Home Blog Page 847

Gioăng tủ lạnh bị mốc đen, lấy ngay thứ này để lau, chỉ 5 phút là sạch bong

0

Sau một thời gian sử dụng, nếu phần gioăng tủ lạnh xuất hiện vết mốc, bạn hãy làm theo cách dưới đây để loại bỏ chúng.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến gioăng tủ lạnh bị mốc, có thể do thức ăn, thực phẩm vô tình rơi vào phần gioăng tủ lạnh cộng với bụi bẩn và lâu ngày không được vệ sinh thì nấm mốc phát triển.

Để vệ sinh phần gioăng tủ lạnh, bạn có thể làm theo các cách dưới đây.

Các vệ sinh phần gioăng tủ lạnh bị mốc bằng giấm

Pha nước và giấm theo tỷ lệ 1:5 rồi hòa chất tẩy rửa (tùy chọn bất cứ loại nào đang có sẵn trong trong nhà).

ve-sinh-giang-tu-lanh-03

Nhúng bàn chải đánh răng vào dung dịch trên vào cọ kỹ phần gioăng tủ lạnh để loại bỏ các cặn bẩn và nấm mốc. Dùng khăn khô để lau sạch lại gioăng tủ lạnh một lần nữa.

Vệ sinh gioăng tủ lạnh bằng baking soda

Bạn có thể pha baking soda và giấm hoặc nước chanh tươi để làm hỗn hợp tẩy cặn bẩn và mốc ở gioăng tủ lạnh. Bọc chiếc khăn ra bên ngoài một chiếc thẻ cứng sẽ giúp bạn vệ sinh các khe ở gioăng tủ lạnh dễ dàng hơn. Nhúng khăn vào hỗn hợp đã chuẩn bị là lau toàn bộ phần gioăng tủ lạnh. Sau đó, dùng khăn mềm để lau lại toàn bộ tủ một lần nữa.

ve-sinh-giang-tu-lanh-02

Vệ sinh gioăng tủ lạnh bằng rượu trắng

Bạn cũng có thể sử dụng rượu trắng để vệ sinh gioăng tủ lạnh. Rượu có tác dụng khử trùng, khử mùi rất tốt.

Chỉ cần lấy khăn nhúng vào rượu và lau toàn bộ phần gioăng tủ lạnh, chú ý phần bị dính bẩn và có vết mốc. Dùng khăn ẩm lau lại một lần nữa cho sạch và loại bỏ mùi rượu.

Vệ sinh gioăng tủ lạnh bằng dung dịch tẩy chuyên dụng

ve-sinh-giang-tu-lanh-01

Với những vết mốc hình thành lâu ngày và khó loại bỏ, bạn có thể tìm mua các loại dung dịch tẩy mốc chuyên dụng. Làm theo hướng dẫn in trên bao bì sản phẩm. Các sản phẩm này có hiệu quả rất tốt với các vết mốc xuất hiện trên chất liệu cao su như gioăng tủ lạnh.

Lưu ý, khi làm vệ sinh tủ, bạn nên ngắt điện tủ lạnh và xếp thực phẩm ra ngoài để việc vệ sinh được dễ dàng hơn. Với các thực phẩm cần được bảo quản lạnh, bạn nên chuẩn bị trước một thùng giữ nhiệt và bỏ đá vào bên trong. Xếp thực phẩm vào đó rồi đậy nắp lại. Như vậy, thực phẩm sẽ được bảo quản trong thời gian bạn vệ sinh tủ.

Mẹo giữ tủ lạnh sạch sẽ, thơm tho

Vệ sinh tủ lạnh thường xuyên

Đôi khi thực phẩm dính vào các ngăn tủ lạnh sẽ khiến tủ bị bẩn và có mùi hôi. Vì vậy, bạn cần vệ sinh tủ lạnh thường xuyên để giữ cho tủ luôn sạch sẽ, không có mùi hôi khó chịu.

Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp

Tùy vào thời điểm mà bạn có thể điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh cho phù hợp. Với những lúc tủ lạnh chứa nhiều thực phẩm, bạn có thể hạ nhiệt độ của tủ xuống mức thấp hơn để đảm bảo thực phẩm được bảo quản tốt nhất. Khi tủ ít thực phẩm hoặc bạn không cần bảo thực phẩm trong thời gian quá lâu thì có thể tăng nhiệt độ tủ lên để tiết kiệm điện.

Vứt bỏ thực phẩm để lâu

Bạn hãy cố gắng sử dụng hết các thực phẩm đã mua, tránh để thực phẩm trong tủ quá lâu gây khô héo, hết hạn, nấm mốc… Những thực phẩm này khiến tủ lạnh bị bẩn, có mùi và cũng làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Sắp xếp thực phẩm ngăn nắp và phân loại thực phẩm

Bạn nên phân chia ngăn để thực phẩm sống và thực phẩm chín riêng. Không nên để lẫn thịt cá, rau củ với đồ ăn liền, đồ đã nấu chín… Việc để riêng các loại thực phẩm sẽ giúp bạn lấy đồ dễ dàng hơn, biết được trong tủ lạnh có gì và cũng tránh tình trạng vi khuẩn lây nhiễm chéo giữa các thực phẩm.

Choáng trước dinh thự 150 tỷ đồng nổi tiếng nhất nhì miền Tây: Rộng 3.000m2, nội thất dát vàng khó ai làm lại

0

Mỗi chi tiết trong căn dinh thự 150 tỷ đồng đều được chạm khắc và dát vàng rất tỉ mỉ, khiến nhiều người trầm trồ ngưỡng mộ

Thời gian gần đây, người dân miền Tây không khỏi trầm trồ về căn dinh thự vừa hoàn thiện, có kiến trúc vô cùng nổi bật ở Cần Thơ. Đó là dinh thự Lang Truyền (đặt ghép tên hai vợ chồng: ông Nguyễn Ngọc Lang và bà Lê Thị Truyền). Công trình tọa lạc trên khu đất 3.000m2 tại xã Giai Xuân, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.

Cận cảnh dinh thự 3000m2 khiến mọi người choáng ngợp
Cận cảnh dinh thự 3000m2 khiến mọi người choáng ngợp

Chủ nhân của dinh thự là doanh nhân kinh doanh ở TP HCM, đã bỏ ra 150 tỷ xây dinh thự tại quê nhà để về nghỉ dưỡng. Tòa nhà cao 28m với 1 tầng trệt, 1 lửng, 1 tầng lầu và 1 tum, được thiết kế theo kiểu Đông – Tây kết hợp. Nhiều chi tiết chạm khắc được dát vàng lấp lánh. Trong khuôn viên biệt thự có khu vực sân vườn, tiểu cảnh, hồ cá để thư giãn trong những ngày gia đình về quê.

Chi phí xây dựng dinh thự này đến 150 tỷ với nhiều chi tiết trang trí cầu kỳ, tỉ mỉ.
Chi phí xây dựng dinh thự này đến 150 tỷ với nhiều chi tiết trang trí cầu kỳ, tỉ mỉ.
Khuôn viên sân vườn bên trong biệt thự trồng nhiều cây xanh và tiểu cảnh
Khuôn viên sân vườn bên trong biệt thự trồng nhiều cây xanh và tiểu cảnh
Choáng trước dinh thự 150 tỷ đồng nổi tiếng nhất nhì miền Tây: Rộng 3.000m2, nội thất dát vàng khó ai làm lại - ảnh 4
Chủ nhân của dinh thự là doanh nhân kinh doanh ở TP HCM
Chủ nhân của dinh thự là doanh nhân kinh doanh ở TP HCM

Ở bên trong, gỗ đỏ từ Lào được sử dụng cho nhiều hạng mục như cửa , cầu thang, trần nhà. Cầu thang gỗ uốn lượn tại sảnh chính được coi là điểm nhấn của căn nhà. Trần nhà ốp gỗ cầu kỳ, sau đó được dát vàng. Dù diện tích rộng nhưng chủ nhân chỉ xây 5 – 6 phòng, phòng nào cũng có diện tích lớn, đảm bảo sự riêng tư cũng như không gian tối ưu. Dinh thự Lang Truyền được xây dựng trong 3 năm, đúng Tết dương lịch 2023 mới hoàn thiện.

Choáng trước dinh thự 150 tỷ đồng nổi tiếng nhất nhì miền Tây: Rộng 3.000m2, nội thất dát vàng khó ai làm lại - ảnh 6
Choáng trước dinh thự 150 tỷ đồng nổi tiếng nhất nhì miền Tây: Rộng 3.000m2, nội thất dát vàng khó ai làm lại - ảnh 7
Mỗi chi tiết trong căn dinh thự 150 tỷ đều được chạm khắc rất tỉ mỉ
Mỗi chi tiết trong căn dinh thự 150 tỷ đều được chạm khắc rất tỉ mỉ
Dinh thự 'dát vàng' khiến không ít người xuýt xoa trước độ 'chịu chơi' của chủ nhân.
Dinh thự “dát vàng” khiến không ít người xuýt xoa trước độ “chịu chơi” của chủ nhân.

Nói thêm về dinh thự tâm huyết của mình, chủ nhân cơ ngơi 150 tỷ đồng chia sẻ đây không chỉ là chỗ để gia đình sống và nghỉ dưỡng mỗi khi tạm xa TP.HCM, ông Lang hy vọng dinh thự Lang Truyền sẽ là nơi để khách du lịch đến check-in mỗi khi ghé đến Cần Thơ, để bà con xung quanh có cơ hội buôn bán. “Mục đích cuối cùng vẫn là muốn địa phương mình phát triển hơn chứ không phải nghĩ đến việc kinh doanh kiếm lợi nhuận”, ông Lang bộc bạch.

Toàn cảnh trên cao nhìn xuống khi dinh thự lên đèn vào ban đêm
Toàn cảnh trên cao nhìn xuống khi dinh thự lên đèn vào ban đêm

Máy giặt kêu to, rung lắc mạnh khi vắt: Đừng vội vàng kêu thợ, chỉ cần làm cách này máy chạy êm ru

0

 Với mẹo nhỏ dưới đây bạn có thể dễ dàng khắc phục được lỗi kỹ thuật ky máy giặt kêu to, và rung lắc mạnh chẳng cần tốn tiền gọi thợ.

Đặt máy giặt ở vị trí không bằng phẳng

Nếu máy giặt được đặt trên bề mặt ghồ ghề thì sẽ khiến cho thùng giặt dễ bị nghiêng và lồng giặt sẽ có xu hướng bị va chạm vào phần vỏ máy giặt khi hoạt động, từ đó gây ra tiếng ồn lớn.

Cách khắc phục: Việc của bạn là hãy thử kiểm tra bề mặt của vị trí đặt máy giặt. Nếu không bằng phẳng, thì bạn có thể dời máy giặt sang vị trí khác hoặc kê phần chân máy giặt sao cho thăng bằng. Bạn cũng có thể gia cố lại vị trí đặt máy giặt bằng việc lót ván gỗ cứng hoặc đổ bê tông cứng để đảm bảo bề mặt chắc chắn, không làm ảnh hưởng đến sự hoạt động của máy giặt. Đặt máy giặt ở vị trí không bằng phẳng.

Sử dụng chân máy giặt không chuẩn

Khi máy giặt kêu to rung lắc mạnh thì ngoài kiểm tra độ phẳng của mặt sàn, bạn cũng nên kiểm tra lại phần chân máy giặt – đây là bộ phận gắn với mặt đáy của thùng máy giặt.

Việc bạn sử dụng chân máy giặt không chuẩn hoặc bị hỏng thì chúng sẽ đều là nguyên nhân khiến cho lồng giặt bị nghiêng, từ đó gây ra tiếng rung mạnh khi máy hoạt động. Bạn hãy thử kiểm tra phần chân máy giặt, nếu bị lỏng thì bạn dùng tua vít để siết chặt ốc lại, còn nếu bị hỏng thì bạn nên thay cái mới ngay nhé!

may giat rung lac

Dàn đồ không đều trong lồng giặt

Mỗi máy giặt có thể đáp ứng khối lượng giặt quần áo khác nhau tùy theo sản phẩm mà bạn đang sử dụng. Vì vậy, bạn không nên cho đồ giặt quá nhiều vào lồng giặt, vượt hơn khối lượng giặt mà máy có thể đáp ứng. Thói quen này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả làm sạch quần áo và độ bền của sản phẩm.

Ngoài ra, việc không phân loại quần áo và dàn đồ không đều dễ làm cho quần áo bị cuộn xoắn vào nhau, rồi có thể bị dồn về một phía trong quá trình giặt, gây lệch tâm và khiến lồng giặt bị nghiêng theo. Vì thế, máy giặt sẽ bị rung lắc mạnh và kêu to khi hoạt động.

Cách làm: Trước khi giặt quần áo bạn nên phân loại quần áo trước khi giặt, vừa đảm bảo chất liệu sợi vải quần áo, vừa giảm thiểu tình trạng xoắn rối sau khi giặt. Kiểm tra lại khối lượng quần áo đem giặt để tránh vượt quá khối lượng giặt của máy. Có thể đặt quần áo cùng chiều vào lồng giặt để góp phần giảm thiểu tình trạng xoắn rối quần áo sau khi giặt.

maygiat rung lac manh

Có vật thể lạ còn sót lại trong lồng giặt

Việc bỏ sót vật lạ bên trong lồng giặt dễ khiến chúng va chạm vào thành của lồng giặt khi máy hoạt động, từ đó gây ra tiếng ồn.

Thậm chí, những vật bằng kim loại, có độ sắc bén còn dễ làm cho lồng giặt bị trầy xước và hỏng, đồng thời cũng làm ảnh hưởng đến độ bền của quần áo sau khi giặt.

Cách khắc phục: Lúc này bạn hãy kiểm tra lồng giặt và các túi quần áo để đảm bảo không có vật lạ như chìa khóa, bút viết, sỏi đá, kẹp nhôm,… còn sót lại trước khi bạn bắt đầu khởi động máy giặt.

Hư lò xo giảm xóc của máy giặt

Bộ phận giảm xóc máy giặt là thiết bị có tác dụng hấp thu rung động tạo ra từ lồng giặt, giúp giảm chấn động và chống rung lắc. Do đó, khi bộ phận này bị hỏng sẽ khiến cho máy giặt mất đi sự cân bằng, dễ va chạm mạnh khi quay ở tốc độ cao, từ đó phát ra tiếng ồn lớn.

Cách khắc phục: Cái này liên quan tới kỹ thuật nên tốt nhất là bạn nên liên hệ ngay với trung tâm bảo hành sửa chữa để nhân viên kỹ thuật đến kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế mới bộ phận giảm xóc máy giặt.

Gừng mua về để vài hôm là héo khô, làm theo cách này để gừng để lâu vẫn tươi

0

 Nếu không biết bảo quản, chỉ vài hôm là củ gừng héo queo hoặc mọc mầm, không thể sử dụng. Để khắc phục vấn đề này, bạn hãy làm theo cách dưới đây.

Gừng là một loại gia vị phổ biến, thường được tích trữ sẵn trong căn bếp gia đình để tiện sử dụng. Gừng không chỉ dùng trong nấu ăn mà còn được coi là một vị thuốc, giúp hỗ trợ trị nhiều bệnh.

 Nếu không biết bảo quản, chỉ vài hôm là củ gừng héo queo hoặc mọc mầm, không thể sử dụng. Để khắc phục vấn đề này, bạn hãy làm theo cách dưới đây.

Gừng là một loại gia vị phổ biến, thường được tích trữ sẵn trong căn bếp gia đình để tiện sử dụng. Gừng không chỉ dùng trong nấu ăn mà còn được coi là một vị thuốc, giúp hỗ trợ trị nhiều bệnh.

Gừng có vị cay, tính nóng, tác dụng khử mùi tanh, gia tăng hương vị cho các món ăn.

Gừng được bán ở tất cả các chợ, siêu thị. Đa số mọi người sẽ mua một lượng gừng vừa phải về tích trữ trong nhà cho tiện sử dụng. Tuy nhiên, gừng mua về để vài ngày là héo hoặc mọc mầm, mốc hỏng, bỏ đi rất lãng phí. Để bảo quản gừng được lâu, bạn hãy làm theo cách dưới đây.

Bảo quản gừng bằng trà khô

Bạn hãy lấy một ít trà khô rồi cho vào tờ giấy ăn hoặc giấy báo gói lại (có thể sử dụng loại trà túi lọc cho tiện). Cho gừng vào túi nilon rồi bỏ gói trà vào, buộc kín miệng túi và để ở nơi thoáng mát. Trà sẽ hút hơi ẩm, giúp gừng luôn khô ráo, không bị thối mốc. Thỉnh thoảng bạn nên mở túi ra để kiểm tra. Nếu thấy túi trà bị ẩm thì thay túi mới. Bỏ gừng bên trong ra lau khô rồi lại cho vào túi.

Bảo quản gừng bằng muối

Muối hạt là loại gia vị luôn có sẵn trong nhà bếp. Bạn có thể sử dụng nó để bảo quản gừng.

Bạn cũng có thể cho muối vào màng bọc thực phẩm, đặt gừng lên trên và gói kín lại, ép hết không khi ra ngoài. Cho gói gừng vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản.

Bảo quản gừng bằng baking soda

bao-quan-gung-03

Chuẩn bị một chiếc hộp, lót giấy ăn khô bên dưới và rải một ít baking soda vào đó, xếp gừng lên trên. Rải một lớp giấy khô lên và rắc baking soda vào đó. Để hộp gừng ở nơi khô ráo thoáng mát để bảo quản. Thỉnh thoảng kiểm tra, nếu thấy gừng bị ướt thì thay giấy, thêm baking soda khô và lau khô gừng.

Bảo quản gừng bằng gạo

bao-quan-gung-01

Dùng khăn giấy lau sạch củ gừng cho thật khô ráo. Cho gừng vào túi gạo và buộc kín lại để bảo quản. Làm cách này, gừng sẽ không bị héo hay mọc mầm.

Bảo quản gừng trong cát

bao-quan-gung-02

Bạn cũng có thể dùng cát để bảo quản gừng. Hãy chuẩn bị một ít cát sạch, khô ráo. Cho cát vào thùng rồi vùi gừng vào bên trong. Để thùng gừng ở nơi khô ráo, thoáng mát. Với cách này, bạn có thể giữ gừng tươi ngon trong khoảng nửa năm.

Gừng có vị cay, tính nóng, tác dụng khử mùi tanh, gia tăng hương vị cho các món ăn.

Gừng được bán ở tất cả các chợ, siêu thị. Đa số mọi người sẽ mua một lượng gừng vừa phải về tích trữ trong nhà cho tiện sử dụng. Tuy nhiên, gừng mua về để vài ngày là héo hoặc mọc mầm, mốc hỏng, bỏ đi rất lãng phí. Để bảo quản gừng được lâu, bạn hãy làm theo cách dưới đây.

Bảo quản gừng bằng trà khô

Bạn hãy lấy một ít trà khô rồi cho vào tờ giấy ăn hoặc giấy báo gói lại (có thể sử dụng loại trà túi lọc cho tiện). Cho gừng vào túi nilon rồi bỏ gói trà vào, buộc kín miệng túi và để ở nơi thoáng mát. Trà sẽ hút hơi ẩm, giúp gừng luôn khô ráo, không bị thối mốc. Thỉnh thoảng bạn nên mở túi ra để kiểm tra. Nếu thấy túi trà bị ẩm thì thay túi mới. Bỏ gừng bên trong ra lau khô rồi lại cho vào túi.

Bảo quản gừng bằng muối

Muối hạt là loại gia vị luôn có sẵn trong nhà bếp. Bạn có thể sử dụng nó để bảo quản gừng.

Bạn cũng có thể cho muối vào màng bọc thực phẩm, đặt gừng lên trên và gói kín lại, ép hết không khi ra ngoài. Cho gói gừng vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản.

Bảo quản gừng bằng baking soda

bao-quan-gung-03

 

Chuẩn bị một chiếc hộp, lót giấy ăn khô bên dưới và rải một ít baking soda vào đó, xếp gừng lên trên. Rải một lớp giấy khô lên và rắc baking soda vào đó. Để hộp gừng ở nơi khô ráo thoáng mát để bảo quản. Thỉnh thoảng kiểm tra, nếu thấy gừng bị ướt thì thay giấy, thêm baking soda khô và lau khô gừng.

Bảo quản gừng bằng gạo

bao-quan-gung-01

Dùng khăn giấy lau sạch củ gừng cho thật khô ráo. Cho gừng vào túi gạo và buộc kín lại để bảo quản. Làm cách này, gừng sẽ không bị héo hay mọc mầm.

Bảo quản gừng trong cát

bao-quan-gung-02

Bạn cũng có thể dùng cát để bảo quản gừng. Hãy chuẩn bị một ít cát sạch, khô ráo. Cho cát vào thùng rồi vùi gừng vào bên trong. Để thùng gừng ở nơi khô ráo, thoáng mát. Với cách này, bạn có thể giữ gừng tươi ngon trong khoảng nửa năm.

Tổ tiên dặn: “Ban công trồng 3 cây này hút tài dụ lộc, càng tươi tốt gia chủ càng giàu sang”

0

Trồng cây này ở ban công để cầu chúc cho gia đình ngày một giàu sang sung túc, hạnh phúc, bình an, con cháu thịnh vượng.

Lựu

Cây lựu là loại cây trồng trong chậu rất được ưa chuộng, không chỉ để ngắm hoa mà còn để ngắm quả. Vẻ ngoài tổng thể của cây lựu cây cảnh thường mang vẻ đẹp đơn giản và thanh lịch. Nó có thân dày và vỏ sẫm màu với những nếp nhăn và kết cấu độc đáo.

Khi giao mùa xuân hạ, cây lựu sẽ nở hoa lựu rực rỡ, cánh hoa có nhiều màu sắc, từ đỏ nhạt đến đỏ đậm, hoa có nhiều hình dáng khác nhau, có giống như hoa sen, có giống như hoa loa kèn.

Ý nghĩa thực sự của cây lựu trong phong thủy mang lại may mắn

Vào mùa thu, những quả lựu treo khắp cành, màu sắc tươi sáng, hình dáng tròn trịa, mang đến cho con người cảm giác vui mừng khi thu hoạch được.

Cây cảnh cây lựu là một vật trang trí bổ sung tuyệt vời. Dù trong nhà hay ngoài trời, nó đều có thể trở thành một cảnh quan tuyệt đẹp.

Màu sắc rực rỡ của hoa lựu và hình dáng tròn trĩnh của quả lựu đều rất bắt mắt. Hơn nữa, bốn mùa của cây lựu cũng rất rõ ràng, mùa xuân lá mới xanh, mùa hè ra nhiều hoa, mùa thu quả mọng, mùa đông phô ra cành đẹp, mỗi mùa có một vẻ đẹp khác nhau.

Cây cảnh lựu thích hợp trồng ở những nơi nhiều nắng như ban công, sân trong, bậu cửa sổ… Nó cần đủ ánh sáng mặt trời để đảm bảo sự phát triển của hoa và quả.

Trong phong thủy, cây lựu được coi là biểu tượng của sự may mắn. Ngôn ngữ hoa của hoa lựu là “chín muồi, phú quý, thịnh vượng”.

Hình dáng của quả lựu tượng trưng cho “nhiều con cái và phước lành” nên cây lựu được cho là mang lại sự giàu có và may mắn. Đồng thời, cây lựu có sức sống mãnh liệt, tượng trưng cho sự bền bỉ, bền bỉ trong cuộc sống.

Người xưa nhấn mạnh: “Phía Đông trồng lựu là vàng, phía Tây trồng hồng là bạc” với ngụ ý nếu trồng cây lựu ở phía Đông và trồng cây hồng ở phía Tây thì gia đình sẽ có nhiều vàng bạc, giàu có.

Quả lựu cũng là loại quả có hương vị ngon ngọt, tốt cho sức khỏe con người được nhiều người ưa thích.

Chính vì vậy mà người xưa khuyên bạn nên trồng cây lựu ở ban công để cầu chúc cho gia đình ngày một giàu sang sung túc, hạnh phúc, bình an, con cháu thịnh vượng.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Mộc hương

Cây cảnh quế hương còn gọi là mộc tê, quế hoa, hoa mộc (tên tiếng Anh là Osmanthus fragrans) có hương thơm ngào ngạt, quanh năm xanh tốt.

Mộc hương là cây cảnh có mùi thơm ngọt, thuộc họ Oleaceae, có nguồn gốc từ Đông Á. Cây cảnh này có lịch sử lâu đời, là cây phong thủy được nhiều người yêu thích.

Khi hoa mộc hương nở rộ, hương thơm bay xa mười dặm. Giữa những cành lá xanh tươi, những chùm hoa màu vàng của mộc hương đặc biệt bắt mắt.

Chiều cao của cây cảnh mộc hương trồng ngoài tự nhiên có thể cao từ 3 đến 12 mét, thậm chí có 1 số cây có thể đạt tới 15m.

Tuy nhiên, cây cảnh này trồng trong chậu cũng rất nhỏ xinh và sang trọng, tươi đẹp. Lá mộc hương có hình bầu dục, mép lượn sóng, mặt lá nhẵn, hoa chủ yếu có màu vàng, từ vàng đậm đến vàng nhạt.

Hinh-anh-cay-moc-huong - HTNC

Loài hoa này nhỏ xinh, không có gì quá nổi bật nhưng mọc dày đặc tạo thành những cụm hoa màu vàng rực rỡ, gió thổi qua khiến hoa xôn xao rung động.

Đặc biệt, những cơn mưa hoa rơi rụng xuống khiến việc ngồi dưới gốc cây mộc hương trong mùa hoa là một sự kiện lãng mạn và đẹp đẽ nhất mà nhiều người mong đợi.

Mùi hương của mộc hương cũng chính là đặc điểm nổi bật nhất của cây cảnh này. Hương hoa của nó bền lâu và đậm đà, trồng 1 cây mộc hương trong nhà, vào mùa hoa, cả ngôi nhà bạn đều được ướp hương, thậm chí người đi ngang qua nhà bạn đều ngẩn ngơ.

Ngắm hoa mộc hương, tắm mình trong mùi thơm say đắm, thưởng rượu mộc hương, ăn bánh mộc hương, cảm nhận hoa mộc hương rơi trên tóc, ngắm trăng… là điều mà nhiều người yêu thích.

Thời kỳ ra hoa của mộc hương từ tháng 9 đến tháng 10 hàng năm, là loài hoa tương trưng cho mùa thu. Cây cảnh này cũng có tuổi thọ cao và thường có thể sống từ hàng thập kỷ đến hàng trăm năm.

Trong phong thủy, mộc hương được coi là biểu tượng của sự may mắn. Hoa mộc hương có mùi thơm ngọt ngào tượng trưng cho sự thịnh vượng, thành công trong học tập và địa vị chính thức cao.

Trồng cây này sẽ thu hút may mắn và tăng cường năng lượng phong thủy cho ngôi nhà của bạn.

Cây cảnh này có ý nghĩa đẹp: “phú quý và tốt lành”. Hoa mộc hương thơm còn mang hàm ý quý nhân. Vì thế, người xưa còn có câu: “Mộc hương trồng trước nhà, quý nhân vào trong cửa”.

Cây cọ trúc

Cây cọ trúc được coi là biểu tượng của sự may mắn, mang đến những điều tốt lành cho gia chủ. Loại cây này có hình thức khá bắt mắt, lá cây hướng về tứ phía để thu hút tiền tại, thịnh vượng cũng như bảo vệ gia đình khoải những năng lượng xấu từ bên ngoài. Trồng cây cọ trúc trên ban công cũng mang ý nghĩa giữ hòa khí và bình an cho gia đình.

1 khóm Cây trúc mây (cây mật cật ) làm giống - 1 bụi nhỏ | Lazada.vn

Nhiều người thích trồng 1 -2 cây cọ trúc ở ngoài ban công vì chúng có thể làm điểm nhấn cho không gian, ngoài ra còn hút các chất có hại cho sức khỏe và đuổi được côn trùng như: muỗi, ruồi, gián.

Cây phong lộc hoa

Nếu đang muốn tìm một loại cây có hoa nổi bật thì phong lộc hoa là lựa chọn vô cùng hợp lý cho ban công của bạn.Ý nghĩa của cây Phong Lộc Hoa không phải ai cũng biết - CafeLand.Vn

Cây phong lộc hoa rất được ưa thích vì cảm giác sống động và tươi mới mà chúng mang lại khi mới nhìn vào. Loại cây này cũng có thể trưng trong không gian nhà để tạo nguồn năng lượng tích cực, mang lại tiền tài và thành công trong công việc.

Tổ tiên dặn: “Tứ thụ đại ma” đại kỵ trồng tước nhà kẻo gặp họa, đó là những cây nào?

0

Cây xanh không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Theo kinh nghiệm người xưa truyền dạy: “Tứ thụ đại ma”, bạn có biết đó là những cây nào không?

Cây xanh không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Theo kinh nghiệm người xưa truyền dạy: “Tứ thụ đại ma”, bạn có biết đó là những cây nào không?

1. Cây dâu

Người xưa cho rằng “phía trước không trồng dâu, phía sau không trồng liễu”, cây dâu và cây liễu là hai trong “Tứ thụ đại ma”.

Cây dâu tằm là một loài cây gỗ từ nhỏ đến nhỡ, lớn nhanh, có thể cao tới 15–20m. Thân cành nhiều nhựa không gai, trên thân cành có nhiều mầm, mầm đỉnh, mầm nách, khi cắt tỉa mầm có khả năng cho bật mầm. Lá hàng năm rụng vào mùa đông. Rễ ăn sâu và rộng 2–3m, nhưng phân bố nhiều ở tầng đất 10–30cm và rộng theo tán cây. Quả của cây dâu tằm có vị nhạt, không đậm đà như hương vị của các loại dâu khác như dâu đỏ và dâu đen. Quả của nó có màu từ trắng đến hồng đối với các loại cây được trồng trọt, nhưng màu quả tự nhiên của loài này khi mọc hoang là màu tía sẫm.

cay-canh-khong-nen-trong-truoc-nha-1

Người ta cho rằng, phát âm chữ dâu trong tiếng Hán là 桑 (tang) hài âm với chữ 丧 (tang) là tang ma. Trước nhà có cây dâu sẽ “chiêu tang dẫn hoạ” 招丧引祸, mang bất hạnh đến cho cả nhà.

Còn theo sách “Hán thư” thì ở nước Vệ có bãi dâu ven sông Bộc, trai gái thường tới đó tụ tập hát gợi chuyện không đứng đắn. Vì vậy, người đời còn coi cây dâu là biểu hiện của quan hệ bất chính giữa trai gái. Do vậy, cây dâu chính là “cây ma quỷ” trong quan niệm của người xưa.

2. Cây liễu

Sau nhà không trồng liễu, là do vì trong quan niệm của người xưa, vàng bạc châu báu vào từ cửa trước, nhiều phúc khí được giữ trong nhà, nếu sau nhà trồng cây liễu, thì vàng bạc châu báu và phúc khí sẽ theo cửa sau 流 lưu đi mất, nó tượng trưng cho điều không cát lợi.

Từ “liễu” nghe âm gần giống với từ “lưu”, tức là chảy đi, đổ đi mất, vì vậy trồng loại cây này trước cửa nhà có thể khiến gia chủ gặp nhiều xui xẻo, hao tài tốn của, tài sản trong nhà chảy đổ hết xuống sông xuống biển. Vì vậy, tốt nhất gia chủ không nên trồng cây liễu cả trước và sau nhà để tránh gặp phải những điều không may mắn theo phong thủy nhà ở.

3. Cây dương

Cây dương thường được người chơi cây cảnh yêu thích vì lá cây xanh, tán lá rất đẹp. Tuy nhiên trong dân gian, cây dương được cho là dẫn dụ ma quỷ về nhà nên nó được cho là loại cây không mang lại may mắn cho gia chủ.

Ngoài ra, cây dương mang tính âm nên chắc chắn âm khí theo đó mà đến với ngôi nhà của bạn nếu trồng cây này trong vườn nhà. Điều này ảnh hưởng đến sinh khí và sức khỏe của toàn bộ thành viên sống trong ngôi nhà. Chính vì vậy, rất nhiều người kiêng kỵ loại cây này trồng trong khuôn viên nhà.

cay-canh-khong-nen-trong-truoc-nha-2

4. Cây đa

Ông bà ta có câu “Chùa bóng đa, nhà bóng khế”, điều này có nghĩa cây đa là một cây linh thiêng, là nơi trú ngụ của những linh hồn vất vưởng nên thường có nhiều âm khí. Không chỉ ở Việt Nam, trong Ấn Độ giáo, lá của cây đa được cho là nơi an nghỉ của thần Krishna. Trong đạo Hindu, cây đa có liên quan với lễ hội Vat Purnima. Trong kinh điển tiếng Pali của Phật giáo, cây đa (tiếng Pali: nigrodha) mang tính biểu tượng, được nhắc nhiều lần. Ở Philippines, người ta gọi cây đa là cây balete, nơi trú ngụ của một số vị thần và linh hồn.

Hơn nữa, xét trên góc độ khoa học, gốc rễ to và thô khiến địa hình lồi lõm ảnh hưởng đến phần đất của ngôi nhà, thậm chí, khí rễ ăn sâu xuống lòng đất ảnh hưởng đến móng nhà.

Chính vì vậy, ít ai có nhu cầu lựa chọn trồng cây đa ở trước nhà mà nó chỉ xuất hiện ở đình chùa, miếu mạo mà thôi.

Trước khi rán nem nhớ cho thứ này vào chảo, nem vàng ruộm, vỏ giòn tan, để lâu không ỉu

0

Để có những cuộn nem rán vàng ruộm, vỏ giòn, để không sợ bị ỉu, bạn hãy lưu lại những bí quyết dưới đây.

Nhân nem

Với món nem, bạn có thể thay đổi phần nhân tùy theo sở thích. Thông thường, nhân nem sẽ có một số loại rau củ như củ đậu, giá, cà rốt… cùng với thịt, tôm, miến, trứng…

Phần rau củ nên được vắt bỏ nước để khi trộn nhân không bị ra nước, làm nem bị mềm ỉu, dễ bục.

Lượng trứng cho vào nem cũng chỉ nên vừa phải để nhân kết dính, không bị khô. Cho quá nhiều trứng sẽ khiến nhân nem bị ướt.

Miến ngâm với nước ấm cho mềm. Không nên ngâm miến với nước nóng già khiến miến nở to, làm nem dễ bị bung ra trong quá trình rán.

Ngoài ra, bạn có thể cho thêm các loại rau và gia vị khác để nem thơm ngon hơn, chẳng hạn như hành lá, rau mùi ta, hạt tiêu…

Chọn loại bánh đa gói nem

Mỗi loại bánh đa sẽ mang lại một độ giòn khác nhau. Vỏ ram, vỏ nem rế, bánh tráng đậu xanh sẽ giúp nem rán lên có lớp vỏ vàng ruộm, giòn tan.

Bạn cũng có thể xếp 2 miếng bánh đa chồng lên nhau để tạo lớp vỏ dày hơn giúp nem rán được giòn, không dễ bị bục. Hãy đặt một miếng bánh đa nem xuống mặt phẳng, lấy 1/3 hoặc 1/2 miếng bánh đa nem khác đặt lên trên rồi mới cho nhân vào giữa để gói.

Gói nem

meo-ran-nem-01

 

Khi gói nem, bạn chỉ cho một lượng nhân vừa phải và gói không quá chặt tay. Gói quá chặt sẽ khiến niếm và trứng nở ra trong lúc rán, làm rách phần vỏ. Gói hơi lỏng tay một chút sẽ giúp nhân có không gian để “nở ra”.

Cho nem vào tủ lạnh

Để nem được chắc, rán không bị vỡ, bạn có thể cho nem đã gói vào ngăm mát tủ lạnh khoảng 20 phút. Trong thời gian này, nem sẽ chặt và khô hơn, rán lên sẽ giòn hơn.

Thoa nước đường lên nem

Bạn có thể pha một bát nước nước đường loãng và thoa một lớp mỏng lên các cuốn nem chưa rán. Nước đường sẽ giúp vỏ nem giòn và vàng hơn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể pha loãng giấm với nước sạch rồi thoa đều lên bánh đa nem trước khi gói. Giấm giúp làm mềm bánh đa nem để việc cuộn nem được dễ dàng hơn, nem giòn và đẹp hơn khi rán.

Rán nem 2 lần

Để nem được giòn ngon, lên màu đẹp, không bị cháy, bạn nên rán 2 lần.

Khi rán, hãy thái vài lát gừng và bỏ vào chảo dầu. Gừng sẽ giúp nem giòn, thơm và không dễ bị vỡ. Rán cho lớp vỏ nem se lại, nem chín khoảng 70% thì vớt ra để ráo dầu.

Nếu không cho gừng, bạn cũng có thể cho vài giọt nước cốt chanh vào chảo. Nước cốt chanh sẽ ngăn tình trạng bắn dầu khi rán và giúp nem có lớp vỏ giòn.

meo-ran-nem-02

Nếu làm nhiều thì ở bước này, bạn có thể chờ nem nguội và xếp vào hộp rồi cất tủ lạnh để dùng dần.

Nếu ăn ngay, bạn hãy làm nóng dầu vào cho nem vào rán lần hai ở lửa vừa. Khi thấy nem chuyển màu vàng nâu thì tăng nhiệt để nem không bị ngấm dầu và giúp lớp vỏ giòn hơn.

Khi nem đã vàng đều các mặt thì gắp ra, xếp vào giấy thấm dầu cho hết phần dầu thừa rồi mới xếp nem ra đĩa.

meo-ran-nem-03

Cách bảo quản nem

Bạn có thể gói nhiều nem một lần rồi bảo quản để dùng dần. Có nhiều cách để bảo quản nem khác nhau mà bạn có thể tham khảo.

– Bảo quản nem sống

Sau khi gói xong, bạn hãy xếp nem vào khay rộng. Nên để các cuốn nem cách nhau một chút để chúng không dính vào nhau. Cho khay nem vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 40 phút cho các cuốn nem cứng lại.

Khi nem đã cứng, hãy lấy chúng ra và xếp vào hộp, đậy kín nắp. Cho hộp nem vào ngăn đá tủ lạnh. Khi cần dùng thì lấy nem ra, rã đông tự nhiên khoảng 20 phút là có thể rán được.

– Bảo quản nem đã rán

Bạn cũng có thể rán sơ nem rồi gắp ra, để cho nem nguội và ráo dầu rồi mới xếp vào hộp vào cất vào ngăn đá tủ lạnh để bảo quản. Khi cần ăn thì lấy nem ra rã đông và rán lại cho vỏ vàng giòn.