e cứu hỏa đi giải cứu một người dân bị mắc kẹt giữa dòng nước lũ, thì va chạm khiến 1 người đi xe máy t:ử vo:ng
Khoảng 14h50 ngày 24/9, Phòng Cảnh sát PCCC – CNCH Công an tỉnh Gia Lai nhận tin anh Minh Thắng (20 tuổi) bị mắc kẹt giữa sông sau 9 ngày bị l:ũ cu:ốn
Tuy nhiên khi xe vừa ra khỏi cơ quan được vài trăm mét thì va chạm với xe máy do anh Trần Minh Thắng (30 tuổi) điều khiển. Vụ việc khiến anh Minh Thắng t;ử vo;ng tại chỗ.
Còn cậu thanh niên Minh Thắng kia sau đấy cũng đã lực lượng chức năng giải cứu thành công sau 9 ngày cầm cự.
Giải cứu thanh niên bị lũ cuốn mắc kẹt giữa sông suốt 9 ngày
Một thanh niên bị nước cuốn trôi mắc kẹt vào bụi cây giữa sông suốt 9 ngày đã được người dân phát hiện và giải cứu.
Nam thanh niên mắc kẹt giữa sông 9 ngày lúc được lực lượng chức năng giải cứu – Ảnh cắt từ clip
Tối 24-9, ông Nguyễn Mạnh Điệp – chủ tịch UBND xã Đak Djrăng (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) – xác nhận lực lượng chức năng vừa giải cứu thành công một thanh niên bị nước cuốn trôi mắc kẹt 9 ngày.
Khoảnh khắc giải cứu thanh niên mắc kẹt vào bụi cây giữa sông suốt 9 ngày do bị nước cuốn
Theo đó, chiều 24-9, Công an xã Đak Djrăng nhận tin báo của người dân có một người bị nước cuốn tại cầu Lơ Pang, xã Đak Djrăng.
Lúc này cơ quan chức năng xuống nắm tình hình, phát hiện người này mắc kẹt giữa dòng nước chảy xiết và báo cáo Công an huyện Mang Yang xin hỗ trợ.
Ngay sau đó, các lực lượng của Công an tỉnh Gia Lai và địa phương phối hợp kéo dây, đưa người băng qua sông giải cứu. Nạn nhân được cho mặc áo phao, cột dây quanh thân và có người ở hai đầu hỗ trợ kéo vào bờ rồi khẩn trương đưa đi cấp cứu.
Thời điểm được cứu lên bờ, nạn nhân đã suy kiệt, sức khỏe rất yếu do nhiều ngày mắc kẹt giữa sông, đi đứng không vững.
Theo thông tin từ cơ quan chức năng, nạn nhân là Phan Minh Thắng (20 tuổi, trú xã Kdang, huyện Đak Đoa). Nạn nhân cho biết bị nước cuốn trôi và đã mắc kẹt tại khu vực từ ngày 16-9 tới nay.
Phát hiện cháu bé sơ sinh bị người mẹ bỏ vào thùng xốp rồi thả trôi sông, người dân vội chèo thuyền ra đưa nạn nhân vào bờ. Công an đang làm việc với người mẹ để điều tra sự việc.
Ngày 24/9, ông Nguyễn Đình Thanh, Chủ tịch UBND phường Vinh Tân (thành phố Vinh, Nghệ An) cho biết, công an phường này đang làm rõ sự việc một người mẹ để con vào thùng xốp rồi thả trôi trên sông Vinh.
Theo thông tin ban đầu, khoảng 16h30 cùng ngày, người dân phát hiện một phụ nữ để một cháu bé vào thùng xốp, thả trôi trên sông Vinh. Thời điểm đó, một số ngư dân phát hiện sự việc, đã chèo thuyền đến, đưa cháu bé lên bờ an toàn.
Nhận được tin báo, Công an phường Vinh Tân đã đến hiện trường để làm rõ sự việc.
Người mẹ sau đó được đưa về trụ sở công an, cháu bé đã được đưa đến Bệnh viện Sản – Nhi Nghệ An để kiểm tra sức khỏe.
Qua làm việc bước đầu cho thấy, người mẹ trú tại xã Hưng Nghĩa (Hưng Nguyên, Nghệ An).
“Cháu bé mới sinh được ít ngày. Chiều nay (24/8), người mẹ đưa cháu bé từ Bệnh viện Sản – Nhi Nghệ An về nhà. Khi đến khu vực sông Vinh, người mẹ đã để cháu bé vào thùng xốp rồi thả xuống cho trôi sông”, Chủ tịch phường Vinh Tân nói.
Đêm nhạc “Nghĩa tình phương Nam” đã ghi dấu ấn đặc biệt khi thu hút sự quan tâm và ủng hộ nhiệt tình của cộng đồng mạnh thường quân, quyên góp được hơn 5,2 tỷ đồng chỉ sau ba tiếng kêu gọi. Số tiền này sẽ được dùng để hỗ trợ người dân vùng bị ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi – cơn bão được cho là mạnh nhất trong 30 năm qua tại Biển Đông.
Một trong những điểm nhấn đáng chú ý của đêm nhạc là màn đấu giá chiếc khăn choàng cổ của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng. Chiếc khăn lông cáo trắng đến từ thương hiệu Fendi, mà nam ca sĩ đã mua trong một chuyến đi London, đã được đấu giá thành công với số tiền 1 tỷ đồng. Điều đáng chú ý, người sở hữu chiếc khăn này không ai khác chính là ông Johnathan Hạnh Nguyễn – bố chồng của diễn viên Tăng Thanh Hà, một trong những doanh nhân nổi tiếng tại Việt Nam.
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn – bố chồng của diễn viên Tăng Thanh Hà, chi nửa tỷ đồng mua chiếc khăn hàng hiệu của Đàm Vĩnh Hưng. Ảnh: CTV
Theo lời chia sẻ của Đàm Vĩnh Hưng, màn đấu giá đã diễn ra vô cùng sôi nổi với cú chốt 500 triệu đồng đầu tiên đến từ ông Johnathan Hạnh Nguyễn. Tiếp đó, hai người hâm mộ của nam ca sĩ đã quyên góp thêm mỗi người 250 triệu đồng. Ngay sau đó, một khán giả khác đã nhắn tin thông báo sẽ đóng góp thêm 250 triệu đồng nữa để tổng số tiền đấu giá đạt tròn 1 tỷ đồng, tất cả được gửi vào Quỹ Tấm lòng vàng của Đài Truyền hình Việt Nam, hỗ trợ tái thiết cuộc sống cho bà con thôn Làng Nủ, tỉnh Lào Cai.
Nói về chiếc khăn đặc biệt này, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng cho biết, đây là phiên bản giới hạn và rất hiếm. “Tôi đã mua nó trong một lần đi shopping tại London. Lúc đó, tôi chưa hát show nào nhưng thấy chiếc khăn đẹp quá nên mua luôn. Không ngờ đến cuối cùng, nó lại có thể góp phần giúp đỡ bà con đồng bào trong lúc khó khăn”, nam ca sĩ chia sẻ.
Nam ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng hạnh phúc, chia sẻ trên trang cá nhân về buổi từ thiện trong đêm nhạc “Nghĩa tình phương Nam”. Ảnh: CTV
Không chỉ dừng lại ở việc đóng góp qua đêm nhạc, trước đó, Đàm Vĩnh Hưng đã gửi 250 triệu đồng thông qua Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam. Ngoài ra, anh còn ủng hộ thêm lương thực, thực phẩm với tổng giá trị khoảng 250 triệu đồng. Hành trình thiện nguyện của Đàm Vĩnh Hưng trong thời gian qua đã tạo ra nhiều dấu ấn tốt đẹp trong lòng người hâm mộ. Nam ca sĩ cho biết: “Mình và bạn bè cùng nhau làm trong khả năng của mình thôi! Cầu mong bình an đến thật nhanh với bà con phía Bắc”.
Gần đây, nam ca sĩ cũng tuyên bố sẽ bảo trợ học tập cho 100 em nhỏ mà anh đã nhận chăm lo từ đợt dịch Covid-19. Đàm Vĩnh Hưng cho biết, con trai anh, bé Polo, dù còn nhỏ nhưng đã cùng bố tham gia các hoạt động thiện nguyện. “Tôi rất tự hào vì Polo đã biết chia sẻ và mang đến những điều tốt đẹp cho các anh, chị và các bạn”, anh chia sẻ.
Nam ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng cùng con trai Polo tham gia thiện nguyện cho 100 em nhỏ mà anh đã nhận chăm lo từ đợt dịch Covid-19. Ảnh: CTV
Cơn bão Yagi đã để lại những hậu quả nặng nề cho miền Bắc Việt Nam, đặc biệt là về người và tài sản. Trước thảm họa thiên tai này, người dân khắp cả nước đã cùng nhau chung tay, thể hiện tình yêu thương và sự đoàn kết để giúp đỡ đồng bào vượt qua khó khăn, tái thiết lại cuộc sống. Những hành động đẹp của các nghệ sĩ và mạnh thường quân đã trở thành nguồn cảm hứng lớn, lan tỏa tinh thần tương thân tương ái và lòng nhân ái sâu sắc của dân tộc Việt Nam.
Thấy chồng đon đả đón mẹ vợ rồi còn chủ động đề nghị được nấu ăn, tôi khá bất ngờ. Nhưng khi thấy mâm cơm anh bưng lên, tôi giận đến mức đưa mẹ đi ăn nhà hàng ngay và luôn.
Chồng tôi là kiểu người đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành. Anh có một cuốn sổ đen, dày để ghi chép chi tiêu từng ngày một. Anh nói rằng đó là cách để quản lí chi tiêu tốt nhất, tránh vung tay quá trán. Anh chỉ mua những thứ cần thiết cho đời sống, còn lại, anh đều tận dụng những thứ đã cũ. Thứ gì còn dùng được mà chồng tôi đem vứt đi thì đúng là sấm sét giữa trời quang, dù thứ đó đã rất cũ kĩ và lỗi thời.
Quần áo anh mặc đi mặc lại đến mức ố vàng, rách cả vùng cổ, tay áo. Giày thì chỉ có một đôi duy nhất để vừa đi làm vừa đi chơi đi tiệc. Tôi mua tặng thêm một đôi mới vào ngày sinh nhật anh thì hôm sau đã biến mất. Hỏi thì chồng hờ hững đáp đã thanh lí rồi vì phí tiền. Tôi giận sôi người, quyết định không bao giờ mua quà tặng chồng nữa. Thậm chí quần lót anh mặc đến mức rách rưới không dùng được nữa anh mới đem vứt đi.
Về chuyện ăn uống cũng rất kĩ, tính toán mỗi ngày chỉ ăn trong 100 nghìn, không được phép hơn, chỉ được thừa tiền. Vì những chuyện nhỏ nhặt này mà chúng tôi cãi nhau như cơm bữa.
Mới đây, mẹ tôi từ quê lên, đem cho vợ chồng con gái nào gà đã làm sạch sẽ, rau củ sạch tự trồng, trứng gà. Thấy mẹ tay xách nách mang giữa thời tiết lạnh giá mà tôi xót xa. Chồng tôi đon đả ra tiếp rồi chủ động nấu ăn để mẹ con tôi ngồi tâm sự.
Đến khi anh bưng mâm cơm ra, tôi giật mình và giận tím mặt khi thấy trên mâm cơm chỉ có mỗi hai con cá rán, bát trứng luộc dầm mắm với đĩa rau luộc, chẳng hề có tí thịt nào. Tôi hỏi vì sao anh không lấy luôn gà mẹ mang lên mà nấu thì anh nói mẹ ở quê ăn gà nhiều rồi, nay đổi bữa ăn rau là tốt nhất.
Chồng nói như thể mẹ tôi ở quê có điều kiện lắm vậy. Dù bà ở quê có ăn gà ăn thịt nhiều đi chăng nữa, khi lên chơi với con cái cũng phải có mâm cơm tươm tất chứ.
Mẹ tôi sợ chúng tôi cãi nhau nên vội vàng xới cơm. Tôi thì không nuốt nổi cơn tức này nên dắt mẹ đi thẳng ra nhà hàng gần nhà, ăn một bữa lẩu ngon lành. Chồng tôi nhắn tin, mắng tôi tiêu xài hoang phí tôi cũng mặc. Cả năm mẹ mới lên một lần, vậy mà anh còn tính toán như thế nữa? Tôi thất vọng và đang hoang mang không biết có nên phải làm gì với gã chồng keo kiệt bủn xỉn không?
Chỉ chưa đầy 1 tuần sau khi ra tù, bà Nguyễn Phương Hằng đã trở lại vị trí Tổng Giám đốc điều hành Khu du lịch Đại Nam. Thái độ ông Huỳnh Uy Dũng (Dũng Lò Vôi) trước việc này như thế nào?
Hôm 24/9, báo Pháp Luật TP HCM đưa tin, bà Nguyễn Phương Hằng được bổ nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT, Phó Tổng giám đốc thứ nhất Công ty Cổ phần Đại Nam kiêm Tổng Giám đốc điều hành Khu du lịch Đại Nam. Thông tin này nhanh chóng gây được sự chú ý với dư luận. Như vậy, chỉ sau chưa đầy 1 tuần kể từ khi được ra tù, bà Hằng đã nhanh chóng trở lại với công việc, lấy lại chức vụ trước đây.
Bà Nguyễn Phương Hằng là một trong những cái tên từng được xem như đại diện cho Công ty Cổ phần Đại Nam, Khu du lịch Đại Nam. Vậy nên việc trở lại này không quá lạ lẫm. Tuy nhiên, dư luận lại rất tò mò thái độ của ông Huỳnh Uy Dũng (Dũng Lò Vôi). Kể từ khi ông Dũng bị con riêng của bà Hằng (Nguyễn Quang Tuấn) tố giác hồi tháng 7/2023, nhiều tin đồn cho rằng mối quan hệ vợ chồng của họ “đi xuống”.
Theo dõi trang cá nhân có hơn 218 nghìn lượt theo dõi của ông Dũng, không có bất cứ bài đăng hay động thái mới nào liên quan đến chuyện bà Hằng trở lại. Chia sẻ cuối cùng của vị đại gia này là từ ngày 23/8/2021, từ đó ông như “biến mất” trên mạng xã hội. Ông Dũng Lò Vôi cũng không trả lời báo chí hay nhắc gì đến vợ kể từ khi bà được thả ra hôm 19/9.
Đáng chú ý, có một thông tin đắt giá được chia sẻ trên Pháp Luật TP HCM rằng chính ông Huỳnh Uy Dũng với cương vị Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đại Nam đã ký quyết định bổ nhiệm bà Nguyễn Phương Hằng làm Tổng Giám đốc điều hành Khu du lịch Đại Nam.
Mới đây, diễn viên Nguyễn Hoàng Anh thu hút sự chú ý khi chia sẻ status chính thức trở thành công dân Mỹ sau khoảng 5 năm định cư tại đây.
Nam diễn viên viết: “Là một ngày đặc biệt và thật ý nghĩa. Cảm ơn đã cho tôi là công dân đất nước này. Cảm ơn “người ấy” đã luôn bên cạnh, đồng hành cùng tôi, giúp tôi có động lực để cố gắng bước tiếp và sống tích cực với cuộc đời này”.
Sẽ không có gì nếu lời chia sẻ chỉ dừng lại ở đây vì thời điểm Hoàng Anh sang Mỹ định cư là để được đoàn tụ cùng vợ con là Việt kiều Mỹ dù hiện tại họ đã ly hôn.
Tuy nhiên, ngoài chia sẻ cảm xúc chính thức trở thành người Mỹ, Hoàng Anh còn có tuyên bố khiến nhiều người bức xúc. Anh viết: “Giờ đừng hay gọi tôi với “Nguyễn Hoàng Anh” như trước nữa mà hãy gọi với cái tên khác “Hoang Anh Nguyen” (đọc ngược lại với bỏ dấu). Nhớ nhé. I’m an American now”.
Hoàng Anh.
Tuyên bố này của nam diễn viên nhanh chóng gây bức xúc cộng đồng mạng xã hội Việt Nam. Trên nhiều diễn đàn và ngay status của anh cũng nhận được hàng nghìn bình luận.
“Ai cũng mong muốn được thay đổi theo hướng mình yêu thích là không sai nhưng đừng bao giờ quên cội nguồn”; “Tôi sống ở Hàn hơn chục năm nhưng chưa bao giờ có ý định sẽ nhập quốc tịch ở thời điểm hiện tại bởi tôi thấy nó chưa cần thiết. Nhờ vía tên Việt Nam mới có ngày hôm nay”… là ý kiến bình luận của một số cư dân mạng.
Trước sự phẫn nộ của cộng đồng mạng, diễn viên Hoàng Anh có sửa status thêm câu “Việt Nam mãi đỉnh” ở cuối bài tuy nhiên sau đó anh lại xóa đi. Hiện tại, nam diễn viên một thời chưa có thêm động thái hay phát ngôn mới nào.
Diễn viên Hoàng Anh sinh năm 1986. Anh được khán giả biết đến qua các phim như: Gạo nếp gạo tẻ, Đam mê, KTX, Hoa nắng, Cô Thắm về làng…
Hoàng Anh kết hôn với vợ Việt kiều Mỹ vào năm 2017 tại Long An. Cả 2 có chung với nhau 1 cô con gái. Tuy nhiên, sau 3 năm chung sống cặp đôi ly hôn trong ồn ào, đấu tố.
Theo đó, trên trang facebook cá nhân bà chủ của Mailisa chia sẻ, quyết định rút tiền mặt ủng hộ thêm 7 tỷ để giúp bà con ổn định lại cuộc sống sau thiên tai. Trước đó, Mailisa đã ủng hộ 3 tỷ đồng tiền mặt và 50 tấn gạo. Đáng chú ý, bà chủ Mailisa đã đích thân cùng nhân viên của mình đã quyết đến đến tận nơi, trao tận tay số tiền cho những hoàn cảnh khó khăn.
“Vợ chồng Mai sẽ xây 40 căn nhà tình thương, mỗi căn như vậy dự trù từ 150 triệu đến 200 triệu, ít nhất phải có 1 phòng khách, 2 phòng ngủ, phòng bếp, nhà vệ sinh. Nhà phải kiên cố, chắc chắn, đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tạm ổn cho một gia đình…” , bà Phan Thị Mai chia sẻ thêm về chuyến thiện nguyện này.
Theo đó, bước một vợ chồng bà Mai sẽ cho các kiến trúc sư thiết kế bản vẽ mẫu nhà 3D. Và sau khi thiết kế xong thì sẽ gửi cho ban lãnh đạo huyện nhà cũng như các bà con.
Nếu bà con hài lòng với mẫu nhà từ kết cấu cho tới không gian phòng ốc chức năng của ngôi nhà thì sẽ tiến hành cùng với đội ngũ kiến trúc sư, giám sát thi công sẽ lên các vùng sâu vùng xa, ăn nằm ở dề trên đó đồng thời kết hợp với các đơn vị thi công uy tín để xây đồng loạt mấy chục căn nhà một lần với thời gian sớm nhất có thể
Bà chủ của chuỗi thẩm mỹ viện này cũng cho biết trong vòng từ 2-3 tháng tới bà con có thể nhận được một ngôi nhà khang trang, sạch đẹp, kiên cố, chắc chắn.
Bên cạnh đó, bà chủ của Mailisa cũng cho biết khi lên trực tiếp, chứng kiến hoàn cảnh khó khăn của những đồng bào bị lũ cuốn trôi hết nhà cửa, ruộng vườn mới thấy bà con đều là những người có hoàn cảnh hết sức khó khăn.
“Có đi thực tế chứng kiến mới thấy đau lắm, thương lắm, xót lắm, mất mát lớn lắm. Các bà con nghèo ở đây phải nói là nghèo hơn cả cái nghèo, 2024 rồi mà nhìn vào nghèo hơn chị Dậu của ngày xưa nữa. Bước chân vào nhà thì không có món đồ nào đáng giá 100 nghìn, vách thì dựng bằng trúc nứa, mái nhà thì dùng bằng lá tranh lá cọ lợp lên, 5-6 thành viên mà chen chúc nhau trên một cái giường mà cũng không phải là giường nữa, đó là những miếng ván được ghép lại xộc xà xộc xệch, phải nói là khổ tận cùng của cái khổ…”, bà chủ Mailisa chia sẻ trên facebook cá nhân.
Trước đó, bà chủ Mailisa cũng đã đến nhiều địa phương ở phía Bắc như Yên Bái, Lào Cai, Cao Bằng… để trực tiếp gửi quà cho bà con chịu ảnh hưởng thiên tai.
Đáng chú ý, tại thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai), nơi bị lũ quét kinh hoàng vùi lấp cả thôn. Ngày 15/9, bà Mai đã trao tận tay 780 triệu đồng cho 39 hộ dân bị lũ quét sạt lở san bằng nhà cửa, có người thân mất, thậm chí có gia đình mất tới 5 người cho bà con tại Làng Nủ, mỗi hộ sẽ được trao 20 triệu tiền mặt. Đồng thời, trao tiếp 222 triệu cho 370 bà con có hoàn cảnh nghèo, bị thiệt hại bởi thiên tai bão lũ mỗi hộ 600.000đ, tổng trị giá là 1 tỷ đồng.Bà Phan Thị Mai sinh năm 1975 tại huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh trong một gia đình làm nông. Được biết, nữ doanh nhân này vốn thường xuyên làm các chương trình từ thiện lớn, điển hình gần đây là dự án Bếp ăn 0 đồng trị giá 70 tỷ tại quận Gò Vấp, TP.HCM. Ngoài ra, nữ doanh nhân này cũng nổi tiếng trên mạng xã hội, với kênh TikTok hơn 2,3 follower, với những clip chia sẻ về việc từ thiện, kinh doanh và đặc biệt là clip nhân viên hát mừng sinh nhật sếp “sếp em Mailisa” vô cùng viral.
Theo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, dự kiến mức thu hợp lý để có tác dụng điều chỉnh hành vi người điều khiển phương tiện khoảng 100.000 đồng. Nguyên tắc mức phí đủ tác động điều chỉnh hành vi trên cơ sở thực tế về mức thu các điểm đỗ xe trong khu vực trung tâm thành phố.
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa có báo cáo một số nội dung cơ bản của đề án thu phí phương tiện cơ giới đường bộ đi vào một số khu một số khu vực nhằm giảm thiểu ùn tắc giao thông.
Theo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, hiện tại kết cấu hạ tầng giao thông vận tải chưa đồng bộ theo quy hoạch; các tuyến vành đai 1-2-3 được đầu tư chưa hoàn chỉnh. Các tuyến đường sắt đô thị đều chậm tiến độ, theo như dự kiến. Tình trạng ùn tắc giao thông vẫn diện biến phức tạp đặc biệt vào giờ cao điểm và các dịp lễ, tết tập trung đông người. Vì vậy, giải pháp thu phí là hết sức cần thiết.
Đây là một biện pháp kinh tế của cơ quan nhà nước nhằm điều chỉnh hành vi của người tham gia giao thông khi không cần thiết đi vào vùng thu phí và hạn chế việc sử dụng phương tiện giao thông cá nhân. Nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trong phạm vi thu phí.
Đối tượng thu phí là các xe ôtô di chuyển từ bên ngoài vào trong khu vực thu phí có nguy cơ ùn tắc giao thông (trừ xe ưu tiên theo quy định).
Các phương tiện được miễn phí có điều kiện là xe hộ gia đình và xe ôtô của cơ quan công sở trong khu vực thu phí bắt buộc phải đi lại qua khu vực thu phí được miễn phí theo lượt nhất định.
Trên cơ sở các nguyên tắc nêu trên, căn cứ kết cấu hạ tầng giao thông và mật độ giao thông, dự kiến phạm vi thu phí giới hạn bởi các đường: Vành đai 3 – Cầu Thanh Trì – Pháp Vân – Mai Dịch – Phạm Văn Đồng – trục Tây Thăng Long – Võ Chí Công – Cầu Nhật Tân – Đường Hoàng Sa – Đường Trường Sa – Đường Lý Sơn – Đường Nguyễn Văn Linh và khép kín vào Vành đai 3.
Với vành đai thu phí như trên, dự kiến đặt trạm thu phí tại 68 vị trí và 87 trạm thu phí. Phạm vi thu phí này có điều kiện để các xe ôtô các tỉnh thành phố không cần thiết đi qua khu vực thu phí có điều kiện đi ra ngoài khu vực thu phí.
Cũng theo Sở Giao thông Vận tải, mức thu phí được xác định đảm bảo bù đắp chi phí đầu tư và chi phí vận hành bảo trì hệ thống thu phí. Mức thu phí phải đảm bảo tính khả thi, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội và phù hợp với khả năng đóng góp của người tham gia giao thông.
Do đó, trên cơ sở khái toán kinh phí đầu tư, chi phí vận hành bảo trì hệ thống thu phí và lưu lượng xe, dự kiến mức thu phí thấp nhất đủ bù đắp chi phí đầu tư và chi phí quản lý, vận hành khoảng 50.000 đồng.
Theo nguyên tắc mức phí đủ tác động điều chỉnh hành vi trên cơ sở thực tế về mức thu các điểm đỗ xe trong khu vực trung tâm Thành phố. Dự kiến mức thu hợp lý để có tác dụng điều chỉnh hành vi người điều khiển phương tiện khoảng 100.000 đồng.
Mức phí cụ thể và các chính sách miễn giảm cho các đối tượng sẽ được UBND thành phố (trên cơ sở dự án đầu tư và phương án quản lý tài chính của sự án đầu tư được duyệt) trình HĐND TP xem xét tại kỳ họp trong năm 2024 trước khi thu phí.
Trước đó, ngày 29.10, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP Hà Nội (Sở Giao thông Vận tải) đã báo cáo thành phố đề án thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực có nguy cơ ùn tắc và ô nhiễm môi trường. Theo đề xuất, mức phí vào nội đô ngày làm việc trong tuần đối với các xe ôtô cá nhân dưới 9 chỗ từ 25.000 – 60.000 đồng/lượt.
Về lộ trình thực hiện, Sở Giao thông Vận tải cho biết, dự kiến HĐND TP thông qua Đề án: “Thu phí phương tiện cơ giới đường bộ đi vào một số khu vực nhằm giảm ùn tắc giao thông” tại kỳ họp cuối năm 2021 về loại phí và khung phí.
Từ năm 2022-2023: Hoàn thiện các điều kiện thu phí. Xây dựng dự án đầu tư trạm thu phí. Phương án tài chính, quản lý chi phí, xác định cụ thể mức thu phí và các chính sách miễn giảm cụ thể cho các đối tượng thu phí.
Năm 2024, trình HĐND TP ban hành mức thu phí cụ thể và các chính sách miễn giảm phí theo dự án đầu tư được duyệt và tổ chức thực hiện sau khi HĐND TP quyết định trong năm 2024.
Nhiều người khi đọc xong đáp của câu hỏi này cho rằng, chỉ cần dùng kiến thức của học sinh lớp 1 cũng có thể đưa ra câu trả lời đúng. Vậy nhưng trên thực tế, trong chương trình Đường lên đỉnh Olympia có câu hỏi này, các thí sinh đều không thể đưa ra đáp an đúng.
Vì sao lại như vậy và điều thú vị của câu hỏi này là gì? Mời mọi người theo dõi bài chia sẻ chi tiết của mình ở dưới đây để có thêm thông tin tham khảo nhé!
Cụ thể, nếu là fan cứng của Đường Lên Đỉnh Olympia bạn sẽ biết rằng, chương trình thường lồng ghép những câu hỏi đố mẹo vui. Dù kiến thức chỉ giống như cho học sinh tiểu học, song để phân tích và đưa ra đáp án đúng lại chẳng dễ chút nào.
Điển hình như câu đố vui trong một trận phát sóng sau: “Bố mẹ có 6 người con trai, mỗi người con trai có 1 em gái. Hỏi gia đình họ có bao nhiêu người?”.
Hàng loạt câu trả lời được đưa ra nhưng không ai trả lời đúng. Nếu có thể tìm ra đáp án chính xác trong thời gian ngắn, bạn đích thị là người thông minh. Có người cho rằng, nếu trả lời đúng câu này trong 5 giây chứng tỏ IQ của bạn rất cao đấy!
Nếu là bạn, bạn có thể trả lời được câu hỏi này trong15 giây hay không, ảnh: DSD
Vậy đáp án của câu hỏi này là gì
Câu hỏi này được coi là câu đố mẹo trong chương trình. Đáp án mà chương trình đưa ra là 9 người với cách lập luận như sau:
Cả nhà có 2 bố mẹ, thêm 6 người con trai là thành 8 người. Nhưng mỗi người con trai lại có thêm 1 cô em gái nên tổng cộng là 2 + 6 + 1 = 9 người.
Để suy luận được như vậy trong thời gian quy định của chương trình là 15 giây quả thật không dễ chút nào!
Tuy nhiên bên dưới bài viết, nhiều dân mạng cũng cho rằng câu hỏi Olympia này đã để sót một dữ kiện quan trọng. Để có được đáp án của chương trình cần phải thêm từ “ít nhất” vào thì bài toán mới có 1 đáp án. Tức là câu hỏi đúng nhất phải là: “Hỏi gia đình đó có ÍT NHẤT bao nhiêu người?”.
Còn nếu không có từ “ít nhất” sẽ tạo ra rất nhiều đáp án. Một số bình luận bên dưới bài Toán mẹo này của Đường Lên Đỉnh Olympia:
Bạn Huy Hoàng bình luận: “Câu hỏi nên cho là ít nhất bao nhiêu người mới đúng. Giả sử có N người con đầu là con gái, rồi đẻ 6 anh con trai liên tiếp, rồi đẻ thêm 1 cô con gái. Vậy là 6 người con trai có 1 cô em gái, đúng yêu cầu“.
Bạn Minh Trí cho hay: “Nếu chỉ xét bố mẹ và con thì tối thiểu 9 người. Đề bài không rõ ràng, đáp án của câu này không nhất thiết là 9 đâu. Vì nếu trước 6 người con trai đó, bố mẹ đã sinh ra 100000000 người con gái thì gia đình này ắt hẳn đông người nhất thế giới“.
Cách tuyển thí sinh vô cùng đặc biệt của chương trình Đường lên đỉnh Olympia, ảnh: DSD
Mời bà con đọc thêm thông tin: Hé lộ cách tuyển chọn thí sinh của Đường lên đỉnh Olympia, lần đầu được bật mí sau 24 năm
Mới đây, chương trình “Lướt trên VTV Go” đã công bố những thước phim quý giá, hé lộ quá trình tuyển chọn các thí sinh. Đầu tiên, nhà báo Lưu Minh Vũ sẽ là người trực tiếp ngồi chọn lọc những bộ hồ sơ của các bạn học sinh.
Đối với những gameshow về tri thức như Đường lên đỉnh Olympia hay Ai là triệu phú, chắc chắn người được chọn phải là người có học vấn, kiến thức nhất định nào đó. Ngoài việc làm những bài kiểm tra về kiến thức, ban tổ chức sẽ gọi video call cho từng người để phỏng vấn về ‘phản ứng’ của người đó.
Tuy nhiên trái ngược với trí tưởng tượng của nhiều người về một màn phỏng vấn căng thẳng, cuộc gọi video của nhà báo Lưu Minh Vũ lại rất thoải mái, vui vẻ. Anh liên tục gợi mở về những chủ đề tưởng chừng không liên quan và hỏi các thí sinh các câu như đã có bạn gái chưa, có biết hát cải lương hay có tài lẻ nào không?
Mục đích của màn phỏng vấn này nhằm để test độ phản ứng nhanh và sự tự tin của người chơi. Bởi người được chọn tham gia Đường lên đỉnh Olympia không chỉ có khối lượng kiến thức khủng mà còn cần sự nhạy bén, khả năng xử lý tốc độ thông tin cực nhanh.
Thước phim quý hé lộ cách thức tuyển chọn thí sinh độc lạ của Đường lên đỉnh Olympia – Ảnh 3.
Màn phỏng vấn nhằm test phản ứng nhanh của các thí sinh
Thước phim quý giá hé lộ câu hỏi “khó đỡ” của nhà báo Lưu Minh Vũ khiến nhiều khán giả phải bật cười. Phía dưới đoạn clip, nhiều thí sinh đã kể lại trải nghiệm khi được nghe cuộc gọi “thần thánh” từ ban tổ chức.
– Nghĩ chắc sẽ không được tham gia đâu, ai ngờ đúng lúc tuyệt vọng thì chú Vũ lại gọi đến. Đang ăn cơm ngồi nghe máy mà run rơi cả điện thoại xuống đất.
– Hồi đấy em phỏng vấn cũng khá “căng thẳng”. Chủ đề xoay quanh “lúa nếp là lúa nếp làng”. Chú Vũ siêu vui tính!
– Mình flex được chú Vũ gọi đi thi Olympia nhé mọi người. Kỷ niệm không thể quên.
Ông Học giờ đã ngoài 80 tuổi, sức khỏe giảm sút, không ăn, không ngủ được, không làm gì được. Một tay chị Bích chăm chồng con, lo toan nhà cửa.
Đám cưới xôn xao vùng quê, không nhận tiền mừng
Cách đây hơn 10 năm, câu chuyện hôn nhân “đũa lệch” của ông Ngô Thanh Học (SN 1940) và vợ là chị Nguyễn Thị Bích (SN 1983) đã làm xôn xao không chỉ vùng quê xã Bình Nghĩa, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam mà dư luận cả nước cũng ngỡ ngàng.
Ông Học và chị Bích sống cùng thôn nhưng ban đầu không biết nhau. Ông Học đi lính, sau đó trở về quê nhà sống trong căn nhà lụp xụp do bố mẹ để lại, hàng ngày mưu sinh bằng nghề nhặt ve chai.
Chị Bích là con nhà nghèo, bị dị tật ở chân nên không làm được việc nặng. Một lần, họ tình cờ gặp nhau, xưng hô là “bác – cháu”. Biết được hoàn cảnh của ông Học, chị Bích thường hay giúp đỡ. Càng ngày, tình cảm chị dành cho ông bác hàng xóm càng lớn khi cảm nhận được ông Học là người thật thà, chân thành. Chính chị Bích là người chủ động ngỏ lời với ông Học.
Đám cưới của cặp đôi diễn ra năm 2010, khi đó, ông Học đã 70 còn chị Bích mới 27 tuổi. Chênh lệch tuổi tác quá lớn đã khiến họ phải đối diện với sự cấm cản, gièm pha, song ông Học, chị Bích vẫn quyết tâm đến với nhau. Với họ, câu chuyện hôn nhân này chỉ gói gọn trong hai từ “duyên số”.
Đám cưới năm ấy có khoảng 70-80 người tham dự, họ không nhận một đồng tiền mừng nào của khách mời.
Cả nhà 5 người chỉ có hơn 2 triệu chi tiêu mỗi tháng
Thời gian thấm thoắt thoi đưa, 14 năm trôi qua, ông Học nay đã 84 tuổi, chị Bích 41. Tổ ấm của đôi vợ chồng đũa lệch có 3 người con, 2 gái, 1 trai. 2 bé lớn sinh đôi hiện học lớp 6, bé út học lớp 3.
Trước kia người ta dị nghị về mối tình lệch tuổi, giờ lại có một số người đàm tiếu, bày tỏ sự nghi ngờ rằng ông Học đã già cả, làm sao có con được? Những lời đó khiến ông Học cảm thấy rất tổn thương nhưng chẳng biết làm gì ngoài im lặng để đổi lấy sự bình yên cho gia đình, con cái. Việc có con hay không, ông là người hiểu rõ nhất. Hơn nữa, gia đình ông dường như không còn sợ lời đàm tiếu, bởi họ còn nỗi lo toan lớn hơn đó là gánh nặng cơm, áo, gạo, tiền.
Khoảng 6-7 năm về trước, gia đình ông Học được chính quyền địa phương và bà con trong thôn hỗ trợ xây dựng một căn nhà cấp 4. Bên trong căn nhà tuềnh toàng, gần như không có đồ vật gì giá trị, đồ đạc ngổn ngang, dường như đã thiếu đi sự sắp xếp từ lâu.
Rơi nước mắt khi kể về hoàn cảnh của mình, ông Học nói giờ bản thân đã già yếu, sức khỏe kém, không ăn, không ngủ được, không đi đâu được. Ông cũng phải nhập viện thường xuyên. Trớ trêu thay, các con của ông cũng không mạnh khỏe. Bố vừa đi viện về còn chưa khỏi hẳn thì lại đến lượt con đi viện. Chị Bích cứ thế tất tả, chăm chồng rồi lại chăm con.
Hiện tại, cả nhà ông Học 5 người chỉ trông vào khoản tiền lương chế độ hơn 2 triệu đồng của ông Học. Thỉnh thoảng chị Bích đi bóc long nhãn thuê, làm ở xưởng may gấu bông, nhặt ve chai để kiếm thêm đồng ra đồng vào. Tuy nhiên công việc bấp bênh bởi chị Bích còn bận chăm chồng, chăm con, lo toan nhà cửa, lúc nào cũng trong cảnh đầu tắt mặt tối.
Nhìn vợ vất vả, ông Học rất thương. Ông luôn dặn chị Bích làm việc ít thôi, dành thời gian nghỉ ngơi kẻo ảnh hưởng sức khỏe.
3 người con của ông Học, chị Bích đang trong tuổi ăn, tuổi lớn nhưng ít khi biết đến mùi thịt cá. Bữa cơm của gia đình khá đơn sơ, chủ yếu tận dụng những thứ có sẵn trong vườn nhà.
May mắn là bên cạnh số ít những lời gièm pha, gia đình ông Học vẫn được người dân trong thôn thương tình, thường xuyên ủng hộ quần áo, gạo, sữa,… giúp họ vơi bớt khó khăn, tạm đủ đắp đổi qua ngày.
Bản thân khổ đã quen, nhưng nhìn vợ con phải khổ cùng mình, người đàn ông ngoài 80 tuổi rất buồn, chỉ biết khóc trong lòng chứ không dám nói ra.
Sinh nhiều con, cuộc sống chật vật hiện tại là điều mà trước đây, ông Học và chị Bích không lường trước được. Nhưng đổi lại, nhiều người bảo ông Học vẫn may mắn vì có người vợ tảo tần, hết lòng vì chồng con. 3 đứa trẻ tíu tít trong nhà cũng là nguồn động viên lớn của 2 vợ chồng.
Đến hiện tại, mong muốn lớn nhất của đôi vợ chồng lệch tuổi là con cái khỏe mạnh, ngoan ngoãn, khôn lớn thành người, ông Học đỡ đau ốm để chị Bích có thời gian đi làm thuê kiếm tiền, hy vọng cuộc sống gia đình sau này đỡ vất vả hơn.
Trao đổi trên VTC Now, ông Ngô Văn Hồng (Trưởng thôn 1, xã Bình Nghĩa, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam) cho biết: “Ông bà ấy sống với nhau thì cũng hạnh phúc, nhưng điều kiện kinh tế thì còn nghèo nàn, xã cũng phát động để làm cho gia đình ông cái nhà tình nghĩa.
Ngoài ra gia đình thuộc hộ nghèo, hàng năm vào dịp Lễ, Tết,… có quà gì thì địa phương cũng ưu tiên cho gia đình và các cháu, thôn xóm đều tạo điều kiện hết mức”.