Home Blog Page 437

Quán quân Olympia đầu tiên bỏ hết danh vọng xa hoa trời Tây, về nước phục vu đất nước: Công việc của em hiện tại khiến nhiều người không ngờ, Nam sinh Yên Bái ơi hãy tỉnh ngộ

0

Từ bỏ công việc đáng mơ ước ở trung tâm nghiên cứu khoa học hàng đầu thế giới, bỏ ngoài tai những lời mời gọi ngàn đô, nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia 2009 Hồ Ngọc Hân đã chọn trở về để được phụng sự quê hương.

Nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia 2009 Hồ Ngọc Hân - Ảnh: NHẬT LINH

Nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia 2009 Hồ Ngọc Hân – Ảnh: NHẬT LINH

Tại sao lại về Huế mà không phải TP.HCM hay Hà Nội, thì đơn giản tôi muốn ở nhà, gần ba mẹ, bạn bè. Với tôi không nơi mô ở sướng bằng Huế.

HỒ NGỌC HÂN Nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia 2009

Chia sẻ với phóng viên Tuổi Trẻ, Hồ Ngọc Hân nói: “Không nơi mô ở sướng bằng Huế. Từ khi trở về năm 2022, tôi đã tìm thấy lại nhiều niềm vui trong cuộc sống của mình. Mà quan trọng nhất là tôi đã được góp một phần sức nhỏ để xây dựng quê hương”.

Đi để trở về

* Sau khi giành vòng nguyệt quế chương trình Đường lên đỉnh Olympia năm 2009, quá trình học tập, làm việc của anh diễn ra như thế nào?

– Giành được vòng nguyệt quế Đường lên đỉnh Olympia 2009, năm 2010 tôi sang Úc học cử nhân tại Đại học Swinburne rồi sau đó tiếp tục học lên tiến sĩ, chuyên ngành chỉnh sửa gene. Thời gian ở Úc chủ yếu tôi nghiên cứu về cơ chế tự sửa lỗi của DNA trong cơ thể người.

Đến năm 2019, sau chín năm ở Úc tôi quyết định rời xứ sở chuột túi để bắt đầu cuộc hành trình mới. Tôi được nhận vào làm việc tại Viện Francis Crick – một viện nghiên cứu vi sinh hàng đầu thế giới ở thủ đô London của nước Anh – và tiếp tục nghiên cứu về cơ chế sửa đổi của DNA.

Tại đây tôi được làm việc với những nhà khoa học hàng đầu thế giới trong lĩnh vực di truyền, biến đổi gene và cũng có riêng cho mình những thành tựu nhất định trong nghiên cứu khoa học. Sau ba năm ở Anh và cảm thấy quãng thời gian ở nước ngoài của mình đã đủ để tích lũy kinh nghiệm, kiến thức, tôi quyết định quay về Việt Nam vào năm 2022.

* Những thành tựu mà anh nói là gì?

– Đó là một đóng góp nhỏ trong chương trình nghiên cứu khoa học tại viện về biến đổi DNA. Tôi tìm ra được thêm một phương pháp nghiên cứu cơ chế sửa đổi DNA ở người. Nói nôm na thế này, trường hợp tôi nghiên cứu là các DNA bị biến đổi rất sớm. Thường với những người bị biến đổi DNA dạng này sẽ mắc ung thư từ khoảng 20-25 tuổi và hiếm có người sống sót qua tuổi 30.

Sau quá trình nghiên cứu, tôi tìm ra được một phương pháp giúp DNA bị phá hủy tìm lại được cấu trúc di truyền của nó. Phương pháp này có tên là cơ chế tái tổ hợp tương đồng giúp sửa đổi những đứt gãy DNA trên cơ thể người. Cơ chế này giúp làm sáng tỏ thêm cơ chế sửa đổi của DNA, góp phần nhỏ trong công cuộc nghiên cứu các loại thuốc, kháng sinh hay các phương pháp để chống lại tế bào ung thư.

Đau đáu với hai chữ “cống hiến”

Hồ Ngọc Hân là người cán bộ có năng lực, tâm huyết và đau đáu với hai chữ “cống hiến” cho quê hương, với vùng đất cố đô. Kể từ khi công tác ở viện, Hân đã có cho mình nhiều công trình nghiên cứu với kết quả rất tốt, vượt trội. Chúng tôi rất vui và hãnh diện khi được làm việc chung với Hân.

TS Nguyễn Đức Huy

(phó viện trưởng Viện Công nghệ sinh học)

Việt Nam là nhà

* Tại sao anh quyết định trở về Việt Nam vào thời điểm đó mà không phải thời điểm nào khác? Và tại sao anh lại chọn Huế thay vì Hà Nội hay TP.HCM?

– Thực ra ý nghĩ quay về Việt Nam được tôi nung nấu từ trước khi sang Anh làm việc. Sau bao năm ở nước ngoài, ít khi tôi cảm thấy đó là nơi tôi thuộc về, dù là ở Anh hay ở Úc. Con người mà, ai cũng có nhu cầu thuộc về một nơi nào đó.

Và Việt Nam vẫn chính là nơi tôi có cảm giác đó là nhà. Thứ hai, tôi muốn trở về để đóng góp, phụng sự quê hương, mảnh đất mà tôi “mắc nợ ân tình” rất nhiều. Nợ ở đây đơn giản là nơi đã nuôi dưỡng tôi lớn khôn, cho tôi điều kiện để được học tập với mức học phí rất thấp, rồi chăm sóc y tế nữa.

Còn tại sao lại về Huế mà không phải TP.HCM hay Hà Nội, thì đơn giản tôi muốn ở nhà, gần ba mẹ, bạn bè. Với tôi không nơi mô ở sướng bằng Huế. Mùa hè nóng thì ra sông Hương, đi biển Thuận An bơi cho mát. Còn mùa lạnh thì mình chạy bộ, quá sướng luôn.

Nói về cơ hội thì bây giờ ở đâu cũng không còn quan trọng lắm bởi chúng ta đang sống trong thế giới mở, có thể làm việc online dù đang ở bất cứ đâu. Điều quan trọng là công việc đó mang lại giá trị, mang lại niềm vui, được cống hiến sức mình cho quê hương này là đủ.

* Để trở về quê hương làm việc, có phải anh đã đánh đổi rất nhiều thứ, từ cơ hội phát triển đến tiền bạc?

– Với tôi đó không phải là sự đánh đổi. Khi tôi quyết định về Việt Nam, lúc đó thầy của tôi là một vị giáo sư ở viện cũng mong muốn giữ tôi ở lại. Kể cả khi tôi đã về Việt Nam vẫn có ba công ty gửi lời mời với thu nhập rất cao. Tuy nhiên tôi đều từ chối và kiên định với ý nghĩ đã đến lúc đi về nhà.

Thời điểm ở Anh, tôi dường như không có niềm vui vì phải vùi đầu vào công việc ở phòng thí nghiệm 15 tiếng mỗi ngày. Về Việt Nam, tôi đã thử làm một công việc khác bởi nghĩ mình không thể cứ cắm đầu ở trong phòng thí nghiệm làm bạn với ống nghiệm mãi được. Thế nhưng tôi làm công việc đó chỉ vỏn vẹn được ba tháng.

Lúc này tôi mới nhận ra đam mê sâu thẳm của mình vẫn là nghiên cứu và phải tìm ra một cái gì đó chưa từng được ai biết đến. Vậy là tôi quyết định quay trở lại công việc nghiên cứu khoa học. Nhưng lần này tôi chọn nghiên cứu trên thực vật chứ không phải trên DNA của người nữa, mà đặc biệt là những loại thực vật đang được trồng nhiều ở Việt Nam.

Nhiều người bạn của tôi nói rằng từ khi trở về Việt Nam, tôi đã cười nhiều hơn. Có người đùa tôi là “nụ cười thiên thần” – biệt danh mọi người đặt cho tôi khi dự cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia 2009 – đã hồi sinh trở lại. Điều này thì quả không thể gọi là đánh đổi nữa mà tôi được nhiều hơn mất khi quay trở về chứ (cười).

* Công việc hiện tại của anh là gì và dự định tương lai như thế nào?

– Hiện tôi đang công tác tại Viện Công nghệ sinh học (Đại học Huế), phụ trách phòng thí nghiệm sinh học phân tử. Trong tiến trình đưa Đại học Huế trở thành đại học quốc gia, viện được định hướng trở thành 1 trong 3 trung tâm nghiên cứu sinh học quốc gia ở ba miền Bắc – Trung – Nam và chúng tôi đang nỗ lực để sớm thực hiện được mục tiêu này.

Sau hơn một năm rưỡi trở về, hiện tôi cũng đang tiến hành nghiên cứu ba đề tài khoa học. Trong đó có một đề tài cấp viện (thuộc Đại học Huế), một đề tài cấp Bộ GD-ĐT và một đề tài do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (Bộ Khoa học – Công nghệ) tài trợ.

Trong đó đề tài cấp Bộ GD-ĐT là về nghiên cứu bệnh di truyền trên cây ớt và cà chua. Còn đề tài thuộc Bộ Khoa học – Công nghệ là nghiên cứu về một cơ chế vắc xin giúp cây tạo ra kháng thể, chống lại các vi rút gây bệnh.

Hy vọng trong vài năm tới chúng tôi có thể cho ra một sản phẩm cụ thể, về một giống cây mới có khả năng tự kháng lại mọi loại bệnh do vi rút gây ra chẳng hạn. Lúc đó người nông dân không phải tốn nhiều tiền để mua thuốc trừ sâu, vừa bớt gây ô nhiễm môi trường, vừa mang lại năng suất kinh tế cao.

Ở đâu cũng có thể đóng góp cho quê hương

* Anh nghĩ sao khi có ý kiến cho rằng chương trình Đường lên đỉnh Olympia là nơi đào tạo nhân tài cho nước Úc?

– Theo tôi đó chắc chỉ là câu nói vui mà thôi. Quan điểm cá nhân của tôi thì mỗi người đều có sự lựa chọn riêng cho mình. Ở nước ngoài hay ở Việt Nam thì đều có thể cống hiến cho quê hương bằng nhiều cách khác nhau, đặc biệt trong khoa học thì gần như không phân biệt biên giới.

Bản thân tôi thì thích sống ở Việt Nam nên tôi chọn trở về để góp sức nhỏ xây dựng quê hương.

Ngoài công việc nghiên cứu, anh còn hỗ trợ, hướng dẫn các bạn sinh viên - Ảnh: NHẬT LINH

Ngoài công việc nghiên cứu, anh còn hỗ trợ, hướng dẫn các sinh viên – Ảnh: NHẬT LINH

Từ rất lâu, Đường lên đỉnh Olympia là một sân chơi trí tuệ đỉnh cao nhận được nhiều sự quan tâm mạnh mẽ của khán giả truyền hình. Hành trình đi tìm các nhà leo núi xuất sắc vẫn liên tục diễn ra trong 20 năm qua và mỗi khi nhắc đến những nhân vật huyền thoại nổi đình nổi đám Olympia này ai cũng nhớ vì họ đã trở thành một phần tuổi thơ của thế hệ 8X, 9X.

Năm 2019 chính cột mốc quan trọng đánh dấu sự khép lại của thập niên 2010 và cũng kết thúc 1 thập kỷ, chắc hẳn những ai đã đồng hành cùng Đường lên đỉnh Olympia sẽ đặc biệt ấn tượng với cái tên Hồ Ngọc Hân (THPT Quốc học Huế) – Quán quân Olympia mùa thứ 9 đồng thời trở thành thủ khoa khối B của Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TP HCM) năm 2009.

Sau 10 năm, Quán quân hotboy từng lập kỷ lục Olympia giờ ra sao? Nhan sắc có gì thay đổi? - Ảnh 1.
Sau 10 năm, Quán quân hotboy từng lập kỷ lục Olympia giờ ra sao? Nhan sắc có gì thay đổi? - Ảnh 1.

Hồ Ngọc Hân (THPT Quốc học Huế) – Quán quân Olympia mùa thứ 9, thủ khoa khối B của Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TP HCM) năm 2009.

Năm 2009, lần đầu tiên trong lịch sử, có đến 5 thí sinh tham gia vào chung kết năm cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia. Đó là: Đào Thị Hương (trường THPT Bỉm Sơn – Thanh Hóa), Bùi Tứ Quý (trường Phổ thông Năng khiếu – ĐHQG TPHCM), Hồ Ngọc Hân (THPT Quốc học Huế), Bạch Đình Thắng (THPT chuyên Nguyễn Huệ – Hà Nội), Nguyễn Thị Thu Trang (THPT Bảo Lộc – Lâm Đồng).

Lý do là vào cuộc thi quý 3, thí sinh Bạch Đình Thắng đứng trước câu hỏi 30 điểm cuối cùng và đang kém thí sinh dẫn đầu (Hồ Ngọc Hân) 60 điểm và quyết định chọn ngôi sao hi vọng. Câu hỏi dành cho Thắng là nêu 6 hệ cơ quan trong cơ thể người. Thí sinh này trả lời đúng 5 hệ (là hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ thần kinh, hệ hô hấp) còn hệ thứ 6 là nội tiết không được ban cố vấn chấp nhận (thí sinh còn trả lời thiếu hệ vận động). Do đó, Thắng bị trừ 30 điểm và không được vào trận chung kết.

Sau 10 năm, Quán quân hotboy từng lập kỷ lục Olympia giờ ra sao? Nhan sắc có gì thay đổi? - Ảnh 2.
Sau 10 năm, Quán quân hotboy từng lập kỷ lục Olympia giờ ra sao? Nhan sắc có gì thay đổi? - Ảnh 2.

Sau một thời gian, Thắng đã tiếp tục gửi cho chương trình quyển sách giáo khoa sinh học lớp 8 do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành có viết “Hệ nội tiết là hệ quan trọng trong cơ thể người”. Cuối cùng, VTV quyết định “thí sinh học thế nào thì trả lời thế ấy”, chấp nhận câu trả lời này, dẫn đến Thắng không những không bị trừ điểm mà còn được cộng thêm 60 điểm, bằng số điểm của Hồ Ngọc Hân, và cả hai đã cùng được vào trận chung kết.

Tổng kết chung cuộc, chàng trai với “Nụ cười thiên thần” Hồ Ngọc Hân trường THPT Quốc học Huế giành Vòng nguyệt quế Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 9 với số điểm 245. Người về đích thứ 2 là Nguyễn Thị Thu Trang (THPT Bảo Lộc -Lâm Đồng) với số điểm 190. Ba thí sinh còn lại là Bùi Tứ Quý – THPT Năng Khiếu ĐHQG TP.HCM (175 điểm), Đào Thị Hương, THPT Bỉm Sơn (Thanh Hóa) 105 điểm và Bạch Đình Thắng – THPT chuyên Nguyễn Huệ (Hà Nội) 35 điểm.

Sau 10 năm, Quán quân hotboy từng lập kỷ lục Olympia giờ ra sao? Nhan sắc có gì thay đổi? - Ảnh 3.
Sau 10 năm, Quán quân hotboy từng lập kỷ lục Olympia giờ ra sao? Nhan sắc có gì thay đổi? - Ảnh 3.
Sau 10 năm, Quán quân hotboy từng lập kỷ lục Olympia giờ ra sao? Nhan sắc có gì thay đổi? - Ảnh 3.
Sau 10 năm, Quán quân hotboy từng lập kỷ lục Olympia giờ ra sao? Nhan sắc có gì thay đổi? - Ảnh 3.

Hồ Ngọc Hân đã vượt lên ở vòng thi về đích và xuất sắc vượt qua các đối thủ để giành vòng Nguyệt quế.

Hồ Ngọc Hân không phải là thí sinh dẫn đầu trong các vòng thi trước và thậm chí còn mất quyền thi đấu trong vòng thi “vượt chướng ngại vật” ngay ở câu hỏi đầu tiên. Tuy nhiên, với sự bình tĩnh và thông minh, Ngọc Hân đã vượt lên ở vòng thi về đích và xuất sắc vượt qua các đối thủ để giành vòng Nguyệt quế.

Hồ Ngọc Hân những năm 2009, 2010 nổi đình nổi đám như một huyền thoại trong giới học sinh, sinh viên. Bởi sau khi được xướng tên là Quán quân Đường lên đỉnh Olympia, anh một lần nữa xuất sắc trở thành thủ khoa khối B, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia TP HCM với 8,75 điểm Sinh; 10 điểm Toán, 10 điểm Hóa. Nhận được suất học bổng du học, Hồ Ngọc Hân trở thành sinh viên Đại học Swinburne, Australia và học lên tiến sĩ để theo đuổi giấc mơ nghiên cứu khoa học.

Kết thúc 1 thập kỷ, Quán quân Đường lên đỉnh Olympia 2009 giờ ra sao? - Ảnh 4.
Kết thúc 1 thập kỷ, Quán quân Đường lên đỉnh Olympia 2009 giờ ra sao? - Ảnh 5.

Hồ Ngọc Hân 2019 xuất hiện với nụ cười rạng rỡ làm nên thương hiệu.

Nữ quán quân Olympia bị g//k/ét nhất lịch sử lên đường sang Úc du học, khi được hỏi sau khi du học xong có về nước hay không thì trả lời 1 câu đứng hình

0

Sau một thời gian bỡ ngỡ, Thu Hằng đã bắt kịp chương trình học tại Úc với sự giúp đỡ nhiệt tình từ các cựu quán quân Olympia.
Năm 2020, Thu Hằng có màn đăng quang quán quân Olympia vô cùng ấn tượng

Năm 2020, Thu Hằng có màn đăng quang quán quân Olympia vô cùng ấn tượng

Nguyễn Thị Thu Hằng (cựu học sinh trường THPT Kim Sơn A, Ninh Bình) là nữ quán quân “8 năm mới có một lần” của “Đường lên đỉnh Olympia”. Cô nàng đăng quang vào năm 2020, đúng dịp kỷ niệm 20 năm lên sóng của sân chơi trí tuệ nổi tiếng nên càng được chú ý hơn bao giờ hết.

Đánh bật 3 chàng trai tài năng, giành ngôi vị cao nhất của “Đường lên đỉnh Olympia”, Thu Hằng khiến nhiều người ngưỡng mộ. Chặng đường sau đó của cô gái Ninh Bình luôn được dân mạng theo dõi sát sao. Tháng 3/2022, Hằng chính thức lên đường sang Úc du học. Cô gái Ninh Bình gọi đây là “một hành trình mới bắt đầu”.

Cuộc sống du học sinh tại Úc của cô gái Ninh Bình rất sôi động. Cô nàng thường chia sẻ hình ảnh du lịch, khám phá mảnh đất mới, gặp gỡ những quán quân khác của Olympia, cùng bạn bè trải nghiệm những điều mới mẻ, thú vị. Thu Hằng vẫn vậy, luôn xuất hiện với hình ảnh năng động, cá tính. Mỗi chia sẻ của cô nàng đều ngập tràn năng lượng tích cực.

Cùng trò chuyện với Thu Hằng, nghe cô nàng chia sẻ nhiều hơn về 2 năm du học tại Úc:

Cô nàng hiện du học tại Úc

Cô nàng hiện du học tại Úc

Cuộc sống của Hằng thay đổi như thế nào sau 2 năm du học tại Úc?

Mình vừa kết thúc năm thứ hai đại học, chuẩn bị bước sang năm ba. Giai đoạn đầu mới qua Úc, việc học của mình gặp đôi chút khó khăn do thay đổi môi trường và phong cách học khác biệt giữa hai nền giáo dục.

Tuy nhiên hiện tại, mình đã thích nghi được và kết quả học cũng rất khả quan. Bật mí một chút là kì học gần nhất, mình đạt điểm tối đa cho tất cả các môn học và đạt GPA 4.0/4.0.

Ngoài việc học, Hằng có làm thêm công việc gì khác?

Mình thường dành nhiều thời gian để học bởi, việc giáo dục ở đây đòi hỏi sinh viên phải tự học, tự nghiên cứu rất nhiều. Gần đây, mình có làm việc bán thời gian cho một công ty start-up.

2 năm du học tại Úc, Thu Hằng cảm thấy đâu là trải nghiệm quý giá nhất mình có được?

Mình nghĩ, đó là sự trưởng thành và sống có trách nhiệm. Việc xa gia đình, không có quá nhiều người thân bên cạnh khiến mình phải tự lập, tự lo cho bản thân từ việc chọn chỗ thuê nhà, nấu ăn cho đến chăm sóc bản thân.

Ngoài ra, mình cũng trân quý hơn những người bạn, người đồng hương Việt Nam, các anh chị quán quân Olympia… Mọi người đã ở bên cạnh, chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ mình rất nhiều trong lúc khó khăn.

Thu Hằng có những trải nghiệm quý giá trong 2 năm du học

Thu Hằng có những trải nghiệm quý giá trong 2 năm du học

Trên Facebook, Thu Hằng thường chia sẻ hình ảnh gặp gỡ, giao lưu với các cựu quán quân Olympia. Bạn đã được các đàn anh, đàn chị giúp đỡ ra sao trong quá trình hòa nhập?

Mình chưa có cơ hội gặp hết 19 anh chị quán quân trước đó. Trong số những người từng gặp, mình thân nhất với anh Hoàng Cường (quán quân Olympia 2018) và anh Thanh Chương (quán quân Olympia 2016). Đó là hai người anh trai thân thiết giúp đỡ mình từ những ngày đầu qua Úc. Ba anh em vẫn chơi rất thân tới tận bây giờ, thi thoảng vẫn hẹn nhau đi ăn, đi chơi.

Trong năm vừa rồi, mình may mắn được học môn Kinh tế của thầy Huỳnh Anh Vũ (quán quân Olympia 2008). Hiện tại, anh Vũ là giảng viên của trường Đại học Swinburne, nổi tiếng với những bài giảng hay và dễ hiểu.

Trong lúc thi gần hết môn, mình bị COVID-19, anh Vũ đã hỏi han, động viên, giúp đỡ mình rất nhiều. Cuối cùng, mình đã vượt qua kì thi môn này với số điểm rất tốt.

Thu Hằng - Thanh Chương - Hoàng Cường là ba quán quân Olympia thân thiết với nhau

Thu Hằng – Thanh Chương – Hoàng Cường là ba quán quân Olympia thân thiết với nhau

Nhiều du học sinh Úc chia sẻ, tiếng Anh là trở ngại lớn nhất của họ khi du học tại đây. Với Thu Hằng thì sao?

Mình cũng vậy, khó khăn lớn nhất mình gặp phải là ngôn ngữ. Dù đã có sự chuẩn bị kỹ càng nhưng giọng Anh Úc khá khó nghe, mình phải mất một thời gian làm quen.

Mình cố gắng cải thiện bằng cách tận dụng mọi cơ hội lắng nghe, giao tiếp với bạn bè, thầy cô, thậm chí là hàng xóm nơi mình ở, để quen hơn với ngữ điệu của người Úc. Mình may mắn khi những người mình gặp đều thân thiện, niềm nở.

Thu Hằng đã có kế hoạch cụ thể về nơi thực tập cũng như làm việc trong tương lai chưa?

Mình đang làm việc cho một công ty khởi nghiệp. Hơi vất vả khi phải cân bằng giữa việc học và làm nhưng đây cũng là cơ hội để mình trải nghiệm, thích nghi dần với môi trường làm việc.

Mình vẫn còn 2 năm nữa mới tốt nghiệp đại học. Nếu vẫn có thể sắp xếp thời gian hợp lý để học về làm, mình sẽ học lên cao hơn. Còn việc có trở về Việt Nam làm việc hay không mình chưa nghĩ đến. Trước hết, mình muốn hoàn thành thật tốt chương trình cử nhân.

Thu Hằng là cô gái ưa khám phá, trải nghiệm

Thu Hằng là cô gái ưa khám phá, trải nghiệm

Thu Hằng đón Tết ra sao trong những năm học tập xa nhà?

Mình may mắn khi Tết năm nào cũng được về Việt Nam đoàn viên với gia đình. Năm học ở Úc kéo dài từ tháng 3 đến tháng 12. Sinh viên được nghỉ tháng 1 đến tháng 2 dương lịch (trùng với dịp Tết Nguyên đán) nên du học sinh Việt có thể thu xếp về ăn Tết với gia đình. Năm nay, mình sẽ về ăn Tết trong 3 tuần. Mình đã rất háo hức sắm quà từ Úc về cho mọi người.

Theo như mình được biết, ở Úc mọi người chủ yếu đón năm mới theo lịch dương. Đối với Tết âm cũng có một số hoạt động như: thi gói bánh chưng, mở gian hàng chợ Tết… ở khu người Việt vào dịp 3-4 tuần trước Tết. Tuy nhiên, mình sống khá xa khu người Việt tại Úc nên chưa có dịp trải nghiệm những hoạt động này.

Chân thành cảm ơn những chia sẻ của Thu Hằng!
Sau khi chương trình Olympia kết thúc, cộng đồng mạng chỉ trích quán quân Olympia vì những cử chỉ bị cho là ‘thái quá’. Tuy nhiên nhiều người cho rằng đây chỉ là hành động thể hiện sự tự tin, là cảm xúc của sự thăng hoa.

Đó là cảm xúc thật!
Sau khi chương trình chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2020 khép lại vào ngày 20.9. Cộng đồng mạng đã chỉ trích những cử chỉ, hành động, việc bộc lộ cảm xúc bị cho là “thái quá” của quán quân Nguyễn Thị Thu Hằng, học sinh Trường THPT Kim Sơn A, Ninh Bình.

Theo đó, trong chương trình này Thu Hằng đã có những hành động “ăn mừng” như chỉ tay lên trời, dang rộng hai tay những lúc trả lời đúng câu hỏi… Bên cạnh đó, nữ sinh này còn thể hiện cảm xúc vui mừng khi “đối thủ” chọn gói câu hỏi an toàn. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng đây là hành động của một người trẻ tự tin và sống thật với cảm xúc của mình.

Đã trải qua những cảm xúc khá giống thí sinh Thu Hằng, Nguyễn Khắc Quốc Huy, 24 tuổi, công tác Đoàn thanh niên Q.10, TP.HCM, cho biết hành động của Thu Hằng làm anh nhớ về những cuộc thi mà anh tham gia. “Khi mình đoạt giải nhất tại một cuộc thi, mình bị đứng hình, sau đó là nhảy dựng lên. Mình thấy thí sinh thể hiện cảm xúc trong cuộc thi là điều bình thường. Và nó cũng thể hiện sự quyết tâm để giành chiến thắng”, Huy bộc bạch.
Xem những hành động đầy tự tin của Thu Hằng, Nguyễn Thị Tuyết Anh, 20 tuổi, sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết những cảm xúc của Thu Hằng khi giành chiến thắng là thật, là cảm xúc của sự chiến thắng”.
Tương tự, chứng kiến những hành động đầy tự tin của Thu Hằng, Hoàng Đức Anh, 19 tuổi, sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, chia sẻ: “Với mình, cảm xúc của Thu Hằng là điều bình thường, thể hiện sự vui mừng khi giành phần thắng”.
Võ Phi Thành Đạt, sinh viên Học viện Cán bộ TP.HCM, chia sẻ Thu Hằng là một người hồn nhiên, bản lĩnh và rất thật với cảm xúc của mình. “Theo mình thấy, cảm xúc là thứ gì đó thật tuyệt vời, nó làm cho con người ta trải nghiệm  cuộc sống , buồn thì khóc vui thì cười. Cách thể hiện cảm xúc của bạn ấy không có gì quá đáng, do một số khán giả đã ‘soi’ quá mức nên đã làm phức tạp hóa vấn đề”, Thành Đạt cho biết.

Tiến sĩ Thúy mong muốn người trẻ luôn tự tin vào bản thân và sống thật với chính mình

Ảnh: Chụp màn hình

“Hãy cứ tự tin và luôn là chính mình”
Là người theo dõi hết chương trình chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2020, tiến sĩ Phạm Thị Thúy, giảng viên, chuyên viên tham vấn tâm lý Học viên Hành chính Quốc Gia, TP.HCM, cho biết cảm xúc là của mỗi cá nhân, mọi người có quyền bộc lộ niềm vui hay nỗi buồn theo cách riêng của mình miễn không làm hại ai nên những cử chỉ, hành động bộc lộ cảm xúc của thí sinh Thu Hằng là hết sức bình thường, đây còn là “biểu hiện” ở một người tự tin.

Cô Thúy chia sẻ: “Bản thân tôi không nhận thấy một sự kiêu ngạo nào của bạn Hằng ở trong chương trình Olympia. Em Hằng đã bộc lộ cảm xúc rất vô tư và tự nhiên. Đó là cảm xúc của thăng hoa sau những nỗ lực hết sức, điều này bất kỳ ai cũng có nhưng chỉ có người tự tin mới dám bộc lộ hết mình. Hay nói cách khác là Hằng đang sống thật với bản thân… Tôi mong em hãy cứ tự tin và luôn là chính mình dù bất cứ ở đâu. Ai nói gì em hãy mỉm cười và sống chân thành như em là nhé”.

Cùng quan điểm với cô Thúy, chuyên gia giáo dục Nguyễn Khánh Chi, công tác tại Công ty phát triển Giá trị sống (TP.HCM), bày tỏ trong những khoảnh khắc thành công, Thu Hằng đã vui mừng một cách tự nhiên. Đó là hạnh phúc của chiến thắng, niềm vui của chinh phục và quan trọng nhất là vượt qua chính mình trong phút giây tỏa sáng. Chúng ta không nên phán xét một cách cảm tính và vội vàng kết luận hành động của người khác là tốt hay xấu khi chưa suy xét trong bối cảnh cụ thể.

Chuyên gia giáo dục Nguyễn Khánh Chi nói: “Mọi cảm xúc chân thật nên được tôn trọng. Nhất là trong giáo dục, phụ huynh hay những người đi trước hãy cho phép các bạn trẻ được sống là chính mình với suy nghĩ chân thật để thế giới xung quanh của họ là lăng kính phản chiếu đúng sắc màu của cuộc sống”.

Cha mẹ cần tạo môi trường cho con nói lên tiếng nói của bản thân

Ảnh: Tấn Đạt (ảnh minh họa)

Vị chuyên gia này còn nhấn mạnh: “Một số bạn trẻ đang đánh mất dần nét hồn nhiên trong sáng. Nguyên nhân phần nhiều do nỗi sợ, sợ bị chê trách, sợ không giống với số đông, sợ bị cha mẹ la rầy, sợ mọi người không yêu thương mình nữa… và khi xuất hiện một phiên bản sống thật với bản thân sẽ dễ dàng gặp phải phản ứng của đám đông. Do đó, cha mẹ cần tạo môi trường cho con nói lên tiếng nói của bản thân và quan trọng nhất là con có thể gọi đúng được cảm xúc của con người thật trong con”.

Kết quả chung kết chương trình Đường lên đỉnh Olympia 2020: Nguyễn Thị Thu Hằng (Trường THPT Kim Sơn A, Ninh Bình) đạt giải nhất. Giải nhì thuộc về Vũ Quốc Anh (Trường THPT Ngô Gia Tự, Đắk Lắk). Lưu Đào Dũng Trí (Trường THPT chuyên Đại học Sư phạm, Hà Nội) và Văn Ngọc Tuấn Kiệt (Trường THPT thị xã Quảng Trị, Quảng Trị) giành giải ba.

Nguyễn Thị Thu Hằng (Trường THPT Kim Sơn A, Ninh Bình) xuất sắc đạt giải nhất

Ảnh: Chụp màn hình

Bão số 3 vào đất liền theo kịch bản xấu nhất

0

Bão số 3 đã vào đất liền nước ta theo một kịch bản ít mong đợi nhất, bão giữ cường độ mạnh tới cấp 13, giật cấp 16. Vùng đổ bộ dịch nhẹ về phía nam khiến đồng bằng Bắc Bộ, nơi đông dân và địa hình bằng phẳng sẽ chịu tác động nặng nề hơn.

Khi bão số 3 (tên quốc tế là YAGI) tiến gần với đảo Hải Nam của Trung Quốc ngày 4/9, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo về hai kịch bản có thể xảy ra.

Kịch bản thứ nhất, bão đi vào phía Bắc đảo Hải Nam sau đó đi vào phía bắc vịnh Bắc Bộ. Với kịch bản này, bão ít suy yếu hơn do đi qua một vùng có địa hình tương đối bằng phẳng. Ở kịch bản thứ hai, bão đi qua phía nam đảo Hải Nam vào phía nam vịnh Bắc Bộ. Với kịch bản này, bão sẽ suy yếu nhiều hơn do ma sát với địa hình núi cao của đảo.

Bão số 3 hôm qua đã đi theo một kịch bản bất lợi nhất khi tâm bão men theo khu vực eo biển giữa đảo Hải Nam và bán đảo Lôi Châu của Trung Quốc. Vì vậy, khi vào vịnh Bắc Bộ trong đêm qua, cấu trúc bão vẫn ổn định với cường độ bão không suy giảm đáng kể. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15, giật cấp 17 trên vịnh Bắc Bộ.

Khi hoạt động trên vịnh Bắc Bộ, nhờ điều kiện mặt biển rất ấm, cường độ bão không suy giảm đáng kể, thậm chí có thời điểm mạnh trở lại. Khi áp sát bờ biển Hải Phòng – Quảng Ninh trong trưa nay, bão vẫn duy trì cường độ cấp 13, giật cấp 16, được nhận định có thể là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào miền Bắc nước ta trong 50 năm qua.

Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân không nên ra ngoài trong thời điểm mưa lớn, gió mạnh do bão.

Các đài khí tượng thế giới trong sáng nay còn đưa ra nhận định nghiêm trọng hơn. Mỹ và Hồng Kông (Trung Quốc) cho rằng bão có thể đổ bộ với cấp siêu bão, Nhật cho rằng bão đổ bộ với cường độ rất mạnh, cấp 14, giật cấp 17.

Sáng nay, khi quần thảo khu vực vịnh Bắc Bộ và các tỉnh ven biển miền Bắc nước ta, bão đã gây ra gió mạnh dữ dội. Đảo Cô Tô có gió mạnh cấp 13, giật cấp 16, đảo Bạch Long Vĩ có gió mạnh cấp 13, giật cấp 14. Trên đất liền khu vực Cửa Ông (Quảng Ninh) có gió mạnh cấp 12, giật cấp 14.

Vùng đổ bộ của bão số 3 cũng theo kịch bản ít mong muốn, khi bão có sự dịch chuyển nhẹ xuống phía nam so với nhận định, gần hơn với đồng bằng Bắc Bộ dù khu vực tâm bão vẫn là Hải Phòng – Quảng Ninh. Với kịch bản này, bão ít suy yếu hơn khi vào sâu đất liền nước ta do đi qua khu vực bằng phẳng hơn, đồng thời tác động cũng nghiêm trọng hơn, rộng lớn hơn.

Dự báo chiều và tối nay là thời gian bão tác động dữ dội nhất ở khu vực Đông Bắc Bộ và Thanh Hóa với gió giật mạnh, mưa rất lớn. Sang đêm nay và ngày mai, bão suy yếu và dịch chuyển qua Tây Bắc Bộ. Khu vực này ít chịu khả năng của gió giật mạnh nhưng sẽ đón mưa lớn kéo dài, đỉnh điểm từ đêm 7/9 đến đêm 8/9, gây nguy cơ rất cao về lũ quét, sạt lở đất và ngập úng diện rộng

Bão YAGI cho đến nay vẫn là siêu bão độc nhất vô nhị. Theo ông Mai Văn Khiêm – Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, YAGI là cơn bão duy nhất mạnh lên thành siêu bão trên Biển Đông và đổ bộ trực tiếp nước ta.

Hầu hết các siêu bão đều hình thành và mạnh lên trên vùng biển Tây Bắc Thái Bình Dương, sau đó đi vào Biển Đông và suy yếu dần. Chỉ có 3 cơn bão mạnh lên thành siêu bão trên Biển Đông gồm YAGI, bão RAI năm 2021 và bão SAOLA năm 2023. Tuy nhiên, cơn bão RAI tan dần trên Bắc Biển Đông, không ảnh hưởng đến nước ta. Siêu bão SAOLA đi vào phía nam Trung Quốc.

Bão YAGI cũng đang giữ hàng loạt kỷ lục như cơn bão mạnh nhất thế giới năm 2024 tính đến nay. Cơn bão tăng cấp độ nhanh nhất trong lịch sử khí tượng Việt Nam khi mạnh lên 8 cấp trong hai ngày. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia phát đi cảnh báo rủi ro thiên tai Cấp độ 4 ở vịnh Bắc Bộ và hai tỉnh Quảng Ninh – Hải Phòng, cho thấy mức độ nghiêm trọng và khả năng tàn phá của siêu bão lịch sử này.

https://tienphong.vn/bao-so-3-vao-dat-lien-theo-kich-ban-xau-nhat-post1670688.tpo

Ông chủ của mái ấm Phan Sinh B b:ức x:úc khi vợ chồng Đoàn Di Băng lên mạng ôm hết công lao trong khi không đầu tư 1 xu nào

0

Người chủ thật sự của mái ấm Phan Sinh B lên tiếng ph:ốt vợ chồng Đoàn Di Băng: ‘Dự án của tôi mà vợ chồng nó lên mạng tự nhận của mình, hứa góp 10 tỷ mà tới nay chưa chi ra 1 xu nào

Nửa tháng trước, khi dư luận lên tiếng thắc mắc về những lời hứa của vợ chồng Đoàn Di Băng và Nguyễn Quốc Vũ, ngay lập tức, họ phản pháo một bài viết vào ngày 18/8, họ khẳng định họ đã xây nhà cho trẻ em, người khó khăn vùng cao. Với số tiền đóng góp là 10 tỷ (hứa với Thầy Châu và cộng đồng mạng).

Hôm qua, ngày 5/9, là ngày khánh thành và đưa vào sử dụng của mái ấm Phan Sinh B, tại Đắk Nông, thế nhưng chính bản thân Thầy Châu cũng bức xúc và lên clip khẳng định đôi vợ chồng này bội tín.

Theo chia sẻ trong clip, ban đầu đôi vợ chồng hứa hỗ trợ kinh phí xây dựng là 10 tỷ, sau này tự hạ giá xuống còn 5 tỷ, cũng chính thầy Châu khẳng định là chưa nhận được khoảng tiền này.

Như vậy là không có bất kỳ chung cư dành cho người vô gia cư hay mái ấm nào mà vợ chồng Đoàn Di Băng và Nguyễn Quốc Vũ trực tiếp bỏ tiền ra để xây dựng 100%.
Trong khi đó, gần 80.000 lượt tương tác, 6.700 bình luận, đảm bảo 90% bà con đều nghĩ rằng họ bỏ ra 100% tiền để xây.

Thời gian vừa qua, vợ chồng Đoàn Di Băng trở thành cái tên được nhiều người chú ý khi bị tố từng ‘lùa gà’, phông bạt, giả tạo. Sự việc bắt nguồn từ 1 bài viết được đào lại của Nguyễn Sin – 1 KOLs nổi tiếng về việc vợ chồng Đoàn Di Băng hứa xây nhà ở miễn phí cho người vô gia cư dịp COVID-19. Nhưng đến nay, sau nhiêu năm, vẫn chẳng có bất cứ cái chung cư miễn phí nào cho người vô gia cư được xây dựng, chưa nói đến hàng loạt như lời hứa của ông Nguyễn Quốc Vũ.

Không chỉ vậy, dân mạng còn bóc mẽ loạt hành động mang tính “phông bạt” của cặp vợ chồng nổi tiếng như: Năm 2021 khoe đã đặt cọc con xe Rolls Royce màu hồng nhưng đến nay vẫn chưa thấy đâu. Ngôi nhà dự kiến 400 tỉ đồng xây với nhà thiết kế Thái Công từng làm xôn xao cõi mạng đến nay cũng trôi vào dĩ vãng…

Mới đây, 1 tài khoản Facebook có tên N.T tiếp tục tố vợ chồng Đoàn Di Băng ‘nổ’, người phụ nữ này cho biết cô là mẹ của em bé dính tay chân từng được vợ chồng Đoàn Di Băng tuyên bố hỗ trợ. Tuy nhiên, khi nghe đến mức chi phí phẫu thuật lên đến 200 triệu đồng, vợ chồng Đoàn Di Băng đã ‘quay xe’, khuyên chị N.T phẫu thuật cho con theo diện bảo hiểm và chỉ mất tiền viện phí 425 nghìn đồng. Bên cạnh đó Đoàn Di Băng cũng hỗ trợ 1 triệu đồng cho con của chị N.T để bồi bổ sức khỏe.

Ngay sau khi chia sẻ, bình luận này nhận được sự quan tâm lớn của CĐM, dù chưa biết thực hư câu chuyện ra sao cũng như tính xác thực. Thế nhưng, nhiều người cho rằng nếu đây là sự thật thì vợ chồng Đoàn Di Băng thực sự ‘phông bạt’. Hiện tại, vợ chồng Đoàn Di Băng vẫn chưa lên tiếng về những ồn ào này.

Vợ chồng Đoàn Di Băng và doanh nhân Nguyễn Quốc Vũ nổi tiếng trên các nền tảng mạng xã hội về khối tài sản khổng lồ khiến nhiều người ngưỡng mộ về cuộc sống xa hoa. Cặp vợ chồng này sở hữu nhiều bất động sản, siêu xe, các con của vợ chồng cô cũng học ở trường quốc tế với học phí đắt đỏ. Hiện tại, vợ chồng Đoàn Di Băng đang sống trong 1 căn biệt thự rộng lớn. Thành công của cặp vợ chồng này đến từ việc kinh doanh mỹ phẩm, đặc biệt là thương hiệu Hanayuki.

Vợ chồng ca sĩ Đoàn Di Băng nổi tiếng bởi cuộc sống xa hoa, nắm trong tay nhiều bất động sản và sở hữu những chiếc xe sang độc, hiếm tại Việt Nam. Tuy nhiên, gần đây, cặp đôi vướng lùm xùm liên quan đến việc bị tố hứa xây nhà từ thiện cho người nghèo để hình ảnh và trục lợi cá nhân thông qua hành động này.

Điều bất ngờ là doanh nhân Nguyễn Quốc Vũ được giới thiệu là quản lý cấp cao, gia nhập Công ty TNHH Thương mại Lô Hội từ năm 2024. Lô Hội một trong những công ty đầu tiên hoạt động theo mô hình đa cấp tại Việt Nam, được thành lập năm 2001.
Vợ chồng Đoàn Di Băng đang kinh doanh gì? - 1 Vợ chồng Đoàn Di Băng nổi tiếng với cuộc sống xa hoa (Ảnh: IT).

Ngoài vai trò tại Lô Hội, ông Nguyễn Quốc Vũ cũng có sự nghiệp kinh doanh. Ông Vũ hiện là người đại diện pháp luật kiêm Tổng giám đốc của Công ty TNHH Thương mại dịch vụ VB Group.

Công ty này có ngành nghề kinh doanh chính theo đăng ký kinh doanh là bán buôn đồ dùng khác cho gia đình. Trụ sở doanh nghiệp được đặt tại quận 5, TPHCM. Vốn điều lệ của doanh nghiệp là 8 tỷ đồng. Tập đoàn này được thành lập năm 2021.

Vợ chồng Đoàn Di Băng đang kinh doanh gì? - 2

Thông tin về doanh nghiệp do ông Nguyễn Quốc Vũ làm chủ sở hữu (Ảnh chụp màn hình).
Doanh nghiệp này là pháp nhân đứng sau thương hiệu mỹ phẩm Hanayuki. Trên website của Hanayuki chia sẻ nhiều thông tin về ông Nguyễn Quốc Vũ và ca sĩ Đoàn Di Băng.

Về hoạt động kinh doanh, thương hiệu chuyên cung cấp các sản phẩm chăm sóc cá nhân, mỹ phẩm từ băng vệ sinh, kem đánh răng, kem chống nắng cho đến lược gỡ rối với mức giá từ 200.000-600.000 đồng.

Vợ chồng Đoàn Di Băng đang kinh doanh gì? - 3

Thông tin về vợ chồng Đoàn Di Băng trên website của Hanayuki (Ảnh chụp màn hình).
Ngoài VB Group, ông Vũ từng là người đại diện pháp luật của 2 doanh nghiệp khác là Công ty TNHH Thương mại dịch vụ VB Universal và Doanh nghiệp tư nhân thế giới steak.

Công ty TNHH Thương mại dịch vụ VB Universal được thành lập tháng 3/2017 với mức vốn điều lệ 9 tỷ đồng. Ngành nghề chính là bán buôn đồ dùng khác cho gia đình. Chủ sở hữu là bà Phạm Thị Thanh Thúy (Đoàn Di Băng – sinh năm 1989). Ông Nguyễn Quốc Vũ là người đại diện pháp luật kiêm Phó tổng giám đốc. Doanh nghiệp này đã giải thể vào tháng 5/2022.

Còn Doanh nghiệp tư nhân thế giới steak được thành lập vào tháng 3/2013. Ngành nghề kinh doanh chính là nhà hàng và các dịch vụ ăn uống lưu động. Vốn đầu tư của doanh nghiệp là 1,5 tỷ đồng. Ông Vũ là chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp này đang làm thủ tục giải thể.

Hồi tháng 2, vợ chồng Đoàn Di Băng phát sinh một khoản vay 30 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chi nhánh Tân Sài Gòn với mục đích tiêu dùng cá nhân. Khoản vay này được thế chấp bằng quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà giữa Công ty cổ phần Thương mại – Xây dựng Hồng Thịnh và ông Nguyễn Quốc Vũ.
Vợ chồng Đoàn Di Băng đang kinh doanh gì? - 4 Thông tin về khoản vay tiêu dùng cá nhân 30 tỷ đồng của 2 vợ chồng Đoàn Di Băng (Ảnh chụp màn hình).

Trước dông gió, người ta che chở cho nhau nhưng mẹ lại bỏ con: Em bé 16 tháng bị mẹ bỏ rơi giữa đường trước ngày bão về, nhìn em mà tôi đã chảy nước mắt

0

Trong giờ khắc mà cả nước đang nỗ lực chống bão, người người nhà nhà đều quan tâm, che chở cho nhau trước thiên tai thì bé gái 16 tháng tuổi lại bị mẹ bỏ rơi.

Thông tin đã được đăng tải trên báo chính thống. Mọi người vẫn mong người mẹ khi đọc được tin tức này sẽ suy nghĩ lại và đón con về. Dù khó khăn thế nào, con được ở với mẹ vẫn là hạnh phúc một đời.

Cụ thể, sáng 7/9, ông Đào Tiến Trung – Chủ tịch UBND xã Hải Lựu, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, chính quyền địa phương đã phát thông báo lên truyền thanh của xã tìm thân nhân của một bé gái bị bỏ rơi.

hình ảnh

Em bé xinh xắn và khỏe mạnh nhưng lại không còn được mẹ ở bên cạnh chăm sóc, nuôi  dưỡng khiến nhiều người thương mà chảy nước mắt, ảnh: TNV

Trước đó, người dân trong thôn Làng Sen, xã Hải Lựu, huyện Sông Lô hốt hoảng khi phát hiện một bé gái bị bỏ rơi giữa đường cùng lời xin lỗi của mẹ.

Theo chính quyền địa phương, khoảng 19h, ngày 4/9, người dân phát hiện một bé gái (khoảng 16 tháng tuổi) bị bỏ rơi giữa đường làng thuộc thôn Làng Sen.

hình ảnh

Bức thư và số tiền người mẹ để lại, ảnh: TNV

“Tại thời điểm đó chỉ có cháu bé ở giữa đường, bên cạnh cháu bé có 9 tờ tiền 100 nghìn đồng, vài bộ quần áo, 2 lọ thuốc (vitamin và chống dị ứng) cùng một tờ giấy, tạm coi là của mẹ cháu xin lỗi con và nhắn nhủ nhờ người nuôi dưỡng”, ông Trung thông tin.

Ngay sau khi nhận được tin báo, chính quyền cử cán bộ công an xuống hiện trường xác minh, lập biên bản, phối hợp với người dân đưa cháu đi khám sức khỏe và tạm thời bàn giao cho nhân dân nuôi dưỡng.

Chủ tịch UBND xã Hải Lựu cho biết thêm, đến ngày 12/9, nếu không có ai là người thân của cháu bé đến nhận, chính quyền sẽ làm các thủ tục thông báo tìm người nhận nuôi bé, theo đúng quy định của pháp luật.

Mời bà con đọc thêm thông tin: Cha mẹ cố ý bỏ rơi con có bị xử theo quy định pháp luật không

Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị định 130/2021/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/01/2022) quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em.

Cụ thể, tại Điều 21 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định mức phạt đối với hành vi vi phạm về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em như sau:

– Phạt tiền từ 20-25 triệu đồng đối với cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em có hành vi cố ý bỏ rơi trẻ em.

(Theo quy định trước đây, người bỏ hoặc không chăm sóc, nuôi dưỡng con sau khi sinh; Cha, mẹ; người giám hộ cố ý bỏ rơi trẻ em ở nơi công cộng bị phạt tiền từ 10-15 triệu đồng).

– Phạt tiền từ 10-15 triệu đồng đối với một trong các hành vi:

+ Cha mẹ, người chăm sóc trẻ em thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em trừ trường hợp bị buộc phải tạm thời cách ly trẻ em hoặc trẻ em được chăm sóc thay thế theo quy định của pháp luật.

+ Cha mẹ, người chăm sóc trẻ em không quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, không thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em hoặc bỏ mặc trẻ em tự sinh sống, cắt đứt quan hệ tình cảm và vật chất với trẻ em hoặc ép buộc trẻ em không sống cùng gia đình, trừ trường hợp bị buộc phải tạm thời cách ly trẻ em hoặc trẻ em được chăm sóc thay thế theo quy định của pháp luật.

(Trước đây, hành vi bỏ mặc trẻ em tự sinh sống, cắt đứt quan hệ tình cảm và vật chất với trẻ em hoặc ép buộc trẻ em không sống cùng gia đình bị phạt tiền từ 10-15 triệu đồng. Đồng thời, quy định mới đã bổ sung hành vi cha mẹ, người chăm sóc trẻ em không quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, không thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em).

Ngoài ra, trường hợp người mẹ bỏ rơi con mới sinh có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 124 Bộ luật Hình sự 2015 về “Tội g/j/ế/t hoặc v/ứ/t b/ỏ con mới đẻ”, cụ thể:

+ Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt t/ù/ từ 06 tháng đến 03 năm;

+ Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ c/h/ế/t, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Như vậy, để truy cứu người mẹ về t/ộ/i danh trên thì phải thỏa mãn các điều kiện thuộc về mặt khách quan như sau:

+ Đứa trẻ đó không lớn hơn 07 ngày tuổi;

+ Người mẹ có tư tưởng lạc hậu hoặc do hoàn cảnh khách quan;

+ Hậu quả của việc vứt bỏ dẫn đến đứa trẻ không còn sự sống

Nếu không thỏa mãn một trong hai điều kiện đầu (đứa trẻ đã vượt qua 07 ngày tuổi hoặc người mẹ bỏ rơi trẻ sơ sinh do mâu thuẫn với cha đứa bé) thì người mẹ sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015.

Chu Ngọc Quang Vinh hiên ngang xuất hiện trong lễ khai giảng, thái độ vẫn gây bão

0

Theo đó, báo Lao Động đưa tin, qua công tác nắm tình hình trên mạng Internet, các phòng ban nghiệp vụ phát hiện vào khoảng 22h ngày 1/9, tài khoản cá nhân Facebook “Chu Vinh” đăng tải story có nội dung thông tin: Bản thân không tin vào các nội dung được giảng dạy trong nhà trường; chỉ quan tâm đến bản thân, đến lợi ích viển vông ở xứ “thiên đường” là các nước phương Tây xa xôi…

Đến khoảng 23h cùng ngày, tài khoản “Chu Vinh” đã gỡ bỏ bài viết trên.Qua xác minh, chủ tài khoản này là Chu Ngọc Quang Vinh, lớp 12 Anh của Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành (TP Yên Bái).

 

Thí sinh này từng giành vòng nguyệt quế tại cuộc thi tuần 3, tháng 1, quý I của Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24 với 300 điểm. Đến cuộc thi tháng, Quang Vinh tiếp tục giành giải nhất với 250 điểm.

Bên cạnh đó, Chu Ngọc Quang Vinh cũng từng giành vòng nguyệt quế trong phần thi Chinh phục vũ môn ở Trại hè Hùng Vương khối các trường THPT chuyên khu vực Trung du và miền núi phía Bắc diễn ra tại Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc.

Công an đã mời nam sinh Đường lên đỉnh Olympia lên làm việc. Ảnh: báo Công Thương.

Xác định đây là bài viết có tính chất nhạy cảm diễn ra vào dịp Quốc khánh 2/9, Công an tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo đơn vị nghiệp vụ tiến hành mời Chu Ngọc Quang Vinh đến trụ sở Công an phường Yên Thịnh, TP Yên Bái để làm việc với sự chứng kiến của mẹ và cô giáo chủ nhiệm.

Tại buổi làm việc, Công an tỉnh Yên Bái cùng giáo viên chủ nhiệm, gia đình đã giải thích rõ để em nhận thức về Đảng, Nhà nước, lịch sử dân tộc, thuyết phục Chu Ngọc Quang Vinh nêu rõ vấn đề và nhận thức lại về các nội dung trên.

Sau khi làm việc với lực lượng Công an, nam sinh nhận thức được hành vi của mình là trái với quy định pháp luật, tuy nhiên do hiểu biết còn hạn chế dẫn đến thực hiện hành vi trên.

Trên trang cá nhân của mình, Chu Ngọc Quang Vinh đăng tải một bài viết xin lỗi: “Là một người trẻ lớn lên ở Việt Nam, mình là người rất thích đọc lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc và mong muốn tìm hiểu về nguồn cội của bản thân. Tuy vậy, trong quá trình tìm hiểu, mình đã bị ảnh hưởng bởi những tư liệu không đúng sự thật và mang tính ác ý với Tổ Quốc”.

Cũng theo Chu Ngọc Quang Vinh, những phát ngôn nông cạn vừa qua chỉ xuất phát từ những quan sát và trải nghiệm ít ỏi của bản thân. Quang Vinh nhận lỗi hoàn toàn thuộc về bản thân và mong muốn được mọi người tha thứ.

Như tin đã đưa, ngày 2/9, mạng xã hội chia sẻ rầm rộ bài viết của Chu Ngọc Quang Vinh vì có dòng trạng thái vô ơn với đất nước khi xa rời thực tế, cuộc sống ở quê nhà mà chỉ mơ mộng hão huyền nơi “xứ người”.

Trạng thái đăng trên Story của Quang Vinh với nội dung, nam sinh này chỉ quan tâm đến bản thân, đến lợi ích viển vông ở xứ “thiên đường” là các nước phương Tây xa xôi.

Tiếp đó, nam sinh này khẳng định, bản thân ôn thi Đường lên đỉnh Olympia chỉ để sống ở nước ngoài với mưu cầu lợi ích cá nhân. Việc học lịch sử không phải theo ý muốn của bản thân và được ban tặng nhiều thứ vì thành tích. “Đến lúc giấc mộng chấm dứt, tôi không biết phải làm gì tiếp theo, nhưng nhìn lại, tôi kệ và chỉ tập trung vào tôi”.

Ngay sau khi xuất hiện trên mạng xã hội, bài viết của Quang Vinh đã gây phẫn nộ đối với cư dân mạng.

Quá khungkhiep: Bão chuyển hướng vào Hà Nội đã 7 người thuongvong vì cơn bão số 3 👇

0

Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy phòng chống tiên tai và tìm kiếm cứu nạn Hà Nội, tính đến 7 giờ sáng ngày 7/9, bão số 3 đã gây thiệt hại không nhỏ cho Hà Nội.

Hon 400 cay gay do, 7 nguoi thuong vong, nhieu phuong tien hu hong vi bao so 3 - Hinh anh 1

Cây xanh gãy đổ đã làm hư hỏng một số phương tiện và gây thương vong về người tại Hà Nội

Cụ thể, từ ngày 6 – 7 giờ sáng ngày 7/9, trên địa bàn Hà Nội đã có 7 người bị thương vong do cây đổ. Đặc biệt nghiêm trọng là vụ việc tại phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai cây đổ đã khiến 1 người chết (Lê Thị Tình, sinh năm 1983) và 1 người bị thương (Hoàng Sỹ Long, sinh năm 1992).
Ngoài ra trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đã ghi nhận được 3 người bị thương; quận Hai Bà Trưng có 2 người bị thương. Thiệt hại về tài sản ghi nhận được có 1 xe ô tô 4 chỗ và 1 xe ô tô khách bị hư hỏng do tại quận Hà Đông; 1 xe máy hư hỏng tại quận Hai Bà Trưng, tất cả đều do cây đổ.

Thông tin từ phía Công ty TNHH MTV Cây xanh Hà Nội cho biết, hiện đã có 402 cây đổ, gãy cành do cơn bão số 3. Trong đó có 200 cây đổ, nhiều nhất nằm trên địa bàn thị xã Sơn Tây với 70 cây.

Quận Hai Bà Trưng  thiệt hại 5 cây, Hoàn Kiếm 2 cây, Ba Đình 1 cây, Đống Đa 14 cây, Cầu Giấy 17 cây, Thanh Xuân 16 cây, Long Biên 11 cây, Đại Lộ Thăng Long 14 cây, Hà Đông 3 cây, Hoàng Mai 12 cây, Nam Từ Liêm 5 cây, Bắc Từ Liêm 1 cây, Thanh Trì 21 cây, Ba Vì 3 cây, Đông Anh 5 cây; và 202 cành gãy.

Ngoài ra còn có nhiều thiệt hại khác về cơ sở vật chất như tại huyện Hoài Đức một số cột điện bị gãy đổ, làm mất điện khoảng 2.517 hộ gia đình. Thị xã Sơn Tây có 4 cột điện bị đổ, 3 hộ dân bị tốc mái nhà lợp tôn, 1 chuồng bò bị sập mái. Huyện Thanh Trì gãy đổ 1 cột điện, 252 hộ gia đình mất điện  nhưng sau đó đã được cấp trở lại.

Theo báo cáo của Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, đến 6 giờ ngày 7/9, trên địa bàn TP không có điểm úng ngập. Tuy nhiên lượng mưa đang ngày càng lớn hơn, nguy cơ ngập úng trong nội thành vẫn hiện hữu, đặc biệt là với một số khu vực yếu điểm.

Tại khu vực ngoại thành, đến 7 giờ sáng nay, 2 ha lúa của huyện Thạch Thất đã bị ngập sâu; một số diện tích lúa bị đổ tại Chương Mỹ (16ha), Phú Xuyên (13ha), Thanh Trì (8ha).

Dự báo từ sáng ngày 7/9, các quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Long Biên, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hà Đông, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm và các huyện: Gia Lâm, Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Trì, Thường Tín, Thanh Oai, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Chương Mỹ, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh có gió mạnh cấp 5, cấp 6, sau tăng lên cấp 7, cấp 8, giật cấp 10; thị xã Sơn Tây và các huyện: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Phúc Thọ có gió mạnh cấp 4, cấp 5, sau tăng lên cấp 6, cấp 7, giật cấp 9.

Sáng 7.9, do ảnh hưởng của  bão số 3  (bão Yagi), Hà Nội đã bắt đầu xuất hiện mưa kèm gió mạnh.

s Theo ghi nhận của PV Báo Lao Động, thời điểm 8h ngày 7.9, tại Hà Nội đã xuất hiện mưa kèm gió lớn khi bão số 3 cách bờ biển Quảng Ninh – Hải Phòng khoảng 150km. Ảnh: Hải Danh
 Vào khoảng 8h15 tại khu vực đường Phạm Hùng (Nam Từ Liêm, Hà Nội) mặc dù mới chỉ xuất hiện mưa nhỏ tùy nhiên tại một vài điểm đã bắt đầu có hiện tượng ngập. Ảnh: Hải Danh Một số khu vực tại Hà Nội đã xuất hiện mưa vừa. Ảnh: Hải Danh
Nút giao Mai Dịch - Phạm Văn Đồng vắng vẻ lạ thường giờ cao điểm trước khi bão số 3 chính thức đổ bộ. Ảnh: Hải Danh Nút giao Mai Dịch – Phạm Văn Đồng vắng vẻ lạ thường giờ cao điểm trước khi bão số 3 chính thức đổ bộ. Ảnh: Hải Danh

Tại quận Hoàng Mai, đã xuất hiện mưa kèm gió thổi mạnh. Video: Minh Hà

Gió thổi mạnh khiến cây cối nghiêng ngả tại khu vực quận Cầu Giấy. Ảnh: Việt Anh Gió thổi mạnh khiến cây cối nghiêng ngả tại khu vực quận Cầu Giấy. Ảnh: Việt Anh
Chung cư trên phố Láng Hạ (quận Đống Đa) chèn cửa kính bằng các bao tải cát để tránh ảnh hưởng của bão. Ảnh: Việt Anh Chung cư trên phố Láng Hạ (quận Đống Đa) chèn cửa kính bằng các bao tải cát để tránh ảnh hưởng của bão. Ảnh: Việt Anh
Một cửa hàng trên phố Thái Hà (quận Đống Đa) đã phải chặn nhiều bao cát trước lối xuống hầm gửi xe, đề phòng mưa lớn gây ngập. Ảnh: Việt Anh Một cửa hàng trên phố Thái Hà (quận Đống Đa) đã phải chặn nhiều bao cát trước lối xuống hầm gửi xe, đề phòng mưa lớn gây ngập. Ảnh: Việt Anh
Một hộ dân ở phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai) đã đặt các bao cát lên mái nhà đảm bảo an toàn trước bão số 3 Yagi. Ảnh: Minh Hà Một hộ dân ở phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai) đặt các bao cát lên mái nhà để tránh mái tôn bị cuốn bay khi bão số 3 Yagi quét qua. Ảnh: Minh Hà
Nhiều cửa hàng đóng cửa trước thông tin bão số 3 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Thủ đô Hà Nội. Ảnh: Việt Anh Nhiều cửa hàng đóng cửa trước thông tin bão số 3 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Thủ đô Hà Nội. Ảnh: Việt Anh
Các hàng quán ở phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm) cũng đóng cửa để tránh bão. Ảnh: Thùy Linh Các hàng quán ở phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm) cũng đóng cửa để tránh bão. Ảnh: Thùy Linh

 

Mưa kèm gió thổi mạnh thời điểm 9h sáng tại đường Tân Xuân (phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm). Video: Thùy Linh

Hàng loạt cửa hàng trên phố Kim Ngưu (quận Hai Bà Trưng) đóng cửa im lìm. Ảnh: Hạnh Thơm Hàng loạt cửa hàng trên phố Kim Ngưu (quận Hai Bà Trưng) đóng cửa im lìm, đường phố vắng người qua lại. Ảnh: Hạnh Thơm
Chung cư Ecohome 3 (quận Bắc Từ Liêm) chuẩn bị sẵn các bao tải cát che chắn khi xảy ra ngập lụt. Ảnh: Thùy Linh Chung cư Ecohome 3 (quận Bắc Từ Liêm) chuẩn bị sẵn các bao tải cát để che chắn đề phòng khi xảy ra ngập lụt. Ảnh: Thùy Linh
Một cây xanh gãy đổ vào sáng 7.9 trên đường Tân Mai (quận Hoàng Mai, Hà Nội). Ảnh: Hạnh Thơm Một cây xanh gãy đổ vào sáng 7.9 trên đường Tân Mai (quận Hoàng Mai, Hà Nội). Ảnh: Hạnh Thơm
Khu vực đường Phạm Hùng giao Dương Đình Nghệ đã xảy ra ngập nhẹ. Ảnh: Tuấn Anh Khu vực đường Phạm Hùng giao Dương Đình Nghệ đã xảy ra ngập nhẹ. Ảnh: Tuấn Anh
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của bảo số 3, ngày 7.9, Thủ đô Hà Nội nhiều mây, có mưa to đến rất to. Gió Bắc đến Tây Bắc cấp 6-8, giật cấp 9-11. Nhiệt độ thấp nhất 24-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất 26-28 độ C. Ảnh: Hải Danh Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của bão số 3, ngày 7.9, Thủ đô Hà Nội nhiều mây, có mưa to đến rất to. Gió Bắc đến Tây Bắc cấp 6-8, giật cấp 9-11. Nhiệt

TIN X/Ấ/U: Bão số 3 (Yagi) đổi hướng Nam, đi thẳng vào Hải Phòng – Hà Nội, chiều nay HN có thể có gió giật cấp 10

0

Cập nhật đến 10 giờ 30 từ các cơ quan khí tượng quốc tế, tâm bão số 3 (Yagi) đang có dấu hiệu lệch Nam, có thể lướt qua khu vực đảo Cát Bà vào Hải Phòng và ảnh hưởng trực tiếp tới Hà Nội.

IMG_2492.jpegTâm bão đang áp sát đất liền (cập nhật vào lúc 10 giờ 30 phút ngày 7-9)
Cập nhật tại Hải Phòng vào hồi 10 giờ 40 phút, gió rít mạnh hơn, cây cối nghiêng ngả… nhưng vẫn đang là gió Tây. Theo các chuyên gia khí tượng, điều này cho thấy, tâm bão chưa vào đất liền.
IMG_2457.jpegBiển Đồ Sơn ở Hải Phòng cuộn sóng trước khi bão vào. Ảnh: VĂN PHÚC
Trao đổi với báo chí vào hồi 9 giờ sáng 7-9, ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng – thủy văn quốc gia, cho biết, bão vẫn duy trì sức gió cấp 14 khi đang trên đường tiến vào đất liền Bắc bộ.

Còn theo ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng – thủy văn quốc gia, bão số 3 đang tiến sát vào khu vực giữa Hải Phòng và Quảng Ninh. Tính đến 10 giờ 20 phút ngày 7-9-2024, gió mạnh đã được ghi nhận tại một số địa phương như: Cô Tô (Quảng Ninh) đạt cấp 12, giật cấp 15; Cửa Ông (Quảng Ninh) cấp 12, giật cấp 14; TP Hải Phòng cấp 7, giật cấp 9; Thái Bình cấp 7, giật cấp 10 và TP Hải Dương cấp 6, giật cấp 8.

Ông Nguyễn Văn Hưởng dự báo từ trưa đến chiều nay, tâm bão vào bờ, có thể gây gió mạnh cấp 10-12 tại khu vực Quảng Ninh, Thái Bình và Nam Định, ảnh hưởng sâu hơn đến các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang

Tại Hà Nội, từ chiều và tối nay, bão có thể gây gió giật cấp 6 đến cấp 10, kèm theo mưa lớn với lượng mưa từ 150mm đến 350mm.
IMG_2478.jpegCây đổ trong mưa bão tại TP Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) sáng 7-9. Ảnh: Báo Quảng Ninh

“Người dân hạn chế ra đường, đề phòng rủi ro do dông lốc và mưa lớn gây ra; gió mạnh có thể làm gãy đổ cây cối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng và sức khỏe của người dân” ông Hưởng cảnh báo.

IMG_2421.jpegCây đổ đè bẹp nhiều xe ô tô tại Hà Nội trong cơn dông lốc chiều 6-9. Ảnh: MXH
Mưa lớn có thể gây ra ngập úng ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội…

Tin buồn: Đã có 7 người thư/ơ/ng v/o/ng do siêu bão Yagi gây ra, bão đang quần thảo vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng, Cô Tô, Bạch Long Vĩ hiện tại…

0

Cơn giông lốc do hoàn lưu trước cơn bão xảy ra tại Hà Nội đã làm 1 người chết, 6 người bị thương; 229 cây xanh bị gãy, đổ và 1 xe máy, 2 ô tô bị hư hỏng.

Theo báo cáo nhanh sáng nay (7/9) của Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống thiên tai, hồi 07 giờ ngày 07/9, vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc; 108,2 độ Kinh Đông, trên vùng biển vịnh Bắc Bộ; cách Móng Cái (Quảng Ninh) cách khoảng 180km về phía Đông Nam, Quảng Ninh-Thái Bình khoảng 150km về phía Đông Đông Nam, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14, giật cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 15-20km/h.

Dự báo đến 19h/07/9: vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,0 độ Vĩ Bắc, 106,1 độ Kinh Đông trên đất liền phía Đông Bắc Bộ, di chuyển hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 15-20km/h, sức gió cấp 9-10, giật cấp 12; vùng nguy hiểm phía Bắc vĩ tuyến 18,5N, phía Tây kinh tuyến 111,0E. RRTT cấp 4: khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ, vùng biển ven bờ và đất liền Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình; RRTT cấp 3: khu vực Nam vịnh Bắc Bộ, vùng biển ven bờ và đất liền Nam Định, Ninh Bình và Thanh Hoá.

Vùng biển vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô) có gió mạnh cấp 9-11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12-14, giật cấp 17; biển động dữ dội; vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá có gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão cấp 10-12, giật cấp 14; khu vực sâu trong đất liền phía Đông Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-8, giật cấp 9-11 (thời điểm gió mạnh nhất trong khoảng từ sáng đến chiều tối ngày 07/9)


Bão số 3 đang áp sát đất liền khu vực Đông Bắc bộ với cường độ cấp 14

Từ ngày 07/9 đến sáng 09/9, ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hoá xảy ra một đợt mưa lớn diện rộng với tổng lượng mưa phổ biến từ 100-350mm, có nơi trên 500mm (mưa lớn nhất ở phía Đông Bắc Bộ tập trung trong ngày và đêm 07/9; phía Tây Bắc Bộ từ tối ngày 07/9 đến đêm 08/9).

Mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.

Trong 3 ngày (từ 19h ngày 03/9 đến 19h ngày 06/9), các khu vực trên cả nước có mưa, tổng lượng mưa phổ biến từ 70-120mm; một số trạm có tổng lượng mưa lớn hơn như: Ba Điền (Quảng Ngãi) 150mm; Ia Nan 1 (Gia Lai) 199mm; Kiến Đức (Đắk Nông) 153mm; Bảo Lộc (Lâm Đồng) 149mm.

Từ ngày 07-10/9, trên các sông ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có khả năng xuất hiện 01 đợt lũ, với biên độ lũ lên trên các sông từ 2-6m. Trong đợt lũ này, đỉnh lũ trên các sông nhỏ tại các tỉnh miền núi phía Bắc, đặc biệt tại các tỉnh Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn và Hòa Bình có khả năng lên mức BĐ2- BĐ3; đỉnh lũ trên sông Thao, thượng lưu sông Lô, sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Hoàng Long lên mức BĐ1-BĐ2; sông Bưởi, thượng nguồn sông Mã (Thanh Hóa) lên trên mức BĐ1; mực nước hạ lưu sông Hồng-Thái Bình ở dưới mức BĐ1.

Bão số 3 đã áp sát huyện đảo Cô Tô của tỉnh Quảng Ninh


Gió đã bắt đầu mạnh lên tại các huyện ven biển của tỉnh Quảng Ninh và gây ra những thiệt hại đầu tiên

 

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ: Cấp 1.

Mực nước các sông khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên biến đổi chậm, dao động theo điều tiết hồ chứa và thủy triều.

Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long tiếp tục lên theo triều. Đến ngày 10/9, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 2,25m, tại Châu Đốc ở mức 2,25m.

Theo báo cáo của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, tính đến 6h30 ngày 07/9, đã kiểm đếm, hướng dẫn cho 51.319 tàu cá/219.913 người; toàn bộ tàu thuyền đã vào nơi tránh trú.

Lực lượng chức năng TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh di dời dân sống ven đồi có nguy cơ bị sạt lở về nhà văn hóa 2h sáng 7/9

Các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh – Nghệ An và Quảng Bình đã ban hành lệnh cấm biển.

Hiện vẫn còn 193 khách du lịch ở lại trên đảo và lưu trú tại nơi an toàn (Quảng Ninh 12 người, Hải Phòng 181 người).

Các địa phương đã sơ tán 48.160 người trên lồng bè, chòi canh nuôi thuỷ sản, trong các nhà yếu đến nơi an toàn (Quảng Ninh: 3.460 người; Hải Phòng: 18.762 người; Thái Bình: 21.510 người; Nam Định: 1.734 người; Ninh Bình: 2.685 người).

Theo Báo cáo nhanh của Văn phòng thường trực BCH PCTT&TKCN thành phố Hà Nội, mưa dông, lốc chiều ngày 06/9/2024 đã làm 01 người chết (bà Lê Thị Tình, SN 1983, HKTT tại xã Hải Vân, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hoá), 06 người bị thương; 229 cây xanh bị gãy, đổ và 01 xe máy, 02 ô tô bị hư hỏng.

Lực lượng Công an TP Hà Nội tập trung khắc phục hậu quả cơn giông lốc chiều 6/9

Sau khi thiên tai xảy ra, chính quyền địa phương đã thăm hỏi gia đình người bị nạn, huy động lực lượng khắc phục hậu quả.

Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống thiên tai yêu cầu các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện nghiêm túc các Công điện của Thủ tướng Chính phủ, theo dõi sát diễn biến của bão.

Đảo Bạch Long Vĩ có gió mạnh cấp 11 từ sáng 7/9

Do ảnh hưởng của bão số 3, ngay từ sáng 7/9/2024 tại đảo Bạch Long Vĩ có gió mạnh cấp 11, giật cấp 13 kèm theo mưa lớn.

Chú thích ảnhGió lớn kèm theo mưa ngay từ sáng 7/9 tại khu vực Bạch Long Vĩ. Ảnh: TTXVN
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh

 

 

Chú thích ảnh

KHẨN CẤP: Bão YAGI đổi hướng đột ngột tiến thẳng vào Hà Nội với sức gió khủng khiếp nhất 30 năm qua, đã có người phải đi sơ tán

0

Sáng nay (7/9), ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng dự báo thời tiết, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia tiếp tục đưa ra dự báo, cảnh báo về cơn bão số 3 Yagi đang áp sát các tỉnh, thành miền Bắc.

Cụ thể, bão số 3 hiện vẫn ở cấp 14 (khoảng 8h sáng). Khoảng cách từ tâm bão đến khu vực đất liền các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình còn khoảng 130km về phía Đông.

“Trong thời gian tới, bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc và khoảng chiều nay (7/9) bão số 3 Yagi có khả năng đi vào đất liền. Lúc này, bão sẽ gây ra gió mạnh cấp 10, 11, 12 ở khu vực Quảng Ninh, Thái Bình và Nam Định, gió mạnh cấp 8, cấp 10 ở khu vực Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa… cũng như các tỉnh sâu trong đất liền như Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang”, ông Hưởng thông tin.bao so 3 thach thao.jpg

9h sáng 7/9, lực lượng chức năng phường Hồng Hà, TP Hạ Long, Quảng Ninh có mặt tại điểm neo đậu tàu thuyền, liên tục đọc loa gọi bà con về nhà tránh bão. Ảnh: Thạch Thảo
Đồng thời, ông Hưởng nhấn mạnh, bão số 3 sẽ gây ra đợt mưa rất lớn ở khu vực Bắc Bộ. Thời gian mưa lớn ở khu vực Đông Bắc Bộ tập trung vào ngày và đêm nay; chiều và đêm nay mưa lớn mở rộng sang khu vực phía Tây Bắc Bộ. Đợt mưa này sẽ kéo dài đến khoảng ngày 9/9. Tổng lượng mưa dự báo khoảng 150-350mm có nơi trên 500mm.

Khu vực Bắc Bộ có khả năng xảy ra đợt lũ. Ngoài ra, các tỉnh vùng núi trung du Bắc Bộ và Thanh Hóa, Nghệ An có khả năng xảy ra một đợt lũ quét diện rộng.

Hà Nội mưa lớn đến 350mm

Ông Hưởng lưu ý, bão số 3 là cơn bão rất mạnh, hoàn lưu rộng. Mặc dù không chịu ảnh hưởng trực tiếp, nhưng do tác động của hoàn lưu bão, từ chiều và tối nay Hà Nội khả năng có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9-10.

“Cùng với gió mạnh, Hà Nội khả năng xảy ra một đợt mưa lớn, với lượng mưa dự báo khoảng 150-350mm”, ông Hưởng nhấn mạnh.

giong loc 2 2581 751.jpgCây đổ trong cơn mưa giông chiều 6/9 tại Hà Nội khiến 2 người thương vong. Lực lượng chức năng tiếp cận hiện trường. Ảnh: Tiến Dũng
Theo ông Hưởng, với gió mạnh ở Hà Nội sẽ tác động rất lớn đến cuộc sống của người dân. Gió mạnh, gió giật có khả năng làm gãy đổ cây, như cơn giông lốc vào chiều qua (6/9) là một minh chứng. Vì vậy, người dân lưu ý, trong chiều và tối nay hạn chế ra đường và tốt nhất không nên ra khỏi nhà. Về mưa lớn, có khả năng gây ra tình trạng ngập úng, người dân cần có phương án xử lý phòng tránh ngập úng vào chiều và đêm nay.