Home Blog Page 96

Giá nhà đất tăng quá mức, kiến nghị sớm đánh thuế cao người để nhà đất bỏ hoang, số tiền có thể lên tới ….

0

Đoàn giám sát của Quốc hội kiến nghị sớm hoàn thiện công tác nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các luật về thuế, có quy định về mức thuế cao hơn đối với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang.
Giá bất động sản tăng vọt so với mức tăng thu nhập của đa số người dân

Đoàn giám sát của Quốc hội vừa gửi tới các đại biểu báo cáo kết quả giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.

Nhìn lại giai đoạn 2015 – 2021, thị trường phát triển sôi động, mạnh mẽ, nguồn cung dồi dào, có nhiều loại hình bất động sản mới như: căn hộ du lịch (condotel), biệt thự nghỉ dưỡng (resort villa),… Tuy nhiên Đoàn giám sát đánh giá “có sự bất cập” trong cơ cấu sản phẩm bất động sản chưa hợp lý, mất cân đối cung – cầu, chủ yếu hướng tới phân khúc cao cấp, mục tiêu đầu tư tài chính, ít sản phẩm phù hợp với thu nhập của đại bộ phận người dân.

Sang đến giai đoạn 2022-2023, thị trường bất động sản suy giảm, hoạt động của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do những tồn tại, hạn chế của giai đoạn 2015 – 2021 được bộc lộ dưới áp lực của dịch Covid-19. Lúc này, nguồn cung hạn chế hơn rất nhiều so với giai đoạn trước. Giá bất động sản tăng vọt so với mức tăng thu nhập của đa số người dân.

Tại Hà Nội và TPHCM đã không còn phân khúc căn hộ chung cư có giá phù hợp với thu nhập của đa số người dân.

Số liệu thống kê cho thấy sự chênh lệch ngày càng lớn trong cơ cấu sản phẩm bất động sản. Theo báo cáo của UBND TP Hà Nội, phân khúc căn hộ chung cư trung và cao cấp chiếm đa số. Trong năm 2022, giá căn hộ chung cư tăng rất cao, lượng giao dịch thấp, chỉ chiếm khoảng 10% lượng sản phẩm chào bán ra thị trường, giá nhà ở riêng lẻ vẫn duy trì ở mức cao và gần như không có giao dịch.

Giá bất động sản tăng vọt so với mức tăng thu nhập của đa số người dân khiến giấc mơ an cư của nhiều gia đình ngày càng xa vời. Ảnh: Hoàng Hà
Tại TPHCM, lượng giao dịch bất động sản giảm sút mạnh, giá bất động sản tăng không kiểm soát, mất cân đối giữa giá cả và giá trị. Theo Hiệp hội Bất động sản TPHCM, từ năm 2021 trên địa bàn thành phố không còn phân khúc căn hộ bình dân (giá dưới 25 triệu đồng/m2).

Trong khi đó, số lượng lớn dự án bất động sản nhà ở gặp vướng mắc, chậm tiến độ, chậm triển khai, bị đình trệ gây lãng phí về đất đai và nguồn vốn mà doanh nghiệp đã đầu tư vào các dự án là rất lớn. Việc này làm gia tăng khó khăn và tăng chi phí cho chủ đầu tư, tăng giá bán sản phẩm.

Giá nhà ở xã hội bình quân còn quá cao

Báo cáo của Đoàn giám sát cũng chỉ ra sự bất cập khi thị trường dư thừa sản phẩm nhà ở cao cấp, diện tích lớn, giá bán cao nhưng lại thiếu sản phẩm nhà ở xã hội (NƠXH) và nhà ở giá thấp phù hợp với nhu cầu của đại bộ phận người dân.

Bên cạnh đó, giá NƠXH bình quân còn quá cao so với thu nhập của đối tượng thụ hưởng.

“Công tác quản lý nhà nước về NƠXH vẫn còn nhiều yếu kém, bất cập. Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho các chương trình tín dụng ưu đãi NOXH còn thấp, quy trình, thủ tục cho vay thông qua Ngân hàng chính sách xã hội còn phức tạp, trùng lặp. Mức cho vay tối đa đối với đối tượng chính sách xã hội thấp, chưa phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội”, báo cáo nêu.

Ngoài ra, việc triển khai chương trình cho vay NƠXH, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ từ gói tín dụng 120.000 tỷ đồng chậm được giải ngân, điều kiện, thủ tục phức tạp, lãi suất còn cao, chưa phát huy tác dụng trong việc thu hút, khuyến khích chủ đầu tư, người mua NOXH tiếp cận gói tín dụng này là những lực cản không nhỏ đối với công tác phát triển NOXH.

Từ thực tế trên, Đoàn giám sát kiến nghị một trong những nhiệm vụ cần thực hiện ngay là phải đưa ra giải pháp cụ thể để triển khai hiệu quả Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NOXH cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030 bảo đảm tiến độ, chất lượng và sự phù hợp với nhu cầu, điều kiện làm việc, sinh sống của đối tượng thụ hưởng.

Về lâu dài, Đoàn giám sát kiến nghị sớm hoàn thiện công tác nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các luật về thuế, có quy định về mức thuế cao hơn đối với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang bảo đảm đồng bộ với những nội dung đổi mới trong pháp luật về đất đai, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất, thực hiện mục tiêu tái phân phối thu nhập và động viên nguồn thu hợp lý, ổn định cho ngân sách nhà nước, trên cơ sở tham khảo thông lệ quốc tế và phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của Việt Nam.

Con dâu về quê ở cữ 3 tháng trời không góp t:iền, con trai mãi không đưa đồng nào lại cứ giục mẹ bồi bổ cho vợ, mới có sữa cho cháu. Gia đình tôi ở quê cũng không khá giả gì, rau cỏ cũng qua bữa. Hôm đó tôi đã nấu 1 món ‘đặc biệt’ cho con dâu ăn hôm sau con dâu lập tức đưa cho 1 tờ giấy

0

Tối qua, con trai gọi về nói tôi: “Mẹ ơi, Thủy mới sinh nên cần ăn uống đủ chất để có sữa cho cháu bú. Mẹ chịu khó mua chân giò nấu cháo đổi bữa cho vợ con”.

Ông nhà mất sớm, tôi ở vậy nuôi con ăn học rồi lo cho việc làm ổn định. 30 tuổi, con lấy vợ, nhưng thật tình tôi không ưng ý chút nào. Con gái con đứa, mới yêu được 5 tháng thì thông báo có bầu 2 tháng.

Bị đẩy vào tình thế đã rồi, không chỉ con trai mà ngay cả tôi cũng chẳng thể lựa chọn được nữa. Làm đám cưới cho con mà lòng cứ nặng trĩu, con cao ráo đẹp trai, lại có công việc tốt mà lấy về cô vợ ngắn một mẩu, cũng chẳng xinh xắn gì cho cam. Hơn nữa, tôi cũng chưa kịp hiểu cô con dâu này ăn ở thế nào.

Bị đẩy vào tình thế đã rồi, không chỉ con trai mà ngay cả tôi cũng chẳng thể lựa chọn được nữa. (Ảnh minh họa)

Nhìn con dâu nhà hàng xóm lúc nào cũng chăm chỉ, chịu khó lấy lòng mẹ chồng. Vậy mà dâu nhà này ngay hôm đầu tiên đã khiến tôi khó chịu khi mà sáng ngủ đến 7h30 sáng mới dậy.

Tôi định nói cho một trận đấy chứ, nhưng chưa gì con trai đã bênh vợ. Nó kêu vợ phải chuẩn bị cho đám cưới nên mất ngủ mấy đêm liền. Người lại đang bầu bì, ốm nghén nữa. Thế là tôi cho qua nhưng trong lòng vẫn ôm một cục tức.

Đám cưới xong vợ chồng nó chỉ ở nhà một ngày, hôm sau đã ra sân bay để đi tuần trăng mật rồi ở lại thành phố làm việc luôn.

Trước ngày dự kiến sinh, con trai gọi điện về nhờ vả: “Vợ con trẻ nên chưa có kinh nghiệm chăm trẻ con, bà ngoại thì ốm yếu nên tuần sau con đưa vợ về, có gì nhờ mẹ đỡ đần chúng con”.

Con trai đã mở lời như thế, tôi làm sao từ chối được. Nói cho cùng thì đó cũng là cháu ruột của mình, tôi không thương thì thương ai? Mà cũng chỉ sống chung mấy tháng, mẹ con có cơ hội vun đắp tình cảm. Nhưng mọi thứ không như tôi nghĩ, về sống cùng nhau, tôi mới thấy con dâu không được một điểm gì.

Con dâu bảo mùa hè nắng nóng không muốn ăn cơm, cứ thịt gà hầm cháo ăn, vừa tốn ga, vừa tốn nước. Bình thường tôi dùng vài tháng (thậm chí nửa năm) mới hết một bình ga. Vậy mà con dâu mới ở một tháng, tôi đã phải gọi bình mới.

Con dâu tôi nhà không có điều kiện, công việc cũng chỉ là kế toán ngân hàng không kiếm ra nhiều thế mà tiêu hoang thôi rồi. Từ hôm con bé về, cái gì trong nhà cũng hết nhanh. Tôi sợ tốn điện nên bảo giặt đồ bằng tay thì nó làm cho cả chục chậu nước to, xả ào ào. Xót ruột quá nên tôi nhắc:

“Chị làm thế này thì cũng quá tội, cuối tháng chắc phải hết 200 nghìn tiền nước rồi”.

“Xả nhiều nước mới sạch xà phòng, cháu mặc quần áo đỡ bị dị ứng mẹ ạ. Bọn trẻ con nhạy cảm lắm, còn chút xà phòng là nổi mụn ngay”.

“Thế thì cho ít xà phòng thôi, mới 2 ngày mà hết nửa can nước giặt rồi”.

“Cho ít thì không sạch mẹ ơi!”.

Nó cãi đến thế thì tôi cũng bó tay luôn. Rửa rau con dâu cũng tốn bao nhiêu nước của tôi, nói câu nào cũng cãi chem chẻm câu đấy.

Đó là mỗi chuyện nước thôi. Còn vấn đề ăn uống, con dâu cũng đòi hỏi tôi cung phụng như tiểu thư, nay đòi món này, mai đòi ăn món khác mà tiền thì chẳng thấy đưa cho mẹ đồng nào. Tức mình, liên tiếp nửa tháng vừa rồi tôi cho ăn trứng luộc và muối lạc. Tôi biết con dâu cũng ức chế lắm nhưng không dám nói gì, mà lại đi mách lẻo với chồng để mẹ con tôi mâu thuẫn.

Tôi biết con dâu cũng ức chế lắm nhưng không dám nói gì, mà lại đi mách lẻo với chồng để mẹ con tôi mâu thuẫn. (Ảnh minh họa)

Tôi biết con dâu cũng ức chế lắm nhưng không dám nói gì, mà lại đi mách lẻo với chồng để mẹ con tôi mâu thuẫn. (Ảnh minh họa)

Tối qua, con trai gọi về nói tôi: “Mẹ ơi, Thủy mới sinh nên cần ăn uống đủ chất để có sữa cho cháu bú. Mẹ chịu khó mua chân giò nấu cháo đổi bữa cho vợ con. Chăm cho cô ấy nhiều sữa thì cháu mẹ khỏe mạnh, mẹ con mình cũng nhàn mẹ nhỉ”.

Tôi nghĩ bụng muốn ăn ngon thì phải đưa tiền cho tôi đi chợ chứ. Tôi già rồi, có mấy đồng lương hưu để tiêu qua ngày thế mà cứ phải mua đồ ăn cho con dâu sao? Tôi cũng phải để dành tiền sau này còn phòng thân nữa chứ. Mà các cụ đã nói là chân giò nấu cháo nhiều sữa, tôi đẻ cũng toàn ăn cháo chân giò cơ mà. Nhưng con dâu tôi thì cứ bảo ăn chân giò chỉ thêm béo chứ có lợi lộc gì đâu.

Cháo chân giò có lợi sữa không?

Cháo chân giò có thể có lợi cho sức khỏe và sữa mẹ, nhưng điều này phụ thuộc vào cách nấu cháo và khẩu phần ăn của mỗi người.

Chân giò là một nguồn cung cấp protein động vật, collagen và các chất dinh dưỡng khác. Protein là một thành phần quan trọng trong sự phát triển và duy trì cơ bắp, xương, da và mô liên kết. Collagen cũng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và tái tạo các mô trong cơ thể. Như vậy, cháo chân giò có thể giúp cung cấp các chất dinh dưỡng này cho cơ thể.

Đối với phụ nữ cho con bú, chất lượng và lượng sữa mẹ có thể được ảnh hưởng bởi khẩu phần ăn. Cháo chân giò có thể cung cấp protein và các chất dinh dưỡng cần thiết, giúp tăng cường sự sản xuất sữa và cung cấp chất dinh dưỡng cho bé. Tuy nhiên, đây chỉ là một phần trong chế độ dinh dưỡng tổng thể và không thể tự mình đảm bảo sữa mẹ chất lượng.

Để tận dụng tốt nhất lợi ích của cháo chân giò đối với sữa mẹ, cần lưu ý các yếu tố sau:

Cách nấu cháo: Chọn chân giò tươi ngon và nấu cháo theo cách hợp vệ sinh để đảm bảo an toàn thực phẩm. Có thể thêm các loại rau củ và gia vị khác để làm cháo thêm phong phú về chất dinh dưỡng.

Cân đối khẩu phần ăn: Cháo chân giò nên được kết hợp với các nguồn dinh dưỡng khác như rau xanh, thịt, cá, đậu hạt và các loại thực phẩm giàu canxi và sắt để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và bé.

Tùy thuộc vào sức khỏe và sự phản ứng cá nhân, cần lưu ý về việc tiêu thụ cháo chân giò. Nếu có bất kỳ dấu hiệu phản ứng dị ứng hoặc vấn đề tiêu hóa, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Tóm lại, cháo chân giò có thể có lợi cho sức khỏe và sữa mẹ do chứa protein động vật, collagen và các chất dinh dưỡng quan trọng. Tuy nhiên, lợi ích này phụ thuộc vào cách nấu cháo và khẩu phần ăn tổng thể. Để tận dụng tốt nhất, cần chọn chân giò tươi ngon và nấu cháo hợp vệ sinh, kết hợp với các nguồn dinh dưỡng khác và theo dõi phản ứng cá nhân. Nếu có bất kỳ vấn đề tiêu hóa hoặc dị ứng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Kể từ nay, 5 trường hợp dù là con ruột cũng không được quyền thừa kế nhà đất, ai cũng nên biết sớm …

0

Theo quy định những trường hợp dưới đây sẽ bị tước quyền thừa kế dù là con ruột cũng không được hưởng.

Thế nào là quyền thừa kế?

Quyền thừa kế là khi một người qua đời thì tài sản của người đó sẽ được kế thừa theo pháp luật. Trong đó, hàng kế thừa thứ nhất là vợ/chồng, con, cha mẹ… Là những người được hưởng thừa kế. Tuy nhiên, có những trường hợp dù là con ruột nhưng nếu bố mẹ không may qua đời cũng sẽ không được hưởng thừa kế. Đó là những trường hợp nào hãy cùng tìm hiểu nhé!

5 trường hợp không được hưởng thừa kế

Căn cứ theo Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015, các trường hợp không được quyền hưởng di sản, cũng như quyền thừa kế nhà đất, bao gồm:

1. Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó.

Thua ke theo di chuc 2020

2. Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản.

3. Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng.

4. Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Tuy nhiên, những người này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

5 truong hop du la con ruot cung khong duoc thua ke

5. Con đã thành niên có khả năng lao động và toàn bộ di sản được thừa kế theo di chúc hợp pháp nhưng không cho người con đó hưởng thừa kế. Cụ thể, nếu con đã thành niên (từ đủ 18 tuổi trở lên) có khả năng lao động không được hưởng di sản thừa kế khi:

– Người lập di chúc không cho người đó hưởng thừa kế theo di chúc.

– Toàn bộ di sản là quyền sử dụng đất, nhà ở được thừa kế theo di chúc hợp pháp.

Tôi phải cảm ơn cả h:ọ nhà anh… Yêu nhau 2 năm thì quyết định làm đám cưới, tôi và bạn trai quyết định góp tiền để mua nhà tân hôn, tránh cảnh khó xử ‘mẹ chồng nàng dâu’. Tôi ‘có chút đỉnh’ nên góp 1 tỷ 7 còn anh chỉ có 700 triệu. Thương anh vất vả từ quê nghèo lên thành phố lập nghiệp nên tôi cũng rất hoan hỉ và thông cảm cho anh, không 1 lời so đo tính toán. Thế nhưng bố mẹ anh thì không. Ngày đi làm thủ tục nhận nhà, bố mẹ chồng tương lai nằng nặc đòi cho con trai đứng tên bìa đỏ 1 mình rồi nói đó là ‘tập tục quê hương’, thuyền theo lái, gái phải theo chồng. Nhưng 1 tháng sau tôi phải cảm ơn cả họ nhà anh…

0

Bố mẹ đã cho tôi 1,7 tỷ để mua nhà, trong khi gia đình bạn trai chỉ góp 700 triệu nhưng họ lại nhất quyết chỉ để anh đứng tên nhà.

Tôi và bạn trai trong một bữa tiệc của người bạn chung. Sự hài hước và chu đáo của anh khiến tôi nhanh chóng bị “hớp hồn” và đem lòng yêu.

Gia cảnh của tôi khá tốt, bố mẹ luôn ủng hộ và tôn trọng mọi quyết định của tôi. Còn điều kiện nhà anh chỉ ở mức trung bình, nhưng điều đó không ảnh hưởng gì tới tình yêu của chúng tôi cả. Sau 2 năm yêu nhau, chúng tôi bàn chuyện hôn nhân.

Khi quyết định kết hôn, việc mua nhà đương nhiên trở thành ưu tiên hàng đầu vì chúng tôi xác định phải có nhà để ổn định cuộc sống trước. Sau khi bố mẹ tôi biết dự định này, họ đã hào phóng cho 1,7 tỷ để góp vào mua nhà. Bố mẹ bạn trai cũng cho 700 triệu. Cứ như thế, chúng tôi đã mua được căn nhà trước cưới như ý nguyện.

Tuy nhiên, khi ký vào giấy tờ bất động sản, tôi bị sốc khi biết bạn trai và bố mẹ anh nhất quyết chỉ viết tên anh trên giấy tờ nhà. Điều này khiến tôi rất ngạc nhiên và bối rối.

– Tại sao anh chỉ viết tên anh lên giấy tờ nhà? Bố mẹ em đã trả phần lớn tiền nhà mà?

Tôi khó hiểu hỏi. Anh có chút xấu hổ nói:

– Đây là phong tục ở quê nhà anh, chỉ có đàn ông mới được phép đứng tên nhà.

Tôi bị sốc khi biết bạn trai và bố mẹ anh nhất quyết chỉ viết tên anh trên giấy tờ nhà. (Ảnh minh họa)

Tôi quay sang mẹ anh, mong nhận được câu giải thích hợp lý hơn. Nhưng không ngờ, mẹ anh lại lạnh lùng nói:

– Con có thái độ này là sao? Con có thể gả vào nhà chúng ta là phúc đức mấy đời đấy. Con trai mẹ cao to, đẹp trai lại có công việc tốt, con nên cảm kích mới đúng. Mà giấy tờ nhà đứng tên ai mà chẳng được, đằng nào mà chẳng ở chung. 

Tôi cứng đờ người, đầy thất vọng và đau đớn. Tiền đã đưa hết cho người môi giới rồi, hợp đồng mua bán anh đã ký tên xong. Vì thế, tôi yêu cầu gia đình bạn trai trả lại 1,7 tỷ và quyết định không kết hôn nữa.

Tôi không thể chịu đựng được sự bất bình đẳng và thiếu tôn trọng này. Bây giờ chưa cưới đã như vậy, lúc kết hôn rồi tôi không biết mình sẽ sống như thế nào nữa.

Nhưng, họ lại trơ trẽn không chịu trả lại tiền. Cuối cùng, tôi quyết định đưa vụ việc này ra tòa. Sau khi xét xử, tòa án ra phán quyết gia đình anh phải trả lại cho tôi 1,7 tỷ.

Sau một tháng ròng rã, tiền mới về tay. Lúc cầm tiền trên tay, tôi mỉm cười nói với gia đình anh

– Cảm ơn vì đã cho em hiểu thế nào là sự tôn trọng và bình đẳng thực sự. 1,7 tỷ này là bài học quý giá nhất mà em từng mua được.

Lúc lấy lại được tiền, tôi cảm ơn bạn trai và gia đình anh đã cho tôi một bài học đắt giá. (Ảnh minh họa)

Ngày hôm đó, mối quan hệ của tôi và bạn trai cũng chính thức kết thúc. Tôi trả lại 1,7 tỷ cho bố mẹ và nói lời xin lỗi:

– Bố mẹ ơi, con đã làm bố mẹ thất vọng rồi. Con xin lỗi vì đã làm bố mẹ buồn phiền, lo lắng.

Bố mẹ nhẹ nhàng an ủi:

– Cứ coi đây là một bài học đi con, bố mẹ sẽ luôn ủng hộ con. Hạnh phúc của con mới là điều quan trọng nhất. Con cần phải nhớ rằng, con là cá nhân độc lập và con có quyền lựa chọn vì hạnh phúc của riêng mình. Bố mẹ rất tự hào vì con có dũng khí đứng lên bảo vệ quyền lợi của mình.

Kể từ giây phút đó, tôi bắt đầu cuộc sống mới của mình. Mặc dù việc chia tay với người mình sắp cưới khiến tôi tổn thương, đau đớn nhưng trải nghiệm đó đã dạy tôi cách lựa chọn giữa tình yêu và lòng tự trọng.

Tôi nhận ra rằng tình yêu đích thực phải dựa trên sự tôn trọng và bình đẳng lẫn nhau.

Ngày tháng trôi qua, tôi dần dần thoát ra khỏi cái bóng của quá khứ. Tôi trở lại với công việc và tập trung xây dựng sự nghiệp.

Và, trong thâm tâm tôi càng trân trọng, biết ơn bố mẹ hơn. Sự ủng hộ và dạy dỗ của bố mẹ đã trở thành tài sản quý giá nhất trong cuộc đời tôi. Tôi dành nhiều thời gian hơn cho bố mẹ, cả nhà 3 người thường cùng nhau đi du lịch và cùng nhau tận hưởng vẻ đẹp của cuộc sống. Còn tình yêu à, tin rằng một ngày nào đó nó sẽ lại đến với tôi thôi.

Tôi chuyển dạ sinh sớm nên chồng đi công tác không thể về kịp. Vừa đẩy từ phòng hồi sức ra, thì điện thoại kê ting-ting tôi liền nhận được chuyển khoản 50 triệu cùng dòng tin nhắn: “Anh cho em 50 triệu nhé, anh tin chắc đó là con trai của anh. Vài hôm nữa anh đến thăm thì mình đi xét nghiệm ADN cho chắc chắn”… Tôi không hề phản bội chồng nhưng mà cách đây 8 tháng…trong 1 lần đi công tác …

0

Tôi chết lặng, cả người toát đầy mồ hôi. Tôi chưa bao giờ có ý với gã ta, tôi cũng không muốn phản bội chồng.

Khi tôi mang thai còn 2 tuần nữa thì sinh thì chồng đi công tác bất ngờ trong 1 tháng. Có nghĩa là anh không kịp về lúc tôi sinh con đầu lòng. Tôi sinh sớm hơn dự định, chồng vừa đi công tác 5 ngày thì tôi đã nhập viện.

Dù không có chồng bên cạnh khi sinh con nhưng tôi vẫn có bố mẹ hai bên túc trực chăm sóc. Sau hơn nửa ngày đau bụng quằn quại thì con trai của tôi cũng cất tiếng khóc chào đời. Gia đình hai bên ai nấy đều hạnh phúc đón chào thành viên mới này.

Sau khi sinh được một ngày thì điện thoại của tôi bất ngờ có tin nhắn nhận tiền của ngân hàng. Ban đầu tôi cứ nghĩ là chồng tôi chuyển khoản để chúc mừng vợ vượt cạn thành công. Khi nhìn số tiền tôi càng bất ngờ hơn, 50 triệu là số tiền rất lớn, chồng tôi chưa từng đưa tôi nhiều tiền như thế.

Tôi hạnh phúc lâng lâng nhắn tin cảm ơn chồng. Chồng tôi ngơ ngác hỏi vì sao tôi lại cảm ơn. Tôi cảm thấy kì lạ, chẳng lẽ người chuyển tiền cho tôi không phải là chồng, vậy thì là ai? Khi tôi vẫn còn đag rối bời thì người đó đã gọi điện tới. Nghe giọng anh ta mà người tôi phát run:
Vừa sinh con trai tôi liền nhận được 50 triệu vào tài khoản, thấy tên người chuyển mà ‘vỡ tim’ kinh ngạc - Ảnh 1

Ảnh minh họa: Internet
“Anh cho em 50 triệu nhé, anh tin chắc đó là con trai của anh. Vài hôm nữa anh đến thăm thì mình đi xét nghiệm ADN cho chắc chắn. Vợ anh không sinh được con trai nên giờ có rồi anh mừng lắm, nếu đúng thì cảm ơn em nhé”.

Tôi chết lặng, cả người toát đầy mồ hôi. Đó là sếp của tôi. Tôi chưa bao giờ có ý với gã ta, tôi cũng không muốn phản bội chồng. Nhưng thân làm thư ký cho giám đốc, tôi không tránh khỏi những hôm tiếp khách cùng sếp. Một hôm vì bị chuốc say, tôi tỉnh lại thấy mình không mảnh vải ch::e th::ân, bên cạnh là người sếp U:50. Tôi lao vào nhà tắm cố gắng tẩy rửa c::ơ th::ể của mình.

Sau hôm đó tôi có uống thuốc tránh thai khẩn cấp, nhưng vừa hôm sau thì tôi có quan hệ với chồng. Cho nên khi hay tin mình mang thai, tôi thật sự không biết đứa trẻ là con của ai. Giờ tôi hoang mang lắm, nếu đây là con của sếp thì tôi phải làm sao đây, tôi không muốn ly hôn chồng…

Giá vàng trưa hôm nay 13.12: Vàng nhẫn, vàng miếng ồ ạt giảm sâu …

0

Giá vàng hôm nay 13.12: Giá vàng trong nước đồng loạt giảm 700.000-900.000 đồng/lượng.

Cưới nhau 9 tháng mà chưa thấy có động tĩnh gì, vợ chồng tôi đi khám thì phát hiện nguyên nhân ở phía anh. Chính vì thế, mỗi tháng chũng tôi phải cắt giảm tiền biếu bố mẹ nhằm tiết kiệm cho công cuộc IVF sau này. Ấy vây mà chồng miễn cưỡng đồng ý, nhưng từ đó anh bắt đầu hạch sách: “Dạo này ăn gì mà tốn thế?” “Tăng khoản này thì phải bớt khoản khác chứ!” Hôm đó, tôi tăng ca muộn, về đến nhà thì bắt gặp chồng đang nói chuyện điện thoại. Tôi nép vào tường, lắng nghe từng lời rõ mồn một: “Tháng tới con gửi hết cho mẹ giữ. Vợ con tiêu hoang không biết tính toán gì cả. Tiền thế này thì bao giờ mới mua nổi nhà!” . Những giọt mồ hôi, những đêm mất ngủ để lo toan cho anh, giờ lại bị gán mác “tiêu hoang.” Tức giận đến tận cổ, tôi lôi từ túi xách ra 1 xấp giấy tờ rồi bước thẳng vào phòng….

0

Tôi vô tình nghe lén chồng gọi điện cho mẹ, toan gửi hết tiền tháng tới với lý do “vợ tiêu hoang.” Hành động sau đó của anh khiến tôi phẫn nộ đến mức không thể kiềm chế.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Chúng tôi mới cưới được 9 tháng, nhưng thời gian ngắn ngủi ấy đã đầy rẫy những biến cố. Nặng nề nhất là chuyện hiếm muộn, mà nguyên nhân lại đến từ chồng tôi – Việt. Ban đầu, chúng tôi dự định giữ kín chuyện này để âm thầm điều trị. Nhưng sau những lần nghe lời bàn tán, tôi quyết định thuyết phục Việt công khai sự thật.

Sĩ diện đàn ông khiến Việt cự tuyệt, nhưng cuối cùng anh cũng đồng ý. Kể từ đó, mỗi tháng chúng tôi dành cả chục triệu đồng cho chi phí khám, mua thuốc và bổ sung dinh dưỡng. Thực phẩm tốt cho sức khỏe không hề rẻ, khiến chi tiêu hàng tháng của gia đình tôi tăng vọt.

Với lương hai vợ chồng không đổi, tôi đề xuất tạm thời dừng việc biếu tiền bố mẹ hai bên. Việt miễn cưỡng đồng ý, nhưng từ đó anh bắt đầu hạch sách: “Tối nay ăn gì mà tốn thế?”

“Tăng khoản này thì phải bớt khoản khác chứ!”

Tôi là người phụ nữ biết tính toán, cân đo từng đồng. Váy áo hiếm khi mua, mỹ phẩm chỉ dám dùng loại bình dân. Vậy mà, anh vẫn nghi ngờ tôi phung phí.

Hôm đó, tôi tăng ca muộn, về đến nhà lúc 7h30 và bắt gặp Việt đang nói chuyện điện thoại. Tôi nép vào tường, lắng nghe từng lời: “Tháng tới con gửi hết cho mẹ giữ. Vợ con tiêu hoang không biết tính toán gì cả. Tiền thế này thì bao giờ mới mua nổi nhà!

Lời nói như bóp nghẹt trái tim tôi. Những giọt mồ hôi, những đêm mất ngủ để lo toan cho anh, giờ lại bị gán mác “tiêu hoang.” Tức giận đến tận cổ, tôi lôi từ túi xách ra một xấp hóa đơn thuốc men của anh, bước thẳng vào phòng.

Đập mạnh những tờ hóa đơn lên bàn, tôi gằn giọng: “Trách tôi tiêu hoang? Sao không trách mình bệnh tật khiến gia đình tốn kém? Anh nhìn đi, đây chỉ là vài tờ hóa đơn thôi, còn nhiều nữa tôi sẽ tìm sau. Còn chuyện cơm tốn kém, anh thử đi chợ, nấu ăn một tuần với đầy đủ hàu, thịt bò, sò huyết xem nào!”

Việt sững sờ, đánh rơi cả điện thoại. Gương mặt anh thoáng hoảng hốt, rồi vội vàng chạy theo xin lỗi tôi. Nhưng tôi vẫn rất giận. Ngay từ đầu, tôi đã nói rõ quan điểm: vợ chồng chung một nhà, không có chuyện tiền ai nấy giữ hay gửi bố mẹ giữ hộ.

Hôn nhân không phải là nơi để tính toán từng đồng một cách lạnh lùng. Tôi không tiếc sức vì chồng, nhưng đổi lại, tôi nhận được sự nghi ngờ và toan tính sau lưng. Câu chuyện này không chỉ là bài học cho riêng Việt mà còn cho nhiều người về lòng tin và sự trân trọng trong hôn nhân.

Dứt ruột mua cái chảo 3 triệu để rán. Khoe ra thì thì bà nào cũng giật mình kêu tôi “xài sang”. Tôi thấy giá này quá là bình thường. Nay nhận hàng xong tôi hí hửng mở ra xem rồi để luôn trên bếp, định tối về sẽ thử nhưng chưa kịp đi chợ thì lúc chiều tự dưng mẹ chồng nhắn tin bảo sang nhà tôi ăn tối với cháu nội. Mẹ xách cả thịt gà rau củ qua nên tôi nhờ bà nấu cơm luôn cho lẹ. Mải làm nốt việc không để ý mấy cuộc gọi nhỡ từ mẹ chồng. Vừa về đến cửa mới thấy cái bếp tanh bành còn mẹ chồng thì đang hì hục tắm cho cháu. Thấy rán đậu bắn toe toét ra bếp. Ngó nghiêng mãi không thấy cái chảo inox mới mua đâu, tôi hỏi mẹ chồng thì bà buông câu như s;ét đán;h ngang tai…

0

Tôi hốt hoảng chạy theo cái xe rác đã vòng vèo qua 2 đoạn phố, may mà vẫn kịp lấy lại cái chảo đắt tiền.

Nói ra thì bảo khoe, nhưng thực sự tôi có một thói quen rất khó bỏ. Ấy là mua sắm đồ gia dụng trong nhà lúc nào cũng phải chọn thứ đắt, bởi tôi thấy câu nói “tiền nào của nấy” không sai tí nào cả.

Ngày xưa hồi sinh viên nghèo túng, chi phí sinh hoạt chỉ có mỗi vài trăm nghìn nên tôi luôn phải chi tiêu tằn tiện. Cơm chẳng dám ăn, có những ngày tôi chỉ mua một cốc chè thập cẩm giá 10 nghìn rồi chia đôi 2 bữa để có sức đi học. Quần áo đồ đạc cái gì cũng rẻ tiền, biết là nhanh hỏng nhanh nát nên tôi luôn cố gắng dùng cẩn thận hết mức.

Đến khi ra trường đi làm tôi cũng không dám chi tiêu phung phí bởi khi đó lương chỉ có 3 triệu rưỡi. Tôi ở phòng trọ giá 800 nghìn, xa trung tâm, xa bến xe bus, mỗi ngày đi bộ ra bến xong chen chúc xe cộ đến công ty khiến tôi kiệt quệ.

Không bao giờ tôi quên những ngày tháng cực khổ đó nên bây giờ quan điểm sống của tôi rất cởi mở. Tôi chỉ tiết kiệm một khoản nhỏ phòng thân thôi, còn lại thì ăn uống hưởng thụ thoải mái. Cái gì hợp lý thì tôi đều không tiếc, đặc biệt là chi tiêu cho gia đình thì lúc nào tôi cũng chọn thứ tốt nhất chứ chẳng bao giờ chọn đồ tạm bợ rẻ tiền.

Lúc mới lấy chồng tôi cũng hay cân đối tính toán lắm. Sau 8 năm thì đời sống gia đình tôi đã dần khá hơn, 2 vợ chồng may mắn mua được một căn tập thể cũ giá rẻ từ người quen nên mọi thứ bây giờ đã ổn định nề nếp rồi. Công việc của vợ chồng tôi cũng thăng tiến tốt, thu nhập dư dả với một nhà 3 người. Hàng tháng tiêu thoải mái cũng không tới 25 triệu, thừa bao nhiêu tôi đem đi mua vàng hết.

Chồng tôi luôn nói rất yên tâm khi để vợ cầm kinh tế hộ. Anh ấy không giỏi việc cân đối chi tiêu, nhìn mớ hóa đơn sinh hoạt phí mỗi tháng tôi đứng ra trả thôi là anh ấy đã hết hồn rồi. Chồng biết tôi làm gì cũng vun vén hết cho gia đình nên yên tâm để tôi tiêu xài theo ý thích.

Bỏ 3 triệu mua cái chảo rán, chưa kịp nấu bữa nào tôi đã suýt xỉu ngang khi bước chân vào bếp- Ảnh 1.

Tôi cứ duy trì thói quen mua sắm theo quan điểm riêng cũng vài năm nay rồi. Mấy thứ linh tinh kiểu thảm chùi chân, lau tay thì tôi mua cả lố rẻ dùng dần, còn đồ gia dụng quan trọng kiểu nồi niêu xoong chảo, robot hút bụi, máy rửa bát… thì tôi đầu tư loại xịn hết. Mua 1 lần mà dùng vài chục năm còn tốt hơn là tiếc tiền xong sắm đi sắm lại.

Đợt rồi trên các nhóm nội trợ mà tôi tham gia đều bàn tán rôm rả về cái chảo inox. Mọi người khen chảo này “thần kỳ”, không cần dầu ăn mà rán gì cũng giòn ngon đẹp mắt. Tôi cũng mê các món chiên đơn giản lắm, kiểu đậu lướt ván hoặc cá chiên giòn ấy. Thế là sau 7749 ngày nghiên cứu đọc review trên mạng, tôi chốt đặt mua một cái chảo inox nguyên khối chống dính giá hơn 3 triệu đồng để phục vụ đam mê nấu nướng

Khoe với mấy chị đồng nghiệp thì bà nào cũng giật mình kêu tôi “xài sang”. Với họ thì chảo mấy trăm nghìn hoặc cùng lắm 1 triệu là nấu tốt lắm rồi, thế mà tôi “chơi lớn” sắm hẳn cái 3 triệu! Nhưng nói thật là ngoài kia đầy chị nhà giàu còn khoe chảo inox nhập ngoại đắt hơn cơ. Với dòng chảo inox thì giá như tôi mua là bình thường rồi ấy.

Nay nhận hàng xong tôi hí hửng mở ra xem rồi để luôn trên bếp, định tối về sẽ thử xem công dụng có thần kỳ như quảng cáo không. Nhưng chưa kịp đi chợ thì lúc chiều tự dưng mẹ chồng nhắn tin bảo sang ăn tối với cháu nội. Mẹ xách cả thịt gà rau củ qua nên tôi nhờ bà nấu cơm luôn cho lẹ.

Tôi bận họp nên không để ý mấy cuộc gọi nhỡ từ mẹ chồng. Về đến cửa mới thấy cái bếp tanh bành còn mẹ chồng thì đang hì hục tắm cho cháu. Hình như mẹ làm món đậu rán như tôi mong muốn, tuy nhiên đống đậu ấy đã biến thành mớ nát bét nằm trên đĩa, lại còn văng vụn tung tóe trắng phớ cả mặt bếp từ.

Tôi vội xắn tay vào dọn dẹp lại và thay mẹ nấu nốt bữa cơm. Ngó nghiêng mãi không thấy cái chảo inox mới mua đâu, tôi hỏi mẹ chồng thì bà buông câu như sét đánh ngang tai: “Mẹ vứt ra sọt rác rồi, mày mua cái chảo gì mà đểu thế, đã không chống dính còn nóng khiếp lên được, rán đậu không thể lật được, chỗ cháy chỗ nát bực cả mình!” .

Thấy tôi ôm đầu lục thùng rác, mẹ chồng liền bảo bà quăng luôn ra xe rác lúc nãy rồi. Tôi mếu máo nói với bà rằng cái chảo ấy vừa mua giá 3 triệu, mẹ chồng sốc quá đánh rơi cả cục xà phòng xuống đất!

Thế là tôi chạy ào xuống dưới tìm xe rác. Trời ơi cái chảo đắt đỏ tôi chưa dùng lần nào, mẹ chồng tưởng chảo cũ đánh bóng lại mới khổ! Bác hàng nước dưới chân khu tập thể bảo xe rác vừa đi được một lúc rồi. Tôi sấp ngửa mượn xe đạp của bác chạy đuổi theo, vòng vèo qua 2-3 khu phố thì may quá thấy xe đang dừng hốt rác. Vội trình bày hoàn cảnh với các cô chú lao công, họ mắng cho mấy câu xong lấy gậy khều rác ra để tìm hộ tôi cái chảo.

Tôi cố gắng chịu đựng mùi thối xộc lên để căng mắt nhìn xem chảo ở đâu. May quá nó vừa bị vứt nên nằm ở chỗ nông, người ta bới mấy cái là thấy. Gửi ít tiền cảm ơn nhân viên gom rác xong tôi phải bịt mũi đem cái chảo về cọ rửa.

Về nhà tôi không dám hé răng trách mẹ chồng nửa lời, còn bị bà mắng thêm vì tội tiêu hoang. Bà kêu giời kêu đất lên, không hiểu tại sao con dâu lại “ăn chơi” đến mức bỏ mấy triệu ra để mua một cái chảo rán. Tôi nhức đầu lắm nhưng không dám cãi lại, sợ mẹ chồng tức giận lại tăng huyết áp.

Nhớ lại hình ảnh cái chảo nằm lẫn trong đống rác bẩn mà tôi rùng mình. Giờ có đem rửa sạch thì tôi cũng không dám nấu món gì cả, chẳng lẽ cái số tôi không có duyên với chảo inox hay sao?

Đất mua bằng giấy viết tay qua nhiều chủ, làm sổ đỏ thế nào?

0
Đối với đất mua bằng giấy viết tay trước ngày 01/8/2024 nếu chưa được cấp Giấy chứng nhận thì được cấp Giấy chứng nhận khi đủ điều kiện hoặc được cấp Giấy chứng nhận mới nếu hai bên không phát sinh tranh chấp.

* Mua đất là cách gọi phổ biến của nhiều người dân, theo pháp luật đất đai thì đây là việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

1. Đất mua bằng giấy viết tay là gì?

Hiện nay không có văn bản pháp luật nào sử dụng cụm từ “đất mua bằng giấy viết tay”, đây là cách gọi phổ biến của người dân dùng để chỉ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất bằng giấy tờ không có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.

2. Mua đất bằng giấy viết tay vẫn hợp pháp?

2.1. Chuyển nhượng từ ngày 01/8/2024 

Điểm a khoản 3 Điều 27 Luật Đất đai 2024 quy định hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau phải công chứng, chứng thực nếu không sẽ không có hiệu lực, trừ khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015. Hay nói cách khác, nếu không công chứng hoặc chứng thực hợp đồng chuyển nhượng thì giao dịch đó vô hiệu, không thể đăng ký biến động (không sang tên được).

2.2. Chuyển nhượng trước ngày 01/8/2024

Khoản 1  Điều 42  Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định cấp Giấy chứng nhận đối với trường hợp đã chuyển quyền sử dụng đất nhưng chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền như sau:

“Các trường hợp sử dụng đất sau đây do nhận chuyển quyền sử dụng đất không đúng quy định của pháp luật nhưng có chữ ký của các bên liên quan mà chưa được cấp Giấy chứng nhận và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì người đang sử dụng đất thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất lần đầu theo quy định của Luật Đất đai và quy định tại Nghị định này mà không phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất; cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu người nhận chuyển quyền sử dụng đất nộp hợp đồng, văn bản chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp giấy tờ về việc nhận thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 28 của Nghị định này:

a) Sử dụng đất do nhận chuyển quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 đối với trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 137 của Luật Đất đai;

b) Sử dụng đất do nhận chuyển quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 8 năm 2024 mà có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 137 của Luật Đất đai;

c) Sử dụng đất do nhận chuyển quyền sử dụng đất của người nhận thừa kế quyền sử dụng đất quy định tại khoản 4 Điều 45 của Luật Đất đai.”

Như vậy, nếu đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng trước ngày 01/8/2024 thì khi thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận lần đầu cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu người nhận chuyển nhượng nộp hợp đồng, văn bản chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật (không được yêu cầu người nhận chuyển nhượng nộp hợp đồng có công chứng hoặc chứng thực).

đất mua bằng giấy viết tay

3. Đất mua bằng giấy viết tay có phải làm thủ tục sang tên?

Căn cứ khoản 1 Điều 42 Nghị định 101/2024/NĐ-CP các trường hợp đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng từ trước ngày 01/8/2024 mà chưa được cấp Giấy chứng nhận và không thuộc trường hợp có Giấy chứng nhận của bên chuyển nhượng hoặc hợp đồng, giấy tờ chuyển nhượng được công chứng hoặc chứng thực thì người đang sử dụng đất thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận lần đầu mà không phải làm thủ tục chuyển quyền (không phải thực hiện thủ tục sang tên vì đất chưa có Giấy chứng nhận).

Để được cấp Giấy chứng nhận thì người đang sử dụng đất phải có đủ điều kiện theo từng trường hợp đất có giấy tờ và đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất.

4. Làm Sổ mới khi bên mua cầm Sổ đỏ bên bán

Theo khoản 2 Điều 42 Nghị định 101/2024/NĐ-CP, trường hợp người đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng trước ngày 01/80/2024 mà bên nhận chuyển quyền chỉ có Giấy chứng nhận của bên chuyển nhượng hoặc hợp đồng, giấy tờ về chuyển quyền sử dụng đất theo quy định thì thực hiện theo quy định như sau:

Bước 1: Người nhận chuyển nhượng nộp Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 11/ĐK và các giấy tờ về quyền sử dụng đất hiện có

Bước 2: Văn phòng đăng ký đất đai thông báo bằng văn bản cho bên chuyển quyền và niêm yết tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất về việc làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người nhận chuyển nhượng.

Trường hợp không rõ địa chỉ của người chuyển quyền để thông báo thì phải đăng tin trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương 03 số liên tiếp (chi phí đăng tin do người đề nghị cấp Giấy chứng nhận trả).

Sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo hoặc đăng tin lần đầu tiên trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương mà không có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho bên nhận chuyển quyền; trường hợp bên chuyển quyền không nộp Giấy chứng nhận đã cấp thì thực hiện việc hủy Giấy chứng nhận đã cấp.

Trường hợp có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp thì Văn phòng đăng ký đất đai hướng dẫn các bên nộp đơn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo quy định.

Trường hợp có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp thì Văn phòng đăng ký đất đai hướng dẫn các bên nộp đơn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo quy định.

5. Xử lý khi tranh chấp đất mua bằng giấy viết tay

Khi xảy ra tranh chấp đối với trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất bằng giấy viết tay từ trước ngày 01/8/2024 thì xử lý theo cách sau:

– Nếu là xác định là tranh chấp đất đai (tranh chấp trong việc xác định ai là người có quyền sử dụng đất) thì phải hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất trước khi khởi kiện tại Tòa án nhân dân hoặc đề nghị UBND cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết.

– Nếu xác định là tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất: Các bên được khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền luôn mà không phải hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất.

Từ nay: Nếu rơi vào trường hợp này người dẫn sẽ không bao giờ được cấp sổ đỏ, biết sớm để tránh rắc rối

0

Sổ đỏ là một loại giấy tờ trọng tạo sự yên tâm cho người sử dụng đất đặc biệt khi có ý định chuyển nhượng sử dụng. Người dân cần lưu ý các trường hợp sau theo quy định sẽ không được cấp sổ đỏ.

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực đã có những điểm sửa đổi bổ sung mới. Nhiều người dân quan tâm tới vấn đề trường hợp nào được cấp và không được cấp chứng nhận quyền sử dụng dất (sổ đỏ)?

Điều 151 Luật Đất đai 2024 quy định những trường hợp không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ), bao gồm: Trường hợp người sử dụng đất không được cấp Giấy chứng nhận và trường hợp người có tài sản gắn liền với đất không được cấp Giấy chứng nhận.

Những trường hợp dưới đây không được cấp sổ đỏNhững trường hợp dưới đây không được cấp sổ đỏ

7 trường hợp đất không được cấp Giấy chứng nhận (sổ đỏ)

Người sử dụng đất không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp sau đây:

a) Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích theo quy định tại Điều 179 của Luật này;

b) Đất được giao để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 7 của Luật này, trừ trường hợp đất được giao sử dụng chung với đất được giao để quản lý thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với phần diện tích đất sử dụng theo quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

c) Đất thuê, thuê lại của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của chủ đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng, phù hợp với dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

d) Đất nhận khoán, trừ trường hợp được công nhận quyền sử dụng đất tại điểm a khoản 2 Điều 181 của Luật này;

đ) Đất đã có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp đã quá 03 năm kể từ thời điểm có quyết định thu hồi đất mà không thực hiện;

e) Đất đang có tranh chấp, đang bị kê biên, áp dụng biện pháp khác để bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự; quyền sử dụng đất đang bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật;

g) Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh.

Trường hợp tài sản gắn liền với đất không được cấp Giấy chứng nhận.

Các tài sản gắn liền với đất không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong trường hợp sau đây:

a) Tài sản gắn liền với đất mà thửa đất có tài sản đó thuộc trường hợp không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất quy định tại khoản 1 Điều này hoặc không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;

b) Nhà ở hoặc công trình xây dựng được xây dựng tạm thời trong thời gian xây dựng công trình chính hoặc xây dựng tạm thời bằng vật liệu tranh, tre, nứa, lá, đất; công trình phụ trợ nằm ngoài phạm vi công trình chính và để phục vụ cho việc quản lý, sử dụng, vận hành công trình chính;

c) Tài sản gắn liền với đất đã có thông báo hoặc quyết định giải tỏa hoặc đã có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp đã quá 03 năm kể từ thời điểm có các thông báo, quyết định này mà không thực hiện;

d) Nhà ở, công trình được xây dựng sau thời điểm công bố cấm xây dựng; xây dựng lấn, chiếm mốc giới bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử – văn hóa đã xếp hạng; tài sản gắn liền với đất được tạo lập từ sau thời điểm quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt mà tài sản được tạo lập đó không phù hợp với quy hoạch được duyệt tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp chủ sở hữu nhà ở, công trình xây dựng không phải là nhà ở theo quy định tại Điều 148 và Điều 149 của Luật này có giấy phép xây dựng có thời hạn theo quy định của pháp luật về xây dựng;

đ) Tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước, trừ trường hợp tài sản đã được xác định là phần vốn của Nhà nước đóng góp vào doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;

e) Tài sản gắn liền với đất không thuộc trường hợp quy định tại Điều 148 và Điều 149 của Luật này