Home Blog Page 206

3 người bị lũ cuốn trôi khi đi qua ngầm tràn

0

Trong chiều tối 17/9, tại xã Lâm Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận, đã có 3 người bị lũ cuốn trôi, trong đó có 1 phụ nữ và 2 em là học sinh Trường Tiểu học Lâm Sơn B.Ảnh minh họa. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)Chiều 18/9, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Lâm Sơn (huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận) Nguyễn Hoàng Thanh cho biết lực lượng của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và cứu nạn, cứu hộ xã vừa vớt được thi thể của chị Lê Thị M (sinh 1975, ngụ xã Lâm Sơn) bị lũ cuốn trôi khi đi xe qua tràn của thôn Tân Bình.

Nhận được tin báo của người nhà, chị Lê Thị M đi làm không thấy về từ tối 17/9, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và cứu nạn, cứu hộ xã Lâm Sơn cùng người dân địa phương đã tìm kiếm quanh khu vực tràn.

Đến hơn 9 giờ ngày 18/9, người dân đã tìm thấy xe máy của chị M cách tràn khoảng 100m.

Lực lượng chức năng cùng người dân tìm kiếm thi thể chị Lê Thị M. Ảnh: VTC News.

Hiện trường phát hiện thi thể chị M. Ảnh: Báo Tiền Phong.

Khoảng 11 giờ cùng ngày, thi thể chị M mới được tìm thấy ở hạ nguồn sông Ông, cách tràn khoảng 4km.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Lâm Sơn Nguyễn Hoàng Thanh cho hay từ chiều tối 17/9, trên địa bàn có mưa lớn, lượng trước lũ đổ về nên lực lượng chức năng của xã lập chốt tại tràn này, lúc đó, có một số người cùng đi với chị M.

Khi ngăn không cho qua tràn, mọi người đều quay xe máy đi theo đường khác để về nhà. Tuy nhiên, không biết lúc nào chị M lại quay xe máy trở lại để đi qua tràn về nhà và bị nước lũ cuốn trôi xuống suối.

Như vậy, trong chiều tối 17/9, tại xã Lâm Sơn đã có 3 người bị lũ cuốn trôi, trong đó có 2 em là học sinh Trường Tiểu học Lâm Sơn B, một học sinh khác cùng trường được người dân kịp thời cứu vớt.

Trước tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp, Ủy ban Nhân dân huyện Ninh Sơn tăng cường lực lượng, lập chốt trực và đặt biển cảnh cáo tại các khu vực có nguy cơ cao, thường xảy ra lũ quét, đặc biệt là tại tràn mà người dân thường hay qua lại.

Gió giật liên hồi, ngư dân Đà Nẵng hối hả chạy đua với bão số 4: Bà con khổ quá rồi…

0

Gió giật liên hồi, ngư dân Đà Nẵng hối hả chạy đua với bão số 4

Khu vực ven biển Đà Nẵng gió bắt đầu giật mạnh từng hồi. Trong mưa, gió hàng trăm ngư dân hối hả tìm cách neo đậu, chằng kéo tàu, thuyền, ghe của mình để trú tránh bão số 4 an toàn.

Ngư dân Đà Nẵng hối hả chạy bão số 4. Video: Nguyễn Thành

Gió giật liên hồi , ngư dân Đà Nẵng chạy đua trú bão số 4 - Ảnh 1.

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão (bão số 4) khu vực Đà Nẵng đang có mưa to, khu vực ven biển gió bắt đầu lớn từng hồi. Để bảo vệ tài sản, ngư dân Đà Nẵng dầm mình trong mưa, gió để neo đậu, đưa tàu thuyền vào nơi an toàn. Ảnh: Nguyễn Thành

Gió giật liên hồi , ngư dân Đà Nẵng chạy đua trú bão số 4 - Ảnh 2.

Theo dự báo của cơ quan khí tượng thủy văn, bão số 4 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Đà Nẵng. Với kinh nghiệm chống bão nhiều năm, các ngư dân luôn nâng cao cảnh giác để phòng, tránh thiệt hại tàu thuyền và tài sản khi neo đậu một cách cẩn thận. Ảnh: Nguyễn Thành.

Gió giật liên hồi , ngư dân Đà Nẵng chạy đua trú bão số 4 - Ảnh 3.

Nhiều thuyền gắn máy neo đậu tại âu thuyền Thọ Quang (quận Sơn Trà) sáng nay 18/9 đã bị vào nước do mưa quá lớn, nguy cơ chìm nên người dân gọi nhau cùng tát nước để kéo thuyền lên bờ.

Gió giật liên hồi , ngư dân Đà Nẵng chạy đua trú bão số 4 - Ảnh 4.

Hàng trăm tàu thuyền trong khu vực đã về neo đậu tại âu thuyền Thọ Quang

Gió giật liên hồi , ngư dân Đà Nẵng chạy đua trú bão số 4 - Ảnh 5.

Theo báo cáo của BĐBP TP. Đà Nẵng, tổng số phương tiện tàu thuyền có đăng ký, đăng kiểm của địa phương là 1.159 phương tiện/8.316 lao động. Đến sáng nay, số tàu thuyền đang neo đậu tại các bến là 1.097 phương tiện với 7.699 lao động. Ảnh: Nguyễn Thành.

Gió giật liên hồi , ngư dân Đà Nẵng chạy đua trú bão số 4 - Ảnh 6.

Hiện vẫn còn 62 phương tiện tàu thuyền với 617 lao động của Đà Nẵng đang hoạt động trên biển. Trong đó, khu vực vịnh Bắc Bộ có 1 phương tiện với 7 lao động; khu vực ven bờ từ Quảng Trị – Đà Nẵng là 10 phương tiện với 87 lao động; khu vực bắc biển Đông – Hoàng Sa 41 phương tiện với 452 lao động; khu vực giữa biển Đông – Trường Sa 10 phương tiện với 71 lao động. Ảnh: Nguyễn Thành.

Gió giật liên hồi , ngư dân Đà Nẵng chạy đua trú bão số 4 - Ảnh 7.

Các phương tiện đang hoạt động trên biển đã nắm được diễn biến, hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới, bão số 4. Hiện nay các đơn vị, các đài trực canh của BĐBP Đà Nẵng đang duy trì thông tin, liên lạc với các phương tiện hoạt động trên biển, thông báo kêu gọi, hướng dẫn vòng tránh không đi vào khu vực nguy hiểm hoặc vào bờ để trú tránh an toàn.

Gió giật liên hồi , ngư dân Đà Nẵng chạy đua trú bão số 4 - Ảnh 8.

 

Theo báo cáo của BQL Âu thuyền và cảng cá Thọ Quang, hiện nay, neo đậu tại âu thuyền Thọ Quang có 590 tàu. Cụ thể, Đà Nẵng có 354 tàu, các tỉnh khác 236 tàu. Ngoài ra còn 95 ghe nhỏ. Ảnh: Nguyễn Thành.

Gió giật liên hồi , ngư dân Đà Nẵng chạy đua trú bão số 4 - Ảnh 9.

Ngư dân thu gom ngư lưới cụ trên biển Mân Thái vào trưa nay 18/9.

Gió giật liên hồi , ngư dân Đà Nẵng chạy đua trú bão số 4 - Ảnh 10.

Một ngư dân tranh thủ tát nước trong ghe tại âu thuyền Thọ Quang để kéo lên bờ, tránh bị chìm trong mưa, bão.

Gió giật liên hồi , ngư dân Đà Nẵng chạy đua trú bão số 4 - Ảnh 11.

 

Các ngư dân Đà Nẵng neo đậu tàu thuyền trú tránh bão tại âu thuyền Thọ Quang. Ảnh: Nguyễn Thành.

Gió giật liên hồi , ngư dân Đà Nẵng chạy đua trú bão số 4 - Ảnh 12.

Ngư cụ đánh bắt gần bờ được ngư dân thu gom đưa vào đất liền tránh thiệt hại do mưa bão.

Gió giật liên hồi , ngư dân Đà Nẵng chạy đua trú bão số 4 - Ảnh 13.

Những chiếc thuyền thúng cuối cùng được ngư dân gánh lên bờ tại bãi biển Mân Thái (quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng) trước giờ bão đổ bộ.

Sáng mai 19/9: Áp thấp nhiệt đới thành b/ã/o, gió giật cấp 10, hoàn lưu gây mưa rất to ở các tỉnh miền trung

0

Dự báo thời tiết ngày mai 19.9 áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão, hoàn lưu đang gây mưa to ở các tỉnh miền Trung.

Theo bản tin mới nhất từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, vào hồi 16h ngày 18.9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,8 độ Vĩ Bắc; 112,2 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 430km về phía Đông Đông Bắc.

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 15km/h. Dự báo trong 12 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.

Từ gần sáng và ngày 19.9, vùng đất liền ven biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10 (89-102km/h); sâu trong đất liền có gió giật cấp 6-7.
Dự báo áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, giật cấp 10. Ảnh:

Dự báo áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, giật cấp 10. Ảnh: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia

 

Từ chiều tối ngày 18-20.9, khu vực Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến từ 100-300mm, cục bộ có nơi trên 500mm. Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 30-60mm, có nơi trên 100mm (thời gian mưa tập trung vào chiều và đêm). Từ đêm 20.9, mưa lớn trên các khu vực giảm dần.

Mưa lớn và mưa lớn cục bộ có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc. Người dân và du khách cần đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt tại các huyện: Bá Thước, Cẩm Thủy, Lang Chánh, Ngọc Lặc, Thạch Thành, Thường Xuân.
Mưa lớn do ảnh hưởng hoàn lưu của bão. Ảnh: Hưng ThơMưa lớn do ảnh hưởng hoàn lưu của bão. Ảnh: Hưng Thơ
Hà Nội

Nhiệt độ thấp nhất: 25-27 độ C.
Nhiệt độ cao nhất: 32-34 độ C.

Có mây, chiều tối và đêm có lúc có mưa rào và dông, ngày nắng gián đoạn. Gió bắc cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Phía Tây Bắc Bộ

Nhiệt độ thấp nhất: 23-26 độ C, có nơi dưới 22 độ C.
Nhiệt độ cao nhất: 31-34 độ C, có nơi trên 34 độ C.

Có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Phía Đông Bắc Bộ

Nhiệt độ thấp nhất: 24-27 độ C.
Nhiệt độ cao nhất: 31-34 độ C, có nơi trên 34 độ C.

Có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, riêng khu vực đồng bằng có mưa rào và dông rải rác; ngày nắng gián đoạn. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Người dân vùng “RỐN LŨ” Đà Nẵng ngay lúc này: Chỉ biết cầu nguyện

0

Người dân vùng “rốn lũ” Mẹ Suốt, Đà Nẵng hối hả dọn đồ đạc, kê cao tài sản để tránh mưa lớn gây ngập lụt làm hư hỏng.

Ngày 18/9, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, tại TP Đà Nẵng có mưa lớn, một số khu dân cư trên đường Mẹ Suốt (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu) – nơi được xem là “rốn lũ” của Đà Nẵng có dấu hiệu ngập úng.Đường Mẹ Suốt (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) đang có dấu hiệu ngập úng

Đường Mẹ Suốt (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) đang có dấu hiệu ngập úng

Khu vực đường Mẹ Suốt đã có nhiều lần ngập nặng, với mực nước dâng cao khoảng 1,5m. Trong đợt ngập vào tháng 10/2023, phường Hòa Khánh Nam đã sơ tán hơn 4.000 hộ dân ở khu vực đường Mẹ Suốt bị ngập.

Vào trưa 18/9, nhiều hộ dân ở khu vực đường Mẹ Suốt đã tạm gác công việc để ở nhà kê tài sản lên cao, phòng khi nước ngập sâu.

Ông Quý đưa đồ đạc lên gác lửng để tránh hư hỏng.Anh Hạnh (trú tổ 37, đường Mẹ Suốt) cho biết, đã xin nghỉ làm để gom hết quần áo, đồ dùng chuyển đến gửi nhà người thân. Vợ, con anh sau khi tan học, tan làm sẽ qua luôn nhà người thân để tránh mưa bão.Anh Hạnh thu dọn áo quần cho vào túi nilon đưa đến nhà người thân gửi. W-mưa ngập_1.jpgNgười dân kê đồ đạc lên cao phòng nước ngập sâu.W-mưa ngập_2.jpgNgười dân vùng “rốn lũ” tạm gác mọi công việc, ở nhà tập trung dọn đồ đạc, kê cao tài sản.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đến 10h hôm nay (18/9), vị trí tâm áp thấp nhiệt đới cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 180km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 15km/h.

 

Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.Dự báo, từ hôm nay đến đêm mai (19/9), khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có mưa to đến rất to và rải rác có giông với lượng mưa phổ biến 100-300mm, cục bộ có nơi trên 500mm.

Vì sao Hòa Minzy không thể nhận nuôi bé gái Làng Nủ mồ côi sau lũ quét? Nghe mà rớt nước mắt…

0

Hòa Minzy chia sẻ trên trang cá nhân lý do cô không thể nhận nuôi em bé Hoàng Ngọc Lan, sinh năm 2018 đã mất cả cha và mẹ sau trận lũ quét.

Hòa Minzy nhận nuôi bé gái Làng Nủ mất cả gia đình sau lũ quét

Trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại Làng Nủ, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai ngày 10/9 đã biến cả 1 ngôi làng thành đống đổ nát, vùi lấp hơn 100 nạn nhân xấu số khi họ còn chưa kịp tỉnh giấc.

Trong những trường hợp may mắn thoát nạn có em Hoàng Ngọc Lan, sinh năm 2018. Em là người sống sót duy nhất trong gia đình 5 người ở Làng Nủ. Trận lũ quét đã cướp đi bố mẹ, anh chị và bà nội của bé Lan. Đau lòng hơn, chỉ mới tuần trước thôi, cô bé còn vui vẻ được đi khai giảng vào lớp 1, thì bây giờ em chỉ còn một mình nằm đơn độc trên giường bệnh.

Vì sao Hòa Minzy không thể nhận nuôi bé gái Làng Nủ mồ côi sau lũ quét? - Ảnh 1
Bé gái Làng Nủ một mình trên giường bệnh sau lũ quét.

Trước thông tin trên,  Hòa Minzy  cho biết cô muốn nhận nuôi bé gái. Cô viết: “Em muốn nhận nuôi bé, đưa bé về ở cùng mẹ con em để chăm sóc, ăn ở, học hành, liên hệ ai được ạ?”.

Hòa Minzy không thể nhận nuôi bé gái

Tuy nhiên mới nhất, Hoà Minzy cập nhật tình hình cho biết cô không thể nhận nuôi bé gái vì chính quyền cho biết hiện bé vẫn còn người thân là bà ngoại, bà và các dì.

“Tâm ý của tôi là mong con sẽ có một môi trường sống tốt, thân thiện và nhiều tình yêu thương để bù đắp phần nào cho con. Tôi lo lắng tình trạng nhận nuôi các bé mồ côi hiện nay dễ xảy ra các vấn đề nguy hiểm như mang cháu về rồi bạo lực, bắt cháu lao động khổ nhọc hoặc xa hơn là nạn buôn bán nội tạng. Cho nên ngay khi nhìn thấy hình ảnh bé tôi vô cùng thương xót.

Tôi đã liên lạc đến chính quyền và nhận được câu trả lời là hiện bé vẫn còn người thân là bà ngoại, bà và các dì đang chăm bé nên cũng yên tâm phần nào” – Hòa Minzy chia sẻ trên trang cá nhân.

Vì sao Hòa Minzy không thể nhận nuôi bé gái Làng Nủ mồ côi sau lũ quét? - Ảnh 2

Nữ ca sĩ chia sẻ thêm, cô có liên hệ tới gia đình bé để nắm được ý kiến của gia đình, thì được bà ngoại bé gửi lời cảm ơn lòng tốt của Hòa Minzy và hy vọng cô đợi gia đình cũng như sức khoẻ của cháu được ổn định hơn, mẹ bé cũng chưa được tìm thấy nên còn rất rối bời. Sau đó gia đình mới đưa ra quyết định được.

“Tôi vẫn chờ, nếu gia đình muốn để bé bên cạnh và con gặp nhiều khó khăn, Hòa Minzy sẵn sàng hỗ trợ chu cấp cho con từ nay tới 18 tuổi. Dù sao được ở cạnh người thân vẫn là tốt nhất cho bé, nếu gia đình, bà ngoại đủ sức khỏe. Còn nếu gia đình quyết định để Hòa được nuôi con, em Bo từ nay sẽ có chị” – nữ ca sĩ cho biết.

Hoà Minzy viết thêm: “Hoà không hứa cho con học trường quốc tế hay ăn sơn hào hải vị, nhưng chắc chắn cho con được cuộc sống đủ đầy tình yêu thương. Khi nào con nhớ bà thì về thăm bà, hoặc bà lên thăm con. Con trưởng thành, muốn về sống chăm sóc bà cũng được, không có sự gượng ép hay bắt buộc nào ở đây. Hoàn toàn là từ trái tim ạ”.

Nữ ca sĩ cho biết, hiện cô chưa tới trực tiếp thăm bé do vấn đề cá nhân, nhưng sẽ sắp xếp thời gian sớm nhất để tới Làng Nủ. Cũng theo Hòa Minzy, nếu cô được nhận nuôi bé, toàn bộ tiền từ mạnh thường quân cho bé sẽ để gia đình giữ lại.

Tin vui tới với làng Nủ: Tất cả tr;ẻ e;m trong làng sẽ được 1 hiệu trưởng tại Hà Nội nhận nuôi tới năm 18 t:uổi

0

Nhà giáo Nguyễn Xuân Khang, Chủ tịch Hội đồng kiêm Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội) lên kế hoạch nhận nuôi tất cả trẻ em, học sinh may mắn còn sống sót sau trận lũ quét kinh hoàng tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai tới năm 18 tuổi.Nỗ lực tìm kiếm các nạn nhân trong vụ lũ quét tại thôn Làng Nủ, Lào Cai.Nỗ lực tìm kiếm các nạn nhân trong vụ lũ quét tại thôn Làng Nủ, Lào CaiTối 19/7, xác nhận với phóng viên Báo Nhân Dân, đại diện Trường Marie Cuire (Hà Nội) cho biết, nhà giáo Nguyễn Xuân Khang, Chủ tịch Hội đồng trường đã quyết định nhận nuôi tất cả trẻ em, học sinh may mắn còn sống sót sau trận lũ quét kinh hoàng tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

Theo đó, Chủ tịch Hội đồng Trường Marie Curie đã rất xúc động khi biết thông tin sự cố nghiêm trọng xảy ra tại thôn Làng Nủ. Thầy Khang cũng đã nhờ nhóm phóng viên đang tác nghiệp tại hiện trường phối hợp Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Bảo Yên và Ủy ban nhân dân xã Phúc Khánh lập danh sách các cháu từ 15 tuổi trở xuống, còn sống sót sau lũ quét ở Làng Nủ.

Căn cứ vào danh sách này, thầy Nguyễn Xuân Khang và Trường Marie Curie đã quyết định sẽ nhận cấp dưỡng các cháu ăn học cho đến 18 tuổi bằng cách: cấp tiền 3 triệu đồng/tháng/cháu, chuyển khoản trực tiếp cho bố mẹ hoặc người đỡ đầu của các cháuTrước đó, như Báo Nhân Dân đã đưa tin, ngày 10/9, một trận lũ quét lớn đã xảy ra tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên (Lào Cai). Tính tới ngày 17/9, tổng số người chết và mất tích tại Làng Nủ là 66 trường hợp, giảm 29 trường hợp so với số liệu công bố ban đầu. Trong đó, có 52 người chết, 14 người mất tích, 87 người đã được xác định an toàn, trong khi 15 người bị thương đang được điều trị tại bệnh viện

Liên tục bị CDM nhắc tên, Nam Thư tức tối khoe ngay ủng hộ đồng bào miền Bắc khắc phục sau bão với số tiền không tưởng, nhưng nhìn kỹ lại thấy sai sai ở điểm này: Có dấu hiệu phông bạt?

0

Nam Thư vừa tái xuất thì chủ tài khoản Z.D liền có động thái gây chú ý.

Ồn ào tình ái gây dậy sóng thời gian qua chính là vụ Nam Thư bị một tài khoản Z.D tố giật chồng. Sau buổi gặp gỡ truyền thông để lên tiếng, Nam Thư giữ im lặng và phối hợp với cơ quan chức năng xử lý vụ việc. Tuy nhiên phía ngược lại, “chính thất” trong scandal tình ái này liên tục có động thái gậy dậy sóng MXH, khi thì ẩn ý “đá xéo” Nam Thư, lúc thì chia sẻ thẳng hình ảnh của nữ diễn viên với thái độ mỉa mai…

Đơn cử như mới đây, trên trang cá nhân, Z.D tiếp tục “dí” Nam Thư khiến dân mạng xôn xao bàn tán. Dù Nam Thư có làm gì cũng bị bình luận cợt nhả. Cụ thể người này đã chia sẻ lại hình ảnh Nam Thư xuất hiện trong lễ Giỗ Tổ cách đây ít ngày, kèm theo đó là status châm biếm: “Nhìn chị iu giống bông hoa dâm bụt dễ sợ. Áo dài điểm xuyến bông hoa trên tóc”. Động thái của Z.D khiến cư dân mạng không khỏi ngán ngẩm bởi lẽ đây không phải lần đầu cô lên mạng mỉa mai làm dậy sóng. Gây chú ý, bài đăng trên trang cá nhân đã được Z.D giới hạn bình luận.

Z.D đăng đàn

Z.D đăng đàn “dí” Nam Thư trong ngày tái xuất

Lùm xùm liên quan tới diễn viên Nam Thư nổi lên từ tháng 7/2024. Dù tới nay đã được khoảng 2 tháng nhưng ồn ào này chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Thời gian qua, tài khoản Z.D – người tố Nam Thư có mối quan hệ tình cảm với chồng cô đã liên tục đăng đàn mỉa mai, đá xéo trên mạng xã hội.

Đáng chú ý, người này còn lợi dụng sự theo dõi tương tác lớn của netizen để buôn bán online. Tuy nhiên, Z.D lại nhận đăng quảng cáo thuốc giảm cân không rõ xuất xứ cũng như những mặt hàng kém chất lượng… có thể gây nguy hại ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ người dùng.

Không chỉ dừng lại ở đó, Z.D còn tiếp tục gây phẫn nộ khi được cho là lan truyền hình ảnh và thông tin mang tính chất mê tín dị đoan. Khi được cư dân mạng để lại bình luận góp ý nên tiết chế, chọn lọc sản phẩm quảng cáo thì tài khoản Z.D còn ngang nhiên dùng lời lẽ thiếu lịch sự để đáp trả: “Mày có quyền mua hoặc không mua, tao ép mày mua hay gì?”, “Đứa nào ngoại tình trước đứa đó sai, đ** nói nhiều”…

“Chính thất” trong vụ ồn ào tình ái với Nam Thư bị chỉ trích vì mượn drama để PR

Ngày 14/9, nguồn tin cho biết bà Trần Thị Nam Thư (diễn viên Nam Thư, 37 tuổi, ngụ quận 6, TP HCM) đã đến TP Đà Lạt làm việc với cơ quan chức năng địa phương liên quan đến việc diễn viên này tố cáo hai homestay phường 8 và phường 9 làm lộ hình ảnh của người này khi lưu trú tại địa phương.

Trước đó, vào tháng 8/2024, nữ diễn viên Nam Thư có gửi đơn đến UBND TP Đà Lạt liên quan đến một tài khoản mạng xã hội tên Z.D làm lộ thông tin cá nhân, số tài khoản ngân hàng cùng một số thông tin liên quan đến đời tư. Cơ quan này đã chuyển đơn đến Công an TP Đà Lạt xử lý theo quy định.

Vào tháng 4/2024, nữ diễn viên và ê kíp đã thuê các phòng lưu trú tại homestay M.H. ở phường 8 (TP Đà Lạt) do người đàn ông tên L. làm chủ. Đến khi thanh toán tiền thì đoàn của Nam Thư lại thanh toán tiền vào tài khoản của người phụ nữ tên A.V. (27 tuổi, ở Đà Nẵng).

Bà A.V. sau đó dùng mạng xã hội đăng tải những thông tin quan hệ tình cảm, số tài khoản ngân hàng, hình ảnh của diễn viên Nam Thư lên mạng xã hội khiến dư luận “dậy sóng”.

Theo xác minh của cơ quan chức năng, homestay có địa chỉ tại phường 8, TP Đà Lạt liên quan đến vụ việc đã đóng cửa, dừng hoạt động còn cơ sở ở phường 9 đã đổi tên lẫn đổi chủ mới.

Thời gian qua, Nam Thư giữ im lặng dù liên tục bị công kích trên MXH. Nữ diễn viên cũng đã phối hợp làm việc với cơ quan chức năng

Thời gian qua, Nam Thư giữ im lặng dù liên tục bị công kích trên MXH. Nữ diễn viên cũng đã phối hợp làm việc với cơ quan chức năng

Đà Nẵng ngay lúc này: Mưa to gió lớn quần thảo phố phường, tình hình nguy cấp lắm rồi

0

Hơn 660.000 trẻ mầm non và học sinh Đà Nẵng, Quảng Nam nghỉ học ngày 19/9 để tránh bão, các trường ở Đà Nẵng đã nghỉ từ chiều nay.

Sở Giáo dục và Đào tạo  Đà Nẵng  trưa 8/9 thông báo cho học sinh nghỉ học từ chiều nay đến hết ngày 19/9, sau khi Đài khí tượng thủy văn dự báo áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão, gây mưa lớn, ảnh hưởng đến Đà Nẵng và nhiều tỉnh miền Trung.
Các trường học liên hệ với phụ huynh đến đón con, đảm bảo trẻ mầm non, học sinh được quản lý, chăm sóc tốt ở trường khi cha mẹ chưa thể đến đón. Tổng số trẻ mầm non và học sinh phổ thông của thành phố khoảng 290.000.
Các trường đại học tư thục căn cứ tình hình thực tế, chủ động quyết định lịch học của sinh viên.
Tại  Quảng Nam , Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết hơn 372.000 học sinh, từ mầm non đến lớp 12 sẽ nghỉ học ngày mai.

Nhiều tuyến phố trung tâm Đà Nẵng bị ngập cục bộ, sáng 18/9. Ảnh: Ngọc Trường

Nhiều tuyến phố trung tâm Đà Nẵng bị ngập cục bộ, sáng 18/9. Ảnh:  Ngọc Trường

Lãnh đạo hai Sở đều yêu cầu các đơn vị cử người trực, giữ liên lạc để chủ động ứng phó, giảm thiệt hại. Sau đó, thầy cô dọn dẹp, vệ sinh để học sinh sớm trở lại trường.
Đến chiều 18/9, áp thấp nhiệt đới cách Đà Nẵng khoảng 530 km về phía đông và đang đi chậm lại theo hướng tây. Dự báo áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão với sức gió tối đa cấp 8-9, giật cấp 10.
Trọng tâm mưa lớn là Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng với lượng phổ biến 200-300 mm, có nơi trên 600 mm. Thời gian mưa tập trung từ sáng mai đến hết ngày 19/9.

Ô tô nối đuôi che cho xe máy qua cầu ở Đà Nẵng khi gió quật mạnh

Khi qua cầu Thuận Phước, TP. Đà Nẵng, nhiều tài xế ô tô, xe tải đã chủ động di chuyển chậm, thành hàng dài để dìu xe máy qua cầu an toàn. Hành động đẹp khiến nhiều người xúc động.

Trưa ngày 18/9,  do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới đang mạnh lên thành bão số 4 tại TP. Đà Nẵng có gió giật mạnh kèm mưa từ cuối buổi sáng, khiến việc di chuyển trên đường với các phương tiện, đặc biệt là xe máy gặp nhiều khó khăn.

Sức gió qua các con cầu đã rất lớn, nhiều người đi xe máy bị thổi ngã. Theo ghi nhận của PV, tại khu vực cầu Thuận Phước (TP. Đà Nẵng) một số xe ô tô đã cùng đi chậm lại, dồn sát nhau để che chắn cho các xe máy vượt qua cầu trước trận cuồng phong của áp thấp nhiệt đới.

Hình ảnh ô tô nối đuôi che chắn cho xe máy qua cầu ở Đà Nẵng khi gió quật mạnh- Ảnh 1.

Người dân khó khăn khi di chuyển qua cầu Thuận Phước, TP. Đà Nẵng vì gió lớn. Ảnh: Viết Niệm

Khi qua cầu Thuận Phước, thấy nhiều người không điều khiển được xe, khi dừng lại để dắt bộ cũng không dắt nổi vì gió quá mạnh. Đúng lúc đó, có một xe ô tô đi qua, người lái xe đã chủ động dừng lại và chắn gió cho các xe máy. Những xe máy đi sau thấy vậy cũng nhanh chóng nhập thành hàng và đi bên cạnh. Nhiều tài xế ô tô khác cũng có hành động tương tự. Không ai bảo ai, một hàng dài ô tô, xe tải dìu xe máy được hình thành và dần dần di chuyển qua cầu.

Trong tình huống này, để giúp đỡ người đi xe máy, nhiều ô tô đã đi chậm, nối đuôi tạo thành hàng dài chắn gió ngang, giúp xe máy có thể di chuyển an toàn, vào khoảng 12h-13h30.

Hình ảnh ô tô nối đuôi che chắn cho xe máy qua cầu ở Đà Nẵng khi gió quật mạnh- Ảnh 2.

Các xe máy bắt buộc phải dừng lại vì không thể di chuyển. Ảnh: Viết Niệm

Gió ngang là loại gió tác động lớn nhất ở những khu vực vắng vẻ như qua cầu, đồng ruộng. Trong cơn bão, mức độ nguy hiểm còn tăng lên nhiều lần vì sức gió mạnh và hướng gió xoáy. Gió có thể thổi bay người và phương tiện.

Hình ảnh ô tô nối đuôi che chắn cho xe máy qua cầu ở Đà Nẵng khi gió quật mạnh- Ảnh 3.

Các xe ô tô che chắn cho người dân lưu thông trên cầu tránh gió bão. Ảnh: Viết Niệm

Theo Cổng thông tin phòng chống thiên tai thành phố Đà Nẵng, tổng lượng mưa tính từ 7h ngày 17/9-7h ngày 18/9 phổ biến 20-60 mm, có nơi có hơn như Suối Đá 134.0 mm, Chùa Linh ứng 128.2 mm, Đà Nẵng 90.4 mm, Hồ Thạch Gián 87.0 mm, Sơn Trà 80.2 mm, Cẩm Lệ 77.4 mm.

Từ sáng 18/9 đến trưa ngày 20/9, tại các quận, huyện thuộc thành phố có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông. Tổng lượng mưa tại thành phố phổ biến 100-300 mm, có nơi trên 450 mm. Cần đề phòng mưa lớn với cường độ lớn tập trung trong thời gian ngắn, có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng tại các vùng trũng thấp và đô thị. Trong cơn dông cần đề phòng có sét và gió giật mạnh.

Bão số 4 không mạnh nhưng lượng mưa rất lớn, nguy cơ gây ngập lụt tại các tỉnh miền Trung

0

Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông sẽ mạnh lên thành bão số 4, dự báo sẽ đổ bộ vào đất liền các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Nam vào chiều mai (19/9/2024). Cơn bão này tuy không mạnh, nhưng lượng mưa rất lớn, nguy cơ gây ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất ở các tỉnh Trung Trung Bộ và Tây Nguyên…
Dự báo đường đi của bão số 4. Dự báo đường đi của bão số 4.

Chiều 18/9/2024, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp chủ trì cuộc họp trực tuyến với các địa phương từ Ninh Bình đến Bình Định để ứng phó bão số 4.
BÃO SẼ GÂY RA LƯỢNG MƯA LỚN
Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, cho biết sáng 16/9, áp thấp nhiệt đới hình thành trên vùng biển phía Đông Philippin; sáng ngày 17/9, áp thấp nhiệt đới di chuyển vào biển Đông với cường độ cấp 7, giật cấp 9. Đến 13 giờ chiều nay (18/9), cơn áp thấp nhiệt đới cách Đà Nẵng khoảng 530km về phía Đông, tốc độ di chuyển chậm khoảng 15km/giờ. Qua theo dõi, tất cả các mô hình dự bảo của nước ta và quốc tế đều cho thấy, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp chủ trì cuộc họp tại điểm cầu Hà Nội. Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp chủ trì cuộc họp tại điểm cầu Hà Nội.
Dự báo đến 10 giờ ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão với cường độ cấp 8, giật cấp 10, tâm bão trên vùng biển ven bờ từ Quảng Trị-Quảng Nam, cách Quảng Trị khoảng 110km về phía Đông Đông Nam. Đến chiều 19/9 bão đi vào đất liền Quảng Trị-Quảng Nam, sau đó suy yếu.

Từ 19 giờ ngày 17/9 đến 12 giờ ngày 18/9, Trung Bộ và Tây Nguyên đã có mưa to đến rất to từ 50-150mm, riêng Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng mưa 150-250mm; một số trạm lớn hơn như: Bạch Mã (Thừa Thiên – Huế) 237mm, Suối Đá (Đà Nẵng) 279mm, Suối Lương (Đà Nẵng) 254mm.

Dự báo từ chiều tối ngày 18/9 đến 19/9, từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có mưa to đến rất to từ 100 – 300mm, có nơi trên 500mm; Thanh Hóa, Nghệ An từ 70-150mm, có nơi trên 250mm; Tây Nguyên từ 40-80mm, có nơi trên 150mm.

“Từ ngày 18-21/9, các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam xuất hiện 1 đợt lũ, biên độ lũ lên trên các sông từ 3-7m. Nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, lũ quét và sạt lở đất trên các sườn dốc ở khu vực vùng núi từ Thanh Hóa đến Quảng Nam”.

TS. Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia.

TS, Mai Văn Khiêm: "Dự báo từ chiều tối 18/9 đến 19/9, từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có mưa to đến rất to từ 100 - 300mm, có nơi trên 500mm". TS, Mai Văn Khiêm: “Dự báo từ chiều tối 18/9 đến 19/9, từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có mưa to đến rất to từ 100 – 300mm, có nơi trên 500mm”.
Về sản xuất nông nghiệp, theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khu vực ven biển, trên biển các tỉnh, thành phố từ Ninh Bình đến Bình Định hiện có 80.024 ha, 22.152 lồng, bè, 684 chòi canh nuôi thuỷ sản.

Khu vực Bắc Trung Bộ đã thu hoạch xong 158.000ha lúa hè thu, diện tích lúa hè thu còn lại 12.000ha đang chuẩn bị thu hoạch; diện tích lúa mùa đã thu hoạch 25.000 ha, hiện diện tích chưa thu hoạch 113.000ha đang giai đoạn chín sáp – chín sữa, chuẩn bị thu hoạch.

Tại Khu vực Nam Trung Bộ, diện tích lúa hè thu đã thu hoạch 157.000 ha, diện tích lúa hè thu còn lại 19.000ha đang chuẩn bị thu hoạch; diện tích lúa mùa đã thu hoạch 39.000 ha, diện tích chưa thu hoạch 25.000ha đang giai đoạn chín sáp, chuẩn bị thu hoạch.

Lãnh đạo Cục Quản lý Đê điều và Phòng, chống thiên tai, cho biết hiện ở Bắc Trung Bộ có 9 hồ chứa vận hành điều tiết qua tràn với lưu lượng từ 20-693m3/s trở lên; khu vực Nam Trung Bộ, các hồ vận hành bình thường, không điều tiết qua tràn.

Bắc Trung Bộ hiện có tổng số 2.323 hồ chứa, dung tích đạt 46-75% dung tích thiết kế; hiện có 145 hồ chứa hư hỏng, xuống cấp và 52 hồ chứa đang thi công.

Khu vực Nam Trung Bộ có 517 hồ chứa, dung tích ở mức thấp đạt 30-57% dung tích thiết kết; hiện có 36 hồ chứa hư hỏng, xuống cấp và 19 hồ chứa đang thi công. Trên các tuyến đê biển, đê cửa sông từ Ninh Bình đến Bình Định hiện có 39 trọng điểm xung yếu cần phải quan tâm đề phòng.
HUY ĐỘNG TỐI ĐA CÁC LỰC LƯỢNG CHỐNG BÃO
Về tàu thuyền, theo báo cáo của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tính đến 12 giờ trưa ngày 18/9, đã kiểm đếm, hướng dẫn cho 66.960 tàu/306.725 người biết diễn biến, hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới để chủ động chủ động di chuyển vòng tránh.

Hiện có 75 tàu/618 người hoạt động tại khu vực Bắc Biển Đông và quần đảo Hoàng Sa (Nghệ An 10 tàu/40 người, Đà Nẵng 33 tàu/399 người; Quảng Nam 01 tàu/07 người; Quảng Ngãi 27 tàu/148 người; Phú Yên 04 tàu/24 người). Tỉnh Quảng Bình sẽ cấm biển từ 0 giờ ngày 19/9/2024.

Đại tá Phạm Hải Châu, Phó Cục trưởng Cục Cứu hộ – Cứu nạn, cho biết Bộ Quốc phòng đã ban hành 2 công điện yêu cầu các cơ quan đơn vị trong toàn quân, đặc biệt Quân khu 3, 4, 5, 7 và các lực lượng trên địa bàn sẵn sàng lực lượng và phương tiện để tham gia ứng phó với áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão.

“Hơn 268 nghìn người, trong đó có hơn 56 nghìn bộ đội, cùng 211 nghìn dân quân tự vệ; hơn 4.000 phương tiện và 10 máy bay trực thăng sẵn sàng tham gia tìm kiếm cứu hộ cứu nạn và tiếp tế lương thực, thực phẩm khi có yêu cầu”, Đại tá Phạm Hải Châu thông tin.
Lãnh đạo các tỉnh, thành miền Trung tham gia họp trực tuyến. Lãnh đạo các tỉnh, thành miền Trung tham gia họp trực tuyến.
Cũng theo đại diện Cục Cứu hộ – Cứu nạn, rút kinh nghiệm từ cơn bão số 3 Yagi vừa qua, đề nghị các địa phương rà soát các khu vực dễ bị sạt lở. Bởi khi bão vào thì thiệt hại rất nhỏ nhưng hoàn lưu sau bão gây mưa, xảy ra sạt lở thì thiệt hại rất lớn.

“Cần phải có án thông báo, báo động đến từng hộ dân khi xảy ra các tình huống sạt lở. Cần có phương án báo động nhanh nhất để người dân kịp thời di chuyển đến nơi an toàn”.

Đại tá Phạm Hải Châu, Phó Cục trưởng Cục Cứu hộ – Cứu nạn, Bộ Quốc Phòng.

Kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp yêu cầu từ bài học của bão số 3, các địa phương tuyệt đối không được chủ quan. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 97/CĐ-TTg ngày 17/9/2024 chỉ đạo các Bộ ngành, các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hoà tập trung ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão. Do đó, đề nghị các địa phương thực hiện nghiêm túc Công điện 97.

Trên biển, các tỉnh thành phải kêu gọi toàn bộ tàu thuyền vào bờ, khu tránh trú neo đậu an toàn, đặc biệt lưu ý các tàu vận tải cỡ nhỏ, cỡ trung bình. Tập trung sơ tán dân, kiên quyết không để người dân ở lại trên các lồng, bè, chòi canh khi bão đổ bộ.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp: "Quan ngại nhất hiện nay là ngập lụt, đặc biệt là ngập lụt đô thị". Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp: “Quan ngại nhất hiện nay là ngập lụt, đặc biệt là ngập lụt đô thị”.
Đối với vùng đồng bằng, ven biển, rà soát cụ thể, sẵn sàng phương án sơ tán dân đối với nhà ở không đảm bảo an toàn, khu vực trũng thấp cửa sông, ven biển; có phương án cho học sinh nghỉ học trong thời gian bão đổ bộ. Mặt khác, chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn trọng điểm đê biển, đê cửa sông xung yếu hoặc đang thi công.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cho rằng quan ngại nhất hiện nay là ngập lụt, đặc biệt là ngập lụt đô thị. Do đó, các địa phương bên cạnh sẵn sàng giải pháp ứng phó với ngập lụt, cần chủ động thu hoạch ngay diện tích lúa trên đồng.

Đối với miền núi, phải triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất để chủ động di dời, sơ tán người dân đến nơi an toàn.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cũng yêu cầu các địa phương phải chủ động rà soát các hồ chứa, đặc biệt là các hồ thủy điện, tuân thủ nghiêm quy trình vận hành, có kế hoạch ứng phó ngay từ thời điểm hiện tại.

“Các địa phương phải tập trung các giải pháp chỉ đạo, huy động tối đa các lực lượng đảm bảo 4 tại chỗ, đặc biệt là công an, quân đội nhằm đảm bảo an toàn, hạn chế thiệt hại do áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão số 4″,Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh.

X::ÓT X::A QUÁ ĐÀ NẴNG ƠI…

0

Khu vực ven biển Đà Nẵng gió bắt đầu giật mạnh từng hồi. Trong mưa, gió hàng trăm ngư dân hối hả tìm cách neo đậu, chằng kéo tàu, thuyền, ghe của mình để trú tránh bão số 4 an toàn.

Ngư dân Đà Nẵng hối hả chạy bão số 4. Video: Nguyễn Thành
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão (bão số 4) khu vực Đà Nẵng đang có mưa to, khu vực ven biển gió bắt đầu lớn từng hồi. Để bảo vệ tài sản, ngư dân Đà Nẵng dầm mình trong mưa, gió để neo đậu, đưa tàu thuyền vào nơi an toàn. Ảnh: Nguyễn Thành
Do ảnh hưởng của  áp thấp nhiệt đới  mạnh lên thành bão (bão số 4) khu vực Đà Nẵng đang có mưa to, khu vực ven biển gió bắt đầu lớn từng hồi. Để bảo vệ tài sản, ngư dân Đà Nẵng dầm mình trong mưa, gió để neo đậu, đưa tàu thuyền vào nơi an toàn. Ảnh: Nguyễn Thành
Theo dự báo của cơ quan khí tượng thủy văn, bão số 4 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Đà Nẵng. Với kinh nghiệm chống bão nhiều năm, các ngư dân luôn nâng cao cảnh giác để phòng, tránh thiệt hại tàu thuyền và tài sản khi neo đậu một cách cẩn thận. Ảnh: Nguyễn Thành.
Theo dự báo của cơ quan khí tượng thủy văn, bão số 4 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Đà Nẵng. Với kinh nghiệm chống bão nhiều năm, các ngư dân luôn nâng cao cảnh giác để phòng, tránh thiệt hại tàu thuyền và tài sản khi neo đậu một cách cẩn thận. Ảnh: Nguyễn Thành.
Nhiều thuyền gắn máy neo đậu tại âu thuyền Thọ Quang (quận Sơn Trà) sáng nay 18/9 đã bị vào nước do mưa quá lớn, nguy cơ chìm nên người dân gọi nhau cùng tát nước để kéo thuyền lên bờ.
Nhiều thuyền gắn máy neo đậu tại âu thuyền Thọ Quang (quận Sơn Trà) sáng nay 18/9 đã bị vào nước do mưa quá lớn, nguy cơ chìm nên người dân gọi nhau cùng tát nước để kéo thuyền lên bờ.
Hàng trăm tàu thuyền trong khu vực đã về neo đậu tại âu thuyền Thọ Quang
Hàng trăm tàu thuyền trong khu vực đã về neo đậu tại âu thuyền Thọ Quang
Theo báo cáo của BĐBP TP. Đà Nẵng, tổng số phương tiện tàu thuyền có đăng ký, đăng kiểm của địa phương là 1.159 phương tiện/8.316 lao động. Đến sáng nay, số tàu thuyền đang neo đậu tại các bến là 1.097 phương tiện với 7.699 lao động. Ảnh: Nguyễn Thành.
Theo báo cáo của BĐBP TP. Đà Nẵng, tổng số phương tiện tàu thuyền có đăng ký, đăng kiểm của địa phương là 1.159 phương tiện/8.316 lao động. Đến sáng nay, số tàu thuyền đang neo đậu tại các bến là 1.097 phương tiện với 7.699 lao động. Ảnh: Nguyễn Thành.
Hiện vẫn còn 62 phương tiện tàu thuyền với 617 lao động của Đà Nẵng đang hoạt động trên biển. Trong đó, khu vực vịnh Bắc Bộ có 1 phương tiện với 7 lao động; khu vực ven bờ từ Quảng Trị - Đà Nẵng là 10 phương tiện với 87 lao động; khu vực bắc biển Đông - Hoàng Sa 41 phương tiện với 452 lao động; khu vực giữa biển Đông - Trường Sa 10 phương tiện với 71 lao động. Ảnh: Nguyễn Thành.
Hiện vẫn còn 62 phương tiện tàu thuyền với 617 lao động của Đà Nẵng đang hoạt động trên biển. Trong đó, khu vực vịnh Bắc Bộ có 1 phương tiện với 7 lao động; khu vực ven bờ từ Quảng Trị – Đà Nẵng là 10 phương tiện với 87 lao động; khu vực bắc biển Đông – Hoàng Sa 41 phương tiện với 452 lao động; khu vực giữa biển Đông – Trường Sa 10 phương tiện với 71 lao động. Ảnh: Nguyễn Thành.
Các phương tiện đang hoạt động trên biển đã nắm được diễn biến, hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới, bão số 4. Hiện nay các đơn vị, các đài trực canh của BĐBP Đà Nẵng đang duy trì thông tin, liên lạc với các phương tiện hoạt động trên biển, thông báo kêu gọi, hướng dẫn vòng tránh không đi vào khu vực nguy hiểm hoặc vào bờ để trú tránh an toàn.
Các phương tiện đang hoạt động trên biển đã nắm được diễn biến, hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới, bão số 4. Hiện nay các đơn vị, các đài trực canh của BĐBP Đà Nẵng đang duy trì thông tin, liên lạc với các phương tiện hoạt động trên biển, thông báo kêu gọi, hướng dẫn vòng tránh không đi vào khu vực nguy hiểm hoặc vào bờ để trú tránh an toàn.
Theo báo cáo của BQL Âu thuyền và cảng cá Thọ Quang, hiện nay, neo đậu tại âu thuyền Thọ Quang có 590 tàu. Cụ thể, Đà Nẵng có 354 tàu, các tỉnh khác 236 tàu. Ngoài ra còn 95 ghe nhỏ. Ảnh: Nguyễn Thành.
Theo báo cáo của BQL Âu thuyền và cảng cá Thọ Quang, hiện nay, neo đậu tại âu thuyền Thọ Quang có 590 tàu. Cụ thể, Đà Nẵng có 354 tàu, các tỉnh khác 236 tàu. Ngoài ra còn 95 ghe nhỏ. Ảnh: Nguyễn Thành.
Ngư dân thu gom ngư lưới cụ trên biển Mân Thái vào trưa nay 18/9.
Ngư dân thu gom ngư lưới cụ trên biển Mân Thái vào trưa nay 18/9.
Một ngư dân tranh thủ tát nước trong ghe tại âu thuyền Thọ Quang để kéo lên bờ, tránh bị chìm trong mưa, bão.
Một ngư dân tranh thủ tát nước trong ghe tại âu thuyền Thọ Quang để kéo lên bờ, tránh bị chìm trong mưa, bão.
Các ngư dân Đà Nẵng neo đậu tàu thuyền trú tránh bão tại âu thuyền Thọ Quang. Ảnh: Nguyễn Thành.
Các ngư dân Đà Nẵng neo đậu tàu thuyền trú tránh bão tại âu thuyền Thọ Quang. Ảnh: Nguyễn Thành.
Ngư cụ đánh bắt gần bờ được ngư dân thu gom đưa vào đất liền tránh thiệt hại do mưa bão.
Ngư cụ đánh bắt gần bờ được ngư dân thu gom đưa vào đất liền tránh thiệt hại do mưa bão.
Những chiếc thuyền thúng cuối cùng được ngư dân gánh lên bờ tại bãi biển Mân Thái (quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng) trước giờ bão đổ bộ.
Những chiếc thuyền thúng cuối cùng được ngư dân gánh lên bờ tại bãi biển Mân Thái (quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng) trước giờ bão đổ bộ.