Những hình ảnh ấm lòng đang được chia sẻ rần rần trên mạng xã hội khiến cho nhiều người xúc động.
Theo chia sẻ của người mẹ này, chị bận việc nên để hai chị em chơi cùng nhau. Chơi được một lúc thì cả hai chị em cùng buồn ngủ, thế nhưng, cô chị gái vẫn cố gắng ru em ngủ trước.
Qua camera, người mẹ đã chứng kiến được hành động của cô con gái lớn dành cho em nhỏ khiến chị không ngừng xúc động. “Có con gái đầu lòng tuyệt vời như thế đấy”, người mẹ bày tỏ.
Qua những hình ảnh chia sẻ cho thấy, cô chị có vẻ chỉ khoảng 4-5 tuổi và em bé khoảng 1 tuổi. Người chị tuy nhỏ bé nhưng các thao tác dỗ dành em rất khéo léo. Đầu tiên, chị gái nhỏ bế em lên và bắt đầu đong đưa để ru em như cách mà người lớn vẫn làm.
Sau khi đứng ru, chị gái lại ngồi xuống, tiếp tục vỗ em và dỗ dành để em ngủ. Em bé cũng khá hợp tác theo chị.
Hình như cũng cảm thấy có chút mỏi người nên sau đó chị gái đã ngồi xuống, dựa vào gối ở đầu giường và tiếp tục ôm, dỗ em ngủ.
Đoạn video kéo dài 1 phút chứa đầy tình cảm của 2 chị em trong những khoảnh khắc hết sức bình dị khiến người mẹ khi chứng kiến đã vô cùng xúc động.
Khoảnh khắc này ngay sau khi xuất hiện trên mạng xã hội lập tức nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng. Cư dân mạng cũng tỏ ra thích thú và xúc động trước sự hiểu chuyện, biết giúp mẹ trông em của bé gái.
– “Thương quá, cô chị vẫn còn là em bé nhưng vì gánh trên vai trọng trách chị hai nên rất có trách nhiệm. Bố mẹ rất tự hào về con nhé con gái ơi”
– “Làm cha làm mẹ thấy con ngoan ngoãn quả thực bao nhiêu mệt mỏi đều tan biến hết. Người mẹ của bé gái này chắc có lẽ cũng cảm nhận thấy điều ấy”
– “Nhìn dỗ em đi ngủ thuần thục, chắc đây không phải lần đầu. Thương quá bé ơi. Cả nhà yêu con nhiều”
– “Xem mà thương quá! Yêu ơi là yêu”.
Nhiều người sau khi xem đoạn video cũng kể lại câu chuyện của gia đình mình, trong đó nổi lên quan điểm sinh con gái đầu lòng rất ‘được nhờ’, đúng như câu nói ‘ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng’.
Nâng cao vai trò của con gái nhưng cũng không có ý nghĩa phủ nhận vai trò của con trai. Ai cũng hiểu dù là con nào trong gia đình chỉ cần chứng kiến các con ngoan ngoãn, lớn lên bình an là hạnh phúc lớn nhất của bố mẹ, ảnh: dSDVì sao có câu ‘ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng’
Câu tục ngữ “Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng” xuất phát từ quan niệm dân gian của người Việt, thể hiện vai trò và giá trị của con gái trong gia đình, đặc biệt là con gái đầu lòng. Câu này mang nhiều ý nghĩa cả về văn hóa lẫn tâm lý của người dân xưa, phản ánh quan điểm truyền thống về con cái, kinh tế và gia đình.
– Tình cảm gia đình: Con gái đầu lòng thường được xem là người con rất quan trọng trong gia đình. Theo quan niệm xưa, người con gái đầu lòng thường là người biết quan tâm, chăm sóc gia đình, đặc biệt là đối với cha mẹ, và gánh vác nhiều công việc nhà cửa. Vì vậy, con gái đầu lòng mang lại niềm vui, hạnh phúc, và là niềm tự hào cho cha mẹ.
– Giá trị vượt qua tài sản vật chất: “Ruộng sâu trâu nái” là hình ảnh tượng trưng cho tài sản quý giá trong xã hội nông nghiệp xưa. Ruộng đất và trâu nái (trâu cái để sinh sản) là những tài sản vô cùng quan trọng, quyết định sự giàu có và khả năng sinh tồn của một gia đình. Tuy nhiên, câu tục ngữ nhấn mạnh rằng, dù ruộng đất hay trâu nái có quý giá đến đâu, chúng vẫn không thể so sánh được với giá trị của một đứa con gái đầu lòng.
– Vai trò của con gái trong xã hội nông nghiệp: Trong xã hội nông nghiệp xưa, con cái là nguồn lao động quan trọng của gia đình. Con gái, đặc biệt là con gái lớn, thường được giáo dục từ nhỏ để biết quán xuyến việc nhà, chăm sóc các em, và phụ giúp công việc đồng áng. Do đó, sự đóng góp của con gái vào kinh tế và cuộc sống gia đình được đánh giá rất cao.
– Sự gắn bó và chăm sóc: Con gái đầu lòng thường được cho là gắn bó với cha mẹ hơn con trai. Khi cha mẹ già yếu, người con gái đầu lòng thường có xu hướng chăm sóc cha mẹ chu đáo hơn. Quan niệm này xuất phát từ thực tế là người phụ nữ thường được giáo dục để trở thành người biết lo toan, yêu thương và chăm sóc cho gia đình.
Trong xã hội hiện đại, câu tục ngữ này không còn mang tính phổ biến như trước vì các quan niệm về giới tính và vai trò của con cái trong gia đình đã thay đổi. Ngày nay, cả con trai lẫn con gái đều có thể đảm nhận trách nhiệm chăm sóc gia đình và đóng góp vào kinh tế như nhau. Tuy nhiên, câu tục ngữ này vẫn thể hiện được giá trị truyền thống về tình cảm gia đình và tầm quan trọng của con cái đối với cha mẹ trong xã hội nông nghiệp Việt Nam xưa.