Home Blog Page 185

Đàn ông dính 1 nét tướng này là báo trước vận đen phúc mỏng, giỏi giang mấy vẫn cứ nghèo

0

Nhân tướng học nhận định rằng nếu đàn ông có 1 trong những nét tướng này thường bôn ba, vất vả, cả đời kiếm tiền chật vật, khó mà làm giàu. Đó là những nét tướng nào?

Ấn Đường có nhiều nếp nhăn hoặc bị lông mày che khuất, màu sắc tăm tối

Xem tướng khuôn mặt , Ấn đường nằm phía dưới khoảng giữa hai lông mày chừng 1cm, là nơi tụ họp tinh khí nguyên thần của một người, phản ánh tính cách cơ bản của người đó. Ấn đường tốt nhất là vuông vức, đầy đặn, chiều rộng từ một ngón rưỡi đến hai ngón tay.

Empty

Đàn ông sở hữu Ấn đường có nhiều nếp nhăn hay bị lông mày che khuất lòng dạ hẹp hòi, lúc nào cũng rơi vào cảnh thiếu thốn tiền bạc bởi vận tài lộc chẳng có là bao, cả đời cũng khó làm nên chuyện gì to tát. Cho dù bản thân có nhiều tham vọng cũng chẳng thể biến chúng thành hiện thực, chỉ đành than thân trách phận số kiếp kém may mắn mà thôi.

Ấn đường đen tối biểu hiện cho việc chủ nhân không có tiếng nói, thực lực lẫn uy quyền trong vận trình sự nghiệp, dù rằng họ vẫn có đủ thực lực và khả năng tương xứng với công việc.

Dái tai nhỏ

Đàn ông sở hữu dái tai nhỏ thường hay lo lắng, muộn phiền, sợ hãi những điều sắp tới. Họ cũng thuộc tuýp người nhút nhát và thiếu dũng khí, chẳng dám làm điều gì liều lĩnh.

Vì thế, công danh chẳng đáng kể, có kiếm được đồng tiền cũng phải bôn ba, lao tâm khổ tứ vất vả.

Đôi mắt không cân đối, nhiều lòng trắng

Đàn ông có nét tướng này thường không đáng tin cậy, tráo trở, lười nhác. Tướng đàn ông có mắt nhỏ ti hí này tính tình keo kiệt, đa nghi, số cơ cực bần hàn.

Miệng mỏng, trễ

Miệng quyết định khả năng diễn đạt của bản thân. Đàn ông miệng to nhưng môi lại mỏng thì dục vọng nhiều song lại thiếu lòng đồng cảm, hay nói lời cay nghiệt, phê phán người khác không thương tiếc ngay trước mặt, sau lưng lại thích buôn chuyện, bàn tán về chuyện riêng tư của người khác, không được ai quý mến.

Empty

Thêm vào đó, nếu người này khóe miệng trễ xuống thì đó là tướng lộ tài, bao nhiêu phúc khí, tài khí đều theo đó mà trôi hết ra ngoài, khiến cho người này tài lộc ít ỏi, tiền bạc thiếu thốn.

Xương mặt to, da mặt mỏng

Đàn ông sở hữu xương mặt to, da mặt mỏng, khô là kẻ phá tán tiền của trong nhà, nghèo khổ, không sống lâu, cả đời vất vả cũng không giàu. Nếu khí sắc trên mặt mờ tối như than bụi có thể sẽ phải bỏ mạng nơi phương xa.

(Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo)

Nguồn : https://phunutoday.vn/dan-ong-dinh-1-net-tuong-nay-la-bao-truoc-van-den-phuc-mong-gioi-giang-may-van-cu-ngheo-d330139.html

Ngoài kia bao nhiêu người PHÔNG BẠT, LÀM MÀU tôi không biết, đây là danh sách ủng hộ của một xóm nghèo khiến tôi bật khóc, Hà Tĩnh nói là làm

0

Những ngày qua, một bản danh sách ủng hộ bà con vùng bão lũ miền Bắc của một xóm nghèo ở Hà Tĩnh được chia sẻ rất nhiều trên mạng xã hội. Những cái tên cùng những số tiền lặng lẽ trên giấy đến từ một  xóm nghèo khiến người ta không khỏi xúc động.

Đó chính là danh sách ủng hộ đồng bào miền Bắc gặp bão lũ, sạt lở của một xóm nghèo ở xã Tân Lâm Hương, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Kèm theo danh sách này còn có bài viết đầy cảm xúc của một giáo viên khi biết đến khoản tiền ủng hộ ‘đáng kinh ngạc’ của người dân thuộc xóm nghèo nhất xã.

hình ảnh

Danh sách ủng hộ cho thấy, hầu hết các hộ dân ở thôn Sơn Trình đều ủng hộ từ 500 nghìn đồng trở lên, trong đó, một số người ủng hộ 1 triệu đồng. 

Chủ nhân bài viết là chị Nguyễn Thị Hương Như (SN 1978, hiện là giáo viên, trú tại thôn Tân Tiến, xã Tân Lâm Hương, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh). 

Chị Như xúc động viết: “Sơn Trình tôi biết đến là một xóm nghèo nằm ven dòng sông Ngàn Mọ thuộc địa bàn xã Thạch Lâm cũ. Nơi đây, bà con nghèo đói lam lũ nhất xã, quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời.  

Đặc biệt, đây là địa bàn độc đạo lại thấp trũng nên chưa mưa đã ngập mà mỗi khi ngập lụt rất khó tiếp cận để cứu trợ. 

Trận lũ tháng 10/2020, Sơn Trình là xóm chịu hậu quả nặng nề nhất. Sau lũ, bà con gồng mình khắc phục hậu quả. Có lẽ, chính vì điều đó mà họ thấm được nỗi đau thương mất mát. 

Trận lũ năm ấy, họ được cả nước hướng về nên thấu cảm được nỗi đau, hiểu sâu sắc đạo lý “uống nước nhớ nguồn”.

Nên hôm nay, khi hay tin nhân dân miền Bắc đang oằn mình trong cơn lũ kinh hoàng, người dân Sơn Trình không ai bảo ai tự nguyện ủng hộ. 

Qua đây, mới thấy được “tấm lòng vàng” của bà con. Họ không phải chơi trội, thích thể hiện, cũng không phải giàu có, thừa thãi mà chính họ từng ở trong cảnh ngộ như đồng bào miền Bắc nên thấm được nỗi đau”.

Chị Hương Như cho hay, khi biết đến danh sách ủng hộ này, chị rất cảm động. Chị hiểu rõ cuộc sống khó khăn, vất vả của người dân thôn Sơn Trình nên thấy việc làm của họ là nghĩa cử cao đẹp xứng đáng được lan tỏa.

hình ảnh

Người dân xóm Sơn Trình đến nhà văn hóa thôn ủng hộ đồng bào trong cơn bão lũ. Ảnh: VNN

Một người khác làm ăn xa quê khi nhìn thấy bản danh sách này được chia sẻ trên mạng cũng đã xúc động chia sẻ:

Đây là một xóm nghèo ở xã nhà nơi Bố mình sinh ra và lớn lên. Tân Lâm Hương (xã Thạch Lâm củ) của huyện Thạch Hà, tĩnh Hà Tĩnh. Nhìn danh sách ủng hộ, tôi đảo mắt tìm tên người thân, nhận ra nào là nhà O, Chú, Bác, con O, Chú, Bác Họ, Bác tộc trưởng vvvv. 

Bản thân thấy rất hp vui mừng vì nhìn thấy được tình người, sự sẽ chia lan toả tình yêu thương mà chính họ từng ở trong cảnh ngộ như đồng bào M Bắc đang phải gánh chịu. Yêu thương!

hình ảnh

Người dân xóm nghèo tự nguyện ủng hộ bà con miền bắc trong hoàn cảnh khó khăn, có lẽ trong số tiền đó còn gửi gắm cả những chia sẻ yêu thương vì chính bản thân họ cũng đã trải qua những vất vả vì thiên tai như vậy

Ông Nguyễn Văn Ninh, Chủ tịch UBND xã Tân Lâm Hương xác nhận, danh sách ủng hộ trên là đúng sự thật.

Ông Ninh cho hay, sáng 13/9, xã Tân Lâm Hương phát động người dân ủng hộ đồng bào miền Bắc gặp thiên tai. Trưa đó, người dân xóm Sơn Trình không ai bảo ai đã đem tiền đến nhà văn hóa thôn quyên góp.

Khoản tiền ủng hộ hầu hết từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng. Thôn Sơn Trình có tổng cộng 92 hộ dân, tổng số tiền đóng góp lên đến gần 52 triệu đồng. Số tiền này đã được xã chuyển cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Thạch Hà.

Sơn Trình là xóm nghèo nhất xã, 100% người dân làm nông nghiệp. Do vị trí địa lý thấp trũng, nằm ven sông nên thường xuyên hứng chịu thiên tai. Thấu hiểu được nỗi khổ của bà con miền Bắc trong cơn bão lũ, người dân tự nguyện đóng góp dù đời sống vẫn còn khó khăn. 

Đó thực sự là hành động đẹp đáng được trân trọng. Bản thân tôi khi nhìn danh sách ủng hộ cũng rất cảm động”, ông Ninh nói.

Ông Ninh nhớ nhất trường hợp một cụ già có hoàn cảnh khó khăn, sống nhờ sự hỗ trợ của nhà nước song vẫn đem 200 nghìn đồng đến nhà văn hóa thôn ủng hộ. Ông cảm kích trước hành động nhân ái đó.

Năm 2020, người dân thôn Sơn Trình hứng chịu thiệt hại nặng nề do lũ lụt gây ra. Thời điểm đó, bà con nhận được nhiều tình cảm, sự hỗ trợ của cả nước. Sau ngày lũ lụt, mỗi hộ dân nhận được khoảng 4 – 5 triệu đồng, góp phần vực lại cuộc sống. Nhớ mãi ân tình đó, xóm nghèo sẵn sàng chung tay giúp đỡ đồng bào miền Bắc trong cơn bão lũ.

“Dân xóm Sơn Trình còn nói, nếu miền Bắc cần sức người, họ sẵn sàng giúp đỡ. Tuy nhiên, sự hỗ trợ này cần có chuyên môn nên chúng tôi vẫn phải cân nhắc thêm”, ông Ninh chia sẻ.

Hay tin người dân miền Bắc oằn mình trong bão lũ, người dân Sơn Trình không ai bảo ai, tự nguyện góp tiền ủng hộ.

Lời Tổ Tiên dạy: “Người mở miệng là nói 4 câu này, suốt đời nghèo khó, chẳng ngóc đầu được lên”

0

Người xưa cho rằng những người thường nói 3 câu này thường không có chí tiến thủ, chẳng làm nên trò trống gì.

Phàn nàn về sự bất công

Phàn nàn là phản ứng tự nhiên của con người khi gặp phải những tình huống không như ý. Khi đối mặt với khó khăn và bất công, một số người cảm thấy buồn bã, trong khi những người khác lại tức giận vì cảm thấy mình bị thiệt thòi so với người khác.

Có người thậm chí quay sang trách móc cha mẹ. Tuy nhiên, những người thường xuyên phàn nàn lại chính là những người chịu thiệt thòi nhiều nhất. Cuộc sống sẽ không thay đổi nếu chỉ biết than phiền mà không có nỗ lực cải thiện tình hình hiện tại và tương lai.

Phàn nàn là phản ứng tự nhiên của con người khi gặp phải những tình huống không như ý.

Thay vì dành thời gian cho việc phàn nàn, hãy tập trung vào việc phát triển bản thân. Mỗi người đều có khả năng và cơ hội riêng, nhưng cách mỗi người tận dụng và tiếp cận những cơ hội đó mới tạo nên sự khác biệt. Nếu không tập trung vào việc hoàn thiện mình mà chỉ mãi đòi hỏi sự công bằng, bạn sẽ khó có thể tiến xa hơn.

Những lời nói quá thẳng và thật

Việc sử dụng ngôn từ thẳng thắn và chân thành có thể mang đến những tác động khác nhau, tùy thuộc vào cách diễn đạt. Khi truyền tải sự thật, sử dụng từ ngữ khéo léo sẽ giúp người nghe dễ dàng chấp nhận hơn.

Chỉ khi người khác chấp nhận sự thật, mối quan hệ mới có thể trở nên vững chắc và bạn mới có thể chia sẻ sâu hơn với họ. Điều này càng quan trọng khi bạn có nhiều mối quan hệ, vì bạn cần cẩn trọng trong cách lựa chọn lời nói.

Trong giao tiếp, đôi khi thật khó để hiểu hết suy nghĩ và ý định của người khác, nhưng chúng ta cần tiếp cận một cách thấu hiểu, quan sát và lắng nghe cảm xúc của họ. Những người quá thẳng thắn thường chỉ quan tâm đến quan điểm của mình, mà ít chú ý đến cảm xúc của người khác.

Phê phán và khinh bỉ người khác

Mỗi người đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng. Một số người có xu hướng muốn tôn vinh ưu điểm của mình và che giấu nhược điểm, nhưng không phải ai cũng nhận thức rõ về điều này.

Khi họ nhận ra nhược điểm của người khác, nhiều người thường có xu hướng phê phán và khinh bỉ bằng những lời lẽ gay gắt. Hành động này vô tình gây tổn thương cho người xung quanh mà họ không hề nhận ra.

Mỗi người đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng.

Những người thành công thường là những người giỏi giao tiếp, biết cách cư xử và hòa nhã với mọi người. Nếu bạn muốn thành công và phát triển, điều cần thiết là học cách giao tiếp lịch thiệp và ứng xử khéo léo ngay từ khi còn trẻ.

Nguồn : https://phunutoday.vn/loi-to-tien-day-nguoi-mo-mieng-la-noi-4-cau-nay-suot-doi-ngheo-kho-chang-ngoc-dau-duoc-len-d430514.html

Tổ Tiên dặn chẳng thừa: “Có tiền đừng đi 2 nơi, không tiền đừng hỏi 2 người”, đó là ai vậy?

0

Người xưa để lại những lời răn dạy thấm thía đối với con cháu khi giàu có và khi nghèo khó.

Có tiền đừng đến 2 nơi này

Sòng bạc

Dù bạn có khả năng tài chính đến đâu, tuyệt đối không nên đặt chân vào sòng bạc. Sòng bạc không bao giờ mang lại điều gì ngoài sự mất mát tài chính, phá sản, và nợ nần.

Dù bạn là triệu phú hay tỷ phú, sự ham muốn chiến thắng thường dẫn đến việc bạn muốn tiếp tục đặt cược, trong khi thất bại có thể khiến bạn cảm thấy cần phải phục thù và lấy lại số tiền đã mất. Kết quả cuối cùng là bạn sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn tài chính, và sòng bạc có thể phá hủy không chỉ tài sản mà còn gia đình của bạn.

Dù bạn có khả năng tài chính đến đâu, tuyệt đối không nên đặt chân vào sòng bạc.

Dù bạn có khả năng tài chính đến đâu, tuyệt đối không nên đặt chân vào sòng bạc.

Quê hương

Nơi thứ hai bạn nên tránh là quê hương. Khi bạn còn nghèo, người thân và bạn bè ở quê thường sẽ tránh xa và không quan tâm đến bạn. Tuy nhiên, khi bạn trở nên giàu có, bạn có thể trở thành mục tiêu của sự ỷ lại và đòi hỏi từ họ.

Nếu bạn gặp khó khăn, họ có thể xem bạn như “kho tiền” và yêu cầu sự giúp đỡ. Vấn đề vay nợ cũng có thể gây rắc rối, vì dù bạn có giúp đỡ, họ có thể coi bạn là keo kiệt nếu bạn nhắc nhở họ về việc trả nợ. Tóm lại, dù có tiền, tốt nhất là hạn chế quay trở lại quê hương, vì đây là một thực tế đau lòng nhưng rất thực tế.

Không có tiền, đừng hỏi hai loại người

Người coi tiền như mạng sống

Có những người bạn chỉ tồn tại trên danh nghĩa và không mang lại giá trị gì ngoài tiền bạc. Họ là những người ích kỷ, đặt lợi ích cá nhân lên hàng đầu, không chấp nhận bất kỳ thiệt thòi nào, dù là nhỏ nhất. Khi cho bạn vay tiền, họ thường yêu cầu lãi suất cao và đòi hỏi phải trả đúng hạn, ngay cả khi bạn đang gặp khó khăn.

Những người này chỉ quan tâm đến lợi ích của mình mà không để tâm đến hoàn cảnh của người khác. Vì vậy, dù khó khăn đến đâu, bạn nên tránh vay tiền từ những người chỉ chăm chăm vào lợi ích cá nhân, vì bạn hoàn toàn có thể vượt qua khó khăn mà không phải phụ thuộc vào họ.

Có những người bạn chỉ tồn tại trên danh nghĩa và không mang lại giá trị gì ngoài tiền bạc.

Có những người bạn chỉ tồn tại trên danh nghĩa và không mang lại giá trị gì ngoài tiền bạc.

Người thân không thường xuyên liên lạc

Dù bạn có nhiều người thân trong gia đình, chỉ một số người như cha mẹ, anh em, và con cái thực sự gần gũi và hỗ trợ bạn đúng nghĩa. Những người như cô, dì, chú bác thường chỉ xuất hiện trong những dịp lễ, Tết, hoặc sự kiện quan trọng, và ngoài những dịp này, họ thường lạc lõng như những người xa lạ.

Do đó, dù bạn đang gặp khó khăn hay không, việc vay tiền hoặc nhờ giúp đỡ từ những người thân như vậy nên tránh, vì điều này không chỉ có thể làm bạn thêm khó khăn mà còn tạo ra những vấn đề phức tạp trong mối quan hệ gia đình.

Sau Rằm Trung Thu: Hạ ngay 3 thứ này xuống càng để lâu càng mất lộc, nghèo khổ

0

3 đồ vật dưới đây sau khi thắp hương rằm, mùng 1 hay bất kỳ ngày lễ nào gia chủ cũng nên hạ ngay xuống đừng để lâu trên bàn thờ.

Bình hoa tươi đã héo tàn

Bình hoa tươi là thứ không thể thiếu trên bàn thờ ngày Tết, đó có thể là bình hoa đào, hoa lay ơn, hoa đồng tiền, hoa cúc vàng,… Khi hết Tết, gia chủ cần hạ những bình hoa héo tàn xuống ngay, không nên tiếp tục để trên nữa. Bởi nếu để hoa héo, bình hoa bốc mùi trên bàn thờ là một điều bất kính. Chính vì vậy, sau khi thắp hương hoa tươi xong bạn nên hạ chúng xuống không nên để quá lâu trên bàn thờ cho tới khi chúng héo tàn mới hạ xuống vứt đi, điều này rất cấm kỵ trong văn hóa thờ cúng của người Việt Nam chúng ta gây hao tài, tán của.

Tiền giấy, vàng mã

Theo quan niệm dân gian, ông bà tổ tiên dù đã mất nhưng vẫn tiếp tục tồn tại ở thế giới bên kia. Vì vậy vào những ngày lễ Tết, con cháu thường cúng tiền giấy, vàng mã để thể hiện tấm lòng thành kính với tổ tiên. Mặc dù là vật phẩm có thể dâng cúng lên bàn thờ gia tiên nhưng tiền giấy, vàng mã không nên để lâu trên bàn thờ.

Không đặt đồ ăn mặn lâu trên bàn thờ

Không đặt đồ ăn mặn lâu trên bàn thờ

Sở dĩ như vậy vì điều này sẽ gây ảnh hưởng tới việc làm ăncủa gia chủ, khiến công việc khó hanh thông, gặp chuyện ngáng đường cản trở, làm mãi không thấy tiền đâu mà thậm chí còn mất tiền hao của. Do đó khi làm lễ hóa vàng, gia chủ nên hóa tiền giấy, vàng mã luôn, không nên để trên bàn thờ. Như vậy đường tài lộc, sự nghiệp của gia chủ mới hanh thông.

Đồ ăn mặn, thực phẩm nấu chín

Trong những ngày Rằm hoặc ngày lễ lớn nhiều gia đình thường thắp hương lên bàn thờ Tổ Tiên hoặc Thần Tài những đồ ăn mặn thực phẩm chín. Những đồ ăn này thường có hạn sử dụng khá ngắn và dễ bị ôi thiu hư hỏng nếu bạn để thời gian quá lâu trên bàn thờ. Chính vì vậy, xong khi tàn hươn bạn nên hạ ngay những thực phẩm chín, đồ ăn mặn xuống để cùng thưởng thức với người thân của mình.

Giấy tiền vàng mã sau khi cúng nên hạ xuống hóa vàng

Giấy tiền vàng mã sau khi cúng nên hạ xuống hóa vàng

Trong trường hợp gia đình chưa muốn ăn ngay thì có thể đóng hộp có nắp đậy cho vào tủ lạnh để bảo quản, khi nào cần sử dụng dụng hâm nóng lại sau. Còn nếu bạn cứ để trên bàn thờ để cho bề trên ngự lãm trong thời gian lâu sẽ gây ôi thiu nấm mốc đồ ăn rất lãng phí và không tốt cho phong thủy. Bởi điều này là điều vô cùng cấm kỵ trong văn hóa thờ cúng của người Việt Nam chúng ta.

* Thông tin chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm

Thân thế người thầy giáo nhận nuôi tất cả trẻ em sống sót ở Làng Nủ, là thầy của GS Ngô Bảo Châu

0

Khi nói về sự nghiệp “trồng người” của mình, thầy Nguyễn Xuân Khang chia sẻ: “Tôi không có gì ngoài học vị cử nhân cách đây hàng chục năm, học hàm không, danh hiệu không, giải thưởng không. Tôi là nhà giáo của nhân dân”.

Cơn bão số 3 đi qua, để lại thiệt hại nặng nề cho các tỉnh miền Bắc nước ta. Làng Nủ trở thành nơi cả nước hướng về, dành nhiều sự sẻ chia, động viên vì sự mất mát quá lớn. Theo dõi và nắm được tình hình đó, thầy giáo Nguyễn Xuân Khang đã quyết định nhận nuôi tất cả các trẻ em may mắn sống sót ở Làng Nủ đến năm 18 tuổi. Thông tin này được báo Thanh Niên chia sẻ và ngay lập tức khiến dư luận xúc động.

thay-nguyen-xuan-khang-1

Thầy Nguyễn Xuân Khang – Hiệu trưởng trường Marie Curie nhận nuôi các bé sống sót sau trận lũ quét Làng Nủ đến năm 18 tuổi. Ảnh: Internet

Được biết, thầy Nguyễn Xuân Khang và trường Marie Curie sẽ nhận cấp dưỡng cho các em nhỏ Làng Nủ ăn học bằng cách cấp 3 triệu đồng/cháu/tháng, cho đến khi các em được 18 tuổi. Số tiền đó sẽ được chuyển trực tiếp cho bố mẹ hoặc người đỡ đầu các em.

Cũng từ sự việc này, cư dân mạng bắt đầu xôn xao truy tìm thân thế của thầy Nguyễn Xuân Khang. Cụm từ khóa “thầy Nguyễn Xuân Khang là ai?” xuất hiện nhiều trên các trang mạng xã hội.

thay-nguyen-xuan-khang-2Thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie. Ảnh: Thanh Hùng

Thầy Nguyễn Xuân Khang sinh năm 1949, là Hiệu trưởng Trường Marie Curie. Ở trường Marie Curie, ông có biệt danh rất đặc biệt: “Ông nội”. Cách gọi này xuất phát từ tuổi tác khá cao của thầy, đồng thời còn bởi sự gần gũi, quan tâm mà thầy dành cho các học sinh, xem họ như con cháu trong nhà.

Trong quá trình lãnh đạo, điều hành trường Marie Curie, thầy Khang đã đóng góp lớn cho sự nghiệp giáo dục của Hà Nội nói riêng, cả nước nói chung. Thầy vận động, đi đầu trong những hoạt động nhân ái, thiện nguyện. Thầy không ngại đổi mới, tiếp cận với công nghệ tiên tiến, hiện đại vào dạy và học.

thay-nguyen-xuan-khang-3

Năm 2022, thầy Nguyễn Xuân Khang là một trong 10 cá nhân tiêu biểu vinh dự nhận được danh hiệu “Công dân Thủ đô ưu tú”. Ảnh: Internet

Thầy Nguyễn Xuân Khang quê ở Nghệ An, là lứa học sinh chuyên Toán đầu tiên ở Việt Nam vào những năm 1965. Năm 1968, thầy học Khoa Vật lý, Đại học Tổng hợp Hà Nội và là lớp phó của lớp học 275 người. Nhưng sự tàn khốc của chiến tranh khiến sĩ số lớp khi tốt nghiệp chỉ còn lại 70 người. Thầy Khang vì bị bệnh ở mắt, sức khỏe không đủ điều kiện nên ngày ấy không được ra chiến trường mà ở lại trường dạy học.

thay-nguyen-xuan-khang-4

Thầy Khang chính là thầy dạy Vật lý của GS Ngô Bảo Châu. Ảnh: Internet

Có thể nhiều người không biết, thầy Nguyễn Xuân Khang chính là thầy của lứa học sinh đạt Olympic Toán học Quốc tế đời đầu như Hoàng Lê Minh, Đàm Thanh Sơn, Ngô Bảo Châu… Lớp thầy làm chủ nhiệm có 25 em thì đến 24 em đủ tiêu chuẩn nhận học bổng du học nước ngoài.

thay-nguyen-xuan-khang-5

Thầy Nguyễn Xuân Khang xúc động trong buổi lễ chia tay học sinh cuối năm học 2023-2024 hôm 29/5 vừa qua. Ảnh minh họa: NTCC

Nói đến thầy Khang không thể không kể về những dự án mà ông phát động, chung tay góp sức. Đầu năm 2024, thầy và Trường Marie Curie đã chi 100 tỷ đồng xây trường phổ thông dân tộc cho học sinh ở huyện Mèo Vạc (Hà Giang). Trước đó, vào năm 2022, Trường Marie Curie đã tổ chức dạy tiếng Anh trực tuyến cho 2.600 học sinh lớp 3 ở Mèo Vạc, duy trì đến khi các em học hết tiểu học. Năm 2023, thầy Khang chi 6 – 12 tỷ đồng hỗ trợ 30 sinh viên ở Mèo Vạc đi học đại học ngành tiếng Anh.

Năm 2020, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, học sinh nghỉ học tránh dịch nhưng giáo viên trường Marie Curie vẫn được hưởng nguyên lương và nhận sớm hơn mọi tháng. Thầy Khang còn không thu bất cứ khoản phí nào trong thời gian học sinh không đến trường, kể cả việc học online.

Còn trong thời gian gần đây, hướng đến đồng bào bị bão lũ, thầy Khang cùng tập thể giáo viên, học sinh Trường Marie Curie đã gom tiền tiết kiệm, cùng gia đình làm lạc rang muối vừng, ruốc bông, quyên góp nhu yếu phẩm, viết lời nhắn nhủ động viên gửi đến bà con.

Khi nói về bản thân, thầy Khang từng tự hào chia sẻ: “Thầy không có gì ngoài học vị cử nhân cách đây hàng chục năm, học hàm không, danh hiệu không, giải thưởng không. Thầy là nhà giáo của nhân dân. Nói đến nhà giáo người ta thường nhắc đến chữ nghèo với câu nói “giáo án” là “dán áo”. Nhưng thầy không nghèo, cơ sở vật chất trường như vậy thầy không thể nghèo được. Và thầy tuy không phải là đại gia, không phải là tỷ phú top 5 Việt Nam nhưng thầy chắc chắn là top 5 người giàu nhất về tinh thần”.

Hiệp Gà chuẩn bị tái hôn lần 4, vợ là đại gia tiêu tiền quyển, sổ đỏ tính bằng cân: Danh tính khiến bao người nể phục

0

Diễn viên Hiệp Gà và bạn gái kém 3 tuổi khi về chung nhà sẽ có khối tài sản ra sao? 

Gần đây, diễn viên Hiệp Gà nhận được sự quan tâm của công chúng khi công khai bạn gái và cho biết cả hai dọn về sống chung, cùng nhau xây dựng tổ ấm như vợ chồng.

Diễn viên Hiệp Gà và vợ thứ 4 giàu cỡ nào khi về chung một nhà? Ảnh 1Hiệp Gà đang viên mãn trong chuyện tình cảm khi yêu người phụ nữ kém anh 3 tuổi, ở cùng quê.
Được biết, Thu Hà – bạn gái của nam diễn viên cùng quê với anh và biết nhau từ năm 1995. Chia sẻ trên truyền thông, cô cho biết không còn xa lạ với những chuyện quá khứ của Hiệp Gà. Tuy nhiên, điều này không phải rào cản trong tình cảm của hai người và cả hai cùng hướng về tương lai, yêu thương nhau để cùng xây dựng gia đình.Diễn viên Hiệp Gà và vợ thứ 4 giàu cỡ nào khi về chung một nhà? Ảnh 2

Thu Hà là mẹ đơn thân, có sự nghiệp vững vàng nên không mang tiếng “dựa hơi” khi yêu Hiệp Gà. 

 

Bạn gái của Hiệp Gà đang làm trong lĩnh vực bất động sản, hiện tài sản cũng dư dả nhờ làm việc chăm chỉ và biết tích cóp. Gần đây, Thu Hà đang xây nhà và cô cho biết từng xây 4 căn để bán. Lần này, cô có bạn trai bên cạnh phụ giúp, cùng giám sát công trình, quản lý thợ xây… nên tâm trí phần nào thoải mái hơn.Diễn viên Hiệp Gà và vợ thứ 4 giàu cỡ nào khi về chung một nhà? Ảnh 3Bạn gái hiện tại của Hiệp Gà làm trong lĩnh vực bất động sản. 

Ngược lại, Thu Hà cũng là “tài xế” đưa Hiệp Gà đi diễn hoặc đi quay phim. Hiện tại, ngoài đóng phim, nam diễn viên còn có thu nhập từ nền tảng mạng xã hội. Anh từng cho biết, “có lúc tôi xuất hiện như một idol, cũng có lúc là người bán hàng”. Diễn viên Hiệp Gà và vợ thứ 4 giàu cỡ nào khi về chung một nhà? Ảnh 4Hiệp Gà có thu nhập từ đóng phim và từ nền tảng mạng xã hội.
Từ ngày công khai có bạn gái, diễn viên Hiệp Gà thường xuyên chia sẻ những khoảnh khắc hạnh phúc lên trang cá nhân và nhận được nhiều lời chúc phúc của khán giả. Cả hai cùng chung hoàn cảnh, từng dang dở trong hôn nhân nên càng thông cảm, thấu hiểu cho nhau khi về chung một nhà.

Ngoài thời gian dành cho công việc, hiện Hiệp Gà và bạn gái thu xếp thời gian, thường xuyên đi du lịch cùng nhau để khám phá cảnh đẹp cũng như “hâm nóng” tình cảm. Khoe ảnh sánh đôi người yêu, nam diễn viên bày tỏ: “Cùng em đi khắp thế gian”. Diễn viên Hiệp Gà và vợ thứ 4 giàu cỡ nào khi về chung một nhà? Ảnh 5Cặp đôi dành nhiều thời gian bên nhau, tận hưởng hạnh phúc.
Sau bao thăng trầm, cặp đôi chú trọng đến tình cảm dành cho nhau, còn đám cưới chỉ mang tính hình thức.“Trong mối quan hệ này, chúng tôi mong muốn gắn bó, yêu thương nhau, cùng chia sẻ buồn vui trong cuộc sống… Ở tuổi này, hai đứa cần sự bình yên, chăm sóc nhau chứ thủ tục không quan trọng”, nam diễn viên từng chia sẻ.

Danh hài hải ngoại gửi 50 triệu về ủng hộ đồng bào: Lên tiếng “May không ghi 5 tỷ”

0

“Tôi có bao nhiêu thì gửi bấy nhiêu thôi. Tôi gửi về Việt Nam 50 triệu” – Thúy Nga chia sẻ.

Vừa qua, tại một livestream, danh hài Thúy Nga đã chia sẻ về việc quyên góp ủng hộ đồng bào sau bão lũ tại miền Bắc.

Cô nói: “Mọi người biết rồi đó, vừa rồi ở Việt Nam tình hình bão lũ rất khủng khiếp, nhìn bà con thương vô cùng.

Một nữ nghệ sĩ: May quá, tôi ủng hộ bà con 50 triệu thì ghi đúng 50 triệu, chứ thành 5 tỷ chắc c.hết - Hình 1

Thúy Nga.

Tôi cũng có một chút đóng góp cho bà con miền Bắc. Tôi có bao nhiêu thì gửi bấy nhiêu thôi. Tôi gửi về Việt Nam 50 triệu. Đó là tấm lòng của tôi, hi vọng góp bàn tay nhỏ bé giúp cho bà con miền Bắc.

Trời ơi, mấy nay tôi thấy Mặt Trận Tổ Quốc sao kê 12 nghìn trang mới thấy lộ ra nhiều người phông bạt ghê, bỏ ra 200 nghìn mà thành 20 triệu đồng. May quá, tôi ủng hộ bà con 50 triệu thì ghi đúng 50 triệu, chứ ghi thành 5 tỷ chắc c.hết. Cuộc đời thật nhiều cái khó nói đến với mình.

Sau bão lụt thì khắc phục tốn kém hơn rất nhiều nên tôi muốn đóng góp một chút ít vào công cuộc khắc phục hậu quả bão lũ.

Tôi coi clip quay lại cảnh người dân vùng bão lũ mà khóc quá trời vì thương. Tôi là nghệ sĩ, nhạy cảm nên coi là thấy buồn nhanh hơn người ta. Trái tim người nghệ sĩ lúc nào cũng dễ nhạy cảm hơn người thường, buồn nhanh hơn và vui cũng nhanh hơn. Nhìn bà con mà tôi đau lòng lắm”.

Tiếp đó, Thúy Nga chia sẻ lý do bỏ về sau khi diễn ủng hộ quyên góp cho ca sĩ Kasim Hoàng Vũ.

Cô nói: “Hôm nọ tôi có đi diễn một chương trình từ thiện để quyên góp cho Kasim Hoàng Vũ tại Houston. Diễn xong là tôi về luôn, không ở lại dù hôm nay ở Houston các anh chị em nghệ sĩ cũng tổ chức lễ giỗ Tổ, sau khi giỗ Tổ xong mọi người thường ăn uống, hát hò. Tôi mặc áo dài, cảm thấy không hợp không khí nên đi về.

Một nữ nghệ sĩ: May quá, tôi ủng hộ bà con 50 triệu thì ghi đúng 50 triệu, chứ thành 5 tỷ chắc c.hết - Hình 2

Tôi ngồi trong bar mà mặt cứ buồn thiu. Phùng Ngọc Huy còn hỏi tôi sao mặt buồn thế.

Kasim bị nặng lắm, thương vô cùng nhưng gia đình không cho tôi tiết lộ bệnh của Kasim. Kasim cũng rất dễ bị tổn thương nên gia đình dặn tôi không được nói bệnh tình của Kasim”.

Trước đó, thông tin ca sĩ Kasim Hoàng Vũ gầy yếu, mệt mỏi, đ.au đ.ớn thường xuyên thức trắng đêm vì mất ngủ được một người bạn thân tiết lộ đã gây chú ý trên mạng xã hội. Cũng theo người bạn này, Kasim Hoàng Vũ phải tiến hành mổ cắt xương hàm, nằm lại viện 2 tuần rồi nghỉ ngơi tại nhà thêm 1 tháng để sức khỏe hồi phục.

Điều rất nguy hiểm của bão số 4

0

Thời gian di chuyển rất nhanh khiến cho bão hình thành từ áp thấp nhiệt đới đang tồn tại trên Biển Đông sẽ ảnh hưởng rất sớm đến đất liền. Tuy nhiên, khi áp sát vùng biển các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Quảng Bình, bão đi chậm lại, men theo đường bờ biển trước khi vào đất liền khiến thời gian ảnh hưởng lâu và vùng ảnh hưởng rất rộng.

Vào 4 giờ sáng nay (18/9), tâm áp thấp nhiệt đới cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 250km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9. Những giờ qua, áp thấp nhiệt đới di chuyển rất nhanh theo hướng Tây với tốc độ khoảng 25km/h.

Dự báo trong ngày và đêm nay (18/9), áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng tây tây nam với tốc độ nhanh, khoảng 20km/h và mạnh lên thành bão số 4.

Đến 4 giờ sáng mai (19/9), tâm bão cách đất liền các tỉnh Quảng Bình đến Đà Nẵng khoảng 340km về phía đông đông nam với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10

Trong ngày và đêm 19/9, khi áp sát vùng biển Đà Nẵng – Quảng Ngãi, bão đổi hướng theo hướng tây tây bắc, di chuyển chậm lại, khoảng 15km/h, men theo vùng biển Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh với cường độ mạnh cấp 8, giật cấp 10. Đến 4h ngày 20/9, tâm bão trên vùng ven biển các tỉnh Quảng Bình đến Đà Nẵng.

Dự báo đường đi và vùng ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão số 4.

Trong ngày và đêm 20/9, bão tiếp tục di chuyển theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được 10-15km, đi vào đất liền các tỉnh Bắc Trung Bộ, sau đó suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Trung Lào.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia lưu ý, bão số 4 rất ít khả năng trở thành cơn bão mạnh nhưng lại rất phức tạp và khó lường về đường đi, vì vậy cần liên tục cập nhật các bản tin dự báo mới nhất.

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm khu vực quần đảo Hoàng Sa), vùng biển từ Nghệ An đến Quảng Ngãi (bao gồm cả huyện đảo Lý Sơn, Cù Lao Chàm, Cồn Cỏ, Hòn Ngư) hôm nay có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10 (89-102km/h), sóng biển cao 2-4m, vùng gần tâm bão 3-5m, biển động mạnh.

Từ gần sáng và ngày 19/9, vùng đất liền ven biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10 (89-102km/h), sâu trong đất liền có gió giật cấp 6-7.

Do ảnh hưởng của vùng mây trước bão, sau đó là hoàn lưu bão nên từ ngày 18/9 đến ngày 20/9, khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến từ 100-300mm, cục bộ có nơi trên 500mm.

Ngoài ra, từ ngày 18/9 đến ngày 19/9, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 40-80mm, có nơi trên 150mm. Thời gian mưa tập trung vào chiều và đêm.

Cơ quan khí tượng cảnh báo nguy cơ xảy ra ngập lụt ở vùng trũng thấp do mưa lớn cũng như khả năng xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi.

Nguyễn Hoài

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/dieu-rat-nguy-hiem-cua-bao-so-4-post1674126.tpo

Giáo viên rơi nước mắt nói về ‘suất cơm chỉ có 2 miếng chả’: không ai dám lên tiếng vì sợ bị trù dập hay mất việc 😢

0

Một số ý kiến cho biết không chỉ phần ăn của giáo viên mà phần ăn của học sinh cũng sơ sài không kém…, thực đơn nhiều món không phù hợp.

Chiều 17-9, ông Nguyễn Tấn Bản, Chủ tịch UBND huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) tổ chức đối thoại với giáo viên, nhân viên trường mầm non Ánh Dương (thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức) để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của họ sau những lùm xùm trong thời gian qua.

Ông Nguyễn Tấn Bản cho biết muốn nghe sự thật về những bức xúc của các giáo viên, nhân viên, từ đó nắm được tâm tư, nguyện vọng của người lao động tại đây. Để các giáo viên thoải mái trao đổi, buổi đối thoại này không có sự tham gia của Ban giám hiệu nhà trường, chủ tịch, phó chủ tịch Công đoàn, lãnh đạo Ban thanh tra nhân dân, các Tổ trưởng bộ môn…

Vụ cơm giáo viên chỉ có 2 miếng chả: Đối thoại với chủ tịch huyện, nhiều giáo viên nghẹn ngào- Ảnh 1.

Chủ tịch UBND huyện Châu Đức Nguyễn Tấn Bản gặp gỡ các giáo viên, nhân viên của Trường mầm non Ánh Dương

Mở đầu buổi đối thoại, khi chỉ vừa được chủ tịch UBND huyện hỏi đến các vấn đề mà các giáo viên đang muốn nói đến, đồng loạt các giáo đều rơm rớm nước mắt, thậm chí nhiều cô xúc động không nói nên lời, khóc ngay tại buổi đối thoại.

Các giáo viên, nhân viên đã trình bày khoảng 15 ý kiến, đa số xoay quanh việc suất ăn quá tệ. Vụ việc đã kéo dài từ nhiều năm qua, món ăn ngày càng sơ sài, và đỉnh điểm như báo chí thông tin những ngày qua.

Toàn bộ giáo viên có mặt tại buổi đối thoại đều khẳng định thông tin và hình ảnh về suất ăn mà báo chí và mạng xã hội đăng tải đều đúng sự thật.

Không chỉ vậy, phía Ban giám hiệu không bao giờ công khai tiền ăn, chỉ khi “bị động”, báo chí và mạng xã hội vào cuộc thì mới được công bố số tiền ăn như 1 tuần vừa qua. Một số ý kiến khác cho biết, không chỉ phần ăn của giáo viên mà phần ăn của học sinh cũng sơ sài không kém…, thực đơn nhiều món không phù hợp.

Vụ cơm giáo viên chỉ có 2 miếng chả: Đối thoại với chủ tịch huyện, nhiều giáo viên nghẹn ngào- Ảnh 2.

Những bữa cơm mà các giáo viên, nhân viên trường mầm non Ánh Dương phải ăn trong những ngày qua

Các giáo viên cũng có ý kiến về việc tiền lương, tiền tăng thu nhập, một số khoản tiền không được công khai… Ngoài ra, các giáo viên, nhân viên phải làm mọi thứ, không có thời gian nghỉ ngơi, chưa hết việc này đã bị hiệu trưởng yêu cầu làm việc khác, thậm chí bắt cả nhổ cỏ, quét dọn, làm phụ hồ…

Vì quá sợ hãi, sợ bị trù dập nên người lao động ở đây không bao giờ dám có ý kiến. Chỉ khi có buổi đối thoại này, không có sự có mặt của ban giám hiệu và một số người thì mới dám đứng lên nói. “Tôi là lao động chính, sợ rằng khi nói ra thì miếng cơm của gia đình tôi sẽ không còn” – một giáo viên khóc và nói.

Các giáo viên khác cho biết rất nhiều giáo viên, nhân viên muốn chuyển trường. Thời các hiệu trưởng trước đây, các giáo viên, nhân viên không có có ý định xin chuyển đi nhưng từ khi hiệu trưởng mới về thì nhiều người cảm thấy không thể ở lại được với môi trường này.

Vụ cơm giáo viên chỉ có 2 miếng chả: Đối thoại với chủ tịch huyện, nhiều giáo viên nghẹn ngào- Ảnh 3.

Một bữa cơm quá sơ sài, chỉ gồm 2 miếng chả, nước mắm ăn kèm cơm và một ít canh (để bên ngoài)

Các giáo viên mong muốn UBND huyện Châu Đức tổ chức thanh tra toàn bộ thu chi của nhà trường trong thời gian qua, đồng thời đề nghị làm rõ những sai phạm của hiệu trưởng, xử lý công tâm, trả lại quyền lợi cho người lao động, cho học sinh và trả lại môi trường giáo dục trong sáng.

Chủ tịch UBND huyện Châu Đức gửi lời xin lỗi tới giáo viên, nhân viên của trường mầm non Ánh Dương vì bao nhiều năm đã phải dồn nén những bức xúc. “Các sự việc này chúng đã tôi đã ghi nhận, thấy được sự ức chế được thể hiện qua từng ý kiến. Các giáo viên mong muốn mình có bữa ăn của bản thân, của các cháu được cải thiện, mong minh bạch thu chi, đều là những vấn đề chính đáng” – chủ tịch UBND huyện nói.

Ông Nguyễn Tấn Bản chỉ đạo phòng Nội vụ tổ chức thanh tra toàn diện trường mầm non Ánh Dương kể từ thời điểm hiệu trưởng mới nhận chức trở lại đây, đồng thời địa phương sẽ có buổi họp để đưa ra hình thức xử lý tiếp theo và thông tin lại sớm nhất .

“Tôi mong các giáo viên, nhân viên của trường tin tưởng trách nhiệm của chính quyền địa phương đối với ngành giáo dục, chỉ tiếc rằng vụ việc chúng tôi biết quá trễ và chỉ biết thông tin qua mạng xã hội và báo chí, tôi mong muốn các cô cởi mở, thông tin đến cho địa phương những vấn đề bức xúc, để chúng tôi được làm tròn trách nhiệm của mình” – ông Nguyễn Tấn Bản nói.

Trước đó, mạng xã hội đăng thông tin phản ánh khay cơm trưa có giá 30.000 đồng của giáo viên trường mầm non Ánh Dương chỉ có cơm và 2 miếng chả, kèm ít nước mắm; một số khay khác có cơm và vài miếng thịt xào măng. Sự việc không chỉ mới đây mà kéo dài thời gian dài.

Khi mạng xã hội, báo chí đăng thông tin, chủ tịch huyện Châu Đức yêu cầu kiểm tra thì các giáo viên, nhân viên được chuyển trả lại tiền cơm, sau khi trừ đi các bữa ăn của tuần đầu tiên.

Trao đổi với phóng viên, bà Phan Thị Hán Huệ, hiệu trưởng trường, xác nhận khay cơm và món ăn được chia sẻ trên mạng xã hội đúng là của trường nhưng hình ảnh đã bị “bóp méo”. Hiệu trưởng trường cũng nói không có chuyện thu tiền cơm trước mà đang nhờ các nhân viên cấp dưỡng nấu trong tuần đầu tiên khi chưa bố trí được vấn đề ăn uống.

Trước đó, vào tháng 11-2023, căn cứ vào kết luận nội dung tố cáo đối với bà Huệ vi phạm quy chế của nhà trường, lợi dụng chức vụ, cắt bớt phần ăn của học sinh, vi phạm đạo đức nhà giáo, UBND huyện Châu Đức đã nghiêm khắc kiểm điểm bà Huệ. Hiệu trưởng trường mầm non này cũng bị bà Kim (nhân viên nấu ăn của trường) tố bớt xén khẩu phần ăn của trẻ. Sau đó, bà Kim đã bị sa thải. Bà Kim đã khởi kiện hiệu trưởng ra TAND huyện Châu Đức vì sa thải lao động trái quy định.

Tại phiên sơ thẩm, TAND huyện Châu Đức đã buộc Trường mầm non Ánh Dương phải nhận bà Kim trở lại làm việc và bồi thường số tiền hơn 88 triệu đồng (gồm khoản tiền lương 15 tháng 9 ngày bà Kim không được làm việc; khoản tiền lương 2 tháng do sa thải trái pháp luật) cùng đó là khôi phục chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật cho người lao động.