Home Blog Page 633

Các nguyên nhân khiến xe gặp lỗi ‘cá vàng’

0

Cảm biến oxy, khí nạp lỗi, hở nắp xăng, các thiết bị ngoại vi gây tốn điện là những nguyên nhân khiến xe bị “cá vàng”.

Lỗi “cá vàng” là cách người dùng xe ở Việt Nam gọi cho lỗi hiện đèn “kiểm tra động cơ” (check  engine). Khi đó, hình ảnh  động cơ màu vàng (nhìn giống cá vàng) sẽ xuất hiện trên bảng táp-lô, tùy xe mà có thể kèm các dòng chữ cảnh báo. Đây là một trong những lỗi gây nhiều lo lắng cho người dùng, bởi những vấn đề xảy ra nằm ở  động cơ – trái tim của chiếc xe. Dưới đây là những nguyên nhân gây ra lỗi “cá vàng”.

Hỏng cảm biến oxy

Cảm biến oxy có chức năng đo lượng oxy không cháy trong hệ thống xả, sau đó thông qua hệ thống máy tính trên xe sẽ tính toán được hỗn hợp  chế hòa khí thích hợp để đốt cháy trong các xi-lanh.

Hầu hết các xe đều vẫn chạy được nếu cảm biến oxy hư hỏng, lỗi hoặc cần được thay thế, nhưng  động cơ sẽ dùng nhiều  nhiên liệu hơn thông thường, xảy ra hiện tượng “ăn” xăng. Khi cảm biến oxy có vấn đề, đèn báo kiểm tra  động cơ sẽ sáng. Nếu để tình trạng kéo dài có thể khiến hỏng các bộ phận như  bugi hay bộ chuyển đổi xúc tác, qua đó khiến xe thải khói nhiều hơn.

Có nhiều nguyên nhân khiến xe bị lỗi cá vàng, từ đơn giản đến phức tạp. Ảnh: Unsplash

Có nhiều nguyên nhân khiến xe bị lỗi cá vàng, từ đơn giản đến phức tạp. Ảnh: Unsplash

Các xe mới hiện nay được được trang bị hai cảm biến oxy, nằm ở trước và sau bộ trung hòa khí thải ( bộ chuyển đổi xúc tác). Khi hư hỏng bộ phận này cần kiểm tra và thay thế càng sớm càng tốt. Ngoài ra, hư hỏng bộ trung hòa khí thải hay  bugi cũng là nguyên nhân khiến xe bị “cá vàng”. Cách giải quyết là kiểm tra và thay mới.

Nắp bình  nhiên liệu hở hoặc chưa đóng

Nắp bình  nhiên liệu bị lỏng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến đèn kiểm tra  động cơ bật sáng. Hệ thống và đường dẫn nhiên liệu của xe hoạt động dưới áp suất nhất định, nếu nắp bình bị hở khiến mức áp suất giảm, hệ thống không hoạt động theo đúng như thiết kế, qua đó báo lỗi.

Trong trường hợp này chỉ cần đóng chặt nắp bình xăng, hệ thống sẽ tự động tắt cảnh báo sau vài phút. Nếu đóng chặt nắp nhưng vẫn có mùi xăng thoát ra ngoài, hoặc xộc vào khoang lái, khả năng cao nắp xăng đã bị lỏng, cần thay thế hoặc sửa chữa.

Cảm biến đo lưu lượng khí nạp (MAF) bị lỗi

Cảm biến đo lưu lưu khí nạp (Mass Airflow – MAF) thường nằm ở giữa lọc khí  động cơ và đường ống nạp, giúp xác định thể tích và tốc độ không khí đi vào  động cơ, từ đó giúp động cơ biết được cần bao nhiêu lượng không khí hòa cùng  nhiên liệu để đốt cháy trong xi-lanh, tỷ lệ này khác nhau dựa vào điều kiện môi trường, thời tiết, độ cao.

Các triệu chứng của lỗi cảm biến MAF bao gồm tua máy tăng cao khi chạy không tải, khó khởi động, bàn đạp ga hoạt động không mượt, tốn xăng, dễ chết máy và đèn kiểm tra động cơ sẽ sáng.

Các thiết bị ngoại vi “ăn” điện

Những thứ gắn thêm và sử dụng điện ắc-quy khi xe tắt như camera hành trình có tính năng giám sát 24/7, còi báo động, đèn có thể khiến xe bị hiện tượng nổi “cá vàng”, trong trường hợp ắc-quy bị rút điện khiến xe khó khởi động.

Nếu để ắc-quy yếu điện kéo dài sẽ khiến giảm nhanh tuổi thọ và không còn khả năng giữ điện. Nếu có trang bị các thiết bị gắn thêm và sử dụng điện từ ắc-quy, tài xế nên khởi động xe từ 20-30 phút mỗi ngày nếu không đi, nhằm giúp ắc-quy luôn được sạc đầy điện.

Khi gặp hiện tượng đèn báo kiểm tra  động cơ sáng, tài xế nên mang xe đến các cơ sở sửa chữa uy tín hoặc chính hãng để kiểm tra với thiết bị đọc/chẩn đoán lỗi chuyên dụng, nhằm xác định đúng vấn đề để khắc phục lỗi triệt để nhất.

Tân Phan (theo Digitaltrends)

Tại sao người bán cá hay dùng túi màu đen để đựng, đi chợ lâu năm mà không biết thì sẽ bị thiệt

0

Hóa ra chiếc túi màu đen của người bán cá mang rất nhiều thông điệp mà bạn nên biết

Ngày nay khi ra chợ dân sinh ở đâu bạn cũng sẽ gặp những chiếc túi nilon để đựng thực cho tiện. Túi nilon phổ biến tới mức nhiều nhà hoạt động môi trường phải lo lắng vì số lượng sử dụng chúng. Nhưng với những người đi chợ và bán hàng thì chúng rất tiện dụng. Túi nilon có nhiều dạng từ màu sắc tới kích thước độ mỏng dày. Tất nhiên nhà bán hàng nào cũng có đủ loại để phù hợp với nhu cầu khách hàng. Nhưng có một điểm rất đặc biệt trong việc sử dụng túi nilon ở các hàng bán ngoài chợ.

Các hàng bán rau, hàng đồ khô thường dùng túi nilon màu trắng, hồng, đỏ, xanh. Nhưng hàng tôm cá thì lại rất hay dùng túi màu đen.

ban ca cho ca

Túi màu đen thường là túi đựng rác trong gia đình. Vậy tại sao hàng tôm cá lại dùng túi màu đen?

Đặc tính túi màu đen vì vốn dĩ không thường dùng đựng thực phẩm mà chủ yếu cho đựng túi rác nên chúng dày hơn, sức chứa lớn hơn các túi màu trắng, hồng, xanh. Thế nên người bán cá thường dùng túi màu đen vì một số lý do sau:

-Túi màu đen có độ che phủ tốt hơn, nên khi đựng đồ vào trong túi đen sẽ không nhìn thấy bên trong có gì so với việc dùng túi màu hồng, trắng, xanh. Thế nên người bán cá khi đựng cá vào túi màu đen thì mùi tanh của cá giảm đi, khách hàng khó đánh giá độ tươi của cá hơn các túi khác.

-Túi màu đen dày hơn, nên chứa đựng tốt hơn. Một số người khi mua cá tôm sống thì thường yêu cầu cho nước vào, nên túi màu đen sẽ chứa tốt hơn

– Túi màu đen che phủ tốt nên khi mua cá, tôm, đựng vào túi màu đen thì sẽ không nhìn rõ máu như các túi màu trắng, hồng, xanh nên trông sẽ không bị ghê. Mặc dù khi mua cá làm sẵn thì người bán hàng sẽ rửa sạch bằng muối và nước nhưng khi cho vào túi chúng vẫn nhỏ ra nước máu đỏ nên dùng túi màu đen trông an toàn hơn, đỡ sợ hơn dùng túi màu khác.

– Vì túi màu đen nên khi đặt miếng cá lên sẽ làm nổi bật cá hơn nên trông cá sẽ hấp dẫn hơn là khi đặt chúng lên túi màu hồng, xanh, trắng. Do đó người bán hàng có thể thu hút người mua hơn.

– Túi màu đen che chắn tốt, nên nếu cho lên cân, người bán muốn gian lận thì có thể thêm nước vào cho nặng mà không bị phát hiện trong khi đó nếu dùng túi màu trắng hồng xanh là bị phát hiện ngay. Túi màu đen cũng dày và nặng hơn nên sẽ giúp người bán cân lên dôi hơn. Họ có thể cân tươi lên nhưng thực chất là đã bù trừ cho bao bì túi rồi.

cho ca ban tui

– Túi màu đen luôn được bán rẻ hơn các túi màu khác nên giúp người bán cá giảm giá thành hơn. Trong khi khi đó khi gói tôm cá thường không dùng 1 túi như hàng rau củ quả mà phải lồng túi vào nhau. Thế nên dùng túi màu đen lợi nhiều đường hơn túi màu khác.

Xử lý với hiện tượng túi màu đen?

Thực tế thì không phải hàng cá nào bây giờ cũng dùng túi màu đen, và không phải người bán nào cũng có ý gian lận. Thế nên khi đi chợ người mua chỉ cần tinh ý một chút.

Nếu thấy hàng đó dùng túi màu đen thì bạn nên nhắc bản thân cảnh giác hơn, quan sát cá kỹ hơn trước khi mua, đặc biệt nếu là cá đã cắt khúc, đã bán dở một phần. Chú ý phần máu cá xem có phải do người bán mới bôi lên không hay máu cá tự nhiên. Quan sát vây vẩy cá nếu đã có biểu hiện tái màu thì đó là cá ươn.

Nếu họ cho cá vào trong túi mới cân thì nên cẩn thận vì đó có thể là gian lận, bởi bình thường có thể đặt cá trực tiếp lên cân sau đó mới cho vào túi.

Nên mua ở những hàng uy tín hàng quen.

Để giảm bớt gánh nặng rác thải nhựa, bạn có thể đề nghị người bán cho mình tự cầm lấy túi nilon, vành ra cho họ bỏ cá vào để khỏi phải chồng nhiều lần túi.

Có 3 thứ để ở đầu giường, tài lộc kéo về, con cháu đời đời phú quý

0

Bạn có biết, những đồ vật này để ở đầu giường có thể thu hút tài lộc, giúp gia chủ ngày càng giàu có.

Theo quan niệm của phong thủy, đầu giường ngủ có những đồ vật sau sẽ giúp ích cho việc chiêu tài hút lộc và sức khỏe gia đình.

Đồng xu dưới gối

8

Người xưa cho rằng, nhà ai muốn chiêu lộc hút tài thì phải để đồng tiền xu đầu giường, đặt ở dưới gối. Xu ở đây thường là đồng ngũ đế, có tác dụng về mặt phong thủy. Những đồng xu này được đúc ngoài tròn, trong vuông. Tiền xu ngũ đế được cho là mang dương khí lớn, có thể trừ tà, xua đuổi ma quỷ và hút vận may về tiền bạc.

Khi đặt xu ngũ đế trên đầu giường, gia chủ nên để phía bên trái, hướng ra mép ngoài gần cửa. Trong phong thủy có quan niêm “trái Thanh Long, phải Bạch Hổ”, đặt tiền đúng hướng sẽ gia tăng vượng khí, đường quan lộ cũng dễ tiến xa.

Trong trường hợp nhà không có đồng xu ngũ đế này, có thể dùng đồng xu bằng bạc để thay thế. Xu bạc cũng mang lại tác dụng cầu may về tiền tài, giúp của cải trong nhà tăng lên, công việc của gia chủ phất lên như diều gặp gió.

Mặt khác, đồng xu bằng bạc còn có khả năng tránh gió, giúp hạn chế cảm mạo hoặc bị nhiễm lạnh. Người ta còn cho rằng, ma quỷ rất sợ bạc. Để đồng xu bạc dưới gối hoặc phía đầu giường sẽ khiến các vong hồn, âm binh tránh xa.

Quả bầu hồ lô

6

Ở các vùng nông thôn, quả bầu hồ lô không chỉ là một loại rau mà còn là biểu tượng của điềm lành vì chứa nhiều dinh dưỡng và nhiều nước. Các chuyên gia về phong thủy tin rằng bản thân quả bầu hồ lô có tác dụng hấp thụ tà khí, đồng thời cũng có ý nghĩa giúp gia đình hòa thuận, hạnh phúc. Vì vậy, bầu hồ lô thường được người bình dân treo ở nhà, vừa có thể làm đồ trang trí, vừa có ý nghĩa tốt đẹp.

Ngoài ra, treo quả bầu hồ lô ở đầu giường còn được cho là có tác dụng trừ tà, từ đó ngăn những thứ ô uế đến gần người đang ngủ.

Cầu đá thạch anh

9

Ở các vùng nông thôn, quả bầu hồ lô không chỉ là một loại rau mà còn là biểu tượng của điềm lành vì chứa nhiều dinh dưỡng và nhiều nước. Các chuyên gia về phong thủy tin rằng bản thân quả bầu hồ lô có tác dụng hấp thụ tà khí, đồng thời cũng có ý nghĩa giúp gia đình hòa thuận, hạnh phúc. Vì vậy, bầu hồ lô thường được người bình dân treo ở nhà, vừa có thể làm đồ trang trí, vừa có ý nghĩa tốt đẹp.

Ngoài ra, treo quả bầu hồ lô ở đầu giường còn được cho là có tác dụng trừ tà, từ đó ngăn những thứ ô uế đến gần người đang ngủ.

Một số kiêng kỵ cần biết khi kê giường ngủ

Đầu giường không để xà ngang ép đỉnh

Đầu giường có xà ngang ép đỉnh gọi là “huyền trâm sát” sẽ không có lợi cho sức khỏe của gia chủ. Nếu đầu giường nhà bạn đang có xà ngang ép đỉnh việc tốt nhất là kê tránh xà ngang. Trong trường hợp diện tích không cho phép thì có thể đặt giá sách, tủ trang trí nhỏ phía trên đầu giường vừa tiết kiệm diện tích vừa tránh xà ngang tác động trực tiếp xuống. Ngoài ra cũng có thể dùng trần thạch cao che lại chỗ xà ngang.

Không đặt gương chiếu thẳng vào đầu giường

Trong Phong thủy, gương có tác dụng phản xạ trở lại sát khí xông thẳng. Cho nên không được đặt gương chiếu thẳng vào đầu nằm, dưới chân hay tại vị trí mà thấy hình ảnh của mình trong gương. Điều này sẽ làm chúng ta có cảm giác như ai đó đang theo dõi. Không chỉ vậy, khi đang trong tình trạng mơ hồ vô tình nhìn thấy bóng trong gương sẽ bị giật mình dẫn đến giấc ngủ không được ngon và sâu.

Không nên để “lộ không” nơi đầu giường

Lộ không có nghĩa là đầu giường để chơi vơi, không có chỗ dựa, không có chỗ che chở. Việc kê như vậy sẽ dẫn đến hung nhiều cát ít. Nếu đầu giường không thể kê sát vào tường được thì cuối giường nên kê sát vào tường. Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt kệ tủ sát đầu giường cạnh vách tường cũng là một cách hóa giải.

10

Giường ngủ không được đặt ở vị trí có góc nhọn

Giường ngủ đặt ở vị trí có góc nhọn sẽ tạo sát khí không tốt. Điều này sẽ khiến gia chủ luôn có cảm giác nặng nề, khó ngủ. Nếu gặp trường hợp này cần phải xây thêm để góc nhọn thành góc tù, hoặc tìm cách bịt lại. Tuy nhiên, cách tốt nhất vẫn là tránh tuyệt đối những góc nhọn này.

Không kê đầu giường sát nhà vệ sinh

Nhà vệ sinh là nơi luôn ẩm ướt, không sạch sẽ. Vì vậy khi kê giường không nên kê sát vào nhà vệ sinh. Đặc biệt là đầu giường cần tuyệt đối tránh. Nếu nhà bạn đang phải nguyên tắc này thì nên xoay lại đầu giường hướng ra chỗ khác, không để chiếu thẳng vào cửa phòng vệ sinh.

Cách sang tên xe máy không cần chủ cũ mới nhất 2024

0

Hướng dẫn chi tiết cách sang tên   xe máy không cần chủ năm 2024, ai cũng nên biết rõ.

Sang tên   xe máy là gì?

Sang tên xe máy là một bước của quá trình chuyển nhượng tài sản (xe máy) từ người này cho người khác thông qua giao dịch dân sự bằng việc thực hiện thủ tục sang tên  xe tại cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn nhất định. Đây là quy định bắt buộc của luật nhằm đảm bảo các quyền nhằm đảm bảo các quyền lợi và nghĩa vụ về sau của các bên sau khi chuyển nhượng. Sau khi hoàn tất thủ tục sang tên  xe theo đúng quy định của pháp luật, bên mua sẽ có đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp đối với các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản  xe đã được pháp luật công nhận.

dang-ky-xe3
Các bước thực hiện thủ tục sang tên   xe máy không cần chủ cũ:

Bước 1: Làm thủ tục thu hồi

Người đang sử dụng xe đến cơ quan đang quản lý hồ sơ đăng ký chiếc xe để làm thủ tục thu hồi. Sau đó, kê khai giấy khai thu hồi đăng ký, biển số xe trên cổng dịch vụ công. Tiếp đến, cung cấp mã hồ sơ online và nộp hồ sơ giấy kèm theo biển số  xe, giấy đăng ký xe.

Sau khi xác nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký  xe cấp chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe.

Trường hợp cơ quan quản lý hồ sơ và cơ quan đăng ký sang tên xe là một thì người đang sử dụng xe không phải làm thủ tục thu hồi. Thay vào đó chỉ cần nộp chứng nhận đăng ký xe, biển số xe khi làm thủ tục sang tên.

Bước 2: Làm thủ tục sang tên   xe máy không cần chủ cũ

Người đang sử dụng xe làm thủ tục sang tên  xe tại cơ quan đăng ký  xe nơi thường trú hoặc tạm trú. Công an cấp xã nơi cư trú thực hiện sang tên   xe máy. Công an cấp huyện nơi cư trú thực hiện sang tên  xe ôtô.

Hồ sơ sang tên xe bao gồm: Giấy khai đăng ký xe (Ghi rõ quá trình mua bán và cam kết, chịu trách nhiệm về nguồn gốc hợp pháp của xe), chứng từ lệ phí trước bạ, chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe (có dán bản chà số máy, số khung  xe có đóng dấu giáp lai của cơ quan đăng ký xe).

dang-ky-xe
Bước 3: Người có nhu cầu sang tên  xe sẽ được nhận giấy hẹn trong 30 ngày. Cơ quan chức năng sẽ xác minh dữ liệu đăng ký xe.

Bước 4: Nhận kết quả sang tên  xe

Sau 30 ngày nếu không tranh chấp, khiếu kiện, cơ quan đăng ký xe sẽ ra quyết định xử phạt về hành vi không làm thủ tục thu hồi và giải quyết đăng ký sang tên xe cho người đang sử dụng xe.

Sang tên   xe máy cũ thì có giữ nguyên biển số định danh không?

Căn cứ quy định tại Điều 3 Thông tư 24/2023/TT-BCA, biển số định danh của  xe thuộc về chủ sở hữu   xe máy cũ. Do đó, khi sang tên xe máy cũ, biển số định danh của xe sẽ bị thu hồi chứ không được giữ nguyên.

Khi chủ  xe cũ đăng ký cho xe khác thuộc quyền sở hữu của mình, thì biển số định danh được cấp lại. Trường hợp sau 05 năm, chủ xe cũ không đăng ký xe mới thì biển số định danh sẽ chuyển vào kho biển số để đăng ký, cấp cho tổ chức, cá nhân theo quy định

Vì sao học kém nhưng thường thành công? Lý do quá chính xác

0

Học sinh kém không bao giờ làm những việc mà mình không thích, đặc biệt là các em cảm thấy nó vô nghĩa. Họ sẽ tập trung vào những thứ mình thích.

Họ vốn không quan trọng điểm số

Với nhiều người thì học sinh giỏi thì điểm số chính là dấu hiệu của thành công. Nhưng với kiểu người này thì không, thực tế, điểm số chỉ mang tính chủ quan, nó chẳng hề phụ thuộc vào kiến thức mà các yếu tố khác hay giáo viên hay tâm trạng của học sinh.

Học sinh dở không quan tâm đến điểm số, cũng chẳng quan tâm đến sự thừa nhận của người khác. Họ hài lòng với những gì mình làm được.

Học sinh dở không quan tâm đến điểm số, cũng chẳng quan tâm đến sự thừa nhận của người khác.  (ảnh minh họa)

Học sinh dở không quan tâm đến điểm số, cũng chẳng quan tâm đến sự thừa nhận của người khác. (ảnh minh họa)

Học sinh dở không dàn trải thời gian vào tất cả các môn

Học sinh kém không bao giờ làm những việc mà mình không thích, đặc biệt là các em cảm thấy nó vô nghĩa. Họ sẽ tập trung vào những thứ mình thích.

Trong khi đó học sinh giỏi sẽ cố gắng để giỏi hết các môn. Nhưng kết quả sau này thì họ lại lãng phí vào những mối quan hệ chẳng đâu vào đâu cả.

Họ có những việc khác để làm ngoài bài tập về nhà

Học sinh kém thì thường dành thời gian rảnh rỗi để làm những cách mình muốn như đọc sách, chơi thể thao, chơi nhạc…Nhưng học sinh giỏi họ chẳng có thời gian nghỉ ngơi nên lúc nào căng thẳng về mặt tâm lý. Chính điều này khiến họ chẳng thể hạnh phúc được.

Học sinh kém thì thường dành thời gian rảnh rỗi để làm những cách mình muốn như đọc sách, chơi thể thao, chơi nhạc... (ảnh minh họa)

Học sinh kém thì thường dành thời gian rảnh rỗi để làm những cách mình muốn như đọc sách, chơi thể thao, chơi nhạc… (ảnh minh họa)

Họ có thể chấp nhận thất bại

Có những người thường gặp khó khăn khi đối diện với thất bại. Sau mỗi lần sai thì đều coi đó việc lớn. Nhưng học sinh kém thường quen với việc thất bại, họ nghĩ đó chẳng phải là điều gì to tát. Thế nên khi lớn lên, họ có khả năng giai quyết căng thẳng tốt hơn, lấy lại tinh thần cũng tốt hơn.

Họ không làm mọi thứ một mình

Những người giỏi thì lúc nào nghĩ muốn làm gì họ sẽ chỉ làm một mình, họ quen với việc tự làm mọi việc. Nhưng những người học kém sẽ tận dụng người khác để có thứ mình muốn.

Nhiều người nghĩ tôi phải làm việc thật tốt hoặc không làm gì. (ảnh minh họa)

Nhiều người nghĩ tôi phải làm việc thật tốt hoặc không làm gì. (ảnh minh họa)

Khi trưởng thành, người luôn tự làm mọi việc sẽ khiến bản thân kiệt sức, trong khi người khác biết cách phân chia nhiệm vụ cho cấp dưới.

Họ cho phép mình không hoàn hảo

Nhiều người nghĩ tôi phải làm việc thật tốt hoặc không làm gì.

Nhưng cuộc sống này thật sự khắc nghiệt, làm cái gì cũng tốt là điều chẳng thể xảy ra được. Nhiều người làm việc điên cuồng để rồi chẳng có thời gian cho bản thân mình.

Xe máy sẽ phải kiểm định khí thải từ 1-1-2025

0

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực từ ngày 1-1-2025 quy định xe máy sẽ phải thực hiện kiểm định khí thải.

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 1-1-2025, với nhiều điểm mới đáng chú ý.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sẽ quy định cụ thể

Luật mới quy định việc xe mô tô mô tô,  xe gắn máy sẽ phải thực hiện kiểm định khí thải từ ngày 1-1-2025.

Việc kiểm định đối với  xe mô tô mô tô, xe gắn máy chỉ kiểm định khí thải. Việc kiểm định khí thải thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, được thực hiện tại các cơ sở kiểm định khí thải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc giaCũng theo luật mới, bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sẽ quy định trình tự, thủ tục cấp mới, cấp lại, tạm đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động cho cơ sở kiểm định khí thải  xe mô tô mô tô,  xe gắn máy

Bộ trưởng cũng quy định trình tự, thủ tục kiểm định khí thải  xe mô tô mô tô, xe gắn máy; quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở vật chất kỹ thuật và vị trí cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, cơ sở kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy

Trước đó Bộ Giao thông vận tải cho biết theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2016, phát thải khí thải từ xe cơ giới được nhận định là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường. Trong đó,  xe mô tô mô tô,  xe gắn máy là nguồn phát thải chất ô nhiễm lớn nhất.

Thống kê cho thấy tính đến cuối năm 2021, cả nước có hơn 68 triệu  mô tô. Riêng tại Hà Nội có khoảng 6 triệu  xe máy, trong đó có gần 3 triệu xe máy cũ sản xuất trước năm 2000.

Nhiều quy định mới về bảo vệ an toàn cho trẻ em

Bên cạnh đó, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ cũng bổ sung nhiều quy định mới để bảo vệ an toàn cho trẻ em khi đi trên xe máy, ô tô.

Luật quy định khi chở trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35m trên  xe ô tô không được cho trẻ em ngồi cùng hàng ghế với người lái  xe, trừ loại xe ô tô chỉ có một hàng ghế.

Người lái xe phải sử dụng, hướng dẫn sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em phù hợp

Luật cũng quy định thành viên trong gia đình có trách nhiệm tuyên truyền, nhắc nhở thành viên khác chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, sử dụng dây đai an toàn, ghế dành cho trẻ em hoặc có người lớn ngồi cùng trẻ em phía sau khi chở trẻ em dưới 6 tuổi bằng  xe gắn máy,  xe mô tô mô tô.

Cùng với đó luật mới cũng bổ sung các quy định liên quan  xe đưa đón học sinh. Trong đó,  xe ô tô kinh doanh vận tải chở trẻ em mầm non, học sinh ngoài việc bảo đảm các điều kiện theo quy định phải có thiết bị ghi nhận hình ảnh trẻ em mầm non, học sinh và thiết bị có chức năng cảnh báo, chống bỏ quên trẻ em trên xe.

Đồng thời xe có niên hạn sử dụng không quá 20 năm, có màu sơn theo quy định của Chính phủ.

Xe ô tô chở trẻ em mầm non hoặc học sinh tiểu học phải có dây đai an toàn phù hợp với lứa tuổi, hoặc sử dụng  xe có ghế ngồi phù hợp với lứa tuổi theo quy định của pháp luật.

Xe ô tô kinh doanh vận tải kết hợp với hoạt động đưa đón trẻ em mầm non, học sinh phải đáp ứng các yêu cầu, và có thiết bị ghi nhận hình ảnh trẻ, thiết bị có chức năng cảnh báo, chống bỏ quên trẻ em trên  xe đáp ứng yêu cầu đối với thiết bị của  xe.

Khi đưa đón trẻ em mầm non, học sinh tiểu học phải bố trí tối thiểu 1 người quản lý trên mỗi  xe ô tô để hướng dẫn, giám sát, duy trì trật tự và bảo đảm an toàn cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học trong suốt chuyến đi.

Trường hợp xe từ 29 chỗ trở lên (không kể chỗ của người lái xe) mà chở từ 27 trẻ em mầm non và học sinh tiểu học trở lên phải bố trí tối thiểu 2 người quản lý trên mỗi xe ô tô.

Người quản lý, người lái  xe có trách nhiệm kiểm tra trẻ em mầm non, học sinh tiểu học khi xuống  xe; không được để trẻ trên  xe khi người quản lý và người lái xe đã rời xe.

Lái xe ô tô đưa đón trẻ em mầm non, học sinh phải có tối thiểu 2 năm kinh nghiệm lái  xe vận tải hành khách…

Căn đường c:ực chuẩn với thầy dạy lái xe lâu năm: Chỉ với 5 bước, lái mới đi thành thạo như tài xế taxi, “cân” mọi cung đường khó

0

Căn  xe ô tô, căn khoảng cách với các  xe khác khi chạy trên đường là kỹ năng rất quan trọng nhằm đảm bảo an  toàn cho người điều khiển xe cũng như người đi đường.

Cách căn đường khi lái xe ô tô

Cách xác định vị trí x

Để xác định vị trí của xe ô tô, cần lấy vị trí của ngưới lái chiếu xuống mặt đường làm mốc chuẩn. Nếu vị trí của người lái chiếu xuống mặt đường lệch sang phải so với trục tim đường nghĩa là xe đang chạy sang phần đường bên phải. Vị trí này càng xa trục tim đường về bên phải bao nhiêu nghĩa là  xe đang chạy nhiều hơn sang phần đường bên phải bấy nhiêu.

Kỹ thuật căn đường khi lái  xe. (Ảnh minh hoạ).

Nếu vị trí của người lái chiếu xuống mặt đường lệch sang bên trái tim đường đồng thời cách tim đường 35 – 45 cm về bên trái, nghĩa là xe đang chạy đúng giữa đường.

Nếu vị trí của người lái chiếu xuống mặt đường lệch hẳn sang bên trái tim đường, đồng thời cách tim đường trên 45 cm nghĩa là xe đang chạy sang phần đường bên trái. Vị trí càng xa trục tim đường về bên trái bao nhiêu nghĩa là  xe càng chạy nhiều hơn sang phần đường bên trái bấy nhiêu.

Cách xác định hướng  xe di chuyển

Xe chạy thẳng đúng làn đường: Nếu vị trí của người lái chiếu xuống mặt đường song song với trục tim đường nghĩa là xe đang chạy đúng theo làn đường, không bị lệch.

Xe chạy lệch ra khỏi làn đường: Nếu vị trí của người lái chiếu xuống mặt đường tạo một góc so với trục tim đường nghĩa là xe đang chạy lệch làn đường. Tình huống này chỉ xảy ra khi xe cần chuyển làn hay chuyển hướng. Còn nếu đang đi thẳng mà thấy  xe có dấu hiệu lệch làn thì tiến hành chỉnh lại vô lăng để  xe bám theo đúng làn đường.

Cách căn đầu  xe ô tô

Phần đầu xe là khu vực khó cảm nhận để điều khiển chính xác, nhất là với người mới lái xe. Nguyên nhân do thiết kế đặc thù của phần đầu ô tô tạo ra nhiều điểm mù khiến người lái khó quan sát.

Mỗi loại xe sẽ có hình dáng và kích thước khác nhau nên cách canh khoảng cách trên xe hơi cũng sẽ khác nhau. Theo kinh nghiệm căn đường chính xác cho người mới lái xe, người lái nên tự xác định một điểm nào đó làm mốc, để từ đó có thể suy ra khoảng cách an  toàn. Điều này giúp canh đầu  xe một cách dễ dàng hơn.

Đo khoáng cách với  xe máy chạy phía trước

Để biết khoảng cách an  toàn giữa đầu  xe ô tô với xe máy chạy phía trước có thể tự đo như sau:

Đậu xe ô tô và đặt một chiếc xe máy cách đầu xe ô tô tầm 1 m. Tiếp theo ngồi vào ghế lái ô tô, xem mình có thể nhìn thấy đến điểm nào trên xe máy. Từ đó suy ra khi đi trên đường, nếu có xe máy chạy phía trước thì điều chỉnh khoảng cách xe sao cho thấy được điểm đó. Đây là khoảng cách an  toàn tối thiểu cần phải giữ.

Thông thường với  xe máy chạy phía trước, khoảng cách an  toàn tối thiểu là người lái ô tô thấy được biển số  xe máy. Do đó nếu thấy đầu  xe ô tô che khuất biển số xe máy phía trước thì cần giảm tốc độ gấp vì đã vượt quá khoảng cách an toàn.

Đối với ô tô chạy phía trước

Cách căn xe hai bên hông

Để biết cách căn đầu ô tô với xe ô tô chạy phía trước cũng thực hiện cách đo tương tự như trên. Hãy tìm một chiếc  xe ô tô đang đậu gần đó và lái xe của mình đến  gần xe họ sao cho đuôi xe họ cách đầu xe mình tầm 1 – 1,5 m (nhờ một người đứng bên ngoài quan sát). Sau đó từ ghế lái xem mình có thể thấy được điểm nào trên  xe ô tô phía trước, hãy lấy điểm đó làm mốc ghi nhớ. Thực hiện tương tự với các khoảng cách xa hơn. Ví dụ khi cách 1 m sẽ thấy được mép biển số, cách 2 m sẽ thấy được bánh sau, cách 3 m thấy được điểm tiếp đất của bánh sau…

Lưu ý ô tô có nhiều loại với độ cao gầm khác nhau như  xe sedan/hatchback, xe SUV, xe bán tải… Do đó muốn biết chính xác khoảng cách an  toàn với loại xe nào thì nên tiến hành đo với loại xe đó.

Thông thường khoảng cách an  toàn giữa hai ô tô tối thiểu là người lái  xe phía sau phải quan sát được biển số của xe chạy phía trước. Nếu xe phía sau muốn quay đầu khi xe phía trước đang đỗ thì xe phía sau cần phải có đủ khoảng trống. Trong tình huống này thông thường người lái phải lùi lại làm sao cho thấy được bánh xe của  xe phía trước là đủ.

Cách căn xe bên phải

Tương tự đầu xe, việc căn xe bên phải hay căn hông xe cũng gây khó khăn cho nhiều người. Khi chạy trên đường lớn, nhiều làn đường, người lái sẽ dễ căn hơn do khoảng cách giữa các  xe khá xa. Nhưng khi chạy trong phố, mật độ phương tiện dày đặc thì căn xe bên phải khá vất vả. Nếu sơ suất rất dễ bị va quẹt.

Để biết khoảng cách an  toàn giữa xe ô tô với  xe máy chạy bên phải có thể thực hiện bằng cách: Đậu  xe ô tô và đặt một chiếc  xe máy ở góc phải đầu xe. Tiếp theo ngồi vào ghế lái ô tô, xem mình có thể nhìn thấy đến điểm nào trên xe máy hoặc người lái xe máy. Từ đó suy ra khoảng cách an toàn. Có thể đặt xe máy ở nhiều vị trí khác nhau bên phải để tập quan sát cho quen mắt.

Còn để biết cách canh  xe bên phải đối với xe ô tô khác, tài xế hãy đỗ xe lại, tiến hành đo điểm giao nhau giữa đường thẳng kẻ từ bánh xe bên phải chạy lên và đường ngang kẻ từ mép đầu  xe chạy qua. Khi xác định được điểm mốc này, người lái có thể căn chỉnh dễ dàng hơn, tránh vướng các xe chạy bên phải.

Một cách canh phải khác là xem khoảng cách của xe họ với vạch phân cách là bao nhiêu. Nhìn gương chiếu hậu hoặc tưởng tượng đường bánh xe và dò theo để suy đoán khoảng cách mép  xe mình với vạch phân cách là bao nhiêu. Từ đó dự đoán khoảng cách xe mình và xe họ là bao nhiêu.

Cách căn khoảng cách với xe chạy làn ngược chiều

Trên đường bình thường

Khi hai  xe sắp gặp nhau, cả hai đều phải giảm tốc độ trong khoảng cách tối thiểu 100 – 200 m. Người lái cần đi đúng làn đường của mình. Để an  toàn có thể hình dung chia phần đường của mình thành 3 phần bằng nhau. Điểm từ vị trí người lái chiếu xuống mặt đường phải nằm trên đường phân chia 1/3 thứ nhất tính từ tim đường. Nghĩa là khi này,  xe sẽ nằm ở hơn 2/3 bên phải của phần đường. 1/3 còn lại bên trái cạnh tim đường sẽ để trống nhằm tránh hai xe va quẹt khi chạy qua nhau.

Trên đường hẹp

Với đường hẹp, theo quy tắc phần đường của  xe bên nào rộng thì chủ động nhường cho xe còn lại. Không nên cố tranh khi vào đường hẹp vì rất dễ mắc kẹt, gây cản trở giao thông. Lưu ý khi dừng xe để nhường đường cho xe chạy ngược chiều thì nên dừng xe ngay ngắn. Không dừng chéo đường, chếch đầu hướng vào và quay đuôi hướng ra.

Trên đường ổ gà, có chướng ngại vật

Vết bánh  xe phía trước bên trái sẽ cách 10 – 15 cm tính từ tâm cánh tay trái của người lái chiếu xuống mặt đường. Người lái chỉ cần dựa vào con số này là có thể tính được vị trí của vết bánh  xe phía trước bên trái, từ đó điều chỉnh để đi qua ổ gà hay chướng ngại vật một cách dễ dàng

‘Biển báo chỉ nằm bên phải – bẫy giao thông ở Việt Nam’

0

Biển cấm ôtô rẽ trái hoặc quay đầu nhưng lại nằm ở lề đường bên phải, cách xa có khi vài chục mét, rất khó quan sát.

Nhà hàng mà gia đình tôi thường ăn tối cuối tuần nằm ở phía bên kia đường, tức theo chiều di chuyển, tôi sẽ phải quay đầu. Nhiều năm nay tôi vẫn lái  xe như vậy. Nhưng cách đây vài tháng, chiếc  xe cầu vượt hoàn thiện. Vài ngày đầu khi chưa chính thức thông xe (nhưng vẫn mở cho các phương tiện di chuyển), ở nơi tôi thường quay đầu, cũng là đoạn từ cầu vượt xuống, có biển cấm quay đầu cắm ngay dải phân cách giữa đường. Tôi hiểu rằng khi có cầu vượt, nếu các phương tiện dừng ở đây để quay đầu sẽ gây ùn tắc giao thông. Hợp lý. Tôi đi lên điểm phía trên để quay đầu.

Nhưng chuyện xảy ra vào tuần sau đó, khi cầu đã thông  xe chính thức, tôi quay lại đây ăn tối, thì tấm biển báo cấm quay đầu đã không còn ở dải phân cách giữa đường nữa. Tôi hí hửng quay đầu thì bị chặn  xe. Hóa ra vẫn có biển cấm, nhưng nó đã di chuyển sang lề đường bên phải, và một chiếc xe buýt to lớn đã chắn hết tầm nhìn của tôi.

Biển cấm quay đầu từng có ở nơi khoanh tròn, nay được di chuyển sang bên phải. Ảnh: Lê Tuấn

Biển cấm quay đầu từng có ở nơi khoanh tròn, nay được di chuyển sang bên phải. Ảnh: Lê Tuấn

Vậy đấy, từ chỗ rất hiệu quả, chiếc biển báo được di chuyển ra chỗ kém hiệu quả hơn rất nhiều. Mà không chỉ trong phố, trên đường cao tốc cũng vậy. Khi ô tô chạy ở làn sát dải phân cách ở tốc độ 120 km/h, ở phía bên kia đường xuất hiện biển báo 80 km/h, tài xế phanh dúi dụi.

Tại sao việc đơn giản là cắm biển ở ngay dải phân cách để các phương tiện, đặc biệt là người lái ôtô dễ quan sát mà chúng ta không làm? Mà nếu để cẩn thận hơn, ở những nơi đường rộng, ví dụ 3-4 làn trở lên, cắm cả hai bên là tốt nhất. Biển báo hiện nay cứ như những cái bẫy giao thông.Một lần khác tôi đi với bạn, khi vào khu vực dân cư, ứng dụng bản đồ đọc thông báo giới hạn tốc độ 50 km/h, nhưng bạn tôi lái  xe không hiểu vì sao. Lúc ấy tôi mới nói có biển báo khu dân cư thật, nhưng nó nằm ở lề đường và một lùm cây um tùm bọc bên ngoài. Ở các góc khác nhau, có thể không nhìn thấy.

Tôi lái  xe ở nước ngoài, biển báo của họ thường đặt ngay ở giữa đường, rất dễ quan sát, không đánh đố cho những ai không quen đường. Việc dễ như vậy, sao ta không làm?

Độc giả Lê Tuấn

Cách check phạt nguội xe ô tô năm 2024: Người dân và doanh nghiệp cần biết

0
1. Quy định về phạt nguội

 

 Phạt nguội là hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đối với chủ phương tiện giao thông hoặc người điều khiển phương tiện giao thông mà không có mặt tại nơi xảy ra vi phạm. Hình thức xử phạt này được áp dụng đối với các lỗi vi phạm giao thông được ghi lại bằng camera giám sát.

Ngoài các dữ liệu từ camera, cơ chế  phạt nguội còn có thể áp dụng khi có các tư liệu vi phạm quy định tại Điều 29 Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định về Quy trình thu thập, sử dụng dữ liệu (thông tin, hình ảnh) thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Chương III Nghị định 135/2021/NĐ-CP và quy định sau đây:

(1) Đơn vị Cảnh sát giao thông thực hiện tiếp nhận, thu thập dữ liệu (thông tin, hình ảnh) gồm:

– Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt;

– Phòng Cảnh sát giao thông

– Đội Cảnh sát giao thông – trật tự thuộc Công an cấp huyện.

(2) Đơn vị Cảnh sát giao thông quy định tại Mục (1) có trách nhiệm thông báo công khai địa điểm, địa chỉ bưu chính, hộp thư điện tử, cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử, số điện thoại đường dây nóng của đơn vị để cá nhân, tổ chức biết cung cấp; tổ chức trực ban 24/24 giờ để tiếp nhận, thu thập dữ liệu (thông tin, hình ảnh).

(3) Cán bộ Cảnh sát giao thông khi tiếp nhận, thu thập được dữ liệu (thông tin, hình ảnh) phải xem xét, phân loại, nếu bảo đảm yêu cầu quy định thì ghi chép vào sổ (theo mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BCA) và báo cáo Thủ trưởng đơn vị có thẩm quyền thực hiện như sau:

– Trường hợp dữ liệu (thông tin, hình ảnh) phản ánh hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đang diễn ra trên tuyến, địa bàn phụ trách thì tổ chức lực lượng dừng phương tiện giao thông, kiểm soát, phát hiện vi phạm, xử lý theo quy định. Trường hợp không dừng được phương tiện giao thông để kiểm soát hoặc hành vi vi phạm được phản ánh đã kết thúc thì thực hiện biện pháp xác minh, xử lý theo quy định của pháp luật;

– Trường hợp không thuộc tuyến, địa bàn phụ trách của đơn vị thì thông báo cho đơn vị Cảnh sát giao thông có thẩm quyền thực hiện biện pháp xác minh, xử lý theo quy định của pháp luật.

(4) Việc xác minh thông tin về phương tiện giao thông, chủ phương tiện giao thông được thực hiện thông qua cơ quan đăng ký  xe, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ quan, tổ chức khác có liên quan.

(5) Căn cứ kết quả xác minh quy định tại Mục (4), Thủ trưởng đơn vị có thẩm quyền thụ lý giải quyết vụ việc thực hiện gửi thông báo đến chủ phương tiện, mời chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện đến trụ sở cơ quan Công an đã gửi thông báo để làm rõ vụ việc (theo mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BCA).

Trường hợp quá thời hạn 20 ngày, kể từ ngày gửi thông báo mà chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện giao thông không đến trụ sở cơ quan Công an đã ra thông báo để giải quyết vụ việc thì người có thẩm quyền thụ lý vụ việc tiếp tục gửi thông báo đến Công an xã, phường, thị trấn (theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BCA); Công an xã, phường, thị trấn khi nhận được thông báo có trách nhiệm chuyển đến chủ phương tiện, đề nghị chủ phương tiện thực hiện theo thông báo và thông báo lại cho cơ quan Công an đã gửi thông báo (theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BCA).

check phạt nguội

Cách  check phạt nguội phạt nguội  xe ô tô năm 2024: Người dân và doanh nghiệp cần biết (Ảnh minh họa – Nguồn từ internet)

2. Các cách check phạt nguội thông dụng năm 2024

Người dân và doanh nghiệp cần nắm rõ cách  check phạt nguội phạt nguội xe ô tô năm 2024 để kịp thời xử lý các lỗi vi phạm, tránh bị xử phạt nặng hơn.

2.1. Check phạt nguội trên website Cục Cảnh sát giao thông

Để tiến hành tra cứu phạt nguội trên website của Cục Cảnh sát giao thông, người dân tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập website của Cục Cảnh sát giao thông: TẠI ĐÂY.

Mục Tra cứu phương tiện vi phạm giao thông qua hình ảnh nằm phía bên phải màn hình.

Bước 2: Nhập đầy đủ biển số  xe cần kiểm tra và chọn loại phương tiện (Ô tô hoặc xe máy)

Bước 3: Nhập mã bảo mật (Cụm ký tự chữ và số bên cạnh ô trống)

Đôi khi xảy ra tình trạng nhập mã bảo mật không được, bạn đọc vui lòng thực hiện nhiều lần, nhập chính xác cụm ký tự chữ và số này.

Bước 4: Nhấn Tra cứu để tìm kết quả.

Lúc này hệ thống sẽ trả về kết quả vi phạm giao thông của phương tiện qua camera. Nếu không tìm thấy kết quả tức là  xe không bị  phạt nguội.

check phạt nguội 1

2.2.  Check phạt nguội phạt nguội trực tiếp trên website của Sở Giao thông Vận tải

Cách này chỉ áp dụng được với những tỉnh, thành có tích hợp  tra cứu phạt nguội trên website như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), Bà Rịa – Vũng Tàu…

Tại TPHCM, người dân có thể truy cập vào website: TẠI ĐÂY nhập các thông tin theo yêu cầu để tiến hành tra cứu.

check phạt nguội 3

2.3. Check phạt nguội bằng sử dụng ứng dụng trên thiết bị di động

Ngoài cách tra cứu trên máy tính, người dân có thể sử dụng các ứng dụng  tra cứu phạt nguội phạt nguội trên ứng dụng điện thoại di động. Các ứng dụng tra cứu  phạt nguội đều được hỗ trợ cài đặt trên cả nền tảng Android và IOS.

Trên đây là cách  check phạt nguội  xe ô tô năm 2024. Người dân và doanh nghiệp cần nắm rõ cách tra cứu để kịp thời xử lý các lỗi vi phạm, đảm bảo an toàn giao thông

15 bước cơ bản khi lái ô tô số sàn

0

Khác với số tự động, việc lái xe số sàn cần nhiều thao tác thuần thục vì vậy việc nắm rõ các bước cơ bản sẽ giúp các tài mới tự tin, đảm bảo an toàn khi lái ô tô số sàn.

 

Học lái ô tô số sàn thường khiến các tài mới bị lúng túng trong việc phối hợp các thao tác sang số, côn, ga,  phanh… Bởi so với ô tô số tự động, việc lái xe số sàn đòi hỏi nhiều thao tác xử lý. Để thuần thục, người học lái xe số sàn, thậm chí là các tài mới cần nắm rõ các bước vơ bản để có thể thao tác, xử lý thuần thục và đảm bảo an toàn.
15 bước cơ bản khi lái ô tô số sàn được Wikihow minh họa qua hình ảnh dưới đây sẽ góp phần giúp người học cũng như các tài mới dễ hình dung và “khắc cốt ghi tâm” khi lái ô tô số sàn:

1. Vào vị trí ghế lái, thắt dây an toàn

Đây là thao tác cơ bản đầu tiên bạn cần nhớ khi sử dụng ô tô. Việc thắt  dây an toàn sẽ giúp bạn và mọi người ngồi trên ô tô luôn được bảo vệ trước những rủi ro khi lưu thông ngoài đường.

2. Hiểu về nguyên tắc hoạt động của bộ ly hợp (côn, embrayage)

Với ô tô số sàn, người điều khiển cần ghi nhớ cần điều khiển chân côn nằm ở phía ngoài cùng bên trái. Vị trí chính giữa là  phanh và chân ga ở ngoài cùng bên phải. Côn được nhả ra để truyền động từ động cơ đang quay đến các bánh xe và cho phép bạn sang số. Trước khi bạn sang số (lên hoặc xuống), phải nhấn côn.

3. Điều chỉnh ghế ngồi, vị trí vô lăng

Cũng giống như các lái xe số tự động, người lái cần điều chỉnh vị trí ghế ngồi, vô lăng, gương chiếu hậu… để có tư thế ngồi phù hợp, thoải mái nhất với vóc dáng của mình và đảm bảo tầm nhìn, bao quát xung quanh. Chú ý chỉnh vị trí, khoảng cách ghế sao cho chân trái có thể nhấn hết chân côn xuống sàn.

4. Đạp, giữ chân côn sát sàn

Đây là cách giúp người lái có thể cảm nhận hành trình chân côn để chú ý xem chân côn chuyển động khác với chân  phanh và chân ga như thế nào. Tốt nhất, nên làm quen với việc cách thả chân côn nhanh và chậm.

5. Kiểm tra, đảm bảo chắc chắn cần số ở vị trí trung tâm N (Neutral)

Sau khi làm quen với hành trình chân côn, ga,  phanh… Nên kiểm tra để đảm bảo chắc chắn cần số ở vị trí trung tâm N (Neutral). N là chữ viết tắt từ “Neutral”, có nghĩa là vị trí số 0. Khi đang ở vị trí này động cơ xe chạy không tải (hoạt động nhưng không chuyển động). Vì vậy luôn cài số ở vị trí số N trong trường hợp kéo, đẩy xe khi đi bảo trì bảo dưỡng, kéo xe trên đường khi xe không mai gặp sự cố.

6. Đạp côn, vặn chìa khóa khởi động xe

Đạp sát chân côn, đồng thời xoay chìa khóa khởi động xe (hoặc nhấn nút với các xe có trang bị nút khởi động).

7. Khi động cơ đã được khởi động, có thể nhả chân khỏi chân côn (cần số ở vị trí trung tâm)

Khi động cơ đã được khởi động, người lái có thể nhả chân khỏi chân côn, nên nhớ lúc này cần số luôn ở vị trí trung tâm.

8. Đạp côn, vào số 1

Đạp hết hành trình chân côn, chuyển cần số sang vị trí số 1 theo sơ đồ trực quan về các số trên đỉnh cần số.

9. Nhả phanh tay, từ từ nhả chân côn cho xe di chuyển

Để xe có thể di chuyển, người lái nên nhả  phanh tay, sau đó từ từ nhấc chân ra khỏi bàn đạp côn cho đến khi bạn nghe tiếng động cơ bắt đầu giảm. Bạn có thể lặp lại quá trình này một vài lần cho đến khi bạn có thể nhận ra âm thanh này ngay lập tức. Đây là điểm ma sát của  ly hợp giúp chiếc xe chuyển động về phía trước và cũng là tạo cảm giác nhận biết xe bắt đầu di chuyển. Nhả bàn đạp  ly hợp là để nối chuyển động từ động cơ đến hệ thống truyền lực. Để động cơ không bị tắt đột ngột, xe ô tô chuyển động không bị rung giật, khi nhả bàn đạp ly hợp cần thực hiện theo trình tự sau: Khoảng 2/3 hành trình đầu nhả nhanh cho đĩa ma sát của ly hợp tiếp giáp với bánh đà. Khoảng 1/3 hành trình sau nhả từ từ, để tăng dần mô-men quay truyền từ động cơ đến hệ thống truyền lực.

10. Nhả côn, vào ga

Nhấc chân ra khỏi bàn đạp côn cho đến khi vòng quay giảm từ từ đồng thời chân phải nhấn nhẹ vào bàn đạp ga. “Côn ra, ga vào” – bạn sẽ phải làm việc này một vài lần để tìm được sự kết hợp nhịp nhàng giữa hai thao tác này. Lưu ý, nếu bạn thả chân côn quá nhanh xe sẽ bị dừng, tắt máy.

11. Đạp côn, sang số khi vòng tua máy đạt 2.500 – 3.000 vòng/phút

Thời điểm sang số phụ thuộc vào tốc độ, vòng tua chiếc xe bạn đang lái. Thông thường, khi đồng hồ vòng tua máy đạt 2.500 – 3.000 vòng/phút, âm thanh động cơ phát khá lớn. Bạn phải học cách nhận ra âm thanh này để chọn thời điểm sang số phù hợp. Nhấn chân côn và chuyển cần số từ vị trí số 1 thẳng xuống vị trí số 2.

12. Từ từ nhả chân côn và ấn nhẹ bàn đạp ga

Sau khi đã sang số, bạn nên lặp lại thao tác cũ: từ từ nhả chân côn và ấn nhẹ bàn đạp ga cho xe tăng tốc.

13. Tiếp tục đạp ga và nhả chân côn

Khi xe đang cài số và đang đạp ga bạn nên nhả chân ra khỏi chân côn. Để chân nghỉ trên chân côn là một thói quen xấu, nhấn chân côn sẽ tạo ra áp lực lên cơ chế làm việc chân côn – nên việc tăng áp lực sẽ khiến chân côn sớm bị mòn.

14. Khi muốn xe dừng lại: Buông chân ga, đạp chân phanh… và nhấn dần chân côn

Khi muốn giảm tốc độ, dừng xe ngườu lái nhả chân phải ra khỏi bàn đạp ga và nhấn chân  phanh xuống, nếu tốc độ di chuyển còn khoảng 15 km/giờ bạn sẽ cảm nhận thấy xe bắt đầu rung giật. Lúc này, nhấn hoàn toàn chân côn xuống, di chuyển cần số đến vị trí trung tâm (số N) để tránh xe bị tắt máy.

15. Khi bạn đã thuộc lòng những điều trên, lái xe số sàn là việc rất dễ dàng

Một khi đã làm chủ và thuần thục cách lái ô tô số sàn, người lái có thể kiểm soát chiếc xe theo phong cách của từng người lái