Home Blog Page 164

Hai vợ chồng tôi định xây căn nhà 3 tầng hết khoảng 700 triệu đồng. Số tiền còn thiếu, hai vợ chồng th::ế ch::ấ:p chính mảnh đất mình mới mua để v::a::y ng:ân h:àng 500 triệu xây nhà, trả n::ợ trong vòng 10 năm, mỗi tháng khoảng 10 triệu đồng. Ai ng::ờ vừa xây xong gia đình tôi mất cả nhà lẫn đất vì nợ đầm đìa

0

Tôi là Phạm Thị Huệ, một người phụ nữ từng mơ ước xây dựng tổ ấm vững chãi giữa lòng Hà Nội, để rồi lại rơi vào cảnh mất tất cả vì những quyết định vượt quá khả năng của mình.

Tôi làm kế toán, chồng tôi là nhân viên kinh doanh cho một công ty phân phối đồ bảo hộ lao động. Tổng thu nhập của chúng tôi khoảng 30 triệu đồng mỗi tháng, không phải dư dả nhưng cũng đủ để sống ổn định. Sau 15 năm bươn chải nơi đô thị, chúng tôi tích góp được 700 triệu đồng và quyết định bán căn nhà ở quê với giá 900 triệu để có đủ tiền mua đất và xây nhà ở Hà Nội, thực hiện ước mơ an cư.

img

Chúng tôi tìm được một mảnh đất 45m², hai mặt ngõ, giá 1,4 tỷ đồng. Sau khi bán nhà quê và cộng tiền tích lũy, chúng tôi vẫn thiếu 500 triệu, phải vay ngân hàng, thế chấp chính mảnh đất ấy. Ban đầu, kế hoạch chỉ là xây một căn nhà 3 tầng với chi phí 700 triệu, trả nợ ngân hàng dần trong 10 năm, mỗi tháng 10 triệu đồng. Mọi thứ nghe có vẻ trong tầm tay.

Nhưng khi bắt tay vào xây dựng, chi phí đội lên. Số tiền vay ngân hàng không đủ, chúng tôi phải vay thêm anh em, họ hàng, tổng cộng hết 900 triệu đồng. Căn nhà hoàn thành khang trang với 3 tầng, 1 tum, ô tô đi vào tận nhà. Tuy nhiên, khoản nợ ngân hàng 700 triệu và nợ người thân 200 triệu bắt đầu trở thành gánh nặng.

Chúng tôi cắt giảm mọi chi tiêu, mỗi tháng chỉ dành 10 triệu để sống, 20 triệu còn lại trả nợ. Nhưng rồi tôi mang thai. Thai kỳ của tôi không thuận lợi, phải nằm yên một chỗ để giữ thai, không thể đi làm. Chồng tôi trở thành trụ cột duy nhất, với mức lương 17 triệu đồng. Chúng tôi bắt đầu hụt hơi. Tiền vay mượn ngày càng chồng chất, và áp lực đè nặng lên cả hai vợ chồng.

Tôi quyết định bán hàng online để kiếm thêm thu nhập, nhập đủ loại quần áo về bán. Nhưng không may, hàng không bán được, tôi lỗ hơn 50 triệu đồng. Cùng lúc, công ty của chồng tôi gặp khó khăn, nợ lương suốt nửa năm. Anh giấu tôi, tự đi vay tín dụng để trả nợ ngân hàng, nhưng khi tôi phát hiện ra, số nợ đã lên tới hơn 200 triệu đồng từ các thẻ tín dụng.

img

Ngày nào nhà tôi cũng có người đứng dưới gọi cửa đòi nợ. Chúng tôi mệt mỏi đến mức phải ra quyết định đau lòng: bán căn nhà mơ ước để trả nợ. Dù chi phí xây dựng và mua đất là 2,3 tỷ đồng, chúng tôi chỉ bán được với giá 1,7 tỷ. Sau khi trả hết nợ, số tiền còn lại chưa đầy 700 triệu.

Từ chỗ có nhà khang trang, chúng tôi phải chuyển vào một căn chung cư mini nhỏ hẹp để ở tạm, gần trường học của con. Nhưng kỳ lạ thay, dù chật chội, tôi cảm thấy thoải mái hơn. Những đêm mất ngủ vì nợ nần đã không còn.

Giờ đây, tôi hiểu một bài học sâu sắc: đừng bao giờ vay nợ quá nhiều để xây dựng một ước mơ quá lớn so với khả năng kinh tế của mình. Biến cố có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nếu không tính toán kỹ lưỡng, chúng ta rất dễ rơi vào cảnh tay trắng như gia đình tôi. Nhưng tôi tin, với sự đồng lòng của hai vợ chồng, chúng tôi sẽ xây dựng lại từ đầu.

Giá vàng lao dốc, tiệm vàng Hà Nội xảy ra chuyện lạ chưa từng có

0

Giá vàng hôm nay lao dốc không phanh, tiệm vàng bán ra không giới hạn mặt hàng nhẫn tròn trơn. Tuy nhiên, tiệm vàng hôm nay không còn cảnh nhiều người chen chúc lấy số chờ mua vàng.

Báo Vietnamnet ngày 26/11  đưa thông tin với tiêu đề: “Giá vàng lao dốc, tiệm vàng Hà Nội bán xả mạnh nhẫn trơn” cùng nội dung như sau: 

Theo ghi nhận của PV. VietNamNet, tiệm vàng hôm nay (26/11) mở bán từ sớm, với thông báo bán ra không giới hạn mặt hàng vàng nhẫn tròn trơn. Tuy nhiên, nhân viên tiệm vàng Bảo Tín Minh Châu (Cầu Giấy, Hà Nội), nhận xét lượng khách đến giao dịch trong sáng nay có phần vắng vẻ hơn so với những ngày trước. Số người đến bán vàng nhiều hơn lượng người đi mua.

“Bình thường chỉ sau 15 phút, hàng trăm người đã chen nhau lấy số và ngồi xếp kín cửa hàng. Thế nhưng, đến 10h sáng nay, tức hơn một tiếng phát phiếu, mới có hơn 20 khách vào giao dịch”, nhân viên này nói.

Bà Oanh (Cầu Giấy) chia sẻ, khi thấy giá vàng nhẫn tròn trơn xuống 84,5 triệu đồng, lo ngại cảnh xếp hàng chầu chực nhưng mọi khi, bà đến từ sớm để chờ lấy số; thậm chí, bà còn gọi người thân đi cùng để lấy số mua nhiều vì sợ bị giới hạn số lượng.

Nhiều người đến nghe ngóng giá vàng, thấy cửa hàng vắng vẻ liền đi về. Ảnh: Tiến Anh

Lấy số thứ tự 15, khi nhân viên thông báo tới lượt vào giao dịch nhưng “tôi cố ngồi nán lại, chờ thêm vì quan sát xung quanh không có nhiều người tới mua vàng”, bà nói.

Tương tự, ông Chiến (Hà Đông, Hà Nội) cho hay, khi đến tiệm vàng, thấy nhiều người mang vàng đi bán ông quyết định không mua nữa, chờ nghe ngóng thêm.

“Tôi tính mua 1 lượng vàng để tích luỹ, nhưng thấy nhiều người mang vàng đến bán, sợ mua vào bị lỗ nên tôi quyết định chờ thêm”, ông Chiến nói.

Là một người có thâm niên mua – bán vàng, chị Hoài (Cầu Giấy) cho hay, khi giá vàng giảm, nhà đầu tư và nhiều người có xu hướng chờ đợi thêm, hy vọng giá sẽ giảm sâu hơn. Phần lớn khách có tâm lý do dự, không vội vàng mua.

“Mới 2 ngày kể từ đầu tuần, giá vàng đã giảm hơn 2 triệu đồng/lượng, tôi hy vọng còn giảm nữa. Nhưng lúc đó, tôi sợ lại không mua được nhiều vì tiệm vàng thường sẽ bán giới hạn”, chị Hoài lý giải.

Đồng quan điểm, nhiều khách hàng đều kỳ vọng giá vàng tiếp tục giảm, bởi phần lớn tin rằng giá vàng mới giảm trong ngắn hạn. Vì thế, họ trì hoãn mua vào cho đến khi giá thấp nhất có thể hoặc đổi chiều tăng nhẹ.

Không còn cảnh nhân viên “hò hét” vì lượng khách tới giao dịch quá tải. Ảnh: Tiến Anh

Tuy nhiên, một số khách hàng vẫn mang vàng đến bán cắt lỗ. ông Hải (Đống Đa) kể rằng, ông mua 2 lượng vàng để “lướt sóng” với giá hơn 86 triệu đồng/lượng, đến nay lỗ gần 4 triệu đồng. Thấy giá vàng tụt gần 2 triệu đồng/lượng, ông quyết định bán luôn, cắt lỗ ít để lấy lại vốn đầu tư đợt sau.

Theo quan sát, một số tiệm vàng như PNJ, Bảo Tín Mạnh Hải, Doji,… lượng khách trong sáng nay cũng vắng vẻ. Số người tới giao dịch không nhiều, chủ yếu là khách đã đặt vàng từ trước đó nay đến thời điểm được lấy.

Bên ngoài tiệm vàng, nhiều “cò vàng” liên tục chào mời khách hàng mua – bán vàng giá chênh so với giá niêm yết trên thị trường. Những người này nhận mua lại vàng với giá cao hơn 500.000 đồng/lượng so với giá mua vào của tiệm vàng. Vào các thời điểm tiệm vàng bán ra giới hạn, ai có nhu cầu muốn mua nhiều “cò vàng” sẽ hỗ trợ, mua bao nhiêu cũng có và giá rẻ hơn mua trong tiệm tầm 300.000-500.000 đồng/lượng.

Một “cò vàng” tiết lộ, số tiền kiếm được từ công việc mua – bán vàng xoay vòng lên tới 20-30 triệu đồng/tháng.

Giá vàng hôm nay 26/11/2024 trên thị trường quốc tế tiếp tục lao dốc, xuống gần 2.600 USD/ounce. Trong nước vàng miếng SJC giảm 1,8-1,3 triệu đồng/lượng, tương đương còn 82,8- 85,3 triệu đồng (mua vào – bán ra).

SJC niêm yết giá vàng nhẫn 1-5 chỉ ở mức 82,4-84,5 triệu đồng/lượng, giảm lần lượt 1,6 triệu và 1,1 triệu đồng mỗi lượng. Tại Doji, giá nhẫn tròn trơn là 82,3-84,4 triệu đồng, giảm tương ứng 2 triệu và 1,4 triệu đồng.

Tiếp đến, báo VnExpress ngày 26/11 cũng có bài đăng với thông tin: “Mỗi lượng vàng giảm gần 2 triệu đồng”. Nội dung được báo đưa như sau:

Từ chiều qua đến sáng nay, các thương hiệu kinh doanh vàng trong nước nhiều lần điều chỉnh biểu giá vàng theo diễn biến đi xuống của thị trường quốc tế.

Sáng 26/11, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng miếng tại 82,8 – 85,3 triệu đồng, giảm 1,3 triệu đồng so với cuối chiều qua. Giá loại vàng này tại 4 ngân hàng quốc doanh cũng về 85,3 triệu một lượng.

Nhẫn trơn cũng hạ khoảng 1 triệu đồng một lượng so với cuối chiều qua. Mức chênh giá mua và bán tại các thương hiệu lớn được nới rộng lên từ 1,5 đến 2 triệu đồng mỗi lượng.

Tại SJC, nhẫn trơn xuống 82,7 – 84,7 triệu đồng. DOJI niêm yết giá mua bán ở 82,3 – 84,6 triệu một lượng, còn tại PNJ quanh 83,1 – 84,6 triệu đồng.

Như vậy trong hai phiên giao dịch đầu tuần, mỗi lượng vàng miếng và nhẫn trơn giảm gần 2 triệu đồng một lượng.

Trên thị trường quốc tế, mỗi ounce vàng hạ gần 100 USD, neo quanh 2.625 USD một ounce. Quy đổi theo tỷ giá bán Vietcombank tương đương 80,7 triệu đồng một lượng. Chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới hiện quanh 3,5 – 4,5 triệu đồng một lượng.

Giá vàng đang đối mặt với áp lực trước thông tin Israel-Hezbollah gần đạt thỏa thuận ngừng bắn và Trump có lựa chọn an toàn cho chức Bộ trưởng Tài chính Mỹ.

Tuy nhiên, trong dự báo mới đây của Goldman Sach, họ cho rằng căng thẳng thương mại sẽ leo thang khi ông Donald Trump nhậm chức vào đầu năm sau, có thể kéo nhu cầu vàng lên cao. Kim loại quý khả năng đạt 3.000 USD một ounce vào năm 2025.

Bên cạnh đó, lo ngại về sự bền vững của chính sách tài khóa tại Mỹ cũng giúp kim loại quý tăng giá. Nhà băng Mỹ nhấn mạnh các ngân hàng trung ương – đặc biệt là những nước nắm nhiều trái phiếu chính phủ Mỹ – có thể chọn tăng mua vàng.

Chồng Thu Phương m:ỉa m:ai Đàm Vĩnh Hưng: ‘Đến nhà bạn thân chơi không may bị n:ạn giờ quay ra kiện, vợ chồng Bích Tuyền ngớ người luôn’

0

Những ngày qua, mạng xã hội xôn xao trước vụ việc Đàm Vĩnh Hưng đệ đơn kiện chồng ca sĩ hải ngoại Bích Tuyền là ông Gerard Williams – chủ căn biệt thự nơi Đàm Vĩnh Hưng bị tai nạn đến mức phải cắt đi một vài ngón chân. Bầu sô Dũng Taylor – chồng ca sĩ Thu Phương – là một trong những người thường xuyên cập nhật về diễn biến của hai bên.

Ông Gerard Williams thăm Đàm Vĩnh Hưng sau tai nạn

Mới đây, trong livestream ngày 24/11 của Dũng Taylor, bầu sô người Mỹ đã tiết lộ rằng vợ chồng ca sĩ Bích Tuyền đang chuẩn bị khởi kiện ngược lại ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng. Cụ thể, bầu sô Dũng Taylor có bằng chứng việc Đàm Vĩnh Hưng đòi bồi thường 20 triệu USD trước khi đâm đơn kiện, bao gồm 15 triệu phí đền bù và 5 triệu phí luật sư. Đó là lá thư phía luật sư nguyên đơn gửi đến địa chỉ nhà ông Gerard Williams. Nội dung cảnh báo tỷ phú công nghệ nếu không chịu đền bù thiệt hại cho Đàm Vĩnh Hưng trước 13/11 sẽ khởi kiện đòi bồi thường 50 triệu USD.

Bầu sô Dũng Taylor giấu kín danh tính người đưa bức thư đòi đền bù cho của Đàm Vĩnh Hưng cho mình. Anh chỉ chia sẻ rằng vợ chồng ca sĩ Bích Tuyền trong tuần tới sẽ kiện ngược lại Đàm Vĩnh Hưng. Lý do ra sao vẫn chưa được tiết lộ.

Dũng Taylor

Trước đó, nữ doanh nhân Mộng Linh tổ chức tiệc đón Tết Nguyên đán tại biệt thự của vợ chồng ca sĩ Bích Tuyền. Cô cho biết việc Đàm Vĩnh Hưng gặp tai nạn là vì tự ý leo lên bồn phun nước trong sân để chứ không phải lỗi do khách quan. Tuy nhiên, phía Đàm Vĩnh Hưng lại lập luận rằng do biệt thự nhà ca sĩ Bích Tuyền không chắc chắn mới khiến anh bị thương nặng. Hiện sự việc vẫn đang là tâm điểm tranh cãi, không biết bao giờ mới đến hồi kết.’

Cú ng::ã trị giá 15 triệu đô của Mr Đàm. Được biết chiếc đài phun nước này trị giá lên tới 2,2 triệu đô la Mỹ còn anh Đàm thì đòi bồi thường khoảng 15 triệu đô

0
Mới đây 1 đoạn video được cắt từ livestream ghi lại buổi diễn của MR. Đàm tại Mỹ được đăng tải lên internet. Nhiều người cho rằng đây chính là nguyên nhân dẫn đến chấn thương của anh.
Được biết chiếc đài phun nước này trị giá lên tới 2,2 triệu đô la Mỹ còn anh Đàm thì đòi bồi thường khoảng 15 triệu đô (con số do ca sĩ Bích Tuyền – chủ buổi tiếc tiết lộ)

Hồng Ngọc là người đứng rất gần Đàm Vĩnh Hưng khi tai nạn xảy ra. Nư ca sĩ chứng kiến cú ngã của đàn anh. Vậy thái độ của cô như thế nào?

Vừa qua, tình tiết mới liên quan đến vụ tai nạn của Đàm Vĩnh Hưng được tiết lộ trên mạng xã hội. Theo đó, một đoạn clip ghi lại cảnh Mr.Đàm cùng các đồng nghiệp nhún nhảy vui vẻ bên đài phun nước đã được công bố. Đáng chú ý là hành động leo lên chiếc mâm giữa đài phun nước và bị ngã sau đó của nam ca sĩ.

dam-vinh-hung-2

Ảnh cắt từ clip lan truyền trên MXH ghi lại khoảnh khắc Mr.Đàm leo lên mâm giữa đài phun nước

Trong clip có sự xuất hiện của ca sĩ Hồng Ngọc. Được biết cô cũng là một trong những người nổi tiếng tham gia sự kiện tại nhà vợ chồng Bích Tuyền hôm đó. Hồng Ngọc đứng ngay gần Mr.Đàm khi đàn anh ngã. Nói cách khác, nữ ca sĩ đã chứng kiến vụ việc này.

dam-vinh-hung-1

Ảnh cắt từ clip lan truyền trên MXH cho thấy cảnh Mr.Đàm bị ngã

Tuy nhiên, trong khi vụ kiện của Đàm Vĩnh Hưng gây ầm ĩ khắp nơi, Hồng Ngọc lại tuyệt nhiên giữ im lặng những ngày qua. Trên trang cá nhân, cô không chia sẻ gì về ồn ào của đàn anh, cũng không tuyên bố sẽ ra tòa làm nhân chứng như Đan Kim. Facebook của Hồng Ngọc chỉ chia sẻ hình ảnh cuộc sống cá nhân và các show diễn cô tham gia.

dam-vinh-hung-8

Hồng Ngọc xem Đàm Vĩnh Hưng như anh trai. Ảnh: Internet

Thái độ của Hồng Ngọc khiến khán giả khá bất ngờ. Bởi lẽ nữ ca sĩ và Đàm Vĩnh Hưng vốn rất thân thiết. Họ là cặp song ca ăn ý trên sân khấu, cũng là bạn thân ngoài đời. Đàm Vĩnh Hưng được Hồng Ngọc xem như điểm tựa tinh thần. Năm 2022, khi nữ ca sĩ gặp tai nạn bị bỏng kinh hoàng, ngoài ông xã thì Mr.Đàm là người đầu tiên cô gọi.

dam-vinh-hung-7

Đàm Vĩnh Hưng và Hồng Ngọc là anh em thân thiết lâu năm. Ảnh: Internet

Nhiều khán giả cho rằng việc Hồng Ngọc không lên tiếng giữa thời điểm nhạy cảm như hiện tại là lựa chọn đúng đắn. Chưa rõ ai đúng ai sai trong vụ việc nên phát ngôn phiến diện có thể sẽ khiến chuyện bị đẩy đi xa hơn.

Trở lại với vụ kiện của Đàm Vĩnh Hưng và tỷ phú Gerard (chồng ca sĩ Bích Tuyền), chia sẻ với báo chí, Bích Tuyền cho biết đối phương muốn được bồi thường 15 triệu USD nhưng họ không đồng ý. Cả hai kiên quyết theo đuổi vụ việc đến cùng và hẹn gặp Mr.Đàm ở tòa. Dũng Taylor còn tiết lộ, vợ chồng Bích Tuyền tuyên bố sẽ nộp đơn kiện ngược lại Mr.Đàm.

Chồng mất tôi bán hết nhà cửa đất đai để vào dưỡng lão vì con cái đứa nào cũng tham lam. Tính đến thời điểm này, tôi đã vào viện dưỡng lão được mấy tháng rồi. Dù hàng xóm nhiều người vẫn dị nghị νề qυуết định bán hết đấт đai của tôi để vào đây khi có tới tận 3 đứa con trai. 2 năm sống một mình trong căn nhà rộng rãi ở quê, các con cháu bận việc ít khi đến thăm khiến tôi buồn và cô đơn lắm…..

0

Chồng mất tôi bán hết nhà cửa đất đai để vào dưỡng lão vì con cái đứa nào cũng tham lam

Tính đến thời điểm này, tôi đã vào viện dưỡng lão được mấy tháng rồi. Dù hàng xóm nhiều người vẫn dị nghị νề qυуết định bán hết đấт đai của tôi để vào đây khi có tới tận 3 đứa con trai.

Các con trai tôi đều đã lập gia đình nhiều năm nay và ở riêng ngay sau đám cưới. Nhà chỉ còn lại 2 vợ chồng già. 3 năm trước, ông nhà tôi trong một lần bị tai biến cũng đã bỏ tôi mà ra đi.

2 năm sống một mình trong căn nhà rộng rãi ở quê, các con cháu bận việc ít khi đến thăm khiến tôi buồn và cô đơn lắm.

Vì thế năm ngoái, sau khi làm giỗ năm thứ 2 cho ông nhà xong, tôi âm thầm làm giấy tờ bán hết nhà cửa chuyển vào viện dưỡng lão sống chứ nhất định không chịu ở chung với con trai, con dâu nào.

Sau khi chồng bị tai biến νà mất thì tôi càng quyết tâm làm như vậy.

Mang tiếng có 3 con trai, tôi cũng đã cho chúng mỗi đứa 1 mảnh đất 50m2 để ở rồi mà từ ngày bố chúng mất, 3 con trai suốt ngày về nhà lăm le đòi chiếm căn nhà cũng như mảnh vườn còn lại.

Chúng bắt tôi phải bán hết để cho chúng tiền đầu tư làm ăn hoặc mua nhà trên phố ở.

Có hôm cả 3 thằng cùng vào ép tôi đưa sổ đỏ song tôi cứ lần lữa không chịu. Biết không thể trông chờ tuổi già vào 3 đứa con trai tham lam bất hiếu nên tôi quуết định bán hết đất đai νườn tược chỉ trong buổi sáng.

Tôi bớt lại căn nhà thờ nhưng viết di chúc không cho ai mà để đó làm nơi thờ phụng tổ tiên, dòng họ. Sau đó tôi quуết định gửi tiền vào ngân hàng và vào viện dưỡng lão ngay lập tức.

Tôi ở căn phòng hai mặt thoáng, tiện nghi đầу đủ, có người phục νụ mọi sinh hoạt cũng như chăm ѕóc y tế. Mỗi tháng tôi chỉ phải trả 9 triệu đồng. Tiền gửi lãi ngân hàng cũng đủ cho tôi sống thoải mái ở đây.

Các con biết tôi bán đất bán nhà như bán của ăn trộm mà bất ngờ. Нàng xóm thì bảo tôi sao không ở cùng với 1 trong 3 con của mình nhưng tôi trả lời, nếu cứ khư khư giữ lại đất cát thì 3 con trai sẽ phải góp tiền hàng tháng nuôi mẹ.

Phương án này chắc chắn không hiệu quả lâu dài. Hơn nữa đời cua cua máу đời cáу cáу đào, đã nuôi con khôn lớn và lo cho ở riêng là tôi hết trách nhiệm. Tất cả tài ѕản sau khi chia cho các con , phần còn lại sẽ là của để dành cho riêng tôi dưỡng già.

Tôi ở trong này, con nào nhớ mẹ thì vào thăm. Còn nếu không vào, tôi cũng không lấy đó làm buồn vì trong này luôn có người chăm ѕóc, yêu thương. Hơn nữa càng về già tôi càng hiểu, vui hay buồn là do tự bản thân mình.

Còn tuổi già của mọi người thì đang dự định như thế nào?

Giá vàng chiều hôm nay: Vàng thế giới và Việt Nam đều rơi tự do…

0

Do ảnh hưởng xu thế của thị trường tài chính Mỹ bắt đầu tuần giao dịch rút ngắn bởi kỳ nghỉ lễ Tạ ơn với tâm lý lạc quan hơn, điều này tác động tiêu cực đến các kim loại vàng. Vàng trong nước cũng giảm mạnh.

Thị trường vàng trong nước

Tới 11h trưa nay, SJC tiếp tục điều chỉnh hạ giá vàng miếng ở mức 82,8 – 85,8 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).

Như vậy, so với phiên giao dịch ngày hôm qua, giá vàng miếng SJC đã giảm tới 2,2 triệu đồng/lượng chỉ sau một ngày.

img_0852.jpeg
Giá vàng theo Công ty CP Dịch vụ trực tuyến Rồng Việt VDOS, cập nhập lúc 12 giờ 30 phút

Vàng nhẫn cũng không nằm ngoài vòng biến động. Giá vàng nhẫn tròn 9999 Hưng Thịnh Vượng tại DOJI niêm yết ở ngưỡng 84,3 – 85,8 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), giảm 1,3 triệu đồng/lượng chiều mua vào và giảm 800.000 đồng/lượng chiều bán ra so với đầu phiên giao dịch trước.

Tại Bảo Tín Minh Châu, giá vàng nhẫn được niêm yết ở ngưỡng 84,58-85,98 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra); giảm 1,05 triệu đồng/lượng chiều mua vào và giảm 600.000 đồng/lượng chiều bán ra.

Trong khi đó giá vàng nhẫn 99,99 loại 1-5 chỉ tại SJC đã giảm tới 1,6 triệu đồng ở chiều mua và một triệu đồng ở chiều bán, kéo giá niêm yết chính thức xuống vùng 82,4 – 84,6 triệu đồng/lượng (mua – bán).

Vàng thế giới

Vàng lao dốc mạnh, đánh dấu mức giảm giá hàng ngày lớn nhất kể từ tháng 11/2020. Sự điều chỉnh đột ngột của thị trường xuất phát từ sự thay đổi trong tâm lý thị trường dựa trên cả các yếu tố địa chính trị và kinh tế.

img_0853.gif

Trong đó, một sự thay đổi đáng chú ý trong tâm lý đã xảy ra sau các báo cáo về các diễn biến chính trị và ngoại giao tiềm năng, bao gồm việc Tổng thống đắc cử Donald Trump chọn Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính.

Theo các nhà phân tích từ Saxo, danh tiếng của Bessent như một người theo chủ nghĩa diều hâu về tài chính có khả năng mang lại sự ổn định cho bối cảnh kinh tế Hoa Kỳ. Quan điểm này có thể làm giảm sự lo lắng của các nhà đầu tư về tình hình nợ của Hoa Kỳ, do đó làm giảm sức hấp dẫn của vàng như một tài sản trú ẩn an toàn.

Bên cạnh đó, bối cảnh địa chính trị đóng vai trò quan trọng trong sự biến động giá vàng. Tuy nhiên, một báo cáo cho rằng, Israel và Hamas có thể sắp đạt được thỏa thuận ngừng bắn. Khả năng đàm phán ngừng bắn ở Trung Đông đã làm giảm căng thẳng quốc tế và góp phần vào đợt điều chỉnh giá vàng hiện tại.

Bố chồng tôi rất kỹ tính, lầm lì nên tôi cũng không biết lúc nào ông vui hay buồn mà cư xử. Vừa rồi nhà chồng tôi có việc nên tổ chức liên hoan, ông bà có mời bố mẹ đẻ tôi qua nhà chơi. Đáng nói, tôi chỉ kịp chào bố mẹ đẻ một câu sau đó luôn tay luôn chân để lo mọi việc cỗ bàn, từ nấu nướng, bê dọn rồi rửa cả đống bát mà bố chồng không cho ai làm cùng. Âý thế mà ông vẫn c:áu gi:ận, q::uát tháo ầm ĩ, trước mặt đông người, đúng lúc đó …

0

Tôi sống ở nhà chồng đến nay tròn 5 năm, suốt thời gian qua tôi luôn làm tròn bổn phận người con dâu, người vợ và là người mẹ chăm chỉ, luôn vun vén cho nhà chồng. Nhiều người bên nhà chồng đã dành lời khen ngợi cho tôi, duy chỉ có bố chồng là khó tính, hay càu nhàu và chẳng mấy khi hài lòng về con dâu.

Bố chồng tôi rất kỹ tính, lầm lì nên tôi cũng không biết lúc nào ông ấy vui hay buồn… Nói chung, bố chồng tôi là người tương đối khó hiểu và tôi cũng không dám quan tâm nhiều đến đời tư của ông cũng như mẹ chồng tôi. Tôi là con dâu, không dám xen vào những chuyện lớn trong nhà, tùy bố mẹ chồng quyết định rồi bảo gì thì mình làm theo.

Hàng ngày, tôi luôn cố gắng để dọn dẹp nhà cửa thật sạch, nấu cơm, rửa bát và chăm sóc chồng con cho thật tốt. Đôi khi tôi cũng thấy áp lực khi sống ở nhà chồng, song vì chồng con mà tôi cố gắng để chịu đựng, tự an ủi bản thân để sống tốt. Mọi thứ với tôi không có gì là mệt mỏi, khó làm cả, chỉ có điều bố chồng luôn khó chịu mà thôi.

Tôi sợ bố chồng đến mức muốn tránh mặt ông, hàng ngày đi làm đều cố gắng đi sớm và về muộn. Tôi phải nói dối giờ giấc làm việc của công ty, để bố chồng không soi mói chuyện đi làm sớm hay về muộn. Trừ khi nhà có việc hoặc về quê ngoại, tôi không dám xin nghỉ làm vì ở nhà sẽ phải đối diện với bố chồng. Càng ngày càng mệt vì ông bắt làm hết việc này đến việc kia.

Chứng kiến cảnh con gái bị bố chồng chèn ép, bố đẻ tôi đã làm một việc khiến cả nhà thông gia bẽ mặt-1Bố chồng khó tính luôn tìm cách chèn ép, làm con dâu bẽ mặt. Ảnh minh họa

Nhà bố mẹ đẻ của tôi cách nhà bố mẹ chồng chỉ 30km, nên thỉnh thoảng nhà có việc là tôi về chơi. Đúng là về nơi mình sinh ra và lớn lên, được bố mẹ chiều chuộng mà tôi thấy thoải mái hẳn, khác xa nơi nhà chồng. Lâu lâu bố mẹ đẻ tôi cũng tới thăm, mang quà tới cho con gái và cháu ngoại.

Vừa rồi nhà bố mẹ chồng tôi có việc nên tổ chức ăn uống liên hoan, ông bà có mời bố mẹ đẻ tôi qua nhà chơi. Mọi khi bố mẹ tôi chỉ qua chơi chút ít rồi về, lần này ông bà mới chứng kiến cảnh con gái khổ sở nơi nhà chồng. Tôi chỉ kịp chào bố mẹ đẻ một câu sau đó luôn tay luôn chân để lo mọi việc cỗ bàn, từ nấu nướng, bê dọn rồi rửa cả đống bát mà không cho ai làm cùng.

Làm không nghỉ như vậy mà bố chồng vẫn cáu giận, quát tháo ầm ĩ. Trước mặt đông người, bố chồng liên tục chê bai, trách móc con dâu, không nể nang ông bà thông gia. Bố tôi còn nghe rõ ông thông gia than trách với các vị khách: “Con dâu nhà tôi số sướng mà không biết hưởng, còn vụng về, cư xử kém lắm”.

Không chịu nổi khi con gái bị bố mẹ chồng chèn ép, còn chê bai thậm tệ, bố đẻ tôi đã phải đáp trả. Bố đẻ tôi không ngần ngại bày tỏ ý kiến: “Hôm nay tôi sang để thông báo đón con gái về nhà không ở đây thêm ngày nào nữa. Tiện đây cho tôi hỏi, ông bà đã thu xếp 300 triệu đã vay để trả cho vợ chồng tôi chưa? Còn con trai út nhà ông bà nữa, không có con dâu và gia đình tôi tác động, liệu có vào được công ty lớn, mức lương cao không?”.

Bố chồng tôi nghe xong mặt tái mét, không ngờ bị đáp trả làm cho bẽ mặt trước một số người. Ông ấp úng rồi kéo ông thông gia ra một góc để giải thích: “Ông bớt nóng, tôi làm thế để mong con dâu chăm ngoan hơn thôi. Với lại khách đến nhà chơi, tôi thể hiện chút thôi chứ không có ý gì. Ông bà bỏ qua cho tôi nhé, đang đông khách, giữ thể diện giúp tôi”.

Bố đẻ tôi đã bình tĩnh trở lại, ông cũng không muốn bố mẹ chồng tôi thêm bẽ mặt nên đã coi như mọi chuyện không xảy ra. Nhưng sau hôm đó, ông đã đến đón tôi về nhà, không cho quay lại nhà chồng nữa. Bố mẹ chồng và chồng tôi liên tục gọi điện nịnh nọt tôi trở về nhưng tôi đang suy nghĩ không biết có nên về đó nữa không? Tôi quá sợ cảnh bị bố chồng để ý, soi mói. Tôi có nên nhân việc này để gây sức ép tới bố mẹ chồng để được ra ngoài ở riêng?

Cô ấy đợi chờ cuộc ly hôn này 15 năm rồi. Khi cô lấy chồng, cô nghĩ nhất định mình sẽ là người vợ tốt, người mẹ đảm đang. Cô là cán bộ nhà nước, mức lương theo hệ số và cũng không dư dả gì. Chồng cô được đánh giá là người đàn ông có học thức, được cả họ nhà nội luôn đề cao là người có năng lực. Mọi người nói cô gặp được đám hời. Ừ thì gọi nôm na là: trai tài gái sắc. Đến lúc l:y h:ôn Chồng cô không ký đơn, cô thấy khá nực cười.. để rồi …

0
Cô ấy đợi chờ cuộc ly hôn này 15 năm rồi. Khi cô lấy chồng, cô nghĩ nhất định mình sẽ là người vợ tốt, người mẹ đảm đang. Cô là cán bộ nhà nước, mức lương theo hệ số và cũng không dư dả gì. Chồng cô được đánh giá là người đàn ông có học thức, được cả họ nhà nội luôn đề cao là người có năng lực. Mọi người nói cô gặp được đám hời. Ừ thì gọi nôm na là: trai tài gái sắc.
Lấy chồng rồi, cô cứ thấy mình nem nép với chồng. Bạn bè đến chơi thấy 2 vc ở nhà riêng ra chiều ngưỡng mộ, cô nói nhỏ nhà của chồng đấy tớ ko góp gì rồi liếc nhẹ nhìn chồng, thấy anh ta đưa ánh mắt khinh khỉnh nhìn cô. Cô sợ sệt cúi mặt nhìn xuống, từ bấy không dám mời ai đến chơi.
Cô sinh con, phải ngửa tay xin tiền chồng. Sóng gió bắt đầu ập đến. Gái đẻ không ai giúp, chồng cô tuyên bố: đàn bà có mỗi việc sinh con chứ có gì mà kêu. Đêm cô thức trông con, ngày không được ngủ, còn lo cơm nước cho chồng và giặt giũ chăm con. Một lần cô hỏi tiền chồng, chồng cô chỉ mặt: đẻ ở nhà nằm ngửa mà ăn chẳng làm được cái gì. Từ bấy, đêm nào cô cũng nằm khóc. Con 3 tháng, cô thuê người trông con để lao đi làm. Cuộc hôn nhân không màu hồng như cô từng nghĩ. Chồng cô luôn cho rằng cô lấy được anh ấy là 3 đời phúc nhà cô, biết điều mà ăn ở, cung phụng chồng.
Trung Quốc tranh cãi vì phán quyết ly hôn chưa từng có
Cô nhẫn nhịn cố gắng để hy vọng nhất định chồng sẽ hiểu mà yêu thương cô.
Đứa con gái đầu được 5 tuổi thì cô sinh thêm đứa con gái thứ 2. Mới hơn 30 tuổi với 2 đứa con mà cô già nua, khắc khổ. Một tay cô 2 đứa con, thêm ông chồng chưa bao giờ động tay giúp cô bất kể việc gì: từ chăm sóc, đưa đón con đi học, con ốm đau một mình cô lo. Mỗi buổi chiều về cô lao vào cơm nước, dọn dẹp, tắm rửa cho con, giặt giũ đến 9-10h đêm mới xong. Chồng cô ngồi kia, giương mắt xem tivi và phủi mông mỗi khi ăn xong.
Mỗi tháng chồng đưa cô vài triệu, cộng với lương của cô. Cố gắng co kéo cũng đủ, cô không dám than một câu, có tháng thiếu thì vay đồng nghiệp rồi có khoản thưởng, làm thêm thì trả nợ. Bảy tám năm trời, cô quay cuồng việc gia đình con cái chẳng biết trời nắng, trời mưa, xuân hạ thu đông chẳng màng, ngày đẹp ngày u ám chẳng biết. Sáng lo việc chợ búa, con cái rồi cuống cuồng đi làm. Chiều ba chân bốn cẳng đi đón 2 đứa rồi về nhà cơm nước. Chồng cô kén ăn, phải nấu những món vừa miệng đúng khẩu vị anh ta chứ anh ta chẳng quan tâm 3 mẹ con thích ăn gì.
Một ngày anh ta mua ô tô, hỏi cô có tiền đóng góp. Cô ớ người ra: tiền lương của cô tiêu hết cho gia đình rồi lấy đâu mà góp. Chồng cô buông 1 câu: loại vô tích sự, chỉ ăn bám là giỏi. Cô đau điếng. Ngày mang xe về, chồng cô hãnh diện lắm, hai đứa con háo hức. Cả nhà đi liên hoan xe mới, cô vừa mở cửa bước lên chồng cô thở dài: ko góp gì mua xe leo lên ko thấy ngượng. Cô đắng họng ko nói gì, cô đã định bỏ bữa liên hoan, nhưng vì 2 đứa con mà cố kìm lòng.
Cái điệp khúc chê cô hãm tài, vô tích sự, ăn bám ngày càng dày đặc. Cô sống im lặng trong nhà như một cái bóng. Có lần cô ốm, chiều chồng đi làm về thấy cô nằm trên giường chưa cơm nước gì: cô làm cái gì mà ốm, chỉ lười giả vờ là giỏi. Cô cố nhổm người dậy đi nấu cơm, nhờ anh tắm cho 2 đứa con. Anh nói đang bận xem tivi, hai đứa con nóng quá khóc ré lên, anh lôi xềnh xệch hai đứa vào nhà tắm đóng rầm cửa lại rồi bỏ lên gác. Cô xót con không để đâu cho hết.
Anh luôn hãnh diện anh là trụ cột, nuôi cả 3 cái tàu há mồm, vất lắm. Vớ phải cái con vợ nhà quê, đi làm nhà nước 3 cọc 3 đồng chẳng nhờ vả được gì, đến não cả lòng.
Anh tuyên bố không có anh thì cái nhà này đói rã hỏng. Có giỏi ra khỏi cái nhà này xem sao. Cô chỉ im lặng ngước nhìn anh ta mà lòng tự hỏi: chồng mình đây sao. Nhất định một ngày cô sẽ phải giải thoát cho mình.
Khi đứa thứ con gái thứ hai được 3 tuổi, cơ quan có suất học nâng cao cô đã dành tâm sức để thi và đi học vào 3 buổi tối 1 tuần. Đứa 8 tuổi trông đứa 3 tuổi khi cô đi học, cô nói dối chồng cơ quan có dự án phải làm thêm giờ. Cô dành thời gian nhận việc bên ngoài làm thêm để kiếm thu nhập. Hai năm sau cô có tấm bằng thạc sĩ kinh tế và có một lượng khách hàng nhất định, cô làm sổ sách kế toán cho một số doanh nghiệp.
Do có trình độ và làm việc có trách nhiệm, khách hàng của cô ngày càng tăng. Ngoài làm ở cơ quan, cô kết hợp với một người bạn thuê một căn chung cư nhỏ ở trong khu tập thể cũ để làm thêm dịch vụ thuế, kế toán. Năm năm sau, cô lên trưởng phòng ở cơ quan và có 1 công ty bên ngoài mà chồng cô không biết. Cô vẫn giữ nếp sống như ngày nào. Chồng cô vẫn khinh khỉnh: tưởng cô lên được tý chức thì thế nào trông vẫn rách như con nhà quê, chắc ăn bám thằng này đến cuối đời.
Cô vẫn giữ im lặng. Cô xin nghỉ ở cơ quan để tập trung cho công ty mà không hề bàn bạc với chồng. Cô đi học lái xe và tự thưởng cho mình 1 chiếc ô tô mới, ngày cầm lái cô nhớ lại cảm giác chồng khinh miệt cô khi xưa, cô chỉ mỉm cười. Khi đứa con gái đầu đỗ vào lớp 10, đứa con gái thứ hai lên lớp 5 cô quyết định chấm dứt cuộc hôn nhân của mình. Một buổi sáng, cô đặt đơn ly hôn lên bàn, chồng cô quắc mắt chỉ tay vào mặt cô dám hả.
Cô để đấy và đi làm. Sáng hôm sau, chồng cô lôi cô dậy từ sớm cùng 2 đứa con, tống cổ cô và 2 đứa con gái ra khỏi nhà và ráo hoảnh: c::út 3 mẹ con chúng mày đi, cấm quay về nhà chết đừng có gọi thằng này. Cô không nghĩ chồng cô cạn tình đến vậy, ít nhất còn 2 đứa con. Cô cho 2 con đi học xong thì nhận được tin nhắn từ chồng: tao thay khóa không cho chúng mày vào nhà. Cô chỉ nhắn lại: Tùy anh. Cô không về nhà bố mẹ, không muốn phiền ông bà. Mấy ngày đầu ba mẹ con thuê khách sạn để ở. Sau đó cô thuê 1 căn chung cư nhỏ gần trường học để tiện hai con đi học.
Ba mẹ con đi tay không khỏi nhà, cô mua sắm lại toàn bộ sách vở cho các con, quần áo đồ dùng cho ba mẹ con mà không có ý định quay về nhà cũ lấy đồ.
Mấy ngày đầu khá im ắng, không thấy chồng cô nhắn gọi gì. Cô nhắn tin đề nghị chồng ký đơn thuận tình ly hôn và để cô nuôi hai con, tài sản chia đôi. Chồng cô nhắn tin chửi rủa cô liên hồi, nói cô đéo có tiền chắc đi theo giai, chửi lây 2 đứa con và bảo sẽ không cho đồng nào cho biết mặt.
Chồng cô không ký đơn, cô thấy khá nực cười, bình thường chửi mắng khó chịu với cô, coi cô không ra gì, cô là kẻ ăn hại ăn bám sao không ký đơn để rảnh nợ. Chồng cô lồng lộn đến cơ quan cô để tìm thì thấy đồng nghiệp báo cô đã xin nghỉ việc và giờ làm gì không rõ. Chồng cô gọi điện cho bố mẹ cô nói ông bà không biết dạy con, cái loại đàn bà lăng loàn đã không biết điều mà sống còn bỏ chồng theo giai.
Mẹ cô biết chuyện của cô từ lâu, bà chỉ nói với con rể quí: anh chị yêu đương tìm hiểu tự lấy nhau, giờ không ở được thì tự giải quyết bố mẹ không can thiệp. Anh ta chưng hửng cúp máy.
Hết phần 1

Giờ đây, anh và chị như hai con chim sổ lồng. Hai người vừa giải thoát cho nhau, mỗi người rẽ một hướng, mỗi người nuôi một đứa. Thằng em nói: “Rảnh, Hai qua chơi với em nha!”. “Ừa. Rảnh Hai qua, em ngoan đừng phá mẹ nghe hông…”, thằng anh dặn dò thằng em. Rồi thằng em “dạ” một tiếng nghe thiệt nhẹ, thiệt ngoan. Anh thề với lòng là phải làm giàu, làm thay đổi cái nhìn của cha mẹ vợ đối với mình và gia đình mình và rồi …

0

Giờ đây, anh và chị như hai con chim sổ lồng. Hai người vừa giải thoát cho nhau, mỗi người rẽ một hướng. Hai thằng nhỏ chín, mười tuổi cách nhau năm một như hai thằng bạn thân, nhiều lúc cãi nhau chí chóe, có khi còn đấm đá nhau huỳnh huỵch, giờ tách ra đứa theo cha, đứa theo mẹ. Chúng quay lại nhìn nhau, mặt buồn hiu như sắp khóc.

Thằng em nói: “Rảnh, Hai qua chơi với em nha!”. “Ừa. Rảnh Hai qua, em ngoan đừng phá mẹ nghe hông…”, thằng anh dặn dò thằng em. Rồi thằng em “dạ” một tiếng nghe thiệt nhẹ, thiệt ngoan, điều mà lúc bình thường khó thấy. Có lẽ chúng cũng hiểu những giờ phút được gần nhau, chơi với nhau từ đây sẽ trở nên hiếm hoi.

Anh đưa thằng lớn trở về căn nhà to, sang trọng trước đây từng là tổ ấm của cả gia đình. Chị dắt thằng em về căn nhà trọ bé nhỏ, mới tìm thuê chưa lâu. Anh bảo, lâu nay chị chỉ ở nhà nội trợ nên bao nhiêu tài sản chị chẳng có công đóng góp. Mấy căn nhà, mấy miếng đất “vàng” anh đều tậu trong thời kỳ hôn nhân nhưng cha mẹ, anh em của anh đứng tên hết.

Ra tòa, anh tỏ ra hào phóng chi tiền trợ cấp nuôi con trọn gói và trả công chị mấy năm nội trợ với số tiền mặt một tỷ, kèm theo một câu kẻ cả: “Số tiền này quá lớn so với những gì cô làm được, nếu biết tính toán, mẹ con cô sống khỏe!”. Chị cay đắng, muốn sổ toẹt, nhưng cố kìm lòng. Chị còn phải lo cho con…

Chị thoát khỏi cuộc hôn nhân mà cách đây 13 năm, chị đã tìm mọi cách vượt qua rào cản quyết liệt từ cha mẹ, vì hai gia đình không “môn đăng hộ đối”. Anh chị cùng quê, gặp nhau khi lên thành phố học đại học. Chị là con gái út một gia đình giàu có, trong khi gia đình anh rất nghèo, lại đông anh em.

Chị lỡ yêu mê mệt “đàn anh” trên chị hai lớp bởi sự thông minh, dí dỏm và thành tích học tập đáng nể. Nhưng ba mẹ chị bảo: “Gả con cho thằng nghèo kiết xác ấy chỉ có khổ cả đời!”. Chị quyết bảo vệ tình yêu, chị tuyệt thực, dọa ở vậy suốt đời… Cuối cùng cũng qua. Cha mẹ mua cho chị một căn nhà xinh xắn ở ngoại ô thành phố để chị khỏi phải làm dâu nhà ấy.

Anh thề với lòng là phải làm giàu, làm thay đổi cái nhìn của cha mẹ vợ đối với mình và gia đình mình. Từ một kỹ sư giỏi, anh lên chức trưởng phòng, rồi phó giám đốc công ty. Đến khi đủ “lực”, anh lập công ty riêng, làm ăn phát đạt. Không quá 10 năm, anh đã đưa mình đến một tâm thế khác hẳn, với cái nhìn khác hẳn của những người xung quanh. Đặc biệt là gia đình bên vợ, họ đã phải nhìn anh bằng con mắt khác. Anh thỏa mãn, hả hê vì điều này.

Nhưng, suốt quãng đường được vạch ra và đi đến đích, anh chưa hề để tâm đến cái tổ ấm mà khó khăn lắm anh chị mới có được bằng tình yêu. Anh chỉ quan tâm làm sao để công việc đạt hiệu quả tốt nhất, kiếm được nhiều tiền nhất… Và anh đã thành công khi những gì có trong tay so với lúc mới lấy vợ là cả một trời, một vực.

Cùng với những gì làm được, thời gian anh dành cho vợ con ngày càng ít đi. Thay vào đó là những cuộc gặp gỡ bàn bạc chuyện làm ăn, ký hợp đồng, dự tiệc chiêu đãi…, mà trong những cuộc đó không thể thiếu những bóng hồng trẻ đẹp. Đôi lúc cũng thấy có lỗi với vợ con, nhưng rồi anh nghĩ, mình làm đại sự, có tiền thì phải hưởng thụ. Anh về bù đắp cho chị bằng một “cục tiền” với vẻ đầy cảm thông: “Anh bận quá. Em thích gì cứ làm, mấy mẹ con cũng nên đi chơi đâu đó cho thoải mái”.

Lúc này chị đã nghỉ làm, ở nhà chăm con để anh yên tâm với công việc. Thực ra mọi chuyện đã có người giúp việc, chị ở nhà là ý muốn sâu xa của anh, anh muốn bên vợ thấy chị không cần phải đi làm, chỉ cần ở không mà hưởng thụ.

Nhưng trong căn nhà rộng lớn, đầy đủ tiện nghi đã thay thế căn nhà nhỏ xinh nhưng ấm cúng cha mẹ cho, chị lại cảm thấy thừa thãi, trống vắng. Chị cũng nhận ra tình cảm của anh đã nhạt dần mà không cách gì níu lại được. Nhìn những “cục tiền” anh đưa, chị thấy ghét cay ghét đắng. Nó đã cướp đi niềm vui của chị, nó làm chị cô đơn…

Bất chợt trong đầu chị chợt lóe lên ý nghĩ, anh không đem niềm vui về cho chị, mà thay thế nó bằng tiền. Vậy thì phải biến tiền thành niềm vui, không thì thật vô nghĩa. Chị thấy mình phải làm gì đó để thoát khỏi tâm trạng này, không thì chết dần chết mòn mất…

Chị tự sắp kín lịch trong ngày cho mình. Ngoài một ít thời gian cho con buổi chiều, ngủ với con khi trở về đêm đã khuya, thì phần lớn thời gian chị ở bên ngoài: cà phê, tán gẫu, karaoke, shopping, học Anh văn, học khiêu vũ, chơi tennis, tập yoga… Thỉnh thoảng chị cũng đưa các con đi tắm biển hoặc về ngoại. Cũng có khi để con ở nhà cho người giúp việc, một mình chị “đổi gió” đâu đó cùng đám bạn lắm tiền, chịu chơi. Lại có lúc bị cuốn vào thú vui bài bạc và “nướng” vào đó không ít tiền…

Chị đã vui trở lại, có thêm nhiều bạn bè. Cứ nhìn mấy gã trai lăng xăng săn đón, chị cũng biết rằng mình còn cuốn hút lắm. Chị thay đổi nhiều. Vẻ đẹp tiểu thư, mong manh trước đây được thay bằng vẻ mặn mà, quý phái của người phụ nữ đã đến độ “chín”. Chị chẳng còn quan tâm đến việc anh đi đâu, làm gì, lúc nào về nữa…

Anh ăn nhậu riết đổ bệnh. Trong mấy thứ bệnh phát sinh từ thói quen của những người lắm tiền, cái bệnh gout làm anh đau nhức không chịu nổi, phải kiêng rất nhiều thứ.

Anh về nhà nhiều hơn, mới nhận ra tổ ấm của mình đã lạnh ngắt từ bao giờ. Cũng nhìn ra vợ mình chẳng hề thua kém những người đàn bà bên mình lâu nay, nhưng sự thật chưa dừng ở đó, chẳng lâu sau anh còn phát hiện chị có bồ. Anh như con thú bị trúng thương, gầm lên hỏi những cục tiền. Chị bảo, con người còn chả thèm giữ, tiền giữ làm chi?…

Nhiều năm sau ly hôn, anh vẫn chưa tìm cho mình được một người để yên tâm mà gắn bó lâu dài. Hình như chẳng có ai yêu anh thật tình. Anh như nhìn thấu tâm can họ, rặt những thợ đào mỏ. Ngay như anh em ruột nhờ đứng tên bảo toàn tài sản, gặp lúc vợ chồng anh tan tác còn đòi huê hồng, yêu sách nọ kia, thì anh còn dám tin ai? Đôi lúc trầm ngâm một mình, anh nghĩ về chị, về tình yêu thuở trước của hai người và tự hỏi, tại sao một tình yêu đẹp không hề toan tính, vụ lợi lại trở nên thế này? Xâu chuỗi những sự việc đã xảy ra, anh lại tự hỏi: phải chăng là tại TIỀN?

Chị rước thằng lớn về cho tụi nhỏ có anh có em, anh cũng không phản đối. Ba mẹ con về quê sống với ông bà ngoại, chị đã đi làm trở lại. Đôi lúc chị cũng tự hỏi, nếu hồi đó chị đừng nghe anh mà nghỉ làm, không biết mọi chuyện có khác hơn không? Cũng chẳng biết, nhưng ít ra, đi làm, chị được là chính mình. Và biết đâu, sẽ không vướng phải mấy chuyện do quá rảnh rỗi mà ra, không phải mang tiếng phản bội chồng. Chị cũng nghĩ đến những cục tiền anh đưa, nếu không có nó, biết đâu đã chẳng thế này…

Cuộc đời như một giấc mơ, chị đã từng sống trong căn nhà to lớn, đẹp đẽ. Từng có trong tay rất nhiều tiền, tiêu tiền không cần phải đắn đo. Giờ đây, cuộc sống của chị và các con dù còn nhiều khó khăn, ăn xài phải kỹ lưỡng, nhưng chị không hề ao ước có nhiều tiền như xưa…

Thấy con trai gội đầu cho vợ b::ầu 8 tháng, mẹ chồng em xỉa xói cả ngày có đau tay đau chân đâu, tôi cưới cô về để làm dâu chứ không cưới về để bắt con tôi hầu, em chỉ cườii khẩu nhưng rồi màn phản ứng sau đó của chồng em mới khiến cả nhà phải ch:;et lặng toàn tập…

0

Trước khi lấy chồng, em đã biết việc sống chung với mẹ chồng là không đơn giản. Nhà em với nhà chồng gần nhau, thành ra khi biết hai đứa đang tìm hiểu, mẹ em cũng nghe ngóng khắp nơi rồi. Về nhà, bà mới bảo em:

“Này, phải nghĩ cho kỹ đấy. Bà mẹ thằng đó không phải dạng vừa đâu. Nghe nói cũng ghê gớm lắm. Mẹ lo con mà làm dâu nhà đó thì chỉ được 3721 ngày thôi”.

Thực ra em cũng biết, nếu em kết hôn với Hoàng thì cuộc sống sẽ có nhiều sóng gió. Vì sau nhiều lần tiếp xúc, em biết mẹ anh là người vừa độc đoán, lại khó tính khó chiều. Nhưng yêu vào rồi, làm sao còn đủ lý trí mà thoát ra nữa các chị? Vậy nên sau một thời gian tìm hiểu, bọn em vẫn quyết định sẽ đi đến hôn nhân.

Tới khi về nhà chồng rồi, em mới tận mắt chứng kiến việc mẹ chồng làm vương làm tướng trong nhà. Thật chứ em chưa thấy ai có cá tính mạnh như bà. Nhà có công to việc lớn đều là mẹ chồng em đứng ra làm. Nhiều khi bố chồng muốn quản cũng chả được. Vì đụng đến cái gì là vợ lại quát ầm lên. Mẹ chồng em chuyên trị có cái điệp khúc:

“Ông nhìn đi, ông làm được cái gì cho đời chưa mà mở mồm dạy vợ dạy con. Tiền trong nhà này tôi kiếm thì việc trong nhà phải là tôi quyết”.

Đúng là mẹ chồng em kiếm được nhiều tiền hơn thật. Nhưng trên đời này nhiều người cũng như vậy. Họ đâu có xem thường chồng đến thế. Nhiều gia đình vẫn hạnh phúc khi vợ kiếm tiền giỏi hơn chồng đấy thôi. Đằng này dù đã có con dâu, mẹ chồng em vẫn không nể nang gì. Nhiều hôm trước mặt em, bà vẫn quát chồng xa xả. Mà bà không nói thì thôi, mỗi khi nói đến chuyện gì là y rằng nhắc đi nhắc lại đến chán mới thôi.

Có thể là hình ảnh về 3 người và trẻ em

Em nhớ đầu năm ngoái bố chồng em có gửi 50 triệu về cho ông bà nội ở quê xây lại cái bếp. Biết tính vợ không hảo sảng nên ông giấu. Không ngờ hôm mẹ chồng em về quê, biết được thế là nhà cửa lại một phen náo loạn.

Cho đến bây giờ, thi thoảng mẹ chồng em vẫn nhắc lại đấy. Bà cứ bảo:

“Gớm ôi, ngày xưa mua đất, xin ông bà ấy có chục triệu thì chả cho. Thế mà bây giờ còn ngửa tay cầm 50 triệu của con”.

Thú thật, nghe mẹ chồng nói mà em còn nóng cả mặt. Ông bà nội già rồi, bố chồng em có lo toan một chút thì cũng có sao đâu. Với cả 50 triệu với người khác là nhiều, còn như bố mẹ chồng em thì đáng bao nhiêu chứ. Như người đàn ông khác mà cục tính, chắc mẹ chồng em bị đánh cho lên bờ xuống ruộng rồi. Mà có phải mình bố chồng em đâu. Em làm cái gì cũng không vừa mắt với bà. Em nấu ăn, cả nhà khen ngon, chỉ có mẹ chồng là bĩu môi chê hết cái này đến cái khác. Vậy mà lạ lắm, em bầu bí ốm nghén mấy tháng trời, chẳng bữa nào bà nấu giúp hôm nào. Có điều tính em cũng hèn nên chẳng dám nói lại, chồng thì sợ mẹ một phép, thành ra, mẹ chồng em cứ được đằng chân, lân đằng đầu.

Đợt này em bầu 8 tháng, người bắt đầu nặng nề nên toàn ra quán gội đầu. Hôm qua có việc cần đi gấp, quán gội đầu thì kêu đông khách nên phải chờ. Em ngại ra quán khác, thế là mới quyết định gội ở nhà. Chồng em thấy vợ cúi, sợ ảnh hưởng tới con nên mới mang cái chậu nước vào phòng rồi gội cho em. Đang gội thì mẹ chồng em đi qua, nhìn thấy, bà bắt đầu nổi cơn tam bành các chị ạ:

“Có tay có chân chứ nằm một chỗ đâu mà để chồng phải gội đầu tận giường như thế? Tôi cưới cô về để làm dâu chứ cưới về để bắt con tôi hầu đâu”.

Em giật mình ngồi bật dậy. Thế mà chồng gì xuống không cho. Anh nói thẳng với mẹ:

“Mẹ quá đáng vừa vừa thôi. Lâu nay con đã không nói gì rồi. Vợ con nó nặng nề, con gội đầu giúp thì đã sao mà mẹ bảo thế. Mẹ nghĩ sao thì tùy. Nhưng mà nên nhớ cái gì cũng có giới hạn, làm quá mất hay”.

Vậy là hai mẹ con nói qua nói lại thành cãi nhau luôn các chị ạ. Đến giờ em vẫn chưa hết sợ đây các chị. Lần đầu thấy mẹ chồng với chồng em cãi nhau. Bình thường lão cũng bàng quan với chuyện của vợ lắm. Thế mà chả hiểu sao hôm nay lại lỡ lời thế cơ chứ. Mà em bảo chồng đừng có cãi mẹ nữa, anh còn gắt lên:

“Em thôi đi. Anh nhịn bà ấy nhiều lắm rồi. Từ nay mà đụng đến em hay là ai, anh đều không bỏ qua đâu. Cùng lắm thì ra ở riêng”.

Chồng em đứng phắt dậy:

“Nhà dột từ nóc, bố cũng có dạy được mẹ đâu mà bảo con dạy vợ. Mẹ một vừa hai phải thôi. Chuyện bé xé to, cái nhà này loạn lên, tất cả là tại mẹ đấy”.

Kiểu gì sau này, em cũng khổ với mẹ chồng, rồi bà lại cho rằng em kích động để con trai cãi lại mình. Nhưng mẹ chồng em cũng quá đáng nữa cơ. Em đang nghĩ hay là nhân cơ hội này thuyết phục chồng ra ở riêng, các chị thấy thế có hợp lý không?