Home Blog Page 20

Chồng mất 3 năm, nỗi đau tưởng như đã nguôi ngoai, nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn thấy mình chìm trong ký ức.  Hôm nay tôi lướt F:B bất chợt, bài viết của một người phụ nữ xa lạ đập vào mắt tôi: “Hôm nay là ngày gi:ỗ anh, người chồng yêu dấu của tôi. Em mãi nhớ anh, mãi yêu anh…” Kèm theo đó là một bức ảnh mờ cũ và những dòng tên họ cùng ngày sinh giống hệt chồng tôi. T:im tôi như bị b:óp ng:hẹt. “Thật là một sự trùng hợp kỳ lạ,” tôi tự nhủ, nhưng lòng không ngừng dậy lên những cơn sóng ngờ vực. Tay run rẩy, tôi bấm vào trang cá nhân của người phụ nữ ấy. Hình ảnh, bài viết, những lời tâm sự chân thành… Tất cả như vẽ nên một bức tranh về một cuộc đời khác của chồng tôi, một góc khuất mà tôi chưa từng biết. Ai ngờ… chồng tôi, người tôi yêu thương suốt bao năm, lại có một bí mật động trời đến vậy…Đọc tiếp ở bình luận

0

Chồng mất 3 năm, tôi lướt mạng vô tình thấy 1 người phụ nữ đăng bài ‘tưởng nhớ chồng’ với tên họ và ngày sinh giống hệt chồng mình. “Thật là một sự trùng hợp kỳ lạ”, tôi nghĩ vậy. Thế nhưng, có điều gì đó thôi thúc khiến tôi muốn tìm hiểu sự việc thêm nữa nên tôi đã bấm vào để xem trang cá nhân của người phụ nữ này…

Đầu năm 2018, tôi quen anh trên một ứng dụng hẹn hò. Anh đẹp trai, biết cách nói những điều thú vị khiến tôi luôn vui vẻ. Tôi đã phải lòng anh ngay lập tức. 5 tháng sau, chúng tôi chuyển đến sống cùng nhau.

Khi anh cầu hôn tôi tại công viên vào tháng 12/2019, tôi cảm giác mình như công chúa đã tìm thấy tình yêu đích thực trong truyện cổ tích.

Chúng tôi chuẩn bị kết hôn vào tháng 8/2020. Trong bữa tối với bạn bè và gia đình vào đêm trước đám cưới, trước mắt tất cả người thân, bạn bè của chúng tôi, anh đã xúc động phát biểu về chuyện tình của chúng tôi, mọi người đều cảm nhận được rằng anh đã yêu tôi nhiều thế nào.

Sau đó, tôi hôn anh chúc ngủ ngon và về lại nhà của mình, chúng tôi đã sẵn sàng cho lễ cưới tuyệt vời của sáng hôm sau.

Vậy nhưng, sáng hôm sau, tôi bị đánh thức bởi tiếng điện thoại. Tôi nghe thấy giọng mẹ hốt hoảng: “Con phải xuống dưới nhà ngay”.

Nỗi sợ hãi bắt đầu dâng trào trong tôi. Anh đã qua đời vào sáng sớm. Tôi nhớ những gì xảy ra tiếp theo trong các bức ảnh chụp nhanh. Tôi ngã gục trên giường và cố gắng để thở. Tôi tự nhắc mình đây là sự thật chứ không phải mơ, anh đã mất vào đúng ngày mà chúng tôi tổ chức đám cưới!

Kết quả khám nghiệm cho thấy, anh qua đời bởi một cơn đau tim ở tuổi 33, vì một căn bệnh mà không ai biết. Tôi vô cùng sốc và đau lòng. Làm sao tôi có thể đến dự đám tang của anh mà đáng nhẽ thời điểm đó, chúng tôi đã lên kế hoạch để cùng đi hưởng tuần trăng mật.

Theo thời gian, tôi đã học cách kiểm soát nỗi đau của mình. Chiếc váy cưới chưa mặc vẫn treo trong tủ quần áo, nhưng tôi đã đeo nhẫn cưới vào những dịp đặc biệt vì tôi luôn tôn trọng anh.

hình ảnh

Ảnh minh họa, nguồn: DSD

Tôi chắc chắn câu chuyện của chúng tôi đã kết thúc, nhưng có một bước ngoặt đã xảy đến sau đó 3 năm. 

Ngày 20/11/2023, đúng ngày sinh nhật của anh, tôi đang lướt trên mạng xã hội thì bắt gặp một bài viết của một người  phụ nữ lạ với nội dung tưởng nhớ người đã mất là ‘chồng’ của cô ấy. Điều làm tôi chú ý là người này có cùng họ tên và ngày sinh với anh. Thậm chí, trong bài viết đăng tải, người phụ nữ nói rằng, cô ấy đã ở bên anh trong ngày cuối cùng khi anh còn ở trên thế gian.

“Thật là một sự trùng hợp kỳ lạ”, tôi nghĩ vậy. Thế nhưng, có điều gì đó thôi thúc khiến tôi muốn tìm hiểu sự việc thêm nữa nên tôi đã bấm vào để xem trang cá nhân của người phụ nữ này.

Ngay sau khi tôi ấn vào tài khoản mạng xã hội của cô ấy, không còn gì nghi ngờ nữa, bài viết mà cô ấy đăng tải thực sự dành cho ‘chồng tôi’. Tôi xem rất kĩ và thấy cả những bức ảnh họ chụp chung với nhau, gương mặt  chồng tôi nở nụ cười rạng rõ khi ở bên người phụ nữ khác, trong thời  gian sắp làm đám cưới với tôi.

Tôi liên lạc với cô ấy và nói chuyện bằng sự tế nhị và lịch sử nhất có thể. Tôi chỉ muốn tìm hiểu mọi chuyện nhưng tôi cũng ý thức được  việc anh ấy đã không còn trên đời.

Hai tiếng sau, tôi đã có câu trả lời rồi. Cô ấy gặp anh trên một ứng dụng hẹn hò vào tháng 3/2019, tức là một năm sau khi anh quen tôi.

Cả hai bắt đầu gặp gỡ và vẫn nói chuyện vào ngày trước đám cưới giữa anh và tôi. Thậm chí, kể cả đêm cuối cùng sau nụ hôn tôi dành cho anh, anh không trở về nhà mà đã đến để ‘tâm sự’ với cô ấy. Sau khi trò chuyện, tôi biết cô ấy không biết về sự tồn tại của tôi cũng như tôi chưa từng biết tới sự tồn tại của cô ấy.

Tôi thắc mắc vì sao 2 người không hề có đám cưới mà cô lại gọi anh là ‘chồng’ khi đăng bài tưởng nhớ trên facebook, cô ấy giải thích rằng họ đã xưng hô với nhau là ‘vợ chồng’ chỉ sau một thời gian ngắn hẹn hò. Cũng như tôi, cô ấy đã có những giây phút hạnh phúc ngập tràn bên người đàn ông của mình mà không hề biết về việc anh đang bắt cá 2 tay.

Sau sự việc, giống như tôi bị mắc kẹt trong một bộ phim có cốt truyện kinh khủng. Mối quan hệ mà tôi nghĩ mình là công chúa đã gặp được hoàng tử, người đàn ông mà tôi đã rất đau buồn khi anh ra đi… Tất cả chỉ là lời nói dối.

“Anh ấy yêu em”, tôi đã nghe đi nghe lại nhiều lần những lời nói ấy từ mọi người xung quanh. Nhưng đó không phải tình yêu. Tôi cố gắng chấp nhận sẽ không bao giờ biết anh cảm thấy thế nào về tôi, cũng không biết phiên bản tình yêu anh dành cho tôi là gì?

Anh giống như một người xa lạ với tôi bây giờ. Tôi cảm thấy tức giận vì tôi không thể diễn tả với anh cảm giác mà anh đã gây ra cho tôi. Đó là cơn thịnh nộ sau bao năm lãng phí. Tôi tiếc nuối vì bao lâu này vẫn luôn tin tưởng vào tình yêu này.

Những năm tháng sau đó, tôi đã vật lộn với chứng trầm cảm lo âu và phải trị liệu. Nhưng tôi vui vì đã biết sự thật.

Người đàn bà của bố. Bố ngồi trước mặt tôi, ánh mắt ông lấp lánh một điều gì đó vừa lạ lẫm, vừa quen thuộc. Rồi ông nói, giọng bình thản mà ch:ắc n:ịch. “Bố sẽ lấy vợ. Ý con thế nào?”. Trời! Bố tôi lấy vợ cơ đấy. Ðiều mà bao lâu nay tôi chẳng bao giờ nghĩ đến. Bố tôi, người đàn ông đã bước sang tuổi ngoài 60, cái tuổi chẳng còn trẻ nữa. Vậy mà giờ ông lại muốn lấy vợ. Tôi biết bố hỏi tôi là để thông báo còn bố đã quyết định. Thì cũng đúng, đó là việc của bố. Chúng tôi là con, không được phép cản…Đọc tiếp ở bình luận

0

Bố ngồi trước mặt tôi: “Bố sẽ lấy vợ. Ý con thế nào?”. Trời! Bố tôi lấy vợ cơ đấy. Ðiều mà bao lâu nay tôi chẳng bao giờ nghĩ đến. Bố tôi, người đàn ông đã bước sang tuổi ngoài 60, cái tuổi chẳng còn trẻ nữa. Vậy mà giờ ông lại muốn lấy vợ. Tôi biết bố hỏi tôi là để thông báo còn bố đã quyết định. Thì cũng đúng, đó là việc của bố. Chúng tôi là con, không được phép cản. Mà ông cũng không làm gì sai.

Mẹ tôi mất từ ngày sinh em Lam, bố một mình làm đủ thứ nghề, từ sửa xe, đạp xích-lô, chạy hàng ngoài chợ nuôi chị em tôi ăn học. Cuộc sống trước kia thiếu thốn, còn giờ, cả hai chị em tôi đã có công việc, thu nhập ổn định. Cuộc sống của ba bố con không sung túc nhưng cũng chẳng thiếu thứ gì. Với tôi, bố luôn là người đàn ông mà tôi kính trọng và yêu thương nhất. Vậy mà… Bố làm tôi hụt hẫng lẫn thất vọng. Tôi có cảm giác như bố không còn yêu thương chị em tôi nữa.

Người đàn bà ấy sẽ bước vào ngôi nhà của bố con tôi, sử dụng những đồ dùng trong nhà của chúng tôi, ăn cơm cùng. Và quan trọng hơn, bà ấy sẽ giành mọi sự quan tâm, yêu thương của bố cho chúng tôi trước kia. Cuộc sống của ba bố con tôi sẽ bị đảo lộn. Vì một người đàn bà xa lạ.

Tôi không hỏi người bố đưa về nhà làm mẹ của chúng tôi là người như thế nào. Dù là ai thì tôi cũng không muốn. Nếu bố còn trẻ, tôi sẽ nghĩ khác, nhưng bố đã già rồi. Bố còn cần gì ngoài hai đứa con gái ngoan ngoãn, giỏi giang nữa. Chị em tôi vẫn có thể sắp xếp thời gian làm công việc nhà. Còn nếu bố cần một người trò chuyện thì bố cứ tìm những người bạn già trong xóm chơi cờ, bình thơ… Việc gì phải lấy vợ. Tôi lấy hết sự bình tĩnh: “Con nghĩ ba bố con mình sống như thế này là được rồi, con không muốn mọi thứ trong nhà bị đảo lộn”. Tôi nói và cầm túi xách bước ra khỏi nhà, chưa kịp nhìn xem phản ứng của bố. Nhưng tự thâm tâm mình tôi mong bố thay đổi quyết định.

Lam không muốn nhưng nó cũng không phản đối thẳng thừng như tôi. Vậy là chỉ có tôi ngăn cản cuộc hôn nhân của bố.

Bố vẫn lấy vợ. Bố không bày vẽ cỗ bàn, cũng không mời ai đến chúc tụng. Hôm ấy bố chỉ làm một cái lễ có mâm cơm, một bó hoa hồng đặt lên bàn thờ mẹ. Tôi lấy lý do bận đi công việc gấp, tránh mặt. Lam gọi điện thoại trách móc: “Sao chị ích kỷ thế? Chị có biết bố buồn lắm không?” Tôi im lặng. Thế chẳng lẽ bố cũng không biết tôi buồn sao? Bố cũng không để ý đến suy nghĩ của tôi, tâm trạng của tôi.

Những người đàn bà… của bố

Người đàn bà bố đưa về nhà khác hẳn với suy nghĩ của tôi. Không phải là một người trẻ trung chỉ đáng tuổi chị, tuổi cô tôi, cũng không phải một người thích ăn diện, váy vóc lòe xòe, không biết lo việc bếp núc. Người đàn bà của bố tôi ngoài năm mươi tuổi, ít nói, mặc chiếc áo sơ-mi mầu hoa cà, hay đội nón và thích vào bếp. Lam thắc thỏm với tôi: “Ðấy, bố đã chọn người là chỉ có nhất, vừa ý chị chưa?”. Tôi gạt đi: “Ở lâu mới biết”.

Bố nhắc chúng tôi gọi là Mẹ cho tình cảm, cho có không khí gia đình. Nhưng sao thế được, chị em tôi chỉ có một mẹ. Mẹ tôi luôn tồn tại trong ngôi nhà này, không ai thay thế được vị trí của bà. Tôi tỏ rõ quan điểm với bố và thống nhất chúng tôi sẽ gọi là dì cho phải lẽ. Bố không hài lòng nhưng cũng không phản đối. Người đàn bà của bố cũng xưng dì – cháu với chúng tôi.

Từ ngày có dì, mọi việc trong nhà tôi bỏ bẵng, không động chân, động tay. Ngoài việc tự giặt quần áo của mình thì mọi việc trong nhà dì Hoa lo. Sáng dì nấu ăn sáng, chúng tôi chỉ việc ăn rồi đi làm. Tối về có cơm dọn sẵn, chỉ việc ăn xong, tắm rửa và lên phòng ngủ. Phần vì không đồng ý dì ngay từ đầu nên tôi tỏ rõ thái độ không hợp tác. Tôi ít nói chuyện, tránh gặp mặt riêng với dì và “niêm phong” luôn căn buồng ngủ của mình.

Cuộc sống thiếu mẹ từ nhỏ đã dạy tôi tự vượt qua khó khăn, thiếu thốn. Tôi sớm trưởng thành hơn so với những đứa bạn cùng tuổi, cũng chính vì thế mà tôi dè chừng với tất cả những người lạ. Tôi không tin ai, ngoài gia đình mình.

Dì Hoa có vẻ hiểu thái độ của tôi nên rất ít khi thấy dì nói chuyện hay thể hiện tình cảm với bố trước mặt tôi. Bố biết tôi khó chịu nhưng ông cũng không trách móc gì. Cuộc sống của ba bố con tôi từ ngày có dì Hoa về thay đổi hẳn. Ba bố con tôi ít ngồi lại nói chuyện với nhau sau bữa ăn, cũng ít khi trong nhà có tiếng cười đùa vui vẻ của hai chị em. Ăn cơm tối xong, dì Hoa hãm một ấm trà hoa cúc. Bố vừa ngồi xem phim vừa uống trà. Thỉnh thoảng tôi ngồi lại nghe hai người nói chuyện. Tôi không hiểu những câu chuyện từ ngày xửa ngày xưa có gì hay mà khiến bố tôi cười và kể, nghe mãi…

Dì Hoa dần mang bố ra khỏi cuộc sống của chị em tôi. Tôi cảm giác mỗi ngày bố lại trở nên xa cách tôi hơn.

Hôm bố bị đau đầu. Quen như thường ngày, tôi lấy dầu cao vào phòng bóp đầu cho bố thì đã thấy dì Hoa đang cạo gió cho bố. Tôi bỏ lọ dầu cao vào tủ, ấm ức. Chạy xuống bếp định nấu cho bố bát cháo mang vào thì đã thấy bố đang ngồi ăn cháo. Tôi xách túi ra khỏi nhà. Vốn đã không ưa dì, càng ngày tình cảm giữa tôi và bố càng trở nên xa cách khiến tôi càng ghét dì hơn.

Tôi kiếm đủ cớ để trách móc, tỏ thái độ không hài lòng khi dì nấu cơm, giặt quần áo hay đi chợ quên mua thứ gì đó tôi đã dặn trước. Buổi sáng, bước chân xuống nhà, thấy dì xách làn đi chợ về tôi hỏi dì có mua giúp tôi bó hoa cúc không. Hình như chợt nhớ, dì vội vàng:

– Dì quên mất, mải mua đồ ăn nên dì quên, để dì chạy ra chợ mua sau nhé?

Tôi hậm hực:

– Lần sau nếu không muốn mua dì cứ nói thẳng để cháu tự đi.

Từ trong nhà, bố tôi bước ra, vẻ mặt nghiêm nghị:

– Dì đã nói là quên và mua sau cho con, sao con lại nói thế.

Quay sang dì Hoa, bố tôi nhẹ nhàng:

– Việc của chúng nó mình cứ để tự chúng làm.

Dì Hoa đủng đỉnh vào bếp. Còn tôi đành ấm ức đi làm.

Hình mình hoạ

Thời gian trôi qua. Tôi lấy chồng, về làm dâu cách nhà một đoạn đường. Vì điều kiện gia đình bên chồng chỉ có mình chồng tôi là con trai nên sau khi kết hôn tôi ở chung với mẹ chồng. Cuộc sống mẹ chồng nàng dâu chẳng mấy khi “cơm lành canh ngọt”. Nhiều lúc tôi mệt phờ với công việc ở cơ quan về nhà lại phải lo cơm nước, những việc trong gia đình. Rồi đến khi sinh con, thời gian lại hạn hẹp, không có thì giờ để nghỉ ngơi. Tôi ít về thăm bố.

Chồng thường xuyên đi công tác xa nhà, mẹ chồng lại chẳng mấy khi gần gũi. Những lúc con ốm, nằm ôm con mà nước mắt tôi rơi lã chã. Nhiều lúc phải thức trắng đêm chăm con khiến tôi gầy xọp hẳn đi.

Giỗ mẹ, Lam điện thoại bảo: “Chị thu xếp về nhà đi. Bố mong chị lắm đấy”. Tôi ôm con về nhà. Ðến cổng nhà, nhìn sân vườn sạch sẽ, những cây hoa hồng trước cửa nở đỏ rực. Giàn thiên lý trổ hoa thơm ngát. Ðám đất nhỏ cạnh giếng nước trồng mỗi loại rau một ít, xanh mướt. Mọi thứ trong nhà ngăn nắp, gọn gàng. Mâm cơm cúng mẹ tôi dọn ra đủ đầy, tươm tất, như những ngày chúng tôi ở nhà. Tôi ôm con lên gác, vào căn phòng mình ngày xưa. Mọi thứ vẫn còn nguyên như ngày tôi ở nhà. Trên chiếc bàn nhỏ là một bó hoa cúc trắng tôi yêu thích. Ðặt con xuống giường, tôi ngả người ra tấm nệm thơm, một cảm giác bình yên và ấm cúng.

Nghe thấy tiếng cu Bon khóc, dì Hoa chạy lên phòng, ôm nựng. Một lúc là nó nín ngay. Ở nhà, tôi phải đánh vật mãi nó mới chịu ăn. Vậy mà cháo dì Hoa nấu thằng bé ăn liền một mạch hết lưng bát con. Tôi mừng quá, hỏi dì cách nấu. Dì đi chợ mua đủ thứ về bóc, xay nhuyễn rồi cẩn thận đóng vào hộp bảo để tôi mang về, dặn mỗi lần nấu chỉ cần lấy ra vài thìa, nêm nhàn nhạt hơn mình ăn một chút là thằng bé ăn ngay. Thấy cu Bon ho, dì hái mấy bông hoa đu đủ đực sau nhà hấp mật ong, đút từng thìa cho uống. Dì bảo chịu khó làm thế vài lần là khỏi.

Ngồi ăn bữa cơm cả gia đình tôi mới cảm nhận được hương vị ấm áp của bữa cơm đầm ấm mà bao lâu nay tôi không trân trọng. Những món ăn ngày trước dì Hoa nấu về nhà chồng tôi chẳng còn được ăn. Quay sang nhìn bố, tôi thấy bố tôi vui vẻ và khỏe mạnh hẳn ra. Khi ra về dì Hoa cẩn thận gói đủ thứ cho hai chị em tôi mang về.

Bố ôm tôi: “Nhà mình cửa lúc nào cũng mở. Khi nào mệt mỏi thì về nhà, con nhé!”. Tôi quay mặt, giấu những giọt nước mắt chực chờ lăn trên má.

Ngày mẹ sắp ra đi, bà kêu các con về họp gia đình rồi chia tài sản. Mẹ tiếp lời: “Con gái, mẹ để lại cho con 10 triệu đồng. Còn con trai, mẹ để lại cho con cả căn nhà.” Tôi bất ngờ, không phải vì giá trị của tài sản, mà bởi sự chênh lệch quá lớn. Nhưng tôi không nói gì, chỉ im lặng cúi đầu. Tôi biết mẹ luôn có lý do của bà. Một tuần sau, mẹ trút hơi thở cuối cùng. Xong công việc tôi ra ngân hàng lĩnh tiền tôi lặng người khi nhân viên nói…

0

Ngày mẹ gọi các con về họp gia đình, tôi biết thời khắc đau lòng ấy đã đến. Mẹ đã chống chọi với căn bệnh ung thư suốt gần hai năm, nhưng sức khỏe của bà ngày một yếu dần. Dù ai cũng cố gắng níu kéo, nhưng có lẽ mẹ đã chấp nhận đối diện với sự thật.

Buổi họp gia đình hôm đó diễn ra trong căn phòng khách nhỏ của mẹ, nơi mà chúng tôi đã lớn lên với biết bao kỷ niệm. Mẹ nằm trên chiếc giường nhỏ, ánh mắt dịu dàng nhưng mệt mỏi.

Mẹ yếu ớt nói:
“Mẹ đã suy nghĩ kỹ rồi. Mẹ không có nhiều của cải, nhưng muốn phân chia rõ ràng để các con không xảy ra tranh chấp sau này.”
Tôi và anh trai gật đầu, lòng trĩu nặng. Chúng tôi không phải là những người tham lam, nhưng ai cũng hiểu rằng lời mẹ lúc này là di chúc cuối cùng.

Mẹ chồng nằm viện trách con dâu không nghỉ việc vào chăm, tôi nói một câu  bà á khẩu | Đời sống - Giải trí | kienthuc.net.vn

Mẹ tiếp lời:
“Con gái, mẹ để lại cho con 10 triệu đồng. Còn con trai, mẹ để lại cho con cả căn nhà.”
Tôi bất ngờ, không phải vì giá trị của tài sản, mà bởi sự chênh lệch quá lớn. Nhưng tôi không nói gì, chỉ im lặng cúi đầu. Tôi biết mẹ luôn có lý do của bà.

Một tuần sau, mẹ trút hơi thở cuối cùng. Đó là một buổi sáng mùa đông lạnh lẽo. Cả gia đình chìm trong nỗi đau mất mát.

Sau lễ tang, tôi quyết định ra ngân hàng để rút khoản tiền 10 triệu mẹ để lại. Mẹ đã dặn kỹ rằng số tiền này là tất cả những gì bà muốn dành riêng cho tôi. Trong lòng, tôi cảm thấy ấm áp vì tình thương của mẹ, dù chỉ là một khoản nhỏ.

Khi đến quầy giao dịch, tôi đưa giấy tờ và nói với nhân viên rằng mình muốn rút khoản tiền 10 triệu. Người nhân viên kiểm tra một lúc, sau đó ngẩng đầu lên, ánh mắt đầy bối rối.
“Chị có chắc là chị chỉ muốn rút 10 triệu không?”

Tôi nhíu mày, ngạc nhiên hỏi lại:
“Sao lại hỏi thế? Đó là số tiền mẹ tôi để lại cho tôi.”

Người nhân viên nhìn tôi thêm một lúc, rồi nhẹ nhàng nói:
“Tài khoản này hiện có… 2 tỷ đồng.”

Câu nói của nhân viên ngân hàng như sét đánh ngang tai. “Hai tỷ đồng? Mẹ tôi chỉ nói là 10 triệu cơ mà!” Tôi vội vàng yêu cầu kiểm tra lại, nhưng kết quả không thay đổi. Trong tài khoản đứng tên tôi, số tiền chính xác là 2 tỷ đồng.

Cảm xúc trong tôi lúc đó là một mớ hỗn độn. Tôi không biết nên vui hay buồn, bởi đây không chỉ là sự bất ngờ mà còn là một dấu hỏi lớn về quyết định của mẹ.

Tối hôm đó, tôi trở về căn nhà cũ, nơi mẹ từng sống. Ngồi trong căn phòng quen thuộc, tôi bắt đầu tìm kiếm những kỷ vật của mẹ, hy vọng có thể tìm ra câu trả lời. Và rồi, trong một ngăn kéo nhỏ, tôi thấy một lá thư được mẹ để lại, trên phong bì ghi dòng chữ: “Gửi con gái yêu của mẹ.”

Tôi run run mở thư. Những dòng chữ nghiêng ngả hiện ra trước mắt:
“Con gái yêu của mẹ,

Khi con đọc được lá thư này, có lẽ mẹ đã không còn bên cạnh con nữa. Mẹ biết, suốt cuộc đời con đã phải chịu nhiều thiệt thòi. Là con gái, con luôn nhường nhịn anh trai, luôn cố gắng sống tốt mà không bao giờ đòi hỏi gì cho mình.

10 triệu đồng mẹ nói với con không phải là tất cả. Mẹ để lại số tiền lớn trong tài khoản của con vì mẹ muốn con tự quyết định cuộc sống của mình. Căn nhà mẹ để lại cho anh trai, vì mẹ biết nó là nơi chứa đựng ký ức của anh ấy và gia đình nhỏ của anh. Nhưng mẹ cũng biết rằng, con cần có sự độc lập và khả năng tự chăm lo cho tương lai.

Đừng trách mẹ vì đã không nói rõ ngay từ đầu. Mẹ chỉ muốn con hiểu rằng, giá trị của tình thân không nằm ở tài sản được chia, mà là ở cách các con yêu thương và hỗ trợ lẫn nhau.

Hãy sống hạnh phúc, con nhé.
Mẹ yêu con.”
Đọc đến đây, nước mắt tôi rơi lã chã. Tôi nhớ về những ngày tháng sống bên mẹ, nhớ cách bà luôn âm thầm quan tâm và chăm sóc tôi, dù đôi khi tôi không nhận ra điều đó.

Tôi hiểu rằng, mẹ không chỉ chia tài sản mà còn gửi gắm bài học về tình yêu thương và sự thấu hiểu giữa các thành viên trong gia đình. Số tiền 2 tỷ không chỉ là một khoản tài sản, mà còn là niềm tin mẹ dành cho tôi, là lời nhắc nhở rằng tôi có quyền sống hạnh phúc và tự chủ.

Sau hôm đó, tôi quyết định không nói cho anh trai biết về số tiền này. Tôi tin rằng, mẹ đã có lý khi giữ bí mật với anh. Tôi cũng không muốn tài sản làm rạn nứt tình cảm giữa chúng tôi.

Tôi dùng một phần số tiền để giúp đỡ gia đình anh trong những lúc khó khăn, phần còn lại tôi đầu tư vào một tương lai tốt hơn cho chính mình.

Dù mẹ đã rời xa, nhưng tình yêu và bài học bà để lại sẽ mãi mãi là ngọn đèn soi sáng con đường của tôi. Tài sản lớn nhất của mẹ không nằm ở những con số, mà là ở tình yêu thương vô bờ mà bà dành cho các con.

Tự biết mình là g::á:i t::ỉnh l:ẻ nên tôi một mực không muốn tới nhà bạn trai ở thành phố để ra mắt nhưng anh thuyết phục quá nên tôi lại thay đổi ý định ở phút chót. Sáng hôm ấy, tôi diện bộ đồ đẹp nhất, chỉn chu chỉnh tề rồi xách theo lãng hoa quả nhập khẩu tới ra mắt. Cứ nghĩ khó khăn lắm nhưng nào ngờ bố mẹ anh lại rất niềm nở, đon đả và ra vẻ ưng ý về tôi. Đến lúc đang ăn cơm trưa, anh có điện thoại nên ra ngoài nghe, nào ngờ bác gái ngay lập tức thay đổi sắc mặt, ghé sát tai tôi rồi nói đúng 1 chữ. Tôi bàng hoàng ngơ ngác tưởng mình nghe nhầm liền hỏi lại nhưng câu trả lời nhận lại còn s/ố/c hơn. Buông đôi đũa, tôi về luôn không phép tắc gì cả, thật không ngờ bên ngoài đon đả là thế mà bác lại nói ra được những câu như vậy!…Đọc tiếp tại bình luận

0

Trong lúc người yêu ra ngoài nghe điện thoại mẹ anh bất ngờ ghé vào tai nói một từ khiến tôi vô cùng bàng hoàng.

Em chưa biết làm thế nào trong trường hợp này các chị ạ. Em sinh ra trong gia đình cơ bản, lại ở nông thôn nên có lẽ trong mắt nhiều người, em là người con gái thực dụng khi yêu trai thành phố. Từ trước đến giờ, em chưa bao giờ vòi vĩnh tiền của người yêu. Cũng không có ý định sẽ phụ thuộc vào họ.

Hải không phải mối tình đầu của em. Thế nhưng trước khi đến với anh, em đã đắn đo rất nhiều. Nói về gia cảnh thì cả hai quá khác biệt. Trong khi nhà em khó khăn, gia đình Hải lại rất khá giả. Thành ra em vẫn luôn né tránh anh.

Biết em sợ mang tiếng, Hải vẫn kiên trì theo đuổi. Cuối cùng cũng nhận được cái gật đầu của em. Có điều khi bắt đầu quen nhau, em đã nói rõ với người yêu, rằng đừng bao giờ chu cấp thứ gì cho mình. Bởi anh càng làm vậy, người khác càng có cớ để đánh giá mối quan hệ này.
Ngày đầu về ra mắt nhà người yêu, cô gái trẻ ‘tái mặt’ khi mẹ anh ghé tai nói đúng một từ - Ảnh 1

Ảnh minh họa: Internet

Yêu nhau được 3 tháng thì Hải rủ em về nhà chơi. Lúc này bọn em vẫn chưa xác định kết hôn, nhưng anh nói bố mẹ rất muốn gặp mặt. Từ khi trưởng thành, anh chưa bao giờ dẫn cô gái nào về nhà. Chỉ có em là người duy nhất anh kể với bố mẹ, vì thế ông bà rất muốn sớm gặp em.

Nghe Hải kể, em nghĩ có lẽ anh đã nói rõ hoàn cảnh gia đình mình. Hôm qua, khi về nhà người yêu ra mắt, em ăn mặc chỉnh tề, mua một lẵng hoa quả đến để làm quà biếu. Người đón em là mẹ anh, thú thật dù đã có tuổi nhưng bác vẫn toát lên sự quý phái của một phu nhân. Điều đó khiến em cảm thấy áp lực.

Nhưng đó vẫn chưa phải tất cả. Đang ngồi nói chuyện thì người yêu em có điện thoại. Anh vừa ra ngoài, mặt bác gái đã biến sắc. Bác ghé tai em nói nhỏ: “Biến”. Em tưởng mình nghe nhầm nên hỏi lại, không ngờ bác nói thẳng, rằng em là đũa mốc mà chòi mâm son. Bác đã nói vậy, em đành tìm lý do rồi ra về. Sau hôm qua, em vẫn suy nghĩ rất nhiều. Người yêu em thì chưa biết gì. Theo các chị, em nên xử lý chuyện này thế nào ạ?

Trước đây, chị dâu cả của chồng tôi rất thân thiện nhưng từ ngày mẹ chồng ốm đau, nhất là khi bà qua đời, chị ấy đã hoàn toàn thay đổi. Chị luôn tị nạnh với vợ chồng nhà tôi được mẹ chồng yêu thương, nên bà ốm đau mọi chi phí đều phải do vợ chồng chú út gánh vác. Trước mặt đông đủ họ hàng, chị liên tục khoe mẽ là bao năm nay vất vả nuôi mẹ, chứ đâu sướng như vợ chồng chú út, sống ở xa, tự do thoải mái. Trước khi mất, mẹ chồng tôi có sổ tiết kiệm 300 triệu đồng, là tiền bà dành dụm được và số nhiều trong đó là của vợ chồng tôi biếu riêng. Vậy mà chị dâu cả gọi gấp vợ chồng tôi về ký vào các loại giấy tờ để chị ta có thể rút được tiền. Nực cười là chị ấy cho rằng mình có công chăm sóc, nuôi dưỡng mẹ khi về già, lúc ốm đau nên được hưởng hết quyền thừa kế đấy. Ki:nh k:hủn:g nhất là việc làm đáng sợ của chị dâu cả hôm qua…

0

Từ lúc mẹ chồng mất đến nay, vợ chồng tôi liên tục hứng chịu những lời nói, việc làm đáng sợ của chị dâu cả.

Từ lúc kết hôn tôi và chồng đã ở riêng, sống xa gia đình. Tôi không phải làm dâu, nhưng cũng rất quý trọng mẹ chồng. Bà cũng yêu mến gia đình nhỏ của tôi, mỗi lần về thăm là tôi cảm nhận được tình cảm của mẹ chồng dành cho mình. Bố chồng tôi mất cách đây 10 năm, nên mẹ chồng sống với vợ chồng con trai cả.

Tuy ở xa nhưng vợ chồng tôi làm tròn chữ hiếu, rảnh là cả gia đình về thăm mẹ chồng. Hàng ngày đều gọi điện về hỏi han, nên tình cảm tuy ở xa nhưng vẫn gắn bó. Hai con của tôi rất quý bà nội, mong ngóng từng ngày để được về thăm bà. Mỗi lần về quê nội, hai con của tôi chẳng muốn lên, bởi được bà chiều chuộng, đưa ra ngoài vườn, cánh đồng để chơi.

Điều không may là mẹ chồng tôi qua đời cách đây mấy tháng. Gia đình nhà chồng cũng như bản thân tôi rất đau lòng, mẹ chồng cả đời sống hiền lành, nhân từ, thương yêu chồng con, sau này có thêm các cháu. Sự ra đi của mẹ khiến chồng tôi suy sụp, mỗi khi nhắc đến bà lại khóc vì thương nhớ.

Từ trước đến nay, vợ chồng tôi không hề toan tính bất cứ điều gì bởi luôn đặt chữ hiếu lên làm đầu. Mẹ ở với vợ chồng anh cả, vợ chồng tôi cũng đều đặn gửi tiền về cho chị dâu để phụ chị nuôi mẹ, mặc dù mẹ chồng tôi có lương hưu. Mỗi khi ốm đau, vợ chồng tôi lại về đón bà đi khám, chữa bệnh. Hầu như vợ chồng anh cả không phải bỏ ra đồng nào.

 

Mẹ chồng mới qua đời, chị dâu đã làm ngay một việc khiến tôi sốc nặng- Ảnh 2.

 

Chị chồng hoàn toàn thay đổi kể từ khi mẹ chồng qua đời. Ảnh minh họa

Chị dâu cả trước đây rất thân thiện, nhưng từ ngày mẹ chồng ốm đau, nhất là khi bà qua đời, chị ấy đã hoàn toàn thay đổi. Chị dâu luôn tị nạnh với vợ chồng nhà tôi được mẹ chồng yêu thương, nên bà ốm đau, mọi chi phí đều phải do vợ chồng chú út gánh vác. Trước mặt đông đủ họ hàng, chị dâu cả liên tục khoe mẽ là bao năm nay vất vả nuôi mẹ, chứ đâu sướng như vợ chồng chú út, sống ở xa, tự do thoải mái.

Mọi khoản tiền thăm hỏi ốm đau, phúng viếng mẹ chồng, chị dâu cả giữ trọn nói là sẽ đứng ra lo liệu mọi chuyện. Nhưng cứ có khoản gì chi ra, chị ấy lại ghi chép rất đầy đủ, gọi điện để bắt vợ chồng tôi phải thanh toán. Trước khi mất, mẹ chồng tôi có sổ tiết kiệm 300 triệu đồng, là tiền bà dành dụm được và số nhiều trong đó là của vợ chồng tôi biếu riêng.

Vậy mà chị dâu cả gọi gấp vợ chồng tôi về ký vào các loại giấy tờ để chị ta có thể rút được tiền. Nực cười là chị ấy cho rằng mình có công chăm sóc, nuôi dưỡng mẹ khi về già, lúc ốm đau nên được hưởng hết quyền thừa kế đấy. Tôi còn được biết, chị dâu còn đang lên kế hoạch để ép vợ chồng tôi không nhận bất cứ loại tài sản nào của bố mẹ chồng tôi để lại.

Khổ một nỗi là anh chồng tôi đi làm ăn xa, ít khi ở nhà nên mọi chuyện vợ làm đều không hay biết. Vợ chồng tôi không có bất cứ ý định nào muốn chia tài sản, tranh chấp đất cát, nhưng chị dâu ngày càng hành xử quá đáng. Chị ấy luôn lấy cớ để gây sự, nói xấu vợ chồng tôi với họ hàng nhà chồng.

Mỗi lần vợ chồng tôi về thắp hương cho mẹ, chị dâu lại đổ tiếng oan trước mặt nhiều người: “Hồi mẹ còn sống, có mấy khi về đâu. Giờ bà mất rồi, lại chăm về thế. Vợ chồng tôi bao nhiêu năm vất vả nuôi mẹ, chịu đựng sự khó tính của bà, giờ thành quả người khác hưởng. Chắc muốn vợ chồng tôi ra ngoài đường để chiếm nhà đây mà“.

Vợ chồng tôi cảm thấy khó chịu, thậm chí rất sốc trước những lời nói, việc làm của chị dâu cả. Có vài lần chồng có ý kiến nên xảy ra tranh cãi, không khí gia đình căng thẳng. Anh trai chồng lại ít khi ở nhà, nên vợ chồng tôi cũng thương anh ấy, sợ anh ấy lo nghĩ nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe, công việc.

Hiện giờ vợ chồng tôi vẫn đang nhẫn nhịn để tránh gây mâu thuẫn gia đình vì mẹ chồng cũng mất chưa được bao lâu. Trước sự tham lam, tác quái của chị dâu cả, tôi phải làm gì để chị ta tôn trọng vợ chồng tôi? Tôi có nên tổ chức cuộc họp gia đình để vạch mặt chị ta không? Hãy cho tôi lời khuyên!

Ngày lập d:i chúc, bố tôi một mực đòi chia một phần đất cho anh hàng xóm, nghe xong lý do mà anh em thấy v::ô l::ý, sao lại như thế. Sát cạnh nhà bố tôi có gia đình anh Vĩnh, là hàng xóm thân thiết từ hồi tôi còn bé. Anh ấy lớn hơn tôi 2 tu;ổi, thuần nông, tính tình hiền hậu chất phác và đáng tin cậy. Ngày nào anh ấy cũng sang ăn cơm với bố tôi và nấu những món ngon. Tôi luôn nghĩ anh ấy tốt thật, hiền lành thật cho đến ngày bố gọi chúng tôi về chia đất, anh được bố chia cho 500m2 đất còn hai anh em tôi chỉ được 150m2. Bố tôi chỉ thẳng mặt tôi là chăm ông được mấy hôm, nấu cho ông ăn được mấy bữa, có bằng anh hàng xóm không? Hỏi ra mới biết vì bữa cơm, anh em tôi nh::ục nh::ã nuốt nước mắt vào trong, chỉ còn 1 cách để thay đổi quyết định của bố ……Đọc tiếp tại bình luận

0

Tôi không nghĩ bố sẽ phân chia tài sản cho anh hàng xóm, trong khi ông có tới 2 người con trai.

Bố tôi sống ở quê, mẹ tôi đã mất lâu rồi, từ khi tôi mới học lớp 8. Anh em tôi học đại học rồi lập nghiệp, lấy vợ sinh con ở thành phố. Trước đây, anh em tôi vẫn thường xuyên về quê thăm ông nhưng sau khi có vợ con, công việc bận rộn, con nhỏ đau bệnh nên chúng tôi không thể sắp xếp thời gian được nữa. Vì không được ở bên cạnh chăm sóc bố nên anh em tôi bàn thuê người giúp việc mà bố không chịu. Ông nói mình còn khỏe mạnh, không nên tốn tiền vô ích. Chúng tôi góp tiền lại, xây cho bố một căn nhà rất rộng, có hồ cá, có khu trồng hoa, có bàn đá để ngắm cảnh, uống trà. Đồ đạc trong nhà, anh em tôi mua toàn đồ hiện đại, đắt tiền.

Sát cạnh nhà bố tôi có gia đình anh Vĩnh, là hàng xóm thân thiết từ hồi tôi còn bé. Anh ấy lớn hơn tôi 2 tuổi, thuần nông, tính tình hiền hậu chất phác và đáng tin cậy. Mỗi tháng, tôi đều chuyển khoản cho anh 10 triệu, nhờ anh ấy rút hộ rồi đưa cho bố mình. Tôi cũng thường nhờ cậy anh Vĩnh sang chơi, chăm sóc bố hộ những lúc ông ốm đau nhẹ hay bệnh cảm. Mỗi khi xem camera, tôi lại thấy bố đang chơi cùng các con của anh Vĩnh; khi thì thấy anh ấy đang phụ bố tỉa cây, trồng hoa hay sơn lại trụ rào; khi thì thấy vợ chồng, con cái anh ấy đang ăn cơm cùng bố. Những lúc đó, tôi lại chạnh lòng, nghẹn ngào khó tả. Lẽ ra, người nên ở cùng bố, chăm sóc bố là anh em tôi chứ không phải là một người hàng xóm như thế?

Tuần trước, bố gọi anh em tôi về nhà, tính toán chuyện lập di chúc, phân chia tài sản. Điều khiến tôi ngạc nhiên là có sự hiện diện của anh hàng xóm. Bố nói tôi và em trai sẽ nhận một phần đất rộng 150m2/người, còn phần đất rộng 500m2, có nhà sẽ được giao cho anh hàng xóm.

Phân chia tài sản, bố tôi một mực đòi chia phần đất cho anh hàng xóm, nghe xong lý do mà anh em tôi nhục nhã vô cùng - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Nghe xong, anh em tôi kinh ngạc tột độ, không hiểu bố có bị nhầm lẫn gì không? Tại sao lại phân chia đất và nhà cho anh hàng xóm chứ không phải anh em tôi? Bố hỏi lại một câu khiến tôi sửng sốt: “Khi bố đau bệnh, anh em con có ai chăm sóc bố không? 2 đứa có nấu được bữa cơm bữa cháo nào cho bố không? 3 tháng trước, nếu không có anh hàng xóm, có lẽ bây giờ bố đã không còn có mặt trên đời này rồi, các con có biết chuyện đó không?”.

Bố kể lại 3 tháng trước, bố bị lên cơn đau tim vào 11h khuya. Ông cố gọi điện cho anh em tôi nhưng không đứa nào bắt máy nên phải gọi cho anh hàng xóm. Vợ chồng anh ấy chạy sang, đưa ông đi cấp cứu mới giữ được tính mạng. Còn anh em tôi, thấy cuộc gọi nhỡ của bố nhưng đến ngày hôm sau mới gọi. Vì giận dỗi, bố không thèm nói bệnh tình cho chúng tôi nghe.

Anh em tôi nhìn nhau, vừa thấy hối hận vừa thấy nhục nhã. Chúng tôi thường đi công tác, nhậu nhẹt, vì không muốn bị làm phiền nên tối thường tắt điện thoại, ngủ đến sáng thì mở nguồn lại. Một ngày làm việc bận rộn nên cũng quên đi cuộc gọi nhỡ của bố. Thật không ngờ… Tôi bỗng nhớ lại mấy tháng trước, có đợt tôi coi camera nhưng không thấy bố đâu, cứ nghĩ ông đi chơi đâu đó nên cũng không quan tâm lắm, ai ngờ ông lại nằm bệnh viện cả tuần lễ.

Lý do bố để hết tài sản cho anh hàng xóm khiến các con vừa sửng sốt vừa hối  hận khôn nguôi

Tôi đồng ý với mong muốn anh Vĩnh sẽ chuyển sang nhà mình ở, chăm sóc bố hộ anh em mình. Mỗi tháng, tôi sẽ phụ cấp thêm. Nhưng em trai tôi kiên quyết phản đối và bảo sẽ thu xếp công việc để về quê sống, nhất định không chia đất cho anh hàng xóm. Vì chuyện đất đai mà bây giờ, bố tôi buồn lòng, em trai giận dữ, anh hàng xóm cũng không sang chơi thường xuyên nữa. Tối qua, bố lại gọi điện bảo anh em tôi thu xếp về quê thêm một chuyến để làm rõ ràng chuyện chia tài sản. Tôi không biết phải làm sao để em trai đồng ý với quyết định của bố nữa? Hơn nữa, tôi cũng lo lắng chuyện anh Vĩnh sau khi nhận nhà đất sẽ “trở mặt”, không chăm bố tôi nữa, đến lúc đó thì phải làm sao?

Người yêu vừa q:ua đ:ời thì tôi phát hiện mình có b:ầ:u. Bất ngờ, anh trai anh ngỏ lời cưới tôi để đứa trẻ không “mất gốc”. Tôi chỉ nghĩ rằng quyết định này của mình sẽ giúp con mình vẫn được sống với gia đình bên nội, được nhận trọn vẹn yêu thương. Vả lại, đây cũng là lời chủ động từ anh nên tôi cũng hy vọng anh sẽ yêu thương đứa nhỏ vì xét cho cùng anh cũng là bác ruột của nó. Nhắm mắt lấy anh, đ:êm tân hôn chẳng được như bình thường. Nhưng mẹ chồng tôi lại không xem tôi như người nhà, bà l;é;n lấy mẫu tóc của cháu đi xé;t nghi;ệm A;D;N. Bà đưa kết quả ra rồi hỏi vì sao lại là tr;;ù;;;ng huy;:ết nhưng đứa trẻ không phải là con của chồng tôi?, tôi ch;ết l;ặ;ng trả lời……….

0

Đám cưới diễn ra trong sự ngỡ ngàng của những người bạn từng biết mối quan hệ giữa tôi và em trai anh.

Ngày xưa, có người từng nhìn chỉ tay và nói rằng đường tình duyên của tôi sẽ gặp nhiều khổ ải. Khi ấy, tôi không tin, vì tôi nghĩ số phận nằm trong tay mình. Tốt hay xấu, hạnh phúc hay đau khổ, đều do bản thân mình quyết định.

Trước khi lấy người chồng hiện tại, tôi từng yêu sâu đậm một người đàn ông, mối tình đầu của mình. Chúng tôi đã đính hôn, chuẩn bị về ra mắt gia đình hai bên. Nhưng rồi một tai nạn bất ngờ đã cướp đi anh, để lại tôi trong nỗi đau tột cùng.

Vậy mà, số phận nghiệt ngã chia cách chúng tôi, anh ấy gặp tai nạn rồi qua đời đột ngột. Tôi cũng không thể ngờ anh ấy ra đi để lại giọt máu của mình, tôi ngỡ ngàng biết mình mang thai.

Khi ấy tôi thật sự không biết phải làm sao. Giờ người yêu đã mất, tôi cũng không thể bỏ con, nhưng nếu tôi sinh con ra sẽ mang tiếng xấu cho gia đình. Lúc tôi đang dằn vặt, trăn trở thì anh trai của người yêu bất ngờ ngỏ lời hỏi cưới tôi.

Anh ấy nói:

– Anh có cảm tình với em từ lâu, từ khi  chúng ta cùng chơi chung trong cùng một nhóm bạn. Nhưng vì em trai anh ngỏ lời với em trước rồi nên anh chỉ dám chúc phúc cho 2 người. Giờ anh muốn giữ lại máu mủ của em trai mình, anh cũng muốn bảo vệ, yêu thương em cả đời.

Tôi quá bất ngờ với lời đề nghị này. Trong thâm tâm, tôi không yêu anh. Từ trước đến nay khi chơi chung trong một nhóm bạn, mọi người đều biết tôi và em trai anh là một cặp. Trong mắt tôi, anh là người hiền lành, chăm chỉ và tôi luôn coi anh như ”anh chồng” của mình. Giờ đây, số phận lại sắp đặt như thế này khiến tôi vô cùng khó xử.

Sau nhiều đêm dằn vặt không dứt, tôi đành đồng ý làm vợ của anh ấy. Tôi chỉ nghĩ rằng quyết định này của mình sẽ giúp con mình vẫn được sống với gia đình bên nội, được nhận trọn vẹn yêu thương. Vả lại, đây cũng là lời chủ động  từ anh nên tôi cũng hy vọng anh sẽ yêu thương đứa nhỏ vì xét cho cùng anh cũng là bác ruột của nó.

Trước khi nhận lời làm đám cưới, tôi cũng nói thẳng với anh rằng:

– Ngay bây giờ em không yêu anh, nhưng em rất cảm ơn anh vì đã dành tình cảm cho em, nhất là trong lúc bối rối này. Em mong rằng, sau này dù có chuyện gì xảy ra, bí mật này giữa chúng ta sẽ không bao giờ nói với ai. Và anh sẽ yêu thương đứa bé như con ruột của mình.

Đám cưới diễn ra trong sự ngỡ ngàng của những người bạn từng biết mối quan hệ giữa tôi và em trai anh

Từ ngày lấy chồng, gia đình chồng và chồng đối xử cực kì tốt với tôi. Chồng tôi không hề nhắc lại chuyện cũ tôi là người yêu của em trai, luôn yêu thương, chiều chuộng, lo lắng cho mẹ con tôi.

Tình cảm được xây đắp dần dần. Sau nhiều năm. Tôi cảm nhận được là bản thân mình càng ngày càng yêu thương anh, xem anh là người thân tin cậy, là người cha tốt của con trai mình.

Con trai tôi từ khi sinh ra có đôi mắt nâu, cái mũi y chang như người yêu cũ của tôi. Còn tôi và chồng thì đều mắt đen. Khuôn mặt của thằng bé cũng có nhiều nét không giống chồng tôi hiện tại. Nhiều người thấy vậy lại độc mồm độc miệng nói ra nói vào rằng tôi ngoại tình, có bầu trước khi cưới.

Mẹ chồng tôi ban đầu không để ý, nhưng khi con trai tôi càng lớn, nó càng mang nhiều nét giống cha ruột, đặc biệt là đôi mắt nâu và khuôn mặt. Những lời dị nghị từ những người xung quanh bắt đầu xuất hiện, khiến mẹ chồng tôi nghi ngờ. Bà lén lấy mẫu tóc của cháu đi xét nghiệm ADN. Bà đưa kết quả ra rồi hỏi vì sao lại là trùng huyết nhưng đứa trẻ không phải là con của chồng tôi?

Một tình huống vô cùng khó xử và bất ngờ khiến tôi chỉ biết khóc mà không biết nói câu gì. Thấy thái độ của tôi như vậy, mẹ chồng lại càng nghi ngờ, bà quát chồng tôi đang đứng bên cạnh:

– Mày còn đứng ngây ra đấy à, vợ làm nên chuyện tày đình thế này mà mày là chồng không hề hay biết gì. Bây giờ 3 mặt  một lời, mày nói vợ mày giải thích cho tao nghe đi.

Chuyện đã vỡ lở, tôi vừa khóc vừa nhìn chồng không biết nói gì. Chồng tôi thấy vậy thì thương vợ, anh quyết định  nói ra hết sự thật.

Nghe chuyện xong, mẹ chồng tôi sốc tới mức ngất đi. Nhưng khi bình tĩnh lại, bà trách tôi sao không nói sự thật. Rồi bà cầm tay tôi, nói lời cảm ơn vì đã không bỏ thai, để lưu giữ lại chút gì đó của người con trai yểu mệnh. Tôi cũng khóc cùng bà, cảm thấy số phận của mình có khổ ải thật nhưng cũng may điểm đến cuối cùng vẫn là một gia đình với chồng yêu thương, mẹ chồng thấu hiểu.

Tôi cùng chồng quyết định sau này khi con lớn lên sẽ nói với con về người cha ruột của nó. Tôi muốn con biết nó có tới 2 người cha, một người đã không còn nhưng chắc chắn luôn dõi theo nó, còn một người dù không là cha ruột nhưng luôn hết lòng bảo vệ nó cả đời.

Bà Dung là một trong những chủ hộ kinh doanh lợn giàu nhất làng. Cả làng ai cũng ngưỡng mộ. Khi về già, bà có trong tay tài sản lên tới 20 tỷ đồng. Chính vì thế các con của bà, ai cũng muốn số tiền này thuộc về mình. Để mẹ chia tài sản cho mình, 3 người con trai đã diễn một vở kịch tranh giành tài sản. Họ đã bàn bạc nhất định không chia cho em gái nuôi. Thậm chí, anh cả đã cố tình đuổi em gái nuôi không cho chăm sóc mẹ. Cô em khóc lóc thảm thiết, mong muốn được chăm sóc mẹ nốt những ngày tháng cuối đời và chỉ khi cô hứa sẽ không lấy bất kỳ đồng nào của mẹ, các anh trai mới cho cô vào nhà. Chỉ có cô con gái ôm bà vào lòng, khóc nức nở vì không thể nào chấp nhận được sự thật. Lúc này, bà mới lấy ra một mảnh giấy rồi đưa cho cô, dặn cô phải đọc kỹ và giữ gìn cẩn thận…Đọc tiếp tại bình luận..

0

Tiền bạc của cha mẹ để lại không phải là tài sản quý giá nhất. Nhưng các con trai của bà Dung lại không thể hiểu được điều này.

Cô con gái nuôi hiếu thảo

Bà Dung sinh có 3 người con trai. Ai trong làng đều ngưỡng mộ bà. Tuy vậy, bà rất mong muốn có một cô con gái, nhưng bấy giờ bà đã hơn 40 rồi, không còn đủ sức khỏe để có thể sinh nở. Vậy nên bà quyết định nhận nuôi một cô con gái của một gia đình nghèo huyện kế bên.

Quyết định này cũng gọi là một quyết định sáng suốt. Bởi lẽ, nếu không có cô con gái này, bà sẽ không biết sẽ sống như thế nào. Ba người con trai chưa bao giờ quan tâm, hỏi han đến bà. Lúc bà ốm nặng nằm trong bệnh viện, không ai muốn chăm sóc bà. Ngược lại, họ còn tranh nhau tài sản mặc dù bà chưa qua đời. Chỉ có mỗi cô con gái nuôi hằng ngày chăm sóc và đối xử với bà rất tốt.

Bà Dung là một trong những chủ hộ kinh doanh lợn nhất làng. Nhờ vào kinh nghiệm cũng như là bí quyết chăn nuôi, kinh tế gia đình bà khá khấm khá. Khi về già, bà có trong tay tài sản lên tới 20 tỷ VNĐ. Chính vì thế các con của bà, ai cũng muốn số tiền này thuộc về mình.
photo-1732763595520

Ảnh minh họa

Về phần bà Dung, bà không biết làm sao. Cả ba dù ngoan ngoãn hay không thì cũng là con của bà, không thể nào không chia cho các con tài sản. Để mẹ chia tài sản cho mình, ba người con đã diễn một vở kịch tranh giành tài sản. Họ đã bàn bạc với nhau rằng nhất quyết không được chia tài sản cho người ngoài, đặc biệt là em gái nuôi. Và bất kì số tiền được chia cho ba người như thế nào thì ba anh em sẽ chia đều lần nữa.

Khi mẹ vẫn còn đang nằm bệnh viện, anh cả đã cố tình đuổi em gái nuôi ra khỏi nhà. Cô em khóc lóc thảm thiết, mong muốn được chăm sóc mẹ nốt những ngày tháng cuối đời và chỉ khi cô hứa sẽ không lấy bất kỳ đồng nào của mẹ, các anh trai mới cho cô vào nhà.

Tài sản đáng giá nhất

Người mẹ già qua đời, 3 con trai thừa kế 10 tỷ đồng/người, con gái nuôi chỉ được 1 mảnh giấy, nhưng 3 năm sau lại trở thành người giàu nhất - Ảnh 3.
Ảnh minh họa

Chỉ có cô con gái ôm bà vào lòng, khóc nức nở vì không thể nào chấp nhận được sự thật. Lúc này, bà mới lấy ra một mảnh giấy rồi đưa cho cô, dặn cô phải đọc kỹ và giữ gìn cẩn thận.

“Những tờ giấy này, ba anh trai của con không cần, mẹ để lại cho con. Còn mảnh đất mà mẹ nuôi heo ở làng này, chúng nó không muốn, mẹ cũng để lại cho con hết nhé.”

Vừa dặn dò con gái xong, bà Dung lập tức qua đời.

Ba người con trai lo xong tang lễ cho bà Dung xong, họ nhanh chóng về thành phố tiếp tục công việc. Chỉ có cô gái vẫn ở quê làm việc. Mọi người trong làng đều nói rằng bà Ngân không công bằng, vì đã để cô con gái nuôi mà bà yêu thương nhất thiệt thòi.

Khi cô gái mở những tờ giấy mà mẹ đã để lại ra xem, cô vô cùng ngỡ ngàng. Vì bên trong toàn bộ là bí quyết nuôi lợn mà mẹ đã đã tích cóp mấy chục năm qua.

Hóa ra, bà Dung đã để lại cho cô gái tài sản tinh thần quan trọng nhất trong cuộc đời bà. Các bí quyết này đã giúp cô nỗ lực khởi nghiệp, mở rộng quy mô trang trại của mẹ. Sau 3 năm, nhờ sự chăm chỉ của mình, cuối cùng cô đã trở thành một doanh nhân thành đạt, nổi tiếng khắp nơi. Còn ba người anh trai, chỉ biết ghen tị trước những thành công của em gái.

Giá đền bù khi thu hồi đất nông nghiệp sắp tăng rất cao

0

Từ ngày 1/1/2026, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ áp dụng bảng giá đất mới. Trong khi đó, giá đền bù được tính theo giá đất cụ thể. Như vậy, sẽ kéo theo giá đền bù đất sẽ tăng, trong đó có đất nông nghiệp.

Luật Đất đai 2024 đã bỏ quy định về khung giá  đất và đất sẽ được định giá theo nguyên tắc thị trường. Khi bỏ khung giá đất, mỗi địa phương sẽ quyết định bảng giá đất và điều chỉnh bảng giá mỗi năm 1 lần để phù hợp với giá đất thị trường.

Hiện nay, theo quy định do Chính phủ ban hành thì mỗi địa phương sẽ quyết định bảng giá đất, điều chỉnh bảng giá 5 năm/lần và căn cứ vào giá đất tối thiểu – tối đa.

26.7.24 boi thuong dat nong nghiep.jpg
Người dân được đền bù đất nông nghiệp với giá cao và thêm chi phí hỗ trợ (Ảnh: NV).
Từ ngày 1/1/2026, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ áp dụng bảng giá đất mới. Bảng giá đất mới được quy định tiệm cận với giá đất thị trường, có thể tăng lên so với hiện hành.Trong khi đó, giá đền bù được tính theo giá đất cụ thể. Như vậy, sẽ kéo theo giá đền bù đất tăng so với hiện nay, trong đó có đất nông nghiệp.

Ngoài ra, theo Luật Đất đai mới, người dân được đền bù đất nông nghiệp cũng sẽ được hưởng thêm một số khoản chi phí như chi phí hỗ trợ di dời vật nuôi, chi phí hỗ trợ tháo dỡ, di dời tài sản gắn liền với đất…

Người dân cũng sẽ được hưởng thêm nhiều quyền lợi về bồi thường, đền bù tái định cư khi bị thu hồi đất theo Luật Đất đai 2024.

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp mà có đủ điều kiện được bồi thường quy định pháp luật khi Nhà nước thu hồi đất được bồi thường bằng đất nông nghiệp hoặc bằng tiền hoặc bằng đất có mục đích sử dụng khác với loại đất thu hồi hoặc bằng nhà ở.

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất thì hạn mức bồi thường về đất nông nghiệp được quy định như sau:

Diện tích đất nông nghiệp được bồi thường bao gồm diện tích trong hạn mức theo quy định tại Điều 176 và Điều 177 của Luật Đất đai 2024 và diện tích đất do được nhận thừa kế;

Đối với diện tích đất nông nghiệp do nhận chuyển quyền sử dụng đất vượt hạn mức trước ngày 1/7/2014 thì việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Đối với đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 1/7/2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai 2024 thì việc bồi thường được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Bên cạnh đó, việc bố trí tái định cư, theo quy định tại khoản 6, Điều 111, Luật Đất đai 2024, người dân bị thu hồi  đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải đất ở nếu đủ điều kiện được bồi thường mà có nhu cầu bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở và địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, nhà ở thì sẽ được bồi thường bằng giao đất ở hoặc nhà ở tái định cư.

Như vậy, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở nếu có nhu cầu và quỹ đất địa phương cho phép.

Nguồn: https://dansinh.dantri.com.vn/dien-dan-dan-sinh/gia-den-bu-khi-thu-hoi-dat-nong-nghiep-sap-tang-rat-cao-20240726100046956.htm

Chưa đủ điều kiện chạy xe 50cc sẽ bị xử phạt bao nhiêu?

0

Giấy phép lái xe hạng thấp nhất – A1 được cấp cho người lái  xe mô tô 02 bánh có dung tích xi-lanh từ 50cc – dưới 175cc, dưới hạng A1 không còn giấy phép lái xe hạng nào nữa.

Theo quy định tại Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ 2008, điều kiện của người lái xe tham gia giao thông được quy định như sau:

– Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.

– Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau: Đăng ký xe; Giấy phép lái xe đối với người điều khiển  xe cơ giới; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới; Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Theo đó, tại điểm a khoản 1 Điều 60, Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3.

Tuy nhiên, Giấy phép lái xe hạng thấp nhất – hạng A1 được cấp cho người lái xe mô tô 02 bánh có dung tích xi-lanh từ 50cc – dưới 175cc, dưới hạng A1 không còn Giấy phép lái xe hạng nào nữa. Tức là không có Giấy phép lái xe dành cho người lái xe 50cc.

Như vậy, khi điều khiển xe 50cc chỉ cần có Đăng ký xe và Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới kèm theo Chứng minh nhân dân (nếu có).

Điều kiện thi bằng lái xe hạng A1, A2:

– Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.

– Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe): Người từ đủ 18 tuổi trở lên được thi bằng lái xe A1, A2.

– Đảm bảo sức khỏe theo quy định: Người có một trong các tình trạng bệnh, tật theo quy định tại Phụ lục 1 Thông tư liên tịch 24 năm 2015 của Bộ GTVT (tâm thần, thần kinh, một số bệnh về mắt, một số vấn đề về tim mạch, hô hấp, sửa dụng thuốc, chất cồn, ma túy và các chất hướng thần) thì không đủ điều kiện để lái xe theo các hạng xe tương ứng.

– Có trình độ văn hóa theo quy định.

Chưa đủ độ tuổi theo quy định mà chạy xe 50cc bị phạt bao nhiêu?

Theo quy định tại Nghị định 100 năm 2019 và Nghị định 123 năm 2021 (sửa đổi một số điều của Nghị định 100) thì mức xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới như sau:

– Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển  xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.

– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;

Như vậy, theo quy định, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chạy xe 50cc sẽ bị phạt cảnh cáo.

Đồng thời, người nào giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định điều khiển xe tham gia giao thông có thể bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô,  xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô.

Bên cạnh đó, Cảnh sát giao thông còn được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với hành vi lái xe máy khi chưa đủ tuổi.