Mời một người nhưng khách đưa cả nhà đến tay không còn chiếm hết mâm cỗ khiến tôi thực sự khó chịu, ái ngại với người nhà.
Nhiều năm nay, ở thủ đô, chồng tôi được mời đi ăn cỗ, ăn giỗ nhiều nhưng không có dịp đáp lễ. Năm nay, do mới sửa sang cho mẹ ngôi nhà nên nhân dịp giỗ bố, hai vợ chồng bàn nhau mời bạn bè về, cũng là để mọi người biết nhà cửa của chúng tôi ở quê.
Ban đầu, tôi chỉ định mời đồng nghiệp ở cơ quan chồng vì cơ quan tôi không có thói quen mời nhau đến nhà ăn giỗ. Thế nhưng anh gợi ý mời cả cơ quan vợ cho vui nên tôi quyết định mời mấy người cùng phòng
Hôm giỗ, cỗ bàn vừa bày lên mâm thì khách khứa cũng đến. Bạn bè của chồng có khoảng chục người đến trước, tay xách đủ thứ hoa quả, quà bánh. Mẹ và vợ chồng tôi đon đả ra chào mời.
Một lúc sau, đồng nghiệp của tôi cũng tới. Nhưng tôi có chút bất ngờ vì đoàn khá đông. Tôi chỉ mời 3 đồng nghiệp nhưng họ lại đưa cả chồng và con đến. Có em bảo, nhân tiện về quê nên cho cả nhà đi, coi như đi du lịch. Lạ là, dù đi đông như vậy nhưng mấy chị em đều đến tay không, không quà bánh, cũng không ai vào ban thờ thắp cho bố tôi một nén nhang.
Tôi bối rối sau lần mời khách đến nhà. Ảnh minh họa: FP
Bữa hôm đó, khách phải ngồi dồn mâm vì quá chật. Khách của tôi chiếm hơn 2 mâm mà dự tính ban đầu chỉ có 3 người. Mỗi mâm cỗ, tôi phải bỏ ra cả triệu mua nguyên liệu. Trẻ con đông, ăn uống vương vãi, chạy nhảy trong nhà thực sự là cảnh khiến tôi ái ngại. Tự nhiên tôi có chút xấu hổ với mẹ chồng và chồng.
Ở quê chồng tôi khi đi ăn giỗ ai cũng mang theo phong bì thắp hương hoặc mua hoa quả đến tỏ chút lòng thành. Vậy nên chuyện đồng nghiệp tôi đưa cả nhà đến tay không, khiến tôi bất ngờ.
Trong bữa ăn thường thiếu thứ này thứ nọ, tôi liên tục phải đứng lên lấy nhưng mấy người bạn lại không hề để ý. Họ cứ vô tư ngồi gắp thức ăn và chăm sóc con cái. Có lúc còn nhắc khéo chủ nhà “có tương ớt không em”, “chị ơi cho em xin thêm mấy đôi đũa”. Thấy tôi tất tả, mẹ chồng còn chạy ra lấy giúp.
Đến lúc ăn xong, phải dọn dẹp, đồng nghiệp của tôi cũng chỉ thu xếp một vài cái bát ở mâm rồi mặc mấy bác lớn tuổi trong họ bê đi rửa.
Khi bạn ra về, tôi gói ghém lộc đưa cho đồng nghiệp để tỏ lòng hiếu khách, nhưng cứ lấn cấn mãi câu hỏi tại sao họ lại ứng xử lạ thế?
Bản thân tôi mỗi khi đến nhà bạn, dù không phải dự cỗ bàn, giỗ chạp cũng sẽ mua đồ này, đồ kia, thậm chí còn mua quà cho con cái họ. Thế nên cách hành xử của mấy đồng nghiệp trong bữa giỗ đó khiến tôi thấy khó chịu. Chẳng biết họ vô tâm hay do tôi hẹp hòi nữa?
Nhìn mẹ của Phương Nhi là biết nàng hậu được thừa hưởng nét đẹp từ đâu.
Báo Phụ nữ số ngày 15/1 có bài Mẹ Phương Nhi chiếm spotlight, không giấu được biểu cảm khi con gái về nhà chồng tỷ phú. Nội dung như sau:
Lễ ăn hỏi của Á hậu Phương Nhi và thiếu gia Vingroup – Phạm Nhật Minh Hoàng đang là chủ đề được nhiều người quan tâm nhất hiện tại.
Buổi lễ được tổ chức theo nghi thức truyền thống, thời gian gói gọn trong vòng 1 giờ đồng hồ và có nhiều quy định nghiêm ngặt với khách mời tham dự. Đặc biệt khi nhà trai – gia đình tỷ phú Phạm Nhật Vượng xuất hiện, an ninh được thắt chặt, vệ sĩ sử dụng ô che chắn để đảm bảo ngày vui được diễn ra trọn vẹn.
Á hậu Phương Nhi và thiếu gia Vingroup trong lễ ăn hỏi
Về phía gia đình Phương Nhi, từ bố mẹ đến họ hàng, người thân đều rất hồi hộp, tất bật chuẩn bị từ sáng sớm để buổi lễ diễn ra chỉn chu. Đặc biệt, bên cạnh nhan sắc của nàng hậu trong ngày làm cô dâu thì mẹ của Phương Nhi cũng chiếm spotlight không kém với visual “đỉnh nóc”.
Mẹ Phương Nhi sở hữu phong thái sang chảnh, vóc dáng mảnh mai và nhan sắc trẻ trung đến bất ngờ. Mỗi lần xuất hiện, mẹ của nàng hậu luôn nhận được nhiều lời khen ngợi bởi sắc vóc xinh đẹp, rạng rỡ. Điều này khiến dân tình bày tỏ nét đẹp “thần tiên tỷ tỷ” của Phương Nhi đều là thừa hưởng từ mẹ.
Sắc vóc trẻ trung của mẹ Phương Nhi thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng
Trong ngày trọng đại của con gái, mẹ của Phương Nhi dù vui nhưng cũng không giấu được biểu cảm lo lắng, hồi hộp khi con về nhà chồng. Bà tất bật chỉ đạo công việc, quán xuyến để mọi thứ được hoàn hảo nhất. Vì người đẹp sinh năm 2002 là con út trong gia đình, nên từ nhỏ, Phương Nhi luôn được gia đình bảo bọc, chăm sóc kỹ càng từng chút.
Mẹ Á hậu Phương Nhi tất bật trong đám cưới con gái, biểu cảm hồi hộp khi con về nhà chồng tỷ phú
Được biết, bố mẹ nàng hậu đều là doanh nhân, điều hành một đại lý về các mặt hàng gia dụng cao cấp tại thành phố Thanh Hóa. Cả gia đình của Phương Nhi luôn là hậu phương vững chắc, xuất hiện và cổ vũ cô ở mọi cuộc thi sắc đẹp. Thậm chí thời điểm trước khi đăng quang, mỗi khi đi tập gym, cô đều được mẹ đưa đón bằng xe riêng.
Phương Nhi dù trưởng thành nhưng luôn quấn quýt, bày tỏ tình cảm với mẹ. Nàng hậu từng chia sẻ rằng, mẹ cô thời trẻ cũng có mong muốn làm nghệ thuật nhưng chưa thể thực hiện được. Vì vậy, bà rất vui khi thấy con gái thực hiện được ước muốn của riêng mình.
Nàng hậu 2k2 thừa hưởng nhiểu nét đẹp từ mẹ
Visual cực phẩm của gia đình Phương Nhi
Á hậu Phương Nhi sinh năm 2002, theo học chuyên ngành Luật thương mại quốc tế của Đại học Luật Hà Nội. Cô từng đại diện Việt Nam tại Miss International 2023. Nàng hậu gốc Thanh Hóa dừng chân ở Top 15 nhờ chiến thắng giải thưởng bình chọn.
Phạm Nhật Minh Hoàng – chồng Á hậu Phương Nhi sinh năm 2000, là con trai thứ 2 của tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Cả hai đã có một thời gian hẹn hò kín tiếng trước khi quyết định tiến đến hôn nhân.
Báo Phụ nữ số ngày 15/1 có bài Gia thế Á hậu Phương Nhi ra sao trước khi về làm dâu hào môn? Nội dung như sau:
Không còn là nghi vấn, Á hậu Phương Nhi sẽ tổ chức lễ dạm ngõ với chồng là doanh nhân, con trai nhà tỷ phú vào sáng mai (15/1). Chồng Phương Nhi lớn hơn cô 2 tuổi, là một trong những thiếu gia giàu có nức tiếng, sở hữu khối tài sản kếch xù. Trước khi đi đến quyết định kết hôn, Phương Nhi và chồng đã có thời gian yêu đương kín đáo. Như vậy, Phương Nhi sẽ là nàng hậu tiếp theo gia nhập hội phu nhân hào môn Vbiz. Trước thềm về làm dâu tỷ phú, gia thế của Phương Nhi cũng được nhiều người quan tâm.
Theo đó, Phương Nhi từng chia sẻ gia đình cô làm kinh doanh tại Thanh Hoá. Phương Nhi sinh sống trong một căng nhà 2 tầng khang trang, ở mặt tiền. Phương Nhi còn có 1 anh cả, người này thường xuyên xuất hiện cùng cô trong các sự kiện. Từ nhỏ, “thần tiên tỷ tỷ” được nuôi dạy chu đáo, gia đình dành tình yêu thương hết mực.
Nói về điều kiện của gia đình, Phương Nhi từng tâm sự: “Phương Nhi may mắn được sống trong gia đình đầy đủ về điều kiện tài chính từ nhỏ. Ba mẹ Phương Nhi nuôi dạy Phương Nhi rất tốt. Ba mẹ muốn Phương Nhi không vì đồng tiền hay vật chất để bị thu hút mà đánh mất đi bản chất con người của mình”.
Đặc biệt, Á hậu Phương Nhi vô cùng thân thiết với mẹ là một doanh nhân xinh đẹp, nổi tiếng. Phương Nhi từng chia sẻ mẹ cô cũng đam mê nghệ thuật nhưng không có duyên để theo đuổi ước mơ. Vì vậy, bà đồng hành, ủng hộ khi con gái trở thành người của công chúng.
Mẹ Nguyệt là người bạn đồng hành, chia sẻ với Phương Nhi từ công việc đến cuộc sống, cô từng viết tâm thư bài tỏ tình cảm: “Mọi sự thành công của con đều một tay ba mẹ nuôi dạy, chỉ bảo để con có được ngày hôm nay. Là một Á hậu, là người con luôn nỗ lực mang lại những giá trị tốt đẹp cho xã hội và là con gái của mẹ, con yêu mẹ rất nhiều. Không lời nào có thể thể hiện hết tình yêu của con dành cho mẹ xinh đẹp”.
Phương Nhi từng chia sẻ mẹ cô không muốn con gái đi lấy chồng sớm. Tuy nhiên, chỉ còn 1 ngày nữa, Á hậu Phương Nhi sẽ lên xe hoa ở tuổi 22.
Phương Nhi sinh năm 2002, theo học chuyên ngành Luật thương mại quốc tế của Đại học Luật Hà Nội. Cô từng đại diện Việt Nam tại Miss International 2023. Nàng hậu gốc Thanh Hóa dừng chân ở Top 15 nhờ chiến thắng giải thưởng bình chọn.
Vào dịp sinh nhật cách đây gần 1 năm, Á hậu Phương Nhi lên tiếng chia sẻ về việc vắng bóng bất thường: “Nhi thực sự bất ngờ và cảm động. Dù đã vắng bóng trong các hoạt động nghệ thuật một thời gian để tập trung học tập, nhưng tình cảm trân quý của mọi người dành cho Nhi vẫn luôn đong đầy. Nhi xin chân thành cảm tạ tới tất cả quý vị khán giả và các bạn fan đã luôn quan tâm, chúc mừng sinh nhật Nhi. Đó sẽ là hành trang vô cùng quý giá để Nhi tiến về phía trước, tiếp tục hoàn thiện bản thân hơn nữa, để xứng với sự yêu thương và kỳ vọng của mọi người!”.
Tôi sinh ra và lớn lên trong một ngôi làng nhỏ nằm sâu trong rừng núi. Cả tuổi thơ tôi gắn liền với những buổi chăn trâu, những ngày mưa lội suối bắt cá, và những bữa cơm độn sắn. Nhà nghèo, cha mẹ chỉ mong tôi học hết cấp ba là đủ, nhưng tôi lại có ước mơ lớn hơn: lên thành phố học đại học, thay đổi số phận.
Khi nhận được giấy báo trúng tuyển, tôi vừa mừng vừa lo. Số tiền học phí và sinh hoạt phí quá lớn so với hoàn cảnh gia đình. Tôi quyết định không kể với cha mẹ, một mình khăn gói lên thành phố, tự nhủ sẽ làm bất cứ công việc gì để trang trải.
Thành phố hoa lệ nhưng cũng đầy cám dỗ. Tôi lạc lõng giữa dòng người hối hả, và cuộc sống đắt đỏ nhanh chóng đẩy tôi vào cảnh túng quẫn. Một ngày nọ, khi đang phát tờ rơi trước cổng trường, tôi gặp một người phụ nữ tên Linh.
Tối hôm đó, tôi lưỡng lự mãi trước khi quyết định gọi điện cho chị Linh. Chị mời tôi đến một quán cà phê sang trọng để trò chuyện. Chị nói công việc của tôi sẽ là “phục vụ khách VIP,” chủ yếu là tiếp chuyện, làm bạn đồng hành trong các buổi tiệc.
Mỗi tháng em có thể kiếm được 25 triệu, chưa kể được ở miễn phí trong một căn hộ cao cấp.
Nghe số tiền ấy, tôi không thể từ chối. Tôi tự nhủ rằng mình chỉ làm tạm thời, đủ tiền đóng học phí rồi sẽ dừng lại.
Công việc của tôi không dễ dàng như lời chị Linh nói. Để chiều lòng khách hàng, tôi phải học cách ăn mặc, trang điểm, và nói năng sao cho phù hợp với giới thượng lưu. Có những đêm tôi mệt nhoài sau các buổi tiệc dài, nhưng nghĩ đến số tiền kiếm được, tôi lại tự an ủi bản thân.
Trong số những người tôi phục vụ, có một vị khách quen thuộc. Ông tên Minh, là một doanh nhân thành đạt nhưng khá kín tiếng. Ông không giống những người khác – ông ít nói, thường trầm ngâm và có vẻ gì đó ưu tư.
Dần dần, tôi được ông Minh ưu ái hơn. Ông thường gọi tôi đến để trò chuyện, không yêu cầu gì ngoài việc lắng nghe những câu chuyện của ông. Có lần, ông hỏi tôi:
Em làm công việc này có thấy hối hận không?
Tôi im lặng. Câu hỏi ấy như một nhát dao cứa vào lòng tôi.
Một buổi sáng, khi tôi đang dọn dẹp căn hộ, ông Minh bất ngờ xuất hiện. Khuôn mặt ông tái nhợt, mồ hôi lấm tấm trên trán. Ông đưa cho tôi một phong bì, giọng run rẩy:
Cầm lấy. Em phải rời khỏi đây ngay lập tức.
Tôi hoảng hốt:
Nhưng… chuyện gì xảy ra?
Đừng hỏi gì cả. Cứ đi đi, càng xa càng tốt.
Tôi không hiểu chuyện gì, nhưng ánh mắt lo lắng của ông khiến tôi không dám chần chừ. Tôi thu dọn đồ đạc, rời khỏi căn hộ trong tâm trạng hoang mang.
Đi được nửa đường, tôi mở phong bì ra. Bên trong là một xấp tiền lớn, kèm theo một lá thư ngắn:
“Em là một cô gái tốt, đừng để cuộc đời cuốn em vào những con đường không lối thoát. Hãy bắt đầu lại từ đầu, sống đúng với ước mơ của mình.”
Tôi choáng váng. Hóa ra, ông Minh biết rõ những khó khăn và giằng xé trong lòng tôi.
Tôi dùng số tiền ấy để đóng học phí và thuê một căn phòng trọ nhỏ. Từ bỏ công việc cũ không dễ dàng, nhưng tôi biết mình phải làm thế để không phụ lòng ông Minh.
Tôi tìm một công việc bán thời gian tại quán cà phê, lương không cao nhưng đủ để sống tạm. Dù cuộc sống khó khăn, tôi cảm thấy lòng mình nhẹ nhõm hơn.
Những ngày tháng sau đó, tôi tập trung vào việc học. Tôi cũng không quên lời ông Minh: “Sống đúng với ước mơ của mình.”
Ba năm sau, tôi tốt nghiệp và tìm được một công việc ổn định tại một công ty truyền thông. Một ngày nọ, trong một buổi hội thảo, tôi tình cờ gặp lại ông Minh. Ông trông già hơn trước, nhưng ánh mắt vẫn ấm áp như ngày nào.
Em đã làm được rồi, phải không? – Ông mỉm cười.
Tôi gật đầu, không giấu được xúc động.
Tất cả là nhờ ông.
Ông Minh lắc đầu.
Không, đó là nhờ chính em. Em đã chọn con đường đúng đắn.
Cuộc sống không dễ dàng, nhưng tôi học được rằng, khi chúng ta đủ dũng cảm để rời bỏ những thứ không thuộc về mình, cuộc đời sẽ mở ra những cơ hội mới.
Ông Minh không chỉ là một vị khách, mà còn là người đã giúp tôi tìm lại chính mình. Tôi không biết giờ ông sống ra sao, nhưng tôi luôn giữ lời dặn của ông trong lòng, như một kim chỉ nam cho những bước đi tiếp theo.
Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, việc sử dụng xi nhan là một phần quan trọng trong việc báo hiệu ý định của người lái xe. Khi quay đầu hoặc chuyển hướng, bật xi nhan là bắt buộc để cảnh báo cho các phương tiện khác biết về hành động của bạn.
Những trường hợp nào phải sử dụng đèn xi nhan?
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ 2008 về những trường hợp người tham gia giao thông phải sử dụng đèn tín hiệu của phương tiện giao thông có quy định như sau
– Sử dụng làn đường: trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn. (Điều 13 Luật Giao thông đường bộ 2008)
Có một số trường hợp người tham gia giao thông phải bật đèn xi nhan theo quy định của pháp luật. (Ảnh minh họa)
– Vượt xe: xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi. (Điều 14 Luật Giao thông đường bộ 2008)
– Chuyển hướng xe: khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ. (Điều 15 Luật Giao thông đường bộ 2008)
– Dừng xe, đỗ xe trên đường bộ: người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết. (Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008);
– Lùi xe: Khi lùi xe, người điều khiển phải quan sát phía sau, có tín hiệu cần thiết và chỉ khi nào thấy không nguy hiểm mới được lùi. (Điều 16 Luật Giao thông đường bộ 2008)
Vậy, có 05 trường hợp người tham gia giao thông phải bật đèn xi nhan theo quy định của pháp luật.
Xử phạt vi phạm hành chính như thế nào đối với hành vi sử dụng đèn xi nhan không đúng cách?
– Xử phạt vi phạm hành chính đối với xe ô tô:
+ Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi thay thế bởi điểm i khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP về hành vi dừng xe, đỗ xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết thì sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đồng thời tước giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng.
+ Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về việc chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước trừ trường hợp pháp luật có quy định khác sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
+ Căn cứ điểm c khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về hành vi chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức).
(Ảnh minh họa)
+ Căn cứ điểm o khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về hành vi lùi xe không quan sát hoặc không có tín hiệu thì sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
+ Căn cứ điểm d khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm đ khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP về hành vi vượt xe trong những trường hợp không có báo hiệu trước khi vượt bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
+ Căn cứ điểm a khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về hành vi không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông trừ các hành vi bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng, đồng thời bị tước giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng.
– Xử phạt vi phạm hành chính đối với xe máy:
+ Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về hành vi lùi xe mô tô ba bánh không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
+ Căn cứ điểm i khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về hành vi chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
+ Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP về hành vi chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức) sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Phải bật đèn xi nhan trước bao nhiêu mét trước khi rẽ thì mới không bị phạt?
Việc bật xi nhan quá sớm hay quá muộn có thể tiềm ẩn khả năng gây ra va chạm, tai nạn giao thông cho các phương tiện đang di chuyển cùng, đồng thời có thể bị xử phạt. (Ảnh minh họa)
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ 2008 và Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì không có quy định về khoảng cách phải bật đèn xi nhan trước khi chuyển hướng, chuyển làn.
Tuy nhiên, người lái xe ô tô nên bật trước với khoảng cách 30 mét nhằm đảm bảo an toàn. Với xe máy, khoảng cách nên giao độn
g từ 10-15 mét. Điều này đảm bảo các phương tiện khác có đủ thời gian để phản ứng và thích ứng với hành động của bạn.
Cách thực hiện đúng đắn
(Ảnh minh họa)
Kiểm tra gương và đánh dấu: Trước khi thực hiện hành động quay đầu hoặc chuyển hướng, hãy kiểm tra kỹ gương và đánh dấu rõ ràng ý định của bạn.
Bật xi nhan kịp thời: Bật xi nhan khoảng 30 mét trước khi thực hiện hành động. Điều này giúp cảnh báo cho các phương tiện khác về ý định của bạn.
Thực hiện hành động an toàn: Khi đã bật xi nhan, hãy thực hiện hành động quay đầu hoặc chuyển hướng một cách an toàn và chính xác.
Tắt xi nhan sau khi hoàn thành: Sau khi hoàn thành hành động quay đầu hoặc chuyển hướng, đừng quên tắt xi nhan để không gây hiểu nhầm cho các phương tiện khác.
Tuân thủ luật lệ
Việc tuân thủ quy định về việc sử dụng xi nhan không chỉ là trách nhiệm pháp lý mà còn là biện pháp an toàn quan trọng trên đường. Đảm bảo rằng bạn luôn tuân thủ đúng các quy định để giữ an toàn cho bản thân và người tham gia giao thông khác.
Chúng tôi nói chuyện hỏi han nhau như những người bạn cũ. Tôi và anh cũng nhiều lần đi cà phê, mua sắm với nhau. Mẹ chồng tôi cũng biết điều này, dù tôi chưa từng chủ động kể qua.
Tôi là đàn bà góa chồng từ năm 26 tuổi, đến nay tôi đã 36 tuổi. Sau khi chồng sớm, nhiều người khuyên tôi nên dọn ra ngoài sống riêng để tự do thoải mái hơn. Nhưng tôi có sống một mình thì cũng chẳng có cha mẹ họ hàng gì, tôi vốn là trẻ mồ côi. Cũng vì tôi thương bố mẹ chồng đã lớn tuổi lủi thủi một mình không con cái chăm sóc. Dù sao tôi cũng xem họ là bố mẹ ruột của mình.
Suốt 10 năm, tôi sống với bố mẹ chồng rất hòa hợp, chưa từng lớn tiếng với nhau. Thấy tôi một mực đi bước nữa, mẹ chồng tôi thủ thỉ: “Thôi con vậy cũng đã trọn nghĩa với bố mẹ, lâu quá rồi, hay là con đi tìm người nào phù hợp để nương tựa”. Nhưng tôi im lặng như một lời từ chối. Vì tôi thấy mình có lỗi khi để ông bà già cả sống đơn chiếc hương khói cho con trai đã mất sớm.
Thời gian gần đây, tôi gặp lại người yêu cũ. Anh ly hôn vợ đã 3 năm. Chúng tôi nói chuyện hỏi han nhau như những người bạn cũ. Tôi và anh cũng nhiều lần đi cà phê, mua sắm với nhau. Mẹ chồng tôi cũng biết điều này, dù tôi chưa từng chủ động kể qua.
Ảnh minh họa: Internet
Hôm đó là sinh nhật của tôi. Mọi năm, tôi cùng bố mẹ chồng ăn một bữa cơm vui vẻ. Nhưng lần này, mẹ chồng tôi lại hẹn tôi đến một nhà hàng. Đến nơi, tôi ngỡ ngàng tới mức tay chân run rẩy khi thấy chỉ có người yêu cũ của mình ở đó. Anh trông chẳng có gì ngại ngần như đã được sắp xếp từ trước. Dù sao anh cũng đã đến, tôi đành dùng bữa với anh. Khi ăn xuống xong, anh ngỏ lời muốn quay lại với tôi, muốn cho tôi một chỗ dựa.
Khi tôi về nhà, bố mẹ chồng vẫn thức đợi tôi ở phòng khách. Họ ôn tồn nói đã đến lúc họ phải lo cho tôi có một gia đình khác, để con trai ở nơi suối vàng cũng có thể yên tâm. Tôi phải sống cho mình, đừng chôn thân ở bên ông bà già như họ nữa.
Tôi thật sự khó nghĩ. Thời gian qua, tôi xem bố mẹ chồng như người thân, vừa yêu thương vừa có trách nhiệm. Tôi muốn chăm sóc ông bà thật tốt, như báo hiếu thay cho chồng mình, cũng là làm tròn nghĩa con cái. Nếu tôi đi bước nữa thì ai lo cho ông bà đây?
Còn chuyện với người yêu cũ, dù tôi cũng có tình cảm nhưng chưa đủ chín muồi. Có lẽ tôi cần thời gian nhiều hơn, hoặc là cần suy nghĩ thêm. Tôi nên cho mình thời gian và cho anh ấy một cơ hội phải không?
Cuộc đời tôi thay đổi hoàn toàn từ ngày nhận nuôi Phúc – đứa cháu trai mồ côi cha mẹ. Phúc mới lên 8, vừa hồn nhiên vừa non nớt, nhưng những biến cố bất ngờ đã cướp đi gia đình nhỏ bé của nó.
Cha mẹ Phúc, anh trai tôi và chị dâu, qua đời trong một vụ tai nạn giao thông. Căn nhà nhỏ của họ trống vắng và lạnh lẽo sau ngày đưa tang. Tôi đón Phúc về sống cùng, dù biết rằng gánh nặng cuộc sống sẽ thêm phần nặng nề. Tôi làm nghề phụ hồ, tiền công bấp bênh, căn nhà nhỏ chẳng đủ che mưa nắng, nhưng tôi tự nhủ rằng, miễn là có tình yêu thương, mọi khó khăn đều có thể vượt qua
Một buổi chiều, khi tôi đang quét sân, một chiếc xe hơi bóng loáng bất ngờ dừng trước cổng nhà. Bước ra là một người phụ nữ trông rất sang trọng. Bà tự giới thiệu là Hương, một doanh nhân thành đạt, và chia sẻ rằng bà không có con.
Bà Hương nói rằng tình cờ biết hoàn cảnh của tôi qua một người quen. Bà muốn nhận nuôi Phúc, và thậm chí sẵn sàng hỗ trợ tôi 1 tỷ đồng để đổi lại sự đồng ý.
Nghe lời đề nghị ấy, tôi sững người. Một tỷ đồng – số tiền đó không chỉ giúp tôi thoát khỏi cảnh nghèo mà còn mang lại cho Phúc một tương lai sáng sủa hơn. Nhưng tôi lại nghĩ đến ánh mắt ngây thơ của Phúc. Tình thương không thể mua được bằng tiền, và tôi không thể giao cháu mình cho một người lạ, dù họ có hứa hẹn điều gì.
Cảm ơn tấm lòng của bà, nhưng Phúc là gia đình tôi, và gia đình thì không thể mua bán.
Bà Hương nhìn tôi, ánh mắt có vẻ thất vọng nhưng cũng thoáng chút tôn trọng. Bà để lại tấm danh thiếp rồi rời đi.
Một tuần sau, tôi nhận được cuộc gọi từ bà Hương. Bà nói muốn gặp tôi lần nữa, không phải để thuyết phục tôi, mà để hiểu hơn về hoàn cảnh của tôi và Phúc. Tôi đồng ý, và chúng tôi gặp nhau tại một quán cà phê nhỏ.
Bà Hương kể về cuộc đời mình. Bà từng có một gia đình hạnh phúc, nhưng sau khi mất chồng vì bệnh tật và không thể có con, bà sống trong sự cô đơn. Nhìn thấy Phúc, bà cảm nhận được điều gì đó rất đặc biệt – như một phần nào đó của bà đang sống lại.
Tôi lắng nghe câu chuyện của bà và nhận ra rằng, dù chúng tôi đến từ hai thế giới khác nhau, nhưng tình yêu thương dành cho Phúc là điều mà cả hai cùng chia sẻ.
Tôi không muốn tranh giành Phúc với anh, – bà Hương nói. – Tôi chỉ muốn giúp đỡ, để thằng bé có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Sau cuộc gặp, tôi trằn trọc suy nghĩ. Dù tôi yêu thương Phúc hết lòng, tôi không thể phủ nhận rằng những khó khăn của cuộc sống đã khiến thằng bé thiệt thòi nhiều. Nếu có cách nào đó để giúp nó, tôi sẵn sàng làm mọi thứ.
Tôi hẹn gặp lại bà Hương và đề nghị một thỏa thuận. Thay vì nhận nuôi Phúc, bà Hương có thể trở thành “một người đỡ đầu” cho cháu tôi. Tôi vẫn là người nuôi dưỡng và chăm sóc Phúc, nhưng bà Hương sẽ hỗ trợ chi phí học hành và sinh hoạt cho thằng bé.
Bà Hương đồng ý ngay lập tức.
Tôi không cần danh nghĩa gì cả. Tôi chỉ muốn giúp thằng bé được sống hạnh phúc
Kể từ ngày đó, cuộc sống của tôi và Phúc dần thay đổi. Với sự hỗ trợ từ bà Hương, Phúc được đi học tại một ngôi trường tốt hơn, có sách vở và quần áo mới. Tôi cũng có cơ hội tham gia một khóa học nghề, để tìm công việc ổn định hơn.
Bà Hương thường ghé thăm chúng tôi vào cuối tuần. Bà không chỉ là một người đỡ đầu, mà dần trở thành một phần của gia đình nhỏ. Phúc gọi bà là “dì Hương,” và cả ba chúng tôi cùng nhau xây dựng những kỷ niệm đẹp.
Qua thời gian, tôi nhận ra rằng sự nhân ái và tình yêu thương có thể đến từ bất cứ đâu, miễn là chúng ta biết mở lòng. Bà Hương không chỉ giúp Phúc có một tương lai tốt đẹp hơn, mà còn dạy tôi bài học về lòng trắc ẩn và sự sẻ chia
Cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng tôi không còn cảm thấy cô đơn. Tôi có Phúc, có bà Hương, và trên tất cả, tôi có niềm tin rằng, khi chúng ta trao đi tình yêu thương, cuộc đời sẽ đáp lại bằng những điều tốt đẹp.
Do quá sợ hãi mức phạt cao, nhiều tài xế đã giảm tốc độ và dừng xe lại ngay khi đèn xanh còn tới 5-7 giây.
Trước Nghị định 168/2024 hàng ngày tôi đi làm khoảng 10 km mất khoảng 1 tiếng phút còn bây giờ hôm nào nhanh nhất cũng 2 tiếng. Những giao lộ ùn tắc kéo dài, vài đoạn chỉ 200 m đi mất 30 phút nhưng tuyệt nhiên không thấy lực lượng chức năng điều tiết giao thông.
Đặc biệt hơn theo tôi quan sát, từ sau khi áp dụng phạt nặng với các trường hợp vượt đèn đỏ, tâm lý lo sợ bao trùm lên các tài xế, rất nhiều người vì quá lo lắng nên đã giảm tốc độ từ rất sớm, thậm chí dừng xe khi đèn còn xanh. Thay vì dừng đèn đỏ 3-4 nhịp như trước đây nhiều đoạn tôi phải dừng đèn đỏ đến 5-6 nhịp mà vẫn chưa qua được. Có những nhịp đèn đỏ lên tới hơn 100 giây, đèn xanh chỉ hơn 30 giây nhưng nhiều xe đã dừng khi đèn xanh còn tới 5-7, thậm chí 10 giây vì thế dòng người dồn lại ùn ứ, cứ thế lấp kín mọi con đường.
Có thể thấy rõ việc “sợ đèn đỏ” là một trong những nguyên nhân gây nên tắc nghẽn đường nghiêm trọng mấy ngày qua, nhưng thà chậm thêm vài tiếng còn hơn phải nộp phạt cả tháng lương vẫn là lựa chọn của nhiều người. Mỗi thời khắc kẹt lại trên đường cuốn đi bao nhiêu cơ hội làm việc, tiêu tốn bao nhiêu nhiên liệu, mọi việc dường như bị đình trệ … nhưng không còn cách nào khác.
Giờ cao điểm, những ngày cận Tết này đường đã đông lại càng thêm đông. Dòng người nhúc nhích từng chút một ngột ngạt, mệt mỏi, sốt ruột, ức chế, bất lực là cảm xúc của tôi cũng như đại đa số người dân những ngày cuối tuần qua.
Dù biết rằng mức phạt tăng, chấp hành là tốt, nhưng tài xế không nên quá cẩn thận mà làm ảnh hưởng những người khác. 5 giây là quá đủ để qua ngã tư nếu phía trước không ùn tắc, bạn cách vạch khoảng 20 mét. Vì vậy, mong mọi người hãy vì nhau mà lái
Vợ chồng tôi cũng bị đẩy vào tình thế khó khăn. Rời đi thì không cam tâm, ở lại thì trái với di chúc.
Vợ chồng tôi còn chi ra 700 triệu trong số tiền bán nhà để sửa lại nhà từ đường và xây rào cổng. Lúc xây dựng, anh trai chồng không nói gì, cũng không góp đồng nào.
Anh trai chồng vẫn sống và làm việc ở thành phố. Mỗi năm, anh ấy chỉ về quê một lần vào dịp Tết. Tính anh ấy khó chịu, mỗi lần anh ấy về, tôi phải sống trong sự mệt mỏi. Nhà cửa phải dọn dẹp liên tục, lau nhà 2 lần/ngày. Hoa tươi phải thay 2 ngày một bình, đặt ở phòng khách cho thơm nhà. Rồi bông hoa, trái cây, bánh cúng, nấu nướng… đều do vợ chồng tôi lo. Vợ chồng anh cả chỉ đi dạo hàng xóm, tán gẫu, đến giờ về ăn cơm.
Dĩ nhiên, đôi khi cũng xảy ra cãi cọ giữa chồng tôi và anh trai. Tôi luôn khuyên chồng dĩ hòa vi quý, dù sao anh ấy về ở cũng có vài ngày thôi.
2 tháng trước, mẹ chồng tôi ho liên tục, có khi cả đêm ho sằng sặc, không sao ngủ được. Tôi nóng ruột, mua đủ thứ thuốc cho bà uống, rồi uống nước lá vẫn không đỡ. Tuần trước, tôi đưa mẹ chồng đi bệnh viện khám. Sau hàng loạt xét nghiệm, bác sĩ gọi riêng tôi ra thông báo. Mẹ chồng tôi bị ung thư phổi giai đoạn cuối rồi, phải nhập viện điều trị gấp.
Ảnh minh họa
Tôi rụng rời chân tay. Gọi điện báo cho chồng mà tay run rẩy, tim đập thình thịch.
Chúng tôi giấu mẹ chồng tình hình bệnh, chỉ bảo bà bị cảm sốt thông thường. Anh cả nghe tin cũng thu xếp về quê để đưa mẹ đi bệnh viện tuyến cao hơn. Và ngay tối đó, anh ấy đưa cho vợ chồng tôi mảnh giấy.
Đó là giấy ghi tay, chữ viết của bố chồng tôi. Ông ghi rõ ràng: Nhà đất để lại cho con trai cả. Đất ruộng để lại cho con trai út. Trong khi đất ruộng chỉ có một mảnh và không thể xây nhà ở.
Chồng tôi sững sờ. Tôi ngỡ ngàng. Vợ chồng tôi đã đầu tư rất nhiều tiền của vào căn nhà này. Còn chăm lo cho mẹ chồng 5 năm nay. Giờ mẹ bệnh, anh cả liền đưa giấy di chúc ra để đòi hỏi quyền lợi.
Chồng tôi nói anh trai đưa giấy di chúc lúc này là có ý đồ. Tại sao lại không đưa sớm hơn, ngay khi bố mất. Mà lại im lặng giấu đi, vợ chồng tôi bán nhà riêng, sửa nhà từ đường, nuôi mẹ bao lâu nay, anh ấy cũng không nói gì. Đến khi mẹ bệnh thì lại muốn đòi lại nhà đất đã được sửa khang trang.
Anh chồng lại một mực ép chúng tôi phải làm theo di chúc. Để lỡ mẹ có mất thì tài sản cũng được chia xong xuôi hết rồi. Chồng tôi không đồng ý. Vì chuyện giấy di chúc mà anh em đang tranh cãi, không ai nhường ai. Mẹ chồng bệnh thì bỏ mặc cho tôi chăm sóc. Thật lòng tôi không biết nên làm sao nữa. Chẳng lẽ vợ chồng tôi phải dọn đi ở trọ, anh cả mới hài lòng hay sao?
Những trường hợp người dân khi được cơ quan chức năng kiểm tra mà không xuất trình được căn cước/Căn cước công dân thì sẽ là bị xử phạt hành chính.
Quy định xử phạt khi không xuất trình được căn cước/CCCD?
Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ phòng chống bạo lực gia đình có quy định về hành vi xử phạt khi người dân không xuất trình được giấy tờ tùy thân.
Theo đó người dân bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 – 500.000 đồng trong tường hợp không xuất trình được Chứng minh nhân dân, căn cước công dân khi có yêu cầu kiểm tra. Trong Dự thảo nghị định sửa đổi nghị định 144, (dự kiến có hiệu lực trong năm 2025) cũng đã nêu về việc không có không xuất trình được căn cước/CCCD như sau: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 300.000-500.000 đồng đối với các hành vi:
+ Không xuất trình thẻ Căn cước công dân, thẻ căn cước hoặc căn cước điện tử, giấy chứng nhận căn cước hoặc giấy xác nhận thông tin số CMND 9 số với số định danh cá nhân, giấy xác nhận số định danh cá nhân đã hủy với số định danh cá nhân đã xác lập lại khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền.
+ Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước; cấp căn cước điện tử.
+ Không nộp lại thẻ CCCD, thẻ căn cước hoặc giấy chứng nhận căn cước cho cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, cơ quan thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Như vậy cho đến thời điểm hiện tại người dân khi đi ra đường mà gặp sự việc có cơ quan chức năng yêu cầu kiểm tra nhưng không xuất trình được căn cước, căn cước công dân thì tùy theo trường hợp mà bị phạt cảnh cáo, hoặc phạt tiền cao nhất là 500 nghìn đồng cho hành vi này. Thông tin từ tháng 5/2025 ra đường không xuất trình được căn cước/CCCD bị phạt 5 triệu đồng là không chính xác. Hiện nay chưa có thông tin nào về việc tăng mức xử phạt với hành vi này người dân nên tránh hiểu lầm.
Khi nào cơ quan chức năng kiểm tra căn cước/CCCD
Không phải lúc nào đi ra đường bạn cũng gặp tình huống cơ quan chức năng kiểm tra căn cước/CCCD nhưng trong một số trường hợp thì có thể cần thiết:
– Cảnh sát giao thông kiểm tra giấy tờ để phục vụ tuần tra, kiểm tra, xử lý vi phạm. Các giấy tờ cần kiểm tra: Căn cước hoặc căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân, đăng ký xe, giấy phép lái xe, bảo hiểm xe máy bắt buộc…
– Kiểm tra cư trú
– Kiểm tra giấy tờ tang chứng tội phạm
– Kiểm tra xử phạt vi phạm hành chính…
Người dân cần chú ý không phải ai cũng được phép kiểm tra căn cước, căn cước công dân của người dân.
Không mang theo căn cước/CCCD bản cứng, xuất trình bản trên VNeID được không?
Ứng dụng VNeID ngày càng đi vào thực tế giúp chuyển đổi số hóa. Ứng dụng này đã giúp người dân tích hợp nhiều loại giấy tờ phù hợp xu thế số hóa của thời đại. Và người dân hoàn toàn có thể sử dụng thông tin trên VneID tương tự bản cứng.
Khoản 5, 6 Điều 13 Nghị định 59/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
– Việc sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử đối với chủ thể danh tính điện tử là công dân Việt Nam có giá trị tương đương như việc sử dụng thẻ Căn cước công dân trong thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình thẻ Căn cước công dân; có giá trị cung cấp thông tin trong các loại giấy tờ của công dân đã được đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối chiếu khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình giấy tờ đó.
– Việc sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử đối với chủ thể danh tính điện tử là người nước ngoài có giá trị tương đương như việc sử dụng hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế trong thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; có giá trị cung cấp thông tin trong các loại giấy tờ của người nước ngoài được đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối chiếu khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình giấy tờ đó.
Người dân nên lưu ý khi đi xa, khi ở lại nhà người khác, di chuyển tới nơi khác cần nhớ mang theo giấy tờ tùy thân căn cước/CCCD để đảm bảo xử lý nhanh nhất các tình huống phát sinh.
Trong đề xuất mới đây của Bộ Công an thì những hành vi vi phạm phòng cháy chữa cháy sẽ bị tăng mức xử phạt hành chính so với trước đây.
Cây xăng cũng là một vị trí thường có biển cảnh báo phòng cháy chữa cháy và không dùng điện thoại. Nhưng trên thực tế thì nhiều người vẫn dùng mà không chú ý biển cảnh báo.
Tại dự thảo lần 2 của Bộ Công an, đề xuất phạt 3 – 5 triệu đồng với hành vi mang bật lửa, điện thoại di động, nguồn lửa, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt vào nơi có quy định cấm liên quan phòng cháy.
Hiện nay, hành vi này the quy định ở Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 100.000 – 300.000 đồng.
Dự thảo cũng đề xuất mức phạt 5 – 7 triệu đồng với hành vi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt mà không đảm bảo khoảng cách an toàn về phòng cháy theo quy định. Hiện nay, mức phạt với hành vi này là 300.000 – 500.000 đồng.
Theo quy định này thì khi vào cây xăng cũng là nơi có quy định cấm đến phòng cháy chữa cháy. Do đó khi áp dụng quy định này thì người dân mang điện thoại dùng ở cây xăng có thể bị xử phạt nặng hơn nhiều lần so với mức phạt trong Nghị định 144.
Mức phạt mang sử dụng điện thoại ở cây xăng là 3-5 triệu hiện đang nằm trong dự thảo đề xuất, chưa chính thức ban hành. Nhưng trong xu hướng cần đẩy mạnh ý thức phòng cháy chữa cháy thì có thể đề xuất này sẽ được thông qua trong thời gian tới.
Dù không tăng mức xử phạt người dân cũng cần chú ý với các hành vi dùng điện thoại tại cây xăng bởi chúng gây nguy hiểm cho người dùng và nhiều người khác.
Điện thoại có thể trở thành nguyên nhân gây ra hỏa hoạn cháy nổ ở cây xăng và lúc đó hậu quả khó tưởng tượng được.