Home Blog Page 230

Bất ngờ thái độ của Chu Ngọc Quang Vinh sau khi bị mời lên làm việc về phát ngôn lệch lạc

0

Dưới đây là diễn biến vụ thí sinh Đường lên đỉnh Olympia có những phát ngôn không phù hợp khiến cư dân mạng dậy sóng.

Trong vài ngày trở lại đây, cư dân mạng trên khắp cả nước đang xôn xao, bức xúc trước loạt phát ngôn lệch chuẩn của một nam sinh được cho là thí sinh từng tham gia chương trình Đường lên đỉnh Olympia.

Được biết, Chu Ngọc Quang Vinh (Sinh năm 2008), học lớp 12 Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, Yên Bái, Quang Vinh lần đầu tiên xuất hiện trong Olympia 24, với cuộc thi đầu tiên là cuộc thi Tuần 3 Tháng 1 Quý 1. Nam sinh đã xuất sắc mang về vòng nguyệt quế tại cuộc thi với cả 4 phần thi: Khởi động, Vượt Chướng ngại vật, Tăng tốc và Về đích với số điểm lần lượt là 95, 145, 175 và 250, Quang Vinh chính thức góp mặt ở vòng thi quý I.

Chu Ngọc Quang Vinh đạt giải nhất tháng trên Đường lên đỉnh Olympia.

Tuy nhiên vào tối ngày 1/9/2024, tài khoản Facebook có tên Chu Vinh đã đăng tải bài viết trên trang cá nhân bày tỏ quan điểm cá nhân với nội dung không phù hợp khiến dư luận bức xúc.

Sau khi nhận được sự chỉ trích nặng nề từ cư dân mạng, tài khoản này đã xóa bài đăng và khóa trang cá nhân. Mặc dù bài đăng đã bị gỡ nhưng nội dung nhạy cảm của bài viết đã bị nhiều người, nhiều trang fanpage chụp lại và chia sẻ rầm rộ trên mạng khiến đông đảo dân tình vô cùng phẫn nộ. Một số ý kiến cho rằng đáng nhẽ với tư cách là học sinh xuất sắc đạt giải cao trong cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia thì phải có sự kính trọng và biết ơn với nền giáo dục và đất nước đã nuôi dưỡng mình nhưng nam thanh niên này là bày tỏ quan điểm cá nhân sai lệch.

Chu Vinh là học sinh lớp 12 trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, Yên Bái.

Nhận được thông tin trên, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái đã đưa ra thông báo chính thức về sự việc, khẳng định sẽ tiếp tục theo dõi và phối hợp với các bên liên quan để xử lý vụ việc. Sở yêu cầu nhà trường tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh, đồng thời kêu gọi cộng đồng mạng cần bình tĩnh, tránh lan truyền các thông tin sai lệch.

Bên cạnh đó, nhà trường cũng tiến hành họp nội bộ, yêu cầu tất cả các giáo viên, học sinh không tham gia bình luận hay chia sẻ về sự việc trên mạng xã hội nhằm tránh gây thêm bất ổn trong dư luận. Ngoài ra, nhà trường cũng đẩy mạnh tuyên truyền các thông tin tích cực, giáo dục học sinh về tình yêu quê hương, đất nước và truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Sau khi nhận thức về vụ việc, Chu Vinh đã đăng tải bài viết xin lỗi trên trang cá nhân.

Về phía nam sinh Chu Ngọc Quang Vinh, sau khi nhận thức được tính chất nghiêm trọng của vấn đề, em đã đăng tải bài đăng xin lỗi trên trang cá nhân Facebook, qua đó thí sinh Đường lên đỉnh Olympia xin nhận hoàn toàn trách nhiệm về những phát ngôn không đúng, đồng thời mong nhận được sự tha thứ của mọi người. Hiện tại nhiều người cho rằng trang cá nhân Facebook của nam sinh này đã bị khoa nên netizen không thể tìm lại được bài đăng xin lỗi của Chu Vinh.

Liên quan đến vấn đề trên, đại diện công an tỉnh Yên Bái cho biết đơn vị đang xác minh, xử lý về việc phát ngôn không phù hợp của nam sinh. Khi có kết luận chính thức sẽ xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Hiện tại vụ việc vẫn đang nhận được sự quan tâm từ đông đảo cộng đồng mạng.

Theo Báo Pháp luật. Ảnh minh họa Internet.

Nam sinh Đường lên đỉnh Olympia gây ph/ẫn n/ộ vì vô ơn với đất nước: “Hãy bao dung cho em một cơ hội sửa sai”

0

Trước vụ việc nam sinh Đường lên đỉnh Olympia gây phẫn nộ vì vô ơn với đất nước, một số giáo viên, chuyên gia chia sẻ, lời nói của nam sinh này “rất đáng chê trách” nhưng cũng nên “bao dung, cho em cơ hội sửa sai”.

Nam sinh Đường lên đỉnh Olympia gây phẫn nộ vì vô ơn với đất nước: “Chúng ta hãy bao dung và tạo cơ hội cho em sửa sai”
Ngày 2/9, Sở GDĐT tỉnh Yên Bái đã có Công văn số 317/BC-GDĐT về thông tin học sinh C.N.Q.V, lớp 12 Anh, Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành (TP.Yên Bái, tỉnh Yên Bái) viết bài có nội dung chưa phù hợp trên mạng xã hội, gây phẫn nộ vì có thái độ vô ơn với đất nước.

Sở GDĐT tỉnh Yên Bái sau đó đã làm việc với Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, yêu cầu nhà trường kịp thời định hướng phát ngôn cho giáo viên, học sinh đảm bảo đúng quy định; phân công lãnh đạo nhà trường, giáo viên chủ nhiệm, phối hợp chặt chẽ với gia đình, địa phương tiếp tục theo dõi, nắm tình hình và diễn biến tư tưởng, tâm lý của học sinh Vinh; chủ động phối hợp với lực lượng Công an và các đơn vị liên quan kịp thời tham mưu xử lý sự việc đảm bảo đúng quy định và sớm ổn định tình hình.
Sau khi được giáo dục, học sinh C.N.Q.V đã nhận thức được nội dung bài viết của bản thân trên mạng xã hội ngày 1/9 là chưa phù hợp nên đã chủ động gỡ bài viết và đăng bài xin lỗi trên trang Facebook cá nhân.

Nam sinh Đường lên đỉnh Olympia gây phẫn nộ vì vô ơn với đất nước: "Hãy bao dung cho em sửa sai"- Ảnh 1.

Nam sinh C.N.Q.V làm việc với cơ quan chức năng. Ảnh: Bạn đọc

Trước đó, vào tháng 11/2023, C.N.Q.V, học sinh Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành đã khiến cả tỉnh Yên Bái ăn mừng khi là người giành chiến thắng ở cuộc thi tháng 1, quý I, Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24. Đây cũng là thí sinh Yên Bái đầu tiên trong vòng 23 năm đã giành được vòng nguyệt quế trong vòng thi tháng tại Đường lên đỉnh Olympia.
Trước vụ việc của nam sinh C.N.Q.N, Thạc sĩ Phan Thế Hoài, giáo viên Văn, Trường THPT Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, TP.HCM cho hay: “Những lời nói của nam sinh này rất đáng chê trách bởi lẽ, Tổ quốc, dân tộc, quê hương là thiêng liêng, không ai được quyền chối bỏ nếu muốn làm người chân chính, sống có đạo lý.

Cần biết rằng, vào thời điểm tháng 9/1946, Trần Đại Nghĩa từ bỏ mức lương của kỹ sư trưởng là 5.500 franc/tháng (khoảng 22 lượng vàng) để về Việt Nam cùng Bác Hồ tham gia kháng chiến chống Pháp. Vậy nên, em nam sinh hãy biết tự trọng, khiêm tốn vì bản thân cũng chưa chắc đã làm gì được cho mình, hãy khoan nói những chuyện to tát.

Tuy vậy, em đã có lời xin lỗi trên mạng xã hội thì chúng ta hãy bao dung và tạo cơ hội cho em sửa sai. Tôi nghĩ, nếu biết ăn năn hối cải, em sẽ sống có ích và làm được nhiều điều tốt đẹp cho bản thân và xã hội”.

Nam sinh Đường lên đỉnh Olympia gây phẫn nộ vì vô ơn với đất nước: "Hãy bao dung cho em sửa sai"- Ảnh 2.

Nam sinh từng thi Olympia gây phẫn nộ vì vô ơn với đất nước. Ảnh: CMH

Thạc sĩ Trần Trung Hiếu, giáo viên môn Lịch sử Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, TP Vinh, Nghệ An cho biết: “Đây là một sự việc đáng tiếc, không nên xảy ra vào đúng ngày Quốc khánh. Có 2 vấn đề cần phải làm rõ: Thứ nhất là trách nhiệm, vai trò của bố mẹ ở đâu, thầy cô thế nào để nam sinh đăng bài viết như vậy và thứ hai là em thi chương trình Đường lên đỉnh Olympia để làm gì? Là để đóng góp tài năng cho bản thân, gia đình, đất nước, xã hội hay mục tiêu là xuất ngoại và quay lại chê quê hương. Sơ suất trong cuộc sống là điều dễ thông cảm nhưng nhận thức lệch chuẩn thì cần cảnh báo. Đừng để điều bất thường trở thành bình thường.

Đây cũng là bài học cho thế hệ trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường: Dù đi học hay ở phương trời nào cũng cần nhớ về nguồn cội của mình. Cần nhìn nhận thấu đáo khi lựa chọn cho mình con đường và lý do chọn con đường đó, đồng thời là thái độ, trách nhiệm với bản thân, gia đình, quê hương, đất nước. Chúng ta không chọn nơi mình sinh ra nhưng được chọn cách mình để sống và con đường mình để đi.

Có một câu nói rất hay: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”. Tôi mong rằng, câu chuyện sẽ không xảy ra nữa, đặc biệt là với học sinh trường chuyên, các bạn học giỏi và lại thi cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia.

Bạn nam sinh này đã xin lỗi, chúng ta sẽ chờ thời gian để bạn ấy trả lời bằng hành động, động thái cụ thể với bản thân, người con với gia đình, học trò với nhà trường, công dân với quê hương, Tổ quốc”.

Cô Hồ Thị Xuân Thu, Trưởng nhóm Sử – Địa – Giáo dục Công dân, Trường TH, THCS, THPT Khương Hạ, quận Thanh Xuân, Hà Nội, nêu quan điểm: “Học sinh như tờ giấy trắng. Vì vậy, với cách hành văn này, tôi nghĩ trong quá trình phát triển, các yếu tố bản thân, gia đình, trường học, xã hội đã tác động mạnh đến em ấy.

Có thể, em đang gặp khó khăn về tâm lý lứa tuổi: Tư tưởng, nhận thức và tâm lý chưa được ổn, có thể do nhiều yếu tố tác động; Xu thế hướng xuất ngoại đang ảnh hưởng đến lớp trẻ; Cần có thời gian để tìm hiểu kỹ hơn về gia đình, bản thân, về sức khỏe – đặc biệt là sức khỏe tâm thần, môi trường học tập, bạn bè xung quanh, mạng xã hội…

Qua việc này cũng cho thấy, việc dạy Lịch sử rất quan trọng vì Lịch sử là sự tích hợp của tất cả những thứ hữu hình và vô hình mà con người có thể đã đang và sẽ biết. Thông qua nhiều hình thức truyền tải lịch sử để giáo dục nhận thức, tư tưởng, tình cảm, lòng nhân, lòng yêu nước, tinh thần dân tộc… nhận thức đúng đắn của mỗi người về hiện thực lịch sử là điều rất quan trọng.

Với học sinh này, cần có sự vào cuộc và phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể, các hoạt động tập thể… để em ổn định được tinh thần và dần dần thay đổi tích cực”.

Cô Thu cũng chia sẻ thêm: “Tôi luôn lo lắng mỗi khi thấy học sinh suy nghĩ chưa tích cực. Hy vọng qua đây, mỗi gia đình, mỗi thầy cô, mỗi thành viên trong xã hội luôn gần gũi với con trẻ, để các em có thể tin tưởng mình, tâm sự với mình. Có vậy chúng ta mới biết các em nghĩ gì, muốn gì, rồi mới có phương pháp để cùng giải quyết sự việc một cách tích cực”.
Hãy thật chú tâm để giỏi những việc nhỏ
Từng nhận bằng Tiến sĩ Vật lý tại Pháp và hiện là giảng viên tại Học viện Kỹ thuật Quân sự, TS Nguyễn Thành Nam cho hay: “Đường lên đỉnh Olympia là chương trình khuyến khích các bạn học sinh đọc, tìm hiểu và ghi nhớ mọi thứ. Điều đó làm cho tâm hồn các bạn phong phú hơn, không gian trí tuệ của bạn rộng rãi hơn và cuộc sống với bản thân vì vậy nó có ý nghĩa hơn.

Nhưng các bạn đừng nhầm lẫn giữa năng lực trong công việc với việc biết, ghi nhớ mọi thứ và ai hỏi thì có thể trả lời đúng. Điều đó không mang lại nhiều ích lợi cho xã hội.

Năng lực thực sự là năng lực tạo ra giá trị, không chỉ là giá trị cho bản thân bạn mà quan trọng hơn phải là giá trị cho cộng đồng. Hãy bắt đầu bằng những việc nhỏ, phải kiên trì, làm cho được, làm cho tốt và làm cho hoàn hảo.

Có 4 thang bậc của tri thức: Biết cái gì (ai hỏi thì trả lời được) → Biết tại sao (hiểu được nguyên nhân, nguyên lý) → Biết làm thế nào (có thể làm ra thứ đó) → Biết người (sử dụng đúng người đúng việc).

Trước tiên, hãy thật chú tâm để giỏi những việc nhỏ để khiến mọi người tin cậy bạn mà giao cho bạn việc lớn dần theo năng lực. Người nào không có khả năng thực hiện chỉn chu những việc nhỏ thì không thể tin cậy được trong việc lớn”.

Nam sinh đường lên đỉnh Olympia Chu Ngọc Quang Anh nói “”du học xong cũng định cư nước ngoài”, ai đọc cũng ph:ẫn n:ộ

0

Từ vụ nam sinh đường lên đỉnh Olympia, có thể thấy, việc giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ là việc quan trọng hơn bao giờ hết.

‘Con sâu làm rầu nồi canh’

Trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, trên khắp dải đất hình chữ S – trải dài từ ải Nam Quan tới mũi Cà Mau, đâu đâu chúng ta cũng có thể bắt gặp hình ảnh những lá cờ tổ quốc tung bay phấp phới đi kèm với đó là tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, sự đoàn kết của 54 dân tộc Việt Nam.

Tuy nhiên, đâu đó vẫn có những sự việc đáng tiếc xảy ra. Đó là những phát ngôn chưa chuẩn mực của một nam sinh tại tỉnh Yên Bái – cựu thí sinh của chương trình Đường lên đỉnh Olympia.

Nam sinh Đường Lên Đỉnh Olympia phát ngôn không phù hợp: Sở GD&ĐT Yên Bái  lên tiếng

C. N. Q.V từng là niềm tự hào của một trường trung học phổ thông chuyên có tiếng địa phương. Cách đây gần 1 năm, nam sinh này đã xuất sắc giành vòng nguyệt quế trong vòng thi tháng tại Đường lên đỉnh Olympia. Đây cũng là thí sinh Yên Bái đầu tiên trong vòng 23 năm đã giành được chiến thắng tại vòng thi tháng của cuộc thi này.

Thế nhưng, thay vì tiếp tục làm tấm gương sáng để thầy cô tự hào, các bạn học noi theo, thật đáng tiếc Q. V đã thể hiện hành vi vô ơn đối với Đảng, với quê hương, đất nước, gây bức xúc với dư luận qua một dòng trạng thái trên mạng xã hội. Mặc dù, ngay sau đó, học sinh này đã đăng đàn xin lỗi về những phát ngôn của mình nhưng những phát ngôn trước đó không làm dư luận ‘hạ nhiệt’ và Q. V đã khóa trang facebook cá nhân của mình.

Sau khi sự việc đáng tiếc trên, Công an tỉnh Yên Bái, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái và Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành nơi nam sinh đang theo học đã cử cán bộ, giáo viên trực tiếp đến gia đình C. N. Q.V để nắm tình hình và diễn biến tư tưởng, tâm lý của học sinh này.

Đây không phải là trường hợp đầu tiên những người có học thức, có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội có những phát ngôn chưa chuẩn mực. Gần đây, hàng loạt nghệ sĩ, người nổi tiếng đã và đang là tâm điểm tranh cãi, chỉ trích về lòng yêu nước và trách nhiệm xã hội khi bị ‘đào lại’ quá khứ từng biểu diễn dưới lá cờ ba sọc (cờ chế độ Việt Nam Cộng hoà cũ).

Nội dung chú thích ảnh

Việc giáo dục truyền thống yêu nước cho nhân dân, đặc biệt cho thế hệ trẻ là công việc quan trọng hơn bao giờ hết. Ảnh minh hoạ

Tăng cường giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ

Từ những sự việc trên, có thể thấy, việc giáo dục truyền thống yêu nước cho nhân dân, đặc biệt cho thế hệ trẻ là công việc quan trọng hơn bao giờ hết. Bởi, giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của mỗi quốc gia, nhất là trong bối cảnh xã hội hiện đại với nhiều biến động, nhiều giá trị đạo đức, tư tưởng, lối sống đã thay đổi.

Dân tộc Việt Nam đã trải qua biết bao nhiêu bao sóng gió, thăng trầm chống lại những cuộc xâm lăng, lập nên những trang sử oai hùng. Trong rất nhiều những yếu tố góp nên thành công ấy, chúng ta phải kể đến lòng yêu nước dạt dào trong mỗi trái tim của người con đất Việt. Giờ đây, khi đất nước đứng trước những thử thách mới của một thời đại phát triển, lòng yêu nước càng đóng một vai trò quan trọng.

Chính bởi vai trò quan trọng ấy, lòng yêu nước đã được đưa vào là một trong những phẩm chất cốt lõi trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 – bên cạnh những phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ để giáo dục và rèn luyện cho học sinh trong nhà trường.

Toàn bộ chương trình có 14 nội dung giáo dục, trong đó các nội dung giáo dục công dân, quốc phòng và an ninh, nội dung giáo dục khoa học xã hội có vai trò chủ đạo trong việc giáo dục giáo dục nhân sinh quan, thế giới quan, hoàn thiện nhân cách, giáo dục ý thức dân tộc, tinh thần yêu nước, các giá trị nhân văn, tinh thần cộng đồng.

Bên cạnh đó, lòng yêu nước còn được bồi dưỡng ở nhiều môn học và hoạt động giáo dục khác, như: Tiếng Việt, Ngữ văn, Nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật), Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, Nội dung giáo dục địa phương,…

Thông qua ngôn ngữ và hình tượng nghệ thuật, nhà trường bồi dưỡng cho học sinh những phẩm chất chủ yếu, đặc biệt là tinh thần yêu nước, lòng nhân ái, tính trung thực và ý thức trách nhiệm. Hình thành, phát triển cho học sinh các năng lực chung và hai năng lực đặc thù là năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học.

PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ – Thành viên Ban Phát triển chương trình môn Lịch sử cấp THPT trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, Tổng Chủ biên sách giáo khoa Lịch sử và Địa lý cấp Tiểu học và THCS Bộ sách Kết nối tri thức – cho rằng, Nhân dân Việt Nam không chỉ có lịch sử anh hùng mà còn có kinh nghiệm giáo dục lịch sử, truyền thống, đặc biệt cho thế hệ trẻ, qua các nguồn tài liệu và hình thức giáo dục phong phú, hấp dẫn, có hiệu quả.

‘Giáo dục truyền thống yêu nước được thể hiện qua những bài học lịch sử nội khóa và bài học ngoại khóa. Trên cơ sở những sự kiện lịch sử chính xác, vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học bộ môn các thầy, cô tạo biểu tượng về hình ảnh, sự kiện, con người. Từ đó, bồi dưỡng lòng yêu nước, tình cảm thắm thiết với dân tộc cho học sinh’ – PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ chia sẻ.

danviet.mediacdn.vn/296231569849192448/2024/9/2/ba...

Mọi người thường nghĩ, yêu nước là phải ra chiến trường, hy sinh vì đất nước… Nhưng thực ra lòng yêu nước chính là việc yêu ngay những thứ nhỏ bé, giản dị, bình thường xung quanh ta như những hàng tre xanh, những dòng sông, xóm làng, những lời ru của mẹ,… Đặc biệt, một trong nhưng biểu hiện của lòng yêu nước chính là tình yêu lịch sử, nguồn gốc của đất nước mình. Là một người con của đất nước Việt Nam, chúng ta phải tự hào về lịch sử bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Chúng ta phải có hiểu biết về lịch sử của đất nước ta từ thuở dựng nước, Bà Trưng, Bà Triệu đến thời đại Hồ Chí Minh…

Bên cạnh đó, theo vị chuyên gia, ngoài môn Lịch sử, Giáo dục quốc phòng và an ninh cũng góp phần khơi dậy trong học sinh lòng tự hào và trân trọng về truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Từ đó nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng trước các thủ đoạn, âm mưu của các thế lực thù địch.

‘Các vua Hùng đã các công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước’. Câu nói trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh một lần nữa nhắc nhở các thế hệ người dân Việt Nam về trách nhiệm bảo vệ và xây dựng Tổ Quốc của mình. Bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, đó không phải công việc của riêng ai, của riêng một lực lượng nào mà đó là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân tộc. Đặc biệt là với chúng ta, những thế hệ sẽ làm chủ đất nước trong tương lai.

Thực tế, trước sự việc gây xôn xao của học sinh C. N. Q. V, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái cũng yêu cầu nhà trường tăng cường thực hiện công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, truyền thống cách mạng cho giáo viên và học sinh; đẩy mạnh chia sẻ các thông tin, bài viết tích cực về tình yêu quê hương đất nước, về Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày Quốc khánh 2/9…

Liên quan đến sự việc này, xét ở một khía cạnh khác, Báo Công Thương cho rằng, sự việc đáng tiếc một phần do bản tính nông nổi, bồng bột của tuổi trẻ. C. N. Q.V còn trẻ, đang ở tuổi bước vào ngưỡng cửa cuộc đời nên còn thiếu trải nghiệm thực tiễn và cả kiến thức toàn diện cũng như kỹ năng, kinh nghiệm phát ngôn, ứng xử trên mạng xã hội. Đây sẽ là một bài học đắt giá để em khắc phục, sửa sai, hoàn thiện bản thân trở thành người có đức, có tài, có ích cho xã hội.

Sự việc tuy đáng tiếc nhưng cha ông ta có câu ‘đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại’, mọi sai lầm đều có thể sửa chữa nếu mỗi bạn trẻ biết nhìn thẳng vào sự thật và ‘ngã ở đâu hãy đứng lên ở đó’. Mong rằng cộng đồng mạng và báo chí, truyền thông rộng lượng, vị tha chung tay cùng gia đình, nhà trường, các đoàn thể động viên, giúp đỡ em Q.V sửa sai, tiến bộ. Tuy nhiên bản thân em Q.V cần phải chính thức có lời xin lỗi thành khẩn, cầu thị chứ không phải xin lỗi lấy lệ, dùng chat GPT viết lời xin lỗi với nội dung chiếu lệ, chưa nhận thức rõ sai phạm nghiêm trọng của mình như dư luận tiếp tục phản ánh. Cơ quan chức năng và nhà trường gia đình cũng cần phải tiếp tục có biện pháp xử lý, uốn nắn đối với nam sinh và rút kinh nghiệm chung để không tái diễn những sự việc tương tự.

Biết rằng trí tuệ là nguồn tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia, dân tộc và tài nguyên đó đang nằm chính trong mỗi học sinh, sinh viên. Nhưng nếu tài nguyên đó không được khai thác và sử dụng hợp lý thì sẽ không có tác dụng gì. Vì vậy mỗi học sinh, sinh viên cần ra sức học tập, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại nhưng không quên giữ gìn và phát huy những truyền thống quý báu của dân tộc. Không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ, hiểu rõ về lịch sử hàng ngàn năm của đất nước, cùng nhau góp sức để đưa đất nước tiến lên, sánh vai cùng các cường quốc năm châu như lời Bác Hồ hằng mong muốn, xứng đáng là thế hệ thanh niên mới nối truyền thống tự hào của cha anh.

Bản tường trình trước C::ông a::n của Nguyễn Ngọc Quang Vinh thêm một lần nữa d::ậy só::ng…

0

Có những phát ngôn không phù hợp trên mạng xã hội, một nam sinh đã từng tham gia cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia bị cơ quan chức năng ở Yên Bái mời lên làm việc

Ngày 3-9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Yên Bái cho biết vừa có Công văn số 317 thông tin về học sinh Trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành, TP Yên Bái, có thông tin với nội dung không phù hợp trên mạng xã hội.Theo công văn của Sở GD-ĐT tỉnh Yên Bái, đêm 1-9, trên mạng xã hội, một tài khoản của học sinh mang tên “C.V.” có bài viết có nội dung không phù hợpSở GD-ĐT Yên Bái thông tin về phát ngôn "không phù hợp" của nam sinh Đường lên đỉnh Olympia- Ảnh 1.

Lực lượng chức năng làm việc với học sinh C.N.Q.V. (bên trái) về thông tin không phù hợp đăng tải trên mạng xã hội. Ảnh: Facebook

Sau khi tìm hiểu, nắm tình hình, Trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành, TP Yên Bái xác nhận tài khoản “C.V.” là của học sinh C.N.Q.V., lớp 12 Anh của trường.

Sở GD-ĐT đã phối hợp với Công an tỉnh Yên Bái nắm tình hình, xác minh sự việc, chỉ đạo Trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành báo cáo nhanh sự việc, đồng thời cử cán bộ, giáo viên trực tiếp đến gia đình học sinh C.N.Q.V. để tìm hiểu thêm tình hình.

Sở GD-ĐT tỉnh Yên Bái cũng tổ chức buổi làm việc với Trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành, yêu cầu nhà trường kịp thời định hướng phát ngôn cho giáo viên, học sinh của nhà trường đảm bảo đúng quy định; phân công lãnh đạo nhà trường, giáo viên chủ nhiệm, phối hợp chặt chẽ với gia đình, địa phương tiếp tục theo dõi, nắm tình hình và diễn biến tư tưởng, tâm lý của học sinh Vinh; chủ động phối hợp với lực lượng công an và các đơn vị liên quan kịp thời tham mưu xử lý sự việc đảm bảo đúng quy định và sớm ổn định tình hình.

Sở GD-ĐT tỉnh Yên Bái cũng yêu cầu nhà trường tăng cường thực hiện công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, truyền thống cách mạng cho giáo viên và học sinh. Đẩy mạnh chia sẻ các thông tin, bài viết tích cực về tình yêu quê hương đất nước, về Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày Quốc khánh 2-9.

Được biết, sau khi được giáo dục, học sinh C.N.Q.V. đã nhận thức được nội dung bài viết của bản thân trên mạng xã hội ngày 1-9 là chưa phù hợp, nên đã chủ động gỡ bài viết và đăng thông tin xin lỗi trên trang Facebook cá nhân.

Sở GD-ĐT tỉnh Yên Bái đã báo cáo sự việc lên Tỉnh ủy và UBND tỉnh Yên Bái, đồng thời tiếp tục phối hợp với công an tỉnh, các đơn vị liên quan nắm tình hình, xác minh, xử lý giải quyết vụ việc.

Trước đó, sáng 2-9, các trang mạng xã hội đăng tải thông tin học sinh C.N.Q.V. ở tỉnh Yên Bái (người từng giành ngôi vô địch, mang về vòng nguyệt quế cuộc thi tháng 1, quý I, Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24, năm 2023) có dòng trạng thái với nhiều nội dung được cho là hỗn xược, thể hiện sự vô ơn với đất nước, với Đảng và với chính quê hương nơi mình sinh ra, khiến nhiều người đọc phẫn nộ, bất bình.

Chính thức: Tạm biệt thí sinh Olympia Chu Ngọc Quang Vinh, tỉnh Yên Bái đã ra quyết định cực nóng

0

Sở GD&ĐT tỉnh Yên Bái lên tiếng về phát ngôn trên mạng xã hội của nam sinh Chu Ngọc Quang Vinh, người từng tham gia Đường lên đỉnh Olympia.

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Yên Bái đã có báo cáo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Yên Bái về việc học sinh Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành viết bài có nội dung chưa phù hợp lên mạng  xã hội .

Sự việc bắt nguồn từ đêm 1-9, tài khoản “Chu Vinh” có bài viết có nội dung chưa phù hợp. Sở này đã tìm hiểu, nắm tình hình và được Trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành xác nhận rằng tài khoản “Chu Vinh” là của học sinh Chu Ngọc Quang Vinh, lớp 12 Anh của nhà trường.
IMG_20240903_135611.jpg Nam sinh Chu Ngọc Quang Vinh từng đạt vòng nguyệt quế cuộc thi tháng 1, quý I, Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24. Ảnh chụp màn hình
Sở GD&ĐT Yên Bái sau đó đã phối hợp với Công an tỉnh này xác minh sự việc, cử cán bộ, giáo viên trực tiếp đến gia đình học sinh Vinh để nắm thêm tình hình.

Học sinh Chu Ngọc Quang Vinh sau đó đã nhận thức được nội dung bài viết của bản thân trên mạng xã hội ngày 1-9 là chưa phù hợp nên đã chủ động gỡ bài viết và đăng bài xin lỗi trên trang Facebook cá nhân.

Sở GD&ĐT Yên Bái sẽ tiếp tục phối hợp với Công an tỉnh, các đơn vị liên quan nắm tình hình, xác minh, xử lý giải quyết vụ việc.

Theo báo cáo của Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, nơi nam sinh theo học, vào khoảng 22h ngày 1-9, học sinh Chu Ngọc Quang Vinh đã đăng tải trên Story của trang Facebook cá nhân nội dung bày tỏ quan điểm cá nhân về Đảng, để chế độ hạn chế chỉ cho 16 bạn xem.

Đến khoảng 23h cùng ngày, học sinh Vinh đã nhận thức thấy bài đăng của mình chưa phù hợp và gỡ bỏ nội dung này. Đến khoảng 5h sáng ngày 2-9, học sinh Vinh đã viết bài xin lỗi và đăng tải trên trang Facebook cá nhân. Đến khoảng 10h, học sinh Vinh cũng đã khóa trang Facebook cá nhân.

Nam sinh Đường Lên Đỉnh Olympia phát ngôn không phù hợp: Sở GD&ĐT Yên Bái  lên tiếng

Tuy nhiên nội dung ấy đã được chụp lại, chia sẻ trên mạng và gây  dư luận  không tốt.

Vì vậy nhà trường đã cử giáo viên chủ nhiệm đến nhà học sinh gặp phụ huynh và học sinh để nắm bắt tình hình, xác minh động cơ, nguyên nhân, lý do đăng tải, nhờ công an hỗ trợ ngăn chặn hạn chế phát tán thông tin.

Giáo viên chủ nhiệm đã phối hợp cùng gia đình, phụ huynh và học sinh Vinh đến làm việc, tường trình tại công an phường Yên Thịnh, bước đầu xác định đây là hành động bộc phát cá nhân, không có mục đích  chính trị  khác.

Để tránh những phản hồi tiêu cực gây hoang mang dư luận, Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo các nhóm lớp, các câu lạc bộ học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên không chia sẻ,  bình luận , trao đổi và phản hồi về nội dung học sinh Vinh đã đăng tải để cộng đồng, phụ huynh, học sinh không hoang mang.

Nhà trường đã tiến hành rà soát các trang mạng xã hội của nhà trường  quản lý  xử lý các bình luận trái chiều và khóa trang tạm thời; nắm bắt các trang liên quan báo cáo nhờ sự hỗ trợ của cơ quan công an.

Bị nói “thật t:.iếc cho em”, Quán quân Đường lên đỉnh Olympia duy nhất KHÔNG du học Úc: “Không cần t:.iếc hộ, mình hài lòng với cuộc sống ở Việt Nam”

0

Nhiều người cảm thấy “tiếc” cho Thế Trung vì không đi du học, nhưng Trung lại không nghĩ thế.

Đường Lên Đỉnh Olympia – một chương trình truyền hình thực tế về kiến thức nhận được sự quan tâm đông đảo của nhiều thế hệ học sinh, hiện đang bước vào năm thứ 24.

24 năm chương trình phát sóng, 23 trận chung kết năm được tổ chức, 23 nhà vô địch được tìm ra thì có 22/23 người chọn đi du học Úc với giải thưởng là suất học bổng trị giá cả chục nghìn USD. Ngoại lệ duy nhất là Trần Thế Trung (cựu học sinh trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An) – nhà vô địch Đường Lên Đỉnh Olympia năm 2019.

Đến thời điểm hiện tại, lựa chọn đó của Trung vẫn khiến không ít người bất ngờ. Thậm chí, nhiều netizen còn chia sẻ lại hình ảnh và câu chuyện của “Quán quân Olympia duy nhất không đi du học” này kèm lời cảm thán “Thật tiếc cho em”. Nhưng Trung thì không nghĩ vậy…

Bị nói "thật tiếc cho em", Quán quân Olympia duy nhất không du học: "Không cần tiếc hộ, mình hài lòng với cuộc sống ở Việt Nam" - Ảnh 1.

Chân dung nam sinh Thế Trung

Không tiếc nuối khi chọn học trong nước

Chào Thế Trung,

 

Đến thời điểm hiện tại, dù đã 5 năm kể từ thời điểm trở thành Quán quân Đường Lên Đỉnh Olympia năm 2019, nhưng quyết định không chọn đi du học Úc của bạn vẫn khiến mọi người xôn xao. Vậy thì nguyên nhân do đâu bạn lại chọn hướng đi khác-với-số-đông như vậy?

Việc không đi du học đối với mình dường như là một cái “duyên”. Ngay từ khi giành chức vô địch mình cũng đã khá lưỡng lự trong việc lựa chọn đi hay ở, và khi dịch COVID-19 bùng phát ngăn cản quá trình học tập của mình tại Swinburne, mình đã quyết định ở lại Việt Nam và theo học tại Đại học RMIT. Đây là lựa chọn mình đưa ra sau nhiều ngày cân nhắc và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ gia đình, người thân.

Là Quán quân Olympia duy nhất tính đến thời điểm hiện tại không chọn đi du học, đã bao giờ bạn cảm thấy bị “thua thiệt” so với những quán quân khác chưa?

Mình nghĩa là không đâu. Mình thấy rằng ở Việt Nam cũng rất tốt, và có nhiều trải nghiệm khác biệt so với việc ở nước ngoài. Mình cho rằng ở mỗi nơi đều có một kiểu trải nghiệm khác nhau, và khi mình biết nắm bắt thì sẽ luôn có cơ hội.

Hơn nữa, lựa chọn môi trường nào cũng phải phù hợp với con người và mục đích của họ. Mình biết có những quán quân tiền bối chọn du học Úc cũng như định cư tại Úc vì điều kiện sống cũng như học tập, làm việc, nghiên cứu… ở Úc đối với họ là tốt hơn, và điều đó hoàn toàn bình thường. Đối với mình như thế này cũng đã đủ, nhưng nếu có cơ hội trải nghiệm nữa thì mình cũng sẽ sẵn sàng đón nhận.

Bị nói "thật tiếc cho em", Quán quân Olympia duy nhất không du học: "Không cần tiếc hộ, mình hài lòng với cuộc sống ở Việt Nam" - Ảnh 2.

Trung không tiếc nuối khi chọn học trong nước

Trên mạng xã hội hiện nay, không ít người nói rằng “thật tiếc nuối” cho bạn vì không du học, bạn nghĩ sao? Liệu rằng cuộc sống của bạn có “tiếc nuối” như họ nghĩ không?

Mình nghĩ mỗi người đều có cuộc sống và lựa chọn của riêng mình, và mình không cần ai tiếc hộ mình cả. Mình rất hài lòng với cuộc sống hiện tại ở Việt Nam, còn nếu họ cảm thấy không hài lòng thì họ có thể phấn đấu để có được cuộc sống tốt hơn mình.

Gác lại những lời “bàn tán” sang một bên, tại sao bạn chọn học ở RMIT mà không phải một ngôi trường khác?

Mình chọn RMIT bởi mình tin đây là một trong những ngôi trường đào tạo Thiết kế đồ họa – ngành học mình đang theo đuổi – rất tốt. Hơn nữa đây cũng là một ngôi trường có môi trường năng động, cởi mở và tương đối bao dung với những bạn sinh viên không quá quảng giao, hay có những vấn đề cá nhân khó nói – nói chung là tôn trọng sự đa dạng.

Còn thiết kế đồ họa là một ngành học mà mình đã có hứng thú từ hồi cấp 3, hiện tại mình vẫn đang theo đuổi nó để phục vụ cho công việc tương lai.

“Mình không chỉ là quán quân Olympia”

Nhắc lại chuyện cũ một chút nhé. Bước ra từ Đường Lên Đỉnh Olympia, bạn nhận ra điều gì ở bản thân?

Điều lớn nhất mình nhận ra từ chương trình Đường Lên Đỉnh Olympia là bản thân mình còn rất nhiều thiếu sót, và những bài học kinh nghiệm từ chính cuộc thi cũng như từ những câu chuyện bên lề có lẽ sẽ theo mình trong một thời gian khá dài

Bạn có thường xuyên theo dõi chương trình Đường Lên Đỉnh Olympia không? Ai là “hậu bối” mà bạn ấn tượng nhất?

Hiện tại, mình không còn nhiều thời gian để theo dõi chương trình nhiều như trước. Nếu để mà nói ấn tượng nhất thì mình sẽ chọn bạn Nguyễn Thiện Hải An – thí sinh Chung kết Đường Lên Đỉnh Olympia năm thứ 21, người mà mình rất cảm phục và ngưỡng mộ ngay từ khi em ấy còn ở đấu trường Chinh phục – Vietnam’s Brainiest Kid và càng thêm phần ngưỡng mộ khi được chứng kiến em thành công ở thời điểm hiện tại.

Bạn còn giữ tình bạn, hay cộng tác làm việc với ai bước ra từ Olympia không?

Có thể nói Chung kết Đường Lên Đỉnh Olympia đã cho mình nhiều hơn là một cuộc thi và những giải thưởng, mái nhà Olym cho mình cả những mối quan hệ và những người bạn nữa. Mình vẫn còn giữ liên lạc với khá nhiều bạn từ thời Olym, có những người đã từng là đối thủ, từng là “kình địch”. Mọi người cũng rất tình cảm với nhau đấy!

Từ thời tham gia Đường Lên Đỉnh Olympia năm thứ 19, đã có “tin đồn” rằng không chỉ học giỏi mà Trung còn rất “mê” các hoạt động thể thao phải không nhỉ?

Mình hiện đang là trọng tài trực thuộc quản lý của Liên đoàn bóng rổ Hà Nội và Hoàng Thành Basketball Agency cũng như là Phó Chủ tịch Thường trực của Câu lạc bộ Shogi Việt Nam. Đấy là những vai trò hiện tại mình muốn mọi người biết đến về mình, còn có lẽ mọi người biết đến mình nhiều hơn với chức vô địch Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 19.

Bị nói "thật tiếc cho em", Quán quân Olympia duy nhất không du học: "Không cần tiếc hộ, mình hài lòng với cuộc sống ở Việt Nam" - Ảnh 3.

Trung là Phó Chủ tịch Thường trực của Câu lạc bộ Shogi Việt Nam

Ngoài ra, bạn có sở thích hay đam mê nào khác nữa không?

Mình đang tự học Hán – Nôm và đang học thư pháp theo một thư pháp gia khá nổi tiếng ở Hà Nội. Mình dấn thân vào lĩnh vực này bởi niềm ham thích với lịch sử, văn hóa dân tộc – những di sản quý báu của cha ông để lại. Mình mong muốn sẽ được biết thêm, hiểu thêm về quá khứ hào hùng của tiền nhân, về bề dày ngàn năm văn hiến của dân tộc, và duy trì những truyền thống, văn hóa tốt đẹp từ ngàn xưa.

Dự định trong tương lai của bạn là gì?

Mình chưa dám 100% khẳng định mình sẽ làm gì trong tương lai, nhưng hiện tại mong muốn lớn nhất của mình cho sau này là phát triển Câu lạc bộ Shogi Việt Nam lớn mạnh với nhiều người biết đến và chơi môn shogi, cũng như tổ chức được nhiều giải đấu lớn trong nước để lan tỏa nét đẹp văn hóa từ Nhật Bản này cho công chúng Việt Nam.

Cảm ơn những chia sẻ của Thế Trung!

Ảnh: NVCC

Theo Đông

Theo PNM

Đây là thí sinh Olympia có cuộc sống giàu sang bậc nhất, sở hữu công ty riêng và ở biệt thự 1000m2 đẹp như resort

0
Sau bao nhiêu năm, cuộc sống của chàng Quán quân Đường Lên Đỉnh Olympia này vẫn khiến biết bao người ngưỡng mộ.
Đây là thí sinh Olympia có cuộc sống giàu sang bậc nhất, sở hữu công ty riêng và ở biệt thự 1000m2 đẹp như resort
 Lê Vũ Hoàng là một trong những Quán quân Olympia hiếm hoi có thời gian về Việt Nam làm việc sau khi du học

Sau hơn 2 thập kỷ lên sóng, Đường Lên Đỉnh Olympia vẫn giữ nguyên sức hút là chương trình đấu trí hàng đầu, được hàng triệu học sinh và phụ huynh đón nhận nồng nhiệt. Bước ra từ cuộc thi, các Quán quân cũng đạt được nhiều thành tựu nổi bật, cả trong công việc và cuộc sống, khiến bao người ngưỡng mộ.

Trong số đó, Lê Vũ Hoàng được xem là một trong những chủ nhân của vòng nguyệt quế Olympia có sự nghiệp thành công bậc nhất. Anh là một trong những Quán quân hiếm hoi về nước làm Việt và vẫn được netizen gọi vui là Quán quân Olympia giàu có nhất. Dù kín tiếng trên mạng xã hội và đã lâu không còn xuất hiện trên truyền thông, song Lê Vũ Hoàng vẫn là cái tên được nhiều người hâm mộ chương trình Đường Lên Đỉnh Olympia quan tâm và mến mộ.

Lê Vũ Hoàng thời điểm mới vô địch Olympia

Cựu Quán quân Olympia kín tiếng

Lê Vũ Hoàng (sinh năm 1988) là cựu học sinh trường THPT số 1 Bố Trạch, Quảng Bình. Tại chương trình Đường Lên Đỉnh Olympia mùa 6 vào năm 2005, anh xuất sắc giành được vòng nguyệt quế chung kết năm và đi du học tại trường Đại học Kỹ thuật Swinburne (Úc).

Tốt nghiệp cử nhân danh dự ngành Điện tử và máy tính của Swinburne vào năm 2011, Lê Vũ Hoàng tiếp tục nhận được học bổng tiến sĩ tại ngôi trường này để nghiên cứu về Quang học lượng tử và laser tử ngoại trong vòng 4 năm. Hiện tại, Lê Vũ Hoàng có bằng cử nhân ngành Điện tử của ĐH Swinburne, Tiến sĩ nghiên cứu về Quang học lượng tử và laser tử ngoại.

Thời gian đầu sau khi tốt nghiệp, Lê Vũ Hoàng làm việc cho một công ty chuyên sản xuất các thiết bị chiếu sáng và điều khiển đèn sân khấu. Đầu năm 2021, Lê Vũ Hoàng quyết định mạo hiểm khi tham gia vào một công ty khởi nghiệp tại Úc, chuyên về các sản phẩm cảm biến nhiệt dựa trên nền tảng công nghệ hoàn toàn mới. Công ty đã đạt được nhiều thành tựu ấn tượng như nhận được khoản đầu tư trị giá 150 tỷ đồng từ quỹ đầu tư Celesta hồi tháng 10/2021, nhận được đơn đặt hàng từ Google và Amazon…

Lê Vũ Hoàng hiện tại và vợ

Anh chia sẻ: “Camera cảm biến nhiệt có nhiều ưu điểm vượt trội mà camera thông thường không đáp ứng được, như đếm người ra vào trong một phòng họp, tòa nhà hoặc ở những khu vực nhạ‌y cả‌m cần sự riêng tư; báo động người bị ngã trong viện dưỡng lão; phát hiện người đột nhập cũng như cảnh báo sớm nguy cơ cháy nổ trong các tòa nhà, khu công nghiệp. Gần đây nhất là ứng dụng đo thân nhiệt của người để phòng chống Covid-19”.

Thời gian đầu mới khởi nghiệp, cựu Quán quân Olympia ngủ rất ít để tập trung cho công việc kinh doanh. Phần lớn thời gian anh dành cho việc nghiên cứu, trau dồi và tích lũy kinh nghiệm, cả về lĩnh vực chuyên môn lẫn những kỹ năng mới. Còn ở thời điểm hiện tại, được biết anh đã trở thành người sáng lập, kiêm giám đốc của một công ty chuyên về công nghệ có trụ sở tại Melbourne (Úc) và cả chi nhánh tại Việt Nam. Đầu năm 2022, Lê Vũ Hoàng về Việt Nam làm việc một thời gian và hiện đã trở lại Úc.

Gia sản giàu có, sống tại căn biệt thự 1000m2

Từ năm 2020, xuất hiện trong một clip Lê Vũ Hoàng tiết lộ tổng tài sản của anh đã khoảng 1 triệu USD, và đang quản lý công ty riêng. Điều này khiến nhiều người bất ngờ vì sự giàu có của Quán quân Đường Lên Đỉnh Olympia năm thứ 6.

Cách đây không lâu, bà xã của Lê Vũ Hoàng cũng chia sẻ chuyện vợ chồng cô vừa tậu biệt thự tại Sydney, Úc. Đây là cơ ngơi thứ 2 của gia đình anh ở Sydney. Biệt thự mới của Lê Vũ Hoàng có tên là Private Paradise, rộng gần 1000m2, thoáng đãng, nhiều cây xanh, có bể bơi. Biệt thự có 3 mặt nhìn ra rừng, phía sau cách khoảng 100m có suối dài và thác nước lớn. Đặc biệt, biệt thự nằm gần trường học của 2 nhóc tỳ nhà Lê Vũ Hoàng, các bé có thể đi bộ đến trường.

Bà xã của Lê Vũ Hoàng còn tiết lộ thêm biệt thự này có vị trí đẹp, diện tích rộng gần gấp đôi ngôi nhà cũ, view và kiến trúc cũng đẹp hơn. Mặc dù vậy, vợ chồng anh vẫn sẽ sửa chữa, thiết kế lại ngôi nhà cho đúng ý mình. Vợ của Quán quân Olympia nói thêm, khi đến xem nhà, vợ chồng cô rất ưng và chốt mua chỉ sau 30 phút.

Cơ ngơi như resort hạng sang của Quán quân Đường lê‌n đỉn‌h Olympia

Có thể thấy, sau bao nhiêu năm kể từ khi giành Quán quân Đường Lên Đỉnh Olympia, cuộc sống của Lê Vũ Hoàng ngày càng đổi khác song vẫn khiến nhiều người ngưỡng mộ bởi sự giỏi giang của anh.

Nữ diễn viên Việt 4 lần hẹn hò đều là trai Tây, lấy chồng cao 2m nhưng không đám cưới

0

Ngoài những vai diễn ấn tượng trên màn ảnh, Lan Phương còn gây chú ý bởi cuộc sống riêng khá nhiều thú vị, đặc biệt là “đường tình ái” của cô.

Sự nghiệp ấn tượng

Lan Phương  sinh năm 1983 tại Hà Nội nhưng từ nhỏ đã theo bố mẹ “di chuyển” tới nhiều nơi, từ nước Nga xa xôi đến Vũng Tàu. Tốt nghiệp THPT, Lan Phương lên Sài Gòn đi học khi cùng lúc đỗ và học 2 trường song song: khoa Kinh tế đối ngoại Đại học Ngoại thương và khoa Diễn viên Cao đẳng Sân khấu Điện ảnh TPHCM.

Vai diễn đầu tiên của Lan Phương là trong vở kịch “Trăng trong mây” tại Nhà hát kịch Thành phố năm 2003. Năm 2004, cô bén duyên với điện ảnh ở dự án “Người trong gia đình”.

Liên tục các năm sau đó, Lan Phương gây ấn tượng cho khán giả qua hàng loạt các tác phẩm điện ảnh, truyền hình như: Cô tiên xanh, Nữ bác sĩ, Cô gái xấu xí, Những thiên thần áo trắng, Cô dâu đại chiến 2, Scandal: bí mật thảm đỏ, Cô gái đến từ hôm qua, Tháng năm rực rỡ, Bố già…

Nữ diễn viên 4 lần hẹn hò đều là trai Tây, ở với chồng Tây cao 2m nhưng không đám cưới - Ảnh 1.

Diễn viên Lan Phương .

Sau 20 năm hoạt động nghệ thuật, Lan Phương đã gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp và nhận một số giải thưởng danh giá: Diễn viên xuất sắc cuộc thi Biểu diễn tài năng nghệ thuật múa toàn quốc 2002, Diễn viên xuất sắc nhất Liên hoan ca múa nhạc các trường nghệ thuật toàn quốc 2004, Giải nhất múa đơn Liên hoan Giai điệu quê hương 2005.

Lan Phương cũng nhận về 2 huy chương vàng tại các Hội diễn sân khấu kịch chuyên nghiệp toàn quốc: vai Thu vở “Mẹ và người tình” năm 2009; vai Sen vở “Làm đĩ” năm 2012. Ngoài ra, cô còn sở hữu giải đồng Bước nhảy hoàn vũ 2013; Diễn viên nữ ấn tượng của VTV Awards 2018 với vai diễn trong phim “Cả một đời ân oán”; Ngôi sao của năm – hạng mục Ngôi sao phim ảnh…

Ngoài vai trò diễn viên, Lan Phương còn được yêu mến khi dẫn chương trình, lấn sân sang lĩnh vực trình diễn thời trang hay tham gia các game show truyền hình.

Hiện tại, Lan Phương đang là cái tên được nhiều đạo diễn, nhà sản xuất yêu mến lựa chọn tham gia các dự án của mình.

Nữ diễn viên 4 lần hẹn hò đều là trai Tây, ở với chồng Tây cao 2m nhưng không đám cưới - Ảnh 2.

Lan Phương có một sự nghiệp rực rỡ

4 lần công khai bạn trai đều là người ngoại quốc và hôn nhân “lạ lùng” với chồng cao 2m

Nhờ nhan sắc xinh đẹp và tính cách cởi mở nên đường tình duyên của Lan Phương cũng rất phong phú. 4 lần cô công khai bạn trai thì cả 4 lần đều là người ngoại quốc. Bạn trai người Brunei – Kevin Lo Jin Song, bạn trai người Mỹ – Phillips, bạn trai người Đức – Stefan Pfinsttag và hiện tại là ông xã người Anh – David Duffy.

Năm 2018, Lan Phương kết hôn với ông xã người Anh – sinh sống và làm việc trong ngành khách sạn tại Hà Nội. Từ đó, nữ diễn viên trở về thủ đô sinh sống. Hiện tại cặp đôi đã có một cô con gái tên Lina Linh Duffy.

Chia sẻ về cuộc sống hôn nhân với chồng ngoại quốc, Lan Phương thừa nhận bản thân may mắn khi vẫn được sống ở đất nước của mình, được làm công việc mình yêu thích và có sự ủng hộ của chồng.



Lan Phương có đường tình duyên phong phú, đặc biệt 4 lần công khai bạn trai đều là người ngoại quốc.

Dù nhiều lúc bất đồng ngôn ngữ nhưng cả hai bên luôn lắng nghe xem người kia nghĩ gì để tìm cách giải quyết chứ không đề cao cái tôi của mình. Lan Phương cho hay, con gái chính là sợi dây kết nối tình yêu của hai người và làm họ cảm thấy may mắn khi có nhau.

Nữ diễn viên sinh năm 1983 cũng chia sẻ, về tài chính trong gia đình, tiền của ai người đấy giữ. Cả hai chủ động về kinh tế và hỗ trợ nhau một cách tự nguyện nên rất thoải mái.

Tuy chung sống 5 năm nhưng đến giờ cặp đôi vẫn chưa tổ chức đám cưới. Nữ diễn viên cho biết, bản thân cô chưa từng cảm thấy cần thiết phải có một đám cưới hoàn chỉnh dù chồng vẫn muốn.



Dù chung sống 5 năm và có con gái 5 tuổi nhưng cặp đôi chưa nghĩ tới tổ chức đám cưới.

Bày tỏ suy nghĩ về những bình luận, những ánh nhìn của cộng đồng mạng trước sự chênh lệch quá lớn về ngoại hình của hai người, Lan Phương thẳng thắn: ” Tôi không quan tâm đến những bình luận trái chiều, tôi sẽ xóa để mình khỏi bị ảnh hưởng.

Đối với tôi, chính mình là người biết rõ nhất những gì đang xảy ra và bản thân có hạnh phúc hay không, thế thôi. Lúc nào chẳng có “lời ra tiếng vào” dù chuyện tốt hay xấu “, Lan Phương từng chia sẻ trên tờ Thanh Niên.

Cô gái Cần Thơ lỡ có bầu với bạn trai năm 1‌8 tuổ‌i, sinh con rồi đem cho, 27 năm sau xảy ra chuyện không ngờ

0
Ngày 11/10/1997, chị Chi sinh một bé gái tại bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM rồi giao lại cho một bà sơ.
Cô gái Cần Thơ lỡ có bầu với bạn trai năm 1‌8 tuổ‌i, sinh con rồi đem cho, 27 năm sau xảy ra chuyện không ngờ
 Chị Chi luôn day dứt về đứa con gái đầu lòng của mình.

Mối tình dang dở năm 1‌8 tuổ‌i

Năm 1‌8 tuổ‌i, chị Lê Thị Kim Chi (tên thật là Lê Thị Ngọc Chiu, SN 1979, quê Cần Thơ) có tình cảm với một người đàn ông ở gần nhà. Mối quan hệ không được gia đình bạn trai ủng hộ.

Một thời gian sau, chị Chi phát hiện mình đã mang thai song bố của đứa trẻ không nhìn nhận. Sợ bị gia đình trách mắng, chị Chi bỏ nhà ra đi, đến nương náu tại nhà của một người bạn ở Tầm Vu, Ninh Kiều, Cần Thơ chờ sinh con. Chị Chi chỉ chia sẻ việc mang thai cho 2 người em gái, còn bố mẹ không hề hay biết.

Trong suốt quá trình mang thai, cô gái tuổi 18 chịu nhiều tác động từ bạn bè và những người xung quanh. Có người khuyên chị nên bỏ thai, có người khuyên sinh xong nên cho con bởi hoàn cảnh nhà chị Chi rất khó khăn. Hơn nữa, nếu bố mẹ biết chuyện sẽ đánh mắng. Còn ít tuổi, khờ dại nên chị Chi rất sợ hãi.

Chị Kim Chi hiện sống ở TP.Nha Trang.

Gần đến ngày sinh nở, người bạn đưa chị Chi lên bệnh viện Từ Dũ. Ngày 11/10/1997, chị Chi sinh một bé gái kháu khỉnh, đáng yêu có gương mặt tròn xoe, mí mắt rõ ràng. “Người bạn dẫn tôi đi sinh có nói sẽ nhờ kết nối với một bà sơ để giúp tôi cho con. Chị cũng nói tôi không được khai tên, địa chỉ thật”, người mẹ nhớ lại.

Ngày đó, chị Chi đã nghĩ sẽ nuôi con dù khổ đến cỡ nào. Thế nhưng người bạn đi cùng và bà sơ liên tục động viên chị nên cho con đi để con có cuộc sống sung sướng, tốt đẹp hơn.

Bà sơ có nói tôi cứ gửi con ở đó, khi nào có điều kiện thì quay lại đón. Tôi để con lại rồi đi về. Nhưng 2 tháng sau quay lại thì bà sơ nói đã cho con tôi cho một đôi vợ chồng tốt bụng. Bà không cho biết rõ là cho bé cho người Việt Nam hay người nước ngoài.

Biết con đã bị cho đi, tôi buồn bã, khóc rất nhiều suốt nửa tháng trời. Tôi hối hận vì đã cho con, buồn vì không nuôi con được như người ta”, chị Chi kể thêm.

Thời gian cứ thế trôi đi, chị Chi hiện đã lập gia đình, có con. Trước khi đến với người chồng hiện tại, chị đã kể với anh về việc bản thân từng có một đứa con và đã cho con đi. May mắn, chị Chi nhận được sự cảm thông từ chồng.

Người phụ nữ này nói, dù không biểu hiện ra ngoài nhưng trong thâm tâm, chị luôn nghĩ về cô con gái đầu lòng của mình. Mỗi khi ra đường, nhìn thấy bé gái chạc tuổi con, chị Chi đều nghĩ đến con. Chị không biết con gái mình giờ ở phương trời nào, có mạnh khỏe hay không?

Cuộc sống của chị Chi có nhiều khó khăn, bởi vậy nhiều khi muốn đi tìm con nhưng lực bất tòng tâm. Vợ chồng chị Chi vẫn bảo với nhau khi nào có cơ hội, có tiền, chị sẽ vào TP.HCM tìm kiếm.

Chuyện không ngờ sau 27 năm

Một chuyện không ngờ đã xảy ra sau 27 năm, đó là mới đây, cô gái trẻ có tên tiếng Việt là Lê Thị Thanh Vy (quốc tịch Pháp) đã thông qua một kênh tìm kiếm để tìm người mẹ ruột.

Vy tâm sự, từ năm 10 tuổi, cô bắt đầu nhận ra sự khác biệt của mình với bố mẹ. Đem chuyện này hỏi bố mẹ, Vy được biết mình là con nuôi.

Thanh Vy (hiện sống ở Pháp) chia sẻ câu chuyện tìm mẹ.

Hình ảnh của Vy khi vài tháng tuổi.

Trong giấy tờ, Vy sinh ngày 11/10/1997 tại bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM, có mẹ tên là Lê Thị Huyền Chi (địa chỉ Tầm Vu, Ninh Kiều, Cần Thơ). Vy sau đó được đưa về trại trẻ mồ côi ở Thủ Đức và cuối năm 1997 thì sang Pháp.

Bố mẹ nuôi của Vy sống ở vùng quê nước Pháp. Gia đình có nghề trồng nho, làm rượu vang. Vy có một người anh trai cũng là người Việt Nam, được bố mẹ nhận nuôi. Bao nhiêu năm qua, cô gái trẻ có cuộc sống rất yên bình, được bố mẹ nuôi yêu thương. Bố mẹ nuôi luôn sẵn sàng cung cấp giấy tờ họ có cho Vy và ủng hộ việc các con tìm về với cội nguồn.

Bản thân Vy chưa về Việt Nam lần nào. Cô mong muốn có thể tìm lại người mẹ của mình. Nếu tìm được, cô cùng bạn trai sẽ sắp xếp, trở về Việt Nam.

Khi nghe được những thông tin này, chị Chi vô cùng vui mừng. Chị cho rằng, Vy 100% là con gái của mình. Theo chị Chi, thời điểm năm 1997, ở khu vực Tầm Vu chỉ có mình chị mang thai. Thông tin tên mẹ của Vy cũng khá trùng khớp với chị, chỉ khác một chữ tên đệm, có thể thời điểm đó nhầm lẫn một chút. Ngoài ra, gương mặt của Vy rất giống em gái của chị Chi.

Chị Chi và Vy đã nói chuyện với nhau thông qua một người phiên dịch. Hai người đang nóng lòng chờ kết quả xét nghiệm ADN.

Tôi rất bất ngờ, rất vui khi thấy con tìm về. Niềm vui của tôi xen lẫn cả sự hối hận nữa. Trước giờ tôi cứ nghĩ con được cho ở Việt Nam thôi chứ không nghĩ là con ra nước ngoài. Thực sự tôi không nghĩ một ngày nào đó con lại tìm về như thế này”, người phụ nữ xúc động chia sẻ.

Chị Chi cho hay tên Vy có thể là do những người làm thủ tục cho con sang nước ngoài đặt chứ chị chưa đặt tên cho con. Nhìn Vy xinh đẹp, trưởng thành, có cuộc sống tốt đẹp, chị Chi rất vui và biết ơn bố mẹ nuôi của Vy.

Về phía Vy, cô bộc bạch bao năm qua bản thân không giận hờn mẹ nhưng có buồn nhiều, sợ không tìm được mẹ. Vy có nhiều điều muốn nói với mẹ song cô muốn đợi khi có kết quả ADN sẽ trút hết nỗi lòng. Hiện chị Chi cũng đang nóng lòng muốn làm ADN để xác định chính xác Vy có phải con của mình hay không?

Vụ thí sinh “Đường lên đỉnh Olympia” vô ơn với đất nước: Nam sinh tường trình gì?

0

Cơ quan công an đã mời nam sinh Đường lên đỉnh Olympia lên làm việc vì đăng thông tin thể hiện sự vô ơn với đất nước, gây bức xúc dư luận

Liên quan đến vụ việc nam “Đường lên đỉnh Olympia” có những phát ngôn chưa phù hợp trên mạng xã hội, Công an tỉnh Yên Bái đã vào cuộc nắm tình hình và làm rõ các thông tin liên quan. Nam sinh được xác định là C.N.Q.V. (lớp 12 Anh, trú tại phường Yên Thịnh, TP.Yên Bái, tỉnh Yên Bái).

Qua tường trình của em V. tại công an phường Yên Thịnh, TP.Yên Bái, bước đầu xác định đây là hành động bộc phát cá nhân của em V., không có mục đích chính trị khác. Để tránh những phản hồi tiêu cực gây hoang mang dư luận, Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo các nhóm lớp, các câu lạc bộ học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên không chia sẻ, bình luận, trao đổi và phản hồi về nội dung mà học sinh đã đăng tải.

Vụ thí sinh "Đường lên đỉnh Olympia" phát ngôn chưa phù hợp: Nam sinh tường trình gì?- Ảnh 1.

Công an đã mời nam sinh Đường lên đỉnh Olympia (Ảnh: Đ.T).

Đồng thời, Sở GD-ĐT tỉnh Yên Bái phối hợp với nhà trường đến nhà nam sinh Đường lên đỉnh Olympia để nắm bắt tình hình; giáo dục về tâm lý và tư tưởng chính trị đối với cá nhân em V. Trong quá trình làm việc, em C.N.Q.V. đã nhận thức được nội dung bài viết của bản thân trên mạng xã hội là chưa phù hợp nên đã chủ động gỡ bài viết và đăng bài xin lỗi trên trang Facebook cá nhân.

Trước đó, sáng 2/9, mạng xã hội đăng tải thông tin V. ở Yên Bái – người từng giành ngôi vô địch, mang về vòng nguyệt quế cuộc thi tháng 1, quý I, Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24 có dòng trạng thái vô ơn với đất nước khi xa rời thực tế, cuộc sống ở quê nhà mà chỉ mơ mộng hão huyền nơi “xứ người”.

Trạng thái đăng trên Story của Q.V. với nội dung, nam sinh này chỉ quan tâm đến bản thân, đến lợi ích viển vông ở xứ “thiên đường” là các nước phương Tây xa xôi.

Nam sinh này viết: “Cuối cấp 2 là tôi tiếp cận với văn hóa phương Tây cao trào nhất. Dần dần, tôi phát hiện những gì mình được học ở trường bấy lâu nay không hoàn toàn là sự thật, chỉ biết lừa gạt dân nên tìm mọi cách để sau này được sống ở nước ngoài”.

Tiếp đó, thanh niên này khẳng định, bản thân ôn thi Đường lên đỉnh Olympia chỉ để sống ở nước ngoài với mưu cầu lợi ích cá nhân. Việc học lịch sử không phải theo ý muốn của bản thân và được ban tặng nhiều thứ vì thành tích. “Đến lúc giấc mộng chấm dứt, tôi không biết phải làm gì tiếp theo, nhưng nhìn lại, tôi kệ và chỉ tập trung vào tôi”, nam sinh Q.V viết.Ngay sau bài viết được đăng tải đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Đa phần người sử dụng mạng xã hội đều tỏ ra bức xúc, bất bình trước bài viết của nam sinh.