Chuối là loại quả thường thấy trong mâm cúng ngày Tết, trên ban thờ gia tiên, thậm chí chuối quan trọng nhất trong số các quả phẩm. Nhưng không cẩn thận phạm đại kỵ.
Trong văn hóa thờ cúng của nhiều người Việt, đặc biệt những người miền Bắc và miền Trung thì chuối là thứ không thể thiếu trong mâm ngũ quả và ban thờ ngày Tết. Chưa có chuối còn xem như chưa đủ đồ lễ thắp hương. Những quả khác có thể thay thế cho nhau riêng chuối thì không. Thế nhưng chọn chuối thắp hương không chỉ chọn nải đẹp quả to mà còn phải hợp phong thủy và quan niệm dân gian vùng miền.
Chuối trong trong mâm ngũ quả thờ cúng thể hiện sự may mắn, cong lên như bàn tay che chở ôm trọn vẹn các loại quả khác trong mâm ngũ quả. Trên ban thờ ngày Tết chuối nổi bật nhất và như quả phẩm trung tâm. Do đó chọn chuối là vô cùng quan trọng cần nhớ để tránh mất lộc, hoặc gây cảm giác phản cảm, mất may mắn:
Chuối phải là chuối già nhưng còn xanh: Khi chọn chuối thắp hương đặc biệt dịp Tết thì mâm ngũ quả trên ban thờ cả 5-6 ngày nên nếu chọn chuối chín dễ làm chuối bị rụng, thối, mềm khi đang còn thắp hương. Hơn nữa chuối xanh để kết hợp với màu quả khác tạo ra ngũ hành. Chuối xanh nhưng phải già quả để quả căng mọng, tròn trịa. Nếu chọn chuối chín có thể làm rơi quả khác xuống, sẽ báo hiệu điều không may mắn.
Số quả trên nải chuối phải là số lẻ: Trong thờ cúng số lẻ là dương, phát triển, số chẵn là âm là không phát triển. Do đó nải chuối thờ nên là số lẻ.
Nên chọn nải chuối còn râu: Nhiều nải chuối do cách vận chuyển làm rụng râu. Nhưng nải chuối đẹp nên còn râu magn ý nghĩa phát tài phát lộc.
Nải chuối không bị sứt sẹo, gãy quả: Nải chuối dù tông thể đẹp nhưng có một quả ở góc khuất bị vô tình có vết sứt do bị dao chém vào cũng không nên thắp hương.
Không chọn nải cong vẹo mất cân đối: Nải chuối cong vẹo mất cân đối vừa xấu về thẩm mỹ vừa không mang nét phong thủy tốt lành, báo hiệu điềm xấu, xô cong, vẹo không may mắn.
Ghép 2-3nải chuối lại thành 1 có nên không?
NHiều khi chọn chuối bạn không chọn được nải to như mong muốn. Vậy có nên ghép nhiều nải vào thành một để thắp hương không. Xét về thẩm mỹ thờ cúng thì điều đó có thể ghép được để tạo mâm ngũ quả đẹp. Nhưng xét về góc độ tâm linh phong thủy thì không nên là do trong tâm linh phong thủy khi xếp đồ thờ cúng là dùng số lẻ, số lẻ tượng trưng cho số dương, cho sự phát triển. Thế nên việc ghép hai nải quả lại với nhau không hợp về tâm linh phong thủy, tạo ra số âm. Mà trong các số chẵn âm hay bị kiêng nhất thì đó là số 2 và số 4. Ghép 3 nải với nhau thì vẫn là số lẻ nhưng việc ghép không khéo không mang lại ý nghĩa tốt lành. Nếu dùng đinh hay ốc vít kim loại ghép thì mang sát khí, còn nếu không ghép chắc thì có thể rời ra khi đang thờ cúng. Do đó việc ghép lại với nhau là không nên.
Chọn giống chuối thắp hương là giống gì?
Giống chuối thăp hương không giống nhau theo quan niệm mỗi gia đình, địa phương. Với người miền trung thì đôi khi không cầu kỳ nhưng với người Huế thì kiêng chuối tiêu và chỉ thờ chuối ngự, chuối mật, chuối lá, chuối sứ. Còn với người miền Bắc lại chọn chuối tiêu quả dài, kiêng chuối dáng ngắn như chuối tây.
Bởi vai trò quan trọng của chuối trong văn hóa thờ cúng và sự đa dạng của chuối cũng như văn hóa quan niệm vùng miền. Thế nên bạn cần chú ý khi thắp hương chuối cho hợp phong thủy và nhất là hợp với văn hóa gia đình, địa phương, tránh để đầu năm đã có những dị nghị, rèm pha, phê bình vì nải chuối.
*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm