Home Blog Page 99

16 năm qua, chồng tôi bán mình cho tư bản, làm việc chăm chỉ ở nước ngoài gửi tiền về, còn tôi ở nhà chắt bóp gom tiền mua đất, làm nhà và nuôi các con cũng như bố mẹ 2 bên. Nhưng chưa kịp nghỉ ngơi thì chồng tôi bị tai nạn và mất ở nước ngoài. Nỗi đau chưa kịp nguôi thì bố mẹ chồng tôi cũng lần lượt qua đời. Sau khi mẹ chồng mất, tôi phát hiện ra mảnh đất 250m2 của ông bà nội bỗng chốc thuộc về anh trai chồng mà không hề có sự đồng ý của tôi. Ngày hôm kia, anh trai chồng bất ngờ qua nhà và đưa ra yêu cầu: “Mảnh đất và ngôi nhà này đứng tên chú thím nhưng theo luật bố mẹ mất rồi thì tôi sẽ được chia một phần tài sản của em trai. Tốt nhất thím đưa cho tôi 500 triệu rồi không phải chia đất đai gì nữa”. Biết trước anh trai chồng không phải dạng vừa, tôi đã tính trước 1 bước khiến hắn xấu mặt bỏ về…

0

Suốt 16 năm, chồng tôi làm việc chăm chỉ ở nước ngoài, kiếm được tiền mua đất, làm nhà và nuôi các con. Anh luôn mong muốn cố gắng kiếm một khoản tiền kha khá để về quê nghỉ ngơi và sum họp cùng vợ con.

Ước mơ của anh ấy chưa đạt được thì gia đình tôi đã nhận được tin đau buồn, anh bị tai nạn và mất ở nước ngoài. Sự ra đi đột ngột của chồng là tổn thất quá lớn với gia đình tôi. Cả đời anh vất vả vì 3 mẹ con tôi, chưa được hưởng thụ đã ra đi mãi mãi.

Tính đến nay, chồng tôi đã mất 9 năm, mỗi khi nhìn cơ ngơi anh để lại, tôi luôn căn dặn các con rằng có cuộc sống tốt đẹp như hôm nay là bố phải đổ máu và nước mắt mới có được. Vì thế các con phải chăm chỉ học tập lao động để sự hi sinh của bố có giá trị.

3 năm trước bố chồng tôi qua đời, tháng vừa rồi bà cũng ra đi do tuổi già sức yếu. Sau khi mẹ chồng mất, tôi phát hiện ra mảnh đất 250m2 của ông bà nội đã thuộc về anh trai chồng.

Thì ra lúc còn sống, bố mẹ chồng đã sang tên đất cho anh ấy, chồng tôi mất nên không được hưởng gì. Tôi rất buồn nhưng không dám nói với ai vì chẳng thể thay đổi được tình hình mà lại khiến gia đình mâu thuẫn.

Anh chồng đòi được chia một phần ngôi nhà mà vợ chồng tôi bỏ tiền ra mua, tôi đã cao tay hơn đi trước một bước- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Ngày hôm kia, anh trai chồng bất ngờ qua nhà tôi và đưa ra yêu cầu quá đáng. Anh ấy bảo:

“Mảnh đất này đứng tên chú thím, theo luật, bố mẹ mất rồi thì tôi sẽ được chia một phần tài sản của em trai. Tốt nhất thím đưa cho tôi 500 triệu rồi không phải chia đất đai gì nữa”.

Sau khi chồng tôi mất, bố mẹ đẻ tôi nói anh chồng tôi là người ranh mãnh và tham lam, người như thế phải đề phòng. Bố khuyên tôi nhờ bố mẹ chồng ra phòng công chứng ký vào giấy từ chối nhận tài sản thừa kế của chồng tôi, sau đó làm sổ đỏ đứng tên tôi để tránh gặp rắc rối với anh chồng.

Nhờ bố hiểu luật mà bây giờ tôi có thể bảo vệ được tài sản của vợ chồng tôi làm ra. Tôi bình tĩnh đưa cuốn sổ đỏ đang đứng tên tôi cho anh chồng xem. Đến lúc này thì anh ấy không nói được lời nào nữa mà xấu mặt bỏ về.

Tôi thấy thật buồn, người thân lần lượt ra đi, còn mỗi vợ chồng anh ấy là chỗ dựa, vậy mà việc làm của anh khiến tôi không còn tin tưởng và thật sự coi thường, ghét bỏ. Tôi không biết sau này sẽ đối mặt với anh ấy thế nào nữa?

Tôi tốt nghiệp Đại học Sư phạm, nhưng ra trường đi dạy được 1 năm thì mẹ tôi sức khỏe yếu đi nên cô phải xin nghỉ để về quê chăm sóc mẹ rồi sẵn mở cửa hàng hoa quả để buôn bán. Cũng vì lý do đó mà gần 30 tôi vẫn chưa nghĩ đến chuyện lấy chồng. Một hôm có người bạn học cũ của mẹ sang chơi giới thiệu cho tôi một anh nhà cũng gia giáo và đang có nhu cầu tìm vợ. Chúng tôi hẹn hò 4 tháng rồi cũng thấy ưng, bàn ngay đến chuyện kết hôn. Ngày cưới tôi họ hàng hai bên đều đến rất đông đủ để chúc mừng, tôi thấy may mắn vì đã tìm được người chồng ưng ý. Nhưng đúng lúc tôi chuẩn bị thay váy cưới thì chồng và mẹ chồng liền vào hỏi: “”Ti;ền mừng rồi vàng của mẹ và họ hàng bên nhà em trao đâu rồi? Đưa đây để mẹ anh kiểm tra rồi giữ cho”. Tôi nói lại luôn: ‘Sao lại để mẹ anh giữ, đây là của hồi môn của mẹ em cho em. Tốt nhất cứ để em giữ cho”. ”Ơ hay, em đã làm dâu nhà này rồi thì phải nghe lời anh chứ. Tiền bạc trong nhà phải để mẹ anh quản, em mau đưa đưa hồi môn của em đây. Hay là nhà em nghèo quá lại cho toàn vàng giả hả?”. ”Sao anh có thể x;ú;c ph;ạ;m mẹ tôi như thế chứ?”. Tôi vừa dứt lời thì mẹ chồng quát cô khi dám lên mặt với con trai mình, còn chồng thì giơ tay t;;á;;t 2 cái khiến má tôi đỏ rộp lên. Đúng lúc đó mẹ tôi xuất hiện nói một câu chấn động khiến cả họ nhà anh trơ mắt nhìn theo….

0

Đám cưới diễn ra vô cùng suôn sẻ, ai cũng mừng cho Linh khi có tấm chồng tốt. Mẹ Linh thì khóc hết nước mắt, bởi thế nên dù khách khứa đã về gần hết thì bà vẫn nán lại ở với con gái thêm chút nữa.

Linh tốt nghiệp Đại học Sư phạm, nhưng ra trường đi dạy được 1 năm thì mẹ cô sức khỏe yếu đi nên cô phải xin nghỉ để về quê chăm sóc mẹ rồi sẵn mở cửa hàng hoa quả để buôn bán.

Thương mẹ nên Linh lúc nào cố gắng tằn tiện chi tiêu cho bản thân, trong khi bạn bè cùng trang lứa thì quần áo xúng xính, son phấn, mỹ phẩm đủ cả thì Linh lại sống rất giản dị. Cô cũng muốn làm đẹp nhưng nghĩ thà dành tiền đó mua đồ ăn ngon bồi bổ cho mẹ thì sẽ tốt hơn.

Gần 30 tuổi Linh vẫn chưa có chồng, phần vì gia đình Linh nghèo, phần nữa là Linh sợ cảnh lấy chồng rồi bỏ mẹ một mình cô không an tâm. Cho đến một lần thì có cô Xuân là bạn học cũ của mẹ Linh đến chơi, thấy Linh liền khen nức nở:

”Ôi trời, cái Linh càng ngày càng xinh ra ấy nhỉ? Thế sắp lấy chồng chưa cháu?”.

Nghe đến đó thì mẹ Linh tiếp lời:

”Cô quá khen rồi, nói thật thì cái Linh nhà tôi nó hiếu thảo lắm, mấy lần tôi giục lấy chồng nhưng sợ cảnh tôi thân già ở mình nên nó không màng chuyện chồng con”.

Vừa nghe xong thì cô Xuân vỗ luôn vào vai Linh:

”Thương mẹ là tốt, nhưng cháu phải hiểu cách khiến mẹ an lòng nhất là cháu phải ổn định gia thất. Rồi có thể đón mẹ về ở cùng mà, thời nay đâu phải phong kiến như trước nữa. Bà chị bạn cô có cậu con trai đẹp trai lắm, hơn cháu 3 tuổi, để cô mai mối cho. Thằng Khải này nó hiền lành mà chăm chỉ làm ăn lắm. Cháu mà gả vào đó thì ăn sung mặc sướng thôi”.

Thế là hôm đó mẹ Linh và cô Xuân bàn nhau chuyện cho Linh và Khải gặp nhau. Theo lời mai mối của cô Xuân thì Linh gặp Khải, nhìn anh rất chững chạc và hiền lành nên Linh ưng ý lắm. Từ khi hai người tìm hiểu nhau mà Khải cứ mua nào là hồng sâm, tổ yến, bào ngư về biếu cho mẹ của Linh. Khải còn nói thẳng với Linh:

”Nếu hai mẹ con em có gì khó khăn cứ nói với anh, đừng có ngại nhé”.

Mẹ Linh cũng khá ưng ý Khải, nhưng lần nào bà cũng dặn con gái:

”Con cứ tìm hiểu cho kỹ, đừng để những thứ trước mắt làm mờ mắt mình. Lấy chồng phải chọn người tử tế, mẫu mực chứ lấy phải chồng vũ phu thì cả đời chỉ có thâm tím mặt mày. Như con cô Hà còn bị chồng đánh trong lễ cưới kìa, xót xa lắm”.

”Con biết rồi, mẹ đừng lo lắng quá lại ảnh hưởng sức khỏe”.
Thấy con gái bị chồng và mẹ chồng xúc trong lễ cưới, người mẹ nghèo lao tới kéo tay nói câu chấn động: 'Về nhà đi con' - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet
4 tháng tìm hiểu tuy không phải dài nhưng cũng đủ để Linh nhận ra Khải chính là người đàn ông mình muốn lấy làm chồng. Cô biết Khải có khuyết điểm là quá nghe lời mẹ dẫn tới không có chính kiến. Nhưng cô tin rồi mình sẽ thay đổi được người đàn ông này, hơn nữa cô cũng đã có tuổi rồi, càng cưới sớm thì lại càng tốt.

Đám cưới diễn ra vô cùng suôn sẻ, ai cũng mừng cho Linh khi có tấm chồng tốt. Mẹ Linh thì khóc hết nước mắt, bởi thế nên dù khách khứa đã về gần hết thì bà vẫn nán lại ở với con gái thêm chút nữa.

Đúng lúc Linh chuẩn bị thay váy cưới thì thấy chồng và mẹ chồng vào hỏi:

”Tiền mừng rồi vàng của mẹ và họ hàng bên nhà em trao đâu rồi? Đưa đây để mẹ anh kiểm tra rồi giữ cho”.

”Sao lại để mẹ anh giữ, đây là của hồi môn của mẹ em cho em. Tốt nhất cứ để em giữ cho”.

”Ơ hay, em đã làm dâu nhà này rồi thì phải nghe lời anh chứ. Tiền bạc trong nhà phải để mẹ anh quản, em mau đưa đưa hồi môn của em đây. Hay là nhà em nghèo quá lại cho toàn vàng giả hả?”.

”Sao anh có thể xúc phạm mẹ em như thế chứ?”.

Linh vừa dứt lời thì mẹ chồng quát cô khi dám lên mặt với con trai mình, còn Khải thì giơ tay tát 2 cái khiến má Linh đỏ rộp lên.

Có thể là hình ảnh về 5 người, bánh cưới, đám cưới và văn bản

”Cô dám trợn mắt lên cãi chồng à? Trong nhà này mẹ chồng và chồng luôn luôn đúng cô biết chưa?”.

Linh chưa kịp nói gì thì mẹ cô lao đến nói:

”Linh, cởi váy ra đi con. Về nhà với mẹ, thà mang tiếng phụ nữ một đời chồng cũng được.”

”Nhưng mà mẹ ơi, đám cưới mới…”.

”Không nhưng nhị gì nữa hết, nhà mình nghèo thật nhưng mẹ nuôi con không phải để làm ô sin hay bao cát cho người khác hành hạ. Bây giờ mới ngày đầu con làm dâu đã bị mẹ chồng và chồng đánh trong lễ cưới, hành hạ như thế này thì sau con còn bị những gì nữa? Không nói nhiều, về nhà với mẹ đi con”.

Thế là mẹ con Linh kéo vali quần áo về, mặc cho nhà chồng giữ lại nhưng mẹ Linh kiên quyết không để con gái sống trong gia đình đó thêm 1 lần nào nữa.

Từ trước đến giờ, tôi luôn kính trọng mẹ chồng. Mẹ hiền lành, chịu thương chịu khó, cả đời chỉ biết lo cho chồng con. Tính bố gia trưởng, song mẹ luôn nhẫn nhịn nhưng lần này thì quá đáng quá. Ông gắt gỏng, quát tháo rồi thẳng thừng đuổi mẹ ra khỏi nhà, mẹ không nói lại nửa lời, chỉ lặng lẽ thu dọn đồ đạc rồi lên thành phố với vợ chồng tôi. Ngay khi vừa nhìn thấy con, mẹ chồng đưa ngay cuốn số tiết kiệm và 5 cây vàng. Tôi cứ chủ quan cho rằng mẹ chỉ gửi tạm mà không ngờ đêm hôm ấy…

0

Mẹ muốn ly hôn, tôi mắc kẹt giữa “cuộc chiến” của bố mẹ chồng

Tôi biết, bố sợ điều tiếng. Xóm làng luôn để ý rồi bàn tán rằng, ông bạc đãi vợ nên bà mới phải tới nhà con ở nhờ.

Đến giờ, tôi vẫn nhớ mãi hình ảnh mẹ chồng đứng ở cửa nhà vợ chồng tôi, tay xách túi nhỏ, ánh mắt buồn bã. Mẹ không nói nhiều, chỉ bảo: “Mẹ ra Hà Nội ở với các con một thời gian”. Sau đó, tôi mới biết bố mẹ chồng tôi lại cãi nhau.

Dù bà không bộc lộ cảm xúc ra ngoài, tôi biết bà rất buồn. Căn nhà bà đã dành cả thanh xuân để vun vén, giờ phải rời xa chỉ vì những trận cãi vã.

Với nhiều người, mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu thường là “cơm không lành, canh không ngọt”. Nhưng tôi và mẹ chồng lại rất thân thiết.
Mẹ muốn ly hôn, tôi mắc kẹt giữa cuộc chiến của bố mẹ chồng - 1Ở tuổi xế chiều, mẹ chồng tôi vẫn phải đối diện với mâu thuẫn vợ chồng (Ảnh minh họa: Xinhua).

Từ trước đến giờ, tôi luôn kính trọng mẹ chồng. Mẹ hiền lành, chịu thương chịu khó, cả đời chỉ biết lo cho chồng con. Tính bố gia trưởng, song mẹ luôn nhẫn nhịn.

Lần này, khi bố gắt gỏng, quát tháo rồi thẳng thừng đuổi mẹ đi, mẹ không nói lại nửa lời, chỉ lặng lẽ thu dọn đồ đạc. Tôi biết, sự im lặng ấy không phải vì mẹ cam chịu, mà vì mẹ đã quá mệt mỏi.

Nhà tôi ở Hà Nội không lớn, nhưng vẫn đủ chỗ cho mẹ. Ngày mẹ lên, tôi và chồng cố gắng làm mẹ vui, đưa mẹ đi đây đi đó để quên đi nỗi buồn. Mẹ cũng cố gắng cười, nhưng đôi lúc tôi vẫn thấy mẹ ngồi thẫn thờ nhìn xa xăm. Chắc mẹ nhớ nhà, nhớ góc sân quen thuộc, nhớ những buổi chiều tự tay mẹ nấu cơm cho cả gia đình.

Thời gian trôi qua, tôi cứ nghĩ mọi chuyện sẽ ổn, nhưng rồi lại nghe những lời bóng gió từ bố. Ông không gọi cho mẹ chồng tôi, mà lại gọi cho vợ chồng tôi để nói chuyện.

Ông kể về những bàn tán của hàng xóm, rằng “thiếu mẹ, nhà cửa trông như nhà hoang” hay “Tết nhất tới nơi mà mẹ của anh chị còn ở Hà Nội chơi chưa về”.

Tôi biết, bố sợ điều tiếng. Xóm làng luôn để ý, bàn tán rằng, ông bạc đãi vợ nên bà mới phải tới nhà con ở. Điều khiến tôi buồn là bố chưa một lần nhìn nhận lại bản thân hay nói một lời xin lỗi với mẹ chồng tôi.

Chồng tôi cũng khó xử. Anh là người con hiếu thảo, luôn muốn gia đình hòa thuận. Anh bảo tôi khuyên mẹ về nói chuyện với bố, nhưng tôi hiểu mẹ hơn. Mẹ có thể về nhưng không phải vì bố, hay vì những lời bóng gió. Mẹ chỉ muốn về khi lòng mẹ thực sự nhẹ nhõm, khi cảm thấy mình được trân trọng.

Mỗi tối, tôi ngồi nói chuyện với mẹ, nghe mẹ tâm sự về những kỷ niệm cũ, về thời bố mẹ còn trẻ, cùng nhau xây dựng mọi thứ từ bàn tay trắng. Tôi hỏi mẹ có muốn về không, mẹ cười buồn rồi lại bật khóc. Mẹ bảo lần này đã nghĩ đến chuyện ly hôn.

Suốt nhiều năm qua, bà đã quá mệt mỏi khi phải sống với một người chồng gia trưởng. Ly hôn ở tuổi xế chiều là điều không ai mong muốn, song bà lại không ngừng nghĩ đến “lối thoát” này.

Khi tôi tâm sự với chồng, anh lại tỏ ra không đồng tình với phương án ly hôn và cho rằng, mâu thuẫn của hai bố mẹ bao nhiêu năm vẫn vậy. Đến tuổi gần đất xa trời mà lôi nhau ra tòa thì còn ra thể thống gì?

Tôi hiểu, anh lo ngại chuyện bố mẹ ly hôn sẽ ảnh hưởng đến danh dự của anh với bạn bè, các mối quan hệ khác. Bố chồng thì liên tục nhắn tin cho tôi, bóng gió nói khuyên bà về. Ông còn nghĩ, tôi đang cố tình giữ bà ở lại để đỡ đần tôi việc nhà, chăm sóc con cái.

Tôi không muốn đứng giữa để giải quyết mọi thứ, nhưng tôi cũng không thể làm ngơ trước sự bất công mà mẹ chồng phải chịu đựng. Có điều, tôi không biết nên bắt đầu từ đâu?

Vợ tôi là con gái duy nhất trong gia đình. Vì thế, từ khi còn yêu nhau, gia đình vợ đã ám chỉ rằng tôi nên ở rể, như một cách để tiện chăm sóc và gần gũi hơn với con gái họ. Tuy nhiên, tôi không đồng ý. Là đàn ông, tôi luôn tâm niệm rằng mình phải tự lập, phấn đấu để có nhà riêng, xe riêng nên sau khi cưới vợ chồng tôi quyết định ở riêng, vợ tôi cũng không phải làm dâu mà tôi cũng không phải làm rể. Dù cố gắng cân bằng như thế, nhưng bố mẹ vợ vẫn giữ thái độ lạnh nhạt với tôi. Khi vợ m::a:;ng th::ai, mâ::u thu::ẫn càng lớn hơn. Mẹ vợ lấy lý do con gái sức khỏe yếu, cần được chăm sóc đặc biệt, nên thường xuyên khuyên tôi nên về ở rể. Bà nói: “Con gái mẹ mang b:ầ::u mà còn phải l:o nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa. Như thế làm sao chịu được!”. Mỗi lần đến nhà chơi, bà đều mang theo rất nhiều món ngon, rồi không quên nói mát: “Thương nhất cháu ngoại tôi, ở nhà riêng chắc gì đã được ăn uống tử tế. Phải chi bố nó chịu thiệt thòi một chút thì 2 mẹ con nó đâu đến nỗi thế này!”. Khi vợ sinh, tôi chọn bệnh viện quốc tế tốt nhất, chi trả toàn bộ chi phí để cô ấy được thoải mái. Mẹ vợ lên chăm con gái ở cữ. Thời gian đầu, bà tỏ ra hài lòng. Nhưng rồi chỉ chưa đầy hai tuần, bà đã tỏ thái độ, thu dọn đồ đạc đòi về. Tôi đi làm về, thấy mẹ vợ đang gói ghém vali trong khi vợ tôi bế con khóc nức nở. Hỏi lý do, bà quay ra trách tôi: “Gọi mẹ anh sang mà chăm con dâu!”. Thì ra mọi chuyện khiến mẹ tôi đùng đùng bỏ về bắt nguồn từ chiếc bánh kem trong tủ lạnh…….

0

Mẹ vợ đến chăm con gái ở cữ được nửa tháng thì đòi về, biết nguyên nhân từ một thứ trong tủ lạnh mà tôi bất lực

Tôi hết mức khuyên rồi năn nỉ mẹ vợ ở lại cho tròn tháng, cháu ngoại cứng cáp hãy về nhưng bà nhát định không chịu.

Vợ tôi là con gái duy nhất trong gia đình. Vì thế, từ khi còn yêu nhau, gia đình vợ đã ám chỉ rằng tôi nên ở rể, như một cách để tiện chăm sóc và gần gũi hơn với con gái họ. Tuy nhiên, tôi không đồng ý. Là đàn ông, tôi luôn tâm niệm rằng mình phải tự lập, phấn đấu để có nhà riêng, xe riêng.

Khi đã làm được những điều đó, tôi không thấy lý do gì để ở rể. Thái độ của tôi rất dứt khoát, điều này khiến bố mẹ vợ không hài lòng. Ngay cả trong ngày cưới, họ vẫn không giấu được sự không ưng ý, còn trách vợ tôi rằng cô ấy “không biết chọn chồng”. Dù bực mình nhưng vì là ngày vui, tôi cố nhịn, không để không khí thêm căng thẳng.

Chúng tôi quyết định ở riêng để không ai phải chịu thiệt thòi. Vợ không phải làm dâu, tôi cũng không ở rể. Cuộc sống vợ chồng trôi qua khá thoải mái. Mỗi tối thứ bảy, chúng tôi về nhà bố mẹ tôi ăn cơm. Ngày chủ nhật, tôi đưa vợ về nhà ngoại chơi cả ngày.

Dù cố gắng cân bằng như thế, nhưng bố mẹ vợ vẫn giữ thái độ lạnh nhạt với tôi. Tôi cũng không vì thế mà nản lòng. Mỗi lần về thăm, tôi đều chuẩn bị quà cáp chu đáo, hoặc giúp đỡ họ việc lặt vặt, nhưng chẳng lần nào nhận được sự hài lòng từ họ.

Khi vợ mang thai, mâu thuẫn càng lớn hơn. Mẹ vợ lấy lý do con gái sức khỏe yếu, cần được chăm sóc đặc biệt, nên thường xuyên khuyên tôi nên về ở rể. Bà nói: “Con gái mẹ mang bầu mà còn phải lo nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa. Như thế làm sao chịu được!”.

Để giải quyết vấn đề, tôi thuê người giúp việc. Tưởng rằng mẹ vợ sẽ yên tâm, ai ngờ bà càng không vui. Mỗi lần đến nhà chơi, bà đều mang theo rất nhiều món ngon, rồi không quên nói mát: “Thương nhất cháu ngoại tôi, ở nhà riêng chắc gì đã được ăn uống tử tế. Phải chi bố nó chịu thiệt thòi một chút thì 2 mẹ con nó đâu đến nỗi thế này!”.

Tôi bất lực. Với tôi, vợ là tất cả. Tôi cố gắng chăm sóc cô ấy tốt nhất có thể, nhưng trong mắt mẹ vợ, tôi vẫn chỉ là gã chồng vô tâm.

Khi vợ sinh, tôi chọn bệnh viện quốc tế tốt nhất, chi trả toàn bộ chi phí để cô ấy được thoải mái. Mẹ vợ lên chăm con gái ở cữ. Thời gian đầu, bà tỏ ra hài lòng. Nhưng rồi chỉ chưa đầy hai tuần, bà đã tỏ thái độ, thu dọn đồ đạc đòi về. Tôi đi làm về, thấy mẹ vợ đang gói ghém vali trong khi vợ tôi bế con khóc nức nở. Hỏi lý do, bà quay ra trách tôi: “Gọi mẹ anh sang mà chăm con dâu!”.

Thì ra, mọi chuyện bắt nguồn từ một chiếc bánh kem. Vợ tôi nhân ngày sinh nhật mẹ tôi đã lặng lẽ đặt một chiếc bánh để sau giờ làm, tôi có thể mang qua nhà tặng mẹ. Không ngờ mẹ vợ nhìn thấy chiếc bánh trong tủ lạnh, liền nổi giận. Bà trách vợ tôi: “27 năm nay, mẹ chưa bao giờ nhận được một cái bánh kem từ con. Vậy mà lại nhớ ngày để làm sinh nhật cho mẹ chồng!”.

Dù vợ tôi cố giải thích rằng cô ấy chỉ muốn tạo mối quan hệ tốt với mẹ chồng, nhưng mẹ vợ vẫn không nguôi giận. Bà nói, suốt những năm tháng nuôi dạy, chăm sóc con gái, bà luôn dành cả tấm lòng yêu thương. Nhưng giờ đây, con gái bà lại chỉ biết nghĩ cho người ngoài, hết nghe lời chồng ở riêng, giờ lại tổ chức sinh nhật cho mẹ chồng.

Mẹ vợ bỏ đi trong cơn tức giận. Vợ tôi khóc rất nhiều, vừa thương mẹ, vừa áy náy vì cảm thấy có lỗi. Tôi cố gọi điện xin lỗi mẹ vợ, nhưng bà chỉ trách móc, không chịu nguôi ngoai. Tôi thực sự không biết phải làm sao để hàn gắn mối quan hệ này. Một bên là gia đình vợ, một bên là sự cố gắng xây dựng tổ ấm riêng, tôi thấy mình như đứng giữa hai dòng nước ngược.

Tôi l:y h:ôn được hơn một năm qua. Mặc dù tôi là người chịu khó, yêu thương chồng con và hết mực với nhà chồng, tôi cũng đ::ẻ cho chồng hai đứa nam có, nữ có, kháu khỉnh, đáng yêu… Vậy mà chồng tôi vẫn dứt áo ra đi, anh ta về ở hẳn với nh:ân t:ình… Tôi thuê nhà rồi chăm sóc cho các con. Gần đây, bố chồng tôi đến thăm mấy mẹ con tôi nhiều hơn. Tôi nghĩ, do ông quen sống với các cháu, hàng ngày đều chơi đùa với các cháu, nên khi các cháu ra ngoài ở, ông cũng buồn nên thường xuyên ghé thăm cháu. Nhưng cách đây 1 tháng, bố chồng tôi muốn ngỏ ý muốn mua cho mấy mẹ con tôi một căn hộ nhỏ, trước mắt là mấy mẹ con ở, sau này là ông cho các cháu. Ai nghĩ rằng mẹ chồng biết được bà mắng tôi 1 trận “T:ao không ngờ, m::ày là đứa con dâu x::ấu x::a, không tr:ách chồng m::ày nó bỏ đi theo g::á:i. Giờ m:ày định m::ồi ch::ài bố chồng…” và rồi ….

0

Tôi ly hôn được hơn một năm qua. Mặc dù tôi là người chịu khó, yêu thương chồng con và hết mực với nhà chồng, tôi cũng đẻ cho chồng hai đứa nam có, nữ có, kháu khỉnh, đáng yêu… Vậy mà chồng tôi vẫn dứt áo ra đi, anh ta về ở hẳn với nhân tình. Nhiều lần bố mẹ chồng tôi gọi về để giáo huấn, song chồng tôi đều bỏ ngoài tai hết.

Không thể cứu vãn cuộc hôn nhân, tôi cũng đành phải nộp đơn ra tòa để ly hôn người chồng bội bạc. Mặc dù bố mẹ chồng tôi ra sức níu giữ tôi lại để được chăm sóc các cháu, nhưng tôi nghĩ mình không nên ở lại để bố mẹ chồng phải khó xử khi đã có con dâu mới.

Chồng tôi đã có con với nhân tình, nên anh ta hoàn toàn nhường quyền nuôi con cho tôi. Vậy là, ở độ tuổi 34, tôi đã làm mẹ đơn thân với hai con nhỏ. Cuộc sống vất vả hơn khi tôi phải ra ngoài thuê nhà. Ngày tôi dọn đi, bố chồng tôi bật khóc vì thương các cháu còn nhỏ đã chịu cảnh gia đình ly tán, rồi đây sống vất vả do bố không chu cấp đồng nào.

Tôi ra ngoài ở, nhưng được bố chồng rất quan tâm, hằng tháng ông bà nội đều ghé qua chỗ tôi để thăm các cháu và cho tiền đỡ đần tôi tiền thuê nhà, sinh hoạt phí và tiền học cho các con. Tôi cũng vui mừng lắm vì bố chồng tôi sống tình nghĩa, hết mực yêu thương con cháu.

Lúc tôi ly hôn, bố chồng tôi cũng giận con trai lắm, ông cũng tuyên bố là chỉ coi các con của tôi là cháu và tôi là con dâu. Bố chồng tôi cũng muốn hàn gắn mà không được, đành bất lực nhìn hôn nhân của chúng tôi đổ vỡ. Vậy nên, bố chồng tôi luôn quan tâm đến tôi và các cháu, ông rất yêu quý hai đứa con tôi, tối nào cũng gọi điện để gặp cháu, cũng hay qua nhà tôi thăm các cháu. Có hôm, bố chồng còn mời cả 3 mẹ con chúng tôi đi ăn nhà hàng sang trọng, tụi nhỏ thích lắm.

Gần đây, bố chồng tôi đến thăm mấy mẹ con tôi nhiều hơn. Tôi nghĩ, do ông quen sống với các cháu, hàng ngày đều chơi đùa với các cháu, nên khi các cháu ra ngoài ở, ông cũng buồn nên thường xuyên ghé thăm cháu. Nhưng cách đây 1 tháng, bố chồng tôi muốn ngỏ ý muốn mua cho mấy mẹ con tôi một căn hộ nhỏ, trước mắt là mấy mẹ con ở, sau này là ông cho các cháu.

Tôi cũng vui mừng lắm, tự dưng thoát khỏi căn nhà thuê. Tôi và bố chồng cũng tìm hiểu khắp nơi để mua căn hộ phù hợp, cách nhà ông bà nội khoảng 5 km để ông bà tiện qua thăm cháu… Tìm được một căn hộ ưng ý đúng tiêu chí và giá tiền rồi, tôi với bố chồng đã hẹn ngày đặt cọc nhà.

Tuy nhiên, niềm vui ấy không thể kéo dài bao lâu vì ngay trước hôm hẹn đặt cọc nhà, mẹ chồng tôi bỗng dưng xuất hiện ở nhà thuê của tôi và đùng đùng chửi bới, xúc phạm tôi. Mẹ chồng tôi mắng mỏ tôi:

” Tao không ngờ, mày là đứa con dâu xấu xa, không trách chồng mày nó bỏ đi theo gái. Giờ mày định mồi chài bố chồng, bắt ông ấy mua nhà để tiện hú hí với nhau chứ gì? Ngày nào tao cũng thấy ông ấy đắm đuối mang ảnh cháu ra xem, nhìn cháu thì ít mà ngắm con dâu là chính “.

Mẹ chồng tôi còn tiết lộ, bố chồng tôi đã có “quỹ đen” bí mật bao lâu nay, bây giờ mới lộ ra khi mua nhà cho con dâu. Lúc đó, tôi cảm thấy rất sốc, tôi nói với mẹ chồng tôi là ông mua cho các cháu chứ không phải mua cho con dâu. Nhưng mẹ chồng tôi vẫn cứ quy chụp tôi và bố chồng cặp bồ với nhau và tuyên bố sẽ cấm cản việc mua nhà cho tôi.

Tôi rất sốc trước những câu nói của mẹ chồng, tôi hay không vì tôi luôn giữ khoảng cách với bố chồng… nên tôi thực sự cảm thấy buồn và thất vọng với mẹ chồng. Bố chồng tôi từ hôm đó tới nay ít tới thăm các cháu, nhưng ông quả quyết sẽ mua bằng được nhà cho các cháu.

Sau ông về họp gia đình lại, ông chỉ thẳng cô con dâu mới và con trai ông :

Gói kỳ nghỉ gia đình

 

– Cho 1 tuần mời ra khỏi nhà, còn bà muốn đi với chúng nó đi luôn, không thể tin nổi một người như bà mà còn nói những lời xúc phạm ông như vậy, còn không thì ly hôn, tôi chưa nói chuyện đề đóm của bà đấy …

Ông chỉ thẳng mặt mặt con dâu mới ông nói :

Đừng tưởng sau lưng tôi là tôi không biết cái gì ? Cô cướp chồng và bố của các cháu tôi là cô hiền lành thảo mai, miệng thì dẻo, lười chảy thây không chịu đi làm chỉ lo giữ chồng, xúi bậy bà nhà tôi, không có cửa vào nhà tôi.

Ông quay lại con trai nói :

– Một tuần mời vợ chồng anh ra khỏi nhà, cây muốn lặng mà gió không dừng chỉ vậy. Nhà này của tôi, ngay mẹ anh cũng không đóng góp mà chỉ phá nên mời ra khỏi nhà, từ ngày anh bỏ vợ, công việc làm ăn cũng lùi, số tiền tôi cho anh mượn làm ăn vợ chồng anh lo mà trả, đó là tiền của cháu tôi ăn học.

Bà vợ gào lên :

– Ông ăn phải thuốc lú của nó “ dâu cũ” về ông đòi đuổi cả nhà ra đường…

Ông nói :

– Tại bà a dua theo con trai bà, mỗi ngày nó cho bà vài chục để bà đề đóm nên nhà mới ra cơ sự này. Nếu bà con chanh chua tôi bán nhà luôn

……

Vậy là ông cùng bên ngoại mua đất làm nhà cho ba mẹ con tôi, thỉnh thoảng ông qua thăm cháu, nhìn ông gày xọp đi, tôi thấy thương ông, chỉ biết dặn các cháu phải quất quít ông nội …

Chồng cũ bị đuổi ra khỏi nhà, làm ăn thì thất bát nợ nần, cô vợ mới chán nản gây lộn suốt, để con lại cho mẹ chồng cũ nam tiến …

Một tháng tới thăm con một lần, thấy chồng cũ xác xơ tôi cũng cố gắng né gặp, mẹ chồng cũ cũng mất mặt không đến thăm cháu.

Mỗi lần bố chồng cũ sang chơi lại khề khà với bố tôi, nhiều hôm hai ông đánh cờ quên cả cắm cơm …

Ông cũng từng nói :

– Đời con còn trẻ, nếu ai ưa thì bố đứng ra gả con, chứ nhà bố có lỗi với ba mẹ con, con quá…

Sưu tầm (Không rõ tác giả)

Tập đoàn Sơn Hải đề xuất khai thác sớm gần 70km trên cao tốc 12.000 tỷ đồng, chủ đầu tư nói gì?

0

Tập đoàn Sơn Hải đề xuất mở khai thác sớm một phần tuyến cao tốc Vân Phong – Nha Trang nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân dịp Tết Nguyên đán 2025.

Theo Báo Thanh Niên, vào ngày 18/12/2024, Tập đoàn Sơn Hải đã có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải (GTVT) và Ban Quản lý dự án 7, đề nghị đưa vào khai thác đoạn cao tốc dài 68,35km nối từ cao tốc Nha Trang – Cam Lâm đến nút giao Vạn Giã, thuộc dự án cao tốc Vân Phong – Nha Trang trước ngày 10/1/2025.

Cụ thể, Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải, Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex – VCG), CTCP Lizen (LCG) là các nhà thầu thi công công trình thành phần này. Theo tiến độ ban đầu, dự án sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác vào cuối năm 2025. Tuy nhiên, hiện các nhà thầu đang thi công vượt tiến độ và cam kết sẽ hoàn thành toàn bộ các hạng mục công trình (bao gồm đường gom, đường nhánh…) cho đoạn tuyến dài 68,35km trước ngày 10/1/2025.

“Để sớm đưa công trình vào khai thác, phát huy hiệu quả đầu tư và đặc biệt là phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong dịp Tết Nguyên đán, chúng tôi kính đề nghị Bộ GTVT và Ban Quản lý dự án 7 chỉ đạo các đơn vị liên quan hoàn thành các thủ tục cần thiết để đưa đoạn tuyến vào vận hành trước ngày 10/1/2025”, văn bản của Tập đoàn Sơn Hải nêu rõ.

Liên quan đến đề xuất này, đại diện Ban Quản lý dự án 7 (chủ đầu tư) cho biết, đơn vị đã tiếp nhận được thông tin kiến nghị của nhà thầu. Dự kiến trong ngày 19/12/2024, chủ đầu tư sẽ làm việc với các nhà thầu, đồng thời đi kiểm tra, rà soát, đánh giá lại hiện trường, thủ tục pháp lý, điều kiện đưa vào sử dụng khai thác theo quy định của pháp luật và báo cáo Bộ GTVT xem xét.

Thi công thần tốc, Sơn Hải đề xuất đưa một phần cao tốc 12.000 tỷ đồng vào khai thác trước Tết Nguyên đán
Đoạn cao tốc Vân Phong – Nha Trang do Tập đoàn Sơn Hải thi công đã hoàn thành (Ảnh: Thế Quang)

Được biết, cao tốc Vân Phong – Nha Trang là dự án thành phần thuộc dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn năm 2021 – 2025, được khởi công đồng thời với 11 cao tốc thành phần vào ngày 1/1/2023.

Công trình có chiều dài hơn 83km, đi qua thị xã Ninh Hòa và 3 huyện Vạn Ninh, Diên Khánh, Khánh Vĩnh (tỉnh Khánh Hòa). Điểm đầu của dự án nối với phía nam hầm Cổ Mã (huyện Vạn Ninh), gần quốc lộ 1, mặt đường phần lớn đã được thảm nhựa. Tuyến cao tốc này sẽ có 4 làn xe, rộng 17m với vận tốc tối đa 90km/h. Dự án có tổng mức đầu tư gần 12.000 tỷ đồng và được chia thành 2 gói thầu xây lắp, gồm:

Gói thầu XL01 (từ Km285 – Km337+500) do Liên danh CTCP Lizen (LCG), CTCP Đầu tư và Xây dựng Giao thông Phương Thành, CTCP Hải Đăng và CTCP Đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật VNCN E&C thi công.

Gói thầu XL02 (từ Km337+500 – Km368+350) do Liên danh Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải – Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex – VCG) thi công.

Cuối tuần rồi, vợ chồng tôi cùng con nhỏ vượt hơn 200 km về quê thăm bố mẹ chồng. Khi trở về thành phố, mẹ chồng dúi vội vào tay tôi túi trứng gà quê, nói rằng đó là trứng gà nhà nuôi, mang lên để nấu cháo cho cháu. Ban đầu tôi từ chối vì đường xa lại lỉnh kỉnh đồ đạc, nhưng mẹ chồng tha thiết nài nỉ, chồng tôi lại thốt lên một câu làm tôi chạnh lòng: “Kh:in:h quà nhà quê à mà không nhận?” Không muốn làm mất lòng ai, tôi đành cầm túi trứng. Xe khách đông người, tôi vừa bế con, vừa xách túi trứng, chen chúc lên xe mà chẳng được chồng giúp đỡ. Trong lúc hỗn loạn, một vài quả trứng bị vỡ, và chẳng mấy chốc, mùi tanh bắt đầu lan khắp xe. Căng thẳng dâng cao khi có hành khách n:ôn ọ:e vì mùi hôi, khiến tôi buộc phải xin tài xế dừng xe để vứt bỏ túi trứng. Chồng tôi ngồi ngay cạnh, vẫn im lặng không nói lời nào, nhưng khuôn mặt đầy vẻ khó chịu như muốn trút hết lên tôi. Về đến nhà, thay vì thông cảm, anh lập tức vứt hành lý xuống đất, chỉ tay mắng tôi: “Cô giỏi thật! Trứng gà bố mẹ tôi để dành cho con cái mà cô nỡ lòng nào vứt bỏ dọc đường!”… 👇 Đọc tiếp dưới bình luận

0

Cuộc hôn nhân tưởng chừng êm đẹp của vợ chồng tôi lại có ngày rơi vào căng thẳng chỉ vì… một chục trứng gà. Câu chuyện tưởng như đùa này đang khiến tôi trăn trở không biết mình sai hay đúng, và liệu gia đình nhỏ này có vượt qua được sóng gió do điều nhỏ nhặt ấy gây ra?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Hành trình về quê và món quà quê đầy bất ngờ

Cuối tuần vừa qua, tôi và chồng cùng con nhỏ vượt hơn 200 km về quê thăm bố mẹ chồng. Vì công việc bận rộn, con nhỏ còn vất vả, nên việc về quê là cả một dịp hiếm hoi và quý giá. Bố mẹ chồng cũng rất trân trọng, mẹ chồng còn đi chợ từ sáng sớm mua cua về làm lẩu chiêu đãi.

Khi chúng tôi lên đường trở về thành phố, mẹ chồng dúi vội vào tay tôi túi trứng gà quê, nói rằng đó là trứng gà nhà nuôi, sạch và bổ, mang lên để nấu cháo cho cháu. Ban đầu tôi từ chối vì đường xa lại lỉnh kỉnh đồ đạc, nhưng mẹ chồng tha thiết nài nỉ, chồng tôi lại thốt lên một câu làm tôi chạnh lòng: “Khinh quà nhà quê à mà không nhận?”. Không muốn làm mất lòng ai, tôi đành cầm túi trứng, dù biết chắc việc mang chúng trên chuyến xe khách chật cứng sẽ chẳng hề dễ dàng.

Từ mùi tanh đến mâu thuẫn bùng nổ

Những gì tôi lo lắng đã thành sự thật. Xe khách đông người, tôi vừa bế con, vừa xách túi trứng, chen chúc lên xe mà chẳng được chồng giúp đỡ. Trong lúc hỗn loạn, một vài quả trứng bị vỡ, và chẳng mấy chốc, mùi tanh bắt đầu lan khắp xe.

Người ngồi cạnh tôi thì thở dài bịt mũi, có người còn châm chọc rằng tôi không đóng bỉm cho con. Căng thẳng dâng cao khi có hành khách nôn ọe vì mùi hôi, khiến tôi buộc phải xin tài xế dừng xe để vứt bỏ túi trứng. Chồng tôi, ngồi ngay cạnh, vẫn im lặng không nói lời nào, nhưng khuôn mặt đầy vẻ khó chịu như muốn trút hết lên tôi.

Về đến nhà, thay vì thông cảm, anh lập tức vứt hành lý xuống đất, chỉ tay mắng tôi: “Cô giỏi thật! Trứng gà bố mẹ tôi để dành cho con cái mà cô nỡ lòng nào vứt bỏ dọc đường!” Tôi cũng chẳng chịu nhún nhường, lớn tiếng cãi lại: “Anh tiếc thì sao anh không cầm? Trứng vỡ tan nát hết, giữ làm gì?”

Câu chuyện chẳng dừng ở đó. Trong cơn giận dữ, chồng tôi đập vỡ chiếc ti vi, bỏ ra ngoài ăn tối, rồi ngủ luôn ở phòng khách.

Nỗi bức xúc của người vợ và câu hỏi chưa lời đáp

Sáng hôm sau, không một lời làm lành. Tôi bế con mà lòng đầy ấm ức. Chồng cho rằng tôi cố tình để trứng vỡ, coi khinh quà của bố mẹ chồng. Còn tôi, chỉ thấy sự bất công khi anh vì sĩ diện mà đổ hết mọi lỗi lầm lên đầu tôi.

Tôi không muốn xuống nước trước, bởi nếu làm vậy, tôi sẽ mãi là người nhún nhường, còn chồng thì không bao giờ nhận ra cái sai của mình. Nhưng liệu quyết định giữ im lặng này có khiến hôn nhân càng thêm căng thẳng?

Quý độc giả, trong câu chuyện này, ai đúng ai sai? Phải chăng vì một túi trứng mà chúng tôi đang tự đánh mất sự hòa hợp từng vun đắp? Mong mọi người hãy cho tôi lời khuyên!

 

Chính thức: Tạm biệt Cao Văn Hùng- hungthu phonghoa quán cafe Phạm Văn Đồng khiến 11 người ra đi mãi mãi …

0

Các cơ quan chức năng sẽ sớm kết luận điều tra, hoàn thiện hồ sơ, đưa ra xét xử vụ án tàn độc này.

Sớm đưa vụ phóng hỏa giết 11 người ra xét xử

Chiều 19/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài chủ trì họp Ban Thường vụ Thành ủy nghe báo cáo và chỉ đạo xử lý vụ phóng hỏa xảy ra tại quán cà phê số 258 đường Phạm Văn Đồng.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài khẳng định, vụ phóng hỏa xảy ra tại số nhà 258 đường Phạm Văn Đồng là vụ án giết người đặc biệt nghiêm trọng, gây phẫn nộ trong dư luận xã hội. Vụ việc được lãnh đạo Trung ương đặc biệt quan tâm, có ý kiến lãnh đạo, chỉ đạo xử lý vụ việc.

Vụ đốt quán cà phê khiến 11 người chết: Đưa Cao Văn Hùng ra xét xử trong thời gian sớm nhất- Ảnh 1.

Hình ảnh mới nhất của Cao Văn Hùng tại cơ quan công an. Nguồn: CA HN

Bí thư Thành ủy Hà Nội đề nghị các cơ quan tư pháp thành phố sớm kết luận điều tra, hoàn thiện hồ sơ, đưa ra xét xử vụ án trong thời gian nhanh nhất, lên án tội ác dã man gây ra vụ án đặc biệt nghiêm trọng này; quá trình điều tra phải xem xét kỹ các vấn đề để ngăn chặn những hệ lụy liên quan.

Về nhiệm vụ thời gian tới, Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu Ban Cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo, huy động các y, bác sĩ giỏi nhất để tập trung chăm sóc, điều trị cho các nạn nhân; đồng thời tiếp tục hỗ trợ các gia đình có người tử vong, vừa giúp ổn định tâm lý, vừa chia sẻ, giúp đỡ việc mai táng.

Được biết, sau vụ việc, chính quyền quận Bắc Từ Liêm đã hỗ trợ 11 nạn nhân tử vong mức 103 triệu đồng/người, tổng số tiền 1,293 tỷ đồng; hỗ trợ 4 người bị thương, mỗi người 40 triệu đồng, với tổng số tiền 160 triệu đồng (nguồn từ ngân sách thành phố, quận và nguồn cứu trợ của quận).

Lời khai dã man của Cao Văn Hùng

Ngày 19/12, Công an Hà Nội khởi tố bị can Cao Văn Hùng (51 tuổi, trú xã Đại Mạch, huyện Đông Anh, Hà Nội) để điều tra tội Giết người.

Tại cơ quan công an, Hùng khai vào quán cà phê đã gọi một cốc bia và một bao thuốc lá. Sau đó Hùng đứng dậy hỏi chủ quán hết bao nhiêu tiền để trả. Lúc này một nữ nhân viên nói hết 50.000 đồng.

Hùng tìm trong túi quần không thấy ví. Bị can nhớ ra đang để “bên kia” nên nói với nhân viên “đợi tí anh đi lấy tiền”.

Vụ đốt quán cà phê khiến 11 người chết: Đưa Cao Văn Hùng ra xét xử trong thời gian sớm nhất- Ảnh 2.

Chân dung Cao Văn Hùng sau khi bị bắt. Ảnh: CA HN

Lúc này, nhân viên của quán có hô hoán “thằng này không trả tiền”. Lập tức, một người đàn ông xuất hiện và đánh Hùng làm người này ngã ra đường. Người đàn ông này sau đó tiếp tục đấm đá vào người Hùng.

10 phút sau, Hùng tỉnh dậy, suy nghĩ “phải mua xăng đốt chứ nó đánh mình đau thế này”. Bị can liền gọi taxi đi mua một cái xô và đến cây xăng mua 150.000 tiền xăng rồi quay lại hắt vào cửa kính quán cà phê khiến xăng chảy vào bên trong quán và vào chân mình.

Cơ quan chức năng xác định, tại thời điểm xảy ra vụ án, trong quán có 17 người. Trong đó có 11 người tử vong (7 nam, 4 nữ) và 4 người bị thương. Nguyên nhân sơ bộ các nạn nhân chết do ngạt khói và bị cháy.

Cao Văn Hùng có thể đối diện án tử hình?

Phân tích vụ việc trên dưới góc độ pháp lý, luật sư Lê Hồng Vân (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho biết trên báo An ninh Thủ đô rằng, với hành vi tàn độc, mất hết nhân tính, kẻ phóng hỏa giết người có thể phải đối diện án tử hình.

Theo điều 123 của Bộ luật Hình sự năm 2025, những ai phạm tội giết người sẽ phải chịu mức án từ 12 năm tù đến tử hình nếu rơi vào một trong những trường hợp sau: giết hai người trở lên, giết người dưới 16 tuổi, giết phụ nữ mang thai, giết người đang thi hành công vụ hoặc vì công vụ, thực hiện tội ác một cách man rợ, sử dụng phương pháp có thể gây tử vong cho nhiều người, có tính chất côn đồ, hoặc vì động cơ hèn hạ.

Nếu không thuộc trường hợp đặc biệt nào trên, đối tượng sẽ nhận án từ 7 đến 15 năm tù.

Vụ đốt quán cà phê khiến 11 người chết: Đưa Cao Văn Hùng ra xét xử trong thời gian sớm nhất- Ảnh 3.

Nụ cười gây phẫn nộ của đối tượng Hùng tại cơ quan công an dù đã phóng hỏa làm chết 11 người. Ảnh: MXH

Trong vụ án đốt quán café khiến 11 người chết, thủ phạm có thể sẽ bị áp dụng các tình tiết tăng nặng do sử dụng cách thức giết người có khả năng gây chết nhiều người, theo luật sư Lê Hồng Vân phân tích.

Cũng theo dõi vụ việc, luật sư Lưu Thị Kiều Trang, Giám đốc Công ty Luật Khải Hoàn Tâm và thuộc Đoàn Luật sư TP Hà Nội, bày tỏ quan điểm trên báo Dân Trí rằng đây là một vụ việc đau lòng, bắt nguồn từ một mâu thuẫn nhỏ nhưng lại gây ra hậu quả nặng nề. Hành vi của nghi phạm Hùng cho thấy sự coi thường pháp luật, tính ích kỷ và đê tiện.

Với hậu quả nghiêm trọng làm 11 người tử vong và thiệt hại lớn về tài sản, đối tượng cần bị xét xử nghiêm theo luật định.

Quyết định nhanh chóng của cơ quan điều tra trong việc áp dụng các biện pháp tố tụng đối với nghi phạm dựa trên Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015 là hoàn toàn hợp lý, nhằm xử lý thích đáng, luật sư Trang nhận định.

Luật sư cho biết thêm, xét đến hậu quả làm chết 11 người, nghi phạm có khả năng phải đối mặt với mức án tù từ 12 đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình – khung hình phạt cao nhất cho tội danh này.

Theo doisongphapluat.nguoiduatin.vn

Cập nhật: Kể từ 1/1/2025, những trường hợp xe máy điện này phải có bằng lái xe

0

Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ quy định về độ tuổi lái xe và bổ sung quy định về độ tuổi tối đa khi được lái xe đối với cả nam và nữ.

Luật Trật tự ATGT đường bộ vừa được Quốc hội thông qua quy định, từ ngày 1-1-2025. Theo đó, Luật quy định về tuổi lái xe được điều khiển xe tuỳ theo các hạng giấy phép lái xe.

Tăng độ tuổi tối đa khi lái xe

Cụ thể, tại Điều 59 quy định tuổi, sức khỏe của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ như sau:

Người đủ 16 tuổi trở lên được điều khiển xe gắn máy;

Người đủ 18 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng A1, A, B1, B, C1, được điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ;

Người đủ 21 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng C, BE;

Người đủ 24 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D1, D2, C1E, CE;

Người đủ 27 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D, D1E, D2E, DE;

Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người (kể cả ô tô buýt) trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe), xe ô tô chở người giường nằm là đủ 57 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ.

tuổi lái xeLuật Trật tự an toàn giao thông đường bộ bổ sung thêm quy định về tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người. Ảnh: TN

Luật cũng quy định, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải bảo đảm điều kiện sức khỏe phù hợp với từng loại phương tiện được phép điều khiển. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng; khám sức khỏe định kỳ đối với người hành nghề lái xe ô tô; xây dựng cơ sở dữ liệu về sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định độ tuổi của người lái xe trong lực lượng quân đội, công an làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

Luật hiện hành quy định ra sao?

Hiện hành, theo quy định của Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về độ tuổi của người lái xe như sau:

Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;

Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe môtô hai bánh, xe môtô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ôtô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ôtô chở người đến 9 chỗ ngồi;

Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ôtô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);

Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ôtô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);

Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ôtô chở người trên 30 chỗ ngồi, lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);

Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.

Ngoài ra, người thí sinh cần đáp ứng điều kiện về sức khỏe. Theo đó, người điều khiển xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe điều khiển và công dụng của xe.

Quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe sẽ được Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đưa ra. Ngoài ra, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khỏe của người lái xe cũng được các cơ quan chức năng quy định.

Sau sin:h con g:ái đầu lòng, vì điều kiện kinh tế kém quá nên 2 vợ chồng đành gửi con nhờ chị dâu chăm sóc rồi cùng anh trai chđi xuất khẩu lao động nước ngoài. Một mình chăm sóc hai đứa nhỏ cùng bố mẹ già quả thật không hề dễ dàng nhưng chị vẫn đồng ý. Từ ngày đi ra nước ngoài, vợ chồng tôi chưa một lần về thăm nhà. Mãi tới khi hết hạn hợp đồng lao động 3 năm tôi mới về nước. Tuy nhiên mặc dù gọi điện cho con mỗi ngày nhưng khi gặp được bố mẹ, con bé vẫn tỏ ra xa cách với vợ chồng tôi, quấn quýt với chị dâu nhiều hơn. Khoảnh khắc đấy trái tim tôi như bị b:óp: ng:hẹt, đa:u đớ:n không tài nào thở nổi. Đêm đến khi con ngủ say, tôi tranh thủ ngắm nghía đồ đạc của con gái rồi chuẩn bị đồ để mai con tới lớp mẫu giáo. Thế nhưng khi mở chiếc balo nhỏ của con ra, tôi lại vô cùng s:ửng s:ốt khi thấy một thứ… 👇

0

Khi con ngủ say, tôi tranh thủ ngắm nghía đồ đạc của con gái rồi chuẩn bị đồ để mai con tới lớp mẫu giáo. Thế nhưng khi mở chiếc balo nhỏ của con ra, tôi lại vô cùng sửng sốt khi thấy một thứ.

Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo ở nông thôn, bố mẹ là nông dân quanh năm ngày tháng bán mặt cho đất bán lưng cho đời. Dẫu vậy, bố mẹ luôn cố gắng lo cho 3 chị em tôi (tôi là con cả) đi học cho bằng bạn bằng bè và đương nhiên họ kỳ vọng vào chúng tôi rất nhiều. Bố mẹ luôn mong con chữ sẽ giúp chị em tôi thoát nghèo, có cuộc sống đủ đầy về sau.

Thế nhưng, thấy bố mẹ làm việc vất vả quá nên tôi đã bỏ học từ năm lớp 11 để đi làm kiếm tiền, mặc kệ sự phản đối của họ. Tôi học hành chẳng đâu vào đâu, các em học giỏi hơn, tương lai còn dài, thôi thì tôi đi làm kiếm tiền phụ giúp bố mẹ còn có ích hơn.

Sau khi đi làm, tôi quen Tùng, gia cảnh cũng chẳng khác biệt gì so với nhà tôi là mấy. Chỉ khác ở điểm Tùng là con út trong gia đình 2 anh em trai thôi.

Yêu nhau gần một năm anh ngỏ ý cưới, nhưng phần vì tôi còn quá trẻ, phần vì chưa báo hiếu được cho bố mẹ nên tôi không đồng ý. Tùng vẫn kiên nhẫn chờ đợi, mãi sau 6 năm bên nhau, chúng tôi mới chính thức về chung một nhà.

Sau 6 năm hẹn hò, tôi và Tùng về chung một nhà. (Ảnh minh họa)

 

Sau 6 năm hẹn hò, tôi và Tùng về chung một nhà. (Ảnh minh họa)

Trước đó 2 năm, anh trai của Tùng đã lấy vợ và mới sinh con. Vợ chồng anh đang sống cùng bố mẹ chồng. Còn về phía chúng tôi, vì không có điều kiện ra riêng nên sau đám cưới đành phải ở chung với bố mẹ và vợ chồng anh chị. Nhà tuy hơi chật hẹp, 3 gia đình nhỏ chung sống với nhau nhưng may thay ai cũng yêu thương, quan tâm và chăm sóc lẫn nhau nên không khí trong nhà rất đầm ấm, vui vẻ.

Năm thứ 2 sau khi kết hôn, tôi hạ sinh con gái đầu lòng. Vốn dĩ tôi muốn tự tay chăm sóc con nhưng điều kiện kinh tế kém quá nên khi con gái được 2 tuổi, vợ chồng tôi đành gửi con nhờ chị dâu chăm sóc rồi cùng anh trai chồng đi xuất khẩu lao động nước ngoài. Một mình chăm sóc hai đứa nhỏ cùng bố mẹ già quả thật không hề dễ dàng nhưng chị vẫn đồng ý.

Phải xa con ai chẳng đau chẳng xót, nhưng vì tương lai của con mà chúng tôi đành dứt áo đi tha hương cầu thực. Tôi cũng tin chị dâu là người hiền lành, thương con thương cháu, chắc chắn sẽ đối xử tốt với con gái tôi thôi.

Nỗi nhớ con da diết, tối nào tôi cũng tranh thủ gọi điện về cho con gái. Chỉ cần được nhìn thấy con trong chốc lát, biết con hôm nay ăn những gì, chơi cái gì cũng đủ khiến tôi hạnh phúc rồi.

Dù lòng đau như cắt nhưng vì tương lai của con, tôi đành gửi con nhờ chị dâu chăm sóc. (Ảnh minh họa)

Dù lòng đau như cắt nhưng vì tương lai của con, tôi đành gửi con nhờ chị dâu chăm sóc. (Ảnh minh họa)

Mới đó đã 3 năm trôi qua, con gái tôi đã 5 tuổi rồi. Từ ngày đi ra nước ngoài, vợ chồng tôi chưa một lần về thăm nhà. Mãi tới khi hết hạn hợp đồng lao động 3 năm tôi mới về nước. Trong những năm qua, hai vợ chồng đã tiết kiệm được một khoản tiền kha khá, lần này về có thể mua trả góp một căn nhà để ra riêng sống cho thoải mái rồi.

Ngồi trên máy bay, tôi rất háo hức, chờ ngày được gặp mặt con, ôm con gái vào lòng cho thỏa nỗi nhớ sau bao ngày xa cách. Tuy nhiên mặc dù gọi điện cho con mỗi ngày nhưng khi gặp được bố mẹ, con bé vẫn tỏ ra xa cách với vợ chồng tôi, quấn quýt với chị dâu nhiều hơn. Khoảnh khắc đấy trái tim tôi như bị bóp nghẹt, đau đớn không tài nào thở nổi.

Đêm đến vợ chồng tôi nằm ngủ cùng con, thủ thỉ tâm tình để kéo gần khoảng cách. Khi con ngủ say, tôi tranh thủ ngắm nghía đồ đạc của con gái rồi chuẩn bị đồ để mai con tới lớp mẫu giáo. Thế nhưng khi mở chiếc balo nhỏ của con ra, tôi lại vô cùng sửng sốt khi thấy một thứ.

Nhìn thấy thứ trong balo của con gái, tôi bật khóc nức nở. (Ảnh minh họa)

Nhìn thấy thứ trong balo của con gái, tôi bật khóc nức nở. (Ảnh minh họa)

Ngoài vài bộ đồ của con gái cùng 2 hộp sữa để mai con tới trường, trong balo còn có một bọc tiền và một tờ giấy gấp tư. Trên tờ giấy viết:

– Đây là số tiền bao năm qua em gửi về cho chị chăm cháu, nay chị trả lại toàn bộ cho em. Bên cháu lâu ngày chị đã coi con bé như con ruột của chị rồi nên em không cần áy náy. Anh đi làm cũng kiếm được tiền gửi về cho chị, mà nuôi một đứa nhỏ có vất vả, tốn là bao đâu. Hơn nữa chị biết lần này hai đứa về dự định mua nhà ra ở riêng, nên hai đứa cầm lấy số tiền này mà thêm vào. Thôi thì cứ coi như tấm lòng của anh chị.

Trước đi làm nước ngoài mỗi tháng tôi đều gửi về cho chị 5 triệu nhờ chăm con, tính ra 3 năm tổng cộng tôi đã gửi về 180 triệu nhưng chị không lấy một đồng. Tuy tôi không trực tiếp nuôi con, nhưng tôi thừa biết nuôi một đứa trẻ vất vả cỡ nào.

Nhớ ngày tôi đi, con gái tuy đã 2 tuổi nhưng rất biếng ăn, hay ốm lại khó uống thuốc, một đêm dậy khóc tới mấy lần vất vả vô cùng. Còn bây giờ con gái có da có thịt, hồng hào hẳn ra, đã vậy còn rất ngoan ngoãn và nghe lời. Như thế cũng đủ biết chị dâu đã tận tình chăm sóc con gái tôi tốt như thế nào, vậy mà chị còn nói nuôi một đứa nhỏ có vất vả, tốn là bao đâu.

Đọc những dòng chị viết tôi bật khóc nức nở. Tôi biết ơn chị vô cùng. Tôi tự hứa với lòng mình sau này sẽ đối xử tốt với chị, đưa con về nhà chơi nhiều hơn và dạy con phải hiếu thuận với chị để đền đáp công ơn dưỡng dục này.