Home Blog Page 1014

Tượng đài Quan Công “siêu to khổng lồ” xây 600 tỉ đồng, di dời hết 540 tỉ

0

(CLO) Sau khi Bắc Kinh ra lệnh chấn chỉnh công trình tượng Quan Vũ nặng 1.200 tấn do “hoang phí đến chướng mắt”, chính quyền tỉnh Hồ Bắc mới đây chính thức ra quyết định di dời bức tượng khổng lồ này đến một vị trí khác “hợp lý hơn” với chi phí hàng trăm tỷ đồng.

Bức tượng nhiều cái “khủng”

Bức tượng khổng lồ hoành tráng bên ngoài và còn dẫn vào một viện bảo tàng rộng hơn 8.000m2 bên trong. Ảnh: SCMP
Bức tượng khổng lồ hoành tráng bên ngoài và còn dẫn vào một viện bảo tàng rộng hơn 8.000m2 bên trong. Ảnh: SCMP

Bức tượng Quan Vũ khổng lồ nặng hơn 1.200 tấn, có chiều cao 5,73 mét tương đương với tòa nhà 19 tầng, được dát bởi khoảng 4.000 miếng đồng. Chỉ tính riêng thanh kiếm Thanh Long Yển Nguyệt Đao của tượng cầm trên tay đã nặng tới hơn 136 tấn.

Công trình “siêu khủng” này được chính quyền thành phố Kinh Châu xây dựng tại công viên thành phố với mục đích thu hút khách du lịch.

Bức tượng Quan Vũ được xây dựng với tổng số vốn đầu tư lên tới 223,4 triệu USD (khoảng hơn 610 tỷ đồng). Được khánh thành từ 5 năm trước, bức tượng được đánh giá là một địa điểm du lịch khá nổi tiếng của Trung Quốc với hàng triệu lượt khách du lịch đến tham quan mỗi năm.

Dẫn lời một quan chức cấp cao thuộc sở du lịch Kinh Châu, Đài CCTV của Trung Quốc tiết lộ, công trình khổng lồ trên được cấp phép xây dựng do vào thời điểm đó, các tỉnh thành trên cả nước đang đua nhau xây dựng các công trình khổng lồ với hy vọng sẽ được ghi danh vào kỷ lục Guiness Thế giới, nhằm thu hút nhiều khách du lịch hơn.

 “Vô dụng và lãng phí”

Vào năm ngoái, chính quyền Bắc Kinh đã “tuýt còi” công trình trên, cho rằng tượng Quan Vũ mãnh tướng nổi tiếng thời Tam Quốc khổng lồ đặt ở Kinh Châu, Hồ Bắc là vô dụng và lãng phí, cần phải được chấn chỉnh ngay.

Theo Bộ Nhà ở và Phát triển Đô thị – Nông thôn, công trình tượng Quan Vũ khổng lồ của thành phố này “hoang phí đến chướng mắt” và “hủy hoại phong cách văn hóa Kinh Châu”.

Công trình tượng Quan Vũ trong khi được xây dựng. Ảnh: CCTV
Công trình tượng Quan Vũ trong khi được xây dựng. Ảnh: CCTV

Đến cuối tháng 12 năm ngoái, chính quyền tỉnh Hồ Bắc đã chính thức quyết định việc di dời tượng Quan Vũ bằng đồng khổng lồ ra một địa điểm khác hợp lý hơn. Theo Global Times, bức tượng sẽ được tháo dỡ và di dời ra một vị trí mới cách công viên Kinh Châu 8 km.

Cụ thể, kế hoạch di dời tượng Quan Vũ sẽ được tiến hành trong tháng 1 năm nay, và bao gồm các công đoạn tháo dỡ, lắp đặt ở địa điểm mới và cải tạo địa điểm cũ. Với kế hoạch trên, chi phí di dời dự kiến sẽ lên đến 23,75 triệu USD (khoảng 540 tỷ đồng), khiến cho người dân Kinh Châu và khắp Trung Quốc tỏ ra không mấy hài lòng với quyết định này của chính quyền.

“Nực cười đáng sợ. Thay vì tiêu tốn hơn 20 triệu để di chuyển bức tượng đến một địa điểm khác, chính quyền cứ đặt nó ở đó và bắt các bên liên quan chịu trách nhiệm pháp lý là được. Cá nhân tôi không thấy bức tượng trên có vấn đề gì hết”, một người bình luận trên trang mạng xã hội của Trung Quốc.

“Xây cho lớn rồi lại lên kế hoạch di dời. Đây chính là cách giúp ai đó kiếm tiền đây. Thử tưởng tượng xem với số tiền này, có bao nhiêu ngôi trường sẽ được xây dựng cho trẻ em các tỉnh nghèo chứ??”, một bình luận khác cho hay.

Quan Vũ là vị tướng được đánh giá là võ nghệ dũng mãnh, “sức địch vạn người, hổ thần một thời, có phong độ quốc sĩ có tài và có nghề”. Ảnh: Getty
Quan Vũ là vị tướng được đánh giá là võ nghệ dũng mãnh, “sức địch vạn người, hổ thần một thời, có phong độ quốc sĩ có tài và có nghề”. Ảnh: Getty

Quan Vũ là một mãnh tướng nổi tiếng dưới trướng Lưu Bị thời Tam Quốc (năm 220-280 sau Công Nguyên). Quan Vũ được phong thần sớm nhất là vào triều đại nhà Tùy (581-681). Nhờ tính tình cương trực, giỏi võ lập nên nhiều chiến tích, ông được giao bảo vệ Kinh Châu và được người dân hết mực kính nể.

Một trong những trận đánh nổi tiếng của Quan Vũ từng diễn ra ở Kinh Châu. Vào năm 220, vị tướng này đã tử nạn trong trận đánh cuối cùng bảo vệ Kinh Châu và mất thành vào tay quân địch.

Ngày nay, ông vẫn được thờ phụng như một vị Bồ Tát trong Phật Giáo, được đánh giá cao trong Nho giáo và được gọi là Quan Công. Không những vậy, ông là một vị thần hộ mệnh trong tôn giáo và Đạo giáo dân gian Trung Quốc.

Rổ nhựa bám bẩn rất khó rửa: Cho 1 thứ này vào ngâm, chỉ 5 phút mảng bám bong ra sạch bong như mới

0

Bà nội trợ thông thái mách nhỏ bí quyết làm sạch rổ nhựa dù nó bị bẩn và khó rửa, chỉ 5 phút là trông như mới.

Ngâm rổ rau với thứ này trong 5 phút là sẽ sạch như mới mà không cần cọ | Tin tức Online

Rổ nhựa đã không còn quá xa lạ với mọi căn bếp. Tuy nhiên vệ sinh rổ nhựa không hề dễ dàng tí nào, bởi nếu vệ sinh không đúng cách sẽ để lại mùi hôi trên rổ. Bà nội trợ thông thái mách nhỏ bí quyết làm sạch rổ nhựa dù nó bị bẩn và khó rửa, chỉ 5 phút là trông như mới.

Vệ sinh rổ nhựa đơn giản mà cực kỳ hiệu quả với baking soda

Rổ rau đóng vai trò vô cùng quan trọng trong căn bếp của chúng ta, chúng ta thường sử dụng nó khi cần rửa sạch các loại nguyên liệu trước khi nấu. Trên rổ rau có nhiều lỗ nhỏ, rất tiện lợi khi sử dụng để làm sạch nguyên liệu, nhưng sau một thời gian sử dụng rổ rau sẽ có rất nhiều vết bẩn, vết dầu mỡ và những thứ tương tự bám vào. Nếu chỉ vệ sinh đơn thuần thì hoàn toàn không thể làm sạch được các vết bẩn giữa các lỗ nhỏ này.

5-cach-lam-sach-ro-rau-ngoisaovn-w1920-h1006

Một rổ rau dù chỉ giá thành không quá cao nhưng vứt đi thì quá lãng phí, suy cho cùng chỉ bẩn chứ không hỏng. Chỉ cần sử dụng một vài vật dụng phổ biến trong cuộc sống là có thể làm sạch nó một cách dễ dàng.

Đầu tiên, chúng ta cần chuẩn bị một chiếc chậu lớn hơn, loại có thể đặt cả rổ rau vào đó. Sau khi cho rổ rau vào chậu chúng ta đổ một ít baking soda vào, baking soda có tính kiềm yếu, có tác dụng tẩy rửa mạnh. Tiếp đến, đổ một ít giấm trắng vào, loại giấm này không chỉ có tác dụng làm mềm các vết bẩn cứng đầu trên rổ rau củ mà còn khử mùi hôi. Sau đó, chúng cho một ít nước rửa chén vào đó, nước rửa chén có thể làm sạch vết dầu mỡ trên rổ rau.

Bước tiếp theo, chúng ta đổ nước ấm vào, rổ rau thường được làm bằng nhựa, nhiệt độ nước chúng ta không được quá nóng, nếu không rổ rau sẽ bị biến dạng. Sau khi đổ nước ấm vào, chúng ta lắc rổ rau để toàn bộ rổ rau bị dính vết bẩn ngâm trong dung dịch này. Ngâm trong nước vài phút để vết bẩn được làm mềm hoàn toàn.

6-cach-lam-sach-ro-rau-ngoisaovn-w1920-h1010

Sau khi ngâm khoảng 10 phút, khi vớt ra sẽ thấy rổ rau đã sạch hơn rất nhiều. Lúc này chúng ta chỉ cần dùng miếng cọ rửa để cọ rửa toàn bộ rổ rau, một số vết bẩn cứng đầu có thể được lau sạch sau khi chúng ta lau nhiều lần.

Sau khi cọ rửa toàn bộ rổ rau, chúng ta tráng lại bằng nước sạch để rửa sạch cặn bẩn giúp rổ rau sạch sẽ và cuốn trôi các vết bẩn ở các lỗ.

Vệ sinh rổ nhựa dùng hỗn hợp muối, giấm, nước ấm và bột giặt

9-cach-lam-sach-ro-rau-ngoisaovn-w1920-h1014

Ngoài cách vệ sinh rổ nhựa với baking soda, bạn hoàn toàn có thể sử dụng những nguyên liệu sẵn có trong nhà bếp như muối, giấm và bột giặt.

+ Chuẩn bị

– 1/2 chén muối

– 1/2 chén giấm

– 1/3 chậu nước ấm nhiệt độ 60 độ C

– 1 nắp bột giặt

+ Cách thực hiện

Đầu tiên, bạn pha trộn các nguyên liệu này vào với nhau theo đúng tỉ lệ trên và khuấy đều cho chúng hòa tan hết.

Sau đó, cho rổ nhựa vào chậu nước ngâm trong 5 phút rồi dùng miếng bọt biển hay khăn vải mềm chà rửa cả bên trong và bên ngoài rổ, rửa lại với nước sạch là rổ sẽ sạch bong, thơm tho, không còn mùi hôi nữa. Nếu rổ có nhiều mắt lưới bám đầy chất bẩn, bạn có thể sử dụng bàn chải đánh răng cũ, đã bỏ đi để chà rửa thêm nhằm đánh bật mọi vết bẩn đang vướng trong mắt lưới.

Đem tép tỏi thả vào bồn cầu, đừng tiếc của vì bạn sẽ nhận được lợi lớn

0

Để giảm mùi hôi và tăng khả năng diệt khuẩn trong nhà vệ sinh, bạn có thể sử dụng tỏi.

Tỏi chứa chất allicin. Đó là một chất tạo mùi và được coi là kháng sinh tự nhiên. Nó có tác dụng mạnh hơn cả penicillin. Tỏi không chỉ có tác dụng diệt các loại vi khuẩn mà còn có thể diệt nấm. Vì vậy, bỏ tỏi vào bồn cầu vừa có tác dụng khử mùi vừa giúp giảm vi khuẩn.
Empty

 

Cách làm rất đơn giản: 

Trước khi đi ngủ, hãy bóc một tép tỏi, có thể cắt vài đường nhỏ trên tép tỏi để mùi thơm tỏa ra tốt hơn. Bỏ tép tỏi đó vào bồn cầu và đậy nắp lại. Để như vậy qua một đêm. Sáng hôm sau, bạn chỉ cần nhấn nút xả nước. Mùi hôi ở bồn cầu sẽ biến mất.

Ngoài ra, dưới đây cũng là một số cách hay để khử mùi hôi trong nhà vệ sinh:

1. Dùng giấm trắng

Tác dụng khử mùi hôi của giấm trắng đã được nhiều người công nhận. Chứa axit axetic – chất có khả năng chống khuẩn hữu hiệu, giấm trắng sẽ giúp bạn tiêu diệt vi khuẩn và nấm mốc trong nhà vệ sinh. Từ đó, mùi hôi khó chịu do chúng tạo ra cũng được xử lý triệt để.

Với giấm trắng, bạn chỉ cần đổ một chút ra góc tường trong nhà vệ sinh. Bạn chú ý không nên để giấm trắng tiếp xúc với đồ vật kim loại, nếu như không muốn những đồ vật này bị hoen gỉ sau đó.

2. Đốt nến thơm

Đốt nến thơm từ lâu đã được coi là bí quyết khử mùi hôi nhà vệ sinh hiệu quả. Sau khi nhà vệ sinh được dọn dẹp sạch sẽ, bạn hãy đốt một cây nến thơm. Mùi hôi ban đầu sẽ từ từ biến mất và chỉ còn lại mùi hương thư giãn do nến thơm lan tỏa.
IMG_3957

Bạn lưu ý cách này tuy đơn giản, nhanh chóng nhưng có thể gây ra hỏa hoạn nếu bạn bất cẩn. Do đó, bạn chỉ nên đốt nến thơm ở nơi thoáng đãng, tránh xa đường dây điện, bóng đèn, bình nóng lạnh,… Ngoài ra, nếu không có nến thơm, bạn cũng có thể sử dụng túi thơm hoặc sáp thơm để thay thế.

3. Dùng củ sả

Chỉ với một nguyên liệu là củ sả quen thuộc trong nhà bếp, bạn đã có thể khử mùi nhà vệ sinh nhanh chóng mà không cần tốn nhiều công sức. Sả sau khi mua về, bạn đập dập phần củ để hương thơm được tỏa ra nhiều hơn. Tiếp đến, bạn treo trong phòng tắm 1 vài nhánh sả đã được đập dập trước đó.

Với mùi hương tự nhiên thoang thoảng, sả có thể tạo ra cảm giác thoải mái cho bất kỳ ai bước vào phòng vệ sinh nhà bạn.

4. Chanh

Tương tự như sả, chanh cũng là một gia vị quen thuộc với mùi hương tự nhiên the mát. Vì thế, loại gia vị này cũng được sử dụng để khử mùi cống trong nhà vệ sinh, vốn không dễ loại bỏ bằng những biện pháp thông thường.

Người trồng rau tiết lộ: Phân biệt rau muống nhiễm chì, thuốc trừ sâu cực đơn giản, tinh ý không bao giờ nhầm lẫn

0

 Chúng ta có thể nhận biết rau muống nhiễm chì, nhiễm thuốc trừ sâu bằng một cách hết sức đơn giản.

Mùa hè là thiên đường của các loại hoa quả, rau củ, trong đó có rau muống là một món ăn ngon, rẻ, bổ dưỡng được nhiều người lựa chọn trong thực đơn gia đình. Chỉ cần một đĩa rau muống luộc, nước canh dầm sấu là cũng có thể khiến mâm cơm nhà thêm hấp dẫn. Tuy nhiên, điều nhiều người lo ngại nhất là mua phải rau muống không sạch, ăn vào sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Chúng ta có thể nhận biết rau muống nhiễm chì, nhiễm thuốc trừ sâu bằng một cách hết sức đơn giản.

Nhận biết rau muống nhiễm chì

rau-muong-fdb-ngoisaovn-w1200-h720

Rau muống nhiễm chì có lá màu xanh đen do hấp thụ quá nhiều kim loại nặng trong đó có chì. Thân rau muống to hơn bình thường và khi rửa rau nổi bong bóng quá nhiều, đặc biệt cọng rau muống rất dai, có một vài vết sần trên thân và lá, không được tự nhiên.

Rau muống nhiễm chì dù là luộc hay xào khi ra nước để nguội, nước rau sẽ đổi thành màu xanh đen và có vẩn đen, khi ăn có vị chát, không ngọt, mùi hơi hắc. Nếu ăn phải rau muống nhiễm chì trong một thời gian dài, chì sẽ tích tụ trong các cơ quan như não, thận, gan, xương tủy, hồng cầu… gây nên nhiều bệnh nguy hiểm.

Nhiễm chì mãn tính có thể khiến suy nhược thần kinh, thiếu máu, loãng xương, canxi hóa sớm… Nhiễm chì mãn tính có thể làm cho trẻ em chậm lớn, kém thông minh… Còn phụ nữ đang mang thai nhiễm chì có thể sinh con dị dạng.

Nhận biết rau muống bị phun nhiều thuốc trừ sâu

Rau bị phun nhiều thuốc sẽ trông xanh non, cây dài, tuy nhiên thân quá giòn, dễ gẫy. Khi ngắt cuống rau không có vết nhựa. Rau để được lâu, ít héo. Lá rau đồng đều, không hề có dấu vết bị sâu hay côn trùng cắn.

Cách đơn giản hơn để nhận biết rau muống phun thuốc trừ sâu là rửa sạch rồi đem luộc. Khi luộc rau muống lên, vắt chanh mà không thấy nước rau đổi từ màu xanh sang màu vàng thì hãy cẩn thận. Bởi trong nước rau muống có chứa một lượng kiềm Ca(OH)2, chất diệp lục phản ứng như chất chỉ thị màu. Khi tiếp xúc với chanh có chứa lưỡng axit hữu cơ lớn (8% là axit citric) sẽ làm thay đổi nồng độ axit của nước luộc rau, khiến nước chuyển từ màu xanh sang vàng hoặc đỏ, tùy theo nồng độ axit. Nếu nước rau không chuyển màu có nghĩa là nồng độ thuốc trừ sâu quá nhiều, làm mất tác dụng của axit có trong chanh.

ipiccyimage-17-09315186

Cách rửa sơ chế rau muống

Khi rửa rau muống cần làm sạch từng ngọn. Có thể ngâm từng ngọn đã ngắt vào nước muối loãng từ 10-15 phút sau đó rửa sạch. Hoặc có thể ngâm trong nước gạo cũng là cách làm sạch có thể được. Lưu ý rau rửa càng nhiều nước sẽ sạch nhưng động tác rửa cũng cần khoắng liên tục, không nên sợ rau bị dập mà rửa qua loa rất dễ bị nhiễm độc. Sau khi rửa để ráo nước rồi mới chế biến.

Khi nhặt rau muống, nên loại bỏ những sợi màu trắng bám ở thân. Bởi vì có thể những sợi màu trắng này là nơi trú ngụ của những chất bẩn, ký sinh trùng dưới nước.

nuoc-rau-muong-xanh-den-3

Sau khi rửa có thể để vào túi bảo quản, đặt trong ngăn mát tủ lạnh 1-2 ngày mới ăn. Điều này giúp cho rau muống phân hủy bớt các chất độc hại hoặc hóa chất được phun trong quá trình trồng.

Khi luộc rau phải luộc chín tới, không ăn rau tái. Tuyệt đối không ăn rau muống sống rất dễ nhiễm sán hoặc vi khuẩn vào cơ thể. Một số người thường chần qua rau mới nấu hoặc chế biến là điều không nên. Vì cách làm này có thể làm mất thời gian và trong quá trình chần làm giảm bớt màu sắc cũng như chất lượng vitamin có trong rau.

Nhỏ vài giọt dầu gió vào bồn cầu: Mẹo hay nhà nào cũng cần giúp tiết kiệm tiền triệu mỗi năm

0

Với mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn khử mùi hôi tỏng nhà vệ sinh, đuổi cả đàn muỗi ra khỏi nhà an tâm ngủ ngon giấc.

Dầu gió là một loại quen thuộc rất cần cho cuộc sống của con người chúng. Trong mỗi gia đình Việt Nam đều có một lọ dầu gió trong tủ thuốc từ đau bụng, đau đầu, giải cảm, nóng sốt mọi người đều có thói quen sử dụng dầu gió. Tuy nhiên, ít ai biết rằng ngoài những công dụng tốt cho sức khỏe thì dầu gió còn rất nhiều công dụng đặc biệt khác trong cuộc sống hàng ngày. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Những lợi ích của dầu gió

Lợi ích của việc để dầu gió trong nhà vệ sinh: Ai cũng biết khu vực nhà vệ sinh là nơi luôn ẩm thấp, thu hút nhiều công trùng và là nơi vi khuẩn, nấm mốc dễ sinh sôi, gây ra mùi hôi khó chịu. Đồng thời, nếu như vệ sinh nơi này không sạch sẽ thì đây chính là nguồn gây bệnh về hô hấp, ngoài da cho các thành viên trong gia đình bạn. Đặc biệt, vào mùa thời tiết xuất hiện trời nồm, nhà vệ sinh càng đọng nhiều nước, khiến mùi hôi, ẩm mốc dễ xuất hiện.

Chính vì vậy, việc thường xuyên vệ sinh dọn dẹp nhà vệ sinh thường xuyên có thể giúp hạn chế mùi hôi, nhưng chúng cũng khó có thể biến mất ngay lập tức. Lúc này bạn cần thêm các biện pháp khử mùi hôi khác hiệu quả hơn.
dau-gio-5-1232

Theo kinh nghiệm của các bà nội trợ thông thái thì việc khử mùi nhà vệ sinh vô cùng đơn giản bạn chỉ cần sử dụng vài giọt dầu gió là đủ. Bạn có thể nhỏ vài giọt dầu gió vào một góc của bồn cầu hoặc đặt một chai dầu gió mở nắp ở một góc của nhà vệ sinh. Dầu gió có mùi thơm đặc trưng sẽ giúp át đi các mùi hôi khó chịu cũng như mùi ẩm mốc. Ngoài ra, dầu gió cũng có tác dụng đuổi muỗi, đuổi côn trùng hiệu quả. Đồng thời, dầu gió còn giúp cho không gian sống trong nhà vệ sinh trở nên thơm mát bởi mùi bạc hà hơn rất nhiều

Tuy nhiên không phải ai cũng thích mùi dầu gió. Vì vậy nên cân nhắc trước khi dùng cách này. Nếu không muốn mùi dầu gió lưu lại quá lâu, bạn có thể chỉ cần nhỏ một vài giọt dầu gió vào góc phòng hoặc vào phần lõi của cuộn giấy vệ sinh là được. Như vậy mùi dầu gió sẽ không quá mạnh.
dau-gio-1-1232

Cách thực hiện như sau:

Đầu tiên đổ 150-200 ml giấm trắng vào một chiếc bát hoặc bình tưới cây loại nhỏ. Tiếp đến nhỏ thêm 10-15 giọt dầu gió cùng 200 ml nước trắng để pha loãng rồi lắc đều hỗn hợp này với nhau.

Sau khi có hỗn hợp, bạn dùng xịt trực tiếp vào bồn cầu hoặc xung quanh nhà vệ sinh. Mùi hôi sẽ giảm dần rồi hết hẳn. Cũng có thể xịt vào thùng rác nhằm khử mùi hôi tanh, ngăn chặn vi khuẩn và côn trùng bay nhỏ sinh sôi, phát triển.

Cùng dung dịch này, phun vào gầm giường, góc tường- những nơi muỗi thường trú ẩn cũng giúp tránh được muỗi. Ngoài ra, dung dịch dầu gió-dấm trắng còn có thể khử mùi hôi giày, loại bỏ băng dính hai mặt trên tường hay làm sạch chiếu mây trúc, khử mùi phòng… Chỉ cần xịt vào những nơi cần xử lý, bạn sẽ thấy hiệu quả tức thì.

Thắc mắc lý do nên giữ kem đánh răng trong ô tô: Nghe giải đáp xong ai cũng bất ngờ

0

Hồi đó mỗi lần đi ô tô, có đôi lần em thấy bác tài để tuýp kem đánh răng trong xe, ban đầu cứ ngỡ là họ dùng để vệ sinh răng miệng vì phải chạy đường dài, nay tình cờ em đọc bài viết này được chia sẻ trên trang báo Tuổi trẻ mới hiểu lý do.

Theo bài đăng này, một TikToker đã chia sẻ công dụng hữu ích của kem đánh răng với ô tô. Đó là sau khi lau sạch và làm khô chiếc gương chiếu hậu xong, người này đã thoa chút kem đánh răng lên mặt kính rồi dùng khăn lau đến khi không còn vết dính của kem trên gương nữa. Sau đó, họ dùng nước xịt lên bề mặt kính và thật kỳ lạ là ở những chỗ được thoa kem đánh răng không còn bất kỳ giọt nước nào bám lại cũng như làm nhòe gương như các vị trí còn lại.

hình ảnh

Ảnh cắt từ clip. Nguồn: Báo Tuổi trẻ. 

Lý giải về sự kỳ lạ của kem đánh răng có thể giúp đẩy sạch lượng nước, đó là vì các chất hoạt động bề mặt có trong kem đánh răng giúp ngăn chặn sự hình thành của hạt nước hoặc sự ngưng tụ nước, giúp nước không còn bám vào gương nữa. Kem đánh răng trong trường hợp này có tác dụng giống như chất chuyên dụng chống bám nước.

Lúc trời nắng, có thể chúng ta chưa thấy rõ công dụng này của kem đánh răng. Đến khi trời mưa, sẽ thấy rõ công dụng tuyệt vời của kem đánh răng.

Không phủ nhận về tác dụng của chất chống bám nước cho mặt kính ô tô chuyên dụng, nhưng nếu không có sẵn hoặc muốn tiết kiệm chi phí, thì chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng kem đánh răng thay thế nhé chị em.

Ngoài ra, trong quá trình sử dụng kem đánh răng để chống bám nước trên mặt kính ô tô, chị em chú ý dùng loại kem mịn không hạt mới đạt được tác dụng mong muốn và mang lại hiệu quả tối ưu.

Bên cạnh tác dụng hữu hiệu đối với gương chiếu hậu của ô tô, chị em cũng có thể dùng kem đánh răng để:

1. Xử lý các vết trầy xước trên xe ô tô

– Đối với các vết trầy xước nhỏ trên ô tô, kem đánh răng có tác dụng làm bay mất các vết trầy này, trả lại vẻ sáng bóng. Cụ thể, chị em thoa lượng kem đánh răng loại thường (không có chất bào mòn, ít bạc hà và không phải là dạng gel, không có chất làm trắng) lên bề mặt vết xước rồi dùng bàn chải lông mềm chà nhẹ qua trong vòng 1 phút. Sau đó, dùng nước xối cho trôi lớp bọt này đi và dùng khăn mềm lau sạch. Lúc này, chị em sẽ thấy các vết xước nhẹ nhỏ ấy không còn nữa, trả lại bề mặt mịn màng cho xe. Ngoài ra, chị em cũng có thể dùng sơn móng tay để xử lý các vết trầy xước nhỏ này trên ô tô và giúp ngăn bụi bẩn bám lên các vị trí này.

Thực hư việc xóa vết xước xe ô tô bằng kem đánh răng

Theo các chuyên gia chia sẻ, kem đánh răng chỉ thực sự đạt kết quả tối ưu khi dùng để xử lý các vết xước nhẹ và nhỏ, còn các vết xước nặng và lớn thường không có quá nhiều khác biệt khi sử dụng chúng.

– Đối với các vết trầy xước lớn, chị em có thể dùng kem đánh răng để đánh bóng các vết xước ở bề mặt nhựa của xe. Hãy trộn hỗn hợp kem đánh răng cùng với tàn thuốc lá rồi đánh bóng lên các vết xước ở bề mặt sẽ giúp chúng trở nên sáng bóng hơn, nhờ đó giúp làm mờ bớt vết trầy xước.

2. Lau sạch đèn pha

Đây được cho là mẹo khá quen thuộc với dân lái xe ô tô lâu năm. Bởi ô tô đi nhiều thường dễ bị bẩn và tạo thành vết ố, do đó, việc vệ sinh đèn pha là vô cùng cần thiết. Nếu không biết mẹo này thì có thể khiến chị em tốn nhiều tiền hơn khi đưa xe đi vệ sinh đấy. Thế nên, áp dụng mẹo hay, giúp chị em đỡ tốn kém nhiều, bằng cách bôi chút kem đánh răng lên bề mặt ngoài của đèn pha rồi dùng bàn chải đánh sạch và dùng khăn ướt lau lại đèn. Bảo đảm sẽ mang lại vẻ đẹp sáng bóng như mới cho mà xem. Nếu không có kem đánh răng, chị em có thể thay thế bằng nguyên liệu tự nhiên là quả bơ với cách làm tương tự rồi rửa sạch với nước cũng sẽ đạt hiệu quả bất ngờ.

Không chỉ có tác dụng làm sạch đèn pha của ô tô, chị em có thể làm theo cách tương tự với các phần nhựa trên xe như vè che mưa hoặc các loại đồ chơi xe hơi cao cấp… rất hiệu quả và lại tiết kiệm chi phí đấy.

3. Làm sạch nội thất ô tô

Nội thất ô tô quá cũ sẽ khiến chị em khó làm sạch bằng tay, thay vào đó chị em nên dùng kem đánh răng kết hợp với bàn chải dạng tròn có đục lỗ giữa và máy khoan cùng bình xịt. Sau đó, chị em hãy cắm đầu máy khoan vào lỗ trên bàn chải rồi bôi chút kem đánh răng lên bàn chải và thêm ít nước. Đến khi máy khoan chạy, tương tự như chiếc máy rửa xoay tròn tự động sẽ giúp đánh bay các vết bẩn ở nội thất ô tô. Thời gian thực hiện ở nơi các vết bẩn thường khoảng 1 phút trở lại tùy theo độ bẩn của nội thất. Thực hiện xong, chị em dùng khăn mềm lau khô, bảo đảm sẽ thấy mọi thứ trông sạch sẽ hẳn ra.

Bên cạnh đó, chị em có thể cho thêm chút baking soda vào cùng với kem đánh răng để tăng hiệu quả làm sạch vết bẩn.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Ngôi Sao. 

Kem đánh răng bình thường vậy mà có nhiều tác dụng ghê ha các chị em. Biết được các mẹo hay này, mình tự làm ở nhà, đỡ tốn kém biết bao nhiêu.

Trời mưa, chỉ mẹ cách làm tóp mỡ giòn ngon lạ miệng: Vét sạch nồi cơm vẫn muốn ăn nữa

0

Trời mưa bay bay như thế này, được ở nhà ăn chén cơm nóng với món ngon mình thích thì còn gì bằng phải không mẹ? Đâu cần phải đi ra ngoài cho ướt mem rồi ăn hàng quán cho tốn tiền.

Từ lâu món tóp mỡ là món ăn ưa thích không chỉ với trẻ con mà còn với người lớn, có thể ăn với cơm nóng hoặc nhâm nhi làm mồi nhậu. Tuyệt cú mèo luôn á chứ. Ở ngoài cũng có bán tóp mỡ rim sẵn nhưng có một sự thật là giá khá đắt với chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm đôi khi không đảm bảo bằng việc mình ở nhà tự làm. Do đó, nếu có thời gian thì mẹ thử trổ tài làm rồi để dành ăn dần nè. Tuy nhiên, vì tóp mỡ chứa lượng chất béo khá nhiều nên cũng cần ăn lượng vừa phải, đồng thời không nên để quá lâu sẽ gắt dầu khiến mình đau họng sau khi ăn và dễ làm hại sức khỏe.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Làng Chài Xưa. 

Theo bài đăng trên trang Thời báo Văn học Nghệ thuật em xem, dưới đây là hướng dẫn cách làm món tóp mỡ rim giòn ngon lạ miệng nè, vét sạch nồi cơm vẫn muốn ăn nữa.

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

– Mỡ lợn. Để làm món tóp mỡ ngon và đẹp mắt, mẹ cần chọn miếng thịt mỡ càng trắng, thẳng và dày càng tốt nhé!

– Hành lá.

– Tỏi, ớt.

– Các loại gia vị thông dụng như muối, đường, nước mắm, bột ngọt…

Bước 2: Sơ chế

– Đối với mỡ lợn: Sau khi mua về, mẹ hãy rửa thật sạch với muối rồi để ráo. Sau đó, cho mỡ vào nồi nước sôi luộc sơ và lấy ra rửa với nước khoảng 2 – 3 lần nữa. Lúc này, mẹ hãy thái miếng nhỏ vừa miệng ăn.

– Đối với các tỏi: Mẹ lột sạch rồi rửa để ráo và xay nhuyễn.

– Đối với nước sốt: Mẹ pha hỗn hợp gồm nước mắm, đường, hành lá, muối và bột ngọt (nếu có) cho vừa với khẩu vị của cả nhà.

Bước 3: Thực hiện

Bắc chảo dầu lên bếp để lửa lớn rồi cho mỡ lợn đã thái vào đảo đều. Thời gian này mẹ nhớ chú ý quan sát chảo mỡ lợn, tránh để cháy khét nha. Lúc chuẩn bị vớt mỡ lợn ra, mẹ hãy cho lượng tỏi xay nhuyễn vào để chúng thơm hơn. Đến khi vớt ra rồi, mẹ cho chén nước sốt đã pha vào trộn đều tóp mỡ lên.

Lưu ý: Để làm món tóp mỡ giòn ngon, quan trọng nhất là khâu đảo chiên đều. Bước này phải thực hiện nhanh và đều tay, tập trung chú ý vì nếu tạm ngưng trong thời gian ngắn thì sẽ làm chúng văng nổ ra ngoài, mất độ giòn ngon vốn có.

Ngoài ra, vì mỡ lợn đã có chứa sẵn chất béo và dầu nên mẹ không cần cho quá nhiều dầu ăn vào chảo đâu, chỉ cần cho lượng vừa phải vào chảo để áo lên bề mặt chảo trước khi cho mỡ vào rán. Quá trình ấy, mỡ lợn sẽ tự động tiết ra dầu mà không cần phải thêm dầu ăn đâu ạ.

Tada, vậy là đã có thành phẩm món tóp mỡ rim giòn ngon lạ miệng rồi. Ngon nhất vẫn là ăn ngay cùng với cơm nóng nè. Trong trường hợp làm nhiều, mẹ có thể múc bớt ra hộp đựng rồi bảo quản trong tủ lạnh trong thời gian ngắn. Tránh để quá lâu có thể làm hại sức khỏe chúng ta đấy.

Bên cạnh cách làm truyền thống này, mẹ vẫn có thể làm bằng nồi chiên không dầu, như vậy sẽ hạn chế được lượng lớn dầu còn thừa trên chảo. Song, mẹ cần phải chú ý cẩn thận tránh để quá nhiệt làm chúng cháy khét.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Digifood. 

Không chỉ dùng để ăn cơm hoặc làm mồi nhậu, mẹ hoàn toàn có thể kết hợp món tóp mỡ rim này cùng với các món xào, trộn hoặc ăn cùng với bánh tráng… đều rất là ngon luôn đó nha.

Nào chuẩn bị tới cuối tuần rồi, bắt tay vào thực hiện thôi mẹ ơi. Chúc mẹ và cả nhà có bữa ăn ngon miệng, sum vầy bên nhau giữa trời mưa này nhé!

Hoa nhài “lười” ra hoa cứ dùng cách này, hoa nở trắng cây, hương thơm đầy nhà, cứ tàn lại nở

0

 Nếu cây hoa nhài nhà bạn đang lười ra hoa, hãy thử áp dụng 3 tuyệt chiêu dưới đây, kết quả sẽ khiến bạn kinh ngạc, 1 cây nở 400 bông, hương hoa đầy nhà, cứ tàn lại nở.

Cây hoa nhài có hình dáng đẹp với những cánh hoa màu trắng xinh, thường được rất nhiều gia đình trồng trong nhà như một loại cây cảnh và có thể dùng để hãm trà, bởi hưởng thơm của loài hoa này rất dễ chịu. Nếu cây hoa nhài nhà bạn đang lười ra hoa, hãy thử áp dụng 3 tuyệt chiêu dưới đây, kết quả sẽ khiến bạn kinh ngạc, 1 cây nở 400 bông, hương hoa đầy nhà, cứ tàn lại nở.

Tác dụng của hoa nhài

hoa-nhai-3-1

Trong phong thủy, vạn vật đều chia thành âm dương, cây cối cũng vậy. Cây hoa nhài có hình dáng đẹp, sai hoa, hương thơm dễ chịu, thanh thoát, mọc hướng lên trên thuộc tính dương trong kinh dịch được cho là loài cây đem tới vượng tài. Cây hoa nhài giúp gia chủ thu hút năng lượng tích cực, trừ xú uế, đem lại tài lộc, cải thiện các mối quan hệ trong gia đình, giúp cho gia chủ giảm căng thẳng, lo âu, giúp tinh thần thư giãn, phấn chấn hơn.

Hoa nhài đem làm trà có tác dụng giúp giảm cân, chống oxy hóa, chống vi khuẩn, ngừa ung thư. Ngoài ra, hoa nhài còn giúp giảm Cholesterol, giảm nguy cơ cảm lạnh và cúm, ngăn ngừa và điều trị bệnh tiểu đường, thấp khớp. Trà hoa nhài có thể được sử dụng để điều trị đau đầu, ho. Lá hoa nhài trị mụn trứng cá, khó thở. Hoa nhài sấy khô, dùng như trà, có thể chữa sốt, chướng bụng, tiêu chảy.

Trong y học người ta còn dùng chồi hoa nhài để chữa bệnh về mắt và da, lá cây làm nguyên liệu để chữa trị các khối u ngực. Hoa lài cũng được xem là một loại thuốc an thần giúp giấc ngủ sâu và ngon hơn. Tinh dầu hoa lài giúp cho tinh thần con người thư giãn, thoải mái vô cùng công hiệu.

Tuyệt chiêu trị hoa nhài lười ra hoa

Hoa nhài tốt là vậy, thế nhưng không ít người ca cẩm rằng cây hoa nhài họ trồng rất ít hoa. Thực tế là do bạn chưa bảo dưỡng đúng cách. Nếu cây cảnh hoa nhài nhà bạn đang lười ra hoa, hãy thử áp dụng 3 tuyệt chiêu dưới đây, kết quả sẽ khiến bạn kinh ngạc đấy.

+ Tỉa cành để thúc cây ra hoa

Sau khi hoa nhài ra hoa đợt đầu tiên trong năm, bạn hãy cắt tỉa những cành chết, cành hoa đã tàn để giảm tiêu hao chất dinh dưỡng không cần thiết. Không những vậy, việc cắt tỉa này còn giúp tăng sự phân hóa chồi bên.

Ngoài ra, nên tỉa bớt 2-3 cặp lá ở dưới gốc, sau đó thực hiện cắt tỉa để cành có chiều cao đồng đều và dáng cây hoa nhài gọn gàng, đẹp mắt hơn. Khi chồi mới phát triển được khoảng 10cm, cần bấm ngọn lại để thúc đẩy quá trình phân hóa chồi lần 2, từ đó có thể tăng số lượng hoa nở trong đợt tới.

hoa-nhia-2

+ Bón phân kích thích ra hoa

Sau mỗi đợt hoa nở, chất dinh dưỡng của hoa nhài gần như cạn kiệt, cung cấp chất dinh dưỡng kịp thời cho hoa nhài có thể khiến cây nhanh chóng ra hoa trở lại. Trong thời kỳ cây hoa hoa, bạn nên bổ sung phân lân và kali cho cây để hoa ra nhiều, nở to và đẹp. Khi bổ sung, cứ 10 ngày tưới cho hoa nhài bằng dung dịch dinh dưỡng hữu cơ có hàm lượng lân và kali cao pha, loãng với nước theo tỷ lệ 1: 800 rồi tưới cho hoa.

Lưu ý trong thời kỳ cây ra hoa không nên bón phân đạm, nếu không sẽ chỉ thấy lá mà chẳng thấy hoa đâu. Vào mùa hè, hoa nhài dễ bị vàng lá và rụng lá, đất bị kiềm hóa. Nếu cây nhà bạn đang gặp tình trạng này thì cần khắc phục ngay nếu không cây sinh trưởng chậm, khả năng ra hoa giảm. Trong trường hợp này, bạn hãy tưới dung dịch sắt sunfat để thay đổi độ chua, độ kiềm của đất, bổ sung nguyên tố sắt sẽ giúp lá cây có màu xanh tươi, sáng bóng hơn.

Làm hành động này để cây cảnh hoa nhài tốt um, nhiều lộc, lắm hoa, một năm có thể nở hoa 5 lần

+ Kiểm soát lượng nước tưới vào mùa hè

Hoa nhài tuy không ưa ẩm nhưng vào mùa hè, nhiệt độ tăng cao khiến nước bốc hơi nhanh, nếu đất rồng trong chậu quá khô thì nụ hoa sẽ rụng do thiếu nước. Nhưng nếu bạn vô tình tưới quá nhiều nước, đất chậu sẽ tích nước nghiêm trọng khiến cây bị úng nước, nụ hoa cũng sẽ rụng, hoa nhanh tàn và thậm chí là chết cây.

Vì vậy, trong thời kỳ hoa nhài ra hoa, chúng ta phải kiểm soát lượng nước tưới, đất chậu không quá khô cũng không quá ẩm. Nói chung, khi nào thấy đất chậu khô thì tưới đẫm nước cho cây là được. Ngoài ra, khi nụ hoa nhài xuất hiện, tốt nhất không nên phun nước lên lá, tránh để nước rơi vào nụ, gây hỏng nụ và rụng sớm.

Cách làm lạc rang muối giòn thơm, xốp không cháy và lại để được lâu chỉ cần vài giọt nước này

0

Lạc rang là món ăn quen thuộc đặc biệt khi cần nhâm nhi và khi trời trở lạnh. Nhưng nhiều người rang thì lạc có giòn nhưng không đủ xốp và vỏ hay có lốm đốm cháy đen

Món lạc rang chay (tức rang không cho thêm gia vị gì) và lạc rang xóc muối là những món phổ biến, vừa để nhâm nhi, để ăn vặt. Tiêu chuẩn để món lạc rang ngon là phải giòn và có độ xốp, vỏ bên trong lạc chín thơm không ướt dầu, bên ngoài vỏ chuyển màu đậm nhưng không có đoạn cháy. Lạc rang ngon là phải để được lâu không bị hôi dầu.

Nhiều người thường rang lạc theo cách mua lạc khô về thả ngay vào chảo và đảo đều cho tới khi lạc chín. Cách này cũng giúp lạc giòn nhưng không xốp và dễ bị cháy vỏ. Để rang lạc ngon (dù là lạc rang chay hay rang có dầu mỡ xóc muối) thì đều lưu ý hai thứ quan trọng sau: Ngâm trước khi rang và vẩy rượu khi đã chín.

lac-rang-muoi

Cụ thể cách ngâm và rang lạc như sau

Bước 1ngâm rửa lạc: Lạc khô ngoài chợ có thể có nguy cơ bị bụi bẩn và cả chất bảo quản. Do đó khi mua về nên rửa qua và ngâm tầm 10 phút cho lạc ngấm nước, nhưng không quá lâu vì lâu sẽ làm bong mất lớp vỏ của lạc. Việc ngâm để hạt lạc hút nước vào bên trong. Thao tác ngâm này giúp cho lạc chín đều và xốp bên trong. Không ngâm hạt vẫn chín giòn nhưng cứng không đủ độ xốp. Các loại hạt phơi khô chúng thường bị “chẽn” nên khi không ngâm mà rang thì hạt sẽ không xốp bằng việc ngâm với nước.

Vớt lạc ra và thấm cho khô ráo nước.

Bước ngâm là bước rất nhiều người thiếu khi rang lạc.

Muốn lạc rang muối giòn tan, thơm phức, chỉ cần vài giọt này | Tin tức Online

Bước 2 rang lạc: Đặt chảo lên bếp, thêm lạc đã ngâm vào và bắt đầu rang đến khi nước rút hết, lạc bắt đầu căng ra, chuyển màu vỏ đậm hơn. Luôn luôn đảo đều tay để lạc không bị cháy và để cho nhiệt bắt đều trong lạc. Bước ngâm chính là bước giúp cho nhiệt độ giúp lạc chín đều, không bị cháy bên ngoài. Khi rang chú ý không để lửa quá to sẽ dễ làm cháy xém lớp vỏ bên ngoài mà bên trong lại chưa chín. Lạc cần rang lửa nhỏ để chín đều từ từ từ vào bên trong.

Bước 3: Khi lạc ráo nước thì cho dầu ăn vào, đảo đều nhanh tay. Khi lạc bắt đầu chuyển sang màu đậm hơn thì đảo nhẹ để lạc giòn và chín đều. Nhiều người có sai lầm là đun nóng dầu rồi cho lạc, điều đó sẽ dễ khiến vỏ lạc bị cháy.

Bước 4: Tưới rượu trắng vào chảo lạc khi lạc còn nóng. Rượu bay hơi hết, lạc chỉ còn hơi nóng thì cho thêm chút muối bột canh đảo đều. Tránh đảo muối vào lúc quá nóng, muối sẽ bị tan ra không bám vào hạt lạc. Sau đó xóc đều để nguội và cất trong lọ.

Rượu trắng có công dụng giúp cho lạc lâu bị xuống dầu và tránh vi khuẩn nên giữ được độ giòn thơm lâu hơn.

Thứ rau dại nào xưa bộ đội ăn chống đói nay nhà giàu mới được ăn xào mỡ lợn thấy ngon hơn ăn cá, thịt?

0

Xưa trong thời kỳ kháng chiến, rau tau bay thường được bộ đội ta dùng làm thực phẩm “cứu đói”, thay cho rau xanh.

Ăn rau tàu bay để nhớ rừng - Tuổi Trẻ Online

Rau tàu bay loài thực vật thân thảo, có hoa trong họ cúc, mọc hoang dại ở những nơi thoáng mát, đất ẩm ướt ven các bờ rừng. Chúng có lá mỏng, bản lá to, hình trứng dài, mép lá có răng cưa to hoặc có khía, mùi thơm nhẹ đặc trưng; rễ có màu trắng hoặc nâu; hoa lưỡng tính, tự hình đầu, hợp thành ngù, mỗi ngù khoảng 1-3 bông. Khi chưa nở, đầu nụ có màu đỏ nâu và nhạt dần thành màu đỏ, hồng nhạt. Hoa nở thành chùm tỏa đều ra xung quanh, lông mịn mềm.

Mùa hoa nở vào tháng 9 đến tháng 2, ra quả từ tháng 10 đến tháng 3. Các đầu nhụy hoa lúc khô biến thành các túm bông nhẹ, bay theo gió và đem theo nhụy, hạt đến nơi khác sinh sôi và phát triển.

Mùa hoa nở vào tháng 9 đến tháng 2, ra quả từ tháng 10 đến tháng 3.

Rau tàu bay phát triển ở vùng có khí hậu nhiệt đới như châu Á, châu Phi và một số đảo ở Địa Trung Hải. Tại Việt Nam, loại rau này có nhiều ở miền núi…

Xưa trong thời kỳ kháng chiến, rau tau bay thường được bộ đội ta dùng làm thực phẩm “cứu đói”, thay cho rau xanh. Ngày nay khi diện tích đất rừng bị thu hẹp, các loại rau thông thường lạm dụng quá nhiều chất bảo vệ thực vật thì rau tàu bay lại lên ngôi và trở thành món rau sạch, an toàn cho các gia đình.

Xưa trong thời kỳ kháng chiến, rau tau bay thường được bộ đội ta dùng làm thực phẩm “cứu đói”.

Đọt non của rau được người dân thu hái, chế biến các món như ăn sống, muối chua, xào tỏi, nấu canh, làm gỏi,… Trong đó đọt tàu bay luộc là ấn tượng và ngon hơn cả.

Rau tàu bay hái đọt non, rửa sạch, để ráo nước, đun nước sôi, nêm muối, bột ngọt hoặc có thể cho thêm chút gừng băm nhỏ để nước có vị thơm của gừng. Thả rau tàu bay đã rửa sạch vào xoong nước sôi khoảng 30 giây đến 1 phút, vớt rau ra đĩa ngay.

Rau tàu bay luộc vị hơi đắng, có mùi thơm đặc trưng, rất hợp khi chấm cùng nước mắm gừng, ớt cay cay… Có thể nói chúng là món ăn dân dã, chẳng cao sang nhưng lại rất sạch.

Cũng như các loại rau xanh khác, rau tàu bay cung cấp các loại vitamin nói chung và vitamin A, C là những vitamin chống ôxy hóa, khử gốc tự do. Rau tàu bay có nhiều xơ gây nhuận tràng và giảm hấp thu chất béo, làm thức ăn kiêng cho người béo phì.

Một số vùng dân cư người ta quen dùng rau tàu bay phòng chống côn trùng, rắn rết cắn, bằng cách giã nhuyễn xoa đắp lên chỗ bị tổn thương.

Có người khoái mùi vị đặc trưng của rau tàu bay. Nhưng có ý kiến cho rằng ăn nhiều và thường xuyên rau tàu bay sẽ bị thiếu máu. Để khắc phục tình trạng đó thì cần làm toan hóa rau tàu bay bằng cách phối hợp chấm nước mắm chanh hoặc làm rau trộn có chanh hoặc giấm để tăng hấp thu sắt tạo huyết sắc tố. Cũng có ý kiến dùng kéo dài rau tàu bay có thể bị sỏi thận. Do đó nên ăn thay đổi những món rau rừng khác. Tuy nhiên, những ý kiến này chưa được khoa học kiểm chứng.