Home Blog Page 284

Vụ cô giáo xin ủng hộ tiền mua máy tính: Phụ huynh run sợ sau tin nhắn của cô hỏi là phụ huynh của cháu nào

0

Ba ngày sau khi sự việc cô giáo Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM xin ủng hộ tiền mua máy tính được báo chí phản ánh, người cha bị hỏi “Phụ huynh của bé nào?” vẫn cảm thấy bất an, lo lắng.

Anh Hoàng Nam (* tên phụ huynh đã được thay đổi) là 1 trong 3 người ấn nút bình chọn không đồng ý hỗ trợ tiền mua máy tính (laptop) theo đề xuất của cô giáo T.P.H. – giáo viên chủ nhiệm lớp 4/3, Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM.

Phụ huynh này cho biết bản thân ấn nút “không đồng ý” vì cho rằng việc phụ huynh hỗ trợ giáo viên mua máy tính cá nhân là không chính đáng.

“Về hỗ trợ, bản thân tôi cũng muốn đóng góp nhưng phải là cho tập thể nhưng việc mua laptop này, cô nhấn mạnh sẽ là của cô. Như vậy, cô xin riêng cho cô chứ không phải cho tập thể. Cho nên, tôi không đồng ý”, anh Nam bày tỏ.

Là một phụ huynh, anh cũng lo sợ con bị phân biệt, đối xử nếu cha mẹ nói khác ý cô giáo. Đặc biệt, khi cô giáo hỏi người ấn nút “không đồng ý” là phụ huynh của bé nào.

“Tâm lý sợ con bị “đì”, nói thật, tôi cũng có. Vì con mới học lớp 4 chưa thể nhận thức được như người lớn. Vì thế, khi tôi vừa ấn nút “không đồng ý”, cô giáo đã hỏi là phụ huynh của bé nào. Lúc đó, tôi chỉ im lặng”, anh Nam giãi bày.

Vụ cô giáo xin ủng hộ tiền mua máy tính: Phụ huynh run sợ sau tin nhắn sốc - 1
Một phụ huynh không đồng ý ủng hộ tiền cho cô giáo mua máy tính liền bị hỏi là cha mẹ của học sinh nào (Ảnh chụp màn hình).

Người cha nói thêm, cảm giác lúc đó vừa bực bội, vừa sợ. Bực bội vì cách hỏi không chuẩn mực trong trường hợp lúc đó rất nhạy cảm bởi được đưa ra ngay sau khi phụ huynh ấn nút không đồng ý. Còn sợ thì cha mẹ sợ ảnh hưởng đến con.

Anh Hoàng Nam cho hay phụ huynh chỉ mong nhà trường sớm đổi cô giáo khác vì con học cô giáo này thì phụ huynh không còn an tâm nữa.

“Cô có những lời lẽ, hành động không còn tin tưởng được nữa. Từ hôm phản ánh tới nay, tôi cảm thấy bất an, cũng sợ con sẽ bị để ý. Mong nhà trường sắp xếp một cô giáo có tâm, có tầm, không để ý việc phụ huynh phản ánh chuyện không tốt của trường. Ngày mai, tạm thời tôi vẫn cho con ở nhà đợi phương án chính thức từ phía nhà trường”, người cha bày tỏ.

Cùng tâm trạng, anh Nguyễn (*) cũng áp lực khi thấy cô hỏi phụ huynh không đồng ý là cha mẹ của bé nào.

Anh Nguyễn kể, khi anh bấm không đồng ý xong, cũng đã ân hận vì sợ con mình bị “đì”. Chưa kịp bấm bình chọn lại, cô giáo H. đã hỏi luôn trong phụ huynh không đồng ý là phụ huynh của bé nào.

Anh sốc hơn khi ngày hôm sau, nghe con kể lại, trước mặt cả lớp, cô hỏi các con, tên phụ huynh đã ấn không đồng ý là cha mẹ của bé nào.

“Con tôi đứng lên thưa là ba của con. Sau đó con về kể, bị cô mắng chửi thậm tệ đến mức con run rẩy sợ hãi. Con về xin tôi, nói ba đóng cho cô đi nếu không con không dám đi học”, anh Nguyễn thuật lại.

Trong khi đó, một phụ huynh khác đã ấn thay đổi ý kiến từ không đồng ý thành đồng ý sau câu hỏi trên của cô giáo.

Nhiều phụ huynh của lớp 4/3 cũng trong cảm giác lo sợ mất lòng cô giáo nên có những việc dù không đồng thuận vẫn phải cố gắng.

Điển hình là ngày 9/9, khi chỉ mới bắt đầu năm học được ít ngày, cô giáo H. đã thông báo mở lớp dạy thêm ngay trong nhóm lớp để phụ huynh đăng ký.

“Khi giáo viên chủ nhiệm đã thông báo dạy thêm, làm sao phụ huynh nào không dám đăng ký”, chị Hoa (*) – một phụ huynh khác chia sẻ.

Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, tối ngày 29/9, nhiều phụ huynh lớp 4/3, Trường Tiểu học Chương Dương cho biết đã thông qua bảo mẫu gửi thông báo xin nghỉ học cho con vào ngày 30/9.

Lý do bởi họ chưa nhận được thông tin chính thức nào từ phía nhà trường về việc tạm dừng đứng lớp của cô giáo T.P.H. và phương án bố trí lớp học cho học sinh vào tuần học tiếp theo.

Ông Lê Công Minh – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Chương Dương – cho biết ngày 30/9, nhà trường vẫn tổ chức đón học sinh lớp 4/3 đi học bình thường.

Đồng thời, nhà trường đã bố trí giáo viên mới dạy lớp 4/3 theo tinh thần chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân quận 1, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận 1.

Ông cho hay, nhà trường đang tập trung giải quyết vụ việc và mong phụ huynh an tâm cho học sinh đến trường.

(*) Tên các phụ huynh đã được thay đổi

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Cô mở Youtube, học sinh ngồi dưới làm bài, còn cô thì ngồi trên ăn mỳ tôm

0

Cô giáo Trương Phương Hạnh, Trường Tiểu học Chương Dương cho hay, vì nhà xa trường, khi nào cũng “thủ” mấy gói mì, hôm nào không kịp ăn sáng thì vào trường nấu ăn. Học sinh thấy vậy cũng nói “cô ơi con đói quá”, nên cô đã nấu mì cho ăn.

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM – người bị phụ huynh tố xin tiền mua laptop còn bị tố bán đồ ăn trong lớp cho học sinh.

Hơn 20 phụ huynh lớp 4/3, đứng chung đơn phản ánh lên hiệu trưởng trường này rằng qua lời kể vô tư của con, cô Hạnh bán đồ ăn uống như xúc xích, mì gói, nước ngọt trong lớp. Học sinh vừa học bài vừa ăn; hay có lúc cô mở Youtube, học sinh ngồi dưới làm bài, còn cô thì ngồi trên ăn.

Trương Phương Hạnh
Cô Trương Phương Hạnh. Ảnh: Lê Huyền

Trả lời P.V VietNamNet về vấn đề này cô Hạnh cho hay, nhà cô ở xa trường nên có những lúc đến trường chưa ăn sáng. Vì vậy cô luôn “thủ” sẵn mấy gói mì để hôm nào không kịp ăn sáng thì vào trường nấu ăn.

“Học sinh thấy vậy cũng lên nói “cô ơi con đói quá, cô nấu cho con gói mì”. Học sinh kêu đói nên tôi cũng nấu mì cho ăn. Các con có tiền thì trả cho tôi còn không thì thôi”- cô Hạnh kể.

Hiện cô Trương Phương Hạnh, giáo viên chủ nhiệm lớp 4/3, khối trưởng khối 4 đang bị tạm đình chỉ công tác 15 ngày. Lý do để xác minh, làm rõ đơn phản ánh, ổn định tình hình phụ huynh và học sinh trong thời gian xem xét hướng xử lý kỷ luật. Những ngày qua, việc cô Hạnh xin phụ huynh tiền mua laptop gây xôn xao dư luận.

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

“Tôi xin laptop vì nghĩ rằng đấy là… xã hội hoá giáo dục”

Sáng 30/9, cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM đã có chia sẻ với P.V VietNamNet về việc xin phụ huynh tiền mua laptop.

Mở đầu, cô Hạnh nói, hiện nay có những thông tin được đăng tải trên báo chí chưa đúng sự thật, việc này làm cuộc sống của cô đảo lộn.

“Đặc biệt là thông tin nói rằng tôi xin laptop không được nên không soạn đề cương ôn tập cho học sinh. Thậm chí, tài khoản ngân hàng của tôi cũng bị lộ, được đưa lên mạng, một số người chuyển vài ngàn đồng cho tôi cùng những lời lẽ xúc phạm, chửi bới” – cô Hạnh nói.

Về sự việc vừa qua, cô Hạnh cho biết, cô là chủ nhiệm lớp 4/3, có 38 học sinh. “Trong buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi nói rõ không thu quỹ lớp vì việc này rất rắc rối và sai quy định. Cũng tại cuộc họp, tôi kể rằng, năm trước bị mất máy tính ở trên trường, việc này đã báo với nhà trường nhưng ban giám hiệu không có động thái gì. Lớp 4/3 đã có tivi từ năm trước nên tôi mới xin phụ huynh, các mạnh thường quân hỗ trợ mua laptop để giảng dạy vì nghĩ rằng đây là xã hội hoá giáo dục”- cô Hạnh kể.

IMG_0260757B80B5 1.jpgCô Trương Phương Hạnh. Ảnh: Lê Huyền

Cũng theo cô Hạnh, sau đó bà Ngân – hội trưởng phụ huynh nói rằng phải thu quỹ lớp, nên các phụ huynh trong lớp bàn nhau thu 200.000 đồng hay 300.000 đồng. Cuối cùng các phụ huynh thu 500.000 đồng/người. Hội trưởng phụ huynh thu tiền và nói sẽ trích ra cho cô từ 5-6 triệu đồng để mua laptop.

“Phụ huynh nói giao cô chủ nhiệm giữ tiền quỹ, sau đó bàn giao cho tôi 14,5 triệu đồng. Tôi có nhắn trên nhóm lớp rằng đã thu được 29 phụ huynh với số tiền 14,5 triệu, trích đóng quỹ khuyến học 500.000 đồng, ủng hộ bảo mẫu 300.000 đồng”.

Về việc mua laptop, cô Hạnh cho biết, cô có đi xem thì có 2 loại, giá 5,5 triệu và 11 triệu, nên xin phụ huynh 6 triệu, số tiền còn lại cô sẽ tự bỏ ra.

Về lý do nói “laptop này là của cô”, cô Hạnh cho rằng, các năm trước có xin mua vật dụng như máy in, micro… kết thúc năm đều để lại trên lớp, sau đó có phụ huynh đòi lại. Nhưng laptop thì khác, do có lưu nhiều dữ liệu cá nhân nên cô nghĩ rằng laptop là của mình.

Sau đó cô Hạnh chủ động gặp hiệu trưởng, thầy có khuyên cô rằng đừng nhận tiền mua laptop vì “không đáng bao nhiêu, gây ra tai tiếng”.

“Tôi nói với thầy hiệu trưởng rằng, xã hội hoá giáo dục, phụ huynh hỗ trợ thì mình nhận. Nhưng trước ý kiến của thầy, tôi sẽ không nhận hỗ trợ này. Vì vậy, trên nhóm phụ huynh của lớp, tôi mở bình chọn về việc đồng ý, không đồng ý. May mắn có 3 phụ huynh không đồng ý, đây là cớ để tôi không nhận số tiền này. Sau đó tôi có nhắn trên nhóm của lớp là không nhận laptop”- cô Hạnh nói.

“Tôi sẽ tìm lại danh dự cho mình”

Nhìn nhận lại sự việc, cô Hạnh cho rằng: “Tôi bị phụ huynh phản ánh đổi chủ nhiệm là do tôi không nhận tiền, nên phụ huynh mới nghĩ rằng tôi dỗi”.

Theo cô Hạnh, xin phụ huynh hỗ trợ mua laptop là không đúng quy định. Bản thân cô đã nhận thức được việc này bằng cách không nhận sự hỗ trợ.

Về nội dung tại sao lại truy hỏi “phụ huynh này là của học sinh nào”, cô Hạnh cho rằng, lớp có 38 học sinh, trong khi nhóm phụ huynh trên Zalo có 47 người, vì vậy cô mới hỏi là phụ huynh của học sinh nào.

“Tôi xin nhắc lại rằng, xin laptop vì nghĩ rằng đấy là xã hội hoá, chứ không khó khăn về kinh tế. Những năm trước, tôi cũng đã nhiều lần ủng hộ học sinh, thậm chí tặng các em điện thoại để học online” – lời cô Hạnh.

Nữ giáo viên mong mọi việc sớm được làm rõ để giải toả khúc mắc, vì việc này ảnh hưởng tới sức khoẻ, tinh thần của mình. Mặt khác đây là danh dự, do vậy cô sẽ đi đến cùng để lấy lại danh dự cho bản thân.

Sáng 30/9, Trường Tiểu học Chương Dương có quyết định tạm đình chỉ công tác đối với viên chức. Theo đó, cô Trương Phương Hạnh, giáo viên chủ nhiệm lớp 4/3, kiêm khối trưởng khối 4 bị tạm đình chỉ 15 ngày. Lý do để xác minh, làm rõ đơn phản ánh, ổn định tình hình phụ huynh và học sinh trong thời gian xem xét hướng xử lý kỷ luật.

Về việc bị đình chỉ, cô Hạnh nói: “Tôi đã công tác 30 năm trong ngành, nên có thể nghỉ hưu luôn cũng được nhưng việc đình chỉ rất áp lực, vì vậy phải vững vàng để vượt qua”.

Cô giáo xin tiền mua laptop, bị tố nấu cả mì tôm, xúc xích bán cho học sinh

Cô giáo xin tiền mua laptop, bị tố nấu cả mì tôm, xúc xích bán cho học sinh

Cô giáo Trương Phương Hạnh, Trường Tiểu học Chương Dương cho hay, vì nhà xa trường, khi nào cũng “thủ” mấy gói mì, hôm nào không kịp ăn sáng thì vào trường nấu ăn. Học sinh thấy vậy cũng nói “cô ơi con đói quá”, nên cô đã nấu mì cho ăn.

Trần tình của cô giáo ‘dỗi’ phụ huynh vì không được đồng ý mua laptop

Trần tình của cô giáo ‘dỗi’ phụ huynh vì không được đồng ý mua laptop

Một cô giáo ở Trường Tiểu học Chương Dương bị hàng chục phụ huynh làm đơn xin đổi chủ nhiệm. Lý do là cô đề nghị phụ huynh ủng hộ mua laptop, nhưng khi có ý kiến không đồng ý thì không soạn đề cương ôn tập cho học sinh.

Không bố trí đứng lớp cho cô giáo ở TPHCM 'dỗi' phụ huynh

Không bố trí đứng lớp cho cô giáo ở TPHCM ‘dỗi’ phụ huynh

Phòng GD-ĐT quận 1, TPHCM yêu cầu Trường Tiểu học Chương Dương tạm thời không bố trí đứng lớp đối với cô giáo T.P.H. – người “dỗi” không soạn đề cương ôn tập cho học sinh vì không được phụ huynh đồng ý mua laptop.

 

Cả Hà Giang ngày hôm qua mong tin tức của người đàn ông đứng livestream hiện trường vụ s/ạ/t l/ở: Hôm nay đã nhận tin đau xót, 28 tuổi ra đi vĩnh viễn chỉ vì sống ảo

0

12h30’ trưa ngày 30/9, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể người đàn ông mất tích khi đang livestream vụ sạt lở trên QL2 Hà Giang.

Tin từ Công an tỉnh Hà Giang cho biết, 12h30’ trưa ngày 30/9, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể anh T.Đ.Đ, 1 trong các nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở đất thuộc địa phận thôn Nậm Buông, xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

Ngày hôm qua, tại thời điểm xảy ra sạt lở, khi anh Đ. đang dùng máy điện thoại livestream thì không may bị đất vùi lấp, mất tích, báo Giao thông cho biết.

Tìm thấy thi thể người đàn ông mất tích khi đang livestream vụ sạt lở trên QL2 Hà Giang

Tính đến trưa nay 30/9, dưới trời mưa to, công tác tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở đất thuộc địa phận thôn Nậm Buông vẫn đang được thực hiện rất khẩn trương.

Do khu vực sạt lở có mưa lớn và kéo dài nên công tác tìm kiếm gặp khó khăn về điều kiện thời tiết, địa chất, di chuyển phương tiện cứu hộ. Hiện nay, diện tích đồi ở gần khu vực sạt lở trên tuyến Quốc lộ 2 đang xuất hiện vết nứt, nguy cơ sạt lở có thể tiếp diễn.

Theo thống kê ban đầu, vụ sạt lở với hơn hàng chục nghìn m3 đất đá, chiều cao khoảng trên 200 m, dài khoảng 300 m xảy ra sáng 29/9 khiến giao thông trên Quốc lộ 2 bị tê liệt hoàn toàn.

Vụ sạt lở còn khiến 8 ngôi nhà bị sập hoàn toàn và 11 ngôi nhà bị ảnh hưởng; 6 phương tiện đang lưu thông bị hàng nghìn khối đất đá sạt đẩy xuống ta luy âm.

Vào thời điểm vụ sạt lở, camera hành trình của 1 phương tiện đã ghi lại được khoảnh khắc quả đồi bỗng nhiên sạt lở khi các phương tiện đang di chuyển trên quốc lộ 2. Trong đó, có 1 xe khách, nhiều ô tô con và xe máy bị đất đẩy đi xa hàng mét.

Đến thời điểm hiện tại, lực lượng chức năng đã tìm kiếm được 2 thi thể nạn nhân trong vụ sạt lở. Hiện vẫn còn 2 người nghi mất tích tại khu vực trên. Các lực lượng chức năng đã cứu được 8 người bị thương.

Dưới đây là những hình ảnh từ hiện trường cứu hộ do Công an tỉnh Hà Giang cung cấp:

Vụ sạt lở trên quốc lộ ở Hà Giang: Tìm thấy thi thể người đàn ông mất tích khi đang livestream- Ảnh 1.

Vụ sạt lở trên quốc lộ ở Hà Giang: Tìm thấy thi thể người đàn ông mất tích khi đang livestream- Ảnh 2.

Vụ sạt lở trên quốc lộ ở Hà Giang: Tìm thấy thi thể người đàn ông mất tích khi đang livestream- Ảnh 3.

Vụ sạt lở trên quốc lộ ở Hà Giang: Tìm thấy thi thể người đàn ông mất tích khi đang livestream- Ảnh 4.

Vụ sạt lở trên quốc lộ ở Hà Giang: Tìm thấy thi thể người đàn ông mất tích khi đang livestream- Ảnh 5.

Vụ sạt lở trên quốc lộ ở Hà Giang: Tìm thấy thi thể người đàn ông mất tích khi đang livestream- Ảnh 6.

Vụ sạt lở trên quốc lộ ở Hà Giang: Tìm thấy thi thể người đàn ông mất tích khi đang livestream- Ảnh 7.

Vụ sạt lở trên quốc lộ ở Hà Giang: Tìm thấy thi thể người đàn ông mất tích khi đang livestream- Ảnh 8.

Cô giáo xin tiền mua laptop, bị tố nấu cả mì tôm, xúc xích bán cho học sinh ngay ở lớp

0

Cô giáo Trương Phương Hạnh, Trường Tiểu học Chương Dương cho hay, vì nhà xa trường, khi nào cũng “thủ” mấy gói mì, hôm nào không kịp ăn sáng thì vào trường nấu ăn. Học sinh thấy vậy cũng nói “cô ơi con đói quá”, nên cô đã nấu mì cho ăn.

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM – người bị phụ huynh tố xin tiền mua laptop còn bị tố bán đồ ăn trong lớp cho học sinh.

Hơn 20 phụ huynh lớp 4/3, đứng chung đơn phản ánh lên hiệu trưởng trường này rằng qua lời kể vô tư của con, cô Hạnh bán đồ ăn uống như xúc xích, mì gói, nước ngọt trong lớp. Học sinh vừa học bài vừa ăn; hay có lúc cô mở Youtube, học sinh ngồi dưới làm bài, còn cô thì ngồi trên ăn.

Trương Phương Hạnh
Cô Trương Phương Hạnh. Ảnh: Lê Huyền

Trả lời P.V VietNamNet về vấn đề này cô Hạnh cho hay, nhà cô ở xa trường nên có những lúc đến trường chưa ăn sáng. Vì vậy cô luôn “thủ” sẵn mấy gói mì để hôm nào không kịp ăn sáng thì vào trường nấu ăn.

“Học sinh thấy vậy cũng lên nói “cô ơi con đói quá, cô nấu cho con gói mì”. Học sinh kêu đói nên tôi cũng nấu mì cho ăn. Các con có tiền thì trả cho tôi còn không thì thôi”- cô Hạnh kể.

Hiện cô Trương Phương Hạnh, giáo viên chủ nhiệm lớp 4/3, khối trưởng khối 4 đang bị tạm đình chỉ công tác 15 ngày. Lý do để xác minh, làm rõ đơn phản ánh, ổn định tình hình phụ huynh và học sinh trong thời gian xem xét hướng xử lý kỷ luật. Những ngày qua, việc cô Hạnh xin phụ huynh tiền mua laptop gây xôn xao dư luận.

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

“Tôi xin laptop vì nghĩ rằng đấy là… xã hội hoá giáo dục”

Sáng 30/9, cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM đã có chia sẻ với P.V VietNamNet về việc xin phụ huynh tiền mua laptop.

Mở đầu, cô Hạnh nói, hiện nay có những thông tin được đăng tải trên báo chí chưa đúng sự thật, việc này làm cuộc sống của cô đảo lộn.

“Đặc biệt là thông tin nói rằng tôi xin laptop không được nên không soạn đề cương ôn tập cho học sinh. Thậm chí, tài khoản ngân hàng của tôi cũng bị lộ, được đưa lên mạng, một số người chuyển vài ngàn đồng cho tôi cùng những lời lẽ xúc phạm, chửi bới” – cô Hạnh nói.

Về sự việc vừa qua, cô Hạnh cho biết, cô là chủ nhiệm lớp 4/3, có 38 học sinh. “Trong buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi nói rõ không thu quỹ lớp vì việc này rất rắc rối và sai quy định. Cũng tại cuộc họp, tôi kể rằng, năm trước bị mất máy tính ở trên trường, việc này đã báo với nhà trường nhưng ban giám hiệu không có động thái gì. Lớp 4/3 đã có tivi từ năm trước nên tôi mới xin phụ huynh, các mạnh thường quân hỗ trợ mua laptop để giảng dạy vì nghĩ rằng đây là xã hội hoá giáo dục”- cô Hạnh kể.

IMG_0260757B80B5 1.jpgCô Trương Phương Hạnh. Ảnh: Lê Huyền

Cũng theo cô Hạnh, sau đó bà Ngân – hội trưởng phụ huynh nói rằng phải thu quỹ lớp, nên các phụ huynh trong lớp bàn nhau thu 200.000 đồng hay 300.000 đồng. Cuối cùng các phụ huynh thu 500.000 đồng/người. Hội trưởng phụ huynh thu tiền và nói sẽ trích ra cho cô từ 5-6 triệu đồng để mua laptop.

“Phụ huynh nói giao cô chủ nhiệm giữ tiền quỹ, sau đó bàn giao cho tôi 14,5 triệu đồng. Tôi có nhắn trên nhóm lớp rằng đã thu được 29 phụ huynh với số tiền 14,5 triệu, trích đóng quỹ khuyến học 500.000 đồng, ủng hộ bảo mẫu 300.000 đồng”.

Về việc mua laptop, cô Hạnh cho biết, cô có đi xem thì có 2 loại, giá 5,5 triệu và 11 triệu, nên xin phụ huynh 6 triệu, số tiền còn lại cô sẽ tự bỏ ra.

Về lý do nói “laptop này là của cô”, cô Hạnh cho rằng, các năm trước có xin mua vật dụng như máy in, micro… kết thúc năm đều để lại trên lớp, sau đó có phụ huynh đòi lại. Nhưng laptop thì khác, do có lưu nhiều dữ liệu cá nhân nên cô nghĩ rằng laptop là của mình.

Sau đó cô Hạnh chủ động gặp hiệu trưởng, thầy có khuyên cô rằng đừng nhận tiền mua laptop vì “không đáng bao nhiêu, gây ra tai tiếng”.

“Tôi nói với thầy hiệu trưởng rằng, xã hội hoá giáo dục, phụ huynh hỗ trợ thì mình nhận. Nhưng trước ý kiến của thầy, tôi sẽ không nhận hỗ trợ này. Vì vậy, trên nhóm phụ huynh của lớp, tôi mở bình chọn về việc đồng ý, không đồng ý. May mắn có 3 phụ huynh không đồng ý, đây là cớ để tôi không nhận số tiền này. Sau đó tôi có nhắn trên nhóm của lớp là không nhận laptop”- cô Hạnh nói.

“Tôi sẽ tìm lại danh dự cho mình”

Nhìn nhận lại sự việc, cô Hạnh cho rằng: “Tôi bị phụ huynh phản ánh đổi chủ nhiệm là do tôi không nhận tiền, nên phụ huynh mới nghĩ rằng tôi dỗi”.

Theo cô Hạnh, xin phụ huynh hỗ trợ mua laptop là không đúng quy định. Bản thân cô đã nhận thức được việc này bằng cách không nhận sự hỗ trợ.

Về nội dung tại sao lại truy hỏi “phụ huynh này là của học sinh nào”, cô Hạnh cho rằng, lớp có 38 học sinh, trong khi nhóm phụ huynh trên Zalo có 47 người, vì vậy cô mới hỏi là phụ huynh của học sinh nào.

“Tôi xin nhắc lại rằng, xin laptop vì nghĩ rằng đấy là xã hội hoá, chứ không khó khăn về kinh tế. Những năm trước, tôi cũng đã nhiều lần ủng hộ học sinh, thậm chí tặng các em điện thoại để học online” – lời cô Hạnh.

Nữ giáo viên mong mọi việc sớm được làm rõ để giải toả khúc mắc, vì việc này ảnh hưởng tới sức khoẻ, tinh thần của mình. Mặt khác đây là danh dự, do vậy cô sẽ đi đến cùng để lấy lại danh dự cho bản thân.

Sáng 30/9, Trường Tiểu học Chương Dương có quyết định tạm đình chỉ công tác đối với viên chức. Theo đó, cô Trương Phương Hạnh, giáo viên chủ nhiệm lớp 4/3, kiêm khối trưởng khối 4 bị tạm đình chỉ 15 ngày. Lý do để xác minh, làm rõ đơn phản ánh, ổn định tình hình phụ huynh và học sinh trong thời gian xem xét hướng xử lý kỷ luật.

Về việc bị đình chỉ, cô Hạnh nói: “Tôi đã công tác 30 năm trong ngành, nên có thể nghỉ hưu luôn cũng được nhưng việc đình chỉ rất áp lực, vì vậy phải vững vàng để vượt qua”.

Cô giáo xin tiền mua laptop, bị tố nấu cả mì tôm, xúc xích bán cho học sinh

Cô giáo xin tiền mua laptop, bị tố nấu cả mì tôm, xúc xích bán cho học sinh

Cô giáo Trương Phương Hạnh, Trường Tiểu học Chương Dương cho hay, vì nhà xa trường, khi nào cũng “thủ” mấy gói mì, hôm nào không kịp ăn sáng thì vào trường nấu ăn. Học sinh thấy vậy cũng nói “cô ơi con đói quá”, nên cô đã nấu mì cho ăn.
Trần tình của cô giáo ‘dỗi’ phụ huynh vì không được đồng ý mua laptop

Trần tình của cô giáo ‘dỗi’ phụ huynh vì không được đồng ý mua laptop

Một cô giáo ở Trường Tiểu học Chương Dương bị hàng chục phụ huynh làm đơn xin đổi chủ nhiệm. Lý do là cô đề nghị phụ huynh ủng hộ mua laptop, nhưng khi có ý kiến không đồng ý thì không soạn đề cương ôn tập cho học sinh.
Không bố trí đứng lớp cho cô giáo ở TPHCM 'dỗi' phụ huynh

Không bố trí đứng lớp cho cô giáo ở TPHCM ‘dỗi’ phụ huynh

Phòng GD-ĐT quận 1, TPHCM yêu cầu Trường Tiểu học Chương Dương tạm thời không bố trí đứng lớp đối với cô giáo T.P.H. – người “dỗi” không soạn đề cương ôn tập cho học sinh vì không được phụ huynh đồng ý mua laptop.

 

Lại có thêm 1 cơn bão nữa trên biển đông

0

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (30/9), một cơn bão rất mạnh có tên quốc tế là Krathon đang hoạt động ở vùng biển phía bắc đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15, giật trên cấp 17.

Vị trí và hướng di chuyển của bão Krathon. (Nguồn: nchmf.gov.vn)

Vị trí và hướng di chuyển của bão Krathon. (Nguồn: nchmf.gov.vn)

Hồi 10 giờ, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,2 độ vĩ bắc; 121,7 độ kinh đông, trên vùng biển phía bắc đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15 (167-183km/giờ), giật trên cấp 17. Bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 10km/giờ.

Dự báo, trong 24 giờ tới, bão Krathon có khả năng đi vào vùng biển phía đông bắc khu vực bắc Biển Đông. Theo dự báo hiện tại, bão không có khả năng ảnh hưởng đến vùng ven biển và đất liền nước ta.

Đến 10 giờ ngày 1/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,8 độ vĩ bắc; 119,7 độ kinh đông, trên vùng biển phía Đông Bắc khu vực bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15, giật trên cấp 17. Bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 10km/giờ, có khả năng đi vào Biển Đông.

Đến 10 giờ ngày 3/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 24,4 độ vĩ bắc; 121,5 độ kinh đông, trên khu vực Đài Loan (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, giật cấp 12. Bão di chuyển theo hướng Bắc Đông Bắc với tốc độ khoảng 15km/giờ, cường độ suy yếu dần.

 

Từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Bắc Đông Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 5-10km, cường độ tiếp tục suy yếu thêm.

Do ảnh hưởng của bão Krathon, vùng biển phía Đông Bắc khu vực bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, từ gần sáng 1/10 mạnh lên cấp 8-9, sóng biển cao 2-4m, sau tăng lên cấp 10-12, vùng gần tâm bão cấp 13-15, giật trên cấp 17, sóng biển cao 7-9m; biển động dữ dội.

 

Cảnh báo, tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của dông, lốc, gió mạnh, sóng lớn.

Lương hưu 11 triệu/tháng mà không đủ tiêu, bất đắc dĩ tôi phải xin tiền con trai: Một câu con trách “nợ đời” khiến tôi phải nuốt nước mắt

0

Vất vả nuôi con thành đạt, giờ con quay ra mắng mỏ mẹ.

Ngày đó, chúng tôi đều có công việc tốt lương cao, tiền của tôi để chi tiêu sinh hoạt, còn của chồng để tiết kiệm. Cưới nhau 5 năm vợ chồng tôi mua được nhà riêng. Khi con trai tròn 10 tuổi, chúng tôi kiếm đủ tiền và định mua một suất đất thì gia đình xảy ra chuyện đau thương.

Trong một lần đi ăn nhậu ở cơ quan trở về, chồng tôi bị tai nạn rất nặng. Toàn bộ số tiền tiết kiệm dốc hết chữa trị cho anh ấy mới thoát khỏi tử thần. Nhưng sau ngày xuất viện chồng tôi nằm liệt một chỗ, kinh tế gia đình cũng sa sút từ đó.

Từ một người tràn đầy sức trẻ, là trụ cột chính trong gia đình, bây giờ nằm một chỗ, ăn bám vợ, chồng chịu sự đả kích ghê gớm. Nhiều lần anh muốn quyên sinh để bớt gánh nặng cho vợ con. Tôi biết được đã ra sức khuyên can chồng.

Tôi bảo số phận thế, chưa chắc chồng chết tôi đã sướng hơn hay chồng tự tử không thành lại tốn thêm khoản tiền chữa trị, vợ còn khổ hơn. Đã là vợ chồng có sướng cùng hưởng, có khổ cùng chịu, mong anh nghĩ thông suốt để vợ yên tâm làm việc.

Có lẽ hiểu được nỗi khổ của vợ, chồng chấp nhận thân hình và cuộc đời mới. Suốt những năm qua, tiền tôi làm ra được đồng nào lo cho con trai ăn học, chi tiêu sinh hoạt và thuốc thang chữa trị cho chồng.

Tuy chồng nằm một chỗ không thể làm gì được nhưng anh có thể dạy con học hành. Nhờ có bố chỉ bảo nên con tôi học rất tốt, luôn đạt thành tích cao trên trường. Đỗ đại học với điểm số rất cao và trúng trường con thích. Hiện tại con đã có công việc lương cao.

Năm vừa rồi vợ chồng con tôi đã mua được nhà riêng trị giá 4 tỷ. Nhìn thấy thành quả con gặt hái được chúng tôi mãn nguyện vô cùng.

Lương hưu 11 triệu/tháng mà không đủ chi tiêu, tôi phải xin tiền con trai: Một câu con trách "nợ đời" khiến tôi phải nuốt nước mắt- Ảnh 1.Ảnh minh họa

Tôi về hưu nửa năm nay, từ ngày nghỉ hưu đến giờ thu nhập bị giảm đột ngột khiến cuộc sống của vợ chồng tôi gặp rất nhiều khó khăn. Mấy năm nay sức khỏe của chồng tôi yếu, nằm lâu một chỗ mắc thêm nhiều bệnh. Tháng nào tôi cũng phải thuê xe đưa chồng vào bệnh viện chữa trị. Có những tháng thời gian anh nằm viện còn nhiều hơn ở nhà.

Nhiều người cho rằng với mức lương hưu 11 triệu mỗi tháng, chúng tôi chi tiêu ăn uống thoải mái. Nhưng thực tế lại không như mọi người nghĩ. Toàn bộ tiền hưu trí của tôi dành để chữa bệnh và thuê xe đưa chồng đi viện.

Còn tiền chi tiêu sinh hoạt và điện nước mỗi tháng tôi phải hỏi xin con trai. Khi chưa có vợ thì con vui vẻ chu cấp tiền cho bố mẹ mỗi tháng, từ ngày có gia đình, con trai nộp hết tiền lương cho vợ nên mỗi lần tôi nhắc đến chuyện tiền nong con rất khó chịu.

Hôm vừa rồi, chồng phải cấp cứu, trong nhà không có tiền, tôi hỏi xin con trai 5 triệu để nộp viện phí. Nào ngờ con bức xúc nói:

“Ông bà đúng là nợ đời, bao giờ tôi mới thoát khỏi cục nợ này đây?”.

Nghe lời con nói mà cổ họng tôi nghẹn lại, nước mắt không ngừng rơi. Những năm qua, tôi vất vả nuôi con khôn lớn, chăm lo từng miếng ăn giấc ngủ. Tôi chưa bao giờ kêu ca phàn nàn nửa câu, thế mà giờ đây con lại báo đáp bằng lời nói mang tính sát thương đến vậy.

Dù mắng bố mẹ nhưng con vẫn gọi điện cho vợ chuyển tiền để chữa bệnh cho bố. Chồng tôi chưa nghe thấy con nói năng với mẹ những lời khó nghe vậy. Nếu anh mà biết được chắc uất đến chết. Tôi không biết phải nói sao để con trai vui vẻ chung tay góp tiền chữa bệnh cho bố đây?

Nguồn: https://cafebiz.vn/luong-huu-11-trieu-thang-ma-khong-du-chi-tieu-toi-phai-xin-tien-con-trai-mot-cau-con-trach-no-doi-khien-toi-phai-nuot-nuoc-mat-176240703122929294.chn

Đã tìm thấy thithe người đàn ông mattich khi đang livestream vụ sạt lở ở Hà Giang: Vậy là hết một đời người

0

12h30’ trưa ngày 30/9, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể người đàn ông mất tích khi đang livestream vụ sạt lở trên QL2 Hà Giang.

Tin từ Công an tỉnh Hà Giang cho biết, 12h30’ trưa ngày 30/9, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể anh T.Đ.Đ, 1 trong các nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở đất thuộc địa phận thôn Nậm Buông, xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

Ngày hôm qua, tại thời điểm xảy ra sạt lở, khi anh Đ. đang dùng máy điện thoại livestream thì không may bị đất vùi lấp, mất tích, báo Giao thông cho biết.

Tìm thấy thi thể người đàn ông mất tích khi đang livestream vụ sạt lở trên QL2 Hà Giang

Tính đến trưa nay 30/9, dưới trời mưa to, công tác tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở đất thuộc địa phận thôn Nậm Buông vẫn đang được thực hiện rất khẩn trương.

Do khu vực sạt lở có mưa lớn và kéo dài nên công tác tìm kiếm gặp khó khăn về điều kiện thời tiết, địa chất, di chuyển phương tiện cứu hộ. Hiện nay, diện tích đồi ở gần khu vực sạt lở trên tuyến Quốc lộ 2 đang xuất hiện vết nứt, nguy cơ sạt lở có thể tiếp diễn.

Theo thống kê ban đầu, vụ sạt lở với hơn hàng chục nghìn m3 đất đá, chiều cao khoảng trên 200 m, dài khoảng 300 m xảy ra sáng 29/9 khiến giao thông trên Quốc lộ 2 bị tê liệt hoàn toàn.

Vụ sạt lở còn khiến 8 ngôi nhà bị sập hoàn toàn và 11 ngôi nhà bị ảnh hưởng; 6 phương tiện đang lưu thông bị hàng nghìn khối đất đá sạt đẩy xuống ta luy âm.

Vào thời điểm vụ sạt lở, camera hành trình của 1 phương tiện đã ghi lại được khoảnh khắc quả đồi bỗng nhiên sạt lở khi các phương tiện đang di chuyển trên quốc lộ 2. Trong đó, có 1 xe khách, nhiều ô tô con và xe máy bị đất đẩy đi xa hàng mét.

Đến thời điểm hiện tại, lực lượng chức năng đã tìm kiếm được 2 thi thể nạn nhân trong vụ sạt lở. Hiện vẫn còn 2 người nghi mất tích tại khu vực trên. Các lực lượng chức năng đã cứu được 8 người bị thương.

Dưới đây là những hình ảnh từ hiện trường cứu hộ do Công an tỉnh Hà Giang cung cấp:

Vụ sạt lở trên quốc lộ ở Hà Giang: Tìm thấy thi thể người đàn ông mất tích khi đang livestream- Ảnh 1.

Vụ sạt lở trên quốc lộ ở Hà Giang: Tìm thấy thi thể người đàn ông mất tích khi đang livestream- Ảnh 2.

Vụ sạt lở trên quốc lộ ở Hà Giang: Tìm thấy thi thể người đàn ông mất tích khi đang livestream- Ảnh 3.

Vụ sạt lở trên quốc lộ ở Hà Giang: Tìm thấy thi thể người đàn ông mất tích khi đang livestream- Ảnh 4.

Vụ sạt lở trên quốc lộ ở Hà Giang: Tìm thấy thi thể người đàn ông mất tích khi đang livestream- Ảnh 5.

Vụ sạt lở trên quốc lộ ở Hà Giang: Tìm thấy thi thể người đàn ông mất tích khi đang livestream- Ảnh 6.

Vụ sạt lở trên quốc lộ ở Hà Giang: Tìm thấy thi thể người đàn ông mất tích khi đang livestream- Ảnh 7.

Vụ sạt lở trên quốc lộ ở Hà Giang: Tìm thấy thi thể người đàn ông mất tích khi đang livestream- Ảnh 8.

Cô giáo “xin phụ huynh hỗ trợ mua máy tính” lên tiếng: Chỉ phụ huynh có học thức mới thích tôi!

0

Trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô giáo lớn tiếng cho rằng phụ huynh học sinh thuộc phường Cầu Kho hầu như học thức ít, ăn đằng sóng nói đằng gió…

Sáng 30/9, PV Báo Giao thông đã có buổi trao đổi với cô Trương Phương Hạnh, giáo viên lớp 4/3 Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TP.HCM liên quan đến việc cô vận động phụ huynh hỗ trợ mua laptop gây bức xúc dư luận nhiều ngày qua.

Vì sao vận động mua laptop?

Theo cô Hạnh, do bị mất máy tính ngay tại trường trong năm học 2022-2023 nên cô không có máy tính để sử dụng. Năm học 2024-2025, lớp có tivi nên cô muốn dùng máy tính để soạn bài và kết nối tivi để giảng dạy tốt hơn.

Cô giáo "dỗi" lên tiếng: Chỉ phụ huynh hiểu chuyện, có học thức mới thích tôi- Ảnh 1.

Trường Tiểu học Chương Dương. Ảnh: Mỹ Quỳnh

 

Chính vì vậy, cô Hạnh đã nghĩ đến việc xin phụ huynh hỗ trợ tiền mua laptop bởi nếu không có máy tính kết nối, chiếc tivi bỏ không lâu ngày cũng dễ hư hỏng.

Tuy nhiên, sau đó hiệu trưởng biết việc này nên đã trao đổi, giải thích, chỉ đạo không được nhận tiền hỗ trợ của phụ huynh. Tiếp thu ý kiến này, ngày 16/9, cô đã tạo một bình chọn đồng ý và không đồng ý hỗ trợ tiền mua máy tính trong nhóm lớp.

Phóng viên đặt câu hỏi, tại sao nếu không nhận tiền vận động để mua laptop cô không trực tiếp từ chối mà còn tạo bình chọn? Cô Hạnh cho rằng, không biết lấy lý do gì để từ chối. Việc lập bình chọn để có cớ từ chối. Cô cũng khẳng định, bản thân thấy may mắn vì có 3 phụ huynh không đồng ý nên có lý do để không nhận hỗ trợ từ phụ huynh.

Cô giáo "dỗi" lên tiếng: Chỉ phụ huynh hiểu chuyện, có học thức mới thích tôi- Ảnh 2.

 

Cô Trương Phương Hạnh thừa nhận sai khi vận động mua laptop và giữ tiền quỹ. Ảnh: Mỹ Quỳnh

Tuy nhiên, khi có phụ huynh không đồng ý, cô Hạnh lại hỏi những phụ huynh đó là ai khiến một số phụ huynh lo ngại.

Thêm vào đó, nữ giáo viên cũng lý giải việc soạn đề cương không phải nhiệm vụ của giáo viên, chứ không phải hờn dỗi việc phụ huynh không đồng thuận góp tiền cho mua laptop. Vì tin nhắn gây hiểu lầm nên cô Hạnh đã đính chính lên group nhóm phụ huynh là sẽ vẫn yêu thương, dạy dỗ học sinh như bình thường.

Chốt sự việc này, cô Hạnh thừa nhận đã sai khi vận động phụ huynh hỗ trợ tiền mua máy tính và cầm quỹ cha mẹ học sinh. Tuy nhiên, sự việc này đã được giải quyết xong xuôi, cô đã trả lại tiền cho phụ huynh nhưng không ngờ sự việc vẫn đi quá xa như vậy.

Không giao du với phụ huynh “đầu đường xó chợ”

Trong ngày, theo phản ánh của phụ huynh, PV Báo Giao thông nhận được đoạn ghi âm tại một cuộc họp. Đoạn ghi âm thể hiện, tiếng của người phụ nữ liên tục la hét, phẫn nộ, quát nạt… Dù được yêu cầu tôn trọng tập thể, nhưng người phụ nữ này vẫn lớn tiếng cho rằng bản thân không sai, thách thức những người còn lại.

Cô giáo "dỗi" lên tiếng: Chỉ phụ huynh hiểu chuyện, có học thức mới thích tôi- Ảnh 3.

Học sinh Trường Tiểu học Chương Dương trong giờ ra chơi. Ảnh: Mỹ Quỳnh

Đặc biệt, người này cũng cho rằng, làm giáo viên chủ nhiệm là làm dâu trăm họ, khi thương thì nói khác, không thương thì nói khác.

“Tính tôi thẳng thắn nên người ta không thích tôi. Chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích tôi thôi. Tôi chỉ giao du với những phụ huynh đó, còn những phụ huynh đầu đường xó chợ tôi không giao du.

Trên mặt bằng phường Cầu Kho này toàn dân gì đâu không, dân học thức ít, ăn đằng sóng nói đằng gió… trở mặt còn hơn bánh tráng…”, người phụ nữ nói.

Cô Trương Phước Hạnh thừa nhận, đoạn ghi âm trên cô nói trong một buổi họp cùng Ban giám hiệu, liên tịch trong trường. Khi có nhiều giáo viên khác phát biểu về các việc làm của cô nhưng không có bằng chứng khiến cô Hạnh càng thêm bức xúc.

Trả lời câu hỏi, vì sao là một giáo viên, lại dùng những lời không hay như “đầu đường xó chợ”, “trở mặt còn hơn bánh tráng” để nói về phụ huynh tại phường Cầu Kho, cô Hạnh cho biết: “Nguyên nhân do hội trưởng phụ huynh lớp 4/3 hứa sẽ ủng hộ trong cuộc họp chiều 24/9. Tuy nhiên, trong buổi họp này, phụ huynh phát biểu ngược lại khiến tôi bức xúc”.

Cô giáo "dỗi" lên tiếng: Chỉ phụ huynh hiểu chuyện, có học thức mới thích tôi- Ảnh 4.

Ông Lê Công Minh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Chương Dương. Ảnh: Mỹ Quỳnh

Cũng trong sáng 30/9, ông Lê Công Minh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Chương Dương cho biết, trong sáng nay có 24/38 học sinh lớp 4/3 không đến trường. Lý do là nhiều phụ huynh chưa nắm được tin cô Trương Phước Hạnh đã bị đình chỉ giảng dạy vào cuối tuần trước.

Trong hôm nay, nhà trường họp và đưa ra quyết định tạm đình chỉ chính thức rồi mới thông tin đến phụ huynh. Ông Minh khẳng định, nhà trường không bao che, hiện đang xử lý vụ việc nên xin phụ huynh thời gian để giải quyết.

Đều đặn gửi tiền về nhà, đến khi qua đời, chàng trai để lại 5 thẻ ATM: Số dư khiến cha mẹ bật khóc

0

Kiểm tra số dư trong 5 thẻ ngân hàng, cha của Ngưu Trung Nam đã vô cùng đau lòng khi biết về hoàn cảnh sống của con trai.

Câu chuyện này đã xảy ra từ năm 2020 song mới đây, nó tiếp tục được chia sẻ trở lại và thu hút sự chú ý.

Chăm chỉ học tập để thoát nghèo

Ngưu Trung Nam sinh ra trong 1 gia đình nghèo ở Sơn Đông, Trung Quốc. Dẫu không có trình độ học vấn cao song bố mẹ của Ngưu hiểu rằng chỉ có học mới có thể thoát nghèo. Chính vì lý do đó nên dù có phải vất vả đến đâu, bố mẹ cũng tạo điều kiện tối đa để anh không thua kém bạn bè.

Không phụ công lao mong mỏi đó, chàng trai này chăm chỉ học tập và trở thành tấm gương sáng trong suốt những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường. Theo 163, ở trường trung học cơ sở, Ngưu từng giành nhiều giải thưởng trong các cuộc thi. Trong kỳ thi vào cấp 3, điểm số của anh cao nhất quận nên được nhận vào trường trọng điểm.

Đều đặn gửi tiền về nhà, đến khi qua đời, chàng trai để lại 5 thẻ ATM: Số dư khiến cha mẹ bật khóc- Ảnh 1.

Anh Ngưu Trung Nam

Thời gian trôi qua, đến khi bước vào kỳ thi đại học, chàng trai này lại xuất sắc thi đỗ vào ĐH Giao thông Tây An, Trung Quốc. Học đến năm 2, tài năng của anh được 1 giáo sư trong trường phát hiện nên được vào nhóm nghiên cứu khoa học. Thay vì học lấy bằng cử nhân, anh được giáo sư này hỗ trợ để lấy luôn bằng thạc sĩ.

Nhờ sự cống hiến hết mình cho công việc nghiên cứu, ở năm cuối đại học các giáo sư trong trường đã quyết định cho anh học thẳng lên tiến sĩ trước để mở đường cho những nghiên cứu chuyên sâu.

Không chỉ ghi dấu ấn bởi thành tích học tập, chàng trai này còn được những người bạn học cùng nhớ đến vì luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Một lần, đang trong thí nghiệm, 1 người bạn phát hiện máy lọc nước đã hết nước. Một bạn khác nói: “Tôi biết chỗ lấy nước. Đây là máy lọc nước anh Ngưu mua đấy”.

Mọi người đều thắc mắc tại sao Ngưu Trung Nam lại làm điều này?

Bình thường trong phòng thí nghiệm sẽ không có bình nước nên mọi người phải tự mang theo nước. Nếu quên không mang, nhiều người đành nhịn. Một ngày phòng thí nghiệm có máy lọc nước. Mọi người đều nghĩ rằng giáo viên đã mua mới.

Song, một người bạn biết chuyện đã tiết lộ rằng chính Ngưu đã tự bỏ tiền túi ra mua thì cả lớp đều ngạc nhiên. Đến khi nước trong bình sắp hết, chàng trai này lại chủ động đi thay nước, cũng chẳng khoe khoang việc này cho mọi người cùng lớp.

Dành tiền học bổng để hỗ trợ cha mẹ

Không chỉ là một người học trò giỏi, ở nhà, Ngưu Trung Nam cũng là 1 người con ngoan. Để tiết kiệm tiền cho bố mẹ, anh sẵn sàng cắt giảm bữa ăn trong ngày và chỉ ăn những món cơ bản trong canteen. Mỗi khi về nhà, cha anh quan tâm hỏi thăm nhu cầu hàng ngày nhưng Ngưu chỉ mỉm cười và trả lời đủ rồi.

Do ăn uống không đủ chất, lại làm việc quá sức, 9/10/2020, Ngưu Trung Nam đột nhiên bị chóng mặt rồi ngất xỉu. Ngay lập tức, anh được đưa đi cấp cứu nhưng may mắn không xảy ra. Chàng trai trẻ này đã qua đời khi mới 24 tuổi.

Bác sĩ chẩn đoán do thói quen nhịn đói thường xuyên, lại làm việc với cường độ cao Ngưu đã bị xuất huyết não.

Trong giờ phút đứng giữa lằn ranh của sự sống và cái chết, Ngưu vẫn nghĩ cho mọi người. Anh đã bày tỏ ước nguyện là hiến nội tạng nhằm mang lại cơ hội sống cho những người cần. Tất nhiên, cả gia đình đều ủng hộ quyết định vô cùng nhân văn này của anh.

Sau khi lo tang lễ cho con, bố của anh Ngưu đã đến trường để thu xếp đồ đạc. Ông phát hiện ra con trai mình có 5 thẻ ngân hàng. Ông quyết kiểm tra số dư bên trong. Điều khiến ông bất ngờ là ⅖ thẻ ngân hàng trống rỗng, 3 thẻ còn lại chỉ có 22 NDT.

Đều đặn gửi tiền về nhà, đến khi qua đời, chàng trai để lại 5 thẻ ATM: Số dư khiến cha mẹ bật khóc- Ảnh 2.

Lúc này ông chợt nghĩ đến số tiền học bổng con trai thường xuyên gửi về nhà mỗi tháng. Ở thời điểm đó, ông luôn cho rằng con trai mình có cuộc sống tốt. Song nhìn vào thực tế này, ông vô cùng đau lòng.

Một tuần sau khi qua đời, đúng theo nguyện vọng của Ngưu, thận và gan của anh đã cứu sống được 3 bệnh nhân suy nội tạng giai đoạn cuối. Mặc dù đã ra đi nhưng lòng tốt đã giúp Ngưu tiếp tục được sống và khiến mọi người phải nhớ về.

Tuy nhiên, câu chuyện của Ngưu Trung Nam cũng là lời cảnh tỉnh cho mọi người về việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Sự cân bằng giúp chúng ta đảm bảo và hài hòa được các nhu cầu của bản thân về mặt sức khỏe, tinh thần, tình cảm, gia đình cùng các mối quan hệ ngoài xã hội, và bảo vệ bạn khỏi các tác động tiêu cực từ stress và những biến cố không mong muốn.

Chân dung cô giáo ‘xin hỗ trợ cái laptop’: 24/38 học sinh nghỉ học sáng nay, cô nói sẽ tìm lại danh dự cho chính mình

0

Liên quan vụ việc cô giáo ‘xin hỗ trợ cái laptop’ xảy ra tại Trường tiểu học Chương Dương, Q.1, TP.HCM, sáng nay, 30.9, có 24 trên tổng số 38 học sinh lớp 4/3 nghỉ học.

Vụ cô giáo 'xin hỗ trợ cái laptop': 24 học sinh lớp 4/3  nghỉ học sáng nay- Ảnh 1.

Trường tiểu học Chương Dương, Q.1 sáng 30.9

ẢNH: THÚY HẰNG

Sáng nay, 30.9, PV Báo Thanh Niên có mặt tại Trường tiểu học Chương Dương, Q.1, nơi xảy ra vụ việc giáo viên chủ nhiệm lớp 4/3 “xin hỗ trợ cái laptop” theo đúng lịch hẹn trước đó của ông Lê Công Minh, Hiệu trưởng nhà trường.

Ông Lê Công Minh xác nhận trong sáng nay, có 24 trên tổng số 38 học sinh lớp 4/3 nghỉ học.

Trao đổi với PV Báo Thanh Niên, chị Ng., Trưởng ban đại diện phụ huynh lớp 4/3, cho biết chị là một trong số các phụ huynh cho con nghỉ học hôm nay do lo lắng, bất an. “Cho tới sáng nay, 30.9, chúng tôi vẫn chưa hề nhận được bất cứ thông báo nào từ phía nhà trường là đã tạm dừng bố trí đứng lớp với cô H., giáo viên chủ nhiệm lớp 4/3 và phân công giáo viên khác đứng lớp thay, tất cả thông tin chúng tôi chỉ đọc qua các tờ báo. Do đó chúng tôi cũng không biết là ai dạy các con em mình nên chúng tôi bất an, vậy nên chúng tôi đã xin phép cho con nghỉ học”, chị Ng. nói.

Cô giáo trong vụ xin tiền phụ huynh mua laptop: 'Tôi nghĩ xin là bình thường' ảnh 1

 

Hiệu trưởng Trường tiểu học Chương Dương nói gì?

Ông Lê Công Minh, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết liên quan vụ việc, nhà trường đã làm báo cáo, gửi lên lãnh đạo ủy ban, phòng giáo dục và các cơ quan chức năng.

“Nhà trường vẫn đang tiếp tục xử lý rốt ráo sự việc. Trước mắt, thực hiện chỉ đạo của ủy ban, phòng giáo dục, chúng tôi đã tạm đình chỉ công tác chủ nhiệm và giảng dạy của cô H. và sẽ mời giáo viên có chuyên môn giảng dạy học sinh lớp 4/3, hiện nay chúng tôi mới chỉ có thể thông tin như vậy”, ông Minh nói.

Vụ cô giáo 'xin hỗ trợ cái laptop': 24 học sinh lớp 4/3  nghỉ học sáng nay- Ảnh 2.

Ông Lê Công Minh, Hiệu trưởng Trường tiểu học Chương Dương

ẢNH: VŨ ĐOAN

Lý giải lý do chưa thông tin cho các phụ huynh trước đó, để phụ huynh yên tâm đưa con đi học, ông Lê Công Minh nói: “Vì hôm nay vào ngày làm việc, thì mới công bố được quyết định cần thiết. Lát chúng tôi họp nội bộ xong thì sẽ thông tin tới phụ huynh liền, để chiều nay phụ huynh yên tâm cho con đi học liền”.

Ông Minh thông tin thêm hiện ở lớp 4/3 đang có một giáo viên giữ lớp đó, hiện nay giáo viên thỉnh giảng đã có mặt ở trường rồi, sau 9 giờ sáng thì cô giáo này sẽ đứng lớp 4/3. Về cô H., nhà trường đã yêu cầu cô làm báo cáo kiểm điểm.

Trả lời câu hỏi của PV “có thông tin cho rằng lãnh đạo nhà trường bao che cho cô giáo, ông nói gì?”. Ông Minh khẳng định: “Chúng tôi không bao che, chỉ đang xử lý, xin phụ huynh thời gian để xử lý”.

PV Thanh Niên nêu câu hỏi tiếp: Có thông tin cô H. dạy thêm ở ngoài, nhà trường biết không và nếu đúng thì xử lý như thế nào? Ông Minh nói: “Tôi mới biết. Tôi đang cho kiểm tra lại, nếu cô vi phạm thì sẽ xử lý theo quy định”.

Còn trả lời phản ánh của phụ huynh học sinh cho rằng cô H. bán mì tôm, xúc xích, nước ngọt ngay trong lớp cho học sinh vừa làm bài vừa ăn, ông Lê Công Minh nói “việc này đã có báo cáo rồi, lãnh đạo phòng, ủy ban đã thông tin”.

Vụ cô giáo 'xin hỗ trợ cái laptop': 24 học sinh lớp 4/3  nghỉ học sáng nay- Ảnh 3.

Ông Lê Công Minh trả lời báo chí sáng 30.9

ẢNH: VŨ ĐOAN

Quận 1 chỉ đạo xử lý nghiêm

Liên quan vụ việc giáo viên “xin hỗ trợ cái laptop”, ngay chiều 28.9, bà Mai Thị Hồng Hoa, Phó chủ tịch UBND Q.1, TP.HCM, cho biết quận đã có buổi làm việc với Trường tiểu học Chương Dương và cô giáo liên quan vụ ‘xin hỗ trợ cái laptop’ trong buổi sáng cùng ngày.

Cô giáo T.P.H đã bị tạm dừng đứng lớp, đồng thời tất cả các khoản tiền cô giáo đã nhận đóng góp từ phụ huynh để mua laptop đã được hoàn trả cho phụ huynh học sinh.

UBND Q.1 đã đề nghị Phòng GD-ĐT tiếp tục theo dõi vụ việc và nắm bắt kỹ hơn, khi nào có thông tin cụ thể sẽ thông tin. Cũng theo lãnh đạo UBND Q.1, đây chỉ là một sự việc cá biệt xảy ra trên địa bàn. Q.1 đã chỉ đạo xử lý nghiêm đồng thời chỉ đạo ban giám hiệu các trường rà soát toàn bộ, không để xảy ra trường hợp tương tự.

Trước đó, như Báo Thanh Niên đưa tin, theo phản ánh của các phụ huynh lớp 4/3 Trường tiểu học Chương Dương, Q.1, TP.HCM, vào ngày họp phụ huynh hôm 14.9, cô H., giáo viên chủ nhiệm lớp 4/3 có xin lớp hỗ trợ cô một laptop (máy tính xách tay – phóng viên) trị giá 4 đến 5 triệu, 1 máy in tài liệu và mỗi tháng 300.000 đồng hỗ trợ cho cô bảo mẫu. Sau đó, phụ huynh có ý kiến là máy in đã mua hồi lớp 3 thì liên hệ cô chủ nhiệm lớp cũ xin lại cho lớp dùng.

Trưa cùng ngày cô có nhắn tin vào group (nhóm) zalo chung (group chỉ có trưởng/phó nhóm mới được quyền gửi tin nhắn – các phụ huynh còn lại chỉ được phép đọc) với các nội dung như “Dạ sau buổi học đầu năm học. PH đã đóng được 29 PH rồi ạ. Hiện tại cô giữ 14.500.000 đ (đồng-PV). Cô đưa cô BM 300k. Cô đóng quỹ KH 500k. Cô giữ 13.700.000 đ. Cô mua cái laptop, còn bao nhiêu cô báo PH. Và cô xin cái laptop này luôn nha PH”.

Hay cô có chụp 2 cái hình laptop và báo giá 1 cái 5 triệu rưỡi màu xám và 1 cái giá 11 triệu màu đen. Cô H. nói “cô lấy máy đen 11 triệu chạy dữ liệu nhanh – PH hỗ trợ cô 6 triệu nhé, cô bù vào 5 triệu. Cô cảm ơn PH”.

Ngày 16.9.2024, cô lại tiếp tục nhắn với nội dung: “Hôm thứ bảy cô có xin PH hỗ trợ cái máy laptop khoảng 5,6 triệu. Và cô đã mua cái máy 11 triệu thì cô bù vào 5 triệu. Và cái laptop này là của cô. PH có đồng ý không”. Sau đó cô tạo bình chọn đồng ý và không đồng ý cho phụ huynh bình chọn vào…

 

Khi thấy nhiều phụ huynh bấm “không đồng ý” hoặc không ý kiến, cô nhắn trong nhóm lớp: “Đến hiện tại có 26 người đồng ý – 03 PH không đồng ý – Còn 09 PH không ý kiến. Đã có PH không đồng ý thì cô sẽ không nhận nhé PH. Cô tự mua và tự sử dụng. Còn máy in cô cũng tự mua luôn nha PH. Cô không nhận gì của PH cả. Cô chân thành cảm ơn PH”.

 

Vụ cô giáo 'xin hỗ trợ cái laptop': 24 học sinh lớp 4/3  nghỉ học sáng nay- Ảnh 4.

Vụ giáo viên ‘xin hỗ trợ cái laptop’ gây xôn xao dư luận

ẢNH: PHỤ HUYNH CUNG CẤP

Còn ngày 17.9.2024, vào lúc khoảng 10 giờ 11 phút, cô nhắn tin tiếp với nội dung: “Tối qua và sáng nay cô đã nhận nhiều tin nhắn và điện thoại của PH năn nỉ cô nhận phần hỗ trợ của lớp. Cô xin nói rõ quan điểm của cô là cô không nhận nha PH. Và cô cũng không phải soạn đề cương ôn tập cho các con. Cô thống nhất bài ôn và PH tự ôn ạ. Cô cảm ơn PH. Vậy nha PH”.

Tới 10 giờ 22 phút hôm sau, cô nhắn lại: “Tối qua cô có trao đổi với BCH chi hội lớp. Dù cô kg nhận sự hỗ trợ của PH nhg (nhưng – PV) cô vẫn yêu thương và dạy dỗ các con như bình thường. Còn tin nhắn cô cũng xin lỗi vì kg (không- PV) rõ ràng, cô kg soạn đề cương nhưng cô vẫn ôn cho các con trước kỳ thi và PH phải quan tâm theo dõi nhắc nhở các con của mình”.

Bên cạnh đó, phụ huynh lớp 4/3 còn đặt các vấn đề như các học sinh kể cô H. còn bán đồ ăn, đồ uống như mì gói, xúc xích, nước ngọt trong lớp học (vừa làm bài vừa ăn, uống), cô sử dụng điện thoại sai mục đích…