Home Blog Page 402

Đỏ mắt ngóng tin người thân vụ sập cầu Phong Châu: Vợ chồng tài xế mới gọi điện cho nhau, thì mất liên lạc….

0

Sáng 9/9 cầu Phong Châu bắc qua sông Hồng nối hai huyện Lâm Thao và Tam Nông thuộc tỉnh Phú Thọ đã bị sập. Ngay sau đó, nhiều người tập trung ở khu vực gần hiện trường để ngóng tin người thân đang mất tích.

Theo thông tin từ  báo Người Lao Động,  vội vàng chạy đến hiện trường vụ sập cầu Phong Châu, chị T. bật khóc khi dự đoán nhiều khả năng người em rể của chị, là tài xế lái xe container đã bị rơi xuống sông khi sập cầu.

Chị Tuyết cho biết em rể chị là anh Hà Quốc C. (sinh năm 1986, ở Chu Hoá, Việt Trì, Phú Thọ), là lái xe container. Sáng nay, lúc 9 giờ đến 9 giờ 30, anh C. vẫn gọi điện cho vợ (em ruột chị T.).

“Sau đó có thông tin sập cầu, em gái tôi gọi cho C. thì không liên lạc được, tiên lượng chuyện chẳng lành nên chúng tôi vội đến hiện trường. Sau đó được biết có một xe container rơi xuống khi cầu sập “- chị T. chia sẻ trong nước mắt.

“Dòng nước lớn như thế này sao mà cứu được em đây em ơi. “Nếu em đi qua cầu chậm vài phút thôi thì đã không gặp việc đau lòng như vậy, em ơi”  – chị T. khóc nghẹn khi đứng nhìn về nhịp cầu nằm bất động dưới lòng sông đang chảy xiết.

Người phụ nữ tay không cầm nổi chiếc điện thoại vì run, lo lắng cho em. Chốc lát, lại lấy tay gạt nước mắt, nhìn về phía dòng sông chảy xiết với những tia hi vọng người em của mình sẽ được tìm thấy.
Đỏ mắt ngóng tin người thân vụ sập cầu Phong Châu: Vợ chồng tài xế mới gọi điện cho nhau, 30 phút sau thì mất liên lạc - Ảnh 1Đỏ mắt ngóng tin người thân vụ sập cầu Phong Châu: Vợ chồng tài xế mới gọi điện cho nhau, 30 phút sau thì mất liên lạc - Ảnh 2 Chị T. khóc chờ thông tin tìm kiếm người thân – Ảnh: Báo Người Lao Động
Theo thông tin từ  báo Tuổi Trẻ , UBND tỉnh Phú Thọ cho biết, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, nước lũ trên sông Thao (sông Hồng) lên rất cao, chảy xiết. Khoảng 10h02 hôm nay, 9/9, cầu Phong Châu tại km18+300 quốc lộ 32C (kết nối 2 huyện Tam Nông – Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ), bị sập, cuốn trôi trụ T7 và 2 nhịp dàn chính (nhịp 6 và nhịp 7 phía bờ hữu sông Thao, thuộc địa bàn huyện Tam Nông).

Ngay sau sự cố, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ đã có mặt tại hiện trường chỉ đạo huy động các lực lượng chức năng (công an, quân đội, y tế, nhân dân địa phương…) triển khai ngay các biện pháp khẩn cấp để cứu người, ứng phó, khắc phục sự cố.
Đỏ mắt ngóng tin người thân vụ sập cầu Phong Châu: Vợ chồng tài xế mới gọi điện cho nhau, 30 phút sau thì mất liên lạc - Ảnh 3Đỏ mắt ngóng tin người thân vụ sập cầu Phong Châu: Vợ chồng tài xế mới gọi điện cho nhau, 30 phút sau thì mất liên lạc - Ảnh 4Đỏ mắt ngóng tin người thân vụ sập cầu Phong Châu: Vợ chồng tài xế mới gọi điện cho nhau, 30 phút sau thì mất liên lạc - Ảnh 5 Nhìn cảnh nước xiết, người thân khóc nghẹn – Ảnh: Báo Tiền Phong
Sơ bộ xác định tại thời điểm xảy ra sự cố có 8 phương tiện gặp nạn (trong đó có 1 xe tải, 1 ô tô con, 5 xe máy, 1 xe đạp điện); đã cứu, đưa 5 người bị thương đi cấp cứu tại cơ sở y tế.

Cũng theo báo cáo, do nước lũ dâng cao, chảy xiết nên việc triển khai các biện pháp tìm kiếm cứu nạn gặp rất nhiều khó khăn; chưa xác định cụ thể về số người bị mất tích.

Tỉnh Phú Thọ đang đang phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Quân khu 2 và các lực lượng chức năng tích cực, khẩn trương huy động lực lượng, phương tiện và các biện pháp cần thiết để tìm kiếm người mất tích; cắm biển cảnh báo khu vực nguy hiểm, phân luồng giao thông và đảm bảo an ninh trật tự.
Đỏ mắt ngóng tin người thân vụ sập cầu Phong Châu: Vợ chồng tài xế mới gọi điện cho nhau, 30 phút sau thì mất liên lạc - Ảnh 6 Cầu Phong Châu chỉ còn lại 1 nhịp – Ảnh: Báo Tuổi Trẻ
Phó Giám đốc Sở Y tế Phú Thọ Trần Minh Khánh – Trưởng đoàn Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai, thảm họa và tìm kiếm cứu nạn ngành Y tế cùng một số đơn vị liên quan đã đến hiện trường để chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ phối hợp với lực lượng chức năng kịp thời cứu nạn, cứu hộ sẵn sàng cấp cứu người bị nạn.

Ngành Y tế tỉnh Phú Thọ đã huy động 6 xe cứu thương cùng các cán bộ y tế của Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, TTYT huyện Thanh Thủy, TTYT huyện Tam Nông, TTYT huyện Lâm Thao và TTYT TP Việt Trì sẵn sàng các phương án dự phòng, điều trị, cấp cứu nạn nhân.

Vụ sập cầu ở Phong Châu, Phú Thọ: Tạm ngừng cứu hộ do nước chảy xiết, người thân khóc nghẹn “mong phép màu”…

0

Cầu Phong Châu nối 2 huyện Lâm Thao và Tam Nông (Phú Thọ) bất ngờ bị sập xuống dòng nước lũ đục ngầu vào sáng nay 9/9. Theo báo cáo sơ bộ từ địa phương, có 10 ô tô, 2 xe máy và 13 người bị rơi xuống sông.

Vụ sập cầu Phong Châu: Nhìn cảnh nước xiết, người thân khóc nghẹn 'mong phép màu' ảnh 1

Theo báo cáo của tỉnh Phú Thọ, khoảng 10h02 ngày 9/9, cầu Phong Châu tại km18+300 quốc lộ 32C (kết nối 2 huyện Tam Nông, Lâm Thao – tỉnh Phú Thọ) bị sập, cuốn trôi trụ T7 và 2 nhịp dàn chính (nhịp 6 và nhịp 7 phía bờ hữu sông Thao, thuộc địa bàn huyện Tam Nông).

Vụ sập cầu Phong Châu: Nhìn cảnh nước xiết, người thân khóc nghẹn 'mong phép màu' ảnh 2

Thời điểm 13 giờ 30 phút, lực lượng cứu hộ đã triển khai phương án cứu hộ. 2 chiếc cano đã được bố trí sẵn 2 bờ sông. Tuy nhiên, nước vẫn rất xiết, chưa thể tiến hành cứu hộ.

Vụ sập cầu Phong Châu: Nhìn cảnh nước xiết, người thân khóc nghẹn 'mong phép màu' ảnh 3

Tại thời điểm sau xảy ra sự cố, các lực lượng chức năng đã cứu, đưa 5 người bị thương tới cơ sở y tế. Do nước lũ dâng cao, chảy xiết nên việc triển khai các biện pháp tìm kiếm cứu nạn gặp rất nhiều khó khăn.

Vụ sập cầu Phong Châu: Nhìn cảnh nước xiết, người thân khóc nghẹn 'mong phép màu' ảnh 4

Liên quan đến sự cố này, Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu Sở GTVT Phú Thọ khẩn cấp điều động nhân lực, thiết bị tham gia khắc phục các sự cố và tìm kiếm cứu nạn; bảo vệ công trình và các công việc cần thiết khác.

Vụ sập cầu Phong Châu: Nhìn cảnh nước xiết, người thân khóc nghẹn 'mong phép màu' ảnh 5

Nhiều người tập trung ở khu vực gần hiện trường để ngóng tin người thân.

Vụ sập cầu Phong Châu: Nhìn cảnh nước xiết, người thân khóc nghẹn 'mong phép màu' ảnh 6

Những gương mặt không khỏi lo lắng và bất an.

Vụ sập cầu Phong Châu: Nhìn cảnh nước xiết, người thân khóc nghẹn 'mong phép màu' ảnh 7

Chị Tuyết nghe tin em rể (SN 1986) gặp nạn liền tới hiện trường. “Nhà có vợ và 2 con thơ chỉ mong có phép màu xảy ra thương em lắm. Tôi nhận tin mà xót xa, dọc đường đi khóc hết nước mắt”, chị Tuyết mếu máo.

close

pause

volume_mute

Vụ sập cầu Phong Châu: Nhìn cảnh nước xiết, người thân khóc nghẹn 'mong phép màu' ảnh 8

Chị họ của một nạn nhân chia sẻ, gia đình người gặp nạn rất khó khăn, vợ đi làm xa không về ngay được. Em trai thì tận 5h chiều mới ở miền Nam ra đến nơi. “Không biết thế nào, thấy cảnh xe đổ trên video mà không kìm được nước mắt”, người phụ nữ chia sẻ.

Vụ sập cầu Phong Châu: Nhìn cảnh nước xiết, người thân khóc nghẹn 'mong phép màu' ảnh 9

Nhìn cảnh nước xiết, người thân khóc nghẹn.

Vụ sập cầu Phong Châu: Nhìn cảnh nước xiết, người thân khóc nghẹn 'mong phép màu' ảnh 10

Vụ sập cầu Phong Châu: Nhìn cảnh nước xiết, người thân khóc nghẹn 'mong phép màu' ảnh 11

Công an đã phong toả hiện trường.

Vụ sập cầu Phong Châu: Nhìn cảnh nước xiết, người thân khóc nghẹn 'mong phép màu' ảnh 12

Cầu Phong Châu được  xây dựng  với kết cấu dàn thép, có chiều dài gần 380m. Công trình được khánh thành vào ngày 28/7/1995.

Vụ sập cầu Phong Châu: Nhìn cảnh nước xiết, người thân khóc nghẹn 'mong phép màu' ảnh 13

Năm 2013, cầu Phong Châu được sửa chữa. Đến tháng 9/2019, Phú Thọ ra lệnh cấm các phương tiện có trọng tải từ 18 tấn trở lên qua cầu này.

Vụ sập cầu Phong Châu: Nhìn cảnh nước xiết, người thân khóc nghẹn 'mong phép màu' ảnh 14

Hiện, để đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân, cơ quan chức năng cho biết sẽ tính toán phương án làm cầu phao tại đây.

Nguyễn Viết Hà – Đức Nguyễn – Công Hướng

Đã xác định được nguyên nhân ban đầu vụ sập cầu Phong Châu

0

Báo cáo của Sở GTVT tỉnh Phú Thọ mới đây đã xác định được nguyên nhân ban đầu vụ sập cầu Phong Châu (huyện Tam Nông).

Liên quan đến vụ sập cầu Phong Châu (huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ), báo cáo của Sở GTVT tỉnh Phú Thọ nêu rõ:  “Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 Yagi, gây mưa lũ, nước sông Hồng dâng cao, lưu tốc dòng chảy xiết đã làm thay đổi địa hình, địa mạo dưới lòng sông khu vực cầu Phong Châu kéo đổ trụ T7 làm sập 2 nhịp dàn chính của cầu là nhịp 6 và nhịp 7”.

Theo Sở GTVT Phú Thọ,  cầu Phong Châu  được xây dựng bằng thép và bê tông cốt thép dự ứng lực với quy mô vĩnh cửu, tải trọng thiết kế H18 – X60, tải trọng người đi 0,3 tấn/m2. Cầu được bàn giao đưa vào khai thác sử dụng năm 1995.

Trong báo cáo, Sở GTVT Phú Thọ khẳng định cầu Phong châu đã qua nhiều đợt sửa chữa với lần gần nhất là năm 2023.
Đã xác định được nguyên nhân ban đầu vụ sập cầu Phong Châu Ảnh 1

Hiện trường vụ sập cầu Phong Châu

Theo đó, năm 2013, cầu Phong Châu được sửa chữa với quy mô: Thay 4 dầm nhịp 8 thường bằng 4 dầm nhịp T21m; Dán sợi thủy tinh và sợi cacbon gia cường dầm T33 các nhịp 1, 2, 3, 4; Thay thế bu lông cường độ cao bị đứt gãy, han gỉ, tẩy gỉ bằng phun cát sau đó quét sơn chống gỉ cho phần hạ bộ của hệ dàn thép. Cũng trong đợt này, cầu cũng được sửa chữa mặt cầu, thay thế các khe co giãn cũ tại các vị trí mố M1, M2 và trụ T1, T2, T3 bằng khe co dãn răng lược; Thay thế những thiết bị điện trên cầu đã hỏng bằng các thiết bị điện mới; tẩy gỉ và sơn lại cột đèn chiếu sáng của cầu.

“Theo kết quả kiểm định sau khi sửa chữa, cầu không phải cắm biển hạn chế tải trọng” , báo cáo nhanh thông tin.
Đã xác định được nguyên nhân ban đầu vụ sập cầu Phong Châu Ảnh 2

Dòng nước sông Hồng chảy siết, sóng cuồn cuộn tại vị trí sập cầu Phong Châu

Năm 2019, cầu Phong Châu được sửa chữa với quy mô: Xử lý xói lở trụ T7: Tăng cường 8 cọc khoan nhồi bê tông cốt thép C30, đường kính D1200mm, chiều dài cọc L¬=16m; mũi cọc ngàm trong tầng đá gốc. Song song đó, cầu cũng được mở rộng bệ trụ bằng bê tông cốt thép C30. Gia cường khả năng chống va xô bằng biện pháp nối cứng hai thân trụ T7.

Xử lý xói lở trụ T6: Gia cố chống xói bằng rọ thép đan máy có luồn thép D8 tạo khung cứng, trong nhồi đá hộc (2 hàng) theo chiều sâu, bên dưới bù đá hộc, phạm vi xếp xung quanh hệ móng cọc.

Năm 2023, cầu Phong Châu tiếp tục được sửa chữa nhỏ với quy mô tẩy gỉ, sơn lại toàn bộ các thanh mạ thượng, thanh đứng, thanh xiên, hệ liên kết ngang trên và hệ liên kết dọc trên của nhịp 66 m, 64 m và 80 m. Bên cạnh đó, cầu được thay thế khe co giãn trên trụ T5, T6, T8 bằng khe co giãn răng lược và sửa chữa phần bê tông phía trước khe đã bị nứt vỡ. Sơn lại lan can trên nhịp chính và lan can phía trái tuyến nhịp N1.
Đã xác định được nguyên nhân ban đầu vụ sập cầu Phong Châu Ảnh 3
Đã xác định được nguyên nhân ban đầu vụ sập cầu Phong Châu Ảnh 4Ngay sau khi nhận tin báo, lực lượng chức năng đã có mặt tại hiện trường vụ sập cầu Phong Châu
Liên quan đến vụ sập cầu nói trên, báo cáo sơ bộ thiệt hại từ vụ sập cầu cho thấy có 10 ô tô, 2 xe máy và 13 người bị rơi xuống sông.

Hiện tại, 3 nạn nhân đã được cứu vớt và được đưa đến bệnh viện cấp cứu. Sức khoẻ của các nạn nhân đã dần ổn định và đang tiếp tục được theo dõi.

Kỳ diệu 3 nạn nhân thoát ch/ế/t thần kỳ trong vụ sập cầu Phong Châu: Lúc rơi tự do, tôi nghĩ mình chuẩn bị ch/e/t

0

Ba nạn nhân vụ sập cầu Phong Châu được cấp cứu tại Trung tâm Y tế Tam Nông, sức khỏe ổn định, trong khi nhiều người vẫn mất tích.

Đây là ba nạn nhân đầu tiên được cứu sống trong vụ sập cầu sáng 9/9. Một người rơi xuống gần bờ nên cố bơi vào, hai người còn lại rơi xuống ở khu vực chân cầu. Đại diện Trung tâm Y tế Tam Nông cho biết ba bệnh nhân bị chấn thương phần mềm, sức khỏe ổn định nhưng tinh thần vẫn hoảng loạn, lo lắng.

Bệnh nhân Phan Trường Sơn. Ảnh: Phạm Dự

Bệnh nhân Phan Trường Sơn. Ảnh:  Phạm Dự

Một trong ba nạn nhân là anh Phan Trường Sơn, 40 tuổi, ở Khu 10, xã Hương Nội, cho biết đang đi xe máy trên đường, nghe tiếng động lớn, chưa kịp phản xạ thì cả người và xe rơi xuống nước. “Cảm giác rơi xuống đáy sông”, anh nói, thêm rằng đã lấy hết hơi để bơi, khi ngoi lên được mặt nước thì đuối sức không thở được. May mắn, anh vớ được cây chuối, sau đó được mọi người trên thuyền gần đó cứu.

Đại diện Trung tâm Y tế Tam Nông cho biết bệnh nhân nhập viện trong tình trạng hoảng loạn, đau đầu, vết thương rộng cẳng chân trái 14-16 cm, dị vật cát bẩn, dập nát, xẹp phổi nhỏ ở thùy dưới phổi phải. Trung tâm Y tế huyện Tam Nông đã hội chẩn với Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), hướng dẫn ê kíp xử trí các tổn thương cho người bệnh, tiếp tục theo dõi và có các phương án điều trị về thần kinh, tim mạch lồng ngực, chấn thương, tiêu hóa,… Đại diện Bệnh viện Việt Đức cho biết sẽ đảm bảo kết nối thông suốt 24/7 với tất cả TTYT tại Phú Thọ để kịp thời xử trí từ xa.

Hiện công tác cứu hộ cứu nạn vẫn tiếp tục tiến hành tại hiện trường. Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc cho biết bước đầu xác định có khoảng 10 ôtô, 2 xe máy và 13 người dân mất tích trong vụ sập cầu Phong Châu.

Anh Nguyễn Minh Hải, một trong ba nạn nhân, được cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện Tam Nông. Ảnh:Phạm Dự

Anh Nguyễn Minh Hải, một trong ba nạn nhân, được cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện Tam Nông. Ảnh:  Phạm Dự

Cầu Phong Châu bắc qua sông Hồng trên quốc lộ 32C, nối liền hai huyện Lâm Thao và Tam Nông thuộc tỉnh Phú Thọ, sập lúc khoảng 10h hôm nay. Đây là thời điểm lượng xe lưu thông trên tuyến đường khá đông.

“Dự kiến số nạn nhân sẽ tiếp tục tăng”, đại diện Trung tâm Y tế Tam Nông cho hay. Trung tâm cử hai đội cấp cứu cơ động, hai xe cứu thương đến hiện trường, mang đầy đủ thuốc, vật tư, cáng, bình oxy… để sẵn sàng ứng cứu, xử trí. Khoa hồi sức tích cực dồn toàn bộ bệnh nhân đang điều trị tại đây sang phòng khác để dành tiếp nhận cấp cứu trong tai nạn. Các bác sĩ cũng thu dọn Khoa ngoại để xử trí ca bệnh nặng, cần phẫu thuật.

Trung tâm Y tế Lâm Thao cũng điều động 6 kíp cấp cứu và 6 xe cứu thương để xử trí. Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ và Trung tâm Y tế Việt Trì cũng có mặt để sơ cứu cho nạn nhân. Lực lượng chức năng huyện Lâm Thao và Công an tỉnh Phú Thọ đã phong tỏa cầu, điều tra nguyên nhân.

Cầu Phong Châu được xây dựng với kết cấu dàn thép, có chiều dài gần 380 m. Công trình được khánh thành năm 1995 và đưa vào sử dụng năm 1996 với tải trọng thiết kế H18-X60 gồm 8 nhịp. Trong đó, có 4 nhịp giản đơn dầm T33m bằng bê tông cốt thép dự ứng lực, ba nhịp dàn thép (66m+64m+80m) và một nhịp giản đơn dầm T21 m bằng bê tông cốt thép thường.

Năm 2013, cầu hư hỏng nặng, phải sửa chữa. Năm 2022, cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị nghiên cứu đầu tư nâng cấp hoặc xây dựng cầu mới thay thế cầu Phong Châu. Khi đó, Bộ Giao thông Vận tải cho biết điều kiện chưa thực hiện ngay được việc này nên chỉ đạo Tổng cục Đường Bộ Việt Nam tăng cường duy tu, sửa chữa

Đι̣пҺ luạ̑t coп quạ, пҺȃ́t ƌι̣пҺ pҺảι пҺớ пȇ́u Ьạп ƌaпg tҺȃ́ү tҺȇ́ gιớι пàү kҺȏпg tȏ́t vớι Ьạп

0

Khi hiểu ra ᵭịnh ʟuạ̑t con quạ bạn sẽ có những nhìn nhạ̑n ⱪhác về cuọ̑c sȏ́ng và sẽ có những ʟựa chọn tȏ́t hơn.

Định ʟuạ̑t con quạ ʟà gì?

Chuyện ⱪể rằng ʟoài quạ có tiếng ⱪêu ⱪhiến con người và các ʟoài vạ̑t ⱪhác sợ hãi. Mọ̑t ngày ⱪia quạ nói rằng vì con người ⱪhȏng ưa nó nên nó cȃ̀n chuyển chȏ̃. Nó cho rằng tìm nơi ⱪhác sẽ tȏ́t hơn. Bȏ̀ cȃu mới nói rằng nếu quạ ⱪhȏng thay ᵭȏ̉i tiếng ⱪêu của mình thì ᵭi ᵭến ᵭȃu cũng sẽ vȃ̃n thế. Chỉ ⱪhi thay ᵭȏ̉i tiếng ⱪêu của mình thì quạ mới có thể sȏ́ng hòa thuạ̑n còn nếu ⱪhȏng mang tiếng ⱪêu ᵭó ᵭi ᵭȃu, con người cũng sẽ tìm cách xua ᵭuȏ̉i mà thȏi.

Việc thay ᵭȏ̉i nơi ở chỉ ʟà cách trȏ́n tránh. Phải thay ᵭȏ̉i tiếng ⱪêu mới thực sự ʟà cải thiện.

Nếu ⱪhȏng thay ᵭȏ̉i tiếng ⱪêu con quạ sẽ suȏ́t ᵭời phải tìm cách trȏ́n tránh

Nếu ⱪhȏng thay ᵭȏ̉i tiếng ⱪêu con quạ sẽ suȏ́t ᵭời phải tìm cách trȏ́n tránh

Khi bạn nghĩ bạn chuyển việc, chuyển nơi ở ᵭể thay ᵭȏ̉i mȏi trường thì hãy thay ᵭȏ̉i chính mình

Đȏ̉i cȏng việc, ᵭȏ̉i nơi ở cũng ʟà mọ̑t trải nghiệm. Nhưng nếu bạn cho rằng bạn cȃ̀n ᵭȏ̉i vì những người ở ᵭó chê bạn ⱪhȏng thích bạn, họ ⱪhó ⱪhăn cho bạn thì nên nghĩ thȃ́u ᵭáo hơn, nhìn ʟại ⱪhuyết ᵭiểm của mình, nhìn xem vì sao họ ⱪhȏng thích mình, nhìn xem ᵭiều ᵭó mình có thể thay ᵭȏ̉i ⱪhȏng, có phải ᵭó ʟà ⱪhuyết ᵭiểm ⱪhȏng.

Nếu ᵭó ʟà ⱪhuyết ᵭiểm của mình gȃy ra thì hãy thay ᵭȏ̉i mình chứ ᵭừng thay ᵭȏ̉i nơi ở, nơi ʟàm việc, bởi ⱪhȏng sửa chữa ⱪhuyết ᵭiểm thì ᵭi tới nơi ⱪhác bạn ʟại nhanh chóng gặp ʟại tình huȏ́ng cũ.

Như thế thì cả ᵭời bạn phải xoay chuyển ⱪhȏng bao giờ ȏ̉n ᵭịnh. Hơn nữa ᵭiều ᵭó còn ⱪhiến cho bạn mȃ́t rȃ́t nhiều thơi gian mà ⱪhȏng thể cải thiện cuọ̑c sȏ́ng.

Thay ᵭȏ̉i chính mình quan trọng hơn

Thay ᵭȏ̉i chính mình quan trọng hơn

Muȏ́n cuọ̑c sȏ́ng tȏ́t ᵭẹp hãy học cách thay ᵭȏ̉i chính mình, ᵭừng ᵭȏ̉ ʟȏ̃i

Đừng bảo thủ. Hãy nhìn nhạ̑n ʟại vì sao cuọ̑c sȏ́ng của mình ʟại chưa tȏ́t ʟên. Nếu chưa tȏ́t ᵭẹp thì rõ ràng có gì ᵭó chưa phù hợp, chưa ᵭúng. Thay vì ᵭȏ̉ ʟȏ̃i cho người ⱪhác, cho hoàn cảnh, cho mȏi trường thì hãy thay ᵭȏ̉i chính mình cho phù hợp hơn. Nếu thực sự những gì bạn ᵭang ʟàm ⱪhȏng có hiệu quả hãy thay ᵭȏ̉i. Nếu thực sự người ⱪhác ᵭang chê bạn, bạn thȃ́y ᵭó ʟà ᵭiểm chưa ᵭược của bản thȃn thì ᵭừng trȏ́n tránh, hãy ᵭȏ́i diện ᵭể thay ᵭȏ̉i, ᵭừng ᵭȏ̉ ʟȏ̃i ʟà người ta xét nét với bạn.

Giȏ́ng như con quạ, việc thay ᵭȏ̉i nơi ở chỉ ʟà trȏ́n tránh, việc quan trọng hơn ʟà ʟuyện thanh ʟuyện tiếng ᵭể ᵭi ᵭȃu cũng ᵭược chào ᵭón.

Như chúng ta thay vì trȏ́n tránh mọ̑t vȃ́n ᵭề gì ᵭó và ᵭȏ̉ ʟȏ̃i cho người ⱪhác thì hãy ᵭȏ́i diện và sửa bản thȃn mình.

Khi biết sửa mình, ᵭȏ́i diện và chȃ́p nhạ̑n thực tế thì bạn sẽ ⱪhȏng phải suȏ́t ᵭời thay ᵭȏ̉i nơi ở chỉ vì bȃ́t hòa với xung quanh.

Cổ nhân nói: ‘Trước khi con người gặp xui xẻo sẽ có 4 điềm báo lớn’, đó là 4 điềm gì?

0

Người xưa nói rằng một người xui xẻo nhất định phải có nguyên nhân. Nếu một người gặp 4 điềm báo này ắt sắp gặp chuyện chẳng lành.

Loại thứ nhất là ham vui và ham muốn quá độ

Chúng ta đều biết rằng con người phải tích cực và làm việc chăm chỉ nếu muốn có được cuộc sống như ý muốn. Người ham sống qua ngày, hoặc người sống giàu có, không nên vì điều này mà tham dục lạc thú, người giàu có cũng vậy.

Nếu bạn cảm thấy vô cùng hài lòng với cuộc sống hiện tại và mất tinh thần phấn đấu, bạn chỉ quan tâm đến ăn uống, gái gú và cờ bạc, chỉ biết tận hưởng cái đẹp trước mắt, không kiềm chế và xa hoa. Vậy thì chắc chắn rằng những ngày tốt đẹp hiện có chỉ có thể tồn tại trong thời gian ngắn, sớm muộn gì cũng sẽ mất đi, điều đó có nghĩa là vận rủi không còn xa nữa.

Trước hết, tìm thú vui, chè chén, chè chén là một thói quen sinh hoạt không tốt, thói quen này không những hại thân thể mà còn hại tinh thần. Ví dụ, những người được gọi là phát thanh viên ẩm thực sành ăn trên các nền tảng Internet hiện đại suốt ngày ăn nhiều món ngon khác nhau trước hàng triệu cư dân mạng để thể hiện rằng họ là những người ăn nhiều, nhưng chúng ta cũng đã từng chứng kiến một số youtobe ẩm thực mất mạng vì ăn quá lâu, ăn quá nhiều, ngay cả khi nó không nguy hiểm đến tính mạng, nó chắc chắn sẽ dẫn đến béo phì.

Béo phì quá mức tất yếu sẽ kéo theo các loại bệnh tật về thể chất, nếu không có chế độ ăn uống hợp lý và thói quen sinh hoạt tốt thì sẽ không có tác dụng.

Thứ hai, tuyệt đối không được nghiện rượu và tình dục, rượu và tình dục sẽ làm con người mất trí, thiếu sinh lực và gây hại cho cơ thể. Hậu quả bất lợi của rượu chè sắc dục, không nói đến thời hiện đại, điển hình nhất ở thời cổ đại là những vị vua suốt ngày rượu chè sắc dục dẫn đến cái chết hoặc sự suy vong của đất nước.

Loại thứ hai là luộm thuộm và nhếch nhác

Trong cuộc sống luôn có những người tự phụ rằng mình tài giỏi nên luôn sống rất khác người, và thường không mấy quan tâm đến hình ảnh của bản thân.

Họ cho rằng có tài là có duyên, không cần quan tâm đến những tiểu tiết trong cuộc sống, đây chính là lý do khiến họ suốt ngày lôi thôi lếch thếch, coi thường hình ảnh của mình. Nhưng những người chú ý đến hình ảnh và có tài năng sẽ hấp dẫn hơn và đáng được yêu thích hơn.

Con người tuy bên trong quan trọng hơn hình thức bên ngoài, nhưng trước khi quen nhau, điều đầu tiên người ta chú ý đến chính là vẻ bề ngoài, nếu không chú trọng hình tượng của mình thì sẽ làm hỏng cơ hội để người khác hiểu bạn. Suy cho cùng, một hình ảnh xuề xòa, luộm thuộm thường khiến mọi người xa lánh, không ai muốn kết bạn với họ, vì vậy, một hình ảnh luộm thuộm sẽ tạo ấn tượng ban đầu rất xấu và khiến họ xa lánh, bất kể trong hoàn cảnh nào.

Tục ngữ có câu: người dựa áo, ngựa dựa yên, hình tượng bề ngoài rất quan trọng, nếu không sẽ dẫn đến nhiều điều không vừa ý trong cuộc sống, đó chính là điều “xui xẻo” đã đề cập ở trên. Có người trượt phỏng vấn vì hình ảnh luộm thuộm, hoặc thói quen sống luộm thuộm dẫn đến mất việc, bạn bè bỏ đi.

Loại thứ ba là thiếu động lực và chán đời

Nếu bạn muốn hoàn thành một điều gì đó hoặc đạt được một mục tiêu nhất định, bạn không được mất hứng thú với cuộc sống, chứ đừng nói đến việc thiếu động lực để tiến lên và niềm đam mê để phấn đấu.

Một người không quan tâm đến bất cứ điều gì trong cuộc sống sẽ không quan tâm đến cuộc sống. Đồng thời, bạn sẽ mất đi động lực để làm việc chăm chỉ, và bạn sẽ trở thành một người “Phật tử” nghiêm túc, điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của bạn.

Sống trong thế giới này, bạn phải có một thái độ tích cực và lạc quan, giỏi khám phá mọi thứ mà bạn quan tâm trong cuộc sống, và công việc cũng vậy, hãy cố gắng chọn công việc mà bạn yêu thích và cống hiến hết mình cho nhiệm vụ của bạn. Trong lịch sử, có một vị hoàng đế theo đạo Phật, đó là Hoàng đế Vạn Lịch của triều đại nhà Minh, trong thời gian trị vì của mình, ông đã bỏ qua các công việc chính sự trong một thời gian dài, thậm chí còn tuyên bố thực hiện “tĩnh chụp” để tránh sự quấy rối của các quan thần.

Cũng chính vì sự cẩu thả của Hoàng đế Vạn Lịch đối với chính quyền và sự thiếu quan tâm cũng như tinh thần trách nhiệm của ông đối với các công việc trong triều đình nên đã dẫn đến sự suy tàn của đất nước và cuối cùng là sự diệt vong của nhà Minh.

Vì thế, điều rất quan trọng đối với một người là quan tâm đến công việc và cuộc sống của mình và duy trì niềm đam mê và tình yêu.

Thứ tư là kiêu ngạo và bướng bỉnh

“Khiêm tốn làm cho con người tiến bộ, và kiêu ngạo làm cho con người tụt lại phía sau”. Trong cuộc sống, một người kiêu ngạo và bướng bỉnh sẽ không được người khác chào đón, đồng thời, anh ta sẽ không thể tiến bộ và phát triển. Khi mọi người thân thiết với nhau, sẽ luôn có sự tương đồng về nhiều mặt, nhưng khi người khác đưa ra những lời đề nghị có thiện chí, họ lại không biết tiếp nhận mà còn cố chấp, tự cao tự đại, điều này hoàn toàn không khả thi.

Những người kiêu ngạo và bướng bỉnh, kiêu ngạo và tự mãn có thể dễ dàng khơi dậy sự ghê tởm và bất mãn của người khác, điều này sẽ dẫn đến cuộc sống của họ kém may mắn hơn. Ví dụ, trong lịch sử, có những người thất bại vì kiêu ngạo, trong thời Chiến Quốc, Bàng Quyên của nước Ngụy đã bị hàng nghìn mũi tên bắn chết trên đường vì đánh giá quá cao khả năng của bản thân.

Từ bốn điểm do Quỷ Cốc Tử đề xuất về những dấu hiệu của con người trước vận rủi, chúng ta sẽ thấy rằng chúng thực sự có liên quan đến những hành vi và thói quen thông thường của chúng ta. Điều này nói với mọi người rằng may mắn hay thất bại đôi khi có thể được kiểm soát bởi chính họ và họ cần phải thường xuyên nhìn lại bản thân và sửa chữa những thiếu sót của mình. Không được là người tham dục, nghiện rượu và sắc dục, kiêu ngạo và bướng bỉnh, phải tràn đầy hứng thú và đam mê trong cuộc sống.

Theo:
xevathethao.vn
https://xevathethao.vn/uncategorized/co-nhan-noi-truoc-khi-con-nguoi-gap-xui-xeo-se-co-4-diem-bao-lon-do-la-4-diem-gi.html

Sếp cũ qua đời, cả cơ quan chỉ mình tôi đến viếng, ngẫm thấy lòng người lạnh lẽo bạc bẽo, nhưng nửa năm sau, tôi bỗng dưng được thăng chức nhờ ơn người đã mất

0

Tôi vẫn thường nghĩ, trên đời này có rất nhiều việc người đang làm, trời đang nhìn, có nhân quả báo ứng, tất cả đều do mình mà ra.
Trong chi nhánh con của tập đoàn nơi tôi đang làm việc, sếp Lâm ngồi ở ghế phó giám đốc suốt 15 năm, mãi đến lúc nghỉ hưu cũng không bỏ bớt được chữ “phó” trên bảng tên mình. Cũng may sếp Lâm nghĩ thoáng, không lên chức được thì thôi, cũng chẳng đi trách móc người khác làm gì, con người ông ấy làm việc rất tỉnh táo, đối xử với đồng nghiệp cũng rất chu đáo ân cần, thường xuyên giúp đỡ cấp dưới trong công việc, được mọi người trong công ty tin tưởng và kính trọng.

Chỉ là phó giám đốc nên có rất nhiều chuyện sếp Lâm không có quyền quyết định. Cấp dưới nhờ vả ông một số thứ, mặc cho sếp Lâm dùng hết sức mình, nhưng do không đủ quyền quyết định nên chuyện chẳng đi đến đâu. Người thông minh đều hiểu rõ, công ty này chỉ là chi nhánh nhỏ, tài nguyên có hạn, chuyện tốt chuyện hay gì đều nằm trong tay giám đốc, làm gì có chuyện sang tay cho sếp Lâm chứ?

Có vài người đồng nghiệp biết sếp Lâm tốt bụng, cũng đã cố gắng hết sức giúp đỡ họ nên dù không có kết quả gì, họ cũng vẫn cảm ơn ông; nhưng cũng có kẻ vô ơn, lúc nhờ vả thì ân cần, đến lúc thấy không được việc thì lại quay sang oán trách sếp Lâm. Sếp Lâm cũng biết tỏng nhưng cũng chỉ cười cho qua chuyện chứ không buồn để ý.

Trước khi về hưu, sếp Lâm nắm giữ thật chắc vị trí mình đang làm, ông cho rằng chỉ cần làm cho thật nghiêm chỉnh nhiệm vụ cuối cùng này, xử lý xong thủ tục nghỉ hưu là sẽ lặng lẽ rời công ty quay về nhà, không làm kinh động đến bất cứ ai. Dù sao thì thương trường như chiến trường, rất nhanh sẽ bị người ta quên lãng.

Sếp Lâm nghỉ hưu xong thì về quê dưỡng già, bầu bạn bên cạnh mẹ mình, không quay trở lại công ty thêm một lần nào nữa. Chớp mắt một cái đã 5, 6 năm trôi qua, đồng nghiệp trong công ty gần như quên mất sếp Lâm rồi, mãi cho đến khi nhận được tin sếp Lâm qua đời, nhiều người còn phải nghĩ lại xem trông sếp Lâm như thế nào.

Trong 5, 6 năm sếp Lâm về hưu, công ty tôi đã 3 lần thay người vào ghế giám đốc, đều là người ở trên tập đoàn điều xuống hoặc là trao đổi từ bên chi nhánh khác sang, không ai có quen biết gì với sếp Lâm cả. Vì thế, ban lãnh đạo chỉ phát một cáo phó đơn giản trong nhóm chat của công ty, nhưng cũng chẳng ai buồn để ý. Thói đời lạnh lẽo, mọi người đành thở dài cho qua chuyện. Theo lý mà nói, công ty nên cử người đến viếng đám tang của sếp Lâm, thế nhưng tang lễ lại cử hành ở quê nhà cách công ty cả trăm cây số, đi cũng chẳng được lợi lộc gì, thế nên chẳng ai chịu đi.

Ảnh minh họa

Thấy vậy, tôi hẹn vài người đồng nghiệp cùng đi viếng, nhưng chẳng có ai hưởng ứng, viện đủ mọi lý do để thoái thác. Trong phút chốc, tôi chợt cảm nhận được tình người ấm lạnh, thói đời bạc bẽo, trong lòng tôi cũng lạnh đi.

Thực ra, mấy người chúng tôi là do sếp Lâm dạy bảo hướng dẫn. Mấy người đồng nghiệp của tôi phải nói là nhờ có sếp Lâm mới được đổi vận, còn tôi thì ngược lại, tôi nhận được ít sự giúp đỡ từ sếp Lâm nhất. Vậy mà bây giờ, lại chỉ có mình tôi muốn đến tiễn sếp Lâm đi chặng đường cuối cùng.

Tuy tôi với sếp Lâm không có ơn huệ gì quá lớn lao, thế nhưng trong quá trình làm việc, sếp Lâm giúp đỡ, chỉ bảo tôi không ít. Có một lần, công ty cử người đi tham gia một khóa đào tạo khá quan trọng, danh sách bộ phận nhân sự đưa lên lại không có tên tôi. Tôi hụt hẫng vô cùng, sếp Lâm thấy vậy liền đi tìm trưởng phòng nhân sự, thêm tên tôi vào trong danh sách. Nhận ơn một giọt, trả ơn một dòng, tôi mặc kệ đám đồng nghiệp vô tình, tự mình đi xe mấy trăm cây số đến nhà sếp Lâm viếng đám tang.

Người nhà sếp Lâm chuẩn bị mai táng cho sếp ở quê nhà, do ở đây cách thành phố khá xa, thế nên người đến viếng rất ít, công ty chỉ có mình tôi đến. Con trai sếp Lâm tên là Học, làm việc ở ngoại tỉnh, thế nên không hề quen biết tôi. Tôi giới thiệu xong, con trai sếp có chút kinh ngạc, nắm chặt lấy tay tôi, hết lời cảm ơn tôi có tình có nghĩa, hẳn là sếp Lâm ở dưới suối vàng thấy vậy cũng sẽ rất vui.

Lúc tôi đi còn gửi tiền phúng viếng cho vợ sếp Lâm cầm, con trai ông ấy từ chối mãi cũng chỉ đành gật đầu ra hiệu cho mẹ nhận lấy, còn gói cho tôi cả nửa xe đồ đặc sản các loại, tôi vừa liếc mắt một cái là biết chỗ đó giá trị gấp mấy lần phong bì phúng viếng của tôi, quả đúng là một gia đình có lễ nghĩa gia giáo, biết cách đối nhân xử thế. Trên đường quay về, trái tim tôi cảm thấy rất nhẹ nhõm, giống như đã báo được một mối ân tình lớn vậy.

Chớp mắt một cái đã nửa năm trôi qua, tôi cũng không còn liên lạc gì với người nhà sếp Lâm. Không lâu sau đó, công ty tôi bỗng nhiên bàn tán về con trai của sếp Lâm, lúc đó tôi mới biết con trai ông ấy chuyển đi chuyển lại, từ ngoại tỉnh trao đổi công tác về làm lãnh đạo ở tổng bộ, nghe nói tháng sau sẽ đến công ty tôi điều tra nghiên cứu. Từ chuyện này có thể thấy cả gia đình sếp Lâm đều rất khiêm tốn. Sếp Học hóa ra cũng là giám đốc một công ty con của tổng bộ. Thế mà hai cha con không hề rêu rao mối quan hệ, cũng không thông báo cho bất kỳ ai trong công ty biết.

Sếp Học trong ấn tượng của tôi cũng là người trầm ổn không khoe mẽ. Sếp Học hạ cố đến chi nhánh nhỏ như công ty tôi, ban lãnh đạo ai nấy đều rất vinh hạnh và hồi hộp, nghe nói sếp Học làm việc rất chắc chắn, không có một kẽ hở nào, cả công ty bận rộn chuẩn bị trước công việc mất hai tuần.

Sau khi kết thúc công tác nghiên cứu, sếp Học tổ chức cuộc họp với ban lãnh đạo công ty, tôi làm thư ký phụ trách ghi biên bản cuộc họp. Đang ghi chép thì đột nhiên sếp Học bảo tôi đến xe của sếp lấy cho sếp cuốn sổ. Tôi ngơ ra, cả các sếp của tôi cũng ngơ ra không hiểu chuyện gì. Tôi vội chạy xuống hỏi tài xế xe của sếp Học xem cuốn sổ sếp để đâu, tài xế cũng ngơ ngác rồi đưa tôi một cuốn sổ trắng tinh, tôi lại lo lắng cầm sổ chạy lên đưa cho sếp Học.

Sếp Học rời đi được ba hôm, chi nhánh tôi đề bạt lãnh đạo mới. Tôi cũng chẳng có hy vọng gì vào lần này, ấy vậy nhưng niềm vui lại bất ngờ đến, tôi được thăng chức! Sếp ở công ty hỏi tôi với sếp Học có quan hệ gì không, tôi chợt ngộ ra tất cả mọi chuyện, thế nhưng tôi chỉ cười mà không nói gì, cũng không để lại bất cứ điểm yếu nào hết.

Sếp Học quả là cao tay, làm người thì có tình có nghĩa, làm việc thì không chút sơ hở. Tôi vẫn thường nghĩ, trên đời này có rất nhiều việc người đang làm, trời đang nhìn, có nhân quả báo ứng, tất cả đều do mình mà ra. Làm gì cũng thế, có những lúc không thể cứ nhìn chằm chằm vào lợi ích được. Có câu “Có lòng trồng hoa hoa chẳng nở, vô tình cắm liễu liễu lại xanh”, có những thứ chỉ có thể may mắn gặp chứ không cầu được. Cho nên, làm được việc tốt gì thì hãy làm, đừng quan tâm lợi lộc quá mức.

Theo Việt Hằng

Thanh niên Việt

https://thanhnienviet.vn/sep-cu-qua-doi-ca-co-quan-chi-minh-toi-den-vieng-ngam-thay-long-nguoi-lanh-leo-bac-beo-nhung-nua-nam-sau-toi-bong-dung-duoc-thang-chuc-nho-on-nguoi-da-mat-209240908111225087.htm

Tại sao phụ nữ thường không từ chối khi đàn ông ‘đòi hỏi tình dục’? Có ba lý do

0

Với sự phát triển không ngừng của thời đại, trí tuệ của con người không ngừng được giải phóng và các quan niệm không ngừng được đổi mới. Nguyên tắc “không thân mật giữa nam và nữ” đã bị bỏ rơi từ lâu và họ bắt đầu chấp nhận những cách tương tác ngày càng mới giữa nam và nữ.
Trong xã hội ngày nay, quan hệ tình dục trước hôn nhân dường như đã ăn sâu vào tâm hồn con người từ rất lâu, nó sẽ diễn ra một cách tự nhiên khi bạn yêu sâu sắc.

Trong một mối quan hệ, về cơ bản, đàn ông là người chủ động và chiếm ưu thế. Khi gặp người phụ nữ mình thích, họ thường bày tỏ suy nghĩ của mình một cách mạnh dạn và thẳng thắn. Khi phụ nữ gặp được người đàn ông mình thích, cô ấy thường không thể hiện điều đó một cách trực tiếp và chủ động mà dùng một số phương pháp tinh tế và uyển chuyển để anh ấy hiểu được cảm xúc của cô ấy.

Khi một người đàn ông và một người phụ nữ tiếp xúc với nhau ở một mức độ nhất định, thường thì người đàn ông là người chủ động quan hệ tình dục. Lúc đầu, phụ nữ có thể từ chối yêu cầu của đàn ông vì dè dặt hoặc vì lý do khác, nhưng cuối cùng họ thường đáp ứng yêu cầu của đàn ông với sự nài nỉ của đàn ông.

Tại sao phụ nữ thường không từ chối khi đàn ông đòi hỏi tình dục? Ba lý do nên được đối xử khác nhau.

Có một động lực lớn để yêu người đàn ông này sâu sắc.

Khi yêu sâu đậm một ai đó, chúng ta có thể dành tất cả cho đối phương. Phụ nữ vốn dĩ giàu tình cảm hơn đàn ông, loại ý tưởng hy sinh bản thân vì tình yêu và thỏa mãn đối phương này càng mạnh mẽ và chân thực hơn.

Tình yêu đích thực là kết quả tích lũy của thời gian và biến cố. Khi đàn ông yêu cầu hẹn hò, ăn uống, mua sắm,… và phụ nữ không bao giờ từ chối, rất có thể người phụ nữ đã yêu người đàn ông này.

Khi một người đàn ông đề nghị có một mối quan hệ, đó phải là sau khi mối quan hệ giữa hai người đã có những bước tiến lớn và bên kia đã xác định là người yêu của mình. Vì yêu nên những người yêu nhau khao khát có được nhau, quan hệ tình dục là lẽ đương nhiên.

Ngoài ra, do ảnh hưởng của quan niệm truyền thống, phụ nữ sẽ nghĩ rằng hai người đã yêu nhau lâu thì nhất định sẽ có thể cùng nhau đi đến cuối cùng. Sau đó, sẽ là vấn đề thời gian trước khi họ tự nguyện trao thân cho nhau.

Bởi vì phụ nữ nhút nhát và dè dặt, họ thường không chủ động cầu hôn, nhưng một khi đàn ông cầu hôn, họ sẽ không từ chối.

Sợ mất đi thế bị động của đối phương trong tình cảm, những người phụ nữ coi trọng tình cảm, quen nhạy cảm thường dễ lo lắng chuyện được mất, sợ không cẩn thận sẽ khiến đàn ông nổi giận.

Trong thời đại ham muốn vật chất, hai người thật sự quen nhau, biết nhau và yêu nhau đã không dễ, thiết lập mối quan hệ ổn định và thân thiết với người khác lại càng khó hơn.

Vì vậy, phụ nữ sẽ trân trọng mối quan hệ này hơn. Một khi đã mất đi mối quan hệ, họ sẽ cảm thấy đau đớn và buồn bã tột độ, thậm chí một số phụ nữ còn thể hiện sự mất mát và tuyệt vọng.

Chính vì không muốn trải qua trải nghiệm đau đớn này mà hầu hết phụ nữ sẽ không từ chối yêu cầu của đàn ông. Họ sợ rằng từ chối đối phương sẽ khiến họ không hài lòng, dẫn đến mâu thuẫn, cãi vã, lâu dần sẽ dẫn đến đổ vỡ nên luôn quen với việc thỏa mãn, chiều theo yêu cầu của đàn ông.

Thậm chí, một số phụ nữ còn cho rằng việc từ chối yêu cầu của đàn ông sẽ khiến anh ấy tổn thương rất nhiều nên vừa mong đợi vừa sợ hãi, đồng ý một cách mù quáng trước yêu cầu của đàn ông.

Một số phụ nữ phụ thuộc nhiều hơn vào đàn ông và họ nóng lòng muốn hòa nhập vào cuộc sống của nhau ngay lập tức. Bởi những gì một người đàn ông khiến cô ấy nhìn thấy và suy nghĩ là những gì anh ta muốn cô ấy nhìn thấy và suy nghĩ.

Khi mối quan hệ thân thiết giữa hai người phát triển đến một mức độ nhất định, kiểu suy nghĩ này của phụ nữ càng trở nên bức thiết.

Đến lúc này, nếu một người đàn ông “đe dọa” một người phụ nữ quan hệ tình dục, cô ấy sẽ vô tình mắc bẫy.

Ba điểm trên là lý do tại sao phụ nữ thường không từ chối khi đàn ông đòi hỏi tình dục, vì vậy họ cần được đối xử khác đi.

Nếu yêu đối phương sâu đậm thì có thể sinh hoạt tình dục, nếu sợ mất đối phương thì phụ nữ cũng không cần, vì tình yêu hèn mọn sẽ không có kết quả tốt đẹp; nếu bị tinh thần khống chế, thì phụ nữ phải tự bảo vệ mình.

T. Tâm (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)
Nguồn: https://thuonghieuvaphapluat.vn/tai-sao-phu-nu-thuong-khong-tu-choi-khi-dan-ong-doi-hoi-tinh-duc-co-ba-ly-do-vz90520.html

Khi trong gia đình có người qua đời cần biết, không nên giữ lại 4 di vật này cho con cháu

0

Khi người thân qua đời chúng ta sẽ chìm trong đau khổ, tuy nhiên chúng ta cũng phải đối diện và bước về phía trước. Thế nên để cuộc sống không chìm mãi trong đau thương thì có 4 món đồ này của người mất đừng giữ lại.

Quần áo mặc

Quần áo sờn rách chính là một trong những di tích mà chúng ta thường cảm thấy khó buông bỏ. Chúng mang thân thiệt và ký ức của người đã khuất, như để tiếp tục tồn tại xung quanh chúng ta.

Thế nhưng những gì để lại có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chúng ta và con cháu của chúng ta.

Thứ nhất quần áo đã sờn có thể ám mùi cá nhân của người đã mất, điều này khiến chúng ta không thể thích nghi rằng thực tế họ đã mất đi.

Thứ hai là quá bị cuốn hút vào sự đau khổ khi người thân đã mất, việc giữ lại quần áo có thể cản trở chúng ta thực hiện quá trình đau khổ và chữa lành một cách tốt nhất. Trên hết, việc giữ những món đồ này sẽ làm cản trở cuộc sống hàng ngày bình thường của chúng ta và thậm chí còn gây choáng ngợp về mặt tâm lý.

Những điều yêu thích

Những món đồ yêu thích của người đã mất chính là kho báu quý giá nhất của họ, nhưng nếu bạn cứ giữ món đồ này sẽ tạo thêm gánh nặng cho con cháu của mình.

Những đồ vật yêu thích của người đã khuất, đồng thời chúng có thể khiến chúng ta trở nên quá phụ thuộc, đau buồn về người đã khuất.

Ngoài ra những vật dụng này có thể chiếm không gian cũng như tài nguyên hạn chế của chúng ta, ngăn cản chúng ta tiến lên trong cuộc sống này.

Mặc dù chúng ta có thể chọn giữ một hoặc hai đồ vật đặc biệt để tưởng nhớ người đã khuất, nhưng việc thu thập quá nhiều sẽ khiến chúng ta khó chấp nhận cuộc sống mới.

Giày đã mòn

Đôi giàu mòn thường được coi là vậy có ý nghĩa đặc biệt, bởi nó chứng kiến từng bước đi trong hành trình cuộc đời của người đã mất. Tuy nhiên, việc giữ những đôi giày đã mòn có thể tích tụ bụi bẩn, vi khuẩn, gây ra những mối đe dọa tiềm ẩn cho sức khỏe của chính chúng ta.

Thứ hai thì giữ những đôi giày này cũng khiến chúng ta khó theo kịp cuộc sống bình thường. Quá chìm đắm vào những ký ức của quá khứ, chúng ta có thể không thích nghi được với những thay đổi của thực tế, sự trưởng thành của chính mình.Chúng ta nên học cách giải phóng và trân trọng những kết nối vô hình đó thay vì dựa vào các đồ vật để duy trì chúng.

Chiếc mũ đã đội mang ý nghĩa nào đó, thể hiện danh tính, nhân cách của người đã khuất. Nhưng việc giữ những ciếc mũ này sẽ làm ảnh hưởng tâm lý và tình cảm cho chúng ta cũng như con cháu của chúng ta.

Đầu tiên, những chiếc mũ đã đội có thể kích hoạt những suy nghĩ và sự tiếc thương của chúng ta đối với người đã khuất, làm sâu sắc thêm nỗi đau và những cảm xúc chưa thể giải quyết của chúng ta.

Thứ hai là những chiếc mũ đã đội sẽ trở thành gánh nặng tâm lý, khiến chúng ta thương nhớ người đã khuất.

Thế nên khi người thân qua đời thì hãy xử lý đồ đạc của họ thật khôn ngoan. Hãy đối mặt với những mất mát và tiếp tục cuộc sống.

Nguồn : https://phunutoday.vn/khi-trong-gia-dinh-co-nguoi-qua-doi-can-biet-khong-nen-giu-lai-4-di-vat-nay-cho-con-chau-d397911.html

Không phải 49 hay 53, đây mới là hai “năm tuổi” mà con người dễ ốm đau bệnh tật nhất, theo khoa học

0

Các nhà khoa học đã khảo sát qua 250 tỷ điểm dữ liệu để chỉ ra 2 sườn dốc của cuộc đời mỗi người. Đó là những năm nào?

Trong dân gian thường hay có câu “49 chưa qua, 53 đã tới” để nhắc nhở đó là hai năm tuổi mà con người có thể gặp nhiều vận hạn, đặc biệt là rủi ro về mặt sức khỏe, dễ ốm đau, bệnh tật.

Nguồn gốc của câu nói này xuất phát từ niềm tin vào hệ thống sao hạn của Lão giáo, một tín ngưỡng có nguồn gốc từ Trung Quốc. Theo đó, năm 49 tuổi là năm nam giới gặp sao Thái Bạch, nữ giới gặp sao Thái Âm. Năm 53 tuổi thì ngược lại, nam sao Thái Âm, nữ sao Thái Bạch.

Theo Lão giáo, đây là các sao xấu đối với sức khỏe trong hệ thống sao hạn. Khi xuất hiện liên tiếp nhau, chúng sẽ khiến con người dễ ốm đau, bệnh tật.

Trong dân gian thường hay có câu “49 chưa qua, 53 đã tới” để nhắc nhở đó là hai năm tuổi mà con người có thể gặp nhiều vận hạn. Nhưng điều đó có đúng không?

Tất nhiên, tín ngưỡng sao hạn của Lão giáo chỉ là một niềm tin tâm linh, không dựa trên bằng chứng khoa học.

Tuy nhiên, một số người cho rằng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” và năm 49-53 dù gì cũng là độ tuổi đầu trung niên, chứng kiến nhiều thay đổi lớn về sinh lý bên trong cơ thể. Bởi vậy mà trong độ tuổi này, người ta sẽ thấy mình già đi nhanh nhất, dễ mắc bệnh nhất và sức khỏe trở nên sa sút nhất.

Một lần nữa, điều đó có thực sự đúng hay không? Nghiên cứu mới trên tạp chí Nature Aging bây giờ sẽ cho bạn câu trả lời chính xác. Và đó là câu trả lời của các nhà khoa học, dựa trên dữ liệu thực nghiệm.

Có những “năm tuổi” khi nói đến sức khỏe

Trái với sao hạn của Lão giáo, Phật Giáo có một đúc kết khá phổ quát và chính xác về sinh học của cơ thể người, đó là quá trình “sinh, lão, bệnh, tử”. Cơ thể người là một thể vận động, liên tục biến đổi từ khi sinh ra và lớn lên. Sau đó, không ai có thể thoát khỏi quy luật của lão hóa, mắc bệnh, già đi rồi chết.

Tuy nhiên, tốc độ của lão hóa và bệnh tật có phải là những cột mốc hay đường thẳng tuyến tính theo tuổi tác hay không thì từ lâu, chính các nhà khoa đã nghi ngờ điều đó.

Một số nghiên cứu trước đây cho thấy nguy cơ mắc một số bệnh liên quan đến lão hóa, chẳng hạn như Alzheimer, Parkinson và bệnh tim mạch không tăng dần đều theo thời gian, mà đột ngột tăng sau một số giai đoạn nhất định trong cuộc đời.

Các nhà khoa học cùng đã tìm thấy bằng chứng về sự thay đổi phi tuyến tính trong sự phong phú của phân tử có thể liên quan đến quá trình lão hóa ở chuột và người. Các nghiên cứu về ruồi giấm, chuột nhắt và cá ngựa vằn cũng chỉ ra quá trình lão hóa không phải là một đồ thị tiến dần đầu. Có những độ tuổi xuất hiện trên đó như những bậc thang mà nhiều chỉ số của cơ thể sẽ sụp đổ cùng lúc.

Giáo sư Micchael Snyder, một nhà di truyền học đến từ Đại học Stanford cho biết có những “năm tuổi” thực sự khi nói đến sức khỏe.

Giáo sư Micchael Snyder, một nhà di truyền học đến từ Đại học Stanford cho biết: “Cơ thể chúng ta không chỉ thay đổi dần dần theo thời gian, có một số độ tuổi mà sự thay đổi của cơ thể xảy ra cực kỳ đột ngột và đáng kể”.

Vì vậy, nếu đột nhiên một ngày nào đó bạn thức dậy và cảm thấy hình như dạo này mình có vẻ già đi nhanh chóng, sức khỏe không còn được như trước nữa, thì đó có thể không phải là tưởng tượng.

Theo nghiên cứu của giáo sư Snyder, có hai độ tuổi mà ở đó, hầu hết mọi người phải đối mặt với sườn dốc thực sự của cuộc đời. Vậy đó là những độ tuổi nào?

250 tỷ điểm dữ liệu chỉ ra 2 sườn dốc của cuộc đời mỗi người

Để có thể tìm ra những năm tuổi thực sự của đời người, giáo sư Snyder đã tiến hành thu thập dữ liệu từ 108 người trong độ tuổi từ 25 đến 75. Những người này đồng ý tham gia vào một chương trình theo dõi sức khỏe kéo dài, yêu cầu họ phải xét nghiệm máu và cung cấp các mẫu sinh học từ cơ thể họ trung bình 2 lần trong một tháng.

Sử dụng các mẫu sinh học này, giáo sư Snyder có thể tiến hành phân tích để tạo ra được một bộ cơ sở dữ liệu gồm hơn 135,000 phân tử và chỉ số trên cơ thể mỗi tình nguyện viên, bao gồm RNA, protein, chất chuyển hóa, hệ vi sinh vật đường ruột…

Theo thời gian, bộ dữ liệu tạo ra gần 250 tỷ điểm riêng biệt, cho phép giáo sư Snyder sử dụng để đánh giá quá trình lão hóa xảy ra trên cơ thể họ. Kết quả cho thấy đa số các tình nguyện viên phải trải qua 2 sườn dốc của cuộc đời vào năm 44 tuổi và 60 tuổi.

 

250 tỷ điểm dữ liệu chỉ ra 2 sườn dốc của cuộc đời mỗi người.

Khoảng 81% các phân tử được đánh giá trong nghiên cứu có sự biến động không tuyến tính về số lượng, nghĩa là chúng thay đổi đột ngột hơn ở hai độ tuổi này. “Hóa ra, giữa những năm 40 tuổi là thời kỳ có sự thay đổi mạnh mẽ nhất, cũng giống như đầu những năm 60 tuổi. Và điều đó đúng bất kể bạn xem xét loại phân tử nào”, giáo sư Snyder nói.

Sườn dốc năm 44 tuổi cho thấy nhiều thay đổi trong các phân tử liên quan đến quá trình chuyển hóa chất béo, lipid, caffeine và rượu. Các chỉ số liên quan đến bệnh tim mạch và rối loạn chức năng ở da và cơ cũng biến động mạnh trong khoảng thời gian này.

Trong khi đó, sườn dốc 60 tuổi chứng kiến quá trình chuyển hóa carbohydrate, caffeine bị thay đổi. Các chức năng về da và cơ, điều hòa miễn dịch và chức năng thận cũng suy giảm ở tuổi 60, cùng với đó là các chỉ số tim mạch sụt giảm.

Ban đầu, giáo sư Snyder nghi ngờ những thay đổi ở độ tuổi 44 liên quan đến dữ liệu của phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh. Nếu quá nhiều phụ nữ tham gia vào nghiên cứu ở độ tuổi này có thể làm lệch bộ dữ liệu.

Tuy nhiên, khi nhìn sang nhóm nam giới cũng vào độ tuổi giữa 40, các nhà khoa học nhận thấy hóa ra nam giới cũng chứng kiến một sườn dốc của cuộc đời họ trong giai đoạn đó.

“Điều này cho thấy một thực tế, trong khi thời kỳ mãn kinh hoặc tiền mãn kinh có thể góp phần vào những thay đổi được quan sát thấy ở phụ nữ độ tuổi giữa 40, có khả năng còn có những yếu tố khác quan trọng hơn ảnh hưởng đến những thay đổi ở cả nam giới và phụ nữ trong tuổi này. Và chúng ta nên ưu tiên tìm hiểu các yếu tố này trong các nghiên cứu được thực hiện trong tương lai”, tiến sĩ Xiaotao Shen, một nhà nghiên cứu sinh học chuyển hóa đến từ Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore, đồng tác giả nghiên cứu cho biết.

Đa số mọi người sẽ trải qua 2 sườn dốc của cuộc đời vào năm 44 tuổi và 60 tuổi chứ không phải 49 và 53.

Bởi đây là một nghiên cứu quan sát, nghĩa là các nhà khoa học chỉ nhìn vào dữ liệu để suy đoán ra kết quả, họ không thể nói chính xác nguyên nhân tại sao các chỉ số về sức khỏe lại thay đổi đột ngột ở tuổi 44 và 60.

Tuy nhiên, bất kể nguyên nhân có là gì, sự tồn tại của các sườn dốc sức khỏe này cho thấy tất cả mọi người nên chú ý đến cơ thể mình, đặc biệt là ở giai đoạn giữa tứ tuần và ngoài 60.

Các nhà khoa học gợi ý bạn có thể nên tăng cường tập thể dục để bảo vệ tim hoặc duy trì khối lượng cơ ở cả hai độ tuổi. Mọi người cũng nên bắt đầu giảm tiêu thụ rượu và caffeine ở độ tuổi 40, khi khả năng chuyển hóa các chất này của cơ thể chậm lại.

“Tôi tin rằng chúng ta nên cố gắng điều chỉnh lối sống của mình một khi vẫn còn khỏe mạnh”, giáo sư Snyder nói. Đừng để đến khi bị mắc bệnh rồi mới hối hận.

Nguồn : https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/khong-phai-49-hay-53-ay-moi-la-hai-nam-tuoi-ma-con-nguoi-de-om-au-benh-tat-nhat-theo-khoa-hoc-a457200.html