Home Blog Page 727

Kết cục đắng chát sau những cú tông xe điên cuồng vì tức giận

0

Trong lúc không kiềm chế được cơn nóng giận, một số người đã chọn việc lái ô tô để đâm đối phương. Họ không ngại ngần tông thẳng ô tô vào xe đối phương, để rồi nhận lại kết cục đắng chát.

Thượng tá Huỳnh Thanh Bình, Trưởng Công an TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) cho hay, đơn vị vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Trần Thị Vân (1994, trú tại TP Buôn Ma Thuột) để điều tra về hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản.

Trần Thị Vân bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản. Ảnh: CACC

Trước đó, khoảng 21h ngày 6/6, nhóm cô gái đang nhậu tại quán vỉa hè trên đường Ngô Quyền giao đường Nguyễn Đình Chiểu, TP Buôn Ma Thuột thì xảy ra mâu thuẫn.

Một vài cô đã lao vào đánh nhau gây náo loạn khu phố. Trong lúc “loạn đả”, một trong số các cô gái đã lên ô tô màu đỏ, điều khiển với tốc độ cao và đâm mạnh vào đuôi ô tô của đối phương.

Nhận được tin báo, Công an phường Tân Lợi có mặt để giải quyết. Sau đó, cô gái điều khiển ô tô đỏ kể trên là Trần Thị Vân đã ra trình diện.

Hiện trường vụ việc. Ảnh: Người dân cung cấp

Trước đó, đầu tháng 6/2024, Công an TP Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) đã hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố Nguyễn Đình Kỳ (42 tuổi, trú TP Bà Rịa) và Phan Hoàng Bích Tiên (32 tuổi, trú tỉnh Đồng Nai) cùng về tội Cố ý làm hư hỏng tài sản và Gây rối trật tự công cộng.

Kết luận điều tra cho thấy, chiều ngày 20/11/2023, ông Kỳ điều khiển ô tô Lexus RX300, còn bà Tiên lái ô tô hiệu Vinfast Lux A2.0 đến gặp nhau tại một quán trà sữa trên đường Bạch Đằng (TP Bà Rịa) để nói chuyện làm ăn.

Tại đây, hai người phát sinh mâu thuẫn, cãi vã rồi cùng lái xe bỏ đi. Do vẫn còn bực, bà Tiên lái ô tô theo sau xe của ông Kỳ. Đến giao lộ Nguyễn Hữu Thọ – Nguyễn Văn Linh, khi ông Kỳ cho xe dừng đèn đỏ, bà Tiên đã điều khiển ô tô đâm nhiều lần vào đuôi xe của ông Kỳ.

Ông Nguyễn Đình Kỳ và bà Phan Hoàng Bích Tiên lúc nghe đọc lệnh bắt khẩn cấp. Ảnh: BRT

Về phía ông Kỳ, ông này cũng lái ô tô quay đầu tại ngã tư rồi đâm 3 lần vào xe của bà Tiên. Sự việc đã được người dân quay lại và chia sẻ lên mạng xã hội gây xôn xao.

Một câu chuyện tương tự xảy ra ở Hà Nội, người gây chuyện đã phải nhận án tù chung thân về tội Giết người.

Cụ thể, vào tháng 3/2013, Nguyễn Đình Thắng (SN 1989, ở huyện Thường Tín) bị TAND Tối cao tại Hà Nội xử phạt 18 năm tù về tội “Hiếp dâm trẻ em”. Đến tháng 5/2023, người này chấp hành xong hình phạt tù.

Vì trước đó Thắng có quan hệ tình cảm với chị Nguyễn Thị T. (SN 1994, ở Thường Tín) nên sau khi chấp hành án tù về lại địa phương, Thắng muốn nối lại quan hệ tình cảm với tình cũ.

Tối 26/11/2023, Thắng đi xe máy từ nhà đến quán ốc của chị T. ở xã Văn Phú, huyện Thường Tín. Lúc đó tại quán cũng có mặt anh Nguyễn Văn T. (SN 1990, ở Thường Tín) đang ngồi nói chuyện với chị T.

Nghi ngờ chị T. và anh Nguyễn Văn T. có quan hệ tình cảm, Thắng nảy sinh ghen tuông, dừng xe và đi bộ vào trong quán, gây sự với anh Nguyễn Văn T. Lời qua tiếng lại, Thắng lấy dao gọt hoa quả trong quán chỉ về phía anh Nguyễn Văn T. và được mọi người can ngăn.

Trong khi anh Nguyễn Văn T. lấy xe máy đi ra tỉnh lộ 427 hướng về xã Hòa Bình, Thắng cũng ra ngoài lấy xe máy đuổi theo.

Phóng xe bám theo “tình địch” đến đoạn đường qua cổng Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 ở huyện Thường Tín, Thắng thấy anh Nguyễn Văn T. điều khiển xe máy đi lách giữa 2 ô tô và bị ngã xuống đường.

Lúc này, Thắng phóng xe máy với tốc độ cao (khoảng 60-70km/giờ) đâm thẳng vào anh Nguyễn Văn T. làm nạn nhân tử vong do bị gãy xương ức, gãy xương sườn 7,8,9, dập hai phổi và vỡ gan.

Ngày 30/5/2024, TAND TP Hà Nội tuyên phạt Nguyễn Đình Thắng án tù chung thân về tội Giết người, khép lại giấc mơ hạnh phúc bên “người tình trong mộng”.

Nguồn nguy hiểm cao độ

Theo Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, dưới góc độ pháp lý, xe ô tô là nguồn nguy hiểm cao độ. Với đặc điểm về cơ khí, kỹ thuật, trọng lượng và cách thức sử dụng, ô tô hoàn toàn có thể gây nguy hiểm cho người điều khiển và những người xung quanh khi vận hành.

Ngoài ra, ô tô cũng là tài sản có giá trị, pháp luật bảo vệ quyền sở hữu tài sản của mọi công dân, trong đó có bảo vệ quyền sở hữu tài sản của chủ xe. Bởi vậy, mọi hành vi xâm phạm trái pháp luật đến tài sản của người khác thì người xâm phạm phải chịu trách nhiệm pháp lý.

Theo luật sư, trường hợp người điều khiển ô tô, xe máy cố ý sử dụng xe như một phương tiện nguy hiểm để gây ra thiệt hại cho người khác (mong muốn hoặc bỏ mặc hậu quả thiệt hại cho nạn nhân), cố ý gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác bằng cách dùng xe đâm vào người khác thì đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội, người thực hiện hành vi sẽ bị xử lý bằng chế tài nghiêm khắc.

Theo đó, nếu người nào sử dụng ô tô, xe máy để đâm vào người khác, khiến hậu quả chết người có thể xảy ra thì người đó sẽ bị xử lý hình sự về tội “Giết người” mà không phụ thuộc vào việc nạn nhân có tử vong hay không.

Trường hợp sử dụng ô tô để đâm vào ô tô của người khác một cách cố ý hoặc đâm vào tài sản của người khác gây thiệt hại đến tài sản thì đây là hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản. Nếu tài sản bị thiệt hại từ 2 triệu đồng trở lên thì người thực hiện hành vi sẽ bị xử lý hình sự.

Theo T.Nhung (VietNamNet)

https://vietnamnet.vn/ket-cuc-dang-chat-sau-nhung-cu-tong-xe-dien-cuong-vi-tuc-gian-2290112.html

Người nhà ông Thích Minh Tuệ gửi đơn đề nghị xử lý các trường hợp lợi dụng hình ảnh, livestream

0

Trước việc một số cá nhân liên tục lợi dụng hình ảnh của ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) để livestream trên nền tảng xã hội, làm ảnh hưởng đến ông Tú cũng như người thân trong gia đình, người nhà đã phải gửi đơn đến cơ quan Công an đề nghị xử lý.

Ngày 12/6, ông Lê Anh Tuấn (SN 1978, trú tại thôn 6, xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai, là anh trai của ông Lê Anh Tú) xác nhận, gia đình ông đã có đơn đề nghị gửi Công an huyện Ia Grai để nhờ giúp đỡ và đề nghị xử lý việc một số cá nhân lợi dụng hình ảnh của ông Lê Anh Tú đăng tải trên các nền tảng xã hội, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến bản thân ông Tú cũng như người thân trong gia đình.

Nhiều người dân hiếu kỳ kéo đến chỗ ở của ông Lê Anh Tú vào sáng nay (12/6).

Theo đơn, ông Lê Anh Tuấn cho biết, em trai ông là Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ; SN 1981; trú tại thôn 6, xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai). Vào năm 2017, em trai ông đã đi bộ khất thực, tu tập theo lời Phật dạy. Trong quá trình đi chưa có vấn đề gì xảy ra.

Tuy nhiên, từ đầu năm 2024 đến nay, trong quá trình em trai ông đi bộ từ tỉnh Cao Bằng về lại tỉnh Khánh Hòa, khi đi đến địa bàn các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, một số đối tượng đã lợi dụng hình ảnh của em trai ông để livestream trên các nền tảng xã hội, gây ảnh hưởng đến bản thân em trai ông cũng như tình hình ANTT, ATGT. Do đó, em trai ông đã tự nguyện dừng việc đi bộ khất thực để đảm bảo sự ổn định xã hội, tính mạng, sức khỏe và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Ông Lê Anh Tú đang được người nhà cho ở nơi chòi rẫy để tiếp tục tu tập theo lời Phật dạy.

Tuy nhiên, từ khi về lại quê nhà để ẩn dật và tiếp tục tu tập, em trai ông vẫn thường xuyên bị các đối tượng này tìm đến làm phiền, làm ảnh hưởng đến bản thân cũng như người thân trong gia đình. Do đó, gia đình ông Lê Anh Tuấn đề nghị và mong muốn Công an huyện giúp đỡ, xử lý các trường hợp livestream lợi dụng hình ảnh của ông Lê Anh Tú trên các nền tảng xã hội, làm ảnh hưởng đến ông Tú cũng như các thành viên trong gia đình.

Theo V.T (CAND Online)

https://cand.com.vn/ban-tin-113/nguoi-nha-ong-thich-minh-tue-gui-don-de-nghi-xu-ly-cac-truong-hop-loi-dung-hinh-anh-livestream-i734094/

Mẹ chồng đưa 500 nghìn bảo tôi làm 2 mâm cơm 10 món, lúc đồ ăn dọn ra cả nhà choáng váng

0

Cầm 500 nghìn mà tôi ngẩn cả người. Vật giá leo thang, 500 nghìn này sao đủ làm 2 mâm cỗ 10 món chứ? Tuy khó chịu trong lòng nhưng tôi chẳng dám nói.

Gia cảnh của tôi kém hơn nhà chồng một chút nên khi anh thành thật nói với gia đình muốn cưới tôi, mẹ anh đã không đồng ý. Nhưng lúc đó chồng tôi không chịu, ai nói gì cũng không nghe nên cuối cùng gia đình đành phải thỏa hiệp, với điều kiện hai vợ chồng phải sống chung nhà vì bố chồng đã qua đời, chồng tôi là con trai trưởng.

Vì hạnh phúc của mình, mỗi bên lùi một bước nên tôi đồng ý. Tuy nhiên, vì mẹ chồng không ưa tôi từ trước nên cuộc sống làm dâu của tôi không hề êm ả. Thời gian đầu, tôi và mẹ chồng cứ như hai người ở hai thế giới. Thậm chí nhiều lúc bức xúc quá, tôi còn khóc lóc đòi chồng thuê trọ sống cho khỏi va chạm.

– Thực ra mẹ hiền lắm. Có lẽ thời gian đầu hai bên chưa hiểu tính nhau nên mới thế thôi. Em cố gắng từ từ sẽ thích ứng được, có gì chưa hài lòng về mẹ thì cứ nói với anh, anh sẽ góp ý với mẹ. Các em ở xa, có mỗi anh ở gần nên anh cũng không yên tâm để mẹ ở một mình.

Chồng nói thế nên tôi đành cố gắng, dần dần mối quan hệ mẹ chồng nàng dâucũng đỡ gay gắt hơn trước nhiều nhưng vẫn có nhiều cái chưa hài lòng về nhau.

Buổi tối trước hôm giỗ, mẹ chồng đưa tôi 500 nghìn bảo làm 2 mâm cỗ. (Ảnh minh họa)

Buổi tối trước hôm giỗ, mẹ chồng đưa tôi 500 nghìn bảo làm 2 mâm cỗ. (Ảnh minh họa)

Cuối tuần rồi là giỗ bố chồng tôi, các cháu lại nghỉ hè nên nhà hai người em chồng về đông đủ lắm. Tối hôm trước giỗ, mẹ chồng đưa tôi 500 nghìn rồi dặn dò:

– Các em mới về đến nhà, lại đi đường xa nên sợ rằng sáng mai không dậy sớm được. Con cầm lấy 500 nghìn đi chợ giúp mẹ nhé. Con làm 2 mâm, 10 món đơn giản thôi là được. Mấy đứa nhỏ để mẹ trông cho, chứ mấy nay mẹ bị đau khớp cũng chẳng xuống bếp được.

Cầm 500 nghìn mà tôi ngẩn cả người. Vật giá leo thang, 500 nghìn này sao đủ làm 2 mâm cỗ 10 món chứ? Tuy khó chịu trong lòng nhưng tôi chẳng dám nói.

Hôm giỗ bố chồng, một mình tôi đi chợ, một mình tôi vào bếp xoay sở với 2 mâm cỗ 10 món, chồng chỉ phụ nhặt được vài cọng rau. Hai nhà em chồng ngủ tới 9-10 giờ sáng, đến giờ thắp hương mới dậy.

Thấy chị dâu bày được 2 mâm cỗ đủ đầy, trang trí đẹp mắt, mấy người em liền khen:

– Chị dâu đỉnh quá! Hôm qua em đi ngang qua phòng chị, thấy mẹ đưa cho chị mỗi 500 nghìn mà chị bày biện được mâm cao cỗ đầy thế này. Em khâm phục chị quá. Sau này cỗ bàn nhà mình cứ yên tâm giao hết cho chị dâu.Hôm làm giỗ, một mình tôi vào bếp và có chồng phụ được đôi chút. (Ảnh minh họa)

Hôm làm giỗ, một mình tôi vào bếp và có chồng phụ được đôi chút. (Ảnh minh họa)

Lúc này tôi rút tờ 500 nghìn ra đưa trả mẹ chồng rồi nói:

– Thưa mẹ, tiện đây con cũng muốn nói vài câu. Thực ra chuyện công việc trong nhà cũng là trách nhiệm của con cái, không phải mẹ đưa tiền thì chúng con mới hoàn thành được công việc. Con gửi mẹ lại tiền không phải vì con chê ít hay có thái độ gì cả. Chúng con đã lớn cả rồi, anh chị em chúng con lo được nên mẹ không phải bận tâm những chuyện cỏn con này nữa đâu ạ.

Sau đó tôi cũng nói thẳng với các em:

– Chị biết các em đi đường xa vất vả, nhưng một năm chỉ có một cái giỗ của bố, chị mong các em có thể sắp xếp thời gian để về nhà sớm hơn, giúp chị làm cơm. Làm 2 mâm cơm chẳng đáng là bao, cũng không vất vả gì nhưng đó là tấm lòng của con cái với bố. Các em có ít góp ít, có nhiều góp nhiều, không góp anh chị cũng chẳng trách. Nhưng mỗi người nên xúm vào một tay vừa để mấy anh chị em chuyện trò, gắn kết với nhau, vì cả năm được mấy dịp chúng ta được quây quần bên nhau đâu.

Cả mẹ chồng và mấy người em chồng đều im bặt. Còn tôi, nói xong cũng xởi lởi không nhắc lại chuyện này nữa.

Thực ra khi mẹ chồng đưa 500 nghìn bảo làm 2 mâm, mỗi mâm 10 món thì tôi cũng bực lắm. Thậm chí nghĩ “ăn miếng trả miếng” bằng cách làm cỗ chay, mua đúng 500 nghìn tiền thực phẩm rồi mặc kệ mẹ muốn làm gì thì làm.

Nhưng sau đó tôi nghĩ lại, mẹ chồng có tính tiết kiệm từ trước rồi nên đôi khi bà đưa tiền cho tôi không có ý gì xấu cả vì bấy lâu nay chuyện chợ búa đều do tôi phụ trách. Nếu cứ chấp nhặt, “ăn miếng trả miếng” với người nhà thì chỉ có mệt mỏi, đau đầu thêm, đồng thời hạ thấp giá trị, đạo đức của bản thân. Vì thế, tôi quyết định bỏ tiền túi ra làm giỗ bố chồng rồi góp ý thẳng thắn với cả nhà để những lần sau con cháu sẽ góp tiền, góp sức làm giỗ bố.

Thật may, quyết định đó của tôi là đúng đắn. Những ngày sau đó, thái độ của mẹ chồng với tôi thay đổi hẳn, nhã nhặn hơn trước rất nhiều. Những lúc gia đình có công việc, mấy em chồng cũng sắp xếp thời gian về sớm để phụ giúp tôi một tay chứ không dám ỷ lại chị dâu nữa.

TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG CHỦ TRÌ CUỘC HỌP LÃNH ĐẠO CHỦ CHỐT

0
Chiều nay, tại Trụ sở Trung ương Đảng, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Tô Lâm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã họp đánh giá về tình hình và kết quả công việc tháng 4, tháng 5 năm 2024 và nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp.
Tham dự cuộc họp có các đồng chí: Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.

Tại cuộc họp, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt đánh giá, 2 tháng qua, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã nỗ lực cố gắng đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực: Phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, công tác cán bộ và công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Nổi bật là đã tổ chức thành công Hội nghị Trung ương 9; tổ chức Kỳ họp thứ 7 (đợt 1), Quốc hội khóa XV với nhiều nội dung quan trọng, đặc biệt là công tác cán bộ đã được thực hiện đồng bộ, kịp thời, được dư luận cán bộ, đảng viên, nhân dân đồng tình cao; đã kiện toàn chức danh Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 – 2026; Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, nhiệm kỳ 2021 – 2026 và chức danh Thường trực Ban Bí thư khóa XIII; Trung ương đã bầu bổ sung 4 đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII; đã kiện toàn nhân sự các tiểu ban chuẩn bị Đại hội XIV của Đảng, Tiểu ban Bảo vệ chính trị nội bộ ở Trung ương và một số ban chỉ đạo; kiện toàn và cho chủ trương kiện toàn các chức danh lãnh đạo một số cơ quan đảng, nhà nước.
Tình hình kinh tế – xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực. Kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn được bảo đảm. Thu ngân sách nhà nước tăng, tình hình tài chính – ngân sách nhà nước tiếp tục được cải thiện. Sản xuất công nghiệp duy trì được đà tăng trưởng; sản xuất nông nghiệp phát triển tốt.
An ninh năng lượng, an ninh lương thực được bảo đảm… Lượng khách quốc tế đến Việt Nam, hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa; thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài; tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực.
Chính phủ đã hoàn thành, phê duyệt Quy hoạch 6 vùng kinh tế – xã hội; có nhiều giải pháp quyết liệt để tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; thúc đẩy các công trình, dự án quan trọng quốc gia, phát triển nhà ở xã hội, bình ổn thị trường vàng, thị trường tín dụng.
Cải cách hành chính, chuyển đổi số, Đề án 06 về “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030” được quan tâm chỉ đạo thực hiện.
Công tác an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm.
Bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, thông tin, tuyên truyền được đẩy mạnh với nhiều dấu ấn tốt, đặc biệt là các hoạt động và Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 – 07/5/2024); công tác phòng, chống dịch bệnh, thiên tai được tích cực triển khai…
Các lĩnh vực kiểm tra, kỷ luật, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được quan tâm chỉ đạo. Hoạt động đối ngoại diễn ra thiết thực, hiệu quả, góp phần nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam…

Về một số công việc trọng tâm trong thời gian tới, lãnh đạo chủ chốt nhấn mạnh, bên cạnh những thời cơ và thuận lợi, chúng ta đang và sẽ đối diện với nhiều khó khăn, thách thức do tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, cạnh tranh gay gắt giữa các nước lớn, xung đột leo thang; biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh tác động nặng nề…, vì vậy các cấp, các ngành tiếp tục phát huy hơn nữa tinh thần đoàn kết, thống nhất; phối hợp nhịp nhàng, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ có hiệu quả. Cụ thể là:
Thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế gắn với củng cố, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Có giải pháp ổn định thị trường, giá cả, nhất là đối với xăng, dầu, các hàng hóa thiết yếu, nhà ở và lương thực, thực phẩm. Thực hiện các giải pháp đồng bộ, hiệu quả quản lý chặt chẽ thị trường vàng gắn với giữ vững tỉ giá, ổn định kinh tế vĩ mô. Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, 3 chương trình mục tiêu quốc gia, các công trình, dự án, hạ tầng quan trọng, trọng điểm quốc gia. Khẩn trương triển khai các quy hoạch đã ban hành, nhất là Quy hoạch Điện VIII, các vùng, các tỉnh; tập trung hoàn thành việc phê duyệt các quy hoạch còn lại. Chủ động xây dựng các phương án, kế hoạch phù hợp, bảo đảm đủ điện, nước, xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt. Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện thể chế, tổ chức thi hành pháp luật, nhất là đối với các luật mới có hiệu lực; bảo đảm hiệu quả, đồng bộ, kịp thời. Thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số, thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030”. Tăng cường các biện pháp phòng, chống thiên tai, cháy nổ, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn; bảo đảm an toàn giao thông, an ninh, an toàn thực phẩm.
Tập trung làm tốt các công việc để chuẩn bị chỉ đạo đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng; tập trung hoàn thiện dự thảo các văn kiện Đại hội XIV của Đảng để trình Hội nghị Trung ương 10 theo kế hoạch, rà soát, bổ sung quy hoạch các cấp để chuẩn bị cho đề án nhân sự đại hội đảng các cấp. Tiếp tục làm tốt công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ. Đẩy nhanh tiến độ xác minh, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, nhất là các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi. Chỉ đạo, đôn đốc các tổ chức đảng khắc phục những vi phạm, khuyết điểm đã được Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng kết luận. Tích cực tuyên truyền, giáo dục, kịp thời định hướng tư tưởng, dư luận về công tác đấu tranh, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực…
Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Triển khai có hiệu quả công tác đối ngoại, tăng cường quan hệ với các nước, các đối tác quan trọng, ưu tiên, thúc đẩy và tổ chức chu đáo các sự kiện đối ngoại trong và ngoài nước, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.
Làm tốt công tác cán bộ, bảo vệ chính trị nội bộ; đẩy mạnh đấu tranh, xử lý hiệu quả thông tin xấu, sai sự thật, thông tin chống phá của các thế lực thù địch… Chấn chỉnh tình trạng một số cơ quan báo chí chấp hành không nghiêm quy định thông tin, tuyên truyền; đưa các tin, bài thiếu kiểm chứng, hoạt động không đúng tôn chỉ, mục đích, gây hoang mang, ảnh hưởng tiêu cực trong xã hội.
Thực hiện tốt công tác vận động quần chúng, công tác dân tộc, tôn giáo nhằm hạn chế những tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, thúc đẩy các phong trào thi đua yêu nước, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
TTXVN

Vì sao khi ‘yêu’ đàn ông chỉ ‘l.ên đ.ỉnh’ 1 lần, còn phụ nữ có thể ‘cán đích’ rất nhiều lần?

0

Vì sao khi ‘yêu’ đàn ông chỉ ‘l.ên đ.ỉnh’ 1 lần, còn phụ nữ có thể ‘cán đích’ rất nhiều lần?

Sau mỗi lần “giao ban” với chồng, một số ít chị em thắc mắc không biết số lần “ l.ên đ.ỉnh” của mình như vậy nhiều hay ít, có thế được xem là bình thường hay không?

Chị Hiền năm nay 32 t.uổi, lấy chồng cách đây 5 năm. Hiện vợ chồng chị đã có 1 con gái xinh xắn đáng yêu, đời sống hôn nhân hạnh phúc. Đặc biệt khoản chăn gối giữa chị với chồng rất hòa hợp.

Như chị chia sẻ thì lịch sinh hoạt phòng the của anh chị đều đặn 3 lần/tuần. Và điều khiến chị thắc mắc là mỗi lần vợ chồng “yêu”, chị thường “l.ên đ.ỉnh” khá nhiều lần. Thậm chí có nhiều khi chồng chị đã “dừng cuộc” mà chị vẫn tiếp tục đạt khoái cảm.

Không chỉ vậy, trong một đêm chị có thể ham muốn “yêu chồng” 2 lần mà không hề bị mất hứng. Song chính phong độ giường chiếu quá hừng hực của mình lại khiến chị Hiền lo lắng.

Trái ngược với khí thế bừng bừng của chị Hiền thì chị Lam ở Sơn Tây khi chia sẻ về vấn đề chăn gối vợ chồng lại tỏ ra khá ủ rũ. Chị kể, vợ chồng chị cưới nhau mới được gần 2 năm nhưng chuyện phòng the của hai người lại không được nồng thắm. Mặc dù mỗi lần vào “cuộc yêu”, chồng chị đều nhẹ nhàng thực hiện đầy đủ các bước dạo đầu tạo cảm hứng cho vợ. Nhưng không hiểu sao từ ngày lấy anh tới giờ số lần chị “l.ên đ.ỉnh” chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Thời gian “giao ban” của vợ chồng kéo dài bao lâu đi chăng nữa thì chị cũng chỉ có thể “l.ên đ.ỉnh” được 1 lần duy nhất. Có hôm chị chỉ có khoái cảm chứ không “cán đích” được lần nào. Chị đã thẳng thắn tâm sự với chồng nhiều lần, anh chị cũng tìm cách đổi gió để cải thiện tình hình cho vợ song chẳng cải thiện được. Điều này khiến chị Lam lo lắng.

Phụ nữ “l.ên đ.ỉnh” bao nhiêu lần khi quan hệ là đủ?

“L.ên đ.ỉnh” nhiều lần trong một lần quan hệ là cảm giác mà bất kỳ người phụ nữ nào cũng muốn trải qua dù chỉ một lần trong đời. “L.ên đ.ỉnh” nhiều lần còn gọi là “đa cực khoái”. Tuy nhiên có tới 75% các chị em chưa thực sự được trải qua cảm xúc như thế sau mỗi lần ân ái nên khi nhắc đến “đa cực khoái” nhiều phụ nữ còn ngỡ ngàng.

Phụ nữ “l.ên đ.ỉnh” bao nhiêu lần khi quan hệ? Thực sự đây là câu hỏi mà không có một tổ chức nghiên cứu, hay chuyên gia nào có thể đưa ra con số chính xác cụ thể được. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, số lần “l.ên đ.ỉnh” ở nữ giới không giới hạn và khác nhau. Nó phụ thuộc phần lớn vào tình trạng sức khỏe của từng người. Nếu bạn sung sức có thể đạt được hơn 10 lần l.ên đ.ỉnh trong 1 giờ quan hệ. Còn nếu sức khỏe hạn chế thì bạn chỉ đạt được 5 – 6 lần/ 1 giờ quan hệ.

Rất nhiều người giống như chị Hiền vô cùng lo lắng rằng l.ên đ.ỉnh quá nhiều trong 1 lần quan hệ chắc hẳn đang gặp phải tình trạng rối loạn gì đó. Nhưng thực tế lại không phải vậy. Phụ nữ “l.ên đ.ỉnh” nhiều lần là hiện tượng hoàn toàn bình thường và không hề ảnh hưởng đến chức năng sinh lý.

Vì vậy, để khẳng định phụ nữ “l.ên đ.ỉnh” bao nhiêu lần khi quan hệ còn phụ thuộc rất lớn vào sức khỏe, cơ địa cũng như khả năng “phòng the” của đối tác.

Chuyện chăn gối vợ chồng không phải ai cũng có thể l.ên đ.ỉnh như mong muốn. Có những người thử qua rất nhiều cách như cùng “đối tác” đổi gió, hay uống thuốc, hay thậm chí họ còn sử dụng cả phương tiện hỗ trợ mà vẫn chẳng thể khiến “cuộc yêu” trở nên mỹ mãn như kỳ vọng. Ngược lại, có người cứ nhập cuộc là ‘cán đích”, thậm chí là còn về đích liên tục đến bản thân còn phát hoảng giống như chị Hiền chia sẻ bên trên.

Cuối cùng, để có được cuộc yêu hoàn hảo, giúp chị em dễ dàng “cán đích” được thì trong cuộc yêu luôn cần sự nỗ lực hết mình của phái mạnh. Từ màn dạo đầu, cử chỉ yêu thương và kỹ năng “chuyện đó” của chàng là yếu tố giúp phái nữ đạt khoái cảm. Thế nên phái mạnh luôn nhớ, đã lên giường là phải hết mình vì vợ, có như thế chuyện phòng the mới luôn rực lửa. Vậy nên chị em không nên lo lắng về việc phụ nữ “l.ên đ.ỉnh” bao nhiêu lần khi quan hệ nhé!

Ông Thích Mình Tuệ đi khất thực tại quê nhà, nhìn căn chòi đơn xơ ẩn tu tá túc qua ngày mà cảm thán

0

Ông Lê Anh Tú (43 tuổi, còn gọi là Thích Minh Tuệ) quyết định tạm dừng bộ hành để đảm bảo an toàn giao thông, tránh việc tụ tập đông người, ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Căn chòi nơi ông Tuệ đang tạm dừng chân được lợp tạm bợ bằng tôn, vài tấm ván gỗ kê lại làm chỗ ngồi.

Ông Thích Minh Tuệ trong một căn chòi tạm ở huyện Ia Grai

Như Tiền Phong đã đưa tin, Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an tỉnh Gia Lai) đã làm thủ tục trao Căn cước công dân cho ông Lê Anh Tú (còn gọi Thích Minh Tuệ).

Hiện ông Tuệ đang ở trong một căn chòi ở huyện Ia Grai. Căn chòi được lợp tạm bằng tôn, kê vài tấm ván gỗ để ông Tuệ ngồi. Chia sẻ với báo chí, ông Tuệ cho biết, thời gian này ông đã tạm dừng việc đi khất thực để đảm bảo an toàn giao thông, tránh việc tụ tập đông người, ảnh hưởng đến an ninh trật tự.

Trước đó, khi về Gia Lai, ông Tuệ có ghé nhà ở xã Ia Tô, huyện Ia Grai một thời gian. Về cảm xúc sau thời gian dài gặp lại người thân trong gia đình, ông Tuệ nói: “Nhờ họ mình mới có thân mạng này, mình sẽ cố gắng học tập để trả ân sinh thành, dưỡng dục cho họ. Bởi vậy mình cố gắng giữ gìn, học tập theo Đức Phật để đạt được điều đó”.

Ông Tuệ nói dự định sẽ tiếp tục học tập bình thường, khất thực, sống chỗ này, chỗ kia theo giới luật của Phật giáo, Phật dạy như thế nào mình làm như thế.

Từ thành phố Pleiku (Gia Lai) tới nhà bố mẹ ông Thích Minh Tuệ ở xã Ia Tô (huyện Ia Grai, Gia Lai) gần 40 cây số. Đây là nơi đã gắn bó với ông Tuệ hơn 30 năm.

Xã Ia Tô có nhiều hộ dân người đồng bào dân tộc thiểu số nên còn nhiều khó khăn, vất vả. Xã nghèo này cũng là nơi có 10 học sinh nghèo vượt khó vừa qua Văn phòng Đại diện báo Tiền Phong vận động kinh phí, hỗ trợ mô hình sinh kế để tiếp bước tới trường.

Ông Thích Minh Tuệ chụp ảnh cùng với gia đình

Theo ông Lê Xuân (84 tuổi, thân sinh ra ông Thích Minh Tuệ), gia đình còn nắm được thông tin một số người đã tìm tới tận nhà, lợi dụng để vận động, kêu gọi ai yêu mến “sư Thích Minh Tuệ” thì gửi tiền hỗ trợ. Gia đình khẳng định những việc này không hề liên quan đến gia đình hay “sư Thích Minh Tuệ”.

Khi có cháy, gọi xe cứu hỏa đến dập lửa có phải trả tiền không?

0

Việc gọi ʟực ʟượng phòng cháy chữa cháy ᵭḗn dập ʟửa có mất phí hay ⱪhȏng ʟà vấn ᵭḕ nhiḕu người thắc mắc. Thȏng tin dưới ᵭȃy sẽ giúp giải ᵭáp cȃu hỏi này.

Một sṓ người cho rằng việc gọi ʟực ʟượng phòng cháy chữa cháy (PCCC) và cứu hộ cứu nạn (CHCN) ᵭḗn thực hiện cȏng tác chữa cháy, cứu hộ cứu nạn sẽ phải trả phí. Tuy nhiên, thȏng tin này ʟà ⱪhȏng chính xác. Khi có tình huṓng ⱪhẩn cấp xảy ra như hỏa hoạn, sự cṓ cần cứu nạn… việc gọi ʟực ʟượng PCCC và CHCN ʟà hoàn toàn miḗn phí theo ᵭúng quy ᵭịnh của pháp ʟuật. Mọi chi phí cho cȏng tác PCCC và CHCN ᵭḕu do nhà nước chi trả.

 

Khoản 1 Điḕu 48 Nghị ᵭịnh 136/2020/NĐ-CP quy ᵭịnh như sau: “Kinh phí bảo ᵭảm cho các hoạt ᵭộng phòng cháy và chữa cháy của ʟực ʟượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, các cơ quan nhà nước, ᵭơn vị sự nghiệp, ʟực ʟượng vũ trang và các ᵭơn vị ⱪhác thụ hưởng ngȃn sách nhà nước ở trung ương và ᵭịa phương do ngȃn sách nhà nước bảo ᵭảm theo phȃn cấp ngȃn sách nhà nước hiện hành và các nguṑn ⱪinh phí hợp pháp ⱪhác theo quy ᵭịnh của pháp ʟuật”.

goi-cuu-hoa-co-mat-tien-khong-01

Người dȃn gọi ʟực ʟượng PCCC và CHCN thȏng qua sṓ 114 ᵭể chữa cháy hay cứu hộ ᵭḕu sẽ ⱪhȏng phải trả bất cứ ⱪhoản phí nào.

Sau ⱪhi tổ chức chữa cháy xong, ʟực ʟượng Cảnh sát PCCC cùng các cơ quan chức năng, chính quyḕn ᵭịa phương sẽ phṓi hợp với nhau tiḗn hành bảo vệ hiện trường, ᵭiḕu tra nguyên nhȃn gȃy ra hỏa hoạn. Khi xác ᵭịnh ᵭược nguyên nhȃn ʟà do cṓ ý hay sơ xuất thì mới có biện pháp xử ʟý. Tùy theo mức ᵭộ nghiêm trọng mà mức phạt sẽ ⱪhác nhau, có thể ʟà phạt hành chính. Nḗu vi phạm do cṓ ý mà gȃy hậu quả thì có thể sẽ bị xử ʟý hình sự. Trong các trường hợp này, người vi phạm sẽ phải nộp tiḕn phạt theo quy ᵭịnh của pháp ʟuật.

goi-cuu-hoa-co-mat-tien-khong-02

Người dȃn cần ʟưu ý, ⱪhi phát hiên cháy nổ, hãy gọi ᵭḗn sṓ 114, dù ᵭó ʟà cháy ʟớn hay nhỏ. Như vậy cȏng tác chữa cháy sẽ ᵭược thực hiện ⱪịp thời, hạn chḗ thấp nhất thiệt hại vḕ người và của. Việc ʟực ʟượng Cảnh sát PCCC có mặt tại hiện trường ⱪịp thời hay chậm trễ phụ thuộc nhiḕu vào thời ᵭiểm mà người dȃn báo cháy. Việc báo cháy chậm có thể ʟàm ʟửa ʟan rộng, ᵭám cháy ʟớn hơn và ⱪhó ⱪiḗm soát hơn. Sau ⱪhi báo cháy, xe cứu hỏa và ʟính cứu hỏa phải cần một khoảng thời gian nhất ᵭịnh mới có thể di chuyển tới hiện trường. Thời gian này phụ thuộc vào nhiḕu yḗu tṓ như ⱪhoảng cách từ trụ sở của ʟực ʟượng chữa cháy chuyên nghiệp tới nơi xảy ra hỏa hoạn, tình hình giao thȏng…

Khoản 2 Điḕu 42 Nghị ᵭịnh sṓ 144/2021/NĐ-CP, ngày 31/12/2021 vḕ xử phạt vi phạm hành chính trong ʟĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng cháy chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng chṓng bạo ʟực gia ᵭình có quy ᵭịnh:

Phạt tiḕn từ 4.000.000 – 6.000.000 ᵭṑng ᵭṓi với một trong các hành vi:

a) Khȏng báo cháy, sự cṓ tai nạn hoặc ngăn cản, gȃy cản trở việc thȏng tin báo cháy sự cṓ tai nạn;

b) Báo cháy giả; báo tin sự cṓ, tai nạn giả.

Nữ tiến sĩ gốc Việt phát minh ra loại pin có tuổi thọ 400 năm!

0

Theo tờ The Epoch Times, cô Mya Lê Thái, cựu nghiên cứu sinh ở Đại học California Irvine Mỹ (UCI) đã vô tình phát triển một loại pin nano có tuổi thọ lên đến 400 năm. Dùng từ “may mắn” cũng không đủ để diễn tả sự kiện này.

Một nhà khoa học người Mỹ gốc Việt tại Đại học California Irvine (UCI) đã phát minh ra vật liệu pin dựa trên dây nano có thể sạc hàng trăm nghìn lần, đưa con người đến gần hơn với loại pin có thể tồn tại mãi mãi mà không cần thay thế.

Theo bảng tin đăng trên tập san khoa học của UCI thì công trình đột phá này có thể là tiền đề để các nhà sản xuất pin lithium-ion tạo ra các loại pin thương mại có tuổi thọ dài đến 400 năm nhằm cung cấp năng lượng cho nhiều thiết bị phục vụ cuộc sống, bao gồm máy tính, điện thoại thông minh, thiết bị gia dụng, ô tô và tàu vũ trụ.

Ý tưởng táo bạo này được các nhà khoa học thuộc UCI, trong đó có nữ nghiên cứu sinh bậc tiến sĩ Mya Le Thai chuyên nghiên cứu về công nghệ dây nano, bắt đầu tiến hành từ năm 2016 tại phòng thí nghiệm của trường do Giáo sư Hóa học Reginald Penner phụ trách.

Nữ tiến sĩ gốc Việt và ý tưởng tạo ra loại pin có tuổi thọ 400 năm

Cô Mya Le Thai đang nghiên cứu trong phòng thí nghiệm (Ảnh: UCI News)

Trong quá trình nghiên cứu, nhóm các nhà khoa học đã thực hiện hàng loạt thí nghiệm sử dụng dây nano để lưu trữ năng lượng trong viên pin. Tuy nhiên, họ đã gặp phải trở ngại khó giải quyết khi các dây nano mỏng hơn sợi tóc người hàng ngàn lần trang bị trong viên pin lithium-ion thường bị thoái hóa, dẫn đến tình trạng đứt, nứt và ngừng hoạt động sau một số chu kỳ sạc nhất định.

Sau nhiều lần thí nghiệm, nhóm nghiên cứu của UCI đã giải quyết được vấn đề này bằng cách phủ một dây nano vàng trong lớp vỏ mangan đioxit và bọc bộ phận lắp ráp trong chất điện phân làm bằng gel tương tự như nhựa Plexiglas.

Nữ tiến sĩ gốc Việt và ý tưởng tạo ra loại pin có tuổi thọ 400 năm

Phát minh của cô Mya Le Thai và nhóm nghiên cứu đã được các hãng truyền thông lớn của Mỹ đưa tin (Ảnh: Goran Matijasevic)

Cô Mya Le Thai, lúc đó là Trưởng nhóm nghiên cứu, đã quay điện cực thử nghiệm với chu kỳ lên đến 200.000 lần trong vòng ba tháng liên tục mà không phát hiện bất kỳ sự suy giảm công suất hoặc nguồn điện nào. Đặc biệt, cô không hề chứng kiến trường hợp đứt gãy dây nano nào xảy ra trong suốt quá trình đó.

Khám phá của cô Mya Le Thai rất có ý nghĩa trong ứng dụng bởi pin máy tính xách tay hay điện thoại thông minh có tuổi thọ trung bình từ 300 đến 500 chu kỳ sạc mà thôi. Vì vậy, với loại pin nano được phát triển tại UCI có khả năng thực hiện được 200.000 chu kỳ sạc, đồng nghĩa với việc giúp kéo dài tuổi thọ pin của các thiết bị điện tử có thể tồn tại trung bình khoảng 400 năm.

Phát hiện đáng kinh ngạc này sau đó đã được công bố trên tập san khoa học American Chemical Society’s Energy Letters của Mỹ.

Phát minh của Tiến sĩ Mya Le Thai được công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành uy tín của thế giới (Ảnh: Priscilla Iezzi)

Các nhà nghiên cứu cũng nhận ra rằng, số lượng dây nano vàng cần thiết để tạo ra loại pin này sẽ khiến cho pin thành phẩm bị đội giá cao khi đến tay người tiêu dùng, vì vậy, họ đề xuất có thể sử dụng niken để thay thế khi đưa vào sản xuất hàng loạt.

 

 

Mặc dù dự án đầy tham vọng này hiện vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, và các nhà khoa học cũng chưa đưa ra được thời điểm cụ thể để ứng dụng ý tưởng này vào ngành công nghiệp sản xuất pin lithium-ion theo hướng bền vững, thế nhưng người ta vẫn đang rất hy vọng nó sẽ mang lại nhiều tiện ích cho con người, cũng như góp phần giải quyết vấn nạn rác thải pin đang gây hại nghiêm trọng cho môi trường hiện nay.

Mya Le Thai có tên tiếng Việt là Lê Thị Trà My. Trước khi sang Mỹ du học, cô là cựu nữ sinh trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, thành phố Đà Nẵng niên khóa 2002-2003.

Mya Le Thai đã hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh tiến sĩ chuyên ngành Vật lý hóa học ở Đại học UCI, và hiện đang là kỹ sư làm việc cho tập đoàn máy tính Intel Corporation ở Mỹ. Trước đó, cô theo học bậc cử nhân về công nghệ nano (Nanotechnology) tại Đại Học UCLA. Năm 2015, cô đến Washington D.C. và làm việc tại Trung Tâm Nghiên Cứu Năng Lượng Tiên Phong thuộc Bộ Năng Lượng Mỹ, trước khi trở về lại UCI để tham gia nghiên cứu chuyên sâu về công nghệ nano.

Hiện cô Mya Le Thai vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để công trình được được hoàn thiện hơn, từ đó có thể tạo ra loại pin mới dùng đến hàng thế kỷ có thể được ứng dụng cho ô tô, nhà cửa, máy bay, công cụ xây dựng, khám phá không gian cũng như các thiết bị điện tử và điện gia dụng khác.

Nữ tiến sĩ gốc Việt và ý tưởng tạo ra loại pin có tuổi thọ 400 năm

Tiến sĩ người Mỹ gốc Việt Mya Le Thai trong ngày tốt nghiệp tại Đại học UCLA (Ảnh:

Pin Li-On hay còn gọi Lithium-Ion là một trong những loại pin sạc được sử dụng rộng rãi nhất cho các thiết bị điện tử tiêu dùng cầm tay như máy tính xách tay và điện thoại di động. Chúng có mật độ năng lượng cao và không có hiệu ứng bộ nhớ (hiệu ứng khiến pin phải sạc ít hơn) so với các thiết bị cùng thời.

Pin lithium-Ion cũng đang trở nên phổ biến trong các ứng dụng xe điện dân dụng, quân sự và hàng không vũ trụ.

Mặc dù có nhiều ưu điểm, thế nhưng pin lithium-ion cũng có những nhược điểm lớn chưa thể khắc phục được ở thời điểm hiện tại. Nó dễ vỡ và cần một mạch bảo vệ để duy trì hoạt động an toàn. Được tích hợp trong mỗi gói, mạch bảo vệ giới hạn điện áp cực đại của từng tế bào trong quá trình sạc và ngăn điện áp di động giảm quá thấp khi phóng điện.

Lão hóa là mối quan tâm với hầu hết các pin lithium-ion và nhiều nhà sản xuất vẫn giữ im lặng về vấn đề này. Tình trạng suy giảm công suất là đáng chú ý sau một năm, cho dù pin đang sử dụng hay không. Pin thường xuyên bị hỏng sau hai hoặc ba năm.

Ảnh: Joshua Oluwagbemiga/Unsplash)

Mộ chiếc điện thoại iPhone thông thường chỉ có tối đa 500 chu kỳ sạc trước khi viên pin không thể sử dụng được (Ảnh: Joshua Oluwagbemiga/Unsplash)

NVCC/NLD)

Nhà đất đứng tên chung, vợ hoặc chồng mất phải chia cho những ai và điều cần biết để tránh thiệt thòi

0

Nhà đất đứng tên cả hai vợ chồng được xác định là tài sản chung, bởi vậy cả hai đều có quyền sở hữu như nhau. Khi vợ hoặc chồng mất thì phải chia cho những ai?

Ai sẽ được quản lý tài sản nhà đất nếu người chồng chết

+ Trường hợp 1: Đất đai là tài sản chung của vợ chồng

Nhà đất đứng tên cả hai vợ chồng được xác định là tài sản chung, bởi vậy cả hai đều có quyền sở hữu như nhau.

Theo Điều 66 Luật Hôn nhân và Gia đình, khi chồng chết thì người vợ sẽ là người quản lý tài sản chung trừ trường hợp người chồng có để lại di chúc và chỉ định người khác là người quản lý phần đất đai của mình trong tài sản chung vợ chồng này.

+ Trường hợp 2: đất đai là tài sản riêng của chồng

Nếu đất đai là tài sản riêng của người chồng thì người chồng sẽ toàn quyền quyết định số tài sản này.

Khi chồng chết, theo Điều 616 Bộ luật Dân sự năm 2015, người quản lý là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thoả thuận cử ra.

thua-ke

Khi chồng mất tài sản chung như nhà cửa, đất đai… sẽ phân chia thừa kế ra sao?

+ Khi chồng chết không để lại di chúc:

Nếu người chồng chết không để lại di chúc chia thừa kế đất đai, thì theo quy định tại Điều 660 Bộ luật Dân sự năm 2015 người thừa kế sẽ được chia theo các hàng thừa kế.

Cụ thể, hàng thừa kế thứ nhất: Vợ chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

Hàng thừa kế thứ hai: Ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông bà nội, ông bà ngoại.

Hàng thừa kế thứ ba: Cụ nội và ngoại của người chết; bác chú cậu cô dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác chú cậu cô dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội và ngoại.

Những người cùng hàng thừa kế sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau trừ trường hợp người đó từ chối nhận di sản hoặc không được hưởng di sản.

+ Khi chồng chết có để lại di chúc:

Điều 659 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, nếu người chồng mất đi có để lại di chúc cho ai thì người đó được hưởng di sản thừa kế đó.

Những điều cần biết để tránh thiệt thòi khi nhận thừa kế đất đai

Khi một người qua đời, việc phân chia di sản thừa kế của họ sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật. Di sản thừa kế bao gồm tài sản riêng của người chết và phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.

Việc phân chia thừa kế theo pháp luật được thực hiện trong các trường hợp sau: Khi người chết không thể để lại di chúc; Khi người chết để lại di chúc nhưng không hợp lệ; Người thừa kế theo di chúc từ chối nhận di sản; Một số các trường hợp khác.

Khi xảy ra các trường hợp trên, theo điều 651, Bộ luật Dân sự năm 2015, tài sản, quyền và nghĩa vụ của người mất để lại sẽ được chia theo ba hàng thừa kế. Cũng căn cứ theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 về các hàng thừa kế sau đây:

– Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

– Hàng thừa kế thứ hai gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.

– Hàng thừa kế thứ ba gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

– Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Việc khai nhận di sản thừa kế được thực hiện như sau:

Bước 1: Khai nhận di sản thừa kế tại phòng công chứng/văn phòng công chứng.

Bước 2: Sau khi văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế được xác nhận, những người thừa kế tiến hành đăng ký quyền sử dụng đất tại UBND quận huyện nơi có đất.

Ngâm tỏi đừng chỉ thả vào giấm: Có 1 thứ tỏi càng để lâu càng ngấm vị, không lo hỏng

0

Tỏi ngâm trong dung dịch axit nhẹ của giấm có hiệu quả gấp 4 lần so với tỏi sống. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất mà không gây ra tình trạng tỏi xanh, cần áp dụng một số bí quyết trong quá trình ngâm.

Dưới đây là hướng dẫn cách làm tỏi ngâm giấm để lâu, mang lại hương vị thơm ngon và có thể bảo quản được trong thời gian dài:

Nguyên liệu ngâm tỏi

Nguyên liệu ngâm tỏi

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Tỏi: Chọn tỏi tươi, càng to càng tốt. Số lượng tùy thuộc vào số lượng tỏi ngâm bạn muốn làm.
  • Giấm táo hoặc giấm trắng: Giấm táo thường được ưa chuộng hơn vì mùi vị dịu nhẹ hơn giấm trắng, nhưng bạn có thể sử dụng bất kỳ loại giấm nào bạn thích.
  • Muối: Muối biển hoặc muối ăn thông thường đều được sử dụng để tăng cường hương vị và làm cho tỏi ngâm bền hơn.
  • Gia vị: Bạn có thể thêm thêm gia vị như tiêu, ớt hoặc cà ri để tăng thêm hương vị.

Cách làm:

Bước 1: Chuẩn bị tỏi

  • Làm sạch tỏi: Gỡ bỏ vỏ bên ngoài của từng tép tỏi và rửa sạch với nước lạnh để loại bỏ bất kỳ cặn bẩn nào.
  • Cắt tỏi: Bạn có thể cắt tỏi thành từng lát mỏng hoặc để nguyên nếu muốn.

Bước 2: Chuẩn bị dung dịch giấm

  • Kết hợp giấm, muối và các gia vị khác (nếu sử dụng) trong một tô hoặc hủ lớn. Đảm bảo hỗn hợp muối giấm có thể phủ kín tỏi.

Bước 3: Làm tỏi ngâm

  • Đun sôi dung dịch giấm: Đun sôi dung dịch giấm trong một nồi nhỏ, sau đó tắt bếp và để nguội một chút.
  • Cho tỏi vào hủ: Đặt từng tép tỏi vào hủ hoặc lọ thủy tinh sạch đã chuẩn bị.
  • Đổ dung dịch giấm: Đổ dung dịch giấm đã sôi vào hủ hoặc lọ sao cho tỏi được ngập hoàn toàn trong dung dịch.

Bước 4: Bảo quản và ủ tỏi

  • Đậy nắp kín hủ hoặc lọ và để nguội đến nhiệt độ phòng.
  • Sau đó, đặt hủ hoặc lọ vào tủ lạnh và để tỏi ngâm cho qua ít nhất 1 đến 2 tuần trước khi sử dụng.
Tỏi ngâm giấm thêm một chút muối vừa lâu hỏng lại có hương vị thơm ngon hơn hẳn

Tỏi ngâm giấm thêm một chút muối vừa lâu hỏng lại có hương vị thơm ngon hơn hẳn

Lưu ý khi làm tỏi ngâm:

  • Bảo quản: Sau khi đã ngâm tỏi, bạn nên để hủ hoặc lọ trong tủ lạnh và sử dụng trong vòng 3 đến 4 tháng.
  • Sử dụng: Tỏi ngâm giấm thường được sử dụng như một loại gia vị trong các món salad, pizza, pasta, hoặc cắt nhỏ để ăn kèm với các món hấp hoặc nướng.
  • Hương vị: Tỏi ngâm giấm sẽ có hương vị ngọt và dịu nhẹ của giấm, cùng với hương thơm đặc trưng của tỏi.

Với hướng dẫn này, bạn có thể tạo ra tỏi ngâm giấm ngon và bảo quản được trong thời gian dài để thưởng thức cùng gia đình và bạn bè. Chúc bạn thành công!