Ngày 22-7, TAND TPHCM tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam (ĐKVN) và 14 trung tâm đăng kiểm .
Đại diện Viện KSND TPHCM công bố bản cáo trạng truy tố 254 bị cáo .
Bị cáo Đặng Việt Hà, cựu Cục trưởng Cục ĐKVN tại phiên tòa ngày 22-7. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Trong đó 254 bị cáo, bị cáo Đỗ Trung Học, cựu Trưởng Phòng Tàu sông, Cục ĐKVN bị đưa ra xét xử vắng mặt . Theo cáo trạng, Phòng Tàu sông thuộc Cục ĐKVN có chức năng quản lý nhà nước về phương tiện thủy nội địa, gồm: hướng dẫn, chỉ đạo và thực hiện việc xác nhận năng lực cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa; nhiệm vụ là thực hiện, hướng dẫn, chỉ đạo công tác thẩm định thiết kế kỹ thuật tàu sông và công nghệ; tổ chức thực hiện, hướng dẫn chỉ đạo công tác xác nhận, thông báo năng lực cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi tàu sông theo quy định.
Đại diện Viện KSND TPHCM công bố cáo trạng. Ảnh: THÀNH CHUNG
Để được cấp thông báo năng lực, chủ các cơ sở đóng tàu tại Long An đã liên hệ bị cáo Phạm Hoài Hà (cựu Giám đốc Chi cục Đăng kiểm Long An). Hà giới thiệu bị cáo Nguyễn Xuân Hào (Đăng kiểm viên Chi cục Đăng kiểm Long An) tiến hành lập hồ sơ của 38 cơ sở đóng tàu.
Nguyễn Xuân Hào đã nhận của chủ các cơ sở đóng tàu này số t.iền từ 30 triệu đồng đến 150 triệu đồng/xưởng trọn gói đến khi được cấp thông báo năng lực. Sau đó, Nguyễn Xuân Hào đã gửi các hồ sơ này ra Cục ĐKVN tiến hành đ.ánh giá.
Các bị cáo tại phiên tòa ngày 22-7. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Trên Cục ĐKVN, bị cáo Lê Ngọc Tú (Phó trưởng Phòng Tàu sông) đ.ánh giá các hồ sơ tại Long An còn Đỗ Trung Học là người soát xét hồ sơ. Học đã cung cấp số tài khoản và yêu cầu Phạm Hoài Hà phải đưa t.iền để duyệt hồ sơ. Hà yêu cầu Nguyễn Xuân Hào chuyển t.iền v.ào tài khoản Nguyễn Thành Lê và Đỗ Trung Học.
Tổng số t.iền Nguyễn Xuân Hào chuyển vào tài khoản của bị cáo Nguyễn Thành Lê (kinh doanh tự do) và Đỗ Trung Học là 4,1 tỷ đồng, trong đó có hơn 2,8 tỷ đồng để cấp thông báo năng lực xưởng.
Quá trình điều tra, bị cáo Đỗ Trung Học đã xuất cảnh ra nước ngoài trước khi khởi tố bị can. Ngày 22-1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM đã ra quyết định truy nã. Quá trình điều tra, truy tố, các cơ quan tố tụng đã áp dụng đầy đủ các biện pháp để đảm bảo thực hiện quyền bào chữa theo quy định; trường hợp không ra đầu thú coi như từ bỏ quyền bào chữa và bị truy tố, xét xử vắng mặt theo Điều 290 Bộ luật Tố tụng hình sự để đảm bảo tính răn đe và phòng ngừa chung.
Các bị cáo nghe công bố cáo trạng từ điểm cầu trại tạm giam T30 . Ảnh: HOÀNG HÙNG
Cáo trạng xác định, hành vi của bị cáo Đỗ Trung Học đã cấu thành tội “Nhận hối lộ” với số t.iền hơn 2,8 tỷ đồng. Các bị cáo Phạm Hoài Hà bị xét xử về tội “Môi giới hối lộ”, còn Nguyễn Xuân Hào thì phạm tội “Đưa hối lộ”.
Trung tướng Tô Ân Xô: Xe đến đăng kiểm ‘mọi bộ phận đều kêu, trừ còi’
Người phát ngôn của Bộ Công an cho biết vụ án liên quan đến Cục Đăng kiểm Việt Nam và các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đến nay đã khởi tố 248 bị can
Ngày 2-2, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1-2023, Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn của Bộ Công an, đã thông tin về kết quả điều tra vụ án vi phạm tại Cục Đăng kiểm Việt Nam và một số trung tâm đăng kiểm ở các tỉnh, thành phố.
Theo Trung tướng Tô Ân Xô, đến nay, công an các địa phương đã khám xét tại Cục Đăng Kiểm và 32 trung tâm đăng kiểm trên cả nước, khởi tố 248 bị can về các tội danh như: Nhận hối lộ, môi giới hối lộ, giả mạo trong công tác…
Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn của Bộ Công an
Người phát ngôn Bộ Công an nhấn mạnh đây là vụ án vi phạm có tổ chức, hành vi tiêu cực có tính hệ thống, xuyên suốt từ lãnh đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam, lãnh đạo một số phòng ban của Cục đến giám đốc các trung tâm đăng kiểm, gây thiệt hại rất lớn cho xã hội.
“Một vài lãnh đạo Cục Đăng kiểm, Phòng kiểm định xe cơ giới nhận t.iền hối lộ định kỳ theo tháng, theo quý để bỏ qua các lỗi trong hồ sơ cấp phép đăng kiểm, bỏ qua các lỗi, ký duyệt cấp mã đăng kiểm…” – Trung tướng Tô Ân Xô thông tin và cho biết thêm còn có các vi phạm về việc thuê viết phần mềm có thể chỉnh sửa các kết quả kiểm định.
Đại diện Bộ Công an cũng nhắc đến tình trạng một số phương tiện cơ giới khi đến trung tâm đăng kiểm thì “mọi bộ phận trên xe đều kêu, trừ còi”. Tuy nhiên, sau khi được “làm phép” tại các trung tâm đăng kiểm thì đã vượt qua các quy trình đăng kiểm. Theo Trung tướng Tô Ân Xô, đây là một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông khi các phương tiện cơ giới không đủ điều kiện lưu hành.
Trung tướng Tô Ân Xô cũng nhấn mạnh từ khi cơ quan công an khám xét một số cục đăng kiểm, có dư luận cho rằng cơ quan công an tiến hành điều tra đã làm ảnh hưởng đến người dân. Song, ông Tô Ân Xô khẳng định quá trình điều tra không làm ảnh hưởng đến hoạt động đăng kiểm, bởi đến thời điểm hiện tại, cơ quan công an không ra quyết định nào về việc dừng, tạm dừng hoặc đình chỉ hoạt động đối với các trung tâm đăng kiểm.
“Quá trình tố tụng hoàn toàn đúng luật, chỉ thu giữ vật chứng liên quan đến hành vi phạm tội. Trong quá trình cơ quan công an khám xét một số trung tâm đăng kiểm, có những cá nhân có ý định thông báo với các trung tâm đăng kiểm trên cả nước là ngừng hoạt động để tạo áp lực với cơ quan công an, dùng dư luận xã hội để tạp áp lực. Cơ quan công an đã cảnh báo đến các cá nhân này, thủ đoạn của họ không thực hiện được” – Trung tướng Tô Ân Xô cho hay.
Qua vụ việc này, Bộ Công an đã kiến nghị Bộ Giao thông vận tải thực hiện các nhóm giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đói với công tác đăng kiểm xe cơ giới. “Rất mong nhân dân ủng hộ việc làm trong sạch hoạt động đăng kiểm xe cơ giới” – Người phát ngôn Bộ Công an bày tỏ.
Thông tin thêm về tiến độ điều tra vụ Việt Á, Trung tướng Tô Ân Xô cho biết đến nay đã khởi tố 104 bị can, phong tỏa, kê biên tài sản khoảng 1.700 tỉ đồng. Đối với vụ chuyến bay giải cứu, đến nay đã khởi tố 41 bị can.
Đại diện Bộ Công an cho biết đặt mục tiêu kết thúc điều tra hai vụ án này trong quý I/2023, tuy nhiên không loại trừ khả năng có thêm các tình tiết mới trong quá trình điều tra.