Home Blog Page 437

Đến độ tuổi này, nhiều phụ nữ dễ vướng vào chuyện ngoại tình, chồng cần biết để lo giữ vợ

0

Đến độ tuổi này, nhiều phụ nữ dễ vướng vào chuyện ngoại tình, chồng cần biết để lo giữ vợ.

Phụ nữ dễ ngoại tình nhất trong khoảng từ 33 đến 40 tuổi

Trong độ tuổi từ 24 đến 33, nhiều phụ nữ đã kết hôn sớm và có con nhỏ. Khi con cái đến tuổi đi học, nhu cầu chăm sóc trực tiếp giảm bớt, và họ có thêm thời gian rảnh.

Tuy nhiên, công việc và gia đình vẫn chiếm phần lớn thời gian của họ, khiến việc ngoại tình trở nên ít có khả năng xảy ra hơn. Vào giai đoạn này, chăm sóc con cái và gia đình vẫn là ưu tiên hàng đầu của họ.

Trong độ tuổi từ 24 đến 33, nhiều phụ nữ đã kết hôn sớm và có con nhỏ.

Trong độ tuổi từ 24 đến 33, nhiều phụ nữ đã kết hôn sớm và có con nhỏ.

Tuy nhiên, khi phụ nữ bước vào độ tuổi từ 33 đến 40, tình hình có thể thay đổi.

Tại sao phụ nữ ở độ tuổi này lại dễ ngoại tình hơn?

Giảm lo toan về con cái

Đến tuổi 40, nhiều phụ nữ đã giảm bớt gánh nặng chăm sóc con cái, khi con cái đã trưởng thành và có thể giúp đỡ việc nhà.

Thời gian dành cho bản thân

Áp lực tài chính cũng giảm bớt, vì nhiều gia đình đã ổn định và các vấn đề sinh hoạt đã vào quỹ đạo. Phụ nữ ở độ tuổi này có thể thành công hơn trong sự nghiệp và có tài chính ổn định hơn, từ đó có nhiều thời gian và điều kiện để chăm sóc bản thân.

Thiếu sự quan tâm từ chồng

Sự bận rộn của chồng với công việc, những chuyến công tác dài ngày, và các cuộc gặp gỡ khách hàng cũng làm giảm sự quan tâm và chăm sóc từ phía người đàn ông, dẫn đến thiếu thốn về mặt tình cảm, điều này có thể làm tăng nguy cơ ngoại tình ở phụ nữ.

Áp lực tài chính cũng giảm bớt, vì nhiều gia đình đã ổn định và các vấn đề sinh hoạt đã vào quỹ đạo.

Áp lực tài chính cũng giảm bớt, vì nhiều gia đình đã ổn định và các vấn đề sinh hoạt đã vào quỹ đạo.

Ham muốn trở nên mãnh liệt hơn

Có câu nói rằng “phụ nữ 40 giống như hổ”, ý nói rằng ham muốn tình dục của phụ nữ ở tuổi 40 thường mạnh mẽ hơn. Ham muốn của phụ nữ thường phát triển dần dần theo thời gian, và nhiều người có thể không cảm thấy hứng thú nhiều khi còn trẻ, nhưng khi bước vào độ tuổi 40, nhu cầu này thường đạt đến mức cao trào.

Ngược lại, ở nam giới, tuổi tác có thể làm giảm ham muốn và sinh lực, dẫn đến sự không đồng bộ về nhu cầu tình dục giữa hai vợ chồng. Sự giảm sút này có thể làm cho nam giới khó thỏa mãn nhu cầu của vợ. Điều này cũng là một trong những lý do khiến phụ nữ ở tuổi 40 dễ bị cám dỗ và sa vào các mối quan hệ ngoài luồng.

Cô đơn do chồng vô tâm

Dù là trong tình yêu hay hôn nhân, phụ nữ đều mong muốn được quan tâm và chăm sóc, và họ rất ghét cảm giác cô đơn. Tuy nhiên, khi hôn nhân đã kéo dài nhiều năm, nhiều người chồng chỉ thể hiện tình cảm và quan tâm trong giai đoạn mới yêu hoặc mới cưới. Sau đó, họ thường chỉ tập trung vào công việc và cuộc sống, bỏ mặc cảm xúc và nhu cầu của vợ.

Khi cảm thấy cô đơn trong một thời gian dài, phụ nữ ở tuổi 40 có thể tìm đến những người đàn ông khác để được quan tâm và lấp đầy khoảng trống trong tâm hồn họ.

3 năm kết hôn mới xin chồng về thăm bố mẹ đẻ, tôi ch;ết trân người khi nhận lại thái độ và câu nói này của chồng

0

3 năm kết hôn mới xin chồng về thăm bố mẹ đẻ, tôi ch;ết trân người khi nhận lại thái độ và câu nói này của chồng.

3 năm kết hôn mới xin chồng về thăm bố mẹ đẻ, tôi chết trân người khi nhận lại thái độ và câu nói này của chồng - Ảnh 1

Ảnh minh họa: Internet

Cô đã chờ đợi từ năm này đến năm khác để được về quê thăm bố mẹ. Thế mà thứ cuối cùng cô nhận lại được sau những năm tháng nhường nhịn ấy thì chồng lại đay nghiến chửi rủa.

Hôn nhân là nấm mồ chôn chết tình yêu. Tình yêu ấy có đẹp đến đâu thì cũng không thể nào mà đi đôi với hôn nhân hạnh phúc và bền vững được. Tình yêu thì chỉ là chuyện của hai người không ai quản lý ai, không ai ảnh hưởng ai. Thế nhưng hôn nhân lại là chuyện khác

Lấy chồng xa khổ muôn phần. Cô với anh quen nhau khi cả hai cùng học đại học. Thế nhưng tốt nghiệp khi vừa xin được việc ổn định thì cô có bầu. Bắt buộc khi ấy phải cưới gấp rồi theo chồng về quê nhà chồng. Nhà anh cách nhà cô chừng gần 400 cây số, đó là một quãng đường xa chứ không phải gần gì.

Có bầu rồi sinh đứa con đầu lòng, cô không may mắn có được hạnh phúc như mình mong muốn. Chỉ vì người đàn ông của cô gia trưởng quá. Anh cũng vô tâm chẳng yêu thương cô nhiều như cô nghĩ. Đã thế mẹ chồng cô là người khó tính, việc cô có bầu trước khi cưới khiến bà vô cùng không hài lòng. Cũng chính vì lý do đó mà cô càng bị mẹ chồng ghét bỏ hơn.

Phận làm con dâu nhà người, cô cũng tự biết thân biết phận rằng mình lúc nào cũng phải cố gắng hết mình để làm việc nhà khiến nhà chồng hài lòng. Lấy chồng rồi là theo chồng chứ nào còn được như ngày xưa mình ở nhà nữa đâu. Ý thức được điều ấy và chủ động đến thế nhưng chưa khi nào mẹ chồng hài lòng về cô con dâu này. Cô biết vậy, nhiều lần lén khóc thút thít ở trong phòng.

Người ta, mẹ chồng ghét bỏ thì còn có chồng quan tâm hỏi han. Đằng này người chồng của cô lại chẳng được tâm lý chút nào. Anh mải chơi, vô tâm và ham vui với bạn bè mà không mảy may quan tâm gì đến vợ mình. Kết hôn với chồng đã 3 năm, xin về nhà thăm bố mẹ thì chồng lúc nào cũng nói đợi con lớn đã. Giờ con đã hơn 2 tuổi cứng cáp hơn nhiều rồi. Nhường nhịn mãi cái gì đó cũng không phải là một cách hay cũng giống như chuyện của cô vậy.

Cô đã chờ đợi từ năm này đến năm khác để được về quê thăm bố mẹ. Thế mà thứ cuối cùng cô nhận lại được sau những năm tháng nhường nhịn ấy thì chồng lại đay nghiến chửi rủa:

– Lấy chồng rồi tuyệt giao với bố mẹ!

– Anh nói gì mà lạ vậy, tuyệt giao với bố mẹ là thế nào?

– Nói thế mà cô còn không hiểu à, lấy chồng rồi theo chồng bố mẹ coi như mất con gái thôi chứ sao nữa. Chứ nhà ngoại thì không cần giao du.

– Anh, anh…

– Anh anh cái gì, tôi nói có gì sai sao? Về nhà ngoại để tốn khối tiền ra à, những 400 cây số tiền xe đã đủ rồi còn tiền quà cáp nữa. Tôi đâu có ngu mà cho cô về để tiêu tiền mình vất vả kiếm ra.

– Em hiểu rồi, thế thì ly hôn đi.

– Cô dám, ăn bám như cô mà cũng mạnh miệng gớm.

– Anh cứ kí đơn đi, mai tôi về nhà mẹ. Người đàn ông như anh không xứng đáng làm chồng.

– Cô giỏi thì về đi, tôi cũng không thèm giữ.

Cô bế con ra xe về nhà với bố mẹ thật. Cái gì cũng có giới hạn của nó. Cứ nhường nhịn mãi rồi cuối cùng thứ cô nhận được nào có được người ta trân trọng.

Có nhiều người đàn ông vẫn cổ hủ và gia trưởng đến thế. Vậy nếu đọc bài viết này rồi, con gái hãy suy nghĩ thật kĩ trước khi quyết định theo một người đàn ông nào đó làm vợ của họ và đặc biệt lấy chồng xa. Bởi vì có quá nhiều thứ không thể nào lường trước được sẽ xảy ra. Hãy suy nghĩ thật kĩ đối với cuộc hôn nhân của mình bởi nó ảnh hưởng đến hạnh phúc cả đời sau này.

Hoàn cảnh đang thương của n-ạn nh-ân bị cây đè tuvong ở Hà Nội

0

Liên quan đến vụ cây bật gốc đổ xuống khiến 2 người thương vong xảy ra tại quận Hoàng Mai (TP Hà Nội), cơ quan chức năng đã xác định được danh tính các nạn nhân.

Ngày 6/9/2024, báo Công Lý đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Hoàn cảnh thương tâm của nạn nhân bị cây đè tử vong”. Nội dung cụ thể như sau:

Như đã thông tin, chiều 6/9, do ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi), tại Hà Nội đã xảy ra mưa lớn, nhiều cây cối trên các tuyến phố bị gãy đổ hàng loạt.

Tại phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai), cây đổ đè trúng 2 người đi đường khiến 1 người tử vong.
Hiện trường vụ tai nạn thương tâm
Các nhân chứng có mặt tại hiện trường cho biết, vào khoảng 15 giờ 40 phút chiều 6/9, trong trận mưa lớn, một cây phượng trên đường Nguyễn Hữu Thọ đã bất ngờ bật gốc, đổ ra đường, đè trúng 2 người đang đi trên cùng 1 xe máy.

Ngay sau khi xảy ra sự việc, người dân nhanh chóng gọi xe cứu thương đến hiện trường sơ cứu, đưa nạn nhân là một người đàn ông đi cấp cứu trong tình trạng chấn thương rất nặng vùng đầu, còn người phụ nữ đã tử vong.

Tối cùng ngày, trao đổi với PV Báo Công lý, lãnh đạo UBND xã Yên Thọ, huyện Như Thanh (Thanh Hóa) xác nhận, cả hai nạn nhân đều có hộ khẩu thường trú trên địa bàn xã.
Gia đình chuẩn bị công tác hậu sự cho nạn nhân L.T.T ( ảnh gia đình cung cấp)
Nạn nhân tử vong là chị L.T.T (SN 1983), hiện đang nuôi 3 con nhỏ. Người đàn ông bị thương nặng là anh H.S.L (SN 1992, em chồng chị L.T.T).

 

Chỗ ở hiện tại của các nạn nhân tại CT12 Kim Văn Kim Lũ, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội.

Anh H.S.L đang được cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai, còn thi thể chị L.T.T đã được gia đình đưa về quê lo hậu sự. Theo người nhà nạn nhân, cả hai chị em ra Hà Nội xin visa chuẩn bị sang Hàn Quốc thì bị nạn.

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo sáng mai 7/9, siêu bão Yagi khả năng đổ bộ từ Quảng Ninh-Nam Định. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh; cảnh báo độ rủi ro thiên tai do lốc, sét, mưa đá cấp 1. Người dân cần hết sức cẩn trọng trong trường hợp buộc phải ra đường, tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Trước đó, báo Dân Trí đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Hà Nội: Cây phượng bật gốc, đè 2 người đi đường, một người tử vong”. Nội dung cụ thể như sau:

Chiều 6/9, đại diện UBND phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai, Hà Nội) thông tin, lúc 15h40 cùng ngày, tại đường Nguyễn Hữu Thọ, phường Hoàng Liệt, xảy ra vụ cây phượng bật gốc, đổ trúng 2 người đi trên một xe máy, khiến một người tử vong, một người bị thương.

Hiện trường sự việc (Ảnh: Hoàng Tuấn).
Vào thời gian trên, một người đàn ông điều khiển xe máy chở theo một phụ nữ đi trên đường Nguyễn Hữu Thọ, khi tới gần đường sắt (hướng Giải Phóng) thì bất ngờ bị một cây phượng bật gốc, đổ đè trúng.

 

“Vụ việc khiến nữ nạn nhân tử vong tại chỗ, người đàn ông bị thương nặng, đã được đưa đi cấp cứu. Sau khi nhận tin báo, công an phường phối hợp với các lực lượng chức năng tới hiện trường làm rõ nguyên nhân vụ việc”, đại diện UBND phường Hoàng Liệt thông tin.

Vụ việc đang được tiếp tục làm rõ.

Đã có 7 người ở Hà Nội thư/ơng vo/ng do bão số 3

0

– Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, đến nay, Hà Nội đã có 7 người bị thương vong do cây đổ. Cụ thể, 1 người chết và 6 người bị thương.

Theo UBND TP Hà Nội, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT & TKCN) thành phố dự báo, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi) từ sáng ngày 7 đến 8-9, các quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Long Biên, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hà Đông, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm và các huyện: Gia Lâm, Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Trì, Thường Tín, Thanh Oai, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Chương Mỹ, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh có gió mạnh cấp 5, cấp 6, sau tăng lên cấp 7, cấp 8, giật cấp 10.

Thị xã Sơn Tây và các huyện: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Phúc Thọ có gió mạnh cấp 4, cấp 5, sau tăng lên cấp 6, cấp 7, giật cấp 9. Kèm theo đó là mưa, dông trên địa bàn thành phố.

Bão số 3
Mưa to kèm gió mạnh do hoàn lưu của cơn bão số 3 đã khiến nhiều cây xanh gãy đổ trên các tuyến phố Hà Nội. Ảnh: CTVBáo cáo nhanh, UBND Thành phố cho biết, tổng lượng mưa tính từ 7 giờ ngày 6-9 đến 7 giờ ngày 7-9 ở các khu vực: Hoàn Kiếm là 13,5mm; Hà Đông 19,0mm; Sơn Tây 60,2mm; Ứng Hòa 38,4mm; Ba Vì 50,8mm.

Về tình hình thiệt hại, theo thống kê, đến nay, tại Hà Nội có 7 người bị thương vong do cây đổ, cụ thể tại quận Hoàng Mai có 1 người chết và 1 người bị thương; quận Hoàn Kiếm có 3 người bị thương; quận Hai Bà Trưng có 2 người.

Đối với hệ thống cây xanh, đã có 402 cây đổ, cành gãy. Ngoài ra, tại còn xảy ra một số thiệt hại khác, như ở cột điện bị gãy đổ làm mất điện khoảng 2.517 hộ gia đình ở Hoài Đức; tốc mái nhà lợp tôn, sập mái chuồng bò… Đồng thời nhiều diện tích hoa màu của nhân dân cũng bị thiệt hại, ảnh hưởng.

Trước tình hình, diễn biến phức tạp của bão số 3, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Thành phố đề nghị, UBND, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các quận, huyện, thị xã nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện các nội dung ứng phó

X/ó/t x/a đám ta/ng người phụ nữ Thanh Hóa bị cây đổ đ/è t/u/v/ong giữa bão lớn: Dòng người đội mưa đẩy xe tang, chồng và 3 con thơ ngơ ngác

0

Kiếp nạn “từ trên trời rơi xuống” khiến người phụ nữ ở Thanh Hóa tử vong ở Hà Nội, để lại chồng và 3 con thơ. Trong đám tang giữa trời mưa bão, dòng người đến tiễn đưa ai cũng đau buồn, xót xa.
Chiều 7/9, cơn mưa nặng hạt do ảnh hưởng bão Yagi khiến con đường dẫn vào nghĩa trang thôn Xuân Mới, xã Yên Thọ, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa càng trở nên lạnh lẽo.

Dọc tuyến đường, hàng trăm người dân đau xót tiễn đưa linh cữu chị L.T.T. (41 tuổi) – nạn nhân bị cây đổ đè tử vong ở quận Hoàng Mai, Hà Nội, xảy ra hôm qua (6/9).

Người phụ nữ bị cây đổ đè tử vong ở Hà Nội: Dòng người đội mưa đẩy xe tang - 1Bà con trong xóm đội mưa đưa linh cữu của chị T. về nơi yên nghỉ (Ảnh: Bá Quyền).

Đôi mắt thâm quầng, bước đi chậm rãi bên xe tang của vợ, anh Hoàng Sỹ Linh (42 tuổi) suy sụp, không ngừng gọi tên vợ.

Kìm nén nỗi buồn, anh Linh cho biết, nhiều năm qua, vợ chồng anh thường luân phiên thay nhau qua Hàn Quốc làm việc. Hôm xảy ra sự việc, chị T. đang trên đường đi làm visa để quay lại Hàn Quốc.

Anh kể, sáng 6/9, vợ anh đi xe khách ra Hà Nội làm visa. Sau khi làm xong, chiều cùng ngày chị được em chồng chở xe máy ra bến xe Giáp Bát để bắt xe về nhà. Khi lưu thông trên đường Nguyễn Hữu Thọ (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội) thì bị một cây phượng bật gốc, đè trúng cả hai.

Người phụ nữ bị cây đổ đè tử vong ở Hà Nội: Dòng người đội mưa đẩy xe tang - 2Bà con trong thôn đến viếng, chia buồn cùng gia đình anh Linh (Ảnh: Bá Quyền).

“Buổi trưa hôm đó vợ tôi gọi thông báo đã làm xong visa, đang ra bến xe để về quê. Khi đi vợ tôi còn nhắc thời tiết Hà Nội mưa to, gió lớn, đi lại khó khăn. Tôi dặn vợ, đi đường cẩn thận, nếu trời mưa to quá thì mai hãy về”, anh Linh kể.

Theo anh Linh, khoảng 18h, lãnh đạo thôn, xã báo tin vợ và em trai gặp nạn, anh vẫn mong là sự nhầm lẫn. Anh cố gắng gọi điện thoại cho vợ nhưng đầu dây bên kia chỉ là những tiếng tút dài…

“Lòng như lửa đốt, tôi cùng người thân trong gia đình bắt xe ra Hà Nội. Đến viện tôi mới hay biết, em trai tôi bị thương nặng nhưng may mắn thoát chết, đang cấp cứu ở Bệnh viện Bạch Mai, còn vợ tôi thì…”, anh Linh buồn rầu, bỏ dở câu nói.

Anh Linh kết hôn với chị T. năm 2007, vợ chồng có với nhau 3 người con. Các con của anh chị đều ngoan, kinh tế gia đình khấm khá.

Người phụ nữ bị cây đổ đè tử vong ở Hà Nội: Dòng người đội mưa đẩy xe tang - 3Hiện trường nơi xảy ra sự việc (Ảnh: Hoàng Tuấn).

“Vợ tôi cả đời tằn tiện, chăm lo cho chồng, con, chưa một ngày được thảnh thơi. Tôi nghĩ sống hiền lành, trời sẽ thương, ấy vậy mà số phận cô ấy ngắn ngủi quá!. Nhìn 3 con mất mẹ ở tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới”, lòng tôi quặn thắt”, anh Linh bộc bạch.

Anh Linh kể, nhiều năm làm việc ở Hàn Quốc, hai vợ chồng anh đi trồng rau trên đảo, thu nhập 25-30 triệu đồng/người/tháng.

Công việc không quá vất vả nên vợ chồng dự định sẽ tiếp tục làm việc ở xứ người cho đến khi con gái đầu học xong, có việc làm, ổn định cuộc sống. Vậy nhưng, giấc mộng ấy bỗng vụt tắt khi vợ anh gặp kiếp nạn “trên trời rơi xuống”, bỏ lại 4 bố con anh.

Ông Bùi Ngọc Thặn, Trưởng thôn Xuân Mới cho biết vợ chồng anh Linh sống lương thiện, chăm chỉ làm ăn. Ngoài làm nông, vợ chồng còn thay nhau sang Hàn Quốc để lao động.

“Hôm nhận tin chị T. bị cây phượng bật gốc, đè trúng, tử vong, bà con trong thôn đã đến thăm hỏi, động viên gia đình. Không quản ngại mưa gió, chiều 7/9, cả thôn tập trung, tiễn đưa chị T. về nơi an nghỉ cuối cùng”, ông Thặn chia sẻ.

Theo ông Thặn, thôn Xuân Mới có hơn 20 lao động đang làm việc ở nước ngoài. Bà con trong thôn thu nhập khá, nhiều hộ giàu lên khi đi xuất khẩu lao động. Chị T. mất đi, khép lại giấc mơ lao động ở nước ngoài.

Ông Bùi Ngọc Tuân, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Thọ cho biết, chị T. là người địa phương, chị tử vong ở Hà Nội khi bị cây phượng bật gốc đè trúng. “Sự việc xảy ra quá đau lòng! Tôi mong anh Linh cố gắng, vượt qua nỗi buồn, nuôi 3 con ăn, học”, ông Tuân bộc bạch.

Tan hoang sau bão Yagi

0

Mái tôn bay, cần cẩu gãy, cây đổ ngổn ngang… trên đường ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội khi bão Yagi đổ bộ.

TP Hải Phòng ngổn ngang sau khi bão Yagi quét qua. Cần cẩu ở công trường trên đường Hồng Bàng, quận Hồng Bàng bị gãy đổ, trưa 7/9. Ảnh: Lê Tân

Cây đổ làm sập một phần bức tường bao cảng Hải Phòng, đoạn qua đường Lê Thánh Tông, quận Ngô Quyền. Ảnh: Lê Tân

Đường Lê Thánh Tông, quận Ngô Quyền, ngổn ngang sau gần 10 tiếng mưa gió mạnh. Ảnh: Lê Tân

Khoảng 50% cây xanh trên các tuyến đường trung tâm thành phố như Lê Thánh Tông, Trần Phú, Điện Biên Phủ, Hoàng Diệu, Trần Hưng Đạo… bị gãy đổ khiến giao thông bị chia cắt. Ảnh: Lê Tân

Rào chắn bằng tấm tôn bị quật đổ trong cảng Hoàng Diệu, Hải Phòng. Ảnh: Lê Tân

Quảng Ninh cũng gánh nhiều thiệt hại do bão. Những tấm tôn bay đè lên thuyền tránh bão bên cảng Cái Rồng, huyện Vân Đồn, khiến người dân phải đội mưa dọn dẹp. Ảnh: Giang Huy

Khắp huyện Vân Đồn tan hoang khi những tấm tôn, biển báo đổ sập. Người dân tranh thủ lúc ngớt mưa ra ngoài dọn dẹp. Ảnh: Phạm Dự

Cây ven đường bị thổi nghiêng, lật gốc, gãy cành khi bão Yagi đổ bộ đầu giờ chiều. Ảnh: Phạm Dự

Nằm các xa tâm bão nhưng Hà Nội gió lốc từng cơn từ buổi sáng. Đến đầu giờ chiều tốc độ gió tăng lên, giật dữ dội, thổi bay mái tôn nhà xưởng Công ty giày ở Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội. Ảnh cắt từ clip.

Cây đổ chắn ngang đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy khiến giao thông tê liệt.

Cây cổ thụ gãy đổ trên đường Hoàng Quốc Việt đè bẹp một ôtô đang đậu.

Gió mạnh làm đổ nhiều gốc cây cổ thụ trên đường Nguyễn Huy Tưởng, quận Thanh Xuân. Thân cây và tán của cây chiếm hết phần đường khiến phương tiện không thể di chuyển. Ảnh: Hoàng Giang

Lực lượng chức năng kết hợp với Công ty cây xanh liên tục trực dọn dẹp cây đổ trên đường phố Trần Quốc Hoàn, quận Cầu Giấy. Ảnh: Duy Anh

Nhiều hàng quán tạm trên trên vỉa hè đường Lê Văn Lương (quận Thanh Xuân) bị gió bão xé toang mái, bạt. Ảnh: Hoàng Giang

Nhiều cây si dưới chân toà chung cư trên mặt đường 70 phường Yên Xá, huyện Thanh Trì bị bật gốc, gãy đổ la liệt. Ảnh: Lê Hiếu

Cây đổ trong trường Đại học quốc gia Hà Nội chiều 7/9. Ảnh: Duy Anh

https://vnexpress.net/tan-hoang-sau-bao-yagi-4790233.html

 

Bão số 3 càn quét Hà Nội, gió rít từng cơn

0

Từ 19h ngày 7/9 đến 1h ngày 8/9 là thời điểm gió bão mạnh nhất ở Hà Nội. Sau đó, bão số 3 có thể gây mưa kéo dài đến khoảng 8-9h sáng tại khu vực này.

Đài Khí tượng thủy văn khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ vừa đưa ra cảnh báo ngập lụt trên địa bàn TP Hà Nội. Trong những giờ tới, khu vực Hà Nội và các vùng lân cận tiếp tục có mưa to với tổng lượng mưa tích lũy phổ biến từ 30-60mm, có nơi lên đến 70mm. Đợt mưa này gây ngập úng cục bộ cho nhiều tuyến phố trên địa bàn Thủ đô với độ sâu phổ biến từ 20 – 40cm, có nơi ngập sâu hơn.

Thực tế lúc này, nhiều tuyến phố ở Hà Nội như Nguyễn Tuân, Nguyễn Trãi, một số điểm ở đường Vành đai 3… bị ngập sâu đến 50cm.

Mưa lớn gây ngập ở đường Nguyễn Tuân. Ảnh: Quang Phong

Trong khi trên địa bàn Hà Nội vẫn đang có mưa lớn, gió rít từng cơn do ảnh hưởng của bão số 3, Cục Hàng không Việt Nam quyết định kéo dài thời gian tạm đóng cửa đối với sân bay Nội Bài. Cụ thể, thời gian tạm đóng cửa sân bay Nội Bài sẽ kéo dài đến 24h ngày 7/9, lùi thêm 3 giờ so với phương án trước đó.

20h20:

Một số chung cư ở Hà Nội đã bị gió bão gây hư hại tài sản.

 

 

Hình ảnh tại chung cư Goldmark City (trái) và tòa nhà CT12B Kim Văn Kim Lũ.

Nước tràn vào sảnh tòa nhà VP6 Linh Đàm (quận Hoàng Mai), cư dân liên tục lau dọn. Ảnh: Lê Anh Dũng

Theo báo cáo của UBND TP Hà Nội về công tác ứng phó với bão số 3, tính đến cuối giờ chiều ngày 7/9, trên địa bàn thành phố có 2 người chết, 7 người bị thương do cây đổ (quận Nam Từ Liêm có 1 người chết, 1 người bị thương; quận Hoàng Mai có 1 người chết, 1 người bị thương; quận Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng có 5 người bị thương).

Trước các diễn biến phức tạp của bão số 3, tất cả các tuyến buýt và 2 tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội đã tạm dừng hoạt động. Ảnh chụp tại tuyến Cát Linh – Hà Đông chiều nay.

20h00:

Vị trí tâm bão vào khoảng 21,0 độ Vĩ Bắc; 105,8 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất cấp 10 (89-102km/h), giật cấp 12.

Dự báo trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 15-20km/h.

Sở Xây dựng Hà Nội vừa có báo cáo nhanh về tình hình ứng phó, khắc phục thiên tai do bão số 3 gây ra.

Tính đến cuối giờ chiều 7/9, bão số 3 đã làm trên 240 cây đổ, bật gốc (đường kính từ 18-80cm), có khoảng 300 cành cây gãy đổ (đường kính 8-20cm).

Đến nay, các lực lượng của Sở Xây dựng Hà Nội tiếp tục thống kê số cây gãy đổ, đồng thời yêu cầu các đơn vị duy trì cây xanh đã và đang có mặt kịp thời tại các vị trí cây đổ, cành gãy để thực hiện giải tỏa, thu dọn hiện trường, đảm bảo giao thông.Sở Xây dựng cũng đã yêu cầu các đơn vị huy động 100% lực lượng, phương tiện ứng phó, sẵn sàng giải tỏa cây gãy đổ do bão số 3 với khoảng 573 người, 80 xe máy các loại, 100 cưa máy, 100 cưa tay.

Tại Hà Nội mưa nặng hạt hơn, kèm theo đó là từng đợt gió rít liên hồi. Một số khu vực xảy ra tình trạng mất điện do cây lớn đổ vào hệ thống đường dây truyền tải điện.

Một người phụ nữ bị gió quật ngã ở khu vực ngã tư Tây Sơn – Chùa Bộc. Ảnh: Hùng Nguyễn

Theo ông Hoàng Phúc Lâm – Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ 19h ngày 7/9 đến 1h ngày 8/9 là thời điểm gió mạnh nhất ở Hà Nội. Gió bắt đầu lặng ở Hà Nội từ 1h ngày 8/9, nhưng mưa có thể kéo dài đến 8-9h. Đến trưa 8/9, khu vực Hà Nội tương đối an toàn.

Tổng Công ty Điện lực Hà Nội cho biết, do ảnh hưởng của bão số 3, một số khu vực của Thủ đô xảy ra tình trạng mất điện do cây lớn đổ vào hệ thống đường dây truyền tải điện.

 

 

Điện lực Hà Nội khuyến cáo người dân, khi có bão, mưa to gió lớn, ngập úng cần tránh xa các khu vực nguy hiểm như đường dây điện, trạm điện. Người dân cần đề phòng sự cố bất ngờ xảy ra như: cây đổ, cành cây rơi vào trạm điện, dây điện đứt, cột điện đổ, nước tràn vào trạm điện… gây cháy, nổ, rò điện.

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/truc-tiep-bao-so-3-can-quet-ha-noi-gio-rit-tung-con-2319533.html

Đã có 82 người Việt thuongvong do bão số 3

0

Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai, tính đến 17h ngày 7/9, do ảnh hưởng của bão số 3 đã có 4 người chết (Quảng Ninh ghi nhận 3 người, Hải Dương có 1 người) và 78 người khác bị thương (Quảng Ninh có 58 người, Hải Phòng ghi nhận 20 người).

Nhà cửa tại tỉnh Quang Ninh tan hoang sau mưa bão.
Nhà cửa tại tỉnh Quang Ninh tan hoang sau mưa bão.
Theo Công an tỉnh  Quảng Ninh , tính đến 17h ngày 6/9, bão Yagi làm 3 người chết, 58 người bị thương, 6 người mất tích.

Cụ thể, 14h30 cùng ngày, tại khu neo đậu, tránh trú bão trên vụng Bồ Nâu (vịnh Hạ Long), tàu lai dắt Hồng Gai của Công ty cổ phần cảng Quảng Ninh đứt dây neo và bị cuốn ra biển. Lúc này trên tàu có 7 thuyền viên, trong đó 1 người bị rơi xuống biển và  tử vong  (hiện đã vớt được thi thể lên bờ); 6 người còn lại đang mất liên lạc.

Tại TP Hạ Long, 1 người chết (do bị mái tôn sập tại phường Hà Trung)

Trực tiếp ảnh hưởng của bão số 3 Yagi: Nhiều chuyến bay bị delay; Sân bay  Nội bài chuẩn bị đóng cửa 11 tiếng
Tại TP Cẩm Phả, 1 người bị chết trong khi chằng chéo mái nhà (phường Cẩm Thạch).
Về tài sản, ở TP Hạ Long, 1 tàu du lịch bị đắm khi neo đậu tại âu tàu; 1 cần cầu nặng 300 tấn đổ vào phân xưởng của Công ty Đóng tàu, làm gãy đôi nhà phân xưởng. Tại huyện Cô Tô, 13 tàu bị đắm khi đang neo đậu tại âu cảng (gồm 12 tàu vỏ xi măng, 01 tàu vỏ gỗ), thiệt hại ước tính khoảng 2 tỷ đồng.

Địa phương cũng ghi nhận hàng trăm nhà dân bị tốc mái, hàng nghìn cây xanh, cột điện, biển báo bị gãy, đổ.

Lúc 16h xảy ra mất điện diện rộng trên địa bàn toàn tỉnh, vì vậy hệ thống thông tin liên lạc đang bị gián đoạn. Hiện, Công ty Điện lực Quảng Ninh đang thống kê kiểm tra, thống kê thiệt hại.

Huyện lý giải việc nhà dân bị 'phá nhầm' - Báo VnExpress
Công an tỉnh Quảng Ninh đảm bảo an toàn Trại tạm giam và 13 Nhà tạm giữ tại 13 Công an địa phương với 1.552 can, phạm nhân, không để xảy sự cố nguy hiểm.
Dự báo từ chiều tối nay đến sáng 8/9 là đỉnh điểm mưa lớn ở khu vực Đông Bắc Bộ với lượng mưa phổ biến 80-200mm, cục bộ có nơi trên 400mm.

Trong ngày và đêm 8/9, Đông Bắc Bộ tiếp tục có mưa vừa, có nơi mưa to và giông với lượng mưa phổ biến 20-60mm, có nơi trên 150mm, riêng khu vực vùng núi có mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 60-120mm, cục bộ có nơi trên 250mm.

Phía Tây Bắc Bộ, mưa lớn nhất từ từ chiều tối 7/9 đến sáng 9/9 với lượng mưa phổ biến 100-350mm, cục bộ có nơi trên 500mm.
Nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng tại các nơi trũng thấp tại miền Bắc.

Trong cơn bão, tiếng thét chói tai của mẹ khiến tôi giật mình. Mẹ tôi đã ‘ra đi’ như thế, để lại tôi với nỗi day dứt suốt cuộc đời này

0

Mấy hôm này, ngày nào tôi cũng cập nhật tin tức về siêu bão Yagi. Bão càng lớn mạnh, lòng tôi càng bồn chồn và day dứt khôn nguôi. Ký ức cách đây 7 năm ùa về, nguyên vẹn như đang xảy ra ngay trước mắt khiến tôi thức trắng đêm không thể ngủ!

Tôi còn nhớ, vào năm đó, chính là năm 2017, khi cơn bão Damrey đổ bộ trực tiếp vào Khánh Hòa – Phú Yên. Các cơ quan báo đài cũng cảnh báo rất nhiều trước khi cơn bão tới, bố mẹ tôi cũng rất lo lắng nhưng chỉ có duy nhất tôi là luôn nghĩ ‘mọi người cứ làm quá lên vậy’ Cuối cùng, cái kết tôi nhận lại là sự đau đớn tột cùng, có lẽ tôi sẽ cắn rứt lương tâm suốt cả cuộc đời này.

Năm đó, nhà tôi mới xây cất lại rất khang trang và cao hơn các nhà khác trong vùng. Nghe tin bão đến, bố mẹ khuyên tôi nên mua dây cáp hoặc dùng biện pháp nào đó để gia cố nhà cửa. Nhưng tôi gạt đi và còn ỷ lại, cho rằng bão sẽ không vào được đâu, nó sẽ tự tan trên biển thôi. Và nếu có vào thì nhà tôi là nhà ngói, lại mới, chẳng việc gì phải lo sợ cả. Đúng là “chưa thấy quan tài chưa đổ lệ”. Bố mẹ cứ nói, báo đài cứ rao, tôi vẫn điềm nhiên làm việc của mình.

Khuya đó, bão đổ bộ vào Khánh Hòa – Phú Yên với sức gió kinh khủng mà khi nhớ lại, tôi vẫn còn run rẩy. Nằm trong phòng, tôi nghe tiếng gió gào thét và tiếng cửa cổng bằng sắt đập vào nhau. Một lúc sau, cả nhà tôi hốt hoảng khi gió lùa vào mái ngói và cuốn phăng ngói vứt đi. Ngói vỡ, la phông cũng bị nước mưa tạt ướt nên rơi xuống nền nhà. Tôi và bố cuống cuồng tìm mọi cách giữ la phông lại mà cũng không kịp.

hình ảnh

Tôi sợ bão và sợ những ký ức ùa về trong cơn bão, ảnh minh họa, nguồn: dSD

Bỗng nhiên cả nhà nghe tiếng thét chói tai của mẹ tôi vang lên ở nhà bếp. Vì sợ ướt gạo nên mẹ tôi xuống bếp định lấy bao gạo đem cất, không may lúc đó mẹ bị mảnh ngói vỡ rơi trúng vào đầu. Khi tôi và bố kịp chạy xuống bếp thì mẹ đã ngất xỉu rồi, m/á/u c/h/ảy ướt cả áo, nhòe với nước mưa. Sỡ hãi. Bàng hoàng. Đau Đớn và Bất lực.

Đó là một đêm kinh hoàng nhất trong cuộc đời mà tôi từng trải qua. Mẹ vẫn nằm đó với sự sống mong manh, điện cúp, mưa gió bão bùng nhưng tôi không thể đưa mẹ đi cấp cứu được. Cả căn nhà vẫn rung lên vì gió lốc và nước mưa ướt hết tất cả.

Trong khoảnh khắc đó, tôi chỉ có thể băng bó và tìm cách cầm m/á/u cho mẹ. Đến khi gió bớt rú gào, tôi bất chấp nguy hiểm, lái ô tô đưa mẹ đến bệnh viện.

Nhưng chẳng kịp nữa rồi…

Mẹ tôi đã qua giai đoạn vàng để cấp cứu chấn thương sọ não rồi. Bà nằm bệnh viện, điều trị tích cực 3 ngày thì ra đi. Đó là cú sốc vô cùng lớn lao, cũng là nỗi ám ảnh và khiến tôi tự trách mình của tôi suốt 7 năm qua. Ngay cả đến ngày hôm nay, khi nhắc lại nó, nước mắt tôi vẫn rơi, mọi hình ảnh ùa về ngay trước mặt như vừa mới xảy ra chứ không phải là 7 năm trước!

Kể từ ngày mẹ không còn, tôi rất sợ bão. Những cơn bão kèm theo gió rít cuồng phòng, mưa lớn cảm tưởng như xe cuốn đi tất cả. Vậy những những cơn bão ngoài trời đó cũng chẳng bằng cơn bão cuồn cuộn day dứt trong lòng tôi.

Giờ cứ nghe tin siêu bão sắp đổ bộ vào đất liền, tôi chỉ biết cầu nguyện và mong rằng mọi người đừng ai chủ quan, hãy ứng phó kịp thời trước siêu bão. Đừng để phải trải qua những ngày tháng đau khổ và ân hận như tôi.

hình ảnh

Bão ngoài trời có to lớn đến đâu cũng chẳng bằng những cơn bão trong lòng, ảnh: dsD

Ngày hôm nay, khi vừa nghe tin cơn bão Yagi là cơn bão lớn nhất trong lịch sử nhiều năm qua ở Việt Nam, có lẽ nó cũng lớn  hơn cơn bão Damrey mà chúng tôi đã từng trải qua năm đó. Tôi gọi  điện về cho bố để xem tình hình nhà cửa ở nhà có ổn không. Bố tôi chỉ nói ‘bố ổn, con yên tâm nhé’ rồi vội cúp điện thoại. Tôi biết, bố cúp máy vì không muốn tôi nghe được tiếng nấc nghẹn ngào và càng không muốn tôi biết được bố đang rơi nước mắt.

Nhưng dù bố có cố giấu thì tôi đã cảm nhận rõ ràng được điều đó. Tôi cũng cúp máy và thật sự không muốn đối diện nữa. Chắc hẳn, bố cũng như tôi, cũng nhớ mẹ da diết vào những ngày như thế này.

Ở khắp nơi trên mạng xã hội, trên báo, trên tivi, người ta vẫn đăng tải hình ảnh ai đó bị thương, thâm chí là không qua khỏi trong cơn bão. Đó thật sự là những hình ảnh dày vò tôi rất nhiều. Càng xem những thông tin đó, hình bóng của mẹ cứ như rõ ràng hơn ngay trước mắt tôi. Tôi đã từng tự hỏi mình một nghìn lần: Tại sao năm đó, tôi lại  không nghe lời mẹ, không cẩn thận hơn trong việc phòng tránh bão lũ…Tôi đã sai, nhưng lỗi sai này là lỗi sai tôi không có cơ hội  sửa chữa trong đời. Không biết ở một nơi xa nào đó, mẹ có tha thứ cho tôi không. Mẹ ơi, con sai rồi, con rất nhớ mẹ.

Bão số 3: Quảng Ninh thiệt hại rất nặng nề, dân Thủ đô không ra đường trước 20h

0

Theo đại diện Bộ NN&PTNT, đến nay, bão số 3 đã gây thiệt hại rất nặng nề cho tỉnh Quảng Ninh, đặc biệt là hệ thống cây xanh, cột điện, nhà tôn, mái ngói… bay hết. Còn với người dân Thủ đô Hà Nội không nên ra đường trước 20h hôm nay.

Chiều 7/9, tại buổi họp báo Chính phủ, ông Phạm Đức Luận, Cục trưởng Cục Quản lý đê điều về phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT) đã cung cấp thông tin về tình hình bão Yagi (bão số 3).

Quảng Ninh thiệt hại rất nặng nề

Theo ông Phạm Đức Luận, bão số 3 vào Bãi Cháy (tỉnh Quảng Ninh) với cường độ cấp 14, giật cấp 17; Bạch Long Vĩ (TP Hải Phòng) cấp 13, giật cấp 14. “Đây là cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh Bắc Bộ”, ông Luận chia sẻ.

Ông Phạm Đức Luận, Cục trưởng Cục Quản lý đê điều về phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT). Ảnh: Nhật Bắc

Ông Luận cũng thông tin bước đầu ghi nhận thiệt hại do bão số 3 gây ra. Cụ thể, cơ quan chức năng đã ghi nhận 1 người tại Hải Dương bị thiệt mạng do cây đổ khi đang lưu thông trên đường. 5 tàu xi măng, 1 tàu gỗ loại nhỏ bị chìm tại nơi neo đậu tại tỉnh Quảng Ninh.

Trao đổi qua điện thoại, hiện nay, ở Quảng Ninh thiệt hại rất nặng nề, đặc biệt là hệ thống cây xanh, cột điện, nhà tôn, mái ngói… bay hết. Đến sáng mai, mới có thể kiểm đếm hết những thiệt hại này”, ông Phạm Đức Luận nói.

Theo Cục trưởng Cục Quản lý đê điều về phòng, chống thiên tai, đến sáng 8/9, bão di chuyển, đi sâu vào đất liền, khu vực Hà Nội tiếp tục bị mưa lớn ảnh hưởng. “Với cấp bão này thì vùng ảnh hưởng rất lớn, tâm bão ở Quảng Ninh nhưng gió bão ở Hà Nội có thể cảm nhận được rất mạnh”, ông Luận cho hay.

Không để người dân quay lại tàu bè

Trước diễn biến của bão số 3, ông Phạm Đức Luận đề nghị các địa phương kiên quyết không để người dân quay trở lại tàu cá, các lồng, bè, chòi canh khi bão đổ bộ. Đồng thời đảm bảo an ninh, an toàn cho khu sơ tán dân, cũng như nơi neo đậu tàu thuyền, lồng bè.

“Chúng tôi lưu ý người dân không nên ra đường khi bão đổ bộ, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng. Người dân Thủ đô từ nay đến 20h tối không nên ra đường”, Cục trưởng Cục Quản lý đê điều về phòng, chống thiên tai khuyến cáo.

Chiều 6/7, đường phố Hà Nội vắng lặng. Ảnh: Quang Phong

Đối với vùng miền núi phía Bắc, ông Phạm Đức Luận đề nghị triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để chủ động di dời, sơ tán người dân đến nơi an toàn.

Tổ chức lực lượng canh gác, kiểm soát giao thông tại các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, có nguy cơ xảy ra sạt lở; bố trí lực lượng, chuẩn bị vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, thông tuyến giao thông.

Kiểm tra, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ chứa xung yếu, đã đầy nước; bố trí lực lượng thường trực để sẵn sàng vận hành điều tiết và xử lý các tình huống.

Ngoài ra, Cục trưởng Cục Quản lý đê điều về phòng, chống thiên tai còn đề nghị lực lượng chức năng triển khai công tác đảm bảo an toàn đối với các hầm mỏ, khu khai thác khoáng sản, nhất là tại tỉnh Quảng Ninh.

https://vietnamnet.vn/bao-so-3-quang-ninh-thiet-hai-rat-nang-ne-dan-thu-do-khong-ra-duong-truoc-20h-2319485.html