Home Blog Page 101

Lương chồng 30 triệu/tháng nhưng 7 năm nay không đưa cho vợ đồng nào mà bảo tiền đó để dành mua đất. 7 năm trời sinh hoạt của 4 người 1 tay vợ cáng đáng, giờ bảo chồng góp tiền nuôi con thì anh ta trở mặt đòi ly hôn: “Tôi mua được đất rồi nhưng không có tên cô đâu, mảnh đất này cũng là của bố mẹ tôi cho”. Ai ngờ chị vợ tuyên bố 1 câu còn s:::ốc hơn…

0

Lòng tốt và sự tin tưởng đặt không đúng người nên khổ vậy đó, mọi người lấy đó mà làm gương, đừng dốc hết ruột gan ra như tôi.

Ngày yêu anh, tôi rất hãnh diện và tự hào về bạn trai, còn trẻ mà đã kiếm được tiền mua nhà thành phố. Thế nhưng vào đêm tân hôn tôi mới được biết sự thật. Lúc đó tiền mừng cưới của chúng tôi được gần 100 triệu. Anh đòi giữ hết nhưng tôi khuyên mua vàng bởi tiền chưa sử dụng để lâu mất giá.

Không nói nổi vợ, chồng mới chịu nói sự thật. Anh nói là ngôi nhà mua 3 tỷ nhưng mới trả được 1,5 tỷ, còn lại vay ngân hàng trả góp. Thế nên anh muốn dùng số tiền mừng cưới trả cho bớt nợ.

Tôi chưa kịp trấn tĩnh lại thì chồng đã báo cho một tin sốc hơn. Lương anh ấy sẽ dùng để trả tiền nhà, còn lương của vợ để chi tiêu sinh hoạt. Nhìn thấy bộ mặt tôi như muốn khóc, chồng động viên vợ chung tay gánh vác khó khăn, gia đình sẽ vượt qua giai đoạn này.

Ngày đó tôi yêu chồng rất nhiều, tôi cho là bản thân sống tốt thì anh cũng tốt lại. Tôi chấp nhận dùng lương của mình chi tiêu sinh hoạt và nuôi con, còn lương chồng để trả nợ.

Đầu năm nay, chồng thông báo là đã trả hết nợ mua nhà và được thăng chức với mức lương 30 triệu/tháng. 2 tin vui liên tiếp, tôi nghe mà vỡ òa hạnh phúc, sau đó tôi nhắc nhở chồng từ tháng sau phải góp tiền ăn và nuôi con với vợ, không thể để mình tôi cáng đáng mãi được.

Lương chồng 30 triệu/tháng nhưng 7 năm nay không đưa cho vợ đồng nào, tôi nhắc nhở góp tiền ăn, anh lạnh lùng nói câu khiến tôi suy sụp - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Chồng bảo tiền anh để dành mua một mảnh đất hoặc khi gia đình có biến cố thì sẽ dùng đến, còn tiền lương của tôi cứ chi tiêu lặt vặt như cũ. Không muốn gia đình căng thẳng, tôi lại nhẫn nhịn.

Nhưng thời gian gần đây, tôi thấy chồng có biểu hiện khác lạ như ít quan tâm đến vợ. Mỗi khi động vào việc gì là anh cáu gắt và chê bai vợ. Tôi bắt đầu lo sợ bị chồng phản bội, ly hôn thì rồi sẽ ra đi tay trắng.

Hôm trước, tôi bắt anh góp tiền ăn và tiền học hành cho các con mỗi tháng 15 triệu. Chồng không đồng ý thì tôi dọa là sẽ ly hôn.

Nào ngờ anh ấy thách thức ly hôn thì ly hôn, anh không còn tình cảm với vợ nữa. Anh còn chê tôi như bà già đau khổ. Quần áo luộm thuộm, thậm chí còn mặc đồ lót rách rưới, anh nhìn thấy sợ.

Vì chồng con mà tôi phải tiết kiệm hết mức có thể, nhà đã trả xong nợ nhưng chưa sang tên cho vợ đứng chung, dường như tôi hết giá trị để lợi dụng nên anh hắt hủi. Còn gì đau khổ hơn khi nghe những lời chê của chồng. Tôi phải làm sao đây?

Mỗi sáng 1 bắp ngô luộc, còn tốt hơn sơn hào hải vị

0

Có nhiều người chọn ngô là món ăn cho buổi sáng sớm với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy thật sự ăn ngô buổi sáng có tốt không? Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ cho bạn những thông tin thú vị về lợi ích sức khỏe của việc ăn ngô buổi sáng.

Bạn có biết rằng ăn ngô buổi sáng là một thói quen dinh dưỡng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc? Với hương vị thơm ngon và đa dạng cách chế biến, ngô không chỉ là nguyên liệu dễ tiếp cận mà còn là món ăn giàu dinh dưỡng. Bài viết này sẽ khám phá những lợi ích của việc ăn ngô vào buổi sáng và cung cấp cho bạn những công thức cho bữa ăn ngô buổi sáng đơn giản nhưng hấp dẫn.

Giá trị dinh dưỡng của ngô

Buổi sáng là thời điểm quan trọng nhất trong ngày để cung cấp năng lượng cho cơ thể sau giấc ngủ và khởi động cho các hoạt động hàng ngày. Ăn một bữa sáng cân bằng và giàu dinh dưỡng giúp cải thiện tập trung, nâng cao tinh thần và duy trì mức năng lượng ổn định suốt cả ngày dài.

Ngô có hàm lượng carbohydrate và chất xơ phong phú, nhờ đó đây là một trong những lý do chọn ăn ngô buổi sáng, giúp bổ sung năng lượng và duy trì cảm giác no lâu hơn.

164 gram ngô Mỹ tương đương 1 chén hạt ngô chứa:

  • Lượng calo: 177 calo;
  • Carbohydrate: 41 gram;
  • Chất đạm: 5,4 gram;
  • Chất béo: 2,1 gram;
  • Chất xơ: 4,6 gram.

Hàm lượng vitamin C đáp ứng 17% giá trị hàng ngày, thiamine (vitamin B1) được cung cấp khoảng 24% giá trị hàng ngày. Trong khi đó hàm lượng acid folic (vitamin B9) trong ngô đáp ứng 19%. Ngoài ra ngô cũng giàu magiê và kali, cũng đủ đáp ứng khoảng 11% giá trị hàng ngày.

Lợi ích sức khỏe của việc ăn ngô buổi sáng mà bạn nên biết 2Ngô có chứa rất nhiều chất xơ cũng như các chất dinh dưỡng khác đủ cho hoạt động cơ thể vào buổi sáng

Ngô không chỉ là một nguồn năng lượng giàu dinh dưỡng mà còn là một loại thực phẩm đa năng và dễ dàng chế biến. Với hàm lượng tinh bột cao, ngô cung cấp một lượng carbohydrate ổn định, giúp duy trì đường huyết ổn định và ngăn ngừa cảm giác đói sớm trong buổi sáng.

Hơn nữa, chất xơ trong ngô giúp tăng cường sự trao đổi chất và hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả, đảm bảo cơ thể hấp thu được hết các dưỡng chất cần thiết từ các bữa ăn.

Lợi ích của việc ăn ngô buổi sáng

Buổi sáng là khoảng thời gian quan trọng để cung cấp năng lượng cho cơ thể sau khi đã trải qua giấc ngủ dài. Ăn một bữa sáng dinh dưỡng không chỉ giúp bạn bắt đầu ngày mới với sự sảng khoái mà còn là yếu tố quan trọng giúp duy trì sức khỏe và sự hoạt động của cơ thể suốt cả ngày.

Trong đó, ngô là một lựa chọn tốt cho bữa sáng nhờ những lợi ích sau:

Cung cấp năng lượng ổn định

Ngô là nguồn carbohydrate phong phú, cung cấp năng lượng cần thiết để bắt đầu một ngày dài và bận rộn. Các loại tinh bột trong ngô giúp duy trì đường huyết ổn định, ngăn ngừa cảm giác đói sớm trong buổi sáng và giúp tập trung tốt hơn vào công việc.

Lợi ích sức khỏe của việc ăn ngô buổi sáng mà bạn nên biết 3Carbohydrate có trong ngô sẽ giúp cơ thể đủ tỉnh táo để tập trung vào công việc tốt hơn

Tốt cho hệ tiêu hóa

Một lợi ích khác của việc ăn ngô buổi sáng là tốt cho hệ tiêu hóa. Bởi vì ngô chứa nhiều chất xơ, điều này rất quan trọng cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Chất xơ giúp tăng cường sự trao đổi chất, giúp tăng cảm giác no lâu hơn và hỗ trợ quá trình tiêu hóa hiệu quả. Ăn ngô vào buổi sáng có thể giúp duy trì mức độ bão hòa lâu hơn, giúp bạn không cảm thấy đói trong nửa buổi sáng.

Giàu dinh dưỡng

Ngô chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng như vitamin B, vitamin C, kali và mangan. Đây là các chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì sức khỏe tổng thể và hỗ trợ chức năng của nhiều bộ phận trong cơ thể. So với các nguồn dinh dưỡng khác như các loại bánh mỳ trắng có chứa nhiều đường và ít chất xơ, ngô là một sự lựa chọn tốt hơn để duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng.

Dễ chế biến thành nhiều món đa dạng

Ngô có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như ngô nấu hoặc hấp, ngô rang, súp ngô hay salad ngô. Điều này giúp bạn có thể thay đổi khẩu vị và không bị nhàm chán khi ăn ngô buổi sáng.

Mặc dù như đã chứng minh ở trên rằng ăn ngô buổi sáng là một lựa chọn hoàn hảo, đơn giản cho sức khỏe. Tuy nhiên ngô có thể làm tăng lượng đường trong máu và có thể không phù hợp với một số nhóm người. Những người bị đái tháo đường có thể cần hạn chế lượng tinh bột nạp vào, bao gồm cả ngô.

Đối với những người mắc bệnh đái tháo đường, việc ăn uống cần tuân thủ theo ý kiến bác sĩ để kiểm soát đường huyết tốt hơn. Đồng thời ngăn được các biến chứng do đái tháo đường gây ra như: Đột quỵ, nhồi máu não, bệnh võng mạc,…

Lợi ích sức khỏe của việc ăn ngô buổi sáng mà bạn nên biết 4Ăn ngô buổi sáng có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng những người mắc bệnh đái tháo đường cần tuân thủ theo chế độ ăn uống riêng biệt

Một số gợi ý cho buổi sáng ngon và nhiều dinh dưỡng

Ngô là một nguyên liệu đa dạng và dễ dàng chế biến, có thể được sử dụng để tạo ra nhiều món ăn khác nhau cho bữa sáng. Dưới đây là một số công thức nấu ngô đơn giản, dễ thực hiện:

Ngô hấp hoặc luộc

Đây là món đơn giản và dễ làm nhất trong các món ăn. Bạn nên rửa sạch ngô sau khi mua về để đảm bảo vệ sinh. Sau đó thì bắc một nồi nước lên bếp, đợi nước sôi và cho ngô vào luộc. Hoặc có thể dùng nước sôi để hấp chín ngô. Món này ăn nóng trong những ngày se lạnh là một lựa chọn tuyệt vời.

Súp ngô

Món ăn này là sự kết hợp của ngô cùng các loại rau củ khác tạo nên món súp thanh mát, rất phù hợp cho những ngày chay.

7 nhóm người không được lái xe ô tô từ tháng 1/2025, ai cũng nên biết

0

Bộ Y tế đang xây dựng Thông tư quy định về tiêu chuẩn sức khỏe và quy trình khám sức khỏe cho người lái xe ô tô, xe máy chuyên dùng, cũng như việc khám sức khỏe định kỳ cho tài xế. Có 7 nhóm người sẽ không được lái xe ô tô và 5 nhóm người không được lái xe máy kể từ 1/1/2025.

Theo dự thảo Thông tư quy định về tiêu chuẩn sức khỏe và quy trình khám sức khỏe cho người lái xe ô tô, xe máy chuyên dùng, cũng như việc khám sức khỏe định kỳ cho tài xế, từ năm 2025, một số nhóm người sẽ không đủ điều kiện lái xe máy.

Cụ thể, những người không đủ điều kiện lái xe hạng A1 và B1 nếu mắc một trong các bệnh, tật thuộc các nhóm sau:

1. Nhóm tâm thần: Rối loạn tâm thần cấp hoặc mạn tính không kiểm soát được hành vi.

2. Nhóm thần kinh: Liệt vận động từ hai chi trở lên.

3. Nhóm mắt: Thị lực nhìn xa dưới 4/10 ở cả hai mắt (kể cả khi điều chỉnh bằng kính) hoặc nếu chỉ còn một mắt, thị lực dưới 4/10; rối loạn nhận biết ba màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây.

4. Nhóm cơ, xương, khớp: Cụt hoặc mất chức năng của một bàn tay hoặc bàn chân, với chức năng giảm sút của các chi còn lại.

5. Nhóm sử dụng thuốc và chất kích thích: Sử dụng ma túy hoặc chất có cồn vượt quá giới hạn quy định.

du kien 7 nhom nguoi khong duoc lai xe o to tu thang 1 2025 hinh anh 1

Theo bảng tiêu chuẩn sức khỏe trong Phụ lục số 1, người thuộc nhóm 2 (lái xe hạng B) sẽ phải tuân thủ các tiêu chuẩn khắt khe hơn. Giấy phép lái xe hạng B áp dụng cho người điều khiển xe ôtô chở tối đa 8 người (không kể tài xế), xe tải, xe ôtô chuyên dùng có trọng tải toàn bộ theo thiết kế không quá 3.500kg, và các loại xe ôtô kéo rơ-moóc có trọng lượng không vượt quá 750kg.

Theo đó, những người mắc một số bệnh lý hoặc tật sau đây sẽ không được phép lái xe hạng B:

1. Nhóm bệnh tâm thần: Rối loạn tâm thần cấp đã điều trị khỏi nhưng chưa đủ 6 tháng; Rối loạn tâm thần mạn tính không thể kiểm soát hành vi.

2. Nhóm bệnh thần kinh: Động kinh có cơn trong vòng 24 tháng gần nhất (dù có hoặc không dùng thuốc điều trị); Liệt vận động từ hai chi trở lên; Hội chứng ngoại tháp; Rối loạn cảm giác sâu; Chóng mặt do các nguyên nhân bệnh lý.

3. Nhóm bệnh về mắt: Thị lực nhìn xa của hai mắt < 5/10 (kể cả khi đã điều chỉnh bằng); Nếu chỉ còn một mắt, thị lực < 5/10 (kể cả khi đã điều chỉnh bằng); Rối loạn nhận biết ba màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây; Song thị kể cả đã điều chỉnh bằng lăng kính.

4. Nhóm bệnh tim mạch: Block nhĩ thất độ II hoặc nhịp tim chậm kèm theo triệu chứng lâm sàng (kể cả khi đã điều trị nhưng không ổn định). Suy tim độ III trở lên (theo phân loại của Hiệp hội Tim mạch New York – NYHA).

5. Nhóm bệnh hô hấp: Các bệnh lý gây khó thở ở mức độ III trở lên (theo phân loại mMRC).

6. Nhóm bệnh cơ – xương – khớp: Mất hoặc giảm chức năng của một bàn tay hoặc một bàn chân, và chi còn lại cũng không toàn vẹn.

7. Sử dụng thuốc, chất có cồn, ma túy và các chất hướng thần: Sử dụng chất ma túy; Sử dụng chất có cồn với nồng độ vượt quá giới hạn quy định.

Bảo Linh/VOV.VN
Nguồn: https://vov.vn/o-to-xe-may/tu-van/du-kien-7-nhom-nguoi-khong-duoc-lai-xe-o-to-tu-thang-12025-post1120065.vov

Từ 1/1/2025: Người dân mua xe cũ không sang tên chính chủ bị CSGT phạt tới 4 triệu đồng, đúng không?

0

Lỗi xe không chính chủ là gì?

Theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ 2008, Nghị định 100 năm 2019, Nghị định 123 năm 2021 thì có thể lỗi không chính chủ là việc chủ xe không làm thủ tục đăng ký sang tên xe tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi được mua hay được cho hay được tặng,  được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô; xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô.

Như vậy, theo Nghị định 100, không có lỗi nào được gọi là lỗi đi xe không chính chủ mà chỉ quy định về việc xử phạt với hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe để chuyển tên chủ xe trong giấy đăng ký xe sang tên theo quy định của pháp luật.

Theo quy định cụ thể tại khoản 10 Điều 80 Nghị định 100 thì việc xác minh để phát hiện hành vi vi phạm quy định về sang tên xe chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông; qua công tác đăng ký xe.

Như vậy có thể hiểu là: Nếu người điều khiển mượn xe người khác đi ra đường mà vi phạm giao thông thì không bị xử phạt lỗi vi phạm này trừ trường hợp gây tai nạn mà qua công tác điều tra, xác minh được các chủ thể đó đã có hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe máy, ô tô. Còn khi CSGT dừng xe để kiểm tra giấy tờ, xử phạt lỗi giao thông thì người dân sẽ không bị kiểm tra về lỗi xe không chính chủ.

Từ 1/1/2015, phạt nặng mua bán xe không sang tên chính chủ

Từ 1/1/2015, phạt nặng mua bán xe không sang tên chính chủ

Tuy nhiên, khi mượn xe người thân, bạn bè,… để chạy trên đường thì sẽ không bị phạt lỗi xe không chính chủ.

Người điểu khiển xe khi CSGT kiểm tra thì các chủ thể đó sẽ cần xuất trình đầy đủ các loại giấy tờ sau thì sẽ không bị xử phạt về lỗi sang tên xe dù tên trên cà vẹt và CMND/CCCD của người điều khiển khác nhau:

– CMND/CCCD của người điều khiển phương tiện.

– Giấy đăng ký xe.

– Bằng lái xe của người điều khiển phương tiện.

– Bảo hiểm bắt buộc xe máy hoặc xe ô tô.

– Giấy đăng kiểm xe (chỉ áp dụng đối với ô tô).

Từ 1/1/2015, phạt nặng mua bán xe không sang tên chính chủ

Phòng CSGT, CATP Hà Nội (PC67) cho biết, từ 1/1/2015, thông qua công tác đăng ký phương tiện; điều tra, giải quyết tai nạn giao thông nếu phát hiện chủ phương tiện khi mua bán xe không thực hiện sang tên đổi chủ sẽ bị phạt mức cao nhất là 4 triệu đồng.

Cụ thể, trường hợp chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô không thực hiện việc chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định sẽ bị phạt từ 1 triệu đến 2 triệu đồng đối với cá nhân; từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự không làm thủ tục đăng ký sang tên xe khi mua bán, cho – tặng…

Theo quy định, ngay khi có quyết định điều chuyển, bán, cho, tặng xe, chủ xe phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đó cấp giấy chứng nhận đăng ký xe đó để theo dõi. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày làm chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe.

Tôi lấy chồng 8 năm nay, luôn được cánh chị em ngưỡng mộ vì có người chồng tài giỏi, kiếm ra tiền. Khi chúng tôi kết hôn, chồng đã có nhà riêng, ô tô xịn, cuộc sống rất ổn định. Ba mẹ anh ở Mỹ. Thu nhập của anh hàng tháng phải đến cả trăm triệu, chưa kể các khoản khác, chẳng giấu vợ bao giờ. Chồng lại động viên tôi đi làm, nhưng tôi không muốn đi làm lại từ đấy thua bạn bè. Giữa lúc mâu thuẫn ấy chưa hòa giải được thì chồng tôi đột ngột báo ở nhà xin nghỉ việc…Tôi kinh ngạc vô cùng về quyết định của chồng… và rồi …

0
Tôi lấy chồng 8 năm nay, luôn được cánh chị em ngưỡng mộ vì có người chồng tài giỏi, kiếm ra tiền. Khi chúng tôi kết hôn, chồng đã có nhà riêng, ô tô xịn, cuộc sống rất ổn định. Ba mẹ anh ở Mỹ.
Thu nhập của anh hàng tháng phải đến cả trăm triệu, chưa kể các khoản khác, chẳng giấu vợ bao giờ, nhưng phần tính toán anh giỏi hơn, vì anh học Kế Toán- Tài Chính. Chính vì thế mà những năm qua tôi đều ở nhà trông con, dù anh nói gửi con đi làm lại, anh cũng muốn tôi ra ngoài làm tám tiếng thôi, nếu việc nhà không kịp thì thuê giúp việc, nhưng vì nghỉ lâu nên tôi ngại đi làm phần muốn toàn tâm với chồng con nên tôi chọn ở nhà, nghĩ một mình chồng cũng dư sức lo cho cả gia đình cuộc sống đủ đầy.
Hai đứa con của chúng tôi cũng lớn dần rồi. Chồng lại động viên tôi đi làm, nhưng tôi không muốn đi làm lại từ đấy thua bạn bè. Giữa lúc mâu thuẫn ấy chưa hòa giải được thì chồng tôi đột ngột báo ở nhà xin nghỉ việc.
Tôi kinh ngạc vô cùng về quyết định của chồng. Trước đó anh chưa hề phàn nàn, ca thán về công việc hay có ý định triển khai kế hoạch khác. Thậm chí chồng tôi còn rất kỳ vọng vào tương lai phát triển ở công ty này.
Tôi hỏi và chồng bảo có mâu thuẫn với sếp tổng. Nhưng cả tháng sau đó tôi chỉ thấy chồng ở nhà ăn chơi không hề có ý định đi xin việc chỗ khác, thỉnh thoảng lại đi đâu đó rồi về ngồi thở dài. Sốt ruột hỏi anh thì chồng cáu gắt loạn lên. Anh bảo bao năm làm việc phục dịch vợ con, bây giờ chẳng lẽ không nghỉ ngơi được một thời gian hay sao.
Nói thật chồng tôi thu nhập cao nhưng đi liền với đó cũng là rất nhiều chi phí phát sinh. Lại thêm 2 đứa con nhỏ, cho nên những năm qua chúng tôi cũng không để dư ra được nhiều, tính tôi lại thoáng hay mua đồ cá nhân thuộc xịn. Nếu chồng tôi không sớm đi làm, sợ rằng gia đình sẽ lâm vào cảnh khó khăn.
Nghĩ trong bụng như vậy nhưng tôi không dám giục nhiều vì đúng thật là anh đã phải chịu nhiều áp lực khi đi làm với mức thu nhập cao như thế. Cho đến khi tôi phát hiện chồng bán chiếc ô tô mà anh vẫn dùng để đi làm thì mới tá hỏa phát hiện có điều gì đó lạ thường.
Tôi thẳng thắn hỏi anh để rồi bần thần đến chết lặng khi biết nguyên do:
– Chồng tôi đang bị ung thư giai đoạn hai, anh ấy mới phát hiện ra thời gian gần đây trong một lần đi khám sức khỏe.
Tôi đau đớn tưởng gục ngã. Nhưng lời tuyên bố của anh sau đó lại khiến tôi đờ đẫn không biết phải đáp lại ra sao:
– “Thôi thì số phận đã an bài, tôi cũng chấp nhận chẳng kêu ca, than phiền gì. Nhưng bao năm vất vả cực nhọc lo cho người khác, bây giờ tôi phải sống cho mình, tận hưởng nốt những ngày còn lại”.
Nói rồi chồng tôi bảo anh sẽ bán nhà và rút hết sạch số tiền tiết kiệm còn lại trong ngân hàng, sau đó một mình đi du lịch, anh để lại cho 3 mẹ con tôi một số tiền đủ để trang trải cuộc sống vài năm, sau đó tôi tự lo.
Tôi gật đầu đồng ý. Anh xứng đáng được hưởng những điều đó. Tôi sẽ xin đi làm để kiếm tiền nuôi 2 con. Nhưng nghĩ đến những tháng ngày trước mặt mà tôi thấy chới với, chông chênh quá. Chồng tôi để tôi gánh nặng cả hai vai, nếu bán nhà chữa bệnh còn nước còn tát tôi không kêu ca gì, nay chỉ để anh đi du lịch với số tiền ấy mẹ con tôi thuê nhà ở được bao lâu ..
Ai đến thăm anh anh đều nói chuyện bán nhà, vì nhà anh có trước hôn nhân nên tôi không phản đối được. Ba mẹ anh về nước đưa anh đi kiểm tra, về tôi thì không dám hỏi mà anh cũng không nói gì với tôi ngoài : – Bán nhà ..
Mấy người bạn cùng công ty đến thăm anh cũng nói : – Mai tao bán nhà đi du lịch một mình rồi “về đi” là vừa ..
Họ vừa cười vừa nói : – Khi nào bán nhà gọi tao ..
Có lẽ vì sự vô tâm của tôi chỉ biết hưởng thụ, chồng bệnh mà không biết, thậm chí chưa lần nào cùng anh đi khám bệnh, lúc nào cùng vì con, để cho ba mẹ từ nước ngoài về theo anh đi điều trị tôi mới biết chồng bị ung thư xương ống quyển chân trái, khả năng tháo khớp nay mai thôi. Ba mẹ chồng cũng không nói năng gì tôi mà qua con lớn mới biết bệnh chồng.
Tôi tâm sự với mẹ ruột thì bị mắng một trận, bà chỉ ra mọi sự sai trái của tôi. Vậy tôi làm hồ sơ nhờ bạn chồng xin đi làm lại. Con cái có xe đưa rước, chồng có bố mẹ chồng lo còn tôi tập tễnh làm lại từ đầu.
“ Mai tao bán nhà” chắc vì hoảng loạn khi biết mình ung thư, Chồng lại thích du lịch, mà tôi luôn luôn can chồng xem ti vi được rồi đi làm gì cho tốn tiền …
Tôi phải sửa đổi lại cách sống của mình, đừng nhận hết mọi quan tâm của chồng mà mình ỷ lại. Mình phải đi làm để lỡ chồng không kiếm được tiền mình vẫn sống tốt ..
Hiện tại “ Mai tao bán nhà “ là anh đã theo ba mẹ sang Mỹ chữa bệnh. Nhà không ai hỏi mua dù nhà đẹp. Tôi đã đi làm, tuy lương 12 triệu nhưng gặp gỡ mọi người vui vẻ, tôi hứa sẽ sửa tính vô tâm của mình..

Nhà chồng tôi có 3 anh em trai, sau khi các anh chồng ra ở riêng thì chúng tôi lại sống cùng bố mẹ. Bố mẹ chồng tôi phải chăm sóc cho 2 con của 2 chị dâu nhưng lúc ông bà ốm đau thì chỉ có mình tôi chăm bẵm. Ngay sau đó, cuộc họp gia đình được mở ra, tôi đưa cho các anh chị xem cuốn sổ chi tiêu từ khi tôi cầm thẻ lương hưu của mẹ chồng đến nay. Mỗi tháng, tôi chi cho bà 2 triệu tiền ăn, 3 triệu tiền thuốc thang, số tiền còn dư thì mua vàng cho bà giữ. Sau khi họp xong, mẹ chồng gọi các con vào phòng và đặt 3 túi vàng trên bàn, ai thích lấy phần nào thì lấy. Mẹ bảo bản thân già rồi, mua vàng chỉ để cho con cháu. 2 chị dâu nhanh tay chọn túi nặng nhất, để cho tôi túi nhỏ nhất. Đến lúc mở ra thì 2 người đó mỡi ngớ người, 2 túi đó chỉ toàn là…

0

Chồng tôi là người mang nguồn thu chính về cho gia đình, anh không thể ở nhà được. Còn lương của tôi cũng đủ chi tiêu sinh hoạt cho cả nhà, tôi mà nghỉ thì gánh nặng sẽ đổ lên vai chồng.

Nhà chồng tôi có 3 anh em trai, sau khi các anh chồng ra ở riêng thì chúng tôi lại sống cùng bố mẹ. Chồng tôi rất có hiếu với ông bà, anh sợ tuổi già của 2 người không có con cái ở cạnh sẽ tủi thân, thế nên dù vợ thuyết phục thế nào thì cũng không chịu ra riêng.

Để dập tắt ý tưởng mua đất làm nhà của vợ, chồng quyết định lấy hết tiền tiết kiệm để đập bỏ nhà cũ xây mới trên đất của ông bà. Từ ngày xây xong nhà, tôi không còn ý định ra ngoài sống nữa, cam chịu sự sắp đặt của chồng.

Ở cùng với bố mẹ chồng lâu ngày, tôi nhận thấy ông bà là những người tốt nên cuộc sống của tôi cũng khá thoải mái khi ở nhà chồng.

Có một điều nghịch lý trong gia đình tôi, khi con tôi còn nhỏ, bố mẹ chồng không phải chăm sóc mà lại qua trông nom con cái của 2 chị dâu sống gần nhà chúng tôi. Bởi nhà ngoại ở gần nên tôi gửi con để đi làm mỗi ngày. Thế nhưng khi về già thì sức khỏe của ông bà nội lại giao phó hoàn toàn cho tôi phụng dưỡng.

Mỗi khi ông bà ốm đau bệnh tật thì chỉ có tôi phục vụ, còn các anh chị chỉ đến hỏi thăm vài câu hay mua được hộp sữa thuốc bổ là xong nhiệm vụ. Sau khi bố chồng mất, sức khỏe mẹ yếu hẳn không thể tự nấu cơm và vệ sinh bản thân được nữa.

Ở cùng với bố mẹ chồng lâu ngày, tôi nhận thấy ông bà là những người tốt nên cuộc sống của tôi cũng khá thoải mái khi ở nhà chồng. (Ảnh minh họa)

Công việc của tôi làm từ sáng sớm đến tối muộn mới về, các con tôi học về muộn không thể cơm nước giúp bà được. Các anh chị cũng đang công tác, không ai có ý định nghỉ chăm sóc bà.

Chồng tôi bảo:

“Mẹ vất vả nuôi nấng 3 con khôn lớn, bây giờ các anh chị muốn thuê người làm chăm sóc cho bà nhưng anh không yên tâm. Anh muốn tuổi già của mẹ được sống vui vẻ bên con cháu chứ không phải người ngoài. Vợ chồng mình phải có một người ở nhà trông nom bà, không thể đi làm hết được”.

Chồng tôi là người mang nguồn thu chính về cho gia đình, anh không thể ở nhà được. Còn lương của tôi cũng đủ chi tiêu sinh hoạt cho cả nhà, tôi mà nghỉ thì gánh nặng sẽ đổ lên vai chồng.

Tôi cũng muốn con cái nhìn vào tấm gương của bố mẹ hiếu lễ với bà mà học hỏi nên tôi quyết định nghỉ việc ở nhà chăm sóc mẹ chồng. Vậy là suốt 7 năm qua, tôi luôn ở bên phụng dưỡng mẹ chồng cho các anh chị yên tâm kiếm tiền và gia đình được yên ổn.

Một hôm người hàng xóm qua chơi, thấy tôi tất bật xoa bóp chân tay, thay bỉm, dọn chiếu, lau nhà rồi bón cơm cho mẹ chồng, bác ấy thở dài nói:

“Nhìn cháu vất vả là thế mà có ai biết đâu. Mấy người chị dâu của cháu mỗi lần về đây đều ghé qua nhà bác ngồi chơi, than thở một tí, họ đều cho rằng nếu không có khoản lương hưu 19 triệu/tháng của mẹ chồng, chắc gì cháu đã chăm sóc bà”.

Chồng tôi là người mang nguồn thu chính về cho gia đình, anh không thể ở nhà được. (Ảnh minh họa)

Nghe những lời hàng xóm nói mà tôi nóng mặt thật sự, bản thân phải nghỉ việc, thức khuya dậy sớm hầu hạ mẹ chồng để các anh chị yên tâm làm việc, vậy mà chưa bao giờ được ai động viên lấy một lời, còn nghi ngờ tôi chiếm dụng tiền lương của bà.

Ngay sau đó, cuộc họp gia đình được mở ra, tôi đưa cho các anh chị xem cuốn sổ chi tiêu từ khi tôi cầm thẻ lương hưu của mẹ chồng đến nay. Mỗi tháng, tôi chi cho bà 2 triệu tiền ăn, 3 triệu tiền thuốc thang, số tiền còn dư thì mua vàng cho bà giữ.

Sau khi họp xong, mẹ chồng gọi các con vào phòng và đặt 3 túi vàng trên bàn, ai thích lấy phần nào thì lấy. Mẹ bảo bản thân già rồi, mua vàng chỉ để cho con cháu, bản thân cũng chẳng giữ làm gì.

Các anh chị rất vui sướng khi đột ngột nhận được số vàng đó mà không phải mất chút công sức nào. Buổi tối hôm đó, chồng thủ thỉ tai vợ:

“Em có buồn khi vất vả chăm sóc mẹ mà bà lại cho số vàng bằng những anh chị khác không?”.

Tôi lắc đầu nói:

“Em chăm sóc mẹ không phải vì tiền mà là đang giáo dục các con. Thành công lớn nhất của em là có được những đứa con hiếu thảo, món quà đó còn giá trị hơn cả 10 cây vàng”.

Chồng rất cảm ơn tôi vì đã lấy được người vợ tốt.

Tôi là vợ lẽ, ở bên chăm chồng trong suốt gần 3 năm anh b:ị UT gan. Biết trước chẳng sống được bao lâu nữa nên anh đã quyết ch:ia hết tài sản, tôi được thừa hưởng căn biệt thự 30 tỷ còn con riêng của anh chẳng có xu nào, khi nghe xong các cháu đều sữ-ng s-ờ rồi trách móc bố. Tôi hớn hở cầm quyền sổ đỏ cùng di chúc để sang tên, nhưng khi đến văn phòng công chứng thì sả-ng hồn khi nghe nhân viên thông báo tôi trắng tay, toàn bộ tài sản đã thuộc về…

0

Tôi là người phụ nữ đến sau trong cuộc đời anh, một người đàn ông đã trải qua nhiều sóng gió. Chúng tôi gặp nhau khi anh đang chống chọi với căn bệnh ung thư gan. Gia đình anh không mấy quan tâm, còn tôi lại trở thành người bên cạnh, chăm sóc anh suốt gần ba năm trời. Anh thường nói tôi là người mang đến cho anh những ngày cuối đời bình yên nhất.

Biết mình chẳng còn sống được bao lâu, anh quyết định chia hết tài sản. Ngày lập di chúc, anh gọi tôi và luật sư đến phòng bệnh. Trước mặt mọi người, anh tuyên bố tôi sẽ thừa hưởng căn biệt thự 30 tỷ đồng – ngôi nhà mà anh và vợ cũ từng xây dựng. Con trai riêng của anh, người thừa kế hợp pháp duy nhất, lại không được nhận bất kỳ tài sản nào. Lời tuyên bố của anh khiến tôi sững sờ, còn con riêng của anh thì phẫn nộ.

Lén tới chăm chồng cũ nằm viện, ông xã gửi tới một bức ảnh khiến tôi bối rối

“Bố thật bất công!” – cậu ta hét lên. “Đó là tài sản của mẹ con và bố, sao bố lại cho người đàn bà này?”

Tôi cố gắng giữ bình tĩnh nhưng trong lòng lại hả hê. Căn biệt thự đó, cùng với tất cả những gì bên trong, giờ đã thuộc về tôi. Cầm quyền sổ đỏ và di chúc hợp pháp trong tay, tôi cảm thấy mình đã giành chiến thắng sau bao năm chăm lo cho anh.

Hôm sau, tôi đến văn phòng công chứng để làm thủ tục sang tên. Nhân viên văn phòng kiểm tra giấy tờ, lật qua lật lại từng trang một cách kỹ lưỡng. Vài phút sau, anh ta ngẩng lên, ánh mắt vừa nghiêm nghị vừa lạ lẫm:

“Chị có chắc chắn đây là căn biệt thự mà chị muốn sang tên không?”

“Tất nhiên! Đây là tài sản tôi được thừa hưởng hợp pháp theo di chúc,” tôi nói, giọng đầy tự tin.

Nhưng câu trả lời của anh nhân viên khiến tôi sững sờ:

“Rất tiếc phải thông báo với chị rằng tài sản này đã được chuyển nhượng cách đây hai tháng. Hiện tại, căn biệt thự này không thuộc quyền sở hữu của anh nhà nữa.”

Tôi như bị dội một gáo nước lạnh.

“Chuyển nhượng? Ai là chủ sở hữu hiện tại?”

“Người đứng tên căn biệt thự là con trai anh ấy.”

Tôi tái mặt. Những lời nói của anh nhân viên như bóp nghẹt trái tim tôi. Tôi cố gắng kiểm tra lại giấy tờ nhưng không tìm ra bất kỳ dấu hiệu nào của việc chuyển nhượng trước đó.

Tối hôm đó, tôi liên lạc với luật sư của anh. Vị luật sư nói ngắn gọn:

“Cách đây hai tháng, trước khi lập di chúc, anh ấy đã lặng lẽ làm hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ căn biệt thự cho con trai. Di chúc chỉ mang tính hình thức vì thực chất, anh ấy đã không còn quyền sở hữu căn nhà này. Có lẽ anh ấy muốn chị chăm sóc anh ấy những ngày cuối đời mà không có toan tính gì.”

Lời giải thích khiến tôi như muốn ngã quỵ. Hóa ra, mọi thứ đều là kế hoạch của anh. Tôi đã bỏ cả ba năm cuộc đời chăm lo cho anh với hy vọng đổi lấy tài sản, nhưng cuối cùng lại trắng tay. Ngồi trong căn phòng trọ nhỏ bé, tôi nhìn tờ di chúc mà chẳng biết nên khóc hay cười.

Căn biệt thự 30 tỷ đồng, những tháng ngày tôi mơ về cuộc sống sung túc, tất cả chỉ là một giấc mơ xa vời. Anh đã dạy tôi một bài học đắt giá: đừng bao giờ nghĩ rằng sự toan tính sẽ mang lại hạnh phúc.

Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết, mô phỏng để phục hồi điểm…Điều này là cần thiết

0

Ngày 12/11/2024, Bộ Công an ban hành Thông tư 65/2024/TT-BCA, theo đó, người có giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết 12 điểm thì phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm.

1. Từ 2025, giấy lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Người có giấy phép lái xe (bằng lái xe) ô tô bị trừ hết điểm sẽ được phục hồi điểm bằng lái xe khi có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu đối với cả 02 nội dung là kiểm tra lý thuyết kiến thức pháp luật và kiểm tra kiến thức pháp luật theo mô phỏng.

Người có kết quả kiểm tra lý thuyết kiến thức pháp luật không đạt yêu cầu thì không được kiểm tra kiến thức pháp luật theo mô phỏng.

Người có kết quả kiểm tra lý thuyết kiến thức pháp luật đạt yêu cầu nhưng có kết quả kiểm tra kiến thức pháp luật theo mô phỏng không đạt yêu cầu thì được bảo lưu kết quả kiểm tra lý thuyết kiến thức pháp luật trong thời gian 01 năm, kể từ ngày kiểm tra có kết quả đạt yêu cầu.

Người dự kiểm tra có kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu có thể đăng ký kiểm tra lại sau 07 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra trước đó.

Từ 2025, giấy lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm. (Ảnh minh họa)

Từ 2025, giấy lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm. (Ảnh minh họa)

1.1. Phần kiểm tra lý thuyết phục hồi điểm bằng lái xe ô tô

giay phep lai xe

1.2. Phần kiểm tra mô phỏng phục hồi điểm bằng lái xe ô tô

Thời gian kiểm tra không quá 10 phút.

Bài kiểm tra được thiết kế dưới dạng 10 câu hỏi mô phỏng các tình huống giao thông, mỗi câu hỏi là 01 tình huống tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, mỗi câu hỏi có số điểm tối đa là 05 điểm và số điểm tối thiểu là 0 điểm.

Số điểm đạt được của người dự kiểm tra tương ứng với thời điểm nhận biết và xác định tình huống tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông thông qua việc tương tác với máy tính có cài đặt phần mềm mô phỏng.

Người dự kiểm tra đạt từ 35/50 điểm trở lên là đạt yêu cầu.

(Điều 6 Thông tư 65/2024/TT-BCA)

2. Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô gồm những hạng nào?

– Hạng B cấp cho người lái xe ô tô chở người đến 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 3.500 kg; các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng B kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg;

– Hạng C1 cấp cho người lái xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 3.500 kg đến 7.500 kg; các loại xe ô tô tải quy định cho giấy phép lái xe hạng C1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B;

– Hạng C cấp cho người lái xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 7.500 kg; các loại xe ô tô tải quy định cho giấy phép lái xe hạng C kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B và hạng C1;

– Hạng D1 cấp cho người lái xe ô tô chở người trên 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) đến 16 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); các loại xe ô tô chở người quy định cho giấy phép lái xe hạng D1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C;

– Hạng D2 cấp cho người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 16 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) đến 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); các loại xe ô tô chở người quy định cho giấy phép lái xe hạng D2 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C, D1;

– Hạng D cấp cho người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô chở người giường nằm; các loại xe ô tô chở người quy định cho giấy phép lái xe hạng D kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C, D1, D2;

– Hạng BE cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng B kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg;

– Hạng C1E cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng C1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg;

– Hạng CE cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng C kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg; xe ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc;

– Hạng D1E cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng D1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg;

– Hạng D2E cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng D2 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg;

– Hạng DE cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng D kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg; xe ô tô chở khách nối toa.

(Khoản 1 Điều 57 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024)

Ai hay đi cao tốc lưu ý: Từ 1/1/2025: CSGT được phép dừng đỗ xe kiểm tra trên đường cao tốc trong 2 tình huống này

0

Theo quy định từ 1/1/2025 thì CSGT có quyền dừng xe trên đường cao tốc trong những tình huống này, ai cũng nên biết.

Từ 1/1/2025, khi nào cảnh sát giao thông được dừng xe trên cao tốc?

Căn cứ khoản 4 Điều 12 Thông tư 73/2024/TT-BCA quy định về dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm soát như sau:

Điều 12. Dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm soát[….]4. Khi kiểm soát phương tiện giao thông trên đường cao tốc, phải bảo đảm yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 6, khoản 2, khoản 3 Điều này và yêu cầu sau:

a) Các vị trí được tổ chức kiểm soát tại một điểm, bao gồm: Khu vực Trạm thu phí; khu vực bắt đầu đường cao tốc; khu vực kết thúc đường cao tốc, hết đường cao tốc; trên đường dẫn ra, vào đường cao tốc;

2 trường hợp CSGT được phép dừng xe kiểm tra hành chính trên đường cao tốc2 trường hợp CSGT được phép dừng xe kiểm tra hành chính trên đường cao tốc

b) Khi tuần tra, kiểm soát cơ động chỉ được dừng phương tiện giao thông vào làn dừng phương tiện khẩn cấp để kiểm soát, xử lý vi phạm trong các trường hợp: Phát hiện vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông nghiêm trọng, nguy cơ gây mất an toàn giao thông tức thời; phối hợp đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn và cứu hộ; phòng chống dịch bệnh; tin báo, tố giác, phản ánh về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện giao thông đang lưu thông trên đường cao tốc; phát hiện phương tiện giao thông dừng, đỗ không đúng quy định trên đường cao tốc. Sau khi giải quyết xong vụ việc phải thu dọn cọc tiêu, dây căng, biển báo hiệu và di chuyển ngay;

CSGT được phép dừng đỗ xe trên đường cao tốc trong tình huống nào?CSGT được phép dừng đỗ xe trên đường cao tốc trong tình huống nào?

c) Đặt biển báo số 245a “Đi chậm” hoặc biển báo số 245b (đối với tuyến đường đối ngoại) về phía trước Tổ Cảnh sát giao thông theo hướng phương tiện giao thông cần kiểm soát đi tới theo quy định của pháp luật báo hiệu đường bộ. Như vậy, từ 1/1/2025, cảnh sát giao thông được dừng xe trên cao tốc khi:

– Có tin báo, tố giác, phản ánh về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện giao thông đang lưu thông trên đường cao tốc;

– Khi phát hiện phương tiện giao thông dừng, đỗ không đúng quy định trên đường cao tốc.

Lương thưởng Tết của 2 vợ chồng tôi cộng lại cũng không đến nỗi nào nhưng năm này thì may mắn, chúng tôi có thể sẽ nhận được một khoản thưởng Tết khá lớn từ công ty, có thể lên đến hơn 100 triệu. Sau vài lần nói bóng nói gió mà vợ chồng tôi mít đặc chẳng hiểu gì nên ông bà đã thẳng thẳng đặt vấn đề. Bố mẹ nghe bảo 2 đứa sắp có khoảng hơn 100 triệu tiền thưởng Tết. Thế này nhé, bố mẹ già rồi, lo cho thằng anh ổn rồi giờ hai đứa con phải phụ bố mẹ lo cho em. Ra Tết con bé nó học lên thạc sĩ nên 2 đứa sắp xếp cho em khoản thưởng Tết năm nay để em nó đóng học phí. Tôi hiểu, việc đầu tư cho giáo dục là quan trọng nhưng vì sao chúng tôi lại phải có nghĩa vụ nuôi con của người khác ăn học? Chúng tôi cũng muốn hỗ trợ các em trong khả năng của mình nhưng vì sao chúng tôi phải cho em hết số tiền là công sức lao động cả năm trời của gia đình mình. Đấy là còn chưa nói, cho con gái ông bà xong rồi con chúng tôi ăn gì? Tôi từ chối thẳng thì mẹ chồng tôi làm cái việc tày trời với cả nhà tôi, thậm chí trước mặt các cháu để rồi từ đó tôi thề là không bao giờ trở lại căn nhà đó một lần nào nữa……

0
Chồng tôi gật đầu, chính anh cũng hết sức rồi, chẳng còn muốn cố gắng gần gũi bố mẹ mình thêm nữa.

Tôi lấy chồng hơn chục năm, nhưng vì thấy ông bà có tuổi rồi nên thỉnh thoảng vợ chồng tôi cũng cho con cái sang ở với ông bà vài tuần, có khi cả tháng. Tất nhiên, mỗi lần nhà tôi sang thì đều biết ý biết tứ, biếu ông bà thêm tiền hoặc mua thực phẩm để ông bà không phải nuôi ăn con cháu.

Đầu tháng này vợ chồng tôi có đưa con về nhà ông bà ở mấy tuần, ban đầu thì không sao nhưng khoảng mấy hôm gần đây, cứ đến bữa cơm là ông bà nói liên tục về chuyện ông bà già rồi mà em gái chồng thì vẫn còn phải đi học, nó học giỏi mà chẳng lo được cho nó. Rồi lại kể chuyện ngày xưa, nói chồng tôi sướng vì lúc ra đời bố mẹ còn trẻ khỏe nên lo được cho từ A đến Z.

Mỗi lần như vậy chồng tôi rất khó chịu vì anh ấy có được lo lót cho cái gì đâu, đỗ đại học thì tự đi làm thêm mà kiếm tiền trang trải, may mà ngành chồng tôi chọn là ngành được Nhà nước hỗ trợ học phí chứ nếu không thì chắc cũng phải bỏ học giữa chừng rồi. Ra trường tự vác xác đi xin việc chứ ông bà có thèm quan tâm đâu, đến khi đi làm có thu nhập thì thứ ông bà hỏi là lương bao nhiêu chứ chẳng bao giờ có chuyện hỏi đi làm có vất vả không con.

Sau đó tôi mới hiểu rằng, nguồn cơn của câu chuyện kể khổ bên bàn ăn bắt đầu từ một tin vui nho nhỏ của tôi và chồng. Thường thì lương thưởng Tết của 2 vợ chồng tôi cộng lại cũng không đến nỗi nào nhưng năm này thì may mắn, chúng tôi có thể sẽ nhận được một khoản thưởng Tết khá lớn từ công ty, có thể lên đến hơn 100 triệu. Đó là thành quả của cả một năm cật lực lao động, của những đêm thức trắng và nỗ lực không ngừng nghỉ. Chúng tôi cũng bàn với nhau chắc là trích thêm tiền tiết kiệm rồi ra sau Tết sửa sang lại ngôi nhà vì 2 đứa nhà tôi cũng lớn rồi, chúng nó bắt đầu không thích ở chung phòng với nhau nữa. Ngoài ra có lẽ sẽ trích 1 khoản nhỏ cho 2 đứa trẻ con đi du lịch cùng bố mẹ.

Thế nhưng, không biết là có phải do lúc đi ngủ vợ chồng tôi bàn về chuyện này và bố mẹ chồng tôi ở sát tường vô tình nghe được hay không mà ông bà biết được chuyện lương thưởng Tết của 2 vợ chồng. Và từ đó, mọi chuyện dần đi theo một hướng khác. Ông bà đã nhắm đến khoản tiền Tết này với mục đích cho con gái yêu của ông bà học thạc sĩ.

Sau vài lần nói bóng nói gió mà vợ chồng tôi mít đặc chẳng hiểu gì nên ông bà đã thẳng thẳng đặt vấn đề.

 

Nghe lỏm được chúng tôi có hơn 100 triệu tiền thưởng Tết, bố mẹ chồng yêu cầu chu cấp toàn bộ số tiền đó cho em gái học lên thạc sĩ- Ảnh 1.

– Bố mẹ nghe bảo 2 đứa sắp có khoảng hơn 100 triệu tiền thưởng Tết. Thế này nhé, bố mẹ già rồi, lo cho thằng anh ổn rồi giờ hai đứa con phải phụ bố mẹ lo cho em. Ra Tết con bé nó học lên thạc sĩ nên 2 đứa sắp xếp cho em khoản thưởng Tết năm nay để em nó đóng học phí.

Tôi hiểu, việc đầu tư cho giáo dục là quan trọng nhưng vì sao chúng tôi lại phải có nghĩa vụ nuôi con của người khác ăn học? Chúng tôi cũng muốn hỗ trợ các em trong khả năng của mình nhưng vì sao chúng tôi phải cho em hết số tiền là công sức lao động cả năm trời của gia đình mình. Đấy là còn chưa nói, cho con gái ông bà xong rồi con chúng tôi ăn gì? Uống nước lã, hít khí giời để sống à?

Chồng tôi, một người đàn ông luôn đặt trách nhiệm với gia đình lên hàng đầu, đã quyết định không thể chiều theo yêu cầu của bố mẹ. Anh cho rằng việc đó không hợp lý và chúng tôi cần có kế hoạch rõ ràng cho tương lai, chứ không phải cứ phóng túng vào những việc bên ngoài. Anh sẵn lòng hỗ trợ em gái một phần nhỏ, khoảng 10 triệu, như một lời khích lệ và chia sẻ, nhưng không thể là toàn bộ.

Vừa dứt lời, bố mẹ chồng tôi như biến thành 2 con người khác.

Khi vợ chồng tôi nói thẳng vậy ông bà đứng ngay dậy, đập bàn ầm ầm rồi đuổi thẳng cổ con cháu ra khỏi nhà, trước mặt 2 đứa cháu nhỏ, ông bà chửi bới, nhiếc móc thậm tệ khiến 2 đứa nhà tôi sợ đến mức mặt mũi tái mét.

Cả lòng tự trọng và tình cảm gia đình đều bị tổn thương sâu sắc. Tôi bắt đầu tự hỏi, liệu tình thân có thật sự là điều bất biến trong cuộc sống, hay chỉ là một thứ tình cảm mong manh, dễ vỡ khi tiền bạc đặt vào cán cân? Cơn điên trong tôi bốc lên nhưng vì thương chồng nên tôi cắn răng chịu đựng để anh là người cuối cùng đưa ra quyết định, tôi chấp nhận thuận theo ý chồng kể cả khi trong lòng không cam.

Cuối cùng chồng tôi quyết định rời đi, anh dắt vợ con lên xe rời đi trong im lặng. Dù nhiều năm tháng bị đối xử bất công nhưng anh vẫn cố gắng hàn gắn, duy trì mối quan hệ với bố mẹ mình, điều này tôi hiểu chứ. Vậy mà có vẻ như mọi cố gắng của anh chẳng đổi lại được chút tình cảm nào từ chính những người sinh thành ra anh.

Câu chuyện về tiền bạc, thay vì là lời chúc phúc cho năm mới, giờ đây lại trở thành nguồn cơn của những tranh cãi và hiểu lầm. Cảm giác được chờ đợi và áp đặt đã khiến không gian sống của chúng tôi trở nên nặng nề, khó khăn để thở.

Chuyện của chúng tôi không phải là duy nhất, nhưng nỗi đau và sự phức tạp mà nó mang lại là không thể phủ nhận. Tôi chỉ mong rằng, dù sau này chuyện này đi đến đâu, dù có làm lành được hay không, thì chúng tôi vẫn có thể giữ được lẽ phải và lòng tự trọng.

Điều khiến tôi căm phẫn nhất là ông bà đã đối xử bất công với chồng tôi giờ tiếp tục hành xử không ra gì trước mặt con tôi. Lần này, tôi tuyên bố thẳng với chồng sẽ không bao giờ bước chân về nhà ấy thêm 1 lần nào nữa. Chồng tôi gật đầu, chính anh cũng hết sức rồi, chẳng còn muốn cố gắng gần gũi bố mẹ mình thêm nữa.