Home Blog

Vận đen đủi cứ mãi theo…Tôi quá lứa lỡ thì nên đành tặc lưỡi lấy luôn ông lão hàng xóm U70 làm chồng. Ngày ông hấp hối liền đưa ra di chúc cho tôi thừa kế căn nhà mặt phố 10 tỷ còn các con riêng của ông chỉ được 200 triệu nhưng khi lật sấp giấy tờ nhà đất ra thì ối dồi ôi…

0

Tôi tên là Hương, một người phụ nữ đã ngoài 30 tuổi, cái tuổi mà ở quê tôi, người ta hay chép miệng gọi là “quá lứa lỡ thì”. Gia đình tôi cũng từng lo lắng, bạn bè cũng từng sốt ruột, nhưng tôi vẫn bàng quan trước những lời khuyên nhủ lấy chồng. Đơn giản vì tôi chưa từng gặp được ai khiến trái tim mình rung động. Cho đến khi tôi gặp ông Tư – người đàn ông già hơn tôi gần 30 tuổi.

Ông Tư là hàng xóm sát vách, sống một mình trong căn nhà mặt phố khang trang. Dáng người ông gầy gò, mái tóc bạc trắng, khuôn mặt phúc hậu, đôi mắt ẩn chứa nhiều nỗi niềm. Ông góa vợ nhiều năm nay, con cái đều đã lớn và đi làm ăn xa, thỉnh thoảng mới ghé thăm. Chúng tôi thường gặp nhau khi ông ra hiên nhà tưới cây hay tôi đi chợ ngang qua. Ông hay chào hỏi tôi, đôi lúc còn tặng tôi vài cành hoa hồng ông trồng trong vườn. Những cuộc trò chuyện ngắn ngủi nhưng ấm áp ấy dần trở thành thói quen, đến mức tôi bắt đầu cảm thấy nếu một ngày không thấy ông, tôi lại thấy thiếu vắng gì đó.

Rồi một ngày, ông thổ lộ rằng ông thương tôi. Lúc đó, tôi bật cười, nghĩ ông chỉ đùa. Nhưng ông nghiêm túc nói:
“Anh biết anh già, chẳng còn gì hấp dẫn, nhưng anh có thể cho em một cuộc sống ổn định. Anh không muốn sống nốt quãng đời này trong cô đơn. Em có nghĩ đến chuyện cho anh một cơ hội không?”

Tôi đã suy nghĩ rất nhiều. Lấy một người già như ông có phải là quyết định đúng? Nhưng nhìn lại, tôi cũng chẳng còn trẻ. Hơn nữa, ông là người hiền lành, sống tình cảm, có lẽ sẽ là chỗ dựa vững chắc cho những ngày tháng còn lại. Cuối cùng, tôi gật đầu đồng ý.

Cuộc sống sau hôn nhân của tôi và ông Tư khá yên bình. Ông chăm sóc tôi bằng tất cả sự chu đáo của mình. Mỗi buổi sáng, ông pha trà, chuẩn bị đồ ăn sáng. Chiều đến, ông hay kể tôi nghe những câu chuyện ngày xưa, đôi lúc là về vợ cũ, đôi khi là về các con.

Dù vậy, mối quan hệ của tôi và các con riêng của ông Tư không mấy tốt đẹp. Họ có vẻ không thích tôi, cho rằng tôi lấy ông chỉ vì tài sản. Tôi đã cố gắng để làm thân, nhưng họ luôn giữ khoảng cách, thậm chí nhiều lần nói những lời cay đắng khiến tôi chạnh lòng.

Rồi đến một ngày, ông Tư ngã bệnh. Căn bệnh tim của ông trở nặng, khiến ông phải nằm viện suốt một tháng trời. Tôi túc trực chăm sóc ông, nhìn ông dần yếu đi mà lòng quặn thắt. Trước khi qua đời, ông cầm tay tôi, đôi mắt trĩu nặng nhưng ánh lên sự kiên quyết. Ông nói:
“Anh biết em đã chịu nhiều thiệt thòi. Anh đã chuẩn bị di chúc, để em thừa kế căn nhà này. Các con của anh chỉ được 200 triệu. Đó là quyết định của anh. Đừng bận tâm những gì họ nói.”

Nghe những lời ấy, tôi vừa cảm động vừa lo lắng. Tôi không quan tâm tài sản, chỉ mong ông khỏe mạnh. Nhưng điều gì đến cũng đến, ông Tư qua đời sau đó vài ngày.

Ngày mở di chúc, đúng như lời ông Tư nói, tôi được thừa kế căn nhà mặt phố trị giá hơn 10 tỷ đồng. Các con riêng của ông, dĩ nhiên, không hài lòng. Họ tỏ thái độ gay gắt, thậm chí còn buông lời đe dọa sẽ kiện tụng. Nhưng tôi không để tâm, vì tin rằng ông Tư đã làm đúng theo ý nguyện của mình.

Cho đến khi tôi lật sấp giấy tờ nhà đất, tôi mới “chết đứng”. Căn nhà mà ông để lại thực chất đã bị thế chấp ngân hàng từ nhiều năm trước để ông giúp đỡ các con làm ăn. Hiện tại, khoản nợ chưa thanh toán lên đến hơn 5 tỷ đồng. Điều này đồng nghĩa với việc tôi không chỉ không có nhà, mà còn phải đối mặt với việc trả nợ.

Tim tôi như thắt lại. Tôi không biết nên khóc hay cười. Những ngày sau đó, tôi liên tục nhận được những lời chỉ trích từ các con ông Tư, họ cho rằng tôi xui xẻo, mang đến vận rủi cho gia đình. Thậm chí, họ còn kiện tôi để đòi lại 200 triệu tiền thừa kế mà họ cho rằng mình xứng đáng nhận nhiều hơn.

Tôi đã suy nghĩ rất nhiều. Những ngày tháng sống cùng ông Tư tuy ngắn ngủi, nhưng là những ngày bình yên và hạnh phúc nhất đời tôi. Còn tài sản, suy cho cùng, không phải thứ tôi khao khát. Tôi quyết định bán căn nhà để trả nợ ngân hàng, phần còn lại dùng để bắt đầu cuộc sống mới.

Nhờ số tiền nhỏ còn lại, tôi thuê một căn nhà nhỏ ở ngoại thành. Ở đó, tôi bắt đầu trồng hoa, một việc mà ông Tư từng rất yêu thích. Mỗi sáng, tôi pha một tách trà, đặt trước một bức ảnh nhỏ của ông. Tôi vẫn giữ thói quen kể chuyện, dù ông không còn ở đây.

Cuộc sống tuy đơn giản nhưng tôi thấy lòng mình nhẹ nhõm. Có lẽ, điều quý giá nhất ông Tư để lại cho tôi không phải là căn nhà, mà là những ký ức đẹp và bài học về tình yêu, sự sẻ chia.

Câu chuyện tưởng như cay đắng ấy, hóa ra lại là một món quà cuộc đời. Tôi mỉm cười, vì hiểu rằng mình đã sống một cách chân thành và không hối tiếc.

Từ ngày mai: Những trường hợp nào sẽ bị thu hồi Giấy phép lái xe? Ai không biết là đi tong tháng lương …

0

Thông tư 05/2024/TT-BGTVT vừa được Bộ GTVT ban hành mới đây đã bổ sung thêm những trường hợp tài xế bị thu hồi giấy phép lái xe mọi người cần lưu ý.

6 trường hợp bị thu hồi Giấy phép lái xe từ 01/6/2024

Từ 01/6/2024 có 6 trường hợp bị thu hồi giấy phép lái xe

Từ 01/6/2024 có 6 trường hợp bị thu hồi giấy phép lái xe

Căn cứ khoản 14 Điều 33 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT (sửa đổi tại Thông tư 05/2024/TT-BGTVT) quy định các trường hợp bị thu hồi Giấy phép lái xe bao gồm:

– Người lái xe có hành vi gian dối để được cấp giấy phép lái xe;

– Người lái xe tẩy, xóa, làm sai lệch các thông tin trên giấy phép lái xe;

– Để người khác sử dụng giấy phép lái xe của mình;

– Cơ quan có thẩm quyền cấp cho người không đủ điều kiện;

– Có sai sót một trong các thông tin về họ tên, ngày sinh, quốc tịch, nơi cư trú, hạng giấy phép lái xe, giá trị cấp, ngày trúng tuyển, người ký;

– Thông qua việc khám sức khỏe Cơ quan có thẩm quyền xác định trong cơ thể người lái xe có chất ma túy (trừ các hành vi xử lý theo quy định tại điểm c và điểm d khoản 10 Điều 5; điểm h và điểm i khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Trình tự thu hồi Giấy phép lái xe từ 01/6/2024

Cụ thể tại khoản 15 Điều 33 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT (sửa đổi tại Thông tư 05/2024/TT-BGTVT), cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lái xe thực hiện thu hồi theo trình tự sau:

– Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lái xe ra quyết định thu hồi và hủy bỏ giấy phép lái xe. Nội dung của quyết định nêu rõ lý do thu hồi và hủy bỏ;

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Quyết định thu hồi giấy phép lái xe, người lái xe phải nộp giấy phép lái xe bị thu hồi đến cơ quan thu hồi giấy phép lái xe và cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lái xe có trách nhiệm thu hồi giấy phép lái xe đã cấp và hủy bỏ theo quy định;

– Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lái xe đã sáp nhập, chia, tách, giải thể thì cơ quan có thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ giấy phép lái xe là cơ quan đang quản lý sổ gốc cấp giấy phép lái xe.

GPLX bị thu hồi xử lý ra sao? 

Đối với trường hợp GPLX bị thu hồi, Thông tư 05 cũng đã quy định rõ.

Cụ thể, đối với các trường hợp 1,2,4,6 khi GPLX bị thu hồi sẽ không có giá trị sử dụng. Cơ quan quản lý GPLX cần cập nhật dữ liệu về hành vi vi phạm trên hệ thống thông tin GPLX kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.

Ngoài ra, người có hành vi vi phạm cũng sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và không được cấp GPLX trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm. Nếu như có nhu cầu cần cấp lại GPLX cần học sát hạch lại như trường hợp cấp GPLX lần đầu.

Như vậy, so với quy định đang được áp dụng hiện nay, Thông tư 05 mới được Bộ GTVT ban hành đã bổ sung thêm trường hợp thu hồi GPLX nếu để người khác sử dụng GPLX của mình. 
Như vậy, so với quy định đang được áp dụng hiện nay, Thông tư 05 mới được Bộ GTVT ban hành đã bổ sung thêm trường hợp thu hồi GPLX nếu để người khác sử dụng GPLX của mình.

Đối với trường hợp này, sau 1 năm kể từ ngày quyết định thu hồi GPLX có hiệu lực, các cá nhân nếu có nhu cầu cấp GPLX thì cần đăng ký với Sở Giao thông vận tải để sát hạch lại nội dung được quy định tại khoản 4 điều 21 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT.

Đối với trường hợp giấy phép lái xe bị thu hồi do “Có sai sót một trong các thông tin về họ tên, ngày sinh, quốc tịch, nơi cư trú, hạng GPLX, giá trị cấp, ngày trúng tuyển, người ký” sẽ được xử lý theo hai trường hợp.

Cụ thể:

– Nếu giấy phép còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 3 tháng cần thực hiện thủ tục đổi GPLX do ngành GTVT cấp.

– Nếu GPLX quá thời hạn sử dụng trên 3 tháng cần phải thủ tục cấp lại GPLX.

Ly hôn, chắc chuyện gần nhất mà tôi nghĩ đến lúc này. Đêm tân hôn, trước khi n::gất đi vì ly rượu của chồng, tôi vẫn kịp nhìn thấy 5 g::ã đàn ông đó bước vào phòng và… Sáng hôm sau chồng tôi không nói không rằng khi thấy trên người tôi không một mảnh vải che t::hân. Tôi thực sự k::inh h::ãi khi biết sự thật chính anh là người…

0

Tỉnh dậy, Ly thấy toàn thân đau ê ẩm, chiếc váy ngủ trên người không còn, nó bị xé rách và nằm gọn ở góc phòng. Ly bắt đầu thấy hoảng sợ.

Ly nhận lời làm người yêu của Khanh mà người mừng thì ít, kẻ lo thì nhiều. Ly là cô gái khá ngây thơ, trong sáng, theo cách đánh giá của mọi người xung quanh. Trong khi Khanh, đã từng có một thiên tình sử dài tới mức có thể viết thành chuyện trước khi yêu Ly nên người ta lo lắng Ly sẽ trở thành một trang tiếp theo của cuốn thiên tình sử ấy. Thật ra chuyện Khanh từng có rất nhiều người yêu trước đó, Ly cũng biết rõ nhưng Ly đã thẳng thừng tuyên bố rằng ly không quan tâm đến quá khứ của Khanh. Ly chỉ quan tâm xem hiện tại Khanh có đối xử với Ly tốt không mà thôi.

Đúng, Khanh chiều Ly còn hơn chiều vong ấy. Ly muốn có thứ gì là được thứ ấy. Chậm một chút thôi là ly sẽ giận dỗi ngay được. Khanh vừa đẹp trai, vừa có điều kiện, lại yêu chiều Ly như thế, người khác không ghen tỵ mới là lạ. Không chỉ có thể, yêu Ly, Khanh đứng đắn lắm. Không bao giờ đi quá một cái ôm hay những nụ hôn ngọt ngào. Khanh nói với Ly:

– Anh thực sự mong mỏi em sẽ trở thành vợ của anh. Anh không muốn yêu em theo cách mà anh đã từng yêu những cô gái trước. Nên anh muốn dành trọn điều này đến đêm tân hôn để mọi thứ vẹn tròn nhất.

Tình yêu, Hạnh phúc, Đêm tân hôn, tâm sự

Ly nhận lời làm người yêu của Khanh mà người mừng thì ít, kẻ lo thì nhiều.
(Ảnh minh họa)

Nghe được những lời ấy của Khanh, Ly đã yêu lại càng thêm yêu, tin lại càng thêm tin. Ly tự nghĩ một người con gái xinh đẹp chẳng thua gì hot girl như mình, lại còn ngoan ngoãn, và đặc biệt nhất là con trong trắng thì hoàn toàn xứng đáng được tận hưởng những điều tốt đẹp nhất rồi. Ly đã tự huyễn hoặc mình như thế cho đến ngày hôn lễ được tổ chức.

 

Xúng xính trong chiếc váy cô dâu sang trọng, Ly vui sướng cùng Khanh tiến vào lễ đường trong sự tung hô của mọi người. Ly còn cố tình ngẩng cao đầu hơn bình thường để những cô gái kia đang điên lên vì ghen tỵ kia với Ly thấy được niềm kiêu hãnh kia của Ly. Đêm tân hôn, cái đêm nhiều hồi hộp, háo hức, mong chờ nhất rồi cũng đến. Ly chọn cho mình một chiếc váy ngủ ren đỏ quyến rũ để phù hợp với căn phòng tân hôn tràn ngập cánh hồng đỏ và hương hoa thơm ngát mà Khanh chuẩn bị cho Ly. Tâm ý của Khanh khiến Ly cảm động và hạnh phúc vô cùng.

Bước ra khỏi nhà tắm, Ly đã thấy Hoàng đợi sẵn với hai ly rượu vang đỏ trên tay:

– Nào, lại đây cùng anh nâng ly thêm một lần nữa chúc mừng cho hạnh phúc của đôi mình nào em.

Tình yêu, Hạnh phúc, Đêm tân hôn, tâm sự

Vò nát nó trong tay, cảnh tượng hôm qua không phải là giả. (Ảnh minh họa)

Ly hơi ngập ngừng vì Ly không biết uống rượu. Nhưng Khanh đã nói nó chỉ là vang nhẹ và uống để lấy may nên Ly nghe lời. Uống xong, Ly bỗng thấy đầu óc choáng váng. Loạng choạng, Ly nhanh chóng được Khanh đỡ. Khanh nở nụ cười rất bí hiểm nhìn Ly khiến Ly thấy khó hiểu. Hai mắt Ly cứ muốn díp vào nhau, không tài nào mở ra nổi. Thần trí mông lung, không rõ ràng. Và trước khi ngất lịm đi, Ly vẫn kịp nhìn thấy 5 gã đàn ông đó mở cửa bước vào phòng tân hôn của mình…

 

Có lẽ tác dụng của thuốc trong ly rượu chưa đủ mạnh nên tới quá nửa đêm thì Ly tỉnh dậy, cảnh tượng trước mắt khiến Ly sốc thật sự. Thay vì nằm bên cạnh Ly, Khanh lại đang ngồi khoanh chân dưới chiếu với 5 gã đàn ông lạ mặt để đánh bài. Xung quanh họ là tiền, vàng vứt la liệt. Thấy Ly, Khanh nhanh chóng giải thích:

– Em đừng hiểu lầm. Anh chỉ muốn có thêm ít tiền để chúng mình đi trăng mật thôi. Anh nghe đồn lấy vợ vừa đẹp vừa ngoan sẽ đỏ lắm. Mà anh cũng coi bói rồi, số em rất hợp với số anh, nó sẽ giúp anh tiền vào như nước. Đây em xem, anh đánh thuốc mê cho em ngủ có vài tiếng thôi mà đã thắng được tưng đây rồi này.

Chỉ tay vào đống tiền vàng, Khanh hí hửng. Còn Ly, Ly như ngất xỉu thêm một lần nữa. Ly không ngờ người chồng mà mình hết lòng tin tưởng lại là một kẻ ham mê bài bạc đến như thế. Theo như lời Khanh nói thì cuộc hôn nhân này cũng chỉ là để phục vụ cho cái ham mê kia của Khanh thôi phải không? Vậy thì tình yêu kia còn có ý nghĩa gì nữa. Ly hôn, chắc là chuyện gần nhất mà Ly nghĩ đến lúc này.

5 trường hợp xe máy được rẽ phải khi đèn đỏ, không xi nhan sẽ phạt rất nặng

0

Kể từ ngày 1/1/2025, người điều khiển xe máy được phép rẽ phải khi đèn đỏ trong một số trường hợp nhất định. Đi kèm với sự nới lỏng này là các quy định chặt chẽ về việc sử dụng đèn tín hiệu xi nhan. Nếu không tuân thủ, người vi phạm có thể phải đối mặt với mức phạt nặng theo Nghị định 168/2024.

Theo nghị định mới, mức phạt cho hành vi vượt đèn đỏ đối với xe máy đã tăng lên đáng kể, từ 4 đến 6 triệu đồng. Tuy nhiên, người lái xe cũng cần nắm rõ 5 trường hợp được phép rẽ phải khi đèn đỏ để tránh vi phạm:

– Trường hợp 1: Chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông: Đây là trường hợp ưu tiên hàng đầu theo quy định tại Điều 11 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024. Khi có hiệu lệnh trực tiếp từ cảnh sát giao thông hoặc người điều khiển giao thông khác, người tham gia giao thông phải tuân thủ ngay cả khi có tín hiệu đèn đỏ.

– Trường hợp 2: Đèn tín hiệu rẽ phải hình mũi tên/hình xe mô tô màu xanh: Nếu tại vị trí rẽ phải có đèn tín hiệu phụ hình mũi tên hoặc hình xe mô tô và đang bật đèn xanh, người điều khiển xe máy được phép rẽ phải.

5 trường hợp xe máy được rẽ phải khi đèn đỏ, xi nhan

5 trường hợp xe máy được rẽ phải khi đèn đỏ (Ảnh minh hoạ)

– Trường hợp 3: Biển báo phụ cho phép rẽ phải khi đèn đỏ: Một số ngã tư có thể được trang bị biển báo phụ cho phép xe rẽ phải ngay cả khi đèn đỏ. Người lái xe cần chú ý quan sát kỹ để không bỏ lỡ tín hiệu này.

– Trường hợp 4: Tiểu đảo phân luồng cho phép rẽ phải trước đèn giao thông: Tại một số giao lộ, có tiểu đảo phân làn riêng cho phép xe rẽ phải trước khi đến đèn tín hiệu giao thông. Trường hợp này, xe máy được phép rẽ phải, tuy nhiên vẫn phải tuân thủ các quy định khác về nhường đường và sử dụng đèn xi nhan.

– Trường hợp 5: Vạch kẻ mắt võng trên mặt đường: Vạch kẻ mắt võng có tác dụng báo hiệu không được dừng xe trong phạm vi đó để tránh ùn tắc giao thông. Nếu vạch mắt võng có mũi tên chỉ hướng rẽ phải, người điều khiển xe máy có thể rẽ phải mà không vi phạm. Tuy nhiên, cần lưu ý, nếu vạch mắt võng không có mũi tên, xe đi thẳng qua vạch sẽ không vi phạm, nhưng nếu có đèn đỏ mà không có biển báo phụ thì sẽ vi phạm lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường.

5 trường hợp xe máy được rẽ phải khi đèn đỏ, xi nhan

(Ảnh minh hoạ)

Điều quan trọng cần lưu ý là, dù được phép rẽ phải trong 5 trường hợp nêu trên, người điều khiển xe máy vẫn phải bật đèn xi nhan để thông báo ý định rẽ cho các phương tiện khác và người đi bộ. Việc quên bật xi nhan hoặc bật xi nhan không đúng cách sẽ bị coi là vi phạm và bị xử phạt nghiêm khắc.

Từ 1/1/2025, mức phạt cho hành vi không bật đèn xi nhan khi rẽ phải đối với xe máy là từ 600.000 đến 800.000 đồng. Nghiêm trọng hơn, nếu hành vi không xi nhan gây ra tai nạn giao thông, người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 10 đến 14 triệu đồng và bị trừ 10 điểm trong giấy phép lái xe.

Những quy định mới này cho thấy sự nỗ lực của cơ quan chức năng trong việc nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông, giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông. Do đó, người điều khiển xe máy cần cập nhật đầy đủ các quy định mới và tuân thủ nghiêm chỉnh để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh.

 

Thu Hà (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)

Đeo tai nghe khi điều khiển phương tiện sẽ bị phạt bao tiền? Mức phạt chính thức từ năm 2025 cụ thể là bao nhiêu?

0

Khi cuộc sống ngày càng trở nên bận rộn và hối hả, việc sử dụng tai nghe để nghe nhạc hay nhận cuộc gọi khi đang đi xe máy trở thành thói quen của không ít ngườiTuy nhiên, thói quen nghe tai nghe khi đi xe máy không chỉ tiềm ẩn nguy cơ tai nạn mà còn có thể khiến bạn bị xử phạt theo quy định pháp luật. Vậy đeo tai nghe khi đi xe máy bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ điểm đ khoản 4 Điều 7, điểm b khoản 10 và điểm b, điểm d khoản 13 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định, đeo tai nghe khi lái xe máy (không gây tai nạn giao thông) bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng và trừ điểm giấy phép lái xe 04 điểm

Đeo tai nghe khi lái xe máy mà gây tai nạn giao thông bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng và trừ điểm giấy phép lái xe 10 điểmNgoài việc bị phạt tiền, theo quy định mới, hành vi sử dụng tai nghe khi đi xe máy còn bị trừ điểm giấy phép lái xe. (Ảnh minh họa)– Giảm khả năng tập trung: Âm nhạc hoặc âm thanh từ tai nghe có thể khiến bạn mất tập trung vào việc điều khiển xe, không kịp phản ứng với những tình huống bất ngờ.

– Cản trở giao tiếp với môi trường xung quanh: Khi đeo tai nghe, bạn khó lòng nghe được các âm thanh từ môi trường xung quanh, như tiếng còi xe cứu thương, tiếng xe khác cảnh báo hoặc tín hiệu từ người đi đường.

– Nguy cơ tai nạn cao: Sự mất tập trung và thiếu thông tin từ môi trường có thể làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn, không chỉ ảnh hưởng đến bản thân mà còn làm liên lụy đến những người xung quanh.

Thay vì sử dụng tai nghe khi điều khiển xe, có một số lựa chọn an toàn hơn bạn có thể cân nhắc sử dụng hệ thống âm thanh trên xe. Hiện nay, nhiều mẫu xe máy hiện nay tích hợp hệ thống âm thanh tiện lợi, giúp bạn nghe nhạc mà không cần sử dụng tai nghe. Tốt nhất nếu cần nghe cuộc gọi quan trọng, hãy tìm nơi an toàn để dừng xe trước khi sử dụng điện thoại.

Đeo tai nghe khi đi xe máy không chỉ vi phạm luật giao thông mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với bản thân và cả những người xung quanh. Hãy cân nhắc và lựa chọn những giải pháp an toàn hơn để bảo vệ chính mình cũng như cộng đồng

Tôi là con út, may mắn nhất, lấy chồng giàu có và được gia đình nội quý mến. Thương bố mẹ khó khăn, tháng nào tôi cũng biếu 5 triệu để ông bà chi tiêu sinh hoạt. Mẹ thường nói câu đau lòng: “Con gái thì biếu tiền, con trai thì bòn rút”. Quả thực, những lúc gia đình các anh thiếu tiền, thường xuyên qua vay bố mẹ, nếu bà đòi thì trả, còn không đòi thì chịu mất. Thấy ngoi nhà bố mẹ đang ở lụp xụp, tôi và chồng quyết định xây nhà tặng cho ông bà ngoại để Tết này được sống trong ngôi nhà khang trang. Thế mà thay vì mừng, nhiều người họ hàng, thậm chí 2 người anh trai, chị dâu của tôi còn xì xào nói rằng tôi dựa hơi nhà chồng giàu nên mới có tiền biếu bố mẹ xây nhà to đẹp. Còn với năng lực của tôi, tiền làm ra đắp vào thân chưa đủ. Khi câu nói đó đến tai chồng tôi, anh ấy liền đứng dậy, chỉ tay vào mặt họ và nói…. ĐỌC TIẾP DƯỚI BÌNH LUẬN

0

Những lời chồng nói ra trước họ hàng nhà vợ làm tôi hạnh phúc và tự hào về anh ấy vô cùng.

Trong 3 anh em, tôi là cô em gái may mắn nhất, lấy chồng giàu có và được gia đình nội quý mến. Còn 2 người anh trai tôi, cuộc sống lam lũ vất vả, tiền anh chị kiếm được chỉ đủ nuôi các cháu. Chính vì không có tiền nên các anh chị không quan tâm đến bố mẹ.

2 anh trai sống bên cạnh nhà của bố mẹ tôi đều gửi con cho ông bà chăm sóc. Mẹ tôi đang đi rửa bát thuê trên phố phải nghỉ việc để trông coi các cháu.

Những lúc gia đình các anh thiếu tiền thường xuyên qua vay bố mẹ, nếu bà đòi thì trả, còn không đòi thì chịu mất. Ông bà vất vả vì con cháu, vậy mà mỗi năm anh chị chỉ biếu được hộp bánh vào mỗi dịp Tết về.

Thương bố mẹ khó khăn, tháng nào tôi cũng biếu 5 triệu để ông bà chi tiêu sinh hoạt. Mẹ thường nói câu đau lòng: “Con gái thì biếu tiền, con trai thì bòn rút”.

Mỗi lần về quê, nhìn thấy ngôi nhà của bố mẹ thấp bé lụp xụp, công trình phụ tạm bợ mà tôi chán nản. Tôi bàn với các anh xây lại nhà cho ông bà nhưng ai cũng nói đang chạy ăn từng bữa. 2 anh bảo tôi nhà chồng có điều kiện, xin họ ít tiền xây nhà cho ông bà ngoại.

Báo hiếu bố mẹ khi còn đang sống, chứ đợi ông bà mất rồi làm mâm cơm cỗ đầy, đốt nhà lầu xe hơi bằng giấy thì chẳng có ý nghĩa gì. Tôi quyết định bàn với chồng chuyện xây nhà tặng cho ông bà ngoại để Tết này được sống trong ngôi nhà khang trang.

Xây nhà tặng bố mẹ đón Tết, tôi bị mang tiếng dựa hơi nhà chồng, câu đáp trả của chồng làm tôi sững sờ - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Sau khi bàn tính, tôi và chồng mỗi người bỏ ra 500 triệu biếu ông bà. Ngôi nhà được xây dựng từ đầu năm và hiện tại đã xong hết. Hôm chủ nhật vừa rồi là mừng nhà mới, bố mẹ tôi làm 10 mâm cỗ mời anh em họ hàng đến chung vui.

Trong lúc ăn uống nhiều người xì xào nói rằng tôi dựa hơi nhà chồng giàu nên mới có tiền biếu bố mẹ xây nhà to đẹp. Còn với năng lực của tôi, tiền làm ra đắp vào thân chưa đủ.

Khi câu nói đó đến tai chồng tôi, anh ấy liền đứng dậy đính chính ngay. Anh khen tôi không những là dâu hiền vợ đảm mà còn giỏi kiếm tiền. Toàn bộ chi phí xây nhà là do tôi bỏ ra hết, nhà chồng không giúp được gì.

Những lời chồng nói làm tôi rất cảm động và hạnh phúc. Còn mọi người không ai dám mở miệng chê trách tôi nữa.

Khi chỉ còn 2 vợ chồng, tôi nói là chồng cũng góp một nửa số tiền xây nhà cho bố mẹ, tại sao anh lại không nói ra? Anh bảo bản thân lấy được vợ tốt mà chưa biếu bố mẹ được gì. Lần này bỏ chút tiền xây nhà cho ông bà có đáng là gì so với công lao tôi sinh cho anh những đứa con đáng yêu. Thế nên tiền của chồng cũng là của vợ.

Chồng làm gì cũng nghĩ cho vợ, tôi không biết đáp trả lại tấm lòng của anh thế nào nữa?

Vì sao năm Ất tỵ 2025 được gọi là năm ‘rắn hai đầu’: Ý nghĩa vô cùng đặc biệt

0

Thông tin này được đăng tải trên báo Đời sống Pháo luật ngày 15/1/2025. Bài viết có tiêu đề: “Những điều đặc biệt “có một không hai” chỉ có trong năm Ất Tỵ 2025″. Nội dung cụ thể như sau:

Tại sao năm 2025 là năm Ất Tỵ lại được gọi là năm rắn hai đầu

Theo tờ Lao động Thủ đô, theo lịch âm, năm 2025 là năm Ất Tỵ, tức năm con Rắn. Năm nay nhuận tháng 6 âm lịch, khiến năm Ất Tỵ dài hơn bình thường. Hơn nữa, năm Ất Tỵ 2025 cũng 2 lần đón tiết Lập xuân:

– Lần thứ nhất vào đầu năm: ngày 3/2/2025 dương lịch, tức ngày mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ.

– Lần thứ hai vào cuối năm: ngày 4/2/2026 dương lịch, tức ngày 17 tháng Chạp năm Ất Tỵ.

Người xưa quan niệm, “một năm bắt đầu từ tiết Lập xuân”, việc 2 lần đón tiết Lập Xuân trong cùng một năm giống như năm Ất Tỵ 2025 có 2 mùa xuân, hay năm nay rắn có 2 đầu là vì vậy.

hình ảnh

Năm Ất Tỵ 2025 là ‘năm rắn hai đầu’ và ý nghĩa đặc biệt của nó

Ý nghĩa hình tượng rắn hai đầu trong truyền thuyết dân gian được nhiều người lưu truyền. Năm con rắn hai đầu là biểu tượng cho sự chung sống của hy vọng và thử thách, nhắc nhở chúng ta rằng dù gặp phải khó khăn nào trong cuộc sống, chỉ cần trong tim có ánh sáng thì bóng tối đều có thể bị xua tan. Cũng giống như cây tre huyền thoại, mỗi người đều có thể hóa thân thành rắn hai đầu trên sân khấu của chính cuộc đời mình, dũng cảm đối mặt với giông bão của tương lai và theo đuổi ánh sáng trong ước mơ của mình.

Trong Năm Rắn hai đầu sắp tới, chúng ta hãy cùng nhau ghi nhớ huyền thoại này, khơi dậy lòng dũng cảm và trí tuệ trong trái tim mình, chào đón một chương mới và khám phá tương lai tươi sáng của chính mình. Dù gặp phải thử thách nào, bạn cũng phải đón nhận những khả năng của cuộc sống với thái độ của con rắn hai đầu.

hình ảnh

Năm âm lịch Ất Tỵ 2025 siêu dài có đến 384 ngày

Nếu để ý trong lịch năm mới bạn sẽ thấy 2025 âm lịch có 384 ngày tính từ ngày 29/1/2025 đến ngày 16/2/2026. Trong khi đó, dương lịch vẫn 365 này. Như vậy năm nay, số ngày trong năm âm lịch dài hơn dương lịch tới 19 ngày.

Nếu lật giở cuốn lịch đến tháng 6 âm lịch, chúng ta sẽ thấy có tới hai lần tháng 6. Trong đó, tháng 6 âm lịch đầu tiên có 30 ngày, bắt đầu từ ngày 25/6 – 24/7 dương lịch. Tiếp đến là một tháng 6 nhuận kéo dài 29 ngày từ ngày 25/7 – 22/8 dương lịch. Chính việc có thêm một tháng nhuận này đã đưa tổng số ngày trong năm Ất Tỵ 2025 lên tới 384 ngày.

Về điều này, chía sẻ trên báo Sức khỏe và Đời sống, nhà nghiên cứu Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam (VACA) cho biết Âm lịch có cơ sở là chu kỳ pha của Mặt Trăng – mỗi chu kỳ pha đó được gọi là một tuần Trăng, hay như chúng ta vẫn gọi quen thuộc là một tháng Âm lịch. Độ dài trung bình của một tháng Âm lịch là 29,53 ngày, và do đó độ dài của 12 tháng chỉ là 354 hoặc 355 ngày.

Chuyên gia lý giải: “Cứ khoảng 3 năm thì độ lệch giữa hai hệ thống lịch Âm và Dương sẽ dài thêm 1 tháng, việc đó gây phiền toái cho lịch sinh hoạt của những nơi vẫn sử dụng Âm lịch như Việt Nam, đồng thời ngày tháng trong Âm lịch không còn phản ánh đúng chu kỳ thời tiết”.

Vì lý do đó mà cứ 3 năm chúng ta lại có thêm một tháng được bổ sung vào Âm lịch. Những năm như thế có 13 tháng và được gọi là năm nhuận Âm lịch. Năm Ất Tỵ tới đây là một năm như vậy. Vì có tới 13 tháng nên thay vì 354 ngày thì năm Ất Tỵ kéo dài tới 384 ngày.

Chuyên gia cũng khẳng định điều này không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sinh hoạt, vấn đề nông nghiệp hay thời tiết, khí hậu trong năm 2025.

“Âm lịch không được coi là công cụ thích hợp cho việc dự đoán thời tiết, vì vậy việc Âm lịch có thêm một tháng không phản ánh sự biến động thời tiết. Đối với sinh hoạt của người dân, những người sinh sống ở thành phố hoặc làm việc theo lịch hành chính nói chung không gặp bất cứ ảnh hưởng nào.

Còn với hoạt động nông nghiệp, việc đón Tết muộn sẽ khiến người nông dân cần điều chỉnh lại một số thời điểm, chẳng hạn như việc cấy lúa thường diễn ra trong khoảng từ tháng 1 tới đầu tháng 2 Dương lịch nên việc nghỉ đón Tết vào thời điểm nào sẽ quyết định sự sai khác trong thời điểm gieo mạ và cấy lúa, tuy nhiên sự sai khác này không có ảnh hưởng đáng kể tới kết quả khi thu hoạch”, ông Đặng Vũ Tuấn Sơn nói.

Ở góc nhìn khác, ảnh hưởng rõ rệt nhất khi một năm Âm lịch có 13 tháng là trẻ nhỏ phải chờ đợi dịp nghỉ Tết lâu hơn và ngược lại, người lớn lại “thở phào” vì làm được nhiều việc trước khi phải dốc ví cho việc mua sắm cuối năm.

hình ảnh

Khởi đầu chuỗi 8 năm không có ngày 30 Tết

Theo chuyên gia, Tết Nguyên đán Ất Tỵ sẽ không có 30 Tết vì tháng Chạp năm Giáp Thìn chỉ có 29 ngày. Điều thú vị là từ đó cho đến Tết Nhâm Tý 2023 – 8 năm liền – chúng ta đón giao thừa sau khi ngày 29 Tết kết thúc. Phải đến Tết Nguyên đán Quý Sửu 2033, chúng ta mới gặp lại ngày 30 Tết.

Chu kỳ 8 năm không có ngày 30 Tết xảy ra do sự trùng khớp giữa chu kỳ đối lệch (đặt thêm tháng nhuận trong mỗi 2-3 năm) và chu kỳ quay của Mặt Trăng. Hiểu đơn giản rằng, trong khoảng thời gian này, không có năm nhuận rơi vào tháng Chạp, dẫn đến chu kỳ ngắn ngày liên tục.

Chu kỳ “thiếu ngày 30 Tết” gần nhất từng xảy ra là giai đoạn từ năm Bính Thân (2016) đến năm Canh Tý (2020). Những năm này đều không có tháng Chạp đủ.

Khái niệm tương tự đã được nhà thiên văn học Meton (người Hy Lạp) biết đến và giới thiệu vào khoảng năm 432 TCN, và ứng dụng để tính toán ngày lễ Phục Sinh. Người đời sau gọi đây là Chu kỳ Meton.

Năm nay, người dân trên cả nước được nghỉ Tết 9 ngày, bắt đầu từ 25/1 đến 2/2 (ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến mùng 5 tháng 1 năm Ất Tỵ). Dù nghỉ từ 26 Tết nhưng tháng Chạp chỉ có 29 ngày khiến nhiều người có cảm giác thời gian chuẩn bị cho Tết bị rút ngắn.

Việc nhiều năm liên tiếp có hoặc không có ngày 30 Tết khá thường gặp. Chẳng hạn, 8 năm liền kể từ 2014 đến 2021, Tết Nguyên đán luôn có ngày 30 Tết. Sau đó là năm 2022 (Nhâm Dần) có tháng Chạp thiếu, năm 2023 (Quý Mão) và 2024 (Giáp Thìn) lại có tháng Chạp đủ. Tiếp theo là 8 năm liền kết thúc năm Âm lịch bằng ngày 29 tháng Chạp.

Nguồn : https://www.webtretho.com/f/ngam-chuyen-doi/vi-sao-nam-at-ty-2025-duoc-goi-la-nam-ran-hai-dau-y-nghia-vo-cung-dac-biet

Kể từ nay: X-úc ph-ạm không chấp hành hiệu lệnh CSGT bị phạt tới 37 triệu đồng…

0

(Dân trí) – Theo Nghị định 168, hành vi xúc phạm, đe dọa, cản trở, chống đối người thi hành công vụ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ sẽ bị phạt tiền 35-37 triệu đồng.

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm.

Trong đó, tại Điều 9, hành vi xúc phạm, đe dọa, cản trở, chống đối hoặc không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn, yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ bị nghiêm cấm.

Xúc phạm, không chấp hành hiệu lệnh CSGT bị phạt tới 37 triệu đồng - 1
Xúc phạm, đe dọa… người thi hành công vụ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là hành vi bị nghiêm cấm (Ảnh minh họa: G.Đ.).

Tại Nghị định 168/2024/NĐ-CP, Điều 12 có quy định về mức xử phạt đối với hành vi chống đối CSGT thi hành công vụ.

Cụ thể, hành vi xúc phạm, đe dọa, cản trở, chống đối người thi hành công vụ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ sẽ bị phạt tiền 35-37 triệu đồng.

Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân thực hiện hành vi này nếu là người điều khiển phương tiện còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 đến 24 tháng.

Mức phạt trên cũng áp dụng cho hành vi rải vật sắc nhọn trên đường bộ.

Báo Dân trí ra mắt chatbot AI hỗ trợ hỏi đáp về Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các mức phạt khi vi phạm luật trong các tình huống giao thông thường gặp. Bạn có thể trải nghiệm ở ô bên dưới. Xin lưu ý thông tin chỉ mang tính tham khảo.

Cuối cùng ngày này cũng xảy đến với gia đình tôi….Buồn cười quá, anh chồng đòi chia đôi ngôi nhà mà vợ chồng tôi bỏ t:iền ra mua. Nghĩ chồng tôi mất rồi, tôi hiền lành lắm hay sao mà muốn làm gì thì làm. Tôi đã cao tay hơn đi trước một bước rồi ông anh ạ…Đọc tiếp tại bình luận

0

Cuối cùng ngày này cũng xảy đến với gia đình tôi.

Suốt 16 năm, chồng tôi làm việc chăm chỉ ở nước ngoài, kiếm được tiền mua đất, làm nhà và nuôi các con. Anh luôn mong muốn cố gắng kiếm một khoản tiền kha khá để về quê nghỉ ngơi và sum họp cùng vợ con.

Ước mơ của anh ấy chưa đạt được thì gia đình tôi đã nhận được tin đau buồn, anh bị tai nạn và mất ở nước ngoài. Sự ra đi đột ngột của chồng là tổn thất quá lớn với gia đình tôi. Cả đời anh vất vả vì 3 mẹ con tôi, chưa được hưởng thụ đã ra đi mãi mãi.

Tính đến nay, chồng tôi đã mất 9 năm, mỗi khi nhìn cơ ngơi anh để lại, tôi luôn căn dặn các con rằng có cuộc sống tốt đẹp như hôm nay là bố phải đổ máu và nước mắt mới có được. Vì thế các con phải chăm chỉ học tập lao động để sự hi sinh của bố có giá trị.

3 năm trước bố chồng tôi qua đời, tháng vừa rồi bà cũng ra đi do tuổi già sức yếu. Sau khi mẹ chồng mất, tôi phát hiện ra mảnh đất 250m2 của ông bà nội đã thuộc về anh trai chồng.

Thì ra lúc còn sống, bố mẹ chồng đã sang tên đất cho anh ấy, chồng tôi mất nên không được hưởng gì. Tôi rất buồn nhưng không dám nói với ai vì chẳng thể thay đổi được tình hình mà lại khiến gia đình mâu thuẫn.

Anh chồng đòi được chia một phần ngôi nhà mà vợ chồng tôi bỏ tiền ra mua, tôi đã cao tay hơn đi trước một bước- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Ngày hôm kia, anh trai chồng bất ngờ qua nhà tôi và đưa ra yêu cầu quá đáng. Anh ấy bảo:

“Mảnh đất này đứng tên chú thím, theo luật, bố mẹ mất rồi thì tôi sẽ được chia một phần tài sản của em trai. Tốt nhất thím đưa cho tôi 500 triệu rồi không phải chia đất đai gì nữa”.

Sau khi chồng tôi mất, bố mẹ đẻ tôi nói anh chồng tôi là người ranh mãnh và tham lam, người như thế phải đề phòng. Bố khuyên tôi nhờ bố mẹ chồng ra phòng công chứng ký vào giấy từ chối nhận tài sản thừa kế của chồng tôi, sau đó làm sổ đỏ đứng tên tôi để tránh gặp rắc rối với anh chồng.

Nhờ bố hiểu luật mà bây giờ tôi có thể bảo vệ được tài sản của vợ chồng tôi làm ra. Tôi bình tĩnh đưa cuốn sổ đỏ đang đứng tên tôi cho anh chồng xem. Đến lúc này thì anh ấy không nói được lời nào nữa mà xấu mặt bỏ về.

Tôi thấy thật buồn, người thân lần lượt ra đi, còn mỗi vợ chồng anh ấy là chỗ dựa, vậy mà việc làm của anh khiến tôi không còn tin tưởng và thật sự coi thường, ghét bỏ. Tôi không biết sau này sẽ đối mặt với anh ấy thế nào nữa?

Theo Thanh Niên Việt

Mẹ chồng thông báo Tết này lên chơi và ở lại luôn với cháu, tôi lo ngay ngáy vì tính bà hay dò xét, lúc nào cũng thích ch/ê b/a/i. Mấy ngày Tết lúc nào tôi cũng căng thẳng, mặt nặng mày nhẹ không cười nổi. Mẹ chồng có vẻ nhận ra điều không ổn nên bà cũng không nói gì nhiều, chỉ lẳng lặng nấu nướng rồi chơi với các cháu. 10 hôm sau bà báo nhà có việc bận phải về ngay. Tôi mừng như mở cờ, biếu mẹ ít tiền rồi hí hửng gọi taxi cho bà ra bến xe. Đến bữa mở tủ lạnh nấu cơm, tôi ch.e.t đứng thấy mẹ chồng để trong đó 1 thứ này ..Đọc thêm tại bình luận..

0

Mẹ chồng gọi điện nói rằng sẽ lên chơi Tết và ở lại luôn khiến tôi cảm thấy lo lắng và hụt hẫng.

GĐXH – Một mình vất vả nuôi con trong khi chồng ngoại tình còn có con riêng, muốn ly hôn nhưng bố mẹ đẻ ra sức cấm cản.

Tôi và chồng kết hôn dựa trên tình yêu thương và hợp nhau về mọi thứ. Cả hai đến với nhau gặp nhiều thuận lợi, chúng tôi sớm có nhà riêng ở thành phố, cuộc sống đầy đủ về vật chất, thoải mái về tinh thần. Chồng tôi yêu thương vợ con, anh ấy luôn nỗ lực mỗi ngày để gia đình được tốt hơn. Tôi rất tự hào về chồng và gia đình nhỏ của mình luôn ngập tràn tiếng cười vui.

Khi đã có đầy đủ về vật chất, tôi luôn mong muốn làm tốt trách nhiệm với gia đình hai bên. Tôi cố gắng để mình và chồng làm tròn chữ hiếu với bố mẹ, họ hàng hai bên. Bên nhà chồng hầu như ai cũng quý mến tôi, duy chỉ có mẹ chồng là thể hiện sự ác cảm với con dâu ngay từ đầu.

Dù ở xa, mẹ chồng vẫn luôn tìm cách kiểm soát con dâu. Hàng ngày bà gọi điện chỉ để dò xét xem con dâu cho con trai, cháu nội ăn gì. Nếu như ăn ít món lại buông lời trách móc con dâu cho con trai, cháu nội ăn uống đạm bạc, cho ăn như vậy để tích tiền mang về nhà ngoại… Tôi đến khổ sở vì mỗi khi mẹ chồng nghe thấy tin tai nạn, bệnh tật ở đâu là lại gọi điện yêu cầu con dâu phải chăm sóc chồng con cho tốt.

Cả năm tôi đã hứng chịu khổ sở mỗi lần về quê nội và thậm chí ở nhà cũng bị mẹ chồng kiểm soát chi tiêu, việc nhà. Vậy mà cuối năm, mẹ chồng còn vừa gọi điện lên: “Tết này mẹ lên đấy ăn Tết với con cháu, mẹ cũng chuẩn bị luôn đồ đạc để ở đấy luôn. Chắc tụi nhỏ thích bà lên ở lắm đấy. Con nhớ dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng và chuẩn bị phòng cho mẹ nhé“.

Con dâu lo mất ăn mất ngủ khi mẹ chồng thông báo Tết này lên chơi và ở lại luôn- Ảnh 2.

Con dâu lo lắng trước thông báo của mẹ chồng Tết này sẽ lên sống cùng. Ảnh minh họa

Nghe mẹ chồng thông báo lên ăn Tết và ở luôn làm tôi lo lắng. Tôi không trốn trách trách nhiệm chăm sóc mẹ chồng, nhưng quả thật nếu bà lên chơi ít hôm tôi còn chịu được, đằng này lên ở hẳn thì tôi nghĩ thôi đã thấy sợ rồi. Còn nhớ lần gần đây nhất mẹ chồng lên chơi vài hôm thôi mà tôi đã thấy khổ rồi, bà dò xét từng nơi trong nhà, sẵn sàng chê bai, trách con dâu lười nhác, vụng về.

Chồng tôi thì mong ngóng, các con tôi thì cũng hờ hững vì cũng ít chơi với bà nội, một năm gặp cũng chỉ vài lần. Ngày nào chồng cũng thúc giục tôi dọn nhà, chuẩn bị đón mẹ lên ở. Tôi thì ngổn ngang tâm trạng, không biết những ngày sắp tới mình sẽ ra sao khi sống chung mái nhà với mẹ chồng

Mẹ chồng không thích tôi từ trước nên làm gì bà cũng không vừa lòng. Rồi mẹ chồng tôi hàng ngày sẽ soi mói, để ý con dâu từng chút một. Tôi còn công việc, chăm sóc chồng con, giờ đây phải lo sợ mẹ chồng, còn đâu tâm trí mà làm tốt mọi thứ. Tôi cũng đã chuẩn bị tinh thần, cố gắng để chịu đựng, tỏ ra mềm mỏng với mẹ chồng… Nhưng càng nghĩ, tôi thấy càng không ổn chút nào, tôi có làm thế nào đi chăng nữa bà cũng sẽ vẫn cứ tỏ ra khó chịu.

Sống chung nhà, hàng ngày gặp nhau sẽ không tránh khỏi những sai sót, lúc đó có xảy ra xích mích thì chồng cũng đứng về phía mẹ chứ không bênh vực tôi. Đã nhiều lần định chia sẻ thật với chồng cân nhắc việc đón mẹ lên ở, nhưng rồi lại thôi vì sợ rằng anh ấy đánh giá sai về vợ. Nhưng cận kề ngày mẹ chồng dọn lên, tôi càng cảm thấy lo lắng.

Muốn tránh gia đình lâm vào cảnh rạn nứt khi có sự xuất hiện của mẹ chồng, tôi có nên trao đổi thẳng với chồng không? Có cách nào để tôi có thể sống chung với mẹ chồng một cách hòa hợp? Hãy cho tôi lời khuyên!