Home Blog Page 6

Làm thế nào để nhận thưởng tới 5 triệu đồng khi báo cáo h::ành vi vi ph:ạm giao thông? Nhiều người vẫn nghĩ không lấy được đâu ….

0

Từ ngày 1/1/2025, cá nhân hoặc tổ chức cung cấp thông tin, hình ảnh, video về các hành vi vi phạm giao thông có thể được nhận mức thưởng lên đến 5 triệu đồng. Quy định này được đưa ra theo Nghị định 176/2024/NĐ-CP.

1. Chi tiết về mức thưởng và cách thức nhận

Theo Nghị định 176/2024/NĐ-CP, mức chi hỗ trợ cho người cung cấp thông tin vi phạm giao thông sẽ không quá 10% số tiền xử phạt vi phạm hành chính trong vụ việc đó, và tối đa không quá 5.000.000 đồng cho mỗi vụ việc. Điều này không chỉ là động viên về mặt tài chính mà còn thể hiện sự ghi nhận của pháp luật đối với sự đóng góp của người dân trong việc đảm bảo an toàn giao thông.

2. Cách thức gửi thông tin vi phạm

Để gửi các bằng chứng vi phạm giao thông, người dân có thể lựa chọn một trong các hình thức sau:

Ứng dụng VNeTraffic: Đây là một kênh tiện lợi và nhanh chóng để gửi các phản ánh về vi phạm giao thông. Các bước thực hiện cụ thể như sau:

cung cấp thông tin, hình ảnh, video về các hành vi vi phạm giao thông, tiền thưởng

Cách nhận thưởng khi báo cáo hành vi vi phạm giao thông? (Ảnh minh hoạ)

Bước 1: Mở ứng dụng VNeTraffic, chọn mục “Tạo phản ánh” trên trang chủ hoặc nhấn vào nút “+”.

Bước 2: Điền đầy đủ thông tin liên quan đến vụ việc vào form, các trường có dấu “*” là bắt buộc. Sau đó, nhấn “Gửi phản ánh” để hoàn tất.

Các hình thức khác: Ngoài ứng dụng VNeTraffic, người dân có thể cung cấp thông tin vi phạm giao thông bằng nhiều cách khác nhau theo quy định tại Nghị định 135/2021/NĐ-CP:

– Đến trực tiếp trụ sở: Đến trực tiếp các trụ sở của đơn vị Cảnh sát giao thông nơi xảy ra vi phạm để cung cấp clip.

– Gửi qua kênh điện tử: Gửi clip vi phạm thông qua email, các cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử hoặc số điện thoại đường dây nóng của Cảnh sát giao thông.

– Gửi qua đường bưu điện: Gửi clip vi phạm qua đường bưu điện.

– Phần mềm chia sẻ dữ liệu: Gửi clip vi phạm qua các phần mềm kết nối và chia sẻ dữ liệu.

3. Lưu ý quan trọng khi cung cấp thông tin

Khi gửi thông tin vi phạm, người dân cần lưu ý những điều sau:

cung cấp thông tin, hình ảnh, video về các hành vi vi phạm giao thông, tiền thưởng

(Ảnh minh hoạ)

– Thông tin cá nhân: Cần cung cấp đầy đủ họ tên, địa chỉ, phương thức liên lạc để cơ quan chức năng có thể liên hệ khi cần thiết.

– Hợp tác: Sẵn sàng hợp tác với Cảnh sát giao thông khi được yêu cầu.

– Tính xác thực: Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực và tính toàn vẹn của bằng chứng cung cấp.

– Bảo mật thông tin: Đơn vị Cảnh sát giao thông tiếp nhận thông tin có trách nhiệm bảo mật tuyệt đối thông tin cá nhân của người cung cấp.

Quy định mới này không chỉ là một giải pháp để nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông mà còn là một bước tiến trong việc huy động sự tham gia của cộng đồng vào công tác đảm bảo an toàn giao thông.

Thu Hà (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)

Từ nay: Không tuân thủ vạch kẻ đường hình con thoi bị phạt bao nhiêu tiền…

0

Vạch kẻ đường hình con thoi mang y nghĩa gì? Không tuân thủ vạch kẻ đường hình con thoi bị phạt bao nhiêu tiền? Đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ bao gồm?

Vạch kẻ đường hình con thoi mang y nghĩa gì?

Theo quy định tại Quy chuẩn QCVN 41:2024/BGTVT, vạch kẻ đường hình con thoi là vạch chỉ dẫn sắp đến chỗ có bố trí vạch đi bộ qua đường, ký hiệu là vạch 7.6.

Có thể hiểu, vạch kẻ đường hình thoi giúp cảnh báo người tham gia giao thông về việc sắp đến đoạn đường được bố trí vạch đi bộ qua đường. Các bác tài cần chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường để tránh gây tai nạn đáng tiếc.

Vạch 7.6 được sơn màu trắng, có dạng hình thoi với độ dài hai đường chéo lần lượt là 2,5m và 1m. Các hình thoi vẽ cách nhau từ 10 – 20m đảm bảo đủ để tài xế có thể chú ý quan sát.

Các vạch này được bố trí cách vạch đi bộ qua đường từ 30 – 50m, đủ xa để tài xế có thể giảm tốc độ và thực hiện nhường đường cho người đi bộ qua đường.

Do đó, khi thấy vạch kẻ đường hình con thoi, người tham gia giao thông phải tuân thủ chỉ dẫn của loại biển này. Cụ thể theo Quy chuẩn QCVN 41:2024/BGTVT như sau:
Vạch 7.6: Vạch chỉ dẫn sắp đến chỗ có bố trí vạch đi bộ qua đường
Ý nghĩa sử dụng: Vạch 7.6 sử dụng để báo hiệu sắp đến chỗ có bố trí vạch đi bộ qua đường; đặc biệt đối với các chỗ bố trí vạch đi bộ qua đường ở giữa đoạn đường nối hai nút để cảnh báo người lái xe phải nhường đường cho người đi bộ qua đường.
Như vậy, ý nghĩa của vạch kẻ đường hình con thoi tức vạch 7.6 sử dụng để báo hiệu sắp đến chỗ có bố trí vạch đi bộ qua đường; đặc biệt đối với các chỗ bố trí vạch đi bộ qua đường ở giữa đoạn đường nối hai nút để cảnh báo người lái xe phải nhường đường cho người đi bộ qua đường.

Không tuân thủ vạch kẻ đường hình con thoi bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ Nghị định 168/2024/NĐ-CP, không tuân thủ vạch kẻ đường hình con thoi, người tham gia giao thông sẽ bị phạt về lỗi không chấp các chỉ dẫn của vạch kẻ đường với mức phạt như sau:

(1) Đối với xe ô tô xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô

Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe không chấp vạch kẻ đường (điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP)

(2) Đối với xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy

Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe không chấp hành vạch kẻ đường (điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP)

(3) Đối với xe máy chuyên dùng

Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe không chấp hành vạch kẻ đường (điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 168/2024/NĐ-CP)

(4) Đối với xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe không chấp hành vạch kẻ đường (điểm c khoản 1 Điều 9 Nghị định 168/2024/NĐ-CP)

Vạch kẻ đường hình con thoi mang y nghĩa gì? Không tuân thủ vạch kẻ đường hình con thoi bị phạt bao nhiêu tiền?

Vạch kẻ đường hình con thoi mang y nghĩa gì? Không tuân thủ vạch kẻ đường hình con thoi bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)

Đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ bao gồm?

Tại Điều 2 Nghị định 90/2023/NĐ-CP có quy định về đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ như sau:

(1) Đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ là các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đã đăng ký (có giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe), kiểm định để lưu hành (được cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường), bao gồm: Xe ô tô, xe đầu kéo và các loại xe tương tự (sau đây gọi chung là ô tô).

(2) Tuy nhiên xe ô tô quy định tại (1) không chịu phí sử dụng đường bộ trong các trường hợp sau:

– Bị hủy hoại do tai nạn hoặc thiên tai.

– Bị tịch thu hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe.

– Bị tai nạn đến mức không thể tiếp tục lưu hành phải sửa chữa từ 30 ngày trở lên.

– Xe kinh doanh vận tải thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã kinh doanh vận tải (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) tạm dừng lưu hành liên tục từ 30 ngày trở lên.

– Xe của doanh nghiệp không tham gia giao thông, không sử dụng đường thuộc hệ thống giao thông đường bộ (chỉ được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và không cấp Tem kiểm định theo quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của Bộ Giao thông vận tải) hoặc xe đang tham gia giao thông, sử dụng đường thuộc hệ thống giao thông đường bộ (đã được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và cấp Tem kiểm định theo quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của Bộ Giao thông vận tải) chuyển sang không tham gia giao thông, không sử dụng đường thuộc hệ thống giao thông, chỉ sử dụng trong phạm vi:

+ Trung tâm sát hạch lái xe; nhà ga; cảng;

+ Khu khai thác khoáng sản; khu nuôi trồng, sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản;

+ Công trường xây dựng (giao thông, thủy lợi, năng lượng).

– Xe đăng ký, đăng kiểm tại Việt Nam nhưng hoạt động tại nước ngoài liên tục từ 30 ngày trở lên.

– Xe bị mất trộm trong thời gian từ 30 ngày trở lên.

(3) Các trường hợp nêu tại (2) Điều này không chịu phí sử dụng đường bộ nếu có đủ hồ sơ đáp ứng các quy định tại Điều 8 Nghị định 90/2023/NĐ-CP. Trường hợp xe ô tô đó đã được nộp phí sử dụng đường bộ, chủ phương tiện sẽ được trả lại số phí đã nộp hoặc được trừ vào số phí phải nộp của kỳ sau tương ứng với thời gian không sử dụng đường bộ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 90/2023/NĐ-CP.

(4) Không áp dụng (2) đối với xe ô tô của lực lượng quốc phòng, công an.

(5) Chưa thu phí sử dụng đường bộ đối với xe ô tô mang biển số nước ngoài (bao gồm cả trường hợp xe được cấp giấy chứng nhận đăng ký và biển số tạm thời) được cơ quan có thẩm quyền cho phép tạm nhập, tái xuất có thời hạn theo quy định của pháp luật.

Tuyệt vời: Xe không giấy tờ được phép sang tên chính chủ từ 1/2025: Thủ tục nhanh chóng ai cũng làm được lại không mất tiền …

0

xe không giấy tờ được phép sang tên chính chủ. Thực ra đây là điểm mới trong Thông tư 58/2020 quy định về quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của Bộ Công an có hiệu lực thi hành từ 1.8.2020.

Theo đó, người đang sử dụng xe không có giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe muốn sang tên chính chủ thì cơ quan quản lý hồ sơ xe cấp giấy hẹn có giá trị được sử dụng xe trong thời gian 30 ngày; gửi thông báo cho người đứng tên trong đăng ký xe, niêm yết công khai trên trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông và tại trụ sở cơ quan; tra cứu tàng thư xe mất cắp và dữ liệu đăng ký xe ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ sang tên.

Thời hạn giải quyết xe không còn giấy tờ sang tên chính chủ là 30 ngày

Ảnh: Ngọc Dương

Sau 30 ngày nếu không tranh chấp, khiếu kiện, cơ quan quản lý hồ sơ xe phải giải quyết đăng ký, cấp biển số (đối với ô tô sang tên trong cùng tỉnh và mô tô cùng điểm đăng ký xe) hoặc cấp Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe cho người đang sử dụng xe để làm thủ tục đăng ký, cấp biển số tại nơi cư trú

Nhận xét về điều này, lãnh đạo một Đội CSGT ở TP.HCM cho biết, đây là điểm mới rất có lợi cho người dân. Thực tế, công tác xử lý vi phạm, các đội CSGT ghi nhận nhiều trường hợp người dân nói là xe cũ, xe mua lại nhưng bị mất hết giấy tờ mua bán, cà vẹt xe. Nhiều trường hợp người dân không còn giấy tờ gì để chứng minh đó là xe của mình nên khi vi phạm Luật Giao thông đường bộ sẽ bị tịch thu xe.

“Người dân hay nghĩ, mất giấy tờ thì để vậy chạy cũng được. Nhưng khi gặp sự vụ mới biết, không có giấy tờ thì không thể nhận lại xe. Đây cũng là lý do khiến nhiều bãi xe vi phạm trong tình trạng quá tải. Thông tư này sẽ tháo gỡ khó khăn việc sang tên, mua bán xe qua nhiều chủ”, vị lãnh đạo đội CSGT nhận xét.

Hồ sơ sang tên chính chủ

Điều 19 của Thông tư quy định về Giải quyết đăng ký sang tên xe đối với trường hợp xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người như sau:

Về thủ tục, hồ sơ sang tên: Người đang sử dụng xe đến cơ quan quản lý hồ sơ đăng ký xe để làm thủ tục sang tên, xuất trình giấy tờ theo quy định, ghi rõ quá trình mua bán, giao nhận xe hợp pháp, cam kết về nguồn gốc xuất xứ của xe và nộp giấy tờ sau:
– Giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe theo quy định.

– Giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe của người bán cuối cùng (nếu có).

Nhiều người vi phạm phải bỏ luôn xe vì không có giấy tờ gì liên quan đến xe

Ảnh: Độc Lập

Về thủ tục, hồ sơ đăng ký sang tên: người đang sử dụng xe liên hệ với cơ quan đăng ký xe nơi cư trú: xuất trình giấy tờ theo quy định và nộp giấy tờ sau:
–  Giấy khai đăng ký xe (theo mẫu số 01);
– Chứng từ lệ phí trước bạ theo quy định;
– Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe (đối với trường hợp khác tỉnh và mô tô khác điểm đăng ký xe).
Trường hợp người đang sử dụng xe có giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe của người bán cuối cùng: Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý hồ sơ xe giải quyết đăng ký, cấp biển số (đối với ô tô sang tên trong cùng tỉnh và mô tô cùng điểm đăng ký xe) hoặc cấp Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe cho người đang sử dụng xe để làm thủ tục đăng ký, cấp biển số tại nơi cư trú.
Điều 19 của Thông tư này cũng quy định, người đang sử dụng xe phải trực tiếp đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục sang tên; kê khai cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về nguồn gốc xuất xứ của xe, quá trình mua bán, giao nhận xe; khai và nộp lệ phí trước bạ theo quy định của pháp luật.
Để việc sang tên chính chủ được đảm bảo đúng đối tượng, các đơn vị quản lý cơ sở dữ liệu xe mất cắp, xe vật chứng ngay sau khi tiếp nhận văn bản của cơ quan đăng ký xe đề nghị xác minh, đơn vị quản lý cơ sở dữ liệu xe mất cắp, xe vật chứng trả lời bằng văn bản cho cơ quan đăng ký xe.

Hạn cuối để đăng ký sang tên chính chủ với những xe thiếu hoặc không có giấy tờ chuyển nhượng là ngày 31.12.2021. Sau thời gian này, người dân không có giấy tờ xe sẽ không thể chuyển nhượng, sang tên.

Sau năm 1975, cả gia đình tôi từ Pleiku trở về quê mẹ Quảng Ngãi . Đó là những năm tháng cực kỳ khó khăn. Ruộng đã vào hợp tác . Đi làm công điểm thì nhiều nhưng cuối vụ lúa được chia rất ít. Mẹ chưa quen ruộng đồng, làm theo với người ta sức yếu nên thường đau ốm luôn. Bà từ nhỏ đi học rồi làm công chức nên cũng không biết ruộng mạ là gì. Nhà có cả thảy tám miệng ăn. Bữa đói, bữa no. Những đêm mùa đông lạnh rét dài, cái đói giày vò không ngủ được. Để chống đói chị tôi “sáng kiến” món ” nem rau muống” : một cái bánh tráng sống nhúng nước rồi cắt làm bốn, gói được bốn cái “nem rau muống”, chấm với mắm cái. Nhìn chị em tôi xúm xít quanh rổ rau muống, ba tôi im lặng, mắt nhìn nơi khác… Một hôm ba nói với mẹ: ” Chắc là anh phải kiếm một nghề gì đó làm thêm”. Nói là làm, dồn chút vốn liếng còn lại, vay mượn thêm một ít, ba tôi sắm chiếc xe đạp thồ…Đọc tiếp tại bình luận

0
Sau năm 1975, cả gia đình tôi từ Pleiku trở về quê mẹ Quảng Ngãi . Đó là những năm tháng cực kỳ khó khăn. Ruộng đã vào hợp tác . Đi làm công điểm thì nhiều nhưng cuối vụ lúa được chia rất ít. Mẹ chưa quen ruộng đồng, làm theo với người ta sức yếu nên thường đau ốm luôn. Bà từ nhỏ đi học rồi làm công chức nên cũng không biết ruộng mạ là gì.

Nhà có cả thảy tám miệng ăn. Bữa đói, bữa no. Những đêm mùa đông lạnh rét dài, cái đói giày vò không ngủ được. Để chống đói chị tôi “sáng kiến” món ” nem rau muống” : một cái bánh tráng sống nhúng nước rồi cắt làm bốn, gói được bốn cái “nem rau muống”, chấm với mắm cái. Nhìn chị em tôi xúm xít quanh rổ rau muống, ba tôi im lặng, mắt nhìn nơi khác…

Một hôm ba nói với mẹ: ” Chắc là anh phải kiếm một nghề gì đó làm thêm”. Nói là làm, dồn chút vốn liếng còn lại, vay mượn thêm một ít, ba tôi sắm chiếc xe đạp thồ.

Ngày đầu lạ nước lạ cái chưa quen khách hàng, bến bãi, ba đạp xe đi lơ ngơ suốt ngày vẫn không có khách. Không nản lòng, hôm sau, rồi hôm sau nữa, từ sáng sớm ba đã dắt xe ra đường đến tối mịt mới về nhà. Từ ấy, ba làm nghề xe đạp thồ. Thỉnh thoảng chị em tôi đi học vẫn thường thấy ba gò lưng đạp xe trên đường, tấm áo ba mặc loang đầy mồ hôi bạc thếch. Có khi ba tôi chở khách, có khi chở mắm, chở heo hoặc chở cá từ biển Đức Lợi lên chợ Trạm, Sông Vệ.

Những năm tháng ấy tuyến đường từ Đức Lợi lên chợ Trạm, Sông Vệ rất xấu. Mùa đông mưa dầm đường đầy bùn lầy, ổ gà, ổ voi. Ba và chiếc xe thồ lấm lem như trâu cui. Mà đâu chỉ có lên chợ Trạm, Sông Vệ, ba còn chở khách đi chợ Chùa, lên tận những vùng heo hút Ba Tơ, Trà Bồng, Minh Long… Suốt 20 năm dường như ba chưa nghỉ một ngày nào.

Chị đầu tôi vào Đại học Qui Nhơn, ba tôi tất tả trên đường. Chị kế tôi vào Đại học Sư phạm ngoại ngữ Đà Nẵng, ba tôi càng vất vả hơn. Rồi tôi và em tôi vào Đại học Tổng hợp Huế, ba tôi đã qua thời trai trẻ, người có yếu đi nhưng vẫn ngày ngày miệt mài đạp xe.

Tiền ăn học không gởi được đủ tháng cho mấy chị em, ba gởi gối đầu từng nửa tháng một. Tôi ra bưu điện Huế nhận tiền mà nhớ xé ruột gương mặt gầy gò cháy nắng của ba. Do đạp xe nặng nhọc, hai bàn chân cha bị sừng hóa, các đầu ngón biến thành hình tam giác. Ba thường lặng lẽ lấy nước muối để ngâm đôi bàn chân nứt nẻ ấy.

Mỗi bận hè về thăm nhà, ra lại trường, ba lại cặm cụi chở chị em tôi ra bến xe. Xe chạy xa rồi vẫn còn thấy dáng ba đứng nhàu úa thầm lặng bên chiếc xe đạp thồ. Không hiểu ba tôi lấy đâu ra sức lực để đạp xe ròng rã suốt 20 năm trời như vậy. Có những ngày đau ốm, cảm hàn chỉ ăn được cháo mà ba vẫn đạp xe, bởi tháng nào tiền ăn học của chị em tôi cũng tới liền liền. Khi em út tôi vào Đại học Thủy sản Nha Trang, năm ấy ba tôi đã gần 60, sức yếu đi nhiều.

Ba nói em tôi ra trường sẽ treo xe giải nghệ. Ngày ba còn trẻ khỏe mạnh, mối đi xe của ba rất nhiều. Đoạn sau này ba già yếu, người đi ít hơn. Ba cũng không chở nặng được nữa, nhưng cũng không nghỉ một ngày nào, chắt chiu gửi tiền nuôi em tôi ăn học.

Rồi em tôi ra trường, có việc làm, ba quyết định giải nghệ. Buổi sáng sớm ông dắt xe thồ ra ngoài sông Vệ, chăm chút rửa thật sạch. Có người muốn mua lại chiếc xe, ông chỉ lắc đầu cười. Ba thương chiếc xe – vât vô tri ấy bằng một tình cảm đặc biệt. Ba thường gọi vui nó là ” chiến hữu” của ba. Treo chiếc xe lên xà nhà, ba buồn mấy tháng trời.

Năm rồi tôi về thăm nhà, ba khoe “Gia đình mình vừa được công nhận là gia đình hiếu học tiêu biểu”. Tôi cầm tấm bằng lớn bằng bìa cuốn vở học sinh ba đưa mà thấy lòng nặng trĩu. Nhìn lên xà nhà, “Chiến hữu” của ba vẫn còn đó với những chiếc căm đã gỉ rét, ghiđông sạm đen, mạng nhện giăng đầy khung xe.

Ba cười bảo ” Chiếc xe bây giờ nó cũng già nua lụm cụm như ba”. 20 năm trời, ba tôi đã dùng nó để “thồ” năm chị em tôi đến giảng đường đại học. Ừ, nếu có gia huy của gia đình, có lẽ gia huy của gia đình tôi sẽ là hình ảnh cách điệu một chiếc xe đạp thồ – ” Chiến hữu” thân thiết của ba.

Nói vui vậy mà lòng rưng rưng. 20 năm, 50 cây số trung bình một ngày, vị chi là bốn mươi vạn cây số mà ba đã đi. Viết những dòng này, cho con thay mặt năm chị em cảm ơn ba 20 mươi năm trời nhọc nhằn vì chị em con. Và xin “cảm ơn CHIẾN HỮU của ba”.

Tác giả : Nguyễn Xuân Hoàng

Bài và ảnh sưu tầm.

Hình minh họa

Tôi không được mềm lòng lúc này. Kết hôn được 3 năm nhưng tôi vẫn không thể s;inh con theo ý chồng. Một hôm đi làm về thì thấy anh đã để sẵn tờ đơn ly hôn trên bàn. Tôi c;ay đ;ắng ký cho xong rồi ôm của bỏ về ngoại. 2 tháng sau anh ta lấy vợ mới, tôi cất công đến tận nơi chúc mừng gửi tặng kèm một tờ giấy xét nghiệm khiến anh t;ức s;ôi m;áu. Giờ anh mới hiểu hóa ra lý do chúng tôi mãi không có con là vì…

0

Tôi trải qua cuộc hôn nhân không hạnh phúc, sống với nhau 5 năm nhưng hầu như không có ngày nào bình yên. Gạt nước mắt nhìn con chịu cảnh thiếu cha khi mới còn thơ dại, tôi dũng cảm chấm dứt cuộc hôn nhân sóng gió của mình cách đây 3 năm. Chồng cũ của tôi rất thô lỗ, cộc cằn với vợ con trong khi lại niềm nở, nhiệt tình với người ngoài.

Anh ta còn là một người gia trưởng, vợ con phải phục tùng tuân theo. Tôi cũng vì con mà nhẫn nhục chịu đựng, nhưng càng nhịn, anh ta càng ức hiếp đủ đường. Đã không đưa cho vợ đồng nào rồi còn bắt ép tôi vay mượn tiền cho anh ta đi ăn chơi đàm đúm.

Trong một lần cãi vã, chồng tôi đã xúc phạm nặng nề tới tôi và bố mẹ đẻ của tôi. Anh ta còn lớn tiếng thách thức ly hôn, tôi chỉ mong một điều duy nhất đó là được nuôi con, anh ta chấp thuận chuyện này. Vậy là hôn nhân chấm dứt kể từ đó. Sau khi ly hôn, tôi vất vả để nuôi con, nhưng cũng cảm thấy thoải mái khi sống cảnh làm mẹ đơn thân.

Được bạn bè, người thân giúp đỡ, ủng hộ, tôi đã thực hiện ấp ủ ước mơ của mình bấy lâu nay đó là mở một cơ sở làm đẹp. Mới đầu chỉ là một tiệm nhỏ, với sự khéo léo, chăm chút và tận tình của tôi, khách ngày một đông. Trong vòng 3 năm, tôi đã có 2 cơ sở làm đẹp khang trang, nườm nượp khách.

Tưởng hả hê mời đến dự đám cưới vợ mới, nào ngờ thấy vợ cũ bước ra từ xe ô tô khiến chồng cũ khóc ròng vì hối hận - Ảnh 2.

 

Ảnh minh họa

Tôi đã mua được một căn hộ đủ rộng rãi, tiện nghi thoải mái cho hai mẹ con và mua xe ô tô phục vụ việc làm ăn, đưa đón con đi học. Tôi cũng rất chú ý chăm sóc nhan sắc, ngoại hình và hoàn toàn “lột xác”, khác xa với thời luộm thuộm, già nua khi có chồng. Nhiều người ngỏ ý muốn yêu đương, kết hôn, nhưng tôi chưa chấp thuận một ai vì sợ hôn nhân.

Sau khi ly hôn, chồng tôi cũng không chu cấp tiền nuôi con, cả năm trời may ra được một hoặc hai lần gọi điện gặp con. Hồi trước Tết 1 tháng, anh ta bất ngờ gọi điện hỏi thăm tôi và nói rằng sắp kết hôn, lấy được người vợ ngoan hiền, nhà có điều kiện hơn tôi. Anh ta nói là tôi vội vã ly hôn là một điều đáng tiếc. Anh ta tha thiết mong tôi đưa con đến dự đám cưới nhưng tôi biết thừa là sự có mặt của tôi sẽ là dịp cho anh ta và người nhà hả hê lắm khi có vợ mới hơn hẳn tôi.

Đúng ngày, tôi lái xe cùng con đến đám cưới của chồng cũ. Đến nơi, hai mẹ con bước xuống xe khỏi chiếc xe ô tô tiền tỷ mà chồng cũ của tôi cũng không nhận ra, đến khi con gái chạy vào chào và ôm bố, anh ta với nhận ra con gái và vô cùng ngạc nhiên trước sự trẻ trung, xinh đẹp và sành điệu của vợ cũ.

Ngồi dự tiệc cưới mà nhiều người cứ bàn tán về sự có mặt của tôi, chắc họ ngạc nhiên lắm vì tôi đã thay đổi hoàn toàn thế này. Biết chồng cũ lấy vợ đang phải vay mượn tiền để làm đám cưới, tôi liền tặng hai vợ chồng 100 triệu đồng làm quà cưới. Lúc đầu anh ta còn ngại, sau đó thì vui vẻ cầm và cảm ơn tôi

Từ hôm sau đó đến nay, chồng tôi liên tục nhắn tin, gọi điện hỏi thăm tôi và con. Chồng tôi cho biết, hiện không hạnh phúc, bị vợ và nhà vợ rất coi thường nên sống rất khổ tâm. Anh ta nói rằng đang hối hận vì đã ly hôn với tôi, phải sống xa con gái… Chồng cũ của tôi còn ngỏ lời nếu không may ly hôn nữa thì cho anh ta một cơ hội được quay lại với tôi.

Đang sống tự do nên tôi không nghĩ tới chuyện kết hôn chứ đừng nói là quay lại với anh ta. Nhưng nghĩ tới con gái tôi lại thấy buồn và thương con, con lớn lên mà không có sự chăm sóc của bố. Chồng đang hối hận và không có được hạnh phúc bên vợ mới, tôi có được mềm lòng trong trường hợp này không?

CSGT được hưởng bao nhiêu tiền khi xử phạt vi phạm giao thông từ 1/1/2025? Nhiều người còn chưa biết …

0

Từ 1/1/2025, số tiền CSGT được hưởng khi xử phạt vi phạm giao thông cụ thể là bao nhiêu?

CSGT được hưởng bao nhiêu khi xử lý vi phạm giao thông?

Theo Nghị định 176 năm 2024 của Chính phủ, từ ngày 1/1, mức chi bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sĩ (trong đó có CSGT) trực tiếp tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ban đêm không quá 200.000 đồng/người/ca (1 ca từ đủ 4 giờ trở lên, thời gian làm đêm từ 22 giờ đêm hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau), 1/2 ca (2 giờ) mức chi không quá 100.000 đồng/người, tối đa 10 ca/tháng.

Mức chi bồi dưỡng làm thêm giờ cho cán bộ, công chức, viên chức và các lực lượng khác tại địa phương trực tiếp tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ban ngày không quá 100.000 đồng/người/ca, tối đa 10 ca/tháng. Riêng đối với ca đêm không quá 200.000 đồng/người/ca, 1/2 ca (2 giờ) mức chi không quá 100.000 đồng/người, tối đa 10 ca/tháng.

Mức chi hỗ trợ cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông của 1 vụ, việc không quá 10% số tiền xử phạt vi phạm hành chính, tối đa 5 triệu đồng/1 vụ, việc.

xử phạt vi phạm giao thông, cảnh sát được hưởng tiền, kiến thức

Mức chi cho CSGT khi xử phạt vi phạm giao thông (Ảnh minh họa).

Sử dụng tiền từ xử phạt vi phạm giao thông, như thế nào?

Theo Nghị định 176, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan khác tại địa phương; Bộ Công an; cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng kinh phí thu từ xử phạt thì được sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ sau khi nộp vào ngân sách nhà nước.

Tiền phạt vi phạm giao thông còn được sử dụng thăm hỏi, hỗ trợ nạn nhân tai nạn giao thông, gia đình nạn nhân bị chết trong các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng

Cụ thể, việc sử dụng tiền của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan khác tại địa phương như sau:

Thăm hỏi, hỗ trợ nạn nhân tai nạn giao thông, gia đình nạn nhân bị chết trong các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng; nạn nhân bị thương nặng, gia đình nạn nhân bị chết do tai nạn giao thông có hoàn cảnh khó khăn.

xử phạt vi phạm giao thông, cảnh sát được hưởng tiền, kiến thức

(Ảnh minh họa)

Giải quyết ùn tắc giao thông, khắc phục hậu quả tai nạn giao thông, cứu hộ, cứu nạn và thực hiện nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao liên quan đến công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và các lực lượng khác tại địa phương trực tiếp tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ.

Mua sắm trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng, nâng cấp trang thiết bị, phương tiện.

Vận hành, quản trị, nâng cấp, bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống thông tin phục vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Cải tạo, sửa chữa, bảo trì, nâng cấp, mở rộng các công trình, trụ sở, nơi làm việc phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, nơi tạm giữ phương tiện.

Thuê tài sản (nhà, đất, phương tiện, trang thiết bị và tài sản khác) phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Chi xăng, dầu, nhiên liệu khác phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Vận hành đường dây nóng, các ứng dụng công nghệ, phần mềm phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Tường San (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)

Đưa vợ có 700.000 đồng để lo cỗ tất niên hoành tráng cho cả nhà nội. Cả con cháu cộng vào cũng ngũng nghét 3 mâm cỗ. Tôi nhẩm tính có hơn 200k/ mâm thì mua gì nấu được bây giờ. Nghĩ đi nghĩ lại tôi quyết dạy cho chồng 1 bài học, chừa cái thói chi li tiết kiệm. Ngày chồng mời cỗ, các món đều được bày ra rất thịnh soạn. Cả nhà chồng đến ăn ai cũng khen lấy khen để. Bỗng mẹ chồng cau có “chắc là tốn kém lắm”, tôi cười thầm trong bụng đã đến lúc rồi, thủng thẳng tuyển bố số tiền lớn trước tất cả mọi người, chồng muối mặt không kịp tìm lỗ mà chui…

0

Anh chồng đưa cho cô vợ 700.000 đồng và nói: “Làm một bữa cỗ tất niên đàng hoàng cho gia đình tôi. Đừng làm tôi xấu hổ!”

Câu chuyện của chị Liễu Hạ, được đăng tải trên diễn đàn Toutiao (MXH Trung Quốc) gây xôn xao.

Khi chồng tôi ném 200 nhân dân tệ (khoảng 700.000 đồng) nhàu nát lên quầy bếp và tự mãn bảo tôi “làm một bữa tối tất niên đàng hoàng” cho gia đình anh ấy, tôi biết mình có hai lựa chọn: tranh cãi rồi suy sụp vì sự xúc phạm của anh ấy hoặc lật ngược tình thế theo cách mà anh ấy sẽ không bao giờ quên. Đoán xem tôi đã chọn cái nào?

Đưa vợ 700.000 đồng để lo cỗ tất niên hoành tráng cho cả nhà, chồng nhận cái kết "muối mặt"- Ảnh 1.

Hàng năm, chồng tôi Lâm Anh luôn khăng khăng bắt chúng tôi tổ chức bữa tối tất niên cho gia đình anh ấy, điều đó cơ bản là ổn, ngoại trừ phần anh ấy coi đó là một mệnh lệnh chứ không phải là nỗ lực chung. Sau nhiều năm chịu đựng, năm nay tôi quyết định sẽ cho chồng một bài học mà anh ấy sẽ không bao giờ quên.

 

Kế hoạch tất niên hoành tráng

Mọi chuyện bắt đầu vào tuần trước khi anh và tôi đang đứng trong bếp, tranh luận về kế hoạch cho bữa tối tất niên. Hay nói chính xác hơn là tôi đang cố gắng thảo luận về chúng trong khi anh đang lướt điện thoại. “Chúng ta sẽ phải lên thực đơn sớm”, tôi nói. “Gia đình anh thường rất kén ăn, chúng ta cần chuẩn bị một bữa tối chu đáo cho tất cả mọi người”.

Chồng tôi rời mắt khỏi điện thoại, sau đó thản nhiên rút ví ra, lấy ra những tờ tiền nhàu nát và ném lên quầy bếp. Tất cả có 200 nhân dân tệ (700.000 đồng). Anh ta vừa cười vừa nói: “Hãy nấu một bữa tất niên thật đàng hoàng. Đừng làm tôi xấu hổ trước mặt gia đình”.

Tôi rất bất ngờ trước hành động này, nên vội phản ứng: “Từng này tiền chắc chỉ đủ mua gà, làm sao làm được bữa tối cho 10 người?”.

Đưa vợ 700.000 đồng để lo cỗ tất niên hoành tráng cho cả nhà, chồng nhận cái kết "muối mặt"- Ảnh 2.
Anh nhún vai, dựa vào tủ lạnh một cách thản nhiên. “Mẹ tôi LUÔN xoay xở được. Hãy tháo vát lên. Nếu em không muốn làm cứ nói thẳng ra. Gia đình tôi vốn chẳng trông mong gì nhiều vào một người con dâu… bất tài”.

Trong suy nghĩ của chồng tôi, mẹ anh ấy là một phụ nữ hoàn hảo, dường như có thể tạo ra những bữa tiệc xa hoa “từ hư không”. Tôi luôn bị đem ra so sánh với mẹ chồng để thấy được sự vụng về, vô dụng của mình.

Tôi nắm chặt tay dưới quầy bếp, nhưng vẫn cố nhẫn nhịn, nở một nụ cười ngọt ngào và nói, “Đừng lo, anh yêu. Em sẽ làm được thôi”.

Trong vài ngày tiếp theo, tôi đóng vai một người vợ ngoan ngoãn, để chồng nghĩ rằng tôi đang cố gắng nghĩ cách thu xếp ổn thoả chỉ với 200 nhân dân tệ mà chồng đưa. Mỗi lần anh ấy vào bếp, tôi lại tình cờ nhắc đến việc cắt phiếu giảm giá hoặc lùng sục các đợt giảm giá. Anh ấy không biết rằng tôi đang lên kế hoạch cho một điều gì đó bất ngờ hơn nhiều.

 

Sử dụng số tiền dự trữ riêng trong nhiều năm, tôi quyết định tạo ra một bữa tối tất niên không giống bất cứ thứ gì gia đình anh ấy từng thấy. Nhưng mục đích không phải là gây ấn tượng với họ hàng của anh ấy. Mục đích là để cho chồng thấy rằng tôi không phải là người mà anh ấy có thể bỏ dễ dàng xúc phạm bằng những đồng tiền nhàu nát và sự so sánh hạ thấp.

Đưa vợ 700.000 đồng để lo cỗ tất niên hoành tráng cho cả nhà, chồng nhận cái kết "muối mặt"- Ảnh 3.
Đến cuối tuần, tôi đã lên kế hoạch cho mọi thứ. Thực đơn đã được sắp xếp, đồ trang trí đang được chuyển đến và đội phục vụ mà tôi bí mật thuê đã sẵn sàng biến ngôi nhà của chúng tôi thành một “cung điện” ngày lễ. Chồng tôi không biết điều gì sắp xảy ra, và tôi không thể chờ để thấy khuôn mặt anh ấy khi anh ấy nhận ra tôi có thể “tháo vát” đến mức nào.

Ngày Tất niên đã đến, và cùng với đó là kế hoạch của tôi. Được trang hoàng rực rỡ với đèn, hoa và nhiều đồ trang trí đậm màu sắc lễ hội, ngôi nhà của chúng tôi trông thật khác với mọi ngày. Ngay cả chiếc bàn ăn cũng được sắp đặt thật cầu kỳ với bát đĩa mới tinh, sang trọng. Trong ngôi nhà thì tràn ngập không khí Tết với hương thơm từ các món ăn cầu kì, nóng hổi đang toả ra từ căn bếp.

Chồng tôi không hề tưởng tượng được tôi đã làm đến mức nào. Anh bước vào phòng ăn khi món cuối cùng được tôi mang lên bàn. Vẻ mặt của anh đã nói lên tất cả sự ngạc nhiên đó. “Tôi không nghĩ là cô có thể làm được. 200 nhân dân tệ thực sự là quá đủ, nhỉ?” – Chồng tôi rõ ràng là rất ấn tượng.

Chẳng mấy chốc, gia đình anh bắt đầu đến. Như thường lệ, em chồng là người đầu tiên bước qua cánh cửa, ăn mặc chỉn chu và nhìn khắp phòng với ánh mắt phê phán. Cô bước vào phòng ăn và chết lặng.

“Chị dâu” – cô ấy nói – “Cái này… trông có vẻ tốn kém lắm. Chị không tiêu quá tay chứ, đúng không?”.

Trước khi tôi kịp trả lời, chồng tôi đã ưỡn ngực và đáp, “Không đâu! Chị dâu em đang học cách để trở nên tháo vát. Giống như mẹ đã dạy chúng ta vậy”.

Mượn xe của người khác có bị phạt lỗi ‘không chính chủ’ nhiều người vẫn còn chưa rõ… Chi tiết tại bình luận…

0

Mượn xe của người khác có bị phạt lỗi ‘không chính chủ’?

Thực tiễn, nhiều người thường gọi “xe không chính chủ” để chỉ những trường hợp tên của người đứng trên giấy chứng nhận đăng ký xe khác với chủ xe thực tế (như là trường hợp mua lại xe của người khác mà chưa làm thủ tục để cấp lại chứng nhận đăng ký xe đứng tên mình).

Lái 'xe không chính chủ' có bị xử phạt không?

Theo điểm a khoản 3 Điều 32 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, nhà chức trách sẽ phạt tiền từ 800.000 đồng đến một triệu đồng đối với cá nhân, từ 1,6 triệu đồng đến 2 triệu đồng với tổ chức là chủ xe môtô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe môtô, các loại xe tương tự xe gắn máy không làm thủ tục cấp chứng nhận đăng ký xe trong trường hợp thay đổi chủ xe theo quy định.

Theo khoản 7 Điều 32 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, mức phạt từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng áp dụng với cá nhân, từ 8 triệu đồng đến 12 triệu đồng với tổ chức là chủ ôtô (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc), xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ôtô mà không làm thủ tục cấp chứng nhận đăng ký xe trong trường hợp thay đổi chủ xe theo quy định.

Theo khoản 10 Điều 47 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, việc xác minh để phát hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3, điểm h khoản 7 Điều 32 của Nghị định này được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông; qua công tác đăng ký xe; qua công tác xử lý vụ việc vi phạm hành chính tại trụ sở đơn vị.

Căn cứ các quy định nêu trên thì Nghị định 168/2024/NĐ-CP cho phép xử phạt lỗi “xe không chính chủ” (chủ xe không làm thủ tục cấp chứng nhận đăng ký xe sang đứng tên của mình) và việc xử phạt này chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông; qua công tác đăng ký xe; qua công tác xử lý vụ việc vi phạm hành chính tại trụ sở đơn vị.

Nghị định 168/2024/NĐ-CP không xử phạt đối với hành vi lái “xe không chính chủ”. Do đó, trường hợp bạn mượn xe của người khác để tham gia giao thông thì không bị xử phạt lỗi “xe không chính chủ”.

Luật sư Phạm Thanh Hữu
Đoàn luật sư TP HCM

Kể từ 01/01/2025, sổ đỏ hộ gia đình bị xóa bỏ: Người dân có bắt buộc phải đổi lại không…

0

Theo luật đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/8/2024, sổ đỏ kiểu hộ gia đình xóa bỏ. Vậy liệu người dân có cần phải đi đổi lại không và nếu như không đổi thì sổ đó liệu còn giá trị pháp lý?

Theo luật đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/8/2024, sổ đỏ kiểu hộ gia đình xóa bỏ. Vậy liệu người dân có cần phải đi đổi lại không và nếu như không đổi thì sổ đó liệu còn giá trị pháp lý?

Sổ đỏ kiểu hộ gia đình đã bị xóa bỏ thì có bắt buộc phải đi đổi lại?

Theo khoản 3 thuộc Điều 256 Luật Luật Đất đai số 31/2024/QH15 quy định:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã được cấp trước thời điểm ngày 1/8/2024 vẫn có giá trị pháp lý.

– Không cần phải cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn được liền với đất trừ trường hợp có nhu cầu.

So-Do-Cu

Như vậy, người sử dụng đất đã được cấp Sổ đỏ, Sổ hồng trước thời điểm ngày 1/8/2024 sẽ không bắt buộc phải đổi lại Sổ đỏ, Sổ hồng theo Luật Đất đai 2024. Tuy nhiên, nếu như có nhu cầu thì sẽ được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo các quy định tại Luật Đất đai 2024. Luật Đất đai mới cũng có quy định cụ thể đối với trường hợp Sổ đỏ, Sổ hồng cấp cho hộ gia đình trước thời điểm ngày 1/8/2024 nếu có nhu cầu thì được cấp đổi sang mẫu mới và sẽ ghi đầy đủ tên các thành viên có chung quyền sử dụng đất.

Việc xác định thành viên có chung quyền sử dụng đất của các hộ gia đình sẽ do các thành viên này tự thỏa thuận và sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Theo Điều 259 thuộc Luật Đất đai 2024 có quy định xử lý quyền sử dụng đất của hộ gia đình có trước thời điểm ngày 1/8/2024 như sau:

– Hộ gia đình sử dụng đất được xác định theo các quy định của pháp luật về đất đai trước thời điểm ngày 1/8/2024 thì được tham gia quan hệ pháp luật về đất đai với tư cách là nhóm người sử dụng đất mà có chung quyền sử dụng đất quy định tại khoản 2 thuộc Điều 27 Luật Đất đai 2024.

– Hộ gia đình sử dụng đất đã được Nhà nước tiến hành giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất trước thời điểm ngày 1/8/2024 thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của các cá nhân sử dụng đất theo quy định của Luật này.

– Khi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện giao đất, cho thuê đất cho hộ gia đình để tiến hành thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt thì sẽ phải ghi cụ thể các cá nhân là các thành viên hộ gia đình có quyền sử dụng đất vào quyết định giao đất, cho thuê đất.

sang-ten-so-do

– Hộ gia đình được Nhà nước giao đất và không thu tiền sử dụng đất, hoặc giao đất có thu tiền sử dụng đất, hoặc cho thuê đất trước ngày 1/8/2024 thì sẽ được tiếp tục sử dụng đất trong thời hạn sử dụng đất còn lại. Đến khi hết thời hạn sử dụng đất thì sẽ được gia hạn sử dụng đất theo hình thức giao đất, cho thuê đất cho các cá nhân là các thành viên hộ gia đình đó theo quy định Luật Đất đai 2024.

Từ năm 2025, đi sai làn gây, tài xế có thể bị phạt tới 22 triệu đồng

0

Theo Nghị định 168, tài xế ô tô không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa 2 xe theo quy định gây tai nạn giao thông, sẽ bị xử phạt 20-22 triệu đồng.

Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, có hiệu lực từ 1/1.

Trong đó, nghị định có quy định về xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe máy đối với lỗi lấn làn.

Cụ thể, đối với người điều khiển ô tô, xe chở người 4 bánh có gắn động cơ, xe chở hàng 4 bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự, khoản 5 Điều 6 quy định phạt tiền 4-6 triệu đồng nếu điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều); điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa 2 phần đường xe chạy.

Mức phạt trên cũng được áp dụng cho lỗi chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước hoặc chuyển làn đường không đúng quy định “mỗi lần chuyển làn đường chỉ được phép chuyển sang một làn đường liền kề” khi chạy trên đường cao tốc.

Với trường hợp tài xế ô tô không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa 2 xe theo quy định gây tai nạn giao thông, Nghị định 168 quy định mức xử phạt 20-22 triệu đồng.

Đối với người điều khiển mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự, theo Nghị định 168, lỗi không đúng phần đường, làn đường quy định sẽ bị phạt 600.000-800.000 đồng.

Trong khi đó, nếu tài xế xe máy không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa 2 xe theo quy định gây tai nạn giao thông sẽ bị phạt 10-14 triệu đồng, Nghị định 168 quy định.

Nguồn: https://dantri.com.vn/xa-hoi/tu-nam-2025-di-sai-lan-gay-tai-nan-tai-xe-o-to-bi-phat-toi-22-trieu-dong-20250106165742052.htm