“Người nào có phúc, Trời sẽ ban khổ”: Những người có phúc thường hay gặp những việc khổ này
Những loại khổ cực này nhìn thì có vẻ bất hạnh thực chất lại là khảo nghiệm của Trời cao. Ai có thể vượt qua, người ấy sẽ được phúc báo.
Ai cũng nghĩ rằng những điều khó khăn, trở ngại chính là điều bất hạnh trong cuộc sống mà con người phải nếm trải. Thế nhưng, những loại khổ cực này nhìn thì có vẻ bất hạnh thực chất lại là khảo nghiệm của Trời cao. Ai có thể vượt qua, người ấy sẽ được phúc báo.
Mọi sự không như ý muốn chính là món quà mà Trời cao dành cho bạn
Trời cao để bạn thất bại không phải để khiến bạn gặp xui xẻo, mà là muốn nói với bạn rằng, con đường này không thể đi, cần phải chọn một con đường khác. Khi bạn đi đúng đường, chắc chắn tương lai sẽ rộng mở, xán lạn.
Có một chàng trai vừa tốt nghiệp đại học và nộp đơn xin việc tại một công ty khá tốt. Anh ta cảm thấy rằng công ty này rất phù hợp với mục tiêu của mình nên rất muốn gia nhập công ty. Thế nhưng kết quả không như ý muốn, anh ta không thể theo kịp được tiến độ của công ty. Sau đó, anh ta làm việc tại một doanh nghiệp nhỏ hơn, bất ngờ gặp được ông chủ đánh giá anh rất cao. Sau vài năm cống hiến, ông chủ đã bổ nhiệm anh ta làm người trợ lý chính của mình. Hiện tại, chàng trai trẻ này đã trở thành Phó Tổng Giám đốc của công ty, thay đổi số phận sinh viên nghèo khi xưa.
Tất cả những điều đã xảy ra, khi nhìn lại, thực sự đều là những điều tốt đẹp. Đó là điều tất yếu. Vì vậy, hãy chấp nhận nó và thay đổi hướng đi của mình, như vậy mới có thể gặt hái được thành công.
Người chịu thiệt thòi, tương lai sẽ được phúc báo
Tử tế với người khác dường như là tự mình gánh chịu thiệt thòi. Nhưng trên thực tế, mọi mất mát sau này sẽ được bù đắp. Chúng ta thường xem việc chịu khổ là điều bất hạnh, mặc dù tất cả những khó khăn sẽ khiến cuộc sống của bạn đầy chông gai, nhưng lại giúp tương lai của bạn hạnh phúc.
Có một vị Thiền sư nói rằng, bạn chịu đựng được bao nhiêu cái khổ thì sẽ nhận được bấy nhiêu phước lành. Bạn thử nghĩ xem, những đóa hoa trong nhà kính chưa từng trải qua mưa gió, liệu chúng có thể sống lâu hay không? Có lẽ ngay từ lúc chúng vừa rời khỏi nhà kính, chúng sẽ bị hư hoại ngay lập tức và trở thành hoa tàn lá rụng. Còn những cây cổ thụ, có lẽ là do chúng đã trải qua vô số gian khổ trong thế gian này, cuối cùng vẫn đứng vững hiên ngang giữa đất trời. Là con người mà nói, không nên có tầm nhìn quá ngắn hạn. Những loại khó khăn này, mặc dù có vẻ bất hạnh nhưng trên thực tế lại là sự khảo nghiệm của Thần linh dành cho bạn.
Khó khăn trong quyết định tiến hay lùi sẽ đưa bạn lên đỉnh cao hơn
Trong cuộc sống, bất kỳ ai cũng phải đối mặt với khó khăn, điểm khác biệt ở mỗi người chính là tâm thái mà họ đối diện với nghịch cảnh, chính điều này sẽ quyết định tương lai của chúng ta. Điều mà chúng ta sợ nhất chính là đối mặt với tình huống “trước mặt là hổ, sau lưng là sói”. Trong tình huống này, bất kể chúng ta chọn lựa như thế nào thì cũng đều phải đối diện với nguy hiểm lớn. Hãy tự hỏi bản thân mình rằng, tình thế khó khăn có thực sự mang lại lợi ích gì cho chúng ta không?
Những người có năng lực thấp kém và nội tâm yếu đuối, nói thẳng ra là những người chưa từng trải qua khó khăn trong đời, khi đối mặt với khó khăn và thách thức, có lẽ họ sẽ chọn cách từ bỏ. Kết quả là chỉ có thể nhận lấy bi kịch. Ngược lại, những người có năng lực thật sự và nội tâm mạnh mẽ, họ không chỉ vượt qua được khó khăn và thử thách mà còn khai phá được tiềm năng của bản thân mình, từ đó đi đến tương lai tương sáng.
Mạnh Tử từng nói: “nhập tắc vô pháp gia phất sĩ, xuất tắc vô địch quốc ngoại hoạn giả”, nghĩa là nếu trong nước không có đại thần kiên trì giữ phép tắc và người hiền giúp vua, lại không có ai lo bị địch quốc bên ngoài xâm phạm, một quốc gia như thế sẽ bị diệt vong. Mọi tình huống khó khăn đều khiến con người trở nên minh mẫn hơn, nếu người bình thường có thể vượt qua, họ sẽ trưởng thành và khôn ngoan hơn.
Sống sót sau cơn thảm họa sẽ giúp bạn trưởng thành hơn
Trên thế gian này có một loại phúc gọi là “sống sót sau đại họa”. Những người trải qua thảm họa nhưng vẫn sống sót chắc chắn là những người có vận mệnh lớn.
Có nhiều người đứng trước khoảnh khắc sinh tử, chỉ vài giây thôi là có thể không còn sống trên cõi đời này mới hiểu được giá trị của sự sống. Qua đó, họ hiểu sâu sắc rằng mọi danh vọng, lợi lộc, tài sản và quyền lực, thì tất cả là vật ngoài thân, tính mạng sức khoẻ mới là điều quan trọng nhất. Để được bình an, chúng ta không chỉ nhờ vào sự cố gắng của bản thân mà còn nhờ sự che chở từ Trời cao. Hãy nhớ rằng, những khó khăn hiện tại mà bạn đối mặt cuối cùng sẽ biến thành phúc lành, tương lai tươi sáng rồi cũng sẽ đến với bạn mà thôi.
Bố chồng không cho phơi tã của cháu ở dây phơi. Bắt mang ra hàng rào phơi và chuyện đau đớn sau đó
Các mẹ ơi, cho em nhiều chuyện chút! Sau một loạt bài em trên web nhà mình về vụ mẹ bầu ôm 2 con nhảy cầu ở Nghệ An thì vô tình có đọc được những dòng tâm sự rất chua chát của một mẹ đã từng sống trong cảnh lầm lũi, tủi nhục và ấm ức khi đem con về nhà chồng sinh sống.
Trong đó là những trải nghiệm đầy ám ảnh chứa đựng nhiều thông điệp mà em tin rằng các mẹ bỉm sữa khi đọc vào sẽ phải thấy mình cần phải quyết liệt hơn nữa. Vì đây là tâm sự thật của mẹ nên có lúc mệt, mẹ dừng, em tập hợp tại đây thành một câu chuyện và xin phép mẹ được trích nguyên văn cho các mẹ cùng sẻ chia ạ:
T đã từng chải qua (tức là chuyện mâu thuẫn mẹ chồng – dâu con). Gặp phải bố mẹ chồngg tai quái. T và anh là người Bắc nhưng làm việc ở trong nam. Tình cờ quen nhau. Yêu nhau. Sống thử rồi có bầu. Dẫn nhau về quê cưới. Rồi ở lại quê luôn. Ở nhà anh ta được 3 ngày thì bố mẹ chồng bắt cất nồi cơm điện với bếp ga đi.
Nói T không có công ăn việc làm mà dùng nồi cơm điện với bếp ga thì ngang với thuê người nấu. Rơm đè nặng khổ đám đất nhà ông… Bố mẹ đẻ T có gom góp cho T được 3 chỉ vàng, nó cũng đè cổ T ra tháo khi chưa kịp ấm hơi. T mới về làm dâu, họ hàng bên nhà chồng còn chưa nhớ được hết mặt chứ đừng nói người cùng làng cùng xã.
Có hôm T đang quét ở sân. Có vài người đi qua cổng. Bà mẹ chồng ra chửi T sấp mặt luôn vì cái tội không chào… Nhà nó đi ngoài đường còn T trong sân. Sân ở nhà quê thì vừa rộng vừa dài. Không lẽ T phải canh chúng nó đi qua để chạy ra chào hay sao?…
Vâng! Còn rất nhiều việc ấu trĩ, khốn kiếp mà T muốn kể ra đây…rất rất nhiều mọi người ạ… Bố mẹ chồng thì nanh nọc ghê gớm. Thằng chồng thì nhu nhược. Và rồi cũng đến ngày T sinh con.
T sinh vào cuối tháng 4. Mẹ đẻ T đang pải ở viện chăm bà cố bị ung thư giai đoạn cuối. Đời T đã khổ còn cực. Chỉ biết trông chờ vào bà mẹ chồng. Trời mùa hè rồi mà bà mẹ chồng ngủ đến 7h chưa dậy. T phải ngồi bế con xuốt đêm vì con khóc. Kinh nghiệm chăm sóc con T chưa có. T rất hoảng sợ. Đến sáng thì T gần như lả vì vừa đau vết khâu vừa mệt vừa đói.
Chồng T ngủ như chết không hề giúp đỡ gì T. 6h sáng T có nhờ anh ta dậy cắm cơm và luộc mấy quả trứng cho T ăn. Khi A ta nấu cơm xong. A ta ra chợ mua đồ về là 7h thì bà mẹ chồng mới dậy. Đứng giữa hè nhà chu chéo, méo giật chửi T “Con môi thâm mắt trắng dã, M xúi chồng mày nấu cơm ăn riêng. Mày sợ tao ăn mất phần mất miếng”.
Cứ thế chửi T 1 ngày 4 lần từ sáng, trưa, chiều đến 10h đêm….. Chồng T lúc đó có lên tiếng nói “Con cắm cơm cho cả nhà ăn. Tại sao mẹ lại chửi nó thế” thì bà mẹ chồng tốc váy gào nào là “Tao đẻ mày rách… ra để bây giờ mày bênh nó. Không có Tao sao có mày”… rồi 1 lô 1 lốc những chuyện ngày xửa ngày xưa… “Tao nhịn ăn nuôi mày”….vân vân và vân vân.
Tất cả vẫn chưa phải là cao trào. Bởi những chuyện đó T vẫn cắn răng chịu đựng được. Đỉnh điểm của mâu thuẫn là bố chồng T không cho phơi tã của cháu ở dây phơi. Bắt mang ra hàng rào phơi. Khổ cái đời mẹ con nhà T. Là kiến nó ngửi hơi sữa. Nó bím vào tã.
Nó cắn con T còn đỏ hon hỏn. T phải bật đèn pin lên soi và bắt từng con 1. Không chịu đựng được cảnh chửi rủa, cảnh đày ải này nữa, T có nói với chồng ra xin bố mẹ cho T về ngoại chơi 1 tháng. Nhưng bố mẹ chồng nhất quyết không đồng ý vì còn đỏ hon hỏn mà về ngoại thì sợ mang tiếng làng xóm…. Dài quá T không còn sức kể tiếp….
…Mình đang làm việc, đến trưa về m sẽ lại tiếp tục viết cho mọi người đọc…
…Xin chào các mẹ đã quan tâm và gửi lời động viện đến mình. Bây giờ mình sẽ lại tiếp tục nói ra những chặng đường bi thương và đầy nước mắt mà 2 mẹ con nhà em đã phải trải qua.
…Mãi về sau này T mới biết lý do vì sao mà bố mẹ chồng lại nanh nọc với m như thế. Nguyên nhân đầu tiên là do em không có công ăn việc làm (vì em bỏ việc trong Nam để theo chồng về quê). Ông luôn gọi T là con gà mái chân chì, ăn bám vào con zai ông bà. Khi T còn mang bầu, việc chợ búa là do chồng T đảm nhận hết, anh ta đi chợ mua đồ về cho T nấu.
Cứ hôm nào anh ta mua đồ tươi về bà mẹ chồng lại đứng chống hông, đứng dạng giữa hè chửi T là con môi thâm mắt trắng giã mày đã làm được cho cái nhà này cái gì mà đòi ăn sung mặc sướng. Các bạn thử xem vào hoàn cảnh của T liệu các bạn còn nuốt nổi hay không?
Trước T sống ở trong Nam, T được 51kg nhưng khi chuyển về Bắc ở đến khi đẻ T chỉ còn được 49,5kg. Suốt thời gian mang thai ở nhà chồng T không hề tăng 1kg. Bác hàng xóm là người thấu hiểu và luôn động viên T…
…Công việc hằng ngày của T là nấu 3 bữa cơm, giặt quần áo, quét dọn sân vườn, khi rảnh T vào mở tivi xem thì bố chồng rút dây điện và giấu điều khiển tivi không cho T xem. T vào giường nằm thì mẹ chồng chửi T là nằm ườn người ra. Rồi chồng T mua 1 cái tivi khác để trong phòng ngủ của vợ chồng. Khi chồng ở nhà anh ta mở thì không sao, khi anh ta đi làm, T mon men mở thì ông dập cầu dao điện…
Ngày T ra viện đẻ, trong viện lúc đó có rất nhiều mẹ đau đẻ kêu khóc vật vã, mọi người thân phải sốc nách dìu đi đi lại lại, mẹ chồng T bĩu môi và nói “Đẻ thì ai chả đau mà kêu với khóc ngứa mắt”. T lúc đó rất đau cũng chỉ biết cắn chặt răng, ngồi im ở mép giường, bấu tay vào thành giường không dám khóc thành tiếng.
Vì T đẻ vào đêm nên mẹ đẻ T chưa ra kịp, T đẻ thường chỉ bị tự rách nên khâu 4 mũi. 1h30p đêm con T chào đời. Khi các bác sĩ trao cháu cho bà ấy, và chồng bế T sang phòng nằm thì bà đặt cháu xuống giường luôn. Cháu có khóc thì bà ấy nói kệ nó, không được bế nhiều nó quen hơi rồi suốt ngày phải bế trên tay, rồi không làm được việc gì có mà bốc c… ăn.
…Thôi m không kể nữa… bởi nói ra còn rất nhiều chuyện. Nhớ lại đau lòng lắm các mẹ ạ….
Khi con m được 19 ngày tuổi m bế về ông bà ngoại.
Còn m đã xin được 1 công việc ổn định ở bệnh viện. Con m năm nay đã vào lớp 3. M cũng đã mua được 1 căn nhà cấp 4 cũ để 2 mẹ con có nơi đi về.
Chuyện mà T kể đã được 9 năm rồi các mẹ ạ. Thời gian đó T cùng quẫn lắm. Cũng bế con ra cầu tự tử nhưng nhìn nhóc ngây ngô, rồi lấy tay lau nước mắt cho mẹ, T không còn can đảm để nhảy xuống dòng sông đó nữa. T bế con về quyết tâm làm lại từ đầu.
9 năm rồi, thời gian cũng đủ lâu để nguôi ngoai đi nỗi tủi nhục. Nhưng con người T bây giờ không còn được bình thường như bao người bình thường khác nữa. T bây giờ không thích nói chuyện. Cũng không thích cười đùa nữa. T bây giờ hay bị kích động, dễ nổi nóng. Ngoài công việc đi làm hằng ngày, T chỉ thích ở trong nhà nằm ngủ. Không giao du. Không tiếp xúc. Bởi T không còn biết cách gần gũi người khác như thế nào.
Đọc xong câu chuyện của mẹ này mà em rớt nước mắt. Nhớ lại hồi đó cũng một thân một mình nuôi con mà em còn bị nhà chồng lúc nào cũng đay nghiến ăn bám chồng đó chứ! Mình mới sinh đẻ, không gởi con được cho ai chăm thì làm sao có thể đi làm, kiếm ra tiền. Sinh xong ở nhà cũng vì vậy mà trở thành một cái tội.
Mẹ chồng em thậm chí còn cố tình nấu ăn riêng để em biết ý tự lo riêng nữa kia. Giờ em đã có công việc, dư sức nuôi con nên nghĩ lại mọi chuyện còn bình tâm mà kể chứ phải như hồi đó chắc em cũng lồng lộn lên vì ức chế chịu không nổi. Thế nên từ sau kinh nghiệm của mình lần đó em rút ra được vài điều:
Thứ nhất: Dù làm mẹ, sinh đẻ, chăm con, chúng ta vẫn phải có một công việc của riêng mình để nâng cao giá trị bản thân. Đàn bà bây giờ thiếu gì người vừa đảm đương được việc nhà, việc con vừa thành công trong xã hội với những công việc mà họ yêu thích. Vậy thì tại sao mình cũng như họ mà lại không làm được?
Thật ra, làm mẹ sẽ cho mình rất nhiều ưu điểm mà người khác không thể có được. Chúng ta kiên cường hơn, mạnh mẽ hơn, có động lực tốt hơn để sẵn sàng đối phó với mọi khó khăn trước mắt.
Sinh xong cũng là lúc mà người phụ nữ bắt đầu suy nghĩ trưởng thành và sâu sắc hơn. Chính quan niệm sống thay đổi như thế này sẽ giúp rất nhiều mẹ đạt được những thành công mới trong công việc.
Thứ hai: Đi làm để phòng khi bất trắc. Chắc chắn không ai muốn gia đình phải đến đường cùng tan đàn xẻ nghé. Nhưng chẳng may bất hòa vợ chồng dẫn đến ly hôn thì những người mẹ như chúng ta sẽ biết bám víu gì. Chính vì nghĩ đến điều này mà em quyết tâm phải có công ăn việc làm để tự sức mình nuôi được con chứ không nhờ vả ai cả.
Khi có biến cố tình cảm xảy ra, cha mẹ ly hôn đứa con vẫn còn có chỗ dựa khi tuổi còn quá nhỏ. Hơn nữa, vợ chồng có ly hôn thì con cũng cần mẹ săn sóc nhiều hơn. Do vậy, nếu mẹ không vững vàng về tài chính và mọi mặt thì chắc chắn sẽ rơi vào khủng hoảng ngay.
Thứ ba: Khi đi làm, giá trị người phụ nữ sẽ được nâng cao. Không cần biết mẹ làm văn phòng, ở công xưởng hay kinh doanh online, chỉ cần các mẹ dùng sức lao động và trí óc của mình thì sẽ càng được trân trọng hơn. Người đàn ông ra ngoài đi làm nuôi vợ con thì cũng có lúc thăng trầm.
Chính vì vậy họ cần người vợ của mình phải đủ mạnh mẽ. Ngoài ra, khi làm việc, tiếp xúc với nhiều người, học hỏi được thêm nhiều thứ các mẹ sẽ tự tin hơn về bản thân để hoàn thành tốt mọi việc từ nhà cửa, con cái đến công việc ngoài xã hội. Chồng con vì thế mà sẽ càng trân trọng mẹ hơn!
Cũng đã dài dòng rồi! Chỉ mong những lời nói nho nhỏ này sẽ giúp các mẹ sau sinh tìm được lối thoát cho mình thay vì cứ mãi quẩn quanh ở nhà và chịu đựng những mâu thuẫn mẹ chồng, con dâu.
Theo WTT
Tại sao khi xây nhà mới gia chủ hay gặp hạn?
Xây nhà mới gia chủ hay gặp hạn? Khôпg phải пgẫu пhiên mà lại có thôпg tin lan truyền troпg пhan gian пhư vậy
Từ thời xa xưa ông bà có câu “ Xây nhà hay gặp nạn”, ta vẫn thường nghe được ở đâu đó. Không phải hiển nhiên có câu nói đó, nó được đúc kết từ kinh nghiệm cha ông. Chính đó cũng là nỗi lo của nhiều gia chủ khi động thổ làm nhà.
Tuy nhiên vẫn có nhiều người cho rằng không tin vào điều này, suy nghĩ lại cũng không phải không có căn cứ để ông cha nói như vậy. Sự thật hiện tượng Xây nhà hay gặp nạn như thế nào, cùng nhau tìm hiểu nhé.
Hạn xây nhà mới là thế nào?
Hạn khi làm nhà có thể hiểu một cách đơn giản, trong khi hoặc sau khi xây nhà gia chủ, những người thân trong nhà gặp phải những xui xẻo, rủi ro. Công việc làm ăn không thuận lợi, tình cảm vợ chồng trục trặc, bệnh tật liên miên, thậm chí cũng có trường hợp mất mạng…
Hạn xây nhà mới
Những nạn thường gặp khi xây nhà mới
Xây nhà trên đất “chủ cũ” mà chưa xin phép
“Chủ cũ” ở đây có thể là người chủ đất đầu tiên, đó là người đi khai hoang vùng đất của bạn. Ngoài ra, có thể là ông bà tổ tiên, những người mà trước đó đã sinh sống trên mảnh đất này. Sau khi chủ cũ mất đi, được chôn cất sau vườn. Linh hồn của họ vẫn ở lại mảnh đất này để cai quản khu đất như đang còn sống.
Trường hợp khác, là mảnh đất chuẩn bị xây nhà nằm trên khu vực nghĩa địa đã bị lấp đi để lấy đất xây nhà. Mà bản thân người mua đất lại đôi khi không hề biết điều đó. Ở các trường hợp trên có thể nói: gia chủ đã xâm phạm đến người đã khuất. Giống như nhà mình đang ở mà có người lạ vào mà chưa có sự xin phép. Đặc biệt với trường hợp đất trên khu nghĩa địa, Khi thực hiện “giải phóng mặt bằng” không được ổn thỏa dung hòa thì người sống khó mà yên lòng.Chính vì thế mà những người “chủ cũ” có thể gây khó dễ cho mọi người trong gia đình đặc biệt là chủ nhà, nhẹ thì ốm đau bệnh tật, nặng thì mất mạng. Đây là trường hợp phổ biến khi nói đến gặp nạn khi xây nhà
Không hợp tuổi để xây
Lý do thường gặp nếu bạn xem phong thủy, hơn hết dẫn đến gặp hạn không mong muốn. Xét theo phương diện phong thủy, bước đầu làm nhà sẽ xem tuổi và cung mệnh của gia chủ. Nếu không may năm đó, tuổi của gia chủ bị vướng vào một trong 3 đại hạn lớn: Kim Lâu – Tam Tai – Hoang Ốc, thì sẽ hoãn lại ý định làm nhà lại.
Do trường năng lượng xung khắc
Xây nhà trên mảnh đất mà trước đó là nghĩa địa, âm khí xung quanh nhà luôn nặng nề. Điều này làm ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe gia đình, khi xây nhà ở, âm dương không được cân bằng.
Chưa kể đến trường hợp, năng lượng của mảnh đất không hợp với chủ nhân mới. Khi đó, sức khỏe vốn đã yếu lại càng dễ ốm đau hơn, đặc biệt người già, trẻ nhỏ, người đang bị bệnh.
Chủ đầu tư không có kinh nghiệm
Trường hợp thực tế nhất, do kỹ sư hướng dẫn kỹ thuật không có kinh nghiệm. Dẫn đến nhà ở sẽ không đảm bảo các yếu tố cấu trúc kỹ thuật, kết cấu. Nguyên vật liệu bị cắt xén, không phù hợp, kém an toàn, khả năng chịu tải thấp. Điều này có thể khiến cả gia đình gặp phải nguy hiểm lớn khi sống trong đó.
Thêm trường hợp, khi xây nhà chủ quan, không chú ý quan tâm an toàn lao động cho bản thân. Vì thế khó tránh khỏi bị ngã, trượt , rơi từ trên xuống… Và rủi ro lúc đang xây nhà gặp này thì đều xếp vào hạn do làm nhà.
Nạn xây nhà mới kéo dài bao lâu?
Thông thường nạn làm nhà sẽ chỉ kéo dài khoảng 3 năm thì hết, tính từ thời điểm bắt đầu làm nhà. Theo quan niệm của ông bà và phong thủy nếu cố ý xây vào thời gian này, gia chủ sẽ dẫn đến những điều xui xẻo, không may.
Hạn khi xây nhà
Lý do khi xây nhà cần đảm bảo 2 yếu tố quan trọng: tuổi và hướng nhà để việc xây dựng thuận phong thủy. Xét tuổi của gia chủ cần chú ý phân tích các yếu tố như: Tam Tai, Kim Lâu, Hoang Ốc.
Cách hóa giải xây nhà mới hay gặp nạn
Thông thường hạn Tam Tai kéo dài 3 năm. Trong thời gian bị hạn này gia chủ không nên làm nhà. Tuy nhiên, nếu trường hợp gấp rút muốn hoàn thành, chúng ta vẫn có cách để tránh gặp nạn khi xây nhà.
Đối với nạn do không hợp tuổi, gia chủ có thể mượn người thân tuổi hợp làm nhà. Người được mượn tuổi sẽ thay thế chủ nhà động thổ, cúng bái tổ tiên, làm lễ nhập trạch,.Và bán lại nhà cho bạn. Cách này khá hay, có thể tránh được điều không may. Lại không trì hoãn tiến độ thi công, hoàn thiện.
Còn đối với các trường hợp gặp nạn làm nhà khác, như chưa xin phép chủ cũ. Gia chủ nên nhờ thầy phong thủy xem hướng giải quyết phù hợp. Trường hợp này sau khi đồng ý, gia chủ có thể tránh được những rủi ro không đáng có.
Nếu nguyên nhân từ việc không tuân thủ an toàn lao động, kỹ thuật xây dựng mà chẳng may nhà sập, chủ quan, rơi, ngã. Thì đó không phải là gặp nạn mà lỗi một phần do gia chủ.
Vì thế, đồng ý với quan điểm nhiều chuyên gia phong thủy, quan trọng nhất khi làm nhà vẫn cần đội ngũ tư vấn thiết kế, thi công. Đảm bảo an toàn hạng mục, thông số về kỹ thuật, vật liệu xây dựng sử dụng phải chắc chắn, an toàn.
Tuy trường hợp gặp vận hạn khi xây nhà mới khiến gia chủ vô cùng lo âu, nhưng chỉ cần làm đúng theo hóa giải về mặt phong thủy, tâm linh, khoa học đúng cách thì chuyện rủi ro sẽ rất khó xảy ra. Gia chủ hãy tìm hiểu thêm và phong thuỷ để hạn chế những rủi ro và giúp việc xây nhà mới được diễn ra thuận lợi hơn.
Bán nhà được 7 tỷ, tôi gửi ngân hàng để làm tiền dưỡng già, dại gì chia cho các con rồi lại nhìn sắc mặt chúng nó mà sống
Dù tuổi đã cao nhưng tôi vẫn lựa chọn bán đất lấy tiền dưỡng già, sống một mình không phụ thuộc vào con cháu.
Việc báo hiếu, chăm sóc khi cha mẹ về già là trách nghiệm và nghĩa vụ của mỗi người con. Tuy nhiên không phải cha mẹ nào cũng muốn sống nương tựa vào con cái khi về già. Một bài đăng mới đây trên Toutiao là một ví dụ điển hình. Cụ thể, người mẹ U60 chia sẻ:
Tôi thấy người ta thường nói rằng “trẻ cậy cha, già cậy con.” Tư tưởng này đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người đến mức bạn bè và hàng xóm khi thấy tôi đã ngoài 60 tuổi vẫn sống một mình thì tỏ ra ngạc nhiên.
Có người thắc mắc không biết con tôi có hiếu hay không, trong khi người khác thì tò mò hỏi trực tiếp: “Em hỏi thật, tuổi này rồi sao bác không lên ở với con cháu cho vui? Mình già rồi, lúc khoẻ không sao nhưng già yếu lại cần đến con cái. Mà ở cái tuổi này thì khác gì cây đèn sắp cạn dầu đâu. Nay khỏe, mai yếu là chuyện bình thường ấy mà.”
Thế là tôi đã nói ngay: “Chẳng biết các cô nghĩ thế nào chứ tôi chưa từng có ý định sống cùng con dâu đâu. Mình có nhà của mình, ăn uống ngủ nghỉ tùy thích. Tội gì mà đi ở với con xong phải nhìn sắc mặt của chúng nó để sống?”
Mặc dù tôi bảo vậy, nhưng chắc chắn mọi người vẫn nửa tin nửa ngờ. Có khi còn cho rằng tôi đang bao che cho sự vô tâm của con cái. Nhưng thực sự tôi nghĩ vậy. Tôi sinh được hai đứa con trai. Khi các con học cấp 3, chồng tôi qua đời, để lại tôi và hai đứa trẻ. Thời điểm đó, bạn bè, người thân và cả các con đều mong muốn tôi đi thêm bước nữa vì dù sao khi con cái trưởng thành, chúng cũng sẽ rời xa gia đình để tự lập. Khi ấy, tôi sẽ sống một mình sẽ rất cô đơn.
Nhưng tôi không nghĩ như vậy. Tôi không thiếu sức khỏe, cũng không cảm thấy nỗi cô đơn mỗi khi con cái đi làm xa. Đối với tôi, cuộc sống một mình mang lại sự thoải mái và tự do. Đến giờ này, các con tôi đã lập gia đình và có cuộc sống riêng. Tôi không muốn làm phiền chúng và tự thấy thoải mái với cuộc sống hiện tại.
Có lúc tôi cảm thấy buồn khi con cháu ở xa, chỉ có thể quây quần bên mẹ vào những ngày cuối tuần. Nhưng mỗi khi chúng nói đến việc đón mẹ lên thành phố, tôi luôn trả lời: “Sau này thì mẹ không biết. Còn bây giờ, mẹ chẳng thích ở với đứa nào cả. Mẹ đang sống một mình rất thảnh thơi, không khí ở quê lại trong lành. Mấy lần lên chăm cháu mẹ biết rồi, ở thành phố ngột ngạt lắm. Mẹ không hợp đâu.”
Thực sự, tôi có một nỗi lo lớn về mối quan hệ giữa mẹ và nàng dâu. Sợ rằng nếu có sự không hòa thuận, mâu thuẫn sẽ nảy sinh, và lúc ấy chỉ có con trai tôi phải đứng giữa để giải quyết. Vì lo lắng về tình hình này, tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc sống chung với con cháu.
Trước đây, khi chồng còn sống, chúng tôi sở hữu một căn nhà ven đường, nếu không ở thì cho thuê, nhưng do tuổi đã lớn nên tôi không muốn quản lý nhiều và tôi quyết định rao bán. Với mức giá hợp lý, chỉ sau một tháng đã có người quan tâm và cuối cùng tôi bán với giá hơn 7 tỷ.
Khi nhận được số tiền và giao dịch hoàn tất, tôi gọi các con về để nói chuyện. Sau bữa ăn, tôi thông báo quyết định bán căn nhà và đưa số tiền vào tài khoản tiết kiệm. Tôi nói rằng khi già yếu, tôi sẽ sử dụng số tiền này để chăm sóc bản thân. Sau khi tôi qua đời, số tiền còn lại sẽ được chia đều cho cả hai con. Trước đó, cả hai đứa đều không được động vào số tiền này.
Con trai cả của tôi, nhìn thấy mẹ lo xa thì bày tỏ: “Mẹ đừng lo. Nhà là của bố mẹ, chúng con không có ý tranh giành gì cả. Ngay cả khi mẹ muốn sử dụng số tiền bán nhà để làm việc khác, chúng con cũng không can thiệp. Vì vậy, mẹ không cần hỏi ý kiến của chúng con trong việc này”.
Rất may mắn, tôi đã sinh ra hai đứa con hiểu chuyện và hỗ trợ mẹ. Mặc dù có một khoản tiền lớn nằm trên đầu, nhưng chúng không thể quên trách nhiệm của mình. Ngược lại, mọi người xung quanh khi biết tôi bán nhà đều nghĩ rằng tôi làm điều này để chia tài sản cho con cái. Tuy nhiên, khi nghe tôi nói rằng tôi đưa số tiền vào ngân hàng, mọi người đều ngạc nhiên.
“Bác ơi, em nghe nói con trai út nhà bác hiện đang thuê nhà. Bác nghĩ sao nếu cho nó một khoản tiền, giúp nó mua một căn nhà ở thành phố. Giờ này giá nhà đất cũng không quá cao, chỉ vài tỷ là có thể mua được một căn chung cư đấy mà”.
Tôi hiểu ý của mọi người nhưng tôi không hề ngây ngô đến mức chia tài sản cho các con sớm như vậy. Tôi đã có những tính toán riêng. Nếu tôi đưa cho chúng một số tiền lớn như vậy, sau này chỉ có thể phụ thuộc vào các con mà đó là điều tôi không mong muốn. Không ai biết được rằng, có một ngày chúng sẽ tiêu hết số tiền đó và rơi vào tình cảnh khó khăn. Nếu phải nuôi mẹ già và không có đồng nào dắt lưng, liệu chúng có thoải mái để chăm sóc mẹ không?
Vì vậy, càng già, tôi càng phải suy nghĩ đến những ngày sau của mình. Dù bây giờ tôi khỏe mạnh, nhưng khi già yếu, nếu phải dựa vào con cái mà còn phải chi trả tiền cho chúng, tôi nghĩ đó không phải là lựa chọn tốt. Hiện tại, lãi suất ngân hàng hàng tháng của tôi khá cao. Ngoài việc chi tiêu cho bản thân, tôi cũng có thể dành một khoản tiền nhỏ để cho các cháu. Tổng thể mọi thứ rất thoải mái. Quyết định là ở trong tay mình, mọi người đừng hỏi tại sao các con không chăm sóc theo ý, bởi vì trong thời đại này tiền bạc thường được đặt lên hàng đầu. Chúng ta đừng nên vội vàng chia tài sản cho con cái để rồi lại phải phụ thuộc vào chúng.
Biết tôi cho con gái 500 triệu mua nhà, con dâu đến cửa nói ầm ĩ: Phải đòi lại, nếu không các cháu trai sẽ không gọi vợ chồng tôi là ông bà nội nữa
Tôi họ Trần, năm nay tôi 65 tuổi. Tôi có 2 người con, một con trai và một con gái. Trước kia, vợ chồng tôi từng có chiều hướng hơi thiên vị, dành nhiều tâm huyết hơn cho con trai vì lúc nào cũng nghĩ con trai vất vả hơn, sau này còn có nghĩa vụ chăm sóc mình còn con gái lớn lên sẽ đi lấy chồng, có gia đình riêng rồi đa phần sẽ không thể lo cho cha mẹ được nữa.
Khi con trai tôi kết hôn, vợ chồng tôi đã bỏ ra khoảng 1,4 tỷ để mua nhà cưới, chi tiêu trước và sau đám cưới cũng khoảng khoảng 700 triệu đồng. Đến lượt con gái thì chúng tôi không còn nhiều tiền nữa, chỉ cho 2 vợ chồng con gái khoảng 350 triệu đồng làm của hồi môn.
Con gái tôi không hề bất mãn với việc chúng tôi đối xử không công bằng như vậy, con hiểu rằng anh trai sẽ có trách nhiệm với bố mẹ nhiều hơn nên con vẫn vui vẻ và giữ sự hiếu thảo. Con gái thích mua sắm trực tuyến, một số đồ dùng sinh hoạt trong nhà đều do con mua trên mạng, không chỉ mua cho gia đình mình mà còn mua cho chúng tôi.
Mỗi lần về, con gái sẽ xem xét từ trong ra ngoài nếu thấy chúng tôi thiếu thứ gì, con sẽ mua và mang đến tận nhà cho chúng tôi. Mỗi năm, con gái đều chuẩn bị quà cho chúng tôi vào dịp sinh nhật, lễ Tết, không năm nào bỏ sót. Người ta nói con gái chính là ‘chiếc áo bông nhỏ’ của bố mẹ. Cho đến giờ, tôi thấy câu nói này thật sự rất đúng, con gái luôn chu đáo, ân cần khiến tuổi già của bố mẹ ấm áp hơn nhiều.
Nói về con trai chúng tôi, tôi có chút hơi buồn vì con không được hiếu thảo cho lắm. Sau khi có cháu nội, tôi đến nhà con trai giúp chăm cháu. 3 năm chăm cháu thực sự là những ngày tháng kiệt sức nhất mà tôi từng trải qua vì tôi không chỉ chăm cháu mà còn phải giúp làm mọi việc trong nhà như dọn dẹp, giặt giũ, nấu nướng…
Không chỉ vậy, theo yêu cầu của các con, tôi còn phải đóng góp chi phí sinh hoạt. Tôi thường có thói quen ghi chép chi tiêu, có lần tôi đã thống kê chi phí ở nhà con trai, tổng cộng tiêu hết khoảng khoảng hơn 200 triệu đồng
Khi nghĩ lại, tôi thấy mình không ngại hy sinh bất cứ điều gì, nhưng con trai và con dâu lại không đối xử tốt với tôi. Đặc biệt là con dâu, nói chuyện với tôi luôn rất to tiếng, cảm giác như đang quát mắng vậy, trước mặt con dâu, tôi không dám nói to.
Chúng tôi còn chưa quá già, sức khỏe không có vấn đề gì, mà con dâu đã có thái độ như vậy. Nếu một ngày nào đó vợ chồng tôi cần chúng chăm sóc, không biết chúng sẽ cư xử thế nào?
Tôi tỉnh ngộ, không còn hy vọng con trai sẽ chăm sóc chúng tôi sau này nữa. Kể từ đó, tôi không muốn tiếp tục hỗ trợ con trai, tiền lương hưu của chúng tôi tiêu không hết thì tích lũy lại.
Chúng tôi dồn nhiều tâm huyết hơn cho con gái, dù trước đây chúng tôi thiên vị con trai hơn, nhưng con gái chưa bao giờ oán trách, đó mới là hiếu thảo thực sự, xứng đáng được chúng tôi quan tâm nhiều hơn. Vì vậy, mỗi khi gia đình con gái gặp khó khăn, chúng tôi đều cố gắng giúp đỡ, dù sao ai đối tốt với chúng tôi thì chúng tôi đối tốt lại.
Đương nhiên, việc hỗ trợ con gái chúng tôi thực hiện một cách âm thầm, không dám để con trai và con dâu biết. Vợ chồng tôi hiểu rằng, nếu con trai và con dâu biết chúng tôi chi tiền cho con gái, chắc chắn chúng sẽ làm ầm ĩ lên.
Sau tấy cả, tôi nhận ra, con nào ngoan thì mình hỗ trợ, tuổi già chỉ có thể dựa vào chính mình, ảnh minh họa, nguồn: dSD
2 tháng trước, con gái tôi muốn mua nhà
Biết con gái tôi cần tiền để mua nhà, vợ chồng tôi đã chủ động đưa cho con gái 500 triệu đồng. Lúc đầu, con gái không muốn nhận, nhưng chúng tôi kiên quyết đưa.
Chuyện này chúng tôi vẫn giấu con trai và con dâu, nhưng sau đó chồng tôi lại nói chuyện với một người họ hàng. Kết quả là người họ hàng đó về nhà kể lại, không may vợ ông ấy là người thích kể chuyện của người khác, nhanh chóng nói với con dâu tôi.
Hôm đó tôi đang ngủ trưa, con dâu đến không bấm chuông mà gõ cửa ầm ĩ. Tôi thắc mắc, tại sao con dâu hiếm khi về thăm chúng tôi mà hôm nay lại đến?
Con dâu tức giận bước vào phòng khách, vừa ngồi xuống ghế đã chỉ vào mặt tôi mắng: “Mẹ, mẹ lẩm cẩm rồi sao? Em gái mua nhà có phải mẹ cho 500 triệu không? Em gái đã lấy chồng rồi, sau này chúng con mới là người nuôi dưỡng bố mẹ, nên tiền của bố mẹ cũng phải là của chúng con. Sao mẹ lại giấu chúng con cho em gái nhiều tiền như vậy? Vợ chồng chúng con đều không đồng ý chuyện này, số tiền đó phải lấy lại, mẹ nhanh chóng hỏi em gái. Nếu họ không có tiền trả thì bảo họ viết giấy vay nợ, mỗi tháng trả dần. Nếu không, sau này con trai của con sẽ không gọi bố mẹ là ông bà nội nữa, chúng con sẽ coi bố mẹ như người ngoài”.
Tôi thực sự không biết làm thế nào mà con dâu tôi lại có gan nói ra những điều này. Con dâu về nhà tôi bao nhiêu năm nay chưa từng quan tâm đến chúng tôi, bình thường về nhà đều tay không, chưa một lần mua cho chúng tôi một bộ quần áo mới. Bây giờ con còn quá đáng hơn, định nhòm ngó tiền của chúng tôi rồi.
Tôi lập tức nói lại: “Tiền của tôi, tôi có quyền quyết định, tôi muốn tiêu thế nào thì tiêu, cô có quyền gì mà can thiệp vào. Hai vợ chồng cô nên xem lại mình, tốt với các người thế nào cũng vô ích. Con gái tôi hiếu thảo như vậy, tôi giúp đỡ một chút thì sao? Còn về chuyện chăm sóc tuổi già, chúng tôi không dám trông cậy vào hai vợ chồng cô. Hôm nay tôi nói rõ rồi”.
Trải qua bao nhiêu chuyện, tôi cũng hiểu ra nhiều điều. Thực ra, là con trai hay con gái không quan trọng, quan trọng là lòng hiếu thảo. Ai tốt với chúng tôi thì chúng tôi sẽ tốt lại, như vậy tuổi già của chúng tôi mới có thể trôi qua một cách thoải mái hơn.
Mẹ chồng mất, 5 người con dâu đều khóc ng:.ất chỉ có mình vợ tôi mặt tỉnh bơ dù lúc còn sống mẹ quý em nhất khiến tôi vô cùng x:.ấu h:.ổ trước anh em họ hàng
Mẹ chồng mất, 5 người con dâu đều khóc ng:.ất chỉ có mình vợ tôi mặt tỉnh bơ dù lúc còn sống mẹ quý em nhất khiến tôi vô cùng x:.ấu h:.ổ trước anh em họ hàng
‘Anh bị ốm anh muốn được vợ con hay người giúp việc chăm sóc? Mỗi khi em đến nhìn mẹ vui hẳn lên, bà ăn được cả một bát cháo còn con bé giúp việc thì cứ quát bà ầm ầm’.
Bố mẹ tôi sinh được 6 người con trai, anh em tôi đều làm ăn phát đạt, ở riêng không ai sống cùng với bố mẹ cả. Vợ chồng tôi ở cách bố mẹ có 1 cây số nên ngày nào vợ cũng qua chăm sóc bố mẹ, dạo này mẹ tôi ốm liệt giường nên vợ thường xuyên phải nghỉ công việc để ở nhà thay quần áo, tắm rửa, phục vụ ăn uống cho mẹ tôi hàng ngày. Các anh chị thì bận rộn công việc hơn nên chẳng mấy khi có thời gian qua thăm được bà, chắc một tháng họ ghé qua một lần rồi nhanh chân mà về, bởi họ không ngửi được mùi khai và hôi ở căn nhà của bố mẹ tôi
– Thôi em cứ để cho con bé giúp việc nó làm chứ nhìn em lo cho mẹ, ốm cả người rồi đấy.
– Chẳng may anh bị ốm, anh muốn được vợ con hay người giúp việc chăm sóc? Mỗi khi em đến nhìn mẹ vui hẳn lên, bà ăn được cả một bát cháo đấy, còn con bé giúp việc thì cứ quát bà ầm ầm khiến em khó chịu lắm, nhiều lúc muốn cho nó nghỉ nhưng mà lấy ai bóp chân tay cho mẹ hàng ngày nên đành nín nhịn nó. Còn bố thì cũng yếu lắm rồi, chỉ lo được cho bản thân thôi chứ chẳng dám nhờ ông việc gì không kẻo hai cụ ốm thì lại khổ.
– Mà cũng lạ, tại sao mấy chị dâu chẳng bao giờ đút cho mẹ một thìa cơm nhỉ?
– Thôi mặc kệ họ, mình cứ có hiếu với bố mẹ là sau này con cái nhìn vào mà học tập, chứ mình là phận em làm sao mà chỉ đạo được các anh chị ấy.
Mẹ tôi ốm liệt giường nên vợ thường xuyên phải nghỉ công việc để ở nhà
thay quần áo, tắm rửa, phục vụ ăn uống cho mẹ tôi hàng ngày
Dù anh em tôi đã mời nhiều thầy thuốc giỏi, hết lòng chăm sóc nhưng mẹ tôi không qua được mùa đông gió rét nên bà ra đi trong sự thương nhớ vô cùng của con cháu. Vừa báo tin mẹ tôi mất thì các anh chị cuống quýt cả lên, người thì gọi điện cho bạn bè, cơ quan đến phúng viếng, người thì lo thuê đồ tang lễ, người thì lo hậu sự… ai cũng tất bật chỉ có vợ tôi chẳng vội vàng gì, cứ ngồi bên cạnh mẹ chồng như thể tránh làm việc, nhiều lần tôi phải nhắc vợ giúp chồng một tay thì cô ấy mới chịu đứng dậy làm, làm xong cô ấy lại vào ngồi bên cạnh mẹ. Mấy bà chị bắt đầu xì xào:
– Chị em mình đang rối bời cả lên mà con dâu út cứ ngồi trong nhà canh mẹ chồng, làm như có hiếu lắm ấy.
Nghe những lời nói đó tôi bắt đầu nóng mặt nhưng cố nhẫn nhịn vợ, vì dù gì cô ấy cũng có tình cảm với mẹ chồng hơn mấy bà chị lắm chuyện kia. Đến khi khách đến rất đông thì vợ tôi lại ra tiếp nước, cười nói với mọi người như nhà có tiệc vui vậy. Trong khi các chị thì khóc vật khóc vã, khóc ngất cả đi, còn có chị phải truyền 2 chai nước để lấy lại sức. Nhìn thấy cách cư xử ngược đời của vợ, những người khách bắt đầu bàn tán, dị nghị, chê trách vợ tôi là cô con dâu chẳng ra gì:
– Các chị thì đau khổ khóc lóc còn chẳng hiểu cô dâu út dù không có tình cảm với mẹ chồng cũng phải thể hiện một tí chứ, đằng này lại cứ chạy hết chỗ này đến chỗ khác như thể bận lắm vậy, lại còn cười tươi nữa chứ, thật chẳng có tí hiếu nào cả.
Mỗi lần nhìn thấy vợ nở nụ cười hay nói chuyện vô tư với khách tôi đều đến lườm nguýt hay véo vợ một cái để cảnh báo là em quá vô duyên rồi đấy. Vậy mà chỉ được ít phút rồi đâu vẫn vào đó khiến tôi phát mệt với tính cách kỳ lạ của vợ mình.
Lúc đưa tiễn mẹ ra nghĩa trang, mấy chị ngất như ngả rạ khiến chị nào cũng 2 người đỡ 2 bên, chỉ có vợ tôi vẫn hăm hở đi như kiểu mẹ chết đỡ đi gánh nặng nên mừng quá thì phải. Đến lúc này tôi không chịu nổi nữa quát ầm lên chửi vợ:
– Em có tình người không vậy, nhìn các chị bày tỏ tình cảm với mẹ như vậy mà em chẳng thấy nhỏ một giọt nước mắt nào, em vô cảm quá đấy.
Vợ tôi vẫn không nói gì, không biết bố tôi từ đâu chống gậy bước đến bên tôi và tát cho tôi một cái đau điếng rồi ông quát:
– Đứa nào ngất thì đem chôn hết đi không phải tốn tiền để thuê người dìu đỡ làm gì, khi mẹ chúng mày còn sống thì chẳng bao giờ thấy chúng mày chăm sóc vậy mà khi chết sao khóc to thế, tao không cần nước mắt cá sấu của mấy cô con dâu để mua vui cho thiên hạ, tao chỉ cần có một người con dâu như con út là được rồi. Nó chăm sóc hết lòng khi mẹ mày còn sống thế là đủ rồi, chứ lúc chết rồi thì còn cần gì nữa mà khóc với lóc, chỉ là giả tạo hết. Đứa nào mà khóc hay ngất nữa tao đem chôn cùng với mẹ chúng mày ngay.
Lời bố tôi vừa dứt, vợ tôi bật khóc (Ảnh minh họa)
Lời bố tôi vừa dứt mấy chị đang ngất cũng tỉnh như sáo, cúi đầu xuống như để thể hiện sự hối hận trước bố tôi. Lúc này thì vợ tôi lại bật khóc khiến tôi khó hiểu, cô ấy bắt đầu nói:
– Con cảm ơn những lời nói của bố đã giải tỏa được những nghi ngờ mà mọi người dành cho con, nếu không, chắc họ nghĩ con là kẻ đã gây ra cái chết của mẹ nhanh hơn đó. Thực lòng con coi mẹ chồng như mẹ của mình mà có ai hiểu cho nỗi lòng của con đâu, thật may có bố đã chứng kiến cho lòng thành của con.
Từ sau ngày mẹ tôi mất, mấy chị luôn nhìn vợ tôi với ánh mắt nể phục và thường xuyên đến thăm chăm bố tôi hơn. Đúng là khi chết thì ai còn cần gì mâm cao cỗ đầy hay người đến tấp nập phúng viếng, quan trọng khi sống phải đối xử tốt thì mới đáng mặt làm con.
Bố 75 tuổi đưa giấy nợ 800 triệu cho 3 con trai nhờ trả giúp nhưng ai cũng từ chối, thương bố nên con gái nhận gánh vác nhưng 1 năm sau sự thật
Tôi tên là Thanh, tôi là con út trong gia đình có 4 người con, ở trên tôi còn có 3 người anh trai nữa. Cha tôi, ông Lý, đã làm việc chăm chỉ cả đời để nuôi dạy chúng tôi trưởng thành như ngày hôm nay. Sau khi mẹ tôi qua đời, bố vẫn ở vậy cho đến hiện tại, bố tôi năm nay đã 75 tuổi.
Tôi có ba anh trai, họ đều đi làm xa và không thường xuyên về nhà thăm nhà. Chỉ riêng tôi chọn sống ở quê để có thể thường xuyên về chăm sóc bố.
Cuộc sống cứ thế trôi đi cho đến một hôm, bố tôi gọi tất cả các con đến để thông báo chuyện quan trọng. Trong nhóm chat gia đình, các anh tôi đều cho rằng đã đến lúc bố viết di chúc để chia tài sản cho các con. Tuy rằng bố không có nhiều tiền nhưng bù lại có rất nhiều đất đai, ruộng vườn nên các anh đều sắp xếp công việc để về nhà rất sớm!
Hôm đó, bố đưa cho chúng tôi một tờ giấy ghi số nợ với sô tiền lên tới 800 triệu đồng. Tất cả chúng tôi đều bàng hoàng vì chưa từng nghe bố nhắc đến chuyện này trước đó! Bố nói:
– Số tiền này trước đây bố vay để chữa bệnh cho mẹ các con. Bố cũng cố gắng làm việc cật lực để trả nợ, lại bán hết đất để gom tiền vì không muốn làm phiền đến mấy đứa nhưng giờ bố già rồi nên không gánh được nữa. Mà lãi mẹ đẻ lãi con, bố mong các con hãy giúp bố trả nợ để bố yên tâm không phải sống trong lo sợ nữa.
Chắc hẳn ai trong hoàn cảnh làm con như chúng tôi đều choáng váng với tình huống này. Số tiền đó không hề nhỏ, đối với riêng tôi lại càng lớn vì tôi chỉ là một người làm công ăn lương bình thường. Điều đáng nói là bao lâu nay bố không nói ra để các con cùng gánh vác. Đến bây giờ, bố chỉ thông báo một câu đề nghị các con trả nợ giúp thì quả là cú sốc lớn.
Tôi rất thương bố nhưng cũng giận bố vì bao lâu nay không nói với các con một lời về khoản tiền quá lớn này, ảnh: dSD
Anh cả lập tức tỏ vẻ tức giận nói:
– “Bố, bố đùa à? Chúng con chưa bao giờ nợ bố một đồng nào và cũng không được hưởng một đồng nào trong số 800 triệu này. Đây rõ ràng là do bố tiêu pha phung phí nên mới nợ nần, vậy mà bây giờ lại bắt bọn con gánh”.
Sau đó, anh hai và anh ba cũng liên tục chỉ trích bố thậm tệ. Khi nghe lời các anh nói, tôi cảm thấy rất đau lòng. Tuy giận bố nhưng tôi nghĩ rằng dù sao số tiền này cũng là do chữa bệnh cho mẹ mà nợ nần, chúng tôi là con không thể chối bỏ trách nhiệm.
Tôi liền nói:
– Các anh đừng nói với bố như thế, bố bây giờ đã 75 tuổi rồi, không thể chịu đựng được nữa đâu. Nếu các anh không đồng ý trả, vậy thì em sẽ nhận. Dù không có nhiều tiền thì em cũng sẽ cố gắng làm việc để trả.
Tôi nói xong, ba anh nhìn tôi tỏ vẻ khinh miệt rồi bỏ đi thẳng không nói lời nào. Tôi bất lực nhìn bóng lưng họ, thầm nghĩ cuộc sống sau này của tôi sẽ chẳng dễ dàng chút nào. Dù lúc đó trong lòng rất rối bời nhưng tôi cố gắng an ủi bố:
– Ngày mai con sẽ chuyển trước cho bố 200 triệu, đây là tiền tiết kiệm của vợ chồng con để sau này cho bé Bống (con gái tôi) đi du học. Số còn lại, mỗi tháng con sẽ gửi dần cho bố để trả, con tin chỉ vài năm nữa thôi, mọi thứ sẽ ổn định. Bố chỉ cần sống khỏe để con an tâm làm việc là được rồi
Bố tôi khóc lặng, cứ nói cảm ơn tôi suốt một hồi. Bố nói xin lỗi tôi vì trước đây không chăm sóc tôi chủ đáo, chỉ biết thương yêu con trai mà trọng nam khinh nữ.
Lòng tôi đau thắt lại…
Các anh trai đều thẳng thắn từ chối trả nợ giúp bố, ảnh minh họa, nguồn: dSd
Từ ngày hôm đó, tôi bắt đầu lao vào làm việc không nghỉ ngơi. Mỗi ngày, tôi làm 3 công việc, lại bán thêm hàng online để tăng thu nhập. Buổi sáng 5h tôi sẽ thức giấc và đến 12h đêm mới được nghỉ ngơi.
Chồng tôi rất thương tôi, thỉnh thoảng anh cũng đưa thêm cho tôi ít tiền để giúp tôi phần nào nhưng tôi không muốn mình trở thành gánh nặng của anh nên luôn từ chối. Tôi chỉ mong anh chăm lo tốt cho các con là tôi hạnh phúc lắm rồi.
Tròn một năm sau, đúng vào ngày giỗ mẹ, bố lại gọi chúng tôi về nhà nhưng 3 anh trai đều từ chối, chỉ có vợ chồng tôi sang ăn cơm cùng bố. Sau khi dùng bữa xong, bố đưa cho tôi một quyển sổ tiết kiệm và 450 triệu tiền mặt, tôi mở ra và bàng hoàng với số tiền ghi trên đó: 4 tỷ đồng.
Bố nhìn tôi và nói: “Số tiền trong sổ là bố gom góp và bán đất, dù gì bố cũng già rồi, đất đai chẳng để làm gì nên bán đi. Còn số tiền mặt là của con đưa cho bố trong năm qua, bố chưa tiêu một đồng nào hết.
Thực ra, bố không nợ ai hết, tờ giấy báo nợ đó là giả, bố chỉ muốn thử lòng hiếu thảo của các con trước khi chia tiền thừa kế cho mấy đứa. Chẳng ai ngờ 3 người con trai mà bố hết lòng yêu thương lại tệ vậy, nên bố nghĩ con xứng đáng được hưởng tất cả”.
Tôi ôm bố rồi khóc nức nở: Tức giận có, cảm động có và thương cho chính mình cũng có. Giận bố vì đã khiến tôi quá vất vả trong năm qua nhưng cũng vui mừng vì nhận được món quà quá lớn.
Tôi và chồng quyết định đón bố về sống chung, dù sao trước đây tôi cũng thường xuyên qua chăm sóc bố nhưng không thể tận tình bằng ở cạnh nhau mỗi ngày. Tôi sẽ không để bố phải lẻ loi một mình nữa, chúng tôi sẽ là một gia đình trọn vẹn và hạnh phúc bên nhau.
Căn nhà tặng bố mẹ không ai ở nhưng tiền điện, nước vẫn tăng, tôi lén kiểm tra mới biết sự thật đau đớn: ‘Con phải sống sao cho vừa lòng bố mẹ’
Cha mẹ tôi vốn sống ở nông thôn, quanh năm lo chuyện đồng áng, nuôi vịt gà. Những năm gần đây, tuổi cha mẹ ngày càng lớn nên tôi muốn mua nhà cho họ ở thành phố để dưỡng già.
Tôi và vợ có sẵn một khoản vốn không dùng đến, số còn thiếu thì vay thêm bạn bè một ít. Chúng tôi mua một căn hộ 80 mét vuông, tuy không quá rộng nhưng hai người có thể ở thoải mái. Hơn nữa khu chung cư này rất thuận tiện, có đầy đủ tiện ích như chợ dân sinh, siêu thị, trạm xe buýt, bệnh viện, trường học…
Đúng dịp sinh nhật 60 tuổi của cha, tôi đã hoàn tất mọi thủ tục và giao lại chìa khoá nhà cho cha. Chắc có lẽ các bạn sẽ không thể tưởng tượng được vẻ mặt ngạc nhiên và vui sướng của cha mẹ tôi khi nhận được món quà đặc biệt này.
Cha mẹ tôi chưa bao giờ nghĩ rằng cả đời họ có thể sống trong một ngôi nhà có thang máy như cư dân thành phố và họ vui vẻ khen ngợi vợ chồng tôi hiếu thảo. Tôi cảm thấy rất hạnh phúc. Là con trai, cuối cùng tôi cũng có thể làm được điều gì đó lớn lao cho bố mẹ.
Cuối tuần, tôi lái xe giúp bố mẹ chuyển nhà. Thực ra, chẳng có gì phải dọn đi. Ngôi nhà ở quê được giữ lại để đến nghỉ hè cả nhà sẽ về chơi. Vì vậy, không có đồ đạc hay thiết bị nào được chuyển đi, chỉ lấy quần áo và những vật dụng cần thiết hàng ngày.
Căn nhà rộng rãi và không gian chung cư khiến tôi an tâm, yên lòng khi để bố mẹ sống ở đây, ảnh: dSD
Nhìn ngôi nhà sáng sủa, rộng rãi, xung quanh giao thông, sinh hoạt thuận tiện, cha mẹ tôi vô cùng hạnh phúc, tiếng cười không ngớt.
Ngoài việc mua nhà cho cha mẹ, tôi cũng nhận luôn khoản chu cấp hàng tháng và thanh toán tiền điện nước để hai ông bà không cần phải lo nghĩ gì cả.
Bố mẹ tôi nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống ở thành phố, cha tôi thích tham gia cùng các ông già chơi cờ, còn mẹ tôi thích khiêu vũ ở quảng trường với hội bạn bè sống cùng chung cư.
Tôi còn có một người chị cả vốn sống ở nông thôn. Hiện chị đang thuê nhà ở thành phố để các con đi học tiểu học. Khi không có việc gì làm, chị sẽ đến gặp bố mẹ, giúp họ giặt quần áo và dọn dẹp. Bằng cách này, tôi cảm thấy việc mua nhà cho bố mẹ ở thành phố thực sự là một việc làm đúng đắn.
Khi mùa hè đến, cha mẹ tôi dẫn các con tôi về nghỉ hè, vừa để thăm nom họ hàng, vừa để chăm sóc ngôi nhà để bỏ trống từ lâu.
Tuy nhiên, cha mẹ tôi về làng được gần 1 tháng, tôi phát hiện tiền điện nước tăng cao, thậm chí cao hơn nhiều so với lúc ở nhà. Tôi nhớ trước khi về quê, tôi đã dặn dò cả hai phải tắt hết các nguồn điện, chẳng lẽ cha mẹ tôi đã quên gì đó.
Tôi liền gọi cho mẹ để xác nhận thì mẹ tôi khẳng định là đã kiểm tra đầy đủ.
“Không, cha mẹ đã kiểm tra trước khi rời đi, nước và điện đã tắt hết rồi”, mẹ tôi quả quyết.
Mẹ tôi vốn dĩ là một người rất cẩn thận và tiết kiệm, tôi biết chắc đây không phải là sơ ý, ảnh: dsD
Tôi nghi hoặc nói: “Vậy sao dạo này tiền điện báo về điện thoại của con lại cao thế? Không được, con phải qua xem thử. Chắc mẹ quên tắt rồi?”.
Mẹ tôi vừa nghe tin tôi sắp đến nhà mới thì nhanh chóng ngăn tôi lại và nói: “Ồ, không cần phải đến đó xem thử đâu. Trước khi đi, mẹ đã nhờ người hàng xóm đối diện trông nhà giúp rồi, nếu có vấn đề gì thì họ sẽ gọi cho mẹ ngay. Con cứ lo đi làm đi, đừng đến mất công”.
Tôi nói: “Hàng xóm đứng ngoài cửa thì có thể nhìn thấy gì chứ? Lỡ như…”
Tôi chưa kịp nói xong, mẹ tôi đã sốt ruột nói: “Mẹ đã nói là con không cần phải đi thì con không cần phải đi. Chắc chắn sẽ ổn thôi, con không cần phải lo lắng đâu. Mẹ tính từ tháng sau mẹ sẽ tự thanh toán tiền điện nước, như thế sẽ tiện hơn”.
Hành vi của mẹ tôi có chút bất thường, bà ấy là một người rất tiết kiệm, đặc biệt là về nước và điện. Mẹ tôi thậm chí không sử dụng máy giặt vì lo lãng phí. Vậy mà bây giờ ngôi nhà không có người ở, tiền điện nước lại tăng nhưng mẹ tôi không hề tỏ ra lo lắng.
Tôi cúp máy vì không muốn tranh luận thêm nữa. Buổi chiều hôm đó, tôi xin nghỉ phép để đến kiểm tra.
Kết quả, khi vừa mở cửa thì tôi thấy chị cả đang ở nhà, TV đang bật, máy giặt đang giặt quần áo, nồi trên bếp từ đang bốc hơi.
Người chị cả rất ngạc nhiên khi thấy tôi đến. Và khi nhìn thấy chị ấy, tôi cũng rất ngạc nhiên. Không phải chị ấy nên nấu ăn ở nhà vào thời điểm này sao? Tại sao chị lại ở đây?.
Nhìn quanh, tôi thấy trong phòng có rất nhiều thứ, đặc biệt là chiếc bàn trong phòng khách chất đầy sách dành cho trẻ em.
Tôi hơi bối rối, đi vào phòng ngủ nhìn thì choáng váng. Vốn dĩ tôi bố trí phòng ngủ chính cho cha mẹ, phòng còn lại thì bỏ trống phòng khi nhà có khách. Nhưng bây giờ phòng ngủ chính chất đầy đồ đạc của vợ chồng chị, còn phòng kia thì thành phòng cho đứa cháu lớn của tôi.
Căn nhà tôi từng sắp xếp để bố mẹ ở lại biến thành nhà của chị cả, ảnh: dsD
Tôi không ngờ căn nhà của bố mẹ lại biến thành nhà của chị cả. Tôi không nhịn được nữa liền hỏi thẳng chị cả: “Chuyện gì vậy? Tại sao chị lại đưa cả nhà đến đây ở vậy”.
Chị cả lúc đầu còn do dự, trên mặt hiện rõ sự xấu hổ. Sau khi tôi hỏi đi hỏi lại, chị cả đã nói ra sự thật: “Anh rể em lại bị sa thải vì chơi bài trong giờ làm việc. Chủ nhà lại tăng tiền thuê nhà và các con phải đi học. Gần đây tiền bạc eo hẹp nên cha mẹ có bảo nhà chị dọn đến đây ở để tiết kiệm tiền. Chị thấy như vậy cũng hợp lý, dù sao chị ở chung cũng có thể chăm sóc cha mẹ luôn”.
Nghe chị giải thích tôi càng tức giận hơn. Anh rể thì không làm tốt việc của mình, chị gái thì lười biếng, tiêu xài hoang phí. Giờ gia đình chị lại muốn chiếm dụng nốt căn nhà của cha mẹ để sinh sống.
Thậm chí, số tiền tôi chu cấp cho cha mẹ hàng tháng cũng được họ chia một ít cho chị cả. Điều này tôi đã biết từ lâu nhưng đã “mắt nhắm mắt mở” cho qua.
Tôi liền lập tức gọi điện cho mẹ để hỏi tại sao không ai nói với tôi một lời.
“Đây là căn nhà vợ chồng con tự mua bằng tiền của mình, là để cho cha mẹ nghỉ hưu chứ không phải để nuôi chị cả và gia đình của chị. Hàng tháng con vẫn đang phải trả tiền lãi, cung cấp chi phí sinh hoạt,…cha mẹ có biết con vất vả thế nào không”.
Thấy tôi căng thẳng, mẹ tôi không hề an ủi mà còn trách ngược tôi không quan tâm đến gia đình. Mẹ khuyên tôi nên để gia đình chị cả ở lại để bớt gánh nặng kinh tế.
Những lời nói của mẹ khiến tôi cảm thấy thật nực cười và đáng thương cho chính mình. Mẹ luôn muốn tôi phải biết chăm lo cho người thân, vậy có ai thương tôi không?.
“Con chẳng biết sống sao cho vừa lòng mẹ nữa!”, tôi chỉ nói vậy rồi cúp máy. Ngay sau đó, tôi bắt chị cả thu dọn hành lý, trong ngày mai phải dọn ra khỏi nhà tôi.
Về phần cha mẹ, họ muốn ở đó cũng được, hoặc không muốn thì tôi sẽ cho người khác thuê. Tôi không muốn dây dưa nhiều chuyện để tránh sau này sẽ xảy ra tranh chấp không đáng có. Ở đời chẳng thể lường trước được điều gì, từ giờ tôi sẽ chỉ lo cho vợ con của tôi thôi.
Đi họp lớp gặp lại hoa khôi của trường, tôi cay đắng nhận ra sự thật: Giữa phụ nữ sinh con ở tuổi 20 và tuổi 30 thật sự khác biệt
Cách đây vài ngày, tôi tham dự buổi họp lớp cấp 3 sau hơn 10 năm ra trường. Người ta vẫn nói, thời gian trôi nhanh như chó chạy ngoài đồng, chỉ trong nháy mắt, những người bạn học cũ của tôi và chính bản thân tôi giờ đã ngoài 30 tuổi. Một độ tuổi mà ai cũng đến độ ‘chín’, đến độ trưởng thành thật sự. Bạn bè của tôi phần lớn đã hoàn thành những dấu mốc lớn trong đời như lập gia đình, xây nhà, mua xe,…
Tôi rất hào hứng khi lần đầu tiên được gặp lại bạn cũ sau nhiều năm xa cách. Lần họp lớp này quả thực vô cùng xúc động. Vì đi làm ăn xa nên tôi rất ít về nhà, đây là lần họp duy nhất tôi tham gia kể từ sau khi tốt nghiệp.
Hàn huyên trò chuyện hồi lâu, tôi bỗng thấy Á Viên tới. Á Viên trước đây được mệnh danh là hoa khôi của trường tôi, cô ấy nổi tiếng xinh đẹp, dịu dàng, được rất nhiều bạn nam viết thư tỏ tình. Giờ bước sang tuổi 30, trông cô ấy khồng còn tươi trẻ, khoé mắt xuất hiện nếp nhăn, khuôn mặt tỏ vẻ phờ phạc và mệt mỏi. Càng trò chuyện, cô ấy càng kể nhiều chuyện không vui của cuộc sống hôn nhân khiến chúng tôi vừa bất ngờ vừa thương cho cô ấy.
Á Viên lấy chồng khi 20 tuổi, sau khi tốt nghiệp cấp 3 được 2 năm. Thời gian đầu, mọi người đều vui mừng cho cô ấy vì được gả vào một gia đình giàu sang, vị thế hơn hẳn gia đình cô. Nhưng quãng thời gian hạnh phúc chẳng kéo dài bao lâu, gia đình chồng Á Viên bắt đầu tỏ thái độ coi thường, thậm chí mẹ chồng chê cô học thức thấp, gia cảnh hèn kém.
Á Viên không đi làm, cũng chẳng thế góp sức vào công việc kinh doanh của nhà chồng. Cô chỉ có thể ở nhà làm công việc nội trợ, hàng ngày nấu 3 bữa cơm, đợi chồng đi làm về mỗi ngày. Vì thế, nét xinh đẹp, yêu kiều của cô cũng biến mất, giờ chỉ còn một Á Viên xuề xoà trong cách ăn mặc, thường để mặt mộc khi ra ngoài với vẻ mệt mỏi thiếu ngủ.
Ngược lại với Á Viên, Kiều Mai trước đây là cô gái bình thường với vẻ ngoài giản dị, dễ thương, chăm chỉ học tập giờ đã toả sáng. Cô ấy mới sinh con cách đây không lâu nhưng vẫn giữ được vóc dáng gọn gàng, làn da căng sáng.
Một bạn cùng lớp nói đùa: “Kiều Mai, con mấy tháng thì có thể rời xa mẹ được?”. Cô chỉ cười nói: “Không sao đâu, ở nhà có người giúp việc hỗ trợ, chồng mình cũng phụ giúp. Nếu có chuyện gì, anh ấy sẽ gọi cho mình”.
Ở 2 người bạn học là 2 cuộc đời khác nhau: Một người sinh con ở tuổi 20 và một người sinh con ở tuổi 30. Có thể thấy tác động của việc sinh con thực sự rất lớn đối với phụ nữ.
Tôi nhận ra những người phụ nữ sinh con sớm dường như thiệt thòi hơn rất nhiều, ảnh: dsD
Tôi nhận ra sự khác biệt quá lớn giữa phụ nữ sinh con ở tuổi 20 và sinh con ở tuổi 30
Khác biệt về tâm lý
Một cô gái 20 tuổi có thể đang học Đại học hoặc mới bước vào xã hội. Lúc này, tâm lý của cô ấy dù là suy nghĩ hay làm việc vẫn còn rất non nớt. Vậy làm thế nào cô ấy có thể chăm sóc cho bản thân và gia đình?
Nhưng người phụ nữ 30 tuổi thì khác. Sau khi trải qua giai đoạn vất vả ngoài xã hội, họ đã trưởng thành hơn, có thể làm tròn trách nhiệm của người vợ, người mẹ.
Khách biệt về kinh tế
Đối với một cô gái 20 tuổi, chưa nói đến sự độc lập về tài chính, thậm chí có thể còn chưa học xong. Kinh tế của những cô gái trẻ tuổi chưa ổn định, sao có thể nuôi con, dạy con.
Đối với phụ nữ 30 tuổi thì khác. Sau nhiều năm phấn đấu, họ đã có nền tảng tài chính nhất định. Việc lo cho học hành của con cái đối với họ không còn là vấn đề nữa.
Khác biệt về sức khoẻ
Như chúng ta đã biết, độ tuổi sinh con tốt nhất của phụ nữ là từ 25 – 30 tuổi. Mặc dù vào năm 20 tuổi, một cô gái đã phát triển toàn diện nhưng vẫn chưa đạt đến khả năng sinh sản tốt nhất. Nhưng phụ nữ 30 tuổi thì mọi chỉ số thể chất đều đã hoàn thiện.
Tại sao không nên sinh con quá sớm khi bản thân chưa vững vàng về kinh tế và trưởng thành về suy nghĩ
Theo nghiên cứu y học, cả cơ quan sinh sản và xương chậu của phụ nữ đều chưa trưởng thành hoàn toàn trước 23 tuổi. Gánh nặng thêm do kết hôn sớm và sinh con sớm có hại cho sức khỏe của cả mẹ và con. Nhiều trường hợp sinh nở khó khăn và dễ gây ra một số biến chứng.
Xã hội ngày nay đã khác xưa. Phụ nữ cũng cần có khả năng tự lập để tồn tại. Tuy nhiên, nếu kết hôn và sinh con quá sớm, họ thậm chí có thể không hoàn thành được việc học.
Trong khi những cô gái khác đi làm và tích lũy kinh nghiệm thì những cô gái kết hôn sớm phải ở nhà nuôi con và chăm sóc con. Khi con lớn lên, các cô gái không còn trẻ nữa, không có kinh nghiệm làm việc và gặp nhiều vấn đề trong công việc.
Đặc biệt, sự trưởng thành của trẻ cần có sự giáo dục và hướng dẫn đúng đắn của cha mẹ. Tuy nhiên, nếu cha mẹ còn quá trẻ, trẻ có thể chưa đáp ứng đủ các yêu cầu về kinh nghiệm xã hội, cách ứng xử với mọi người hay sự trưởng thành về mặt tinh thần.
Những cô gái kết hôn sớm khó có thể cho con mình nền giáo dục đúng đắn, thậm chí họ còn dễ dàng trút cảm xúc tiêu cực do cuộc sống không như ý lên con cái. Điều này cực kỳ vô trách nhiệm đối với con cái.