Home Blog Page 33

Bán hết ruộng ở quê để cho con trai vốn khởi nghiệp trên thành phố. Từ đó không thấy nó gọi điện về hỏi thăm như xưa mỗi tháng chỉ gửi 1 phong bì tiền 500k. Thế nhưng nửa năm nay không thấy nó gửi nữa, tôi phải ra ngoài kiếm từng xu nuôi thân. Mãi đến cuối tháng này, tôi mới nhận được thêm 1 phong bì nữa nhưng mở ra thì ngất luôn với thứ bên trong…

0

Tôi là người đàn ông miền quê, sống cả đời bên những thửa ruộng và những cánh đồng trải dài bất tận. Sau khi vợ tôi mất, tôi dồn hết tình thương vào cậu con trai duy nhất, Hùng. Thằng bé học giỏi, thông minh, và đầy ước mơ. Tôi tin rằng, nếu nó có cơ hội, nó sẽ thoát khỏi cái nghèo khó nơi quê nhà mà vươn lên thành công.

Năm Hùng tốt nghiệp đại học, nó bảo với tôi rằng muốn khởi nghiệp trên thành phố. “Bố ơi, con không muốn đi làm công suốt đời. Con muốn tự mình xây dựng một sự nghiệp. Nhưng mà, con cần một ít vốn để bắt đầu…”

Lòng tôi lúc ấy ngổn ngang. Tôi biết để có vốn cho Hùng, tôi phải bán đi mảnh ruộng duy nhất của gia đình – cái tài sản tôi đã dày công vun đắp bao năm. Nhưng khi nhìn ánh mắt hy vọng của con, tôi chẳng đành lòng từ chối. “Được rồi, con trai,” tôi nói. “Bố sẽ bán ruộng để giúp con.”

Hùng lên thành phố, mang theo số tiền tôi gom góp cả đời. Những tháng đầu, nó vẫn gọi điện về thường xuyên. Mỗi lần như thế, giọng nó luôn đầy nhiệt huyết: “Con đang làm rất tốt, bố ạ. Chỉ cần thêm một thời gian nữa thôi, mọi thứ sẽ ổn định.”

Tháng đầu tiên, Hùng gửi về cho tôi một phong bì 500 nghìn đồng. “Bố giữ lấy tiêu vặt,” nó nói qua điện thoại. Tôi không dùng đến số tiền đó. Tôi chỉ cất vào ngăn kéo như một niềm tự hào rằng con trai mình đã biết đền đáp. Nhưng rồi, dần dần, những cuộc gọi của Hùng thưa thớt. Tháng thứ ba, rồi tháng thứ tư, tôi chỉ nhận được phong bì. Những tháng tiếp theo, không còn bất kỳ tin tức nào từ nó.

Nửa năm trước, tiền cũng ngừng gửi. Tôi không dám gọi cho Hùng, phần vì tự trọng, phần vì sợ làm phiền nó. Còn ruộng thì đã bán, tôi đành phải ra ngoài kiếm việc làm thêm. Lúc thì phụ hồ, lúc thì làm thuê, nhưng tuổi già sức yếu, tôi không trụ được lâu. Cứ mỗi tối về, nhìn căn nhà trống trải, lòng tôi như thắt lại.

Cuối tháng này, bất ngờ tôi nhận được một phong bì nữa từ Hùng. Cảm giác vừa mừng vừa lo lẫn lộn, tôi vội mở phong bì. Nhưng khi nhìn thấy thứ bên trong, tay tôi run lẩy bẩy, tim như ngừng đập. Đó không phải tiền, mà là một lá thư… và một tờ giấy nợ.

“Bố kính yêu,

Con xin lỗi vì thời gian qua không liên lạc. Con đã thất bại trong việc kinh doanh, không chỉ mất hết số tiền của bố mà còn gánh thêm một khoản nợ lớn. Con đã cố gắng làm việc để trả nợ nhưng không đủ. Lá thư này con gửi để mong bố tha thứ. Con biết con đã làm bố thất vọng, nhưng con không dám về nhà vì sợ đối diện với bố.

Con hứa sẽ cố gắng trả hết số nợ và trở về bên bố. Con xin lỗi vì tất cả.

Con trai của bố,
Hùng.”

Tôi đọc xong mà nước mắt giàn giụa. Tờ giấy đi kèm là thông báo về khoản nợ của Hùng từ ngân hàng. Hóa ra, vì quá tin tưởng vào kế hoạch kinh doanh, nó đã vay thêm tiền. Nhưng thị trường không như mong đợi, nó thất bại, mất tất cả.

Tôi ngồi thụp xuống, đau đớn vô cùng. Nhưng ngay trong khoảnh khắc ấy, tôi không giận Hùng. Làm cha, làm mẹ, ai cũng mong con mình thành công, nhưng cũng phải học cách chấp nhận khi con thất bại. Tôi quyết định phải tìm cách giúp nó.

Sáng hôm sau, tôi lên đường tìm Hùng. Tôi hỏi thăm khắp nơi, đến từng địa chỉ mà tôi nghĩ con có thể ở, cuối cùng cũng tìm thấy nó trong một căn phòng trọ nhỏ, tối tăm ở ngoại thành. Hùng gầy rộc đi, quần áo xộc xệch, khuôn mặt lộ rõ vẻ mệt mỏi. Khi nhìn thấy tôi, nó ngỡ ngàng, rồi òa khóc như một đứa trẻ.

“Bố… Con xin lỗi, bố ơi…”

Tôi ôm lấy con, nước mắt lăn dài. “Con trai, không sao cả. Mình bắt đầu lại từ đầu. Quan trọng là con còn sống và con đã cố gắng. Mọi chuyện khác, bố con mình cùng giải quyết.”

Từ hôm đó, tôi và Hùng làm việc chăm chỉ, ngày ngày đối mặt với những khó khăn. Tôi không trách nó một lời, bởi tôi biết, thất bại là bài học lớn nhất mà đời người phải trải qua.

Dù chẳng biết tương lai sẽ ra sao, nhưng tôi tin rằng, chỉ cần có tình thương và lòng quyết tâm, mọi thứ sẽ dần tốt đẹp hơn. Và tôi, dù có già đi, vẫn sẽ luôn là điểm tựa để con trai tôi đứng lên từ những vấp ngã của đời.

Bỏ đếm giây đèn tín hiệu, nâng mức xử phạt vượt đèn đỏ lên 20 triệu đồng, nhiều người lo lắng, cục CSGT lên tiếng giải thích…

0

Trước thông tin lan truyền trên mạng về bỏ đếm giây đèn tín hiệu hay việc đèn bị lỗi sẽ ‘dễ’ bị phạt đang gây hoang mang, cục CSGT đã lên tiếng về vấn đề này.

Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 168/2024/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 168) quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, thay thế cho Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/NĐ-CP), chính thức có hiệu lực thi hành.

Nghị định 168 đã tăng mức xử phạt hành chính đối với nhiều hành vi vi phạm giao thông đường bộ. Trong đó hành vi không chấp hành hiệu lệnh của tín hiệu đèn giao thông tăng gấp nhiều lần so với trước đây, từ 18-20 triệu đồng đối với ô tô và 4-6 triệu đồng với xe máy.

Trên mạng xã hội, một số người bày tỏ băn khoăn về việc bỏ đếm giây đèn tín hiệu hay đèn tín hiệu bị lỗi sẽ “dễ” bị xử phạt các lỗi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu như lỗi vượt đèn đỏ.

Liên quan đến việc này, đại diện Cục CSGT cho biết, lực lượng CSGT cả nước đã sẵn sàng triển khai các quy định mới có hiệu lực từ ngày hôm nay (1/1/2025). “Về thông tin bỏ đếm giây đèn tín hiệu chỉ là đề xuất và thí điểm trên diện hẹp, ở một vài nút giao tại TP. HCM” – đại diện Cục CSGt cho biết.

phạt vượt đèn đỏ, vi phạm giao thông, bỏ đếm giây trên đèn giao thông

CSGT đang làm nhiệm vụ xử lý người vi phạm (Ảnh minh họa).

Đại diện Cục CSGT thông tin thêm, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định rõ đèn giao thông có 3 màu xanh, vàng và đỏ. Đồng thời, cũng quy định đèn tín hiệu vẫn có loại có đồng hồ đếm giây.

Về việc một số đèn tín hiệu tại các nút giao có thể gặp trục trặc, đại diện Cục CSGT cho biết, hiện nay đại đa số tại các nút giao đều được trang bị hệ thống camera giám sát để ghi hình ảnh.

Bên cạnh đó, người dân khi gặp trường hợp bị lập biên bản xử phạt chưa thỏa đáng, họ có quyền khiếu nại theo quy định, thậm chí khởi kiện ra tòa án hành chính. Khi nhận được khiếu nại, lực lượng CSGT chắc chắn sẽ có sự đối chiếu, xem xét các yếu tố liên quan.

Đối với việc xử lý khi gặp đèn vàng, đại diện Cục CSGT nói: “Tài xế phải dừng trước vạch khi đèn chuyển tới đèn vàng. Trường hợp đã đi qua vạch dừng thì vẫn được phép đi tiếp”.

phạt vượt đèn đỏ, vi phạm giao thông, bỏ đếm giây trên đèn giao thông

(Ảnh minh họa)

Đồng thời khẳng định, các trường hợp lái xe không chấp hành tín hiệu đèn để nhường đường cho xe ưu tiên, xe cấp cứu… sẽ không bị xử phạt. Bởi Luật xử lý vi phạm hành chính quy định không xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết.

“Luật nêu rõ, tình thế cấp thiết là tình thế của cá nhân, tổ chức vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa” – đại diện Cục CSGT lý giải.

Tường San (TH) (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)

Từ 1/2025: 8 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ Đỏ mới có mã QR, ai cũng cần biết sớm

0

 Theo quy định, những trường hợp sau đây bắt buộc phải tiến hành đổi sổ đỏ sang mẫu mới có mã QR.

Trường hợp nào buộc phải đổi sang mẫu sổ đỏ mới có mã QR?

Theo khoản 1 Điều 38 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định các trường hợp cấp đổi sổ đỏ đã cấp bao gồm:

(1) Giấy chứng nhận đã cấp bị ố, nhòe, rách, hư hỏng;

(2) Giấy chứng nhận đã cấp chung cho nhiều thửa đất mà thực hiện cấp riêng cho từng thửa đất theo nhu cầu của người sử dụng đất và trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất quy định tại khoản 7 Điều 46 của Nghị định 101/2024/NĐ-CP;

(3) Mục đích sử dụng đất ghi trên Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của pháp luật về đất đai tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận đã cấp khác với mục đích sử dụng đất theo phân loại đất quy định tại Điều 9 Luật Đất đai 2024 và quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai 2024;

(4) Vị trí thửa đất trên Giấy chứng nhận đã cấp không chính xác so với vị trí thực tế sử dụng đất tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận đã cấp;

(5) Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc của chồng, nay có yêu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng;

(6) Giấy chứng nhận đã cấp ghi tên hộ gia đình, nay các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình đó có yêu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất để ghi đầy đủ tên thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình;

(7) Thay đổi địa chỉ của thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận;

(8) Thay đổi kích thước các cạnh, diện tích, số hiệu của thửa đất do đo đạc lập bản đồ địa chính, trích đo địa chính thửa đất mà ranh giới thửa đất không thay đổi.

Ngoài ra, nếu người sử dụng đất có nhu cầu đổi Giấy chứng nhận đã cấp trước ngày 01/8/2024 sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cũng được cấp đổi theo quy định.

8 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ Đỏ mới có mã QR

8 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ Đỏ mới có mã QR

Thủ tục cấp đổi sổ đỏ cũ sang sổ mới từ 01/01/2025

Theo khoản 2, khoản 3 Điều 38 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định về hồ sơ, trình tự thủ tục cấp đổi sang Giấy chứng nhận mẫu mới như sau:

Hồ sơ cần chuẩn bị

– Đơn đăng ký biến động đất đai

– Sổ đỏ đã cấp trước 01/01/2025 (bản gốc)

– Giấy ủy quyền (nếu ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục cấp đổi Sổ)

– Trường hợp Giấy chứng nhận ghi tên hộ gia đình có nhu cầu cấp đổi Sổ mới ghi tên đầy đủ thành viên: Đơn đăng ký biến động (Mẫu số 11/ĐK) phải thể hiện được thông tin các thành viên có chung quyền sử dụng đất đó.

– Trường hợp thửa đất thay đổi kích thước các cạnh, đo đạc lại diện tích…: Chuẩn bị thêm trích đo bản đồ địa chính.

Trình tự, thủ tục cấp đổi

– Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp hồ sơ đến một trong 03 cơ quan tiếp nhận hồ sơ sau:

Bộ phận Một cửa của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã;

Văn phòng đăng ký đất đai;

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.

– Cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Trường hợp cơ quan tiếp nhận hồ sơ là Bộ phận Một cửa thì hồ sơ cũng sẽ được chuyển đến Văn phòng đăng ký đất đai để xử lý.

Vài tháng trở lại đây, tôi thấy lạ khi chị gái không đăng những hình ảnh đi ăn uống nhà hàng, đi du lịch sang chảnh lên mạng xã hội nữa. Mỗi lần về nhà chơi, chị cũng không hào phóng mua đồ đạc, thức ăn ngon như trước. Có lần, tôi còn thấy chị hỏi vay tiền mẹ. Tháng trước, chị gái gọi điện hỏi mượn tôi 20 triệu để trả nợ. Tôi sửng sốt, chưa từng nghĩ chị gái lại đi vay tiền mình. Nhưng vì lịch sự, tôi cũng không hỏi sâu vào mọi chuyện mà chuyển chị 20 triệu, đủ số tiền chị cần. Hôm qua, chị gái đến nhà tôi chơi. Chị trả lại cho tôi tiền nợ, nhưng gấp 10 lần số tiền 20 triệu. Khi chị lấy tiền ra, tôi bàng hoàng vì quá nhiều. Hỏi ra tôi mới biết sự thật s;;ố;;c điế;;ng phía sau…..Đọc tiếp dưới bình luận

0

Tôi không biết có nên nhận số tiền 200 triệu này không?

Chị gái tôi từng là niềm tự hào của bố mẹ. Chị ấy thông minh, biết kiếm ra tiền từ nhiều cách khác nhau. Chị đang làm thủ quỹ tại một công ty, ngoài ra còn nhận việc làm thêm và buôn bán mỹ phẩm online. Nói chung, kinh tế của chị rất khá. Tôi là giáo viên, cuộc sống bình ổn, không giàu có, cũng không đến mức nợ nần, khổ sở.

Mỗi lần gặp nhau, chị gái đều khuyên tôi chuyển nghề. Chị ấy sẽ giúp tôi vào làm ở công ty của chị. Một tháng lương gấp đôi hiện tại. Tiền thì tôi thích thật nhưng chuyển nghề thì không. Tôi đã từ chối ý tốt của chị.

Vài tháng trở lại đây, tôi thấy lạ khi chị gái không đăng những hình ảnh đi ăn uống nhà hàng, đi du lịch sang chảnh lên mạng xã hội nữa. Mỗi lần về nhà chơi, chị cũng không hào phóng mua đồ đạc, thức ăn ngon như trước. Có lần, tôi còn thấy chị hỏi vay tiền mẹ.

Tháng trước, chị gái gọi điện hỏi mượn tôi 20 triệu để trả nợ. Tôi sửng sốt, chưa từng nghĩ chị gái lại đi vay tiền mình. Nhưng vì lịch sự, tôi cũng không hỏi sâu vào mọi chuyện mà chuyển chị 20 triệu, đủ số tiền chị cần.

 

Mượn tôi 20 triệu trả nợ, một tháng sau, chị gái đưa trả gấp 10 lần, tôi bàng hoàng khi biết nguyên nhân phía sau - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Hôm qua, chị gái đến nhà tôi chơi. Chị trả lại cho tôi tiền nợ, nhưng gấp 10 lần số tiền 20 triệu. Khi chị lấy tiền ra, tôi bàng hoàng vì quá nhiều.

Tôi không nhận số tiền đó, chỉ lấy đúng 20 triệu của mình thôi. Tôi hỏi tại sao chị lại rơi vào cảnh nợ nần? Bây giờ thì tiền ở đâu mà nhiều thế này?

Chị gái nghẹn ngào, vừa khóc vừa kể. Hóa ra chồng chị đầu tư làm ăn nhưng không tìm hiểu kỹ nên bị lừa. Bao nhiêu tiền tích lũy bao năm qua bị mất trắng. Vợ chồng chị còn nợ thêm vài trăm triệu và không có khả năng trả. Chị giận anh khủng khiếp nhưng vì tình nghĩa nên không thể bỏ rơi chồng vào lúc khốn khó này.

Giờ anh chị đã bán nhà, lấy tiền trả nợ, phần còn lại thì xây căn nhà cấp 4 để sống qua ngày. Chị đưa cho tôi số tiền này là có lý do cả.

Chẳng là bố mẹ cho chị em tôi, mỗi người một mảnh đất có diện tích bằng nhau. Nhưng chị tôi đã bán đất lâu rồi. Tôi thì vẫn giữ lại đến bây giờ. Chị gái muốn tôi cho chị mảnh đất đó để chị xây nhà. 200 triệu này xem như tiền đất chị gửi cho vợ chồng tôi.

Tôi sốc thêm lần thứ 2. Mảnh đất ấy, chúng tôi dự định để cho con trai. Sau này con lập gia đình thì về đấy xây nhà ở riêng. Hơn nữa, nếu tính về giá cả thì mảnh đất ấy phải có giá hơn 1 tỷ chứ không phải 200 triệu? Mà chị gái đưa 200 triệu đã bao gồm tiền nợ tôi, vậy chẳng phải tôi bán mảnh đất cho chị chỉ với giá 180 triệu thôi sao?

Tôi chần chừ không quyết thì chị khóc lóc thảm thiết. Chị nói tôi phải thương chị. Nếu tôi không giúp thì chị cũng không biết phải sống ở đâu nữa? Tôi bị dồn vào thế khó quá. Có nên bán rẻ đất cho chị gái không?

Có phải lái xe máy chở trẻ 6 tuổi trở lên ngồi phía trước sẽ bị phạt 8 triệu đồng ….

0

Tôi thường xuyên bắt gặp hình ảnh phụ huynh chở học sinh tiểu học ngồi phía trước xe máy, điều này tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm.

Trẻ ở độ tuổi này thường đã khá lớn, dễ che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện, gây khó khăn trong việc quan sát đường.

Hơn nữa, nếu không may xảy ra tai nạn, trẻ ngồi phía trước có nguy cơ bị thương nghiêm trọng.

Vậy theo quy định pháp luật hiện hành, việc chở trẻ từ 6 tuổi trở lên ngồi phía trước xe máy có bị xử phạt hay không?

Trẻ ngồi trước xe máy, ô tô: Điều nguy hiểm nên cấm - Tuổi Trẻ Online

Căn cứ điểm h khoản 9 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 1/1/2025), người điều khiển xe môtô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy nếu ngồi phía sau vòng tay qua người ngồi trước để điều khiển xe, trừ trường hợp chở trẻ em dưới 6 tuổi ngồi phía trước, sẽ bị phạt tiền từ 8 đến 10 triệu đồng.

Căn cứ khoản 4 Điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020), mức tiền phạt cụ thể đối với lỗi này là mức trung bình của khung tiền phạt (tức 9 triệu đồng). Nếu có tình tiết giảm nhẹ, tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu của khung tiền phạt (tức không được thấp hơn 8 triệu đồng). Trường hợp có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt (tức không được vượt quá 10 triệu đồng).

Trước đây, theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Nghị định 123/2021/NĐ-CP, người điều khiển xe môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy nếu ngồi phía sau vòng tay qua người ngồi trước để điều khiển xe, trừ trường hợp chở trẻ em ngồi phía trước, bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.

Như vậy, từ ngày 1/1, trường hợp chở trẻ em từ 6 tuổi trở lên ngồi phía trước người điều khiển xe máy sẽ bị phạt tiền theo quy định nêu trên. Với trường hợp chở trẻ em dưới 6 tuổi ngồi phía trước người điều khiển xe máy sẽ không bị xử phạt; tuy nhiên cần có sử dụng dây đai, ghế dành cho trẻ em để bảo đảm an toàn.

Căn cứ điểm b khoản 12 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, ngoài việc bị xử phạt tiền thì người điều khiển xe môtô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy mắc lỗi nêu trên còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 đến 12 tháng.

Theo khoản 7 Điều 5 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2025), thành viên trong gia đình có trách nhiệm tuyên truyền, nhắc nhở thành viên khác chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, sử dụng dây đai an toàn, ghế dành cho trẻ em hoặc có người lớn ngồi cùng trẻ em phía sau khi chở trẻ em dưới 6 tuổi bằng xe gắn máy, xe môtô.

Theo khoản 1 Điều 33 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, người lái xe môtô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người: Trẻ em dưới 12 tuổi (trước đây, theo Luật Giao thông đường bộ 2008 là trẻ em dưới 14 tuổi); chở người bệnh đi cấp cứu; áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật; người già yếu hoặc người khuyết tật.

Luật sư Phạm Thanh Hữu
Đoàn luật sư TP HCM

Chiều hôm trước ngày giỗ, ông bà nội ăn mặc chỉnh tề, khăn đóng, áo the. Bà nội ngồi trên sập gụ bên cạnh ông, trong khi các chú bác túa vào nhà với vẻ mặt đầy toan tính. Ông nội hắng giọng yêu cầu tất cả trật tự. Sắc mặt ông không vui, cũng chẳng buồn, chỉ lạnh lùng nói: – Bao nhiêu năm nay, nếu các anh chị chăm sóc cha mẹ được như khi tranh đất lần này, thì cha mẹ đã mãn nguyện lắm rồi. Người ta chỉ tranh nhau chia tiền chia đất, chứ chẳng ai tranh nhau nuôi cha mẹ già bao giờ. Ông tuyên bố rõ ràng: bác cả, các chú mỗi người 200m²; bác cả thêm phần nhà thờ gỗ; các cô mỗi người 100m². Phần còn lại, hơn 300m², dành cho mẹ con tôi. Bác dâu trưởng lập tức g;ào lên phản đối: Bố chia thế không công bằng! Chồng con là trưởng, còn thím ấy chồng đã m;;ất từ lâu, lại chẳng có con trai. Giờ thím ấy lấy chồng thì đất hương hỏa vào tay người ngoài sao? Chú út cũng hùa theo, nói rằng ông bà thiên vị mẹ con tôi, còn trách ông bà xây nhà “cho thiên hạ ở.” Trong khi mấy năm nay chỉ có mẹ tôi chăm ông bà còn các bác các chú không một ai đoái hoài đến. Vậy sao không ai kể ra. Lặng lẽ nghe hết, bà nội tôi mới lên tiếng, giọng bà run run nhưng đầy sức nặng…….Đọc tiếp dưới bình luận

0
Chuyện ông bà nội cắt cho mẹ tôi đất hương hoả làm nhà, để mẹ tôi lấy chồng làm náo động cả một vùng quê. Trong làng ngoài ngõ khen, chê. Người nhà thì xôn xao tỵ nạnh
Nhà tôi chưa bao giờ đông đủ đến thế, chẳng biết ai bắn tin, cho dù chẳng phải ngày giỗ tết mà các bác, các chú rồi cả các cô về tụ họp rất đông đủ. Họ còn về rất sớm chứ không như bao năm nay, cúng giỗ gần đến giờ ăn họ mới mò về.
Nhà cha tôi rõ đông anh em, nhưng khi tôi lớn lên và nhận biết đầy đủ thì các chú, các bác, các cô tôi đã ăn ở riêng tây hết cả. Nhà còn lại hai ông bà nội già cả nghễnh ngãng. Mọi việc một tay mẹ tôi cáng đáng trông nom. Cha tôi gần áp út, nhưng mẹ tôi đầu đội vai gánh như dâu trưởng trong nhà, cho dù cha tôi không còn nữa. Một năm nhà tôi có tới mười lăm cái giỗ lớn nhỏ.
Đám cười, đám khóc người làng, họ tộc đều trông cả vào mẹ tôi.
Ông bác trưởng tôi giàu có lắm. Bác ở bên phố nhưng vợ chồng bác chả mấy khi về, nếu có giỗ chạp đích thân ông tôi phải điện cho bác từ mấy hôm trước. Ông bà vẫn kể cả nhà mỗi bác được học cao nhất. Bác thoát ly rồi bỏ bẵng bố mẹ và đàn em. Bác giàu nhưng chỉ thu vén cho gia đình riêng, mặc cho bố mẹ vất vả lam lũ. Mấy nay vợ chồng bác ngày nào cũng về từ sáng sớm. Bác gái đi ra đi vào, mặt khó đăm đăm khi ông tôi ngồi nói chuyện rổn rảng với cánh thợ xây nhà riêng cho mẹ con tôi ngoài ngõ.
Ngày mai nhà tôi có giỗ, Mỗi lần giỗ chạp, mẹ tôi sắp sanh mấy ngày trước đó. Người dọn nhà, rửa trước bát đũa. Đong gạo sắp đỗ, gà qué nuôi sẵn trong vườn. Đến ngày là tôi cứ việc ngâm gạo, đãi đỗ rồi cùng bà nội thổi xôi, ông nội cắt tiết làm gà đâu đấy chờ mẹ tôi qua chợ mua thêm đồ về tự nấu nướng bày biện rồi chờ các chú các bác ở xa về.
lang-que-1662471028.jpg
Lần này khác mọi lần giỗ trước, trình tự thì vẫn thế nhưng các bác các chú xa gần mượn cớ nhà có giỗ về nháp mấy hôm rồi. Họ nói ráo với nhau ngày mai nhân dịp giỗ cụ sẽ họp gia đình.
Ngay buổi chiều trước hôm giỗ cụ. Ông bà tôi chỉn chu khăn đống, áo the. Bà tôi ngồi bên ông nội trên sập gụ. Chẳng đợi mời nhưng có mặt cả ông bà nội trong nhà là các chú các bác túa đến để ghanh ghé kiện tụng nhau. Ông tôi hắng giọng bắt cả nhà trật tự. Sắc mặt ông không buồn, không vui, rất lãnh đạm và lạnh lùng. Ông bảo giá như bao nhiêu năm nay, việc chăm sóc cha mẹ mà các anh chị săm sắn như việc tranh chia đất lần này thì quí hoá quá. Ông còn nói thêm, đúng là người ta chỉ tranh nhau chia tiền chia bạc chứ chẳng ai tranh nuôi bố mẹ già bao giờ..
Đất làng Hoàng quê tôi xưa kia rộng rãi lắm. Vườn nhà ông nội tôi rộng cả ngàn m2. Nay ông tuyên bố cho bác trưởng và các chú mỗi người 200m2. Riêng bác trưởng được thêm cái nhà thờ gỗ. Hai cô mỗi cô 100m. Còn lại phần hơn 300m thuộc về mẹ con tôi…
Bác dâu trưởng gào lên: Bố chia thế là không công bằng! Chồng con là trưởng, thím ấy chồng đã chết từ lâu, lại không có con trai. Giờ thím ấy lấy chồng, mẹ xuất giá, con tá hơm, ông bà còn chia đất cho thím ấy làm gì…
Cha tôi mất khi tôi mới vừa tròn ba tuổi. Mẹ tôi ở vậy nuôi tôi và chăm sóc bố mẹ chồng. Mẹ tôi cấy cả mẫu ruộng, chăn lợn, chăn gà, buôn thóc gạo hàng xáo, tần tảo tích cóp để có tiền chi dùng việc nhà. Ông bà tôi đau yếu luôn, mọi việc bên đây bề nọ đối nội đối ngoại mẹ tôi gánh vác hết vì các chú các bác ở xa, viện cớ rất ít về.
Ông bà nội tôi thương yêu và biết ơn mẹ tôi nhiều lắm, ông vẫn bảo với bà, nếu không có đứa con dâu này( ý nói mẹ tôi), tôi và bà trông chờ vào lũ con đẻ thì lẽ chưa ra đồng nhưng cũng cơ đơn và mệt mỏi rất nhiều. Vì cả tháng, cả năm, trừ ngày giỗ chạp, gọi mãi các cô, các chú mới về, mà về thì chỉ ăn rồi bòn mót mang đi.
Bác dâu trưởng vừa dứt lời thì chú út dưới cha tôi đã lên tiếng, chú cho rằng ông bà tôi cháu trai đầy ra không thương đi thương đứa con dâu với cháu gái . Rồi thì mẹ tôi và tôi đều lấy chồng, đất hương hoả sẽ sang tay người khác. Nào là ông bà lắm bạc nhiều tiền xây nhà cho thiên hạ ở.
Bà nội tôi nãy giờ im lặng, bỗng bà lên tiếng. Bà nói rằng bao năm nay hai thân già là ông bà làm gì ra mà có đồng nào. Vườn tuy rộng nhưng cả năm chỉ vài buồng chuối còi với dăm ba buồng cau điếc. Tất tật mấy chục năm nay ông bà nhờ cả vào mẹ tôi nuôi. Bà còn bảo, mẹ tôi tuy là dâu nhưng mẹ tôi thương ông bà thật dạ. Làng trên xóm dưới ông bà chả thua kém ai. Hai thân già đau ốm, con đẻ chưa mấy đứa mua thuốc thang tẩm bổ, nhưng mình mẹ tôi lo ông bà không thiếu thứ gì.
Bà kể trật trước bà ốm rồi ngã nằm liệt giường nửa tháng. Ông cũng đau lưng, chỉ mẹ tôi đêm hôm nâng giấc chăm bẵm đút cho bà từng thìa cháo, từng hớp nước. Mẹ tôi tắm đẵm gội đầu cho bà lúc nào cũng sạch sẽ thơm tho. Khi bà ngã bệnh, ông điện thoại cho bác cả, bác kêu bác đang du lịch mãi Phú quốc. Gọi cho các chú chẳng một chú nào về. Giỗ chạp thì chỉ vác mồm về ăn. Ông còn bảo thóc gạo không tự mọc ở ruộng, gà qué, hoa quả không tự lớn ở vườn mà cho lũ các người ăn bóong.
Rồi ông tôi kể, lần ông ngã bất tỉnh ngoài sân, cũng may mà có mẹ tôi cõng đưa ông ra trạm y tế rồi thuốc thang chăm bẵm ngày đêm. Từng bước ông tập đi, từng thìa cháo bón cho ông lúc ông bên giường bệnh là đứa cháu gái này chứ đâu có thấy thằng con trai hay đứa cháu trai nào..
Ngày mai mẹ tôi lấy chồng. Mẹ tôi lấy bác hàng xóm sát nhà tôi. Ông bà tôi bảo bác ấy nhân hậu và tử tế, mẹ tôi đúng là có phúc có phần.
Ông bà tôi sớm thông báo về ngày cưới của mẹ. Ông bà đứng ra làm dăm mâm gọi là vừa lễ vấn danh vừa cưới luôn, các chú bác tôi không một ai đồng ý về. Ông bà bảo chả cần thiết sự có mặt của lũ con ghét người yêu của ấy. Đời này gặp được con dâu như mẹ tôi là phúc phận của ông bà.
Cả thanh xuân mẹ tôi tần tảo dành cho nhà chồng trong khi chồng chết quá lâu rồi. Giờ ông bà đứng ra gả chồng cho mẹ cũng chỉ là đáp đền lại tý chút công lao của mẹ. Ông tôi còn bảo, mẹ tôi từ khi mới đôi mưoi, bước chân về nhà chồng đến giờ lúc nào cũng sống đúng đạo làm con, thì chả lẽ ông bà từng này tuổi đầu lại không một lần sống đúng đạo làm cha mẹ. . . .

Hồi mới cưới hai vợ chồng tôi khá lận đận nhưng càng về sau làm ăn thuận lợi, công việc ổn định nên cuộc sống gia đình rất thoải mái, có tiền tích luỹ. Mẹ chồng tôi cũng không phải là người dễ tính, tôi phải chiều chuộng, sống theo ý của bà. Cách đây 3 năm, mẹ chồng có vay tôi 200 triệu để làm ăn, đây là việc riêng của tôi với mẹ chồng vì bà không muốn cho ai biết, chính vì thế có bao nhiêu là tôi đưa hết cho mẹ chồng. Cuối năm nay tôi có việc cần chi tiêu một số khoản lớn nên hỏi lại mẹ, nào ngờ mẹ chồng tôi nghe xong liền nổi nóng nói như quát vào mặt con dâu: “Tôi có vay tiền của cô thật đấy, nhưng mà tôi muốn trả khi nào thì trả chứ, sao lại dám đòi mẹ chồng? Mà tôi cũng nói luôn, tiền tôi cho vay với tiêu hết rồi. Cô có giỏi đi tìm họ mà đòi, toàn người làm ăn thua lỗ, trốn nợ hết sạch rồi”. Nhưng không chỉ có thế, tôi còn phát hiện thêm 1 điều không ngờ về khoản tiền đó…

0

Mẹ chồng lúc vay tiền vui vẻ, quý mến tôi bao nhiêu thì giờ đây lại tỏ ra ghét bỏ con dâu bấy nhiêu.

Tôi năm nay 33 tuổi, kết hôn được 8 năm. Hồi mới cưới hai vợ chồng tôi khá lận đận nhưng càng về sau làm ăn thuận lợi, công việc ổn định nên cuộc sống gia đình rất thoải mái, có tiền tích lỹ. Vợ chồng tôi chưa bao giờ có ý định ra ở riêng mà vẫn sống chung với bố mẹ chồng dù biết là không được tự do, thoải mái cho lắm.

Sống ở nhà chồng nên tôi cũng biết điều, khi có khách tới chơi hoặc nhà có việc là tôi chủ động sắm sửa, làm cỗ. Trong nhà có đồ hỏng hóc tôi cũng đứng ra gọi thợ đến sửa chữa, mua sắm thay thế… Tôi cũng quý mến chị chồng và em chồng, họ cũng tỏ ra thân thiện, hợp tác với tôi mỗi khi nhà có công việc.

Mẹ chồng tôi cũng không phải là người dễ tính, tôi phải chiều chuộng, sống theo ý của bà. Cách đây 3 năm, mẹ chồng có vay tôi 200 triệu để làm ăn, đây là việc riêng của tôi với mẹ chồng vì bà không muốn cho ai biết. Tôi là con dâu, lại đang có khoản tiền trong tay chưa làm gì nên có bao nhiêu là đưa hết cho mẹ chồng.

Lúc nhận tiền, mẹ chồng tôi vui lắm, bà mừng rỡ nói với con dâu: “Đúng là số mẹ thật may mắn, có con dâu chu đáo, có hiếu với nhà chồng. Tiền mẹ vay sẽ trả con đầy đủ, thậm chí thưởng thêm khi mẹ làm ăn thuận lợi. Mẹ đang có mấy mối làm ăn, cũng rất có triển vọng nên con cứ yên tâm”.

Cho mẹ chồng vay số tiền lớn, cuối năm con dâu ngã ngửa vì sốc khi biết số tiền đi về đâu-1

Con dâu nhận ra bài học lớn từ sai lầm khi cho mẹ chồng vay tiền. Ảnh minh họa

Kể từ sau hôm đó, mẹ chồng tỏ ra thân thiện với con dâu, không còn để ý, khó chịu nữa. Nhưng cũng từ lúc có tiền, tôi thấy mẹ chồng không làm ăn gì hết, thỉnh thoảng có người quen, họ hàng tới vay tiền của bà. Chưa kể là mẹ chồng dùng tiền rất hoang phí như chăm mua quần áo, đồ đạc và hào phóng mua quà cho người thân quen.

Khi tôi thắc mắc chuyện mẹ chồng tiêu pha quá mức, bà giải thích do làm ăn có lãi nên cũng phải ”tự thưởng” cho bản thân. Tôi nghe mẹ chồng nói sao thì biết thế, chứ chuyện làm ăn tôi sao dám xen vào, mẹ chồng làm ăn tốt tôi cũng thấy mừng và mong rằng bà sẽ trả tiền tôi khi cần. Cuối năm nay tôi có việc cần chi tiêu một số khoản lớn. Tôi cố gắng lấy can đảm để hỏi số nợ mẹ chồng đã vay.

Mẹ chồng tôi nghe xong, bà liền nổi nóng nói như quát vào mặt con dâu: “Tôi có vay tiền của cô thật đấy, nhưng mà tôi muốn trả khi nào thì trả chứ, sao lại dám đòi mẹ chồng? Mà tôi cũng nói luôn, tiền tôi cho vay với tiêu hết rồi. Cô có giỏi đi tìm họ mà đòi, toàn người làm ăn thua lỗ, trốn nợ hết sạch rồi”.

Thì ra mẹ chồng tôi không có làm ăn gì hết, bà nghe những lời đường mật của người khác ham lãi suất nên cho người ta vay tiền. Giờ không đòi được ai và người ta cũng không còn khả năng trả nợ, toàn chỗ thân quen, họ hàng bên nhà chồng, sao tôi dám vác mặt đi đòi. Mẹ chồng tôi còn bất lực, huống chi tôi chỉ là phận con dâu.

Mẹ chồng tôi vô trách nhiệm như vậy khiến tôi sốc nặng, không tin được là bà có thể làm thế với tôi. Từ hôm đó đến nay, mẹ chồng cứ nhìn thấy tôi là buông những lời trách móc, chê bai, còn bóng gió bắt con trai ly hôn. Mẹ chồng còn đi gặp ai cũng chỉ nói xấu con dâu là người ăn ở không biết điều, lười nhác… Tôi cần tiền mà cũng muốn quên luôn số tiền đã cho mẹ chồng đã vay, nhưng nào được yên ổn vì bị mẹ chồng ra sức chèn ép.

Tôi phải làm gì để mẹ chồng trả lại tôi tiền đã vay? Tôi có nên tiếp tục im lặng hay là tuyên bố xóa nợ cho mẹ chồng để đổi lấy sự yên ổn?

Từ hôm nay, các trường hợp này nếu đi xe máy ra đường sẽ bị CSGT tịch thu xe vĩnh viễn, cụ thể gồm những ai

0

Bộ công an đã đề xuất dự thảo Nghị định về xử phạt liên quan tới vi phạm hành chính trong trật tự an toàn giao thông, theo đó nhiều lỗi sẽ bị thu xe.

Xe máy là phương tiện giao thông phổ biến tại Việt Nam. Nhưng trên thực tế rất nhiều người đi xe máy vi phạm an toàn giao thông gây nguy hiểm cho bản thân và cho người cùng tham gia giao thông.

Tại dự thảo lần 3 Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe thì những lỗi sau đây bị đề nghị tịch thu phương tiện với người đi xe máy:

– Điều khiển xe chạy bằng 1 bánh với xe 2 bánh, chạy bằng 2 bánh đối với xe 3 bánh

– Buông cả 2 tay khi điều khiển xe, dùng chân điều khiển xe, ngồi về 1 bên khi điều khiển xe

– Nằm trên yên khi điều khiển xe, thay người điểu khiển khi xe đang chạy

– Quay người về phía sau khi điều khiển xe, bịt mắt điều khiển xe

– Điều khiển xe tham gia giao thông mà xe được lắp ráp trái quy định

– Không có chứng nhận đăng ký xe hoặc chứng nhận không do cơ quan có thẩm quyền cấp, không đúng số khung số máy hoặc bị tẩy xóa

– Tái phạm lạng lách đánh võng

Nhiều lỗi bị đề nghị tịch thu phương tiện

Nhiều lỗi bị đề nghị tịch thu phương tiện

Nhiều hành vi bị đề nghị tăng mức xử phạt

– Vượt đèn đỏ bị đề nghị tăng mức xử phạt lên nhiều lần: mức xử phạt quy định hiện tại là 800.000 – 1 triệu đồng; dự kiến mức phạt mới sẽ tăng lên 4-6 triệu đồng.  Hành vi không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông, chủ yếu là vượt đèn đỏ, diễn ra phổ biến ở Hà Nội và các tỉnh thành. Thời gian vi phạm thường là sáng sớm hoặc ban đêm tại các giao lộ vắng CSGT. Hành vi này chủ yếu do chủ quan nóng vội và đây là hành vi vô cùng nguy hiểm cho người tham gia giao thông nên bị đề nghị tăng mức xử phạt để răn đe.

– Giao xe cho người không đủ điều kiện: mức phạt hiện hành đang là 600.000 – 800.000 đồng; dự kiến mức phạt mới sẽ tăng lên 8-10 triệu đồng. Giao xe cho người không đủ điều kiện tức là giao cho người không có bằng lái, chưa đến tuổi lái xe. Đặc biệt hiện nay nhiều cha mẹ giao xe cho con mình chưa đủ tuổi, chưa có bằng lái. Gần đây đã có những trường hợp tai nạn thương tâm xảy ra do trẻ chưa đủ tuổi lái xe. Thế nên con lái xe ra đường, cha mẹ ở nhà bị phạt. Hành vi này để tránh ý thức chủ quan về việc giao xe máy vào tay con chưa đủ điều kiện lái xe vừa mất an toàn cho con vừa gây nguy hiểm cho người khác.

Bởi vậy người đi xe máy cần chú ý để đảm bảo an toàn cho bản thân, tránh bị xử phạt, tránh hối hận vì một vụ tai nạn có thể khiến nhiều gia đình chia ly mãi mãi.

Cầu thủ ngh:::èo nhất Việt Nam, 5t đã theo bố đi cày thuê kiếm tiền và cuộc sống hiện tại khiến cả nước phải trầm trồ…

0

Từ cậu bé nhà nghèo đến với bóng đá bằng tiền bán trâu của bố, Xuân Mạnh giờ đây có tất cả trong tay: Vợ đẹp, con xinh và giấc mơ trở thành hiện thực với chức vô địch AFF Cup.

Giấc mơ trở thành hiện thực

Ngay sau giây phút vỡ òa trong cảm xúc khi đội tuyển Việt nam giành được chiến thắng chung cuộc tại chung kết lượt về AFF Cup 2024, cầu thủ Xuân Mạnh đã có khoảnh khắc ăn mừng vô cùng xúc động với gia đình nhỏ của anh. Xuân Mạnh ôm lấy vợ con của mình, họ cùng khóc như mưa trong hạnh phúc lớn lao khiến tất cả mọi người dõi theo đều không khỏi xúc động.

"Cầu thủ từng nghèo nhất Việt Nam" và giấc mơ trở thành hiện thực- Ảnh 1.

Hình ảnh xúc động của gia đình Xuân Mạnh sau chiến thắng tại AFF Cup 2024.

Tại giải lần này, dấu ấn của Xuân Mạnh là vô cùng rõ nét. Thi đấu xuất sắc tại mọi vị trí trong hàng phòng ngự, Xuân Mạnh khiến mọi đối thủ phải ngán ngẩm, đóng góp lớn vào thành công của cả đội.

Trong suốt hành trình tại AFF Cup 2024, Xuân Mạnh luôn có sự đồng hành của vợ và con gái. Mỗi khi một trận đấu khép lại, việc đầu tiên cầu thủ này làm luôn là chạy về phía khán đài để ôm lấy họ. Đêm qua cũng vậy, và Xuân Mạnh đã khóc thật nhiều.

"Cầu thủ từng nghèo nhất Việt Nam" và giấc mơ trở thành hiện thực- Ảnh 2.

Xuân Mạnh ôm con gái khóc nức nở trong niềm hạnh phúc.

"Cầu thủ từng nghèo nhất Việt Nam" và giấc mơ trở thành hiện thực- Ảnh 3.

"Cầu thủ từng nghèo nhất Việt Nam" và giấc mơ trở thành hiện thực- Ảnh 4.

 

Với những ai theo dõi bóng đá Việt Nam suốt những năm qua và quan tâm tới Xuân Mạnh, có lẽ đều hiểu vì sao cầu thủ này xúc động đến vậy. Đó là trái ngọt cho cả quá trình dài đằng đẵng với những nỗ lực không biết mệt mỏi. Từ cậu bé nhà nghèo đến với bóng đá bằng tiền bán trâu của bố, Xuân Mạnh giờ đây có tất cả trong tay: Vợ đẹp, con xinh và giấc mơ trở thành hiện thực.

Từng là cầu thủ “nghèo nhất Việt Nam”

Phạm Xuân Mạnh – hậu vệ ĐT Việt Nam và CLB Hà Nội sinh ra trong một gia đình nông thôn và đông con ở Nghệ An. Thậm chí bố anh từng phải bán trâu để có tiền cho con theo đuổi sự nghiệp quần đùi áo số.

"Cầu thủ từng nghèo nhất Việt Nam" và giấc mơ trở thành hiện thực- Ảnh 5.

Xuân Mạnh từng là “cầu thủ nghèo nhất Việt Nam”.

Dù có thể không giàu có như những gia đình khác, tuy nhiên bố mẹ luôn cố gắng hết sức để con trai được theo đuổi niềm yêu thích của mình, đồng thời là điểm tựa tinh thần vững chắc cho Xuân Mạnh trên con đường sự nghiệp.

Thấu hiểu hoàn cảnh của gia đình, ngay cả khi đã là thành viên đội 1 của Sông Lam Nghệ An, mỗi khi được nghỉ về nhà, Xuân Mạnh vẫn đi gặt lúa phú giúp bố mẹ. Cứ thế bằng sự nỗ lực không biết mệt mỏi, bóng đá đã giúp Xuân Mạnh đổi đời.

Bước ngoặt đến với anh sau kỳ tích Thường Châu cùng U23 Việt Nam. Bên cạnh thu nhập từ bóng đá, sự nổi tiếng mang đến cho Xuân Mạnh thêm những hợp đồng quảng cáo.

Nhiều năm đá bóng, Xuân Mạnh tích cóp được khối tài sản không nhỏ. Sau mùa giải 2023, Xuân Mạnh đầu quân cho CLB Hà Nội.

Theo một số nguồn tin, bản hợp đồng của Xuân Mạnh với đội bóng Thủ đô có thời hạn 3 năm, mức lương 60 triệu đồng mỗi tháng kèm số tiền “lót tay” lên tới 9 tỷ đồng.

"Cầu thủ từng nghèo nhất Việt Nam" và giấc mơ trở thành hiện thực- Ảnh 6.

Vợ chồng Xuân Mạnh và Trần Dung.

Xuân Mạnh và bà xã Trần Dung kết hôn đầu năm 2021, sau khoảng 3 năm hẹn hò. Sau khi kết hôn và có hậu phương vững chắc, công việc của Xuân Mạnh ngày càng phát triển.

"Cầu thủ từng nghèo nhất Việt Nam" và giấc mơ trở thành hiện thực- Ảnh 7.

"Cầu thủ từng nghèo nhất Việt Nam" và giấc mơ trở thành hiện thực- Ảnh 8.
Đến thời điểm này, họ đã có với nhau 1 cô con gái và 1 cậu con trai. Bà xã Xuân Mạnh tốt nghiệp cử nhân Luật tại Đại học Vinh.

Hiện nàng WAG đang kinh doanh, chăm sóc 2 con và trở thành hậu phương vững chắc của Xuân Mạnh. Dù đã qua 2 lần sinh nở nhưng vợ của Xuân Mạnh vẫn giữ được vóc dáng thon gọn và nhan sắc xinh đẹp chuẩn hot girl của mình.

 

"Cầu thủ từng nghèo nhất Việt Nam" và giấc mơ trở thành hiện thực- Ảnh 9.

"Cầu thủ từng nghèo nhất Việt Nam" và giấc mơ trở thành hiện thực- Ảnh 10.
"Cầu thủ từng nghèo nhất Việt Nam" và giấc mơ trở thành hiện thực- Ảnh 11.
"Cầu thủ từng nghèo nhất Việt Nam" và giấc mơ trở thành hiện thực- Ảnh 12.

"Cầu thủ từng nghèo nhất Việt Nam" và giấc mơ trở thành hiện thực- Ảnh 13.

"Cầu thủ từng nghèo nhất Việt Nam" và giấc mơ trở thành hiện thực- Ảnh 14.

Cận cảnh không gian và nội thất trong nhà của vợ chồng Xuân Mạnh và Trần Dung.

Giữa năm 2022, cặp đôi này xây căn nhà 3 tầng ở TP.Vinh, Nghệ An. Căn nhà có thiết kế hiện đại, sang trọng.

Theo chia sẻ của Xuân Mạnh, căn nhà có 3 tầng, được thiết kế theo lối hiện đại sang trọng. “Có một nơi để về, đó là nhà. Có những người để yêu thương, đó là gia đình. Tháng mới mục tiêu mới”, anh chàng viết trên trang cá nhân.

Hiện tại, cuộc sống của Xuân Mạnh đã sang một trang mới, và đổi khác rất nhiều, có vợ đẹp con ngoan, nhà cửa khang trang, xe cộ đủ đầy.

"Cầu thủ từng nghèo nhất Việt Nam" và giấc mơ trở thành hiện thực- Ảnh 15.
"Cầu thủ từng nghèo nhất Việt Nam" và giấc mơ trở thành hiện thực- Ảnh 16.
"Cầu thủ từng nghèo nhất Việt Nam" và giấc mơ trở thành hiện thực- Ảnh 17.

Vợ chồng Xuân Mạnh Xây được nhà, tậu xe hơi.

Dù không khoe khoang về tài sản và cơ ngơi hiện tại đang sở hữu, tuy nhiên nhiều người hâm mộ vẫn tinh ý phát hiện ra căn nhà mà gia đình anh sinh sống sang trọng, đầy đủ tiện nghi qua những hình ảnh được Xuân Mạnh đăng tải.

Xuân Mạnh được xem là hình mẫu cho giới cầu thủ Việt Nam về sự vượt khó vươn lên, không ngừng nỗ lực để có được thành quả là cuộc sống viên mãn, đáng mơ ước như hiện tại.

Mong chờ mãi mới đến ngày được làm mẹ, tôi vui mừng khôn xiết nhưng cũng lo s;ốt vó khi bác sĩ thông báo mang th::a:i cả 4 bé trai cùng 1 lúc. Mẹ chồng lúc biết tin thì liên tục thắp hương nói là tạ lộc trời cho còn chồng thì khoe khắp xóm làng ‘mình là người giỏi nhất thế gian’. Ấy thế mà ngày tôi nhập viện s/i/nh non vì b::/iến ch/ứ/ng đ/a th/a/i, nghe bác sĩ thông báo cần 1,5 tỷ tiền viện phí cho 5 mẹ con, chồng tôi vã mồ hôi hột rồi ‘bỏ của chạy lấy người’ chỉ kịp viết lên mạng xã hội mấy chữ ‘Đi rồi, không quay lại nữa’. Mẹ chồng lúc này lại ‘chán lộc trời cho’, khuyên tôi cho bớt đi 3 đứa, chỉ giữ lại 1 để dễ bề chăm sóc. Tôi s/ố/c nặng, nhất quyết không cho mà giữ hết 4 đứa lại để nuôi vì chúng đều do tôi đánh đổi m/ạ/ng sống để s/i/nh ra. Thế rồi 10 năm sau, điều bất ngờ xảy ra ….

0

Sau khi vừa sinh con, chồng chị đã không chịu nổi gánh nặng và bỏ trốn cùng dòng tin nhắn lạnh lùng hiện lên trên mạng xã hội: “Đi rồi, không quay lại nữa”.

Đối với bất kỳ người phụ nữ nào, hành trình mang thai luôn là một trải nghiệm đặc biệt, tràn đầy hy vọng nhưng cũng chất chứa không ít khó khăn. Khi nghe tin có một sinh linh bé nhỏ đang lớn dần trong cơ thể, trái tim người mẹ như hòa cùng từng nhịp đập của con, mơ về ngày đứa trẻ chào đời khỏe mạnh. Nhưng với chị Chung Á Hương (Trung Quốc), niềm vui ngày biết mình mang thai 4 thai nhi lại sớm nhường chỗ cho những thử thách khắc nghiệt mà không ai có thể ngờ tới.

Hành trình mang thai đầy thử thách

Chị Chung Á Hương, một người phụ nữ sinh ra trong gia đình nông dân nghèo tại Hồ Nam, từ nhỏ đã quen với cuộc sống thiếu thốn. Lớn lên, chị kết hôn với anh Tào Yếu Dân, bạn học cũ thời trung học. Cuộc hôn nhân của họ tuy giản dị nhưng tràn đầy tình yêu và hy vọng.

Chị Á Hương cùng chồng.Sau nhiều năm chờ đợi, chị Á Hương bất ngờ mang thai. Tin vui nhân lên khi lần siêu âm đầu tiên cho biết chị mang tam thai. Nhưng điều khiến gia đình chị vỡ òa chính là kết quả kiểm tra sau đó cho thấy chị không chỉ mang 3 mà là 4 thai nhi.

Mẹ chồng chị vui mừng khôn xiết, gọi đây là “phúc lộc trời ban”. Tuy nhiên, niềm vui này không che lấp được những nguy cơ mà bác sĩ đã cảnh báo rằng việc mang đa thai tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả mẹ và con. Tình trạng thiếu máu, cao huyết áp thai kỳ, nguy cơ sinh non, và các biến chứng trong quá trình sinh nở đều là những mối đe dọa đáng sợ.

Dù bác sĩ khuyên gia đình nên thực hiện giảm thai để bảo đảm an toàn, chị Á Hương và gia đình vẫn quyết định giữ lại cả 4 bé. “Chúng là máu thịt của tôi, làm sao tôi có thể từ bỏ bất kỳ đứa nào?” – chị nghẹn ngào chia sẻ.

Chị Hương kiên quyết giữ lại thai dù bác sĩ ngăn cản.

Chặng đường mang thai 4 thai nhi của chị Á Hương không hề dễ dàng. Với bụng bầu ngày một lớn, sức nặng dồn lên cơ thể khiến chị thường xuyên kiệt sức. Những cơn đau nhức, mất ngủ, và áp lực tinh thần luôn bủa vây, nhưng chị vẫn kiên trì vượt qua.

Mỗi ngày, chị cẩn thận theo dõi từng chuyển động của các con, hy vọng mọi chuyện sẽ ổn thỏa. Nhưng rồi, điều không mong muốn đã xảy ra: Khi thai kỳ chưa đủ 9 tháng 10 ngày, chị phải nhập viện và sinh non.

Người chồng bỏ trốn, mẹ chồng đề nghị đem cho con

Ngày 4 bé trai chào đời, cả bệnh viện xôn xao. Đây là một trường hợp hiếm gặp và đầy thử thách. Tuy nhiên, do sinh non, cả 4 bé đều yếu ớt và phải chuyển ngay vào phòng chăm sóc đặc biệt.

4 đứa trẻ vừa chào đời khi chưa đủ tháng đủ ngày.

Chị Á Hương, vừa trải qua cơn đau đẻ, chưa kịp ôm các con vào lòng đã phải xa chúng. Niềm vui lần đầu làm mẹ của chị dường như vụt tắt khi bác sĩ thông báo rằng chi phí điều trị cho bốn bé sơ sinh có thể lên tới 400.000NDT (gần 1,5 tỷ VNĐ) – con số ngoài sức tưởng tượng của một gia đình nghèo.

Trước áp lực tài chính khổng lồ, chồng chị, anh Tào Yếu Dân, đã không chịu nổi gánh nặng và bỏ trốn cùng dòng tin nhắn lạnh lùng hiện lên trên mạng xã hội: “Đi rồi, không quay lại nữa”.

Còn mẹ chồng chị, sau nhiều ngày im lặng, đã đề xuất giải pháp đau lòng: Đem cho 3 bé, chỉ giữ lại 1 bé để nuôi dưỡng. Theo bà, một số gia đình đã liên hệ và sẵn sàng nhận nuôi nếu chị đồng ý.

Chị Hương phản đối ý kiến của mẹ chồng.

Chị Á Hương đau đớn nhưng kiên quyết từ chối. “Chúng đều là máu thịt của tôi, tôi không thể từ bỏ bất kỳ đứa nào!” – chị bật khóc quỳ xuống van xin mẹ chồng và chồng đừng ép mình.

Trong cơn tuyệt vọng, chị Á Hương tìm đến sự giúp đỡ của truyền thông. Câu chuyện của chị nhanh chóng lan tỏa và nhận được sự đồng cảm từ cộng đồng. Các tổ chức xã hội, các mạnh thường quân đã chung tay hỗ trợ chị.

Trải qua những khó khăn, gia đình chị Á Hương dần ổn định.

Nhờ sự giúp đỡ này, chi phí điều trị cho bốn bé đã được gom đủ. Sau hơn 2 tháng điều trị, các bé vượt qua nguy kịch và được xuất viện trong niềm vui khôn tả của người mẹ.

Trải qua những khó khăn, gia đình chị Á Hương dần ổn định. Anh Tào Yếu Dân sau những ngày tháng trốn tránh đã nhận ra trách nhiệm của mình, quay trở lại chăm sóc vợ con. Cuộc sống tuy còn nhiều khó khăn, nhưng gia đình nhỏ này đã cùng nhau vượt qua những thử thách khắc nghiệt nhất.