Vạch kẻ đường hình con thoi mang y nghĩa gì? Không tuân thủ vạch kẻ đường hình con thoi bị phạt bao nhiêu tiền? Đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ bao gồm?
Vạch kẻ đường hình con thoi mang y nghĩa gì?
Theo quy định tại Quy chuẩn QCVN 41:2024/BGTVT, vạch kẻ đường hình con thoi là vạch chỉ dẫn sắp đến chỗ có bố trí vạch đi bộ qua đường, ký hiệu là vạch 7.6.
Có thể hiểu, vạch kẻ đường hình thoi giúp cảnh báo người tham gia giao thông về việc sắp đến đoạn đường được bố trí vạch đi bộ qua đường. Các bác tài cần chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường để tránh gây tai nạn đáng tiếc.
Vạch 7.6 được sơn màu trắng, có dạng hình thoi với độ dài hai đường chéo lần lượt là 2,5m và 1m. Các hình thoi vẽ cách nhau từ 10 – 20m đảm bảo đủ để tài xế có thể chú ý quan sát.
Các vạch này được bố trí cách vạch đi bộ qua đường từ 30 – 50m, đủ xa để tài xế có thể giảm tốc độ và thực hiện nhường đường cho người đi bộ qua đường.
Do đó, khi thấy vạch kẻ đường hình con thoi, người tham gia giao thông phải tuân thủ chỉ dẫn của loại biển này. Cụ thể theo Quy chuẩn QCVN 41:2024/BGTVT như sau:
Vạch 7.6: Vạch chỉ dẫn sắp đến chỗ có bố trí vạch đi bộ qua đường
Ý nghĩa sử dụng: Vạch 7.6 sử dụng để báo hiệu sắp đến chỗ có bố trí vạch đi bộ qua đường; đặc biệt đối với các chỗ bố trí vạch đi bộ qua đường ở giữa đoạn đường nối hai nút để cảnh báo người lái xe phải nhường đường cho người đi bộ qua đường.
Như vậy, ý nghĩa của vạch kẻ đường hình con thoi tức vạch 7.6 sử dụng để báo hiệu sắp đến chỗ có bố trí vạch đi bộ qua đường; đặc biệt đối với các chỗ bố trí vạch đi bộ qua đường ở giữa đoạn đường nối hai nút để cảnh báo người lái xe phải nhường đường cho người đi bộ qua đường.
Không tuân thủ vạch kẻ đường hình con thoi bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ Nghị định 168/2024/NĐ-CP, không tuân thủ vạch kẻ đường hình con thoi, người tham gia giao thông sẽ bị phạt về lỗi không chấp các chỉ dẫn của vạch kẻ đường với mức phạt như sau:
(1) Đối với xe ô tô xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô
Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe không chấp vạch kẻ đường (điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP)
(2) Đối với xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy
Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe không chấp hành vạch kẻ đường (điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP)
(3) Đối với xe máy chuyên dùng
Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe không chấp hành vạch kẻ đường (điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 168/2024/NĐ-CP)
(4) Đối với xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe không chấp hành vạch kẻ đường (điểm c khoản 1 Điều 9 Nghị định 168/2024/NĐ-CP)
Vạch kẻ đường hình con thoi mang y nghĩa gì? Không tuân thủ vạch kẻ đường hình con thoi bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ bao gồm?
Tại Điều 2 Nghị định 90/2023/NĐ-CP có quy định về đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ như sau:
(1) Đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ là các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đã đăng ký (có giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe), kiểm định để lưu hành (được cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường), bao gồm: Xe ô tô, xe đầu kéo và các loại xe tương tự (sau đây gọi chung là ô tô).
(2) Tuy nhiên xe ô tô quy định tại (1) không chịu phí sử dụng đường bộ trong các trường hợp sau:
– Bị hủy hoại do tai nạn hoặc thiên tai.
– Bị tịch thu hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe.
– Bị tai nạn đến mức không thể tiếp tục lưu hành phải sửa chữa từ 30 ngày trở lên.
– Xe kinh doanh vận tải thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã kinh doanh vận tải (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) tạm dừng lưu hành liên tục từ 30 ngày trở lên.
– Xe của doanh nghiệp không tham gia giao thông, không sử dụng đường thuộc hệ thống giao thông đường bộ (chỉ được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và không cấp Tem kiểm định theo quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của Bộ Giao thông vận tải) hoặc xe đang tham gia giao thông, sử dụng đường thuộc hệ thống giao thông đường bộ (đã được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và cấp Tem kiểm định theo quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của Bộ Giao thông vận tải) chuyển sang không tham gia giao thông, không sử dụng đường thuộc hệ thống giao thông, chỉ sử dụng trong phạm vi:
+ Trung tâm sát hạch lái xe; nhà ga; cảng;
+ Khu khai thác khoáng sản; khu nuôi trồng, sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản;
+ Công trường xây dựng (giao thông, thủy lợi, năng lượng).
– Xe đăng ký, đăng kiểm tại Việt Nam nhưng hoạt động tại nước ngoài liên tục từ 30 ngày trở lên.
– Xe bị mất trộm trong thời gian từ 30 ngày trở lên.
(3) Các trường hợp nêu tại (2) Điều này không chịu phí sử dụng đường bộ nếu có đủ hồ sơ đáp ứng các quy định tại Điều 8 Nghị định 90/2023/NĐ-CP. Trường hợp xe ô tô đó đã được nộp phí sử dụng đường bộ, chủ phương tiện sẽ được trả lại số phí đã nộp hoặc được trừ vào số phí phải nộp của kỳ sau tương ứng với thời gian không sử dụng đường bộ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 90/2023/NĐ-CP.
(4) Không áp dụng (2) đối với xe ô tô của lực lượng quốc phòng, công an.
(5) Chưa thu phí sử dụng đường bộ đối với xe ô tô mang biển số nước ngoài (bao gồm cả trường hợp xe được cấp giấy chứng nhận đăng ký và biển số tạm thời) được cơ quan có thẩm quyền cho phép tạm nhập, tái xuất có thời hạn theo quy định của pháp luật.