Lạc rang là món ăn quen thuộc đặc biệt khi cần nhâm nhi và khi trời trở lạnh. Nhưng nhiều người rang thì lạc có giòn nhưng không đủ xốp và vỏ hay có lốm đốm cháy đen
Món lạc rang chay (tức rang không cho thêm gia vị gì) và lạc rang xóc muối là những món phổ biến, vừa để nhâm nhi, để ăn vặt. Tiêu chuẩn để món lạc rang ngon là phải giòn và có độ xốp, vỏ bên trong lạc chín thơm không ướt dầu, bên ngoài vỏ chuyển màu đậm nhưng không có đoạn cháy. Lạc rang ngon là phải để được lâu không bị hôi dầu.
Nhiều người thường rang lạc theo cách mua lạc khô về thả ngay vào chảo và đảo đều cho tới khi lạc chín. Cách này cũng giúp lạc giòn nhưng không xốp và dễ bị cháy vỏ. Để rang lạc ngon (dù là lạc rang chay hay rang có dầu mỡ xóc muối) thì đều lưu ý hai thứ quan trọng sau: Ngâm trước khi rang và vẩy rượu khi đã chín.
Cụ thể cách ngâm và rang lạc như sau
Bước 1ngâm rửa lạc: Lạc khô ngoài chợ có thể có nguy cơ bị bụi bẩn và cả chất bảo quản. Do đó khi mua về nên rửa qua và ngâm tầm 10 phút cho lạc ngấm nước, nhưng không quá lâu vì lâu sẽ làm bong mất lớp vỏ của lạc. Việc ngâm để hạt lạc hút nước vào bên trong. Thao tác ngâm này giúp cho lạc chín đều và xốp bên trong. Không ngâm hạt vẫn chín giòn nhưng cứng không đủ độ xốp. Các loại hạt phơi khô chúng thường bị “chẽn” nên khi không ngâm mà rang thì hạt sẽ không xốp bằng việc ngâm với nước.
Vớt lạc ra và thấm cho khô ráo nước.
Bước ngâm là bước rất nhiều người thiếu khi rang lạc.
Bước 2 rang lạc: Đặt chảo lên bếp, thêm lạc đã ngâm vào và bắt đầu rang đến khi nước rút hết, lạc bắt đầu căng ra, chuyển màu vỏ đậm hơn. Luôn luôn đảo đều tay để lạc không bị cháy và để cho nhiệt bắt đều trong lạc. Bước ngâm chính là bước giúp cho nhiệt độ giúp lạc chín đều, không bị cháy bên ngoài. Khi rang chú ý không để lửa quá to sẽ dễ làm cháy xém lớp vỏ bên ngoài mà bên trong lại chưa chín. Lạc cần rang lửa nhỏ để chín đều từ từ từ vào bên trong.
Bước 3: Khi lạc ráo nước thì cho dầu ăn vào, đảo đều nhanh tay. Khi lạc bắt đầu chuyển sang màu đậm hơn thì đảo nhẹ để lạc giòn và chín đều. Nhiều người có sai lầm là đun nóng dầu rồi cho lạc, điều đó sẽ dễ khiến vỏ lạc bị cháy.
Bước 4: Tưới rượu trắng vào chảo lạc khi lạc còn nóng. Rượu bay hơi hết, lạc chỉ còn hơi nóng thì cho thêm chút muối bột canh đảo đều. Tránh đảo muối vào lúc quá nóng, muối sẽ bị tan ra không bám vào hạt lạc. Sau đó xóc đều để nguội và cất trong lọ.
Rượu trắng có công dụng giúp cho lạc lâu bị xuống dầu và tránh vi khuẩn nên giữ được độ giòn thơm lâu hơn.
Xưa trong thời kỳ kháng chiến, rau tau bay thường được bộ đội ta dùng làm thực phẩm “cứu đói”, thay cho rau xanh.
Rau tàu bay loài thực vật thân thảo, có hoa trong họ cúc, mọc hoang dại ở những nơi thoáng mát, đất ẩm ướt ven các bờ rừng. Chúng có lá mỏng, bản lá to, hình trứng dài, mép lá có răng cưa to hoặc có khía, mùi thơm nhẹ đặc trưng; rễ có màu trắng hoặc nâu; hoa lưỡng tính, tự hình đầu, hợp thành ngù, mỗi ngù khoảng 1-3 bông. Khi chưa nở, đầu nụ có màu đỏ nâu và nhạt dần thành màu đỏ, hồng nhạt. Hoa nở thành chùm tỏa đều ra xung quanh, lông mịn mềm.
Mùa hoa nở vào tháng 9 đến tháng 2, ra quả từ tháng 10 đến tháng 3. Các đầu nhụy hoa lúc khô biến thành các túm bông nhẹ, bay theo gió và đem theo nhụy, hạt đến nơi khác sinh sôi và phát triển.
Mùa hoa nở vào tháng 9 đến tháng 2, ra quả từ tháng 10 đến tháng 3.
Rau tàu bay phát triển ở vùng có khí hậu nhiệt đới như châu Á, châu Phi và một số đảo ở Địa Trung Hải. Tại Việt Nam, loại rau này có nhiều ở miền núi…
Xưa trong thời kỳ kháng chiến, rau tau bay thường được bộ đội ta dùng làm thực phẩm “cứu đói”, thay cho rau xanh. Ngày nay khi diện tích đất rừng bị thu hẹp, các loại rau thông thường lạm dụng quá nhiều chất bảo vệ thực vật thì rau tàu bay lại lên ngôi và trở thành món rau sạch, an toàn cho các gia đình.
Xưa trong thời kỳ kháng chiến, rau tau bay thường được bộ đội ta dùng làm thực phẩm “cứu đói”.
Đọt non của rau được người dân thu hái, chế biến các món như ăn sống, muối chua, xào tỏi, nấu canh, làm gỏi,… Trong đó đọt tàu bay luộc là ấn tượng và ngon hơn cả.
Rau tàu bay hái đọt non, rửa sạch, để ráo nước, đun nước sôi, nêm muối, bột ngọt hoặc có thể cho thêm chút gừng băm nhỏ để nước có vị thơm của gừng. Thả rau tàu bay đã rửa sạch vào xoong nước sôi khoảng 30 giây đến 1 phút, vớt rau ra đĩa ngay.
Rau tàu bay luộc vị hơi đắng, có mùi thơm đặc trưng, rất hợp khi chấm cùng nước mắm gừng, ớt cay cay… Có thể nói chúng là món ăn dân dã, chẳng cao sang nhưng lại rất sạch.
Cũng như các loại rau xanh khác, rau tàu bay cung cấp các loại vitamin nói chung và vitamin A, C là những vitamin chống ôxy hóa, khử gốc tự do. Rau tàu bay có nhiều xơ gây nhuận tràng và giảm hấp thu chất béo, làm thức ăn kiêng cho người béo phì.
Một số vùng dân cư người ta quen dùng rau tàu bay phòng chống côn trùng, rắn rết cắn, bằng cách giã nhuyễn xoa đắp lên chỗ bị tổn thương.
Có người khoái mùi vị đặc trưng của rau tàu bay. Nhưng có ý kiến cho rằng ăn nhiều và thường xuyên rau tàu bay sẽ bị thiếu máu. Để khắc phục tình trạng đó thì cần làm toan hóa rau tàu bay bằng cách phối hợp chấm nước mắm chanh hoặc làm rau trộn có chanh hoặc giấm để tăng hấp thu sắt tạo huyết sắc tố. Cũng có ý kiến dùng kéo dài rau tàu bay có thể bị sỏi thận. Do đó nên ăn thay đổi những món rau rừng khác. Tuy nhiên, những ý kiến này chưa được khoa học kiểm chứng.
Dưới đây là cách xử lý vấn đề tường nhà mốc lở, bong tróc mùa nồm ẩm.
Sau những ngày mưa phùn hay thời tiết ẩm nồm kéo dài, một số gia đình gặp phải trường hợp tường nhà bị mốc lở, bong tróc. Nó có thể là bề mặt tường bị nổi cục hoặc phồng rộp, xuất hiện những vết mốc thâm đen, hay từng mảng sơn bong ra khỏi tường hay trần nhà.
Điều này vừa gây bất tiện trong sinh hoạt, làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của ngôi nhà và còn đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Nếu vết tróc sơn đó không được xử lý kịp thời thì lâu ngày, tường dễ bị thấm nước, chất lượng công trình nhà ở xuống cấp.
Nguyên nhân khiến tường nhà bong tróc, mốc ẩm
Theo một số công ty, đơn vị thi công nhà ở, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tường nhà bị bong tróc trong quá trình sử dụng.
Nguyên nhân đầu tiên và phổ biến nhất chính là do nhiệt độ, độ ẩm trong môi trường, kết hợp với việc ngôi nhà không được xử lí chống thấm tốt ngay từ ngày đầu thi công.
Việt Nam với đặc điểm là thời tiết nhiệt đới ẩm gió mùa, độ ẩm trung bình thường xuyên >70%. Chính vì thế, không khí ẩm lâu ngày kết hợp với mùa mưa kéo dài, dẫn đến các công trình nhà ở không tránh khỏi bị thấm ẩm, thấm nước, đặc biệt với những ngôi nhà không được xử lí chống thấm tốt từ đầu.
Tiếp đến, cũng có thể do chọn loại sơn tường kém chất lượng, dẫn đến lâu ngày, nước sơn không còn được bền đẹp như ban đầu mà dẫn đến bong tróc. Hoặc do lúc thi công, người thợ không thực hiện đúng kỹ thuật pha trộn hỗn hợp, dẫn đến mất cân bằng tỉ lệ, ảnh hưởng đến chất lượng của cả mảng tường được sơn.
Một số nguyên nhân khác cũng được chỉ ra như:
– Thợ thi công tiến hành sơn tường vào thời điểm bề mặt bê tông còn tươi, độ kiềm cao, tường chưa khô hoàn toàn.
– Không sơn đủ 2 mặt trong và ngoài của tường, chỉ sơn 1 mặt.
– Có những tác động bởi lực từ bên ngoài như cạy, sử dụng chất có độ dính treo đồ, va chạm với các vật cứng,..
Cách xử lý tường bị nấm mốc
Sử dụng phương pháp chải khô
Mùa nồm ẩm, nhiều nhà gặp tình trạng tường bị nấm mốc. Khi đó, bạn có thể dùng bàn chải khô chải sạch các vết mốc trước. Bạn hãy dùng khăn mềm nhúng cồn để lau tường, giúp ngăn chặn nấm mốc phát triển. Tuy nhiên lưu ý cách này sẽ có hiệu quả nếu vết mốc mới xuất hiện và diện tích tường bị mốc không quá lớn.
Dùng thuốc tẩy
Nếu tường nhà bị nấm mốc, bạn có thể pha thuốc tẩy với nước theo tỷ lệ 1:99 và đổ vào bình xịt. Xịt dung dịch lên tường và để một lúc cho thuốc tẩy hoạt động, làm mờ các vết mốc trên tường. Sau đó, bạn có thể dùng bàn chải chà nhẹ vào vết mốc và lấy khăn lau sạch.
Nếu tường bị mốc nặng, bạn có thể pha dung dịch thuốc tẩy đậm đặc hơn, với tỷ lệ thuốc tẩy với nước là 1:20.
Phương pháp này phù hợp với những vết mốc xuất hiện chưa lâu. Với tường bị mốc nặng, bạn vẫn cần những bước xử lý chuyên nghiệp hơn như dùng giấy nhám đánh nhẵn tường, quét một lớp sơn lót chống thấm rồi quét sơn phủ.
Cách xử lý tường bị bong tróc, phồng rộp
Loại bỏ phần bong tróc, cạo sạch lớp bột trét là bước đầu tiên cần làm để xử lý tường bị bong tróc, phồng rộp. Sau đó, làm nhẵn, đánh bóng mảng tường vừa cạo bằng giấy nhám. Cuối cùng sơn một lớp sơn lót và sơn phủ.
Nếu vết bong tróc có diện tích lớn, sau khi cạo hết, nên chờ cho tường khô rồi mới tiếp tục các bước xử lý. Trong quá trình xử lý, chú ý quét lớp sơn chống thấm vào chân tường và trát lại những vết nứt trên tường.
Nên tránh sơn lại tường vào mùa mưa.
Ngoài ra bạn có thể sử dụng giấy dán tường, xốp dán tường. Đây là biện pháp tạm thời đối với những gia đình chưa có điều kiện giải quyết vấn đề ẩm mốc ngay.
Bạn có thể mua về những miếng nhựa PVC, hoặc những miếng xốp dán tường trang trí, che phủ lên phần bong tróc kém thẩm mỹ.
Cách này tiết kiệm chi phí, thời gian xử lý nhanh nhưng đây chỉ là biện pháp giải quyết vấn đề thẩm mỹ chứ không giải quyết được gốc rễ nấm mốc.
Phương pháp chống ẩm trong nhà
Đóng cửa vào mùa nồm
Khi thời tiết nồm ẩm, bạn nên đóng các cửa ra vào và cửa sổ để tránh trường hợp nhà bị “đổ mồ hôi”. Vào những ngày khô ráo, hãy mở cửa để thông gió, giúp giảm lượng hơi nước trong nhà.
Sử dụng máy hút ẩm
Bạn có thể sử dụng máy hút ẩm để giảm độ ẩm bên trong nhà.
Ngoài ra, sử dụng hạt hút ẩm, than hoạt tính, vôi, than trẻ cũng có thể giúp hút ẩm, chống ẩm. Bạn chỉ cần bỏ một trong những nguyên liệu nói trên vào túi vải nhỏ, buộc lại và đặt ở mọi ngóc ngách trong phòng là có thể giảm bớt độ ẩm.
Sử dụng điều hòa chế độ hút ẩm
Bạn có thể sử dụng điều hòa để hút ẩm trong nhà. Khi độ ẩm không khí quá cao, hãy bật điều hòa ở chế độ hút ẩm, để 2-3 tiếng sẽ giúp giảm bớt độ ẩm trong nhà.
Tóm lại, đối với những gia chủ chưa gặp trường hợp tường nhà bị mốc lở, bong tróc như trong bài viết, tốt hơn hết hãy xử lí triệt để ngay từ đầu. Đó là chọn loại sơn chất lượng, thi công đúng cách, đặc biệt là chống thấm nước, thấm ẩm thật tốt.
Rong biển là loại rau cực giàu dinh dưỡng. Bạn có thể chế biến thực phẩm này thành nhiều món ăn khác nhau.
Canh rong biển tôm khô
Nguyên liệu
– 1 nắm rong biển, 1 nắm tôm nhỏ khô, 1 quả trứng, hành lá, nước tương, nước tinh bột (pha 1 thìa tinh bột với 1 thìa nước), muối, dầu ăn.
Cách làm
– Trước tiên bạn xé rong biển ra, đem rửa lại bằng nước sạch rồi cho vào bát ngâm cho nở ra. Tiếp đến rửa lại cho sạch và vắt sạch nước. Trứng đập ra bát và đánh tan.
– Cho một ít dầu ăn vào chảo và cho hành lá vào xào thơm.
– Bạn cho một chén nước lớn, cho rong biển, tôm khô vào, thêm 1 thìa nước tương, 1 thìa muối, đun lửa lớn cho sôi khoảng 3 phút.
– Bạn thêm nước tinh bột vào đun sôi sau đó rưới trứng vào theo đường tròn. Bạn sẽ thấy vân trứng nổi lên, nhìn rất đẹp mắt. Chỉ cần nấu thêm một chút nữa cho trứng hoàn toàn thì rắc hành lá lên, tắt bếp.
Món canh này có vị ngon ngọt, thơm mùi rong biển lại có chút giòn nhẹ, nếu đã ăn một lần là sẽ nhớ mãi.
Ngoài món canh rau biển tôm khô này, bạn có thể tham khảo một số món canh rong biển khác.
Canh rong biển thịt bò
Món canh này mang đậm hương vị Hàn Quốc, chỉ sử dụng 2 nguyên liệu chính là rong biển và thịt bò. Canh rong biển thịt bò có mùi thơm dịu nhẹ, nướng dùng thanh ngọt tự nhiên từ thịt bò và rong biển vừa chín tới, mềm ngon mà không ngán.
Canh rong biển thịt gà
Bạn có thể nấu rong biển với thịt gà sẽ có một món canh mang hương vị thanh mát, vị ngọt đậm đà từ thịt gà được hầm mềm, rong biển được nấu chín vừa ăn không quá mềm cũng không quá cứng.
Canh rong biển trứng
Sử dụng nước dùng gà để nấu canh rong biển sẽ giúp món canh có vị ngọt đậm đà. Khi chế biến cho thêm trứng và đậu phụ, ăn kèm với rong biển thanh mát, mềm mềm sựt sựt, vừa lạ miệng vừa thơm ngon.
Canh rong biển hải sản
Món canh rong biển hải sản có cách chế biến đơn giản, mang đến hương vị thanh mát của rong biển, ăn mềm ngon. Tùy theo sở thích, bạn có thể nấu canh rong biển với các loại hải sản yêu thích như ngao, vẹm,… Các loại hải sản vốn có vị thanh ngọt tự nhiên ăn kèm với rong biển thì ngon ngất ngây.
Canh rong biển thịt heo
Thịt heo băm nhuyễn khi nấu chín thường có vị thanh ngọt xen lẫn mùi thơm dịu của hành tím phi. Bạn cũng có thể nấu sườn heo cùng với rong biển. Sườn heo hầm nhỏ lửa sẽ giúp phần thịt mềm ngon.
Bạn cho rong biển vào nồi nước dùng đang sôi, trụng đều là có thể thưởng thức độ mềm ngon vừa phải.
7 loại cây cảnh dưới đây đều có thể nở hoa rực rỡ và bùng nổ trong dịp Tết Nguyên Đán sắp tới đấy nhé.
Chỉ còn một ít thời gian nữa là đến Tết Nguyên đán. Thời tiết se lạnh là thời điểm thích hợp để chọn mua và trồng các cây cảnh trong nhà, ngoài sân.
Để có hoa đẹp đón Tết Nguyên đán, bạn hãy chọn 5 cây cảnh này. Chúng không chỉ rực rỡ còn có ý nghĩa chiêu tài, đón lộc, cầu may mắn, bình an cho gia đình.
Hãy xem đó là những cây cảnh nào nhé!
Cây cảnh: Lan quân tử
Lan quân tử (Clivia) có lá dày, lá màu xanh đậm và sáng bóng, trên lá có những đường vân đẹp mắt, lá xòe ra giống như một chiếc quạt lớn màu xanh, thanh thoát và tao nhã.
Khi cây cảnh nở hoa nhìn rất duyên dáng, rực rỡ. Cây hoa lan quân tử tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý và bình an. Trồng cây cảnh lan quân tử trong nhà cũng là cách để các gia chủ cầu tài lộc cho gia đình mình.
Bày lan quân tử vào dịp Tết để cầu may mắn trong sự nghiệp, giúp gia chủ có sự nghiệp phát triển suôn sẻ hơn, nhanh chóng gặp được quý nhân, nhận sự hỗ trợ mang lại nhiều tài lộc.
Trong quá trình sinh trưởng, nó có thể tạo ra oxy, hấp thụ và thanh lọc các khí độc hại, giữ lại bụi bẩn, giúp không khí trong nhà trở nên trong lành hơn, có lợi cho sức khỏe.
Bước vào tháng 9 Âm lịch, cây cảnh này sẽ bắt đầu thời kỳ tăng trưởng thần tốc. Chỉ cần được chăm sóc đúng cách, cây cảnh có thể tích lũy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng.
Từ giờ đến Tết, lan quân tử sẽ mọc ra những mũi tên hoa từ gốc và nở thành những bông hoa hình chiếc ô đẹp mắt, rực rỡ.
Cây cảnh: Hồng môn
Hồng môn (Anthurium) là cây cảnh quen thuộc với nhiều người, là loài thực vật có hoa nhiệt đới lâu năm thuộc chi Anthurium thuộc họ Araceae. Hồng môn được trồng làm cảnh nhiều ơ trong nhà, ngoài vườn.
Không chỉ đẹp, hồng môn còn có ý nghĩa phong thủy tốt lành. Hồng, đỏ là màu của may mắn hạnh phúc, môn có nghĩa là cánh cửa, vật tượng trưng rất có ý nghĩa trong văn hóa xưa nay.
Vì vậy, cây cảnh hồng môn có nghĩa là cánh cửa đỏ mở ra tương lai may mắn, hạnh phúc cho con người. Cây hồng môn là loại cây cảnh tốt lành, có thể điều hòa khí phong thủy trong nhà. Đây là loài hoa được yêu thích trồng vào dịp năm mới.
Sau khi thời tiết mát mẻ vào tháng 9 Âm lịch, bạn có thể bắt đầu mua cây cảnh này để trồng. Cây cảnh này có thể trồng trong đất và cũng có thể trồng thủy canh.
Chỉ cần ngôi nhà của bạn đủ ấm áp, hồng môn sẽ nở hoa suốt mùa thu và mùa đông. Những chiếc lá bấc màu đỏ được bao bọc bởi nhị hoa vàng và kết hợp với những chiếc lá màu xanh ngọc lục bảo. Cây cảnh này đặc biệt mang màu sắc lễ hội khi được đặt ở nhà trong dịp Tết.
Cách chăm sóc cây cảnh hồng môn
Hồng môn thích môi trường ấm áp và ẩm ướt và không chịu được lạnh. Nhiệt độ bảo dưỡng không được thấp hơn 12 độ.
Do đó, bạn cần chú ý giữ nhiệt trong quá trình bảo dưỡng mùa đông. Cây cảnh này không ưa ánh sáng mạnh nên hãy cố gắng đặt chúng ở nơi có ánh sáng tán xạ.
Đặc biệt vào mùa hè, cây cảnh cần được che nắng hợp lý để tránh ánh sáng mạnh trực tiếp và tăng cường thông gió.
Hoa đồng tiền
Hoa đồng tiền cũng rất được ưa chuộng trồng dịp Tết. Nếu muốn hoa đồng tiền nở kịp Tết thì bạn nên trồng từ tháng 9 âm lịch. Cần đảm bảo cung cấp đầy đủ nước để giữ ẩm cho cây.
Đến khi cây lớn thì cũng không cần cung cấp quá nhiều lượng nước. Bên cạnh đó, phải nhớ bón phân hữu cơ đầy đủ cho cây và phòng ngừa sâu bệnh để cây có thể phát triển tốt nhất.
Hoa đồng tiền với ý nghĩa đem đến một năm tài lộc, may mắn, hạnh phúc, vui vẻ,… xứng đáng là một lựa chọn ưu tiên trồng và chưng vào dịp Tết.
Cây cảnh: Sống đời
Sống đời (Kalanchoe) là loài hoa được nhiều người yêu hoa rất quen thuộc. Nó có hình dạng cây nhỏ gọn, có cành và lá “nhiều thịt”. Lá có màu xanh đậm và có bề mặt sáng bóng.
Hoa sống đời là những chùm hoa lớn, mỗi chùm gồm hàng chục bông hoa nhỏ. Những bông hoa có màu sắc rực rỡ và có khả năng nở hoa mạnh mẽ.
Đây là cây cảnh đặc biệt ưa thích của các gia đình trong dịp Tết Nguyên đán vì nở rộ đúng vào dịp lễ hội này, đồng thời có ý nghĩa phong thủy rất tốt đẹp.
Tuy về ngoài nhỏ nhắn nhưng cây cảnh sống đời mang một sức mạnh bền bỉ đúng như tên gọi. Đặc biệt, khi lá sống đời rụng xuống đất thì nó sẽ mọc rễ và trở thành một cây con. Điều nay minh chứng cho sự trường thọ, vĩnh hằng theo thời gian.
Vậy cho nên, ngày Tết gia đình thường đặt cây sống đời như lời cầu mong cho gia đình sức khỏe và hạnh phúc. Bên cạnh đó là ý nghĩa cho sự sinh sôi nảy nở, tinh thần đoàn kết của các thành viên.
Đối với gia đình, việc chậu cây sống đời trong nhà tượng trưng cho sức khỏe và hạnh phúc. Đối với bạn bè nó tượng trưng cho tình thân.
Nếu đặt cây sống đời lên bàn học, bàn làm việc, thì nó có ý nghĩa tượng trưng cho ý chí vươn lên, cổ vũ cho bạn cố gắng, và không từ bỏ. Đặc biệt với những sĩ tử, thì ngoài lời cổ vũ, thì việc đặt chậu cây còn mang mong muốn “công thành danh toại”.
Hoa sống đời là loài hoa chủ yếu vào mùa đông và mùa xuân nên vào mùa thu là giai đoạn đặc biệt quan trọng đối với cây cảnh này.
Chỉ khi cây cảnh sinh trưởng và phát triển vào mùa thu và tích lũy đủ chất dinh dưỡng thì hoa mới nở rộ từ mùa đông sang tới mùa xuân.Chúng nở thành những “cụm hoa” rất đẹp.
Cây cảnh này thích điều kiện mát mẻ. Khi thời tiết mùa hè nóng bức, sống đời sẽ bước vào trạng thái nửa ngủ và ngừng sinh trưởng, nở hoa.
Phải đến mùa thu, khi thời tiết dần mát mẻ, cây cảnh mới lấy lại được sức sống. Sống đời bắt đầu nở hoa vào cuối mùa thu và sẽ nở liên tục cho đến mùa xuân năm sau khi được đặt trong một căn phòng ấm áp.
Cây cảnh: Thụy hương
Thụy hương (còn gọi là bồng lai tử, phong lưu thụ, tên tiếng Anh là Daphne odora) là cây cảnh có thể tỏa ra hương thơm ngát. Cây cảnh có ý nghĩa phong thủy về tài lộc và thịnh vượng.
Cây cảnh này cây bản địa Trung Quốc và Nhật Bản. Nó nổi tiếng về cả màu sắc, hình dáng lẫn ương thơm. Lá của cây cảnh này khá tươi tốt, hoa nở nhiều, màu hồng tím rất đẹp.
Khi nở rộ, chúng giống như quả cầu hoa rất bắt mắt và tỏa ra hương thơm ngào ngạt. Chỉ cần một, hai bông hoa nở là cả nhà sẽ tràn ngập hương thơm.
Vì có mùi thơm ngát, hoa màu tím, tượng trưng cho khí tím đến từ phương Đông nên cây cảnh này có ý nghĩa rất tốt lành. Nó tượng trưng cho phú quý với mong muốn cầu tài lộc, thịnh vượng trong năm mới.
Do đó, nhiều người thích trồng thụy hương trong nhà vào dịp Tết Nguyên đán để đón Thần Tài vào cửa, cả năm làm ăn may mắn, tốt lành.
Mặc dù thụy hương nở hoa vào mùa đông nhưng nó bắt đầu ra nụ hoa vào cuối mùa thu, từ tháng 10 đến tháng 11.
Do đó, vào tháng 9 Âm lịch này bạn nên mua cây cảnh này bày trong nhà để chăm sóc và ngắm hoa trong mùa đông. Thụy hương có thời gian ra hoa rất dài, khoảng 3 đến 4 tháng, có thể thưởng thức lâu dài vào mùa đông.
Đại quân tử
Thời điểm ra hoa của cây cảnh đại quân tử là vào khoảng Tết dương lịch, thời điểm tốt nhất để trồng và thay chậu đại quân tử là vào tháng 9. Tức là ngay thời điểm này, bạn đã có thể mua cây cảnh đại quân tử về nhà để trồng.
Bạn nên chọn loại đất chất lượng cao, tơi xốp, thoáng khí và tương đối màu mỡ, sau đó đặt cây cảnh đại quân tử trong môi trường ánh sáng mát để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Khi cây cảnh đại quân tử nở hoa, bạn cố gắng để cho nó khô ráo hơn ở nơi có ánh nắng mặt trời để đại quân tử có thể nở hoa tuyệt đẹp trong dịp Tết Nguyên Đán.
Cây cảnh đại quân tử là loài cây cứng cáp và mạnh mẽ. Trong quan niệm của người Trung Quốc cây cảnh đại quân tử là biểu tượng của thịnh vượng và tài khí. Cây cảnh này có thể sinh trưởng trong điều kiện khắc nghiệt, tượng trưng cho cốt cách sống mạnh mẽ của con người dù trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào. Đặt cây nơi phòng đọc sách như nhắc nhở bản thân lối sống ngay thẳng chính trực.
Hoa cát tường
Đối với cây hoa cát tường thời gian để hoa nở kịp Tết có thể sẽ lâu hơn cho nên cần trồng trước Tết khoảng 6-7 tháng. Bởi vì phải mất từ 2-3 tháng mới có thể chiết cây con ra chậu kể từ thời điểm gieo hạt.
Tiếp đó đợi cây ra hoa cũng mất khoảng 4-5 tháng. Do đó, nên tính toán thời gian trồng cho phù hợp nhé.
May mắn, thành công, tình yêu nồng thắm chính là những ý nghĩa mà hoa cát tường mang lại. Bên cạnh đó, hoa cát tường còn là biểu tượng cho tình mẫu tử, sự hy sinh của người mẹ hay lòng hiếu thảo của con cái.
Một chậu hoa cát tường mang lại quá nhiều ý nghĩa sâu sắc, thử trồng loại hoa này thử đi, chắc chắn bạn sẽ không thất vọng đâu.
Những thói quen xấu của chị em khi đi xe tay ga không chỉ làm giảm hiệu suất của động cơ mà chúng còn vạch ra con đường thẳng tắp dẫn phương tiện của các nàng đến bãi phế liệu.
Chị em thường không rành về máy móc lắm, nên những thói quen xấu dưới đây đôi khi vô tình làm chiếc xe của chị em nhanh bị hỏng hóc.
1. Đề nổ máy là vận hành ngay
Đây là một thói quen cực kỳ hay mắc phải của chị em phụ nữ khi điều khiển xe ga. Trong thời đại chạy đua như hiện nay thì nhu cầu cấp thiết của công việc như đưa con đi học, đi nhanh cho kịp giờ làm… đã vô tình khiến những chiếc xe dần bị hư hại.
Điều này lại cực kỳ nguy hại đối với dòng xe sử dụng công nghệ phun xăng điện tử. Mỗi khi bật máy, đèn báo Fi sẽ bật sáng để kiểm tra các cảm biến và nạp nhiên liệu vào vòi bơm để chờ nổ máy. Khi đèn báo Fi tắt có nghĩa là xe đã sẵn sàng chờ ấn nút khởi động xe. Nếu người sử dụng xe có trang bị hệ thống phun xăng điện tử vì một lý do nào đó tăng ga trước khi đèn Fi tắt sẽ vô tình làm sai quy trình khởi động.
2. Trùm áo mưa lên đầu xe
Xe tay ga thường có lợi thế với sàn để chân rộng và tay lái thoáng nên nhiều chị em thường trùm cả áo mưa qua đầu xe để không bị ướt và kín gió hơn. Thế nhưng khi trùm áo mưa qua đầu xe, các chị em đã làm giảm đi sự linh hoạt của đầu xe bởi áo mưa ướt sẽ quấn chặt vào tay lái và đồng thời cũng tăng sức cản gió do áo mưa căng ra khi di chuyển.
3. Lốp hết hơi vẫn cứ đi
Xe ga nặng hơn rất nhiều xe số, việc này khiến cho chị em không có nhiều cảm giác khi di chuyển. Nhiều khi lốp xe có vấn đề nhưng chị em vẫn đi lại nhiều, dẫn đến hư hại cho xe.
Khi lốp đủ căng, áp suất lốp hợp lý sẽ khiến xe dễ dàng lăn bánh, giảm thiểu công hao phí, bám đường tốt hơn và điều quan trọng là khi lốp “non” sẽ rất khó lái, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn trên đường.
4. Ý nghĩ dùng dầu nào chẳng được
Dầu nhớt nên được thay thường xuyên theo quy định dành cho xe, và phải thay loại dành riêng cho xe ga. Nếu chị em thay dầu linh tinh, rẻ tiền hoặc loại không phù hợp sẽ làm động cơ truc trặc, hỏng hóc, nhanh hại máy.
5. Chạy xe như “rùa bò”
Thói quen di chuyển xe ở tốc độ quá chậm sẽ khiến xe sản sinh một lượng nhiệt lớn, khiến cho quạt làm mát tại vị trí két nước phải hoạt động liên tục, vừa gây tốn xăng vừa làm máy không được bền. Tất nhiên, điều này sẽ không ép chị em phải phóng nhanh nhưng chạy xe rì rà quá chậm sẽ khiến xe mau xuống. Nhất là với dòng xe sử dụng két nước, sẽ làm nhiệt độ máy tăng cao, xe tốn nhiên liệu hơn rất nhiều.
6. Thuận tay nào dùng phanh tay đấy
Nhiều người do chỉ thuận một tay nên chỉ sử dụng đúng một bên phanh tay đấy. Thông thường là tay phanh bên phải. Tuy nhiên, để phanh hoạt động tốt nhất, ăn nhất, an toàn nhất thì chúng ta nên dùng đồng thời cả 2 bên tay phanh. Việc sử dụng phanh trước sẽ gây nguy hiểm bởi đường kính vành xe nhỏ, hành trình giảm xóc ngắn dẫn đến ngã xe.
Chính vì thế, khi sử dụng phanh, nên sử dụng đồng thời cả phanh trước và phanh sau, như thế sẽ đảm bảo được an toàn.
7. Không vệ sinh phao xăng
Đối với nhiều chiếc xe tay ga đời mới, nhiều xe như SH, SCR… đều sử dụng kiểu phao xăng được thiết kế kèm theo một lưới lọc bao bọc lấy ống hút xăng. Cụm phao xăng nằm ngâm ngay trong bình chứa nhiên liệu. Rất nhiều chủ xe đã bỏ qua chi tiết này khi tiến hành bảo dưỡng cũng như khi sử dụng. Điều này khiến cho tấm lưới lọc sau một thời gian sử dụng sẽ gây tắc ống hút xăng, hỏng bơm xăng.
Gà cúng là món lễ vật không thể thiếu trong dịp tuần rằm, lễ lạt của người Việt. Luộc gà cúng đặc biệt ngoài ngon thì phải đảm bảo về hình thức để mang lại nhiều may mắn
Gà cúng đặc biệt rất quan trọng từ kỹ thuật vặt lông, tới cách buộc gà cánh tiên và cách luộc. Bởi gà cúng buộc dáng cánh tiên nên khi luộc càng cần chú ý hơn gà luộc thông thường để đảm bảo hình thức đẹp, không rách da, khi ăn vẫn ngon.
Đĩa gà cúng vô cùng quan trọng trong mâm lễ của người Việt, nên những người nội trợ đảm đang sẽ thấy vô cùng áy náy nếu luộc gà cúng không đẹp.
Chọn gà cúng
Quan niệm cúng gà trống đã ăn sâu vào tiềm thức nhiều người nên bạn nhớ chọn gà trống tơ không đạp mái. Gà sau mổ còn khoảng 1,2-1,5kg là đẹp nhất để cúng không bị quá to không quá nhỏ. Gà còn sống tầm 2kg sau khi thịt hao mất 5-6 lạng lông, lòng mề nội tạng. Gà cúng gia tiên nên nhớ lấy cả bộ lòng về luộc cùng để không bị “thiếu”.
Hiện nay dịch vụ thịt gà rất nhanh tiện nên bạn chỉ cần chọn gà không phải làm thịt. Bạn cần chọn gà mào đỏ, nhúa cao đều, lông mượt bóng, mỏ không có nước, mắt nhanh, gà khỏe, ức gà căng nhưng diều không căng. Cựa gà vừa phải không dài, không thâm tím.
Còn với gà thịt sẵn thì chọn con có da màu vàng nhạt tự nhiên, lớp da mỏng đều toàn thân, thịt săn chắc, phao câu nhỏ, có ít mỡ ở phần cổ và phần đùi.
Nếu bạn không thuê được người mổ và làm gà cánh tiên thì có thể tham khảo cách tự làm sau:
Gà cúng không nên mổ phanh vì sẽ xấu mà cần mổ moi, tức chỉ moi một phần nhỏ bụng sau gà để lấy nội tạng. Chú ý cắt tiết gà để tránh bị thâm máu, gà sẽ bị đen cổ. Để tạo dáng gà chầu cánh tiên, cần lấy dao sắc rạch hai bên cổ gà, nhét phần cánh về phía miệng thông qua hai đường này. Nếu thích dáng gà bay, hãy bẻ nhẹ hai cánh gà về phía lưng, buộc cố định phần khớp xương của hai cánh lại với nhau. Tránh buộc chặt quá sẽ tạo vết hằn đứt trên cánh.
Kỹ thuật luộc gà đẹp và ngon
Vì gà cánh tiên sẽ không lật dở trong quá trình luộc nên bạn cần chuẩn bị nồi rộng để dáng gà giữ tốt nhất và đẹp nhất.
Đặt gà vào đĩa rồi đặt vào nồi cho dáng gà ngay ngắn. Lót đĩa ở dưới để bụng gà không bị rách.
Để gà ngon, bạn chuẩn bị siêu nước sôi đủ ngập gà. Bởi nếu không ngập gà thì phần da gà sẽ không đều màu không đẹp và để không phải lật gà tránh bị xước da.
Đặt gà vào nồi, sau đó rót nước sôi vào bật bếp. Cho nước sôi để da gà co nhanh lại thì thịt gà bên trong sẽ ngọt. Để nước sôi lại thì bật liu riu om gà chín trong nhiệt tầm 70 độ C, tránh để nước sôi bùng lên gà sẽ bị rách da và thịt bị khô lớp ngoài mà lớp trong chưa chín. Nhiều người thường cho gà vào từ nước lạnh nhưng cách đó khiến nước gà tiết ra nên thịt hay bị khô và giảm ngọt.
Gia vị luộc gà: Gà bình thường thì bạn có thể thêm hành nướng, gừng, lá chanh vào nước luộc để gà thơm. Nhưng với nhiều gia đình khi thờ thì có kiêng vị hành tỏi. Do đó bạn cần chú ý quan niệm của gia đình để có nên nêm gia vị hành tỏi không. Nếu không kiêng thì bạn nướng hành củ, gừng củ rồi rửa lớp đen cháy do nướng, thả vào nồi, nêm bột nêm, mì chính để nước thơm gà ngọt hơn.
Lòng tiết nên nhớ đặt cùng gà cúng. Nhưng để lòng tiết không làm xấu màu da gà thì bạn nên luộc chúng ở nồi riêng. Đun nước sôi thả lòng tiết vào và om tầm 80 độ C khoảng 10 phút là được. Vớt lòng tiết ra đặt dưới đáy đĩa.
Gà om tầm 30 phút là chín tùy theo kích thước gà, gà tầm 1,5kg om tầm 30 phút là gà đủ chín. Vớt gà ra gà sẽ không bị nứt da, dáng gà nguyên vẹn vì không bị chọc đũa, lật dở và thịt gà chín đều trong ngoài không bị khô thịt.
Vớt gà và tạo màu gà đẹp
Khi gà chín, vớt gà ra bạn có thể đặt gà vào thau nước đá lạnh to để gà nhanh săn lại. Muốn màu da gà bóng đẹp hơn bạn có thể quét một lớp nước mỡ nghệ để da gà vàng hơn. Tuy nhiên khi bạn chọn gà ngon màu da gà vàng tự nhiên trông sẽ đẹp và ăn ngon hơn là quét nước mỡ nghệ. Gà luộc xong thịt chín, ngon mềm, không rách da, gà cúng đẹp săn chắc, khi chặt ra ăn thịt chín đều ăn ngọt và mọng nước. .
Ít người biết rau răm ra hoa kết quả hằng năm trên những cây không bị cắt, hái ngọn thường xuyên. Cành và lá rau răm vừa là rau quen, vừa là dược liệu quý. Bài viết này sẽ cho bạn biết lí do vì sao nhất định phải có cây rau răm trong nhà?
Theo đông y rau răm có vị cay nóng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng tán hàn, ích trí, minh mục, tiêu thực, sát trùng. Tác dụng của rau răm khi ăn sống ấm bụng, tiêu thực, sát trùng, tán hàn. Rau răm làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt.
Đầy hơi trướng bụng, tiêu hoá kém: Dùng một nắm rau răm rửa sạch giã nhỏ vắt lấy nước uống. Bã đem xoa vào bụng (xoa tập trung vào vùng rốn).
– Chữa hắc lào, ghẻ lở, sâu quảng: Rau răm toàn cây ngâm rượu. Lấy rượu đó bôi hoặc giã nát xát, còn bã đắp rồi băng lại.
– Chữa bỗng dưng đau tim không chịu nổi: Dùng rễ rau răm 50 g sắc rồi chế thêm một chén rượu vào uống, mỗi lần 1 chén.
– Chữa tê bại, vết thương bầm tím sưng đau: Rau răm tươi giã nát trộn với long não hoặc dầu long não, xoa hoặc băng vào các nơi tê đau.
– Cảm cúm: Rau răm một nắm, gừng sống 3 lát. Hai thứ giã nhỏ vắt lấy nước uống. Hoặc rau răm 20g, tía tô 20g, kinh giới 16g, xương bồ 16g, xuyên khung 10g, bạch chỉ 10g. Kiện 10g. Sắc uống.
– Chữa rắn cắn: Rau rắm một nắm giã nhỏ vắt lấy nước cho nạn nhân uống. Bã đắp vào nơi vết cắm băng lại (cần làm sớm thì có kết quả tốt).
– Nước ăn chân: Rau răm giã nhỏ đắp vào nơi bị tổn thương. Hoặc giã nhỏ lấy nước cốt chấm vào nơi bị đau. Ngày 2 lần (giữ cho vết thương được khô ráo để chống bội nhiễm).
Lưu ý: Rau răm không độc nhưng cũng có thể gây họa cho người ăn nếu ăn quá nhiều và thường xuyên. Theo các bác sĩ đông y, ăn rau răm nhiều sẽ sinh nóng rét, giảm tinh khí, thương tổn đến tủy, suy yếu tình dục.
Các món ăn được xào, rán từ mỡ lợn luôn có một vị thơm ngon khác biệt. Nhưng để rán được mỡ lợn trắng tinh, không lo bị vàng, hôi thì không phải ai cũng biết.
Nhiều người cho rằng rán mỡ lợn chỉ cần thả mỡ vào chảo, đến khi mỡ chảy hết tạo thành tóp mỡ là được. Tuy nhiên làm như vậy mỡ thường bị vàng, thậm chí còn có mùi hôi. Theo các đầu bếp có nhiều kinh nghiệm chia sẻ, rán mỡ lợn có nhiều cách khác nhau nhưng có một cách khiến mỡ lợn thơm hơn nhiều lần. Đó chính là thêm vào 1 thứ nguyên liệu này. Cụ thể nguyên liệu đó là gì thì bạn hãy tham khảo cách rán mỡ lợn dưới đây.
Nguyên liệu để rán mỡ lợn
– Mỡ lợn: 500g
– Muối: 3g
– Hạt tiêu: 2g
– Gừng: vài lát
Cách rán mỡ lợn trắng thơm
– Mỡ lợn sau khi mua về bạn đem rửa cho thật sạch sau đó thái thành những miếng nhỏ. Bạn không nên thái miếng to vì làm như vậy khi rán sẽ tốn nhiều thời gian hơn. Trước khi thái bạn có thể cho vào ngăn mát tủ lạnh vài tiếng hoặc ngăn đá 1 tiếng, như vậy sẽ dễ thái hơn.
– Sau khi thái bạn cho mỡ lợn vào chảo, thêm nước và vài lát gừng vào đun sôi để chần qua mỡ. Đun đến khi nước sôi thì bạn hớt bỏ bọt, khoảng 3 phút sau thì vớt ra để ráo. Bạn nhớ đừng bỏ qua bước này vì nó giúp mỡ lợn được trắng hơn đồng thời không có mùi hôi đặc biệt.
– Bước tiếp theo bạn cho mỡ lợn vào chảo sạch rồi thêm một chút nước vào. Rất nhiều người thường bỏ qua bước này vì lo ngại có nước sẽ khiến mỡ bị bắn khi rán. Tuy nhiên, nếu bạn cho nước luôn từ đầu thì sẽ không gây bắn mỡ. Nước vừa giúp mỡ không bị cháy khi rán vừa giúp mỡ trắng hơn rất nhiều. Trong quá trình rán nước sẽ bay đi hết vì vậy bạn có thể hoàn toàn an tâm.
– Khi mới bắt đầu rán mỡ bạn nên để lửa lớn và dùng đũa đảo liên tục để mỡ được nóng đều trên chảo. Đảo khoảng 10 phút mỡ sẽ bắt đầu có hiện tượng đục, điều này là bình thường.
– Bạn cứ tiếp tục đảo, nước sẽ từ từ bay hơi lên và mỡ sẽ trở nên trong suốt. Lúc này bạn vặn xuống lửa nhỏ, tiếp tục đun rồi thêm một chút hạt tiêu vào. Hạt tiêu chính là nguyên liệu giúp mỡ lợn thơm hơn nhiều lần. Tới khi tóp mỡ đã vàng ươm, quắt lại thì bạn tắt bếp.
Bạn chuẩn bị một hũ thủy tinh sạch, bỏ một chút muối xuống dưới đáy. Tiếp theo bạn lọc bỏ hết tóp mỡ trong chảo ra rồi mới đổ mỡ vào hũ. Sở dĩ cần cho muối vào hũ là vì muối giúp kéo dài thời gian bảo quản. Tới khi mỡ nguội bạn đậy nắp lại và cất vào tủ lạnh dùng dần.
Khi mỡ lợn đông lại bạn sẽ thấy mỡ có màu trắng sữa, mùi rất thơm. Mỡ lợn dùng để xào nấu thì ngon vô cùng.
Đi chợ mua tôm đã lâu nhưng không phải lúc nào bạn cũng có thể phân biệt tôm thật hay tôm nuôi một cách chính xác.
Tôm là một nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi, thường được sử dụng trong các bữa ăn gia đình. Thịt của tôm tự nhiên có hương vị ngọt ngào, độ dai, và mang lại trải nghiệm ẩm thực tốt hơn nhiều so với tôm nuôi.
Tuy nhiên, nhiều người đôi khi gặp khó khăn trong việc phân biệt giữa tôm nuôi và tôm tự nhiên. May mắn thay, cách phân biệt này rất đơn giản và chỉ cần nghe giải thích một lần là có thể thực hiện mà không gặp bất kỳ khó khăn nào, nhờ sự hướng dẫn của những người bán tôm.
Cách phân biệt tôm nuôi và tôm tự nhiên
Khi đến chợ, nhiều chị em thường gặp khó khăn trong việc chọn lựa tôm và thường mua ở bất kỳ nơi nào có bán. Tuy nhiên, quan trọng khi mua tôm là phân biệt giữa tôm nuôi và tôm tự nhiên, vì tôm tự nhiên thường có giá cao hơn. Các nhà buôn không trung thực có thể bán tôm nuôi dưới danh hiệu tôm tự nhiên để kiếm lợi nhiều hơn. Để tránh bị lừa, chị em có thể học cách phân biệt tôm nuôi và tôm tự nhiên theo hướng dẫn dưới đây.
Trước tiên, quan sát màu sắc và chất lượng của tôm. Tôm nuôi thường có vỏ màu sắc sậm hơn, thịt không đủ chắc, và không có hương vị ngọt tự nhiên. Ngược lại, tôm tự nhiên có vỏ màu sáng hơn, thịt chắc, và mang lại hương vị tự nhiên ngọt ngào.
Để đảm bảo chất lượng của tôm tự nhiên, hãy lựa chọn tôm tươi, vì tôm không tươi sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn thực phẩm. Phương pháp nhận biết khá đơn giản, chỉ cần chọn những con tôm bơi khỏe, nhảy mạnh mẽ, với vỏ cứng, màu sắc tươi bóng và rói. Hãy kiểm tra chân tôm để đảm bảo chúng không bị gãy, thịt bên trong chắc chắn và không bong ra khỏi vỏ.
Khi mua tôm đã được đánh bắt và luộc chín trên tàu, kiểm tra phần đuôi để xác định độ tươi. Kéo thẳng con tôm và đưa ra ánh sáng để xem khoảng cách giữa các khớp trên lớp vỏ và thịt tôm. Nếu các khớp rộng hơn, có thể chứng tỏ thịt tôm không còn tươi mà có thể đã nấu quá lâu hoặc đã đông lạnh trong thời gian dài.
Một số món ngon từ tôm
Cách làm tôm nấu miến
Nếu bạn muốn thay đổi khẩu vị từ những món tôm thông thường, hãy thử sức với món tôm nấu miến để cả gia đình thưởng thức. Món này phù hợp cho cả bữa sáng và bữa tối. Dưới đây là cách thực hiện:
Bước 1: Sơ chế tôm bằng cách bóc vỏ và loại bỏ phần chỉ trên lưng tôm.
Bước 2: Nấu chảo với hành tím, gừng, đầu hành trắng, và tỏi băm nhuyễn cho đến khi tôm chuyển sang màu hồng. Sau đó, tắt bếp.
Bước 3: Chuẩn bị một nồi, xếp tôm và nấm lên trên, đặt miến dưới đáy nồi. Thêm muối, tiêu, nước tương, rượu nấu, sau đó nấu trong 5 – 7 phút. Miến khi đã chín là có thể thưởng thức ngay.
Cách làm tôm rang me
Tôm rang me là một món ngon khác từ tôm, hấp dẫn với hòa quyện giữa vị chua của me và vị ngọt tự nhiên của tôm. Dưới đây là cách chuẩn bị:
Bước 1: Rửa sạch tôm và sơ chế. Băm nhuyễn hành tím và tỏi.
Bước 2: Ngâm me trong nước ấm khoảng 15 phút, vắt lấy nước cốt me. Pha nước cốt me với đường, muối, mì chính, mắm, và tiêu.
Bước 3: Chiên vàng tôm, sau đó phi thơm hành và tỏi. Trút tôm vào, rưới nước cốt me lên rồi lật đều tôm. Khi nước cốt me đặc, tắt bếp và thưởng thức.
Cách làm tôm kho tàu
Tôm kho tàu là một món ăn phổ biến trong bữa ăn hàng ngày. Dưới đây là cách làm:
Bước 1: Rửa sạch tôm, loại bỏ râu, chân, và chỉ trên lưng.
Bước 2: Đun chảo với chén gạch tôm, nước cốt chanh, nước mắm, đường, và dầu ăn.
Bước 3: Chiên vàng tôm, trộn với gạch tôm, tỏi băm, hạt nêm, đường, và tiêu. Kho trong khoảng 20 phút đến khi nước sốt đặc sánh.
Tôi rất tiếc vì đã làm bạn chờ đợi. Dưới đây là đoạn văn theo yêu cầu của bạn:
Cách làm tôm nấu miến
Nếu bạn đã quá chán mặt với những món tôm thông thường và đang tìm kiếm một trải nghiệm ẩm thực mới, hãy thử sức với món tôm nấu miến, một sự kết hợp hài hòa giữa hương vị thơm ngon của tôm và độ dai của miến. Món ăn này không chỉ là lựa chọn tuyệt vời cho bữa sáng mà còn phù hợp cho bữa tối. Dưới đây là cách bạn có thể thực hiện:
Bước 1: Sơ chế tôm bằng cách bóc vỏ và loại bỏ phần chỉ ở lưng tôm.
Bước 2: Trên chảo, hâm nóng một ít dầu, sau đó phi thơm hành tím, gừng, đầu hành trắng, và tỏi băm nhuyễn. Tiếp theo, thêm tôm đã chuẩn bị và xào cho đến khi thịt tôm chuyển sang màu hồng. Sau đó, tắt bếp.
Bước 3: Chuẩn bị một nồi, xếp tôm và nấm lên trên cùng, đặt miến vào đáy nồi. Tiếp theo, thêm muối, tiêu, nước tương, rượu nấu, và nước. Nấu trong khoảng 5 – 7 phút cho đến khi miến chín.