Home Blog Page 491

Tại sao khi xây nhà cổng mở hướng ra ngoài mới tốt? Tôi hối hận vì làm nhà xong mới biết.

0

Tại sao khi xây nhà cổng mở hướng ra ngoài mới tốt? Tôi hối hận vì làm nhà xong mới biết.

Theo quan niệm phong thủy, cổng nhà nên được mở hướng ra ngoài.

Cổng nhà mở hướng ra ngoài tốt cho phong thủy

Thông thường cổng nhà sẽ được thiết kể theo kiểu 2 cánh để tạo ra sự cân đối cho bộ mặt của căn nhà. Tuy nhiên, hiện nay, khi xây nhà hay làm cổng, nhiều người chỉ chú ý đến hình thức, kiểu dáng, kích cỡ chứ không thực sự chú ý. Việc mở cổng nhà ra ngoài hay vào trong có ý nghĩa phong thủy nhất định.

phong-thuy-cong-nha-01

Theo quan niệm phong thủy, cổng nhà mở ra phía ngoài mới tốt. Hướng mở cổng này giúp thu hút vượng khí, may mắn, tài lộc cho gia đình. Nhờ đó, công việc làm ăn của các thành viên trong gia đình sẽ suôn sẻ, gia đạo êm ấm, cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc.

Tuy nhiên, với những ngôi nhà ở thành phố có diện tích eo hẹp, đa số cổng được thiết kế mở vào trong nhà để phù hợp với không gian sử dụng cũng như tránh làm ảnh hưởng đến những người qua lại. Trong trường hợp này, gia chủ có thể xem xét sử dụng loại cửa kéo ngang hoặc gắn gương bát quái trước cửa nhà để ngăn những luồng khí xấu vào nhà.

phong-thuy-cong-nha-02

Một số điều cần chú ý khi làm cổng nhà

Không nên chọn cổng có kiểu dáng lõm xuống vì nó làm liên tưởng đến đường công danh, tài lộc của gia đình đi xuống.

Những kiểu công vòm khá bắt mắt, được nhiều người thích nhưng nó lại có hình dáng hơi giống như bia mộ, không tốt để đặt ngay phía trước nhà. Do đó, đây cũng là một kiểu cổng mà gia chủ không nên chọn để tránh điều xui xẻo vào nhà

Cổng nhà nên vuông vắn, ngay ngắn, tránh kiểu dáng cổng tròn.

phong-thuy-cong-nha-03

Kích thước cổng không nên quá to hay quá nhỏ so với tổng thể căn nhà để tránh làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và phong thủy. Nếu cổng quá hẹp, căn nhà sẽ không nhận được những luồng khí tốt. Ngược lại, cổng nhà quá rộng sẽ tạo điều kiện cho các luồng khí xấu xâm nhập vào trong nhà.

Cổng nhà cũng không nên xây quá cao vì dễ làm mất thẩm mỹ, vừa ảnh hưởng đến phong thủy, làm thất thoát tiền bạc.

Không nên mở cổng nhà đối diện với con đường, để tránh ảnh hưởng đến tài lộc, tiền của. Đường đâm thẳng vào cổng nhà cũng khiến gia chủ gặp tai họa bất cứ lúc nào.

Không nên mở cổng đối diện cây liễu, đài phun nước, thác nước. Theo quan niệm phong thủy, việc xây cổng nhà đối diện những vật này sẽ làm tăng vượng đào hoa, trong nhà có người người ngoại tình hoặc gặp rắc rối về chuyện tình cảm.

* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm

Người xưa dạy: “Trước nhà không có ao, sau nhà không cửa sổ”: Tại sao lại như vậy?

0

Người xưa dạy: “Trước nhà không có ao, sau nhà không cửa sổ”: Tại sao lại như vậy?

Hai chi tiết này không chỉ “phá phong thủy” mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người. Vì sao?


Trong quá trình tồn tại và phát triển, người xưa đã đúc kết ra những kinh nghiệm “xương máu” truyền lại cho đến nay.

Đối với người xưa, dựng một ngôi nhà là sự kiện trọng đại của đời người. Do thời xưa chưa có nhiều công cụ hỗ trợ nên việc xây dựng phải tốn rất nhiều nhân lực, vật lực và tài chính. Một ngôi nhà thường là tài sản cả đời người thậm chí quyết định vận hạn cả gia đình.

Vì vậy, người ta luôn chú trọng các chi tiết như lựa chọn, xây dựng, bài trí và trang trí trong nhà. Đối với việc xây nhà, cổ nhân Trung Quốc có câu: “Trước nhà không có ao, sau nhà không cửa sổ”.

Câu nói này có ý nghĩa gì? Nếu đặt ao trước cửa và mở cửa sổ ra sau nhà thì có ảnh hưởng gì xấu không? Câu nói này có còn phù hợp cho đến ngày nay không?

Đầu tiên, đừng đặt ao trước cửa. Những câu nói tương tự như “đào ao trước cửa, tan cửa nát nhà”… Có thể thấy người xưa kiêng việc có ao trước cửa nhà và cho rằng điều này không tốt cho vận hạn của gia đình.

Tuy nhiên lại có người thắc mắc, người xưa rất chú trọng đến phong thủy làm nhà và thường ưu tiên “gần núi liền sông”. Điều này có điểm nào mâu thuẫn với quan điểm trên không.

Trong quan niệm phong thủy của người xưa, người ta tin rằng núi quyết định vận số, nước quyết định tài vận, nước là biểu tượng của sự giàu có. Đồng thời, nước trong phong thủy cũng có ý nghĩa rất đặc biệt. Tuy nhiên “nước” ở đây thường dùng để chỉ các con sông tự nhiên. Còn nước sinh hoạt và ao hồ là nước tù đọng.

Chính vì ao là nước tù đọng nên tồn tại nhiều nhược điểm như khả năng tự lọc hạn chế, dễ sinh ra muỗi và vi khuẩn. Thêm vào đó, người dân đi lại sinh hoạt hàng ngày, nếu sơ ý một chút, chẳng may bị rơi xuống ao, nhất là trẻ nhỏ sẽ dẫn đến thương vong

Trong phong thủy, người ta thường chọn xây nhà ở nơi “tụ thủy” vì địa chất ở đây ổn định hơn. Nếu là ao hồ thì địa hình không có nhiều chênh lệch khiến hơi ẩm ngấm vào đất làm nền nhà mất ổn định, ẩm thấp. Điều này không chỉ quyết định tuổi thọ của ngôi nhà mà còn ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của con người khi sinh sống.

Thứ hai, sau nhà không có cửa sổ

“Phía sau nhà không có cửa sổ” là chỉ cách bố trí của ngôi nhà không nên để cửa sổ ở phía sau. Có 2 lý do chính:

Thứ nhất, cửa sổ làm gió độc lùa vào nhà. Như chúng ta đã biết, hầu hết các ngôi nhà của người xưa đều quay mặt về hướng Nam, hoặc tọa Tây Bắc và quay mặt về hướng Đông Nam. Vì vậy, bức tường phía sau của ngôi nhà sẽ hứng gió lạnh Tây Bắc vào mùa đông.

Thêm vào đó, mặt bằng xây dựng thời xưa không cao, cửa sổ không kín gió, nếu mở cửa sổ ở phía sau nhà, tường sẽ không cản được gió lạnh. Điều này sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tính mạng của các thành viên trong gia đình.

Thứ hai, cửa sổ sau nhà không an toàn. Thời cổ đại an ninh chưa được đảm bảo, nếu mở cửa sổ sau nhà sẽ dễ bị kẻ xấu nhòm ngó. Hơn nữa, người xưa có câu “vách tường có tai”. Người ta tin rằng nếu cửa sổ đặt ở vị trí này sẽ không có lợi cho việc bảo vệ đời tư của cá nhân, dẫn đến những tai tiếng thị phi

Ngày nay, việc xây dựng đã cải tiến đạt đến trình độ tốt hơn nhiều. Việc mở cửa sổ của ngôi nhà là điều cần thiết để cho không gian sống thoáng đãng, sạch sẽ và lấy được nhiều ánh sáng tự nhiên hơn.

Cà vẹt là gì? Vì sao lái xe thiếu cà vẹt lại bị CSGT ph:ạt tới 6 triệu đồng, thậm chí bị tịch thu xe?

0

Cà vẹt xe là giấy tờ không thể thiếu khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, trên cà vẹt có các thông tin như tên chủ xe, biển số đăng ký, màu xe…

Cà vẹt xe còn gọi là giấy đăng ký xe, là giấy tờ để chứng minh chủ sở hữu của chiếc xe, đồng thời còn được sử dụng làm cơ sở pháp lý để tránh những tranh chấp về tài sản của công dân. Khi tranh chấp xảy ra, cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào thông tin trên cà vẹt để xác định chủ xeCà vẹt chính là đăng ký ô tô, xe máy. (Ảnh minh họa).

Cà vẹt chính là đăng ký ô tô, xe máy. (Ảnh minh họa).

Ngoài ra, cà vẹt còn là căn cứ để lực lượng chức năng xác minh xe vi phạm có chính chủ hay không hoặc xác minh chủ xe khi xảy ra tai nạn. Trong trường hợp xe bị mất cắp hoặc bị thay đổi thông tin (số máy, số khung), cơ quan công an có thể căn cứ vào cà vẹt xe để tìm kiếm xe và điều tra được đối tượng trộm cắp tài sản

Cách nhận biết cà vẹt xe thật và giả

Hiện nay, tình trạng làm giả cà vẹt xe khá phổ biến, đặc biệt là những nơi tập trung đông dân cư và nhộn nhịp như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng…Để tránh những rủi ro không đáng có, mỗi người nên cảnh giác và tìm hiểu kỹ các biện pháp phân biệt cà vẹt xe thật và giả.

Kiểm tra phôi và huy hiệu

Cà vẹt thật: Những hoa văn trên phôi và huy hiệu ngành được in chất lượng cao, rất sắc nét và dễ nhìn. Khi chiếu tia UV vào cà vẹt thì sẽ thấy huy hiệu ngành hơi nổi lên.

Cà vẹt giả: Những hoa văn in trên phôi và huy hiệu ngành có chất lượng kém, không được rõ ràng, hoa văn mờ, thậm chí bị nhòe

Các thông tin trên cà vẹt xe

Cà vẹt thật: Tất cả thông tin in lần đầu như tên chủ xe, địa chỉ, nhãn hiệu xe, số máy, số khung, biển số đều được in theo phương pháp laser, chữ sắc nét và khoanh màu xanh lá. Thông tin in lần hai sẽ được in kim và khoanh màu vàng

Cà vẹt giả: Tất cả thông tin chỉ được in laser.

Sợi kim tuyến

Cà vẹt thật: Khi quan sát kỹ sẽ thấy trên cà vẹt xe có một sợi kim tuyến nhỏ. Đây là một trong những điểm rất quan trọng nhất để nhận biết cà vẹt thật hay giả.

Cà vẹt giả: Sợi kim tuyến thường to, thô và dễ nhìn thấy.

Mất cà vẹt xe có sao không?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, bất kỳ cá nhân nào mua xe mới đều cần làm thủ tục đăng ký để có được cà vẹt và biển số xe. Khi có đủ các loại giấy tờ cần thiết thì bạn mới được phép tham gia giao thông mà không vi phạm pháp luật.

Nếu bạn tham gia giao thông mà không mang theo cà vẹt xe thì sẽ bị phạt tiền:

Đối với chủ xe ô tô: Không có cà vẹt xe ô tô hoặc sử dụng giấy tờ đã hết hạn: Phạt tiền từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng và bị tước GPLX từ 1 – 3 tháng (Khoản 9 Điều 2 Nghị định 123 (đã sửa đổi, bổ sung Điều 16 Nghị định 100).

Nếu không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện sẽ bị tịch thu xe bổ sung vào ngân sách Nhà nước theo quy định tại Điểm đ Khoản 8 Điều 16 Nghị định 100 (đã sửa đổi, bổ sung Khoản 9 Điều 2 Nghị định 123).

Sử dụng cà vẹt xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp: Bị phạt tiền từ 4.000.000 – 6.000.000 đồng và tước GPLX từ 1 – 3 tháng.

Không mang theo cà vẹt: Phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng (Điểm b Khoản 3 Điều 21 Nghị định 100 (đã sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 9 Điều 2 Nghị định 123).

Đối với chủ xe máy: Không có cà vẹt xe: Phạt tiền 800.000 – 1.000.000 đồng (Điểm a Khoản 2 Điều 17 Nghị định 100 (đã sửa đổi, bổ sung bởi Điểm m Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123).

Nếu không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện sẽ bị tịch thu xe bổ sung vào ngân sách Nhà nước theo quy định tại Điểm đ Khoản 4 Điều 17 Nghị định 100.

Không mang theo cà vẹt xe: Bị phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng (Điểm b Khoản 2 Điều 21 Nghị định 100)

Để 1 lọ dầu gió ở đầu giường: Công dụng tuyệt vời cả nhà đều thích

0

Bạn có biết tác dụng tuyệt vời của việc để một lọ dầu gió ở đầu giường là gì không?

Dầu gió mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời trong cuộc sống. Ngoài việc để xoa bóp chân tay, thoa vào vết côn trùng, làm sạch, đuổi muỗi, dầu gió còn có nhiều ứng dụng, nhất là khi bạn để nó đầu giường.

Dầu gió mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời trong cuộc sống

Dầu gió mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời trong cuộc sống

Giúp bạn ngủ ngon hơn, cơ thể được thư giãn

Trước khi đi ngủ, nhất là khi trời se lạnh, bạn hãy bôi vài giọt dầu gió vào lòng bàn chân. Điều này giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ cho bạn, nhất là ai hay bị mất ngủ thì làm điều này rất hiệu quả.

Trước khi bôi, chúng ta nên nên mát xa, xoa bóp lòng bàn chân, điều này giúp bổ khí, giúp bạn dễ buồn ngủ hơn, từ đó làm cho bạn ngủ sâu giấc hơn.

Giúp đuổi muỗi, đuổi côn trùng

Dầu gió bao gồm các loại tinh dầu được chiết xuất từ khuynh diệp, bạc hà. Mùi thơm đến từ thiên nhiên này khiến côn trùng, nhất là muỗi, chúng sẽ rất sợ hãi.

Bạn có thể trộn hỗn hợp dầu gió và giấm vào nhau, rồi phun vào những vị trí ẩm thấp, góc nhà, gậm giường,… vào ban đêm trước khi đi ngủ sẽ khiến muỗi bay đi khỏi nhà bạn.

Bên cạnh đó, khi bị muỗi đốt, bạn bôi chút dầu gió lên sẽ làm giảm triệu chứng ngứa. Bạn có thể cho vài giọt dầu gió vào nước ấm rồi tắm, sẽ có mùi thơm rất sảng khoái và giúp bạn tránh được muỗi đốt.

Dầu gió giúp giảm đau họng, đau mũi, giảm ho hiệu quả

Khi bị đau họng, ngạt mũi… bạn có thể bôi chút dầu gió để giúp cơ thể dễ chịu hơn, giảm các triệu chứng trên một cách rất hiệu quả, nhanh chóng.

Ngửi mùi dầu gió cũng giúp mũi thông thoáng, dễ chịu, hết ngạt mũi.

Dầu gió giúp giảm đau họng, đau mũi, giảm ho hiệu quả

Dầu gió giúp giảm đau họng, đau mũi, giảm ho hiệu quả

Cách dùng dầu gió đúng cách

Mặc dù dầu gió có rất nhiều tác dụng hữu ích trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, nhưng bạn cũng cần lưu ý cách sử dụng.

– Bạn chỉ được xoa dầu gió ở ngoài da, không được uống, không bôi vào vết thương hở.

– Với trẻ lớn trên 2 tuổi, khi muốn dùng phải được sự theo dõi của người lớn. Dùng một lượng vừa đủ để trẻ không bị bỏng rát.

– Nếu đau bụng do lạnh, bị đầy hơi, khó tiêu, bạn hãy bôi vào vùng xung quanh rốn; nếu bạn nhức đầu thì bôi vào thái dương. Sau đó lấy ngón tay miết nhẹ nhàng, xoay tròn từ từ. Người nào bị dị ứng và có bệnh mạn tính muốn dùng thì cần sự hướng dẫn của bác sĩ.

– Không được dùng nhiều hơn 3-4 lần trong ngày. Tuyệt đối không bôi dầu vào vùng mắt, vết thương hở.

Sắp tới: Muốn ghi tên cả vợ cả chồng vào Sổ đỏ, phải đáp ứng điều kiện quan trọng này

0

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực mang đến nhiều thay đổi về Sổ đỏ. Trong đó, đáng chú ý là hiện đang có thông tin sau 2025 phải ghi tên cả 2 vợ chồng vào Sổ đỏ. Vậy thông tin này có đúng không?

1. Có phải sau 2025 phải ghi tên cả 2 vợ chồng vào Sổ đỏ không?

Có thể khẳng định, việc sau 2025 phải ghi tên cả 2 vợ chồng vào Sổ đỏ không phải quy định mới

Theo đó, khoản 4 Điều 135 Luật Đất đai số 31/2024/QH15 nêu rõ, Sổ đỏ (tên gọi tắt của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất) là tài sản chung vợ chồng thì phải ghi cả họ và tên vợ, chồng vào Sổ đỏ trừ trường hợp hai người có thỏa thuận ghi tên 01 người để đứng tên đại diện.

Đồng thời, nếu Sổ đỏ chỉ có tên 01 người nhưng là tài sản chung vợ chồng thì được cấp đổi sang Sổ đỏ mới ghi cả họ tên của vợ chồng nếu hai vợ chồng có nhu cầu.

Tuy nhiên, đây không phải quy định mới bởi đã được đề cập đến tại khoản 4 Điều 98 Luật Đất đai số 45/2013/QH13. Theo đó, nếu quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở là tài sản chung vợ chồng thì phải ghi cả họ và tên của vợ chồng vào Sổ đỏ trừ trường hợp có thỏa thuận của 02 người về việc ghi tên 01 người

Nếu trước đó, Sổ đỏ là tài sản chung vợ chồng mà chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi Sổ đỏ có cả tên của hai vợ chồng nếu có yêu cầu.

Đồng thời, theo Điều 34 Luật Hôn nhân và Gia đình số 52/2014/QH13, nếu nhà, đất là tài sản chung vợ chồng thì Sổ đỏ phải có tên của cả hai vợ chồng trừ trường hợp có thỏa thuận khác

Như vậy, thông tin sau 2025 phải ghi tên cả 2 vợ chồng vào Sổ đỏ không phải thông tin chính xác bởi không phải từ 01/01/2025 – thời điểm Luật Đất đai 2024 có hiệu lực mà quy định này đã có từ trước tại Luật Đất đai 2013 và Luật Hôn nhân và Gia đình 2014Có phải sau 2025 phải ghi tên cả 2 vợ chồng vào Sổ đỏ không?Có phải sau 2025 phải ghi tên cả 2 vợ chồng vào Sổ đỏ không? (Ảnh minh họa)

 

2. Thêm tên vợ, chồng vào Sổ đỏ như thế nào?

2.1 Điều kiện thêm tên vợ, chồng vào Sổ đỏ

Để thêm tên vợ, chồng vào Sổ đỏ thì cần phải đáp ứng điều kiện tại Điều 98 Luật Đất đai 2013 (quy định đang áp dụng) và theo Điều 135 Luật Đất đai 2024 (sắp có hiệu lực):

– Sổ đỏ hiện đang được cấp chỉ có tên vợ hoặc chỉ có tên mình chồng.

– Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản là tài sản chung của vợ chồng, được xác định theo Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014:

Do vợ, chồng tạo ra, mua được từ thu nhập do lao động, sản xuất, kinh doanh; từ hoa lợi, lợi tức; thu nhập khác trong thời kỳ hôn nhân.
Do vợ chồng cùng được thừa kế hoặc tặng cho chung.
Là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Là quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn.

– Vợ chồng có nhu cầu bổ sung tên của mình vào Sổ đỏ đang đứng tên của một trong hai người vợ hoặc chồng.

Sau khi đáp ứng các điều kiện này, vợ chồng cần phải thực hiện thủ tục cấp lại Sổ đỏ có đầy đủ tên của cả hai vợ chồng.

2.2 Thủ tục thêm tên vợ, chồng vào Sổ đỏ

– Hồ sơ cấp đổi Sổ đỏ gồm:

Đơn đề nghị cấp đổi Sổ đỏ theo mẫu số 10/ĐK.
Sổ đỏ (bản gốc).
Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất (nếu đất trong ngân hàng).

(Căn cứ khoản 1 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT)

– Nơi nhận hồ sơ: Căn cứ Điều 37 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 10/2023/NĐ-CP, thẩm quyền cấp đổi Sổ đỏ trong trường hợp này gồm:

Văn phòng đăng ký đất đai tại địa phương đã thành lập cơ quan này.
Ủy ban nhân dân cấp huyện nếu địa phương chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai.

– Trình tự, thủ tục thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ
Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ. Trong đó, nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì hướng dẫn trong tối đa 03 ngày; nếu đầy đủ thì trả Phiếu tiếp nhận hồ sơ.
Bước 3: Giải quyết gồm các nội dung: Kiểm tra, lập hồ sơ trình cơ quan cấp Sổ đỏ, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
Bước 4: Trao Sổ đỏ không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả.

– Thời gian thực hiện: Không quá 07 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hoặc không quá 17 ngày nếu ở các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn

Mức phạt lỗi không thắt dây an toàn trên xe ôtô năm 2024

0

Theo các nhà sản xuất ôtô, dây an toàn trên ôtô là một trong những trang bị bắt buộc trên xe, với mục đích giúp cho người ngồi trên xe giảm chấn thương, giảm tỷ lệ tử vong trong những vụ tai nạn. Theo thiết kế của nhà sản xuất khi tham gia giao thông,  dây an toàn sẽ đảm bảo cho người ngồi trên  xe ở các vị trí không bị di chuyển vị trí ngồi khi  ôtô thay đổi tốc độ đột ngột.

Đặc biệt,  dây an toàn sẽ bảo vệ hành khách an toàn hơn và không bị văng ra ngoài trong trường hợp xảy ra va chạm. Do đó, quy định bắt buộc thắt dây an toàn là điều mà người ngồi trên  xe cần tuân thủ nhằm đảm bảo an toàn cho chính mình.

Theo quy định tại Điều 9 Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Giao thông đường bộ do Văn phòng Quốc hội ban hành, người ngồi trên  xe ôtô  phải thắt dây an toàn ở mọi vị trí mà  xe được trang bị dây an toàn nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển. Bất cứ vị trí nào trên  xe ôtô được trang bị dây an toàn mà lái xe hoặc hành khách không thắt đều bị phạt, không chỉ riêng người điều khiển  xe.

Quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, lỗi không thắt dây an toàn sẽ bị phạt cụ thể như sau

Người điều khiển xe không thắt dây an toàn khi điều khiển xe chạy trên đường và chở người trên  xe ôtô ôtô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị  dây an toàn) khi xe đang chạy sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng.

Người được chở trên  xe ôtô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.

Bên cạnh đó, với hành vi vi phạm không thắt  dây an toàn trên xe ôtô, người điều khiển sẽ buộc bị lập biên bản theo quy định tại Điều 56 Văn bản hợp nhất 09/VBHN-VPQH về Luật Xử lý vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính.

Từ ngày mai: Những trường hợp nào sẽ bị thu hồi Giấy phép lái xe?

0

Thông tư 05/2024/TT-BGTVT vừa được Bộ GTVT ban hành mới đây đã bổ sung thêm những trường hợp tài xế bị thu hồi giấy phép lái xe mọi người cần lưu ý.

6 trường hợp bị thu hồi Giấy phép lái  xe từ 01/6/2024

Từ 01/6/2024 có 6 trường hợp bị thu hồi giấy phép lái xe

Từ 01/6/2024 có 6 trường hợp bị thu hồi giấy phép lái xe

Căn cứ khoản 14 Điều 33 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT (sửa đổi tại Thông tư 05/2024/TT-BGTVT) quy định các trường hợp bị thu hồi Giấy phép lái  xe bao gồm:

– Người lái xe có hành vi gian dối để được cấp giấy phép lái xe;

– Người lái xe tẩy, xóa, làm sai lệch các thông tin trên giấy phép lái xe;

– Để người khác sử dụng giấy phép lái xe của mình;

– Cơ quan có thẩm quyền cấp cho người không đủ điều kiện

– Có sai sót một trong các thông tin về họ tên, ngày sinh, quốc tịch, nơi cư trú, hạng giấy phép lái  xe, giá trị cấp, ngày trúng tuyển, người ký;

– Thông qua việc khám sức khỏe Cơ quan có thẩm quyền xác định trong cơ thể người lái  xe có chất ma túy (trừ các hành vi xử lý theo quy định tại điểm c và điểm d khoản 10 Điều 5; điểm h và điểm i khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Trình tự thu hồi Giấy phép lái xe từ 01/6/2024

Cụ thể tại khoản 15 Điều 33 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT (sửa đổi tại Thông tư 05/2024/TT-BGTVT), cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lái xe thực hiện thu hồi theo trình tự sau:

– Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lái  xe ra quyết định thu hồi và hủy bỏ giấy phép lái  xe. Nội dung của quyết định nêu rõ lý do thu hồi và hủy bỏ;

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Quyết định thu hồi giấy phép lái xe, người lái xe phải nộp giấy phép lái xe bị thu hồi đến cơ quan thu hồi giấy phép lái xe và cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lái xe có trách nhiệm thu hồi giấy phép lái xe đã cấp và hủy bỏ theo quy định;

– Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lái  xe đã sáp nhập, chia, tách, giải thể thì cơ quan có thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ giấy phép lái  xe là cơ quan đang quản lý sổ gốc cấp giấy phép lái xe.

GPLX bị thu hồi xử lý ra sao?

Đối với trường hợp GPLX bị thu hồi, Thông tư 05 cũng đã quy định rõ.

Cụ thể, đối với các trường hợp 1,2,4,6 khi GPLX bị thu hồi sẽ không có giá trị sử dụng. Cơ quan quản lý GPLX cần cập nhật dữ liệu về hành vi vi phạm trên hệ thống thông tin GPLX kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.

Ngoài ra, người có hành vi vi phạm cũng sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và không được cấp GPLX trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm. Nếu như có nhu cầu cần cấp lại GPLX cần học sát hạch lại như trường hợp cấp GPLX lần đầu.

Như vậy, so với quy định đang được áp dụng hiện nay, Thông tư 05 mới được Bộ GTVT ban hành đã bổ sung thêm trường hợp thu hồi GPLX nếu để người khác sử dụng GPLX của mình. 
Như vậy, so với quy định đang được áp dụng hiện nay, Thông tư 05 mới được Bộ GTVT ban hành đã bổ sung thêm trường hợp thu hồi GPLX nếu để người khác sử dụng GPLX của mình.

Đối với trường hợp này, sau 1 năm kể từ ngày quyết định thu hồi GPLX có hiệu lực, các cá nhân nếu có nhu cầu cấp GPLX thì cần đăng ký với Sở Giao thông vận tải để sát hạch lại nội dung được quy định tại khoản 4 điều 21 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT.

Đối với trường hợp giấy phép lái  xe bị thu hồi do “Có sai sót một trong các thông tin về họ tên, ngày sinh, quốc tịch, nơi cư trú, hạng GPLX, giá trị cấp, ngày trúng tuyển, người ký” sẽ được xử lý theo hai trường hợp.

Cụ thể:

– Nếu giấy phép còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 3 tháng cần thực hiện thủ tục đổi GPLX do ngành GTVT cấp.

– Nếu GPLX quá thời hạn sử dụng trên 3 tháng cần phải thủ tục cấp lại GPLX

Bất lực vì xe né trạm, chủ BOT rao bán trạm thu phí giá 1.200 tỉ đồng, ai muốn thầu thì nhào vô

0

Nhiều lần kiến nghị cơ quan thẩm quyền đưa giải pháp hạn chế xe né trạm nhưng không thành, Công ty 545 – chủ BOT Điện Thắng Trung (Điện Bàn, Quảng Nam) đề nghị Nhà nước mua lại quyền khai thác tuyến đường mà doanh nghiệp đã đầu tư.

Trạm BOT của Công ty 545 đang ngày càng ít xe qua lại do các đường dân sinh mở ra hai bên hông trạm - Ảnh: B.D.

Trạm BOT của Công ty 545 đang ngày càng ít xe qua lại do các đường dân sinh mở ra hai bên hông trạm – Ảnh: B.D.

Theo một nguồn tin của Tuổi Trẻ Online, mức khái toán và đề xuất giá bán lại mà doanh nghiệp đưa ra là 1.200 tỉ đồng.

Bất lực nhìn xe né trạm

Trong văn bản gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và các đơn vị liên quan, Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng công trình 545 cho rằng trạm thu phí BOT Điện Thắng Trung vận hành thương mại từ năm 2016.

Tuy nhiên từ năm 2018, có nhiều tuyến đường mở ra khiến lượng xe qua trạm giảm hẳn. Tới nay phương án tài chính đã giảm tới 90%.

Dù đã nhiều lần gửi kiến nghị tới địa phương nhưng tới nay tình hình vẫn chưa được cải thiện. Doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản.

“Nhằm đảm bảo việc thanh toán nợ vay cho dự án đúng thời gian quy định và tránh quá hạn, nợ xấu ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị; cũng như tránh nguy cơ bể phương án tài chính với dự án BOT Điện Thắng Trung, Công ty 545 một lần nữa đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam xem xét mua lại toàn bộ dự án BOT qua Quảng Nam.

Ngã ba

Xe rẽ vào khu dân cư vòng qua mà không vào trạm thu phí – Ảnh: B.D.

Hoặc hỗ trợ một phần kinh phí để đơn vị có nguồn trả nợ ngân hàng, hoặc có phương án di dời trạm đến vị trí thuận lợi hơn.

Có như vậy mới giúp nhà đầu tư không bị vỡ nợ, phá sản, đúng theo tinh thần ý kiến Thủ tướng đã nêu “đảm bảo lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” – văn bản do ông Thân Hóa, giám đốc Công ty 545 ký, đề cập.

Thương doanh nghiệp, nhưng còn dân thì sao?

Phó chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn Nguyễn Xuân Hà cho rằng Công ty 545 có mối quan hệ rất thân thương, gắn bó và đồng hành với địa phương rất nhiều trong các chương trình an sinh xã hội.

Nhưng không vì thế mà chính quyền có thể làm theo ý của doanh nghiệp, đem dựng bảng cấm hết các đường dân sinh để hướng xe vào trạm.

Bởi ngoài doanh nghiệp còn có người dân. Một khi dân không đồng ý thì không  ai dám cấm đường. Thực tế qua lấy ý kiến người dân hai bên trạm thu phí cũng cho thấy 100% bà con không đồng tình cấm đường.

Việc cấm địa phương không phải muốn là được, mà phải có quy định, có thẩm quyền.

Để hỗ trợ doanh nghiệp trước mắt, tại cuộc họp với Công ty 545 ngày 28-5, thị xã Điện Bàn đã thống nhất cùng đơn vị quản lý đường bộ cho cắm các biển cấm mới để hạn chế xe né trạm.

Theo đó, từ nay các xe tải, xe khách có tuyến cố định trên quốc lộ 1A nếu không có điểm bốc dỡ hàng hóa, đón trả khách (qua khu dân cư hai bên trạm BOT) thì đi thẳng.

Các đường dân sinh hai bên trạm thu phí, xe qua lại dày đặc để né phí - Ảnh: B.D.

Các đường dân sinh hai bên trạm thu phí, xe qua lại dày đặc để né phí – Ảnh: B.D.

Theo ông Hà, thực tế việc cắm bảng cấm như vậy cũng chẳng giải quyết được gì lớn. Vì thực tế Điện Bàn đã hạn chế xe từ 2,5 tấn đến 10 tấn trong các đường rẽ vào khu dân cư. Còn xe con thì vẫn cứ đi vòng bình thường, lượng xe con chiếm tỉ lệ rất nhiều trên quốc lộ.

“Đây chẳng qua là giải pháp tạm thời chứ không phải vì trạm thu phí mà để Điện Bàn không phát triển đô thị được. Bởi chỉ tiêu Chính phủ giao đến năm 2030 Điện Bàn sẽ lên thành phố. Muốn vậy thì phải làm hạ tầng” – ông Hà nói.

Ông Hà cho biết đã đề nghị Công ty 545 xúc tiến các thủ tục bán lại quyền khai thác trạm BOT cho Nhà nước. Mức giá như ông Hà được nắm là 1.200 tỉ đồng

Từ nay không cho rẽ trái khi đèn xanh? Đèn đỏ không được rẽ phải?

0

Từ nay không cho rẽ trái khi đèn xanh? Đèn đỏ không được rẽ phải?

Tham gia diễn đàn Xây dựng văn hóa giao thông kỳ này là ý kiến của một bạn đọc đề xuất thay đổi cách phân luồng hoặc bố trí đèn để việc rẽ trái không gây nguy hiểm cho người đi đường.

Người đi xe máy chờ rẽ trái tại ngã tư Nguyễn Văn Trỗi – Trương Quốc Dung, Q.Phú Nhuận đã lấn sang làn đường của ôtô – Ảnh: HỮU THUẬN

Theo dõi diễn đàn Xây dựng văn hóa giao thông, tôi thấy có ý kiến về chuyện rẽ phải hay không rẽ phải khi đèn đỏ, tôi rất tâm đắc.

Song theo tôi, chuyện rẽ phải khi đèn đỏ chưa chắc đã bất tiện và nguy hiểm bằng rẽ trái khi đèn xanh.

Tôi từng một lần bị tông xe khi rẽ trái lúc đèn xanh. Lần đó tôi dừng xe trên đường Điện Biên Phủ chờ đèn xanh để rẽ trái vào đường Trương Định (Q.3, TP.HCM).

Vì để tiện rẽ trái khi đèn xanh thì tăng ga rẽ liền không gây cản trở người phía sau, tôi dừng xe sát vạch sơn trên làn đường ôtô mà không biết đó là vi phạm. Nào ngờ đó lại là tai họa cho mình.

Khi đèn xanh bật lên, tôi bật xinhan rồi tăng ga rẽ trái. Thình lình từ phía sau một chiếc xe máy tông thẳng tới hất tôi và chiếc xe văng nhào ra giữa ngã tư.

Chiếc xe máy kia cũng lật ngang ra đường. Tôi lồm cồm bò dậy, kiểm tra thì chỉ bị trầy đầu gối và cùi chỏ. May là lúc đó không có xe lớn, chứ không chắc đã đi “chầu ông bà”.

Thì ra chiếc xe kia từ phía sau chen lên, thấy còn đèn đỏ 1-2 giây là vội phóng lên, tới vạch sơn thì đúng lúc tôi rẽ trái nên gây tai nạn.

Chuyện đã xảy ra cách đây mấy năm rồi, từ đó tới giờ tôi vẫn còn ám ảnh và rất sợ mỗi lần phải rẽ trái.

Và tôi cũng từng chứng kiến nhiều tai nạn diễn ra trong lúc rẽ trái. Người từ bên này vừa thấy sắp chuyển sang đèn xanh là bắt đầu rẽ trái, trong khi người ở đường bên kia thấy đèn đỏ sắp bật lên thì ráng chạy vọt qua, kết quả là tông nhau giữa đường.

Thêm vào đó, thói quen của chúng ta là thường quan sát bên phải chứ ít khi để ý bên trái, vì vậy rất dễ xảy ra tai nạn khi rẽ trái hoặc tránh nhau về bên trái.

Tôi để ý thấy có nhiều trường hợp người đi xe máy khi sang đường hoặc rẽ trái không chú ý quan sát phía sau nên bị tông vào ôtô, xe tải đi cùng chiều và chết rất thảm.

Tôi nghĩ ngành giao thông cần phân luồng làm sao đừng cho phép rẽ trái là tốt nhất. Có thể bố trí liên hoàn những giao lộ chỉ cho rẽ phải hoặc chỉ cho rẽ trái ở những ngã ba đường một chiều để xe cộ không bị giao cắt với nhau.

Hoặc bố trí đèn riêng cho các xe rẽ trái trước rồi mới đến lượt xe đi thẳng và rẽ phải để tránh va chạm như tôi đã từng thấy.

Hiện nay có rất ít giao lộ mà ở đó đèn tín hiệu giao thông có pha riêng cho các xe rẽ trái. Như tại TP.HCM, tôi thấy chỉ có đèn này ở các giao lộ lớn trên xa lộ Hà Nội, quốc lộ 22, đường Nguyễn Văn Linh, đường Võ Văn Kiệt, đường Mai Chí Thọ…

Đi qua những giao lộ có pha đèn rẽ trái riêng, tuy có mất thời gian chờ vài chục giây nhưng bù lại là rất an toàn.

Nhiều người rẽ trái sai luật

Đại úy Trần Thị Hồng Nhung (phó đội trưởng đội tuyên truyền, điều tra tai nạn và xử lý giao thông – Phòng CSGT đường bộ, đường sắt Công an TP.HCM) cho biết những lỗi vi phạm rẽ trái của người tham gia giao thông phổ biến là không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.

Nghĩa là đèn đỏ hoặc đèn xanh không cho phép rẽ trái nhưng người điều khiển xe vẫn cứ rẽ trái như một “thói quen xấu”.

Ngoài ra, một lỗi vi phạm khá phổ biến liên quan đến việc rẽ trái là người lái xe chủ động lấn sang làn ôtô từ xa trước khi đến giao lộ để rẽ trái cho nhanh.

Di chuyển như vậy là vi phạm về lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường.

Nhiều người cũng ngộ nhận nếu phân làn vạch rời thì được phép di chuyển lấn làn nhưng quên rằng vạch rời chỉ cho phép chuyển hướng chứ không cho phép di chuyển thẳng trên một đoạn đường nhất định.

Chia sẻ về việc nhiều người phản ảnh do không được nhường đường nên “cực chẳng đã” họ mới di chuyển vào làn đường ôtô để tìm cách rẽ trái, đại úy Nhung cho biết trong điều kiện giao thông thông thoáng thì người lái xe đến giao lộ được phép rẽ trái, chỉ cần xinhan đèn và chuyển hướng rẽ trái, các xe chạy thẳng sẽ nhường đường cho xe đi qua.

Thực tế cho thấy chỉ khi lưu lượng xe lớn hoặc xảy ra ùn ứ thì những xe được phép rẽ trái tại những giao lộ cho phép mới bị cản trở bởi những dòng xe dày đặc. Người lái xe phải chủ động di chuyển gần hoặc sát vạch xe ôtô trước khi đến giao lộ, sau đó bật xinhan rẽ trái sẽ hạn chế bị xung đột giữa các dòng xe.

Theo đại úy Nhung, thời gian qua phòng cũng xử phạt rất nhiều trường hợp vi phạm rẽ trái sai luật theo chuyên đề và tích cực xử phạt “nguội” qua camera để răn đe, nâng cao ý thức tham gia giao thông.

Trong trường hợp người điều khiển xe vi phạm khi rẽ trái sẽ bị xử phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng và tước giấy phép lái xe 1 – 3 tháng đối với người điều khiển môtô, xe máy; phạt tiền từ 1,2 – 2 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 1 – 3 tháng đối với người điều khiển ôtô, máy kéo và các loại xe tương tự ôtô; phạt tiền từ 60.000 – 80.000 đồng đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác. (SƠN BÌNH)

Thăng tiến vù vù nhờ phong thuỷ: 8 bí mật chưa ai tiết lộ

0

Đừng bỏ lỡ 8 bí kíp đơn giản mà hiệu quả này để thu hút tài lộc, thăng tiến nhanh chóng và đạt được thành công trong công việc.

Phía sau chỗ ngồi nên có điểm tựa

Một yếu tố quan trọng cần lưu ý khi sắp xếp bàn làm việc tại nơi công sở là phải có điểm tựa phía sau lưng. Điều này giống như có người hỗ trợ và bảo vệ từ phía sau.

Theo phong thủy, nếu phía sau chỗ ngồi của bạn là đường đi hoặc hành lang, bạn sẽ khó tập trung, tinh thần dễ bị xao nhãng và hiệu suất làm việc giảm sút. Do đó, nếu có thể, hãy chọn vị trí ngồi có tường phía sau hoặc đặt bàn hoặc kệ để tạo điểm tựa vững chắc.

Phía trước bàn làm việc nên thoáng đãng

Khi bố trí bàn làm việc, việc đảm bảo không gian trước mặt rộng rãi và thoáng đãng là điều vô cùng quan trọng. Tránh đặt bàn làm việc đối diện với bất kỳ vật cản nào hoặc trong không gian chật hẹp, vì điều này có thể hạn chế tầm nhìn và tạo cảm giác tù túng. Nếu bàn làm việc đối diện với một bức tường, điều này có thể cản trở sự phát triển và may mắn của bạn, như thể mọi cơ hội đã bị bức tường chắn lại, không thể tiến triển.

Khi bố trí bàn làm việc, việc đảm bảo không gian trước mặt rộng rãi và thoáng đãng là điều vô cùng quan trọng

Khi bố trí bàn làm việc, việc đảm bảo không gian trước mặt rộng rãi và thoáng đãng là điều vô cùng quan trọng

Quanh bàn làm việc không có hành lang

Khi sắp xếp bàn làm việc, hãy chú ý đảm bảo không có hành lang phía sau, phía trước hay hai bên bàn để tránh tạo ra “lộ xung”. Tương tự như việc chọn nhà, tránh bị đường đâm thẳng vào để đảm bảo phong thủy tốt, việc không tiếp giáp với hành lang giúp bạn có một không gian làm việc thuận lợi và không bị cản trở, tạo điều kiện cho sự phát triển sự nghiệp và thăng tiến trong công việc.

Không ngồi đối diện cột

Trong môi trường công sở, việc bố trí chỗ ngồi sao cho không đối diện với cột là điều rất quan trọng. Nếu vị trí làm việc của bạn đối diện với cột, điều này có thể gây cảm giác như bị áp lực, dễ dẫn đến những sai sót trong công việc. Ngoài ra, việc ngồi trước cột cũng có thể gây ra tình trạng đau đầu và chóng mặt thường xuyên, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hiệu suất làm việc.

Trong môi trường công sở, việc bố trí chỗ ngồi sao cho không đối diện với cột là điều rất quan trọng

Trong môi trường công sở, việc bố trí chỗ ngồi sao cho không đối diện với cột là điều rất quan trọng

Tránh ngồi quá gần cửa ra vào

Ngồi làm việc quá gần cửa ra vào có thể khiến bạn bị gián đoạn và ảnh hưởng đến hiệu suất công việc.

Trong môi trường công sở, những người có chức vị cao thường được bố trí chỗ ngồi xa cửa ra vào. Điều này cũng áp dụng cho nhân viên ở các vị trí khác nhau: chỗ ngồi sẽ phản ánh vai trò và trách nhiệm của họ. Nếu bạn có quyền lựa chọn chỗ ngồi, hãy tránh vị trí quá gần cửa ra vào để không làm ảnh hưởng đến sự thăng tiến và tăng lương trong sự nghiệp của mình.

Xung cửa, xung đường

Đặt bàn làm việc thẳng hướng ra đường lớn hoặc cửa ra vào có thể gây ra sự xung đột, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người ngồi tại đó. Những người ngồi ở vị trí này thường dễ bị ốm vặt hoặc gặp phải những rủi ro không mong muốn. Khi sức khỏe không đảm bảo, tinh thần làm việc cũng sẽ bị suy giảm, từ đó ảnh hưởng đến khả năng thăng tiến trong sự nghiệp. Để giảm bớt tác động tiêu cực, bạn có thể cân nhắc đặt thêm kệ sách hoặc bình phong để tạo ra một không gian làm việc cân bằng hơn.

Đặt bàn làm việc thẳng hướng ra đường lớn hoặc cửa ra vào có thể gây ra sự xung đột, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người ngồi tại đó

Đặt bàn làm việc thẳng hướng ra đường lớn hoặc cửa ra vào có thể gây ra sự xung đột, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người ngồi tại đó

Tránh ngồi làm dưới xà ngang

Tương tự như phong thủy trong nhà ở, việc tránh ngồi ngay dưới xà nhà là rất quan trọng. Khi ngồi ở vị trí này, bạn có thể cảm thấy tinh thần bất ổn, đầu óc mờ mịt, dẫn đến những sai sót không mong muốn. Nếu không may bị bố trí ngồi dưới xà nhà, hãy cố gắng thương lượng với đồng nghiệp hoặc cấp trên để di chuyển chỗ ngồi một chút, tránh những điều không may có thể xảy ra.

Không ngồi làm ở góc cắt hoặc giao nhau của hành lang

Không nên đặt bàn làm việc tại các vị trí không cân đối hoặc nằm ở góc cắt giao nhau của hành lang. Những vị trí này có thể gây ra nhiều khó khăn trong công việc, làm cản trở cơ hội thăng tiến và tăng lương. Ngoài ra, bạn cũng dễ gặp phải mâu thuẫn hay hiểu lầm với đồng nghiệp, khiến mối quan hệ trong công việc trở nên căng thẳng và bất hòa.

*Thông tin chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm