Home Blog Page 248

Đan Trường tan tành sự nghiệp

0

MV mới nhất của Đan Trường bỗng trở thành tâm điểm bàn tán trên khắp các nền tảng mạng xã hội với lý do không ngờ.

Ngày 10/07/2024, Thời báo VHNT đưa tin “Đan Trường ra mắt MV nhưng lượng dislike gấp 3 lần lượt like, lý do vì sao?”. Nội dung chính như sau: 

Mới đây, ca sĩ Đan Trường phát hành ca khúc mới mang tên “Em ơi ví dầu”. Theo đó, MV của bài hát nhanh chóng thu hút sự chú ý của khán giả vì sử dụng công nghệ AI (Trí tuệ nhân tạo) để tạo ra một nhân vật ảo giống hệt Đan Trường với các chuyển động chân thực như con người. Thế nhưng, sau khi ra mắt, MV này đã nhận về nhiều ý kiến trái chiều.

Cụ thể, cư dân mạng cho rằng hình ảnh trong MV khá giả tạo, nhiều cảnh chỉ là hình ảnh tĩnh với chuyển động khuôn mặt và môi do AI tạo ra hát theo lời bài hát. Dù có thể nhép miệng theo lời bài hát, Đan Trường phiên bản AI đơ cứng, thiếu tự nhiên. Các hình ảnh này thậm chí còn có phần đáng sợ và ghê rợn theo một góc độ nào đó…Nhiều khán giả lớn tuổi không hiểu rõ về AI còn nhận xét Đan Trường trông lạ, nhìn vào là sợ.

Hình ảnh Đan Trường trong MV mới ra mắt bằng công nghệ AI được hoàn thiện từ A-ZHình ảnh Đan Trường trong MV mới ra mắt bằng công nghệ AI được hoàn thiện từ A-Z

Ngoài ra, do dựng bằng AI, hình ảnh trong MV bị nhận xét trông như phim hoạt hình, nhiều cảnh tĩnh ghép lại không mượt. Ở một số khung cảnh, nhân vật được tạo bằng AI có tạo hình lạ. Nhiều đặc trưng văn hóa, địa hình xen kẽ, nhồi nhét trong MV khiến người xem thắc mắc đây có phải là sản phẩm viết về miền Tây Nam Bộ hay không. “Nhìn cây lá với kiểu nhà có chân cao bên dưới giống ở Thái Lan hơn là Việt Nam”, “Lời bài hát có lũy tre, ầu ơ ví dầu, vòng xi-men… nhưng đưa ruộng bậc thang vào là hơi khó hiểu rồi”, người xem nhận xét.
Đan Trường ra mắt MV nhưng lượng dislike gấp 3 lần lượt like, lý do vì sao? - ảnh 2
Đan Trường ra mắt MV nhưng lượng dislike gấp 3 lần lượt like, lý do vì sao? - ảnh 3
Hiện tại, MV nhận về nhiều ý kiến tiêu cực cùng với lượng dislike khá cao. Nhiều người nhận xét rằng hình ảnh AI của Đan Trường trông không tự nhiên và có phần kinh dị. Một số khác mong muốn được thấy Đan Trường thật xuất hiện trong MV thay vì một nhân vật ảo với gương mặt cứng nhắc và biểu cảm vô hồn. Điều này phần nào cho thấy, khán giả vẫn thích xem Đan Trường thật hơn là Đan Trường ảo.

Đan Trường ra mắt MV nhưng lượng dislike gấp 3 lần lượt like, lý do vì sao? - ảnh 4
Việc tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào các sản phẩm âm nhạc không phải là điều tiêu cực, nhưng cần được thực hiện một cách hợp lý. AI có thể được sử dụng để tạo ra những bối cảnh hoặc nhân vật đặc biệt, tuy nhiên, không nên coi đó là phương pháp thay thế sự hiện diện của Đan Trường trong các sản phẩm âm nhạc.
Đan Trường ra mắt MV nhưng lượng dislike gấp 3 lần lượt like, lý do vì sao? - ảnh 5
Về khía cạnh tích cực, Đan Trường đã chứng minh khả năng nắm bắt xu hướng công nghệ một cách nhanh chóng. Trí tuệ nhân tạo (AI) hiện đang là công nghệ được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Không chỉ trong các ngành công nghiệp nặng, AI còn có những bước tiến vượt bậc trong các lĩnh vực nghệ thuật và giải trí, điều này vượt ngoài sức tưởng tượng của nhiều người.

 

Trước đó ngày 09/07/2024, Người lao động đưa tin “Vì sao MV Đan Trường gặp ý kiến tiêu cực?”. Nội dung cụ thể như sau: 

MV mới ra mắt của ca sĩ Đan Trường “Em ơi ví dầu” gây tranh cãi với luồng dư luận trái chiều.

Cụ thể, khán giả trung thành của ca sĩ Đan Trường không thích hình ảnh của anh trong MV mới này. Bởi lẽ, nhân vật trong MV là nhân vật AI (trí tuệ nhân tạo) chứ không phải Đan Trường thật. Đa số các bình luận cho rằng hình ảnh AI của Đan Trường mang lại cảm giác không được tự nhiên và có phần đáng sợ.

Một số người khác bày tỏ mong muốn được nhìn thấy Đan Trường thật xuất hiện trong MV chứ không phải là một nhân vật ảo với gương mặt cứng đờ và biểu cảm vô hồn. Hiện tại, MV nhận về nhiều ý kiến tiêu cực cùng với lượng không thích (dislike) khá cao. Điều này phần nào cho thấy, khán giả vẫn thích xem Đan Trường thật hơn là Đan Trường ảo.

Đan Trường trong MV

Công nghệ AI được sử dụng

Tuy nhiên, khán giả Đan Trường lại không thích

Họ muốn thấy một Đan Trường thật

 

Hơn là hình ảnh AI

 

Trước phản ứng của khán giả, ông bầu Hoàng Tuấn (quản lý ca sĩ Đan Trường) khẳng định: “Chúng tôi muốn tạo nên những điều mới mẻ, là người tiên phong ứng dụng công nghệ AI cho sản phẩm của mình”.

Tuy nhiên, ông Tuấn cũng thừa nhận là người đầu tiên sử dụng AI làm MV nên cũng có những hạn chế nhất định.

Bởi trước đó, chưa có nghệ sĩ nào thực hiện cả một MV sử dụng công nghệ AI, nên việc “giải bài toán khó” là một thử thách mà ê-kíp đã cố gắng.

Trong quá trình tạo MV, các công cụ AI mới nhất hiện nay đều được đưa vào sử dụng. Trong đó đáng chú ý là 2 công cụ chính: Leonardo và Runway (Gen-2).

“Trường biết đây là một rủi ro rất lớn nhưng vẫn muốn thử. Tôi phải nỗ lực mang lại sự mới mẻ thay vì đóng khung bản thân trong sự nhàm chán, một màu. Và MV là cách Trường cho mọi người thấy một Đan Trường luôn miệt mài làm việc dù ở bất kỳ độ tuổi nào” – anh nói.

Theo Đan Trường, làm sao để khán giả nhận biết đây là hình ảnh được tạo bởi AI, nhưng vẫn phải giống chính xác với nhân vật thật là một bài toán khó. Thách thức thứ nhì là dùng AI tạo chuyển động, các công cụ AI hiện tại chỉ hỗ trợ tạo các đoạn video dài 4 giây trong mỗi lần tạo, điều này khiến việc kiểm soát chuyển động trở nên rất khó khăn. Có những hình ảnh rất đẹp nhưng khi chuyển thành chuyển động lại không đạt yêu cầu, buộc phía nam ca sĩ phải sử dụng hình ảnh khác.

Đến nay, Đan Trường vẫn là giọng ca được yêu thích sau nhiều thập kỷ ca hát. Không phải ngẫu nhiên mà Đan Trường được mệnh danh là ca sĩ chăm chỉ của showbiz Việt. Bởi trong quá trình hoạt động nghệ thuật, dù tất bật với công việc biểu diễn song giọng ca 7X luôn nỗ lực để trình làng sản phẩm âm nhạc mới, mang đến sự thỏa mãn về phần nghe lẫn phần nhìn.

Thông tin MC Quyền Linh đang n;ợ nần

0

Trong lần livestream mới đây, khi khán giả đặt câu hỏi về tin đồn nợ nần, Quyền Linh lên tiếng phủ nhận.

Ngày 8/9/2024  Zing đưa tin “Trong lần livestream mới đây, khi khán giả đặt câu hỏi về tin đồn nợ nần, Quyền Linh lên tiếng phủ nhận”. Nội dung chính như sau: 

Trong buổi phát trực tiếp thông qua kênh cá nhân, nghệ sĩ Quyền Linh cho biết đang ở Nha Trang để chuẩn bị cho lễ trao giải Cánh diều Vàng. Khi đang trò chuyện cùng khán giả, Quyền Linh nhận được các câu hỏi liên quan đến tin đồn anh nợ nần, đánh bài bạc lan truyền trên mạng xã hội thời gian qua.

Quyền Linh không né tránh, mà trực tiếp lên tiếng phản hồi. Nghệ sĩ nói những tài khoản mạng tung tin giả về anh là “tạo nghiệp”. Quyền Linh mong khán giả cảnh giác, không tin vào những tin đồn thất thiệt kể trên.

 

“Chúng ta hãy hướng về những điều tốt đẹp và lan tỏa năng lượng tích cực. Ai làm điều gì xấu sẽ phải chịu kết quả”, anh nói.
Quyền Linh khẳng định anh không nợ nần như những tin đồn trên mạng xã hội.
Ngoài ra, Quyền Linh cũng cho biết không quảng cáo các loại thuốc, thực phẩm chức năng. Diễn viên Hai Muối cho rằng mình đang bị cắt ghép, lợi dụng hình ảnh trên mạng xã hội.

 

Trước đó, Quyền Linh nhiều lần lên tiếng cảnh báo khán giả về vấn nạn nói trên. Anh từng chia sẻ: “Tôi chưa bao giờ ký hợp đồng quảng cáo cho bất kỳ loại thuốc xương khớp, ung thư, gan thận, trĩ, hạ đường huyết, hôi nách, yếu sinh lý, nhỏ mắt hay các loại thuốc của bà Sáu, bà Bảy nào đó và đặc biệt loại thuốc tiểu đường nguy hiểm. Họ có thể ghép hình ảnh, tiếng nói của tôi từ các chương trình sức khỏe của đài truyền hình. Hoặc tôi quảng cáo một sản phẩm có xác nhận uy tín đàng hoàng, họ sử dụng hình ảnh đó nhưng thay bằng loại thuốc của họ, lồng ghép thêm công dụng. Chúng tôi vẫn đang thu thập tất cả bằng chứng liên quan để đưa họ ra luật pháp. Tuy nhiên, hành trình đưa họ ra ánh sáng cũng phức tạp”.

Trước đó ngày 04/03/2024  Thanh niên đưa tin “Quyền Linh gây chú ý vì diện mạo khác lạ”. Nội dung chính như sau:

Quyền Linh vừa trở lại màn ảnh rộng với vai ông Hai trong Hai Muối. Diễn xuất của nghệ sĩ sau 20 năm vẫn gây ấn tượng với khán giả. Bộ phim có sự tham gia của Quyền Linh đang thu hơn 35 tỷ đồng ngoài phòng vé.

Tại buổi ghi hình Mái ấm gia đình Việt cùng với Hoa hậu Xuân Hạnh và ca sĩ Quốc Thiên, Quyền Linh gây chú ý với diện mạo khác lạ. Khác với vẻ ngoài phong độ trước đó, diễn viên Đồng tiền xương máu của hiện tại để râu rậm rạp khiến nhiều người không khỏi bất ngờ.

 

Khi nhận được thắc mắc về vẻ ngoài, Quyền Linh bật mí anh cố tình để tóc dài, râu rậm suốt 5 tháng qua để phù hợp với nhân vật trong một dự án phim điện ảnh. Ông bố hai con nói: “Tôi muốn xem hình ảnh của mình sẽ già cỡ nào. Nói thật là tôi đang chuẩn bị cho vai diễn”.

Cũng trong hậu trường Mái ấm gia đình Việt, Quyền Linh thoải mái trò chuyện với Quốc Thiên về việc thay đổi diện mạo cho một tác phẩm điện ảnh, khiến giọng ca Trời vẫn còn xanh, em vẫn còn anh không khỏi bất ngờ.

Diện mạo mới của Quyền Linh khiến nhiều người bất ngờ

Bên cạnh đó, nam MC còn hào hứng kể lại lần lên Đà Lạt xem ca nhạc, vô tình được Quốc Thiên mời lên sân khấu hát. Màn song ca ngẫu hứng của hai nghệ sĩ nhận được sự ủng hộ của đông đảo khán giả.

Trên trang cá nhân, Quyền Linh cũng chia sẻ hình ảnh mới của mình kèm theo dòng trạng thái: “Hình này thì đóng vai gì được bà con”. Một nguồn tin tiết lộ với chúng tôi sắp tới, Quyền Linh sẽ góp mặt trong phim điện ảnh Hai Muối của đạo diễn Vũ Thành Vinh. Tuy nhiên, vai diễn của anh chưa được bật mí.

Từng nổi tiếng trong lĩnh vực diễn xuất, song những năm gần đây, Quyền Linh lại tập trung phát triển ở mảng dẫn chương trình. Hồi đầu năm 2023, khi được hỏi lý do, Quyền Linh cho biết vẫn rất yêu thích đóng phim song lại chưa tìm được kịch bản hay vai diễn phù hợp. Quyền Linh nói hiện tại chỉ đam mê nghệ thuật và cống hiến hết mình chứ không mong cầu phải có thêm danh hiệu.

Thợ hát Duy Mạnh: “Tôi mà hô hào được 14 tỷ, tôi sẽ bỏ túi 13,9 tỷ”

0

Duy Mạnh là một trong những ca sĩ được nhiều người biết đến, không chỉ trên con đường nghệ thuật mà còn trên mạng xã hội b’ởi những phát ngôn gây sốc.

Còn nhớ thời điểm giới nghệ sĩ Việt vướng vào ồn ào tiền từ thiện giữa năm 2021, ca sĩ Duy Mạnh đã không ngần ngại viết hẳn một bài đăng nói về chuyện nghệ sĩ kêu gọi quyên góp với giọng điệu thách thức. Sau đó, một tài khoản Facebook đã vào bài đăng này hỏi ca sĩ Duy Mạnh: “Nếu chú Mạnh hô hào được 14 tỷ thì chú sẽ bỏ túi mấy tỷ ạ?”.

Không để netizen phải chờ lâu, nam ca sĩ nhanh chóng phản hồi: “Chú làm từ thiện 10 triệu, còn lại chú đớp hết”. Không những thế Duy Mạnh cũng lên tiếng cho rằng, nếu nghệ sĩ đã không “muốn đớp” thì đã không đưa số tài khoản cá nhân.

“Tớ nói thật với các chú nè. Làm từ thiện mà không muốn đớp thì đưa số tài khoản cá nhân làm gì? Ôm cục tiền làm gì cho phiền phức, rồi mất công mất sức đi phát làm gì cho mệt. Mà vẫn bị nghi ngờ rồi bị ăn chửi?

Người nghệ sĩ chỉ cần dùng sự ảnh hưởng của mình hô hào quyên góp, rồi đưa số tài khoản của một tổ chức uy tín. Ví dụ như Hội Chữ Thập Đỏ, Mặt Trận Tổ Quốc, để cho tất cả mọi người gửi vào đó, có phải đỡ mệt hơn không? Có những nghệ sĩ bị chửi rủa vì giải ngân chậm, rồi cuối cùng cũng phải nhờ Mặt Trận Tổ Quốc chuyển giúp đến bà con đó!”, Duy Mạnh trả lời một bình luận trên Facebook.

Nam tài tử màn ảnh đình đám một thời nh:ậ:p v:iện c:.ấp c:.ứu nhưng…

0

Thông tin diễn viên Thương Tín nhập viện vì vấn đề sức khỏe khiến mạng xã hội xôn xao. Được biết, nam diễn viên phim “Biệt động Sài Gòn” đang sinh sống tại quê nhà Phan Rang với mẹ đẻ sau thời gian rời TP. HCM.

Thương Tín bị bắt gặp tại bệnh viện

Mới đây, một tài khoản mạng xã hội đã chia sẻ hình ảnh nam tài tử đình đám một thời ngồi trên giường bệnh, khuôn mặt gầy gò. Người chia sẻ về bức hình diễn viên Thương Tín kèm dòng chú thích: “Mọi người nhận ra ai không? Cô tôi làm ở bệnh viện Phan Rang gặp chú đi cấp cứu mà không có người nhà. Một thời tung hoành…”.

img

Thương Tín nhập viện. Ảnh: NVCC

Bài đăng này đã nhận được sự quan tâm của đông đảo cư dân mạng. Nhiều khán giả bày tỏ sự tiếc nuối cho cuộc sống hiện tại của Thương Tín và mong nam nghệ sĩ sớm hồi phục sức khỏe, quay trở về với gia đình.

Hé lộ lý do Thương Tín nhập viện

PV Dân Việt đã liên lạc với nhạc sĩ Tô Hiếu – người từng hỗ trợ diễn viên Thương Tín cho biết: “Khoảng 2 tuần trước người nhà anh Thương Tín có gọi cho tôi báo anh bị ngã xe, phải nhập viện vì người nhà lo các vết trầy xước bị nhiễm trùng. Trước đó, tôi có nói với gia đình anh Thương Tín là nếu anh có vấn đề gì về sức khỏe thì gọi báo tin cho tôi biết.

Được tin anh nhập viện, tôi đã về Phan Rang thăm anh Thương Tín, lúc đó anh đã xuất viện. Các vết trầy xước không vấn đề gì nghiêm trọng nhưng anh Thương Tín thời điểm đó sức khỏe rất yếu, anh không nói chuyện được nhiều. Hiện tại, tình hình sức khỏe của anh đã ổn định, tuy nhiên không được như lần trước tôi về thăm anh”.

img

Tô Hiếu và Thương Tín. Ảnh: NVCC

Hiện tại, Thương Tín ở nhà mẹ đẻ, có em gái trợ giúp tại quê Phan Rang. Tuy nhiên, em gái của nam diễn viên từ chối cung cấp cho nhạc sĩ Tô Hiếu số điện thoại cá nhân vì ngại ồn ào và không muốn xuất hiện trước truyền thông.

Nhạc sĩ Tô Hiếu chia sẻ với PV Dân Việt về cuộc sống hàng ngày của đàn anh diễn ra như sau: “Anh Thương Tín hàng ngày ở trong phòng, không đi đâu. Đến bữa ăn, em gái sẽ mang đồ ăn tới phòng. Việc tắm rửa, anh Thương Tín tự làm nhưng anh đi lại khá khó khăn, phải có người dìu. Thỉnh thoảng anh cũng phải nhờ những người hàng xóm hỗ trợ”.

Trước đó, Thương Tín bộc bạch rất buồn tẻ khi sống ở quê nhà. Ông khao khát được trở lại TP HCM nhộn nhịp, tấp nập. Ông nói nếu có tiền thì sẽ quay trở lại thành phố nhưng khó có thể làm được bởi sức khỏe không tốt.

Nhạc sĩ Tô Hiếu cũng cho biết, đến hiện tại, anh vẫn cố gắng giúp đỡ đàn anh trong khả năng cho phép. Tuy nhiên, Tô Hiếu sẽ không nhận show giúp Thương Tín nữa và cũng không thể cho đàn anh ở nhờ nhà mình.

“Sức khỏe của anh ấy thực sự không còn đủ để đi show, đi hát nữa. Tôi vẫn muốn nghĩ cách giúp đỡ anh ấy nhưng sẽ không nhận show hộ nữa. Có nhận show cũng không đảm bảo anh ấy sẽ tham gia được thì không nên nhận”, nam nhạc sĩ chia sẻ.

Diễn viên Thương Tín (sinh năm 1956) từng học tại trường Quốc gia Âm nhạc – Kịch nghệ Sài Gòn. Ban đầu, ông đầu quân cho Đoàn kịch nói Cửu Long Giang rồi Đoàn Kim Cương. Tại Đoàn Kim Cương, Thương Tín nổi tiếng qua nhiều vở diễn gây ấn tượng mạnh với khán giả như: Bông hồng cài áo; Vực thẳm chiều cao; Huyền thoại mẹ; Tanhia. Về sau, ông tham gia điện ảnh và ghi dấu ấn trong các phim như: Ván bài lật ngửa; SBC; Biệt động Sài Gòn; Chiến trường chia nửa vầng trăng…

Bức ảnh chụp cận cảnh phần móng cầu Phong Châu lúc cạn nước phơi bày nhiều sự thật khó chấp nhận: Thế này chỉ có xây mới chứ tu sửa cũng ‘KHÓ’

0

Cục Đường bộ Việt Nam và Sở Giao thông Vận tải đã có báo cáo nhanh tới Bộ Giao thông Vận tải về vụ sập cầu Phong Châu ở tỉnh Phú Thọ.
Cầu Phong Châu bắc qua sông Hồng trên Quốc lộ 32C, nối liền hai huyện Lâm Thao và Tam Nông thuộc tỉnh Phú Thọ bị sập. (Ảnh: PV/Vietnam+)Cầu Phong Châu bắc qua sông Hồng trên Quốc lộ 32C, nối liền hai huyện Lâm Thao và Tam Nông thuộc tỉnh Phú Thọ bị sập. (Ảnh: PV/Vietnam+)

ZaloFacebookTwitterBản inCopy link
Trong báo cáo gửi Bộ Giao thông Vận tải về tình hình sự cố cầu Phong Châu bắc qua sông Hồng, trên Quốc lộ 32C, địa phận tỉnh Phú Thọ, ông Bùi Quang Thái, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam cho biết đến thời điểm xảy ra sự cố, cục không nhận được báo cáo về dấu hiệu không bảo đảm an toàn đối với công trình cầu Phong Châu.

Nhiều lần duy tu, bảo trì, sửa chữa

Theo báo cáo nhanh của Sở Giao thông Vận tải tỉnh Phú Thọ, cầu Phong Châu tại Km18+300 Quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ được xây dựng, bàn giao đưa vào khai thác sử dụng năm 1995. Cầu được xây dựng bằng thép và bê tông cốt thép dự ứng lực với quy mô vĩnh cửu, tải trọng thiết kế H18-X60, tải trọng người đi 0,3T/m2; cầu gồm 8 nhịp và các trụ cầu bằng bê tông cốt thép.

Lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải tỉnh Phú Thọ cũng thông tin thêm, cầu Phong Châu đã trải qua nhiều lần sửa chữa, bảo trì. Kết quả kiểm định cầu năm 2019 đánh giá cho thấy cầu khai thác được với tải trọng HL93. Cầu không phải cắm biển hạn chế tải trọng xe qua cầu.

Đáng lưu ý, báo cáo của Sở Giao thông Vận tải tỉnh Phú Thọ cũng nêu rõ, do ảnh hưởng của bão số 3 (siêu bão Yagi) gây mưa lũ, nước sông Hồng dâng cao, lưu tốc dòng chảy xiết đã làm thay đổi địa hình, địa mạo dưới lòng sông khu vực cầu Phong Châu, kéo đổ trụ T7 làm sập 2 nhịp dàn chính của cầu (nhịp 6 và nhịp 7).

Theo ông Bùi Quang Thái, hàng năm cầu Phong Châu và tuyến Quốc lộ 32C đều được lập kế hoạch bảo trì, giao vốn thực hiện bảo trì và được Sở Giao thông Vận tải tỉnh Phú Thọ (chủ đầu tư) tổ chức lựa chọn nhà thầu thực hiện bảo trì theo kế hoạch giao.

Chiều 9/9, lực lượng chức năng đã chuẩn bị trang thiết bị thực hiện tìm kiếm, cứu nạn các nạn nhân trong vụ sập cầu Phong Châu tại Phú Thọ.

Trong đó, năm 2010 tiến hành sửa chữa lan can cầu, mặt cầu, khe co giãn; năm 2013 tiến hành thay dầm nhịp bê tông cốt thép, thay khe co giãn bằng loại khe răng lược; thảm lại mặt cầu. Năm 2018 xử lý trụ chống va xô; năm 2019 xử lý xói lở trụ T6, T7 và năm 2023 sửa chữa sơn kết cấu nhịp dầm thép, khe co giãn.

Mặt khác, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Phú Thọ đã đấu thầu lựa chọn nhà thầu quản lý, bảo dưỡng thường xuyên từ năm 2024 đến 2027.

Về sự cố sập cầu Phong Châu, ông Thái cho biết hiện nay chính quyền địa phương, Sở Giao thông Vận tải Phú Thọ và các lực lượng Công an, Quân đội và các đơn vị liên quan đang khẩn trương, tích cực tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ; bảo đảm giao thông, tổ chức phân luồng giao thông không đi qua khu vực cầu; bố trí cảnh báo cho người và phương tiện tham gia giao thông và thực hiện các công việc khác.

“Hiện tại do mức nước sông lớn, dòng chảy xiết nên chưa thống kê, đánh giá cụ thể các thiệt hại. Theo thông tin sơ bộ ban đầu, có 9 phương tiện (ôtô và xe máy) đang tham gia giao thông trên cầu tại thời điểm xảy ra sự cố,” ông Thái nói.

Không nhận được báo cáo về dấu hiệu mất an toàn cầu

Để thực hiện phòng, chống, khắc phục hậu quả thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra, Cục Đường bộ Việt Nam đã ban hành các công điện về việc tập trung ứng phó khẩn cấp với bão số 3 năm 2024, văn bản số 6065/CĐBVN-TCGT ngày 4/9/2024 về triển khai thực hiện các công điện của Thủ tướng Chính phủ, các công điện của Bộ Giao thông vận tải về chủ động phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

Tại các văn bản trên, Cục Đường bộ Việt Nam đã yêu cầu các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện các công điện trên của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ Giao thông Vận tải và các văn bản của cục đồng thời tổ chức trực phòng, chống cơn bão số 3; thực hiện “kiểm tra, đánh giá tình trạng cầu nằm trong vùng ảnh hưởng của bão số 3; cầu yếu thì phải theo dõi thường xuyên và xử lý kịp thời khi thời tiết xấu ảnh hưởng đến khai thác đảm bảo an toàn công trình cũng như an toàn cho người và phương tiện lưu thông qua cầu.”“Đến thời điểm xảy ra sự cố, Cục Đường bộ Việt Nam không nhận được báo cáo về dấu hiệu không bảo đảm an toàn đối với công trình cầu Phong Châu,” ông Thái khẳng định.

Bộ Giao thông Vận phối hợp với địa phương khẩn trương điều động nhân lực, phương tiện, thiết bị tham gia khắc phục sự cố; tổ chức tìm kiếm cứu nạn sau vụ sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ.

Về việc kiểm tra, đôn đốc tình hình thực hiện phòng, chống, khắc phục hậu quả bão số 3, Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các khu quản lý đường bộ, sở giao thông vận tải và các đơn vị liên quan trong phạm vi chịu ảnh hưởng của cơn bão số 3 tổ chức trực ban 24/24h; phối hợp với Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn địa phương tổ chức lực lượng ứng cứu bảo đảm giao thông 24/24h; phải thường xuyên theo dõi chặt chẽ, diễn biến của bão số 3 và mưa lũ. Hàng ngày, thực hiện rà soát, cập nhật thống kê số liệu thiệt hại, báo cáo về cục trước 7h30 và 15h.
sap cau Phong Chau Phu Tho.jpgCầu Phong Châu tại Km18+300 Quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ được xây dựng, bàn giao đưa vào khai thác sử dụng năm 1995. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Ngay sau khi nắm bắt được thông tin sự cố cầu Phong Châu, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam khẩn trương đến hiện trường để phối hợp với Sở Giao thông Vận tải Phú Thọ, chính quyền địa phương, các lực lượng thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ; bảo đảm giao thông, tổ chức phân luồng giao thông và các công việc cần thiết khác.

Hiện nay, Cục Đường bộ Việt Nam tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan cập nhật thông tin, giải pháp xử lý và báo cáo Bộ Giao thông Vận tải./.

Trước đó, vào 10h02 sáng ngày 9/9, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 gây mưa, lũ, nước sông Hồng dâng cao, lưu tốc dòng chảy lớn tác động làm cầu Phong Châu bị đổ trụ T7 và sập 02 nhịp chính T6 và T7 (2 nhịp dàn thép) gác trên trụ T7.

Vị trí cầu tại Km18+300 Quốc lộ 32C, kết nối huyện Lâm Thao, Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Trước năm 1996 cầu thuộc đường tỉnh 314 của địa phương. Đến 1996 nâng thành Quốc lộ 32C tại Quyết định số 533/ĐBVN ngày 21/3/1996 của Bộ Giao thông Vận tải, trong đó gồm cả cầu Phong Châu và giao Sở Giao thông Vận tải Vĩnh Phú, nay là Sở Giao thông Vận tải Phú Thọ quản lý.

Cầu Phong Châu bắc qua sông Hồng và có thông thuyền; bị ảnh hưởng của lũ lụt hàng năm; thời kỳ lũ khoảng từ tháng 6-10.

Không có mô tả ảnh.

Móng cầu Phong Châu lúc nước cạn được người dân chụp năm 2023.

Đêm qua lũ trên sông Thao tại Lào Cai và Yên Bái vượt mức lũ lịch sử năm 2008 và 1968, x;ót xa cảnh người dân kêu c:ứu trên nóc nhà

0

Đêm 9/9, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia phát cảnh báo lũ đặc biệt lớn trên sông Thao; lũ khẩn cấp trên sông Lục Nam và sông Thương.

Theo thông tin từ Trung tâm dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, hiện trạng diễn biến lũ trong 12 giờ qua trên sông Thao (Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ), sông Lô (Tuyên Quang, Phú Thọ), sông Cầu (Thái Nguyên, Bắc Ninh) và sông Thương (Bắc Giang), sông Thái Bình (Hải Dương), sông Hồng (Hà Nội) đang lên; sông Lục Nam (Bắc Giang) đang xuống chậm.

Mực nước lúc 19h ngày 9/9, trên sông Thao tại Lào Cai là 87,12m, trên báo động (BĐ) 3 là 3,62m (trên mức lũ lịch sử năm 1971); tại Bảo Hà 60,98m, trên BĐ3 3,98m (trên mức lũ lịch sử năm 2008);

Còn tại Yên Bái, lũ đang trên BĐ 34,28m, dưới mức lũ lịch sử năm 1968 là 0,14m. Trên sông Hồng tại Hà Nội 7,56m, dưới BĐ1 là 1,94m.

Trên sông Cầu tại cầu Gia Bảy (Thái Nguyên) trên BĐ3 là 1,71m, trên mức lũ lịch sử năm 1959 là 0,57m, còn tại Đáp Cầu (Bắc Ninh) 5,57m, trên BĐ2 0,27m.

Trên sông Thương tại Phủ Lạng Thương (Bắc Giang) dưới BĐ3 là 0,14m.

Trên sông Lục Nam tại Lục Nam (Bắc Giang) trên BĐ3 là 0,32m.

Trên sông Lô tại Tuyên Quang dưới BĐ2 là 0,64m.

Trên sông Thái Bình tại Phả Lại (Hải Dương) trên BĐ1 0,47m.

Dự báo trong đêm nay đến sáng mai (6-12 giờ tới) lũ trên sông Thao tại Lào Cai, Yên Bái tiếp tục lên và duy trì ở trên mức BĐ3, trên mức lũ lịch sử năm 1968 và 2008.

Còn lũ sông Thao tại Phú Thọ tiếp tục lên mức BĐ1.

Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội tiếp tục lên nhanh nhưng vẫn ở mức dưới BĐ1.

Lũ trên sông Lục Nam tiếp tục xuống dưới BĐ3.

Lũ trên sông Lô tại Tuyên Quang và Vụ Quang tiếp tục lên nhanh trên mức BĐ2.

Lũ trên sông Cầu tiếp tục lên trên mức BĐ2, sông Thương lên mức BĐ3 và sông Thái Bình tiếp tục lên trên mức BĐ1.

Đêm nay đến sáng mai 10/9, lũ trên sông Thao tại Lào Cai và Yên Bái vượt mức lũ lịch sử năm 2008 và 1968- Ảnh 1.

Các huyện có nguy cơ sạt lở trong đêm nay

Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, lũ trên sông Thao tại Lào Cai, Yên Bái sẽ biến đổi chậm duy trì ở mức trên BĐ3, trên mức lũ lịch sử năm 1968 và 2008. Còn tại Phú Thọ tiếp tục lên vượt mức BĐ1, còn trên sông Hồng tại Hà Nội tiếp tục lên nhanh ở mức BĐ1 vào đêm mai (10-9).

Lũ trên sông Lục Nam sẽ xuống mức BĐ2. Lũ trên sông Lô tại Tuyên Quang và Vụ Quang tiếp tục lên nhanh trên mức BĐ2. Lũ trên sông Cầu tiếp tục lên mức BĐ3, sông Thương lên trên mức BĐ3và sông Thái Bình tiếp tục lên trên mức BĐ2.

Cơ quan khí tượng cảnh báo từ nay đến 11-9, trên các sông khác ở khu vực Bắc Bộ xuất hiện 1 đợt lũ.

Trong đợt lũ này, đỉnh lũ trên các sông nhỏ tại các tỉnh miền núi phía Bắc, đặc biệt tại các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Bắc Giang, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, Sơn La lên mức BĐ2-BĐ3, có sông trên BĐ3.

Nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông tại các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa và lũ quét, sạt lở đất trên các sườn dốc ở khu vực vùng núi Bắc Bộ, Thanh Hóa.

Vợ chồng anh Sơn chỉ còn chút thức ăn ít ỏi là mấy gói mỳ tôm. Nước lũ dâng cao khiến ngôi nhà của anh ngập sâu hơn 1m. Em của anh đã đăng tải bài viết lên mạng, mong anh mình sớm thoát khỏi vùng lũ.

Có thể là hình ảnh về 2 người, mọi người đang bơi lội và bể bơi

Những lời khẩn cầu giữa biển nước

Dù đã gần nửa đêm nhưng chị Quách Hiền (TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái) vẫn không thể nào chợp mắt. Chị Hiền lo cho chị gái vẫn còn mắc kẹt trong ngôi nhà nước đã dâng lên đến tầng 2.

Tối 9/9, chị Hiền đăng lên mạng xã hội dòng trạng thái: “Gia đình chị em 4 người ở số 27, đường Thanh Niên, phường Hồng Hà vẫn đang rất mong được các bác đội cứu hộ đưa ra ngoài vùng lũ. Em xin cảm ơn!”.

Dòng trạng thái còn đăng kèm ba số điện thoại liên hệ, trong đó có số của chị gái chị Hiền, số của chị Hiền. Tuy nhiên, đến thời điểm 22h, số của chị gái chị Hiền đã không liên lạc được. Theo người phụ nữ này, có thể do điện thoại đã hết pin.
Xót xa lời kêu cứu ở Yên Bái: Biển nước ngập lên tầng 2, cạn kiệt đồ ăn - 1Dòng trạng thái của chị Hiền trên mạng xã hội (Ảnh: Chụp màn hình).

Chị Hiền cho biết, chị gái chị tên là Hằng, làm nghề giáo viên. Từ chiều 8/9, nước lũ dâng cao dần tràn vào nhà chị Hằng. Do ở gần sông, nên ngôi nhà bị ngập nghiêm trọng.

Đến chiều tối 9/9, cả nhà phải rút lên tầng 2. “Cả nhà 4 người phát tín hiệu cần trợ giúp, nhiều thuyền nhỏ của người dân đi qua vào giúp đỡ nhưng vì không có thang chuyên dụng thả từ tầng 2 xuống thuyền nên gia đình chị tôi không thể xuống được. Lối xuống tầng 1 thì đã ngập trong nước”, chị nói.

Đến tối 9/9, gia đình chị Hằng vẫn mắc kẹt trong nhà.

“Chị tôi và tôi có kết nối với một vài số cứu hộ khẩn cấp nhưng không hiểu vì lý do gì không kết nối được. Rất mong lực lượng cứu hộ chuyên nghiệp của chính quyền, lực lượng bộ đội tiếp cận hỗ trợ gia đình chị tôi”, chị Hiền khẩn cầu.

Tại thành phố Yên Bái, sáng 9/9, mực nước dâng cao làm ngập nhiều nhà dân. Nhiều gia đình giáp bờ sông nước tràn vào nhà, ngập đến gần nóc. Đường Thanh Niên, phường Hồng Hà là một trong số những khu vực bị ngập nặng nhất.
Xót xa lời kêu cứu ở Yên Bái: Biển nước ngập lên tầng 2, cạn kiệt đồ ăn - 2Đường Thanh Niên, phường Hồng Hà, TP Yên Bái ngập trong biển nước (Ảnh: Hoàng Đức).

Cũng trong ngày 9/9, anh Nguyễn Đức Vinh đăng thông tin kêu gọi trợ giúp đối với người thân của gia đình: “Gia đình anh chị mình có 2 người ở đường Thanh Niên mong được cứu hộ gấp. Ai có thuyền cano đón được thì liên hệ số điện thoại 0356228260”.Khi phóng viên Dân trí liên hệ đến số điện thoại, người nghe máy là anh Nguyễn Hồng Sơn. Thời điểm 22h ngày 9/9, anh Sơn cho biết, vợ chồng anh đang mắc kẹt trong căn nhà số 311 đường Thanh Niên, nước lũ dâng cao 1m.

 

“Tôi lo lắng nước sẽ tiếp tục dâng cao trong đêm. Tôi đã gọi nhiều cuộc gọi tới số cứu hộ nhưng không thể kết nối có thể do sóng yếu hoặc các lực lượng chức năng cũng đang quá tải đi giải cứu người dân”, anh Sơn nói.

Cũng theo anh Sơn, nước lũ dâng cao từ chiều 8/9. Ở trong tình thế bị động, anh Sơn và vợ không kịp chuẩn bị gì. Trong nhà chỉ còn mấy gói mỳ tôm.

“Cả khu bị mất điện. Buổi sáng nhà còn gas nên tôi nấu được mỳ, nhưng đến trưa thì gas cũng hết. Vợ chồng tôi nhai mỳ tôm sống buổi trưa và buổi tối. Nếu tiếp tục mắc kẹt trong lũ, nước lũ lại ngày một dâng cao, không biết chúng tôi sẽ ra sao”, anh Sơn lo lắng.

Nguyện vọng của anh Sơn lúc này là được lực lượng cứu hộ đưa ra khỏi vùng lũ, đến nơi tránh trú an toàn để anh ở tạm vài ngày chờ nước rút.

“Lũ vào mất hết rồi!”

Một ngày sau khi lũ dâng ở Yên Bái, chị Mai (TP Yên Bái) thấy mỗi lúc một nóng ruột khi người chú của mình vẫn ở trong ngôi nhà gần dòng nước xiết.

Chị Mai cho biết, trước đó đã gọi điện cho lực lượng cứu hộ giúp chị mình nhưng vì nước chảy xiết, nhiều đội cứu hộ không tiếp cận được ngôi nhà.

Thấy nhiều người dân Yên Bái lên mạng nhờ giải cứu khỏi vùng lũ, chị Mai cũng chia sẻ số điện thoại của chú và địa chỉ nhà số 93, đường Yết Kiêu để mong có người đến trợ giúp.

Khi phóng viên liên hệ với ông Sơn – chú của Mai – người đàn ông này cho biết, khoảng 21h30, ông đã được cano của lực lượng chính quyền tới trợ giúp đưa đến tá túc tại một nhà dân.

Ông Sơn cho biết, đến tối 9/9, nước dâng cao ngập hết tầng 1. Trước đó, các thành viên trong gia đình ông Sơn đã di tản trước, ông dự định ở lại canh coi tài sản.

Tuy nhiên, khi thấy nước ngày một dâng cao nguy hiểm, ông Sơn quyết định bỏ lại tất cả để bảo đảm an toàn tính mạng. “Lũ vào mất hết rồi”, ông Sơn buồn bã nói.
Xót xa lời kêu cứu ở Yên Bái: Biển nước ngập lên tầng 2, cạn kiệt đồ ăn - 3Nhiều tuyến phố tại các phường, xã giáp bờ sông Hồng tại TP Yên Bái đã hòa làm một với dòng sông (Ảnh: Hoàng Đức).

Bên cạnh các thông tin nhờ giải cứu khỏi vùng ngập sâu từ 1-2m ở các đường Thanh Niên, đường Hòa Bình, đường Lê Văn Tám, Hoàng Hoa Thám.., nhiều người dân ở Yên Bái còn đăng tin xin hỗ trợ đồ ăn, nước uống vì lý do mất nước, mất sóng điện thoại.

Lúc 21h30 ngày 9/9, Đài khí tượng thủy văn tỉnh Yên Bái phát đi tin cảnh báo ngập lụt.

Cụ thể, lũ trên sông Hồng tại Yên Bái vẫn đang lên cao, mực nước lúc 21h ngày 9/9 là 34,41m (trên báo động 3: 2,41m); trên sông Chảy mực nước đang tiếp tục lên do Thủy điện Thác Bà xả lũ tối đa 3 cửa mặt.

Dự báo trong 6 giờ tới trên địa bàn tỉnh Yên Bái tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Mưa lớn, lũ trên các sông ở mức cao sẽ gây ngập úng cho nhiều khu vực trũng thấp, ven sông suối của các huyện: Trấn Yên, Yên Bình, Lục Yên, Văn Yên, Văn Chấn, Thị xã Nghĩa Lộ, TP Yên Bái với độ sâu phổ biến từ 0,5m đến 1,5m, có nơi trên 3m. Các điểm có nguy cơ ngập sâu cao như:

Thành phố Yên Bái: Phường Hồng Hà, Nguyễn Thái Học, phường Hợp Minh, phường Yên Ninh, phường Nam Cường, phường Nguyễn Phúc, xã Giới Phiên, xã Văn Phú, xã Tuy Lộc, xã Âu Lâu.

Huyện Trấn Yên: Xã Nga Quán, Đào Thịnh, Việt Thành, Báo Đáp, Cường Thịnh, Minh Tiến, Y Can, Quy Mông.

Huyện Yên Bình: Xã Phú Thịnh, Thịnh Hưng, Xã Hán Đà.

Huyện Văn Yên: Xã Đại Phác, Viễn Sơn, Yên Phú, An Thịnh, Yên Hợp, TT Mậu A, xã An Bình, Phong Dụ Hạ, Mỏ Vàng.

Thị xã Nghĩa Lộ: Xã Nghĩa Lợi, Sơn A, Thạch Lương.

Huyện Văn Chấn: An Lương.

Huyện Trạm Tấu: Túc Đán, Xà Hồ, Bản Công, Bản Mù, Làng Nhì

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do ngập lụt: Cấp 3.

Xem lại vi:d:eo ghi lại khoảnh khắc cầu Phong Châu sụp đổ mới thấy: Có 1 hiện tượng l:ạ xuất hiện như đ;;iềm báo khiến ai cũng r:ùng m:ình

0

Sáng 9-9 cầu Phong Châu bắc qua sông Hồng nối hai huyện Lâm Thao và Tam Nông thuộc tỉnh Phú Thọ đã bị sập.

Sập cầu Phong Châu tại Phú Thọ, 10 ô tô rơi xuống sông, 13 người mất tích - Ảnh 1.

Cầu Phong Châu chỉ còn lại 1 nhịp – Ảnh: Mạng xã hội

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, Phó chủ tịch huyện Tam Nông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết cầu Phong Châu có kết cấu thép và hiện đã bị sập 2 nhịp, trôi xuống lòng sông.

Sập cầu Phong Châu bắc qua sông Hồng tại Phú Thọ, hình ảnh từ hiện trường – Video: TUẤN PHÙNG – MẠNG XÃ HỘI

Theo ông Hùng, có thể có người và phương tiện bị rơi xuống sông khi cầu sập nên các lực lượng chức năng của địa phương đang tập trung tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn khẩn cấp.

Gần 14h tại khu vực xung quanh cầu Phong Châu, nhiều người dân có mặt, lực lượng chức năng đã phong tỏa khu vực cầu để đảm bảo an toàn cho người dân. Các lực lượng túc trực cứu nạn.

Cạnh cầu một phụ nữ khóc nghẹn khi chưa biết thông tin về người nhà. Được biết trong lúc cầu sập, người nhà đã di chuyển qua cầu, đến nay chưa có thông tin.

Khoảng 10 ô tô rơi xuống sông, 13 người mất tích

Theo công điện của Thủ tướng, sáng nay 9-9 đã xảy ra sự cố sập nhịp cầu Phong Châu qua sông Thao trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, theo thông tin ban đầu có một số xe và người rơi xuống sông.

Thủ tướng Chính phủ gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc nhất đến thân nhân các gia đình người bị nạn, chia sẻ với những khó khăn, mất mát của nhân dân vùng bị ảnh hưởng của bão, mưa lũ.

Trả lời phỏng vấn VTV tại hiện trường, về thiệt hại, theo Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc thông tin bước đầu có khoảng 10 ô tô, 2 xe máy và khoảng 13 người dân mất tích. “Đây là con số dự kiến còn chưa chính xác”, ông Phớc nói.

Theo ông Phớc, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện khắc phục thiệt hại, trong đó, giao quân đội, công an chủ trì cùng Bộ Giao thông vận tải và huyện xem xét, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn người bị nạn, cứu chữa cho những người bị nạn được tìm thấy, đưa vào cấp cứu.

Đồng thời, tiến hành chốt chặn 2 đầu, không cho lưu thông, đảm bảo an toàn cho người dân.

Cùng với đó, tính toán phương án làm cầu phao tại đây để đảm bảo lưu thông và không cho phương tiện thủy lưu thông.

Ông Phớc cho biết thêm sẽ có biện pháp để xây dựng cầu mới.

Sập cầu Phong Châu tại Phú Thọ, 10 ô tô rơi xuống sông, 13 người mất tích - Ảnh 2.

Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc có mặt tại hiện trường – Ảnh: HOÀI THƯƠNG

Theo Phó thủ tướng hiện các cơ quan chức năng đang tiến hành các biện pháp như dùng camera để soi, chiếu, tìm kiếm xung quanh bờ.

Khi nước rút các thợ lặn, phương tiện sẽ rà soát, tìm kiếm các nạn nhân nhanh nhất. Về khó khăn lớn nhất hiện nay, theo ông Phớc chính là nước dâng lớn và chảy xiết, rất mạnh nên ảnh hưởng công tác cứu hộ.

Sau khi đi kiểm tra thực tế tại hiện trường, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đang cùng các lực lượng chức năng của địa phương họp để nghe báo cáo tình hình ban đầu và có chỉ đạo phương án cứu hộ cứu nạn, khắc phục nhanh nhất thiệt hại về người và tài sản. Cuộc họp diễn ra ngay cạnh cầu Phong Châu.

Sập cầu Phong Châu tại Phú Thọ, 10 ô tô rơi xuống sông, 13 người mất tích - Ảnh 3.

Cầu Phong Châu bị sập – Ảnh: ANH TIẾN

Ông Trần Hoài Giang – giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Phú Thọ – cho biết ông đang trên đường đến hiện trường. Trước mắt ông đã chỉ đạo lực lượng chức năng tổ chức phân luồng giao thông đảm bảo an toàn cho người dân.

Phó Chủ tịch UBND huyện Lâm Thao Ngô Đức Sáu cho biết 2 nhịp cầu bị sập nằm ở phía huyện Tam Nông, 1 nhịp còn lại nằm ở phía huyện Lâm Thao.

Sập cầu Phong Châu tại Phú Thọ, 10 ô tô rơi xuống sông, 13 người mất tích - Ảnh 4.

Rất đông người dân tụ tập ở hiện trường sập cầu – Ảnh: VOV

Ông Sáu nói cầu Phong Châu là cây cầu xây dựng theo công nghệ cũ, có tuổi thọ lâu đời. Hiện lực lượng công an tỉnh, huyện đang check camera để xác định chính xác xem có người, xe nào bị rơi xuống sông khi sập cầu không. Bên cạnh đó các lực lượng chức năng của tỉnh, huyện đang có mặt để tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn. Đồng thời điều tiết phân luồng giao thông, căng dây hiện trường, không để người dân có mặt trên khu vực cầu.

 

Trao đổi với Tuổi trẻ, Đại tá Nguyễn Minh Tuấn – giám đốc Công an Phú Thọ – cho hay theo đánh giá ban đầu, đây là sự cố rất nghiêm trọng trên tuyến Quốc lộ 32.

 

Sập cầu Phong Châu tại Phú Thọ, 10 ô tô rơi xuống sông, 13 người mất tích - Ảnh 5.

Một mảng thành cầu bị sập trôi trong dòng nước – Ảnh: VOV

“Tuy nhiên do dòng chảy rất mạnh nên các lực lượng tham gia cứu hộ cứu nạn đã chuẩn bị hết tất cả các phương tiện vật tư và con người để đảm bảo an toàn cho các lực lượng để triển khai ngay. hiện đang tính toán phương án cứu nạn, cứu hộ. Trường hợp dòng chảy an toàn chúng tôi sẽ triển khai ngay” – ông Tuấn nói.

Sập cầu Phong Châu tại Phú Thọ, 10 ô tô rơi xuống sông, 13 người mất tích - Ảnh 6.

Một thanh niên thoát nạn và rơi mắc vào mố cầu – Ảnh: TÙNG ĐINH

Ông Tuấn cho hay việc xem camera đang được thực hiện và sẽ có thông báo sau khi có kết quả chính xác.

Lúc 11h30, lãnh đạo UBND huyện Tam Nông cho biết lực lượng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, công an tỉnh đã huy động các xuồng máy, nhiều phương tiện… đến khu vực xảy ra sự cố sập cầu để tìm kiếm.

Theo phó chủ tịch huyện Tam Nông Nguyễn Mạnh Hùng, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa xác định được cụ thể bao nhiêu xe, người bị rơi xuống sông.

Sập cầu Phong Châu tại Phú Thọ, 10 ô tô rơi xuống sông, 13 người mất tích - Ảnh 7.

Lãnh đạo Công an tỉnh Phú Thọ có mặt tại hiện trường vụ sập cầu Phong Châu chỉ đạo công tác cứu hộ cứu nạn – Ảnh: GIANG LONG

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Xuân Sang cho biết đang trên đường đến hiện trường để phối hợp Sở Giao thông vận tải tỉnh Phú Thọ khắc phục hậu quả.

Theo ông Sang, hiện nay Bộ Giao thông vận tải cũng chưa nhận được báo cáo chính thức vụ sập cầu Phong Châu từ Sở Giao thông vận tải Phú Thọ.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, anh Thắng (xã Hương Nộn, Tam Nông, Phú Thọ) cho biết ngay sau khi nghe tin cầu sập, anh đã tức tốc chạy ra hiện trường để nghe ngóng tình hình bởi lo lắng có người thân của mình không may bị rơi xuống sông

“May quá người thân của tôi không bị sao. Hiện nay có rất nhiều người dân đang tập trung ở khu vực đầu cầu để nghe ngóng, lo lắng vì sợ có người nhà của mình rơi xuống sông” – Anh Thắng nói.

Vừa qua khỏi cầu 2 phút thì cầu sập

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, chị Hân Hoa (trú ở Phú Thọ) cho biết khi xe máy của chị cùng một người bạn trên xe vừa đi qua cầu Phong Châu sang phía Tam Nông được khoảng 2 phút thì cầu sập.

“Cả năm qua tôi mới sang cầu Phong Châu được 2 lần. Sáng nay là lần thứ 2, tôi cùng người bạn đi làm lại sim điện thoại. Khi xe tôi vừa đi qua cầu sang bên Tam Nông được khoảng 2 phút thì bất ngờ nghe tiếng động lớn, quay lại thì thấy cầu đã bị sập. Quá thực quá hoảng sợ và đến giờ nhắc lại tôi vẫn đang run”, chị Hoa nhớ lại.

Sập cầu Phong Châu tại Phú Thọ, 10 ô tô rơi xuống sông, 13 người mất tích - Ảnh 8.

Hiện trường sập cầu Phong Châu nhìn từ trên cao – Ảnh: TRẦN QUÝ

Theo chị Hoa, thời điểm cầu sập chị thấy có một số xe máy, ô tô bị rơi xuống sông với dòng nước chảy rất xiết.

Không có camera trên cầu

Trao đổi với Tuổi trẻ Online trưa 9-9, Đại tá Nguyễn Minh Tuấn, giám đốc Công an Phú Thọ, cho hay do không có camera trên cầu nên lực lượng chức năng kiểm tra camera tại các nhà dân ở gần khu vực cầu.

“Hiện chúng tôi đang có những xác minh tiếp theo để xác định. Trong một tiếng nữa chúng tôi sẽ thông báo lại chính xác thông tin này” – Đại tá Nguyễn Minh Tuấn nói.

Sập cầu Phong Châu tại Phú Thọ, 10 ô tô rơi xuống sông, 13 người mất tích - Ảnh 9.

Hiện trạng khu vực sập cầu Phong Châu – Ảnh: GIANG LONG

Theo ông Tuấn, công tác cứu hộ cứu nạn được thực hiện phải trên cơ sở đảm bảo an toàn vì với tốc độ dòng chảy hiện nay cần phải ưu tiên an toàn lên hàng đầu.

Hiện tất cả các lực lượng chức năng đã sẵn sàng tại cầu để tham gia cứu hộ.

Tiếp nhận ba nạn nhân đầu tiên

Sáng 9-9, đại diện Trung tâm Y tế Tam Nông cho biết đã tiếp nhận ba nạn nhân đầu tiên trong vụ sập cầu Phong Châu.

 

Các y bác sĩ đang chụp chiếu, xét nghiệm xử trí cho ba bệnh nhân, hiện chưa xác định mức độ và tình trạng chấn thương.

 

Đại diện Trung tâm Y tế Tam Nông cho hay dự kiến nạn nhân sẽ còn tăng. Bởi vậy trung tâm đã chuẩn bị sẵn sàng, dồn bệnh nhân tại khoa hồi sức tích cực sang phòng khác để tiếp nhận cấp cứu.

Bên cạnh đó trung tâm cử hai đội cấp cứu cơ động, hai xe cứu thương đến hiện trường, mang đầy đủ thuốc, vật tư, bình oxy… để sẵn sàng ứng cứu, xử trí.

Trung tâm Y tế Lâm Thao cũng đã điều động nhân lực, có mặt hiện trường để ứng cứu.

Sập cầu Phong Châu tại Phú Thọ, 10 ô tô rơi xuống sông, 13 người mất tích - Ảnh 10.

Cầu Phong Châu bị sập chỉ còn 1 nhịp, lực lượng chức năng chưa thể thực hiện cứu hộ cứu nạn do nước chảy xiết – Ảnh: NGUYÊN BẢO

Sập cầu Phong Châu tại Phú Thọ, 10 ô tô rơi xuống sông, 13 người mất tích - Ảnh 11.

Lực lượng chức năng chưa thể thực hiện cứu hộ cứu nạn do nước chảy xiết – Ảnh: NGUYÊN BẢO

Cầu Phong Châu đã 3 lần sửa chữa

Cầu Phong Châu đã ba lần được sửa chữa vào các năm 2013, 2019 và 2023. Sở Giao thông vận tải Phú Thọ cho biết kết quả kiểm định cầu Phong Châu năm 2019 đánh giá cho thấy cầu khai thác được với tải trọng HL93. Cầu không phải cắm biển hạn chế tải trọng xe qua cầu.

Cầu Phong Châu bắc qua sông Hồng trên quốc lộ 32C, nối liền hai huyện Lâm Thao và Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Hiện cầu do Sở Giao thông vận tải quán lý, vận hành khai thác.

Cầu Phong Châu được khánh thành đưa vào sử dụng năm 1995 gồm 8 nhịp. Trong đó có 4 nhịp giản đơn dầm bằng bê tông cốt thép dự ứng lực, 3 nhịp dàn thép và 1 nhịp giản đơn dầm bằng bê tông cốt thép thường.

Trải qua 17 năm khai thác, đến năm 2013, cầu Phong Châu đã được sửa chữa.

Tháng 8-2022 cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị Bộ Giao thông vận tải đầu tư nâng cấp hoặc xây dựng cầu mới nhằm thay thế cầu Phong Châu. Tuy nhiên, do nguồn vốn đầu tư công hạn hẹp chỉ ưu tiên bố trí các dự án trọng điểm, cấp bách nên Bộ Giao thông vận tải đã báo cáo Chính phủ ưu tiên bố trí vốn đầu tư dự án hoàn chỉnh quốc lộ 32C đoạn qua thành phố Việt Trì trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025.

Với việc xây mới cầu Phong Châu, Bộ Giao thông vận tải ghi nhận kiến nghị của cử tri tỉnh Phú Thọ và sẽ quan tâm ưu tiên đầu tư khi cân đối được nguồn lực.

“Mái ấm Hoa Hồng” nhận số tiền khủn;;g nhận được mỗi ngày có khi lên đến cả tỷ, nhưng chủ cơ sở “đút túi” chỉ cho các con ăn cơm với tương, sữa pha loãng

0

Công an thu thập chứng cứ để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Mái ấm Hoa Hồng vì nghi vấn có hoạt động lừa đảo, trục lợi từ thiện.

Theo thông tin từ  báo Thanh Niên , mái ấm Hoa Hồng và bà Giáp Thị Sông Hương trước nay thường xuyên xuất hiện với hình ảnh mái ấm tình thương tư nhân dành cho trẻ em mồ côi. Trên mạng xã hội, bà Hương còn lập các trang, hội nhóm và kênh YouTube để kêu gọi nhà hảo tâm tài trợ, quyên góp tài chính, vật phẩm. Trang fanpage chính thức của Mái ấm Hoa Hồng trên mạng xã hội Facebook có tên “Mái ấm Hoa Hồng Quận 12 HCM” với 74.000 người theo dõi và kênh YouTube “Mái ấm Hoa Hồng Official” với 22.000 người đăng ký, thường xuyên đăng hình trẻ mồ côi tại mái ấm để xin hỗ trợ.

Ngày 10/8, fanpage này đăng hình ảnh tại mái ấm, trẻ em đứng cạnh nhiều hộp sữa bột, thùng sữa, tả em bé kèm bài viết với nội dung:  “Những thứ các con cần từ nhà hảo tâm có lòng nhân ái! Mọi đóng góp, hỗ trợ xin gửi về địa chỉ L52, Tô Ký, P.Trung Mỹ Tân, Q.12, TP.HCM, Việt Nam. Điện thoại: 0989.79.86.xx, số tài khoản ngân hàng sacombank: 0600055820.xx… chủ tài khoản Giáp Thị Sông Hương”.  Đây là số điện thoại và số tài khoản này chính là của bà Hương.

'Lật tẩy' mái ấm Hoa Hồng trục lợi từ việc quyên góp: Sữa và các thực phẩm từ thiện bị đem đi bán vào ban đêm - Ảnh 1 Trên các góc tường tại mái ấm đều dán thông báo xin tiền từ thiện – Ảnh: Báo Thanh Niên
Tại góc phòng, góc cột từ tầng trệt đến tầng 2 ở mái ấm đều đặt các thùng nhận tiền từ thiện và dán đầy những tờ thông báo kêu gọi ủng hộ tã, sữa, tiền vào tài khoản nói trên.

Cứ khoảng 19h và 5h sáng hằng ngày, nhân viên thân tín gồm bà Tập (65 tuổi), bà Liêm và bé B. (12 tuổi, con nuôi bà Hương) sẽ đến kho, lấy sẵn khoảng 20 thùng sữa đặt ở gian giữa tầng trệt. Lát sau, nam thanh niên tên Hùng (làm bảo vệ ca ngày và phụ đổ rác tại mái ấm) chạy xe máy (biển số: 36 B8-280.xx) đến chở số sữa này rời đi.

Như thường lệ, 19h45 ngày 20/8, Hùng chạy xe máy tới chở 13 thùng sữa rời khỏi Mái ấm Hoa Hồng. Chúng tôi bám theo quãng đường khoảng 6 km, điểm đến của Hùng là cửa hàng tên H.K-i (trên đường Thái Thị Giữ, H.Hóc Môn) chuyên bán sữa, tã, bánh dành cho trẻ em. Thấy Hùng đến, người đàn ông tên Hiếu chạy ra, tháo dây rồi đưa 13 thùng sữa vào cửa hàng. Sau vài phút ghi chép, Hùng lái xe quay về mái ấm, tiếp tục chở 11 thùng sữa đi tiêu thụ tại siêu thị sữa tên B.H.Q (tỉnh lộ 15, xã Tân Thạnh Đông, H.Củ Chi), nơi cách mái ấm 15 km.

Tương tự, 19h30 ngày 23/8, bà Tập cùng bé B. vào kho lấy ra 13 thùng sữa, xếp lên xe máy để Hùng chở đi. Quá trình này, Hùng đưa nhiều tiền cho bà Tập, sau đó bà ghi chép vào sổ tay. Hùng chở số sữa này đến siêu thị sữa B.H.Q và có người chờ sẵn để tiếp nhận, mang tất cả vào cửa hàng.

Cứ như vậy, từ đêm đến sáng, có 1 – 2 chuyến, mỗi chuyến khoảng 13 thùng sữa được Hùng chở từ mái ấm đến các cửa hàng để tiêu thụ. Hùng còn cho hay siêu thị B.H.Q nói trên là của Hùng. Trên Zalo cá nhân của Hùng cũng thường xuyên đăng bài cung cấp sỉ sữa, tã số lượng lớn và giá rẻ cho các cửa hàng. Trao đổi với chúng tôi, một nhân viên lâu năm tại mái ấm cho biết Hùng mua lại sữa, tã từ bà Hương rồi bán lại cho các cửa hàng.
'Lật tẩy' mái ấm Hoa Hồng trục lợi từ việc quyên góp: Sữa và các thực phẩm từ thiện bị đem đi bán vào ban đêm - Ảnh 2  Dù mỗi ngày có nhiều nhà hảo tâm đến tặng, quyên góp sữa, tả, đồ ăn, thức uống… nhưng trẻ em ở Mái ấm Hoa Hồng phải ăn uống trong điều kiện vô cùng thiếu thốn – Ảnh: Báo Thanh Niên

Như thường lệ, 19h50 ngày 27/8, bà Liêm, bà Tập vào kho lấy ra 15 thùng sữa bày ở gian giữa tầng trệt. Trước đó, số sữa này do một đoàn từ thiện đến tặng và được chúng tôi đánh dấu bằng cách sơn son đỏ cùng ký tự chữ “A” hoặc “X” trên 15 thùng. Đêm 27.8, trời mưa to nên Hùng không thể chở số sữa này đi tiêu thụ. Chúng tôi túc trực trước cửa mái ấm, chờ đến rạng sáng 28.8 thì thấy bà Tập đến mở cửa cuốn. Một nam thanh niên khác chạy xe máy (biển số: 49AB-013.xx) chở 15 thùng sữa nói trên rời khỏi mái ấm.

Đến 5h45, do còn quá sớm, các cửa hàng sữa chưa mở cửa nên nam thanh niên chở số sữa này về nhà trọ của mình trong hẻm 106 Trần Thị Năm (P.Tân Chánh Hiệp, Q.12). PV tiếp tục theo dõi trước phòng trọ đến 10 giờ ngày 28.8 thì phát hiện thanh niên này chở 15 thùng sữa (chia làm 3 chuyến, mỗi chuyến 5 thùng) đi bán cho cửa hàng tên Tr.K (đường Trần Thị Năm, P.Tân Chánh Hiệp, cách phòng trọ khoảng 500 m).

Khi bán sữa cho cửa hàng, thanh niên báo giá 290.000 đồng/thùng (rẻ hơn từ 20.000 – 40.000 đồng so với thị trường). Thấy chủ cửa hàng nghi ngờ về nguồn gốc, lập tức, thanh niên gọi cho ai đó, rồi bật loa ngoài cố tình để chủ cửa hàng nghe. Thấy vậy, chủ cửa hàng đồng ý mua lại 15 thùng với giá 4,35 triệu đồng. Tại đây, thông qua đặc điểm nhận dạng là son đỏ và ký hiệu chữ “A” hoặc “X” trên 15 thùng sữa, đây là số hàng từ thiện lấy từ Mái ấm Hoa Hồng.
'Lật tẩy' mái ấm Hoa Hồng trục lợi từ việc quyên góp: Sữa và các thực phẩm từ thiện bị đem đi bán vào ban đêm - Ảnh 3'Lật tẩy' mái ấm Hoa Hồng trục lợi từ việc quyên góp: Sữa và các thực phẩm từ thiện bị đem đi bán vào ban đêm - Ảnh 4 Sữa và các thực phẩm từ thiện thì lại bị mang ra ngoài vào ban đêm âm thầm rời khỏi mái ấm để nhà hảo tâm và người dân khu vực không phát giác – Ảnh: Báo Thanh Niên

Để củng cố thêm chứng cứ, một ngày cuối tháng 8/2024, một đoàn từ thiện đến thăm quên mang theo quà, bà Hương chủ động giới thiệu một đại lý chuyên bán sữa giá rẻ để nhà hảo tâm mua “cho đỡ tốn kém”. Sau đó, bà Hương giới thiệu Hùng là đại lý bán sữa và người này cam kết với đoàn từ thiện muốn mua bao nhiêu sữa cũng có, với giá rẻ hơn thị trường từ 10.000 – 20.000 đồng/thùng. Hùng cũng phối hợp “đưa đẩy” nhịp nhàng theo kịch bản của bà Hương như: gọi điện về cửa hàng, báo là chỗ người quen, lấy giá rẻ…

10 phút sau, theo chỉ dẫn của Hùng, nhà hảo tâm dễ dàng đến được cửa hàng mua sữa giá rẻ. Đây chính là cửa hàng tên H.K-i nói trên, nơi mà mỗi đêm Hùng đều chở khoảng 13 thùng sữa từ mái ấm đến tiêu thụ. Nhân viên bán hàng là Hiếu cũng rôm rả cười nói: “Anh Hùng gọi qua rồi, yên tâm em để giá gốc cho, rẻ lắm”. Quả thật, với mỗi thùng sữa hộp và sữa bột dạng lon, Hiếu bán rẻ hơn từ 10.000 – 20.000 đồng.

Theo điều tra, bà Hương còn có một cửa hàng tạp hóa tên T.L (nằm cách Mái ấm Hoa Hồng khoảng 50 m), chuyên bán sữa, tả, bánh kẹo trẻ em. Tối 20/8, quà từ thiện chất kín tại tầng trệt của mái ấm. Bà Tập, bà Liêm và bé B. soạn bánh kẹo, sữa ra khỏi các túi quà rồi cho vào các thùng xốp, đóng lại. Sau đó, họ chất lên xe đẩy đưa đến cửa hàng tạp hóa T.L. Bên trong cửa hàng, có rất nhiều đồ ăn, thức uống, vật dụng trẻ em. Một trong các nhân viên cho hay đây là cửa hàng bà Hương thuê lại để bán đồ. Tuy nhiên, cửa hàng hiện đã tạm đóng cửa được hơn 1 tháng do thiếu người trông coi.
'Lật tẩy' mái ấm Hoa Hồng trục lợi từ việc quyên góp: Sữa và các thực phẩm từ thiện bị đem đi bán vào ban đêm - Ảnh 5 Bà Giáp Thị Sông Hương là chủ mái ấm Hoa Hồng – Ảnh: VietNamNet
Theo thông tin từ  VietNamNet,  đến sáng ngày 5/9, Cơ quan CSĐT Công an quận 12 sáng nay phối hợp cùng Công an TPHCM đã tạm giữ bà Giáp Thị Sông Hương (50 tuổi, quê Bắc Giang, ngụ quận Gò Vấp), là đại diện pháp luật của Mái ấm Hoa Hồng ở đường Tô Ký, phường Trung Mỹ Tây.

Ngoài ra, công an cũng tạm giữ một số bảo mẫu của Mái ấm Hoa Hồng, trong đó có bà Nguyễn Thị Ngọc Cẩm (46 tuổi) để điều tra về hành vi bạo hành trẻ em mà báo chí phản ánh trong thời gian gần đây. Đồng thời, công an đang truy xét bảo mẫu tên Tuyền vì có vai trò liên quan.

Bên cạnh đó, công an thu thập chứng cứ để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Mái ấm Hoa Hồng vì nghi vấn có hoạt động lừa đảo, trục lợi từ thiện.

Giây phút ôm cây chuối trôi dọc sông Hồng tạo nên kì tích cho người đàn ông khi rơi tự do từ cầu Phong Châu xuống đáy sông

0

Trong lúc đang chới với giữa dòng nước xiết của sông Hồng, anh Phan Trường Sơn may mắn ôm được cây chuối và trôi theo dòng nước. Sau 4-5km trôi dọc sông Hồng, anh Sơn được người dân cứu.
Chiều 9/9, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương và Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Bùi Văn Quang đã tới Trung tâm Y tế huyện Tam Nông (tỉnh Phú Thọ) thăm hỏi, động viên các nạn nhân trong vụ sập cầu Phong Châu.

Báo cáo với Phó Chủ tịch Quốc hội, lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Tam Nông cho biết đơn vị đang điều trị cho 3 nạn nhân trong vụ sập cầu Phong Châu. Hiện sức khỏe, tinh thần các nạn nhân ổn định.

Ông Trần Quang Phương yêu cầu Trung tâm Y tế huyện Tam Nông tập trung mọi nguồn lực để điều trị, chăm sóc cho bệnh nhân.

Sau hơn 6 giờ xảy ra vụ sập cầu, tinh thần anh Phan Trường Sơn (trú huyện Tam Nông, Phú Thọ) đã dần ổn định. Trong 3 nạn nhân đang điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Tam Nông, anh Sơn là người bị thương nặng nhất.

Nạn nhân vụ sập cầu Phong Châu kể giây phút ôm cây chuối trôi dọc sông Hồng - 1Anh Phan Trường Sơn kể lại thời điểm cầu Phong Châu bị sập (Ảnh: Hữu Nghị).

Quảng cáo của   DTads

Nhớ lại thời điểm xảy ra vụ sập cầu, ánh mắt vẫn chưa hết sợ hãi, anh Sơn kể, sáng 9/9, anh từ huyện Tam Nông sang huyện Lâm Thao để giải quyết công việc.

Đến khoảng 9h45, anh về nhà. Trong lúc đi đến cầu Phong Châu, anh Sơn nghe thấy tiếng “uỳnh uỳnh” nhưng nghĩ do xe tải hạng nặng đang đi trên cầu.

Chưa kịp định hình cầu xảy ra chuyện gì, anh thấy mình đã rơi xuống sông Hồng. Lúc rơi xuống sông, anh nghĩ mình không thể sống sót để có thể trở về với gia đình.

“Rơi xuống sông, tôi thấy mình chìm rất sâu nên cố gắng ngoi lên mặt nước. Lúc đấy, mặc dù đã ngoi đến mặt nước nhưng tôi không dám nghĩ mình còn sống để trở về vì nước chảy quá xiết”, vẻ mặt vẫn chưa hết sợ hãi, anh Sơn kể.

Trong khi đang chới với giữa dòng nước chảy xiết, anh may mắn bám vào được cây chuối. Sau khoảng 4-5km trôi theo dòng nước, anh được người dân đi thuyền ra cứu.

“Vào đến viện tôi mới nghĩ mình còn sống. Lúc ôm cây chuối trôi theo dòng nước tôi rất hoảng loạn, cứ nghĩ mình không còn được về với gia đình”, rưng rưng nước mắt, anh Sơn nói.

Nạn nhân vụ sập cầu Phong Châu kể giây phút ôm cây chuối trôi dọc sông Hồng - 2Anh Nguyễn Minh Hải – nạn nhân may mắn sống sót sau vụ sập cầu Phong Châu (Ảnh: Hữu Nghị) .

Vẫn chưa hoàn hồn sau vụ sập cầu, anh Nguyễn Minh Hải kể, khoảng 9h50 ngày 9/9, anh cùng đồng nghiệp là Bùi Quý Trọng (trú xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông, Phú Thọ) đi làm từ huyện Lâm Thao về nhà.

Khi đi gần hết cầu Phong Châu, anh Hải thấy xe tải hạng nặng đi qua và cây cầu xảy ra rung lắc mạnh.

“Xe tải đi qua được 1-2 giây tôi nghe tiếng rầm rầm rồi cầu bất ngờ đổ sập. Lúc này, tôi đang cầm lái còn anh Trọng ngồi phía sau. Vừa định hình cầu bị sập, tôi nghĩ mình xong đời rồi bởi tôi không biết bơi mà nước lại chảy rất xiết”, vừa dứt lời, anh Hải đỏ hoe mắt nhìn sang người đồng nghiệp ngồi bên cạnh.

Nạn nhân vụ sập cầu Phong Châu kể giây phút ôm cây chuối trôi dọc sông Hồng - 3Chiếc xe máy của anh Hải vẫn còn mắc lại tại trụ cầu Phong Châu (Ảnh: Hải Nam).

May mắn, khi cầu sập anh Hải và anh Trọng rơi trúng trụ cầu và mắc lại. Sau đó, người dân tiếp cận và đưa 2 anh đến nơi an toàn.

“Đến bây giờ tôi vẫn run, thực sự mình quá may mắn khi thoát nạn. Lúc ngoảnh lại, cầu đã rơi xuống dưới, trên cầu khoảng 7-10 phương tiện giao thông đang di chuyển qua, giờ tôi chỉ biết cầu mong tất cả mọi người đều bình an”, anh Hải nhớ lại.

Nạn nhân vụ sập cầu Phong Châu kể giây phút ôm cây chuối trôi dọc sông Hồng - 4Anh Bùi Quý Trọng và đồng nghiệp rơi trúng trụ cầu nên may mắn thoát nạn (Ảnh: Hữu Nghị).

Cùng tâm trạng với người đồng nghiệp, anh Bùi Quý Trọng chia sẻ, khi cầu sập anh không nghĩ mình còn sống và mọi thứ xảy ra quá nhanh.

“Lúc đó, tôi nghĩ mình còn sống, hai anh em quá may mắn mới có thể sống sót”, anh Hải nói.

Ông Hà Ngọc Anh, Trưởng phòng bác sĩ chuyên khoa 2, Trung tâm y tế huyện Tam Nông, cho biết khoảng 10h30 đơn vị nhận thông tin sập cầu Phong Châu. Ngay sau đó, đơn vị đã huy động 2 xe cứu thương cùng đội ngũ y bác sỹ có mặt tại hiện trường và tiếp nhận 2 nạn nhân là Nguyễn Minh Hải và Bùi Quý Trọng.

Đến 10h45, Trung tâm y tế huyện Tam Nông tiếp nhận thêm nạn nhân Phan Trường Sơn. Qua thăm khám, điều trị các nạn nhân đã ổn định sức khỏe.

Từ vụ sập cầu Phong Châu, Phú Thọ: Thuộc ngay 4 bước có 1-0-2 để thoát khỏi xe hơi, tránh đuối nước khi rơi xuống sông

0

Theo cáo báo nhanh của lãnh đạo địa phương, khoảng 9h40 phút ngày 9.9.2024 trên sông Hồng xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng sập nhịp cầu Phong Châu.

Theo thông tin trước đó từ báo Người Lao Động đưa tin,  Lao Động  đã đưa tin, sáng 9.9, cầu Phong Châu nối liền huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đã bị sập. Ngay sau khi xảy ra sự cố nghiêm trọng này, lực lượng vũ trang Quân khu 2 khẩn trương triển khai phương tiện, điều động cán bộ, chiến sĩ tham gia cứu hộ, cứu nạn.
Từ vụ sập cầu Phong Châu, Phú Thọ: Thuộc ngay 4 bước có 1-0-2 để thoát khỏi xe hơi, tránh đuối nước khi rơi xuống sông - Ảnh 1

Cầu Phong Châu nối liền huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đã bị sập. Ảnh: Kienthucnet.

Trong đó, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Phú Thọ đã điều 3 xuồng cao tốc và hơn 200 cán bộ, chiến sĩ tới khu vực cầu Phong Châu (hạ lưu). Quân khu 2 đã điều động hơn 300 cán bộ, chiến sĩ triển khai lực lượng, phương tiện đến cứu hộ, cứu nạn nạn nhân vụ sập cầu.

Theo cáo báo nhanh của lãnh đạo địa phương, khoảng 9h40 phút ngày 9.9.2024 trên sông Hồng xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng sập nhịp cầu Phong Châu.

Hiện các lực lượng đang khẩn trương tập trung tìm kiếm, cứu nạn cứu hộ, nguyên nhân ban đầu xác định do nước lên cao, chảy xiết gây sập cầu.

Có mặt chỉ huy ứng cứu tại cầu Phong Châu, Trung tướng Phạm Hồng Chương – Tư lệnh Quân khu 2 cho biết, hiện đã tìm được 3 nạn nhân và đưa vào Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ cấp cứu.

Theo Trung tướng Phạm Hồng Chương, đáng lo ngại là khi cầu sập, có một số phương tiện đã bị rơi xuống sông trong khi nước chảy xiết. Địa phương và lực lượng chức năng đang tiến hành làm rõ.
Từ vụ sập cầu Phong Châu, Phú Thọ: Thuộc ngay 4 bước có 1-0-2 để thoát khỏi xe hơi, tránh đuối nước khi rơi xuống sông - Ảnh 2 Hiện trường vụ sập cầu Phong Châu. Ảnh: VTC News.
Liên quan đến vụ việc, tiến sĩ Phạm Anh Tuấn, chuyên gia dạy phòng chống đuối nước chia sẻ trên Kienthunet cho biết, những người không may bị rơi xuống nước, nhất là rơi ở độ cao như cầu thường hoảng loạn, đập chân tay rất mạnh nên mất sức và bị chìm, ngạt thở và chết đuối.

Theo Tiến sĩ Tuấn, ở dưới nước, nếu bình tĩnh con người sẽ có được trung tâm trọng lực cân bằng. Hai lá phổi chứa không khí là trung tâm lực nổi, khi rơi xuống nước tuy trọng lực kéo xuống, nhưng nhờ buồng phổi chứa 6 – 8 lít không khí nên sẽ đẩy chúng ta về tư thế úp – tư thế của trọng lực nổi, giúp đầu người nổi gần sát mặt nước.

Ngoài ra, trọng lượng cơ thể cũng sẽ giảm đi nếu ở dưới nước. Nếu chìm ở ngang thắt lưng trọng lượng còn 50%, chìm tới cổ trọng lượng mất 90%. Chìm trong nước càng sâu thì càng nổi, không nặng như trên mặt nước. Nghĩa là khi rơi xuống nước ở độ cao nhất định thì nước sẽ đẩy con người lên trên mặt nước, chứ không dìm xuống.

“Con người được tạo hóa ban cho hai chân, hai tay tương tự các mái chèo, lại có phao, thế mà vẫn bị chết đuối. Đó là vì họ hoảng loạn, vùng vẫy nên bị rơi khỏi trung tâm lực nổi an toàn, mất cân bằng và chìm xuống mà không sử dụng những thứ tạo hóa đã ban tặng”,  Tiến sĩ Tuấn chia sẻ.

Theo Tiến sĩ Tuấn, để phòng tránh đuối nước, cách tốt nhất là cần phải biết bơi. Tuy nhiên, ngay cả khi biết bơi cũng không phải là biện pháp hiệu quả để phòng chống chết đuối, bởi có nhiều người lớn bơi giỏi vẫn chết đuối. Lý giải điều này, các chuyên gia cứu hộ cho rằng một người đang chết đuối khi vớ được vật gì đó họ sẽ bám rất chắc, sức mạnh đó có thể kéo chìm ngay cả những người bơi rất giỏi.
Từ vụ sập cầu Phong Châu, Phú Thọ: Thuộc ngay 4 bước có 1-0-2 để thoát khỏi xe hơi, tránh đuối nước khi rơi xuống sông - Ảnh 3 Vụ sập cầu Phong Châu, có 5 xe ô tô, 4 xe máy, 9 người rơi xuống sông. Ảnh: VOV.
Ngoài ra, nếu dòng nước dơ bẩn còn ẩn chứa những nguy hiểm như rác kim loại sắc nhọn hay nước lạnh có thể làm cho cơ co cứng (vọp bẻ) rất nhanh. Vì vậy, kỹ thuật cứu người đuối nước là rất quan trọng. Trong đó, nếu không may bị rơi xuống nước nhất là trọng tâm rơi từ trên cầu bạn có thể sẽ có cơ hội sống nếu thực hiện 4 bước sau:

– Không quẫy đạp mạnh để tránh mất sức và nhanh chìm.

– Bình tĩnh nhắm mắt, ngậm miệng, nín thở (có thể lấy tay bịt mũi) để phổi không bị sặc nước, để mặc nước đẩy người nổi dần lên, trở về tư thế bập bênh bán an toàn, đầu nổi sát mặt nước.

– Dùng tay hoặc chân làm mái chèo, quạt nước nghiêng đẩy đầu nhô khỏi mặt nước (hoặc quạt nước xiên, đẩy người bơi đi dễ dàng).

– Khi chuyển động lên xuống, tới trước hãy nhớ trên mặt nước há miệng to thở vào nhanh và sâu, dưới mặt nước ngậm miệng, thở ra từ từ bằng mũi hoặc bằng mồm.

Ngày 9.9, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Công điện về việc tập trung khắc phục sự cố sập cầu Phong Châu, tỉnh Phú Thọ và ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét tại các tỉnh miền núi, trung du Bắc Bộ.

Thủ tướng Chính phủ gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc nhất đến thân nhân các gia đình người bị nạn, chia sẻ với những khó khăn, mất mát của nhân dân vùng bị ảnh hưởng của bão, mưa lũ.