Home Blog Page 197

Sáu ngày mòn mỏi ngóng tin người thân mất tích vụ sập cầu Phong Châu, vẫn chưa thấy đâu

0

Từ sáng 9/9 đến nay, hàng chục người thân của các nạn nhân mất tích trong vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ) vẫn túc trực ngày đêm bên bờ sông, chờ đợi, hy vọng một phép màu.

Đi dọc sông Hồng tìm kiếm người mất tích

Ngày 14/9, tại khu vực cầu Phong Châu (bắc qua sông Hồng) nối huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ), lực lượng công an, quân đội tổ chức tìm kiếm các nạn nhân mất tích cũng như lên phương án trục vớt phần dầm cầu bị rơi xuống sông.

Bên dòng sông Hồng chảy xiết, nước đục ngầu, nhiều người thân của các nạn nhân trong vụ sập cầu Phong Châu mòn mỏi chờ đợi từ sáng sớm đến tối mịt, với hy vọng mong manh phép màu sẽ xảy ra.

Ngay sau khi biết tin cầu Phong Châu sập vào sáng 9/9, bà Lương Thị Sáu (55 tuổi, trú xã Thạch Đồng, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ) đã vội chạy tới hiện trường.

Gần một tuần qua, bà Sáu cùng người thân đã đi dọc sông Hồng từ khu vực cầu Phong Châu về hạ lưu hơn 40km để tìm kiếm tung tích vợ chồng anh trai là Lương Xuân Thành (56 tuổi, trú xã Thạch Đồng, huyện Thanh Thủy) và Nguyễn Thị Hường (48 tuổi, vợ ông Thành).
Sáu ngày mòn mỏi ngóng tin người thân mất tích vụ sập cầu Phong Châu - 1 Bà Lương Thị Sáu ngóng tin tức về vợ chồng anh trai (Ảnh: Nguyễn Hải).

Ngồi cách chân cầu Phong Châu khoảng 300m, bà Sáu luôn hướng mắt về phía lực lượng chức năng đang tìm kiếm các nạn nhân tại phần dầm cầu bị sập.

“Có tin tức gì chưa chú, gia đình tôi mòn mỏi tìm kiếm dọc sông Hồng gần một tuần nay nhưng chưa thấy anh Thành, chị Hường đâu”, vừa nhìn thấy Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh Phú Thọ, bà Sáu vội hỏi.

Nhận được câu trả lời: “Gia đình cứ yên tâm, chúng tôi đang tích cực tìm kiếm”, từ chiến sĩ cảnh sát, bà Sáu lại ngồi sụp xuống đất, hai tay ôm chặt đầu.

Sau ít phút trấn tĩnh, bà kể sáng 9/9, vợ chồng anh trai từ nhà đến xã Tiên Kiên, huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) khám, chữa bệnh thoát vị đĩa đệm.

Đến 11h cùng ngày, khi biết tin về vụ sập cầu Phong Châu, gia đình nhiều lần tìm cách liên lạc với vợ chồng ông Thành nhưng không được.

Nghĩ có chuyện chẳng lành, người thân trong gia đình tỏa đi khắp nơi tìm kiếm, xác định khi cầu Phong Châu bị sập, vợ chồng ông Thành đi đến gần giữa cầu.
Sáu ngày mòn mỏi ngóng tin người thân mất tích vụ sập cầu Phong Châu - 2 Ngày 14/9, các lực lượng chức năng tìm kiếm tung tích các nạn nhân mất tích (Ảnh: Nguyễn Hải).

“Từ camera hành trình, chúng tôi nhận ra vợ chồng anh Thành bị rơi xuống sông Hồng lúc cầu sập. Khi cầu sập anh Thành mặc áo trắng, cố bám vào thành cầu nhưng không được”, rưng rưng nước mắt, bà Sáu kể.

Những ngày qua, gia đình bà Sáu huy động hơn 40 người đi dọc sông Hồng để tìm kiếm. Đến nay đã tròn 6 ngày nhưng việc tìm kiếm vẫn vô vọng.

Với tâm niệm “còn hi vọng, còn tìm kiếm” gia đình bà Sáu đã nhờ thêm người thân, quen ở hạ lưu sông Hồng như Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương,… nghe ngóng thêm thông tin.

“Hy vọng tìm thấy anh, chị là rất mong manh nhưng gia đình sẽ không bao giờ từ bỏ. Chỉ khi đưa được anh chị về chúng tôi mới yên lòng”, đôi mắt thâm quầng vì mất ngủ nhiều ngày, bà Sáu buồn bã nói.

Gần một tuần nay, quán nước của bà Thu – nằm cạnh cầu Phong Châu luôn có hàng chục người thân của các nạn nhân bị mất tích lui tới ngóng chờ tin tức.

Sáng sớm 14/9, nhiều người nhà của các nạn nhân đến chiếc bàn thờ “tạm” được đặt cạnh cầu để thay bình hoa, sắp xếp lại hoa quả và thắp hương cầu mong sớm tìm được người thân.

Có người mắc kẹt bên trong xe gặp nạn?

Từ sáng 9/9 đến nay, gia đình bà Dương Thị Hoa thay phiên nhau túc trực ở chân cầu Phong Châu để tìm kiếm, nghe ngóng thông tin về em trai là Dương Công Chiến (43 tuổi, trú xã Dân Quyền, huyện Tam Nông).

Bà Hoa kể, em trai làm nghề lái xe chở vật liệu xây dựng. Sáng 9/9, anh Chiến vừa điều khiển xe lên cầu Phong Châu bất ngờ cầu sập.

“Từ sáng qua, nước sông Hồng rút nhanh, lực lượng cứu hộ đã bắt đầu khảo sát, tìm kiếm nên gia đình rất mong ngóng sớm tìm thấy em để đưa về chôn cất”, bà Hoa nghẹn ngào nói.

Đại tá Nguyễn Đình Cương, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Phú Thọ, Phó Trưởng Ban phụ trách công tác cứu hộ, cứu nạn và công tác Phòng thủ dân sự tỉnh Phú Thọ, nhận định trong các phương tiện chìm dưới lòng sông có thể có người mắc kẹt bên trong.

Các đơn vị chức năng trong tỉnh đang huy động các phà có cần cẩu đủ khả năng trục vớt ô tô đang chìm dưới lòng sông.

Theo Đại tá Cương, quá trình trục vớt phương tiện dưới lòng sông chỉ diễn ra khi lưu tốc, dòng xoáy dòng chảy cho phép.

N-Ó-N-G nhất lúc này: Công ty Đại Nam của bà Phương Hằng ông Dũng Lò Vôi vừa chính thức …..

0

Nhiều tổ chức, cá nhân tại Bình Dương đã tham gia ủng hộ đồng bào vùng lũ với số tiền lớn, trong đó Công ty Cổ phần Đại Nam ủng hộ 5 tỷ đồng tiền mặt.

Sáng 14/9, hưởng ứng lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Dương tổ chức lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.

 

Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.

Tại lễ phát động, nhiều tổ chức, cá nhân đã đã ủng hộ số tiền lớn. Công đoàn tỉnh Bình Dương ủng hộ 10 tỷ đồng, Tổng công ty Becamex IDC ủng hộ 5 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Đại Nam ủng hộ 5 tỷ đồng, Công ty Kim Oanh ủng hộ 3,2 tỷ đồng, Tổng Công ty thương mại xuất nhập khẩu Thanh Lễ ủng hộ 2 tỷ đồng…
Công ty Cổ phần Đại Nam ủng hộ 5 tỷ đồng.

 Công ty Cổ phần Đại Nam ủng hộ 5 tỷ đồng.

Ban vận động cứu trợ tỉnh Bình Dương cho biết, tổng số tiền trong lễ phát động do tổ chức, cá nhân ủng hộ hơn 44 tỷ đồng. Cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương tiếp tục vận động, kêu gọi ủng hộ và sẽ công khai minh bạch thông tin chi tiết đến người dân.

Hôm qua (ngày 13/9), Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Dương cũng đã công bố 117 trang sao kê ủng hộ đồng bào miền Bắc bị bão lũ, thông qua số tài khoản Vietcombank: 1021470698 của Ban Vận động cứu trợ tỉnh Bình Dương.
Công ty Kim Oanh ủng hộ 3,2 tỷ đồng.

Công ty Kim Oanh ủng hộ 3,2 tỷ đồng.

Theo đó, từ ngày 10/9 đến 12/9 đã có gần 1.500 giao dịch ủng hộ của người dân, tổ chức. Chỉ sau ba ngày, Quỹ của Ban Vận động cứu trợ tỉnh Bình Dương đã tăng lên hơn 2,5 tỷ đồng. Số tiền này sẽ được Ủy ban MTTQ tỉnh Bình Dương tiếp tục chuyển ủng hộ đồng bào tại các tỉnh miền Bắc bị ảnh hưởng bởi bão lũ.

CHƯA TỪNG CÓ TRONG LỊCH SỬ: Cô gái 28 tuổi 2 lần đăng quang HOA HẬU trong vòng 10 năm, phản ứng của khán giả mới là điều đáng chú ý

0

Không ai khác, ngôi vị Hoa hậu danh giá một lần nữa gọi tên Nguyễn Cao Kỳ Duyên!

Vào tối 14/9, sau 2 tháng diễn ra, cuộc thi Miss Universe 2024 đi tới đêm Chung kết diễn ra tại Nhà thi đấu Phú Thọ, TP.HCM. Mở màn đêm Chung kết, 29 thí sinh cùng toàn bộ khán giả có mặt tại khán phòng dành 1 phút tưởng niệm đến các chiến sĩ đã hy sinh và những nạn nhân thiệt mạng do cơn bão số 3 Yagi đã gây ra.

hình ảnh hình ảnh hình ảnh hình ảnh

Chiến thắng của Kỳ Duyên tối 14/ 9 và khoảnh khắc cô đội vương miện Hoa Hậu lần thứ 2 sau 10 năm, ảnh: DSD

Trải qua những phần thi áo dài, trang phục dạ hội, ứng xử thì top 3 chính thức lộ diện là Quỳnh Anh, Vũ Thúy Quỳnh, Kỳ Duyên. 3 cô gái cuối cùng tiếp tục bước vào thử thách trả lời 1 câu hỏi chung là “Các cuộc thi Hoa hậu bản chất chỉ là giải trí, người đẹp đăng quang không thể đại diện cho phụ nữ của một đất nước. Bạn nghĩa sao về quan điểm này?”.

hình ảnh hình ảnh

Top 3 người đẹp xuất sắc nhất, ảnh: DS

Kỳ Duyên toát nên sự tự tin qua câu trả lời: “Vẻ đẹp một cô gái không thể hoàn toàn đại diện cho đất nước. Câu chuyện của cô gái đấy có thể truyền cảm hứng cho mọi người. 10 năm trước tôi đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2014. 10 năm sau, tôi dùng toàn bộ sự can đảm của mình để thực hiện lý tưởng hô vang hai tiếng Việt Nam trên đấu trường quốc tế. Tôi nghĩ với lý tưởng này của tôi có thể khuyến khích các bạn trẻ sống hết mình với lý tưởng của mình, đây là tiền đề, cơ sở để nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh hơn”.

hình ảnh

Nhiều người cũng cho  rằng chiến thắng của Kỳ Duyên là ‘dễ đoán’, ảnh: dSD

Sau cùng, Nguyễn Cao Kỳ Duyên chính thức được xướng tên là chủ nhân của chiếc vương miện Miss Universe Vietnam 2024. Danh hiệu Á hậu 1 gọi tên Nguyễn Quỳnh Anh, Vũ Thúy Quỳnh dừng chân ở vị trí Á hậu 2.

Trước đó, Kỳ Duyên cũng ghi điểm trong phần thi ứng xử của Top 5. Người đẹp Nam Định chọn câu hỏi số 5 với nội dung: “Có quan điểm cho rằng các cuộc thi tìm kiếm nhân tài tại Việt Nam lại đang gây ra hiện tượng chảy máu chất xám, khi đa số các cá nhân xuất sắc từ những cuộc thi này được tài trợ học bổng đi du học lại ít trở về Việt Nam phục vụ. Bạn nghĩ sao về quan điểm này?”

hình ảnh hình ảnh

Kỳ Duyên đã có màn thể hiện vô cùng ấn tượng trong suốt hành trình cuộc thi, ảnh: DSD

Kỳ Duyên trả lời ấn tượng: “Tôi cảm thấy vui và tự hào khi các tài năng trẻ Việt Nam được sinh sống và làm việc ở nước ngoài. Thứ hai, tôi vẫn luôn ủng hộ những chương trình trao tặng học bổng cho tài năng trẻ Việt Nam được phát triển ở thị trường quốc tế. Tuy nhiên sự chảy máu chất xám chúng ta không quá đáng lo. Bởi vì chúng ta chỉ cần trau dồi, phát triển cho tài năng trẻ Việt Nam ngày một thành công”.

hình ảnh

Kỳ Duyên chụp ảnh cùng bố mẹ và gia đình anh trai, ảnh: DSD

Việc Kỳ Duyên 2 lần đăng quang Hoa hậu được xem là chưa từng ở Việt Nam. Sau khi công bố kết quả, lượng lớn khán giả theo dõi Miss Universe Vietnam 2024 để lại bình luận tích cực, chúc mừng tân Hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên trên các nền tảng mạng xã hội. Không chỉ nhận được sự yêu thích từ người hâm mộ nước nhà, màn đăng quang của Hoa hậu Kỳ Duyên fan sắc đẹp quốc tế hưởng ứng trên các diễn đàn. 

Đây cũng được xem là những lần hiếm hoi một Hoa hậu đăng quang nhận được nhiều phản ứng tích cực như vậy. Bởi phần lớn những cuộc thi Hoa hậu khi tìm được người đội vương miện đều tạo ra những cuộc tranh luận gay gắt và những luồng ý kiến trái chiều.

Một số bình luận:

– “Kỳ Duyên quá xứng đáng. Nam Định mãi đỉnh”.

“Sân khấu đẹp, dàn dựng tốt, người đăng quang cũng đẹp” (Người hâm mộ Thái Lan).

– “Hoa hậu đi thi hoa hậu đoạt giải hoa hậu là Nguyễn Cao Kỳ Duyên”

– “Và đây là chiến binh của Việt Nam chúng tui, và cô ấy sẽ đến Mexico để đại diện cho Việt Nam”.

– “Chị quá xứng đáng. Không bất ngờ lắm… vì khi đăng ký hồ sơ, hào quang đã thuộc về chị. Ván cờ này là của chị”.

– “Quá xứng đáng luôn Hoa hậu ơi, Chúc mừng Hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên. Xem không bỏ sót một giây phút nào luôn Kỳ Duyên mãi đỉnh”,…

hình ảnh

Khoảnh khắc Hoa hậu Kỳ Duyên đăng quang 10 năm trước, ảnh: DSD

Nguyễn Cao Kỳ Duyên sinh năm 1996, cô từng đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2014. Trong 10 năm qua, Kỳ Duyên nỗ lực hoàn thiện bản thân, đảm nhận nhiều vị trí huấn luyện viên, giám khảo cho nhiều cuộc thi như The Look Vietnam 2017, Siêu mẫu Việt Nam 2018, The Face Vietnam (mùa 4), Hoa hậu Thể thao Việt Nam 2022 (Miss Fitness Vietnam 2022)… Sau lần bỏ lỡ cơ hội thi Miss World vì những ồn ào không đáng có, Kỳ Duyên tái xuất để thực hiện ước mơ.

Trong Miss Universe Vietnam, Kỳ Duyên liên tục lọt top những thí sinh ấn tượng, cô dẫn đầu bảng điểm trước thềm Chung kết, chiến thắng giải Người được yêu thích nhất, trong đêm bán kết cô lọt Top 5 trình diễn trang phục dạ hội đẹp nhất, Top 5 trình diễn bikini đẹp nhất.

Nguyễn Cao Kỳ Duyên chính thức bắt đầu hành trình sứ mệnh của mình bằng nghi thức chạm tay vào Lung Linh Nghi. Miss Universe Vietnam 2024 – Nguyễn Cao Kỳ Duyên sẽ đại diện Việt Nam tham dự Miss Universe lần thứ 72 được tổ chức tại Mexico vào cuối năm nay. Trên sân khấu, Kỳ Duyên tuyên bố trích 500 triệu đồng giải thưởng để quyên góp, ủng hộ cho đồng bào miền Bắc đang chịu thiệt vì thiên tai.

Ban tổ chức còn trao nhiều giải thưởng phụ cho các thí sinh Đoàn Tường Linh (Người đẹp ảnh), Phí Phương Anh (Người đẹp tài năng), Đoàn Thu Hà (Người đẹp ứng xử), Đỗ Thu Hà – Vũ Thúy Quỳnh (Người đẹp có dự án cộng đồng hiệu quả nhất), Paris Bảo Nhi (Người đẹp Trang phục dạ hội), Vũ Thúy Quỳnh (Người đẹp trình diễn trang phục dân tộc ấn tượng), Quách Tapiau Maily (Người đẹp áo tắm).

Đ/a/u đớn quá: 30 th/i/th/e được tìm thấy quanh điểm xe khách 29 chỗ bị cuốn trôi tại Cao Bằng

0

30 nạn nhân được tìm thấy là hành khách, tài xế ôtô và khoảng 10 xe máy bị lũ vùi lấp, cuốn trôi sáng 5 ngày trước ở xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình.

Ông Đàm Hải Triều, Phó chánh văn phòng UBND tỉnh Cao Bằng, cho biết đến 10h30 sáng nay, lực lượng cứu hộ tìm thêm 9 thi thể là nạn nhân vụ lũ cuốn trôi xe khách, hai ôtô 5 chỗ và khoảng 10 xe máy ở bản Khuổi Ngọa, xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình, nâng tổng số nạn nhân ở vị trí này lên 30.

Lực lượng cứu hộ tìm kiếm nạn nhân đi xe khách mất tích dọc hạ lưu con suối ở xã Ca Thành. Ảnh: Ca Thành

Lực lượng cứu hộ tìm kiếm nạn nhân đi xe khách mất tích dọc hạ lưu con suối chảy qua xã Ca Thành. Ảnh: Đài PTTH Cao Bằng

 

Các nạn nhân được tìm thấy dọc bờ suối, dưới các đống đổ nát và trong xác xe khách. Có nhiều người bị cuốn trôi xa hơn 20 km về hướng huyện Bảo Lạc. Khoảng 5 nạn nhân mất tích tại vị trí sạt lở này đang được các đội cứu hộ tiếp tục huy động lực lượng tìm kiếm.

Thời tiết tại Nguyên Bình đã tạnh ráo, nước khe suối rút sâu, song các điểm sạt lở tồn tại lượng đất đá lớn lẫn với cây cối nên công tác tìm kiếm gặp nhiều trở ngại. Quân đội, công an đã huy động chó nghiệp vụ và thiết bị chuyên dụng mở rộng phạm vi tìm kiếm hàng chục km về phía hạ lưu.

 

Trước đó rạng sáng 9/9, ôtô khách 29 chỗ của nhà xe Việt Trang chở khoảng 15 người chạy trên quốc lộ 34 theo hướng từ huyện Bảo Lâm đi TP Cao Bằng. Khi đến xã Ca Thành, xe bị đất đá từ trên đỉnh đồi tràn xuống vùi lấp, sau đó tiếp tục bị cuốn trôi theo dòng suối ven đường.

Hàng trăm người tìm kiếm người mất tích ở bản Lũng Lỳ, xã Ca Thành. Ảnh: Cao Bằng

Hàng trăm người tìm kiếm người mất tích ở bản Lũng Lỳ, xã Ca Thành. Ảnh: Báo Cao Bằng

Sau khi nước rút, đội cứu hộ đã tìm được xe khách cách hiện trường vụ sạt lở ở Ca Thành khoảng 2 km. Chiếc xe bị vò nát, chỉ còn lại bánh và ít bộ phận nhô lên mặt nước, lẫn trong đất đá. Ngoài xe khách còn có hai ôtô 5 chỗ cũng bị vùi lấp, cuốn trôi và khoảng 10 xe máy.

Năm ngày qua, tỉnh Cao Bằng đã lập Sở Chỉ huy tiền phương, điều động hơn 500 người thuộc nhiều lực lượng bộ đội, công an, dân quân tham gia tìm kiếm nạn nhân ở các vùng sạt lở tại Nguyên Bình. Các đội cứu hộ ngoài đào bới tại chân điểm sạt lở còn mở rộng dọc các bờ sông suối về hướng huyện Bảo Lạc, cách xa Ca Thành hàng chục km.

Ngoài vụ sạt lở ở xóm Khuổi Ngoạ, xã Ca Thành còn có một điểm sạt lở ở xóm Lũng Lỳ. Đến chiều 13/9, lực lượng chức năng đã tìm đủ 9 thi thể nạn nhân ở vị trí này. Các nạn nhân đang được nhận dạng, đưa đi mai táng.

Chủ tịch UBND xã Ca Thành Hoàng Tòn Sao cho hay ngoài công tác tìm kiếm nạn nhân mất tích, chính quyền địa phương hiện ưu tiên công tác cứu trợ các gia đình thiệt hại, sớm ổn định đời sống người dân.

Chiếc xe Kia 5 chỗ chở 5 hành khách bị vò nát cùng xe khách tại điểm sạt lở Khuổi Ngoạ. Ảnh: Cao Bằng

Chiếc xe Kia 5 chỗ chở 5 hành khách bị lũ cuốn, vò nát cùng xe khách tại điểm sạt lở Khuổi Ngọa. Ảnh: Hải Triều

Ngoài Ca Thành, huyện Nguyên Bình còn có ba điểm sạt lở có người tử vong và mất tích tại các xã Yên Lạc, Vũ Minh, và xã Vũ Nông. Đến sáng nay, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy 52 thi thể, còn 5 người mất tích. Đây là huyện thiệt hại nặng nề nhất của tỉnh Cao Bằng đợt mưa lũ vừa qua.

Làng Nủ: Thêm 11 người trong danh sách m/ấ/t t/í/ch đã trở về thần kỳ

0

Trong ngày hôm nay, cả nước đón nhận liên tiếp 2 tin vui từ Làng Nủ – Lào Cai: 1 nhóm có 8 người và 1 nhóm 3 người trong danh sách mất tích trở về

Sáng 13/9, ông Hoàng Văn Diệp, Trưởng thôn Làng Nủ, cho biết hai chủ hộ Hoàng Văn Tiện, 47 tuổi và Hoàng Văn Duân, 39 tuổi cùng người nhà vừa trở về làng. Mỗi hộ gồm vợ chồng và hai con đã thoát chết trong trận lũ quét 6h sáng 10/9, do lên nhà người bố ở gần đó.

Lúc một phần núi Con Voi cách làng khoảng 500 m bất ngờ đổ ập, tất cả hoảng sợ bỏ chạy, nay tìm được nhau mới trở về. “Nhà cửa của họ mất hết, song người an toàn”, Trưởng thôn Làng Nủ nói. Trước đó chính quyền tập trung tìm kiếm và thống kê những người này vào diện mất tích, thuộc 37 hộ bị vùi lấp.

Sống tại nhà người thân cách Làng Nủ hơn một km, ông Hoàng Văn Tiện kể khoảng 5h30 ngày 10/9, vợ chồng ông và con trai nhỏ thấy nước lũ về nên đi xem, còn con gái 18 tuổi đang làm việc ở Vĩnh Phúc. Nhìn về phía nhà bố cách đó 100 m bị sạt lở, ông gọi em trai Hoàng Văn Duân (39 tuổi, sống đối diện bên kia đường) đi kiểm tra. Lúc đó vợ và con trai ông đã lên nhà bố.

“Chỉ một lúc sau có tiếng nổ lớn trên núi, đất đá bay tung tóe. Trong vài phút, cả làng bị vùi lấp, trong đó có căn nhà sàn bằng gỗ ba gian của tôi”, ông Tiện kể, thêm rằng đã tri hô lớn nhưng mọi người trong làng trở tay không kịp. Trong thôn ai cũng nghĩ gia đình ông đã chết. Mấy hôm nay không có phương tiện liên lạc nên ông không thông báo được cho chính quyền.

Ông Hoàng Văn Tiện người trong danh sách mất tích trở về. Ảnh: Ngọc Thành

Ông Hoàng Văn Tiện người trong danh sách mất tích trở về. Ảnh: Ngọc Thành

Cũng giống gia đình anh ruột, vợ và hai con của anh Hoàng Văn Duân trước khi lũ quét đã lên nhà bố ở. Riêng anh về căn nhà cấp bốn trông giữ tài sản. “Mấy ngày qua tôi tham gia tìm kiếm các nạn nhân mất tích mà không biết 4 người nhà mình nằm trong danh sách được kiếm tìm”, anh nói.

Vụ lũ quét xảy ra sáng 10/9, một phần núi Con Voi bất ngờ đổ ập xuống, san phẳng 37 nóc nhà với 158 người Tày ở thôn Làng Nủ. Trong đó, ba người trên 70 tuổi, 18 trẻ dưới 6 tuổi, 14 người dưới 14 tuổi, còn lại 15-69 tuổi. Khu vực này nằm xa trung tâm (cách huyện Bảo Yên 40 km, cách TP Lào Cai 120 km), giao thông chia cắt, hoàn toàn mất thông tin liên lạc, nên lực lượng cứu hộ của huyện mất nhiều giờ mới tiếp cận được hiện trường.

Đến sáng nay, ngoài Quân khu 2, công an tỉnh, biên phòng…, huyện Bảo Yên đã huy động thêm 180 người từ các xã bên cạnh tham gia tìm kiếm nạn nhân mất tích. Sở chỉ huy địa phương đề nghị trưởng thôn Hoàng Văn Diệp và người dân xác định vị trí từng ngôi nhà bị vùi lấp để công tác tìm kiếm hiệu quả hơn.

Bộ đội tìm kiếm nạn nhân mất tích ở thôn Làng Nủ. Ảnh: Ngọc Thành

Bộ đội tìm kiếm nạn nhân mất tích ở thôn Làng Nủ. Ảnh: Ngọc Thành

Hôm qua, 115 người dân thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, nằm trong diện “nghi mất tích” cũng được tìm thấy trên núi. Trước đó ngày 9/9, họ phát hiện nguy cơ sạt lở nên kêu gọi nhau chạy lên ngọn núi cách đó khoảng một km để tránh trú. Đến đêm, mưa như trút nước, đất đá bắt đầu đổ xuống vùi lấp 7 ngôi nhà của họ trong thôn.

Chính quyền địa phương không thể liên lạc (do họ ở trên núi không có sóng điện thoại) nên bước đầu xác định thuộc diện “mất tích do sạt lở”.

Thêm 3 người Làng Nủ trở về báo tin an toàn

Lào CaiChị Nguyễn Thị Hồng về thôn chiều 13/9 báo tin cùng hai con an toàn sau 4 ngày mất liên lạc vì lũ cô lập, giảm số người mất tích sau vụ lũ quét xuống còn 36.

Chị Hồng về một mình, đi thẳng lên Sở Chỉ huy cứu hộ đặt tại Nhà văn hóa Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên báo tin với chính quyền. Chị cho biết con gái Hoàng Thị Hiệp, 16 tuổi, hiện trông cậu ở Bảo Yên, con trai Hoàng Trung Nguyên, 14 tuổi, gửi lại chỗ làm ở Yên Bái.

Chị Nguyễn Thị Hồng trở về làng chiều 13/9, sau bốn ngày mất liên lạc vì lũ cô lập. Ảnh: Hoàng Phương

Chị Nguyễn Thị Hồng trở về làng chiều 13/9, sau bốn ngày mất liên lạc vì lũ cô lập. Ảnh: Hoàng Phương

Người phụ nữ 33 tuổi đi làm thuê ở TP Yên Bái, bị cô lập bởi nước lũ, không có sóng điện thoại nên không biết thảm họa xảy ra tại làng rạng sáng 10/9. Ba mẹ con nằm trong danh sách mất tích mà chính quyền ghi nhận.

Chiều qua nước rút, chị gọi về nhà mới hay tin bố mẹ, các em an toàn, một số họ hàng trong thôn đang cấp cứu ở bệnh viện, nhà cửa bị vùi lấp. Sáng nay chị đi nhờ xe một đoàn từ thiện trở về làng.

“Còn người là còn của”, chị nói thấy vẫn may mắn dù không còn nhà cửa.

Trong sáng nay, hai hộ gia đình ông Hoàng Văn Tiện và Hoàng Văn Tuân, mỗi nhà 4 người nằm trong danh sách mất tích cũng đã báo tin an toàn. Tám người thoát chết trong trận lũ quét 6h hôm 10/9 do lên nhà thăm bố ở gần đó.

Tới 16h chiều nay, Làng Nủ ghi nhận 54 người an toàn, 17 người bị thương đang điều trị, tử vong 48 người và 36 người vẫn mất tích.

Chị Hồng chỉ tên trên bản đồ đánh dấu vị trí các hộ bị vùi lấp đặt tại Sở chỉ huy cứu hộ cứu nạn, với ba nhân khẩu. Ảnh: Hoàng Phương

Chị Hồng chỉ tên trên bản đồ đánh dấu vị trí các hộ bị vùi lấp đặt tại Sở chỉ huy cứu hộ cứu nạn, với ba nhân khẩu. Ảnh: Hoàng Phương

Hôm qua, 115 người dân thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, nằm trong diện “nghi mất tích” được tìm thấy trên núi. Ngày 9/9, họ phát hiện nguy cơ sạt lở nên kêu gọi nhau chạy lên ngọn núi cách đó khoảng một km tránh trú.

Đến đêm, mưa như trút nước, đất đá bắt đầu đổ xuống vùi lấp 7 ngôi nhà của họ trong thôn. Chính quyền địa phương không thể liên lạc (do họ ở trên núi không có sóng điện thoại) nên bước đầu xác định thuộc diện “mất tích do sạt lở”.

Toàn tỉnh Lào Cai ghi nhận 104 người chết, 76 người mất tích do ảnh hưởng của bão Yagi.

Quá trời tang thương: Dưới đống bùn của làng Nủ Có chiến sỹ tìm được mỗi phần đ:ầ.u của học sinh và kêu cô giáo tới xác nhận và đúng là học sinh của cô

0

Theo ông Tuân, sau khi bị lũ càn quét về Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên công tác tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn đang được lực lượng chức năng triển khai tích cực

Tính đến 9 giờ sáng nay, đơn vị đã liên lạc và có thông tin của 68 trường trực thuộc.

Bão lũ qua đi, trường lớp bị hư hại nhiều nhưng thiệt hại lớn và đau thương nhất là các trường mất nhiều học sinh. Cụ thể, đã có tới 10 trẻ mầm non tử vong, trong đó có 7 cháu học Trường mầm non số 1 Phúc Khánh, 3 trẻ ở độ tuổi chưa ra lớp. Trường Tiểu học và THCS số 1 Phúc Khánh có 13 học sinh tử vong và mất tích.

Làng Nủ sau lũ quét: Còn 8 học sinh bị thương, thầy cô oằn mình dọn bùn đất ảnh 1

Đến chiều qua, tại xã Xuân Hòa tiếp tục có thêm một trẻ 4 tuổi tử vong (Trường mầm non số 2) do sạt lở đất.

“Đây là mất mát quá lớn. Phòng GD&ĐT đã đến các trường động viên thầy cô sớm ổn định tinh thần để dọn dẹp trường sớm chuẩn bị đón học sinh đi học trở lại đồng thời chỉ đạo các nhà trường thăm hỏi các gia đình nạn nhân, học sinh”, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Bảo Yên chia sẻ.

Làng Nủ sau lũ quét: Còn 8 học sinh bị thương, thầy cô oằn mình dọn bùn đất ảnh 2

Hiện đang có 8 em là học sinh Trường mầm non số 1 Phúc khánh và TH&THCS số 1 Phúc Khánh bị thương. Trong đó 6 em bị thương nhẹ đang được điều trị ở Bệnh viện Huyện Bảo Yên và 2 em nặng hơn chuyển lên bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai để bác sĩ điều trị.

Làng Nủ sau lũ quét: Còn 8 học sinh bị thương, thầy cô oằn mình dọn bùn đất ảnh 3

Bùn non dày đặc ở các trường học.

Ngoài ra, qua rà soát bước đầu, toàn huyện Bảo Yên còn có 410 hộ gia đình cán bộ, giáo viên toàn huyện bị ảnh hưởng ngập nhà sâu, mất đồ dùng, thiết bị gia đình….

Làng Nủ sau lũ quét: Còn 8 học sinh bị thương, thầy cô oằn mình dọn bùn đất ảnh 4

Ông Bùi Minh Tuân, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Bảo Yên (áo xanh) cào bùn với thầy cô các trường học trên địa bàn để chuẩn bị đón học sinh đi học trở lại.

Làng Nủ sau lũ quét: Còn 8 học sinh bị thương, thầy cô oằn mình dọn bùn đất ảnh 5

Công cuộc dọn dẹp, tái thiết trường lớp nặng nề, vất vả.

Làng Nủ sau lũ quét: Còn 8 học sinh bị thương, thầy cô oằn mình dọn bùn đất ảnh 6

Bão lũ qua đi, trường lớp bị hư hại nhiều nhưng thiệt hại lớn và đau thương nhất là trường học ở huyện Bảo Yên mất nhiều học sinh.

Về cơ sở vật chất trường lớp cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Riêng Trường bán trú Xuân Hòa bị sụt lún kè khu bán trú gây mất an toàn nghiêm trọng đến khu ở của học sinh bán trú, mái bếp bán trú.

Làng Nủ sau lũ quét: Còn 8 học sinh bị thương, thầy cô oằn mình dọn bùn đất ảnh 7

Đất đá đổ xuống Trường bán trú TH&THCS Xuân Thượng, huyện Bảo Yên.

Làng Nủ sau lũ quét: Còn 8 học sinh bị thương, thầy cô oằn mình dọn bùn đất ảnh 8

Ngôi trường có nguy cơ đổ sập sau bão số 3.

Trường bán trú TH&THCS Xuân Thượng cũng sạt lở đất khiến khu bán trú có nguy cơ đổ sập…

Đàm Vĩnh Hưng bỏ nửa tỷ ra làm từ thiện, tuyên bố “hoàn toàn trong sạch khi làm từ thiện, tổn thất cả về tinh thần lẫn vật chất khi bị vu khống”

0

Đàm Vĩnh Hưng đã bị tổn thương, stress vì những lời vu khống, bịa đặt, mạt sát mình thời gian qua.

Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã đưa ra thông báo liên quan tới việc giải quyết nguồn tin tố giác tội phạm. Trong thông báo kết luận, các nghệ sĩ như Đàm Vĩnh Hưng, Thuỷ Tiên, MC Trấn Thành, MC Đại Nghĩa không có dấu hiệu phạm tội  trong việc kêu gọi từ thiện và phân phối tiền quyên góp từ thiện cho đồng bào miền Trung.

Thông qua một video, Đàm Vĩnh Hưng gửi lời cảm ơn các cơ quan chức năng đã ráo riết làm việc, xác minh các chứng cứ, các hoạt động từ thiện để có câu trả lời thoả đáng cho tất cả khán giả, mạnh thường quân.

img

Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng

Đồng thời, nam ca sĩ cũng cảm ơn những người đã đồng hành cùng mình trong hành trình dài lấy lại danh dự. Với anh, đó là “một danh dự tôi đã gây dựng trong hơn 20 năm qua,  sạch sẽ nhất, sống đàng hoàng nhất của một trái tim người nghệ sĩ”.

Thế nhưng, danh dự đó đã vô tình bị vu khống, bịa đặt, làm hoen ố uy tín và danh dự của anh. Kết luận của cơ quan điều tra cho thấy, anh vẫn xứng đáng với tình yêu của khán giả dành cho mình.

Quan điểm của Mr. Đàm là “Ăn những đồng tiền từ thiện thì trả đến đời con, đời cháu cũng không bao giờ hết”. Do đó, anh khẳng định tất cả công việc từ thiện của mình đều xuất phát từ trái tim.

Trong những chuyến từ thiện, giọng ca của “Say tình” thường cho thêm chứ không bớt đi. Anh cũng hay bỏ tiền túi để làm thiện nguyện.

img

Với Mr. Đàm, anh bị stress suốt thời gian qua

Cùng đó, các chương trình từ thiện của anh cũng đã làm từ rất lâu chứ không phải ngày một, ngày hai hay lúc lũ lụt, thiên tai mới làm.

“Suốt thời gian qua, tôi bị tổn thương rất nặng nề, stress, căng thẳng, áp lực, thậm chí có sự mất mát về tình cảm, bạn bè từ những lời vu khống vô căn cứ, mạt sát. Chắc chắn những người đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, Tôi đã làm việc với cơ quan điều tra, vì không bao giờ thỏa hiệp với những điều dối trá, vu khống, bịa đặt”, Đàm Vĩnh Hưng nhấn mạnh.

Anh nói thêm, mình đã lập vi bằng với những bình luận, những kênh đăng tải các thông tin nói không đúng, tung tin bịa đặt, vu khống. Đó là những người, những kênh khiến nam ca sĩ thấy đời sống, quyền tự do, nhân thân của mình bị xâm hại nặng nề.

Cùng đó, Mr. Đàm khẳng định: “Chắc chắn tôi sẽ không có việc kêu gọi một đồng nào từ thiện nữa. Nếu có dư dả, đủ khả năng và có duyên gặp trường hợp nào, tôi sẵn sàng giúp đỡ”, anh chia sẻ.

Choáng với số tiền mà ông Dũng Lò Vôi ủng hộ bà con vùng b:ão l:ũ, con số cao kỉ lục khiến Hoài Linh, cô Tiên xấu hổ

0

Tại lễ phát động ủng hộ đồng bào miền Bắc bị bão lũ, các cơ quan, đơn vị và người dân Bình Dương ủng hộ hơn 44 tỉ đồng, trong đó Công ty CP Đại Nam và Becamex IDC ủng hộ 10 tỉ đồng.

Sáng 14.9, tỉnh Bình Dương tổ chức lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 (bão Yagi) gây ra, với sự tham dự của hàng trăm doanh nghiệp (DN), tổ chức, cá nhân đang sinh sống, làm việc, sản xuất kinh doanh trên địa bàn.

Bình Dương: Hơn 44 tỉ đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc khắc phục sau bão lũ- Ảnh 1.

Đại diện Công ty CP Đại Nam trao tượng trưng số tiền 5 tỉ đồng

ẢNH: ĐỖ TRƯỜNG

Tại lễ phát động, ngoài LĐLĐ tỉnh Bình Dương ủng hộ 10 tỉ đồng từ nguồn vận động còn có 2 DN ủng hộ số tiền cao nhất là Công ty CP Đại Nam của ông Huỳnh Uy Dũng ủng hộ 5 tỉ đồng và Tổng công ty Becamex IDC ủng hộ 5 tỉ đồng.

Bình Dương: Hơn 44 tỉ đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc khắc phục sau bão lũ- Ảnh 2.

Bà Đặng Thị Kim Oanh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Địa ốc Kim Oanh, trao bảng tượng trưng

Ngoài ra, Công ty CP Địa ốc Kim Oanh ủng hộ tiền và nhu yếu phẩm tổng trị giá 3,2 tỉ đồng; Tổng công ty Thương mại xuất nhập khẩu Thanh Lễ 2 tỉ đồng; Công ty VSIP 2 tỉ đồng…

Trước đó, hưởng ứng lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam với tinh thần hỗ trợ “cao nhất, nhanh nhất”, tỉnh Bình Dương đã ủng hộ số tiền 10 tỉ đồng cho đồng bào 10 tỉnh miền Bắc bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.

Bình Dương: Hơn 44 tỉ đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc khắc phục sau bão lũ- Ảnh 3.

Công đoàn các cấp ở Bình Dương vận động ủng hộ miền Bắc 10 tỉ đồng

Ông Nguyễn Văn Dành, Chủ tịch Ủy ban MTTQ VN tỉnh Bình Dương cho biết, trong những ngày qua, cả hệ thống chính trị, các ngành, các cấp, các hội đoàn, DN, tổ chức tôn giáo và các tầng lớp nhân dân tỉnh Bình Dương đã dành tình cảm đặc biệt, sự quan tâm, sẻ chia, hỗ trợ về vật chất và tinh thần, đóng góp tiền ủng hộ đồng bào các tỉnh miền Bắc bị thiệt hại do bão lũ.

Ông Dành cho biết, ngoài các cơ quan đơn vị, DN ủng hộ tiền và vật chất còn có những người bán vé số, công nhân lao động, cán bộ hưu trí, người già, trẻ em, người khuyết tật… Ngoài ra, có nhiều nhà hảo tâm, hội đoàn, nhóm thiện nguyện ở Bình Dương đang ngày đêm tập hợp lương thực, thực phẩm, nước uống, sữa, nhu yếu phẩm, dụng cụ học tập… để trực tiếp vận chuyển những chuyến hàng hóa yêu thương, nghĩa tình đến bà con vùng bị thiên tai một cách nhanh nhất, tốt nhất.

Thuỷ Tiên hứa với Công Vinh không quyên góp từ thiện nữa: Bả lôi cả kim cương ra bán thì sạt nghiệp à!

0

Chia sẻ của Thủy Tiên gây chú ý giữa mùa bão lũ.

Năm 2020, Thủy Tiên từng vướng điều tiếng không hay khi kêu gọi ủng hộ đồng bào miền Trung chịu thiệt hại từ bão lũ. Sau khi sao kê minh bạch và cập nhật kết quả của chuyến từ thiện với mọi người, đồng thời được Bộ Công an “minh oan” về việc kêu gọi và quyên góp tiền, Thuỷ Tiên chia sẻ: “Chồng tôi từng đề nghị tôi không nên quyên góp từ thiện nữa sau sự việc vừa qua. Tôi đã hứa, nhưng chắc chắn tôi sẽ có cách khác để giúp đỡ mọi người, đồng thời, tôi phải biết cách bảo vệ gia đình hơn”. 

Mới đây, khi cơn bão Noru gây ảnh hưởng nặng nề cho người dân miền Trung, Thủy Tiên bất ngờ có chia sẻ mới trên Fanpage có hơn 10 triệu lượt theo dõi. Theo đó, nữ ca sĩ đăng tải hình ảnh người dân đến tránh bão lũ ở nhà cộng đồng. Cô cũng gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo, các chiến sĩ công an nhân dân và mạnh thường quân đã giúp đỡ đồng bào trong lúc khó khăn.

“Nhà văn hoá cộng đồng mà chúng ta đã cùng nhau góp tiền xây dựng năm nào hôm nay thực sự có giá trị với bà con nhiều lắm. Bà con đang tránh trú bão lũ tại đây, ưu tiên người già và trẻ nhỏ. Cảm ơn lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đã hỗ trợ xây dựng nhà. Cảm ơn các chiến sỹ CAND đã hỗ trợ đưa bà con đến nơi tránh trú an toàn. Cảm ơn sự góp sức của tất mọi người nhiều lắm” – Thủy Tiên viết.

Thủy Tiên chia sẻ hình ảnh người dân được lực lượng chức năng hỗ trợ đi tránh bão

Trong ảnh, người dân đang được lực lượng chức năng đưa đến nơi tránh bão bằng xuồng. Xung quanh nước dâng lên khá cao nhưng ngôi nhà văn hóa cộng đồng hai tầng vẫn kiên cố, vững chãi.

Ngay bên dưới bài viết của Thủy Tiên, nhiều người đã để lại bình luận khen ngợi việc làm đẹp và sự quan tâm của cô dành cho người dân miền Trung: “Tuyệt vời quá, bà con miền Trung có nhà ở khi mùa lũ đến. Cảm ơn vợ chồng anh chị nhiều”, “Nhìn bức ảnh cảm động quá. Cảm ơn em và chúc em sức khoẻ”, “Trân trọng tình cảm của tất cả mọi người đã chung tay ủng hộ, cảm ơn ca sĩ Thuỷ Tiên đã đem yêu thương đến cho cộng đồng nơi đây. Mọi giá trị tình yêu thương sẽ còn tồn tại mãi, nhà văn hoá cộng đồng thực sự giá trị vào những thời điểm mưa to, bão giông như thế này”, “Ý nghĩa lắm em ạ”, “Dù ai nói gì đi nữa Thuỷ Tiên cũng đã làm được điều rất có ích cho bà con”, “Cảm ơn Thủy Tiên, cảm ơn các mạnh thường quân đã ủng hộ và giúp đỡ Hà Tĩnh cũng như các tỉnh khác”…Cô đã trích 20 tỷ đồng từ quỹ từ thiện để xây 10 ngôi nhà văn hóa cộng đồng ở tỉnh Hà Tĩnh

Cô đã trích 20 tỷ đồng từ quỹ từ thiện để xây 10 ngôi nhà văn hóa cộng đồng ở tỉnh Hà Tĩnh

Còn nhớ hồi 2020-2021, Thủy Tiên trở thành tâm điểm với câu chuyện đi làm từ thiện ở miền Trung và sao kê hơn 178 tỷ đồng tiền quyên góp. Trước tin đồn thị phi, bà xã Công Vinh đã công khai sao kê. Bên cạnh số tiền mặt hỗ trợ trực tiếp người dân tại các tỉnh miền Trung, cô đã trích 20 tỷ từ quỹ từ thiện xây dựng 10 căn nhà văn hoá cộng đồng kết hợp tránh trú lũ tại Hà Tĩnh. 10 căn nhà được xây tại huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Đức Thọ, Can Lộc, thị xã Kỳ Anh, TP Hà Tĩnh…

Trung tá cô:::ng a::n đi chống bão Yagi, nhận tin nhà bị vùi lấp, cả mẹ và em trai đều tuvong: Đau xót tự tay tắm rửa cho mẹ và em trai lần cuối…

0

Theo thông tin từ báo Thanh Niên, ngày 9/9, trước khi bão số 3 đổ bộ, 100% quân số của Công an P.Nguyễn Phúc (TP.Yên Bái, tỉnh Yên Bái) được lệnh ứng trực để sẵn sàng cứu hộ cứu nạn, giúp nhân dân bị lũ lụt, sạt lở di dời tài sản, trong đó có trung tá Hoàng Mạnh Lâm, Phó trưởng Công an P.Nguyễn Phúc.

20 giờ cùng ngày, trung tá Phúc nhận cuộc gọi của mẹ là bà Dương Thị Diệu. Trong cuộc gọi, bà Diệu dặn con: “Trời mưa to quá con ơi, con đi làm cẩn thận nhé”. Trung tá Phúc trấn an: “Mẹ cứ yên tâm, con biết mà”, sau đó cùng đồng đội đi làm nhiệm vụ mà không nghĩ đây là lần cuối anh được nghe giọng nói của mẹ.

Trung tá công an đi chống bão, nhận tin nhà bị vùi lấp, cả mẹ và em trai đều tử vong: Đau xót tự tay tắm rửa cho mẹ và em trai lần cuối... - Ảnh 1Bão số 3 gây mưa lớn chưa từng có trong lịch sử ở Yên Bái – Ảnh: VOV
Hôm đó, anh Hoàng Văn Tám (em trai trung tá Lâm) là quân nhân về nghỉ phép nên trung tá Lâm cũng yên tâm phần nào vì mẹ không phải ở nhà một mình như mọi ngày.

Khoảng 0 giờ ngày 10/9, trung tá Lê Chí Thành, Trưởng công an P.Nguyễn Phúc, nhận điện thoại thông báo nhà trung tá Lâm ở khu Minh Bảo (P.Minh Tân, TP.Yên Bái) bị đất đá sạt lở vùi lấp, bên trong có mẹ và em trai trung tá Lâm.

Chưa kịp định thần, trung tá Thành tiếp tục nhận tin nước lên cao, toàn bộ căn nhà của anh đã chìm sâu trong nước. Vợ con anh đã thoát ra bên ngoài nhưng tài sản của gia đình đã bị nước nhấn chìm.

Trung tá Nguyễn Viết Chí, Trưởng công an P.Minh Tân, cho biết vụ sạt lở xảy ra vào khoảng 21 giờ ngày 9/9. Lúc này nước lên quá nhanh và chảy xiết nên các lực lượng cứu hộ không thể tiếp cận, toàn bộ khu vực bị cô lập hoàn toàn bởi dòng nước lũ… Trong tình huống ấy, Công an P.Minh Tân phải liên hệ với những người hàng xóm của bà Diệu để tổ chức cứu nạn, cứu hộ trong thời gian sớm nhất.

Dưới cơn mưa tầm tã, những người hàng xóm nỗ lực dùng tay, dùng xẻng kiếm tìm trong nước mắt nhưng đến 3 giờ ngày 10/9, cuộc tìm kiếm 2 người bị nạn vẫn trong vô vọng…

Khoảng 9 giờ ngày 10/9, lực lượng cứu nạn cứu hộ của Công an TP.Yên Bái và Công an P.Minh Tân mới có thể tiếp cận hiện trường vụ sạt lở. 11 giờ cùng ngày, trung tá Lâm mới có thể về nhà.

Phép màu đã không đến, gần 19 giờ ngày 10/9, thi thể mẹ và em trai trung tá Lâm được tìm thấy. Trung tá Lâm đau xót tự tay tắm rửa cho mẹ và em trai lần cuối rồi nhờ mọi người chuẩn bị hậu sự.

Đám tang của bà Diệu và anh Tám được tổ chức trong điều kiện khó khăn của vùng lũ. Những người thân, đồng đội của trung tá Lâm chưa kịp đến thắp nén nhang thơm, vì họ vẫn đang căng mình giúp dân, khắc phục hậu quả thiên tai.
Trung tá công an đi chống bão, nhận tin nhà bị vùi lấp, cả mẹ và em trai đều tử vong: Đau xót tự tay tắm rửa cho mẹ và em trai lần cuối... - Ảnh 2Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến chia sẻ với thân nhân gia đình bà Dương Thị Diệu và con trai là Hoàng Văn Tám bị thiệt mạng do sạt lở đất – Ảnh: Thanh Niên
Dẫn tin từ Tạp chí Gia Đình Việt Nam, thông tin từ Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, số người chết và mất tích do bão số 3 tính đến ngày 13/9 là 336 người, 823 người bị thương trên toàn quôvs.

Trong đó, Lào Cai là địa phương có nhiều người chết và mất tích do bão, mưa lũ và sạt lở với 179 người (98 người chết, 81 người mất tích). Cụ thể, huyện Bảo Yên (110 trường hợp), Sa Pa (9 trường hợp), Bát Xát (17 trường hợp), Si Ma Cai (7 trường hợp), Bắc Hà (34 trường hợp), Văn Bàn (2 trường hợp).

Cao Bằng có 52 người chết và mất tích (43 người chết, 09 người mất tích). Tỉnh Yên Bái: 50 người (48 người chết, 02 người mất tích) gồm: Thành phố Yên Bái 21, Lục Yên: 14, Văn Yên 09, Văn Chấn 02, Trấn Yên 04. Tỉnh Quảng Ninh: 15 người chết; Phú Thọ: 11 người (01 người chết do sạt lở đất; 01 người chết do lũ; 08 người mất tích tại sự cố sập cầu Phong Châu; 01 người mất tích do lũ); Hòa Bình: 07 người chết do sạt lở đất; Tuyên Quang: 05 người chết do lũ…

Số người bị thương 823 người, trong đó: Quảng Ninh 536, Hải Phòng (49 người), Hải Dương (05 người), Hà Nội (23 người), Bắc Giang (07 người), Bắc Ninh (52 người), Hà Giang (01 người), Lạng Sơn (10 người), Lào Cai (76 người), Yên Bái (30 người), Cao Bằng (17 người), Phú Thọ (07 người), Bắc Kạn (03 người), Hoà Bình (03 người), Vĩnh Phúc (02 người), Thanh Hoá (02 người).

Tính đến thời điểm hiện tại, các địa phương đã sơ tán tổng cộng 74.536 hộ dân/130.246 người phải di dời đến nơi an toàn. Bão và mưa lũ đã làm 136.705 nhà bị hư hỏng, 67.653 nhà bị ngập; nhiều cửa hàng, trụ sở, trường học bị tốc mái, hư hỏng; rất nhiều biển hiệu quảng cáo, cột viễn thông, trạm phát sóng di động bị gẫy đổ; cây xanh đô thị bị thiệt hại.

Bão số 3 cũng khiến 202.094 ha lúa bị ngập úng, thiệt hại (tăng 6.165ha); 39.298 ha hoa màu bị ngập úng, thiệt hại (tăng 5.288ha); 22.288 ha cây ăn quả bị hư; 1.848 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi, 4.594 con gia súc, 1.786.872 con gia cầm bị chết.