Khi tham gia giao thông bạn sẽ không khó bắt gặp vạch xương cá. Nhiều người không biết được vạch đường này có ý nghĩa gì và đè phải vậy có bị phạt không?Khi tham gia giao thông bạn sẽ không khó bắt gặp vạch xương cá. Tuy nhiên, nhiều người không biết được vạch đường này có ý nghĩa gì và đè phải. Đây là lỗi tương đối phổ biến khi tham gia giao thông. Vậy mức phạt lỗi giao thông này cụ thể như thế nào?
Vạch xương cá là gì và mức phạt khi đè vạch xương cá?
Vạch xương cá là cách gọi nôm na, dân giã của người dân khi tham gia giao thông, dùng để nhận dạng loại vạch kẻ đường có các vạch kẻ giống như hình xương con cá. Trong thực tế, theo quy định của Luật Giao thông đường bộ thì “vạch xương cá” chính thức có tên gọi là vạch kênh hóa.Vạch kênh hóa có ý nghĩa quan trọng, dùng để giới hạn phần mặt đường không sử dụng cho xe chạy và để chia các dòng giao thông trên đường. Cho nên khi các lái xe trên đường gặp các vạch kẻ đường như vậy phải tuân thủ theo tuyến đường quy định, không được lấn vạch hoặc cắt qua vạch, trừ những trường hợp khẩn cấp theo quy định Luật Giao thông đường bộ.
Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ thì “vạch xương cá” chính thức có tên gọi là vạch kênh hóa.
Theo QCVN 41: 2019/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ thì có nhiều loại vạch xương cá, tùy theo tiêu chí hình dạng hay việc đặt ở các vị trí khác nhau. Chẳng hạn, thì có dạng vạch xương cá hình chữ V. Loại vạch này được cấu tạo bởi các đường vạch đơn liền nét, màu trắng, đặt trong ô hình chữ V. Hay còn có loại vạch xương cá hình vành khuyên, đặt ở ở trung tâm ngã tư giao nhau để chỉ thị cho các phương tiện phải đi vòng qua phạm vi kẻ vạch theo chiều ngược chiều kim đồng hồ.
Theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (gọi tắt là Nghị định 100), các trường hợp không thuộc trường hợp khẩn cấp mà lái xe lấn vạch kênh hóa (vạch xương cá) sẽ bị xử phạt. Cụ thể:
+ Điều 5 của Nghị định 100 quy định người điều khiển ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô không chấp hành chỉ dẫn vạch kẻ đường, trong đó có vạch xương cá, sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.
+ Điều 6 của Nghị định này quy định người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, kể cả xe máy điện, các loại xe tương tự xe mô tô và xe gắn máy nếu không chấp hành chỉ dẫn vạch kẻ đường thì sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Mức phạt lỗi đè vạch mới nhất năm 2024
Người điều khiển phương tiện vi phạm lỗi đè vạch sẽ bị xử phạt theo lỗi “Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường”
Trong trường hợp người điều khiển phương tiện vi phạm lỗi đè vạch sẽ bị xử phạt theo lỗi “Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường” tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
– Lỗi đè vạch liền đường hai chiều
Khoản 1, Điều 5, Chương II, Nghị định 100/2019/NĐ-CP ban hành ngày 30/12/2019 đã quy định rõ về mức xử phạt lỗi đè vạch liền đường hai chiều đối với xe máy và ô tô là 200.000 – 400.000 đồng.
– Lỗi đè vạch liền trên cầu
Khoản 2, Điều 5, Chương II, Nghị định 100/2019/NĐ-CP ban hành ngày 30/12/2019 đã quy định rõ về mức xử phạt lỗi đè vạch liền trên cầu như sau:
+ Đối với xe máy: 100.000 – 200.000 đồng.
+ Đối với xe ô tô: 200.000 – 400.000 đồng.
– Lỗi đè vạch xương cá
+ Đối với xe máy chuyên dùng, máy kéo: Phạt từ 100.000 – 200.000 đồng (quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 7, Chương 2, Nghị định 100/2019/NĐ-CP, ban hành ngày 30/12/2019).
+ Đối với xe đạp, xe đạp máy (gồm xe đạp điện): Phạt từ 80.000 đồng – 100.000 đồng (quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 8, Chương 2, Nghị định 100/2019/NĐ-CP, ban hành ngày 30/12/2019).
+ Đối với ô tô: Phạt tiền từ 200.000 đồng – 400.000 đồng (quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 5, Chương 2, Nghị định 100/2019/NĐ-CP, ban hành ngày 30/12/2019).
– Lỗi đè vạch khi dừng đèn đỏ
Quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 5 và điểm a, khoản 1, Điều 7, Chương II, Nghị định 100/2019/NĐ-CP ban hành ngày 30/12/2019 về mức phạt lỗi đè vạch kẻ đường khi dừng đèn đỏ được quy định như sau:
+ Đối với ô tô: 200.000 – 400.000 đồng.
+ Đối với xe mô-tô, xe gắn máy: 100.000 – 200.000 đồng.