Tối 23/9, CEO của thương hiệu mỹ phẩm đã lên tiếng về đoạn clip bắn dây chun vào cổ tay nhiều cô gái đang được lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội.
Ngày 23/9, mạng xã hội liên tục chia sẻ clip về một buổi đào tạo với dòng trạng thái “Cả hội trường khóc nấc khi những thành viên thiếu nỗ lực, thiếu KPI bị siêu chủ tịch búng dây chun”.
Theo dõi hình ảnh trong đoạn clip cho thấy, một số phụ nữ ăn mặc sang trọng đứng trên sân khấu, một người dùng tay liên tục kéo căng nhiều dây chun đang đeo ở cổ tay 2 người đối diện rồi bật thật mạnh.
Vừa kéo dây chun, người này vừa lớn tiếng đặt câu hỏi tại sao hội nhóm của người kia “không trung thực”. Một cô gái khác vừa hứng chịu thử thách, vừa bị nhận xét là “không xứng đáng làm người đứng đầu”, “không nỗ lực”…
Những cú bắn thun mạnh khiến cổ tay 2 cô gái sưng tấy, đỏ bừng… nhìn biểu cảm gương mặt cho thấy sự đau đớn. Thậm chí, người phụ nữ đang gục xuống khóc nấc lên.
Ngay sau màn bắn thun ấy, cả ba ôm động viên nhau và cùng khóc. Nhiều người trong hội trường cũng không kìm được nước mắt khi chứng kiến cảnh này.
Clip khi chia sẻ trên các nền tảng đã nhận về nhiều tranh cãi. Nhiều người tỏ ra khá ngạc nhiên, không hiểu ý nghĩa của hành động bắn chun “đào tạo” nhân viên của cấp trên.
Trước những ý kiến trái chiều từ cộng đồng mạng, tối 23/9, CEO thương hiệu mỹ phẩm – Hoàng Phi Huyền cũng đã lên tiếng trên mạng xã hội.
Theo đó, chị Huyền cho biết, “Hôm qua, Huyền có tham gia một chương trình đào tạo đội nhóm của team GĐKD Nhan Thị, với vị trí khách mời của chương trình.
Trong chương trình, có một trò chơi bắn chun nhằm minh họa sức mạnh của đội nhóm, sự đoàn kết và sự thiệt thòi của thủ lĩnh, và trò chơi này đã thực sự chạm đến cảm xúc của mọi người tham gia.
Tuy nhiên, vì quá cảm xúc, bạn trợ lý của mình đã chia sẻ 1 đoạn video lên lên mạng xã hội. Điều này không ngờ lại tạo ra một số ý kiến trái chiều, có lẽ do những ai không tham dự chương trình không hiểu được bối cảnh và mục đích của trò chơi.
Mình rất hiểu những cảm nhận từ hai phía, và rút ra bài học kinh nghiệm để cân nhắc kỹ hơn trong việc chia sẻ về các hoạt động trong những chương trình đào tạo tiếp theo.
Hy vọng mọi người sẽ hiểu và đồng cảm với tinh thần của chương trình. Chúng tôi luôn mong muốn tạo ra những giá trị tích cực cho đội nhóm và sẽ tiếp tục cải thiện để mỗi chương trình đều mang đến hiệu quả tốt nhất”.
Ngay bên dưới phần bài viết của nữ CEO cũng có rất nhiều đại lý, nhân viên của thương hiệu mỹ phẩm để lại bình luận động viên.
“Những người toxic hoặc không thích chắc chắn chưa bao giờ trải nghiệm và cũng không hiểu hết được ý nghĩa rồi! Có lẽ vậy mà trước giờ chúng ta không thuộc về nhau nhưng hi vọng các bạn một ngày nào đó cũng đứng ở 1 lớp học nào đó trải nghiệm những bài học phát triển bản thân”, tài khoản Thu Thảo chia sẻ.
“Game này rất bình thường trong các khoá học phát triển bản thân luôn ạ, trải nghiệm từ đầu đến cuối và trong bối cảnh đó sẽ hiểu được ý nghĩa của game”, môt bạn khác chia sẻ.
Tuy nhiên, hầu hết ai cũng cho rằng để hiểu nhau và kết nối đội nhóm thì còn vô vàn các cách khác nhau chứ không cần thiết phải làm đau nhân viên của mình như vậy, phải vỡ oà cảm xúc, ôm nhau khóc đau đớn như vậy mới có thể kết nối.
Hàng loạt người đã thể hiện sự bất bình và mong muốn ngành chức năng vào cuộc để không còn những sự kiện lố bịch này.
Từ hôm qua, một đoạn video gây bão mạng khi ghi lại cảnh ‘nữ tổng tài’ búng dây chun vào tay nhân viên rồi liên tục hô to về việc đào tạo đội nhóm, cả hội trường ăn mặc sang trọng đều khóc nức nở. Cô gái trong video này đã lên tiếng để nói rõ về vấn đề này.
Thông tin được đăng tải trên báo rồi. Mình chia sẻ lại chi tiết trong bài viết dưới đây cho mọi người cùng biết nhé!
Một trong những cô gái bị búng chun đến đỏ cả tay cố gắng chịu đau trước khi bật khóc, ảnh: VD
Ngày 23/9, mạng xã hội không ngừng chia sẻ clip về một buổi đào tạo với dòng trạng thái “Cả hội trường khóc nấc khi những thành viên thiếu nỗ lực, thiếu KPI bị siêu chủ tịch búng dây chun” (KPI tạm dịch là chỉ số đánh giá kết quả thực hiện công việc).
Clip quay cảnh một số phụ nữ ăn mặc sang trọng đứng trên sân khấu, một người dùng tay liên tục kéo căng nhiều dây chun đang đeo ở cổ tay 2 người đối diện rồi bật thật mạnh.
Vừa kéo dây chun, người này vừa lớn tiếng đặt câu hỏi tại sao hội nhóm của người kia “không trung thực”.
Một cô gái khác vừa hứng chịu thử thách, vừa bị nhận xét là “không xứng đáng làm người đứng đầu”, “không nỗ lực”… Cổ tay hai cô gái ửng đỏ và biểu cảm gương mặt cho thấy họ khá đau đớn, thậm chí đã khóc nấc lên.
Sau màn bắn chun, cả ba ôm động viên nhau và cùng khóc. Nhiều người trong hội trường cũng không kìm được nước mắt khi chứng kiến cảnh này.
Clip khi chia sẻ trên các nền tảng đã nhận về nhiều tranh cãi. Nhiều người tỏ ra khá ngạc nhiên, không hiểu ý nghĩa của hành động bắn chun “đào tạo” nhân viên của cấp trên.
Những người phụ nữ trong video đều xuất hiện với những bộ quần áo rất sang trọng và trang điểm xinh đẹp, ảnh: VD
Theo tìm hiểu của phóng viên, một trong hai cô gái xuất hiện trong clip tên là Trần T. T. là người kinh doanh mỹ phẩm theo một hệ thống.
Chia sẻ về clip đang gây sốt mạng xã hội, Trần T. cho biết: “Đây là chuyện bình thường trong đào tạo hệ thống, nhưng cộng đồng mạng đang nghĩ theo hướng tiêu cực và dùng những lời lẽ chửi rủa rất nặng nề.
Nhiều người cho rằng chúng tôi điên rồ, đang lôi nhau ra hành hạ nhưng thực chất đây chỉ là thử thách của những người tham gia đào tạo”.
T. chia sẻ, clip được quay trong buổi cô tham gia đào tạo hệ thống tại Hà Nội. Sau khi tham gia một trò chơi, đội nhóm của cô bị thua do phát hiện có người không trung thực. Là người đứng đầu nhóm, T. phải lên chịu phạt.
Việc nhiều sợi dây chun được kéo với lực mạnh rồi bật trở lại vào tay khiến T. rất rát và đau đớn.
Tuy nhiên, theo T., mục đích của thử thách bắn dây chun là nhằm để cho các nhân viên trong đội hiểu được khi mình làm sai thì thủ lĩnh của mình sẽ là người chịu phạt, từ đó để các thành viên biết đồng cảm, chia sẻ với lãnh đạo của mình.
“Đây là một bài học chỉ những người kinh doanh hệ thống mới hiểu. Qua đó, mọi người sẽ thấy nỗi đau về thể xác dù rất đáng sợ nhưng là nỗi đau dễ nguôi ngoai. Nhưng có nỗi đau còn lớn hơn đó là sự thiếu nỗ lực, thiếu trung thực… và người lãnh đạo sẽ là người chịu trận“, cô gái này nói.
Cũng theo cô gái này, khi tham gia các chương trình đào tạo hệ thống, có những thử thách còn đáng sợ hơn nhưng nhiều người vẫn chấp nhận vượt qua. “Đây là những thử thách hết sức bình thường mà những ai kinh doanh hệ thống mới hiểu“, cô cho hay.
Người trong cuộc cho rằng đó chỉ là một trong những hoạt động bình thường của hệ thống, ảnh: VD
Chuyên gia kinh tế: Phương thức đào tạo không phù hợp!
Thời gian gần đây, một số đơn vị, nhãn hàng kinh doanh mỹ phẩm, thực phẩm chức năng bán hàng theo hệ thống thường tổ chức các buổi đào tạo thủ lĩnh, truyền đạt kinh nghiệm bán hàng, tăng doanh số… Các buổi đào tạo áp dụng những cách thức gây xôn xao như cõng nhau giẫm lên cành hoa hồng, bắn chun vào cổ tay…
Trao đổi với báo chí, chuyên gia kinh tế PGS. TS Đinh Trọng Thịnh, giảng viên cấp cao Học viện Tài chính cho rằng, việc giẫm lên cành hoa hồng, bắn chun vào tay… không phải là phương pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như nâng cao ý thức về nghề nghiệp hoặc sự cố gắng.
“Những thử thách này chỉ làm tổn thương lòng tự trọng và ý chí tự tôn của người tham gia vào quá trình đào tạo, chứ không liên quan đến hoạt động của cá nhân hay quá trình kinh doanh của một đơn vị. Tôi thấy đó là phương thức đào tạo không phù hợp, hạ thấp nhân phẩm của người khác”, ông Thịnh nói.
Theo ông Thịnh, trong nhà trường khi dạy về kinh doanh, bán hàng không bao giờ dùng những phương pháp này.
“Có nhiều cách để làm cho người kinh doanh thay đổi, tăng cường nhận thức của bản thân với công việc, nâng cao trách nhiệm bán hàng. Tuy nhiên, không ai áp dụng cách đào tạo phản cảm này“, vị chuyên gia nói.
Giảng viên cấp cao Học viện Tài chính cho rằng, một thủ lĩnh, một nhân viên bán hàng giỏi là người biết tổ chức quản lý, biết cách thức tiếp cận với người mua, có khả năng nắm bắt sở thích người tham gia vào hoạt động mua bán. Đây là những yếu tố quan trọng nhất.
Hiện tại, đoạn video vẫn đang được chia sẻ chóng mặt trên mạng xã hội, phần lớn người xem bày tỏ sự bức xúc, thất vọng vì những hình ảnh này.
Mới đây, trên nhiều nền tảng mạng xã hội chia sẻ hình ảnh quán cơm sạch ở Hạ Long vắng khách sau khi bị “bóc phốt” thu hút sự chú ý của cộng đồng.
Quán vắng khách sau lùm xùm bị khách tố về thái độ bán hàng?
Liên quan tới quán cơm sạch bà Liên thuộc phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) bị tố “chặt chém”, “không nhận chuyển khoản”, “chỉ bán tối thiểu 70-80.000 đồng/suất” tiếp tục thu hút sự chú ý của dư luận.
Vụ việc xảy ra từ ngày 9/9 vào thời điểm sau khi siêu bão Yagi đổ bộ vào Quảng Ninh, nhưng tới nay vẫn nhiều hội nhóm trên mạng xã hội được lập ra với mục đích chia sẻ những trải nghiệm không tốt khi từng tới quán cơm dùng bữa.
Trên nền tảng của Google, nhiều người đã đánh giá 1 sao (chất lượng thấp nhất) cho quán cơm sau vụ việc vừa qua. Cùng với đó là không ít những bình luận tiêu cực, kêu gọi tẩy chay.
Mới đây, trên nhiều nền tảng mạng xã hội chia sẻ hình ảnh quán vắng tanh sau vụ việc bị “bóc phốt”.
Nhiều người cho rằng, đây là hệ quả tất yếu của việc “đối đầu với khách” “không chịu nâng cao chất lượng dịch vụ. “Bài học đắt giá cho một quán cơm đông khách nhất nhì Hạ Long trước đây”; “Thật tiếc cho thương hiệu quán cơm nổi tiếng. Đã từng nhận rất nhiều góp ý từ khách hàng nhưng không thay đổi, nâng cao chất lượng dịch vụ”, tài khoản có tên M.B viết.
Chia sẻ với phóng viên Dân trí, bà Nguyễn Thị Lan, chủ quán cơm cho biết, không rõ bức ảnh chụp vào thời điểm nào và khẳng định cơ sở kinh doanh ăn uống này vẫn hoạt động bình thường, chưa đóng cửa. Lượng khách tới quán vẫn khá đông.
“Thời điểm này, khách tới quán chủ yếu là người dân địa phương vốn là khách quen vẫn tới ủng hộ chứ không có nhiều khách nước ngoài.
Tuy nhiên sau vụ việc, chúng tôi cũng ngồi lại với nhau, nghiêm túc rút kinh nghiệm và chấn chỉnh sao cho phục vụ khách được tốt nhất. Sự việc vừa rồi cũng là bài học để quán tự điều chỉnh và tôi cũng mong sẽ khép lại những thông tin không đúng”, chủ quán nói.
Không chỉ cần đồ ăn ngon, dịch vụ cũng phải tốt
Trao đổi với phóng viên Dân trí về cách hành xử của cơ sở kinh doanh với khách hàng, ông Hoàng Tùng – chuyên gia F&B, nhà sáng lập Pizza Home, cho rằng, ở thời kỳ đầu, ngành kinh doanh ăn uống tại Việt Nam thường chú trọng là chất lượng đồ ăn.
Tuy nhiên ở bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện tại, kinh doanh nhà hàng nói riêng và dịch vụ nói chung, chỉ có món ăn ngon là chưa đủ. Thái độ phục vụ và dịch vụ cũng cần song hành, là yếu tố rất quan trọng.
“Quán cơm này mới chỉ đảm bảo tiêu chí đồ ăn ngon mà thiếu đi những yếu tố còn lại. Đoàn khách tới đây và chấp nhận gọi ít đồ ăn hơn so với số lượng người có thể chỉ vì họ rơi vào tình huống nhỡ nhàng không ai muốn.
Giữa lúc bão lũ, cách ứng xử của nhà hàng cho thấy thiếu tế nhị. Chúng ta cần phải tử tế trước khi cần tử tế”, ông Tùng nêu quan điểm.
Xuất thân từ người kinh doanh nên ông Tùng thấu hiểu việc duy trì một cơ sở kinh doanh dù nhỏ cũng không đơn giản. Tuy nhiên, vị chuyên gia này nhận định, cơ sở kinh doanh này nên có sự sửa sai chân thành và xuất phát từ tâm
Không chỉ gửi lời xin lỗi tới khách hàng, chủ quán có thể mời nhóm khách quay lại trải nghiệm dịch vụ của mình đồng thời quyết tâm thay đổi dịch vụ.
“Quan trọng nhất chủ quán cần có tinh thần thực sự cầu thị. Đây cũng là bài học lớn cho những người kinh doanh nhà hàng, dịch vụ tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Nếu một cơ sở kinh doanh lớn hay nhỏ phải dừng cuộc chơi, thì rất đáng tiếc”, ông Tùng nhận xét.
Ngày 9/9, đoàn khách 7 người tới ăn trưa tại quán cơm sạch bà Liên. Vị khách cho biết cả đoàn chỉ có 280.000 đồng tiền mặt nhưng chủ quán không đồng ý nhận chuyển khoản.
Vị khách chấp nhận mua mỗi suất ăn ít hơn, gồm 4 suất cho 7 người ăn chung nhưng chủ quán không đồng ý.
Hai bên xảy ra tranh cãi và chính quyền địa phương đã vào cuộc để xác minh.
Ông Nguyễn Hoàng bị cáo buộc trong 14 năm làm việc tại Viện vệ sinh dịch tễ trung ương đã viết khống 409 giấy để rút 246 tỷ đồng, trong đó dùng 152 tỷ vào cờ bạc.
Tối 23/9, bị cáo Nguyễn Hoàng, 53 tuổi, cựu trưởng phòng Tài chính Kế toán, cựu Kế tóan trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, bị TAND Hà Nội tuyên tử hình về tội Tham ô tài sản.
Hai cựu viện trưởng Nguyễn Trần Hiển, 70 tuổi và Đặng Đức Anh, 60 tuổi, cùng bị phạt 3 năm tù về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Cựu kế toán trưởng Phạm Sơn Thủy, 65 tuổi, bị phạt 4 năm tù với cùng tội danh.
Ông Đức Anh là người gửi đơn lên Bộ Công an ngày 13/2/2023 với nội dung tố cáo Nguyễn Hoàng đã rút 110 tỷ đồng từ tài khoản của Viện nhưng không nhập quỹ.
Kết quả điều tra xác định, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương là đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc Bộ Y tế, mở 31 tài khoản ngân hàng trong đó có 6 tài khoản tại Ngân hàng Sacombank, để tiếp nhận, giải ngân các dự án, tài trợ của các tổ chức phi Chính phủ, nước ngoài, các tổ chức cá nhân trong nước và lợi nhuận từ các hoạt động dịch vụ của Viện.
Chủ tài khoản là Viện trưởng trong giai đoạn đó: Bị cáo Nguyễn Trần Hiển năm 2005-2015; Đặng Đức Anh năm 2015-2023. Bị cáo Phạm Sơn Thủy làm kế toán trưởng năm 2006-2016; Nguyễn Hoàng làm kế toán viên từ tháng 7/2003, kế toán trưởng từ 2017 và kiêm nhiệm Trưởng phòng Tài chính – Kế toán từ tháng 11/2019 đến 3/2023.
Bản án xác định trong quá trình quản lý, sử dụng 6 tài khoản ngân hàng, Nguyễn Hoàng viết khống 409 giấy rút tiền để rút hơn 246 tỷ đồng. 3 cựu cán bộ còn lại đã “thiếu trách nhiệm” khi để Hoàng thực hiện được hành vi.
Trong hơn 246 tỷ đồng đã rút, Hoàng nộp lại 94 tỷ mục đích để 6 tài khoản luôn còn tiền, tránh bị phát hiện. Số tiền còn lại hơn 152 tỷ đồng, Hoàng sử dụng cá nhân.
“Lợi dụng lúc lãnh đạo bận rộn” để xin chữ ký vào giấy rút tiền khống
Theo quy định của Viện, việc rút tiền mặt từ tài khoản Ngân hàng về quỹ tiền mặt của Viện thực hiện theo 6 bước: Các đơn vị đề nghị thanh toán để thủ quỹ xác định số tiền cần rút; thủ quỹ viết giấy rút tiền, ghi đủ chữ ký của kế toán trưởng, chủ tài khoản, thủ quỹ, đóng dấu và ghi rõ tên người rút tiền; thủ quỹ ra ngân hàng rút tiền; căn cứ chứng từ ngân hàng trả lại, kế toán viên viết phiếu thu, thủ quỹ nhập tiền vào quỹ; thủ quỹ chi tiền theo phiếu chi; cuối tháng thủ quỹ và kế toán viên đối chiếu số dư tiền mặt tại quỹ.
Một giấy rút tiền sẽ cần chữ ký của kế toán trưởng và chủ tài khoản (viện trưởng), nên để có hai chữ ký quan trọng này, Hoàng bị cáo buộc đã viết khống đề xuất tạm ứng của các đơn vị, phòng ban. Và “lợi dụng những lúc lãnh đạo bận rộn công việc để trà trộn các giấy rút tiền vào tập văn bản, chứng từ cần ký gấp để họ ký, phê duyệt trên các giấy rút tiền”, cáo trạng nêu.
Hai cựu viện trưởng và cựu kế toán trưởng “không kiểm tra kỹ nên không phát hiện” việc Hoàng tự ghi tên mình ở mục “người nhận tiền”. Hoàng do đó rút tiền trót lọt.
Hàng tháng, khi ngân hàng sao kê tài khoản, Hoàng đã giấu đi rồi vào lại khoản sổ phụ online, chỉnh sửa nội dung các giao dịch do mình thực hiện và in ra để “khớp” số liệu, hoàn thành trót lọt bước thứ 6 của quy trình rút tiền mặt khống mà không bị ai phát hiện.
Nhà chức trách cáo buộc thời điểm 2009-2017, do Hoàng đã sửa đổi số liệu trên các Báo cáo tài chính nên khi duyệt báo cáo cuối năm, lãnh đạo Viện và Bộ Y tế không phát hiện được việc Hoàng chiếm đoạt tiền. Từ năm 2018, khi làm kế toán trưởng, Hoàng “khất nợ” Báo cáo tài chính, bị gửi hai công văn đôn đốc nhưng vẫn không thực hiện.
Ngoài ra, để che giấu hành vi, Hoàng đã rút tiền từ tài khoản này rồi lại nộp sang tài khoản khác hoặc nhiều lần vay, mượn tiền từ người thân, bạn bè để nộp tiền vào các tài khoản khi bị kiểm tra.
Quá trình điều tra, Hoàng thừa nhận toàn bộ hành vi, khai tiền sử dụng cá nhân và đánh bạc theo hình thức chơi lô, đề chứ không chi cho bất kỳ ai.
Về trách nhiệm của hai lãnh đạo viện, bản án xác định ông Đặng Đức Anh không kiểm tra xem có đề xuất phương án chi, chứng từ quyết toán chi, sự cần thiết phải rút tiền từ tài khoản hay không mà chỉ tin tưởng vào chữ ký xác nhận của kế toán trưởng – bị cáo Thủy.
Với vai trò chủ tài khoản, ông cũng không kiểm tra quỹ tiền mặt của đơn vị; không thực hiện việc kiểm kê, đối chiếu số dư trong các tài khoản ngân hàng, dẫn đến việc Hoàng nhiều lần rút tiền trong thời gian dài nhưng không được phát hiện kịp thời để có biện pháp ngăn chặn, VKS cáo buộc.
Ông Đức Anh bị quy kết ký 330 giấy rút tiền, tổng 218 tỷ đồng. Song do Hoàng đã nộp hoàn trả 89 tỷ đồng trong giai đoạn ông đương nhiệm nên số tiền bị thất thoát trong giai đoạn ông lãnh đạo được tính là 129 tỷ đồng.
Với cựu Viện trưởng Nguyễn Trần Hiển, cơ quan tố tụng đánh giáông thiếu kiểm tra, giám sát thông tin người nhận tiền; không kiểm tra xem có đề xuất phương án chi, chúng từ quyết toán chi, sự cần thiết phải rút tiền từ tài khoản hay không mà do tin tưởng kế toán trưởng Thủy có trình độ, kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính kế toán. Khi thấy các chứng từ đã có chữ ký của Thủy, ông Hiển sẽ ký ngay.
Nhà chức trách cho rằng tâm lý “hoàn toàn tin tưởng” này của ông Hiển đã bị Hoàng tận dụng bằng cách, xin chữ ký của kế toán trưởng Thủy trước rồi “trà trộn” các giấy rút tiền này để trình ký cùng theo các tài liệu cần ký gấp để ông không phát hiện.
Ông Hiển đã ký duyệt cho Hoàng 78 giấy rút tiền, tổng 28 tỷ đồng, trừ 5 tỷ đồng Hoàng đã nộp lại, số tiền Viện bị thất thoát trong giai đoạn ông Hiển làm viện trưởng là hơn 23 tỷ đồng.
Trong quá trình giải quyết vụ án, 4 bị cáo đã nộp khắc phục tổng 3,85 tỷ đồng, trong đó Hoàng 3,2 tỷ, ông Đức Anh 250 triệu, ông Hiển và Thủy mỗi người 200 triệu đồng. Số tiền còn lại chưa được khắc phục là gần 149 tỷ đồng.
Hoàng hiện bị kê biên một ôtô, gần 2.500 m2 đất tại Quảng Bá (quận tây Hồ), huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh và huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên.
Các dấu hiệu vi phạm pháp luật khác
Quá trình điều tra, Hoàng khai từ năm 2009 do chi tiêu cá nhân vượt khả năng thu nhập của bản thân, đã vay mượn lớn của người thân, bạn bè nên nảy sinh ý định chiếm đoạt tiền từ tài khoản của Viện để trả nợ.
Sau khi chiếm đoạt tiền từ các tài khoản của Viện, Hoàng đã nhờ đồng nghiệp Phòng Hành chính – Vật tư của Viện ghi hộ số lô, đề.
Việc trao đổi, mua số lô đề với đồng nghiệp này được trao đổi thông qua ứng dụng Viber hoặc tin nhắn thường. Nhận thức được hành vi đánh bạc là vi phạm pháp luật nên Hoàng đã xóa nội dung tin nhắn đánh bạc ngay ngày hôm sau để che giấu.
Về hình thức chuyển tiền đánh bạc, trả tiền khi trúng thưởng đều được thực hiện bằng hình thức giao, nhận tiền mặt tại Viện. Hai người lựa chọn nơi ít người qua lại để chuyển tiền, nên không có ai biết Nguyễn Hoàng đánh bạc thông qua đồng nghiệp.
Nam đồng nghiệp này khai chỉ có 3 lần mua lô đề hộ Hoàng để cấn trừ vào 1,4 tỷ đồng Hoàng nợ mình trước đó, không “thường xuyên” như Hoàng khai.
Cơ quan điều tra tách hành vi trên, chuyển nguồn tin trên đến Công an Hà Nội để tiếp tục điều tra, xác minh, xử lý theo thẩm quyền.
Ngoài ra, Hoàng còn khai nhiều lần vay tiền của một người tên Ngọc hoặc nhờ Ngọc vay hộ với lãi suất 1.500-2.000 đồng cho một triệu trong một ngày (khoảng 54-72%/năm). Hoàng không nhớ đã vay Ngọc bao nhiêu tiền, hiện Hoàng còn nợ khoảng 5 tỷ đồng cả gốc và lãi.
Ngọc khai mỗi lần Hoàng vay 300-400 triệu đồng xong trả ngay, không biết Hoàng vay tiền để làm gì và nguồn tiền trả nợ lấy từ đâu. Các lần vay mượn đều không lập giấy tờ và không có người chứng kiến.
Cho rằng chưa đủ căn cứ xác định Ngọc có hành vi phạm tội Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, cơ quan điều tra tách hành vi trên để tiếp tục điều tra.
VKS cũng cho rằng, Vụ Kế hoạch – Tài chính, Bộ Y tế với vai trò là cơ quan chuyên môn của Bộ, trực tiếp quản lý việc chấp hành chế độ tài chính của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương nhưng chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm, không kịp thời phát hiện để ngăn chặn hành vi phạm tội của Hoàng.
Song cơ quan công tố cho rằng quy định quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập có thể chưa rõ ràng, đầy đủ, chặt chẽ. Năm 2022. Bộ Y tế còn phải tập trung chống dịch Covid-19. Những thiếu sót của Vụ Kế hoạch – Tài chính không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả thất thoát 152 tỷ đồng, do đó không xử lý trách nhiệm, cáo trạng nêu. Song Bộ Công an có kiến nghị Bộ Y tế xử lý các cá nhân này theo quy định.
Liên quan vụ án, Hội đồng xét xử còn kiến nghị cơ quan chức năng xem xét trách nhiệm với ông Trần Như Dương (Phó Viện trưởng, Trưởng Trung tâm dịch vụ) để làm rõ những hành vi có liên quan đến dấu hiệu của tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Trong vụ án này, ông Dương bị xác định trong thời gian từ năm 2019 đến năm 2022 đã ký 33 Giấy ủy quyền, ủy nhiệm chi để bị cáo Hoàng rút tiền từ Trung tâm dịch vụ chuyển về Viện Vệ sinh dịch tễ.
Cắn răng’ lấy chồng già U80 để trừ nợ, đêm tân hôn chuẩn bị động phòng, tôi hoảng loạn với màn ‘lộ mặt’ trong bóng tối.
Lý nghe cũng không biết tin lời ai, chồng cô thì cứ im im chẳng nói năng gì. Đến đêm tân hôn, cô vẫn khẽ run người khi phải ngủ chung với người đàn ông mình không hề yêu. Bỗng chốc tủi thân ập đến, cô rơi nước mắt lúc nào không hay, cũng chẳng để ý Thức đang chè chén ở ngoài.
Ngày cưới của mình, Lý không nở được một nụ cười. Hỏi sao không buồn cho được khi cô lấy chồng chỉ để trả ơn sinh thành cho cha mẹ.
Thời gian nửa năm gần đây, gia đình Lý khốn đốn vì bố làm ăn thua lỗ, mẹ cô thì mắc bệnh ung thư giai đoạn đầu. Tiền bạc trong nhà cõng nhau ra đi dần dần, thậm chí gia đình cô phải bán nhà rồi ở thuê. Chưa kể, cô nghe nói bố cô nợ một người tên Thức 600 triệu. Quả thật giờ gia đình cô đã trụ không nổi, mẹ cô còn cần tiền để trị bệnh. Cô nghe bác sĩ nói giai đoạn đầu ung thư nếu chịu khó chữa thì có cơ hội sống khá cao.
Rồi Lý nghe đâu chủ nợ tên Thức kia mất vợ từ lâu, giờ muốn tìm người phù hợp để đi thêm bước nữa. Thấy thế cô liền nói với bố mẹ gả mình đi để trừ nợ. Cô chẳng trách bố mẹ nửa lời, chỉ nguyện ý muốn lấy chồng để báo hiếu. Vậy là Lý lên xe hoa về nhà chồng.Ảnh minh họa: Internet
Trước khi lấy chồng Lý còn nghe cô họ hàng nói: “Sao con dại thế, nghe đâu vợ cũ của ông Thức đó bị chồng bức chết đấy”. Nhưng lại có người quen khác nói với cô: “Chú Thức ấy chẳng xấu tính gì đâu, lần nào cũng gửi tiền từ thiện để xây trường cho tụi nhỏ”.
Lý nghe cũng không biết tin lời ai, chồng cô thì cứ im im chẳng nói năng gì. Đến đêm tân hôn, cô vẫn khẽ run người khi phải ngủ chung với người đàn ông mình không hề yêu. Bỗng chốc tủi thân ập đến, cô rơi nước mắt lúc nào không hay, cũng chẳng để ý Thức đang chè chén ở ngoài.
Giây phút động phòng cũng đến, Lý cứ nghĩ Thức sẽ say khướt nhưng lại thấy anh tỉnh táo đến lạ khi đi vào.
Thức nhìn thấy Lý lúng túng ngồi sát vào tường. Thấy vợ khép nép sợ sệt như thế, Thức nhẹ giọng:
“Tôi có làm gì em đâu, sao sợ tôi thế? Giờ em là vợ tôi thì nhà này là của em, sống thoải mái đi”.
Nghe chồng nói thế Lý thở phào nhẹ nhõm. Trước kia vì Thức là chỗ quen biết của cha mẹ nên cô mới gọi bằng chú, nhưng anh cũng chỉ hơn cô 10 tuổi. Dù sao thì cũng đã thành vợ chồng, Lý phải làm tròn trách nhiệm của mình.
11 giờ đêm đó, Lý rụt rè ngồi trên giường, chẳng nghĩ gì đến chuyện tân hôn ngọt ngào, nồng cháy. Thức nhìn vợ rồi nói:
“Em thả lỏng đi, tôi không làm gì em tối nay đâu. Người ta yêu trước rồi cưới, tôi với em thì ngược lại thôi. Em là vợ tôi thì tôi sẽ không làm em khó xử hay thiệt thòi, hiểu không?”.
Rồi Lý nghe chất giọng đều đều của Thức kể một câu chuyện sau đó. Hóa ra vợ của Thức ngày trước mắc bệnh tim nhưng vẫn cố sinh cho anh một đứa con. Sức khỏe không tốt, cô ấy sẩy thai mấy lần. Đến lần mang thai cuối cùng thì bị suy tim mà cả hai mẹ con cùng mất. Vì thế mà anh mới mang tiếng bức chết vợ.
“Tôi biết em từ lúc em mới học cấp 3, cũng là tôi để ý em trước. Bố em thấy tôi hay nhìn em nên mới thúc tôi làm quen với em. Tôi biết em thấy miễn cưỡng khi lấy chồng lớn tuổi lại từng có vợ như tôi. Nhưng em hãy tin tôi, tôi sẽ để em thấy mình đã chọn đúng người”. Nói rồi, Thức nhẹ nhàng hôn nhẹ lên tay của Lý khiến cô đỏ cả mặt.
Cuối cùng, đêm tân hôn của Lý chỉ là một giấc ngủ nhẹ nhàng đến sáng. Cô thấy nhẹ lòng hơn với những lời tâm sự của chồng, cô tin bố mẹ cũng có mắt nhìn chọn chồng cho con gái.
Chặng đường làm vợ chồng còn dài, nhưng Lý tin Thức sẽ không tổn thương cô. Và cô cũng sẽ một lòng chăm sóc anh.
Trên đường chở cháu đi học, nam thanh niên 21 tuổi ở Thanh Hóa bị nước lũ cuốn tử vong.
Lãnh đạo UBND xã Xuân Hòa, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa xác nhận thông tin trên với báo chí sáng 23/9 và cho biết thêm, hiện bé gái đã qua cơn nguy kịch, còn thi thể anh H.S.V (21 tuổi, xã Thanh Hòa, huyện Như Xuân) đã được tìm thấy lúc 8h cùng ngày.
Thông tin ban đầu, sáng 23/9, anh V. dùng xe máy chở cháu gái học lớp 8 xuống Trường Dân tộc nội trú huyện Như Xuân học.
Khi đến tràn Suối Thành (địa phận Phân trại số 3, Trại giam Thanh Lâm, xã Xuân Hòa) thì cả 2 ngã xuống suối.
Hiện trường vụ việc. (Ảnh: CTV)
Phát hiện sự việc, một thầy giáo đi phía sau đã nhảy xuống cứu được bé gái, còn nam thanh niên điều khiển xe máy bị nước cuốn tử vong.
Hiện bé gái đã qua cơn nguy kịch và đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa.
Được biết, anh V. vừa in xong giấy mời và đang chuẩn bị tổ chức đám cưới trong tháng này thì xảy ra sự việc đau lòng.
Trước đó, trong ngày 21/9 tại tỉnh Nghệ An cũng xảy ra 2 vụ lũ cuốn khiến 2 người tử vong.
Cụ thể, hồi 10h30 ngày 21/9, anh L.V.B (SN 2001) trú xã Nam Sơn (huyện Đô Lương) đi qua cầu tràn ở xã Lạng Sơn (huyện Anh Sơn) thì bị nước cuốn trôi. Đến 11h cùng ngày, thi thể nạn nhân đã tìm thấy.
Đến 13h30 cùng ngày, có 3 em học sinh đi trên 2 xe đạp điện từ xã Lam Sơn đến xã Bồi Sơn (huyện Đô Lương) khi đi đến đoạn đường ngập nước 2 em cố gắng băng qua thì bị ngã và nước lũ cuốn trôi.
Người dân phát hiện sự việc đã bơi ra cứu được 1 em, người còn lại bị nước cuốn mất tích. Đến 19h30, thi thể nạn nhân được tìm thấy cách nơi xảy ra vụ việc khoảng 30 m.
Những ngày vừa qua, cả đất nước Việt Nam cùng hướng về miền Bắc thân thương để chung tay góp phần khắc phục hậu quả của bão, lũ. Bên cạnh những sự ủng hộ trực tiếp từ các mạnh thường quân trên khắp cả nước, nhiều nghệ sĩ đã cùng nhau tổ chức các đêm nhạc để lấy lợi nhuận ủng hộ cho đồng bào miền Bắc.
Trên trang cá nhân của nam ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng mới đây đã đăng tải bài viết chia sẻ về hoạt động đấu giá trong một đêm diễn. Được biết, Đàm Vĩnh Hưng đã đấu giá chiếc khăn choàng gắn liền với mình để lấy số tiền đó gửi đến bà con miền Bắc.
“Chiếc khăn choàng cổ của anh ấy. Bất ngờ được đấu giá bằng 1 cú chốt 500 triệu của đại ca Johnathan Hạnh Nguyễn. Sau đó 2 fan nữ của Hưng tặng thêm mỗi người 250 triệu. Tổng cộng đêm nay anh ấy đã kiếm được 1 tỷ tặng bà con phía Bắc!“, nam ca sĩ chia sẻ.
Thông tin từ Đàm Vĩnh Hưng đã nhận được nhiều sự ủng hộ từ cư dân mạng. Bởi 1 tỷ là số tiền không hề nhỏ, có thể giúp ích được rất nhiều trong hoàn cảnh hiện tại của những người dân đang gặp khó khăn.
Trước đó, Đàm Vĩnh Hưng cũng đã gửi rất nhiều thực phẩm nằm trong thương hiệu kinh doanh của mình đến bà con miền Bắc. Nam ca sĩ cho biết “Mình và bạn bè cùng nhau làm trong khả năng của mình thôi! Cầu mong bình an đến thật nhanh với Bà con phía Bắc“.
Bão Yagi, cơn bão mạnh nhất trong vòng 30 năm qua tại Biển Đông, đã gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với miền Bắc Việt Nam. Cùng với hoàn lưu sau bão, Yagi đã để lại những vết thương sâu sắc về người và tài sản. Chứng kiến những hậu quả khủng khiếp do cơn bão để lại, người dân Việt Nam đã đồng lòng, cùng nhau chung tay giúp đỡ bà con miền Bắc vượt qua khó khăn. Tình yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam dành cho nhau đã trở thành một hình ảnh rất đẹp và khiến hàng triệu người xúc động.
Theo quy định mới tại Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024, người sở hữu giấy phép lái xe hạng B1 cấp từ ngày 1/1/2025 sẽ không được phép điều khiển ô tô như hiện tại.
Hiện tại, GPLX hạng B1 dành cho người không hành nghề lái xe, điều khiển các loại ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ tính cả chỗ ngồi cho người lái xe; ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg.
Tuy nhiên, Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 sẽ thay đổi phân hạng giấy phép lái xe (GPLX).
Một trong những thay đổi là GPLX hạng B1 sẽ cho phép điều khiển xe mô-tô ba bánh và các loại xe quy định cho GPLX hạng A1 (xe mô-tô hai bánh có dung tích xi-lanh đến 125cm3 hoặc có công suất động cơ điện đến 11kW).
Đối với người điều khiển ô tô, GPLX hạng B được cấp cho người lái ô tô chở người đến 8 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 3.500kg; các loại ô tô quy định cho bằng lái xe hạng B kéo rơ-moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750kg.
Vậy những người đang sở hữu GPLX hạng B1 có cần đổi sang GPLX hạng B trước ngày 1/1/2025 không? Câu trả lời là Không.
Theo Điều 89 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, GPLX cấp trước năm 2025 vẫn được tiếp tục sử dụng theo thời hạn ghi trên đó mà không phải thi lại. Khi hết thời hạn, người lái ô tô phải thực hiện sát hạch để được cấp lại GPLX hạng B.
Tuy nhiên, nếu có nhu cầu, người dân hoàn toàn có thể làm thủ tục đổi, cấp lại GPLX theo chuẩn mới. Trên GPLX mới sẽ ghi rõ chủng loại phương tiện điều khiển phù hợp với GPLX cũ, chứ không “tự động” được điều khiển các phương tiện khác có cùng loại GPLX theo quy định mới. Cụ thể như sau:
Lệ phí cấp đổi GPLX quy định tại Thông tư 37/2023/TT-BTC là 135.000 đồng/lần cấp.
Trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến, Thông tư 63/2023/TT-BTC quy định: Từ ngày 1/12/2023 đến hết ngày 31/12/2025 được áp dụng mức thu lệ phí là 115.000 đồng/lần cấp. Kể từ ngày 1/1/2026 trở đi, áp dụng mức thu là 135.000 đồng/lần cấp.
Đại diện Bệnh viện quận 6, TP.HCM cho biết, bệnh nhi được đưa từ trường mầm non tư thục vào viện trong tình trạng tím tái, hôn mê, ngưng tim, ngưng thở.
Báo Đời sống và pháp luật ngày 23/9 đưa thông tin với tiêu đề: Vụ bé trai 2 tuổi tử vong bất thường sau giờ ăn trưa: Bệnh viện cấp cứu nói gì. Với nội dung như sau:
Ngày 22/9, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM cho biết, tại đây vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhi bị ngưng tim, ngưng thở ngoại viện. Các bác sĩ đã nỗ lực cứu chữa nhưng trẻ không qua khỏi.
Bệnh nhi xấu số là bé N.T.K. (2 tuổi, trú tại tại TPHCM). Bé được Bệnh viện quận 6 chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 vào ngày 20/6 trong tình trạng tím tái, ngưng tim.
Theo bệnh sử, trước thời điểm rơi vào nguy kịch, bệnh nhi đi học tại trường mầm non tư thục V.H. (đường Chợ Lớn, quận 6). Sáng 20/9, khi đang được các cô bảo mẫu cho ăn thì bé bất ngờ bị sặc, tím tái. Bệnh nhi được đưa đến bệnh viện quận 6 cấp cứu rồi tiếp tục được chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 trong tình trạng nguy kịch.
Sau khi tiếp nhận, các bác sĩ đã nỗ lực hồi sức giúp bé có nhịp tim trở lại. Bệnh nhi đã được cho thở máy, theo dõi điều trị liên tục. Các kết quả kiểm tra hình ảnh cho thấy trẻ bị phù não, phù phổi cấp. Một ngày sau nhập viện, tình trạng bệnh diễn tiến ngày càng nặng. Dù đã được điều trị tích cực nhưng bé không qua khỏi.
Liên quan đến vấn đề trên, chia sẻ trên báo Dân trí, sáng 23/9, đại diện Bệnh viện quận 6 (TP.HCM) cho biết, vào khoảng 10h40 ngày 20/9, bé D.T.K. (SN 2022) được đưa từ trường mầm non tư thục vào viện trong tình trạng tím tái, hôn mê, ngưng tim, ngưng thở.
Ngay lập tức, các bác sĩ đã tiến hành cấp cứu, hồi sức, xoa bóp tim ngoài lồng ngực, đặt nội khí quản. Kết quả xét nghiệm máu của bé trong giới hạn bình thường, không bị hạ đường huyết.
Ekip điều trị ghi nhận, trong nội khí quản bệnh nhi có nhiều đàm nhớt lẫn thức ăn. Đây là một trong những lý do có thể làm ảnh hưởng đến đường hô hấp của bé. Các bác sĩ cấp cứu ban đầu nhận định, có khả năng bé bị hít sặc.
“Khi vào viện, em bé vẫn còn mặc yếm ăn. Chúng tôi cấp cứu trong vòng 15 phút là bệnh nhi có tim trở lại, sau đó liên hệ ngay đến Bệnh viện Nhi đồng 1 để chuyển tuyến. Tổng thời gian từ khi can thiệp đến khi bé được chuyển lên tuyến trên chỉ trên dưới 30 phút”, đại diện Bệnh viện quận 6 nói.
Bệnh viện Nhi đồng 1 cũng cho biết, nơi này có tiếp nhận bé K. từ Bệnh viện quận 6 chuyển đến ngày 20/9, và sau đó bệnh nhi tử vong vào rạng sáng 21/9.
Vị trên cho biết, dù kết quả chụp CT không phát hiện dị vật trong phổi của bé K., nhưng không vì vậy mà vội vã khẳng định bé không xảy ra việc hóc dị vật.
“Không phải tất cả dị vật đều được phát hiện bằng CT, vì có thể đường thở bị co thắt. Do đó, nguyên nhân tử vong chính xác của trẻ thế nào phải chờ pháp y, cơ quan chức năng điều tra kết luận” , Bệnh viện Nhi đồng 1 nói.
Chia sẻ trên báo Thanh niên, ông Lưu Hồng Uyên, Trưởng phòng GD&ĐT quận 6, cho biết Chủ tịch UBND quận 6 đã yêu cầu Phòng GD&ĐT phối hợp với UBND phường, rà soát lại, báo cáo vụ việc, đồng thời chỉ đạo cơ quan công an xác minh, điều tra làm rõ nguyên nhân vì sao bé trai 2 tuổi tử vong.
Bản thân ông Uyên, ngay trong sáng 20/9 khi nhận được điện thoại báo cáo có xảy ra vụ việc, ông đã lập tức có mặt ở trường mầm non, đồng thời có mặt tại bệnh viện, động viên gia đình đồng ý cho khám nghiệm tử thi cháu bé để tìm ra nguyên nhân cháu tử vong.
Bà Lương Thị Hồng Điệp, Trưởng phòng Giáo dục mầm non, Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết bà đã nắm được vụ việc được báo cáo sơ bộ từ Phòng GD&ĐT quận 6. Bà Điệp chỉ đạo phía nhà trường, Phòng GD&ĐT quận trong lúc chờ kết quả từ cơ quan giám định pháp y, tiếp tục theo dõi sát sao vụ việc, hợp tác với cơ quan điều tra, đồng thời động viên, san sẻ với gia đình trẻ.
Trong các văn bản chỉ đạo cũng như buổi tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, Sở GD&ĐT TP.HCM luôn đề nghị phòng GD&ĐT các quận, huyện, TP.Thủ Đức cần phải phối hợp chặt chẽ với UBND các phường, xã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở giáo dục mầm non, các trung tâm, cơ sở giữ trẻ để kịp thời ngăn ngừa các hành vi vi phạm quy tắc ứng xử, đạo đức nhà giáo.
Kiên quyết đình chỉ, xử lý các cơ sở giáo dục mầm non và cá nhân có hành vi gây tổn hại về thể chất, tinh thần đối với trẻ; các cơ sở chưa được cơ quan chức năng cấp phép hoặc hoạt động sai theo giấy phép được cấp cần được xử lý nghiêm và kịp thời…
Sau khi vụ việc xảy ra, cơ quan công an đã vào cuộc điều tra. Kết quả giải phẫu tử thi không ghi nhận tác động của ngoại lực lên cơ thể bệnh nhi. Cơ quan chức năng đang tiếp tục làm rõ nguyên nhân bé trai tử vong.
Tiếp đến, báo Thanh Niên cũng có bài đăng tương tự với thông tin: Bé trai 2 tuổi ở TP.HCM tử vong chưa rõ nguyên nhân: Lời kể từ giáo viên
Nội dung được báo đưa như sau:
Liên quan vụ việc bé trai 2 tuổi ở TP.HCM tử vong chưa rõ nguyên nhân sau giờ ăn trưa tại trường, sáng nay, 23.9, tập thể Phòng GD-ĐT Q.6 cùng Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND P.12, Q.6 tới gia đình bé động viên, thăm hỏi. Lãnh đạo Phòng GD-ĐT Q.6 tiếp tục tới Trường mầm non V.H chỉ đạo.
Phòng GD-ĐT Q.6 tới gia đình thăm hỏi
Có mặt tại nhà riêng của bé D.T.K, 2 tuổi, tử vong chưa rõ nguyên nhân lúc 1 giờ 35 phút sáng 21.9 tại Bệnh viện Nhi đồng 1, ông Lưu Hồng Uyên, Trưởng phòng GD-ĐT Q.6, thăm hỏi, chia sẻ với những mất mát to lớn của gia đình, đồng thời động viên những người thân của bé K. sau nỗi đau bé ra đi đột ngột.
Ông Lưu Hồng Uyên trao đổi với người thân của bé K. và cho biết cơ quan chức năng vẫn đang tiếp tục làm việc, điều tra, tìm ra nguyên nhân bé K. tử vong. Về vụ việc này, Chủ tịch UBND Q.6 đã trực tiếp chỉ đạo, Bí thư quận cũng chỉ đạo sát sao, đề nghị phải làm nghiêm, xác minh rõ, lý do vì sao bé trai 2 tuổi tử vong như vậy.
Tại buổi trao đổi sáng nay, chị L., cô ruột của bé, cho biết gia đình rất đau đớn sau khi cháu qua đời đột ngột, không rõ nguyên nhân như vậy. Mở những hình ảnh của cháu được lưu trong điện thoại, chị L. nghẹn ngào: “Sáng ra chúng tôi còn ôm cháu, chào cháu để cháu đến trường, vậy mà…”.
“Chúng tôi rất mong cơ quan điều tra sớm tìm ra nguyên nhân cháu tôi mất, trách nhiệm của bên nào. Khi đưa cháu tôi vào cấp cứu Bệnh viện Quận 6, mẹ của cháu có nghe thấy bác sĩ nói “có tim rồi, nhịp tim có rồi”, rồi chuyển viện tới cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng 1, mà tại sao trong giấy của Bệnh viện Nhi đồng 1 lại nói cháu tôi ngưng tim ngưng thở trước nhập viện?”, chị L. nói.
Ông Lưu Hồng Uyên, Trưởng phòng GD-ĐT Q.6, tới làm việc tại Trường mầm non V.H sáng 23.9
ẢNH: THÚY HẰNG
Giáo viên đút ăn cho bé và hiệu trưởng mong cơ quan điều tra sớm làm sáng tỏ
Sáng nay, 23.9, lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD-ĐT Q.6 cũng tới Trường mầm non V.H, đường Chợ Lớn, Q.6 để làm việc với ban giám hiệu, giáo viên, nhân viên nhà trường. Khi PV Báo Thanh Niên cùng đoàn làm việc của Phòng GD-ĐT Q.6 tới, các cô giáo đang cho các bé ăn. Lớp nhà trẻ (19 tháng-24 tháng tuổi) – lớp mà bé K. theo học trước thời điểm xảy ra vụ việc đáng tiếc – nằm ngay tầng trệt. Khu vực các bé ăn và trong phòng học, phòng ngủ bán trú của các bé đều có gắn các camera.
Ông Lưu Hồng Uyên, Trưởng phòng GD-ĐT Q.6, đề nghị các cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tập trung làm việc, chăm sóc chu đáo cho tất cả các trẻ.
Vẫn chưa hết bàng hoàng, sốc, cô P.M.L.T, giáo viên trực tiếp đút ăn cho bé K., kể lại với PV Báo Thanh Niên diễn biến xảy ra hôm 20.9: “Sau khi bé K. ăn hết tô 1 với cá chưng tương, rồi bước qua ăn tô 2 là khoảng 10 giờ 35. Tô 2 ăn với món canh là mướp nấu nấm. Bé ăn được 1/3 là tôi thấy môi bé tím, người xoay lại, tôi đỡ bé lại sát cô, tôi lay bé, kêu bé, thấy môi tím hơn. Tôi sơ cứu cho bé. Tôi nghĩ bé sặc thì vỗ lưng, thì thấy không ổn nên tôi ẵm bé chạy ra phía ngoài, miệng thì kêu bảo vệ, rồi kêu người gọi cô hiệu trưởng, gọi người nhà của bé, cùng lúc diễn ra 3 hành động đó luôn. Chưa đầy 2 phút là tôi nhảy lên xe cùng bảo vệ tới Bệnh viện Quận 6, trên đường đi tôi lay bé, gọi tên bé thì thấy bé ọc thức ăn lên người tôi, bé chớp mắt nữa. Rồi vô tới bệnh viện, tới phòng cấp cứu, bác sĩ kêu tôi ra ngoài”.
Cô T. tiếp lời: “Sáng hôm đó bé K. đi học thì bình thường, bé vui chơi ngoài sảnh này, có lúc bé nhìn cô, tôi thấy mũi bé chảy, tôi lau cho bé, lúc sau bé lại chạy tới nhìn cô, tôi ôm bé, hun bé. Chơi ở sảnh một lúc, các bé đi uống nước, vệ sinh, lau mặt, rửa tay, vô bàn ăn cơm”.
Cũng theo cô T., trước ngày trung thu, hôm 16.9, ba mẹ đưa bé K. tới lớp thì cô thấy bé sốt có gọi cho mẹ nhưng cuộc gọi đầu không thấy bắt máy, cô cho bé uống thuốc hạ sốt (thuốc này được mẹ bé để sẵn trong ba lô của bé). “Lát sau mẹ gọi lại, tôi nói tôi gọi cho mẹ không được, bé sốt nên tôi cho bé uống thuốc trước. Mẹ bé có nhờ tôi theo dõi giùm, lúc sau tôi lại thấy bé sốt, tôi gọi cho ba mẹ đón bé về để đi khám bệnh. Hôm đó bé sốt 2 lần như vậy. Ngày 17.9 thì bé đi học bình thường, mẹ bé có gửi thuốc nhờ tôi cho bé uống, mẹ nói bé bị ho, sổ mũi, có đờm. Nhưng sau đó tôi thấy bé vẫn ho nhiều, tôi mới báo mẹ bé là thuốc này không hiệu nghiệm, có gì mẹ đổi thuốc, đổi bác sĩ cho bé đi”, cô giáo trực tiếp chăm sóc bé K. hồi tưởng.
Sáng nay, trao đổi với PV Báo Thanh Niên, cô Quyên, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết từ lúc xảy ra vụ việc cho tới lúc bé được cấp cứu tại Bệnh viện Quận 6, Bệnh viện Nhi đồng 1, nhà trường, các cô giáo luôn túc trực, động viên gia đình, hợp tác với các cơ quan chức năng, cơ quan điều tra.
“Chúng tôi ở bệnh viện suốt, cho tới lúc bé vô phòng chuyên khoa đặc biệt ở Bệnh viện Nhi đồng 1, bà nội của bé, cô, dượng đều kêu chúng tôi về, phụ huynh mua bánh cho tôi ăn nữa… Đêm đó chúng tôi về, tới 5 giờ sáng hôm 21.9, cô T. gọi cho phụ huynh, thì không thấy bắt máy. Tới 6 giờ sáng, phụ huynh bé K. gọi lại cho cô nói bé đã đi rồi, đi lúc 1 giờ 30”, cô Quyên nghẹn ngào.
Tất cả các thầy cô giáo, nhân viên nhà trường đều đau xót, tâm trạng bàng hoàng. Tối qua, 22.9, tập thể nhà trường đã tới thăm hỏi, chia buồn với gia đình, chia sẻ với nỗi đau quá lớn mất đi người thân của gia đình. Bản thân nhà trường, cô T. và các cô giáo đều rất mong cơ quan công an sớm tìm ra nguyên nhân bé K. tử vong, làm rõ vụ việc.
Trường mầm non V.H được cấp phép thành lập năm 2005 (trước đây có tên là Trường mầm non tư thục V.H), trường có tổng số 93 trẻ, 19 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Trường tư thục này cho phép phụ huynh xem camera trực tuyến lớp học bằng điện thoại di động của phụ huynh. Cô giáo P.M.L.T tốt nghiệp đại học, chuyên ngành sư phạm mầm non.
Trước đó như Báo Thanh Niên đã đưa tin, người thân của bé D.T.K, 2 tuổi, trú Q.6, TP.HCM phản ánh với báo về việc bé K., tử vong chưa rõ nguyên nhân sau giờ ăn trưa tại Trường mầm non V.H. Bé học ở đây 2 tháng nay. Cơ quan công an và các cơ quan liên quan đã tiến hành khám nghiệm tử thi. Kết quả ban đầu được thông báo cho gia đình là “không có tác động ngoại lực”. Gia đình cho biết cần phải chờ thêm 30 ngày để có thêm các kết quả chuyên sâu khác để tìm ra nguyên nhân khiến bé trai 2 tuổi tử vong.
Ông Lưu Hồng Uyên, Trưởng phòng GD-ĐT Q.6, nhấn mạnh: “Chủ tịch UBND Q.6 đã trực tiếp chỉ đạo, Bí thư quận cũng chỉ đạo sát sao, đề nghị phải xác minh rõ, lý do vì sao bé trai 2 tuổi tử vong như vậy. Ở đây dứt khoát chúng tôi không bênh vực nhà trường, nếu có sai phạm gì ở phía nhà trường, chúng tôi sẽ xử lý nghiêm bởi ở đây là sinh mạng một con người. Phụ huynh mất con đã vô cùng sốc, đặt vào hoàn cảnh của bất cứ ai cũng sẽ đau xót như vậy”.
Nữ diễn viên, đại gia Lý Nhã Kỳ vừa có màn đáp trả rát mặt anti fan, khi cô bất ngờ bị tràn vào trang cá nhân chất vấn, nghi giàu giả, “phông bạt” để qua mắt cộng đồng mạng. Nhiều người tố cô xài túi Quảng Châu, đồ hiệu fake.
Trong showbiz Việt, có người khi dính phải thị phi sẽ chọn cách im lặng cho qua, có người chẳng ngại lên tiếng đáp trả 1 chọi 1. Và Lý Nhã Kỳ là trường hợp số 2, thời gian gần đây nữ diễn viên đã liên tiếp lên tiếng phản pháo vì bị tung tin tiêu cực.
Mới đây, vào ngày 23/6, Lý Nhã Kỳ gây chú ý khi đăng đàn đáp trả khi bị một số cư dân mạng nghi hoặc dùng túi xách hàng Quảng Châu. Cụ thể, nữ diễn viên cho hay: “Hôm nay cô 3 rảnh 30p để cô 3 nói cho mấy bé nghe nè. Các bé cứ sồn sồn với cái đống giày và túi hiệu của cô 3 làm gì vậy. Thấy các bé lạ à nha. Nếu có ghen tức thì mình mua giống cô 3 xong lên facebook, tiktok chụp hình khoe cho thiên hạ trầm trồ, mắc gì soi cái của cô.
Giày để mang dưới chân, túi để đựng đồ linh tinh, nó là đồ dùng chứ có phải đồ cúng đâu mà tôn thờ cất vào tủ kính ngày mang ra lau 3 buổi thắp nhang trước khi sử dụng à. Nhà cô 3 to thiệt nhưng giày dép quần áo Cô 3 nhiều không đủ chỗ để chẳng lẽ cô 3 để trên đầu. Cô 3 quay clip flex túi để trên kệ là lịch sự rồi, chứ bình thường cô 3 để dưới đất bỏ vào túi ni lông ý.
Kim cương Cô 3 còn cho vào túi ni lông được thì tiếc chi vài ba trăm cái túi quăng trên kệ đã sao. Chốt 1 câu nè ‘Các bé chưa là nụ mà cứ đòi nở hoa’. Tự nhiên tài sản cuộc sống của người khác mà các bé suốt ngày rình rập vào ý kiến ý cò về hàng hiệu, hàng giả. Muốn chứng tỏ mình sành điệu, giàu có, quý cô mà nhìn lại thấy các bé quý cô hông giống mà giống cô hồn, cuối cùng cô thấy tụi em sành điệu hông ra mà ra cái chất sạch sành sanh đó”.
Theo đó, Lý Nhã Kỳ vô cùng bức xúc khi loạt túi xách đắt đỏ của mình bị một số khán giả nhận xét nhìn như hàng Quảng Châu. Ngay khi đọc được bình luận, cô không ngần ngại lên tiếng phản hồi và khẳng định bản thân không dùng hàng giả.
Nói về lý do để túi hàng hiệu trên kệ thay vì bỏ trong tủ kính sang trọng, Lý Nhã Kỳ cho biết: “Nhà cô 3 to thiệt nhưng giày dép quần áo Cô 3 nhiều không đủ chỗ để chẳng lẽ cô 3 để trên đầu. Cô 3 quay clip flex túi để trên kệ là lịch sự rồi, chứ bình thường cô 3 để dưới đất bỏ vào túi ni lông ý”.
Từ những thông tin Lý Nhã Kỳ chia sẻ, đa số fan hâm mộ đồng loạt để lại bình luận đồng tình. Bởi đây không phải lần hiếm hoi cô nàng bị một bộ phận cư dân mạng đồn thổi tin tức thiếu tích cực về cuộc sống đời tư.
Trước đó, Lý Nhã Kỳ còn phải đau đầu đáp trả chuyện bị phong tỏa tài sản, ngưng hoạt động nhiều công ty có liên quan đến cô. Nguồn cơn của sự việc này chính là một tài khoản trên mạng xã hội đăng tải bài viết có nội dung: “8 công ty của diễn viên Lý Nhã Kỳ đã ngừng hoạt động. Một số doanh nghiệp chưa đóng cửa thì rơi vào tình trạng thua lỗ”.
Trước đó, nữ diễn viên từng là đại diện pháp luật của 12 đơn vị thuộc các lĩnh vực như bất động sản, cố vấn đầu tư, kim hoàn, kim cương, giải trí, từ thiện, xã hội… Liên quan đến tin đồn 8 nơi mình liên quan bị đóng cửa, tình trạng kinh doanh gặp khó khăn, Lý Nhã Kỳ đã có phản ứng gây chú ý. Theo đó, ngay bên dưới bài viết này, nữ diễn viên dùng tài khoản chính chủ trực tiếp để lại bình luận: “Xàm”. Hành động đáp trả này phần nào thể hiện sự khó chịu, bức xúc của Lý Nhã Kỳ khi tiếp tục dính vào những “tai bay vạ gió”.
Về khối tài sản của Lý Nhã Kỳ, theo nguồn tin từ South China Morning Post đăng tải đầu năm 2022, nữ diễn viên sở hữu ước tính khoảng 17 triệu USD (gần 385 tỉ đồng). Cô làm chủ hàng loạt bất động sản đắt giá trải dài từ TP.HCM cho đến Đà Lạt, Vũng Tàu… Ngoài ra, cô còn có du thuyền với giá 4,4 triệu USD (gần 100 tỉ đồng). Về đồ hiệu, Lý Nhã Kỳ có khoảng 400 chiếc túi, có cái khoảng vài chục tỷ đồng. Số lượng túi đắt đỏ nhiều đến mức đôi khi có mất vài chiếc Lý Nhã Kỳ cũng không nhận ra.