Home Blog Page 28

Bạn bạn dự đám cưới lúc bóc ph::ong b::ì giận tím mặt ..mời dự cưới ở nhà hàng sang trọng toàn sơn hào hải vị ..mừng có 500k. Đến khi bạn cưới tôi đi phòng bị lại mới s::ững ng::ười ….

0

Trẻ con 10 tuổi đi máy bay, xe đò phải mua vé riêng, nhưng sao mừng phong bì chỉ tính cha mẹ’, bạn tôi vừa tổ chức đám cưới hỏi.

Tôi từng chứng kiến hai người bạn giận nhau mấy năm liền vì sơ sót trong cách ghi thiệp cưới. Lần đó, đứa bạn hồi cấp ba của tôi làm đám cưới. Khi phát thiệp cho các bạn, ai có gia đình rồi sẽ ghi thiệp mời đại khái là “Mời bạn A và vợ/chồng” đến dự…, nếu người đó chưa có gia đình thì sẽ ghi là: “Mời bạn A +”.

Tự khắc người đọc sẽ hiểu là mời bạn A và người yêu đến dự. Thế nhưng có lẽ khi ghi thiệp cho một bạn, bị sót một dấu cộng nên người nhận không vui. Suy luận ra đủ điều nào là nghĩ bạn ế hay chăng, không cho cơ hội giới thiệu người yêu với bạn bè hay gì…

Gia đình bốn người đi ăn cưới, chỉ mừng một triệu đồng

Mặt khác, tôi cũng biết nhiều đám cưới mà cô dâu chú rể mếu máo vì khách đi thì đông, suýt thiếu bàn nhưng lỗ. Đó là những đám cưới mà cô dâu chú rể chu đáo, ghi thiệp, kiểu “mời gia đình anh A, bạn B +…” nhưng tiền mừng thì tính một người.

“Con nít trên 10 tuổi đi máy bay, xe đò phải mua vé riêng rồi, vậy mà đi đám cưới cha mẹ quên tính phần con”, một người bạn của tôi vừa tổ chức đám cưới hồi tháng rồi nói, với vẻ bức xúc vì xài hết mấy bàn dự phòng nhưng bị lỗ vì số khách thực tế đông hơn dự kiến.

Tôi có đi đám cưới đó, và đếm sơ có khoảng 15 đứa con nít chạy nhảy lung tung trước giờ làm lễ. Khi ngồi vào bàn, mỗi đứa được ngồi ghế riêng hẳn hòi. Tôi còn thấy một gia đình bốn người, hai vợ chồng và hai đứa con “chiếm sóng” bốn ghế, khi nhóm chúng tôi đến phải tìm bàn khác ngồi vì không đủ chỗ.

Bạn tôi thông báo, họ là bà con bên ngoại, “đi gia đình bốn người nhưng chỉ mừng một triệu đồng”.

Cuộc sống vốn dĩ có nhiều tình huống khiến chúng ta phải trăn trở, suy nghĩ. Một trong số đó là việc đi đám cưới và mừng phong bì bao nhiêu tiền cho phù hợp. Nếu được mời đi theo gia đình hay cặp đôi, thì cũng nên bỏ tiền cho tương xứng.

Có thể nhìn nhận vấn đề này dưới hai góc độ: phép lịch sự và thực tế. Về phép lịch sự, mừng cưới là thể hiện sự chia vui và chúc phúc cho đôi uyên ương. Do đó, số tiền mừng nên phù hợp với điều kiện kinh tế và mối quan hệ với cô dâu chú rể. Việc cả nhà chỉ mừng 1 triệu đồng có thể khiến cô dâu chú rể cảm thấy buồn lòng, nhất là khi họ đã bỏ ra nhiều chi phí để tổ chức đám cưới.

Cuộc sống vốn dĩ có nhiều tình huống khiến chúng ta phải trăn trở, suy nghĩ. Một trong số đó là việc đi đám cưới và mừng phong bì bao nhiêu tiền cho phù hợp. Nếu được mời đi theo gia đình hay cặp đôi, thì cũng nên bỏ tiền cho tương xứng.

Có thể nhìn nhận vấn đề này dưới hai góc độ: phép lịch sự và thực tế. Về phép lịch sự, mừng cưới là thể hiện sự chia vui và chúc phúc cho đôi uyên ương. Do đó, số tiền mừng nên phù hợp với điều kiện kinh tế và mối quan hệ với cô dâu chú rể. Việc cả nhà chỉ mừng 1 triệu đồng có thể khiến cô dâu chú rể cảm thấy buồn lòng, nhất là khi họ đã bỏ ra nhiều chi phí để tổ chức đám cưới.

Tuy nhiên, nhìn nhận vấn đề một cách thực tế, cũng cần phải thông cảm cho cô dâu chú rể. Việc cả nhà đi đông người, mỗi người chiếm một suất ngồi ở nhà hàng. Do đó, cần bỏ phong bì sao cho tương xứng.

Gợi Ý Top 10 Thực Đơn Đám Cưới Ở Quê Đặc Biệt Nhất

Vậy, giải pháp cho tình huống này là gì? Theo tôi, gia đình nên trao đổi với nhau để thống nhất số tiền mừng phù hợp. Có thể tham khảo giá cả dịch vụ ở khu vực tổ chức đám cưới để ước tính chi phí. Nên ưu tiên việc tham dự đám cưới để chung vui với cô dâu chú rể hơn là việc lo lắng về số tiền mừng

Tôi hy vọng câu chuyện này cũng là lời nhắc nhở cho mỗi người về cách ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội. Chúng ta nên đặt mình vào vị trí của người tổ chức tiệc cưới để thấu hiểu và thông cảm cho họ: Không mời cũng bị nói, mà mời rồi thì lỗ.

Mẹ lấy bố năm 20 tuổi. Cái tuổi vô lo vô nghĩ. Mẹ thuộc kiểu gái ngoan, sống nội tâm, là kiểu người của gia đình. Bố nói gì mẹ đều nghe lời răm rắp. Bố mẹ đi làm ăn xa nên mẹ không phải làm dâu. Bố là người con có hiếu. Dưới bố còn 8 người em…để rồi 1 hôm..

0

Mẹ lấy bố năm 20 tuổi. Cái tuổi vô lo vô nghĩ. Mẹ thuộc kiểu gái ngoan, sống nội tâm, là kiểu người của gia đình. Bố nói gì mẹ đều nghe lời răm rắp.

Bố mẹ đi làm ăn xa nên mẹ không phải làm dâu. Bố là người con có hiếu. Dưới bố còn 8 người em. Những năm 80 còn chế độ tem phiếu. Cứ có tem phiếu gạo, thịt, vải, đường….. là bố lại gom đem về cho bà nội nuôi đàn em.

Ngoài giờ đi làm bố mẹ còn chăn nuôi heo và  trồng thêm khoai, sắn. Bố mẹ mát tay nên nuôi heo thì heo lớn nhanh vù vù mà không hề bệnh tật gì. Trồng khoai, sắn thì cho sản lượng cao hơn người khác.

Cứ nuôi được cặp heo nào thì bố lại bán đi, đem tiền về cho bà. Gom góp được đồng nào lại đem về lo đám cưới em, xây nhà cho ông bà. Mẹ tuyệt nhiên không có tư tưởng tư sản nào. Bố đem hết công sức về cho bà cũng chả nói câu nào mà còn vui vẻ vì nghĩ đã giúp được bà nuôi em.

Thế là bao nhiêu tiếng thơm thảo bà dành hết cho mẹ. Khen bố mẹ hết lời.

Sau này, toàn bộ gia đình di cư vào nam. Lúc này cô chú đã trưởng thành, ai cũng có công ăn việc làm ổn định và đang dần hình thành được cơ ngơi riêng. Lúc này, ông bà ở chung với bố mẹ. Nhưng bố mẹ và ông bà riêng về kinh tế. Bà buôn bán, cho vay tiền góp để kiếm sống. Bố mẹ lăn lộn buôn bán nhỏ mưu sinh và nuôi đàn con đang tuổi ăn tuổi học.

Sống chung, gần nhau nhiều, chung khu đất, không chung nhà, không chung mâm cơm nhưng vì trái tính nết. Mẹ kiệm lời, kém giao tiếp, chỉ cặm cụi buôn bán và làm việc nhà thôi cũng đuối. Bà hoạt bát lại ưa ngọt.

Ngọt nhạt vài câu là bà có thể nhận bất cứ ai làm con nuôi. Và bóng gió rằng: người ngoài còn tốt gấp vạn lần con rai, con dâu. Chính người ngoài tốt đó vay tiền của bà xong không trả.

Mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu là mâu thuẫn muôn đời nay rồi. Cũng không có gì mới lạ để mà kể.

Nhưng, đáng nói ở đây là bố mình là người con rất có hiếu. Không nhớ rõ nội dung là gì, nhưng sau khi nghe bà thuật lại, mẹ có đính chính vài câu thì bố liền tát mẹ một cái chảy máu mắt.

Và lần đó, mấy chị em mình không nhìn mặt gia đình nội, dù có đi ngang mặt nhau chị em mình cũng không chào, Lễ tết không vào nhà nội. Các dịp tụ tập gia đình nôi, chị em mình cũng không vào.

Suốt ba năm như vậy, một hôm chú mình gọi chị em mình lại, hỏi tại sao lại không chào hỏi và tránh mặt cô chú. Chú mắng và bắt chị em mình từ nay phải chào cô chú. Chào thì chào thôi chứ tình cảm là thứ không thể ép buộc mà có.

Rồi một lần, bà ngoại vào chơi sau 10 năm trời mẹ theo bố vào nam. 10 năm với biết bao nhiêu thương nhớ. Ngày đón bà ngoại ở ga tàu, bà và mẹ ôm nhau khóc: sao gầy vậy con ơi, sao nhìn toàn răng là răng thế này?!(mẹ hô nên khi gầy lại càng hô hơn).

Ngoại biết mẹ sống chung với nội nên rất ý tứ, chào hỏi xong thì cố nép mình vào góc khuất để hạn chế đụng chạm với nội như kiểu để tránh phiền phức cho nội và cũng là để giữ gìn cho mẹ.

Một hôm, mẹ đi làm như thường ngày. Bà ngoại vào nhà trò chuyện với bà nội. Mình ngồi bên cạnh. Bà nội vốn cao ráo, thon gọn và khá xinh, lại trau chuốt nên nhìn khá sang.

Bà ngoại khép nép, ăn nói nhỏ nhẹ, ăn mặc nhà quê. Bà nội kể tội mẹ thế này, mẹ thế kia. Bà ngoại chỉ ngồi khúm núm, cúi mặt như kẻ tội đồ. Bà nội nói câu nào bà ngoại cũng “dà” “vâng”, “cháu nó ngu dại, lại xa nhà sớm nên có gì mong bà thông gia thương mà dạy bảo cháu nó thêm dùm em”.

Nội kể tội mẹ cả hai tiếng đồng hồ. Khung cảnh này, câu chuyện này, mỗi khi nhớ lại mình thấy giống như một phân cảnh  trong tuồng cải lương Lá Sầu Riêng. Khi coi cảnh đó, không ai cầm được nước mắt. Bà mẹ vợ sau khi ra khỏi nhà bà mẹ chồng cũng là bà hội đồng thì òa khóc nức nở.

Ngoại ra khỏi nhà nội không quên dặn mình đừng kể cho mẹ nghe câu chuyện ngày hôm nay. Về tới phòng mình, ngoại khóc nấc nghẹn, vừa lau dọn nhà cửa, nấu cơm chờ mẹ về ăn.

Hôm lên tàu về quê, ngoại ôm mẹ khóc nhiều lắm, dặn dò mẹ: thôi con nhé, mẹ vào lần này thôi, khi nào nhớ mẹ và thu xếp được thì con về với mẹ nhé, làm gì tì làm, nhớ tự chăm sóc bản thân, không ai yêu thương mình nếu con không tự thương mình. Kể từ lần ấy, ngoại không vào với mẹ lần nào nữa.

Khi ngoại mất, hàng xóm kể lại, lần nào nhận được tiền mẹ gửi về biếu bà ngoại đều xót xa trào nước mắt và kèm câu; ốc mò cò nhai.

Chính cảnh ngày hôm đó, đã một lần nữa xóa đi tất cả tình thương mình dành cho nội dù từ bé mình ở với nội khá nhiều và mình thương quý nội rất nhiều.

Câu chuyện khá lâu nhưng mỗi lần nhớ lại mình đều thương ngoại thắt ruột và không thể cầm được nước mắt.

Ngay lúc này, vừa viết mình vừa khóc.

Và tới tận bây giờ, không ai biết về câu chuyện này. Bà nội có khi cũng không còn nhớ

Huyen Cao sưu tầm

Giá vàng chiều 19/11 tăng mạnh!!! Nhẫn trơn, Vàng miếng tăng phi mã

0

Giá vàng hôm nay 19/11/2024 trên thị trường quốc tế tăng dựng đứng do xung đột Nga-Ukraine leo thang và giá USD ngừng tăng. Trong 2 ngày, nhẫn trơn và miếng SJC tăng hơn 2 triệu đồng, bán ra lên 84,5 triệu đồng/lượng (nhẫn) và 85 triệu đồng (miếng).

Chiều nay, giá vàng nhẫn trong nước tiếp tục được điều chỉnh đi lên.

Cụ thể, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) nâng giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ lên mức 82-84,2 triệu đồng/lượng (mua – bán), tăng thêm 200 nghìn đồng/lượng ở cả chiều mua và bán.

Tương tự, Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji cũng kéo giá mua – bán vàng nhẫn 9999 lên mức 83,7-84,7 triệu đồng/lượng, đắt thêm 200 nghìn đồng/lượng ở cả 2 chiều.

Mua vào (đồng/lượng Tăng/giảm Bán ra (đồng/lượng) Tăng/giảm
SJC 82.000.000 + 1.100.000 84.200.000 + 1.100.000
Doji 83.700.000 + 1.300.000 84.700.000 + 1.000.000

                                Bảng giá vàng nhẫn SJC và Doji cập nhật chiều 19/11

Lúc 11h27′ hôm nay (ngày 19/11, giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay ở mức 2.621,5 USD/ounce, tăng 10,5 USD/ounce so với đầu giờ sáng. Giá vàng giao tương lai tháng 12/2024 trên sàn Comex New York ở mức 2.626,7 USD/ounce.

Diễn biến giá vàng hôm nay cho thấy vàng nhẫn trong nước sáng nay được điều chỉnh tăng mạnh.

Đến 9h53′, Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji nâng giá vàng nhẫn 9999 lên mức 83,5-84,5 triệu đồng/lượng (mua – bán), tăng thêm 800 nghìn đồng/lượng ở cả chiều mua và bán so với đầu giờ sáng.

Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) cũng tăng giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ lên mức 81,8-84 triệu đồng/lượng (mua – bán), tăng thêm 300 nghìn đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra so với đầu giờ sáng.

Đầu phiên giao dịch sáng nay, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ ở mức 81,5-83,7 triệu đồng/lượng (mua – bán), tăng 600 nghìn đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra so với kết phiên giao dịch hôm qua.

Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji nâng giá vàng nhẫn 9999 lên mức 82,7 triệu đồng/lượng ở chiều mua, tăng 300 nghìn đồng/lượng so với mức kết hôm qua, trong khi giá bán ra giữ nguyên ở mức 83,7 triệu đồng/lượng.

Mua vào (đồng/lượng) Tăng/giảm Bán ra (đồng/lượng) Tăng/giảm
SJC 81.800.000 + 900.000 84.000.000 + 900.000
Doji 83.500.000 + 1.100.000 84.500.000 + 800.000

                               Bảng giá vàng nhẫn SJC và Doji cập nhật sáng 19/11

Mở cửa phiên giao dịch 19/11, giá vàng 9999 của SJC tăng 700 nghìn đồng/lượng ở cả chiều mua và bán ra so với kết phiên giao dịch hôm qua, lên mức 84,7 triệu đồng/lượng (bán ra).

Tới 9h55‘, giá vàng 9999 của SJC tăng thêm 300 nghìn đồng/lượng ở cả chiều mua và bán ra so với mức mở cửa hôm nay, lên mức 85 triệu đồng/lượng (bán ra).

Đến 11h01′, Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji cũng tăng giá vàng nhẫn thêm 300 nghìn đồng/lượng ở cả chiều mua và bán ra so với đầu giờ sáng, lên mức 82-85 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra)

Giá vàng 9999 được Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết lúc 9h55′ và giá vàng 9999 được Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết lúc 11h01′ như sau:

Mua vào (đồng/lượng Tăng/giảm Bán ra (đồng/lượng) Tăng/giảm
SJC TP.HCM 82.000.000 + 1.000.000 85.000.000 + 1.000.000
Doji Hà Nội 82.000.000 + 1.000.000 85.000.000 + 1.000.000
Doji TP.HCM 82.000.000 + 1.000.000 85.000.000 + 1.000.000

            Bảng giá vàng miếng SJC và Doji cập nhật sáng 19/11

Tỷ giá trung tâm ngày 19/11/2024 được Ngân hàng Nhà nước công bố là 24.293 đồng/USD, tăng 5 đồng so với phiên giao dịch trước đó. Giá USD ở các ngân hàng thương mại sáng nay (19/11) được niêm yết phổ biến ở mức 25.175 đồng/USD (mua vào) và 25.507 đồng/USD (bán ra).

Tới 8h32′ hôm nay (ngày 19/11, giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay ở mức 2.611,8 USD/ounce, tăng 9,7 USD/ounce so với đêm qua. Giá vàng giao tương lai tháng 12/2024 trên sàn Comex New York ở mức 2.618,6 USD/ounce.

Sáng 19/11, vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng ở mức hơn 81,1 triệu đồng/lượng, đã bao gồm thuế và phí, thấp hơn khoảng 3,6 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước.

Giá vàng trên sàn Kitco lúc 21h00 (ngày 18/11, theo giờ Việt Nam) giao dịch ở mức 2.602,1 USD/ounce, tăng 1,48% so với đầu phiên. Giá vàng tương lai giao tháng 12/2024 trên sàn Comex New York giao dịch ở mức 2.600,2 USD/ounce.

Đầu phiên giao dịch ngày 18/11 (theo giờ Mỹ), giá vàng thế giới bất ngờ quay đầu tăng vọt khi thị trường ghi nhận lượng lớn nhà đầu tư tăng cường mua vào do nhu cầu trú ẩn an toàn. Các nhà phân tích cho rằng, ngoài yếu tố trên, tâm lý bắt đáy cũng được tăng cường khi nhà đầu tư nhận thấy mức giá hiện tại đã đủ an toàn.

Theo giới phân tích, bức tranh thị trường vàng được dự báo vẫn còn nhiều khó khăn, nguy cơ giảm giá có thể chưa dừng lại. Kim loại quý có thể sẽ còn thêm vài đợt giảm giá nữa trước khi hồi phục.

Mark Leibovit, chuyên gia đến từ VR Metals/Resource Letter, nhận định, giá vàng sẽ giảm xuống mức 2.300 USD/ounce trước khi tăng trở lại. Mặc dù vậy, ông vẫn lạc quan dự báo, trong tương lai, vàng có thể lên mức kỷ lục 3.700 USD/ounce.

Screenshot 2024 10 03 205537.pngGiá vàng thế giới bất ngờ tăng dựng đứng. Ảnh: HH

Marc Chandler, Giám đốc điều hành của Bannockburn Global Forex, lưu ý, giá vàng đã giảm 4,5% trong vòng 3 tuần. Đây là mức giảm lớn nhất trong vòng 3 năm. Tuy nhiên, tốc độ giảm chậm lại và sẽ sớm hồi phục khi tâm lý lo ngại về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày càng lắng xuống.

Phần lớn chuyên gia đánh giá, mặc dù còn vài đợt giảm giá nữa trước khi hồi phục nhưng đây là thời điểm hợp lý cho nhà đầu tư mua vào để tích lũy, song nên chia nhỏ thành nhiều lần mua để giảm thiểu rủi ro, đề phòng sự bất ổn trên thị trường.

Tại thị trường trong nước, chốt phiên ngày 18/11, giá vàng miếng 9999 tại SJC là 81 triệu đồng/lượng (mua vào) và 84 triệu đồng/lượng (bán ra). Doji niêm yết ở mức 81 triệu đồng/lượng (mua vào) và 84 triệu đồng/lượng (bán ra).

SJC công bố giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ ở mức 80,9-83,1 triệu đồng/lượng (mua – bán). Doji niêm yết giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 ở mức 82,4-83,7 triệu đồng/lượng (mua – bán).

Dự báo giá vàng

Marc Chandler nhận định, vàng sẽ hồi phục trở lại và có thể leo lên mức giá 2.600-2.625 USD/ounce trước khi kết thúc tuần. Ông cho rằng, nếu không thực sự cần tiền, nhà đầu tư không nên bán lỗ vì khả năng giá vàng phục hồi là rất cao.

Các chuyên gia dự báo, trong bối cảnh thế giới nhiều bất ổn kinh tế và chính trị gia tăng, vàng có thể sớm phục hồi với vai trò là kênh đầu tư truyền thống an toàn và là rào cản chống lạm phát.

Alex Kuptsikevich, nhà phân tích cao cấp tại FxPro, đánh giá, khủng hoảng địa chính trị tại Trung Đông và xung đột Nga – Ukraine vẫn là yếu tố then chốt giúp vàng tăng giá trở lại.

Con trai học lực trung bình bỗng đỗ ĐH Bách Khoa, bố mẹ tôi vui mừng mở 90 mâm chiêu đãi cả làng. Ai ngờ cỗ bàn xong xuôi không thấy ai đến, gọi điện hỏi bác trưởng thôn thì nhận được tin d:ữ

0

Đã quá giờ mở tiệc đến hơn 1 tiếng đồng hồ, bố mẹ của nam sinh này không thấy bóng dáng của bất kỳ ai. Họ nhắn tin cho một số người nhưng tất cả đều không phản hồi.

Mới đây, câu chuyện xoay quanh bữa tiệc mừng con đỗ đại học của một gia đình thu hút sự chú ý trên MXH. Dẫu thời điểm sự việc xảy ra từ năm 2023 nhưng sức nóng của nó vẫn còn.

Theo đó, Khang Hưng là một thí sinh tham dự kỳ thi vào đại học năm 2023. Vốn là một học sinh có thành tích xuất sắc suốt nhiều năm liền, cậu bước vào kỳ thi một cách nhẹ nhàng.

Không ngoài dự đoán, đến ngày biết điểm thi, nam sinh này xuất sắc dành được số điểm 650. Với mức điểm này, cậu nhận được giấy báo trúng tuyển vào trường ĐH top đầu.

Mừng con có thành tích đỗ đạt và cũng để tự hào với người dân trong làng, bố mẹ của Khang Hưng quyết định mở cỗ nhằm mời mọi người đến chung vui. Thay vì đặt tiệc ở nhà hàng, gia đình chọn thuê một vài đầu bếp đến nấu cỗ tận nhà. Đếm số lượng khách mời, bố mẹ của nam sinh ước tính phải cần đến 90 mâm cỗ.

Con trai đỗ ĐH top đầu, bố mẹ làm 90 mâm cỗ mời cả làng nhưng không một ai đến: Nghe câu nói của trưởng thôn mới xấu hổ- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Đến ngày tổ chức tiệc, Khang Hưng cùng bố mẹ dậy từ rất sớm để chuẩn bị, sắp xếp bàn ăn, chè nước nhằm đón khách. Gia đình còn cẩn thận phân công ai chịu trách nhiệm nhận số tiền qua do khách mừng, ai sẽ ghi lại thông tin của khách và số tiền nhận được là bao nhiêu.

Tuy nhiên, điều mà gia đình Khang Hưng không ngờ đến là đã quá giờ mở tiệc, sân nhà vẫn vắng tanh. Bố của nam sinh thẫn thờ đi đi lại lại trong nhà, thỉnh thoảng lại nhìn về phía cửa nhưng không thấy bóng ai xuất hiện. Sau cả tiếng chờ đợi, họ quyết định đốt một tràng pháo như một cách để đánh động nhằm nhắc nhở mọi người đã đến giờ mở tiệc. Song dù cố gắng bằng mọi cách nhưng họ vẫn không đón được vị khách nào.

Người nhà của Khang Hưng hoài nghi hay do mời sai ngày giờ nên mới có chuyện như này. Nghĩ đến đây, bố mẹ của nam sinh quyết định mở điện thoại để nhắn tin nhắc một số người. Không ngờ sau khi gửi 1 loạt tin nhắn, họ không nhận được bất kỳ phản hồi nào.

Nóng lòng không hiểu chuyện gì xảy ra vào ngày vui của gia đình, bố của Khang Hưng quyết định nhấc máy gọi thẳng cho trưởng thôn để hỏi rõ tình hình. Ở đầu dây bên kia, vị trưởng thôn giải thích: “Tôi biết hôm nay là ngày vui của gia đình anh và chuyện xảy ra thật đáng buồn. Song nguyên nhân của sự việc này bắt đầu từ phía gia đình anh. Nhà anh tổ chức tiệc và muốn mọi người đến góp vui. Nhưng trước đây, khi mọi người có tin vui, hỷ sự, mở tiệc mời anh đến, anh lại giả vờ như không biết, không tham gia và cũng không nói gì. Nên sự việc xảy ra ngày hôm nay là điều dễ hiểu”.

Bố mẹ của Khang Hưng hoàn toàn im lặng sau khi nghe những lời trưởng thôn nói. Bởi toàn bộ những chuyện đó là sự thật. Nhìn hơn 90 mâm cỗ đã chuẩn bị, rồi nghĩ đến lời nói của người lớn tuổi, hai vợ chồng cảm thấy vô cùng xấu hổ.

Do quá nhiều cỗ đã được chuẩn bị trước và mua về. Để không lãng phí, gia đình đã quyết định gói thành từng phần để đem tặng cho mọi người trong làng, kèm theo đó là lời xin lỗi về những gì đã làm trước đó.

Con trai đỗ ĐH top đầu, bố mẹ làm 90 mâm cỗ mời cả làng nhưng không một ai đến: Nghe câu nói của trưởng thôn mới xấu hổ- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Sau khi sự việc được chia sẻ rộng khắp, cư dân mạng không tỏ thái độ bênh vực gia đình này. Nhiều người nhận định rằng, cha mẹ của Khang Hưng vốn không biết cách ứng xử xã giao trong đời sống hàng ngày nên mới bị từ chối như vậy.

Một người dùng mạng xã hội bình luận: “Ở bất kỳ đâu, dù nông thôn hay thành thị, mọi người đều chú đến việc ‘có đi có lại’. Nếu một gia đình mở tiệc chiêu đãi khách, hàng xóm xung quanh sẽ đến giúp đỡ và ngược lại. Nếu không có thời gian để đến tham dự, mọi người sẽ thông báo vắng mặt và gửi tiền mừng để gia chủ sắp xếp. Đây là cách mọi người làm để duy trì mối quan hệ bền chặt”.

Người dùng khác cũng để lại ý kiến dưới câu chuyện này: “Người hơn người là điểm biết sống có trước có sau. Đáng lẽ ra bố mẹ của cậu bé phải là người nắm rõ điều này. Người đáng thương nhất trong sự việc này có lẽ là cậu bé. Bởi cậu chẳng ngờ rằng ngày vui của mình lại trở nên ê chề như này”.

Thông tin cáo phó con gái NS Kim Tiểu Long, 1 chi tiết gây xót xa; Đọc xong chỉ muốn khóc!

0

Tối 18/11, NS Kim Tiểu Long đã đăng tải trên mạng xã hội thông tin cáo phó của con gái nuôi: “Xin phép đăng cáo phó của bé Ly để cả nhà biết đường đến thắp nhang”. Theo đó, lễ nhập quan sẽ diễn ra vào lúc 18 giờ ngày 18/11. Lễ an táng diễn ra vào 6 giờ vào ngày 20/11, linh cữu được an táng tại huyện Vũng Liêm, Vĩnh Long. Trong cáo phó, 1 chi tiết khiến nhiều người xót xa chính là tuổi đời của con gái nuôi NS Kim Tiểu Long, cô ra đi khi còn rất trẻ lúc 23 tuổi.

s- Ảnh 1.

NS Kim Tiểu Long chia sẻ thông tin cáo phó của con gái nuôi

s- Ảnh 2.

Linh cữu của Kim Tiểu Ly sẽ được an táng tại huyện Vũng Liêm, Vĩnh Long

Trong suốt thời gian qua, con gái nuôi của NS Kim Tiểu Long bị bệnh tim và phải nằm điều trị ở bệnh viện. Dù đã được bác sĩ nhiệt tình cứu chữa nhưng Kim Tiểu Ly không qua khỏi.

Kim Tiểu Ly không phải là người xa lạ với cư dân mạng. Cô từng được nhiều người biết đến với cái tên “Ly bé bỏng”. Kim Tiểu Ly tên thật là Lê Thị Kim Ly, sinh năm 2002. Sở dĩ, cô được gọi với biệt danh “Ly bé bỏng” là bởi sở hữu ngoại hình rất nhỏ bé.

Ở tuổi trưởng thành, Kim Tiểu Ly chỉ cao khoảng 75cm, nặng 8,8kg, thể trạng tương đương đứa trẻ 1 tuổi. Cô là trường hợp nữ giới có thể trạng nhỏ nhất Việt Nam. Do mắc nhiều bệnh, thường xuyên phải nằm viện và có thể trạng chỉ tương đương đứa trẻ mẫu giáo nên mỗi lần xuất hiện cùng nhau, NS Kim Tiểu Long thường phải bế con gái.

s- Ảnh 3.
s- Ảnh 4.

Trong suốt thời gian qua, con gái nuôi của NS Kim Tiểu Long bị bệnh tim và phải nằm điều trị ở bệnh viện

s- Ảnh 5.
s- Ảnh 6.

Dù đã ngoài 20 tuổi, Kim Tiểu Ly chỉ cao 75cm, nặng vỏn vẹn 8,8kg, thể trạng tương đương đứa trẻ 1 tuổi

NS Kim Tiểu Long từng chia sẻ trên mạng xã hội về con gái nuôi: “Một khi đã nhận làm con thì con nào tôi cũng yêu thương hết, không phân biệt là con nuôi hay con ruột. Bé Ly yếu ớt lắm, nên mình thương thì mình giúp, mình lo cho con. Còn ai muốn nói gì thì nói. Cha con tôi vẫn luôn yêu thương nhau”.

Ba tôi qua đời khi mẹ tôi còn rất trẻ. Năm đó mẹ chỉ mới vừa 28 tuổi, cái tuổi đẹp nhất của mỗi người đ::àn b:à. Thế mà cũng đã hơn 10 năm rồi, một ngày – mẹ đem hai cây nến ra thắp, hai cây nến nằm trong tấm vải bọc kín đã mười mấy năm trời vẫn như còn mới. Mẹ cắm hai cây nến lên bàn thờ, Nến cháy cạn đời nến là mẹ sẽ thành vợ chú Thuấn. Nhưng kỳ lạ chưa ….

0

Ba tôi qua đời khi mẹ tôi còn rất trẻ. Năm đó mẹ chỉ mới vừa 28 tuổi, cái tuổi đẹp nhất của mỗi người đàn bà, và cái tuổi ấy lại cần được yêu thương. Nhưng giữa lúc nồng ấm của tình yêu thì số phận đã bức lìa ba ra khỏi mẹ, hạnh phúc của hai người cũng chỉ trọn vẹn có ba năm.

Ngày ba qua đời, tôi chỉ mới vừa hai tuổi nên gần như không biết chuyện gì xảy ra. Chỉ nghe mẹ kể lại là tôi đã khóc thét lên vì mùi nhang đèn xông vào nhà quá nhiều. Tôi cũng chẳng nhớ ngày hôm ấy trời có mưa vùi không? Vì thường khi con người ta đau khổ tột độ, khiến cho đất trời đồng lòng, thường trút những cơn mưa lớn.

Sau này nghe kể lại – tôi biết lúc ấy mẹ tôi đã tuyệt vọng đến dường nào, nếu không có tôi, đứa con khờ dại cần phải có mẹ mới có thể lớn khôn, thì chắc mẹ không còn thiết tha sống trên trần gian này làm gì nữa.

Ba là một người đàn ông giỏi giang, vì thế dẫu rằng ba mất ở tuổi 35, nhưng ba đã kịp để lại cho mẹ một căn nhà nhỏ cho hai mẹ con có chỗ tá túc, một số vốn liếng cho mẹ làm kế sinh nhai.

Bởi – mẹ tôi là một cô bé mồ côi, được đưa vào trại mồ côi nuôi dưõng, rồi sau khi mẹ ra khỏi trại, đã tự bươn chải trong cuộc sống để vươn lên. Ba và mẹ gặp nhau khi ba đã là một người thành đạt, còn mẹ thì đang tấp tễnh vào đời. Mẹ đang làm việc ở một quầy bưu điện khu vực, với thời gian làm việc theo ca kíp. Một buổi trưa chủ nhật, tại quầy bưu điện đó, khi ba tới để chuyến thư nhanh, tình cờ gặp mẹ.

Cuộc sống không thể lý giải là tại sao hai con người ở hai phương trời xa lạ, chỉ trong giây phút gặp nhau là sau đó đã nặng nợ vợ chồng. Người xưa vẫn thường gọi đó là duyên số. Duyên số đã cho ba và mẹ gặp nhau, vì thế tôi mới có mặt trên trần gian này.

Ba mất, một mình mẹ nuôi tôi. Tôi lớn lên trong tình yêu của mẹ. Và những lúc rảnh rỗi, mẹ lại kể về ba. Kỷ niệm tình yêu của mẹ và ba dường như lúc nào cũng đầy ắp trong lồng ngực mẹ. Mẹ kể cho tôi nghe mỗi khi mẹ buồn, mỗi khi gió giông tạt về thành phố. Lúc đó mẹ luôn ôm chăt lấy tôi vào lòng, sau khi đóng tất cả các cánh cửa của ngôi nhà, bật tất cả các công tắc điện lên. Mẹ sợ gió giông. Và gió giông nhắc cho mẹ nhớ ba. Mẹ luôn nói : “ Ba con ở đâu đó với bạn bè, mưa gió là vội về, vì ba biết mẹ sợ mưa bão.” Hạnh phúc của mẹ và ba tràn đầy, không có một bóng thứ ba nào chen vào, nhưng đó lại là một hạnh phúc ngắn ngủi.

***

Đó là buổi sáng như thường lệ, ba chở mẹ đi làm. Ba rất thích đưa đón mẹ đi làm mỗi ngày. Ba nói đùa với mẹ ; “Không chở em anh sợ em quên lối về.” Mẹ cười hồn nhiên với ba như thể ba và mẹ đang ở tuổi mới lớn.

Hôm đó, khi ba chở mẹ vừa đi qua một con đường đang sửa chữa, có một chiếc xe đạp đi ngược chiều chen tới, ba vội lách thì từ phía sau có một chiếc ô tô chèn qua. Xe ngã, ba chỉ kịp ôm mẹ đẩy ra ngoài, còn ba thì bị đập vào chiếc ô tô. Đưa tới bệnh viện mấy tiếng sau thì ba mất.

Ba giành cái chết để nhường cho mẹ sự sống.

Mẹ tôi là một người đàn bà không đẹp, nhưng mẹ rất có sức hút với đàn ông.Vì thế mà những người đàn ông gặp mẹ đều thích buông lời trêu chọc. Nhất là từ ngày họ biết rằng mẹ đã trở thành goá phụ, một mình nuôi con nhỏ. Nhiều người đàn ông đều muốn giành cho mình một cơ hội, nhưng họ đều thất bại.

Ngay cả bà nội tôi cũng khuyên bảo mẹ nên kiếm một người đàn ông nào đó để nương dựa. Nội nói: “ Má biết con rất thương thằng Bích, nhưng nó vắn số, nó cũng chẳng trách gì con đâu. Riêng con Hòa con giao mẹ nuôi cũng được. Mà dẫu con có lấy chồng khác thì mẹ vẫn yêu thương con, vẫn coi con là dâu của mẹ.

” Lúc đó là mẹ ôm chặt tôi, như thể sợ bà nội tôi bức lìa tôi ra khỏi mẹ, rồi mẹ khóc”

Nội cũng bảo mẹ dắt tôi về nhà nội ở cho đỡ buồn, nhưng mẹ từ chối. Nội sợ rằng khi chỉ ở trong căn nhà tràn ngập bóng hình ba, mẹ sẽ luôn nhớ về ba, nội cũng muốn cho mẹ gặp một người đàn ông khác, và sống hạnh phúc.

Nhưng – mẹ vẫn muốn ở lại trong căn nhà mà mẹ đã từng hạnh phúc với ba, căn nhà từng có bước chân của ba, tiếng ho của ba….

Trong ngăn kéo của mẹ có hai cây nến màu trắng. Hai cây nến chỉ mới cháy tàn ngọn, được mẹ gói kỹ càng trong một tấm vải màu vàng.

Đó là hai cây nến đốt trên quan tài của ba khi đưa ba ra nghĩa trang. Sau khi chiếc quan tài đưa xuống huyệt, mẹ đã giữ lại hai cây nến đó, hai cây nến là một lời hứa với người đã mất. Đó là nếu mẹ lấy người đàn ông khác, mẹ phải thắp hai cây nến ấy trước bàn thờ ba, cho đến khi hai cây nến cháy hết. Lời hứa với người đã khuất vô cùng thiêng liêng.
Nhưng tôi chưa hề thấy mẹ đem hai cây nến ra thắp. Dẫu có bao nhiêu lần có bao nhiêu người đàn ông tới nhà. Dẫu có bao nhiêu lần có những bức thư tình gởi đến nhà.

***

Mười lăm năm trôi qua, tôi bắt đầu xa nhà, đi học. Mẹ ở lại một mình trong căn nhà. Tôi biết mẹ rất buồn. Cái buồn của tuổi 28 và tuổi 43 không biết có khác nhau chưa? Nhưng rồi mẹ viết thư cho tôi. Mẹ nói là mẹ không còn sợ gió giông nữa. Mẹ nhắc đến tên một người- đó là chú Thuấn.

“Chú Thuấn mới mua căn nhà sát nhà mình, chú cũng sống một mình. Có chú làm hàng xóm, mẹ đỡ lo. Chú gởi lời thăm con.”.

Cách để cho chú Thuấn gần tôi của mẹ thật khéo với câu nói : “Chú gởi lời thăm con”. Hoặc thỉnh thoảng khi mẹ vào thăm tôi, mẹ lại đưa cho tôi những món quà và bảo : “Chú Thuấn gởi cho con đó.” Tôi biết lòng mẹ đã gió giông.
Tôi đâu còn nhỏ để không đoán ra rằng trái tim mẹ đã bị lay động. Bởi đó là lần đầu tiên mẹ nhắc đến tên một người đàn ông khác. Cho đến khi hè về, tôi mới thực sự gặp được chú Thuấn.

Lâu lắm rồi tôi mới thấy mẹ vui. Bữa cơm có ba người dường như ngon hơn bữa cơm có hai người. Tôi quan sát người đàn ông mà tôi gọi là chú Thuấn đó. Một người đàn ông mạnh mẽ, có tiếng cười giòn tan, có đôi mắt sáng. Chỉ lần đầu tiên gặp, tôi đã thầm mừng cho mẹ. Tôi cám ơn trời đất dun dủi để có một người đàn ông ngoài ba tôi làm cho mẹ tôi vui.

Khi chú Thuấn ra về, tôi chui vào giường ngủ chung với mẹ : “ Mẹ à, con thấy chú Thuấn cũng được. Hay là mẹ lấy chú ấy đi.” Mẹ ôm chặt tôi vào lòng, nói chuyện khác: “Trời ơi, hôm nào ôm nó có tí xíu, bây giờ lớn ơi là lớn. Rồi nó lấy chồng nó bỏ mẹ nó một mình”. Tôi vùi trong lòng mẹ: “Con không lấy chồng đâu nếu mẹ không lấy chồng.” Mẹ ậm ừ: “Ngủ đi”. Tôi thầm thì: “Mẹ lấy chú Thuấn đi. Con không có ngăn cản đâu. “ Mẹ lay tôi nhẹ, như lay giấc ngủ bé thơ ; “Con ngoan, ngủ đi, con ngoan.”

***

Rồi một ngày – mẹ đem hai cây nến ra thắp, hai cây nến nằm trong tấm vải bọc kín đã mười mấy năm trời vẫn như còn mới. Mẹ cắm hai cây nến lên bàn thờ, khơi lại tim. Mẹ bật quẹt, đốt cho hai cây nến cháy. Tôi chăm chú nhìn mẹ đốt nến.

Mẹ đang cầu khấn điều gì trước ba, tôi nghe không rõ.
Hai cây nến cháy trong đêm thật huy hoàng. Nó reo rộn rã. Tôi và mẹ cùng nhìn ngọn nến cháy với hai tâm trạng khác nhau…

Nến cháy cạn đời nến là mẹ sẽ thành vợ chú Thuấn. Nhưng kỳ lạ chưa, mẹ bước tới bàn thờ, chụm miệng thổi tắt hai cây nến đang reo lửa, Mẹ kéo tôi: “Đi ngủ thôi con.”
Buổi sáng tôi dậy trễ, không có mẹ ở bên,bước ra khỏi phòng thì thấy mẹ đang đứng trước bàn thờ ba. Rất hiếm khi mẹ lại đứng trước bàn thờ ba lâu đến thế. Tôi chăm chú đứng sau lưng mẹ, nhìn….

Tôi bỗng giật mình khi nhìn lên bàn thờ, hai cây nến mẹ thổi tắt từ đêm qua đã tan hết tận cùng, bên dưới là một vùng nhựa sáp. Hai cây nến đã cháy cạn đời mình cho một nỗi buồn dai dẳng và cho hạnh phúc của mẹ.

Dường như ba tôi đã hiển linh đốt tiếp hai ngọn nến dùm cho mẹ, ba cố tình để hai cây nến kỷ niệm, gợi nhớ ấy cháy đến tận cùng, để cho người đàn bà mà ba thương yêu thong dong với cuộc sống mới. Ba không muốn mẹ cứ sống mãi mãi một mình – sống một mình với tuổi xuân đang tràn đầy là sự bất công với một người đàn bà.

Và … tôi cũng vậy, tôi cũng muốn mẹ phải được sống hạnh phúc như bao nhiêu người đàn bà khác. Tôi muốn mẹ có một người đàn ông yêu thương mẹ, người đàn ông lo cho mẹ khi trái gió trở trời. Tôi muốn mẹ không đơn lẻ trong cuộc đời này. Bởi mai sau này tôi sẽ lớn, tôi đâu thể ở mãi bên mẹ. Chắc chắn mẹ sẽ buồn khi ngày qua, mẹ phải sống một mình. Mà tuổi xuân của mẹ đã trôi qua, trôi qua…

Mẹ xoay lại nhìn tôi trong buổi sáng hôm ấy. Tôi thấy trên đôi mắt mẹ có những giọt lệ. Tôi tin chắc rằng hai ngọn nến khi đã cháy đến giây cuối cùng, chắc chắn chúng cũng reo vui – vì hạnh phúc.

HAI NGỌN NẾN
Tác giả : Khuê Việt Trường

Bài & ảnh sưu tầm

Sếp cũ qua đời, cả công ty làm ngơ không ai đến. Chỉ mình tôi vì tình nghĩa anh em bỏ phong bì 20 triệu rồi lái xe 100km đến tiễn anh lần cuối. 2 tuần sau tôi được thăng chức khiến cả cơ quan phải xì xào nhưng không ai dám phản đối

0

Tôi vẫn thường nghĩ, trên đời này có rất nhiều việc người đang làm, trời đang nhìn, có nhân quả báo ứng, tất cả đều do mình mà ra.

Trong chi nhánh con của tập đoàn nơi tôi đang làm việc, sếp Lâm ngồi ở ghế phó giám đốc suốt 15 năm, mãi đến lúc nghỉ hưu cũng không bỏ bớt được chữ “phó” trên bảng tên mình. Cũng may sếp Lâm nghĩ thoáng, không lên chức được thì thôi, cũng chẳng đi trách móc người khác làm gì, con người ông ấy làm việc rất tỉnh táo, đối xử với đồng nghiệp cũng rất chu đáo ân cần, thường xuyên giúp đỡ cấp dưới trong công việc, được mọi người trong công ty tin tưởng và kính trọng.

Chỉ là phó giám đốc nên có rất nhiều chuyện sếp Lâm không có quyền quyết định. Cấp dưới nhờ vả ông một số thứ, mặc cho sếp Lâm dùng hết sức mình, nhưng do không đủ quyền quyết định nên chuyện chẳng đi đến đâu. Người thông minh đều hiểu rõ, công ty này chỉ là chi nhánh nhỏ, tài nguyên có hạn, chuyện tốt chuyện hay gì đều nằm trong tay giám đốc, làm gì có chuyện sang tay cho sếp Lâm chứ?

Có vài người đồng nghiệp biết sếp Lâm tốt bụng, cũng đã cố gắng hết sức giúp đỡ họ nên dù không có kết quả gì, họ cũng vẫn cảm ơn ông; nhưng cũng có kẻ vô ơn, lúc nhờ vả thì ân cần, đến lúc thấy không được việc thì lại quay sang oán trách sếp Lâm. Sếp Lâm cũng biết tỏng nhưng cũng chỉ cười cho qua chuyện chứ không buồn để ý.

 

Trước khi về hưu, sếp Lâm nắm giữ thật chắc vị trí mình đang làm, ông cho rằng chỉ cần làm cho thật nghiêm chỉnh nhiệm vụ cuối cùng này, xử lý xong thủ tục nghỉ hưu là sẽ lặng lẽ rời công ty quay về nhà, không làm kinh động đến bất cứ ai. Dù sao thì thương trường như chiến trường, rất nhanh sẽ bị người ta quên lãng.

Sếp Lâm nghỉ hưu xong thì về quê dưỡng già, bầu bạn bên cạnh mẹ mình, không quay trở lại công ty thêm một lần nào nữa. Chớp mắt một cái đã 5, 6 năm trôi qua, đồng nghiệp trong công ty gần như quên mất sếp Lâm rồi, mãi cho đến khi nhận được tin sếp Lâm qua đời, nhiều người còn phải nghĩ lại xem trông sếp Lâm như thế nào.

Trong 5, 6 năm sếp Lâm về hưu, công ty tôi đã 3 lần thay người vào ghế giám đốc, đều là người ở trên tập đoàn điều xuống hoặc là trao đổi từ bên chi nhánh khác sang, không ai có quen biết gì với sếp Lâm cả. Vì thế, ban lãnh đạo chỉ phát một cáo phó đơn giản trong nhóm chat của công ty, nhưng cũng chẳng ai buồn để ý. Thói đời lạnh lẽo, mọi người đành thở dài cho qua chuyện. Theo lý mà nói, công ty nên cử người đến viếng đám tang của sếp Lâm, thế nhưng tang lễ lại cử hành ở quê nhà cách công ty cả trăm cây số, đi cũng chẳng được lợi lộc gì, thế nên chẳng ai chịu đi.

 

Sếp cũ qua đời, cả cơ quan chỉ mình tôi đến viếng, ngẫm thấy lòng người lạnh lẽo bạc bẽo, nhưng nửa năm sau, tôi bỗng dưng được thăng chức nhờ ơn người đã mất- Ảnh 1.

 

Ảnh minh họa

Thấy vậy, tôi hẹn vài người đồng nghiệp cùng đi viếng, nhưng chẳng có ai hưởng ứng, viện đủ mọi lý do để thoái thác. Trong phút chốc, tôi chợt cảm nhận được tình người ấm lạnh, thói đời bạc bẽo, trong lòng tôi cũng lạnh đi.

Thực ra, mấy người chúng tôi là do sếp Lâm dạy bảo hướng dẫn. Mấy người đồng nghiệp của tôi phải nói là nhờ có sếp Lâm mới được đổi vận, còn tôi thì ngược lại, tôi nhận được ít sự giúp đỡ từ sếp Lâm nhất. Vậy mà bây giờ, lại chỉ có mình tôi muốn đến tiễn sếp Lâm đi chặng đường cuối cùng.

Tuy tôi với sếp Lâm không có ơn huệ gì quá lớn lao, thế nhưng trong quá trình làm việc, sếp Lâm giúp đỡ, chỉ bảo tôi không ít. Có một lần, công ty cử người đi tham gia một khóa đào tạo khá quan trọng, danh sách bộ phận nhân sự đưa lên lại không có tên tôi. Tôi hụt hẫng vô cùng, sếp Lâm thấy vậy liền đi tìm trưởng phòng nhân sự, thêm tên tôi vào trong danh sách. Nhận ơn một giọt, trả ơn một dòng, tôi mặc kệ đám đồng nghiệp vô tình, tự mình đi xe mấy trăm cây số đến nhà sếp Lâm viếng đám tang.

Người nhà sếp Lâm chuẩn bị mai táng cho sếp ở quê nhà, do ở đây cách thành phố khá xa, thế nên người đến viếng rất ít, công ty chỉ có mình tôi đến. Con trai sếp Lâm tên là Học, làm việc ở ngoại tỉnh, thế nên không hề quen biết tôi. Tôi giới thiệu xong, con trai sếp có chút kinh ngạc, nắm chặt lấy tay tôi, hết lời cảm ơn tôi có tình có nghĩa, hẳn là sếp Lâm ở dưới suối vàng thấy vậy cũng sẽ rất vui.

Lúc tôi đi còn gửi tiền phúng viếng cho vợ sếp Lâm cầm, con trai ông ấy từ chối mãi cũng chỉ đành gật đầu ra hiệu cho mẹ nhận lấy, còn gói cho tôi cả nửa xe đồ đặc sản các loại, tôi vừa liếc mắt một cái là biết chỗ đó giá trị gấp mấy lần phong bì phúng viếng của tôi, quả đúng là một gia đình có lễ nghĩa gia giáo, biết cách đối nhân xử thế. Trên đường quay về, trái tim tôi cảm thấy rất nhẹ nhõm, giống như đã báo được một mối ân tình lớn vậy.

Chớp mắt một cái đã nửa năm trôi qua, tôi cũng không còn liên lạc gì với người nhà sếp Lâm. Không lâu sau đó, công ty tôi bỗng nhiên bàn tán về con trai của sếp Lâm, lúc đó tôi mới biết con trai ông ấy chuyển đi chuyển lại, từ ngoại tỉnh trao đổi công tác về làm lãnh đạo ở tổng bộ, nghe nói tháng sau sẽ đến công ty tôi điều tra nghiên cứu. Từ chuyện này có thể thấy cả gia đình sếp Lâm đều rất khiêm tốn. Sếp Học hóa ra cũng là giám đốc một công ty con của tổng bộ. Thế mà hai cha con không hề rêu rao mối quan hệ, cũng không thông báo cho bất kỳ ai trong công ty biết.

Sếp Học trong ấn tượng của tôi cũng là người trầm ổn không khoe mẽ. Sếp Học hạ cố đến chi nhánh nhỏ như công ty tôi, ban lãnh đạo ai nấy đều rất vinh hạnh và hồi hộp, nghe nói sếp Học làm việc rất chắc chắn, không có một kẽ hở nào, cả công ty bận rộn chuẩn bị trước công việc mất hai tuần.

Sau khi kết thúc công tác nghiên cứu, sếp Học tổ chức cuộc họp với ban lãnh đạo công ty, tôi làm thư ký phụ trách ghi biên bản cuộc họp. Đang ghi chép thì đột nhiên sếp Học bảo tôi đến xe của sếp lấy cho sếp cuốn sổ. Tôi ngơ ra, cả các sếp của tôi cũng ngơ ra không hiểu chuyện gì. Tôi vội chạy xuống hỏi tài xế xe của sếp Học xem cuốn sổ sếp để đâu, tài xế cũng ngơ ngác rồi đưa tôi một cuốn sổ trắng tinh, tôi lại lo lắng cầm sổ chạy lên đưa cho sếp Học.

Sếp Học rời đi được ba hôm, chi nhánh tôi đề bạt lãnh đạo mới. Tôi cũng chẳng có hy vọng gì vào lần này, ấy vậy nhưng niềm vui lại bất ngờ đến, tôi được thăng chức! Sếp ở công ty hỏi tôi với sếp Học có quan hệ gì không, tôi chợt ngộ ra tất cả mọi chuyện, thế nhưng tôi chỉ cười mà không nói gì, cũng không để lại bất cứ điểm yếu nào hết.

Sếp Học quả là cao tay, làm người thì có tình có nghĩa, làm việc thì không chút sơ hở. Tôi vẫn thường nghĩ, trên đời này có rất nhiều việc người đang làm, trời đang nhìn, có nhân quả báo ứng, tất cả đều do mình mà ra. Làm gì cũng thế, có những lúc không thể cứ nhìn chằm chằm vào lợi ích được. Có câu “Có lòng trồng hoa hoa chẳng nở, vô tình cắm liễu liễu lại xanh”, có những thứ chỉ có thể may mắn gặp chứ không cầu được. Cho nên, làm được việc tốt gì thì hãy làm, đừng quan tâm lợi lộc quá mức.

Giá vàng SJC, giá vàng nhẫn hôm nay ngày 19/11

0

Giá vàng thế giới hồi phục đáng kể và vượt mốc 2.600 USD/ounce. Theo đó, giá vàng trong nước hôm nay 19/11 cũng đồng loạt tăng mạnh.

Cập nhật trưa 19/11, giá vàng tiếp tục tăng mạnh. Công ty SJC tăng giá vàng miếng thêm 300 nghìn đồng/lượng lên 82-85 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn tăng 300 nghìn đồng/lượng lên 81,8-84,0 triệu đồng/lượng.

Bảo Tín Minh Châu nâng giá vàng nhẫn lên 83,48-84,48 triệu đồng/lượng. PNJ niêm yết 83,2-84,5 triệu đồng/lượng. DOJI nâng lên 83,7-84,7 triệu đồng/lượng, tăng tới 1 triệu đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Giá vàng SJC, giá vàng nhẫn hôm nay ngày 19/11- Ảnh 1.

————————

Sáng 19/11, giá vàng SJC được niêm yết ở mức 81,7-84,7 triệu đồng/lượng, tăng 700 nghìn đồng/lượng so với hôm qua.

Giá vàng nhẫn hôm nay cũng đồng loạt tăng, mức tăng khoảng triệu đồng/lượng. Cụ thể tại Công ty SJC, giá vàng nhẫn được niêm yết 81,5-83,7 triệu đồng/lượng, tăng 500 nghìn đồng/lượng chiều mua và 300 nghìn đồng/lượng chiều bán. Bảo Tín Minh Châu cũng điều chỉnh lên 82,48-83,88 triệu đồng/lượng. Trong khi DOJI và PNJ lần lượt niêm yết 82,7-83,7 triệu đồng/lượng và 82,4-83,7 triệu đồng/lượng.

Giá vàng SJC, giá vàng nhẫn hôm nay ngày 19/11- Ảnh 2.

Trên thị trường quốc tế, giá vàng tối ngày 18/11 tăng vọt và vượt mốc 2.600 USD/ounce. Đến 9h00 sáng 19/11, giá vàng giao ngay đứng ở mức 2.618 USD/ounce. Quy đổi theo tỷ giá VND/USD hiện hành, giá vàng thế giới hiện tương đương với khoảng 81 triệu đồng/lượng, chưa bao gồm thuế, phí.

Kim loại quý màu vàng hồi phục khi đồng USD suy yếu. Chỉ số DXY đo lường sức mạnh đồng bạc xanh giảm xuống 106,21 điểm. Tuy nhiên, lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ vẫn tiếp tục gia tăng, khiến nhiều chuyên gia cho rằng sẽ hạn chế đà tăng của vàng.

Theo nhà phân tích James Hyerczyk tại FX Empire cho biết, đợt phục hồi của vàng diễn ra khi đồng USD tạm chững lại dưới mức cao nhất trong một năm gần đây, khiến vàng trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư không sử dụng đồng USD.

Hyerczyk nhấn mạnh rằng mốc kháng cự 2.604,39 là “một ngưỡng kỹ thuật quan trọng” mà các nhà giao dịch đang theo dõi sát sao. “Nếu vượt qua ngưỡng này một cách bền vững, giá có thể tăng mạnh, hướng tới đường trung bình động 50 ngày ở mức 2.653,63 và vùng thoái lui từ 2.663,51 đến 2.693,40,” ông nhận định. Tuy nhiên, Hyerczyk cảnh báo rằng nếu xuất hiện lực bán mới tại các mức cao hơn, điều này có thể cho thấy áp lực giảm giá vàng vẫn còn tiếp diễn.

Ngược lại, ông cho biết việc giá vàng giảm dưới mức 2.536,85 sẽ báo hiệu sự yếu kém và tiềm năng giảm sâu hơn về đường trung bình động 200 ngày ở mức 2.403,46. Ông cũng bổ sung rằng các nhà giao dịch sẽ theo dõi chặt chẽ các bình luận từ các quan chức Fed trong tuần này để có cái nhìn rõ ràng hơn về chính sách tiền tệ. “Các dữ liệu kinh tế Mỹ sắp tới, như báo cáo về nhà ở và sản xuất, cũng sẽ ảnh hưởng đến hướng đi của giá vàng,” ông cho biết.

Lan Anh

Nhịp sống thị trường

Giá vàng trưa 19/11 đồng loạt tăng rất mạnh, đầu 9 thẳng tiến

0

Giá vàng thế giới tăng sát mốc 2.600 USD/ounce kéo giá vàng nhẫn 99,99 tối 18-11 tiếp tục tăng, còn giá vàng miếng SJC duy trì ở mức cao

Ngày 18/11/2024, báo Người lao động đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Giá vàng tăng vọt, Ngân hàng Nhà nước thông báo giá bán vàng miếng SJC”. Nội dung cụ thể như sau:

Tối 18-11, giá vàng trên thị trường quốc tế lên mức 2.595 USD/ounce – tăng thêm 5 USD/ounce so với phiên sáng và tăng tổng cộng 30 USD so với phiên trước. Đây là mức tăng rất mạnh của giá vàng thế giới sau đợt điều chỉnh cuối tuần qua.

Giá kim loại quý trên sàn quốc tế tăng thúc đẩy giá vàng trong nước đi lên. Công ty SJC niêm yết giá vàng miếng SJC mua vào 81 triệu đồng/lượng, bán ra 84 triệu đồng/lượng – ổn định so với buổi sáng sau khi tăng nửa triệu đồng/lượng so với hôm qua.

Đáng chú ý, Công ty Mi Hồng nâng giá mua vào vàng miếng SJC lên 82,5 triệu đồng/lượng, bán ra bằng với Công ty SJC là 84 triệu đồng/lượng.

Trong khi đó, giá vàng nhẫn tiếp tục tăng. Công ty SJC giao dịch vàng nhẫn 99,99 mua vào 80,9 triệu đồng/lượng, bán ra 83,1 triệu đồng/lượng – tăng thêm 100.000 đồng so với buổi sáng. Chỉ trong 1 ngày, giá vàng nhẫn đã tăng tới gần 1 triệu đồng/lượng.

Công ty PNJ bán ra vàng nhẫn trơn cao hơn, với 83,2 triệu đồng/lượng, trong khi Tập đoàn DOJI đẩy giá vàng nhẫn bán ra lên tới 83,7 triệu đồng/lượng.

Một diễn biến đáng chú ý trên thị trường vàng hôm nay là sau gần 1 tháng không thông báo, Ngân hàng Nhà nước ngày 18-11 đã thông báo giá bán vàng miếng SJC cho các đơn vị .

Theo Ngân hàng Nhà nước, căn cứ phương án bán vàng miếng trực tiếp cho 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và Công ty SJC đã được phê duyệt, cơ quan này thông báo giá bán ngày 18-11 là 83,5 triệu đồng/ lượng.

Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết sẽ tiếp tục thực hiện lộ trình thu hẹp và kiểm soát chênh lệch giữa giá bán vàng miếng SJC trong nước với giá vàng thế giới ở mức phù hợp.

Hiện giá vàng thế giới quy đổi theo tỉ giá niêm yết vào khoảng 79,8 triệu đồng/lượng.

Tiếp đó, báo điện tử VTV đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Ngân hàng Nhà nước thông báo bán vàng miếng giá 83,5 triệu đồng/lượng”. Nội dung cụ thể như sau:

Sau gần 1 tháng không thông báo, hôm nay (18/11), Ngân hàng Nhà nước lại thông báo giá bán vàng miếng SJC cho các đơn vị.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước cho biết, căn cứ phương án bán vàng miếng trực tiếp cho 4 ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước và Công ty TNHH MTV Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) đã được phê duyệt, Ngân hàng Nhà nước thông báo giá bán vàng miếng trực tiếp ngày 18/11 là 83,5 triệu đồng/ lượng.

Cơ quan này cũng cho biết sẽ tiếp tục thực hiện lộ trình thu hẹp và kiểm soát chênh lệch giữa giá bán vàng miếng SJC trong nước và giá thế giới ở mức phù hợp.

Như vậy kể từ ngày 22/10, cách đây gần 1 tháng, hôm nay Ngân hàng Nhà nước mới có thông báo về giá bán vàng miếng SJC trực tiếp cho nhóm Big4 và Công ty SJC để các đơn vị này bán vàng cho người dân nhằm bình ổn thị trường vàng.

Mới đây, trả lời câu hỏi chất vấn trên diễn đàn Quốc hội về thị trường vàng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã can thiệp, ổn định thị trường vàng với mục tiêu là giảm chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế, phòng tránh các hiện tượng nhập lậu vàng.

Hiện nay, giá vàng vẫn tăng giảm chưa thật sự ổn định do yếu tố khách quan từ tình hình kinh tế thế giới. Giá vàng còn phụ thuộc nhiều vào các biến số từ thị trường tài chính thế giới, lãi suất, tỷ giá, giá dầu… Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến thị trường, căn cứ vào mục tiêu, chính sách tiền tệ trong thời gian tới để xem xét giải pháp can thiệp.

Về giải pháp căn cơ, Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các bộ, ngành đánh giá tổng kết Nghị định số 24, tham mưu, đề xuất với Chính phủ về các giải pháp giải quyết vấn đề, tồn tại, hạn chế trong thời gian qua. Về lâu dài, quan điểm chung của Ngân hàng Nhà nước là chống vàng hóa, thực hiện các giải pháp để vàng không phải là mặt hàng hấp dẫn để đầu cơ.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, để chống vàng hóa và đô la hóa, không khuyến khích người dân nắm giữ vàng. Vàng nếu được chuyển hóa sang VND sẽ có cơ hội đầu tư, kinh doanh, hoặc gửi tiền vào ngân hàng để cho vay sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư vào lĩnh vực khác phục vụ sản xuất, kinh doanh.

Vì vậy, tinh thần Ngân hàng Nhà nước là không khuyến khích người dân trữ vàng, đặc biệt là vàng miếng, bởi vàng miếng có giá trị cao, nên Nhà nước có chính sách độc quyền để xuất nhập khẩu vàng miếng và quản lý chặt chẽ hoạt động mua bán, kinh doanh vàng miếng.

Tôi chẳng còn mặt mũi nào để quay về nhìn vợ con. Trước đây, tôi là người đàn ông có địa vị, vợ đẹp, con khôn. Chúng tôi lấy nhau khi cả hai chưa có gì trong tay. Thời điểm tôi khởi nghiệp là lúc khó khăn nhất. Qua thời điểm khó khăn cũng là lúc chúng tôi hái quả ngọt. Vợ tôi lui về chăm sóc con cái, còn tôi thì điều hành công ty. Có lẽ mọi người cũng hiểu, đàn ông khi đã có mọi thứ trong tay thì hay s:a ng::ã. Ngay ngày hôm sau, tôi xách vali đi khỏi nhà sống chung với ngư:ời tì:nh, chỉ để lại cho vợ 50 triệu… Để rồi …

0

Lúc này, người tình của tôi mới tháo mặt nạ. Cô ta đuổi tôi ra khỏi nhà, vài ngày sau đã dẫn về người đàn ông khác. Bản thân tôi về nhà nhưng không được vợ chấp nhận, đành về nhà bố mẹ đẻ để ở tạm.

Tôi chẳng còn mặt mũi nào để quay về nhìn vợ con. Trước đây, tôi là người đàn ông có địa vị, vợ đẹp, con khôn. Chúng tôi lấy nhau khi cả hai chưa có gì trong tay. Thời điểm tôi khởi nghiệp là lúc khó khăn nhất. Khi ấy, chúng tôi vay mượn mọi nơi có thể. Có nhiều hôm người ta không có vay, vợ tôi còn van xin họ giúp đỡ để giữ được công ty.

Qua thời điểm khó khăn cũng là lúc chúng tôi hái quả ngọt. Vợ tôi lui về chăm sóc con cái, còn tôi thì điều hành công ty. Có lẽ mọi người cũng hiểu, đàn ông khi đã có mọi thứ trong tay thì hay sa ngã. Bản thân tôi cũng không thể cưỡng nổi những cám dỗ ấy.

Tôi đã qua lại với một cô gái ít hơn mình 8 tuổi. Thấy cô ta toát lên sự trẻ trung, mới mẻ, tôi lại so sánh với vợ mình. Lúc đầu, tôi chu cấp tiền cho người tình. Sau này khi vợ phát hiện, cô ấy yêu cầu tôi quay trở về với gia đình, nhưng tôi lại không chấp nhận. Ngay ngày hôm sau, tôi xách vali đi khỏi nhà sống chung với người tình, chỉ để lại cho vợ 50 triệu

Ôm tiền đến ăn nằm với bồ, nửa năm sau chồng 'rách rưới' trở về để rồi ê mặt khi con trai cũng tưởng mình là ăn  - Ảnh 1

Bản thân tôi về nhà nhưng không được vợ chấp nhận, đành về nhà bố mẹ đẻ để ở tạm. Ảnh minh họa: Internet
2 tháng khi ở bên người tình, tôi như đắm chìm vào tình yêu với cô ta, các dự án cô ta mang về, tôi đều ký kết vì tin tưởng đó là người quen. Không ngờ một thời gian sau, công ty của tôi lao dốc trầm trọng, vốn hết không còn một đồng. Cuối cùng, không đủ tiền trả lương cho nhân viên, tôi phải tuyên bố phá sản.

Lúc này, người tình của tôi mới tháo mặt nạ. Cô ta đuổi tôi ra khỏi nhà, vài ngày sau đã dẫn về người đàn ông khác. Bản thân tôi về nhà nhưng không được vợ chấp nhận, đành về nhà bố mẹ đẻ để ở tạm.

Lâu nay tôi có đi tìm việc nhưng chưa tìm được chỗ nào ưng ý. Người ta yêu cầu cao, lương lại thấp. Cách đây 2 tháng, tôi có gặp lại cậu bạn cũ, cả hai rủ nhau làm thầu xây dựng. Ở công trường cả ngày nên người tôi bụi bặm lắm. Hôm qua nghe tin con trai về thăm ông bà nội, tôi tranh thủ về nhà sớm, chiếc quần bị rách còn không kịp thay. Thấy tôi lem luốc, quần áo tả tơi, con trai còn tưởng tôi là ăn xin. Còn vợ tôi thì đứng lên kéo con ra về. Tôi biết mình đã làm chuyện sai trái, đáng bị quả báo, nhưng cứ thế này mãi thì khổ tôi quá. Mọi người cho tôi xin lời khuyên với, tôi nên làm gì để vợ tha thứ đây?