Home Blog Page 206

Bỏ lỡ 6 cuộc gọi, cô gái Lào Cai vừa sạc được điện thoại thì nhận tin bố đã mất: Nghe điện thoại của con đi bố ơi!

0

Không còn từ nào diễn tả được hết nỗi đau mất mát quá lớn này.

“Không phải sự thật đúng không bố. Bố nghe điện thoại con đi bố ơi…”

Thời gian qua, dân tình chứng kiến những thông tin đau xé lòng của đồng bào ở các tỉnh thành phía Bắc. Không chỉ thiệt hại về nhà cửa và tài sản, mà sự ra đi của những người dân đã để lại những tổn thất nặng nề không thể nào quên được.

Không có gì đau xót bằng việc biết tin người thân đã qua đời trong cơn bão lũ. Mới đây, cô gái T.N. (23 tuổi, Lào Cai) đã chia sẻ những dòng tâm sự đau đớn khi biết tin bố đã qua đời lúc 2h sáng giữa cơn lũ.

Bỏ lỡ 6 cuộc gọi, cô gái Lào Cai vừa sạc được điện thoại thì nhận tin bố đã mất: Nghe điện thoại của con đi bố ơi!- Ảnh 1.

Cô gái chết lặng khi thấy họ hàng nhắn bố đã qua đời lúc 2h sáng (Ảnh: T.N).

T.N. thốt lên đau lòng: “Lũ lấy mất bố em đi rồi”. Cô gái cho biết lúc sáng sớm, cô nhận được tin nhắn của người họ hàng: “N. ơi, con gọi lại cho cô ngay. Con ơi, bố con bị sập ta luy lúc 2h sáng rồi. Qua đời rồi”, cùng rất nhiều cuộc gọi nhỡ từ điện thoại của người bố (họ hàng, người thân dùng máy người đã khuất gọi cho con gái báo tin).

Không còn từ ngữ nào đủ diễn tả được hết nỗi đau đớn ấy. T.N. đã liên tục nhắn tin đến bố, nhưng giờ người cha đã đi xa, không còn rep được tin nhắn con gái nữa: “Bố ơi. Không phải sự thật đúng không bố. Bố nghe điện thoại con đi bố. Bố ơi, con sai rồi. Con gái đã quá vô tâm, giờ con hối hận lắm. Bố ơi, nghe điện thoại của con đi bố, con phải làm sao đây”.

Những cuộc gọi và tin nhắn rơi vào vô vọng, khi người cha đã không còn nữa.

Bỏ lỡ 6 cuộc gọi, cô gái Lào Cai vừa sạc được điện thoại thì nhận tin bố đã mất: Nghe điện thoại của con đi bố ơi!- Ảnh 2.

Con gái liên tục nhắn tin cho bố, nhưng giờ bố đã đi xa rồi. (Ảnh: T.N)

Hiện tại, T.N đã về tổ chức đám tang cho bố mình. Cô chia sẻ hình ảnh gục đầu khóc trên quan tài của bố, cùng dòng tâm sự: “Lần gặp bố đầu tiên sau 11 năm bố mẹ ly hôn, khi đó con đưa cháu đến gặp bố. Đây là lần gặp thứ 2, cuộc gặp bất ngờ không nói trước, cũng là mãi mãi không bao giờ gặp lại. Lời ra đi không từ mà biệt hoá ra đau thế này”.

Không nỗi đau nào bằng nỗi đau chia ly với người thân mãi mãi

Sau thời gian ngắn đăng tải, dòng chia sẻ của T.N đã nhận được rất nhiều bình luận động viên của cộng đồng mạng.

Nỗi đau mất đi người thân, đặc biệt là cha ẹ, chẳng có từ ngữ nào có thể diễn tả được hết sự đau đớn ấy. Nhiều người đã gửi lời chia buồn đến gia đình T.N, mong cô cùng người thân có thể bình tĩnh và mạnh mẽ để vượt qua nỗi đau mất mát lớn này.

Bỏ lỡ 6 cuộc gọi, cô gái Lào Cai vừa sạc được điện thoại thì nhận tin bố đã mất: Nghe điện thoại của con đi bố ơi!- Ảnh 3.

Không có nỗi đau nào lớn bằng chia ly người thân mãi mãi. (Tranh minh hoạ)

Một số bình luận nổi bật của cộng đồng mạng:

– “Bố mình mất cách đây 12 năm do đi làm công trình, cũng bị sập ta luy. Tự dưng đọc đến đoạn sập ta luy mà nước mắt chảy không ngừng. Mình sợ cảm giác đó, nhận cuộc gọi họ hàng thông báo cha mẹ ra đi đột ngột, không một lời từ biệt. Xin gửi cái ôm đến bạn và gia đình thật nhiều”.

– “Thương cậu và gia đình rất nhiều. Đọc tin nhắn thôi mà đau xót quá, mình đã khóc nãy giờ khi nghĩ về những người thân trong gia đình. Xin chia buồn cùng N.”.

– “Mình lướt xem thông tin về lũ lụt, nhìn những con số trên báo đài mà khóc không ngừng được. Vừa thoát ra được một lúc, nguôi nguôi hơn tí thì thấy tin nhắn của bạn. Quá đau xót, nước mắt lại trào ra tiếp. Xin chia buồn cùng N. và gia đình”.

– “Không nỗi đau nào bằng nỗi đau chia ly với người thân mãi mãi. Chia buồn cùng gia đình bạn, mạnh mẽ lên cậu nhé”.

– “Mấy hôm nay khu nhà ba mẹ mình cũng mất liên lạc, mình không gọi được mà còn nóng hết ruột, gọi đủ cho người này người kia, không dám buông điện thoại xuống. Đợi ròng rã mấy ngày mới thấy bố mẹ nhắn vẫn ổn, nhưng đừng gọi nữa kẻo hết pin. Thấy hoàn cảnh của bạn mà đau xót quá, gửi đến bạn và gia đình một cái ôm thật chặt”.

– “Nửa đêm đọc tin nhắn như này làm sao bình tĩnh được. Những người con làm ăn xa quê, thấy gia đình đang mắc kẹt trong cơn lũ. Mình phải xin về nhà ngay sau khi ngớt gió, chỉ sợ sẽ hối hận, không kịp về bên gia đình trong lúc người thân cần mình nhất”.

Người thông minh sẽ tích trữ 5 loại thực phẩm khi bão lũ, đừng mua nhiều rau thịt làm gì

0

Trước hết cần khẳng định với mọi người là chỉ tích trữ lương thực khi thật sự cần thiết thôi nhé. Thứ hai là khi muốn tích trữ lương thực đề phòng bão lũ thì đừng mua nhiều rau, cá thịt rồi cất ngăn đá vì khả nâng mất điện trong bão lũ là rất cao, thậm chí là mất điện  nhiều ngày liền, vậy những đồ ăn này có ăn được không!

Thực tế, qua nhiều năm kinh nghiệm chống bão lốc, lũ lụt, tổng kết lại có 5 loại thực phẩm đáp ứng tốt đủ các điều kiện nên tích trữ đề phòng báo lũ lần lượt là:

– bánh mì

– xúc xích

– củ quả

– đồ hộp chế biến sẵn

– sữa tươi.

Không bất ngờ khi đây là 5 “gương mặt vàng” được săn đón nhiều nhất tại chợ và siêu thị mỗi khi các bà, các mẹ cần tích trữ đồ ăn cho cả gia đình.

hình ảnh

Không nên mua nhiều thịt tươi, rau xanh tích trữ, ảnh: dSD

Dưới đây là lý do giải thích vì sao 5 thực này lại  là lựa chọn thông minh nhất khi tích trữ lương thực mùa bão lũ

– Đối với xúc xích đóng gói: sau khi mở túi, xúc xích có thể để được khoảng 3 – 5 ngày trong ngăn mát và 1 – 2 tháng trong ngăn đá.

– Đối với các loại bánh mì, sandwich: có thể giữ ở nhiệt độ phòng từ 3 – 7 ngày, điều này còn tùy vào loại bánh cũng như cách thức bảo quản của mỗi gia đình.

– Các loại củ quả sẽ có thể bảo quản trong vòng 1- 3 tháng trong tủ, 1 – 2 tuần ở ngoài.

– Các loại thực phẩm đóng hộp có hàm lượng axit cao như cà chua, trái cây ngâm chua có thể giữ được chất lượng tốt trong 12 – 18 tháng, còn thực phẩm đóng hộp có hàm lượng axit cao như thịt, rau thì bảo quản được từ 2 – 5 năm.

– Sữa tươi được chia ra làm 2 loại: sữa tiệt trùng và sữa thanh trùng. Sữa tiệt trùng đã được gia giảm thêm hương vị, vitamin và khoáng chất. Thời gian sử dụng thường kéo dài đến 48 giờ sau khi mở nắp. Sữa thanh trùng thì được làm từ 100% sữa nguyên chất, thời gian sử dụng kéo dài từ 5 – 7 ngày. Tuy vậy, cả 2 dòng sữa đều được khuyến khích sử dụng hết trong 24 giờ đầu tiên khi mở nắp.

hình ảnh

Nhu cầu tích trữ tăng cao khiến các chợ hà nội khan hiếm hàng trước và trong bão, ảnh: DSD

130.000 đồng 1 quả bí xanh ở Hà Nội, 35.000 1 bó rau muống ở Hà Nội sau ngày bão

Sáng 11/9, chị Nguyễn Ngọc Mai (Linh Đàm, quận Hoàng Mai) chia sẻ, chị thực sự bị “sốc” khi mua 1 quả bí xanh giá tới 130.000 đồng. ” Tôi không hỏi cụ thể nhưng ước lượng quả bí cùng lắm chỉ hơn 3 kg, như vậy tính ra hơn 40.000 đồng/kg. Trong khi đó, bình thường giá bí xanh chỉ khoảng 15.000 – 20.000 đồng/kg. Chưa bao giờ tôi mua 1 quả bí đắt đỏ như thế “, chị nói.

Không chỉ bí xanh, giá rau bắp cải cũng tăng lên tới gần 30.000 đồng/kg, trong khi bình thường chỉ khoảng 15.000 đồng/kg. ” Tôi mua 1 quả bí xanh, 1 cái bắp cải mà mất 170.000 đồng tiền rau. Giá cứ tăng như này thì đúng là không dám đi chợ nữa. Hôm nay giá rau còn đắt ngang thịt “, chị Mai than.

Chị Mai còn phản ánh, chất lượng rau hôm nay còn không được đẹp, xanh mướt như mọi hôm mà dập úa. Khi hỏi thì tiểu thương cho biết, do các vùng ngoại thành và các tỉnh ven Hà Nội là nơi cung ứng rau xanh bị ngập nên dường như không hàng để bán, số ít còn lại thì cũng bị ảnh hưởng bởi mưa lũ.

hình ảnh

Các loại rau có thể tăng giá gấp 2 -3 lần thường ngày, ảnh: DSD

Chị Nguyễn Thuỳ Linh (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ, sáng nay (11/9) giá các loại rau, củ, quả tại chợ Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy) tiếp tục tăng và nguồn hàng ít hơn so với hôm qua. Theo chị Linh, nhiều người mua tích trữ nên hiện giá rau tại chợ còn cao hơn cả siêu thị. ” Bình thường rau muống tôi chỉ mua 10.000 đồng/bó, cà chua 35.000/kg thì nay giá rau muống tăng lên tới 35.000 đồng/bó còn cà chua lên 55.000 đồng/kg.

Tương tự, mỗi bó rau cải cũng được bán ra với giá 23.000 đồng trong khi giá bình thường khoảng 10.000 đồng. Giá rau mồng tơi là khoảng hơn 20.000 đồng/bó, gấp đôi bình thường. Hành lá có giá 55.000 đồng/kg, tăng 10.000 đồng mỗi kg so với trước bão. Các loại củ quả khác như su su, bắp cải, cà rốt… thì tăng nhẹ so với trước, khoảng 5.000 – 10.000 đồng/kg “, chị Linh nói.

Tuy nhiên, chị Mai cho hay, còn có rau để mua lúc này là rất may mắn. Chiều qua, khi đi làm về qua chợ cóc gần nhà, chị thấy không chỗ nào còn hàng để bán. Sáng nay chị phải đi chợ sớm, nhưng các mặt hàng rau xanh cũng rất ít, các loại củ quả thì nhiều hơn một chút.

Chị Minh Hoa – một tiểu thương tại chợ Thanh Trì (quận Hoàng Mai) chia sẻ, mưa bão làm rau hỏng hết nên rất khan hiếm, kể cả chợ đầu mối cũng không có. Giá rau hiện tại tăng từng ngày, sắp tới nếu tình hình lũ kéo dài thì có thể còn đắt hơn nữa vì không có hàng để bán.

” Từ hôm bão tới nay, giá rau xanh như rau muống, mồng tơi, rau ngót…tăng từng ngày. Hôm nay, rau muống tôi nhập vào đã 28.000 đồng/mớ, tuy nhiên mọi người còn tranh nhau mua vì số lượng có hạn, không dồi dào như mọi khi. Mang về chợ tôi chỉ dám lấy lãi 1-2 nghìn đồng/mớ, lấy công làm lãi chứ không dám lấy nhiều vì lũ lụt nguồn cung khó khăn trong khi nhu cầu tiêu dùng của người dân lớn “, chị Hoa chia sẻ.

Toàn cảnh hiện trường vỡ đê sông Lô tại Tuyên Quang

0

Sáng 11/9, sau khi xảy ra sự cố vỡ đê sông Lô, một khu vực rộng lớn cùng nhiều nhà dân tại xã Quyết Thắng (Tuyên Quang) bị nhấn chìm dưới nước.

Ngày 11/9/2024, báo VTV đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Toàn cảnh hiện trường vỡ đê sông Lô tại Tuyên Quang”. Nội dung cụ thể như sau:

Như thông tin Thời báo VTV đã đưa vào tối 10/9, tại xã Quyết Thắng, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đã xảy ra sự cố vỡ đê sông Lô. Vị trí đê vỡ giáp ranh giữa xã Quyết Thắng của huyện Sơn Dương với xã Hợp Nhất của huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.

Theo ghi nhận của phóng viên Thời báo VTV vào sáng 11/9, đoạn đê bị vỡ có độ dài khoảng 10m và hiện tại vẫn chưa được khắc phục.


Mực nước ở trong đê và ngoài đê đã cân bằng khiến cho một khu vực rộng lớn cùng nhiều nhà dân tại xã Quyết Thắng bị nhấn chìm dưới nước.
Nước dâng lên cao đến sát mái nhà.
Theo thông tin từ UBND xã Quyết Thắng, có 35 hộ và 138 nhân khẩu trực tiếp bị ảnh hưởng bởi sự cố vỡ đê. Trong ngày 10/9, các hộ dân này đã được chính quyền địa phương di dời đến nơi an toàn.
Người dân xã Quyết Thắng bì bõm trong nước lũ di dời tài sản, vật nuôi.
Ông Âu Văn Luận – Chủ tịch UBND xã Quyết Thắng (Tuyên Quang) cho biết “Lực lượng chức năng đã tiến hành khắc phục sự cố suốt đêm qua nhưng hiện tại vị trí đê vỡ chưa được vá. Công tác ứng phó tạm thời dừng lại và chờ ý kiến chỉ đạo từ tỉnh”.
Ông Luận cho biết thêm: “Khu vực đê vỡ đã được phong toả bằng rào chắn và căng dây cảnh báo để đảm bảo an toàn cho người dân. Hiện tại chúng tôi vẫn đang tiếp tục thống kê thiệt hại do sự cố gây ra”.
Cùng ngày, báo Vietnamnet đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Diễn biến mới nhất vụ vỡ đê sông Lô ở Tuyên Quang”. Nội dung cụ thể như sau:
Trưa 11/9, trao đổi với PV VietNamNet, ông Âu Văn Luận, Chủ tịch UBND xã Quyết Thắng, huyện Sơn Dương cho biết chỗ đê bị vỡ chưa thể xử lý được nhưng công tác khắc phục vỡ đê đang phải tạm dừng. Huyện đang xin ý kiến tỉnh về phương án xử lý cũng như khảo sát, đánh giá lại hiện trạng vị trí đê vỡ.

Theo ông Luận, chiều dài đoạn đê vỡ khoảng trên 10m. Sáng nay, nước đã có dấu hiệu chững, tuy nhiên hiện tại lại tiếp tục có mưa.
Đoạn đê vỡ tại xã Quyết Thắng. Ảnh: Đức Anh
“Vụ việc không gây thiệt hại về người, địa phương đã di dời khoảng 30 hộ dân trong vùng ảnh hưởng đến nơi an toàn. Uớc tính diện tích bị nhấn chìm trong nước khoảng hơn 40ha”, ông Luận nói.

Hiện, lực lượng chức năng đã tiến hành rào chắn và cảnh báo nguy hiểm để đảm bảo an toàn cho người dân.

Trước đó, như VietNamNet đã thông tin, vào tối 10/9, đê sông Lô đoạn qua xã Quyết Thắng đã bị vỡ do nước sông lên cao.

Ngay sau khi đê vỡ, hàng trăm người dân và các lực lượng chức năng khẩn trương chuyển các bao đất, đá tới vị trí vỡ đê, nhiều xe tải chở vật liệu và máy xúc cũng đã được huy động tới hiện trường để ứng phó với sự cố.

Quặn lòng lũ quét ‘xóa sổ’ cả một bản ở Lào Cai: Nhà có 7 người thì chết 6, nhà của 11 người chỉ còn là bình địa

0

Cứ vài phút, lực lượng chức năng lại tìm thấy thi thể nạn nhân trong trận lũ quét vùi lấp cả bản Làng Nủ. Tại khu vực nhà văn hóa thôn, vang lên tiếng khóc xé lòng của nhiều người khi đến nhận mặt người thân.

Theo thông tin từ báo Dân Trí, trong túp lều dựng tạm dưới cơn mưa tầm tã, anh Hoàng Văn Thới ngồi khóc lặng người, ôm 2 chiếc quan tài gỗ nhỏ. Trong đó là đứa con một tuổi và đứa cháu ruột hai tuổi của anh. Bên cạnh đó là thi thể của vợ, của mẹ và hai con anh.

“Nhà có 7 người, chết hết rồi. Vợ tôi cùng 3 con và mẹ tôi, cháu tôi đều bị dòng lũ quét cuốn trôi rồi. Nhà cửa cũng không còn gì hết”, người đàn ông khóc lặng người, không nói nên lời.

Anh liên tục khóc “mất tất cả rồi, mẹ ơi, vợ ơi, con ơi”. Tiếng khóc của người đàn ông khiến người dân thôn Lủ cũng không thể cầm được nước mắt.

Các thi thể sau khi tìm thấy sẽ được đưa về Nhà văn hóa thôn Làng Nủ – Ảnh: Báo Dân trí

Anh Hoàng Văn Thới cố kìm nén nhưng liên tục bật khóc khi lần lượt đón nhận thi thể của vợ, 3 con và mẹ – Ảnh: Báo Dân trí

Chị Hoàng Thị Cảnh (36 tuổi) với đầy vết thương trên người, đang dõi đôi mắt ra xa nơi hiện trường hoang tàn của vụ lũ quét, để ngóng tin về người chồng còn mất tích. “Anh ơi, sao bao nhiêu người được đưa về mà mãi không thấy anh đâu”, chị Cảnh bật khóc.

Sáng 10/9, cả gia đình 4 người thức dậy sớm, rủ nhau lên núi xem nước cao tới đâu, nhưng khi đi giữa chừng thì người chồng quay lại. Đúng lúc ấy, cơn lũ dữ bùng nổ với tiếng động kinh hoàng, cuốn theo tất cả chỉ trong chớp mắt. Nghe tiếng nổ uỳnh và thấy nước bắn mù trời, 3 mẹ con chị Cảnh chỉ kịp cố chạy thật nhanh ngược lên phía trên núi.

“Nhà tôi ở trên đầu nguồn nên bị nước cuốn trong tích tắc. Tôi cõng theo đứa cháu cũng bị nước lũ cuốn trôi, nhưng may mắn dạt vào bờ nên được mọi người kéo lên. Tôi khắp người đẩy vết thương, còn cháu tôi bị cành cây đâm xuyên bụng”, người phụ nữ nhớ lại. Chị nói, mọi việc diễn ra trong tích tắc, và tiếng nổ vang trời khi ấy có lẽ là âm thanh ám ảnh chị mãi về sau.
Quặn lòng lũ quét 'xóa sổ' cả một bản ở Lào Cai: Nhà có 7 người thì chết 6, nhà của 11 người chỉ còn là bình địa - Ảnh 3Chị Hoàng Thị Cảnh với đầy vết thương trên người vừa khóc, vừa ngóng tin tức về người chồng đang mất tích – Ảnh: Báo Dân trí

Anh nhớ lại đêm 9/9, thôn Làng Lủ có mưa lớn, nước dâng cao trên con suối Vằng Cuồng chảy trước nhà. Thấy ngọn đồi phía sau nhà có nguy cơ sạt lở, anh Thời quyết định cho mẹ và các con của mình lánh sang nhà người em gái ở bên kia suối.

“”Mẹ em với các cháu, hơn chục người chết ở chỗ này. Vợ chồng tôi và một người chị dâu vẫn ở lại bên này vì nghĩ mình người lớn khỏe mạnh, còn nhà bên kia suối an toàn hơn thì nhường cho mẹ và các cháu”, anh Thợi chia sẻ.

Căn nhà “được cho là an toàn” có tất cả 11 người thân của anh Thợi trú bên trong. Lúc gần 6h sáng 10/9, phía dãy núi Con Voi – thượng nguồn của suối Vằng Cuồng – phát ra một tiếng nổ ầm.

Anh Thời cầm đèn pin chạy ra xem, chỉ thấy khói cuộn phía đỉnh núi. Tiếng nổ thứ 2 kế tiếp, kéo theo khối nước và bùn đất khổng lồ đổ thẳng xuống thôn. Xung quanh tối mịt, vài căn nhà văng lên cao.

Khi trời sáng trở lại, anh Thời bàng hoàng chứng kiến nơi trú ẩn của 11 người trong gia đình chỉ còn là bình địa. 11 người thân của anh Thợi, trong đó có 1 người già và 6 trẻ nhỏ, mất tích sau trận lũ. Chiều 10/9, anh tìm được mẹ, nhưng chỉ là nửa trên của thi thể. Đến sáng 11/9, lực lượng dân quân mới tìm thêm được nửa dưới. Đứng trước 5 thi thể người thân mới được tìm thấy trên đồi cọ, người đàn ông không ngừng bật khóc.
Quặn lòng lũ quét 'xóa sổ' cả một bản ở Lào Cai: Nhà có 7 người thì chết 6, nhà của 11 người chỉ còn là bình địa - Ảnh 4Anh Thời bàng hoàng chứng kiến nơi trú ẩn của 11 người trong gia đình chỉ còn là bình địa – Ảnh: Báo Dân trí

Chị Nguyễn Thị Tâm khóc nức nở khi họ hàng nhà chồng chị có đến 13 người mất tích do trận lũ quét kinh hoàng. Chị Tâm nói: “Tôi đau đớn vô cùng khi có đến 13 người thân (9 người lớn và 4 trẻ nhỏ) mất tích do lũ quét, hiện tại đã tìm thấy thi thể của 5 người (có 2 trẻ nhỏ). Tôi cầu mong cơ quan chức năng sớm tìm được đầy đủ các thi thể”.
Quặn lòng lũ quét 'xóa sổ' cả một bản ở Lào Cai: Nhà có 7 người thì chết 6, nhà của 11 người chỉ còn là bình địa - Ảnh 5Chị Nguyễn Thị Tâm khóc nức nở khi họ hàng nhà chồng chị có đến 13 người mất tích do trận lũ quét kinh hoàng – Ảnh: Báo Dân trí

Theo thông tin từ báo Lao Động, hiện có rất nhiều lực lượng tham gia tìm kiếm với khoảng 200 cán bộ chiến sĩ của Quân khu 2 và 200 người là các lực lượng của địa phương, trước mắt cần hoàn thiện sơ đồ chính xác để tập trung tìm kiếm.

“Thời gian tìm kiếm có thể mất một tuần hoặc lâu hơn” – Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Đặng Xuân Phong, Tổng Chỉ huy công tác tìm kiếm cứu nạn những nạn nhân mất tích trong vụ lũ quét ở thôn Làng Nủ, nhận định.

Về giải pháp sử dụng chó nghiệp vụ tìm kiếm nạn nhân, ông Đặng Xuân Phong lo ngại nếu nạn nhân bị vùi lấp sâu 5-7m thì chó nghiệp vụ cũng rất khó tìm được.
Quặn lòng lũ quét 'xóa sổ' cả một bản ở Lào Cai: Nhà có 7 người thì chết 6, nhà của 11 người chỉ còn là bình địa - Ảnh 6Quặn lòng lũ quét 'xóa sổ' cả một bản ở Lào Cai: Nhà có 7 người thì chết 6, nhà của 11 người chỉ còn là bình địa - Ảnh 7Tiếng khóc vang khắp vùng khi những người dân nhận ra thi thể người thân được đưa về – Ảnh: Báo Lao Động

Đại tá Nguyễn Đức Cương – Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lào Cai – cũng cho biết, nhiệm vụ quan trọng bây giờ là tìm kiếm cứu nạn, tuyên truyền người dân di dời khỏi các vị trí nguy cơ sạt lở tiếp. Hiện trường rất phức tạp, khoảng hơn 1 triệu m3 đất bùn, có nhiều phuơng án là vừa tìm thủ công vừa dùng nước xả.

Thời tiết đang mưa phức tạp, nguy cơ sạt lở vẫn còn, tỉnh đang đánh giá khảo sát lại địa chất, đảm bảo an toàn cho lực lượng tìm kiếm…

Nguồn : https://phunusuckhoe.giadinhonline.vn/phu-nu-va-gia-dinh/quan-long-lu-quet-xoa-so-ca-mot-ban-o-lao-cai-nha-co-7-nguoi-thi-chet-6-nha-cua-11-nguoi-chi-con-la-binh-ia-699154.html

Thêm bão mới ngoài khơi Philippines, khả năng mạnh thành bão cuồng phong

0

Áp thấp nhiệt đới gần Philippines đã mạnh lên thành bão Bebinca, cách bờ biển Đông Eastern Visayas của nước này khoảng 2.105km tính tới 22h ngày 10-9.

Dự báo đường đi của bão Bebinca – Ảnh: NYT

Theo Cục Quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines (PAGASA), tối 10-9, áp thấp nhiệt đới bên ngoài khu vực dự báo (PAR) đã mạnh lên thành bão Bebinca sau khi di chuyển qua gần đảo Guam của Mỹ.

Tên bão Bebinca do Macau đặt ra, mang ý nghĩa là “món bánh pudding sữa Macau”, theo báo Rappler.

Bão Bebinca di chuyển theo hướng tây bắc với vận tốc 20km/h. Hiện tại cơn bão có sức gió duy trì tối đa 65km/h và gió giật lên tới 80km/h.

Theo dự báo ban đầu của PAGASA, bão Bebinca có thể đi vào vùng PAR của Philippines vào tối 13-9 và rời PAR vào ngày tiếp theo. Khi đó, bão sẽ được đặt tên địa phương là Ferdie.

Đến thời điểm bão Bebinca vào PAR, có khả năng nó sẽ tăng cấp ngay trong sáng 13-9.

PAGASA không loại trừ khả năng Bebinca sẽ mạnh lên thành bão cuồng phong (typhoon, bão rất mạnh), do hiện tại nó vẫn đang ở trên vùng biển Thái Bình Dương.

Dự kiến trong thời gian ngắn ở trong PAR, Bebinca sẽ chỉ di chuyển qua vùng biển gần biên giới phía đông bắc của PAR và không đổ bộ vào đất liền.

Cơn bão cũng được dự đoán sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến bất kỳ khu vực nào của Philippines.

Tuy nhiên, dự báo đường đi của bão cho thấy có khả năng nó sẽ tiếp cận bờ biển Thượng Hải ở phía Đông Trung Quốc.

Bên cạnh đó, PAGASA cảnh báo bão Bebinca sẽ làm tăng cường gió mùa tây nam hay còn gọi là gió habagat theo tiếng địa phương. Gió habagat sẽ gây mưa rải rác ở Visayas và Palawan, cùng với mưa rào và dông rải rác ở Bicol, Mimaropa và Mindanao bắt đầu từ ngày 12-9.

Dự báo lượng mưa do gió habagat có thể thay đổi tùy thuộc vào đường đi và cường độ của bão Bebinca.

Trước đó, cơ quan khí tượng này cũng cho biết phần lớn các khu vực của Philippines sẽ có thời tiết nhìn chung ổn định vào ngày 11-9, chỉ có mưa rào và dông nhẹ xuất hiện rải rác.

Nguồn : https://tuoitre.vn/them-bao-moi-ngoai-khoi-philippines-kha-nang-manh-thanh-bao-cuong-phong-20240911103631411.htm

Toàn cảnh hiện trường vỡ đê sông Lô tại Tuyên Quang

0

Sáng 11/9, sau khi xảy ra sự cố vỡ đê sông Lô, một khu vực rộng lớn cùng nhiều nhà dân tại xã Quyết Thắng (Tuyên Quang) bị nhấn chìm dưới nước.

Ngày 11/9/2024, báo VTV đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Toàn cảnh hiện trường vỡ đê sông Lô tại Tuyên Quang”. Nội dung cụ thể như sau:

Như thông tin Thời báo VTV đã đưa vào tối 10/9, tại xã Quyết Thắng, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đã xảy ra sự cố vỡ đê sông Lô. Vị trí đê vỡ giáp ranh giữa xã Quyết Thắng của huyện Sơn Dương với xã Hợp Nhất của huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.

Theo ghi nhận của phóng viên Thời báo VTV vào sáng 11/9, đoạn đê bị vỡ có độ dài khoảng 10m và hiện tại vẫn chưa được khắc phục.

Mực nước ở trong đê và ngoài đê đã cân bằng khiến cho một khu vực rộng lớn cùng nhiều nhà dân tại xã Quyết Thắng bị nhấn chìm dưới nước.
Nước dâng lên cao đến sát mái nhà.
Theo thông tin từ UBND xã Quyết Thắng, có 35 hộ và 138 nhân khẩu trực tiếp bị ảnh hưởng bởi sự cố vỡ đê. Trong ngày 10/9, các hộ dân này đã được chính quyền địa phương di dời đến nơi an toàn.
Người dân xã Quyết Thắng bì bõm trong nước lũ di dời tài sản, vật nuôi.
Ông Âu Văn Luận – Chủ tịch UBND xã Quyết Thắng (Tuyên Quang) cho biết “Lực lượng chức năng đã tiến hành khắc phục sự cố suốt đêm qua nhưng hiện tại vị trí đê vỡ chưa được vá. Công tác ứng phó tạm thời dừng lại và chờ ý kiến chỉ đạo từ tỉnh”.
Ông Luận cho biết thêm: “Khu vực đê vỡ đã được phong toả bằng rào chắn và căng dây cảnh báo để đảm bảo an toàn cho người dân. Hiện tại chúng tôi vẫn đang tiếp tục thống kê thiệt hại do sự cố gây ra”.

Cùng ngày, báo Vietnamnet đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Diễn biến mới nhất vụ vỡ đê sông Lô ở Tuyên Quang”. Nội dung cụ thể như sau:

Trưa 11/9, trao đổi với PV VietNamNet, ông Âu Văn Luận, Chủ tịch UBND xã Quyết Thắng, huyện Sơn Dương cho biết chỗ đê bị vỡ chưa thể xử lý được nhưng công tác khắc phục vỡ đê đang phải tạm dừng. Huyện đang xin ý kiến tỉnh về phương án xử lý cũng như khảo sát, đánh giá lại hiện trạng vị trí đê vỡ.

Theo ông Luận, chiều dài đoạn đê vỡ khoảng trên 10m. Sáng nay, nước đã có dấu hiệu chững, tuy nhiên hiện tại lại tiếp tục có mưa.

Đoạn đê vỡ tại xã Quyết Thắng. Ảnh: Đức Anh

“Vụ việc không gây thiệt hại về người, địa phương đã di dời khoảng 30 hộ dân trong vùng ảnh hưởng đến nơi an toàn. Uớc tính diện tích bị nhấn chìm trong nước khoảng hơn 40ha”, ông Luận nói.

Hiện, lực lượng chức năng đã tiến hành rào chắn và cảnh báo nguy hiểm để đảm bảo an toàn cho người dân.

Trước đó, như VietNamNet đã thông tin, vào tối 10/9, đê sông Lô đoạn qua xã Quyết Thắng đã bị vỡ do nước sông lên cao.

Ngay sau khi đê vỡ, hàng trăm người dân và các lực lượng chức năng khẩn trương chuyển các bao đất, đá tới vị trí vỡ đê, nhiều xe tải chở vật liệu và máy xúc cũng đã được huy động tới hiện trường để ứng phó với sự cố.

Nguồn : https://sohuutritue.net.vn/toan-canh-hien-truong-vo-de-song-lo-tai-tuyen-quang-d237621.html

Á/m ả/nh những chiếc quan tài nối đuôi nhau vào Làng Nủ. Mấy chục th/i/th/e đã được tập kết thành hàng dài

0

Sáng 11/9, có thêm nhiều thi thể được tìm thấy sau trận lũ quét kinh hoàng ở thôn Làng Nủ. Tiếng khóc vang khắp Nhà văn hóa thôn khi những người dân nhận ra thi thể người thân được đưa về.
Tiếng khóc xé lòng từ hiện trường vụ lũ quét kinh hoàng ở Lào Cai - 1
Một thi thể được người dân và lực lượng chức năng đưa từ hiện trường vụ lũ quét về Nhà văn hóa thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai).
Tiếng khóc xé lòng từ hiện trường vụ lũ quét kinh hoàng ở Lào Cai - 2
Từ sáng sớm, lực lượng công an, bộ đội và người dân thôn Làng Nủ đã có mặt ở hiện trường để tìm kiếm các nạn nhân mất tích.

Tiếng khóc xé lòng từ hiện trường vụ lũ quét kinh hoàng ở Lào Cai - 3
Lực lượng chức năng tìm kiếm thi thể nạn nhân mất tích tại một phần căn nhà bị lũ quét còn sót lại.
Tiếng khóc xé lòng từ hiện trường vụ lũ quét kinh hoàng ở Lào Cai - 4
Người thân của các nạn nhân mất tích có mặt tại hiện trường để tìm kiếm thân nhân.
Tiếng khóc xé lòng từ hiện trường vụ lũ quét kinh hoàng ở Lào Cai - 5
Lớp đất, đá rất dày nên công tác tìm kiếm gặp rất nhiều khó khăn.

Tiếng khóc xé lòng từ hiện trường vụ lũ quét kinh hoàng ở Lào Cai - 6
Một chiếc xe tải bị lũ quét vùi lấp hư hỏng nặng.
Tiếng khóc xé lòng từ hiện trường vụ lũ quét kinh hoàng ở Lào Cai - 7
Một chiếc xe máy của người dân bị vùi lấp từ trận lũ quét.
Tiếng khóc xé lòng từ hiện trường vụ lũ quét kinh hoàng ở Lào Cai - 8
Trận lũ quét xảy ra ở huyện Bảo Yên, Lào Cai đã vùi lấp toàn bộ thôn Làng Nủ nơi có 35 hộ dân, 128 người cư trú.
Tiếng khóc xé lòng từ hiện trường vụ lũ quét kinh hoàng ở Lào Cai - 9

Người dân có mặt tại hiện trường tìm kiếm người thân mất tích trong vô vọng.
Tiếng khóc xé lòng từ hiện trường vụ lũ quét kinh hoàng ở Lào Cai - 10
Những phụ nữ thôn Làng Nủ ngóng trông tin người thân của mình.
Tiếng khóc xé lòng từ hiện trường vụ lũ quét kinh hoàng ở Lào Cai - 11
Chị Nguyễn Thị Tâm khóc nức nở khi họ hàng nhà chồng chị có đến 13 người mất tích do trận lũ quét kinh hoàng. Chị Tâm nói: “Tôi đau đớn vô cùng khi có đến 13 người thân (9 người lớn và 4 trẻ nhỏ) mất tích do lũ quét, hiện tại đã tìm thấy thi thể của 5 người (có 2 trẻ nhỏ). Tôi cầu mong cơ quan chức năng sớm tìm được đầy đủ các thi thể”.
Tiếng khóc xé lòng từ hiện trường vụ lũ quét kinh hoàng ở Lào Cai - 12
Một vài căn nhà còn sót lại sau trận lũ quét kinh hoàng ở thôn Làng Nủ.

Tiếng khóc xé lòng từ hiện trường vụ lũ quét kinh hoàng ở Lào Cai - 13
Tại hiện trường xuất hiện mưa nên công tác tìm kiếm gặp nhiều khó khăn.
Tiếng khóc xé lòng từ hiện trường vụ lũ quét kinh hoàng ở Lào Cai - 14
Các thi thể sau khi tìm thấy sẽ được đưa về Nhà văn hóa thôn Làng Nủ.
Tiếng khóc xé lòng từ hiện trường vụ lũ quét kinh hoàng ở Lào Cai - 15
Hiện trường vụ lũ quét kinh hoàng ở thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai).

Người cha mắt ngấn lệ ngồi lặng bên 3 con nhỏ không còn sự sống sau lũ quét

0

Anh Hoàng Văn Thới (người dân Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) là người tháo chạy kịp thời trong đêm khi lũ quét đổ về. Anh may mắn sống sót nhưng thảm họa kinh hoàng đã cướp đi 5 người thân trong gia đình anh. Mẹ, vợ và 3 con nhỏ của anh. Tất cả đều bị vùi lấp trong đống đổ nát do lũ quét ập đến rạng sáng 10-9.

Giờ đây, anh Thới với gương mặt thất thần ngồi hướng ánh mắt về phía xa. Trận lũ quét này đã lấy đi những người mà anh yêu thương nhất và cũng là những tài sản quý giá nhất đối với  anh.

Người đàn ông trụ cột gia đình từng trải qua nhiều khó khăn vẫn luôn cố gắng nhưng giờ phút này anh đã gục ngã và không thể kìm được nước mắt. Mất mát quá lớn lần này là không gì bù đắp nổi. Người đàn ông có gương mặt khắc khổ gục vầng trán đen xạm vào áo quan đựng thi thể ba con nhỏ đặt sát nhau. Anh Thới khóc nghẹn không thể nói nên lời.

hình ảnh

Người cha mắt ngấn lệ khi đối diện với nỗi đau quá lớn, ảnh: TTO

Cũng giống như anh Thới, với rất nhiều người dân ở thôn Làng Nủ, sau trận lũ quét kinh hoàng hôm 10/9, không gì có thể bù đắp nổi những mất mát mà họ vừa trải qua.

Tai họa ập đến khi những đứa trẻ nhỏ ngủ chưa tròn giấc, những người lớn chưa kịp ra đồng, những người già đang mong trời tạnh ráo để giúp con cháu dọn dẹp nhà cửa… Bản làng nhỏ bé định cư lâu đời, thuận hòa với thiên nhiên dưới chân núi Con Voi cứ thế mà biến mất theo dòng nước lũ.

Sáng 11/9, một ngày sau vụ lũ quét kinh hoàng vùi lấp cả thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên (tỉnh Lào Cai), không khí tang thương bao trùm cả vùng quê nghèo. 

hình ảnh

Nhiều người ngóng tin người thân sau sự việc, ảnh: BLC

Ngay đầu thôn Làng Nủ là những khuôn mặt thất thần của những người đi tìm người thân, những người xa lạ từ các thôn lân cận nghe tin đến cứu giúp cũng đỏ hoe mắt, dõi theo dòng nước, dòng bùn đất mà bất lực.

Họ không thể ngờ, chỉ sau một đêm cả bản làng đã bị xóa sổ toàn bộ mái nhà của người dân đều bị san phẳng, ngập trong bùn đất vì lũ quét. Tang thương bao trùm bản làng bé nhỏ khi số thithe được tìm thấy tăng dần, tối hôm qua là 16 người, đến trưa nay tăng lên 25 người rôi 30 người.

Cũng trong tâm trạng thất thần, bà Mừng (ở bên kia suối, đối diện với xóm 37 nhà bị lũ cuốn) đang ngóng chờ tin tức của hai đứa em và đứa cháu đang mất tích.

hình ảnh

Cả làng Nủ giờ chỉ còn là đất đá và bùn lầy, ảnh: BLC

Bà Mừng cho biết về làm dâu ở Làng Nủ từ năm 1994, chưa bao giờ bà chứng kiến một trận lũ quét khủng khiếp đến vậy.

Chưa hoàn hồn trước cơn lũ kinh hoàng, bà Mừng kể sáng sớm hôm qua tỉnh giấc vì tiếng suối chảy quá to. Bà leo lên đồi phía sau nhà thì thấy nước lũ cuồn cuộn chảy, bà chạy ra nhà sinh hoạt cộng đồng, lúc ấy đã có thêm bốn người dân khác.

Họ nghe “ầm ầm” như sấm rồi đất đá, cây cối hất tung lên trời. Cả năm người hô nhau chạy, chỉ được một đoạn thì nước lũ ập về đến sát sân nhà văn hoá.

“Bùn đất nổ tung lên trời cao, đi đến đâu cuộn thành cục vào đó. Đến đây thì chẳng còn nhìn thấy gì, chỉ còn đất thôi!” – bà Mừng nói.

hình ảnh hình ảnh

Gần 500 người  được huy động để tìm kiến người dân mất tích, trời vẫn không ngừng tuôn mưa, ảnh: TTO

Cầm trên tay cuốn sổ ghi tên những nạn nhân mất tích, anh Hoàng Văn Diệp, Trưởng thôn Làng Nủ rơm rớm nước mắt nói: “Chỉ những người đi làm ăn xa hoặc không ở nhà thời điểm đó mới may mắn thoát nạn. Thiệt hại lúc này là không thể đo đếm được”.

Sau khi cầm điện thoại để gọi vào số của những người hiện còn “mất tích” nhưng không liên lạc được, anh Diệp nói: “Chỉ mong là do mất sóng điện thoại thôi”. Nứu giữ chút hy vọng, nhiều thân nhân của người đang  mất tích vẫn thẫn thờ ngóng chờ tin của người thân.

Ghi nhận tại hiện trường vụ lũ quét, trước mắt chúng tôi là cảnh tượng hoang tàn, đổ nát. Thôn Làng Nủ xinh đẹp bình yên khi xưa giờ không còn nữa, chỉ trong phút chốc đã bị cơn lũ kinh hoàng san phẳng trong sáng 10/9. Những ngôi nhà của người dân nơi đây đã bị hàng triệu tấn đất đá vò nát, vùi lấp.

Sau khi có thông tin vụ lũ quét nghiêm trọng tại thôn Làng Nủ, Thường trực Huyện ủy, UBND huyện Bảo Yên đã huy động khẩn cấp các lực lượng quân đội, công an nhanh chóng tiếp cận hiện trường, nỗ lực tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn.

Suốt ngày hôm qua và sáng nay, các lực lượng cứu hộ vẫn đang gấp rút triển khai các phương án tìm kiếm người mất tích. Thường trực Huyện ủy, UBND huyện Bảo Yên đã huy động khẩn cấp các lực lượng quân sự, công an nhanh chóng tiếp cận hiện trường, nỗ lực tìm kiếm, cứu sống nạn nhân nào còn có hy vọng.

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai cho biết đã huy động 500 người tham gia tìm kiếm nạn nhân mất tích trong vụ lũ quét kinh hoàng vùi lấp toàn bộ thôn Làng Nủ. Đến 13h ngày 11-9 đã có 30 thithe được tìm thấy.

Cảnh báo lừa đảo kêu gọi quyên góp ủng hộ người dân vùng bão lũ

0

Các đối tượng lừa đảo sử dụng hình ảnh, thông tin giống các trang chính thống để kêu gọi những người hảo tâm quyên góp, chuyển tiền vào tài khoản cá nhân để chiếm đoạt.

Ngày 9.9, Sở TT-TT Quảng Ninh đã đưa ra cảnh báo tình trạng các Fanpage mạo danh Hội Chữ thập đỏ Quảng Ninh lừa đảo kêu gọi quyên góp ủng hộ người dân vùng bão.

Cảnh báo lừa đảo kêu gọi quyên góp ủng hộ người dân vùng bão lũ- Ảnh 1.

Sở TT-TT Quảng Ninh cảnh báo các Fanpage mạo danh Hội Chữ thập đỏ Quảng Ninh lừa đảo kêu gọi quyên góp ủng hộ người dân vùng bão

ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH

Theo Sở TT-TT Quảng Ninh thời gian gần đây, lợi dụng thiệt hại do bão số 3 gây ra tại tỉnh Quảng Ninh, đã xuất hiện Fanpage trên mạng xã hội Facebook giả mạo Hội Chữ thập đỏ tỉnh Quảng Ninh để lừa đảo bằng cách kêu gọi quyên góp, ủng hộ người dân bị ảnh hưởng

Các đối tượng lừa đảo sử dụng hình ảnh, thông tin giống các trang chính thống để kêu gọi những người hảo tâm quyên góp, chuyển tiền vào tài khoản cá nhân để chiếm đoạt.

Lũ lớn tràn về các huyện vùng cao Quảng Ninh

Sở TT-TT tỉnh Quảng Ninh khuyến cáo người dân nêu cao tinh thần cảnh giác, không gửi tiền quyên góp, ủng hộ đồng bào bị thiệt vào các tài khoản không rõ nguồn gốc. Đồng thời, đẩy mạnh việc chia sẻ thông tin cảnh báo rộng rãi để người dân nêu cao tinh thần cảnh giác. Việc phát hiện và báo cáo các trang mạo danh, lừa đảo cũng là một cách để góp phần bảo vệ cộng đồng.

Sở TT-TT tỉnh Quảng Ninh cũng khuyến cáo các trang mạng xã hội không thông tin sai lệch về tình hình bão lũ tại địa phương. Những hành vi này sẽ bị xem xét xử lý nghiêm khắc theo các quy định hiện hành của pháp luật.

Việc lợi dụng thiên tai, lũ lụt để thực hiện các hành vi lừa đảo không chỉ gây thiệt hại về kinh tế cho người dân mà còn làm giảm lòng tin của cộng đồng đối với các hoạt động từ thiện chính đáng.

Miền Bắc lũ vượt kỷ lục 65 năm qua

0
Mực nước trên sông Thao tại Yên Bái lúc 5h sáng nay lên tới 35,22m, trên mức lũ lịch sử năm 1968. Sông Cầu nước dâng lên 28,81m, vượt qua kỷ lục lịch sử được thiết lập vào 65 năm trước. Cảnh báo ngập lụt sâu tại 9 tỉnh miền Bắc.

Vào lúc 5 giờ sáng nay, lũ vẫn đang dâng lên trên hầu hết các sông ở miền Bắc hoặc có dấu hiệu xuống chậm nhưng vẫn giữ mức rất cao.

Trên sông Thao tại Lào Cai là 86,18m, trên báo động 3, tại Bảo Hà là 61,81m, trên mức lũ lịch sử năm 2008 gần một mét. Riêng tại Yên Bái, lũ sông Thao dâng lên 35,22m, vượt qua lũ lịch sử được ghi nhận vào năm 1968.

Trên sông Cầu tại Cầu Gia Bảy, mức nước lũ lúc 1 giờ sáng nay lên tới 28,81m, trên mức lũ lịch sử năm 1959 khoảng 0,67m, tại Đáp Cầu là 5,92m. Đến 5 giờ sáng nay, mực nước sông Cầu tại Đáp Cầu nâng lên 6,06m.

Nhiều dòng sông khác đang trên mức báo động 3 như sông Thương tại Phủ Lạng Thương, sông Lục Nam tại Lục Nam.

Dự báo trong ngày hôm nay, lũ trên sông Thao tại Lào Cai xuống nhưng tại Bảo Hà, Yên Bái tiếp tục lên duy trì ở mức trên lũ lịch sử. Lũ trên sông Lô, sông Cầu, sông Thương tiếp tục lên hôm nay tiếp tục lên, sông Lục Nam xuống chậm.

Miền Bắc lũ vượt kỷ lục 65 năm qua- Ảnh 1.

Ngập lụt tại thành phố Thái Nguyên. Ảnh: Hoàng Mạnh Thắng.

Trong đêm nay, lũ trên sông Thao tại Lào Cai tiếp tục xuống, tại Bảo Hà biến đổi chậm, tại Yên Bái tiếp tục lên và duy trì trên mức lũ lịch sử.

Ngoài ra, từ nay (10/9) đến 11/9, trên các sông khác ở khu vực Bắc Bộ xuất hiện một đợt lũ. Trong đợt lũ này, đỉnh lũ trên các sông nhỏ tại các tỉnh miền núi phía Bắc, đặc biệt tại các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Bắc Giang, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, Sơn La lên mức BĐ2-BĐ3, có sông trên BĐ3.

Cơ quan khí tượng tiếp tục cảnh báo nguy cơ ngập lụt sâu trên diện rộng và kéo tại các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hòa Bình.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia cảnh báo, trong 2-3 ngày tới, diễn biến mưa lũ ở miền Bắc còn rất phức tạp do sự hình thành một xoáy thấp ngay trên đất liền gây mưa từ từ 70-140mm, có nơi trên 370mm cho khu vực trung du, vùng núi trong 10-11/9. Đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ từ 10-12/9 mưa từ 120-250mm, có nơi trên 600mm trong ba ngày tới.

Miền Bắc đang trải qua đợt mưa lũ lịch sử do hoàn lưu của siêu bão YAGI , sau đó là liên tiếp những hình thái gây mưa nguy hiểm như dải hội tụ nhiệt đới, xoáy thuận nhiệt đới phát triển ngay trên đất liền. Tổng lượng mưa trong những ngày qua ở vùng núi Bắc Bộ là đặc biệt lớn, nhiều nơi có thể phá vỡ mức kỷ lục trong lịch sử.