Home Blog Page 114

Từ 1/1/2025: Người dân mua xe cũ không sang tên chính chủ bị CSGT phạt tới 4 triệu đồng, đúng không?

0

Lỗi xe không chính chủ là gì?

Theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ 2008, Nghị định 100 năm 2019, Nghị định 123 năm 2021 thì có thể lỗi không chính chủ là việc chủ xe không làm thủ tục đăng ký sang tên xe tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi được mua hay được cho hay được tặng,  được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô; xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô.

Như vậy, theo Nghị định 100, không có lỗi nào được gọi là lỗi đi xe không chính chủ mà chỉ quy định về việc xử phạt với hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe để chuyển tên chủ xe trong giấy đăng ký xe sang tên theo quy định của pháp luật.

Theo quy định cụ thể tại khoản 10 Điều 80 Nghị định 100 thì việc xác minh để phát hiện hành vi vi phạm quy định về sang tên xe chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông; qua công tác đăng ký xe.

Như vậy có thể hiểu là: Nếu người điều khiển mượn xe người khác đi ra đường mà vi phạm giao thông thì không bị xử phạt lỗi vi phạm này trừ trường hợp gây tai nạn mà qua công tác điều tra, xác minh được các chủ thể đó đã có hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe máy, ô tô. Còn khi CSGT dừng xe để kiểm tra giấy tờ, xử phạt lỗi giao thông thì người dân sẽ không bị kiểm tra về lỗi xe không chính chủ.

Từ 1/1/2015, phạt nặng mua bán xe không sang tên chính chủ

Từ 1/1/2015, phạt nặng mua bán xe không sang tên chính chủ

Tuy nhiên, khi mượn xe người thân, bạn bè,… để chạy trên đường thì sẽ không bị phạt lỗi xe không chính chủ.

Người điểu khiển xe khi CSGT kiểm tra thì các chủ thể đó sẽ cần xuất trình đầy đủ các loại giấy tờ sau thì sẽ không bị xử phạt về lỗi sang tên xe dù tên trên cà vẹt và CMND/CCCD của người điều khiển khác nhau:

– CMND/CCCD của người điều khiển phương tiện.

– Giấy đăng ký xe.

– Bằng lái xe của người điều khiển phương tiện.

– Bảo hiểm bắt buộc xe máy hoặc xe ô tô.

– Giấy đăng kiểm xe (chỉ áp dụng đối với ô tô).

Từ 1/1/2015, phạt nặng mua bán xe không sang tên chính chủ

Phòng CSGT, CATP Hà Nội (PC67) cho biết, từ 1/1/2015, thông qua công tác đăng ký phương tiện; điều tra, giải quyết tai nạn giao thông nếu phát hiện chủ phương tiện khi mua bán xe không thực hiện sang tên đổi chủ sẽ bị phạt mức cao nhất là 4 triệu đồng.

Cụ thể, trường hợp chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô không thực hiện việc chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định sẽ bị phạt từ 1 triệu đến 2 triệu đồng đối với cá nhân; từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự không làm thủ tục đăng ký sang tên xe khi mua bán, cho – tặng…

Theo quy định, ngay khi có quyết định điều chuyển, bán, cho, tặng xe, chủ xe phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đó cấp giấy chứng nhận đăng ký xe đó để theo dõi. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày làm chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe.

Tôi lấy chồng 8 năm nay, luôn được cánh chị em ngưỡng mộ vì có người chồng tài giỏi, kiếm ra tiền. Khi chúng tôi kết hôn, chồng đã có nhà riêng, ô tô xịn, cuộc sống rất ổn định. Ba mẹ anh ở Mỹ. Thu nhập của anh hàng tháng phải đến cả trăm triệu, chưa kể các khoản khác, chẳng giấu vợ bao giờ. Chồng lại động viên tôi đi làm, nhưng tôi không muốn đi làm lại từ đấy thua bạn bè. Giữa lúc mâu thuẫn ấy chưa hòa giải được thì chồng tôi đột ngột báo ở nhà xin nghỉ việc…Tôi kinh ngạc vô cùng về quyết định của chồng… và rồi …

0
Tôi lấy chồng 8 năm nay, luôn được cánh chị em ngưỡng mộ vì có người chồng tài giỏi, kiếm ra tiền. Khi chúng tôi kết hôn, chồng đã có nhà riêng, ô tô xịn, cuộc sống rất ổn định. Ba mẹ anh ở Mỹ.
Thu nhập của anh hàng tháng phải đến cả trăm triệu, chưa kể các khoản khác, chẳng giấu vợ bao giờ, nhưng phần tính toán anh giỏi hơn, vì anh học Kế Toán- Tài Chính. Chính vì thế mà những năm qua tôi đều ở nhà trông con, dù anh nói gửi con đi làm lại, anh cũng muốn tôi ra ngoài làm tám tiếng thôi, nếu việc nhà không kịp thì thuê giúp việc, nhưng vì nghỉ lâu nên tôi ngại đi làm phần muốn toàn tâm với chồng con nên tôi chọn ở nhà, nghĩ một mình chồng cũng dư sức lo cho cả gia đình cuộc sống đủ đầy.
Hai đứa con của chúng tôi cũng lớn dần rồi. Chồng lại động viên tôi đi làm, nhưng tôi không muốn đi làm lại từ đấy thua bạn bè. Giữa lúc mâu thuẫn ấy chưa hòa giải được thì chồng tôi đột ngột báo ở nhà xin nghỉ việc.
Tôi kinh ngạc vô cùng về quyết định của chồng. Trước đó anh chưa hề phàn nàn, ca thán về công việc hay có ý định triển khai kế hoạch khác. Thậm chí chồng tôi còn rất kỳ vọng vào tương lai phát triển ở công ty này.
Tôi hỏi và chồng bảo có mâu thuẫn với sếp tổng. Nhưng cả tháng sau đó tôi chỉ thấy chồng ở nhà ăn chơi không hề có ý định đi xin việc chỗ khác, thỉnh thoảng lại đi đâu đó rồi về ngồi thở dài. Sốt ruột hỏi anh thì chồng cáu gắt loạn lên. Anh bảo bao năm làm việc phục dịch vợ con, bây giờ chẳng lẽ không nghỉ ngơi được một thời gian hay sao.
Nói thật chồng tôi thu nhập cao nhưng đi liền với đó cũng là rất nhiều chi phí phát sinh. Lại thêm 2 đứa con nhỏ, cho nên những năm qua chúng tôi cũng không để dư ra được nhiều, tính tôi lại thoáng hay mua đồ cá nhân thuộc xịn. Nếu chồng tôi không sớm đi làm, sợ rằng gia đình sẽ lâm vào cảnh khó khăn.
Nghĩ trong bụng như vậy nhưng tôi không dám giục nhiều vì đúng thật là anh đã phải chịu nhiều áp lực khi đi làm với mức thu nhập cao như thế. Cho đến khi tôi phát hiện chồng bán chiếc ô tô mà anh vẫn dùng để đi làm thì mới tá hỏa phát hiện có điều gì đó lạ thường.
Tôi thẳng thắn hỏi anh để rồi bần thần đến chết lặng khi biết nguyên do:
– Chồng tôi đang bị ung thư giai đoạn hai, anh ấy mới phát hiện ra thời gian gần đây trong một lần đi khám sức khỏe.
Tôi đau đớn tưởng gục ngã. Nhưng lời tuyên bố của anh sau đó lại khiến tôi đờ đẫn không biết phải đáp lại ra sao:
– “Thôi thì số phận đã an bài, tôi cũng chấp nhận chẳng kêu ca, than phiền gì. Nhưng bao năm vất vả cực nhọc lo cho người khác, bây giờ tôi phải sống cho mình, tận hưởng nốt những ngày còn lại”.
Nói rồi chồng tôi bảo anh sẽ bán nhà và rút hết sạch số tiền tiết kiệm còn lại trong ngân hàng, sau đó một mình đi du lịch, anh để lại cho 3 mẹ con tôi một số tiền đủ để trang trải cuộc sống vài năm, sau đó tôi tự lo.
Tôi gật đầu đồng ý. Anh xứng đáng được hưởng những điều đó. Tôi sẽ xin đi làm để kiếm tiền nuôi 2 con. Nhưng nghĩ đến những tháng ngày trước mặt mà tôi thấy chới với, chông chênh quá. Chồng tôi để tôi gánh nặng cả hai vai, nếu bán nhà chữa bệnh còn nước còn tát tôi không kêu ca gì, nay chỉ để anh đi du lịch với số tiền ấy mẹ con tôi thuê nhà ở được bao lâu ..
Ai đến thăm anh anh đều nói chuyện bán nhà, vì nhà anh có trước hôn nhân nên tôi không phản đối được. Ba mẹ anh về nước đưa anh đi kiểm tra, về tôi thì không dám hỏi mà anh cũng không nói gì với tôi ngoài : – Bán nhà ..
Mấy người bạn cùng công ty đến thăm anh cũng nói : – Mai tao bán nhà đi du lịch một mình rồi “về đi” là vừa ..
Họ vừa cười vừa nói : – Khi nào bán nhà gọi tao ..
Có lẽ vì sự vô tâm của tôi chỉ biết hưởng thụ, chồng bệnh mà không biết, thậm chí chưa lần nào cùng anh đi khám bệnh, lúc nào cùng vì con, để cho ba mẹ từ nước ngoài về theo anh đi điều trị tôi mới biết chồng bị ung thư xương ống quyển chân trái, khả năng tháo khớp nay mai thôi. Ba mẹ chồng cũng không nói năng gì tôi mà qua con lớn mới biết bệnh chồng.
Tôi tâm sự với mẹ ruột thì bị mắng một trận, bà chỉ ra mọi sự sai trái của tôi. Vậy tôi làm hồ sơ nhờ bạn chồng xin đi làm lại. Con cái có xe đưa rước, chồng có bố mẹ chồng lo còn tôi tập tễnh làm lại từ đầu.
“ Mai tao bán nhà” chắc vì hoảng loạn khi biết mình ung thư, Chồng lại thích du lịch, mà tôi luôn luôn can chồng xem ti vi được rồi đi làm gì cho tốn tiền …
Tôi phải sửa đổi lại cách sống của mình, đừng nhận hết mọi quan tâm của chồng mà mình ỷ lại. Mình phải đi làm để lỡ chồng không kiếm được tiền mình vẫn sống tốt ..
Hiện tại “ Mai tao bán nhà “ là anh đã theo ba mẹ sang Mỹ chữa bệnh. Nhà không ai hỏi mua dù nhà đẹp. Tôi đã đi làm, tuy lương 12 triệu nhưng gặp gỡ mọi người vui vẻ, tôi hứa sẽ sửa tính vô tâm của mình..

Nhà chồng tôi có 3 anh em trai, sau khi các anh chồng ra ở riêng thì chúng tôi lại sống cùng bố mẹ. Bố mẹ chồng tôi phải chăm sóc cho 2 con của 2 chị dâu nhưng lúc ông bà ốm đau thì chỉ có mình tôi chăm bẵm. Ngay sau đó, cuộc họp gia đình được mở ra, tôi đưa cho các anh chị xem cuốn sổ chi tiêu từ khi tôi cầm thẻ lương hưu của mẹ chồng đến nay. Mỗi tháng, tôi chi cho bà 2 triệu tiền ăn, 3 triệu tiền thuốc thang, số tiền còn dư thì mua vàng cho bà giữ. Sau khi họp xong, mẹ chồng gọi các con vào phòng và đặt 3 túi vàng trên bàn, ai thích lấy phần nào thì lấy. Mẹ bảo bản thân già rồi, mua vàng chỉ để cho con cháu. 2 chị dâu nhanh tay chọn túi nặng nhất, để cho tôi túi nhỏ nhất. Đến lúc mở ra thì 2 người đó mỡi ngớ người, 2 túi đó chỉ toàn là…

0

Chồng tôi là người mang nguồn thu chính về cho gia đình, anh không thể ở nhà được. Còn lương của tôi cũng đủ chi tiêu sinh hoạt cho cả nhà, tôi mà nghỉ thì gánh nặng sẽ đổ lên vai chồng.

Nhà chồng tôi có 3 anh em trai, sau khi các anh chồng ra ở riêng thì chúng tôi lại sống cùng bố mẹ. Chồng tôi rất có hiếu với ông bà, anh sợ tuổi già của 2 người không có con cái ở cạnh sẽ tủi thân, thế nên dù vợ thuyết phục thế nào thì cũng không chịu ra riêng.

Để dập tắt ý tưởng mua đất làm nhà của vợ, chồng quyết định lấy hết tiền tiết kiệm để đập bỏ nhà cũ xây mới trên đất của ông bà. Từ ngày xây xong nhà, tôi không còn ý định ra ngoài sống nữa, cam chịu sự sắp đặt của chồng.

Ở cùng với bố mẹ chồng lâu ngày, tôi nhận thấy ông bà là những người tốt nên cuộc sống của tôi cũng khá thoải mái khi ở nhà chồng.

Có một điều nghịch lý trong gia đình tôi, khi con tôi còn nhỏ, bố mẹ chồng không phải chăm sóc mà lại qua trông nom con cái của 2 chị dâu sống gần nhà chúng tôi. Bởi nhà ngoại ở gần nên tôi gửi con để đi làm mỗi ngày. Thế nhưng khi về già thì sức khỏe của ông bà nội lại giao phó hoàn toàn cho tôi phụng dưỡng.

Mỗi khi ông bà ốm đau bệnh tật thì chỉ có tôi phục vụ, còn các anh chị chỉ đến hỏi thăm vài câu hay mua được hộp sữa thuốc bổ là xong nhiệm vụ. Sau khi bố chồng mất, sức khỏe mẹ yếu hẳn không thể tự nấu cơm và vệ sinh bản thân được nữa.

Ở cùng với bố mẹ chồng lâu ngày, tôi nhận thấy ông bà là những người tốt nên cuộc sống của tôi cũng khá thoải mái khi ở nhà chồng. (Ảnh minh họa)

Công việc của tôi làm từ sáng sớm đến tối muộn mới về, các con tôi học về muộn không thể cơm nước giúp bà được. Các anh chị cũng đang công tác, không ai có ý định nghỉ chăm sóc bà.

Chồng tôi bảo:

“Mẹ vất vả nuôi nấng 3 con khôn lớn, bây giờ các anh chị muốn thuê người làm chăm sóc cho bà nhưng anh không yên tâm. Anh muốn tuổi già của mẹ được sống vui vẻ bên con cháu chứ không phải người ngoài. Vợ chồng mình phải có một người ở nhà trông nom bà, không thể đi làm hết được”.

Chồng tôi là người mang nguồn thu chính về cho gia đình, anh không thể ở nhà được. Còn lương của tôi cũng đủ chi tiêu sinh hoạt cho cả nhà, tôi mà nghỉ thì gánh nặng sẽ đổ lên vai chồng.

Tôi cũng muốn con cái nhìn vào tấm gương của bố mẹ hiếu lễ với bà mà học hỏi nên tôi quyết định nghỉ việc ở nhà chăm sóc mẹ chồng. Vậy là suốt 7 năm qua, tôi luôn ở bên phụng dưỡng mẹ chồng cho các anh chị yên tâm kiếm tiền và gia đình được yên ổn.

Một hôm người hàng xóm qua chơi, thấy tôi tất bật xoa bóp chân tay, thay bỉm, dọn chiếu, lau nhà rồi bón cơm cho mẹ chồng, bác ấy thở dài nói:

“Nhìn cháu vất vả là thế mà có ai biết đâu. Mấy người chị dâu của cháu mỗi lần về đây đều ghé qua nhà bác ngồi chơi, than thở một tí, họ đều cho rằng nếu không có khoản lương hưu 19 triệu/tháng của mẹ chồng, chắc gì cháu đã chăm sóc bà”.

Chồng tôi là người mang nguồn thu chính về cho gia đình, anh không thể ở nhà được. (Ảnh minh họa)

Nghe những lời hàng xóm nói mà tôi nóng mặt thật sự, bản thân phải nghỉ việc, thức khuya dậy sớm hầu hạ mẹ chồng để các anh chị yên tâm làm việc, vậy mà chưa bao giờ được ai động viên lấy một lời, còn nghi ngờ tôi chiếm dụng tiền lương của bà.

Ngay sau đó, cuộc họp gia đình được mở ra, tôi đưa cho các anh chị xem cuốn sổ chi tiêu từ khi tôi cầm thẻ lương hưu của mẹ chồng đến nay. Mỗi tháng, tôi chi cho bà 2 triệu tiền ăn, 3 triệu tiền thuốc thang, số tiền còn dư thì mua vàng cho bà giữ.

Sau khi họp xong, mẹ chồng gọi các con vào phòng và đặt 3 túi vàng trên bàn, ai thích lấy phần nào thì lấy. Mẹ bảo bản thân già rồi, mua vàng chỉ để cho con cháu, bản thân cũng chẳng giữ làm gì.

Các anh chị rất vui sướng khi đột ngột nhận được số vàng đó mà không phải mất chút công sức nào. Buổi tối hôm đó, chồng thủ thỉ tai vợ:

“Em có buồn khi vất vả chăm sóc mẹ mà bà lại cho số vàng bằng những anh chị khác không?”.

Tôi lắc đầu nói:

“Em chăm sóc mẹ không phải vì tiền mà là đang giáo dục các con. Thành công lớn nhất của em là có được những đứa con hiếu thảo, món quà đó còn giá trị hơn cả 10 cây vàng”.

Chồng rất cảm ơn tôi vì đã lấy được người vợ tốt.

Tôi là vợ lẽ, ở bên chăm chồng trong suốt gần 3 năm anh b:ị UT gan. Biết trước chẳng sống được bao lâu nữa nên anh đã quyết ch:ia hết tài sản, tôi được thừa hưởng căn biệt thự 30 tỷ còn con riêng của anh chẳng có xu nào, khi nghe xong các cháu đều sữ-ng s-ờ rồi trách móc bố. Tôi hớn hở cầm quyền sổ đỏ cùng di chúc để sang tên, nhưng khi đến văn phòng công chứng thì sả-ng hồn khi nghe nhân viên thông báo tôi trắng tay, toàn bộ tài sản đã thuộc về…

0

Tôi là người phụ nữ đến sau trong cuộc đời anh, một người đàn ông đã trải qua nhiều sóng gió. Chúng tôi gặp nhau khi anh đang chống chọi với căn bệnh ung thư gan. Gia đình anh không mấy quan tâm, còn tôi lại trở thành người bên cạnh, chăm sóc anh suốt gần ba năm trời. Anh thường nói tôi là người mang đến cho anh những ngày cuối đời bình yên nhất.

Biết mình chẳng còn sống được bao lâu, anh quyết định chia hết tài sản. Ngày lập di chúc, anh gọi tôi và luật sư đến phòng bệnh. Trước mặt mọi người, anh tuyên bố tôi sẽ thừa hưởng căn biệt thự 30 tỷ đồng – ngôi nhà mà anh và vợ cũ từng xây dựng. Con trai riêng của anh, người thừa kế hợp pháp duy nhất, lại không được nhận bất kỳ tài sản nào. Lời tuyên bố của anh khiến tôi sững sờ, còn con riêng của anh thì phẫn nộ.

Lén tới chăm chồng cũ nằm viện, ông xã gửi tới một bức ảnh khiến tôi bối rối

“Bố thật bất công!” – cậu ta hét lên. “Đó là tài sản của mẹ con và bố, sao bố lại cho người đàn bà này?”

Tôi cố gắng giữ bình tĩnh nhưng trong lòng lại hả hê. Căn biệt thự đó, cùng với tất cả những gì bên trong, giờ đã thuộc về tôi. Cầm quyền sổ đỏ và di chúc hợp pháp trong tay, tôi cảm thấy mình đã giành chiến thắng sau bao năm chăm lo cho anh.

Hôm sau, tôi đến văn phòng công chứng để làm thủ tục sang tên. Nhân viên văn phòng kiểm tra giấy tờ, lật qua lật lại từng trang một cách kỹ lưỡng. Vài phút sau, anh ta ngẩng lên, ánh mắt vừa nghiêm nghị vừa lạ lẫm:

“Chị có chắc chắn đây là căn biệt thự mà chị muốn sang tên không?”

“Tất nhiên! Đây là tài sản tôi được thừa hưởng hợp pháp theo di chúc,” tôi nói, giọng đầy tự tin.

Nhưng câu trả lời của anh nhân viên khiến tôi sững sờ:

“Rất tiếc phải thông báo với chị rằng tài sản này đã được chuyển nhượng cách đây hai tháng. Hiện tại, căn biệt thự này không thuộc quyền sở hữu của anh nhà nữa.”

Tôi như bị dội một gáo nước lạnh.

“Chuyển nhượng? Ai là chủ sở hữu hiện tại?”

“Người đứng tên căn biệt thự là con trai anh ấy.”

Tôi tái mặt. Những lời nói của anh nhân viên như bóp nghẹt trái tim tôi. Tôi cố gắng kiểm tra lại giấy tờ nhưng không tìm ra bất kỳ dấu hiệu nào của việc chuyển nhượng trước đó.

Tối hôm đó, tôi liên lạc với luật sư của anh. Vị luật sư nói ngắn gọn:

“Cách đây hai tháng, trước khi lập di chúc, anh ấy đã lặng lẽ làm hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ căn biệt thự cho con trai. Di chúc chỉ mang tính hình thức vì thực chất, anh ấy đã không còn quyền sở hữu căn nhà này. Có lẽ anh ấy muốn chị chăm sóc anh ấy những ngày cuối đời mà không có toan tính gì.”

Lời giải thích khiến tôi như muốn ngã quỵ. Hóa ra, mọi thứ đều là kế hoạch của anh. Tôi đã bỏ cả ba năm cuộc đời chăm lo cho anh với hy vọng đổi lấy tài sản, nhưng cuối cùng lại trắng tay. Ngồi trong căn phòng trọ nhỏ bé, tôi nhìn tờ di chúc mà chẳng biết nên khóc hay cười.

Căn biệt thự 30 tỷ đồng, những tháng ngày tôi mơ về cuộc sống sung túc, tất cả chỉ là một giấc mơ xa vời. Anh đã dạy tôi một bài học đắt giá: đừng bao giờ nghĩ rằng sự toan tính sẽ mang lại hạnh phúc.

Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết, mô phỏng để phục hồi điểm…Điều này là cần thiết

0

Ngày 12/11/2024, Bộ Công an ban hành Thông tư 65/2024/TT-BCA, theo đó, người có giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết 12 điểm thì phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm.

1. Từ 2025, giấy lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Người có giấy phép lái xe (bằng lái xe) ô tô bị trừ hết điểm sẽ được phục hồi điểm bằng lái xe khi có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu đối với cả 02 nội dung là kiểm tra lý thuyết kiến thức pháp luật và kiểm tra kiến thức pháp luật theo mô phỏng.

Người có kết quả kiểm tra lý thuyết kiến thức pháp luật không đạt yêu cầu thì không được kiểm tra kiến thức pháp luật theo mô phỏng.

Người có kết quả kiểm tra lý thuyết kiến thức pháp luật đạt yêu cầu nhưng có kết quả kiểm tra kiến thức pháp luật theo mô phỏng không đạt yêu cầu thì được bảo lưu kết quả kiểm tra lý thuyết kiến thức pháp luật trong thời gian 01 năm, kể từ ngày kiểm tra có kết quả đạt yêu cầu.

Người dự kiểm tra có kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu có thể đăng ký kiểm tra lại sau 07 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra trước đó.

Từ 2025, giấy lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm. (Ảnh minh họa)

Từ 2025, giấy lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm. (Ảnh minh họa)

1.1. Phần kiểm tra lý thuyết phục hồi điểm bằng lái xe ô tô

giay phep lai xe

1.2. Phần kiểm tra mô phỏng phục hồi điểm bằng lái xe ô tô

Thời gian kiểm tra không quá 10 phút.

Bài kiểm tra được thiết kế dưới dạng 10 câu hỏi mô phỏng các tình huống giao thông, mỗi câu hỏi là 01 tình huống tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, mỗi câu hỏi có số điểm tối đa là 05 điểm và số điểm tối thiểu là 0 điểm.

Số điểm đạt được của người dự kiểm tra tương ứng với thời điểm nhận biết và xác định tình huống tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông thông qua việc tương tác với máy tính có cài đặt phần mềm mô phỏng.

Người dự kiểm tra đạt từ 35/50 điểm trở lên là đạt yêu cầu.

(Điều 6 Thông tư 65/2024/TT-BCA)

2. Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô gồm những hạng nào?

– Hạng B cấp cho người lái xe ô tô chở người đến 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 3.500 kg; các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng B kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg;

– Hạng C1 cấp cho người lái xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 3.500 kg đến 7.500 kg; các loại xe ô tô tải quy định cho giấy phép lái xe hạng C1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B;

– Hạng C cấp cho người lái xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 7.500 kg; các loại xe ô tô tải quy định cho giấy phép lái xe hạng C kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B và hạng C1;

– Hạng D1 cấp cho người lái xe ô tô chở người trên 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) đến 16 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); các loại xe ô tô chở người quy định cho giấy phép lái xe hạng D1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C;

– Hạng D2 cấp cho người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 16 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) đến 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); các loại xe ô tô chở người quy định cho giấy phép lái xe hạng D2 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C, D1;

– Hạng D cấp cho người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô chở người giường nằm; các loại xe ô tô chở người quy định cho giấy phép lái xe hạng D kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C, D1, D2;

– Hạng BE cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng B kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg;

– Hạng C1E cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng C1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg;

– Hạng CE cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng C kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg; xe ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc;

– Hạng D1E cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng D1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg;

– Hạng D2E cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng D2 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg;

– Hạng DE cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng D kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg; xe ô tô chở khách nối toa.

(Khoản 1 Điều 57 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024)

Ai hay đi cao tốc lưu ý: Từ 1/1/2025: CSGT được phép dừng đỗ xe kiểm tra trên đường cao tốc trong 2 tình huống này

0

Theo quy định từ 1/1/2025 thì CSGT có quyền dừng xe trên đường cao tốc trong những tình huống này, ai cũng nên biết.

Từ 1/1/2025, khi nào cảnh sát giao thông được dừng xe trên cao tốc?

Căn cứ khoản 4 Điều 12 Thông tư 73/2024/TT-BCA quy định về dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm soát như sau:

Điều 12. Dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm soát[….]4. Khi kiểm soát phương tiện giao thông trên đường cao tốc, phải bảo đảm yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 6, khoản 2, khoản 3 Điều này và yêu cầu sau:

a) Các vị trí được tổ chức kiểm soát tại một điểm, bao gồm: Khu vực Trạm thu phí; khu vực bắt đầu đường cao tốc; khu vực kết thúc đường cao tốc, hết đường cao tốc; trên đường dẫn ra, vào đường cao tốc;

2 trường hợp CSGT được phép dừng xe kiểm tra hành chính trên đường cao tốc2 trường hợp CSGT được phép dừng xe kiểm tra hành chính trên đường cao tốc

b) Khi tuần tra, kiểm soát cơ động chỉ được dừng phương tiện giao thông vào làn dừng phương tiện khẩn cấp để kiểm soát, xử lý vi phạm trong các trường hợp: Phát hiện vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông nghiêm trọng, nguy cơ gây mất an toàn giao thông tức thời; phối hợp đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn và cứu hộ; phòng chống dịch bệnh; tin báo, tố giác, phản ánh về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện giao thông đang lưu thông trên đường cao tốc; phát hiện phương tiện giao thông dừng, đỗ không đúng quy định trên đường cao tốc. Sau khi giải quyết xong vụ việc phải thu dọn cọc tiêu, dây căng, biển báo hiệu và di chuyển ngay;

CSGT được phép dừng đỗ xe trên đường cao tốc trong tình huống nào?CSGT được phép dừng đỗ xe trên đường cao tốc trong tình huống nào?

c) Đặt biển báo số 245a “Đi chậm” hoặc biển báo số 245b (đối với tuyến đường đối ngoại) về phía trước Tổ Cảnh sát giao thông theo hướng phương tiện giao thông cần kiểm soát đi tới theo quy định của pháp luật báo hiệu đường bộ. Như vậy, từ 1/1/2025, cảnh sát giao thông được dừng xe trên cao tốc khi:

– Có tin báo, tố giác, phản ánh về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện giao thông đang lưu thông trên đường cao tốc;

– Khi phát hiện phương tiện giao thông dừng, đỗ không đúng quy định trên đường cao tốc.

Lương thưởng Tết của 2 vợ chồng tôi cộng lại cũng không đến nỗi nào nhưng năm này thì may mắn, chúng tôi có thể sẽ nhận được một khoản thưởng Tết khá lớn từ công ty, có thể lên đến hơn 100 triệu. Sau vài lần nói bóng nói gió mà vợ chồng tôi mít đặc chẳng hiểu gì nên ông bà đã thẳng thẳng đặt vấn đề. Bố mẹ nghe bảo 2 đứa sắp có khoảng hơn 100 triệu tiền thưởng Tết. Thế này nhé, bố mẹ già rồi, lo cho thằng anh ổn rồi giờ hai đứa con phải phụ bố mẹ lo cho em. Ra Tết con bé nó học lên thạc sĩ nên 2 đứa sắp xếp cho em khoản thưởng Tết năm nay để em nó đóng học phí. Tôi hiểu, việc đầu tư cho giáo dục là quan trọng nhưng vì sao chúng tôi lại phải có nghĩa vụ nuôi con của người khác ăn học? Chúng tôi cũng muốn hỗ trợ các em trong khả năng của mình nhưng vì sao chúng tôi phải cho em hết số tiền là công sức lao động cả năm trời của gia đình mình. Đấy là còn chưa nói, cho con gái ông bà xong rồi con chúng tôi ăn gì? Tôi từ chối thẳng thì mẹ chồng tôi làm cái việc tày trời với cả nhà tôi, thậm chí trước mặt các cháu để rồi từ đó tôi thề là không bao giờ trở lại căn nhà đó một lần nào nữa……

0
Chồng tôi gật đầu, chính anh cũng hết sức rồi, chẳng còn muốn cố gắng gần gũi bố mẹ mình thêm nữa.

Tôi lấy chồng hơn chục năm, nhưng vì thấy ông bà có tuổi rồi nên thỉnh thoảng vợ chồng tôi cũng cho con cái sang ở với ông bà vài tuần, có khi cả tháng. Tất nhiên, mỗi lần nhà tôi sang thì đều biết ý biết tứ, biếu ông bà thêm tiền hoặc mua thực phẩm để ông bà không phải nuôi ăn con cháu.

Đầu tháng này vợ chồng tôi có đưa con về nhà ông bà ở mấy tuần, ban đầu thì không sao nhưng khoảng mấy hôm gần đây, cứ đến bữa cơm là ông bà nói liên tục về chuyện ông bà già rồi mà em gái chồng thì vẫn còn phải đi học, nó học giỏi mà chẳng lo được cho nó. Rồi lại kể chuyện ngày xưa, nói chồng tôi sướng vì lúc ra đời bố mẹ còn trẻ khỏe nên lo được cho từ A đến Z.

Mỗi lần như vậy chồng tôi rất khó chịu vì anh ấy có được lo lót cho cái gì đâu, đỗ đại học thì tự đi làm thêm mà kiếm tiền trang trải, may mà ngành chồng tôi chọn là ngành được Nhà nước hỗ trợ học phí chứ nếu không thì chắc cũng phải bỏ học giữa chừng rồi. Ra trường tự vác xác đi xin việc chứ ông bà có thèm quan tâm đâu, đến khi đi làm có thu nhập thì thứ ông bà hỏi là lương bao nhiêu chứ chẳng bao giờ có chuyện hỏi đi làm có vất vả không con.

Sau đó tôi mới hiểu rằng, nguồn cơn của câu chuyện kể khổ bên bàn ăn bắt đầu từ một tin vui nho nhỏ của tôi và chồng. Thường thì lương thưởng Tết của 2 vợ chồng tôi cộng lại cũng không đến nỗi nào nhưng năm này thì may mắn, chúng tôi có thể sẽ nhận được một khoản thưởng Tết khá lớn từ công ty, có thể lên đến hơn 100 triệu. Đó là thành quả của cả một năm cật lực lao động, của những đêm thức trắng và nỗ lực không ngừng nghỉ. Chúng tôi cũng bàn với nhau chắc là trích thêm tiền tiết kiệm rồi ra sau Tết sửa sang lại ngôi nhà vì 2 đứa nhà tôi cũng lớn rồi, chúng nó bắt đầu không thích ở chung phòng với nhau nữa. Ngoài ra có lẽ sẽ trích 1 khoản nhỏ cho 2 đứa trẻ con đi du lịch cùng bố mẹ.

Thế nhưng, không biết là có phải do lúc đi ngủ vợ chồng tôi bàn về chuyện này và bố mẹ chồng tôi ở sát tường vô tình nghe được hay không mà ông bà biết được chuyện lương thưởng Tết của 2 vợ chồng. Và từ đó, mọi chuyện dần đi theo một hướng khác. Ông bà đã nhắm đến khoản tiền Tết này với mục đích cho con gái yêu của ông bà học thạc sĩ.

Sau vài lần nói bóng nói gió mà vợ chồng tôi mít đặc chẳng hiểu gì nên ông bà đã thẳng thẳng đặt vấn đề.

 

Nghe lỏm được chúng tôi có hơn 100 triệu tiền thưởng Tết, bố mẹ chồng yêu cầu chu cấp toàn bộ số tiền đó cho em gái học lên thạc sĩ- Ảnh 1.

– Bố mẹ nghe bảo 2 đứa sắp có khoảng hơn 100 triệu tiền thưởng Tết. Thế này nhé, bố mẹ già rồi, lo cho thằng anh ổn rồi giờ hai đứa con phải phụ bố mẹ lo cho em. Ra Tết con bé nó học lên thạc sĩ nên 2 đứa sắp xếp cho em khoản thưởng Tết năm nay để em nó đóng học phí.

Tôi hiểu, việc đầu tư cho giáo dục là quan trọng nhưng vì sao chúng tôi lại phải có nghĩa vụ nuôi con của người khác ăn học? Chúng tôi cũng muốn hỗ trợ các em trong khả năng của mình nhưng vì sao chúng tôi phải cho em hết số tiền là công sức lao động cả năm trời của gia đình mình. Đấy là còn chưa nói, cho con gái ông bà xong rồi con chúng tôi ăn gì? Uống nước lã, hít khí giời để sống à?

Chồng tôi, một người đàn ông luôn đặt trách nhiệm với gia đình lên hàng đầu, đã quyết định không thể chiều theo yêu cầu của bố mẹ. Anh cho rằng việc đó không hợp lý và chúng tôi cần có kế hoạch rõ ràng cho tương lai, chứ không phải cứ phóng túng vào những việc bên ngoài. Anh sẵn lòng hỗ trợ em gái một phần nhỏ, khoảng 10 triệu, như một lời khích lệ và chia sẻ, nhưng không thể là toàn bộ.

Vừa dứt lời, bố mẹ chồng tôi như biến thành 2 con người khác.

Khi vợ chồng tôi nói thẳng vậy ông bà đứng ngay dậy, đập bàn ầm ầm rồi đuổi thẳng cổ con cháu ra khỏi nhà, trước mặt 2 đứa cháu nhỏ, ông bà chửi bới, nhiếc móc thậm tệ khiến 2 đứa nhà tôi sợ đến mức mặt mũi tái mét.

Cả lòng tự trọng và tình cảm gia đình đều bị tổn thương sâu sắc. Tôi bắt đầu tự hỏi, liệu tình thân có thật sự là điều bất biến trong cuộc sống, hay chỉ là một thứ tình cảm mong manh, dễ vỡ khi tiền bạc đặt vào cán cân? Cơn điên trong tôi bốc lên nhưng vì thương chồng nên tôi cắn răng chịu đựng để anh là người cuối cùng đưa ra quyết định, tôi chấp nhận thuận theo ý chồng kể cả khi trong lòng không cam.

Cuối cùng chồng tôi quyết định rời đi, anh dắt vợ con lên xe rời đi trong im lặng. Dù nhiều năm tháng bị đối xử bất công nhưng anh vẫn cố gắng hàn gắn, duy trì mối quan hệ với bố mẹ mình, điều này tôi hiểu chứ. Vậy mà có vẻ như mọi cố gắng của anh chẳng đổi lại được chút tình cảm nào từ chính những người sinh thành ra anh.

Câu chuyện về tiền bạc, thay vì là lời chúc phúc cho năm mới, giờ đây lại trở thành nguồn cơn của những tranh cãi và hiểu lầm. Cảm giác được chờ đợi và áp đặt đã khiến không gian sống của chúng tôi trở nên nặng nề, khó khăn để thở.

Chuyện của chúng tôi không phải là duy nhất, nhưng nỗi đau và sự phức tạp mà nó mang lại là không thể phủ nhận. Tôi chỉ mong rằng, dù sau này chuyện này đi đến đâu, dù có làm lành được hay không, thì chúng tôi vẫn có thể giữ được lẽ phải và lòng tự trọng.

Điều khiến tôi căm phẫn nhất là ông bà đã đối xử bất công với chồng tôi giờ tiếp tục hành xử không ra gì trước mặt con tôi. Lần này, tôi tuyên bố thẳng với chồng sẽ không bao giờ bước chân về nhà ấy thêm 1 lần nào nữa. Chồng tôi gật đầu, chính anh cũng hết sức rồi, chẳng còn muốn cố gắng gần gũi bố mẹ mình thêm nữa.

Biết tin gì chưa? Lương Bằng Quang lần này xong rồi, có tiền cũng không cứu được

0

Không ít lần, netizen xôn xao trước loạt ảnh Ngân 98 hay Lương Bằng Quang xuất hiện với gương mặt băng bó. Nếu như Ngân 98 việc phẫu thuật thẩm mỹ là điều dễ hiểu thì với Lương Bằng Quang, khán giả tò mò diện mạo anh thế nào mà cần phải “đụng chạm dao kéo”.

Diện mạo Lương Bằng Quang trước khi phẫu thuật thẩm mỹ cùng Ngân 98 Ảnh 1
Lương Bằng Quang và Ngân 98 từng trải qua cuộc đại trùng tu nhan sắc năm 2019.

Được biết trước khi phẫu thuật thẩm mỹ, Lương Bằng Quang có làn da sần sùi, cánh mũi to và gương mặt không thật sự ưa nhìn. Điều này ít nhiều khiến ca nhạc sĩ mất tự tin.

Sau cuộc trùng tu nhan sắc cùng Ngân 98 năm 2019, Lương Bằng Quang “lột xác” ngoạn mục mà theo anh chia sẻ, nhiều bạn bè đã không nhận ra anh sau phẫu thuật thẩm mỹ.

Diện mạo Lương Bằng Quang trước khi phẫu thuật thẩm mỹ cùng Ngân 98 Ảnh 2
Diện mạo Lương Bằng Quang trước khi phẫu thuật thẩm mỹ cùng Ngân 98 Ảnh 3
Diện mạo Lương Bằng Quang trước khi phẫu thuật thẩm mỹ cùng Ngân 98 Ảnh 4
Diện mạo Lương Bằng Quang trước khi phẫu thuật thẩm mỹ.

Cũng từ đây, Lương Bằng quang thay đổi phong cách theo hướng lịch lãm, chuẩn quý ông hơn.

Anh tự nhận được khen là “nam thần lai Tây” với diện mạo mới, điểm nhấn là bộ râu quai nón. Lương Bằng Quang từng chia sẻ anh rất nghiêm túc với quyết định “đụng chạm dao kéo” và không quan tâm đến những lời chê bai của cư dân mạng.

Diện mạo Lương Bằng Quang trước khi phẫu thuật thẩm mỹ cùng Ngân 98 Ảnh 5
Diện mạo Lương Bằng Quang trước khi phẫu thuật thẩm mỹ cùng Ngân 98 Ảnh 6
Ca nhạc sĩ được khen nhiều sau khi “đụng chạm dao kéo”.

Lương Bằng Quang sinh năm 1982, là ca sĩ kiêm nhạc sĩ nổi tiếng những năm 2000. Anh từng sáng tác nhiều bài hit như: Anh tin mình đã cho nhau kỷ niệm, Đôi chân thiên thần, Với anh em vẫn là cô bé,… Những năm gần đây, Lương Bằng Quang ít đi hát. Anh chủ yếu tập trung dạy nhạc và quản lý phòng thu tại nhà, đồng thời hỗ trợ công việc cho bạn gái Ngân 98.

Thịt gà luộc bằng nước lã vừa tanh lại vừa đỏ, đây mới là cách luộc gà vàng da, ngọt thịt …

0

Luộc gà có vẻ rất đơn giản nhưng để giữ cho thịt gà luộc chín đều mà không bị khô, giữ được độ mềm ngọt mọng nước với lớp da vàng giòn, dính liền với phần thịt cũng là một bí quyết đáng để chị em lưu lại.

Luộc gà là một trong những phương pháp chế biến đơn giản và phổ biến trong ẩm thực Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách để có một nồi gà luộc ngon, thịt chín đều, không bị tanh hay đỏ. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết và những mẹo nhỏ giúp bạn luộc gà thành công.

Làm sạch gà trước khi luộc

Làm sạch gà trước khi luộc

Nguyên Liệu Cần Chuẩn Bị

  • : Chọn gà tươi, không có dấu hiệu hư hỏng, nặng từ 1.2 đến 2 kg là lý tưởng.
  • Gia vị: Muối, gừng, hành tím, tiêu, nước mắm.
  • Rau sống ăn kèm: Xà lách, rau thơm, húng quế.

Các Bước Luộc Gà

  • Chuẩn Bị Gà:
    • Rửa sạch gà dưới vòi nước lạnh, chú ý làm sạch lòng và các bộ phận bên trong.
    • Dùng muối và gừng xát lên bề mặt gà để khử mùi tanh, sau đó rửa lại với nước sạch.
  • Luộc gà

– Cho gà, lòng mề đã làm sạch vào nồi sâu lòng, đế dày, đổ nước lạnh vào ngập gà là tốt nhất. Không nên cho tiết gà vào lúc này vì dễ làm gà có váng đen. Cũng không nên luộc nồi đế mỏng vì dễ bén dính da gà.

– Thêm muối/bột canh, hạt nêm, hành tím, đặc biệt thêm phần gốc trắng của hành lá vào nồi nước luộc gà để thơm ngon, đậm vị hơn.

– Bật lửa và đun sôi. Khi nước sôi, bạn nhanh chóng cho vào một bát nước lạnh vào để hạ nhiệt, giúp da gà không nứt, đồng thời vớt bọt, nhỏ lửa và tiếp tục luộc gà trong nước sôi lăn tăn khoảng 5-7 phút (tùy theo kích thước gà lớn hay bé). Vớt lòng, mề gà ra vì bộ phận này nhanh chín.

– Tắt bếp, đậy vung om gà từ 15-20 phút tùy vào khối lượng gà to hay nhỏ. Đây là cách giúp gà ”ngậm nước” sẽ chín đều, ngọt mềm, mọng nước, da không bị nứt, đùi không bị tụt da, xương không bị đỏ.

– Sau đó, vớt gà ra cho vào thau đựng nước sôi để nguội ngâm chút đá viên và rửa gà sạch sẽ, để ráo, thấm khô. Đây là cách giúp da gà săn, giòn.

– Để tránh gà gặp gió có thể bị thâm, nên lấy một khăn xô (vải mỏng) ẩm, ủ kín một lúc để da bóng mượt.

– Quay trở lại nồi nước luộc, lúc này mới cho tiết vào luộc chín, vớt ra.

Trong lúc đó làm mỡ gà nghệ

– Nghệ tươi rửa sạch, giã dập. Cho phần mỡ gà vào chảo rán cho tới khi chảy nước, thêm nghệ tươi giã dập và chút hành tím vào phi thơm và đảo đều. Sau đó, lọc qua rây lấy nước mỡ nghệ vàng ươm, Tắt bếp, để nguội.

– Dùng chổi chuyên dụng hoặc đeo găng tay nilon phết/bôi đều mỡ nghệ lên khắp mình gà sẽ giúp cho da vàng ươm Đặc biệt dù để cúng lâu thì gà vẫn mướt, căng bóng, không bị khô.

d) Bày gà ra đĩa kèm bộ lòng.

Như vậy là bạn đã có một con gà luộc cúng đẹp mắt, thơm ngon, da căng bóng, vàng ươm với ý nghĩa chào đón một năm mới nhiều tài lộc, thuận hòa.

Chuẩn bị nồi luộc gà

Chuẩn bị nồi luộc gà

Mẹo Để Gà Không Tanh, Không Đỏ

  • Chọn Gà Tươi: Gà tươi luôn là lựa chọn hàng đầu. Bạn nên chọn gà sống, hoặc mua ở nơi uy tín.
  • Khử Mùi Tanh: Ngoài gừng và muối, bạn có thể thêm vài lá chanh hoặc nước cốt chanh vào nước luộc để khử mùi tanh hiệu quả.
  • Thời Gian Luộc: Không nên luộc quá lâu, nếu không thịt sẽ bị khô. Theo dõi thời gian và kiểm tra độ chín của thịt.
  • Nhiệt Độ Nước Luộc: Đun sôi nước trước khi cho gà vào và sau đó giảm lửa nhỏ để tránh làm cho gà bị dai.
  • Ngâm Trong Nước Lạnh: Như đã đề cập ở trên, ngâm gà trong nước lạnh sau khi luộc không chỉ giúp thịt săn chắc mà còn giúp màu sắc đẹp hơn.
Gà luộc chín đều, vàng ươm, ngọt thịt, không sợ bị đỏ

Gà luộc chín đều, vàng ươm, ngọt thịt, không sợ bị đỏ

Thưởng Thức

Sau khi gà đã hoàn thành, bạn có thể thái miếng và trình bày trên đĩa cùng với các loại rau sống và nước chấm như muối tiêu chanh, nước mắm chua ngọt.

Luộc gà tưởng chừng đơn giản nhưng để có một nồi gà thơm ngon, không tanh và không đỏ thì cần chút tỉ mỉ và kinh nghiệm. Hy vọng với những bí quyết trên, bạn sẽ có những món gà luộc hoàn hảo để chiêu đãi gia đình và bạn bè!

Nhà nghèo, mặc vợ con đ::ói kh::át, chồng bán cả vàng cưới, vay mượn thêm, gom 100 triệu để xây mộ tổ tiên to nhất làng: “Không thể để nhà khác k:h::inh nhà anh được”. Mặc vợ khuyên can hết lời, Cứ thư thả 1-2 năm nữa cho kinh tế ổn định. Chồng không nghe đúng gần TẾT ngày khánh thành mộ thì nhận tin s::ét đ:::ánh…

0

“Xây khoảng 100 triệu. Tiền lương anh sẽ đổ ra, vay mượn thêm với bán ít vàng cưới. Anh xây cho ông bà to nhất làng luôn”.

Một trong những nỗi sợ hãi lớn nhất của chị em trong hôn nhân đó là lấy phải người chồng mắc bệnh “sĩ diện”. Kiểu người đàn ông này chỉ bo bo giữ lấy cái thể diện chứ vợ con đói khát hay làm sao thì… lờ lớ lơ.

Đơn cử như anh chồng trong câu chuyện dưới đây khiến chị vợ khóc cạn nước mắt. Chị kể, tiền ăn không có, tiền bỉm sữa cho con cũng chẳng đủ.

Lương tháng nào cũng chỉ tạm đủ chi tiêu tháng ấy, chẳng dư được đồng nào. Ấy thế mà anh chồng không chịu hiểu, đang yên đang lành đòi tu sửa, xây mộ tổ tiên lên tới 80 triệu.

 

Mặc vợ con đói khát, chồng gom 80 triệu sửa mộ tổ tiên to nhất làng-1

Anh chồng mắc “bệnh sĩ” đòi xây mô tổ tiên to nhất làng để… oai với đời.

“Anh nói luôn, tiền ăn em tự lo cho hai mẹ con. Không có thì đi vay mượn hoặc về ngoại ở. Chứ tiền lương từ giờ đến cuối năm là 2 tháng, anh sẽ để ra xây mộ (tổ tiên) cho ông bà nội.

Xây khoảng 80 triệu. Tiền lương anh sẽ đổ ra, vay mượn thêm với bán ít vàng cưới. Anh xây cho ông bà to nhất làng luôn”.

Mặc vợ con đói khát, chồng gom 80 triệu sửa mộ tổ tiên to nhất làng-2
Anh chồng quyết không thể để hàng xóm coi thường.

Mặc vợ khuyên can hết lời. Nào là: Cứ thư thả 1-2 năm nữa cho kinh tế ổn định, chẳng cho ông bà ngoại được xu nào còn ăn bám… Đấy là còn chưa kể không có tiền mà xây mộ những 80 triệu?

Thế nhưng anh chồng cảm thấy không thể chấp nhận cảnh cả làng nhìn mình với ánh mắt xem thường, nên: “Chẳng lẽ cả làng xây được mà anh không xây được à?”.

Không lằng nhằng, anh chồng quyết định “tống” vợ về ngoại. Thế nhưng anh không quên giữ lại chút “liêm sỉ”, dặn kỹ lưỡng: “Nói khéo là nhớ nhà về chơi, chứ đừng nói không có tiền ăn nên về đấy” khiến chị… cạn lời.

Mặc vợ con đói khát, chồng gom 80 triệu sửa mộ tổ tiên to nhất làng-3
Đuổi vợ về “ăn bám” ông bà ngoại nhưng vẫn phải giữ… chút liêm sỉ.

Trên thực tế, mỗi người đều cần có sự sĩ diện. Thế nhưng sự sĩ diện đặt sai hoàn cảnh lại trở thành vấn đề.

Khi một người đàn ông chưa hoàn thành vai trò trách nhiệm làm chồng, làm cha của mình nhưng lại thích “cứu rỗi cả thế giới” ắt xảy ra bi kịch cho chính gia đình mình. Câu chuyện ở trên chính là một ví dụ điển hình.

Mặc vợ con đói khát, chồng gom 80 triệu sửa mộ tổ tiên to nhất làng-4
Một số bình luận từ dân mạng. (Ảnh cap màn hình).