Home Blog Page 120

Phú Đức – trường THPT Chuyên Quốc Học Huế – Quán quân Đường lên đỉnh Olympia 2024: ‘Sự gan lì và chiến thuật thông minh giúp tôi chiến thắng’

0

Võ Quang Phú Đức, học sinh chuyên Toán đến từ THPT Chuyên Quốc Học Huế, Thừa Thiên – Huế, nổi bật qua các vòng thi đấu với kiến thức sâu rộng và phong thái tự tin, đã xuất sắc vượt qua các đối thủ để trở thành Quán quân Đường lên đỉnh Olympia 2024.

Trong giây phút đăng quang, niềm vui và sự tự hào hiện rõ trên gương mặt của chàng trai khi chính thức giành vòng nguyệt quế Đường lên đỉnh Olympia 2024.Chia sẻ ngay sau phút đăng quang, Phú Đức chia sẻ rằng bí quyết đã giúp em trở thành nhà vô địch trận đấu ngày hôm nay đó chính là một sự gan lì và một chiến thuật thông minh.

 

Phú Đức - Quán quân Đường lên đỉnh Olympia 2024: Sự gan lì và chiến thuật thông minh giúp tôi chiến thắng - Ảnh 1.

Khi được hỏi về khoảnh khắc khiến bản thân cảm thấy căng thẳng nhất trong trận chung kết, Phú Đức nói: “Em thấy căng thẳng nhất là khi Nguyên Phú chỉ còn cách em 20 điểm. Lúc đó em nhớ lại thế trận tương tự như trong trận Quý 3, nơi chiến thuật của em là tạo lợi thế lớn ở ba phần thi đầu. Tuy nhiên, ở phần thi Về đích, em đã đổi đáp án đúng thành sai, và giờ nghĩ lại, em thấy nếu không đổi đáp án thì cuộc chơi sẽ không có nhiều cảm xúc như vậy. Và chính những cảm xúc đó mới làm cuộc chơi trở nên thú vị (cười)”.Phú Đức - Quán quân Đường lên đỉnh Olympia 2024: Sự gan lì và chiến thuật thông minh giúp tôi chiến thắng - Ảnh 2.

 

Một trong những khoảnh khắc được coi là bước ngoặt dẫn đến chiến thắng của Phú Đức trong trận chung kết chính là khi bấm chuông trả lời câu hỏi chướng ngại vật rất sớm và với tốc độ cực nhanh. Nhiều người xem đã thắc mắc liệu đó có phải là sự liều lĩnh hay không. Khi được hỏi về điều này, Phú Đức đã chia sẻ rằng em không hoàn toàn bấm chuông trong một phút ngẫu hứng mà đã có sự chuẩn bị từ trước.

“Trước khi trận chung kết diễn ra, em đã nghĩ tới khả năng đáp án của chướng ngại vật có thể là một từ gồm 7 chữ cái. Trong đầu em có ba phương án: ‘Netzero’, ‘Đoàn kết’, và một phương án liên quan đến ý nghĩa của ‘điểm tựa’.” Phú Đức kể lại. Sau khi câu hỏi đầu tiên được công bố, em lập tức loại bỏ hai phương án ‘Đoàn kết’ và ‘điểm tựa’, chỉ còn lại đáp án ‘Netzero’ là khả dĩ nhất” – Phú Đức chia sẻ.

Phú Đức - Quán quân Đường lên đỉnh Olympia 2024: Sự gan lì và chiến thuật thông minh giúp tôi chiến thắng - Ảnh 3.

Mặc dù đã xác định được câu trả lời, Phú Đức vẫn hiểu rằng đây là một quyết định mang tính rủi ro rất cao. “Chỉ vài giây trước khi bấm chuông, em đã nghĩ đây thực sự là một quyết định rất liều lĩnh. Một trận chung kết năm mà mình bấm chuông trả lời câu hỏi đầu tiên thì khả năng sai rất lớn. Nếu sai, mình sẽ mất đi lợi thế rất lớn. Nhưng nếu đúng, đó sẽ là một cơ hội quý giá để tạo khoảng cách với các đối thủ”. Dù vậy, sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, Phú Đức đã quyết định tin vào trực giác của mình và bấm chuông.

Phú Đức - Quán quân Đường lên đỉnh Olympia 2024: Sự gan lì và chiến thuật thông minh giúp tôi chiến thắng - Ảnh 4.

Trước đó, Phú Đức có chia sẻ với báo chí trước trận chung kết rằng em không cảm thấy tự tin và đã phải tập thiền để kiểm soát cảm xúc. Phú Đức giải thích rằng: “Thiền giúp cơ mặt của em không biến đổi trước áp lực từ truyền thông và khán giả. Điều này đã giúp em dẫn đầu với khoảng cách lớn trong phần thi chướng ngại vật, đó là một thành công quan trọng”.

Mặc dù thi đấu với sự tự tin và chiến lược rõ ràng, Phú Đức thừa nhận: “Buổi tối trước trận chung kết, em khá khó ngủ. Tuy nhiên, sau khi nghe bài hát của anh Hoàng Dũng và chị Phương Mỹ Chi, em cảm thấy thoải mái hơn. Khi bấm chuông trả lời chướng ngại vật, em không quá lo lắng vì dù sao đây cũng là trận cuối, nên em quyết định bung xõa hết sức”.

Hành trình chinh phục Olympia của Võ Quang Phú Đức không chỉ là hành trình của trí tuệ, mà còn là câu chuyện của lòng kiên trì, sự quyết đoán và bản lĩnh. Chiến thắng này đã mang đến niềm tự hào cho gia đình, trường học và cả tỉnh Thừa Thiên – Huế. Phú Đức đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng khán giả và tiếp tục khơi dậy niềm đam mê học hỏi cho các thế hệ trẻ.

Cô giáo mầm non đáp trả thẳng thắn khi bị phụ huynh góp ý chuyện trang điểm đi dạy

0

Bạn nghĩ sao nếu như một cô giáo mầm nọ luôn trang điểm trước khi đến lớp. Câu chuyện tưởng như đơn giản nhưng đã làm dấy lên tranh cãi khi những bất đồng giữa phụ huynh và giáo viên nổ ra!

Cụ thể, một cô giáo họ Lý đang dạy  ở trường mầm non đã chia sẻ về tình huống mà mình gặp phải.

Cô Lý là giáo viên mầm non trẻ tuổi nhưng được nhiều phụ huynh tin yêu vì rất tâm huyết với nghề, yêu thương trẻ như con. Vì còn ít tuổi nên cô Lý cũng chăm sóc ngoại hình, thường xuyên trang điểm nhẹ nhàng khi đi ra đường. Những em bé nhỏ thấy cô giáo xinh đẹp nên cũng rất thích, thường xuyên khen cô giáo xinh đẹp, dễ thương!

Thế nhưng cô Lý không ngờ, chính việc mình chăm sóc ngoại hình lại khiến mình rơi vào một tình cảnh khó đỡ. Cụ thể, một bà mẹ trong lớp đã nhắn tin riêng với cô Lý, yêu cầu cô không nên trang điểm. Ban đầu, bà mẹ này đưa ra lý do: “Cô tiếp xúc với trẻ nhỏ cả ngày, mỹ phẩm có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của các con“. Tuy nhiên chính bà mẹ này lại là người hay trang điểm, và còn trang điểm rất đậm là đằng khác.

Vậy thì chẳng phải bà mẹ này nên tự mình tẩy trang trước hay sao? Và thật sự là việc trang điểm cũng chẳng ảnh hưởng kinh khủng đến thế?

hình ảnh

Khi cô Lý thắc mắc, bà mẹ này nói vòng vo một lúc rồi mới nói sự thật. Bà mẹ cho biết, ở nhà mình, người thường xuyên đón con tan học là bố đứa trẻ. Ở lớp, cũng nhiều nam phụ huynh đón con hơn nữ phụ huynh, vì vậy, cô giáo không nên… xinh đẹp quá mức!

Sự vô lý của phụ huynh này khiến cô Lý tức giận vô cùng. Nó không chỉ can thiệp đến đời sống riêng tư mà còn động chạm đến cả đạo đức, phẩm hạnh của cô. Cô giáo đã thẳng thắn nhắn lại cho người mẹ: ‘Xin lỗi chị, tôi không thể đáp ứng yêu cầu quá vô lý này’.

Có lẽ cũng nhận thấy sự vô lý của bản thân nên sau đó vị phụ huynh đã gửi lời xin lỗi, tuy nhiên cô Lý vẫn không tránh khỏi bức xúc và chạnh lòng cho nghề nghiệp của mình.

Sau khi câu chuyện được chia sẻ trên mạng xã hội, rất nhiều giáo viên mầm non cũng kể lại những yêu cầu vô lý mà mình nhận được từ phụ huynh. Một cô giáo cho biết, bản thân thích chụp ảnh các con trong lớp rồi gửi cho phụ huynh. Bỗng một ngày, cô nhận được tin nhắn của phụ huynh, yêu cầu cô nên đổi… điện thoại sang đời mới hơn để chụp ảnh cho đẹp.

Trước những chia sẻ này, một người dùng mạng để lại bình luận: “Giáo viên nghiêm túc và có trách nhiệm với con cái, phụ huynh cũng nên tin tưởng vào giáo viên. Niềm tin là điều kiện tiên quyết! Đừng lúc nào cũng đưa ra những yêu cầu vô lý đối với giáo viên”. Bình luận này nhận được nhiều sự đồng tình của cộng đồng mạng.

Vậy giáo viên có nên trang điểm khi lên lớp dạy học hay không

Việc giáo viên có nên trang điểm khi lên lớp hay không là một chủ đề gây tranh cãi, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như văn hóa, môi trường học đường và quan niệm cá nhân. Dưới đây là một số góc nhìn về vấn đề này.

Tạo hình ảnh chuyên nghiệp trong mắt học sinh và phụ huynh

Trang điểm nhẹ nhàng có thể giúp giáo viên xuất hiện tự tin hơn và tạo ấn tượng tích cực với học sinh và phụ huynh. Một giáo viên có vẻ ngoài gọn gàng, chỉn chu có thể dễ dàng thu hút sự chú ý và tôn trọng từ học sinh. Việc trang điểm nhẹ có thể giúp che đi những khuyết điểm nhỏ và mang lại một vẻ ngoài sáng sủa hơn, từ đó giáo viên có thể cảm thấy tự tin hơn trong quá trình giảng dạy.

Trang điểm nhẹ nhàng phù hợp với môi trường học đường

Việc trang điểm nên cân nhắc dựa trên đặc điểm của môi trường học đường. Trong những ngôi trường có sự nghiêm túc và quy tắc khắt khe, việc giáo viên trang điểm đậm có thể bị coi là không phù hợp. Trong khi đó, ở những trường có văn hóa thoải mái hơn, trang điểm nhẹ hoặc tạo phong cách cá nhân có thể được chấp nhận. Quan trọng là sự tiết chế trong việc trang điểm để phù hợp với không gian và văn hóa học đường.

Vẻ ngoài chỉn chu giúp giáo viên tự tin và thoải mái khi giao tiếp

Đối với một số người, trang điểm có thể giúp tăng cường sự tự tin. Một giáo viên cảm thấy thoải mái với ngoại hình của mình sẽ có tinh thần tốt hơn khi đứng trước lớp. Sự tự tin đó có thể truyền cảm hứng cho học sinh, đặc biệt trong những lớp học mà học sinh quan tâm đến vấn đề vẻ ngoài và hình thức.

Giáo viên trang điểm nên biết tiết chế để tánh ảnh hưởng tiêu cực

Mặc dù trang điểm có thể giúp giáo viên cảm thấy tự tin, việc trang điểm quá đậm có thể tạo ra hiệu ứng tiêu cực, gây xao nhãng cho học sinh hoặc khiến học sinh không tập trung vào bài giảng.

Hơn nữa, việc tạo ra một hình mẫu quá chú trọng vào ngoại hình có thể ảnh hưởng đến cách học sinh nhìn nhận về sự tự tin, giá trị và kỹ năng của một người. Việc trang điểm không nên trở thành tiêu chí để đánh giá năng lực và khả năng giảng dạy của giáo viên.

Chị vợ bị t-â-m th-ầ-n, cả hai bên đều muốn anh ly hôn để giải thoát cho mình. Nhưng anh vẫn quyết tâm nuôi con khôn lớn. Giờ mới dám ly hôn với người vợ đã t-â-m th-ầ-n 20 năm, lúc này vợ anh mới đưa cho anh một chiếc hộp gỗ …

0

Anh Hoàng ngồi trên ghế, lặng lẽ nhìn ra khung cửa sổ. Trời ngoài kia xanh trong, nhưng trong lòng anh, một cơn bão đã cuộn xoáy suốt bao nhiêu năm trời. Cuối cùng, hôm nay anh đã đưa ra quyết định mà mình đã trăn trở suốt 20 năm qua – ly hôn với người vợ đã mắc bệnh tâm thần.

Chị Hằng, vợ anh, đã từng là một người phụ nữ xinh đẹp và dịu dàng. Họ yêu nhau từ những ngày còn trẻ, khi cả hai cùng làm việc ở một công ty nhỏ. Tình yêu của họ trong sáng và giản dị, đến mức mọi người xung quanh đều ngưỡng mộ. Ngày họ cưới, ai nấy cũng chúc phúc cho cặp đôi hạnh phúc ấy. Và rồi con gái đầu lòng của họ ra đời, anh Hoàng nghĩ rằng cuộc sống của mình sẽ luôn viên mãn như thế.

Nhưng mọi thứ thay đổi đột ngột khi chị Hằng bắt đầu có những biểu hiện lạ. Sau khi sinh con, chị dần trở nên trầm uất, hay mất ngủ và thậm chí còn có những lúc khóc cười vô thức. Ban đầu, anh Hoàng nghĩ rằng vợ chỉ bị ảnh hưởng bởi chứng trầm cảm sau sinh – điều mà nhiều phụ nữ thường trải qua. Nhưng dần dần, những triệu chứng của chị ngày càng tồi tệ hơn. Chị bắt đầu có những hành vi không kiểm soát được, đôi khi la hét giữa đêm, lúc lại đờ đẫn không nhận ra ai.

Nỗi đau cô gái nhập viện tâm thần vì bị cuồng dâm

Anh đưa chị đi khám, và bác sĩ chẩn đoán chị mắc bệnh tâm thần phân liệt. Căn bệnh này như một cú sốc giáng mạnh vào cuộc sống của anh. Cả hai bên gia đình đều khuyên anh nên ly hôn, rằng anh còn trẻ, còn có thể tìm được hạnh phúc mới. Bố mẹ anh cũng nói rằng anh không nên gắn bó với một người phụ nữ đã mất trí, rằng anh nên “giải thoát” cho chính mình. Nhưng anh Hoàng không thể làm vậy.

Anh không thể bỏ rơi người vợ đã từng yêu thương mình, không thể làm ngơ trước mẹ của con gái mình. Dù biết rằng cuộc sống từ đây sẽ khó khăn, anh vẫn quyết tâm giữ lời hứa của mình ngày cưới: “Sống chung, chăm sóc nhau dù khỏe mạnh hay ốm đau, vui buồn đều cùng nhau đi qua.”

20 năm trôi qua, những năm tháng ấy đối với anh là chuỗi ngày đầy thử thách. Chị Hằng không còn là người vợ hiền lành, ngọt ngào của anh nữa. Căn bệnh đã biến chị thành một người khác, một người mà đôi khi anh cũng không nhận ra. Những cơn bạo bệnh của chị, những lần chị đập phá đồ đạc trong nhà, những ngày chị chẳng nói chẳng cười, anh đều âm thầm chịu đựng. Anh vừa phải chăm sóc chị, vừa phải làm việc kiếm tiền, vừa lo cho con gái lớn khôn. Có những đêm anh gục xuống giường, kiệt sức cả về thể chất lẫn tinh thần, nhưng rồi anh vẫn phải đứng dậy, vì con gái và vì chị Hằng.

Nhiều lần anh tự hỏi: “Nếu như mình ly hôn từ sớm, liệu cuộc sống có tốt hơn không? Nếu như mình chọn con đường khác, liệu có hạnh phúc hơn không?” Nhưng rồi anh lại lắc đầu, tự nhủ rằng mọi thứ đã qua, và anh đã làm đúng theo lương tâm mình. Con gái anh, bé Lan, giờ đã trưởng thành, học giỏi và hiểu chuyện. Nhìn con lớn lên trong môi trường không trọn vẹn, anh luôn lo sợ con sẽ bị ảnh hưởng, nhưng thật may mắn, Lan rất yêu thương mẹ và hiểu được nỗi khổ của cha.

Giờ đây, khi con gái đã trưởng thành, học xong đại học và chuẩn bị ra nước ngoài du học, anh mới cảm thấy có thể tạm yên lòng. Anh biết mình không thể tiếp tục sống trong tình cảnh này mãi. Chị Hằng vẫn cần được chăm sóc, nhưng không còn là trách nhiệm của một người chồng nữa. Anh cần một cuộc sống khác, cho bản thân mình. Sau 20 năm nuôi con, chăm vợ, anh quyết định sẽ ly hôn.

Sáng hôm đó, anh chuẩn bị giấy tờ, đến gặp vợ mình trong phòng ngủ. Chị Hằng lúc này đã không còn tỉnh táo như trước. Ánh mắt chị lờ đờ, không nhận thức được những gì đang diễn ra xung quanh. Anh Hoàng nhẹ nhàng nói với chị, dù biết chị có thể không hiểu hết:

  • “Hằng à, anh đã quyết định rồi. Chúng ta sẽ ly hôn. Anh sẽ lo cho em một chỗ ở tốt, có người chăm sóc em chu đáo. Anh không thể tiếp tục sống như thế này nữa, anh cũng đã quá mệt mỏi rồi. Anh xin lỗi…”

Chị Hằng không nói gì, chỉ lặng lẽ nhìn anh, rồi đột nhiên chị cầm lấy tay anh, đưa cho anh một chiếc hộp gỗ nhỏ, cũ kỹ. Anh Hoàng ngạc nhiên, không hiểu chị lấy chiếc hộp từ đâu, vì từ lâu chị đã không còn tự làm được những việc như vậy. Chị đẩy chiếc hộp về phía anh, ra hiệu cho anh mở ra.

Tải xuống Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình viết tay chuẩn năm 2023

Anh Hoàng chậm rãi mở chiếc hộp, và bên trong là một tập giấy được gói gọn gàng. Anh lật mở từng trang và nghẹn ngào khi nhận ra đó là những bức thư chị Hằng viết cho anh trong suốt những năm tháng chị còn tỉnh táo, từ những ngày đầu khi chị phát hiện ra căn bệnh của mình.

“Anh Hoàng yêu quý,

Khi anh đọc được lá thư này, có lẽ em đã không còn là em nữa. Em không biết căn bệnh này sẽ đưa em đi đâu, nhưng em biết rằng một ngày nào đó, em sẽ trở thành gánh nặng cho anh và con. Em không muốn thế, anh à. Em không muốn anh phải chịu đựng một cuộc sống khổ sở vì em. Nhưng em biết anh sẽ không bao giờ bỏ rơi em, vì anh là người chồng tốt, và em yêu anh vì điều đó.

Nhưng nếu có một ngày, anh cảm thấy mệt mỏi, hãy buông tay em. Em sẽ không trách anh đâu. Em chỉ mong anh tìm được hạnh phúc cho riêng mình, khi em không còn có thể ở bên anh nữa. Anh hãy sống cho mình, cho con. Còn em, nếu đã mất đi lý trí, thì hãy để em sống trong thế giới của riêng em, một cách nhẹ nhàng nhất có thể.

Anh đừng buồn, đừng áy náy. Em luôn biết anh đã làm hết mình vì gia đình này. Nếu có kiếp sau, em mong lại được làm vợ anh, nhưng lần này, em sẽ khỏe mạnh và yêu thương anh nhiều hơn nữa.

Yêu anh,

Hằng.”

Những dòng chữ cuối cùng của chị Hằng khiến anh Hoàng nghẹn lại. Anh chưa bao giờ biết rằng vợ mình đã viết những bức thư này, chưa bao giờ nghĩ rằng chị đã chuẩn bị tinh thần cho sự ra đi của chính mình từ rất lâu trước khi căn bệnh tâm thần biến chị thành một người khác.

Anh ngồi lặng, không nói nên lời, nước mắt chảy dài trên má. Từng lời thư như cứa vào trái tim anh, gợi lên những ký ức về những ngày tháng hạnh phúc của họ, trước khi mọi thứ tan vỡ vì căn bệnh quái ác. Và dù chị Hằng không còn là người vợ mà anh đã từng biết, nhưng tình yêu và sự hy sinh của chị vẫn luôn tồn tại, không bao giờ biến mất.

Ngày ly hôn đến, anh Hoàng cầm đơn ra tòa mà lòng nặng trĩu. Dù biết rằng đây là cách tốt nhất cho cả hai, nhưng anh vẫn không thể ngừng nghĩ về người vợ đã cùng mình đi qua biết bao sóng gió. Cuối cùng, chị đã buông tay anh, nhưng không phải trong sự thất vọng hay oán giận, mà bằng tất cả tình yêu và sự tha thứ.

Cuộc hôn nhân 20 năm khép lại, nhưng tình yêu của họ vẫn mãi ở đó, không thể phai nhạt.

Hồi ấy mẹ sống cùng gia đình tôi, biết tôi đi dạy vất vả, sáng nào mẹ cũng lụi cụi dậy từ rất sớm để nấu ăn cho con dâu đi làm. Nhà tôi khi đó còn đơn sơ nên mỗi lần mưa gió là dột khắp nhà bếp. Vậy nhưng sáng nào ngủ dậy, mẹ chồng tôi cũng cơm canh sẵn sàng. Có hôm mưa to quá, tôi không ngủ được. Lò dò đi xuống bếp xem mẹ có dậy không thì thấy mẹ chồng tôi tay cầm ô cho mưa khỏi ướt người, tay tất bật cơm nước. Nhìn thấy cảnh ấy, tôi ứa nước mắt. Rồi chồng tôi không những rượu chè mà còn lăng nhăng. Anh ta mang hết tiền của cả nhà đi nuôi người tình. …

0

Bà là một người mẹ quá tuyệt vời, mẹ ᵭã giải thoát cuộc ᵭời tȏi và giờ ᵭȃy mẹ ᵭã khiḗn chṑng mới và gia ᵭình chṑng thêm tȏn trọng tȏi hơn.

Tôi kết hôn lần đầu tiên cách đây 8 năm. Ngày ấy dù biết chồng của mình là một người đàn ông lăng nhăng lại rượu chè nhưng tôi vẫn một mực đòi lấy anh ta. Tôi luôn mong mỏi mình có thể cảm hóa được con người ấy, nhưng chuyện thay đổi một con người đâu phải là dễ?

Tôi là một giáo viên, chồng tôi làm công việc buôn bán. Nói là buôn bán vậy nhưng tôi đều phải lấy tiền bù cho anh ta mỗi khi thua lỗ. Chồng tôi có rất nhiều nghề, nhưng nghề nào cũng không làm được quá 2 tháng. Tất cả là vì anh ta luôn nuôi suy nghĩ vợ làm ra tiền, vợ có lương thì cho dù anh ta không làm cũng chẳng bao giờ thiếu ăn thiếu mặc.

Sinh ra đứa con đầu tiên, tôi vất vả trăm bề. Nhà ngoại của tôi ở xa nên không thể giúp đỡ nhiều, may sao có mẹ chồng tôi hiểu tính con trai nên hết lòng bù đắp. Tôi nói thật, có rất nhiều lần tôi nuôi ý định bỏ chồng, nhưng nhìn thấy mẹ chồng quá tốt như vậy tôi không nỡ.

Mẹ chồng cũ tặng căn nhà 5 tỷ, câu trả lời của tôi khiến cả đám cưới hỗn  loạn | Tin tức Online

Mẹ chồng tốt quá khiến tôi không nỡ bỏ chồng. (Ảnh minh họa)

Hồi ấy mẹ sống cùng gia đình tôi, biết tôi đi dạy vất vả, sáng nào mẹ cũng lụi cụi dậy từ rất sớm để nấu ăn cho con dâu đi làm. Nhà tôi khi đó còn đơn sơ nên mỗi lần mưa gió là dột khắp nhà bếp. Vậy nhưng sáng nào ngủ dậy, mẹ chồng tôi cũng cơm canh sẵn sàng.

Có hôm mưa to quá, tôi không ngủ được. Lò dò đi xuống bếp xem mẹ có dậy không thì thấy mẹ chồng tôi tay cầm ô cho mưa khỏi ướt người, tay tất bật cơm nước. Nhìn thấy cảnh ấy, tôi ứa nước mắt.

Rồi chồng tôi không những rượu chè mà còn lăng nhăng. Anh ta mang hết tiền của cả nhà đi nuôi người tình. Ngay cả tiền đóng học của con, anh ta cũng mang đi. Có lần chúng tôi cãi nhau rất lớn, khi đó anh ta định vung tay tát tôi thì chính mẹ chồng tôi đã cầm chiếc roi mà tôi hay dùng để dọa con đánh vào chính người chồng tôi. Vừa đánh con trai, mẹ vừa khóc vừa nói anh đã làm khổ đời tôi.

Sau hôm ấy, mẹ khuyên tôi ly hôn. Trên đời này có lẽ hiếm người mẹ chồng nào khuyên con dâu bỏ chồng như mẹ chồng tôi. Thật lòng tôi cũng rất bất ngờ khi mẹ khuyên tôi như vậy. Dù thương mẹ nhưng sau đó nghĩ lại thì tôi còn quá trẻ, không thể để cuộc đời mình gắn với người đàn ông vừa rượu chè bê tha lại gái gú và còn có máu vũ phu nữa.

Ngày tôi ly hôn, tôi và mẹ chồng ôm nhau khóc trước cổng tòa án. Tôi hứa với mẹ dù có như thế nào thì vẫn sẽ làm con của mẹ, nghe những câu nói đó của tôi, mẹ cũng òa khóc.

Mẹ lên trao cho tôi một chiếc dây chuyền mà đó là tài sản mẹ phải tích cóp rất lâu mới mua được. (Ảnh minh họa)

Sau khi ly hôn được hơn 2 năm, tôi quyết định tái hôn với người chồng bây giờ. Anh rất thương con gái tôi, thậm chí con gái tôi còn quý dượng hơn cả bố đẻ. Tôi cũng hy vọng sau tất cả, tôi và con sẽ được bù đắp bởi người đàn ông này.

Vì sao cô dâu phải khóc trong ngày cưới?

Hôm đám cưới của tôi đã có một khách mời đặc biệt đến tham dự, đó chính là mẹ chồng tôi. Mẹ lên trao cho tôi một chiếc dây chuyền mà đó là tài sản mẹ phải tích cóp rất lâu mới mua được. Rồi mẹ phát biểu: “Hôm nay con tôi đi lấy chồng. Tôi mừng và hạnh phúc cho con. Con đã chịu rất nhiều vất vả, mong rằng chồng và gia đình chồng sẽ thấu hiểu, yêu thương con để cho con một mái ấm gia đình trọn vẹn”.

Tất cả mọi người đều lặng đi trong giây lát rồi vỗ tay sau khi nghe mẹ chồng cũ của tôi nói. Bà là một người mẹ quá tuyệt vời, mẹ đã giải thoát cuộc đời tôi và giờ đây mẹ đã khiến chồng mới và gia đình chồng thêm tôn trọng tôi hơn. Tôi đã thật may mắn khi đã từng có người mẹ chồng như vậy đúng không?

 

Chị làm vợ được vẻn vẹn 7 ngày ,chưa kịp được làm mẹ nhưng chị đã làm dâu hơn 50 năm ở nhà tôi. Cha mẹ tôi sinh được 4 người con, anh cả tôi tên Nam ,kế đến tôi và sau tôi là 2 đứa em ,một gái một trai. Trước khi vào chiến trường B ,anh tôi đã kịp về cưới vợ và sau 7 ngày chưa đủ thời gian để bén hơi nhau thì anh tôi được lệnh vào chiến trường phục vụ chiến đấu. Chị tôi là cô gái rất xinh đẹp ,nết na và hiền thục, chị và anh tôi yêu nhau từ ngày cùng hoc cấp 3 ,ai cũng mừng cho bố mẹ tôi có đươc nàng dâu ngoan hiền ,hiếu thảo Tiễn anh tôi lên đường với bao lưu luyến và hò hẹn ngày trở về ,chị giấu giọt nước mắt vào nụ cười sau vành nón …

0

CҺị dȃu tȏι – Cȃu chuyện cảm ᵭộпg vḕ tấm lòпg cao thượпg của ngườι chị dȃu

Tác Giả : Nguyễn Hợp

Chị làm vợ ᵭược vẻn vẹn 7 ոgày ,chưa kịp ᵭược làm mẹ ոhưոg chị ᵭã làm Ԁȃᥙ hơn 50 ոăm ở ոhà tȏi. Cha mẹ tȏi siոh ᵭược 4 ոgười con, aոh cả tȏi tên Nam ,kḗ ᵭḗn tȏi và saᥙ tȏi là 2 ᵭứa em ,một gái một trai.

Trước khi vào chiḗn trườոg B ,aոh tȏi ᵭã kịp vḕ cưới vợ và saᥙ 7 ոgày chưa ᵭủ thời gian ᵭể ьén hơi ոhaᥙ thì aոh tȏi ᵭược lệոh vào chiḗn trườոg phục vụ chiḗn ᵭấu.

Chị tȏi là cȏ gái rất xiոh ᵭẹp ,nḗt ոa và hiḕn thục, chị và aոh tȏi yêᥙ ոhaᥙ từ ոgày cùոg hoc cấp 3 ,ai cũոg mừոg cho ьṓ mẹ tȏi có ᵭươc ոàոg Ԁȃᥙ ոgoan hiḕn ,hiḗᥙ thảo Tiễn aոh tȏi lên ᵭườոg với ьao lưᥙ luyḗn và hò hẹn ոgày trở vḕ ,chị giấᥙ giọt ոước mắt vào ոụ cười saᥙ vàոh ոón.

 

Hìոh hiոh moạ sưᥙ tầm

Aոh tȏi ᵭi rṑi ,chị ở ոhà lao vào tham gia mọi cȏոg tác của ᵭịa phươոg ,ngày thì lo ᵭṑոg áոg ,ᵭêm vḕ lại cùոg chị em trực chiḗn, thời gian ᵭó ai cũոg muṓn góp sức mìոh ᵭể cho ոgày thṓոg ոhất ᵭḗn gần.

Bṓ mẹ tȏi mỗi ոgày một già yḗᥙ một tay chị gṑոg gáոh với ьao cȏոg việc gia ᵭìոh rṑi 3 ᵭứa em ᵭaոg tuổi ăn,tuổi học chẳոg giúp ᵭược là ьao, vȃy mà khȏոg ai thấy chị phàn ոàn ոửa lời ,chị chăm sóc ьṓ mẹ chṑոg chᥙ ᵭáo lo cho các em ᵭầy ᵭủ và cȏոg việc xã hội vẫn viên tròn.

Có lẽ ոhữոg ոgày chị vui ոhất là ոhữոg ոgày chị ոhận ᵭược thư aոh ոhữոg lá thư gom ᵭầy thươոg ոhớ ᵭược aոh gói ghém gửi vḕ ,nhữոg lá thư aոh kể ᵭaոg trên ᵭườոg hàոh quȃn ,aոh ᵭã vào ᵭḗn Quảոg trị ,ᵭḗn Vĩոh linh,..vv..và..vv.

Nhưոg rṑi ոhữոg ոiḕm vui ᵭó cũոg chẳոg ᵭược Ԁài lȃu, ոhữոg lá thư cứ thưa Ԁần cùոg ьước chȃn hàոh quȃn của aոh khi aոh và ᵭṑոg ᵭội tiḗn sȃᥙ vào tuyḗn lửa, chị tȏi ьuṑn lắm khi vắոg thư aոh ոhưոg chị cứ phải gṑոg lên mạոh mẽ cho cha mẹ tȏi khỏi ьuṑn, và rṑi ոăm tháոg cứ trȏi ᵭi ոỗi ьuṑn cũոg cứ tăոg lên troոg ьóոg Ԁáոg tảo tần của cha mẹ tȏi và troոg thăm thẳm ᵭȏi mắt của chị…..

Cho ᵭḗn một ոgày ,ᵭó là một ոgày mùa ᵭȏոg căm căm rét, gia ᵭiոh tȏi ոhận ᵭược giấy ьáo tử của aոh tȏi từ ᵭơn vị gửi vḕ, mẹ tȏi ոhư hóa ᵭiên, cha tȏi ոgṑi lặոg ᵭi ոhư tảոg ᵭá thõոg tay ьuȏոg rơi chiḗc ᵭiḗᥙ cày ᵭaոg hút Ԁở …còn chị tȏi…chị tȏi khȏոg khóc ᵭược ոổi ոữa rṑi, mắt chị tȏi ոhư Ԁại ᵭi thất thần, mãi khi làոg xóm tri hȏ lên khi thấy mẹ tȏi ոgất xỉᥙ thì chị mới ьừոg tỉոh lao vào ȏm lấy mẹ tȏi Ԁỗ Ԁành, tȏi ոgơ ոgác ոhìn 2 ոgười ᵭàn ьà một già một trẻ ьám víᥙ vào ոhaᥙ chịᥙ chuոg một ոỗi ᵭaᥙ xé lòng.

Tim tȏi thắt lại ,còn mẹ tȏi cứ ȏm lấy chị ոức ոở khȏոg ոguȏi.

Nhữոg ոgày saᥙ ᵭó gia ᵭìոh tȏi sṓոg troոg lặոg lẽ, ai cũոg tráոh ոé khȏոg ai ոhắc ᵭḗn aոh tȏi ոữa, còn chị tȏi cứ lầm lũi lao vào cȏոg việc ,mẹ tȏi thì ոhìn Ԁáոg vẻ cam chịᥙ của chị mà ոước mắt ᵭầy vơi.

Thḗ rȏi chúոg tȏi cũոg lớn Ԁần và lần lượt ᵭi xȃy Ԁựոg gia ᵭình, chỉ còn cậᥙ út là vẫn ᵭaոg học ᵭại học chưa xoոg và chị tȏi vẫn là ոgười tần tảo chăm lo cho cha mẹ và ոuȏi em ăn học Đã rất ոhiḕᥙ lần tȏi thấy mẹ tȏi ȏm chị vào lòոg và ոói :

– Con ơi, thằոg Nam ոó ᵭã vì Ԁȃn vì ոước mà hy siոh rṑi, con còn trẻ lắm, có ai thươոg thì con cứ ᵭi lấy chṑոg con à, ở ьên kia chắc chṑոg con ոó cũոg muṓn ոhư thḗ, ոghe mẹ ᵭi con, cha mẹ khȏոg muṓn con cứ ոhư thḗ ոày ᵭȃu.

Chị tȏi ոghe xoոg thì ȏm chặt mẹ vào lòոg khóc ոức ոở :

– Mẹ ơi, mẹ hãy cho con ở lại ᵭȃy ᵭể con thay aոh Nam phụոg Ԁưỡոg cha mẹ khi tuổi già sức yḗu, mẹ ᵭừոg ᵭuổi con mẹ ոhé, cả ᵭời ոày con khȏոg thể lấy ai ᵭược ոữa ᵭȃᥙ mẹ ạ ..con xin mẹ Hai mẹ con cứ thḗ ȏm ոhaᥙ khóc…

Tháոg ոăm cứ Ԁần trȏi ,nỗi ᵭaᥙ rṑi cũոg ᵭược thời gian vá víᥙ cho làոh miệոg .ở làոg khi ᵭó cũոg có khȏոg ít các aոh tỏ tìոh với chị tȏi ոhưոg ᵭḕᥙ ьị chị từ chṓi.

Hai ոăm saᥙ ոgày ոhận ᵭược giấy ьáo từ của aոh tȏi thì cha tȏi cũոg qua ᵭời vì quá ᵭaᥙ thươոg và vì ьệոh tật, cha tȏi ra ᵭi troոg vòոg tay yêᥙ thươոg của mẹ và của chị tȏi, lại chỉ là chị ᵭứոg ra lo liệᥙ ma chay cho cha, chị quyḗt ᵭoán chúոg tȏi chỉ ьiḗt ոghe theo.

Và một lần ոữa chị lại là chỗ Ԁựa tiոh thần cho mẹ tȏi ,cha ᵭi rṑi,bên mẹ chỉ còn chị, chị chᥙ ᵭáo với mẹ từոg ьữa ăn giấc ոgủ .

Chṑոg hy sinh, cha mất ,chị tȏi già ᵭi trȏոg thấy,mẹ thì cứ xót xa ,chị ᵭȃᥙ còn vẻ mặn mà tháo vát ոgày ոào, chị lặոg lẽ ոhư một cái ьóոg với ոỗi ьuṑn luȏn hiện hữᥙ troոg ᵭȏi mắt thăm thẳm.

Cậᥙ út saᥙ khi học xoոg thì cũոg xin việc ոơi thàոh phṓ ,vậy là mẹ già lại một tay chị lo, cho ᵭḗn một ոgày mẹ tȏi cầm tay chị khóc và ոói:

– Con ơi ! Cả gia ᵭìոh ոày ᵭã ոợ con một thời xuȃn sắc ,Nam ոó ոợ con một thiên chức làm mẹ ,nó ոợ con một trách ոhiệm ոgười chṑng….cả ոhà ոày ոợ con ոhiḕᥙ lắm…ȃᥙ cũոg là cái sṓ ,cái Ԁuyên ,cho mẹ xin ᵭáp ᵭḕn con ở kiḗp sau, ᵭã từ lȃᥙ mẹ xem con là con gái của mẹ rṑi ,nay mẹ khȏոg còn ьên con ᵭược ьao lȃᥙ ոữa ոên mẹ moոg con hãy gắոg lo cho mìոh ᵭi ,con cho ᵭi ոhư thḗ là quá ոhiḕᥙ rṑi ,hãy sṓոg cho mìոh ᵭi con…mẹ xin lỗi con

Saᥙ ᵭó vài ոgày mẹ tȏi ra ᵭi ,chị gào khóc ьên xác mẹ ,chị gọi mẹ thảm thiḗt, xoոg việc của mẹ chị tȏi lăn ra ṓm rất ոặng, chúոg tȏi xúm vào chăm chị ,chúոg tȏi ᵭưa chị ᵭi ոhữոg ьệոh viện ոào thật tṓt ᵭể chữa cho chị…saᥙ 2 tháոg tận tìոh chị tȏi cũոg Ԁần ьìոh phục, 3 chị em tȏi lúc ոào cũոg tȏn trọոg chị, mọi cȏոg to việc lớn troոg ոhà chị chỉ cần ոói một cȃᥙ là chúոg tȏi răm rắp cấm ᵭứa ոào Ԁám cãi

Cậᥙ út thấy chị sṓոg một mìոh ոên ոgỏ ý mời chị lên ở cùոg gia ᵭìոh cậᥙ ոhưոg chị từ chṓi ,chị ьảo chị còn phải ở ᵭȃy thờ cúոg tổ tiên cha mẹ và aոh Nam, chị khȏոg ᵭi ᵭȃᥙ cả .chúոg tȏi cũոg khȏոg Ԁám ép chị ոhưոg chúոg tȏi ьảo ոhaᥙ phải thườոg xuyên thay ոhaᥙ vḕ với chị ,khȏոg ᵭược ᵭể chị ьuṑn.

Chị tȏi ոăm ոay cũոg ոgoài 70 tuổi rṑi ,sức khỏe cũոg kém rṑi, hàոg tuần chúոg tȏi ᵭưa các cháᥙ vḕ chơi chị vui lắm.

Chúոg tȏi chỉ moոg chị khỏe mạոh vui vẻ là chúոg tȏi an tȃm.

TIN CỰC VUI: Lương thực nhận của giáo viên cao nhất gần 30 triệu mỗi tháng, thầy cô không ai nghĩ tới chuyện bỏ nghề nữa

0

Cụ thể, nhà giáo mầm non từ hạng III nhận trung bình gần 6,6-28,2 triệu đồng; từ tiểu học đến THPT, hạng III trở lên, lương trung bình thực nhận là 7,4-30 triệu đồng.

Riêng 44.000 giáo viên hạng IV (tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp), chưa được chuyển hạng theo các quy định mới, nhận lương từ khoảng 5,9 đến 17,5 triệu đồng một tháng (tăng 1,35-4 triệu).

Một số địa phương còn có chính sách ưu đãi riêng, nổi bật là TP HCM áp dụng hệ số lương tăng thêm 1,8 lần với công chức, viên chức, gồm cả giáo viên. Một cán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố cho biết nếu cộng cả khoản này, tiền lương cao nhất giáo viên có thể đạt được là 40 triệu đồng một tháng.

Các con số nói trên gồm lương cơ bản nhân hệ số, cộng các khoản phụ cấp.

Trong đó, ngạch giáo viên hiện gồm ba hạng theo mức giảm dần là I, II, III. Tương ứng từng hạng có 8-10 bậc lương (hệ số lương), thông thường mỗi ba năm công tác tăng một bậc.

Về phụ cấp, giáo viên nhận thêm một số khoản, tùy tính chất và địa bàn công tác, gồm: thâm niên (5% sau 5 năm công tác, mỗi năm thêm 1%), ưu đãi nghề (30-70%), phụ cấp chức vụ, thâm niên vượt khung, phụ cấp đặc thù với nhà giáo là nghệ nhân, dạy người khuyết tật, công tác ở vùng đặc biệt khó khăn…

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cả nước có hơn 1,05 triệu nhà giáo đang hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Thầy Nguyễn Công (32 tuổi, THCS huyện Hoài Đức, Hà Nội) là giáo viên hạng III, bậc 3, hưởng hệ số lương 3.0. Tính thêm 5% phụ cấp thâm niên và 30% phụ cấp ưu đãi, thầy nhận gần 9,5 triệu đồng, tăng khoảng 1,5 triệu đồng. Vợ thầy là viên chức cũng được tăng tương tự, giúp gia đình chu toàn việc ăn học cho hai con.

“Mừng nhất là vẫn được tính phụ cấp thâm niên. Năm nay đủ 5 năm biên chế, tôi mới được nhận”, thầy Công phấn khởi nói. “Trước đó, tôi nghe tin sau cải cách tiền lương, khoản phụ cấp này sẽ không còn”.

Cô Đoàn Ngọc (27 tuổi, giáo viên tiểu học huyện Phù Ninh, Phú Thọ) lần đầu nhận thu nhập “đầu 6” dù vẫn là giáo viên hạng III, hệ số lương 2.34. Tiền lương mới sau khi trừ bảo hiểm khoảng 6,4 triệu đồng.

“Tuy còn thấp, tôi vui vì lương tăng”, cô Ngọc cho hay.

Ở bậc mầm non, cô Hà Thu (30 tuổi, huyện Ninh Giang, Hải Dương) có 8 năm trong nghề, nhận khoảng 8,4 triệu đồng sau khi trừ bảo hiểm. Khoản này đã gồm phụ cấp thâm niên, ưu đãi và phụ cấp chức vụ tổ trưởng, tăng khoảng 1,5 triệu đồng. Theo cô, mức lương mới là “khoản kha khá” với giáo viên nông thôn, giúp cô yên tâm làm việc.

Ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, nói chính sách tiền lương mới đã góp phần cải thiện đời sống nhà giáo.

“Nhưng so với mong muốn và nhu cầu của nhà giáo thì vẫn còn khoảng cách”, ông nhận định.

Theo GS Nguyễn Lộc, nguyên Phó viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, lương giáo viên ở các quốc gia trên thế giới rất khác nhau. Mức này có thể thấp hơn GDP bình quân đầu người như ở Cộng hòa Slovakia, New Zealand…; xấp xỉ ở đa số quốc gia như Mỹ, Thụy Sĩ; hay cao hơn như Đức (khoảng 1,5 lần), Malaysia và Thái Lan (khoảng 1,2 lần).

Cá biệt, ở Hàn Quốc, Nhật Bản, lương giáo viên gần gấp đôi GDP bình quân đầu người, theo báo cáo năm 2020 của OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế). Cách tính của OECD là lấy tiền lương cao nhất của giáo viên trong một năm chia cho GDP bình quân đầu người. Ở thời điểm đó, hệ số này của Việt Nam là 1,5.

“Hiện chưa có số liệu tổng quan về tiền lương giáo viên so với các ngành, nghề khác nên không thể nói là cao hay thấp. Tuy nhiên, dữ liệu của OECD có thể là một căn cứ để xem xét tăng lương”, ông đề xuất. Ngoài ra, chuyên gia cho rằng cần cân nhắc đến quỹ lương, có sự đối sánh với các nhóm, và quan trọng nhất là tính toán khối lượng công việc thực tế của giáo viên.

GS.TS Nguyễn Quý Thanh, Hiệu trưởng trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho rằng việc tăng lương cơ sở “là điều đáng quý”. Tuy nhiên, cần tính đến bài toán thu nhập tổng thể để giáo viên đảm bảo cuộc sống.

“Điều này chắc chắn cần thêm nhiều giải pháp, bên cạnh tăng lương cơ sở”, ông nói.

Hiện, bảng lương chia giáo viên theo từng cấp học, hạng I, II, III. Ông Thanh đề xuất chỉ nên có một bảng lương chia theo nấc thang phát triển nghề nghiệp: mới tốt nghiệp, thành thạo, kỹ năng cao, chuyên gia. Trong đó, mức khởi điểm phải đủ tốt cho giáo viên ở mọi bậc học, ví dụ hệ số 3.0. Bước tăng cho ba lần tăng đầu tiên cần lớn hơn, sau có thể chậm lại, bởi nhóm khó khăn hầu hết là giáo viên trẻ.

Thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy, giáo viên mầm non, phổ thông mới vào nghề (hạng III, bậc 1) chỉ nhận 6,6 đến 7,4 triệu đồng một tháng, gồm phụ cấp. Mức này thấp hơn thu nhập trung bình của người lao động cả nước trong quý III năm nay (7,6 triệu đồng).

Theo ông Vũ Minh Đức, khoảng 61% thầy cô bỏ việc ở độ tuổi dưới 35 – nhóm giáo viên trẻ, thường gặp áp lực nuôi sống bản thân, gia đình và phải học lên để trau dồi chuyên môn.

Giáo viên trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, TP Thủ Đức, TP HCM, hướng dẫn học sinh, tháng 9/2023.
Giáo viên trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, TP Thủ Đức, TP HCM, hướng dẫn học sinh, tháng 9/2023.

Ngoài ra, theo cô Thu, giáo viên mầm non ở Hải Dương, dù tiền lương tăng, song cách tính lương chưa công bằng. Cô nói mình và đồng nghiệp phải nhận trẻ từ 6h30, vừa chăm vừa dạy. Không chỉ soạn giáo án, các cô giáo mầm non còn tự làm đồ chơi, những vật dụng trực quan để dạy học, cùng nhiều việc không tên. Dù thời gian trả trẻ là 16h30, nhưng hầu như 18-19h mới được về nhà.

“Công việc của giáo viên mầm non được đánh giá đặc thù, vất vả. Vậy mà chúng tôi bị xếp một bảng lương riêng với các mức thấp hơn đồng nghiệp cùng hạng, ngạch ở cấp học khác”.

Hiện, hệ số lương khởi điểm của giáo viên mầm non (yêu cầu tốt nghiệp cao đẳng) là 2,1, trong khi giáo viên phổ thông (yêu cầu bằng đại học trở lên) là 2,34.

Dự thảo Luật Nhà giáo, do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, sẽ được thảo luận tại phiên họp tới của Quốc hội – khai mạc ngày 21/10. Ban soạn thảo cho biết dự Luật gồm 5 chính sách quan trọng: định danh nhà giáo; tiêu chuẩn và chức danh nhà giáo; tuyển dụng, sử dụng và chế độ làm việc của nhà giáo; đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và tôn vinh nhà giáo; quản lý nhà nước về nhà giáo.

Về chế độ đãi ngộ, dự thảo đề xuất chính sách tiền lương của nhà giáo gồm lương và phụ cấp, được ưu tiên xếp cao nhất trong thang bảng lương hành chính sự nghiệp. Giáo viên mới được tuyển dụng được tăng một bậc lương so với bảng lương thông thường, tăng phụ cấp ưu đãi nghề cho giáo viên mầm non thêm 10%, tiểu học thêm 5%. Tổng ngân sách chi tăng thêm cho hai nhóm này là 12.800 tỷ đồng một năm.

Ngoài ra, ban soạn thảo đề xuất miễn học phí cho con giáo viên (cả con đẻ và con nuôi hợp pháp) từ mầm non đến đại học với dự chi ngân sách khoảng 9.200 tỷ đồng mỗi năm; bố trí nhà ở công vụ cho giáo viên công tác ở xa…

“Chúng tôi muốn đưa ra được những chính sách tốt hơn, ở mức phù hợp, để tiếp tục cải thiện đời sống nhà giáo, giúp họ yên tâm gắn bó với nghề, thu hút được nhiều người giỏi vào nghề”, ông Vũ Minh Đức nói.

Tiền đạo Văn Quyết: Xin tạm biệt anh..

0

Tiền đạo Nguyễn Văn Quyết đã quyết định từ giã ĐT Việt Nam sau trận giao hữu với Ấn Độ.

Màn trình diễn của Văn Quyết trước Ấn Độ

 

Đội trưởng của Hà Nội FC chia sẻ: “Khi chúng ta giành kết quả tốt thì mọi người đều vui vẻ, còn khi thua thì mọi người cần đồng lòng với nhau hơn. Cá nhân tôi cảm thấy thể trạng lúc này không thể đáp ứng được những yêu cầu của đội tuyển nên tôi nghĩ đây là thời điểm mình nên dừng lại. Tôi chúc đội tuyển thành công và chúng ta sẽ đạt được những mục tiêu mà mình đề ra”.

 

Đội trưởng của Hà Nội FC chia sẻ: “Khi chúng ta giành kết quả tốt thì mọi người đều vui vẻ, còn khi thua thì mọi người cần đồng lòng với nhau hơn. Cá nhân tôi cảm thấy thể trạng lúc này không thể đáp ứng được những yêu cầu của đội tuyển nên tôi nghĩ đây là thời điểm mình nên dừng lại. Tôi chúc đội tuyển thành công và chúng ta sẽ đạt được những mục tiêu mà mình đề ra”.

Cầu thủ 33 tuổi tiếp tục: “Cá nhân tôi tiếc nuối vì không có được chiến thắng ngày hôm nay. Đội tuyển Việt Nam chơi không tốt. Được vào thay trong những phút cuối cùng nên tôi rất nỗ lực. Dù có được đá bao lâu thì tôi cũng đá hết khả năng nhưng có những sai số khi đá cùng các bạn trẻ và một hệ thống chiến thuật mới.

Cầu thủ 33 tuổi tiếp tục: “Cá nhân tôi tiếc nuối vì không có được chiến thắng ngày hôm nay. Đội tuyển Việt Nam chơi không tốt. Được vào thay trong những phút cuối cùng nên tôi rất nỗ lực. Dù có được đá bao lâu thì tôi cũng đá hết khả năng nhưng có những sai số khi đá cùng các bạn trẻ và một hệ thống chiến thuật mới.

Với tôi là người có kinh nghiệm, tôi rất muốn ghi bàn khi quay lại đội tuyển nhưng tôi sẵn sàng tạo cơ hội cho đồng đội. Đội tuyển Việt Nam bỏ lỡ quá nhiều cơ hội”.

Văn Quyết nói thêm: “Tôi muốn tham dự thêm giải đấu lớn cùng tinh thần và quyết tâm. Nhưng giờ thể trạng tôi không tốt nữa rồi, không đáp ứng được. Đây sẽ là trận đấu cuối cùng tôi khoác áo đội tuyển quốc gia. Tôi mong tuyển Việt Nam sẽ chơi tốt, các em trẻ sớm hòa nhập.

Văn Quyết nói thêm: “Tôi muốn tham dự thêm giải đấu lớn cùng tinh thần và quyết tâm. Nhưng giờ thể trạng tôi không tốt nữa rồi, không đáp ứng được. Đây sẽ là trận đấu cuối cùng tôi khoác áo đội tuyển quốc gia. Tôi mong tuyển Việt Nam sẽ chơi tốt, các em trẻ sớm hòa nhập.

Tôi nghĩ mình đã không còn cơ hội khoác áo đội tuyển. Tôi rất bất ngờ khi được quay lại và thi đấu trước sự chứng kiến cho người hâm mộ. Tôi muốn đá thêm, nhưng giờ là lúc của các cầu thủ trẻ. Tôi luôn đồng hành cùng họ ở bất kể cương vị nào. 18 năm qua, tôi luôn nỗ lực và bóng đá Việt Nam sẽ phát triển, đội tuyển quốc gia sẽ lớn mạnh”.

Trong khi đó, HLV Kim Sang Sik của ĐT Việt Nam chia sẻ: “Văn Quyết có chia sẻ với tôi về kế hoạch từ giã ĐTQG của cậu ấy. Đã lâu rồi cậu ấy chưa lên tuyển, nhưng đây vẫn là cầu thủ nhận được sự tôn trọng lớn từ nhiều phía. Tôi muốn cảm ơn Văn Quyết với tinh thần cống hiến cho màu cờ sắc áo”.

Trong khi đó, HLV Kim Sang Sik của ĐT Việt Nam chia sẻ: “Văn Quyết có chia sẻ với tôi về kế hoạch từ giã ĐTQG của cậu ấy. Đã lâu rồi cậu ấy chưa lên tuyển, nhưng đây vẫn là cầu thủ nhận được sự tôn trọng lớn từ nhiều phía. Tôi muốn cảm ơn Văn Quyết với tinh thần cống hiến cho màu cờ sắc áo”.

“Tôi đã có trao đổi với Văn Quyết trước trận. Cậu ấy đã nói về quyết định dừng thi đấu quốc tế. Lý do tôi gọi Văn Quyết lên vì đội tuyển Việt Nam đang thiếu tiền đạo. Nhưng ở trận đấu này, sự thể hiện của Bùi Vĩ Hào sẽ giúp ích nhiều cho tương lai”, chiến lược gia người Hàn Quốc cho biết thêm.

“Tôi đã có trao đổi với Văn Quyết trước trận. Cậu ấy đã nói về quyết định dừng thi đấu quốc tế. Lý do tôi gọi Văn Quyết lên vì đội tuyển Việt Nam đang thiếu tiền đạo. Nhưng ở trận đấu này, sự thể hiện của Bùi Vĩ Hào sẽ giúp ích nhiều cho tương lai”, chiến lược gia người Hàn Quốc cho biết thêm.

Trận này, HLV Kim Sang Sik tung Văn Quyết vào sân ở phút 71, thời điểm ĐT Việt Nam đã bị Ấn Độ gỡ hòa 1-1. Sau khi có mặt sân, cầu thủ 33 tuổi chơi năng nổ và giúp thế trận tấn công của ĐT Việt Nam khởi sắc hơn. Đội trưởng của Hà Nội FC tạo ra ít nhất 2 cơ hội ngon ăn cho đồng đội, đồng thời cũng suýt điền tên lên bảng tỷ số.

Trận này, HLV Kim Sang Sik tung Văn Quyết vào sân ở phút 71, thời điểm ĐT Việt Nam đã bị Ấn Độ gỡ hòa 1-1. Sau khi có mặt sân, cầu thủ 33 tuổi chơi năng nổ và giúp thế trận tấn công của ĐT Việt Nam khởi sắc hơn. Đội trưởng của Hà Nội FC tạo ra ít nhất 2 cơ hội ngon ăn cho đồng đội, đồng thời cũng suýt điền tên lên bảng tỷ số.

Trang chủ Hà Nội FC thống kê, Văn Quyết đã có 60 lần khoác áo ĐT Việt Nam, ghi được 16 bàn thắng. Thành tích đáng nhớ nhất của Văn Quyết trong màu áo ĐTQG là chức vô địch AFF Cup năm 2018.

Trang chủ Hà Nội FC thống kê, Văn Quyết đã có 60 lần khoác áo ĐT Việt Nam, ghi được 16 bàn thắng. Thành tích đáng nhớ nhất của Văn Quyết trong màu áo ĐTQG là chức vô địch AFF Cup năm 2018.

Nguồn: https://tcdulichtphcm.vn/the-thao/ly-do-van-quyet-chinh-thuc-tu-gia-dt-viet-nam-c28a83851.html

Vợ bỏ nhà đi, con rể chăm sóc mẹ vợ bệnh tật suốt 5 năm, khi bà mất, để lại tờ di chúc khiến mọi người đều xôn xao

0

Vợ bỏ nhà đi, con rể chăm sóc mẹ vợ bệnh tật suốt 5 năm, khi bà mất, để lại tờ di chúc khiến mọi người đều xôn xao.

 

Tôi vẫn hương khói cho mẹ vợ đều đặn, nuôi dạy con trai thật tốt.

Tôi và vợ gặp nhau ở một quán cà phê nơi vợ tôi làm thêm. Sau một thời gian hẹn hò, chúng tôi quyết định tổ chức đám cưới. Kết hôn được 1 năm, vợ tôi sinh được một cậu con trai rất kháu khỉnh. Tôi vốn muốn nhờ mẹ tôi sang giúp đỡ chăm cháu, nhưng vợ tôi khăng khăng muốn để mẹ vợ chăm. Tôi cũng đồng ý, bởi bố vợ tôi đã qua đời mấy năm trước, vợ tôi sợ mẹ ở nhà một mình cô đơn nên mới đón bà đến ở cùng cho vui nhà vui cửa, cũng tiện cho chúng tôi chăm sóc bà luôn.

 

Cuộc sống ban đầu khá suôn sẻ, nhưng dần dần, vợ tôi lúc nào cũng kêu ca thiếu tiền, chê tôi kiếm được ít. Vợ nói từ sau khi có con, chi tiêu của gia đình tăng chóng mặt, nuôi một đứa bé không hề đơn giản. Thực ra, lương tháng của tôi khoảng 30 triệu, tôi thấy cũng không thấp, nhưng tôi nghĩ vợ nói đúng nên lại càng ra sức làm việc, ngày nào cũng tăng ca đến khuya mới về nhà.

Gói kỳ nghỉ gia đình

 

Một ngày nọ, tôi về nhà sớm thì nghe thấy tiếng mẹ vợ và vợ tôi cãi nhau rất to, mẹ vợ không ngừng mắng vợ cái gì đó. Thấy tôi bước vào, cả hai ngừng lại. Tôi hỏi họ có chuyện gì nhưng không ai chịu nói, nên tôi nghĩ có lẽ hai mẹ con có chuyện riêng gì đó không tiện nói cho tôi biết. Thế nhưng ngày hôm sau, vợ tôi biến mất. Tôi không gọi được cho vợ nên gọi cho mẹ vợ thì bà chỉ bảo vợ tôi vào thành phố ở với chị họ một thời gian, bảo tôi đừng đi tìm.

 

Nhưng suốt một tháng sau đó, vợ tôi không về nhà, tôi gọi điện nhắn tin cô ấy đều không trả lời. Tôi sốt ruột nói chuyện với mẹ vợ, bảo hai mẹ con có gì thì gặp nhau rồi giải quyết. Lúc này mẹ vợ mới ngập ngừng nói cho tôi biết, thực ra hôm đó hai mẹ con cãi nhau là vì bà phát hiện ra vợ tôi qua lại với gã đàn ông buôn gỗ ở xóm bên cạnh. Bà mắng vợ tôi và bắt hai người chấm dứt, nhưng không ngờ ngày hôm sau vợ tôi lại bỏ đi theo người đàn ông đó luôn. Nghe xong, tôi choáng váng, không ngờ chuyện vợ ngoại tình lại có thể xảy đến với tôi. Không liên lạc được với vợ, tôi càng đau lòng và bức bối không hiểu lý do gì khiến vợ đối xử với tôi như vậy, tôi có chỗ nào không đúng hay sao?

Một thời gian sau, nhìn tôi tiều tuỵ như cái xác không hồn, mẹ vợ tôi khuyên tôi ly hôn, rồi còn mắng con gái bà là đứa chả ra gì. Bố mẹ tôi cũng khuyên tôi sớm ly hôn, vực dậy tinh thần nuôi con cho tốt. Tôi đến tòa nộp đơn, toà án liên lạc với vợ tôi, nhưng cuối cùng ngày xử án vợ tôi vẫn vắng mặt, thế nên tôi được quyền nuôi con trai.

 

Sau khi về nhà, tôi kể lại cho mẹ vợ, bà thở dài rồi bảo: “Hai đứa đã ly hôn rồi, mẹ cũng không có mặt mũi nào để ở lại đây, mẹ sẽ về quê sống tiếp”. Vừa dứt câu, mẹ vợ đứng dậy thì bất ngờ lảo đảo ngã xuống. Tôi hoảng sợ hét lên gọi bà hết lần này đến lần khác nhưng bà vẫn không tỉnh lại, tôi vội vàng gọi xe đưa bà đến bệnh viện. Sau khi đến viện, bác sĩ nói mẹ vợ bị đột quỵ, phải nằm liệt giường. Tôi vội gọi điện thoại cho vợ, nhưng vẫn không có ai bắt máy. Mẹ vợ tôi chỉ có một đứa con gái, bố vợ thì đã mất, bà chẳng còn người thân nào cả. Nhìn mẹ vợ nằm trên giường bệnh, mặt mũi hốc hác, tôi không đành lòng bỏ bà lại một mình, bởi dù sao bà cũng là bà ngoại của con trai tôi, dù trên mặt pháp luật chúng tôi chẳng còn quan hệ gì với nhau.

Ảnh minh họa

Ngày mẹ vợ xuất viện, tôi đưa bà về nhà. Bố mẹ tôi cũng hiểu cho tôi, cả hai cũng dọn qua sống cùng để tiện giúp tôi chăm sóc mẹ vợ và con trai. Tôi cũng không còn lao vào làm việc như trước nữa, tôi phải về nhà sớm để đỡ đần cho ông bà. Bố tôi vốn đã nghỉ hưu, nhưng giờ ông cũng tìm việc làm thêm ở một siêu thị gần nhà để tăng thêm thu nhập cho gia đình. Hoàn cảnh của tôi như vậy nên rất khó để tìm người tái hôn, chẳng ai muốn cùng tôi chăm sóc một bà cụ bệnh tật cả. Vả lại, tôi cũng không có ý định tái hôn, mẹ tôi lo lắng tôi gặp phải người tồi tệ như vợ cũ nên không gây áp lực gì.

Chớp mắt, 5 năm trôi qua, bệnh tình của mẹ vợ chuyển biến nặng hơn, phải nhập viện lần nữa. Lần này thì không được may mắn, bác sĩ bảo chúng tôi phải chuẩn bị tâm lý, mẹ vợ tôi chỉ có thể trụ được 1 tuần thôi. Tôi vẫn không thể liên lạc được cho vợ cũ nên đành lấy điện thoại của mẹ vợ nhắn tin cho cô ấy.

Lúc mẹ vợ hấp hối, bà rút ra một tờ giấy di chúc đưa cho tôi, trên đó là nét chữ ngoằn ngoèo của bà cùng với chữ ký của một bác sĩ và hai y tá. Tiền tiết kiệm của mẹ vợ tôi đã để dành cho việc chữa bệnh trong hai năm đầu, ba năm qua đều là tôi chi trả chi phí thuốc men. Tuy không còn tiền tiết kiệm, nhưng mẹ vợ vẫn còn một ngôi nhà ở quê, bà lập di chúc để lại ngôi nhà đó cho tôi chứ không cho con gái ruột. Bà còn cẩn thận nhờ bác sĩ quay lại video làm chứng. Tôi cầm tờ di chúc mà trong lòng cảm xúc hỗn loạn.

Ngày làm đám tang, tôi lại dùng điện thoại của mẹ vợ nhắn tin cho vợ cũ, cuối cùng cô ấy cũng xuất hiện. Tôi lặng lẽ quan sát, nhìn vợ cũ trông hốc hác xanh xao, nhìn rất giống một người nghiện thuốc. Sau khi lo liệu tang lễ xong, biết được mẹ để lại toàn bộ căn nhà cho tôi, vợ cũ làm ầm lên đòi kiện. Chúng tôi ra tòa, tòa phân xử rằng căn nhà đó là tài sản chung của bố mẹ vợ tôi, hai người mỗi người một nửa, vậy nên mẹ vợ chỉ có quyền xử lý một nửa căn của mình, còn nửa của bố vợ theo pháp luật sẽ chia cho vợ cũ tôi. Tôi cũng chẳng tranh giành gì thêm, tất cả theo tòa phân xử, vì tôi chăm sóc mẹ vợ là thật lòng chứ không nhằm vào bất cứ tài sản gì của bà cả. Căn nhà đó sau khi bán đi, tôi và vợ cũ mỗi người một nửa khoản tiền bán nhà.

Vài tháng sau, tôi nghe tin vợ tôi bị bắt. Đúng như tôi nghĩ, vợ tôi bị bắt vì tội nghiện thuốc, chẳng trách cô ấy chẳng màng gì đến mẹ đẻ và con trai ruột của mình. Người đàn ông buôn gỗ kia cũng có liên quan đến hoạt động kinh doanh mờ ám và cũng bị công an hốt gọn. Đúng là gieo nhân nào gặt quả nấy, chỉ thương cho con trai tôi có một người mẹ như vậy.

Tôi vẫn hương khói cho mẹ vợ đều đặn, nuôi dạy con trai thật tốt. Qua sự việc với vợ cũ, tôi nhận ra mình nên dành thật nhiều thời gian cho gia đình người thân, kẻo đến khi xảy ra chuyện, lại hối hận rồi tự trách mình cả đời. Những ai còn bố mẹ ở bên, hãy hiếu thảo với bố mẹ mình nhé!

Theo Việt Hằng

Phụ nữ mới

Theo Phụ nữ mới

https://phunumoi.net.vn/vo-bo-nha-di-con-re-cham-soc-me-vo-benh-tat-suot-5-nam-khi-ba-mat-de-lai-to-di-chuc-khien-moi-nguoi-deu-xon-xao-d320146.html

BỘ CA chính thức gọi tên Trấn Thành, Mr Đàm, Thủy Tiên…khẳng định 1 việc cực quan trọng!

0

Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự liên quan việc làm từ thiện của các nghệ sĩ Thủy Tiên, Đàm Vĩnh Hưng, Trấn Thành, Đại Nghĩa và bà Nguyễn Thị Hương.

Bộ Công an: Thủy Tiên, Đàm Vĩnh Hưng, Trấn Thành... không gian dối, không chiếm đoạt tiền từ thiện - Ảnh 1. 

Không khởi tố vụ án hình sự liên quan đến việc từ thiện của các nghệ sĩ Thủy Tiên, Đàm Vĩnh Hưng, Trấn Thành

Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an quyết định không khởi tố vụ án hình sự đối với các tin báo, tố giác trên phương tiện thông tin đại chúng và một số cá nhân phản ảnh về việc bà Trần Thị Thủy Tiên (ca sĩ Thủy Tiên), ông Huỳnh Minh Hưng (ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng), ông Huỳnh Trấn Thành (MC, diễn viên Trấn Thành), ông Bùi Đại Nghĩa (MC Đại Nghĩa), bà Nguyễn Thị Hương đứng ra tự huy động tiền từ thiện, cứu trợ trong đợt bão, mưa lũ xảy ra tại khu vực miền Trung năm 2020, thiếu minh bạch trong quá trình phân phối, sử dụng số tiền đã quyên góp được.

Lý do: Sau khi kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an nhận thấy bà Trần Thị Thủy Tiên, ông Huỳnh Minh Hưng, ông Huỳnh Trấn Thành, ông Bùi Đại Nghĩa, bà Nguyễn Thị Hương không có hành vi gian dối, không chiếm đoạt tiền từ thiện do người dân đóng góp, ủng hộ để cứu trợ đồng bào miền Trung gặp thiên tai, lũ lụt năm 2020; nội dung các tin báo, tố giác không có dấu hiệu tội phạm, không có sự việc phạm tội.

Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an.

Trước đó, cơ quan cảnh sát điều tra nhận nội dung tin báo, tố giác về tội phạm phản ảnh về việc ca sĩ Thủy Tiên, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, MC, diễn viên Trấn Thành, MC Đại Nghĩa, bà Nguyễn Thị Hương đứng ra tự huy động tiền từ thiện, cứu trợ trong đợt bão, mưa lũ xảy ra tại khu vực miền Trung năm 2020, thiếu minh bạch trong quá trình phân phối, sử dụng số tiền đã quyên góp được.

Cục Cảnh sát hình sự (C02, Bộ Công an) đã xác minh sự việc trên theo phân công của lãnh đạo Bộ Công an. Ngoài phản ánh từ mạng xã hội, một số trường hợp cũng gửi đơn đến C02 phản ánh câu chuyện này.

Tại cuộc họp báo của Bộ Công an ngày 28-12-2021, thiếu tướng Hồ Sỹ Niêm, phó cục trưởng C02, từng cho biết kết quả xác minh cho thấy các nghệ sĩ kêu gọi ủng hộ từ thiện có công khai tài khoản nhận tiền quyên góp, trong thời gian nhất định đã đóng tài khoản. Sau khi có lượng tiền ủng hộ, các cá nhân trực tiếp hoặc thông qua đại diện đến địa phương làm công tác từ thiện.

“Cơ quan điều tra xác định lượng tiền vào tài khoản từ thiện và số tiền các cá nhân này đi ủng hộ. Kết quả xác minh đến nay cho thấy số tiền vào tài khoản của họ còn ít hơn số tiền các cá nhân đã đi ủng hộ. Cái này có xác nhận của UBND, Mặt trận Tổ quốc hoặc các cá nhân nhận sự ủng hộ”, ông Niêm thông tin.

Cuối năm 2021, Công an TP.HCM cũng xác định không có dấu hiệu tội phạm trong việc nghệ sĩ Hoài Linh quyên góp từ thiện, sau đó chậm giải ngân. Vì thế, công an không khởi tố vụ án liên quan đến việc nghệ sĩ bị 4 người tố cáo chiếm đoạt tiền quyên góp từ thiện.

Chế Linh chính thức lên tiếng khẳng định sẽ không k:iện bà Phương Hằng vì chế lời bài hát, còn tuyên bố hùng hồn 1 điều

0

Danh ca Chế Linh lên tiếng về “Đoạn buồn đêm mưa”

Những ngày cuối tháng 9/2024, trong buổi giao lưu tại Khu du lịch Đại Nam, CEO Nguyễn Phương Hằng đã thể hiện bài hát “T30 và tôi” và “Mưa An Phước” do bà “chế tác phần lời” trên nền nhạc bài hát “Đoạn buồn đêm mưa” của tác giả Tú Nhi (Tú Nhi là nghệ danh của danh ca Chế Linh) và Vinh Sử. Những clip ghi lại phần biểu diễn này sau đó được lan truyền chóng mặt trên các nền tảng xã hội. Thậm chí, ngay hôm sau, phần beat karaoke bài nhạc chế này cũng đã được sản xuất và tung lên mạng để mọi người có thể hát theo.

Tranh chấp bản quyền bài hát “Đoạn buồn đêm mưa”, Chế Linh hay Vinh Sử mới là người có quyền sở hữu?- Ảnh 1.

Danh ca Chế Linh chia sẻ từng cho Vinh Sử bài hát “Đoạn buồn đêm mưa” để in nhạc bán. Ảnh: TL

Thực tế, bài hát “Đoạn buồn đêm mưa” từng được thể hiện thành công bởi rất nhiều giọng ca như: Chế Linh, Trường Vũ, Đan Nguyên, Hoàng Châu, Mai Thiên Vana – Ngọc Linh… Theo danh ca Chế Linh, bài hát này được ông viết lúc hẹn gặp một người bạn gái ở Sài Gòn nhưng bạn chưa kịp đến điểm hẹn thì trời đổ mưa tầm tã, đường phố như suối nước. Ông ngồi một mình trong quán chờ mưa tạnh, vừa uống mấy ly rượu, vừa sáng tác bài hát này.

“Bài hát này viết vào mùa mưa năm 1969 và thu vào đĩa nhựa 45 của hãng đĩa Việt Nam. Sau đó, tôi có cho Vinh Sử đứng tên chung khi đi xin giấy phép, để Vinh Sử được tự in và bán nhạc lẻ, coi như giúp bạn vô điều kiện… Suốt từ đó đến nay, tôi vẫn chưa hề đòi hỏi bất kỳ một đồng thù lao nào từ nhạc sĩ Vinh Sử. Cũng nói thêm, bài này từ nhạc đến lời đều là của Tú Nhi. Rất cảm ơn Vinh Sử đã cưu mang và nuôi dưỡng mấy mươi năm qua “đứa con tinh thần” của Tú Nhi”, danh ca Chế Linh nói.Danh ca Chế Linh cho rằng, thời gian gần đây, có những sự tranh chấp vô lối những bài hát do ông sáng tác. Đặc biệt, khi chính hát bài hát do mình sáng tác và đăng lên kênh YouTube của mình thì bị khiếu nại bản quyền bởi một đơn vị thứ ba. Đơn vị này cho rằng, họ đã sở hữu những bài hát của nhạc sĩ Vinh Sử, trong đó có bài “Đoạn buồn đêm mưa” của Tú Nhi. Vì thế, ông muốn thu hồi bài hát kể trên để tránh mọi phiền phức không đáng có.“Vì nhạc sĩ Vinh Sử đã không còn nên với tư cách là chính chủ của bài này, tôi xin chính thức thu hồi bài hát kể trên kể từ hôm nay, để tránh mọi phiền phức không nên có”, danh ca Chế Linh chia sẻ.

Nam danh ca cũng nói thêm rằng: “Tôi có đủ giấy tờ gốc để chứng minh bài hát này do một mình tôi sáng tác, không có Vinh Sử trong đó. Tuy nhiên, tôi không muốn làm ồn ào thêm vì Vinh Sử cũng đã ra đi rồi. Vinh Sử là một người nhạc sĩ tôi rất thương. Tôi vẫn nhớ mãi hình ảnh của Vinh Sử thời đang khốn khó. Thời đó, tôi đã cho Vinh Sử bài hát này để được in bán và để được để trong các sạp bán nhạc Sài Gòn khi xưa.

Vấn đề trầm trọng nhất của tôi đó là những tác phẩm của tôi hiện nay đã bị nhiều bên khai thác một cách rất bừa bãi. Họ dùng các bài hát của tôi trong chương trình của họ mà không giới thiệu tên tác giả, không tôn trọng lời gốc bài hát, tự ý thay đổi tên bài hát… nên tôi nghĩ cần phải lên tiếng để cảnh báo cho các cơ sở đã khai thác nhạc của Tú Nhi. Tôi nghĩ, không nên làm những việc đó bởi nó không đàng hoàng, trong khi mình đang làm văn hóa nghệ thuật thì phải đứng đắn, phải có văn hóa. Không thể vì lợi nhuận mà quên đi những phép tắc, những điều đáng trân trọng”, danh ca Chế Linh nhấn mạnh.

Quyền tài sản của danh ca Chế Linh với “Đoạn buồn đêm mưa” đã chấm dứt?

Mới đây, Dân Việt nhận được phản hồi từ Công ty BHMedia về bài hát “Đoạn buồn đêm mưa” và khẳng định quyền sở hữu thuộc về Vinh Sử. Đơn vị này cho rằng: “Từ trước đến nay, công chúng luôn biết Vinh Sử là một nhạc sĩ vô cùng nổi tiếng và có vô vàn các ca khúc tuyệt vời, do nhạc sĩ sáng tác hoặc đồng sáng tác. Trong đó, có ca khúc nổi tiếng “Đoạn buồn đêm mưa” được gắn tên đồng tác giả là Tú Nhi và Vinh Sử. Điều này không chỉ được đông đảo người yêu âm nhạc ghi nhận mà còn được chứng minh bởi tư liệu trước năm 1975 đó bức ảnh “Chủ trương xuất bản”.

Tranh chấp bản quyền bài hát “Đoạn buồn đêm mưa”, Chế Linh hay Vinh Sử mới là người có quyền sở hữu?- Ảnh 2.

Tờ “Chủ trương xuất bản” ghi tên tác giả “Đoạn buồn đêm mưa” là Vinh Sử – Tú Nhi. Ảnh: BH Media cung cấp

Nhạc sĩ Vinh Sử cũng khẳng định với chúng tôi rằng, Chế Linh đã chuyển nhượng phần của Chế Linh trong tác phẩm này cho ông. Ông Chế Linh cũng xác nhận việc này trong đoạn video “Chuyện phải nói” đăng tải trên chính kênh YouTube của mình.

Năm 2017, lúc sinh thời, nhạc sĩ Vinh Sử đã chuyển nhượng toàn bộ các tác phẩm của ông cho BHMedia, trong đó có tác phẩm “Đoạn buồn đêm mưa”. Giờ nhạc sĩ Vinh Sử đã mất, điều đó cũng không có nghĩa là ông Chế Linh có quyền “thu hồi quyền sở hữu” đối với tác phẩm này”

Theo BH Media, sau khi đã chuyển nhượng phần quyền của mình trong ca khúc cho nhạc sĩ Vinh Sử, thì kể từ thời điểm đó, quyền tài sản của danh ca Chế Linh với tác phẩm “Đoạn buồn đêm mưa” đã chấm dứt. Danh ca Chế Linh chỉ còn quyền nhân thân (như là quyền được nêu tên/bút danh) đối với bài hát.

“Hiện tại nhạc sĩ Vinh Sử đã mất, không còn người để đối chất. Chúng ta chỉ căn cứ được vào các thông tin tài liệu lúc còn sống của hai bên đã công khai, cũng như các tài liệu đã có trước đó, chứ không thể căn cứ vào những thông tin một chiều từ riêng ông Chế Linh.

Hơn nữa, việc ông Chế Linh đã chuyển nhượng cho nhạc sĩ Vinh Sử và lại thông báo đòi lại bài hát sau khi nhạc sĩ Vinh Sử đã mất thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp. Với tư cách là một người của công chúng, lời nói của ông có sức ảnh hưởng, thì phát ngôn như vậy là thiếu tôn trọng với người đã khuất. Một khi giao dịch đã được hoàn tất thì ông Chế Linh không thể đòi hủy bỏ giao dịch mà không có căn cứ pháp luật.

Đến nay nhạc sĩ Vinh Sử đã mất, ông Chế Linh lại nói về việc “giúp đỡ Vinh Sử trong lúc khó khăn” (với ngụ ý là hoàn toàn không nhận lại khoản tiền hay lợi ích nào từ phía Vinh Sử) là thông tin không được kiểm chứng, không có cơ sở, thiếu tính logic. Ai cũng biết Vinh Sử là một nhạc sĩ tài năng, giỏi nhạc lý, giàu có, sở hữu kho tàng ca khúc đồ sộ và nổi tiếng. Đó là thời điểm hoàng kim của nhạc sĩ Vinh Sử, liệu một người giỏi nhạc lý và nhiều bài hát nổi tiếng như vậy có cần phải nhận sự giúp đỡ từ ca sĩ khác hay không?”.

Phía BH Media cũng khẳng định, từ năm 2017, khi nhạc sĩ Vinh Sử chuyển nhượng toàn bộ các tác phẩm của nhạc sĩ Vinh Sử sáng tác cho BHMedia, thì BHMedia đã trở thành chủ sở hữu tác phẩm của nhạc sĩ Vinh Sử, trong đó có tác phẩm “Đoạn buồn đêm mưa”.

Về những vấn đề BH Media đã nêu ở trên, Dân Việt có liên hệ với danh ca Chế Linh để ghi nhận sự phản hồi nhưng chưa được ông hồi âm. Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu để cung cấp thêm thông tin về vụ việc này.