Tôi và vợ đã kết hôn được vài năm. Cô ấy là một người phụ nữ thông minh, chu đáo và có trách nhiệm, công việc ổn định tại FPT với mức thu nhập khá. Gần đây, sau khi sinh con, vợ tôi nhận được tiền thai sản gần 100 triệu, và bố đẻ cô ấy còn cho thêm 300 triệu nữa để hỗ trợ gia đình. Nghe đến số tiền lớn như vậy, tôi nghĩ ngay đến việc sửa lại ngôi nhà cũ kỹ ở quê của bố mẹ tôi. Ngôi nhà đã xuống cấp trầm trọng, có những vết nứt lớn trên tường, mỗi khi mưa bão là lại lo lắng, bất an.
Tôi bàn với vợ rằng nên dùng số tiền ấy để xây lại căn nhà cho bố mẹ chồng ở quê. Nhưng vợ tôi từ chối, bảo rằng số tiền này là để dành cho tương lai của con và gia đình nhỏ của chúng tôi. Cô ấy nói cần phải tính toán cẩn thận, vì vừa sinh con xong, chi phí sinh hoạt, học hành sau này cho con cũng rất nhiều.
Nghe vậy, tôi tức lắm. Tôi nghĩ cô ấy đang ích kỷ, chỉ lo cho bản thân và con mà không hề nghĩ đến bố mẹ chồng. Làm dâu mà không biết hy sinh, không biết vun vén cho gia đình chồng thì còn gì là trách nhiệm? Thế là tôi quyết định đưa cô ấy về quê, trực tiếp chỉ vào những vết nứt trên tường nhà và hỏi:
“Em nhìn đi, thế này mà em không áy náy à? Không cắn rứt lương tâm sao? Em làm dâu mà không biết chăm lo cho gia đình chồng thì còn gọi là làm dâu à?”
Cô ấy không nói gì, chỉ lặng lẽ nhìn tôi. Tôi bực tức cho cô ấy một tuần để suy nghĩ, hy vọng cô ấy sẽ thay đổi ý định và nhận ra điều gì là đúng.
Một tuần trôi qua, cô ấy đưa tôi một tờ giấy A4. Tôi nhìn qua tưởng là bản kế hoạch sửa nhà hay đồng ý với tôi về việc chi tiêu, nhưng khi mở ra, tôi choáng váng: đó là một lá đơn… ly hôn.
Trong lá đơn, cô ấy viết rất rõ ràng. Cô ấy nói rằng không thể tiếp tục sống trong một cuộc hôn nhân mà sự hy sinh và tình yêu thương chỉ đến từ một phía. Cô ấy nhắc lại tất cả những lần đã cố gắng vun vén cho gia đình chồng, từ việc chăm sóc ông bà, đến những khoản tiền gửi về mỗi dịp Tết hay giỗ chạp. Nhưng đến lần này, khi tôi yêu cầu cô ấy phải dùng toàn bộ số tiền mà cô ấy dành dụm, mà lẽ ra là để lo cho con và cuộc sống sau này, thì cô ấy cảm thấy không được tôn trọng.
Cô ấy nói rằng gia đình nhỏ của chúng tôi, con của chúng tôi mới là điều cần được ưu tiên nhất lúc này. Nếu tôi không hiểu điều đó và cứ mãi ép buộc cô ấy làm những điều cô ấy không đồng ý, thì cuộc hôn nhân này sẽ không thể tiếp tục.
Tôi đứng chết lặng. Trong đầu tôi cứ quay cuồng với ý nghĩ: mình đã sai ở đâu? Tôi chỉ muốn tốt cho bố mẹ mình, muốn cô ấy thể hiện trách nhiệm làm dâu, nhưng tại sao mọi chuyện lại đi xa đến mức này?
Nhìn tờ đơn ly hôn, tôi bỗng thấy lòng mình trống rỗng. Tôi nhận ra rằng, trong suốt thời gian qua, tôi đã quá khắt khe và ích kỷ khi đòi hỏi vợ phải làm theo những gì mình muốn, mà không hề nghĩ đến cảm xúc và sự hy sinh của cô ấy. Tôi đã quên rằng gia đình không chỉ là những trách nhiệm mà còn là sự chia sẻ, tôn trọng lẫn nhau.
Giờ đây, tôi chỉ còn biết cầm tờ đơn ấy, trong lòng đầy hối tiếc. Liệu tôi có thể sửa chữa được sai lầm này, hay đã quá muộn rồi?
Ngặt nỗi, chồng tôi lại không quen ăn như thế, anh vốn thích những món chua cay mặn hơn. Chính tôi ăn hoài những món kia cũng ngán, huống hồ là chồng. Nhưng vì sợ tôi thèm nên cứ về nhà là anh cố gắng dùng cơm cùng tôi và mẹ.
Trước khi lấy nhau, tôi và chồng quen biết 3 năm dài. Chúng tôi từng là bạn học, thành bạn thân rồi sau khi đi làm mới trở thành người yêu. Chồng tôi có bề ngoài khá bảnh báo, thu hút phụ nữ. Nhưng từ khi yêu rồi làm vợ anh, tôi chưa từng phải ghen tuông, nghi ngờ. Vì chồng tôi tính tình thật thà, lại thương yêu tôi nên không bao giờ để tôi phải tủi thân. Dù được đồng nghiệp nữ nhắn tin tỏ tình, anh cũng đưa tôi xem, một mực từ chối.
Kết hôn được hai năm, đi thăm khám nhiều nơi nhưng tôi vẫn chưa có tin vui. Mặc kệ họ hàng hối thúc, chồng tôi vẫn cứ nói từ từ mà đẻ, chúng tôi cũng chẳng có bệnh tật gì mà phải sợ. Nghe lời chồng, tôi thoải mái bồi dưỡng cơ thể, tập luyện để khỏe mạnh. Vậy rồi ông trời cũng thương, tôi sinh được một cu cậu kháu khỉnh, giống chồng tôi như đúc.
Ngày tôi ở cử, mẹ chồng già cả ở quê không tiện lên thành phố, chỉ có mẹ ruột của tôi sang chăm. Tính của mẹ tôi khá kỹ chuyện ăn uống, bà nấu toàn món lợi sữa cho con bú. Mẹ tôi nấu gì thì chồng tôi cũng ăn theo đó, nào là đu đủ hầm chân giò, canh gà ác, cháo đậu xanh…
Ngặt nỗi, chồng tôi lại không quen ăn như thế, anh vốn thích những món chua cay mặn hơn. Chính tôi ăn hoài những món kia cũng ngán, huống hồ là chồng. Nhưng vì sợ tôi thèm nên cứ về nhà là anh cố gắng dùng cơm cùng tôi và mẹ.
Ảnh minh họa: Internet
Khoảng 2 tuần gần đầy, tôi để ý thấy trong bữa cơm chồng ăn ít hẳn đi so với bình thường. Chưa kể, cứ ăn cơm xong là chồng lại viện cớ sang nhà hàng xóm. Dù biết từ ngày tôi sinh con chồng chưa bao giờ đi sớm về trễ, tan làm là chạy ngay về nhà nhưng phụ nữ sau sinh nhạy cảm lắm. Tôi lại nghĩ đến cô hàng xóm nhà bên chồng hay đi vắng lại càng nghi ngờ có khi nào chồng vụng trộm bên ngoài?
Hôm ấy, chồng ăn được nửa bát cơm thì bảo no. Anh viện cớ sang nhà hàng xóm để mượn cái khoan điện về sửa lại cái cửa sắt sau nhà. Tôi ừ hử tỏ vẻ không quan tâm nhưng chồng vừa ra khỏi cửa thì tôi bèn đi theo rình trộm. Quả đúng là chồng tôi sang thì cô hàng xóm cũng vội mở cửa. Nhưng những gì tận mắt thấy sau đó khiến tôi vừa đau lòng vừa thấy mình may mắn.
Tôi thấy cô hàng xóm đưa cho chồng một hộp gì đó. Cô ấy còn chỉ tay vào nhà, ý muốn mời chồng tôi vào nhà. Nhưng chồng tôi cứ lắc đầu, anh cầm cái hộp kia rồi ngồi ngay xuống trước cửa nhà hàng xóm. Sau đó, tôi thấy anh ăn món cơm sườn yêu thích một cách ngon miệng. Hóa ra vì quá thèm nên chồng tôi đã gọi giao hàng, nhưng không dám giao về nhà mà nhờ cô hàng xóm nhận giúp.
Chồng tôi đang ăn ngon lành thì giật mình quay ra sau lưng thấy tôi đang đứng nhìn. Tôi thương anh quá đỗi, vội giục chồng về nhà ngồi ăn cho tử tế, việc gì phải lén lút như thế. Anh nghe thế lại cúi mắt tỏ vẻ tội lỗi:
“Anh sợ em thèm, anh sai rồi, thôi anh không ăn nữa”.
Tôi nói với anh không cần phải làm thế, tôi biết anh thương mẹ con tôi nhiều. Tôi làm mẹ thì phải có trách nhiệm với con, tôi có nhịn cũng chẳng sao. Tôi không muốn ăn phải chịu cực sang nhà hàng xóm ăn món mình thích thế này. Nhìn chồng như thế tôi đau lòng lắm.
Từ hôm đó, tôi nhờ mẹ nấu những món chồng thích ăn hơn. Thấy chồng ăn ngon miệng, tôi có thèm cũng thấy vui lây.
Các chuyên gia, nhà đầu tư bày tỏ tâm lý thận trọng và cho rằng giá vàng thế giới sẽ tiếp tục giảm, trong bối cảnh ông Donald Trump vừa đắc cử Tổng thống Mỹ.
Tuần giảm giá mạnh của vàng miếng, vàng nhẫn
Kết thúc tuần này (8/11), giá vàng miếng SJC giảm mạnh so với đầu tuần, hiện được các doanh nghiệp lớn niêm yết tại 82-85,8 triệu đồng/lượng (mua – bán). Chênh lệch giữa 2 chiều mua và bán là 3,8 triệu đồng.
Đầu tuần, giá vàng “khởi động” ở mức 87-89 triệu đồng/lượng (mua – bán). Đến cuối tuần, mỗi lượng vàng miếng đã “bốc hơi” 5 triệu đồng ở chiều mua và 3,2 triệu đồng ở chiều bán ra.
Giá vàng nhẫn tròn trơn cũng ghi nhận giảm giá tuần qua, kết tuần dừng tại mức 82-84,8 triệu đồng/lượng (mua – bán), giảm 5,4 triệu đồng ở chiều mua và giảm 4,1 triệu đồng ở chiều bán ra.
Khảo sát của phóng viên Dân trí tại Hà Nội và TPHCM cho thấy người dân ồ ạt tìm chỗ bán vàng trong bối cảnh thị trường quay đầu lao dốc. Trong khi nhiều tháng nay, người dân luôn trong tình trạng tìm mua vàng, khiến mặt hàng này trở nên khan hiếm.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), cho biết giá vàng thế giới đã giảm mạnh ngay sau thông tin đắc cử của ông Donald Trump.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Hội đồng Vàng thế giới (WGC), yếu tố quan trọng không nằm ở việc đảng nào có ứng cử viên giành chiến thắng vì lịch sử không ghi nhận tác động nhất quán của việc này đến giá vàng. Thay vào đó, mấu chốt nằm ở các chính sách kinh tế tài khóa và tiền tệ mà tổng thống mới đưa ra.
Bên cạnh đó, ông Doanh cũng cho rằng sau thời gian vàng tăng giá, nhiều nhà đầu tư mua vào trước đó nên đang ở vị thế có lãi. Chính vì vậy, họ sẽ có tâm lý chốt lời khi có thông tin mới tác động đến giá vàng. Không những thế, nhiều nhà đầu tư lo ngại giá vàng sẽ tiếp tục giảm nữa nên càng kéo nhau mang đi bán, thậm chí còn chấp nhận cắt lỗ.
Về dài hạn, chuyên gia nhận định rằng đà tăng của vàng vẫn được hỗ trợ lực mua từ các ngân hàng trung ương, quyết định giảm lãi suất của Fed và căng thẳng địa chính trị chưa thể sớm chấm dứt.
Thận trọng với xu hướng giá vàng tuần tới
Giá vàng thế giới kết phiên giao dịch tuần qua ở quanh mốc 2.684 USD/ounce, giảm hơn 54 USD so với đầu tuần. Thậm chí có thời điểm, giá kim loại quý lùi sâu về mốc 2.643 USD/ounce. Tuy nhiên, so với đầu năm, giá vàng vẫn ghi nhận mức tăng hơn 30%.
Giá kim loại quý thế giới ghi nhận mức giảm hàng tuần mạnh nhất trong hơn 5 tháng, bị áp lực bởi đồng USD mạnh hơn và khi các thị trường tiếp nhận các tác động tiềm tàng từ chiến thắng của ông Donald Trump, Tổng thống Mỹ.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ngày 7/11 đã giảm lãi suất 25 điểm cơ bản (0,25%), nhưng nhấn mạnh cách tiếp cận thận trọng đối với việc cắt giảm thêm. Chiến thắng của ông Trump đã làm dấy lên câu hỏi liệu Fed có thể tiếp tục cắt giảm lãi suất với tốc độ chậm và nhỏ hơn, do chính sách thuế của cựu tổng thống này.
Tuy nhiên, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết kết quả bầu cử sẽ không có tác động “ngắn hạn” đối với chính sách tiền tệ.
Triển vọng cắt giảm lãi suất, bắt đầu với việc giảm nửa điểm cơ bản vào tháng 9, đã hỗ trợ cho đà tăng kỷ lục của giá vàng năm nay.
Mặc dù vàng được biết đến như một hàng rào chống lại lạm phát, nhưng lãi suất cao hơn lại làm giảm sức hấp dẫn của vàng không sinh lãi.
“Nếu thị trường khôi phục kỳ vọng về một đợt cắt giảm lãi suất của Fed trước Giáng sinh (24/12)… điều đó sẽ giúp giữ giá vàng giao ngay trên mức tâm lý 2.700 USD,” Han Tan, Giám đốc Phân tích Thị trường tại Exinity Group, cho biết.
Theo khảo sát của Kitco News, 14 nhà phân tích được hỏi có đến 9 người (chiếm 64%) dự đoán giá vàng tiếp tục đi xuống vào tuần tới. Chỉ 3 chuyên gia (21%) kỳ vọng giá tăng và 2 người (14%) giữ quan điểm trung lập.
Về phía các nhà đầu tư cá nhân, tâm lý lạc quan nhiều tuần qua cũng bắt đầu lay chuyển. 46% người được hỏi dự báo giá tích cực, 36% người trả lời cho rằng giá sẽ giảm và 18% cho rằng vàng sẽ đi ngang.
Adrian Day, Chủ tịch Adrian Day Asset Management cho rằng vàng tiếp tục đi xuống không có gì bất thường, do một số nhà đầu tư chốt lời trong khi nhu cầu từ ngân hàng trung ương và người tiêu dùng Trung Quốc giảm.
“Hãy nhớ rằng vàng đã phản ứng tương tự với cuộc bầu cử của ông Donald Trump vào năm 2016, khi có sự lạc quan về tăng trưởng kinh tế, đồng USD mạnh và thị trường chứng khoán tăng. Đợt điều chỉnh đó kéo dài khoảng sáu tuần”, ông nói.
Sau nhiều sự kiện lớn dồn dập, diễn biến giá vàng tuần tới có thể ảnh hưởng bởi thông tin về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và doanh số bán lẻ tháng 10. Các dữ liệu này cung cấp cái nhìn rõ ràng hơn về khả năng chi tiêu của người dân Mỹ.
Chủ tịch Fed Jerome Powell sẽ có bài phát biểu vào ngày 14/11, đây là cơ hội để ông làm rõ các bình luận của mình trong cuộc họp báo về chính quyền sắp tới và tính độc lập của ngân hàng trung ương.
Mở phong bì nhìn thấy thứ bên trong tôi không khỏi chết lặng, gọi cho anh chị hơn 20 cuộc điện thoại nhưng không ai bắt máy.
Bài tâm sự của anh Trương trên mạng xã hội Trung Quốc thời gian gần đây đã thu hút rất nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng nước này.
Cho anh chị vay 5 cây vàng, tới ngày hẹn nhận lại 1 phong bì thư
Tôi năm nay 36 tuổi là nhân viên văn phòng với mức thu nhập khá. Cách đây 6 năm tôi kết hôn cùng vợ, hiện tại chúng tôi đã có một đứa con trai 5 tuổi. Hiện tại gia đình nhỏ của tôi vẫn đi ở thuê. Từ ngày có con nhỏ thì mỗi tháng chúng tôi phải chi ra nhiều hơn do đó cuộc sống chỉ ở mức vừa đủ chứ không quá dư dả, giàu có.
Mặc dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng 2 vợ chồng tôi rất cố gắng phấn đấu. Mỗi tháng chúng tôi chắt mồm bóp miệng cũng để ra được một khoản tiền tiết kiệm riêng để mua nhà.
Ảnh minh họa
Tới nay, tôi tính cả các khoản cho người thân vay chưa đòi cùng khoản tiền tiết kiệm 6 năm cũng gom được một khoản kha khá. Cộng thêm vay mượn ngân hàng thì cũng đủ tiền mua căn nhà mà hai vợ chồng ưng ý. Quãng thời gian chờ gom tiền làm thủ tục vay mượn tiền từ ngân hàng, mỗi ngày vợ tôi đều rất vui vẻ bàn bạc với tôi sắp tới sẽ mua sắm nội thất gì cho nhà mới. Vợ tôi cũng liên tục nhắc tôi gọi cho anh trai, bảo anh trả lại 5 cây vàng mà vợ chồng vay từ hồi chúng tôi mới cưới vào năm 2018.
Trước sự hồ hởi của vợ, tôi không dám nói sự thật rằng anh chị đã gửi trả cách đây 2 ngày. Tuy nhiên thứ anh chị trả lại khiến tôi vô cùng băn khoăn không biết phải nói sao với vợ.
Quay ngược về 2018…
Năm 2018, tôi cùng vợ kết hôn. Bạn bè người thân hai bên gia đình đều rất vui mừng và chúc phúc cho chúng tôi. Sau đám cưới, hai vợ chồng tôi nhận được một khoản tiền mừng khá lớn. Vợ tôi khi đó đã bảo tôi đi mua vàng để vừa đầu tư vừa tích trữ.
Ảnh minh họa
Toàn bộ tiền mừng của chúng tôi khi đó mua được 10 cây vàng, 1 cây vàng lúc đó chỉ có giá hơn khoảng 38 triệu đồng. Đúng lúc đó thì vợ chồng anh trai cũng cần tiền mua nhà nên đã qua hỏi vay tiền chúng tôi.
Sau khi bàn bạc với vợ, hai chúng tôi quyết định cho anh trai vay 5 cây vàng, tổng giá trị khi đó là 60.000 NDT. Vì cho người thân trong nhà vay mượn nên cũng chẳng tính toán chi li gì nhiều. Anh chị cũng hứa sẽ trả đầy đủ. Khi đó vợ tôi có chút đắn đo sau đó nhắc tôi rằng phải nói trước với gia đình anh chị nếu vay vàng thì khi trả sẽ trả bằng vàng.
Tôi nghe vậy thì có chút khó chịu vì nghĩ vợ không tin anh trai mình. Tôi hậm hực nói vợ cứ cẩn thận thái quá rồi tặc lưỡi cho qua cũng không để tâm tới nữa. Khoản vàng đó chúng tôi cũng cứ để vậy cho anh chị chưa đòi ngay.
Mãi cho tới năm nay 2024, lúc hai vợ chồng cần gom tiền để mua nhà thì tôi mới chủ động liên hệ nhắc tới khoản vay này. Vì anh chị lập nghiệp và mua nhà ở khác tỉnh với chúng tôi nên tôi gọi điện qua nói chuyện với anh. Qua điện thoại anh hẹn 1 tuần sau sẽ trả nợ cho vợ chồng tôi.
Tới ngày hẹn, tôi gọi điện qua thì anh không nghe máy. Vào lúc tôi đang bối rối thì nhận được một cuộc gọi từ số lạ. Người này nhận là nhân viên giao hàng gửi tôi một bưu kiện. Tôi nghe xong thì chạy xuống nhà nhận hàng. Mở ra bên trong là một phong bì thư đề tên người nhận là tôi.
Cảm thấy có chút kỳ lạ, tôi vội mở ra thì bên trong có một chiếc thẻ ngân hàng cùng một tờ giấy ghi chú. Nhìn qua thì đây là chữ của anh trai tôi, anh nói rằng: “Cho anh chị gửi trả, mật khẩu là ngày tháng năm sinh của chú”.
Tôi vội đem thẻ đi kiểm tra thì chết điếng khi thấy khoản tiền trong thẻ 200 triệu đồng. Vợ chồng anh chị trả đúng số tiền mua vàng của 6 năm trước thay vì trả 5 cây vàng như đã hứa.
Trong khi đó giá vàng hiện tại đã tăng lên rất nhiều, 5 cây vàng phải có giá hơn hơn 370 triệu đồng. Vợ chồng tôi trước đó tính cả khoản tiền 10 cây vàng tích trữ ban đầu mới đủ tiền mua căn hộ trả góp. Giờ thành ra chúng tôi bị thiếu mất khoảng 170 triệu đồng. Đây là khoản tiền không nhỏ vì kể cả vay mượn gấp thì sau đó hàng tháng chúng tôi cũng phải trả lãi ngân hàng. Thêm khoản vay này thì thực sự là gánh nặng lớn. Con trai cũng chuẩn bị vào lớp 1 nên cần chi một khoản tiền không nhỏ.
Tôi cố gắng liên hệ lại với anh trai nhưng gọi liên tục hơn 20 cuộc không thấy anh bắt máy. Gọi cho chị dâu thì chị nói rằng khi đó vợ chồng tôi không nói rõ ràng trả bằng vàng. Năm đó bán đi 5 cây vàng cũng chỉ được từng đó, giờ lấy theo giá thị trường thì chị không chịu trả.
Điều này khiến tôi mất ăn mất ngủ mấy ngày liền, giờ tôi không biết phải mở lời sao với vợ. Nhìn thấy vợ tôi mỗi ngày đều rất háo hức mong chờ mà lòng tôi cứ thắt lại, không dám nói cho vợ biết. Mấy ngày nay tôi cố gắng xoay tiền nhưng tình hình rất khó khăn. Giờ tôi không biết phải làm như nào mới phải.
Khi vợ tôi nhận kết quả bị ung thư cổ tử cung và không còn khả năng sinh con, lòng tôi chán chường, cảm giác hụt hẫng cứ bủa vây. Từ lúc kết hôn, chúng tôi đã mong ngóng có con, và giờ, hy vọng ấy tan biến. Tôi không muốn đối diện với thực tại, không muốn chấp nhận việc gia đình sẽ mãi thiếu một tiếng cười trẻ thơ. Để khỏa lấp nỗi buồn và tìm sự an ủi, tôi lên ứng dụng hẹn hò, nghĩ rằng mình xứng đáng với một người phụ nữ khác, có thể cho tôi những gì mà cuộc hôn nhân hiện tại không thể.
Chẳng bao lâu, tôi quen một người phụ nữ trẻ trung xinh đẹp, ăn nói dịu dàng và khéo léo. So với vợ tôi – người vất vả hy sinh cho gia đình – cô ấy tươi mới, khiến tôi cảm thấy mình được chiều chuộng, thấu hiểu. Chúng tôi hẹn hò vài lần, mọi thứ trôi qua đầy lãng mạn và hào hứng. Chỉ sau ba tháng, cô ấy báo tin đã mang thai. Trong phút chốc, mọi sự khao khát về một gia đình trọn vẹn bùng lên, tôi lập tức quyết định về nhà đòi ly hôn với vợ cũ.
Tối hôm ấy, trong cơn giận dữ vì đã quyết tâm dứt khoát, tôi bắt đầu tháo từng tấm ảnh cưới của chúng tôi xuống. Khi gỡ bức ảnh cưới cuối cùng, một phong thư nhỏ rơi ra từ phía sau khung ảnh. Thấy lạ, tôi mở phong thư và rùng mình khi đọc những dòng chữ viết tay của vợ. Trong thư, vợ kể lại rằng ngay từ ngày cưới, cô ấy đã biết mình có bệnh, nhưng vì sợ tôi rời bỏ, cô đã âm thầm chịu đựng và tìm mọi cách chữa trị, hi vọng có thể sinh con cho tôi. Vợ còn nói rằng, điều hối tiếc nhất của cô ấy là không thể cho tôi một gia đình hoàn chỉnh, và mong tôi hiểu cho nỗi lòng của cô. Những lời cuối thư, cô viết rằng chỉ cần tôi hạnh phúc, cô sẵn sàng hy sinh tất cả, ngay cả nếu một ngày tôi muốn rời xa cô.
Đọc đến đây, tôi đứng lặng, bàng hoàng nhận ra nỗi đau và tình yêu sâu sắc vợ đã dành cho mình. Mọi hình ảnh về vợ, từng lần cô ấy thức đêm chăm sóc tôi, từng bữa cơm cô nấu, từng cái ôm dịu dàng khi tôi mệt mỏi, chợt hiện lên trong đầu. Cảm giác ân hận trào dâng như tảng đá đè nặng lên lồng ngực. Tôi đã đánh mất điều quý giá nhất trong đời mình vì sự ích kỷ và thiếu kiên nhẫn.
Tay tôi run rẩy khi cầm lá thư, từng dòng chữ như khắc vào tâm can. Đêm ấy, tôi ngồi trong bóng tối, đối diện với sự thật về nỗi đau mà chính tôi đã gây ra. Một gia đình trọn vẹn không chỉ là những đứa con, mà là sự hy sinh, tình yêu và lòng bao dung mà người phụ nữ tôi đã cưới trao tặng cho tôi. Cô ấy đã dành cả cuộc đời để yêu tôi, còn tôi lại quay lưng khi cô ấy cần tôi nhất. Tôi chợt hiểu rằng, điều mất mát lớn nhất không phải là thiếu đi một đứa con, mà là đánh mất người đã sẵn sàng hy sinh mọi thứ vì mình.
Đến nơi, người ta choáng váng trước cái cảnh Hoài đang tháo bình ô xi như thể muốn làm cho Phương tắt thở nhanh hơn vậy. Trong khi Lâm đứng bên cạnh dửng dưng đứng nhìn. Ngày Phương đăng tấm hình cưới của mình lên với chú rể là Lâm mà ai cũng ngỡ ngàng. Chẳng phải từ trước đến giờ, người ta vẫn biết Lâm đã có người yêu ở dưới quê đấy hay sao. Chỉ là chưa một ai có cơ hội được gặp người yêu của Lâm mà chỉ được nghe Lâm kể như thế thôi. Và giờ thì kết quả là Lâm lại mặc váy cưới cho một người con gái khác. Người ta chỉ ngạc nhiên lúc đó thôi chứ còn sau đó thì lại cười đổ cho số phận. Số phận hay không thì chỉ có người trong cuộc là Lâm và Phương, cùng cô người yêu chưa từng một lần xuất hiện kia của Lâm biết mà thôi.
Cuộc sống hôn nhân của Phương và Lâm khá êm đềm. Lâm hiền lành, ít nói, lại rất chiều chuộng theo mọi sở thích của Phương nên ai cũng nói Phương may mắn, lấy được người chồng tốt. Nghe xong, Phương cũng chỉ biết cười rồi lén quay đi lau nhanh giọt nước mắt rơi vội.
Lấy nhau được gần một năm rồi mà Phương mãi chưa có tin vui. Phương sốt sắng lắm, Lâm bên cạnh cũng chỉ biết động viên Phương nên từ từ. Chuyện con cái còn do duyên trời định, không thể quá vội vàng được. Phương cũng hiểu chuyện ấy nhưng không biết vì sao trong lòng lúc nào cũng như có lửa đốt. Phương lại thấy hay đau âm ỉ vùng bụng dưới gần một tháng nay rồi. Phương quyết định đi khám.
Nhận thông báo từ bác sĩ, Phương gần như ngã gục ngay trong phòng khám. (Ảnh minh họa)
Nhận thông báo từ bác sĩ, Phương gần như ngã gục ngay trong phòng khám. “Ung thư tử cung”, 4 chữ ấy như 4 mũi dao nhọn đâm thẳng vào tim Phương, cắt đứt hoàn toàn mạch sống của Phương. Tệ hơn, căn bệnh đã di căn, tỉ lệ sống không còn được bao lâu. Đêm ấy Phương đã không trở về nhà. Phương sợ phải đối mặt với Lâm. Ngồi một mình trước mặt hồ lộng gió, nước mắt Phương không ngừng rơi xuống. Lẽ nào đây chính là báo ứng mà Phương đã phải trả cho chuyện cướp chồng người năm ấy. Và nó cũng lý giải luôn cho giọt nước mắt rơi vội mỗi khi Phương được khen có người chồng tốt.
Phương bệnh, nhập viện điều trị. Lâm nghỉ hẳn việc, lúc nào cũng túc trực bên cạnh Phương. Phương nhất quyết đề nghị ly hôn nhưng Lâm không đồng ý. Đúng lúc này thì người phụ nữ tên Hoài ấy xuất hiện. Trạc tuổi Phương và vô cùng xinh đẹp. Cái duyên con gái hình như vẫn còn đậm lắm trên khuôn mặt phúc hậu ấy. Nhưng ngay lập tức, người ta lại thấy Hoài ngày nào cũng xuất hiện bên cạnh Lâm. Và người có thể dễ dàng nhận ra họ đang cặp bồ với nhau. Mỉa mai, họ thi nhau dè bỉu:
– Đấy, vợ mới ốm bệnh mà đã có gái bên cạnh ngay được. Đúng là đời, chẳng biết đường nào mà lần.
Lâm và Hoài chỉ nghe thôi chứ chẳng bao giờ tỏ bất cứ thái độ gì. Rồi Phương được bệnh viện trả về nhà điều trị, sống được thêm ngày nào thì phụ thuộc vào số mệnh. Phương về nhà thì Hoài cũng đến. Hàng xóm thấy xót thương cho Phương vì chưa chết mà chồng đã dẫn bồ về nhà. Còn Phương, những đau đớn mà Phương phải chịu đựng lúc này không có từ nào có thể diễn tả được. Nhìn Phương trong cảnh ấy, ai đến thăm cũng không thể giấu nổi nước mắt. Rồi ngày hôm ấy…
Trong khi Lâm đứng bên cạnh thì vẫn dửng dưng đứng nhìn. (Ảnh minh họa)
Mọi người kéo đến nhà Phương vì hay tin Phương đang hấp hối. Vừa đến nơi, người ta choáng váng trước cái cảnh Hoài, đang tháo bình ô xi như thể muốn làm cho Phương tắt thở nhanh hơn vậy. Trong khi Lâm đứng bên cạnh thì vẫn dửng dưng đứng nhìn. Mọi người xông vào thì Phương đã không còn thở nữa. Ai nấy đều nhìn Hoài và Lâm bằng ánh mắt căm phẫn tột độ. Thậm chí có người còn muốn lôi Hoài lên công an vì cho rằng Hoài là kẻ sát nhân. Cho đến khi lá thư cuối cùng Phương viết được Lâm run run đưa ra thì tất cả mới vỡ lẽ…
Từng nét chữ nghuệch ngoạc là từng lời gan ruột của Phương. Hay đúng hơn là những lời thú tội. Từ đầu tới cuối, đám cưới đột ngột, cuộc hôn nhân hạnh phúc vẫn có nước mắt rơi đều là do Phương tạo ra. Biết Lâm đã có Hoài nhưng Phương vẫn không thể ngăn được cảm xúc của mình với Lâm. Mù quáng yêu Lâm nên Phương đã tìm đủ mọi cách để có được Lâm. Chuốc cho Lâm say để biến Lâm thành người đàn ông của mình, buộc Lâm phải có trách nhiệm với Phương. Lâm là người đàn ông đàng hoàng, dù gì vẫn có lỗi của Lâm nên Lâm đành phụ Hoài, cưới Phương.
Dù biết là Phương dùng kế để lấy được mình như Lâm vẫn đối xử vô cùng tốt với Phương, điều ấy càng khiến Phương ăn năn vì Phương biết, Lâm vẫn còn yêu Hoài và chỉ Hoài mà thôi. Còn chuyện Hoài rút bình thở của Phương chính là do yêu cầu của Phương. Phương không muốn chịu thêm đau đớn nữa nên đã cầu xin Hoài và Lâm làm điều ấy. Nhưng Lâm không đủ can đảm vì quá xót xa Phương nên Hoài đành phải rơi nước mắt làm điều ấy, coi như để Phương sớm được giải thoát khỏi đau đớn.
Nhìn cảnh Hoài và Lâm ôm lấy Phương mà khóc, chẳng ai cầm được nước mắt. Cả ba con người họ đều là những con người sống tình cảm. Họ đều vì tình yêu mà giữ trọn nhau đến tận ngày hôm nay. Thù hận dường như chưa từng tồn tại ngay cả khi có sự cướp đoạt xảy ra. Tình yêu đã vượt ngưỡng để hận thù không còn tồn tại. Câu chuyện của họ thật khó tin nhưng nó là sự thật và là ngọn lửa sáng soi vào màn đêm của cuộc sống xô bồ này.
Trước khi đến với ông Dũng Lò Vôi, bà Nguyễn Phương Hằng từng có 2 đời chồng. 1 trong 2 người này bị chính nữ CEO khởi kiện, “tiễn” v.ào tù vì tội chiếm đoạt tài sản, v.u khống, làm ảnh hưởng danh dự.
Bà Nguyễn Phương Hằng từ khi ra tù đến nay không còn xuất hiện nhiều trên mạng xã hội như trước đây, nhưng hễ nhắc đến tên nữ CEO là lại một lần dư luận phải bàn tán. Cuộc hôn nhân của bà Nguyễn Phương Hằng và ông Dũng Lò Vôi vẫn chưa bao giờ hết hot và luôn khiến mọi người phải ngưỡng mộ. Được biết, sau khi vợ ra tù, ông Dũng sẵn sàng tặng vợ 100 tỷ đồng và khuyến khích bà “sắm đồ đi, mua kim cương tiếp đi”.
Ưu đãi tai nghe tốt nhất
Nhưng cũng nhiều người biết rằng, trước khi đến với ông Dũng Lò Vôi, bà Nguyễn Phương Hằng từng trải qua 2 cuộc hôn nhân khác. Nếu người chồng đầu tiên qua đời đột ngột thì người chồng thứ hai lại vướng vào ồn ào kiện tụng với nữ doanh nhân này.
Đầu năm 2013, bà Nguyễn Phương Hằng lại một lần nữa khiến dư luận xôn xao khi tố ông Trần Văn Thìn – người chồng thứ 2, chính là người tung tin đồn ác ý về mình và ông Dũng Lò Vôi. Trả lời báo chí, nữ CEO bức xúc: “Họ đã vu khống, ‘nấu xói’ tôi một cách có hệ thống bằng tờ rơi rải khắp Bình Dương, bằng tin rác trên mạng Internet, bằng truyền khẩu dân gian…, rằng tôi là chị Kim Anh – vợ ông Năm Cam. Họ vẽ tôi như một nhân vật bất hảo, nổi cộm trong giới giang hồ, là người vô đạo đức.
Bà Hằng để lộ “mối liên quan” với “Năm Cam”, từng tiễn chồng cũ đi t.ù, đến lượt sư Minh Tuệ sắp lên đường ?
Posted on November 9, 2024
Trước khi đến với ông Dũng Lò Vôi, bà Nguyễn Phương Hằng từng có 2 đời chồng. 1 trong 2 người này bị chính nữ CEO khởi kiện, “tiễn” v.ào tù vì tội chiếm đoạt tài sản, v.u khống, làm ảnh hưởng danh dự.
Bà Nguyễn Phương Hằng từ khi ra tù đến nay không còn xuất hiện nhiều trên mạng xã hội như trước đây, nhưng hễ nhắc đến tên nữ CEO là lại một lần dư luận phải bàn tán. Cuộc hôn nhân của bà Nguyễn Phương Hằng và ông Dũng Lò Vôi vẫn chưa bao giờ hết hot và luôn khiến mọi người phải ngưỡng mộ. Được biết, sau khi vợ ra tù, ông Dũng sẵn sàng tặng vợ 100 tỷ đồng và khuyến khích bà “sắm đồ đi, mua kim cương tiếp đi”.
Ưu đãi tai nghe tốt nhất
Nhưng cũng nhiều người biết rằng, trước khi đến với ông Dũng Lò Vôi, bà Nguyễn Phương Hằng từng trải qua 2 cuộc hôn nhân khác. Nếu người chồng đầu tiên qua đời đột ngột thì người chồng thứ hai lại vướng vào ồn ào kiện tụng với nữ doanh nhân này.
Đầu năm 2013, bà Nguyễn Phương Hằng lại một lần nữa khiến dư luận xôn xao khi tố ông Trần Văn Thìn – người chồng thứ 2, chính là người tung tin đồn ác ý về mình và ông Dũng Lò Vôi. Trả lời báo chí, nữ CEO bức xúc: “Họ đã vu khống, ‘nấu xói’ tôi một cách có hệ thống bằng tờ rơi rải khắp Bình Dương, bằng tin rác trên mạng Internet, bằng truyền khẩu dân gian…, rằng tôi là chị Kim Anh – vợ ông Năm Cam. Họ vẽ tôi như một nhân vật bất hảo, nổi cộm trong giới giang hồ, là người vô đạo đức.
Thông tin Đàm Vĩnh Hưng sẽ xuất hiện trong một đêm nhạc vào cuối tháng 11 tại Mỹ nhận được nhiều tranh cãi của khán giả.
Ca sĩ Dương Triệu Vũ gây chú ý khi thông báo trên trang cá nhân việc sẽ cùng Đàm Vĩnh Hưng góp giọng trong một đêm nhạc diễn ra ngày 27/11 tại Mỹ.
Nam ca sĩ cho biết cả hai sẽ chuẩn bị những tiết mục thật hay, chưa bao giờ biểu diễn tại Mỹ để gửi tới khán giả. Ngoài ra, anh cũng chia sẻ hình ảnh poster của đêm nhạc với phần hình ảnh của Đàm Vĩnh Hưng được xuất hiện giữa trung tâm.
Hình ảnh Đàm Vĩnh Hưng trong đêm nhạc tại Mỹ vào ngày 27/11.
Thông tin này nhanh chóng nhận được nhiều tranh cãi của khán giả. Nhiều người thắc mắc việc ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đi hát ở Mỹ có vi phạm quyết định đình chỉ hoạt động biểu diễn trong 9 tháng hay không?
Trả lời PV Báo điện tử VTC News, ông Võ Hồ Hoàng Vũ – Chánh văn phòng Sở VHTT TP.HCM cho biết hiện vẫn chưa nắm được thông tin và sẽ kiểm tra, phản hồi sau khi xác nhận được vụ việc.
Hôm 10/7, UBND TP.HCM quyết định xử phạt hành chính ông Huỳnh Minh Hưng (ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng) sau vụ cài huy hiệu lạ trong live show Ngày em thắp sao trời tại TP.HCM.
Theo đó, Đàm Vĩnh Hưng bị cấm diễn 9 tháng, nộp phạt hành chính 27,5 triệu đồng vì “vi phạm hành chính biểu diễn nghệ thuật sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong mỹ tục“.
Đàm Vĩnh Hưng hát trong một buổi tiệc tại Mỹ cách đây không lâu.
Liên quan nội dung câu hỏi “cấm diễn chỉ bao gồm trong nước hay quốc tế”, đại diện Sở VHTT TP.HCM viện dẫn điểm a, khoản 1 Điều 2 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định về đối tượng áp dụng là “Tổ chức, cá nhân Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo ở Việt Nam và ở nước ngoài”.
“Ông Huỳnh Minh Hưng là cá nhân, công dân Việt Nam nếu thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo ở Việt Nam và ở nước ngoài sẽ bị xử lý theo quy định”, đại diện Sở VHTT TP.HCM nói trong cuộc họp.
Ngoài ra, đại diện Sở VHTT TP.HCM nói lệnh cấm Đàm Vĩnh Hưng còn căn cứ điểm a, khoản 2 Điều 1 Nghị định số 144/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn được áp dụng với “Tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động nghệ thuật biểu diễn trên lãnh thổ Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài”.
Sau khi bị ngừng biểu diễn, Đàm Vĩnh Hưng xin lỗi khán giả và thông báo hủy các buổi biểu diễn ở Mỹ.
Giá vàng hôm nay 10.11: Sau tuần sụt giảm, người mua vàng trong nước lỗ nặng. Trong ngắn hạn giá vàng nhận dự báo tiêu cực.
Báo Lao động ngày 10/11 đưa thông tin với tiêu đề: “Giá vàng hôm nay 10.11: Lỗ nặng 7,5 triệu/lượng sau một tuần” cùng nội dung như sau:
Giá vàng miếng SJC
Chốt phiên giao dịch tuần, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng SJC ở ngưỡng 82-85,8 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
So với chốt phiên giao dịch tuần trước, giá vàng miếng SJC tại DOJI giảm 5,5 triệu đồng/lượng chiều mua vào và giảm 3,7 triệu đồng/lượng chiều bán ra.
Chênh lệch giá mua – bán vàng SJC tại Tập đoàn DOJI ở ngưỡng 3,8 triệu đồng/lượng.
Trong khi đó, Công ty VBĐQ Sài Gòn SJC niêm yết giá vàng SJC ở ngưỡng 82-85,8 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
So với chốt phiên giao dịch tuần trước, giá vàng miếng SJC tại Công ty VBĐQ Sài Gòn SJC giảm 5,5 triệu đồng/lượng chiều mua vào và giảm 3,7 triệu đồng/lượng chiều bán ra.
Chênh lệch giá mua – bán vàng SJC tại Tập đoàn DOJI ở ngưỡng 3,8 triệu đồng/lượng.
Tuần qua giá vàng SJC giảm sâu, kết hợp chênh lệch mua vào – bán ra do các đơn vị kinh doanh niêm yết, nhà đầu tư lỗ nặng. Nếu mua vàng SJC tại Tập đoàn DOJI vào phiên 3.11 và bán ra vào phiên hôm nay (10.11), nhà đầu tư lỗ 7,5 triệu đồng/lượng. Tương tự, người mua vàng tại Công ty VBĐQ Sài Gòn SJC cũng lãi 7,5 triệu đồng/lượng.
Hiện chênh lệch giá vàng mua – bán được niêm yết quanh ngưỡng 3,8 triệu đồng/lượng. Giới chuyên gia nhận định, mức chênh lệch này rất cao khiến nhà đầu tư đối diện nguy cơ thua lỗ khi đầu tư ngắn hạn.
Giá vàng nhẫn 9999
Sáng nay, giá vàng nhẫn tròn 9999 Hưng Thịnh Vượng tại DOJI niêm yết ở ngưỡng 83,35-85,15 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra); giảm 4,65 triệu đồng/lượng chiều mua vào và giảm 3,85 triệu đồng/lượng chiều bán ra so với chốt phiên giao dịch tuần trước.
Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng nhẫn ở ngưỡng 83,32-85,12 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra); giảm 4,66 đồng/lượng chiều mua vào và giảm 3,86 triệu đồng/lượng chiều bán ra so với chốt phiên giao dịch tuần trước.
Sau tuần lao dốc, nếu mua vàng nhẫn vào phiên 3.10 và bán ra vào phiên hôm nay (10.11), mức lỗ nhà đầu tư phải nhận khi mua tại DOJI, Bảo Tín Minh Châu lần lượt là 5,65 triệu đồng/lượng và 5,66 triệu đồng/lượng.
Nhiều phiên gần đây, giá vàng nhẫn thường biến động cùng chiều với thị trường thế giới. Nhà đầu tư có thể tham khảo thị trường thế giới cùng nhận định của chuyên gia trước khi đưa ra quyết định đầu tư.
Giá vàng thế giới
Đóng cửa phiên giao dịch tuần, giá vàng thế giới niêm yết trên Kitco ở ngưỡng 2.684,4 USD/ounce, giảm 52 USD/ounce so với chốt phiên giao dịch tuần trước.
Dự báo giá vàng
Giá vàng thế giới giảm xuống trong bối cảnh chỉ số USD tăng lên. Ghi nhận lúc 6h00 ngày 10.11, chỉ số US Dollar Index đo lường biến động của đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt ở ngưỡng 104,890 điểm (tăng 0,5%).
Cuộc khảo sát vàng hàng tuần mới nhất của Kitco News cho thấy các chuyên gia trong ngành có tâm lý bi quan áp đảo. Trong khi đối với nhóm nhà giao dịch lẻ mức độ lạc quan lần đầu tiên sau nhiều tháng cũng ghi nhận giảm xuống.
14 nhà phân tích đã tham gia khảo sát vàng của Kitco News. Chỉ có ba chuyên gia dự báo giá vàng sẽ tăng trong tuần tới. Có tới chín nhà phân tích dự đoán giá kim loại quý này sẽ giảm. Hai nhà phân tích còn lại cho rằng giá vàng sẽ đi ngang.
Có 249 phiếu bầu đã được bỏ trong cuộc thăm dò trực tuyến của Kitco. 114 nhà giao dịch cho rằng giá vàng sẽ tăng vào tuần tới. Trong khi 91 người khác giá vàng sẽ đi xuống. 44 nhà đầu tư còn lại kỳ vọng vàng sẽ có xu hướng đi ngang trong thời gian tới. Đây là lần đầu sau nhiều tháng kỳ vọng tích cực của giá vàng ngắn hạn giảm sâu như vậy.
Trước đó, báo VnExpress ngày 07/11 cũng có bài đăng với thông tin: “Ngân hàng Nhà nước bán ra 13 tấn vàng”. Nội dung được báo đưa như sau:
Thông tin này được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng nêu tại báo cáo gửi đại biểu Quốc hội. Theo đó, bà Hồng cho biết từ 13/6 đến 29/10, gần 11,5 tấn vàng đã được cơ quan quản lý bán trực tiếp cho 4 ngân hàng thương mại quốc doanh và Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), thông qua đó phân phối lại cho người dân.
Trước đó, từ 19/4 đến 23/5, thông qua 9 phiên đấu thầu vàng miếng, nhà chức trách đã tung ra thị trường 48.500 lượng vàng miếng, tương đương 1,82 tấn.
Như vậy, từ 19/4 đến nay, cơ quan quản lý đã cung ứng thêm cho thị trường 354.100 lượng, tương đương khoảng 13 tấn vàng. Thông qua biện pháp can thiệp “ấn định” giá bán gần đây, vàng miếng SJC hiện về sát hơn với thế giới, mức chênh lệch khoảng 3-5 triệu đồng một lượng, tùy thời điểm.
Tuy vậy, Ngân hàng Nhà nước đánh giá thị trường vẫn chịu tác động bởi yếu tố tâm lý, tiềm ẩn rủi ro tác động đến thị trường tiền tệ, ngoại hối.
Cơ quan này cho hay một số sản phẩm vàng trang sức mỹ nghệ có hàm lượng 99,99% được sử dụng có tính chất như vàng miếng (không ngoại trừ nguyên liệu để sản xuất từ nguồn vàng nhập lậu). Hiện tượng này, theo cơ quan quản lý, dễ bị lợi dụng làm giảm hiệu quả quản lý thị trường vàng miếng của Nghị định 24.
Thực tế, giai đoạn 2014-2023, cơ quan quản lý không tăng cung vàng miếng SJC ra thị trường. Chỉ đến năm nay, họ mới tăng cung theo chỉ đạo của Thủ tướng nhằm hạ nhiệt chênh lệch giá vàng miếng trong nước và thế giới.
Ngân hàng Nhà nước nhận định, giá thế giới liên tục tăng cao, cùng những khó khăn của các kênh đầu tư khác (bất động sản đóng băng, thị trường trái phiếu doanh nghiệp ảm đạm, lãi suất tiền gửi ngân hàng thấp…) khiến kim loại quý trở nên hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, nhu cầu mua chủ yếu tập trung tại hai đô thị lớn Hà Nội, TP HCM và có yếu tố tâm lý, kỳ vọng.
Bên cạnh đó, cơ quan này nói không loại trừ khả năng có sự tồn tại của các hành vi thao túng thị trường, dẫn đến tình trạng chênh lệch cao giữa giá trong nước và thế giới.
Thời gian tới, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ cân nhắc can thiệp thị trường vàng (nếu cần thiết) với khối lượng, tần suất phù hợp để ổn định thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ.
Cơ quan này cũng khẳng định các đề xuất sửa, bổ sung Nghị định 24 quản lý thị trường vàng sẽ phù hợp với thực tế, ngăn chặn tình trạng vàng hóa nền kinh tế và không để biến động giá ảnh hưởng đến tỷ giá, lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành thanh tra, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp, cửa hàng, đại lý phân phối mua bán vàng miếng.
Cả nước hiện có 16 doanh nghiệp và 22 tổ chức tín dụng được cấp phép kinh doanh mua bán vàng miếng. Bên cạnh đó, hơn 6.680 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ.
Muốn cho con bất ngờ nên tôi tự bắt xe ôm từ bến xe về nhà thông gia. Để rồi bước vào cửa nhà ông bà thông gia, chứng kiến được một cảnh tượng mà tôi kinh hãi không tin vào mắt mình.
Gia đình tôi sống dưới quê, con trai sau khi học xong thì ở lại thủ đô làm việc. Lúc con trai lấy vợ, nhà con dâu ở thành phố, sau khi bàn bạc thống nhất thì con tôi quyết định ở rể nhà vợ.
Nhà con dâu có hai chị em, con dâu là chị cả, dưới có một cậu em trai còn độc thân. Nhà cửa rộng rãi, gia đình lại ít người, con tôi bảo bố mẹ vợ cũng là người hiểu lễ nghĩa nên có thể sống chung.
Tuy tôi không thích con mình đi ở rể nhưng ở nhà riêng vẫn hơn là thuê trọ, chưa nói còn tiết kiệm được tiền nhà. Sau đám cưới, tôi vẫn hay gọi điện lên hỏi thăm con sống thế nào, con dâu có đối xử tốt với chồng hay không, bố mẹ vợ có biết cách cư xử với con rể? Nghe con tôi nói mọi chuyện vẫn êm đẹp, tôi thầm yên tâm.
Tuy tôi không thích con mình đi ở rể nhưng ở nhà riêng vẫn hơn là thuê trọ… (Ảnh minh họa)
Đến nay thì con tôi đã kết hôn được 7 tháng rồi. Hôm vừa rồi lần đầu tiên tôi lên thành phố thăm thông gia và các con. Tôi dụng tâm chuẩn bị mấy món đặc sản quê nhà mang lên tặng thông gia, chắc hẳn ông bà ấy sẽ thích.
Con trai dặn tôi lên đến nơi thì gọi nó ra đón nhưng tôi đi chuyến sớm hơn so với kế hoạch, muốn cho con bất ngờ nên tôi tự bắt xe ôm từ bến xe về nhà thông gia. Để rồi bước vào cửa nhà ông bà thông gia, chứng kiến được một cảnh tượng mà tôi kinh hãi không tin vào mắt mình.
Tôi sốc lên sốc xuống thấy con trai mình đang bò ra lau sàn nhà, quần xắn ống thấp ống cao, tóc tai bù xù, tay chân ướt rượt chẳng còn chút hình tượng nào. Vừa thấy tôi, con trai chỉ kịp chào một câu đã quăng giẻ lau chạy ào vào bếp vì còn đang canh nồi nước dùng nấu phở cho bữa sáng.
Từ trong bếp ra con tôi mới đỡ hành lý cho mẹ rồi lại tiếp tục công việc lau nhà, dọn dẹp. Tôi tức đến tím mặt khi chỉ thấy mỗi con trai bận rộn hết việc nọ tới việc kia như osin, còn con dâu và ông bà thông gia thì không thấy đâu. “Bố mẹ vợ con đi tập thể dục, chắc lát nữa sẽ về đấy ạ. Còn vợ con thì vẫn đang ngủ”, con tôi cười trả lời khiến tôi càng tức đến không thở nổi.
Tôi định lôi con dâu dậy cho một bài học nhưng con trai lại ngăn cản. Con tôi ngốc quá! Dâu là con, rể là khách, dù nó ở rể nhà vợ nhưng nhà thông gia phải đối xử với nó khách sáo, tôn trọng chứ! Sao có thể bắt con rể làm những việc như của con dâu thế này? Thế mà con còn chấp nhận tất cả, rất vui vẻ và chủ động làm.
Nó là đàn ông, sao có thể làm những việc như của phụ nữ? (Ảnh minh họa)
“Ôi thời nay rồi ai còn phân biệt việc của đàn ông hay phụ nữ nữa hả mẹ. Nếu vợ con đi làm dâu thì cô ấy cũng phải làm những việc thế này, bây giờ con ở rể làm cũng là điều bình thường. Chăm sóc bố mẹ vợ là điều đương nhiên, còn cô ấy ở nhà mình nhiều khi hơi ỷ lại chồng, con chiều cô ấy thêm một chút cũng không sao. Bố mẹ vợ càng yêu quý con thôi chứ đi đâu mà thiệt”, con trai tôi còn bênh vợ và nhà vợ như thế đấy.
Hôm đó tôi chỉ ở lại chơi một lúc, chào hỏi nhà thông gia xong thì về ngay, không muốn ở lại thêm một phút giây nào nữa. Nghĩ đến cảnh con trai tôi ở rể vất vả khổ sở mà lòng tôi đau như cắt. Đêm về không kiềm chế được, thương con tôi khóc đẫm cả gối.
Tôi quyết định bán mảnh đất nhỏ, vời đàn lợn 30 con đi cũng được gần 800 triệu, đưa cho con mua cái chung cư mini ra ở riêng, chứ tôi nhìn con tôi không chịu được
Nó là đàn ông, sao có thể làm những việc như của phụ nữ? Đứa con trai tôi luôn nâng niu không để động tay vào việc gì, bây giờ ở rể nhà vợ chẳng khác gì người giúp việc cho nhà thông gia! Tôi phải làm thế nào?