024, báo Dân Trí đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “10 ngày đi qua bão lũ tại miền Bắc”. Nội dung cụ thể như sau:

“Po ăm ơi”, “noọng ơi” (Bố mẹ ơi, em ơi) Tiếng đồng bào Tày khóc gọi người thân vang trên những đồi cọ của thôn Làng Nủ (Lào Cai).


Rạng sáng 10/9, nghe tiếng nổ lớn, bà Hoàng Thị Và (61 tuổi) ôm cái chân đau thập thững chạy sang nhà văn hóa thôn. Từ sân nhà văn hóa, bà chứng kiến dòng bùn đất cuộn cao hàng chục mét, dội thẳng xuống mấy chục nóc nhà hàng xóm.

“Giời ơi, cả làng cả xóm đi hết rồi, sống làm sao được”, người phụ nữ cả đời sống ở Làng Nủ gào khóc.

Bà Hoàng Thị Và (Ảnh: Ngọc Tân).
Người dân Làng Nủ nhiều năm nay trồng rừng, nuôi cá tầm, những ngày tháng đói nghèo đã lùi xa. Lũ quét, sạt lở cũng rất lâu không còn đe dọa đến thôn xóm.

“Một trận lũ về từ lâu lắm rồi, khoảng 2008. Khi đó nhà tôi còn ở chân suối, lũ bùn ngập đến 3 bậc thang nhà sàn, lúa má chết cả. Nhưng cũng không ai bị làm sao”, bà mẹ người Tày kể lại.


Sau trận lũ năm 2008, bà được nhà nước cấp cho 10 triệu đồng để dựng căn nhà mới ở khu đất cao hơn, sát nhà văn hóa thôn Làng Nủ. “Nếu hồi ấy không được di dời, vẫn ở cái nhà dưới suối kia thì cũng chết theo làng xóm rồi”, bà nói.

Sáng 11/9, bộ đội và công an hành quân vào đến thôn. Hàng trăm người lính ngâm mình dưới “bể bùn” Làng Nủ để tìm kiếm thi thể dân làng.


Bà Và mở cổng đón những người lính vào nhà, đi chặt tre làm giá phơi quân phục, đi hái rau dớn về xào cho bộ đội ăn. Căn nhà “sống sót” sau lũ quét của bà trở thành nơi trú quân cho bộ đội suốt chuỗi ngày tìm kiếm nạn nhân sau đó.
Toàn cảnh hiện trường Làng Nủ (Ảnh: Ngọc Tân).
Chương 1: Cơn cuồng nộ yagi

Ngày 3/9, cơn bão Yagi hình thành trên biển Đông, mạnh lên cấp 16 (cấp siêu bão) và tiến thẳng vào Bắc bộ.
Từ 6/9, người dân ven biển hối hả chằng néo nhà cửa
10h ngày 7/9, bão bắt đầu quét vào đất liền Quảng Ninh, Hải Phòng.
Người dân ven biển cảm nhận được sức gió khủng khiếp.
Sức gió mạnh quật đổ hàng loạt cột điện tại Quảng Ninh
Nhiều tàu thuyền tại cảng Tuần Châu bị bão đánh chìm
Bão quần thảo từ Quảng Ninh, Hải Phòng đến Hà Nội suốt một ngày, rồi tan thành áp thấp nhiệt đới vào sáng 8/9.
Thảm họa mà bão Yagi giáng xuống miền Bắc mới chỉ bắt đầu. Sau bão, mây hoàn lưu đã dội những trận mưa khủng khiếp xuống bắc bộ. Lũ dâng cao trên các sông lớn.
Chương 2: Mất mát kinh hoàng

Bão Yagi quần thảo từ Quảng Ninh, Hải Phòng đến Hà Nội suốt một ngày, rồi tan thành áp thấp nhiệt đới vào sáng 8/9.


Thảm họa mà bão giáng xuống miền Bắc mới chỉ bắt đầu. Sau bão, mây hoàn lưu đã dội những trận mưa khủng khiếp xuống bắc bộ. Lũ dâng cao trên các sông lớn.


Ngày 9/9, người dân bàng hoàng trước hình ảnh cầu Phong Châu (Phú Thọ) bị lũ cuốn sập, kéo theo nhiều người và xe cộ trên cầu xuống sông Hồng. Nhà chức trách xác định 3 người bị thương, 8 người mất tích.

Cũng sáng cùng ngày, một vụ sạt lở xảy ra trên quốc lộ 34 qua xã Ca Thành (Nguyên Bình, Cao Bằng) đã cuốn trôi một xe khách, 2 ô tô con và xe máy. Đến ngày 14/9, nhà chức trách thông báo 38 người chết và 15 người mất tích.
Vụ sạt lở xảy ra trên quốc lộ 34 qua xã Ca Thành (Nguyên Bình, Cao Bằng) đã cuốn trôi một xe khách, 2 ô tô con và xe máy (Ảnh: Cục CSGT).
Vụ sập cầu Phong Châu và sạt lở vùi lấp xe khách tại Cao Bằng đánh dấu bước chuyển trong cách thức tàn phá của bão Yagi. Từ chỗ khiến nhà cửa tan hoang bằng sức gió, đến lượt nước lũ và sạt lở gây ra những thảm kịch.


Cầu Phong Châu (Phú Thọ) bị lũ cuốn sập (Ảnh: Nguyễn Hải).

Lũ trên sông Hồng, sông Cầu, sông Lô dâng cao. Ngập lụt xuất hiện tại Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Nội, Tuyên Quang, Bắc Giang… Nhiều căn nhà tại TP Thái Nguyên ngập hết tầng 1, khiến người dân hoảng loạn.

 

Bước sang ngày 10/9, thảm họa kinh hoàng nhất đã xảy ra tại thôn Làng Nủ (Bảo Yên, Lào Cai). Rạng sáng, một trận lũ quét kèm theo đất đá sạt lở san phẳng một nửa thôn với 37 hộ dân và 158 nhân khẩu. Hơn 50 thi thể đã được tìm thấy trong bùn đất và nhiều người vẫn đang mất tích.
Tang thương làng Nủ (Ảnh: Hữu Khoa).
Ông Hoàng Văn Voi ngồi thu mình một góc, ánh mắt hướng ra phía dòng nước lũ vẫn đang cuồn cuộn chảy qua Làng Nủ. Trong cơn lũ dữ sáng sớm 10/9, người đàn ông vĩnh viễn mất đi vợ và cậu con trai út. Từ đó đến nay, đêm nào ngủ ông cũng mơ thấy cảnh vợ con kêu cứu mà mình bất lực không thể giúp.

Ông Voi là đời thứ 3 của dòng họ sống ở thôn Làng Nủ, tính ra cả trăm năm qua chưa có trận lũ quét nào kinh hoàng đến như vậy.

Trận lũ quét xảy ra hôm 10/9, tức 8/8 âm lịch.

Đúng 16 năm trước, vào ngày 8/8 âm lịch của năm 2008, một trận lũ quét cũng xảy ra ở Làng Nủ. Kể từ năm đó, cứ qua ngày 8/8 âm lịch, nhiều người dân ở Làng Nủ sẽ mổ gà, mổ lợn ăn mừng, cũng là cảm ơn trời đất đã không để xảy ra thiên tai.

“Ngày 8/8 âm lịch năm nay, cũng có nhà đã dự định sẽ tiếp tục truyền thống ấy, nhưng cơn lũ quét tàn ác lần này đã cuốn đi tất cả”, người đàn ông Làng Nủ ngậm ngùi.


Dọc con đường lầy lội dẫn vào Làng Nủ, nhà dân nào cũng mở toang cửa đón lực lượng cứu hộ trú chân. Không chỉ có nhà bà Hoàng Thị Và, cả cửa hàng tạp hóa của anh Hoàng Văn Hiếu cũng vậy.

“Nhà tôi ở phía ngoài chỉ bị sạt lở, nhưng anh em tôi phía trong mất hết tất cả rồi, 5 người chết, thật không bao giờ tôi dám nghĩ đến cảnh này”, anh Hiếu chia sẻ. 5 người thân thiệt mạng do lũ dữ, nhưng một ngày sau, anh Hiếu mới chỉ nhận được thi thể của một người em, trong tình trạng không còn nguyên vẹn.

Kể từ hôm xảy ra sự việc, anh Hiếu mở cửa hàng tạp hóa để đó và nói “ai cần gì có thể tự vào lấy”. Nhiều người ra mua những vật dụng thiết yếu, người đàn ông không lấy tiền mà bảo “cứ cầm về dùng đi”, vì người quan trọng giờ không còn nữa, hàng hóa có quan trọng gì.

Một tốp bộ đội rẽ vào cửa hàng tạp hóa của anh Hiếu để mua đồ, đúng lúc giữa trưa. Vợ anh Hiếu tất tả ở đâu chạy về, nói “các chú bộ đội cần gì thì cứ lấy nhé”, rồi chị chỉ chỗ để dép, chỗ để các vật dụng như cuốc, xẻng cho các chiến sĩ có thể tự lấy khi cần.

Không chỉ Làng Nủ, các địa phương miền núi khác cũng liên tiếp nhận tin dữ. Vụ sạt lở tại thôn Nậm Tông (xã Nậm Lúc, Bắc Hà, Lào Cai) khiến 18 người chết/mất tích và 11 người bị thương. Vụ sạt lở khu Nhà điều hành Thủy điện Đông Nam Á (xã Bản Cái, huyện Bắc Hà) khiến 5 người chết.

Tại Yên Bái, một vụ sạt lở đất vào rạng sáng 10/9 ở xã Minh Bảo đã vùi lấp căn nhà của một giáo viên mầm non. Cả 4 người trong gia đình thiệt mạng. Tại thôn Át Thượng, xã Minh Tân, sạt lở vùi lấp 5 hộ dân, khiến 9 người chết.

Trước đó, báo Dân Việt đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Đại tang ở Làng Nủ”. Nội dung cụ thể như sau:

Bới đất, cứu sinh mạng đồng bào trong bùn đất ở Làng Nủ

Làng Nủ nằm dưới chân núi Con Voi. Bao năm qua, 37 hộ dân tộc Tày sinh sống yên bình ở đây. “Làng Nủ chưa từng xảy ra lũ hay thiên tai gì cả”, một người dân xã Phúc Khánh nói. Chẳng ai nghĩ biến cố lũ quét Làng Nủ sẽ xảy đến.

Nhưng rạng sáng qua (10/9), “Con Voi” với hàng triệu khối đất đá bất chợt trở mình, cả bản làng thương mến lập tức gần như trở thành… bình địa.

Chỉ trong chốc lát, cả làng Nủ bị chìm trong đất đá, bùn lũ. 37 căn nhà là nơi trú ngụ của 158 nhân khẩu bị phá nát, chìm trong bùn đất. Ảnh Phạm Hưng.
Ông Hoàng Ngọc Diệp – Trưởng thôn Làng Nủ đứng chỉ về phía bãi bùn đất, rồi kể vị trí từng hộ dân, tên chủ hộ trước đây từng sinh sống.

 

“Ở đây có cả nhà xây, nhà gỗ. Nhưng bị trôi hết, lấp hết”, ông Diệp thẫn thờ.

Chuyện xảy ra vào rạng sáng qua, khoảng 6 giờ sáng, trong đời ông Diệp chưa từng chứng kiến cảnh tượng nào kinh khủng như thế. Những tiếng ục ục như báo trước thảm họa – “nhưng lúc đấy nào ai biết” – rồi một tiếng nổ lớn, cả mảng đất đá khổng lồ từ núi Con Voi trùm xuống Làng Nủ.

Mặt đất rung chuyển, mảnh gỗ, bê tông, xe máy, đồ đạc bị áp lực bắn cao lên không trung rồi lại sập xuống lần nữa cùng đất đá. Tiếng ì ầm kết thúc, tiếng kêu khóc vang lên. Cả thôn Làng Nủ phút chốc thành bình địa.

Tiếng nổ lớn khiến người dân ở xã Lương Sơn, giáp với xã Phúc Khánh cũng cảm nhận được.
Phóng viên Dân Việt (phải) nghe người dân kể lại giây phút kinh hoàng khi đất đá đổ xuống, cùng quá trình cứu hộ các nạn nhân. Ảnh Hoàng Hưng
Lúc đấy là gần 6 giờ sáng, ông Hoàng Văn Huế ở Bản Buộc (xã Lương Sơn) đi làm nương sớm. Tiếng nổ lớn làm ông giật mình, cứ thế, người đàn ông bỏ dụng cụ làm nương chạy về phía Làng Nủ.

“Lúc đấy mình cũng không biết chuyện gì, chỉ biết cần phải sang bên đấy”, ông Huế nói. Ông băng đồi, vượt suối chạy sang Làng Nủ. Cảnh tượng thật kinh hoàng, cả bản làng không còn nữa.


“Người ta cáng một số người bới trong bùn đất ra nhà văn hóa, tôi cũng giúp một tay”, ông Huế kể lại.

Ở gần hiện trường hơn so với ông Huế, ngay sau khi đất đá sụp xuống, ông Hoàng Văn Tá (xã Phúc Khánh) đã có mặt tại hiện trường.

“Tuổi ông ngoại rồi mà cả đời chưa từng thấy cảnh tượng nào khủng khiếp như thế này”, ông Tá nói bàng hoàng nhớ lại.

Trong mưa, ông Tá cùng người dân xung quanh lần theo tiếng khóc, tiếng kêu yếu ớt trong phát ra từ đống bùn đất. Cứ từng người, từng người một được bới lên. Ông Tá bới đất, đưa lên được 5 người.

Người dân nhìn thấy một số người bị cuốn theo dòng nước bùn nhưng bất lực không cách nào tiếp cận được. “Sợ lắm, đến giờ tôi vẫn còn sợ. Người thân tôi cho di chuyển đến nơi khác hết rồi. Giờ nghe tiếng mưa rơi ở Làng Nủ cũng sợ”, ông Tá chưa hết hoàn hồn.

Sáng qua (10/11), những cánh tay ở Làng Nủ đã kéo được hơn 20 đồng bào từ đống bùn đất của núi Con Voi, một số người đã tử vong, 17 người đến nay vẫn được điều trị trong bệnh viện.
Quân khu 2 đã điều động hơn 300 chiến sỹ từ Sư đoàn 316 đến hiện trường, lực lượng Cảnh sát cơ động cũng như nhiều lực lượng khác đã tham gia hiệp đồng. Ảnh: Phạm Hưng
Đám tang tiếp nối đám tang

Đường sá vẫn bị chia cắt, người dân phải cáng bộ người bị nạn, dùng thuyền chở qua suối đến chỗ có đường bê tông, tăng bo xe công nông vượt qua những chỗ sạt lở, vượt qua thôn Sài ra đến ngã 3 giao với Quốc lộ 70, rồi từ đó đi lên thị trấn Phố Ràng.

Bình oxy từ Trạm Y tế xã Phúc Khánh không đủ, phải qua xã Lương Sơn tiếp tế thêm cho các nạn nhân.

Đường sá chia cắt, điện mất, thông tin liên lạc không có, những nạn nhân đầu tiên phải tầm trưa mới đưa được ra đến Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Yên.

“Có người trong dạ dày đầy bùn đất”, một y tá ở bệnh viên nói đầy thương tâm.
Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Yên những ngày qua cũng bị ngập lụt, 18 nạn nhân lũ quét Làng Nủ đã được đưa vào bệnh viện. Ảnh Phạm Hưng.
Những người chấn thương nhẹ được điều trị ngay tại bệnh viện huyện, nơi cũng vừa bị ngập lụt suốt mấy ngày qua. Người bị nặng được chuyển lên tuyến trên.

Bác sỹ Phạm Hồng Việt – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Yên đã điều động một kíp cấp cứu lưu động gồm 6 người lên thẳng Làng Nủ để cứu người. Trong ngày 10/9, nhiều nạn nhân từ Làng Nủ đã đến được bệnh viện, đến nay đã có 17 người được cứu sống.

Không có may mắn như vậy, đến chiều 11/9, 31 nạn nhân được xác định đã tử vong do lũ quét ở Làng Nủ, còn đến 65 người mất tích.
Những chiếc áo quan liên tục được đưa ra từ hiện trường lũ quét. Làng Nủ những ngày này, đám tang nối tiếp đám tang. Ảnh Phạm Hưng.
Những chiếc áo quan cứ lần lượt được chuyển đến Làng Nủ trong tận cùng nỗi đau. Những cái tên lần lượt được gào lên bởi người thân của nạn nhân. Ở một góc khác, một số người đầu giờ chiều mới đến hiện trường cố tìm tên người thân của mình trong danh sách đã được tìm thấy chưa.

Khi nạn nhân thứ 31 được tìm thấy, lẫn tiếng khóc là những tiếng xôn xao “chỉ mong làm sao tìm được bố, mẹ, con dâu, con rể, các cháu”.

“Mẹ cháu được tìm thấy rồi, mọi người cuốn chiếu, đưa đi đâu rồi”, giọng nói hồn nhiên của một cô bé tầm 3 – 4 tuổi khiến cho những người xung quanh không cầm được nước mắt.

Trên đường làng, vẫn còn những người tất tả chạy hướng về phía Nhà văn hóa thôn Làng Nủ để tìm người thân.

“Bố, chị gái, anh rể, cả chú, cả thím, các cháu… chả thấy đâu nữa, nhiều lắm, giờ chưa đếm được”, chị Nguyễn Thị Tâm vừa khóc vừa nói.
Hàng xóm đến hỗ trợ gia đình bà H.T.T, gia đình bà có con dâu và một cháu đã được xác định tử vong, hai cháu nữa còn mất tích, con trai bà đang điều trị trong viện. Ảnh Hoàng Hưng.
Những chiếc áo quan lần lượt được di chuyển khỏi Nhà văn hóa Thôn Làng Nủ. Bà H.T.T bấn loạn không biết phải làm gì khi ngồi cạnh hai cỗ quan tài: Con dâu và một người cháu 15 tuổi.

Còn hai người cháu 2 tuổi và 10 tuổi vẫn chưa thấy đâu. Con trai bà đang nằm viện sau nỗ lực cứu vợ con bất thành.

Một tấm bạt lớn cùng vài cọc tre dựng lên làm nhà đám che mưa cho hai cỗ áo quan. Hàng xóm xung quanh giúp bà T làm đám. “Nhà nghèo, con tôi hứa giúp mẹ bỏ nhà cũ, làm nhà mới nhưng giờ nhà mất, người cũng chẳng còn”, bà T khóc.

Ngồi từ trong nhà bà T nhìn ra đường, thi thoảng lại thấy những cỗ áo quan được khiêng từ hiện trường đi ra. Tang thương bao trùm, những ngày này, Làng Nủ có đại tang.

Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Đặng Xuân Phong, Trung tướng Phạm Hồng Chương – Tư lệnh Quân khu 2 đã có mặt tại hiện trường để chỉ đạo hiệp đồng cứu hộ, cứu nạn. Hơn 500 người được điều động, phân ca kịp để tìm kiếm các nạn nhân.

3 kíp cấp cứu thuộc Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện Sản Nhi và Bệnh viện đa khoa huyện Bảo Thắng hiện đang cùng bệnh viện địa phương túc trực, cấp cứu người bị thương. Tại thôn Làng Nủ, 1 kíp y, bác sĩ trực, sẵn sàng cấp cứu tại chỗ trước khi đưa các nạn nhân về Bệnh viện huyện điều trị.

Chính thức: Tạm biệt diễn viên Hoàng Anh ‘Gạo nếp gạo tẻ’

0

Vào tháng 4/2019, diễn viên Hoàng Anh sang nước ngoài định cư, thời điểm đó anh cho biết muốn tạm ngừng sự nghiệp để được ở gần chăm sóc vợ con. Tuy nhiên, chỉ 1 năm sau, Hoàng Anh ly hôn với vợ Việt kiều, cả hai liên tục đấu tố, bùng nổ drama liên quan đến việc chu cấp cho con. Thời gian qua, nam diễn viên làm nhiều nghề như chạy xe công nghệ, bán hàng online, quản lý khách sạn để mưu sinh.

Nuôi con ở Mỹ, Hoàng Anh Gạo nếp gạo tẻ sống với phí sinh hoạt 100 triệu  đồng/tháng

Sau ồn ào ly hôn, Hoàng Anh hạn chế chia sẻ chuyện đời tư trên mạng xã hội vì thường xuyên nhận những bình luận, nhận xét tiêu cực làm ảnh hưởng đến tâm trạng. Cho đến mới đây, Hoàng Anh gây chú ý khi đăng bài thông báo đã nhập tịch nước ngoài sau hơn 5 năm sang sinh sống. Nam diễn viên sánh đôi cùng Thắm Bebe trong ngày nhận giấy chứng nhận quốc tịch nước ngoài. Trong bài đăng liên quan đến sự việc này, anh gây phẫn nộ khi đưa ra phát ngôn: “Giờ đừng hay gọi tôi với ‘Nguyễn Hoàng Anh’ như trước nữa. Mà hãy gọi với cái tên khác ‘Hoang Anh Nguyen’, đọc ngược lại với bỏ dấu. Nhớ nhé”.

Trước đó, nhiều sao Việt như Thanh Thảo, Kim Hiền, Ngọc Quyên, Phạm Khánh Hưng, “bé” Xuân Mai… cũng thông báo đã nhập tịch nước ngoài nhưng đa phần họ chọn cách chia sẻ khéo léo, nhẹ nhàng chứ không phải phủ nhận cả tên tiếng Việt như Hoàng Anh. Bên dưới bài đăng của nam diễn viên, nhiều người để lại bình luận góp ý nhưng anh chọn thái độ phớt lờ. Sau hơn 1 ngày đăng tải, bài viết gây tranh cãi này vẫn còn xuất hiện trên trang cá nhân của Hoàng Anh.

Nam diễn viên Vbiz gây phẫn nộ với phát ngôn sau khi lấy quốc tịch nước ngoài- Ảnh 1.

Hoàng Anh gây bức xúc khi thông báo đổi tên, yêu cầu mọi người không gọi bằng tên tiếng Việt là Nguyễn Hoàng Anh

Hoàng Anh sinh năm 1984, từng gây chú ý với khán giả khi góp mặt trong một số bộ phim như Đam Mê, Hoa Nắng, Cô Thắm Về Làng, Gạo Nếp Gạo Tẻ, Cuộc Chiến Hoa Hồng… Vào tháng 2/2017, Hoàng Anh quyết định lập gia đình cùng Quỳnh Như – một Việt kiều không hoạt động showbiz. Tháng 4/2019, giữa lúc sự nghiệp đang trên đà thăng tiến, Hoàng Anh sang nước ngoài định cư và tạm ngưng tất cả các hoạt động nghệ thuật tại Việt Nam.

Giai đoạn đầu sinh sống ở nơi đất khách quê người, Hoàng Anh tập trung thời gian để làm nội trợ. Anh chủ động phụ giúp vợ những công việc như làm vườn, bán hàng online và chăm sóc con gái đầu lòng. Nam diễn viên từng chia sẻ anh không muốn vợ mình vất vả. Từ khi gia đình đoàn tụ, Hoàng Anh chủ động làm mọi việc mỗi khi Quỳnh Như vắng nhà.

Tuy nhiên, hạnh phúc này chẳng kéo dài lâu, tháng 12/2020, Hoàng Anh và Quỳnh Như lại xác nhận tan vỡ kèm theo loạt ồn ào đấu tố không hồi kết. Theo nam diễn viên, nguyên nhân vợ chồng anh ly hôn vì những rạn nứt trong đời sống hôn nhân diễn ra trong thời gian dài. Anh khẳng định không có người thứ 3 xen vào cuộc hôn nhân của cả hai. “Mối quan hệ vợ chồng đã rạn nứt từ lâu, đến lúc không thể hàn gắn được. Không có sự lôi kéo của người khác, không có chuyện tôi bỏ vợ cũ để theo tình nhân mới”, Hoàng Anh chia sẻ. Cuối cùng, Quỳnh Như được quyền nuôi con gái, nam diễn viên chu cấp 500 USD/ tháng.Nam diễn viên Vbiz gây phẫn nộ với phát ngôn sau khi lấy quốc tịch nước ngoài- Ảnh 2.

Hoàng Anh đã sang nước ngoài hơn 5 năm, anh làm nhiều nghề để mưu sinh

Hiện tại, Hoàng Anh được cho là đang hẹn hò, yêu đương với Thắm Bebe. Trong khi Thắm Bebe thừa nhận có nảy sinh tình cảm với Hoàng Anh, ly hôn vì chồng ngoại tình và sống tồi tệ thì Hoàng Anh khẳng định cả hai làm việc chung, cùng PR quảng bá cho dự án nghệ thuật. Việc cả hai gọi nhau là “vợ chồng” chỉ là gọi theo nhân vật trên phim, ê kíp trong đoàn đều biết. Về việc được Thắm Bebe “bao nuôi”, diễn viên Hoàng Anh khẳng định điều này sai sự thật bởi anh làm việc cho Thắm Bebe. Cụ thể, công việc của Hoàng Anh là quay video: “Sau mỗi tập chương trình, Thắm Bebe trả tiền cho tôi, còn tiệm spa của cô ấy đã hoạt động từ trước”.

Trong chia sẻ mới nhất trên trang cá nhân, Thắm Bebe cho biết Hoàng Anh từng bị trầm cảm, mất phương hướng sau loạt sóng gió. Cô nói về cuộc sống hiện tại của nam diễn viên: “Lúc ra đi, Hoàng Anh chỉ có hai bàn tay trắng nên hoang mang, mất phương hướng. Anh ấy cố gắng làm việc gần ba năm qua để xây dựng cuộc sống và làm chỗ dựa cho người thân ở quê”.

Nam diễn viên Vbiz gây phẫn nộ với phát ngôn sau khi lấy quốc tịch nước ngoài- Ảnh 3.

Hoàng Anh thường xuyên đăng ảnh tình cảm bên Thắm Bebe

Theo Phụ nữ số

Chu Ngọc Quang Vinh Tôi đang tìm mọi cách để được ra nước ngoài sinh sống và học tập

0

Từng được yêu mến tại chương trình Đường lên đỉnh Olympia, nhiều thí sinh bị quay lưng, thậm chí chỉ trích nặng nề do phát ngôn gây sốc, thiếu chuẩn mực trên mạng xã hội.

Phát ngôn gây phẫn nộ

Những ngày qua, cái tên Chu Ngọc Quang Vinh được réo gọi khắp các diễn đàn mạng xã hội. Nhiều người chỉ trích nam sinh lớp 12 trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành (Yên Bái) vì bài viết “chưa phù hợp” trên facebook cá nhân.

Bài viết của nam sinh đăng tải đêm 1/9 với nội dung: “Cuối cấp 2 là tôi tiếp cận với văn hóa phương Tây cao trào nhất. Dần dần, tôi phát hiện những gì mình được học ở trường bấy lâu nay không hoàn toàn là sự thật, chỉ biết lừa gạt dân nên tìm mọi cách để sau này được sống ở nước ngoài”.

Vinh cho rằng, việc ôn thi Đường lên đỉnh Olympia chỉ để sống ở nước ngoài với mưu cầu lợi ích cá nhân. Ngoài ra, nam sinh thừa nhận việc học lịch sử không phải theo ý muốn của bản thân.

Chu Ngọc Quang Vinh bị chỉ trích vì vô ơn. (Ảnh chụp màn hình)

Dù đã cài đặt chế độ riêng tư chỉ 16 người có thể xem được dòng trạng thái này nhưng quan điểm của Vinh vẫn bị lọt ra ngoài khiến nhiều người phẫn nộ.

Cộng đồng mạng bình luận: “Mới có được tí chữ đã vội bỏ làng, dám chê bai nơi mình sinh ra…”. Có người còn trích câu hát để nói về sự vô ơn của nam sinh quê Yên Bái: “Vài người thường ăn hải sản, rồi lại chê bai mùi cá ao”.

Dù sau đó Vinh đăng bài xin lỗi và nhận đã “phát ngôn bừa bãi và nông cạn” nhưng cộng đồng mạng vẫn chỉ trích gay gắt.

Chu Ngọc Quang Vinh từng tham gia cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24 và giành giải nhất tháng I, quý I với 300 điểm.

Phát ngôn thiếu văn hóa

Trước Chu Ngọc Quang Vinh, một số cựu thí sinh Đường lên đỉnh Olympia cũng từng bị khán giả tẩy chay do phát ngôn vô văn hóa trên mạng xã hội.

Vốn được yêu quý khi nỗ lực vượt qua các thử thách của chương trình tại vòng thi tuần 3, tháng 2, quý 3, phát sóng ngày 9/5/2021, Nguyễn Hải Lâm (cựu học sinh trường THPT Phúc Thọ, Hà Nội) khiến nhiều khán giả quay lưng khi “lời qua tiếng lại” với một fanpage trên mạng.

Phát ngôn của Hải Lâm bị chỉ trích. (Ảnh chụp màn hình)

Ở phần thi Về đích, với câu hỏi 20 điểm: “10 đường thẳng phân biệt có thể có nhiều nhất bao nhiêu giao điểm”, Hải Lâm đưa ra câu trả lời khá nhanh là 90 tuy nhiên đáp án đúng là 45.

Sau khi chương trình phát sóng, một fanpage về Toán học đăng lại phần thi của Hải Lâm kèm caption: “Thí sinh chưa phân biệt được tổ hợp và chỉnh hợp nên trả lời sai”.

Bức xúc vì bị chê bai trả lời sai câu hỏi dễ, Hải Lâm dùng lời lẽ thô tục phản bác lại gây ra những hình ảnh phản cảm. Nhiều người không hài lòng, thậm chí thất vọng khi một học sinh giỏi có phát ngôn vô văn hóa như vậy.

Sau vụ việc, Hải Lâm rút kinh nghiệm, chú ý hơn khi phát ngôn trên mạng xã hội nhưng nhiều người vẫn cho rằng đó là hành động không thể tha thứ.

Phát ngôn thách thức

Từng gây sốt khi tham gia Đường lên đỉnh Olympia tháng 3/2016 nhờ diện mạo xinh xắn, “hot girl ống nghiệm” Phạm Tường Lan Thy suốt nhiều năm qua vẫn luôn là chủ đề bán tán trên mạng xã hội.

Ngoài việc bị tố nói dối, cướp công của bạn học, Lan Thy từng khiến cộng đồng mạng phẫn nộ khi bình thản trả lời điểm số trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2016. Khi biết bảng điểm của hot girl nhiều người chê kết quả quá thấp so với loạt thành tích cô sở hữu.

Lan Thy là nhân vật gây tranh cãi trên mạng xã hội. (Ảnh chụp màn hình)

Số điểm của Lan Thy đạt được ở các môn như sau: Toán 6,25, Ngữ văn 7, tiếng Anh 6,75, Hóa học 5,5 và Lịch sử 3,75. Trong đó, điểm môn Lịch sử của Lan Thy khiến nhiều người thất vọng vì không đạt ngưỡng trung bình.

Trước những lời chỉ trích, Lan Thy tỏ ra bình thản và hài lòng với điểm thi: “Một bảng điểm không thể hiện đủ khả năng của một người huống hồ mục tiêu của mình không phải là thi đại học. Xin lỗi chứ mình có học bổng du học nên mình thi tốt nghiệp mà, mình đâu có thi đại học đâu”… Những phát ngôn trên mạng xã hội của Lan Thy được đánh giá có phần thách thức, kiêu ngạo.

Giới trẻ cần cẩn trọng phát ngôn trên MXH

Cô Phạm Thị Thúy, giáo viên dạy Ngữ văn tại Hà Nội cho rằng, sơ suất trong phát ngôn là điều dễ thông cảm, nhưng lệch chuẩn trong nhận thức là rất đáng cảnh báo.

Việc những bạn thí sinh Olympia phát ngôn gây tranh cãi trên mạng xã hội là lời nhắc nhở cho toàn xã hội, về việc định hướng, giáo dục thế hệ trẻ về lòng biết ơn, trách nhiệm và sự tôn trọng đối với quê hương, đất nước, cũng như sử dụng các phương tiện truyền thông.

“Với những người trẻ, đặc biệt là những người có tầm ảnh hưởng nhất định như các thí sinh đã từng giành vòng nguyệt quế tại cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia việc suy nghĩ chín chắn trước khi phát ngôn, tránh gây tổn thương cho người khác và không làm ảnh hưởng đến cộng đồng là điều rất quan trọng”, cô Thúy nhấn mạnh.

Không xong rồi: Hà Nội chủ nhà trồng đinh lên vỉa hè không cho ô tô đỗ trước cửa và cái kết

0

Mới đây trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh một chủ nhà tại ngõ 23 phố Đỗ Quang (Trung Hòa, Hà Nội) trồng đinh trên vỉa hè không cho xe lạ đỗ trước nhà. Vụ việc đã được Công an phường Trung Hòa xử lý.

Trên mạng xã hội vừa xuất hiện hình ảnh một hàng đinh sắt dài khoảng 7-10cm mọc trên vỉa hè ngõ 23 Đỗ Quang (P. Trung Hòa, Hà Nội) gây nguy hiểm cho người dân đi bộ trên vỉa hè.

Ngay sau khi nhận được phản ánh, lực lượng chức năng phường Trung Hòa đã tháo dỡ hàng đinh sắt. Phó Trưởng Công an phường Trung Hòa Chu Đình Cường cho biết, sau khi nhận tin, ông Cường đã báo cáo UBND phường Trung Hòa. Lực lượng dân phòng được điều động để nhổ đinh sắt và tịch thu. Chủ nhà cũng đã viết cam kết không tái phạm.

Hà Nội: Chủ nhà trồng đinh lên vỉa hè không cho ô tô đỗ trước cửa - 1Chủ nhà cắm đinh sắt trên vỉa hè để hạn chế ô tô lạ đỗ (Ảnh: Thế Hưng).

“Chủ nhà vừa cắm đinh tối hôm trước thì hôm sau đã bị phường xử lý”, Phó Trưởng Công an phường Trung Hòa khẳng định.

Cũng theo ông Cường, ngôi nhà đó hiện đang sửa, chủ nhà không sống tại đó nên thường xuyên bị xe đỗ trước nhà. Không riêng chủ nhà tại ngõ 23 Đỗ Quang, đây là nỗi bức xúc của không ít người dân. Vì tình trạng chung các ngõ ở Hà Nội không có biển cấm đỗ.

“Ngoài đường có biển cấm đỗ công an có thể xử lý được nhưng trong ngõ thì chưa có cơ chế. Do đó, xe đỗ chui hết vào trong các ngõ dẫn đến tình trạng cứ chỗ vắng không có người là bị xe đỗ”, Ông Cường nêu thực trạng.

Hà Nội: Chủ nhà trồng đinh lên vỉa hè không cho ô tô đỗ trước cửa - 2Lỗ đinh còn sót lại trên vỉa hè (Ảnh: Thế Hưng).

Đại diện Công an phường Trung Hòa cho biết, lực lượng chức năng thường xuyên tuần tra kiểm soát, nhắc nhở. Tuy nhiên, đường nhỏ không cấm đỗ cũng không thể xử phạt.

Ngoài ra, quy chuẩn 41 cũng chưa rõ ràng dẫn tới khó xử phạt, trong khi phần lớn các khu đô thị của Quận đều dính tình trạng trên.

Hà Nội: Chủ nhà trồng đinh lên vỉa hè không cho ô tô đỗ trước cửa - 3Lực lượng chức năng tháo dỡ dải đinh sắt.

Hà Nội: Chủ nhà trồng đinh lên vỉa hè không cho ô tô đỗ trước cửa - 4Phần vỉa hè chủ nhà cắm đinh nhưng đã bị UBND phường Trung Hòa tháo dỡ (Ảnh: Thế Hưng).

Sự việc trên không thường xuyên xảy ra trên địa bàn phường Trung Hòa. Tuy nhiên, ngày 5/8 vừa qua, sự việc tương tự đã xảy ra tại ngõ 102 Ngụy Như Kon Tum (Hà Nội). Phần lòng đường trước cửa nhà số 16A bị rào bằng dây thừng và hệ thống khóa bẫy và cọc cấm đỗ xe. Phía trước có treo thông báo: “Vui lòng không đỗ xe trước cửa phòng khám. Xin cảm ơn!”. Mục đích của việc làm này theo như chia sẻ là để không cho xe ô tô lạ đỗ trước cửa nhà.

Hà Nội: Chủ nhà trồng đinh lên vỉa hè không cho ô tô đỗ trước cửa - 5Hệ thống khóa và rào chắn cấm ô tô (Ảnh: FB Anh Thinh).

Nhiều người đã tỏ ra bức xúc với cách làm của chủ nhà và cho rằng đây là hành vi chiếm dụng lòng đường. Tuy nhiên, theo một số hộ sinh sống tại khu vực này cho biết, nhiều xe ô tô lạ thường đến đây đỗ cả ngày, từ sáng tới chiều tối. Ngõ ngắn mà xe đậu kín hai bên đường, còn duy nhất lối nhỏ cho xe máy đi được ở giữa.

Chiếm dụng lòng đường có thể đối mặt khung hình sự?

Trao đổi với Dân trí về sự việc trên, Luật sư Quách Thành Lực, Giám đốc Công ty luật Pháp trị cho biết, theo các quy định pháp luật Dân sự, Luật giao thông đường bộ, Nghị định 100/2019/NĐ-CP, Nghị định 123/2021/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông thì người có nhà ở mặt đường chỉ có quyền sở hữu, sử dụng, quản lý bất động sản theo ranh giới ghi nhận tại các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu sử dụng.

Đối với phần vỉa hè, lòng đường trước cửa nhà người dân là tài sản công cộng, do nhà nước quản lý. Đã là tài sản công cộng thì mọi người đều bình đẳng trong việc khai thác, sử dụng. Bởi vậy người dân có bất động sản cạnh đường giao thông cũng chỉ có quyền sử dụng phần vỉa hè, lòng đường trước cửa nhà mình như các cá nhân khác trong xã hội.

Hiện nay không có một quy định nào trao cho chủ nhà có quyền ưu tiên khai thác sử dụng vỉa hè, lòng đường trước cửa nhà mình hơn các chủ thể khác. Họ cũng không có quyền ngăn chủ thể khác khai thác sử dụng phần tài sản công này và càng không có quyền chiếm lấy làm tài sản sử dụng riêng, ngăn cản các chủ thể khác trong xã hội khai thác sử dụng.

Hành vi tự ý đặt vật cản, lắp đặt các thiết bị trên đường giao thông còn có thể bị xử phạt theo quy định tại khoản 10, điều 11, Nghị định 100/2019/NĐ-CP với mức phạt từ 6- 8.000.000 đồng đối với cá nhân. Nặng hơn, hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cản trở giao thông đường bộ theo điều 261 Bộ luật hình sự nếu hành vi đặt, để chướng ngại vật khác gây cản trở giao thông đường bộ ; sử dụng trái phép lề đường, hè phố, phần đường xe chạy mà gây hậu quả chết người hoặc tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng thì có thể bị phạt tù bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Đáng chú ý, theo luật sư Lực thì dù pháp luật không có quy định chủ nhà ở ven đường có quyền sử dụng, khai thác riêng vỉa hè, lòng đường trước cửa nhà mình để làm nơi đậu, đỗ xe nhưng về thực tiễn sử dụng, thói quen thì hành động này đều được cả xã hội thừa nhận. Điều này đã trở thành tập quán trong xã hội, phù hợp với quy định tại điều 5 Bộ luật dân sự năm 2015.

Hà Nội: Chủ nhà trồng đinh lên vỉa hè không cho ô tô đỗ trước cửa - 6Chủ nhà có thể bị xử phạt hành chính với hành vi trên (Ảnh: Thế Hưng).

Theo đó: “Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự”.

Như đã nêu ở trên do pháp luật không có quy định nên để phân định việc ai có quyền khai thác, quản lý sử dụng phần vỉa hè cần phải áp dụng tập quán. Vỉa hè, lòng đường trước cửa nhà người có bất động sản cần ưu tiên cho chủ nhà khai thác sử dụng tuân theo quy định tại khoản 2, điều 5, Bộ luật dân sự năm 2015: “Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này”.

“Trong một xã hội văn minh, mọi ứng xử của người dân trong các quan hệ dân sự dựa trên các quy định pháp luật, trường hợp pháp luật chưa điều chỉnh thì áp dụng tập quán, áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là lẽ công bằng. Mong rằng chủ nhà, người dân nắm bắt được các nội dung nêu trên để từ đó có hiểu biết và đưa ra các ứng xử hài hòa, phù hợp đảm bảo quyền lợi cá nhân, an ninh trật tự xã hội”, luật sư Lực chia sẻ.

Cuộc sống hiện tại của Vy Oanh sau ồn ào với bà Phương Hằng: Không ai mời đi diễn, không hợp đồng quảng cáo

0

Sau những ồn ào, thị phi liên quan đến những phát ngôn ‘gây sốc’ của bà Nguyễn Phương Hằng, cuộc sống của ca sĩ Vy Oanh đã bình yên trở lại.

Năm 2021, cái tên Vy Oanh bất ngờ trở thành tâm điểm chú ý của dư luận khi bị bà Nguyễn Phương Hằng liên tục công kích, đưa ra những thông tin không hay trên các nền tảng mạng xã hội. Ảnh: FB Nguyễn Vy Oanh

Đại gia Nguyễn Phương Hằng đã dùng nhiều lời lẽ gay gắt để nói về nữ ca sĩ và các scandal trong quá khứ của cô. Ảnh: FB Nguyễn Vy Oanh

Những lời lẽ nặng nề, những cáo buộc không có căn cứ đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự và hình ảnh của nữ ca sĩ Vy Oanh. Ảnh: FB Nguyễn Vy Oanh

3 năm sau ồn ào bị bôi nhọ, Vy Oanh vẫn giữ được cuộc sống giàu sang, hạnh phúc bên chồng là doanh nhân thành đạt. Ảnh: FB Nguyễn Vy Oanh

Cô tập trung vào cuộc sống riêng, dành thời gian cho gia đình và những người thân yêu. Ảnh: FB Nguyễn Vy Oanh

Nữ ca sĩ cũng hạn chế xuất hiện trước công chúng và các hoạt động nghệ thuật. Ảnh: FB Nguyễn Vy Oanh

Cô thường đăng tải những khoảnh khắc giản dị, mộc mạc đời thường bên chồng con. Ảnh: FB Nguyễn Vy Oanh

So với trước đấy, nữ ca sĩ ít chia sẻ hình ảnh hào nhoáng, xa hoa của bản thân lên mạng xã hội. Ảnh: FB Nguyễn Vy Oanh

Ngoài ra, cô cũng điều hành công ty về lĩnh vực làm đẹp, sản xuất các video dạy tiếng Việt qua bài hát để phát trên kênh thiếu nhi riêng và phụ giúp chồng một số việc trong lĩnh vực hàng hải, xây dựng cầu cảng. Ảnh: FB Nguyễn Vy Oanh

Hiện tại sau nhiều năm nỗ lực trong nghề, Vy Oanh đã sở hữu khối tài sản lớn ít ai có được. Ảnh: FB Nguyễn Vy Oanh

Cuộc sống xa hoa của Vy Oanh được thể hiện rõ qua những chiếc xế hộp hạng sang, bộ sưu tập hàng hiệu đắt giá và các MV đầu tư khủng. Ảnh: FB Nguyễn Vy Oanh

Không chỉ sở hữu cuộc sống vật chất đầy đủ, Vy Oanh còn tìm thấy niềm hạnh phúc trọn vẹn bên tổ ấm nhỏ. Chồng cô là người đàn ông giỏi giang, luôn đồng hành và ủng hộ cô, ba nhóc tỳ đáng yêu mang đến cho nữ ca sĩ những khoảnh khắc ngọt ngào và ý nghĩa. Ảnh: FB Nguyễn Vy Oanh

Vụ cơm sạch Bà Liên, QUAN TRỌNG LÀ THÁI ĐỘ …: Kh\ông có tiền thì đi ăn mỳ tôm ăn bánh mỳ và quán chúng tôi 7 người có 280k thì ai mà phục vụ nổi

0

Sau khi vụ việc lan truyền, Cơm Sạch Bà Liên đã nhận hàng loạt đánh giá 1 sao trên nền tảng của Google, cùng nhiều bình luận tiêu cực thậm chí kêu gọi tẩy chay.

Mới đây, vụ việc tại quán cơm bình dân nổi tiếng ở Quảng Ninh có tên ‘Cơm Sạch Bà Liên’ đã trở thành chủ đề bàn tán sôi nổi trên mạng xã hội, khi một nhóm khách hàng bị từ chối phục vụ vì không có tiền mặt. Vụ việc không chỉ gây tranh cãi về cách ứng xử của quán mà còn nêu lên vấn đề quan trọng về xu hướng kinh doanh trong thời đại hiện nay.

Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'x=13> Xem 6 phản hồi khác... Cơm Sạch Bà Liên Ko có tiền thì đi mà ăn mì tôm ăn bánh mì ấy vào quán chúng tôi ăn 7 người mà có 280k thì ai mà phục vụ nổi. Các bạn cứ đăng vậy đi quán chúng tôi vẫn cứ đông khách 1 giờ Thích Phản hồi 1 Hoàng Tùng Cơm Sạch Bà Liên Nguyễn Hài NguyễnHYến Yến 1giờ Viếtbìnhluận... ပ Sao Saochép chép'

Sự cố gây tranh cãi

Ngày 9/9/2024, ngay sau khi siêu bão Yagi đổ bộ vào Quảng Ninh, tại quán Cơm Sạch Bà Liên trên đường Phan Chu Trinh, phường Bãi Cháy, Hạ Long đã xảy ra một cuộc tranh cãi giữa chủ quán và một nhóm khách hàng 7 người. Theo video lan truyền trên mạng, nhóm khách này cho biết họ mới đi từ thiện về và chỉ còn 280.000 đồng tiền mặt và muốn mua các suất cơm giá 40.000 đồng mỗi người. Tuy nhiên, nhân viên quán từ chối, cho biết quán không nhận thanh toán chuyển khoản và mức giá thấp nhất là 70.000 đồng một suất.

Vụ Cơm Sạch Bà Liên Quảng Ninh: Từ mâu thuẫn thanh toán đến khủng hoàng truyền thông thời công nghệ
Đoàn khách 7 người bị từ chối tại Cơm Sạch Bà Liên

Khi nhóm khách hàng đề nghị mua 4 suất cơm cho 7 người dùng chung, quán cũng không đồng ý. Cuối cùng, quán cơm quyết định không bán hàng cho nhóm khách này. Sự việc khiến một thành viên trong nhóm bức xúc đăng tải video lên mạng xã hội, tạo ra làn sóng tranh cãi dữ dội.

Trước sức ép từ cộng đồng mạng, ngày 17/9/2024, UBND TP.Hạ Long đã triệu tập chủ quán và đại diện nhóm khách hàng lên làm việc. Tại buổi gặp, quản lý quán đã chính thức xin lỗi khách hàng và cam kết cải thiện thái độ phục vụ cũng như văn hóa ứng xử của nhân viên trong tương lai. Vụ việc đã làm dấy lên những cuộc thảo luận về cách các doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống, cần thích nghi với xu hướng và nhu cầu của khách hàng hiện đại.

Phân tích xu hướng kinh doanh

Theo ông Trần Bằng Việt, CEO của Đông A Solutions, vụ việc tại Cơm Sạch Bà Liên là một ví dụ điển hình cho thấy rằng doanh nghiệp không thể chống lại xu hướng hiện đại, đặc biệt là trong môi trường kinh doanh dịch vụ ăn uống, nơi khách hàng luôn được đặt làm trung tâm. Có hai xu hướng lớn mà quán cơm đã phớt lờ, dẫn đến sự phản ứng mạnh mẽ từ cộng đồng.

Đầu tiên phải nhắc tới chính là xu hướng thanh toán số. Ngày nay, thanh toán điện tử như chuyển khoản, ví điện tử, và các phương thức không tiền mặt khác đã trở thành xu hướng chủ đạo. Đặc biệt sau khi đại dịch COVID-19 thúc đẩy sự phát triển của công nghệ tài chính, việc không chấp nhận thanh toán chuyển khoản như trong trường hợp này có thể coi là đi ngược lại với mong đợi của khách hàng hiện đại. Khách hàng không chỉ tìm kiếm sự tiện lợi mà còn mong đợi các phương thức thanh toán linh hoạt. Việc quán chỉ chấp nhận tiền mặt không chỉ làm giảm trải nghiệm khách hàng mà còn khiến họ cảm thấy không được phục vụ đầy đủ.

Vụ Cơm Sạch Bà Liên Quảng Ninh: Từ mâu thuẫn thanh toán đến khủng hoàng truyền thông thời công nghệ
Một vài bình luận trên mạng xã hội về vụ việc

 

Tiếp theo chính là xu hướng phục vụ linh hoạt và tương tác khách hàng. Trong lĩnh vực dịch vụ, sự linh hoạt trong phục vụ và tương tác với khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra trải nghiệm tích cực. Khi khách hàng đã đưa ra nhiều phương án thỏa hiệp (chấp nhận mua 4 suất cơm dùng chung, giảm số lượng suất ăn), quán vẫn kiên quyết từ chối mà không đưa ra giải pháp hợp lý. Điều này cho thấy sự thiếu linh hoạt trong cách xử lý tình huống, đi ngược lại với xu hướng phục vụ khách hàng hiện đại, nơi mà sự thấu hiểu và tương tác tích cực với khách hàng được đánh giá cao.

Bài học cho doanh nghiệp từ góc độ kinh doanh

Từ sự việc này, các doanh nghiệp cần rút ra một số bài học quan trọng để nâng cao chất lượng phục vụ và duy trì sự phát triển bền vững.

Đầu tiên là áp dụng công nghệ thanh toán số: Các doanh nghiệp cần nhanh chóng triển khai các phương thức thanh toán điện tử, giúp khách hàng dễ dàng thanh toán và nâng cao trải nghiệm.

Tiếp theo đó là nâng cao văn hóa phục vụ: Đào tạo nhân viên về kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống linh hoạt sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề phát sinh một cách nhạy bén hơn.

Và xây dựng quy trình xử lý khủng hoảng truyền thông: Doanh nghiệp cần có kế hoạch truyền thông rõ ràng, minh bạch, nhất là trong các sự cố gây tranh cãi, để bảo vệ uy tín và xây dựng niềm tin từ khách hàng.

Vụ Cơm Sạch Bà Liên Quảng Ninh: Từ mâu thuẫn thanh toán đến khủng hoàng truyền thông thời công nghệ
Mặc dù vụ việc này đã tạo ra nhiều ý kiến trái chiều, nhưng nó cũng mang đến cơ hội quảng bá vô tình cho quán Cơm Sạch Bà Liên

Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp biết tận dụng thì vẫn có nhưng cơ hội từ khủng hoảng. Mặc dù vụ việc này đã tạo ra nhiều ý kiến trái chiều, nhưng nó cũng mang đến cơ hội quảng bá vô tình cho quán Cơm Sạch Bà Liên. Việc nhiều người biết đến quán, kết hợp với chiến dịch truyền thông và xin lỗi khéo léo, có thể giúp quán chuyển từ tình thế tiêu cực sang tích cực. Những thông tin về giá cả hợp lý và chất lượng của quán vô tình đã được truyền tải đến nhiều người hơn, giúp quán thu hút thêm sự chú ý từ các nhóm khách hàng tiềm năng.

Từ câu chuyện này, ông Việt đã nhận định, doanh nghiệp trong thời đại này không thể chống lại xu hướng phát triển và thay đổi. Xu hướng thanh toán điện tử và sự linh hoạt trong phục vụ là hai yếu tố quan trọng mà các doanh nghiệp cần áp dụng để giữ vững và phát triển trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt. Bài học từ vụ việc tại Cơm Sạch Bà Liên nhắc nhở rằng việc thích nghi với thời cuộc và luôn cải tiến cách thức kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp không chỉ giữ được khách hàng mà còn nâng cao uy tín và thương hiệu lâu dài.

LẠI TỚI CÔNG CHUYỆN: Hàng triệu CĐM và cả showbiz Việt hóng livestream của CEO Phương Hằng

0

Bà Nguyễn Phương Hằng đã chấp hành án phạt tù tại Trại giam An Phước (Bình Dương). Dự kiến, bà chấp hành bản án đến ngày 24/12/2024, nhưng đến nay, bà được giảm án trước thời hạn 3 tháng 5 ngày.

Báo Đời sống pháp luật ngày 20/09 đưa thông tin với tiêu đề: “Bà Phương Hằng có được livestream sau khi ra tù không?” cùng nội dung như sau:

Theo thông tin trên một số phương tiện thông tin đại chúng, ngày hôm qua (19/9) bà Nguyễn Phương Hằng đã được ra tù trước thời hạn.

Theo bản án phúc thẩm TAND Cấp cao tại TP HCM đã tuyên trước đó, bà Nguyễn Phương Hằng bị tuyên phạt 2 năm 9 tháng tù về tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Bà Hằng đã chấp hành án phạt tù tại Trại giam An Phước (Bình Dương). Dự kiến, bà chấp hành bản án đến ngày 24/12/2024, nhưng đến nay, bà được giảm án trước thời hạn 3 tháng 5 ngày.

Nhiều người bày tỏ thắc mắc với việc giảm án trước thời hạn, thì theo quy định, bà Hằng có được livestream không?

Trao đổi với chúng tôi, luật sư Diệp Năng Bình – Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật (Đoàn luật sư TP HCM) cho biết, để được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, người chấp hành án phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện cụ thể, hồ sơ đề nghị được lập, thẩm định và quyết định theo quy định.

Cụ thể; khoản 2, 4 Điều 59 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 quy định về thi hành quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện, trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày được tha tù trước thời hạn có điều kiện, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện phải trình diện UBND cấp xã, đơn vị quân đội được giao quản lý để cam kết chấp hành nghĩa vụ, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan. UBND cấp xã, đơn vị quân đội báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu kết quả việc trình diện và cam kết của người được tha tù trước thời hạn có điều kiện.

Vào ngày cuối cùng của thời gian thử thách, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi đã quản lý người được tha tù trước thời hạn có điều kiện có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù…

Đồng thời, theo Điều 62 Luật này quy định về nghĩa vụ của người được tha tù trước thời hạn có điều kiện bao gồm: Thực hiện nghiêm chỉnh cam kết trong việc tuân thủ pháp luật, nghĩa vụ công dân, nội quy, quy chế của nơi cư trú, nơi làm việc, học tập; trình diện và cam kết theo quy định tại khoản 2 Điều 59 của Luật này. chịu sự quản lý của UBND cấp xã, đơn vị quân đội được giao quản lý…

“Như vậy, theo quy định trên thì pháp luật không nghiêm cấm việc người được tha tù trước thời hạn được livestream nhưng việc livestream không được nhằm thực hiện hành vi đã từng phạm tội trước đó và không được trái với quy định của pháp luật”, luật sư Diệp Năng Bình phân tích.

Theo bản án phúc thẩm, từ tháng 3/2021 đến tháng 3/2022, bà Hằng và 4 đồng phạm đã thực hiện 57 buổi livestream tại nhà riêng trên đường Nguyễn Thông (quận 3, TP HCM) và Khu du lịch Đại Nam (Bình Dương) với nội dung xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín của ca sĩ Vy Oanh, Đàm Vĩnh Hưng, nghệ sĩ Hoài Linh, vợ chồng ca sĩ Thủy Tiên, nhà báo Hàn Ni, nhà báo Đức Hiển…

Theo tòa, bị cáo Hằng có vai trò chủ mưu, khởi xướng. Hành vi của các bị cáo vi phạm Luật An ninh mạng và Nghị định 72/2013/NĐ-CP; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội.

TAND TP HCM tuyên phạt bà Hằng 3 năm tù về tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Tại phiên tòa phúc thẩm của TAND Cấp cao tại TP HCM, bà Hằng không kháng cáo nhưng đã thể hiện ăn năn, hối cải về hành vi của mình, đã nộp toàn bộ số tiền bồi thường… nên được giảm án còn 2 năm 9 tháng tù.

Trước đó, báo Dân trí ngày 19/09 cũng có bài đăng với thông tin: “Bà Nguyễn Phương Hằng được giảm án, ra tù hôm nay”. Nội dung được báo đưa như sau:

Ngày 19/9, nguồn tin của phóng viên Dân trí xác nhận, bà Nguyễn Phương Hằng, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam, đã được ra tù trước thời hạn. Nguồn tin cho biết thêm, bà Hằng được giảm án và ra tù hôm nay (19/9).

Trước đó, TAND Cấp cao tại TPHCM đã tuyên án phúc thẩm đối với vụ án của bà Nguyễn Phương Hằng cùng các đồng phạm. Tòa tuyên phạt bà Hằng 2 năm 9 tháng tù về tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Bà Hằng đã chấp hành án phạt tù tại Trại giam An Phước (Bình Dương). Dự kiến, bà sẽ chấp hành bản án đến ngày 24/12/2024, nhưng đến nay, bà được giảm án trước thời hạn 3 tháng 5 ngày.

Cùng liên quan vụ án, tại phiên tòa phúc thẩm ngày 4/4, bị cáo Đặng Anh Quân (43 tuổi, cựu giảng viên Trường đại học Luật TPHCM) lĩnh 2 năm tù (giảm 6 tháng); Nguyễn Thị Mai Nhi, Huỳnh Công Tân, Lê Thị Thu Hà (nhân viên Công ty Cổ phần Đại Nam) 1 năm tù (giảm 6 tháng) về tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Theo hồ sơ vụ án, từ tháng 3/2021 đến tháng 3/2022, bà Nguyễn Phương Hằng và 4 bị cáo đã lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích hợp pháp của 10 cá nhân. Từ tháng 3/2021, bà Hằng đã sử dụng điện thoại di động, máy tính xách tay và máy quay phim, đăng nhập vào 12 tài khoản mạng xã hội do bà này quản lý. Bà thực hiện nhiều buổi livestream, phát ngôn trực tiếp trên Internet với nội dung sai sự thật, xúc phạm nghiêm trọng uy tín, danh dự các cá nhân…

Hậu Giang: Người đàn ông trúng vé số trả hết nợ nần, tặng gạo cho người nghèo nhưng lại không cứu được vợ mình

0

Sau khi trúng số, dù giúp cho bản thân và những người xung quanh nhưng người đàn ông Hậu Giang lại không thể cứu được vợ mình.

Ông Lê Văn Dũng, sinh năm 1949, quê ở Hậu Giang vốn sinh ra trong một gia đình nghèo khó, lại đông anh chị em nên cho đến khi lập gia đình, ông và vợ chỉ có công đất vườn mà cha mẹ để cho làm kế sinh nhai. Dù vậy, nhờ chăm chỉ làm ăn nên cuộc sống của ông bà ngày càng tốt hơn, tích cóp được tiền mua thêm 6 hecta đất rẫy.

Kinh tế khấm khá hơn, ông Dũng và vợ cùng nhau nuôi nấng, dựng vợ gả chồng cho các con. Cuộc sống đủ đầy của ông bà khiến cho hàng xóm ai cũng ngưỡng mộ. Rồi một ngày, vợ ông Dũng đột nhiên mắc bạo bệnh khiến cho kinh tế hai vợ chồng lao đao. Dù đã bán đất, mượn thêm tiền nhưng vợ ông vẫn không khỏi bệnh. Cuộc sống ông Dũng từ đó ngày một bế tắc, chìm trong nợ nần.

Ông Lê Văn Dũng

Ông tâm sự: “Tôi từng nghĩ tới chuyện buông bỏ tất cả vì quá mệt mỏi. Nhưng nhìn bà ấy nằm đó, tôi không dám bởi tôi chết đi thì ai sẽ chăm lo. Thế rồi may mắn đã mỉm cười khi tôi trúng độc đắc”. Theo đó, trong một lần đi cà phê với bạn thân, ông được ông Ba đi bán vé số dạo chào bán nên đã cùng với bạn mỗi người mua một tờ vé số cùng dãy số. Không ngờ là chiều đó, ông Ba báo tin cả hai tờ vé số của ông và người bạn thân đều trúng giải.

Ảnh minh họa

Tin vui ập đến quá bất ngờ, ông Dũng hét lên sung sướng: “Tôi có tiền! Tôi sẽ mang tiền trả nợ. Tôi sẽ mua thuốc tốt, tìm thầy thuốc giỏi chữa bệnh cho bà xã. Vợ tôi sẽ chóng hết bệnh và có thể sống thêm nhiều năm nữa cùng con cháu”. Quả thực, ông đã chia số tiền trúng số làm 5 phần, phần trả nợ, phần cho con cháu, phần mua 100 kg gạo tặng người nghèo, phần chi tiêu hằng ngày, phần dự trữ phòng khi túng thiếu và phần lớn nhất là để chữa bệnh cho vợ.

Tuy nhiên, vợ ông khi đó đã ở giai đoạn cuối, thời gian sống chỉ tính bằng ngày. Ông bồi hồi nhớ lại: “Ngày đó nói là có tiền trúng số chứ tôi nào đâu có tiêu đồng nào. Đôi lúc chăm bà ấy, tôi đói quá nhưng rồi sợ lấy đồng tiền đi ăn thì hụt tiền thuốc của vợ nên đành bấm bụng chịu đói”. Thậm chí, khi có người xui lấy vợ mới, ông liền gạt đi vì nghĩa vợ chồng không gì sánh bằng. Dù vợ đã qua đời nhưng ông tin rằng bà sẽ luôn ở cạnh bên và dõi theo mình.

Nguồn : https://sohuutritue.net.vn/hau-giang-nguoi-dan-ong-trung-ve-so-tra-het-no-nan-tang-gao-cho-nguoi-ngheo-nhung-lai-khong-cuu-duoc-vo-minh-d239182.html

Thời vận đã đến 3 con giáp một bước lên mây, làm ăn thuận lợi, may mắn dồi dào, sở hữu khối tài sản kếch xù trong tháng 9 âm lịch

0

Tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết 3 con giáp nào một bước lên mây, làm ăn thuận lợi, may mắn dồi dào, sở hữu khối tài sản kếch xù trong tháng 9 âm lịch này nhé!

Con giáp tuổi Tý 

Trong tháng 9 âm lịch,  tuổi Tý làm việc hiệu quả nhờ vận trình ổn định. Ngày này chỉ cần bản mệnh tập trung làm đúng chuyên môn thì sẽ không gặp vấn đề nào lo ngại. Kể cả kẻ xấu có nhòm ngó thế nào cũng không phải lo lắng hay gặp biến cố gì quá lớn.

Thời vận đã đến 3 con giáp một bước lên mây, làm ăn thuận lợi, may mắn dồi dào, sở hữu khối tài sản kếch xù trong tháng 9 âm lịch - Ảnh 1

Ảnh minh họa: Internet

Tinh thần làm việc của con giáp này trong ngày lên cao. Tuổi Tý giải quyết mọi việc đâu ra, có đầu có đuôi chứ không hời hợt theo kiểu làm nhanh nhanh chóng chóng cho xong việc, không màng tới hậu quả.

Con giáp tuổi Sửu 

Trong tháng 9 âm lịch, sự nghiệp của tuổi Sửu may mắn nên đỡ áp lực hơn. Con giáp này được đánh giá cao về tinh thần làm việc hăng say, nói được làm được. Bản mệnh uy tín trong việc làm và hành động nhưng cần giảm bớt sự cứng nhắc mới thăng tiến nhanh được.
Thời vận đã đến 3 con giáp một bước lên mây, làm ăn thuận lợi, may mắn dồi dào, sở hữu khối tài sản kếch xù trong tháng 9 âm lịch - Ảnh 2

Ảnh minh họa: Internet

Tiền bạc cũng may mắn nên tài lộc đổ về nhiều hơn mọi ngày. Thu nhập của bản mệnh khá ổn định, có đồng ra đồng vào, không bị bế tắc. Tuổi Sửu luôn tâm niệm không dựa dẫm vào ai hết nên lúc nào cũng tự lực cánh sinh, cật lực kiếm tiền, có máu kinh doanh.

Con giáp tuổi Thìn 

Trong tháng 9 âm lịch, Chính Ấn chỉ đường dẫn lối, người tuổi Thìn biết mình cần phải làm gì để gặt hái thành công. Chính vì vậy, bạn hết sức tập trung, bỏ ngoài tai những câu chuyện vô thưởng vô phạt của đồng nghiệp.
Thời vận đã đến 3 con giáp một bước lên mây, làm ăn thuận lợi, may mắn dồi dào, sở hữu khối tài sản kếch xù trong tháng 9 âm lịch - Ảnh 3

Ảnh minh họa: Internet

Cấp trên sẽ đánh giá rất cao tinh thần làm việc của bạn. Dù vừa bước chân vào lĩnh vực nào đi nữa, bạn cũng đừng ngại ngần nêu lên quan điểm của mình. Có thể bạn sẽ nhìn nhận vấn đề dưới góc độ mới, giúp tập thể có hướng đi mới.

Hỏa sinh Thổ, quan hệ vợ chồng của bản mệnh cũng rất hài hòa và ấm áp. Hai bạn luôn bàn bạc và thảo luận với nhau mọi chuyện trước khi bắt tay vào làm. Cả hai đều cảm nhận được sự quan tâm và tôn trọng từ đối phương.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo!

Nguồn: https://phunusuckhoe.giadinhonline.vn/phu-nu-va-gia-dinh/thoi-van-a-en-3-con-giap-mot-buoc-len-may-lam-an-thuan-loi-may-man-doi-dao-so-huu-khoi-tai-san-kech-xu-trong-thang-9-am-lich-700199.html