Home Blog Page 8

CSGT được hưởng bao nhiêu tiền khi xử phạt vi phạm giao thông từ 1/1/2025? Nhiều người còn chưa biết …

0

Từ 1/1/2025, số tiền CSGT được hưởng khi xử phạt vi phạm giao thông cụ thể là bao nhiêu?

CSGT được hưởng bao nhiêu khi xử lý vi phạm giao thông?

Theo Nghị định 176 năm 2024 của Chính phủ, từ ngày 1/1, mức chi bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sĩ (trong đó có CSGT) trực tiếp tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ban đêm không quá 200.000 đồng/người/ca (1 ca từ đủ 4 giờ trở lên, thời gian làm đêm từ 22 giờ đêm hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau), 1/2 ca (2 giờ) mức chi không quá 100.000 đồng/người, tối đa 10 ca/tháng.

Mức chi bồi dưỡng làm thêm giờ cho cán bộ, công chức, viên chức và các lực lượng khác tại địa phương trực tiếp tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ban ngày không quá 100.000 đồng/người/ca, tối đa 10 ca/tháng. Riêng đối với ca đêm không quá 200.000 đồng/người/ca, 1/2 ca (2 giờ) mức chi không quá 100.000 đồng/người, tối đa 10 ca/tháng.

Mức chi hỗ trợ cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông của 1 vụ, việc không quá 10% số tiền xử phạt vi phạm hành chính, tối đa 5 triệu đồng/1 vụ, việc.

xử phạt vi phạm giao thông, cảnh sát được hưởng tiền, kiến thức

Mức chi cho CSGT khi xử phạt vi phạm giao thông (Ảnh minh họa).

Sử dụng tiền từ xử phạt vi phạm giao thông, như thế nào?

Theo Nghị định 176, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan khác tại địa phương; Bộ Công an; cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng kinh phí thu từ xử phạt thì được sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ sau khi nộp vào ngân sách nhà nước.

Tiền phạt vi phạm giao thông còn được sử dụng thăm hỏi, hỗ trợ nạn nhân tai nạn giao thông, gia đình nạn nhân bị chết trong các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng

Cụ thể, việc sử dụng tiền của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan khác tại địa phương như sau:

Thăm hỏi, hỗ trợ nạn nhân tai nạn giao thông, gia đình nạn nhân bị chết trong các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng; nạn nhân bị thương nặng, gia đình nạn nhân bị chết do tai nạn giao thông có hoàn cảnh khó khăn.

xử phạt vi phạm giao thông, cảnh sát được hưởng tiền, kiến thức

(Ảnh minh họa)

Giải quyết ùn tắc giao thông, khắc phục hậu quả tai nạn giao thông, cứu hộ, cứu nạn và thực hiện nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao liên quan đến công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và các lực lượng khác tại địa phương trực tiếp tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ.

Mua sắm trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng, nâng cấp trang thiết bị, phương tiện.

Vận hành, quản trị, nâng cấp, bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống thông tin phục vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Cải tạo, sửa chữa, bảo trì, nâng cấp, mở rộng các công trình, trụ sở, nơi làm việc phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, nơi tạm giữ phương tiện.

Thuê tài sản (nhà, đất, phương tiện, trang thiết bị và tài sản khác) phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Chi xăng, dầu, nhiên liệu khác phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Vận hành đường dây nóng, các ứng dụng công nghệ, phần mềm phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Tường San (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)

Đưa vợ có 700.000 đồng để lo cỗ tất niên hoành tráng cho cả nhà nội. Cả con cháu cộng vào cũng ngũng nghét 3 mâm cỗ. Tôi nhẩm tính có hơn 200k/ mâm thì mua gì nấu được bây giờ. Nghĩ đi nghĩ lại tôi quyết dạy cho chồng 1 bài học, chừa cái thói chi li tiết kiệm. Ngày chồng mời cỗ, các món đều được bày ra rất thịnh soạn. Cả nhà chồng đến ăn ai cũng khen lấy khen để. Bỗng mẹ chồng cau có “chắc là tốn kém lắm”, tôi cười thầm trong bụng đã đến lúc rồi, thủng thẳng tuyển bố số tiền lớn trước tất cả mọi người, chồng muối mặt không kịp tìm lỗ mà chui…

0

Anh chồng đưa cho cô vợ 700.000 đồng và nói: “Làm một bữa cỗ tất niên đàng hoàng cho gia đình tôi. Đừng làm tôi xấu hổ!”

Câu chuyện của chị Liễu Hạ, được đăng tải trên diễn đàn Toutiao (MXH Trung Quốc) gây xôn xao.

Khi chồng tôi ném 200 nhân dân tệ (khoảng 700.000 đồng) nhàu nát lên quầy bếp và tự mãn bảo tôi “làm một bữa tối tất niên đàng hoàng” cho gia đình anh ấy, tôi biết mình có hai lựa chọn: tranh cãi rồi suy sụp vì sự xúc phạm của anh ấy hoặc lật ngược tình thế theo cách mà anh ấy sẽ không bao giờ quên. Đoán xem tôi đã chọn cái nào?

Đưa vợ 700.000 đồng để lo cỗ tất niên hoành tráng cho cả nhà, chồng nhận cái kết "muối mặt"- Ảnh 1.

Hàng năm, chồng tôi Lâm Anh luôn khăng khăng bắt chúng tôi tổ chức bữa tối tất niên cho gia đình anh ấy, điều đó cơ bản là ổn, ngoại trừ phần anh ấy coi đó là một mệnh lệnh chứ không phải là nỗ lực chung. Sau nhiều năm chịu đựng, năm nay tôi quyết định sẽ cho chồng một bài học mà anh ấy sẽ không bao giờ quên.

 

Kế hoạch tất niên hoành tráng

Mọi chuyện bắt đầu vào tuần trước khi anh và tôi đang đứng trong bếp, tranh luận về kế hoạch cho bữa tối tất niên. Hay nói chính xác hơn là tôi đang cố gắng thảo luận về chúng trong khi anh đang lướt điện thoại. “Chúng ta sẽ phải lên thực đơn sớm”, tôi nói. “Gia đình anh thường rất kén ăn, chúng ta cần chuẩn bị một bữa tối chu đáo cho tất cả mọi người”.

Chồng tôi rời mắt khỏi điện thoại, sau đó thản nhiên rút ví ra, lấy ra những tờ tiền nhàu nát và ném lên quầy bếp. Tất cả có 200 nhân dân tệ (700.000 đồng). Anh ta vừa cười vừa nói: “Hãy nấu một bữa tất niên thật đàng hoàng. Đừng làm tôi xấu hổ trước mặt gia đình”.

Tôi rất bất ngờ trước hành động này, nên vội phản ứng: “Từng này tiền chắc chỉ đủ mua gà, làm sao làm được bữa tối cho 10 người?”.

Đưa vợ 700.000 đồng để lo cỗ tất niên hoành tráng cho cả nhà, chồng nhận cái kết "muối mặt"- Ảnh 2.
Anh nhún vai, dựa vào tủ lạnh một cách thản nhiên. “Mẹ tôi LUÔN xoay xở được. Hãy tháo vát lên. Nếu em không muốn làm cứ nói thẳng ra. Gia đình tôi vốn chẳng trông mong gì nhiều vào một người con dâu… bất tài”.

Trong suy nghĩ của chồng tôi, mẹ anh ấy là một phụ nữ hoàn hảo, dường như có thể tạo ra những bữa tiệc xa hoa “từ hư không”. Tôi luôn bị đem ra so sánh với mẹ chồng để thấy được sự vụng về, vô dụng của mình.

Tôi nắm chặt tay dưới quầy bếp, nhưng vẫn cố nhẫn nhịn, nở một nụ cười ngọt ngào và nói, “Đừng lo, anh yêu. Em sẽ làm được thôi”.

Trong vài ngày tiếp theo, tôi đóng vai một người vợ ngoan ngoãn, để chồng nghĩ rằng tôi đang cố gắng nghĩ cách thu xếp ổn thoả chỉ với 200 nhân dân tệ mà chồng đưa. Mỗi lần anh ấy vào bếp, tôi lại tình cờ nhắc đến việc cắt phiếu giảm giá hoặc lùng sục các đợt giảm giá. Anh ấy không biết rằng tôi đang lên kế hoạch cho một điều gì đó bất ngờ hơn nhiều.

 

Sử dụng số tiền dự trữ riêng trong nhiều năm, tôi quyết định tạo ra một bữa tối tất niên không giống bất cứ thứ gì gia đình anh ấy từng thấy. Nhưng mục đích không phải là gây ấn tượng với họ hàng của anh ấy. Mục đích là để cho chồng thấy rằng tôi không phải là người mà anh ấy có thể bỏ dễ dàng xúc phạm bằng những đồng tiền nhàu nát và sự so sánh hạ thấp.

Đưa vợ 700.000 đồng để lo cỗ tất niên hoành tráng cho cả nhà, chồng nhận cái kết "muối mặt"- Ảnh 3.
Đến cuối tuần, tôi đã lên kế hoạch cho mọi thứ. Thực đơn đã được sắp xếp, đồ trang trí đang được chuyển đến và đội phục vụ mà tôi bí mật thuê đã sẵn sàng biến ngôi nhà của chúng tôi thành một “cung điện” ngày lễ. Chồng tôi không biết điều gì sắp xảy ra, và tôi không thể chờ để thấy khuôn mặt anh ấy khi anh ấy nhận ra tôi có thể “tháo vát” đến mức nào.

Ngày Tất niên đã đến, và cùng với đó là kế hoạch của tôi. Được trang hoàng rực rỡ với đèn, hoa và nhiều đồ trang trí đậm màu sắc lễ hội, ngôi nhà của chúng tôi trông thật khác với mọi ngày. Ngay cả chiếc bàn ăn cũng được sắp đặt thật cầu kỳ với bát đĩa mới tinh, sang trọng. Trong ngôi nhà thì tràn ngập không khí Tết với hương thơm từ các món ăn cầu kì, nóng hổi đang toả ra từ căn bếp.

Chồng tôi không hề tưởng tượng được tôi đã làm đến mức nào. Anh bước vào phòng ăn khi món cuối cùng được tôi mang lên bàn. Vẻ mặt của anh đã nói lên tất cả sự ngạc nhiên đó. “Tôi không nghĩ là cô có thể làm được. 200 nhân dân tệ thực sự là quá đủ, nhỉ?” – Chồng tôi rõ ràng là rất ấn tượng.

Chẳng mấy chốc, gia đình anh bắt đầu đến. Như thường lệ, em chồng là người đầu tiên bước qua cánh cửa, ăn mặc chỉn chu và nhìn khắp phòng với ánh mắt phê phán. Cô bước vào phòng ăn và chết lặng.

“Chị dâu” – cô ấy nói – “Cái này… trông có vẻ tốn kém lắm. Chị không tiêu quá tay chứ, đúng không?”.

Trước khi tôi kịp trả lời, chồng tôi đã ưỡn ngực và đáp, “Không đâu! Chị dâu em đang học cách để trở nên tháo vát. Giống như mẹ đã dạy chúng ta vậy”.

Mượn xe của người khác có bị phạt lỗi ‘không chính chủ’ nhiều người vẫn còn chưa rõ… Chi tiết tại bình luận…

0

Mượn xe của người khác có bị phạt lỗi ‘không chính chủ’?

Thực tiễn, nhiều người thường gọi “xe không chính chủ” để chỉ những trường hợp tên của người đứng trên giấy chứng nhận đăng ký xe khác với chủ xe thực tế (như là trường hợp mua lại xe của người khác mà chưa làm thủ tục để cấp lại chứng nhận đăng ký xe đứng tên mình).

Lái 'xe không chính chủ' có bị xử phạt không?

Theo điểm a khoản 3 Điều 32 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, nhà chức trách sẽ phạt tiền từ 800.000 đồng đến một triệu đồng đối với cá nhân, từ 1,6 triệu đồng đến 2 triệu đồng với tổ chức là chủ xe môtô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe môtô, các loại xe tương tự xe gắn máy không làm thủ tục cấp chứng nhận đăng ký xe trong trường hợp thay đổi chủ xe theo quy định.

Theo khoản 7 Điều 32 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, mức phạt từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng áp dụng với cá nhân, từ 8 triệu đồng đến 12 triệu đồng với tổ chức là chủ ôtô (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc), xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ôtô mà không làm thủ tục cấp chứng nhận đăng ký xe trong trường hợp thay đổi chủ xe theo quy định.

Theo khoản 10 Điều 47 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, việc xác minh để phát hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3, điểm h khoản 7 Điều 32 của Nghị định này được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông; qua công tác đăng ký xe; qua công tác xử lý vụ việc vi phạm hành chính tại trụ sở đơn vị.

Căn cứ các quy định nêu trên thì Nghị định 168/2024/NĐ-CP cho phép xử phạt lỗi “xe không chính chủ” (chủ xe không làm thủ tục cấp chứng nhận đăng ký xe sang đứng tên của mình) và việc xử phạt này chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông; qua công tác đăng ký xe; qua công tác xử lý vụ việc vi phạm hành chính tại trụ sở đơn vị.

Nghị định 168/2024/NĐ-CP không xử phạt đối với hành vi lái “xe không chính chủ”. Do đó, trường hợp bạn mượn xe của người khác để tham gia giao thông thì không bị xử phạt lỗi “xe không chính chủ”.

Luật sư Phạm Thanh Hữu
Đoàn luật sư TP HCM

Kể từ 01/01/2025, sổ đỏ hộ gia đình bị xóa bỏ: Người dân có bắt buộc phải đổi lại không…

0

Theo luật đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/8/2024, sổ đỏ kiểu hộ gia đình xóa bỏ. Vậy liệu người dân có cần phải đi đổi lại không và nếu như không đổi thì sổ đó liệu còn giá trị pháp lý?

Theo luật đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/8/2024, sổ đỏ kiểu hộ gia đình xóa bỏ. Vậy liệu người dân có cần phải đi đổi lại không và nếu như không đổi thì sổ đó liệu còn giá trị pháp lý?

Sổ đỏ kiểu hộ gia đình đã bị xóa bỏ thì có bắt buộc phải đi đổi lại?

Theo khoản 3 thuộc Điều 256 Luật Luật Đất đai số 31/2024/QH15 quy định:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã được cấp trước thời điểm ngày 1/8/2024 vẫn có giá trị pháp lý.

– Không cần phải cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn được liền với đất trừ trường hợp có nhu cầu.

So-Do-Cu

Như vậy, người sử dụng đất đã được cấp Sổ đỏ, Sổ hồng trước thời điểm ngày 1/8/2024 sẽ không bắt buộc phải đổi lại Sổ đỏ, Sổ hồng theo Luật Đất đai 2024. Tuy nhiên, nếu như có nhu cầu thì sẽ được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo các quy định tại Luật Đất đai 2024. Luật Đất đai mới cũng có quy định cụ thể đối với trường hợp Sổ đỏ, Sổ hồng cấp cho hộ gia đình trước thời điểm ngày 1/8/2024 nếu có nhu cầu thì được cấp đổi sang mẫu mới và sẽ ghi đầy đủ tên các thành viên có chung quyền sử dụng đất.

Việc xác định thành viên có chung quyền sử dụng đất của các hộ gia đình sẽ do các thành viên này tự thỏa thuận và sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Theo Điều 259 thuộc Luật Đất đai 2024 có quy định xử lý quyền sử dụng đất của hộ gia đình có trước thời điểm ngày 1/8/2024 như sau:

– Hộ gia đình sử dụng đất được xác định theo các quy định của pháp luật về đất đai trước thời điểm ngày 1/8/2024 thì được tham gia quan hệ pháp luật về đất đai với tư cách là nhóm người sử dụng đất mà có chung quyền sử dụng đất quy định tại khoản 2 thuộc Điều 27 Luật Đất đai 2024.

– Hộ gia đình sử dụng đất đã được Nhà nước tiến hành giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất trước thời điểm ngày 1/8/2024 thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của các cá nhân sử dụng đất theo quy định của Luật này.

– Khi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện giao đất, cho thuê đất cho hộ gia đình để tiến hành thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt thì sẽ phải ghi cụ thể các cá nhân là các thành viên hộ gia đình có quyền sử dụng đất vào quyết định giao đất, cho thuê đất.

sang-ten-so-do

– Hộ gia đình được Nhà nước giao đất và không thu tiền sử dụng đất, hoặc giao đất có thu tiền sử dụng đất, hoặc cho thuê đất trước ngày 1/8/2024 thì sẽ được tiếp tục sử dụng đất trong thời hạn sử dụng đất còn lại. Đến khi hết thời hạn sử dụng đất thì sẽ được gia hạn sử dụng đất theo hình thức giao đất, cho thuê đất cho các cá nhân là các thành viên hộ gia đình đó theo quy định Luật Đất đai 2024.

Từ năm 2025, đi sai làn gây, tài xế có thể bị phạt tới 22 triệu đồng

0

Theo Nghị định 168, tài xế ô tô không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa 2 xe theo quy định gây tai nạn giao thông, sẽ bị xử phạt 20-22 triệu đồng.

Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, có hiệu lực từ 1/1.

Trong đó, nghị định có quy định về xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe máy đối với lỗi lấn làn.

Cụ thể, đối với người điều khiển ô tô, xe chở người 4 bánh có gắn động cơ, xe chở hàng 4 bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự, khoản 5 Điều 6 quy định phạt tiền 4-6 triệu đồng nếu điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều); điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa 2 phần đường xe chạy.

Mức phạt trên cũng được áp dụng cho lỗi chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước hoặc chuyển làn đường không đúng quy định “mỗi lần chuyển làn đường chỉ được phép chuyển sang một làn đường liền kề” khi chạy trên đường cao tốc.

Với trường hợp tài xế ô tô không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa 2 xe theo quy định gây tai nạn giao thông, Nghị định 168 quy định mức xử phạt 20-22 triệu đồng.

Đối với người điều khiển mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự, theo Nghị định 168, lỗi không đúng phần đường, làn đường quy định sẽ bị phạt 600.000-800.000 đồng.

Trong khi đó, nếu tài xế xe máy không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa 2 xe theo quy định gây tai nạn giao thông sẽ bị phạt 10-14 triệu đồng, Nghị định 168 quy định.

Nguồn: https://dantri.com.vn/xa-hoi/tu-nam-2025-di-sai-lan-gay-tai-nan-tai-xe-o-to-bi-phat-toi-22-trieu-dong-20250106165742052.htm

Lấy chồng xa 8 năm tôi mới được đưa con về về quê giỗ ông ngoại lần đầu. Vậy mà vừa bước chân tới nơi mẹ chồng đã gọi điện cho cháu nội: “Ăn cỗ xong thì bắt xe về ngay với bà, việc nhà không có ai làm đâu. Về đấy để ý xem mẹ có cho tiền ai không để về còn kể cho bà nghe”. Tôi lúc này chẳng kiêng nể gì nữa bảo thẳng với bà qua điện thoại: “8 năm mới được về nên con cho cháu ở lại chơi 1 tháng cùng bà ngoại con mới đưa cháu đi. Lần này về con mang cho mẹ con 500 triệu để sửa nhà luôn rồi mẹ ạ”…

0

Cách đây 8 năm tôi rời nhà bố mẹ đẻ để đi đến nơi có cuộc sống mới, đó là kết hôn và ở lại nhà chồng. Nơi nhà chồng đúng là không hề dễ dàng gì, nếu như ở nhà bố mẹ đẻ tôi được yêu thương chiều chuộng thì nơi nhà chồng ngược lại.

Tôi phải làm đủ thứ việc, quan tâm đến từng thành viên của nhà chồng.

Hết mình, tận tâm và quên đi nơi mình đã sinh ra. Mỗi ngày bận việc nhà, việc công ty, không còn thời gian để nghỉ. Cả năm mới về thăm nhà bố mẹ đẻ vài lần, lần nào về cũng nhanh chóng để lên lại nhà chồng.

Nhiều khi tôi căng thẳng, mệt mỏi, muốn đi đâu đó hoặc về nhà mẹ đẻ vài hôm mà không được. Mẹ chồng kiểm soát chặt chuyện ra ngoài của con dâu.

Mỗi lần có việc nào đó muốn ra ngoài, như đi ăn tiệc cưới chẳng hạn, tôi phải xin phép mẹ chồng và phải nấu ăn trước cho cả nhà.

Đi rồi cũng phải về sớm, mẹ chồng phần cho việc nhà lúc tôi vắng mặt, như dọn dẹp, rửa bát. Có lần tôi chỉ đi khoảng 2 tiếng đồng hồ, lúc về mẹ chồng nhăn nhó mắng: “Về sớm thế? Sao không ở lại luôn đấy chờ người ta bao giờ sinh con xong rồi mới về”.

Không hiểu sao mẹ chồng tỏ ra khó chịu mỗi khi tôi về nhà ngoại, cho dù đó là dịp Tết hay giỗ bố. Lần giỗ bố tôi vừa rồi cũng vậy, tôi xin về nhà mấy hôm, dĩ nhiên là mẹ chồng dù không muốn cũng phải cho đi vì tôi không thể vắng mặt.

Mẹ chồng tỏ ra không hài lòng, bà cho rằng về giỗ cũng chỉ một ngày là xong, sao cần đi tận vài hôm.

Về quê giỗ bố đẻ, lúc trở về con dâu suy sụp trước câu nói của mẹ chồng-1

Con dâu khổ sở vì mẹ chồng khó tính, hay nghi ngờ. Ảnh minh họa

Vì dịp giỗ bố tôi năm nay rơi vào ngày nghỉ, nên nhân tiện tôi về luôn vài ngày. Anh em, họ hàng có dịp gặp gỡ, cùng nấu ăn… Tôi háo hức lắm, vì có nhiều người họ hàng ở xa cũng về, lâu rồi mới gặp lại nhau. Biết là mẹ chồng không thích, tôi cũng mặc kệ vì việc của tôi là quan trọng, khi về tôi cũng mang con về.

Việc giỗ bố đã xong, tôi và các con trở về nhà chồng. Vừa bước chân vào nhà, đã gặp mẹ chồng đứng chờ sẵn, bà buông lời nhiếc móc: “Sao không ở luôn dưới đó đi, về làm gì? Hay là tiêu hết tiền rồi mới trở về, chứ còn tiền chắc là không về nhà này đâu nhỉ. Cô coi nhà này như cái nhà trọ, thích thì đi thích thì về”.

Câu nói của mẹ chồng khiến tôi tổn thương. Lâu nay mẹ chồng luôn có suy nghĩ cho rằng con dâu mỗi lần về quê ngoại là mang rất nhiều tiền, cho hết người này người kia.

Chính vì thế mẹ chồng luôn muốn kiểm soát chuyện thu nhập, đi đâu của con dâu.

Có lần tôi thấy mẹ chồng dặn cháu nội: “Về quê phải để ý xem mẹ có cho ai tiền không nhé? Nếu thấy phải báo bà nhé”. Chuyện tiền bạc tôi và chồng đều hiểu rõ, minh bạch với nhau.

Tôi rất thoải mái với nhà chồng, còn với nhà ngoại cũng phải có lúc mua quà, cho tiền, điều này là hoàn toàn bình thường.

Tôi cũng đi làm, có tiền lương, tiền thưởng nên đôi khi cũng phải có quyền sử dụng. Việc cho tiền, biếu quà mẹ đẻ, anh em họ hàng dù một chút thôi đó cũng là việc nên làm.

Tôi chưa báo hiếu được mẹ, mỗi lần về có biếu bà chút tiền để tiêu vặt, chứ không phải là có bao nhiêu tiền là gửi về hết. Mỗi lần về quê, mang đi bao tiền tôi đều trao đổi với chồng và anh ấy hoàn toàn nhất trí.

Mỗi lần về quê và trở lên nhà chồng, tôi đến khổ vì bị mẹ chồng buông những lời nhiếc móc, nghi ngờ. Nhiều lúc ra ngoài thấy thoải mái, nghĩ đến cảnh về nhà là ấm ức, khó chịu với mẹ chồng là tôi không muốn về.

Vợ tôi sức khỏe bình thường nhưng 3 lần cứ mang th::a:i đến tháng thứ 3 lại s::ẩ:y. Tôi thương cô ấy nên ra sức nấu nướng tẩm bổ. Một lần nấu cháo quên không bỏ muối, tôi ch/e/t lặng biết nguyên nhân tại sao vợ hay s/â/y th/a/i đến vậy. Tôi lập tức đ::u:ổi cô ta ra khỏi nhà ngay dù vợ vẫn đang ốm yếu …

0

Chuyện này khiến Hùng luôn dằn vặt bản thân bởi do tính chất công việc, anh thường xuyên phải công tác xa nhà, không ở bên chăm vợ được.

Hùng kể, ngày được Liên nhận lời cầu hôn, anh đã mừng rơi nước mắt bởi anh đã theo đuổi cô 3 năm có lẻ. Thậm chí không ít lần anh định chấp nhận bỏ cuộc vì biết Liên đã có người đàn ông khác trong lòng dù rằng người đó đã quay lựng lại với cô, kết hôn cả năm trời rồi.

Mấy lần ngỏ lời anh đều bị Liên từ chối với lý do chưa sẵn sàng đón nhận mối quan hệ mới. Hùng đành chấp nhận lặng lẽ đi bên bảo vệ cho Liên. Anh có mặt mọi lúc mọi nơi mỗi khi Liên cần. Có những lần Liên nhớ tình cũ uống rượu khóc cả đêm ngoài quán, Hùng cũng lặng lẽ ngồi yên cho cô dựa vai.

Rồi tình cảm chân thành của anh cuối cùng cũng được báo đáp. Khi anh quyết định sẽ lấy hết can đảm tỏ tình lần cuối, ngờ đâu lại được Liên vui vẻ nhận lời. Hôm cùng Liên sánh bước lên lễ đường, Hùng đã tự hứa với lòng mình sẽ dành cả đời để chăm sóc cho cô.

 

Nấu cháo chăm vợ ốm quên không bỏ muối, ngờ đâu chồng lại chết lặng hiểu ra lý do vì sao cưới 3 năm mà vợ cứ mang thai được 2 tháng lại sẩy - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

3 năm làm chồng Liên, anh luôn gắng hết sức vun đắp cho mái ấm của hai người. Không một lần nhắc lại chuyện quá khứ của vợ. Đổi lại, Liên cũng luôn hết lòng hết dạ với chồng. Hai người lúc nào cũng quấn quýt như sam, đến bạn bè Hùng nhìn vào còn phải xuýt xoa ngưỡng mộ với cuộc hôn nhân của họ.

Có điều sau cưới Liên cũng mang thai 2 lần nhưng thật tiếc cả 2 lần cô đều bị sẩy. Chuyện này khiến Hùng luôn dằn vặt bản thân bởi do tính chất công việc, anh thường xuyên phải công tác xa nhà, không được ở bên chăm sóc, đỡ đần vợ. Anh nghĩ đó cũng là 1 phần lý do khiến vợ mang thai mà khó giữ.

Cách đây hơn tháng, Liên lại có bầu. Khỏi phải nói biết tin ấy Hùng đã mừng tới mức nào. Lần này anh quyết định sẽ không đi công tác mà ở nhà chăm vợ. Sáng anh dậy sớm đưa Liên đi làm, chiều lại bấm đúng giờ đứng trước cửa cơ quan đón cô. Mọi dự định công việc anh đều gác lại tính tới khi nào Liên sinh mẹ tròn con vuông mới tiếp tục triển khai.

Vậy mà chiều ấy đi làm về Hùng lại chết điếng thấy vợ nhăn nhó nằm ôm bụng trên tấm ga giường thấm máu. Anh vội vàng bắt taxi đưa Liên tới phòng khám gần nhà để rồi một lần nữa lại hóa đá nghe bác sỹ thông báo cái thai đã mất.

Nuốt nước mắt vào trong, Hùng vẫn cố tỏ ra vui vẻ để ở bên động viên an ủi vợ. Anh sợ nếu nhìn thấy chồng đau khổ, suy sụp Liên sẽ tự dằn vặt mình. Đưa vợ về, Hùng ra sức nấu nướng tẩm bổ để vợ lấy lại sức.

Sáng hôm sau ngủ dậy, Hùng vội vàng xuống bếp nấu cháo gà cho Liên. Song khi cháo lên phòng cho cô rồi, lúc quay xuống bếp định ăn nốt phần thừa lại trong nồi Hùng mới ngớ người nhận ra mình quên chưa cho gia vị.

Lập tức chạy lên phòng tính mang cháo xuống nấu lại, ai ngờ vừa tới cửa phòng ngủ Hùng đã chết điếng nghe tiếng vợ thậm thụt nói chuyện điện thoại bên trong: “Nếu không phải bạn em làm bác sĩ thì làm sao có thể giấu nổi chuyện em uống thuốc bỏ thai. Đây sẽ là lần cuối cùng em làm như vậy. Em không còn sức đợi chờ anh quay lại như những gì anh hứa. Hơn nữa Hùng yêu em thật lòng nên em không muốn tiếp tục lừa dối anh ấy. Mình dừng lại ở đây thôi”.

 

Nấu cháo chăm vợ ốm quên không bỏ muối, ngờ đâu chồng lại chết lặng hiểu ra lý do vì sao cưới 3 năm mà vợ cứ mang thai được 2 tháng lại sẩy - Ảnh 2.

 

Ảnh minh họa

Hùng kể, tai anh khi ấy gần như ù đặc trước những gì mình vừa nghe thấy. Đến tận giờ phút đó anh mới hiểu thì ra ngần ấy thời gian sống bên anh, Liên vẫn nhớ nhung chờ đợi tình cũ của cô quay về. Kinh khủng hơn, 2 lần sẩy thai trước và cả lần này đều là do Liên cố tình uống thuốc phá thai bởi cô vẫn mong có ngày tái hợp với người đàn ông đó.

Nghĩ tới đây, Hùng như nổi điên. Không kiềm chế được hơn anh đỏ mặt xông vào la hét đập phá. Liên biết mình quá sai nên chỉ biết ngồi im nhận tội. Không cho vợ cô hội lên tiếng, Hùng một mạch viết đơn ly hôn rồi gửi trả vợ về ngoại. Anh nói chuyện Liên nặng lòng với tình cũ anh có thể hiểu nhưng việc cô lừa dối anh mà đang tâm uống thuốc bỏ thai thì cả đời anh không thể tha thứ nên ly hôn là gải pháp tốt nhất cho hoàn cảnh của anh lúc này.

Từ hôm nay, học sinh sẽ không được lái xe máy dưới 50cc khi chưa thực hiện điều này, cha mẹ hết sức lưu ý ….

0

Từ 1/1/2025, học sinh sẽ phải thực hiện những quy định gì khi lái xe máy dưới 50cc? Bài viết dưới đây cập nhật các thông tin liên quan đến vấn đề này.

Quy định mới hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn cho học sinh

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 151/2024 quy định về thiết bị giám sát hành trình lắp trên xe ô tô kinh doanh vận tải, xe ô tô đầu kéo, xe cứu thương, xe cứu hộ giao thông đường bộ. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

Theo quy định, từ 1/1/2025, chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ là một trong những tiêu chí xếp loại hạnh kiểm với học sinh.

Căn cứ Khoản 4 Điều 6 Nghị định 151/2024 quy định về trách nhiệm hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn cho học sinh như sau:

Trách nhiệm của trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp:

– Tổ chức cho học sinh, gia đình học sinh ký cam kết chấp hành quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, bao gồm các nội dung: học sinh không điều khiển xe mô tô khi chưa đủ điều kiện theo quy định, không điều khiển xe gắn máy khi chưa hoàn thành chương trình hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn; gia đình học sinh không giao xe cho học sinh điều khiển khi chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;

– Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh thường xuyên nhắc nhở con em mình thực hiện đúng cam kết đã ký và thường xuyên trao đổi, nắm bắt thông tin với gia đình học sinh việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của học sinh khi tham gia giao thông;

– Đưa nội dung chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ là một trong những tiêu chí đánh giá, xếp loại hạnh kiểm đối với học sinh.

Trách nhiệm của gia đình học sinh:

– Phối hợp với các lực lượng chức năng có liên quan thực hiện giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn cho học sinh;

– Không giao xe cho con em mình điều khiển khi chưa đủ điều kiện theo quy định;

– Thường xuyên nhắc nhở con em mình thực hiện đúng cam kết đã ký và thường xuyên trao đổi, nắm bắt thông tin với nhà trường việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của học sinh khi tham gia giao thông.

Theo quy định nêu trên, từ 1/1/2025, trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm đưa nội dung chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ là một trong những tiêu chí đánh giá, xếp loại hạnh kiểm đối với học sinh.

Bên cạnh đó, Nghị định 151/2024 còn hướng dẫn kĩ năng lái xe gắn máy an toàn cho học sinh bắt đầu vào học THPT và cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm: phương pháp nhận biết và xử lí các tình huống nguy hiểm khi lái xe; cấu tạo và chức năng của các bộ phận xe gắn máy, phương pháp bảo dưỡng xe, kiểm tra xe an toàn; văn hóa tham gia giao thông; trách nhiệm của người điều khiển xe cơ giới; cứu giúp người bị tai nạn giao thông…

Từ 1/1/2025, học sinh sẽ không được lái xe máy dưới 50cc khi chưa thực hiện quy định này- Ảnh 2.

Từ 1/1/2025, chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ là một trong những tiêu chí xếp loại hạnh kiểm với học sinh. Ảnh minh họa: TL

Từ ngày 1/1/2025, người đủ 15 tuổi có được lái xe máy 50cc không?

Theo Điều 59 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có quy định về độ tuổi lái xe máy như sau:

Độ tuổi của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng được quy định:

– Người đủ 16 tuổi trở lên được điều khiển xe gắn máy;

– Người đủ 18 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng A1, A, B1, B, C1, được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ để điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ;

– Người đủ 21 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng C, BE;

– Người đủ 24 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D1, D2, C1E, CE;

– Người đủ 27 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D, D1E, D2E, DE;

– Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe), xe ô tô chở người giường nằm là đủ 57 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ.

Đồng thời, Khoản 3.32 Điều 3 QCVN 41:2019/BGTVT có quy định xe gắn máy là phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương dưới 50 cm3.

Theo những quy định nêu trên, từ ngày 1/1/2025, độ tuổi thấp nhất được chạy xe máy 50cc là đủ 16 tuổi trở lên và người đủ 15 tuổi không được chạy xe máy 50cc, phải đợi đến khi đủ 16 tuổi trở lên được điều khiển xe máy 50cc.

Mức xử phạt đối với người đủ 15 tuổi chưa đủ tuổi lái xe máy 50cc

Theo Khoản 1, Khoản 4 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới như sau:

– Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.

– Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;

+ Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo giấy đăng ký xe;

c) Người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 5, Điểm c Khoản 7 Điều này.

Như vậy, người đủ 15 tuổi chưa đủ tuổi lái xe máy sẽ bị phạt cảnh cáo khi điều khiển xe máy 50cc.

Lái xe máy không được thực hiện các hành vi nào từ ngày 1/1/2025?

Theo Khoản 3, Khoản 5 Điều 33 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định từ 1/1/2025, các hành vi mà người lái xe máy không được thực hiện bao gồm:

– Đi xe dàn hàng ngang;

– Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;

– Sử dụng ô, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;

– Buông cả hai tay; đi xe bằng một bánh đối với xe mô tô, xe gắn máy hai bánh; đi xe bằng hai bánh đối với xe mô tô, xe gắn máy ba bánh;

– Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt vật nuôi, mang, vác và chở vật cồng kềnh; chở người đứng trên xe, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe quá giới hạn quy định;

– Ngồi về một bên điều khiển xe; đứng, nằm trên xe điều khiển xe; thay người lái xe khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe; sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy;

– Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

– Không được xếp hàng hóa vượt quá chiều rộng giá đèo hàng về mỗi bên 0,3 mét, vượt quá về phía sau giá đèo hàng 0,5 mét theo thiết kế của nhà sản xuất; chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 02 mét.

https://giadinh.suckhoedoisong.vn/tu-1-1-2025-hoc-sinh-se-khong-duoc-lai-xe-may-duoi-50cc-khi-chua-thuc-hien-quy-dinh-nay-172241217130038147.htm

Kể từ hôm nay, xe ô tô muốn vượt xe đi trước chú ý quy tắc này, nếu vi phạm sẽ bị phạt lên đến 12 triệu đồng ….

0

Khi tham gia giao thông dù là xe máy hay ô tô muốn vượt xe hãy nhớ những quy tắc dưới đây nếu không sẽ bị CSGT phạt nặng

Phải báo hiệu bằng đèn hoặc bằng còi trước khi vượt

Theo khoản 1 Điều 14 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi. Trường hợp xin vượt xe trong khu vự đô thị và khu đông dân cư thì từ 22 giờ đến 05 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.

Mức phạt lỗi không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt

– Ô tô bị phạt tiền từ 04 – 06 triệu đồng + Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng

– Xe máy bị phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng

Như vậy khi muốn vượt xe người điều khiển phương tiện giao thông cần phải báo bằng đèn tín hiệu với xe đi trước để họ giảm tốc độ và đi vào phía bên phải.
Quy tắc khi muốn vượt xe trên đường không lo bị xử phạt

Quy tắc khi muốn vượt xe trên đường không lo bị xử phạt

Chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật

Theo khoản 2 Điều 14 Luật Giao thông đường bộ 2008, xe xin vượt chỉ được vượt khi:

– Chỉ vượt khi không có chướng ngại vật phía trước.

– Chỉ được phép vượt khi không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt.

– Chỉ vượt khi xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.

Nếu không để ý kỹ xung quanh, người điều khiển phương tiện sẽ rất dễ vướng vào các chướng ngại vật và gây ra tai nạn giao thông

Mức phạt lỗi vượt xe trái quy định gây tai nạn giao thông:

– Ô tô bị phạt tiền từ 10 – 12 triệu đồng + Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng

– Xe máy chịu phạt từ 04 – 05 triệu đồng + Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 thán

Phải vượt xe về bên trái, trừ vài trường hợp được vượt phải

Theo khoản 4 Điều 14 Luật Giao thông đường bộ, khi tiến hành vượt xe phía trước, người điều khiển phương tiện phải vượt về phía bên trái, chỉ riêng những trường hợp sau đây được phép vượt xe lề bên phải, đó là:

– Phát hiện xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái.

– Khi Xe điện đang chạy giữa đường.

– Khi các loại xe chuyên dụng đang làm việc trên đường mà trong tình huống đó không thể vượt trái được.

Mức phạt lỗi vượt phải trong các trường hợp không được phép

– Ô tô sẽ bị phạt tiền từ 04 – 06 triệu đồng + Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng

– Xe máy sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng
5 quy tắc vượt phải không lo bị CSGT xử phạt

 

5 quy tắc vượt phải không lo bị CSGT xử phạt

Chờ xe phía trước giảm tốc độ rồi mới vượt

Để đảm bảo an toàn, xe xin vượt nên chờ xe phía trước giảm tốc độ và đi sát vào phía bên phải rồi vượt.

Căn cứ khoản 3 Điều 14 Luật Giao thông đường bộ, khi có xe xin vượt, nếu có đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước có trách nhiệm giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy và chừa đủ chỗ để xe sau có thể chui lọt và không được phép gây trở ngại cho xe xin vượt.

Nếu không nhường đường cho xe xin vượt khi đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt vi phạm hành chính như sau:

– Ô tô sẽ bị phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng + Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng

– Xe máy sẽ chịu phạt tiền từ 300.000 đến 400.000 đồng

Tránh các trường hợp không được phép vượt xe

Nếu có ý định vượt xe, các tài xế cũng cần lưu ý một số trường hợp không được phép vượt xe được quy định tại khoản 5 điều 14 Luật Giao thông đường bộ sau đây:

– Khi trên cầu hẹp có một làn xe.

– Khi có đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế.

– Những nơi mà có làn đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt.

– Khi xuất hiện xe ưu tiên như xe cấp cứu, xe cứu hỏa… đang phát tín hiệu ưu tiên khi làm nhiệm vụ.

– Không vợt khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;

– Không vượt xe khi không đảm bảo các điều kiện được vượt xe.

Nếu cố tình vượt trong các trường hợp trên, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt vi phạm hành chính như sau:

– Ô tô sẽ bị phạt tiền từ 04 – 06 triệu đồng + Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng

– Xe máy sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đến 01 triệu đồng

Phân biệt vạch kẻ đường màu trắng và màu vàng

0

Vạch kẻ đường có 2 màu trắng-vàng và mỗi loại vạch này có những ý nghĩa khác nhau mà người tham gia giao thông cần phân biệt rõ để tránh vi phạm Luật Giao thông.

Vạch kẻ đường là gì?

Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại. Hệ thống vạch kẻ đường được chia làm 2 nhóm tuân theo Quy chuẩn 41/2016 gồm vạch kẻ đường màu vàng và vạch kẻ đường màu trắng.

Mỗi loại vạch kẻ đường màu trắng và màu vàng lại có những ý nghĩa khác nhau. Về cơ bản thì vạch kẻ đường màu vàng rộng 15cm là vạch phân luồng cho đường trên 60km/h. Vạch kẻ đường màu trắng rộng 10cm dành cho đường từ 60km/h trở xuống. Sự khác nhau nằm ở 2 chi tiết là tốc độ của đường và độ rộng của vạch.

Phân biệt vạch kẻ đường màu vàng và trắng

Theo Quy chuẩn mới 41/2016, vạch vàng trắng không còn chia theo địa phận mà chia theo mục đích. Cụ thể, nhóm vạch phân chia hai chiều xe chạy có màu vàng và nhóm vạch phân chia các làn xe chạy cùng chiều có màu trắng.

Vạch vàng nét đứt dùng để phân chia các làn đường ngược chiều và xe được phép cắt qua làn ngược chiều từ cả hai phía.

Vạch vàng nét đứt dùng để phân chia các làn đường ngược chiều và xe được phép cắt qua làn ngược chiều từ cả hai phía.

Theo quy định mới nhất của Luật Giao thông đường bộ thì vạch kẻ đường giao thông màu vàng sử dụng phân biệt làn ngược chiều trong khi vạch trắng dùng tách làn cùng chiều.

Khi thấy vạch kẻ đường màu trắng thì đây là vạch dùng để ngăn cách, phân biệt giữa các làn trong cùng 1 chiều đường.

Vạch màu vàng để ngăn cách, phân biệt giữa 2 chiều đường ngược nhau và vạch liền không được phép đè, vạch đứt được đè.

Vạch 1.1: Vàng nét đứt

Dạng vạch đơn, đứt nét dùng để phân chia các làn đường ngược chiều, không có dải phân cách giữa. Xe được phép cắt qua để sử dụng làn ngược chiều từ cả hai phía.

Vạch 1.2: Vàng nét liền

Ý nghĩa tương tự vạch vàng nét đứt, nhưng với nét liền thì xe không được lấn làn hoặc đè lên vạch. Vạch này thường sử dụng ở đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn.

Vạch 1.3: Vàng nét liền đôi

Dùng để phân chia hai chiều xe chạy cho đường có từ 4 làn xe trở lên, không có dải phân cách giữa, xe không được lấn làn, không được đè lên vạch. Vạch này thường sử dụng ở đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn hoặc ở các vị trí cần thiết khác.

Vạch 1.4: Vạch vàng một đứt, một liền

Dùng để phân chia hai chiều xe chạy cho đường có từ 2 làn xe trở lên, không có dải phân cách hai chiều xe chạy, sử dụng ở các đoạn cần thiết phải cấm xe sử dụng làn ngược chiều theo một hướng xe chạy nhất định để đảm bảo an toàn. Xe trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét được phép cắt qua và sử dụng làn ngược chiều khi cần thiết. Xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được cắt qua vạch.

Vạch 1.5: Vạch vàng đứt song song

Vạch dùng để xác định ranh giới làn đường có thể thay đổi hướng xe chạy trên đó theo thời gian. Hướng xe chạy ở một thời điểm trên làn đường có thể đổi chiều được quy định bởi người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn, biển báo hoặc các báo hiệu khác phù hợp.

Vạch trắng nét đứt dùng để phân chia các làn xe cùng chiều.

Vạch trắng nét đứt dùng để phân chia các làn xe cùng chiều.

Vạch 2.1: Vạch trắng nét đứt

Vạch dùng để phân chia các làn xe cùng chiều. Trong trường hợp này, xe được phép thực hiện việc chuyển làn đường qua vạch.

Vạch 2.2: Vạch trắng nét liền

Vạch dùng để phân chia các làn xe cùng chiều trong trường hợp không cho phép xe chuyển làn hoặc sử dụng làn khác. Xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.

Nguồn: https://vtcnews.vn/phan-biet-vach-ke-duong-mau-trang-va-mau-vang-ar881556.html