Home Blog Page 102

Chính thức: Dừng cấp lương hưu cho người trên 60 t;uổi

0

Bên cạnh những người đủ điều kiện hưởng lương hưu, người đến tuổi nghỉ hưu mà chưa đủ số năm đóng bảo hiểm xã hội sẽ nhận được một khoản trợ cấp hằng tháng từ 1/7/2025.

Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đã xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng bao gồm: Trợ cấp hưu trí xã hội; bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện; bảo hiểm hưu trí bổ sung để hướng tới bao phủ toàn dân.

Người đủ điều kiện hưởng lương hưu

Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.

Người từ 60 tuổi sẽ nhận được những chế độ, trợ cấp gì năm 2025? - 1Người dân nhận lương hưu hằng tháng (Ảnh: Ngô Hùng).

Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình theo Luật Lao động năm 2019. Như vậy, tuổi nghỉ hưu trong năm 2025 của lao động nam trong điều kiện làm việc bình thường là 61 tuổi 3 tháng, lao động nữ là 56 tuổi 8 tháng.

Trong một số trường hợp, tuổi nghỉ hưu của người lao động có thể thấp hơn tuổi nghỉ hưu quy định trên.

Trợ cấp hằng tháng

Luật Bảo hiểm xã hội 2024 cũng quy định chế độ đối với người lao động không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.

Theo dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 về bảo hiểm xã hội bắt buộc, người hưởng là công dân Việt Nam đủ tuổi nghỉ hưu có đóng bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện thời gian hưởng lương hưu (tối thiểu 15 năm), chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí xã hội (70-75 tuổi).

Để được hưởng chế độ này, người hưởng không hưởng bảo hiểm xã hội một lần và không bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà có yêu cầu được hưởng trợ cấp hằng tháng.

Thời gian hưởng, mức hưởng trợ cấp hằng tháng được xác định căn cứ vào thời gian đóng, bình quân mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của họ.

Thời gian hưởng, mức hưởng trợ cấp hằng tháng được xác định căn cứ vào thời gian đóng, căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động. Mức trợ cấp hằng tháng thấp nhất bằng mức trợ cấp hưu trí xã hội.

Trong thời gian hưởng trợ cấp hằng tháng này, người lao động cũng được hưởng thêm chế độ bảo hiểm xã hội miễn phí và mai táng phí khi qua đời như chế độ hưu trí.

Từ 70 tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội

Trợ cấp hưu trí xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 là loại hình bảo hiểm xã hội do ngân sách Nhà nước bảo đảm, được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển một phần từ quy định về trợ cấp xã hội hằng tháng đối với người cao tuổi.

Người từ 60 tuổi sẽ nhận được những chế độ, trợ cấp gì năm 2025? - 2Người từ 75 tuổi không có lương hưu, trợ cấp được nhận trợ cấp hưu trí xã hội (Ảnh: Ngô Hùng).

Cụ thể, Luật quy định độ tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội thấp hơn 5 tuổi so với tuổi hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng đối với người cao tuổi hiện hành (80 tuổi).

Căn cứ Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024, công dân Việt Nam được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội khi có đủ các điều kiện sau đây: Từ đủ 75 tuổi trở lên; không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, trừ trường hợp khác theo quy định của Chính phủ; có văn bản đề nghị hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.

Công dân Việt Nam từ đủ 70 tuổi đến dưới 75 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và đáp ứng đủ điều kiện thì được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.

Mức trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng do Chính phủ quy định, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội, và khả năng của ngân sách Nhà nước từng thời kỳ.

Định kỳ 3 năm, Chính phủ thực hiện rà soát, xem xét việc điều chỉnh mức trợ cấp hưu trí xã hội. Tùy theo điều kiện kinh tế – xã hội, khả năng cân đối ngân sách, huy động các nguồn lực xã hội, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định hỗ trợ thêm cho người hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.

Đáng chú ý, người vừa đủ điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, vừa thuộc đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng, thì được hưởng chế độ trợ cấp cao hơn.

Trong thời gian hưởng trợ cấp hưu trí, họ được ngân sách Nhà nước đóng bảo hiểm y tế. Khi chết thì tổ chức, cá nhân lo mai táng được nhận hỗ trợ chi phí mai táng theo quy định của pháp luật về người cao tuổi.

Luật cũng quy định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội trên cơ sở đề nghị của Chính phủ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội, và khả năng của ngân sách Nhà nước từng thời kỳ.

Bị mất chiếc lắc vàng gần 20 triệu, tìm khắp nhà chẳng thấy đâu. Hôm đấy tôi dọn dẹp chỉ có đúng cô hàng xóm đến chơi. Tôi mở camera xem lại thì hóa ra cô hàng xóm đi chợ về ngang qua cổng nhà nên nhặt được. Tôi sáng mắt lên chạy sang nhà xin lại gấp, vậy mà cô ấy trả lời như tạt vào mặt tôi gáo nước lạnh “vàng đắt tiền chứ có phải đồ chơi đâu mà ẩu đoảng đến thế”. Hỏi thế nào cô cũng không nhận, tôi lén mua thêm sợi dây giả rồi bỏ trước cổng nhà cô, sáng hôm sau ngủ dậy thì rùng mình nghe tin đêm qua nhà hàng xóm đã …

0

Cô hàng xóm nói như ‘phủi’ khiến tôi tức điên. Kiểu như tôi làm mất vàng thì lỗi do tôi, tôi phải ráng mà chịu.

Hôm thứ 2, tôi bận rộn quá nên vô tình đánh rơi chiếc lắc tay vàng mới mua. Khi đến công ty, tôi mới phát hiện ra tay mình trống rỗng, chiếc lắc gần 20 triệu đã không cánh mà bay. Tôi hốt hoảng xin sếp cho mình nghỉ buổi sáng để về nhà tìm lại. Trên đường về, tôi đi thật chậm để tìm nhưng vẫn không thấy. Đến khi về nhà, tôi tìm khắp nơi, từ cổng vào đến sân và trong nhà nhưng vẫn không thấy đâu.

Mệt quá, tôi nằm vật xuống ghế sô pha, trong tư tưởng đã chấp nhận việc mình bị mất của. Điều tôi buồn nhất là chiếc lắc ấy là quà sinh nhật của chồng tặng; nếu biết tôi làm mất, chắc chắn anh ấy sẽ rất buồn. Có khi anh ấy còn mắng tôi vì tội cẩu thả nữa.

Nằm dài một lúc, tôi mở camera xem lại và bất ngờ khi thấy cô hàng xóm đang lúi húi cầm thứ gì đó ngay trước cổng nhà mình. Tôi phóng to màn hình lên, trời ạ, thứ cô ấy cầm chính là sợi lắc vàng của tôi. Có lẽ lúc ra cổng, tôi mải lo cho con nên đánh rơi chiếc lắc mà không hề hay biết. Trùng hợp là cô hàng xóm đi chợ về ngang qua cổng nhà nên nhặt được.

Bị mất chiếc lắc vàng, tôi hỏi cô hàng xóm thì tái mặt với câu trả lời thẳng đuột đến bực mình - Ảnh 1.

Tôi bị cô hàng xóm mắng cho vì dám hỏi về chiếc lắc bị mất. (Ảnh minh họa)

Tôi vội vã sang nhà cô ấy, hỏi về chiếc lắc và nói cô nếu có nhặt được thì cho tôi xin lại. Lúc hỏi, tôi đã rất mong đợi vì 5 năm nay, mối quan hệ giữa tôi với cô ấy khá tốt. Cô hàng xóm ở một mình, các con đều đi làm xa, lâu lâu mới về thăm nhà một lần. Buổi chiều buồn, cô ấy thường sang nhà tôi chơi với 2 đứa nhỏ. Cuối tuần, cô ấy lại dẫn con tôi về nhà mình chơi, bảo là để căn nhà có chút tiếng cười nói của trẻ con cho đỡ hiu quạnh.

Vậy mà câu trả lời của cô hàng xóm như tạt vào mặt tôi một gáo nước lạnh. “Đúng là cô có nhặt được nhưng tưởng vàng giả nên vứt đi ngay lúc đó rồi. Mà con phải cẩn thận chứ, vàng đắt tiền chứ có phải đồ chơi đâu mà ẩu đoảng đến thế. Đến lúc mất rồi mới tá hỏa đi tìm thì có ích gì nữa?”.

Tôi không ngờ cô hàng xóm lại nói thẳng thừng như vậy, kiểu như tôi làm mất thì tôi phải tự chịu, không được hỏi người khác vậy. Tôi đi về, trong lòng vừa ấm ức vừa tức tối. Tôi không có bằng chứng việc cô hàng xóm lấy vàng của mình nên cũng không dám khẳng định cô ấy tham. Mà chuyện cô ấy vứt chiếc lắc đi cũng khó tin quá. Giờ tôi còn đang giấu chồng, nếu anh biết, tôi phải giải thích như thế nào đây? Và nên nghĩ về cô hàng xóm kiểu nào mới đúng đây?

Con trai lương 30 triệu lại dân Hà Nội chính gốc, không hiểu sao nó nằng nặc đòi lấy vợ xa xôi hẻo lánh tận Lai Châu. Tôi dẫn lễ đúng 1 triệu, làm 3 tráp hỏi rẻ tiền đến hỏi vợ cho nó: “Thế này là tốt lắm rồi, nhà nó lấy được con trai mình khác gì vớ cục vàng”. Đoàn nhà trai lèo tèo hơn 10 người vừa đến cổng nhà gái thì tôi suýt ng/â/t khi nhìn thấy cảnh giữa sân

0

Trông thấy căn biệt thự sang trọng của nhà gái, cả đoàn ai cũng đơ người, nhìn chằm chằm không chớp mắt. Nhất là mẹ Thuần, bà cứ lắp bắp mãi không nói được lời nào.

Thuần và Vy kết hôn vì “bác sĩ bảo cưới” nhưng Thuần lại vui như Tết. Anh và Vy yêu nhau đã lâu, chỉ còn chờ tới ngày này mà thôi. Cưới vợ về chả mấy lại được bế ẵm con, chả sướng quá đi ấy chứ. Có mỗi bố mẹ Thuần là vẫn hậm hực không vui. Ông bà bị ép phải đồng ý, vì không thể chối bỏ đứa cháu chưa ra đời của mình, quan trọng là con trai ông bà bảo sẽ không đời nào bỏ rơi vợ con nó. Vốn ông bà từ trước đã không ưng Vy, vì quê nhà cô tận miền hẻo lánh. Một đứa con gái quê mùa nhường ấy sao mà xứng với trai Thủ đô ngời ngời như con ông bà được!

Ngày ăn hỏi và ngày cưới nhanh chóng được ấn định… qua điện thoại, vì mẹ Thuần viện cớ xa xôi, thời gian lại gấp gáp nên không tiện lên tận nhà Vy nói chuyện. Lúc chuẩn bị cho lễ ăn hỏi, mẹ Thuần tuyên bố với anh sẽ mang 3 tráp lên nhà gái, mà mấy đồ trong đó cũng chỉ mua những thứ rẻ tiền, sơ sài thôi, không cần đầu tư nhiều làm gì. “Gớm, như thế so với nhà cái Vy đã là tươm lắm rồi ấy chứ! Cứ nhìn cái kiểu ăn mặc của nó là biết nhà nó thế nào rồi. Lương cũng đâu có ít lắm mà không dám sắm sửa, chắc gửi về cho bố mẹ hết rồi chứ gì!”, bà phán gọn lỏn. Mặc dù Thuần không vui tí nào, nhưng biết mẹ bực bội nên anh cũng không cự cãi thêm, sợ bà nổi khùng lại dẹp luôn đám cưới thì người thiệt chỉ có anh và Vy mà thôi.

“Mẹ, mẹ định để phong bì dẫn cưới bao nhiêu?”, Thuần hỏi mẹ, vì không thấy bà nhắc gì tới vấn đề này gì cả. Mẹ Thuần trừng mắt: “Lại còn phải tiền dẫn cưới nữa cơ à?”. “Vâng, đấy là thủ tục mà mẹ, thiếu thì hơi khó coi”, Thuần cười lấy lòng. Mẹ anh thở hắt ra, nghĩ một lúc rồi đáp: “Được rồi, cho 1 triệu. Thế đã được chưa?”. Thuần sững sờ khi mẹ anh tiếp tục nói: “Phong bì để mẹ cầm, mày cấm được le ve cho thêm vào đấy!”, mẹ Thuần lườm con trai một cái, chặn đứng ngay ý đồ vừa nhen nhóm trong đầu Thuần.

Tới lúc thuê xe và thuê trang phục cho đoàn nhà trai đi ăn hỏi, mẹ Thuần cũng toàn chọn những loại rẻ tiền. Xe thì thuê 1 xe 16 chỗ cũ mèm, rèm cửa đã ngả màu cháo lòng, ngồi trên xe mà cảm giác long sòng sọc như ngồi trên xe bò, nói không ngoa tí nào. Thuần cười khổ mà không biết phải làm sao với mẹ. Nhà anh cũng đâu đến nỗi nào, tuy không phải giàu có gì. Bản thân anh cũng có tiền tiết kiệm sau mấy năm đi làm, nhưng mẹ Thuần nhất quyết muốn làm thế, phần vì để trút giận, phần vì coi thường gia cảnh nhà Vy. Thôi, cố nhịn bà, đợi cưới hỏi xong xuôi là xong, lúc ấy bà có bắt bẻ hay chèn ép gì, anh nhất định sẽ phản kháng!

gia thế nhà vợ

Nghĩ nhà Vy nghèo nên mẹ Thuần nghe đến đám cưới cứ hậm hực không vui (ảnh minh họa).

Đúng giờ, bầu đoàn nhà trai lên đường tới nhà gái. Thuần mặc dù đã về chơi nhà Vy từ hơn 1 năm trước nhưng anh vẫn nhớ như in địa chỉ. Nhưng nào ngờ, khi xe dừng lại thì không thấy căn nhà 1 tầng khá cũ vốn là nhà Vy đâu, mà thay vào đó là một căn biệt thự khang trang, hoành tráng nổi bật nhất khu phố. Thuần ngỡ ngàng, thấy cổng biệt thự trang hoàng đúng dành cho lễ ăn hỏi đây rồi, mà còn ngờ ngợ chưa dám xác nhận.

Vừa hay Vy chạy ra, anh mới dám xác nhận đây là nhà vợ mình. “Nhà bố mẹ mới xây lại năm vừa rồi. Từ dạo nhà xây anh chưa về chơi còn gì!”, Vy cười giải thích khi thấy rõ thái độ ngạc nhiên của chồng sắp cưới. Thuần cười ậm ừ. Nhưng nhìn sang bầu đoàn nhà mình thì rõ ràng mọi người không bình tĩnh được như anh. Ai cũng đơ người, nhìn chằm chằm không chớp mắt căn biệt thự đẹp đẽ và sự bài trí rực rỡ với toàn hoa tươi của lễ ăn hỏi. Nhất là mẹ Thuần, bà cứ lắp bắp mãi không nói được lời nào.

Sau khi định thần lại, mẹ Thuần vội chạy lại níu tay con trai: “Con, con mang tiền không? Thêm vào lễ dẫn cưới chứ để 1 triệu người ta cười cho”, bà hốt hoảng hỏi. Thuần cố nhịn cười, đưa 20 triệu cho mẹ. May anh cẩn thận, cố ý mang theo. Bà nhìn số tiền, ngần ngại: “Vẫn hơi ít thì phải”. Thuần buồn cười lắm mà không dám cười, mẹ anh đúng thật là, trước đấy bỏ có 1 triệu, giờ tăng gấp 20 lần lại còn vẫn chê ít. “Thế thôi mẹ ạ. Mình làm theo hoàn cảnh nhà mình là được. Không ai trách đâu”, Thuần cười bảo mẹ. Mẹ anh không nói gì nhưng sau đó vẫn lén đi vay thêm của mấy người họ hàng 10 triệu nữa.

Nhà gái tiếp đón vô cùng niềm nở và nhiệt tình. Đội đón tráp và tiếp nước của nhà gái toàn những cô gái trẻ xinh, mặc áo dài đẹp long lanh. Đội ngũ người lớn tuổi tiếp khách cũng ăn mặc vô cùng sang trọng và nổi bật. Lúc bày tiệc thì là tiệc của nhà hàng nổi tiếng nhất thành phố. Nhìn lại sự đơn giản, sơ sài tới lạc lõng của nhà trai, mẹ Thuần hối hận vô vàn, cứ nhìn con trai với ánh mắt trách móc như muốn nói: “Sao mày không bảo mẹ sớm, để mẹ mày mất mặt như thế này đây!”.

Lúc tạm biệt ra về, mẹ Thuần còn cứ nắm tay Vy và mẹ cô áy náy nói mãi: “Hôm nay chuẩn bị sơ sài, mong bên ông bà thông gia đừng trách móc. Vy cũng đừng buồn lòng nhé”. Thuần đứng bên cạnh mỉm cười. Trước đây anh khi yêu Vy, anh về thăm vài lần và ngôi nhà của gia đình Vy cũng chỉ đơn giản như bao nhà khác. Anh cũng chỉ biết bố mẹ Vy làm ăn tự do. Con gái của họ cũng ở trong ngôi nhà thuê như bao cô nàng tỉnh lẻ khác. Mà qua buổi ăn hỏi hôm nay, chứng kiến sự nhiệt tình một cách thật tâm, không hề khó chịu khi nhà trai xuất hiện với những thứ không tương xứng như vậy, anh lại thêm yêu con người Vy và quý mến bố mẹ cô ở sự phóng khoáng và bao dung, không câu nệ tiểu tiết. Cô vợ này, anh đúng thật đã không chọn lầm.

Từ nay: Muốn tách thửa diện tích tối thiểu bao nhiêu mới được cấp sổ đỏ ..

0

Đây chính là câu hỏi được người dân vô cùng quan tâm để biết chi tiết mời tham khảo dưới đây:
Diện tích tối thiểu bao nhiêu mới được cấp sổ đỏ?

Cụ thể, Điều 220 Luật Đất đai 2024 quy định về việc tách thửa, hợp thửa đất. Theo đó, người dân có thể tách, hợp thửa đất khi đảm bảo các điều kiện.

Thứ nhất: Tất cả những thửa đất đã được cấp một trong các loại giấy chứng nhận gồm chứng nhận quyền sử dụng đất; chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Thứ hai: Tất cả những thửa đất phải còn trong thời hạn sử dụng đất.

Thứ ba: Tất cả thửa đất không có tranh chấp, không bị kê biên hay áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cơ quan nhà nước.
Muốn tách thửa làm sổ đỏ riêng cần có diện tích bao nhiêu
Muốn tách thửa làm sổ đỏ riêng cần có diện tích bao nhiêu

Trường hợp đất có tranh chấp nhưng xác định được phạm vi diện tích, ranh giới đang tranh chấp, phần diện tích, ranh giới còn lại không tranh chấp được phép tách, hợp thửa.

Thứ tư: Những thửa đất muốn tách thửa phải hoặc hợp thửa phải có lối đi, kết nối với đường giao thông công cộng hiện có, bảo đảm cấp, thoát nước và nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý. Nếu người sử dụng đất dành một phần diện tích có đất ở trong cùng một thửa làm lối đi, khi tách, hợp thửa đất không phải chuyển đổi mục đích sử dụng với phần diện tích làm lối đi đó.

Ngoài ra, các thửa đất sau khi tách thửa phải bảo đảm diện tích tối thiểu với loại đất đang sử dụng theo quy định của UBND cấp tỉnh. Nếu thửa đất được tách có diện tích nhỏ hơn mức tối thiểu thì phải đồng thời hợp thửa với mảnh đất liền kề.

Trường hợp chuyển mục đích sử dụng một phần thửa đất, diện tích tối thiểu sau khi tách thửa phải bằng hoặc lớn hơn mức tối thiểu của loại đất sau khi chuyển mục đích sử dụng.
Diện tích tối thiểu bao nhiêu thì có thể tách thửa
Diện tích tối thiểu bao nhiêu thì có thể tách thửa

Với thửa đất có đất ở và đất khác, không bắt buộc thực hiện tách thửa khi chuyển mục đích sử dụng một phần diện tích, trừ khi người sử dụng có nhu cầu tách thửa.

Không được tách thửa trong trường hợp phân chia quyền sử dụng đất theo bản án, quyết định của tòa án mà việc phân chia không bảo đảm các điều kiện, diện tích, kích thước tách thửa theo quy định.

Giá vàng hôm nay sáng 16/12: Vàng lao dốc không phanh, người dân k;hóc t;hét

0

Sáng 16/12, giá vàng thế giới hôm nay tiếp tục đứng ở mức thấp và đi ngang, chờ động thái mới về lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Giá vàng thế giới hôm nay đang được niêm yết trên Kitco ở ngưỡng 2.647 USD/ounce, không đổi so với đầu giờ sáng qua.

Giá vàng duy trì ở mức thấp trong bối cảnh chờ đợi cuộc họp lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sắp diễn ra.

Hiện tại, giới đầu tư dường như đã chắc chắn khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất thêm 25 điểm cơ bản tại cuộc họp sắp tới.

Các nhà kinh tế cũng sẽ có được thông tin cập nhật về doanh số bán lẻ tháng 11 và chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân. Các dữ liệu quan trọng khác sẽ được công bố bao gồm dữ liệu sản xuất cùng báo cáo tăng trưởng quý III cuối cùng của Mỹ, doanh số bán nhà và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hằng tuần.

Diễn biến giá vàng hôm nay

+ Giá vàng trong nước

Giá vàng hôm nay 16/12: Tiếp tục duy trì mức thấp- Ảnh 1.

 

Giá vàng duy trì ở ngưỡng thấp. (Ảnh: Công Hiếu).

Lúc 6h ngày 16/12, giá vàng miếng tại Doji và SJC được niêm yết ở mức 83,8 – 86,3 triệu đồng/lượng (mua – bán), không đổi so với đầu giờ sáng qua.

Trong khi đó, giá vàng nhẫn hiện đang được Doji niêm yết ở mức 83,5 – 84,6 triệu đồng/lượng, không đổi.

+ Giá vàng quốc tế

Giá vàng thế giới niêm yết trên Kitco ở mức 2.647 USD/ounce, không đổi  so với đầu giờ sáng qua. Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 2.651 USD/ounce.

Dự báo giá vàng

Kết quả khảo sát vàng hằng tuần mới nhất của Kitco News cho thấy, giới chuyên gia trong ngành vẫn tỏ ra thận trọng với kim loại quý trong ngắn hạn, trong khi tâm lý lạc quan của các nhà giao dịch bán lẻ không thay đổi so với tuần trước.

Giám đốc điều hành Marc Chandler của Bannockburn Global Forex cho rằng, hướng đi của vàng sẽ phụ thuộc vào quyết định của Fed. Ông lưu ý, vàng có nguy cơ kiểm tra lại mốc 2.600 USD/ounce nếu Fed phát tín hiệu sẽ cắt giảm lãi suất ít hơn hoặc dừng cắt giảm lãi trong năm tới.

Theo Chủ tịch Adrian Day của Adrian Day Asset Management, ông Powell có thể sẽ tỏ ra “diều hâu” tại cuộc họp sắp tới và điều đó sẽ gây áp lực lên vàng. Tuy nhiên, ông Day cho rằng, tâm lý lạc quan sẽ sớm quay trở lại khi các yếu tố hỗ trợ cho vàng trong thời gian qua như lực mua từ các ngân hàng trung ương tăng cùng xu hướng phi đô la hóa quay trở lại.

Dự báo hướng đi của vàng trong thời gian còn lại của năm nay, đồng Giám đốc phòng ngừa rủi ro thương mại Sean Lusk của Walsh Trading cho rằng, sức mạnh của đồng USD cùng sự yếu kém theo mùa sẽ hạn chế đà tăng của kim loại màu vàng này.

Theo ông Lusk, đợt giảm giá sẽ là cơ hội mua vào bởi đà tăng của vàng sẽ quay trở lại vào đầu năm tới.

Vợ chồng tôi vừa dọn ra ngoài ở riêng vì mâu thuẫn trong lối sinh hoạt với mẹ chồng khi tôi và bà quá nhiều điểm khác nhau về phong cách ăn uống, sinh hoạt gia đình. Mẹ chồng có thói quen tích trữ đồ trong ngăn mát tủ lạnh rất lâu, 2 tuần vẫn không chịu bỏ lên ngăn đá. Nhiều lần tôi nhắc thì mẹ bảo: “Cho thức ăn lên ngăn đá lúc bỏ xuống mất chất, khó rã đông, thực phẩm không còn tươi. Người ta sinh ra cái tủ lạnh là để bảo quản thức ăn chứ lo gì hỏng, để 2 tuần là bình thường”.Điều khiến tôi cảm thấy sợ nhất là bát nước mắm cũng được mẹ để từ hôm này qua hôm khác. Có lần mẹ luộc đĩa thịt rất ngon nhưng lại dùng bát nước chấm cũ, tỏi ớt đổi màu, trong bát có cả rau dưa hôm trước còn sót lạ. Sau đó, cứ ngồi vào mâm cơm, tôi lại làm bát nước chấm riêng cho hai vợ chồng, ẹ chồng thấy vậy nên “nóng mắt”, nói bóng nói gió: “Nhà nghèo còn sĩ diện, không biết tiết kiệm, đồ ăn thừa đổ đi hết thì biết bao tiền cho vừa”. Nhưng đó chưa phải là điều tồi tệ nhất, khi tôi phát hiện một túi đen đen trong tủ lạnh.. đọc tiếp dưới bình luận

0

Sau khi ra riêng, mỗi lần về thăm bố mẹ chồng tôi lại dọn sạch sẽ tủ lạnh của ông bà. Những thứ “thừa” trong mâm cũng bị tôi mang đổ hết.

Sau khi cưới, tôi ở chung với nhà chồng được khoảng 3 năm thì 2 vợ chồng dọn ra ngoài ở riêng vì mâu thuẫn trong lối sinh hoạt. Thời gian chung sống, tôi và mẹ chồng khá khác nhau về phong cách ăn uống, sinh hoạt gia đình. Đó cũng là lý do chính khiến tôi nhất quyết ra riêng.

Mẹ chồng có thói quen tích trữ đồ trong ngăn mát tủ lạnh rất lâu, 2 tuần vẫn không chịu bỏ lên ngăn đá. Nhiều lần tôi nhắc, mẹ bảo: “Cho thức ăn lên ngăn đá lúc bỏ xuống mất chất, khó rã đông, thực phẩm không còn tươi. Người ta sinh ra cái tủ lạnh là để bảo quản thức ăn chứ lo gì hỏng, để 2 tuần là bình thường”.

mechong FP.jpg

Mẹ chồng, nàng dâu mâu thuẫn vì bát nước chấm. Ảnh minh họa: FP

Tôi cố gắng giải thích cho mẹ hiểu rằng tủ lạnh để bảo quản thức ăn nhưng phải có thời hạn. Dù vậy, mẹ vẫn khăng khăng làm theo ý mình. Vì là nhà của mẹ chồng nên tôi không có quyền can dự nhiều. Tôi thể hiện sự không hài lòng bằng việc mua đồ ăn bên ngoài mang về và không động vào thức ăn mẹ nấu.

Mẹ thường có thói quen làm rất nhiều đồ ăn rồi cho vào tủ lạnh, hôm sau mang ra hâm lại cho đỡ mất công. Có nồi nước xương hầm, mẹ để trong tủ lạnh, lâu lâu nấu lại múc vài muôi, cho thêm rau vào là được bát canh. Nhà neo người nên cứ ngày này qua ngày khác chúng tôi luôn ăn đồ thừa, không có thức ăn tươi mới.

Điều khiến tôi cảm thấy sợ nhất là bát nước mắm cũng được mẹ để từ hôm này qua hôm khác. Mẹ hay rót nhiều nước chấm, đổ đi lại tiếc. Thế nên, hôm nay chấm chưa hết mẹ đậy lại, hôm sau rót tiếp vào thành bát nước chấm mới. Mẹ không cần biết hôm trước chấm thứ gì, có dính rau hay mỡ trong đó hay không.

Có lần mẹ luộc đĩa thịt rất ngon nhưng lại dùng bát nước chấm cũ, khiến tôi sợ. Tôi rùng mình thấy tỏi ớt đổi màu, trong bát có cả rau dưa hôm trước còn sót lại. Bữa cơm mất ngon vì bát nước chấm. Sau đó, cứ ngồi vào mâm cơm, tôi lại làm bát nước chấm riêng cho hai vợ chồng. Mẹ chồng thấy vậy nên “nóng mắt”.

Cũng vì chuyện này mà mẹ chồng, nàng dâu mâu thuẫn. Mẹ chồng nói tôi “nhà nghèo còn sĩ diện, không biết tiết kiệm, đồ ăn thừa đổ đi hết thì biết bao tiền cho vừa”.

Tôi cãi: “Đồ ăn sẽ không thừa nếu mẹ làm ít đi, nước chấm sẽ không nhiều nếu mẹ rót vừa đủ. Con thấy mẹ làm gì cũng nhiều, mua gì cũng nhiều, rồi ăn hết ngày này qua tháng khác, rất mất an toàn. Con không ăn uống được như mẹ. Nếu mẹ không thay đổi thì con buộc phải xin phép ăn riêng”.

Sau lần cãi nhau ấy, tôi và mẹ chồng mâu thuẫn lên đỉnh điểm. Hơn 2 tháng căng thẳng, tôi bàn với chồng ra ngoài ở riêng. May thay, chồng cũng đồng ý dù mẹ chồng tỏ rõ sự không hài lòng.

Nhưng từ ngày ra riêng, mẹ chồng nàng dâu không còn phải tranh cãi về việc ăn uống, tôi được tự do lựa chọn cách sinh hoạt theo ý mình, thực sự cảm thấy rất thoải mái. Tuy có mất thêm tiền thuê nhà nhưng tôi luôn cảm thấy được là chính mình.

Giờ tôi cũng rất thẳng thắn, không ngại dọn tủ lạnh cho mẹ chồng nếu thấy thịt để quá lâu. Tôi càng không ngại thay bát nước chấm mới khi thấy mẹ mang ra bát nước chấm cũ. Mẹ chồng cũng không phản ứng mãnh liệt như trước nữa, có lẽ vì không ở chung nhà nên ai cũng nghĩ thoáng hơn cho đỡ mất lòng nhau.

Về già có tiền sẽ không cần phải nhìn sắc mặt của con cái: 3 điều khắc cốt ghi tâm bạn nên đọc 1 lần

0

Khi có tuổi, nên nhớ 3 điều này để cuộc sống luôn an nhiên – tự tại, không buồn phiền lo lắng…

Điều thứ nhất: Phải có tiền dưỡng già để giữ cho mình tôn nghiêm, không cần phải nhìn sắc mặt con cái

Người ta nói, tiền không phải chìa khóa vạn năng nhưng không có tiền thì cũng chẳng làm được việc gì. Đối với người già mà nói, cơ thể tuy dần dần lão hóa, nhưng tôn nghiêm lại ngày càng cao, đặc biệt là trong chuyện tiền bạc, nếu vì tiền mà phải nhìn sắc mặt của con cái, họ thà nhẫn nhịn không mở miệng còn hơn. Trong tay có tiền, con cái thỉnh thoảng về thăm biếu chút quà hiếu thuận, bản thân cũng có thể trả lại cho chúng dưới hình thức lì xì, mua quà cáp cho cháu tiền ăn vặt, như vậy, cả nhà đều vui.

Đối với người già, điều quan trọng nhất là sự yêu thương, quan tâm và quây quần của con cái. Nhưng người trẻ lúc này ai cũng có gia đình của riêng mình, có áp lực của riêng mình, phải làm việc, phải nỗ lực, phải xã giao, dạy dỗ con cái, hầu như không có thời gian ở bên cha mẹ. Khi con cái không có thời gian ở bên cha mẹ, không thể đem tới cảm giác an toàn về mặt tinh thần cho cha mẹ thì số tiền tiết kiệm trong tay cha mẹ sẽ phát huy tác dụng.

Hầu hết mọi lo lắng, căng thẳng, băn khoăn và việc mất đi sự thanh thản trong tâm hồn đều do những lo lắng về tiền bạc gây nên. Rất nhiều vấn đề về sức khoẻ cũng sinh ra từ sự căng thẳng và lo lắng về tiền bạc. Nhiều vấn đề trong các mối quan hệ cũng bắt nguồn từ những lo lắng về tiền bạc và một trong những nguyên nhân chính của các mâu thuẫn gia đình cũng là những bất đồng xoay quanh vấn đề tiền bạc.

Điều thứ 2 cần nhớ: Hãy để cuộc sống của mình khi về già phong phú, trong tay có tiền, muốn sống ra sao cho vui vẻ thì sống

Sau khi về hưu, trong tay có tiền, có thể rủ bạn bè đi đây đi đó, cũng có thể học và làm những thứ mà hồi trẻ thích nhưng không có thời gian và cơ hội đi làm. Bước vào tuổi lão niên, phải biết cách nâng cao đời sống vật chất của mình một cách thích hợp, uống những loại trà cao cấp, ăn những thức ăn bổ dưỡng, mặc những bộ quần áo đắt hơn một chút, đây cũng là một phương thức nâng cao cảm giác an toàn trong tâm lý.

Trong cuộc sống, để nói bỏ hết tất cả đi du lịch thì mấy ai dám làm. Vậy mới nói, để làm được như họ không chỉ có sự chung tay, thấu hiểu giữa hai vợ chồng mà họ đã chuẩn bị sẵn cho mình một khoản tiền an dưỡng khi về già. Hạnh phúc đôi khi là những chuyến đồng hành và có người bạn đời sát cánh, tìm hiểu những điều mới mẻ. Cuộc sống như thế cũng thật sự ý nghĩa biết bao.

Điều thứ 3: Có tiền, về già, mình có bệnh tật gì cũng sẽ không phiền hà tới con cái

Bước vào tuổi già, bệnh tật dù lớn dù nhỏ cũng là chuyện tất nhiên, trong tay có tiền, không cần con cái vì chuyện tiền viện phí mà thêm một phần gánh nặng, bởi lẽ cuộc sống của chúng cũng sớm đã có không ít gánh nặng rồi. Hơn nữa, gặp được con dâu, con rể tốt thì không sao, nếu không gặp được, thì hà cớ gì mình còn mang thêm rắc rối cho con của mình hay liên lụy tới chúng nữa!Người xưa bảo rồi “ở lâu trên giường bệnh, chẳng con nào là hiếu thảo”, sau này chẳng may có không động đậy được nữa, chỉ chăm chăm dựa vào con cái, cũng chưa chắc đã chắc chắn 100%, hoặc đôi khi chỉ đơn giản là bạn không muốn làm phiền con cái vì chúng cũng đã có đủ gánh nặng để lo rồi, bạn hoàn toàn có thể tự bỏ tiền ra thuê người chăm sóc mình, hoặc vào viện dưỡng lão…

Con người, càng có nhiều tiền tiết kiệm, về già càng đáng tiền. Con cái khi ấy muốn hiếu thuận với bạn, chỉ cần ở bên bạn là được rồi, không cần phải tiêu tiền này tiền nọ, áp lực kinh tế cho chúng cũng nhỏ bớt đi.

Kiếm tiền, phải tranh thủ mà làm sớm, tiết kiệm tiền cũng vậy. Thời trẻ, thường nghĩ rằng, cuộc đời ngắn ngủi, nên phải cố tận hưởng hết mức có thể. Nhưng già rồi mới hiểu rõ, bất cứ việc gì trên đời này cũng đều tồn tại rủi ro. Do vậy bạn buộc phải có sự chuẩn bị về tâm lý cũng như khả năng chống đỡ rủi ro. Dựa núi núi lở, dựa người người chạy, chỉ có dựa vào chính bản thân mình mới thực sự đáng tin cậy nhất.

Nguồn: https://sohuutritue.net.vn/ve-gia-co-tien-se-khong-can-phai-nhin-sac-mat-cua-con-cai-3-dieu-khac-cot-ghi-tam-ban-nen-doc-1-lan-d163877.html

Tủ lạnh chảy nước, lâu làm lạnh, chỉ chị em cách tự khắc phục trong phút chốc, chẳng cần gọi thợ

0

Tình trạng tủ lạnh chảy nước, làm lạnh kém là vấn đề mà nhiều người nội trợ thường gặp phải.

Tủ lạnh là vật dụng nhà nào cũng có. Tủ lạnh giúp mọi người bảo quản thực phẩm trong nhiều ngày. Nhưng vì là thiết bị điện và được cắm phích sử dụng xuyên suốt nên dễ gặp vấn đề, phổ biến nhất là tình trạng bị chảy nước, lâu làm lạnh.

Lúc này, thay vì gọi thợ đến kiểm tra tốn kém thì mọi người nên tự tìm hiểu nguyên nhân trước, nếu là những lỗi dưới đây thì có thể khắc phục nhanh chóng đấy nhé.

Chảy nước từ ngăn mát

Nhiều người đi chợ mua thực phẩm với số lượng lớn, để ăn dần trong cả tuần. Thế là ngăn mát tủ lạnh “vất vả” khi bảo quản thực phẩm chất chồng. Từ đây vấn đề đã phát sinh, khi vô tình chắn mất đường thông gió của ngăn mát, dẫn đến tình trạng lâu làm lạnh.

Chưa kể, nếu như những thực phẩm ấy được rửa kỹ để loại bỏ bụi bẩn nhưng lại không được để ráo trước khi cho vào thì đó cũng là nguyên nhân khiến nước bị rỉ ra, không chỉ làm dơ tủ lạnh, mà còn ảnh hưởng đến các thực phẩm khác.

3

Cho nên, cách khắc phục rất giản đơn, mọi người lưu ý để ráo hoặc dùng khăn giấy thấm khô thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh. Còn ai kỹ hơn thì dùng màng bọc thực phẩm hay cho thực phẩm vào trong túi zip. Bên cạnh đó, mọi người phải sắp xếp thực phẩm gọn gàng, những thứ nào để ở bên ngoài được thì đừng nhồi nhét vào, tránh ngăn mát tủ lạnh bị quá tải.

Chảy nước trong ngăn đông

Nếu mọi người quan sát kỹ, thấy nước chảy ra từ ngăn đông thì lúc này nên mở tủ lạnh ra kiểm tra ngay, coi có phải rằng việc nhồi nhét quá nhiều thực phẩm đã vô tình che mất lỗ thông gió, hệt như tình trạng thường mắc phải ở ngăn mát như vừa nói trên không.

Nguyên nhân khác là cũng có thể do mọi người bất cẩn đóng cửa tủ lạnh không kín hay miếng đệm tủ lạnh lâu ngày đã “xuống cấp” không thể bám dính được nữa, khiến hơi lạnh thoát ra, đá bên trong tan chảy Nếu đúng như vậy thì mọi người cần mua miếng đệm khác thay ngay, để đảm bảo cửa tủ lạnh luôn được đóng kín. Đồng thời, mọi người cũng nên đặt thực phẩm trong ngăn đá gọn gàng, lưu ý đừng chất vào quá nhiều, làm phản tác dụng.

Chảy nước ra sàn từ khay nước phía sau tủ

Đôi khi nước chảy ra sàn là do khay nước phía sau tủ lạnh bị nứt hay ống cấp nước bị lỏng, thậm chí bị hỏng. Cho nên, để xác định đúng nguyên nhân thì mọi người phải đến thật gần và kiểm tra cho kỹ. Tuy nhiên, trước khi kiểm tra, mọi người cần dùng tay khô rút phích cắm tủ lạnh, không còn nguồn điện để đảm bảo an toàn.

Sau đó, lấy khay nước phía sau tủ lạnh ra để kiểm tra trước, coi có xuất hiện lỗ thủng nào không, đồng thời dễ nhìn ống cấp nước, xem có gì khác thường không. Nếu có thì mọi người cần thay mới, còn trường hợp không phát hiện được gì, mà tủ lạnh vẫn rỉ nước thì buộc lòng phải nhờ đến thợ sửa chữa thôi.

14 cách sửa chữa tủ lạnh bị chảy nước ở ngăn đá, ngăn mát tại nhà | websosanh.vn

Khi tủ lạnh đã hoạt động êm ái trở lại, mọi người cũng cần lưu ý trong việc vệ sinh. Hãy duy trì thói quen kiểm tra toàn bộ tủ lạnh, loại bỏ những thực phẩm có dấu hiệu sắp hư thối ra khỏi các ngăn và dùng khăn sạch lau chùi cả trong lẫn ngoài. Việc này không chỉ đảm bảo thực phẩm luôn tươi ngon, ăn không ảnh hưởng sức khỏe, mà giúp tủ lạnh hoạt động tốt, tiết kiệm điện.

Đã 70 tu:;ổi, tôi m:ừng rỡ vì được tái hô:n với vợ kém 22 t:;uổi còn “nguyên đai, nguyên kiện”, không ng:ờ đêm tân hô;n của tôi mới… được vài phút đã phải vào bệnh viện, nghe bác sĩ tuyên bố mà vợ mới cưới mừng thầm, còn tôi thì không thể chấp nhận được sự thật…

0

Sau nửa năm bên nhau, tôi đã không do dự tổ chức đám cưới cùng cô ấy. Thật may, con cái chúng tôi đều thấu hiểu và ủng hộ bố mẹ.

Ở tuổi 62, vì đã ly hôn vợ cũ nên tôi nghĩ rằng sau này sẽ sống cuộc sống hưu trí bình yên một mình cho đến cuối đời. Nhưng kế hoạch của tôi đã rẽ ngang khi gặp Hằng. Cô ấy kém tôi 22 tuổi, là người phụ nữ dịu dàng và tràn đầy năng lượng tích cực.

Chúng tôi nói chuyện rất hợp nhau, gần như không có khoảng cách tuổi tác nên nhanh chóng trở thành một đôi. Tôi biết đây không phải là một quyết định dễ dàng và chúng tôi sẽ phải đối mặt với rất nhiều lời đàm tiếu, dị nghị. Nhưng tôi tin, chỉ cần trong lòng hai chúng tôi có nhau thì mọi khó khăn, thử thách đều có thể vượt qua.

Vì thế, sau nửa năm bên nhau, tôi đã không do dự tổ chức đám cưới cùng cô ấy. Thật may, con cái chúng tôi đều thấu hiểu và ủng hộ bố mẹ.

Vì đều đã lớn tuổi nên chúng tôi chỉ tổ chức một đám cưới đơn giản, mời người thân và một số bạn bè thân thiết. Cả hai nắm chặt lấy tay nhau, nhận lời chúc phúc của mọi người. Bầu không khí lúc đó rất vui vẻ và ấm áp, mọi thứ đúng như chúng tôi mong đợi – hoàn hảo.

Ở tuổi 62, tôi cứ nghĩ sẽ sống một mình đến cuối đời cho đến khi gặp Hằng. (Ảnh minh họa)

Đêm tân hôn, khi không gian chỉ còn lại hai người, tôi bật một bản nhạc nhẹ nhàng để khiêu vũ với vợ, cùng nhau tận hưởng khoảnh khắc ngọt ngào này.

Đêm tân hôn, chúng tôi nắm tay nhau và khiêu vũ, trong mắt chỉ có nhau.
Nhưng khi đang đến đoạn nhảy cao trào, tôi đột nhiên cảm thấy ngực mình đau nhói như bị kim châm, cảm giác như cả thế giới đang quay cuồng vậy. Tôi cố gắng nắm lấy tay vợ, nhưng cơ thể dần mất thăng bằng rồi ngã xuống.

Điều cuối cùng tôi thấy chính là ánh mắt của vợ từ ngạc nhiên chuyển sang hoảng sợ. Cô ấy hét lên, gọi hàng xóm tới giúp đỡ.

Một lúc sau, tôi cảm thấy có người chuyển mình đi, nhưng tôi không thể nhớ chuyện gì đã xảy ra sau đó nữa.

Khi tỉnh dậy, tôi thấy mình đang nằm trên giường bệnh, trên người gắn đủ các loại ống dẫn, thiết bị. Cô vợ trẻ ngồi bên giường bệnh, mắt đỏ hoe nói trong nước mắt:

– Bác sĩ nói bệnh tim của anh tái phát, may mà được đưa đến bệnh viện kịp thời, nếu không thì…

Nghe vợ nói, tôi vừa thấy may mắn vì vừa thoát khỏi cửa tử vừa thấy có lỗi với vợ vì đêm tân hôn lại để cô ấy phải lo lắng, ở trong bệnh viện với mình.

Nghe vợ nói, tôi vừa thấy may mắn vì vừa thoát khỏi cửa tử vừa thấy có lỗi với vợ vì đêm tân hôn lại để cô ấy phải lo lắng, ở trong bệnh viện với mình.

Những ngày sau đó, mỗi ngày vợ đều túc trực bên giường bệnh, lo lắng cho từng miếng ăn giấc ngủ của tôi. Nhìn vợ bận rộn vì mình, tôi cảm thấy rất có lỗi và nghĩ rằng quyết định tái hôn của mình là sai. Nếu không vì tôi, có lẽ cuộc sống của vợ sẽ tốt hơn rất nhiều.

Dường như đoán được tâm ý của tôi, vợ luôn nói:

– Anh lại nghĩ linh tinh cái gì đấy? Dù anh có thế nào thì em cũng sẽ bên cạnh anh, anh đừng hòng đuổi em đi. Mà anh có đuổi em cũng không đi. Chúng mình đã là vợ chồng thì khó khăn, hoạn nạn phải có nhau chứ.

Nhìn thấy ánh mắt đầy quan tâm và yêu thương của vợ, nghe những lời cô ấy nói, tôi nghẹn ngào xúc động. Khi ấy, tôi biết mình đã chọn đúng người

Sau khi xuất viện, để tránh xa sự ồn ào, náo nhiệt của thành phố, chúng tôi chọn định cư ở một vùng quê yên tĩnh, sống một cuộc sống nhàn nhã và bình dị. Mỗi sáng hai vợ chồng cùng nhau đi dạo, trồng hoa và làm vườn, tối ngồi ngoài sân đếm sao.

Mặc dù cuộc hôn nhân của chúng tôi ngay đêm tân hôn đã khởi đầu không mấy tốt đẹp nhưng sự ngọt ngào đơn giản ở hiện tại đã vượt qua mọi mong đợi trước đây của tôi.
Nhìn cuộc sống bình yên trước mắt, tôi nhẹ nhàng hỏi vợ:

– Em có hối hận khi ở bên anh không?

Cô ấy nhìn tôi thật sâu, trong mắt hiện lên một tia dịu dàng, nhẹ nhàng nói:

– Mỗi ngày trôi qua đều là một món quà anh tặng em, em làm sao có thể hối hận được?

Hai vợ chồng ôm nhau thật chặt, chỉ mong thời gian chầm chậm trôi để chúng tôi được hạnh phúc bên nhau dài lâu.

7 năm qua tôi n:ai lưng ra để kiếm tiền ngày đêm, còn vợ chỉ chăm chăm bòn rút đem cho nhà ngoại, không chịu nổi nữa tôi không chuyển tiền của tháng này cho vợ nữa, nào ngờ mẹ vợ lên nhà chỉ thẳng mặt đòi tiền, tôi mang ví mở tung ra khiến mẹ tăng xông… và rồi ….

0

Sống với nhau 7 năm, tôi chưa bao giờ thấy vợ chi một đồng tiền lương mà chỉ tìm cách bòn rút tiền mồ hôi nước mắt của chồng cho nhà ngoại

Nói chuyện này ra, chắc tôi sẽ bị nhiều người bảo rằng làm chồng mà tính toán thiệt hơn với cả vợ mình. Tuy nhiên, mọi thứ đều có giới hạn của nó. Cuộc sống của gia đình của là hai bên cùng vun đắp, nếu như dồn hết trách nhiệm về phía chồng thì vai trò của người vợ trong gia đình sẽ là gì?

Tôi và vợ cưới nhau đã 7 năm. Trước đây, vợ tôi sống ở nông thôn, còn tôi là trai Hà Nội. Sau đám cưới, bố mẹ tôi tặng một căn chung cư nhỏ vì muốn tạo điều kiện cho hai vợ chồng có không gian riêng. Rồi lần lượt 2 đứa con chào đời, cuộc sống của gia đình tôi cứ thế êm đềm trôi.

Biết vợ trước đây sống thiếu thốn nên tôi luôn cố gắng bù đắp, mong muốn cô ấy được hưởng một cuộc sống tốt hơn. Vợ tôi làm trong cơ quan nhà nước, tôi đoán lương chắc chỉ đủ mua sắm cho bản thân nên cũng không yêu cầu cô ấy phải đóng góp gì cho gia đình. Hàng tháng, tôi đưa cô ấy 30 triệu đồng để chi tiêu gia đình. Số thu nhập còn lại, tôi giữ một chút để tiêu vặt và gửi vào sổ tiết kiệm chung, để dành cho các khoản lớn phát sinh sau này.

Tôi nai lưng kiếm tiền, còn vợ chỉ chăm chăm bòn rút cho nhà ngoại - Ảnh 1.

Vợ tôi không phải lo bất cứ khoản chi nào cho gia đình. (Ảnh minh họa: AI)

Vợ tôi không bao giờ nói về thu nhập của mình. Tuy nhiên, sau này để ý thấy tháng nào cô ấy cũng gửi yến, gửi sâm và vài triệu đồng về biếu bố mẹ đẻ từ tiền riêng nên tôi nghĩ thu nhập của vợ không phải là quá thấp. Chỉ có điều, với bất cứ khoản chi nào của gia đình, vợ luôn mặc định đấy là nhiệm vụ của tôi và để mình tôi gánh vác. Bao năm nay, điều đó đã thành thói quen nên tôi cũng không có thắc mắc gì nhiều.

Chỉ có điều, gia đình vợ tôi có nhiều anh chị em, và thường xuyên có việc. Mỗi lần có phát sinh gì, vợ lại hỏi tôi tiền để lo cho gia đình, từ chuyện ông bà ngoại làm đám giỗ tới việc chị gái, anh trai, em út cần sửa nhà, mua xe… Những khoản chi đó quá thường xuyên khiến tôi thấy không thoải mái, nhưng không dám nói vì sợ vợ tự ái, chỉ biết tìm cách đáp ứng.

Với số tiền chục triệu đồng trở lại thì tôi không muốn tính toán nhiều, nhưng trong vòng 2 năm nay, cô ấy đã 2 lần bảo tôi trích tiền tiết kiệm ra cho nhà đẻ vay. Khi thì là anh trai muốn mua căn nhà 1,5 tỷ đồng nhưng mới chỉ có 800 triệu, gần đây nhất thì là lo đám cưới cho em út nhà cô ấy.

Vợ tôi bảo nhà thông gia tương đối khá giả nên cô ấy cũng muốn bố mẹ mình mình nở mày nở mặt chút, muốn tôi trích 200 triệu đồng từ tiền tiết kiệm cho bên ngoại vay tạm để tổ chức cho đàng hoàng.

Chuyện chẳng có gì đáng nói nếu như mới đây công ty tôi không có sự thay đổi về cơ cấu. Tôi được điều chuyển từ bộ phận văn phòng xuống bộ phận quản lý ở nhà máy, cách nhà tới hơn 20km. Nghĩ cảnh sáng nào cũng đưa con đi học rồi tới nhà máy trên một quãng đường quá xa, tôi thấy mệt mỏi nên bàn với vợ mua ô tô để tiện đi lại, điều đó đồng nghĩa với việc phải nhắc bên ngoạ trả lại hai khoản vay lớn kia mới đủ tiền.

Nghe tôi đưa ra ý kiến, vợ tỏ vẻ rất khó chịu, nói: “Anh nên khắc phục đi xe máy một thời gian xem, chứ mới cho vay được hai năm đã đòi tiền thì mang tiếng vợ chồng mình hẹp hòi với anh em”. Dù tôi phân tích hết nước hết cái về việc đi lại xa xôi, nguy hiểm, rồi có cái xe che mưa che nắng con đi học cũng đỡ khổ, nhưng cô ấy vẫn lắc đầu quầy quậy, bảo để vài năm nữa hẵng hay.

Điều tôi bực mình nhất là vợ không có động thái nào để nhắc nhà ngoại nghĩa vụ trả tiền. Trong khi đó, anh trai và em út cô ấy dù đang nợ nhưng vẫn không có ý thức tiết kiệm, thường xuyên khoe ảnh ăn uống nhà hàng, đi du lịch khắp nơi. Với cách sống hưởng thụ của họ thì không biết bao giờ tôi mới đòi lại được khoản vay.

Nói ra thì gây căng thẳng gia đình, rồi vợ tôi lại bảo tôi tính toán với nhà ngoại. Mà không nói thì tôi thấy rất khó chịu với việc mình nai lưng ra làm rồi cuối cùng khi có việc lại không thể dùng tiền của chính mình. Rất mong độc giả cho tôi lời khuyên để vợ tôi có thể chủ động nhắc nhà ngoại trong việc trả nợ thay vì cứ ung dung sống mà như quên mất khoản tiền tiết kiệm của tôi.