Chó cắn không chỉ khiến bạn đau đớn, gây vết thương xấu xí mà còn có nguy cơ tử vong.
Chó cắn khiến con người đau đớn và còn có nguy cơ nhiễm trùng, tạo sẹo xấu, đặc biệt có thể nguy hiểm tính mạng khi lây bệnh dại mà không kịp thời cứu chữa. Đi ra đường bạn vẫn thỉnh thoảng gặp chó. Đôi khi chó dại, chó hoang, đôi khi bị cả chó nhà cắn nếu bạn không chú ý.
Rất nhiều người nhìn thấy chó là sợ và bỏ chạy mà không biết đó không phải cách hay. Sau đây, Hướng dẫn cách Phòng tránh Động vật cắn và Kiểm soát Bệnh dại của thành phố Mesquite, tiểu bang Texas (Mỹ) hướng dẫn cách tránh bị chó tấn công và tự bảo vệ nếu bị tấn công.
– Khi nhìn thấy chó thả rông ngoài đường, bạn cần dừng ngay việc đang làm và tìm một nơi an toàn để đợi nó rời đi. Bạn tuyệt đối không tới gần và vuốt ve, cho ăn hoặc chơi với chó thả rông theo bất kỳ cách nào. Tốt nhất bạn không nên đến gần hoặc chơi với bất kỳ con chó thả rông nào vì bạn không biết tính khí chúng ra sao, đôi khi chỉ chơi thôi cũng có thể cào xước chân tay bạn và lây bệnh.
– Hãy giữ bình tĩnh không bỏ chạy đột ngột. Bạn nên giữ khoảng cách với chó, không la hét và tránh giao tiếp bằng mắt với nó bởi chó rất tinh. Khi những con chó thấy bạn bình tĩnh chó có thể mất hứng thú với bạn và bỏ đi.
– Tránh bỏ chạy: Bỏ chạy là phản xạ đầu tiên của nhiều người khi thấy chó hung dữ. Nhưng điều đó càng kích thích bản năng săn mồi mạnh mẽ và sẽ đuổi theo nếu bạn cố gắng bỏ chạy. Do đó nếu bạn sợ chó thì tốt nhất là hãy từ từ đi lùi hoặc đi ngang tránh xa con chó cho đến khi bạn đến khu vực an toàn. Trong quá trình di chuyển đừng có quay lưng lại với con chó bởi bản năng chó sẽ đuổi những người có hành động khả nghi, bạn vừa đi vừa quay lưng thì sẽ rất giống kẻ trộm. Chó sẽ cho rằng người vừa đi vừa quay lưng lại là trộm nên chúng sẽ phát huy bản năng sẽ tấn công. Trong một số trường hợp khi bạn đứng yên thì chó sẽ ngừng sủa và không cắn.
– Khi bạn muốn chạy bộ và người đi bộ thể dục muốn an toàn thì nên tránh những khu vực thường xuyên có chó thả rông.
– Bảo vệ bản thân: Nếu bị chó tấn công, hãy dùng đồ vật như áo khoác, ví, hoặc gậy, thậm chí giày dép để che chắn cho bản thân để chó có thể cắn đồ vật này thay vì bạn.
– Nếu bạn không may lại bị vấp ngã xuống đất, hãy cuộn tròn người thành quả bóng và dùng tay bảo vệ đầu cho đến khi con chó rời đi.
– Hãy kêu cứu nếu bạn không thể thoát khỏi con chó hoặc nếu nó tấn công bạn.
– Tránh đùa với chó nhà một cách quá mức: Trêu đùa quá mức kể cả với chó nhà cũng không nên vì chúng có thể bực tức mà quay lại cắn bạn. Đặc biệt là trẻ em chưa ý thức được sự tức giận của chó nên có thể bị ngay chó nhà cắn. Do đó ban cần tránh kiểu chơi đùa và dạy trẻ không trêu đùa chó quá mức.
– Bạn cũng nên lưu ý rằng chó nhà cũng có thể bị nhiễm virus bệnh dại. Cần giám sát chó nhà để chúng không tiếp xúc với chó thả rông bởi nếu tiếp xúc thì nguy cơ chúng bị nhiễm bệnh cao hơn.
– Cha mẹ nên dạy trẻ không trêu chọc, đánh hoặc vật lộn với chó. Đừng bao giờ để trẻ nhỏ một mình với bất kỳ con chó nào, kể cả với thú cưng, vì ngay cả những con chó nhỏ cũng có thể khiến trẻ bị thương nặng.
– Nếu bị chó cắn hoặc làm trầy xướchãy tới cơ sở y tế ngay để sơ cứu và tiêm phòng dại