Lưỡi Hổ là một loại cây phong thủy, có thể chiêu tài lộc, tuy nhiên không phải tuổi nào cũng thích hợp để trồng cây lưỡi hổ.
Cây lưỡi hổ là loại cây cảnh, thường được trồng trong vườn, trong nhà để làm đẹp không gian. Tên khoa học là Sansevieria trifasciata, chiều cao khoảng 50 – 60cm.
Đặc điểm của cây lưỡi hổ là có thân dạng dẹt, mọng nước, nhìn có vẻ sắc nhọn nguy hiểm nhưng thân rất mềm, không làm đứt tay khi chạm vào. Trên thân có 2 màu xanh và màu vàng dọc từ gốc đến ngọn. Cây lưỡi hổ khi ra hoa nở thành từng cụm, mọc từ phần gốc lên và có quả hình tròn.
Lưỡi hổ là loại cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới, có tới hơn 70 loài khác nhau như: cây lưỡi hổ cọp, cây lưỡi hổ Thái, cây lưỡi hổ xanh… nhưng phổ biến nhất hiện nay là lưỡi hổ Thái và lưỡi hổ cọp.
Ý nghĩa phong thuỷ của cây lưỡi hổ
Trong phong thuỷ, cây lưỡi hổ có tác dụng tốt trong việc trừ tà, xua đuổi ma quỷ và chống lại những điều không may mắn trong cuộc sống. Lá cây mọc thẳng đứng thể hiện sự quyết đoán, ý chí tiến lên của con người. Với dáng vẻ uy nghi từ thân đến ngọn của cây là biểu tượng cho sự uy quyền, danh gia vọng tộc.
Hoa lưỡi hổ mang đến vẻ đẹp kiêu sa với ý nghĩ cho phong thuỷ rất lớn. Theo quan niệm của người xưa, những người trồng cây lưỡi hổ nếu chăm sóc cây ra được hoa, thì may mắn trong năm, không chỉ ở cuộc sống mà còn mang đến nhiều thuận lợi trong công việc, tài chính.
Để phát huy được tác dụng về phong thuỷ, ta nên tìm đặt vị trí phù hợp cho cây. Vị trí tốt sẽ giúp ta có được may mắn, thuận lợi hơn trong công việc và cuộc sống.
Cây lưỡi hổ kỵ tuổi nào?
Những tuổi kỵ với cây lưỡi hổ trắng là: Nhâm Tý (1972), Quý Sửu (1973), Canh Thân (1980), Tân Dậu (1981), Mậu Thìn (1988), Kỷ Tỵ (1989), Nhâm Ngọ (2002), Quý Mùi (2003),…
Những tuổi kỵ (khắc) cây lưỡi hổ vàng là: Bính Ngọ (1966), Đinh Mùi (1967), Giáp Dần (1974), Ất Mão (1975), Nhâm Tuất (1982), Đinh Sửu (1997),…
Những tuổi kỵ (khắc) với cây lưỡi hổ viền vàng là: Đinh Dậu (1957), Giáp Thìn (1964), Bính Dần (1986), Đinh Mão (1987), Giáp Tuất (1994), Ất Hợi (1995),…
Cây lưỡi hổ nên đặt ở đâu trong nhà ?
Vị trí thích hợp để đặt cây lưỡi hổ trong nhà là phòng khách, nên đặt ở các góc phòng hoặc bên cạnh ghế sofa, cạnh kệ tivi. Hoặc bạn có thể đặt 2 chậu lưỡi hổ 2 bên lối cửa ra vào, nó cũng mang lại nhiều ý nghĩa xua đuổi điềm rủi, thu hút may mắn.
Ngoài ra, cây lưỡi hổ đặt trong phòng ngủ cũng sẽ giúp thanh lọc không khí tốt hơn, cây sẽ hấp thụ lượng khói thuốc, CO2 và Nitơ và tăng cường lượng oxi cho không khí cải thiện sức khoẻ gia đình.
Cách chăm sóc cây lưỡi hổ
Loại đất thích hợp: các loại đất cằn cỗi là điều kiện thích hợp cho cây phát triển như đất cát, đất sỏi… yêu cầu đất mang hàm lượng vôi cao.
Nên cho cây lưỡi hổ tắm nắng nhiều, điều này sẽ giúp cây phát triển tốt vì đây là loài ưa nắng. Dù vậy nếu không có nhiều ánh nắng cây vẫn có thể thích nghi và sống khá dễ dàng.
Nước: Đây là loại chịu hạn khá tốt , nhu cầu nước không cao. Vào mùa đông hoặc trồng trong nhà, có thể tưới nước 2 lần/tháng.Vào mùa hè hoặc là trồng bên ngoài với ánh sáng trực tiếp thì tưới nước thường xuyên hơn khoảng 1lần/tuần.
Nhiệt độ: Lưỡi hổ là loài cây phát triển trong đất khô cằn, vì vậy chúng có thể chịu được nhiệt độ nóng bức, tuy nhiên để cây phát triển tốt, nhiệt độ nên rơi vào khoảng từ 15-30 độ C. Nếu nhiệt độ xuống quá thấp ( dưới 10 độ C ) cây có thể chịu được trong thời gian ngắn, nếu không được cải thiện cây sẽ chết.
Độ ẩm: cây là loài chịu hạn tốt nên nếu trong điều kiện tưới quá nhiều nước hoặc có độ ẩm cao lưỡi hổ sẽ bị thối rễ 1 trong những lý do hàng đầu gây chết cây.
Lưỡi hổ nên trồng ở đâu là câu hỏi mà nhiều người thường thắc mắc. Là loài cây có sức sống mạnh mẽ, lưỡi hổ có thể được trồng trong sân vườn, trang trí dưới dạng tiểu cảnh, hoặc trồng trong chậu.
Bón phân: Bón một lượng phân vừa đủ cho lưỡi hổ vì cây vốn ưa loại đất khô cằn, thiếu dinh dưỡng. Phân chuồng hoặc phân hữu cơ loại tan chậm là lựa chọn hợp lý, giúp cây dễ hấp thụ. Một lưu ý là không nên bón phân vào mùa lạnh dễ làm cây chết.