Home Blog Page 413

Đi nhận quà Trung thu, 2 anh em ruột ‘không qua khỏi’ ngay trên đường về khiến nhiều người xót xa

0

Thật sự, khi đọc được thông tin này, tôi đã khóc!

Sự thật là cả 2 anh em đã ra đi mãi mãi, ngay trong niềm vui vừa nhận món quà Trung thu…nhưng đau đớn thay đó cũng là những khoảnh khắc cuối cùng.

Thông tin này đã được đăng tải trên báo chí chính thống rồi nên hoàn toàn chính xác. Tôi chia sẻ lại chi tiết trong bài viết dưới đây cho mọi người cùng biết nhé!

Cụ thể là vào ngày 16/9, lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã Ea Ral, huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ va chạm xe cộ khiến 2 anh em ruột qua đời thương tâm.

Theo thông tin ban đầu, vào tối 15/9, hai anh em ruột là Y.A.S.K. (17 tuổi) và em H.K.K. (11 tuổi), trú tại buôn Đoàn Kết, xã Ea Ral chở nhau trên xe máy đi chơi và nhận quà trung thu.

Khoảng 20 giờ cùng ngày, sau khi được nhận quà và đang trên đường về nhà thì xe máy của 2 anh em đã xảy ra va chạm với một ô tô. Vụ tai nạn khiến em Y.A.S.K. t//ử v/o/n/g tại chỗ, còn em H.K.K. được người dân địa phương đưa đi bệnh viện cấp cứu. Nhưng điều đáng buồn hơn nữa đã xảy ra khi em H.K.K cũng không qua khỏi sau đó.

Theo chính quyền địa phương, hoàn cảnh của gia đình 2 em hết sức khó khăn, nên sau khi xảy ra vụ việc, chính quyền và các đoàn thể địa phương tổ chức thăm hỏi, động viên và hỗ trợ để gia đình lo mai táng cho 2 em.

hình ảnh

Hình ảnh người thân ngồi bên linh cữu của 2 em khiến nhiều người không khỏi thương xót, ảnh: TTO

Khi những thông tin này được chia sẻ trên báo chí và mạng xã hội, hàng nghìn người đã bàng hoàng và xót xa thay cho 2 em. Một trong số những bình luận khiến tôi nhớ nhất, đó là: Tạm biệt 2 em, ngàn lần thương xót với 2 em và với người  bố, người mẹ đã cùng một lúc mất đi 2 đứa con của mình, điều đó còn đau đớn hơn khi họ mất đi chính mạng sống của mình. Đêm nay, ngoài kia người ta nô nức đón trăng rằm nhưng trong nhà mẹ lại là 2 cỗ di quan nằm cạnh nhau

Mời bà con đọc thêm thông tin: Nhiều nơi dừng hoạt động tổ chức Trung thu năm 2024 để dành kinh phí ủng hộ bà con đồng bào bị bão lũ, sạt lở đất

Trong tuần qua, nhiều tỉnh, thành phố, ban, ngành đã ra quyết định, thông báo dừng các hoạt động lễ hội, vui chơi để dành kinh phí ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3.

Trong tuần qua, nhiều tỉnh, thành phố, ban, ngành đã ra quyết định, thông báo dừng các hoạt động lễ hội, vui chơi để dành kinh phí ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3.

Có thể kể đến như: Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội thông báo hoãn tổ chức chương trình “Vui Tết Trung Thu 2024”; Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tạm hoãn Hội đèn lồng quốc tế Huế, Lễ hội áo dài Linh Phụng, Hội rước đèn lồng đường phố và chương trình nghệ thuật Mùa thu cho em diễn ra trong các ngày 16-19/9. Lễ hội Thành Tuyên tổ chức từ 30/8 đến 15/9 – lễ hội Trung Thu lớn nhất cả nước, cũng được Ủy ban Nhân dân tỉnh Tuyên Quang thông báo dừng tổ chức…

hình ảnh

Trung thu là ngày lễ lớn của trẻ em cả nước, ảnh minh họa nguồn: DSD

Các hoạt động vui chơi của trẻ em được giảm bớt, thay vào đó là những món quà nhỏ nhưng chan chứa tình cảm được gửi đến các bạn ở vùng bị ảnh hưởng. Đây là cách giúp đỡ thiết thực, là bài học sâu sắc về lòng nhân ái, sự sẻ chia. Những món quà này là biểu tượng của tình đồng bào, tinh thần “tương thân tương ái” của người Việt Nam trong lúc khó khăn, hoạn nạn.

Trường Tiểu học Đoàn Kết (quận Long Biên, Hà Nội) năm nay các lớp đều dừng không tổ chức Trung Thu và phát động gây quỹ ủng hộ những vùng bị ảnh hưởng do bão.

Cô Nguyễn Thị Liễu, Hiệu trưởng nhà trường, chia sẻ năm nay không tổ chức Trung Thu, học sinh cũng có thể tạm gác lại nhu cầu mua đồ chơi trong dịp này để đóng góp, chung tay cùng với nhà trường dành nguồn lực hỗ trợ các địa phương bị ảnh hưởng, thiệt hại nặng nề do bão lũ. Với những việc làm ý nghĩa, thiết thực đó, các em vẫn có một mùa trăng đẹp và ý nghĩa, mùa trăng của lòng nhân ái, sự sẻ chia.

Chị Nguyễn Thị Lan (quận Long Biên, Hà Nội) cho biết năm nay, tổ dân phố khu chị sống không tổ chức lễ hội Trung Thu như mọi năm, chỉ tặng quà; nguồn kinh phí đó dành để quyên góp hỗ trợ đồng bào bị ảnh bởi bão số 3. Chị cùng con đóng gói nhu yếu phẩm, góp sức cùng các hội nhóm thiện nguyện để gửi lên vùng lũ. Dù Trung Thu không nhộn nhịp như mọi năm, nhưng năm nay con lớn hơn, học được bài học về lòng nhân ái, biết sẻ chia.

Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, năm nay các chương trình, sự kiện Trung thu được rút ngắn, tập trung vào việc tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là ở các vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, những vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai.

Dịp này, các hoạt động giáo dục cũng được đẩy mạnh nhằm khơi dậy tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, đồng thời vận động cộng đồng chung tay giúp đỡ trẻ em vùng lũ sớm ổn định cuộc sống và trở lại trường học.

Biết bố mẹ vợ cho mảnh đất, nửa đêm chồng gửi đoạn video khiến tôi tái mặt, đứng ngồi không yên

0

Tôi thương chồng, thấy chồng làm việc ở nơi xa thì cũng không đành lòng.

Vợ chồng tôi cưới nhau được 2 tháng thì công ty điều chồng tôi luân chuyển công tác đến nơi xa xôi, cách nhà gần 400km. Vợ chồng mới cưới còn đang mặn nồng, nay phải xa nhau nên chồng tôi buồn bã, có ý định nghỉ việc. Tôi động viên anh cố gắng bởi chế độ và lương thưởng ở vùng cao vùng xa sẽ tốt hơn rất nhiều so với hiện tại. Mỗi tháng, tôi sẽ sắp xếp đi thăm anh một lần.

Nhưng rồi tôi có bầu, việc thăm nom cũng không diễn ra thường xuyên được. Ngày lễ, chồng tôi về thăm vợ con, anh đều kể cuộc sống ở nơi công tác rất khó khăn. Anh nhớ vợ da diết mà không biết phải làm sao. Nghe chồng nói thế, tôi cũng buồn và thương anh vô cùng.

Tôi sinh con, chồng tôi xin nghỉ việc một tháng để chăm sóc vợ ở cữ. Cơ quan anh cũng biết chuyện vợ chồng tôi xa nhau nên thông cảm và đồng ý. Một tháng ở cữ là khoảng thời gian vui vẻ nhất của vợ chồng tôi. Chúng tôi được ở cạnh nhau mỗi ngày, nhận được sự quan tâm, chăm sóc của nhau. Chồng tôi thương vợ bầu bì một mình nên lúc này còn dốc hết sức chăm sóc tôi để bù đắp. Anh làm hết mọi chuyện, từ nấu nướng, giặt giũ đồ sơ sinh đến bế con mỗi khi rảnh rỗi.

Ảnh minh họa

Hết kì hạn nghỉ phép, anh phải lên lại cơ quan. Vẻ mặt chồng tôi buồn rười rượi, nguyên đêm đó không ngủ mà chỉ bế con, vỗ về con. Bố mẹ tôi thấy con rể như vậy cũng thương đứt ruột. Ông bà khuyên tôi nếu có cơ hội thì xin chuyển công tác cho chồng về đây, lương thấp cũng được, miễn là vợ chồng gần gũi nhau. Tôi cũng muốn thế lắm chứ nhưng đâu phải nói chuyển là xin chuyển ngay được!

Tháng trước, bố mẹ tôi cho vợ chồng tôi mảnh đất rộng hơn 100m2. Ông bà bảo cho tôi có hậu thuẫn vững chắc, sau này xây nhà ở riêng cho thoải mái. Chồng tôi biết được, anh cứ bảo tôi bán mảnh đất đó đi, lấy t.iền lo liệu cho anh chuyển về công tác gần nhà. Anh không muốn xa vợ con nữa, tối nào cũng cô đơn một mình, anh không chịu nổi.

Tôi không đồng ý vì muốn để mảnh đất đó để xây nhà riêng theo ý bố mẹ mình. Bây giờ đất bán đi thì dễ nhưng sau này muốn mua lại sẽ rất khó. Hơn nữa, chồng tôi công tác ở đấy cũng ổn định, đợi đúng 5 năm sau sẽ được chuyển về theo hợp đồng đã ký kết với công ty. Vậy thì tại sao lại phải bán đất để lo lót, xin được về sớm làm gì cho thiệt hại đủ đường?

Nghe tôi phân tích như vậy, chồng tôi không nói gì nữa. Tối qua, anh gửi cho tôi một đoạn video. Anh quay cảnh căn phòng tối om vì mất điện, chỉ có ánh sáng lờ mờ của mấy cây nến nhỏ. Tiếng côn trùng vang lên rất to, còn có tiếng gió sập vào cửa. Tính chồng tôi vốn nhát gan nên chắc rơi vào hoàn cảnh này, anh sẽ sợ hãi lắm. Chồng tôi bảo tôi ở nhà đâu thấy cảnh này, chuyện mất điện thường xảy ra lắm. Mỗi lần như thế, anh chỉ biết ngồi một mình nhớ vợ con, khao khát được trở về với gia đình thôi. Anh trách tôi không biết thương chồng, chỉ biết mỗi tháng nhận lương chồng chuyển về.

Đoạn video của chồng khiến tôi trăn trở cả đêm vì thương anh và khó nghĩ. Tôi không biết có nên bán đất để lo liệu việc chuyển công tác cho chồng mình không?

https://phunumoi.net.vn/trach-bo-me-vo-khong-day-bao-con-gai-chuyen-bep-nuc-bo-hoi-nguoc-mot-cau-ma-toi-voi-xin-loi-roi-moi-hieu-ong-qua-tham-sau-d320047.html

Tổ Tiên nói: ‘5 con vật là đệ tử Thần Tài, đến nhà ai nhà đó giàu, tiền tiêu không hết’, đừng đuổi đi

0

Theo lời của người xưa, nếu có 5 con vật này đến nhà chứng tỏ điều may mắn, tài lộc đang đến rất gần.

Chó chạy vào nhà

Theo ông bà ta quan niệm rằng khi ai đó tặng bạn một con chó hoặc có một con chó nào đó vô tình chạy tới nhà bạn, nó thường mang tới nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ.

Trong thời gian này, nhà bạn dễ gặp nhiều may mắn thành công, bởi đây là một dấu hiệu rất tốt cho thấy gia chủ sắp gặt hái nhiều thành công. Đặc biệt, con đường tài vận đang lên và đường tình duyên sắp tới sẽ có nhiều biến chuyển tốt đẹp gia đình bạn sắp có hỷ tín.

Chim én

Người xưa tin rằng nếu chim én đến nhà cũng là khởi đầu cho những điềm lành mang may mắn.

Chim én trong văn hoá dân gian được gọi là huyền điểu, thiên nữ, hay còn được cho là dấu hiệu gia đạo phát đạt, gia đình êm ấm.

Vào thời cổ đại, một số người nhận thấy rằng chim én thường xây tổ trong nhà của người giàu, vì vậy mới lưu truyền câu chuyện “chim én làm tổ nhà ai là người đó đại phú đại quý”.

Ong

Ong là loại động vật được cho là mang yếu tố “Dương” rất nhiều. Vì thế, việc trong nhà xuất hiện tổ ong cũng mang ý nghĩa gia đình được gia tăng dương khí.

Đồng thời việc này cũng dự báo nhiều may mắn về mặt tài lộc đang đến, gia đình thịnh vượng, ấm no. Thức ăn chính của ong là các loại phấn hoa, ong lại sản sinh ra mật có giá trị cao nên phong thủy luôn đánh giá ong là loài vật tượng trưng cho sự thanh khiết.

Trong âm tiếng Trung: Ong – Phong đồng âm với từ Phượng trong Phượng hoàng càng thể hiện sự may mắn, cát tường. Ong vào nhà làm tổ cũng là điềm lành, dự báo cho sự thăng hoa trong tình yêu. Điều này chủ về bạn sẽ có một gia đình hạnh phúc và có thể sẽ đón thêm một thành viên mới trong thời gian tới.

Bướm bay vào nhà

Bướm bay vào nhà là điềm báo may mắn, dấu hiệu niềm vui sắp đến.

Theo phong thủy, nếu bướm vô tình bay lạc vào nhà, bạn đừng vội lo lắng. Màu sắc của loài bướm cũng mang nhiều ý nghĩa. Bướm màu tối mang tin tốt về nghề nghiệp hoặc công việc kinh doanh. Trong khi đó, bướm màu sáng báo hiệu niềm vui về tình duyên.

Dơi làm tổ trong nhà

Theo quan niệm của người Trung Hoa xưa, dơi là biểu tượng của sự giàu có, thịnh vượng. Người ta tin rằng, rơi mang vận khí tốt, khi chúng bay vào nhà nghĩa là nơi đó có khí tốt lành.

Dơi bay vào nhà làm tổ là điềm báo gia đình sắp gặp may mắn về tiền bạc, tài chính. Vì vậy, nếu thấy dơi bay vào nhà, bạn đừng hoảng hốt và xua đuổi chúng.

Theo:
giaitri.thoibaovhnt.com.vn
Link bài gốc
https://www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn/to-tien-noi-5-con-vat-la-de-tu-than-tai-den-nha-ai-nha-do-giau-tien-tieu-khong-het-dung-duoi-di-771127.html
Tác giả:Thạch Thảo

Nghẹn lòng về câu chuyện của cậu bé 8 tuổi mất bố và em gái trong cơn lũ dữ, nói một câu khiến ‘triệu trái tim nức nở’

0

Trong chương trình Điểm Tựa Việt Nam được truyền hình trực tiếp trên VTV1 vào tối ngày 15/9, cậu bé 8 tuổi mất bố và em gái trong cơn lũ dữ nói về gia đình khiến bất cứ ai theo dõi cũng không khỏi xót xa.

Theo báo Dân Trí đưa tin, Tối 15/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại chương trình truyền hình trực tiếp “Điểm tựa Việt Nam” do Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tổ chức.

Chương trình nhằm lan tỏa tình cảm, sự sẻ chia với những mất mát của nhân dân do hậu quả của bão lũ, động viên tinh thần kiên cường khắc phục khó khăn, sáng tạo và dũng cảm vì mục tiêu chung. Bão số 3 (siêu bão Yagi) với cường độ rất mạnh những ngày qua đã tràn vào các tỉnh miền Bắc, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản.

Các đại biểu dự tham chương trình “Điểm tựa Việt Nam” dành một phút mặc niệm dành cho các nạn nhân thiệt mạng do bão lũ. Ảnh: Báo Dân Trí.

Trong đó câu chuyện của cháu Nguyễn Quốc Bảo (sinh năm 2016) bị mất cả bố và em gái khi 3 người bị nước lũ cuốn trôi làm mọi người không kìm được nước mắt.

Theo SAOstar, cậu bé Nguyễn Quốc Bảo chỉ vừa lên 8 tuổi bị mất cả bố và em gái khi gia đình 3 người đang di chuyển bằng xe máy qua cầu tràn thôn Cầu Treo, xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. Hiện bố và em gái của Bảo đã bị lũ cuốn trôi mất tích.

Cháu Nguyễn Quốc Bảo (sinh năm 2016) bị mất cả bố và em gái. Ảnh: SAOstar.

Những chia sẻ hết sức ngô nghê từ một cậu bé chỉ vừa lên 8 tuổi, cái lứa tuổi đáng ra vẫn đang còn hồn nhiên, vui vẻ cắp sách đến trường giờ lại bị thiên tai làm cho buồn thương đến nghẹn lòng.

Khi được hỏi về bố, Quốc Bảo cho dù đau buồn nhưng vẫn cực kỳ lễ phép, dường như em đang nhớ về người bố của mình.

“Hình ảnh con nhớ nhất về bố là gì?” – “Là bố con cùng chơi với con ạ!”. Câu trả lời của bảo khiến cả trường quay phải bật khóc. Tại buổi phát sóng trực tiếp của Điểm Tựa Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã không kìm được xúc động.

Được biết, Đại úy Lục Văn Nguyên, cán bộ Công an xã Yên Thuận, Công an huyện Hàm Yên (người trực tiếp cứu được cháu bé), cũng đã nỗ lực suốt nửa giờ để đi tìm bố và em gái của Bảo, theo lời thỉnh cầu của cậu bé, nhưng không có kết quả.

Nghẹn lòng về câu chuyện của cậu bé 8 tuổi mất bố và em gái trong cơn lũ dữ, nói một câu khiến 'triệu trái tim nức nở' - Ảnh 3

Thủ tướng Phạm Minh Chính cầm theo chiếc cặp xách, bước lên và ôm lấy cậu bé. Ảnh: Báo Dân Trí.

Bảo mất bố, mất em gái, liên tục lau nước mắt khi đứng trên trường quay. Thủ tướng Phạm Minh Chính cầm theo chiếc cặp xách, bước lên và ôm lấy cậu bé, tặng Bảo một món quà với mong muốn cậu bé mạnh mẽ tiếp tục đến trường. Bảo cũng chia sẻ ước mơ làm cảnh sát, giống người bố nuôi mà cậu bé vừa có, là Đại úy Lục Văn Nguyên.

Trên các nền tảng mạng xã hội, tại các diễn đàn, nhiều người cũng không khỏi nghẹn ngào, bày tỏ sự xót thương đối với cậu bé Nguyễn Quốc Bảo.

Một cái dụi mắt khiến triệu trái tim nức nở. Ảnh: SAOstar.

“Một cái dụi mắt của con lấy đi nước mắt của hàng triệu người. Con vất vả quá rồi, chỉ mong về sau cuộc đời nhẹ nhàng với con thôi”,

“Vốn phải an yên sống cuộc đời hồn nhiên của một đứa trẻ nhưng giờ lại phải gồng mình cố nén mất mát trong lòng, về sau con sẽ phải sống trong sự nhung nhớ về bố và chị gái mình. Thương con không biết để làm sao cho hết con ơi”. 

Nguồn : https://phunusuckhoe.giadinhonline.vn/phu-nu-va-gia-dinh/nghen-long-ve-cau-chuyen-cua-cau-be-8-tuoi-mat-bo-va-em-gai-trong-con-lu-du-noi-mot-cau-khien-trieu-trai-tim-nuc-no-699785.html

Áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông thay đổi đường đi, dự báo hướng về phía miền Trung

0

Áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) được dự báo sẽ đi vào Biển Đông và trở thành cơn bão số 4 đang có đường đi liên tục thay đổi do chịu tác động của nhiều yếu tố. Trong các bản tin mới nhất của các cơ quan khí tượng, sau khi vào Biển Đông và mạnh lên thành bão, ATNĐ/bão có khả năng hướng về phía miền Trung nước ta.

Theo bản tin tối 16/9 của cơ quan khí tượng Philippines (PAGASA), áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) ở phía Đông Bắc nước này đã tăng tốc, dự báo sớm đổ bộ vào phía Bắc Philippines. Ở Philippines gọi ATNĐ này là Gener, còn Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp (JTWC) của Mỹ vẫn ký hiệu nó là 98W.
Trong thông báo mới nhất của JTWC, Gener/ 98W không chỉ tăng tốc mà còn tăng khả năng phát triển thành bão. Cụ thể, khả năng nó phát triển thành bão trong 24 giờ tới là cao. JTWC nhận định, Gener/ 98W sẽ đi về phía Tây, mạnh lên đều đặn và đi vào  Biển Đông .

Vị trí của ATNĐ Gener/ 98W vào tối 16/9 trên bản đồ của Zoom Earth, dựa trên thông tin từ JTWC. Ảnh: Zoom Earth, JMA, JTWC.
Vị trí của ATNĐ Gener/ 98W vào tối 16/9 trên bản đồ của Zoom Earth, dựa trên thông tin từ JTWC. Ảnh: Zoom Earth, JMA, JTWC.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia của nước ta có nhận định tương tự, rằng khoảng tối 17/9, ATNĐ sẽ di chuyển vào Biển Đông và mạnh lên thành  cơn bão  số 4.

Dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia của nước ta vào tối 16/9. Ảnh: NCHMF.
Dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia của nước ta vào tối 16/9. Ảnh: NCHMF.

Trong các mô hình dự báo mới nhất, Gener/ 98W được cho là sẽ có đường đi hơi lệch so với đường đi của bão Yagi (bão số 3) thay vì gần giống.

Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) và PAGASA dự báo tương tự nhau, rằng Gener/ 98W vào Biển Đông rồi sẽ đi chủ yếu về phía Tây, sau đó đi chếch lên hướng Tây Bắc, đổ bộ hoặc đi gần đảo Hải Nam (Trung Quốc), có khả năng vào Vịnh Bắc Bộ khoảng ngày 20 – 21/9. Khi đó, bão có thể có sức gió mạnh nhất là 65 km/h (cấp 8), gió giật 90 km/h (cấp 10). Chưa biết sau đó bão tiếp tục đi thế nào.

Trong bản tin lúc 7h tối 16/9, JMA nhận định bão sẽ đi vào Vịnh Bắc Bộ. Ảnh: JMA.
Trong bản tin lúc 7h tối 16/9, JMA nhận định bão sẽ đi vào Vịnh Bắc Bộ. Ảnh: JMA.
Còn theo mô hình dự báo của Cơ quan Khí tượng Vương quốc Anh (UKM), bão sẽ đi chủ yếu theo hướng Tây sau khi vào Biển Đông và sẽ đổ bộ Bắc Trung Bộ nước ta vào khoảng tối 19/9, khi đó có khả năng nó giảm cấp hoặc suy yếu thành ATNĐ.

Cơ quan khí tượng Vương quốc Anh dự báo bão/ ATNĐ sẽ đổ bộ miền Trung nước ta. Ảnh: Windy.
Cơ quan khí tượng Vương quốc Anh dự báo bão/ ATNĐ sẽ đổ bộ miền Trung nước ta. Ảnh: Windy.
ATNĐ hiện đang chịu tác động của rất nhiều yếu tố nên có thể liên tục thay đổi về đường đi và cường độ, nhưng khả năng nó vào Biển Đông và trở thành cơn bão số 4 là gần như chắc chắn. Vì vậy, người dân lưu ý theo dõi các bản tin và thông báo của các cơ quan chức năng địa phương để có cách ứng phó kịp thời.
Thục Hân

4 câu cửa miệng của kẻ đạo đức giả, số 3 nghe như cơm bữa

0

Những người đạo đức giả thường sử dụng những câu cửa miệng để che đậy thực chất của bản thân và thuyết phục người khác về sự “đúng đắn” của họ.

Dưới đây là bốn câu cửa miệng phổ biến của kẻ đạo đức giả, trong đó câu số 3 là một trong những câu thường xuyên xuất hiện nhất.

1. “Tôi chỉ nói sự thật vì tôi quan tâm đến bạn.”

Đây là một câu thường được những người đạo đức giả dùng để biện minh cho hành vi chỉ trích, châm biếm hoặc phê phán của họ.

Dù có thể vẻ bề ngoài của câu nói này thể hiện sự quan tâm, nhưng thực chất, nó thường chỉ là cách để người đó thể hiện sự tự mãn hoặc áp đặt quan điểm cá nhân lên người khác. Họ không thực sự quan tâm đến sự phát triển hay cảm xúc của người đối diện mà chỉ muốn cảm thấy mình có quyền phê bình và đưa ra “lời khuyên” một cách tự phụ.

2. “Tôi làm vậy vì lợi ích chung.”

Khi một người thực hiện hành động hoặc đưa ra quyết định mà có thể ảnh hưởng tiêu cực đến người khác, họ thường viện lý do rằng hành động của mình nhằm phục vụ lợi ích chung.

Trong khi điều này có thể đúng trong một số trường hợp, nhưng nhiều khi đây chỉ là cách để biện minh cho những hành động ích kỷ hoặc không công bằng. Họ sử dụng lý do này như một cái mác để làm giảm trách nhiệm cá nhân và chuyển hướng sự chỉ trích từ những động cơ thực sự của mình.

3. “Bạn nên hiểu điều đó vì nó là sự thật.”

Câu nói này được sử dụng khi một người muốn ép buộc người khác chấp nhận một quan điểm hoặc nhận xét của họ như là sự thật tuyệt đối. Nó thường được lặp đi lặp lại trong những tình huống mà người đối diện không đồng ý hoặc cảm thấy bị tổn thương.

Câu nói này không chỉ thiếu sự tôn trọng đối với quan điểm khác mà còn cố gắng khẳng định sự “vượt trội” của quan điểm cá nhân. Đặc biệt, trong các cuộc tranh luận hay mâu thuẫn, câu này thường được sử dụng như một công cụ để áp đảo và phủ nhận quan điểm của người khác mà không thực sự lắng nghe hoặc tôn trọng.

4. “Tôi chỉ muốn bạn trở nên tốt hơn.”

Mặc dù có vẻ là một câu nói tích cực, nhưng thực tế, câu này thường được sử dụng để bao biện cho việc người khác cố gắng thay đổi hoặc chỉ trích hành vi của người khác.

Kẻ đạo đức giả có thể nói câu này khi họ cảm thấy có quyền áp đặt ý kiến cá nhân của mình lên người khác, thường là dưới cái cớ muốn giúp đỡ hoặc làm cho người đó tốt hơn. Thực tế, động cơ thật sự có thể là sự kiểm soát hoặc nhu cầu thể hiện quyền lực cá nhân.

Những câu cửa miệng này không chỉ phản ánh sự thiếu chân thành mà còn cho thấy cách mà kẻ đạo đức giả sử dụng ngôn từ để che giấu động cơ thực sự của mình. Việc nhận diện và hiểu rõ các câu cửa miệng này có thể giúp chúng ta đối mặt với những hành vi đạo đức giả một cách hiệu quả hơn, đồng thời tạo ra một môi trường giao tiếp lành mạnh và chân thành hơn.

Nguồn : https://www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn/4-cau-cua-mieng-cua-ke-dao-duc-gia-so-3-nghe-nhu-com-bua-849614.html

Bão Bebinca chính thức đổ bộ đất liền: Mạnh nhất trong hơn 70 năm qua!

0

Bão Bebinca mạnh nhất trong hơn 70 năm đổ bộ Thượng Hải, Trung Quốc

Bão Bebinca vượt qua bão Gloria, trở thành cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào thành phố Thượng Hải của Trung Quốc kể từ năm 1949.Bão Bebinca mạnh nhất trong hơn 70 năm đổ bộ Thượng Hải, Trung Quốc - Ảnh 1.

Bão Bebinca đổ bộ Thượng Hải, Trung Quốc ngay dịp lễ Trung thu – Ảnh chụp màn hình Thepaper.cn/Weibo

Sáng 16-9, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đăng tin: “Bão Bebinca đã đổ bộ vào Phố Đông, Thượng Hải vào khoảng 7h30 hôm nay theo giờ địa phương, với sức gió giật cấp 14 (151km/h). Bebinca cũng vượt qua bão Gloria, trở thành cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Thượng Hải kể từ năm 1949”.

Bão Bebinca đổ bộ vào Thượng Hải, gió giật cấp 14

Trước đó CCTV cho biết tất cả các chuyến bay tại hai sân bay chính của Thượng Hải – gồm sân bay Phố Đông và Hồng Kiều – đều bị hủy từ tối qua 15-9 do bão Bebinca.

Bão Bebinca mạnh nhất trong hơn 70 năm đổ bộ Thượng Hải, Trung Quốc - Ảnh 2.

Cảnh sát giao thông nhanh chóng dọn dẹp khi phát hiện cây đổ chắn ngang đường đi – Ảnh: THE PAPER

Bộ Quản lý khẩn cấp Trung Quốc dự báo bão Bebinca sẽ gây ra những trận mưa như trút nước từ chủ nhật (15-9) đến thứ ba (17-9).

Bão Bebinca đổ bộ Thượng Hải, Trung Quốc - Ảnh 2.

Các quan chức nước này đã tổ chức họp vào cuối tuần qua để “nghiên cứu và triển khai công tác kiểm soát bão, lũ lụt ở các khu vực trọng điểm.Thượng Hải đã tạm dừng các tuyến giao thông và đóng cửa các điểm du lịch, gồm cả Shanghai Disney Resort, vào hôm 15-9 để ứng phó với bão Bebinca.

Thượng Hải có dân số khoảng 25 triệu người. Bão Bebinca đổ bộ vào đúng dịp lễ Trung thu vốn là ngày lễ lớn của người Trung Quốc.

Cục Khí tượng Trung Quốc đã phát cảnh báo bão màu đỏ vào chiều 15-9, cảnh báo về gió và mưa lớn ở miền đông Trung Quốc. Theo Tân Hoa xã, dự báo bão Bebinca sẽ di chuyển sâu vào đất liền sau khi đổ bộ, mang theo gió mạnh và mưa lớn đến thành phố Thượng Hải, các tỉnh Chiết Giang, Giang Tô, An Huy và những nơi khác.

Trước đó, siêu bão Yagi đã đổ bộ vào tỉnh Hải Nam, miền nam Trung Quốc hôm 6-9, với sức gió lên tới hơn 234km/h, khiến ít nhất 4 người chết và 95 người bị thương. Theo Hãng Reuters, thông thường Thượng Hải tránh được những cơn bão mạnh tấn công xa hơn về phía nam Trung Quốc, gồm cả siêu bão Yagi.

Bão Bebinca mạnh nhất trong hơn 70 năm đổ bộ Thượng Hải, Trung Quốc - Ảnh 3.

Người đi bộ vật lộn trong mưa và gió lớn khi bão Bebinca quét qua Thượng Hải sáng 16-9 – Ảnh: AFP

Bão Bebinca mạnh nhất trong hơn 70 năm đổ bộ Thượng Hải, Trung Quốc - Ảnh 4.

Dàn xe điện bị đổ dưới sức gió và những cơn mưa lớn ở Thượng Hải sáng 16-9 – Ảnh: THE PAPER

Bão Bebinca mạnh nhất trong hơn 70 năm đổ bộ Thượng Hải, Trung Quốc - Ảnh 5.

Người dân khó di chuyển trong cơn mưa lớn – Ảnh: THE PAPER

Bão Bebinca mạnh nhất trong hơn 70 năm đổ bộ Thượng Hải, Trung Quốc - Ảnh 6.

Cây đổ vào một xe ô tô tại quận Minhang, Thượng Hải – Ảnh: SHINE.CN

Sơn Tùng ủng hộ bão lũ tận 10 tỷ , sao kê thật sự ‘U là chời: Sự thật là gì!

0

Mình từng xem họ là idol, mình nuôi bé chó mồ côi hiện tại vì xem những clip và tin tưởng anh ấy đã từng làm cho đài truyền hình quốc gia”, M.T vừa khóc vừa bày tỏ sự tức giận khi liên tục chứng kiến lời xin lỗi lấp liếm của TikToker Việt Anh Pí Po.

Trước đó, anh chàng chia sẻ bản thân đã gửi hàng chục triệu đồng cho UBMTTQ Việt Nam nhằm chia sẻ nỗi đau với đồng bào chịu thiệt hại bão lũ. Thế nhưng, con số thực tế sau khi sao kê chỉ vỏn vẹn 1 triệu đồng. Nam TikToker nhanh chóng đổ lỗi do trợ lý dùng điện thoại mình để chuyển khoản và tạo nên sự hiểu nhầm.

Sau khi bị “bắt” vì sự phông bạt của mình, Việt Anh Pí Po liên tục đổ lỗi và xin lỗi.

Trước lời ngụy biện thiếu hợp lý này, cư dân mạng khẳng định với số tiền chuyển khoản trên 10 triệu đồng, các cá nhân đều phải sinh trắc học nên không bao giờ có chuyện người khác chuyển khoản giúp. Lời bao biện không hiệu quả, Việt Anh Pí Po buộc xóa clip, tiếp tục xin lỗi, thừa nhận bản thân đã thực hiện hành động này, đồng thời thông tin xin lỗi đến fanpage của UBMTTQ Việt Nam nhưng không làm nguôi đi sự tức giận của độc giả.

Một tuần vừa qua, đồng bào miền Bắc Tổ Quốc đã phải trải qua vô vàn thiệt hại bi thương từ cơn bão số 3. Trong ngày “đen tối” nhất ấy, chúng ta một lần nữa chứng kiến tinh thần đoàn kết, lá lành đùm lá rách của triệu triệu trái tim Việt Nam. Chỉ trong thời gian ngắn, UBMTTQ Việt Nam đã nhận số tiền quyên góp hơn 700 tỷ đồng. Ngoài ra, các chuyến xe tiếp tế từ miền Nam nối bánh nhau ra Bắc, bếp lửa nấu cơm trắng, bánh chưng xanh vẫn đỏ rực suốt ngày đêm để hướng về đồng bào tại các tỉnh Quảng Ninh, Yên Bái, Cao Bằng, Hải Phòng… Chưa bao giờ trong gian khó, chúng ta thấy được “những ông bụt, bà tiên” hiện hữu ngay cạnh mình, trong hoàn cảnh đời thường như vậy.

Những đau thương tại làng Nủ mãi mãi không bao giừo nguôi ngoai. Ảnh: Vietnamnet.

Chúng ta phải thừa nhận, nhờ vào sự chia sẻ thông tin sâu rộng trên mạng xã hội, nhiều cá nhân và tổ chức đã dang rộng cánh tay, nối dài tấm lòng nhân ái hơn đối với đồng bào. Chúng ta chứng kiến hàng nghìn tin nhắn “Cháu chỉ còn ngần ấy tiền nhưng muốn đóng góp hết cho đồng bào miền Bắc”, “Ủng hộ Mặt trời Tổ Quốc”, “Mong đồng bào sớm vượt qua nỗi đau”, hay vô vàn cá nhân, tổ chức gửi tặng hàng trăm triệu, tỷ đồng nhưng không để lại bất kỳ một dòng thông tin cá nhân nào…

Đồng ý! Thiện nguyện là một câu chuyện nhân văn, số tiền tùy tâm là để người nhỏ góp sức nhỏ, người lớn đóng góp lớn. Ấy vậy, nó cũng chính là cơ hội cho những người muốn đánh bóng tên tuổi, tận hưởng niềm vui tán dương trên mạng xã hội.

Những chiếc bill sao kê liên tục được phù phép.

Một tấm ảnh chụp bill chuyển khoản vài chục, vài trăm triệu đồng, được đổi thành hàng chục nghìn lượt like, share và comment tán dương. Một video ghi lại số tiền ủng hộ giúp Tiktoker thu về hàng triệu lượt xem… Thế nhưng chỉ sau 2 ngày UBMTTQ Việt Nam sao kê, “vở kịch” của các cá nhân tự cho mình là người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội đã được phơi bày. Trong đó, họ chỉ chuyển khoản số tiền 20.000 đồng 50.000 đồng, 100.000 đồng… để dễ dàng “phù phép” lên số tiền 20 triệu đồng, 50 triệu đồng, thậm chí 1 tỷ, 10 tỷ đồng/

Khi chứng kiến chuyện này, tôi tự hỏi rằng họ bỏ tiền, danh dự và cả niềm tin từ người hâm mộ là vì đồng bào đang chịu thiệt hại hay để “mua” sự khoái cảm yêu thích trên mạng xã hội?

Một cựu vận động viên quốc gia ủng hộ 500.000 đồng được photoshop lên 500 triệu đồng, một tập thể quyên góp 10 triệu đồng nhưng tiền đến tay người chịu thiệt hại chỉ là 10.000 đồng, một buổi đấu giá của nhiều bà nội trợ nhận về hơn 10 triệu đồng và thực tế “đã đi đâu đó”, chỉ còn đúng 10.000 đồng kèm lời xin lỗi: “không cứu vãn được tình hình nên xin thoát khỏi nhóm”… Đó là những câu chuyện bi hài mà tôi được lắng nghe trên mạng xã hội, trong tất cả cuộc cà phê của bạn bè suốt 2 ngày qua.

Louis Phạm khiến người ta ngán ngẫm khiên liên tục sống ảo.

Tôi tự hỏi chính những người “phú phép” đã mưu cầu gì từ sự bi hài này? Họ có cảm thấy hổ thẹn khi chủ động “phù phép” dựa trên nỗi đau của những gia đình đã mất đi người thân? Họ có bao giờ xem thước phim khi cả một Làng Nủ 128 người mất mát sau một trận sạt lở, chứng kiến anh trưởng thôn 33 tuổi trong một buổi đêm phải đưa ra quyết định sinh tử cứu lấy 115 dân làng, đồng cảm được trước giọt nước mắt của người đàn ông sống sót duy nhất trong trận sạt lở núi, khóc cùng người vợ đứng trước dòng nước chảy dữ gọi chồng hay lời kêu cứu tuyệt vọng của những người còn sống tại sự vụ cầu Phong Châu?

Khi đặt bút bài viết này, lòng tôi đầy sự tức giận xen lẫn đau buồn. Mạng xã hội là nơi để chúng ta có thể kết nối với nhau, chia sẻ và hiểu thêm về cuộc sống. Nhưng chính nó cũng đang sinh ra những con người vô ơn, sống “ảo” dựa trên like, share, comment tán dương.

Mong đồng bào sẽ sớm vượt qua đau thương và mất mát.

Rồi mọi chuyện sẽ qua, người ở lại sau cơn bão dữ vẫn phải tiếp tục sống, nhiều cá nhân, tổ chức sẽ tiếp tục dang rộng cánh tay để đưa họ trở lại đời thường… Tôi mong rằng câu chuyện sao kê này mãi là một bài học cảnh tỉnh, để chính ta hãy sống đúng với trái tim, hành động đúng với sự đồng cảm cùng những gia đình đã chịu quá nhiều nỗi đau bởi thiên tai.

Tin buồn: Hơn 50 học sinh, giáo viên tuvong

0

Đến nay, đã có 52 học sinh, trẻ em bị tử vong, 3 học sinh bị mất tích, 8 học sinh bị thương; 3 giáo viên tử vong, 1 giáo viên mất tích do ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi) và hoàn lưu bão.

Thông tin vừa được Bộ GD-ĐT báo cáo về thiệt hại do cơn bão số 3 và hoàn lưu bão đối với ngành giáo dục.

Bộ GD-ĐT cho hay, bão số 3 (Yagi) cùng hoàn lưu bão đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản đối với nhiều tỉnh miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông Hồng, ngành Giáo dục cũng chịu thiệt hại rất nặng nề.

Theo báo cáo từ các địa phương, nhiều giáo viên, học sinh bị tử vong và mất tích; nhiều công trình trường học bị sập, đổ, tốc mái; thiết bị dạy học, bàn ghế, sách vở bị nước cuốn trôi, hư hỏng nặng.

Thiệt hại nặng nề do bão và hoàn lưu bão gây ra

Bộ GD-ĐT cho biết, theo báo cáo của các địa phương, đến nay, có 52 học sinh, trẻ em bị tử vong, 3 học sinh bị mất tích, 8 học sinh bị thương; 3 giáo viên tử vong, 1 giáo viên mất tích.

Cụ thể, học sinh, trẻ em tử vong gồm các tỉnh: Cao Bằng (6 học sinh); Lào Cai (35 học sinh trong đó huyện Văn Bàn 1; huyện Si Ma Cai 2; huyện Bảo Yên 24; huyện Bát Xát 3; huyện Bắc Hà 5; Yên Bái (9 học sinh, trong đó huyện Lục Yên 2, Văn Chấn 1, Văn Yên 1, thành phố Yên Bái 4, THPT Hoàng Văn Thụ 1); Thái Nguyên (2 trẻ em).

Học sinh, trẻ em mất tích ở Lào Cai (1 học sinh lớp 5 Trường PTDTBT TH&THCS Ngải Thầu mất tích do sạt lở tại nhà; 2 trẻ em Trường Mầm non A Lù mất tích chưa liên lạc được do sạt lở).

Học sinh bị thương gồm các tỉnh: Quảng Ninh (1 học sinh tại Trường THCS Suối Khoáng – Cẩm Phả); Cao Bằng (1 học sinh lớp 2 tại Lũng Lỳ, Ca Thành);  Lào Cai (6 học sinh của xã Phúc Khánh bị thương đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Yên).

Giáo viên bị tử vong và mất tích gồm các tỉnh: Cao Bằng (1 thầy giáo thiệt mạng và 1 cô giáo mất tích); Yên Bái (2 giáo viên thiệt mạng do sạt lở đất).

fb img 1726395495974 1570 (3).jpgBàn ghế, đồ dùng một trường học bị hư hỏng do mưa lũ. Ảnh: Trường Minh Chuẩn.
Bão và hoàn lưu bão cũng gây nhiều thiệt hại về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học. Do mưa to và gió lớn nên nhiều cơ sở giáo dục ở các tỉnh, thành phố khu vực miền núi phía Bắc và Đông Bắc Bộ (gồm Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội, Bắc Giang, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hải Dương) bị ngập nước sâu, phòng học bị tốc mái, nhiều công trình bị sập, đổ, vỡ kính; thiết bị dạy học, đồ dùng học tập của học sinh bị nước cuốn trôi, ướt hỏng.

 

Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo các địa phương tiếp tục khẩn trương tập trung rà soát, đánh giá thiệt hại, tổng hợp báo cáo để đề xuất các cơ quan thẩm quyền hỗ trợ kinh phí khắc phục hậu quả. Hiện các địa phương đang trong quá trình thống kê chi tiết thiệt hại về phòng học và trang thiết bị dạy học.

Theo báo cáo ban đầu, nhiều trường bị ngập nước sâu, rất nhiều máy tính, thiết bị phòng học bộ môn, bàn ghế học sinh bị hư hỏng nặng, khó khắc phục, sửa chữa. Ở nhiều tỉnh/thành phố, sách giáo khoa của học sinh bị cuốn trôi hoặc hư hỏng, không thể sử dụng được.

Theo thống kê mới nhất, riêng tỉnh Yên Bái, có gần 20 nghìn học sinh bị mất, hỏng sách giáo khoa, và kinh phí cần có để mua sách giáo khoa ước tính trên 9 tỷ đồng.

99 trường/điểm trường ở 6 tỉnh vẫn chưa thể dạy học

Về công tác chuẩn bị cho học sinh trở lại trường học, Bộ GD-ĐT cho biết, theo báo cáo từ 23/27 tỉnh, thành phố, nước đang rút dần và các cơ sở giáo dục huy động toàn bộ đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh, lực lượng quân đội, công an địa phương dọn dẹp, vệ sinh, khử trùng trường lớp để tổ chức dạy học lại vào thứ Hai ngày 16/9.

Tuy nhiên, còn 99 trường/điểm trường ở 6 tỉnh vẫn chưa thể dạy học do nước chưa rút hết, gồm có: Lào Cai (83 trường/điểm trường), Cao Bằng (1 trường), Bắc Kạn (3 trường), Tuyên Quang (1 trường), Yên Bái (3 trường), Bắc Giang (8 trường).

Ngày 11/9, Bộ GD-ĐT và Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã tổ chức phát động ngành Giáo dục ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3, kết quả ban đầu tiếp nhận được hơn 8 tỷ đồng tiền mặt và 3,5 tỷ đồng bằng hiện vật (dụng cụ học tập, vở viết).

Ngày 13/9, Bộ GD-ĐT cũng đã họp với Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam và các tổ chức quốc tế khác. Các tổ chức cũng đã cam kết vận động để hỗ trợ ngành Giáo dục tối thiểu 4,05 triệu USD để hỗ trợ thực phẩm đồ uống, sách giáo khoa, đồ dùng học tập cho học sinh.

Trong hai ngày 14-15/9, Bộ GD-ĐT đã tổ chức 3 đoàn công tác do lãnh đạo Bộ làm trưởng đoàn tiến hành kiểm tra công tác khắc phục hậu quả và tặng quà từ nguồn vận động tài trợ cho các tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, các nhà xuất bản đã tích cực hỗ trợ học sinh vùng lũ: tặng 2.000 bộ sách; huy động tồn kho 12,5 triệu bản sách; đề xuất in bổ sung 10 triệu bản; ủng hộ chuyển tới Công đoàn Giáo dục Việt Nam 719 triệu đồng; huy động đóng góp từ lương chuyển tới Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 124 triệu đồng.

Đến nay, Bộ GD-ĐT và Công đoàn Giáo dục Việt Nam vẫn tiếp tục kêu gọi, vận động tài trợ để hỗ trợ cho học sinh.

Về giải pháp khắc phục hậu quả, hỗ trợ với ngành, Bộ GD-ĐT chỉ đạo các nhà xuất bản sẵn sàng nguồn cung ứng sách giáo khoa tới các địa phương bị ảnh hưởng do bão, đảm bảo việc học tập không bị gián đoạn. Đồng thời, kêu gọi sự hỗ trợ từ các nhà xuất bản, tổ chức và cá nhân để tài trợ sách giáo khoa cho học sinh.

Bộ GD-ĐT cũng đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khi phân bổ quyên góp ủng hộ, ưu tiên kinh phí cho ngành Giáo dục để kịp thời sửa chữa, khắc phục các công trình bị hư hại, mua sắm thiết bị đồ dùng cho học sinh, sinh viên, góp phần đảm bảo các điều kiện học tập để các em sớm trở lại trường. Đồng thời, tăng cường điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục ở các địa phương bị thiệt hại do bão gây ra.

Hoà Minzy muốn nhận nuôi begai ở làng Nủ đã m:.ấ:.t cả gia đình sau bão số 3: ĐÃ xin liên hệ với chính quyền

0

Cách đây 4 ngày, cư dân mạng xót xa trước hoàn cảnh bé gái mất cả gia đình sau trận lũ lịch sử ở thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh (huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai).

Mới đây, ca sĩ Hòa Minzy đã ngỏ lời nhận nuôi bé gái, đưa bé về ở cùng mình và con trai. Hành động đẹp của giọng ca Rời Bỏ đang nhận được nhiều lời khen ngợi từ cư dân mạng.

Những ngày qua, không khí tang thương bao trùm thôn Làng Nủ. Từ một vùng núi thanh bình, đẹp như tranh vẽ, nơi đây đã trở nên hoang tàn sau trận lũ ống, lũ quét lịch sử.

Cháu Hoàng Ngọc Lan, sinh năm 2018, là người sống sót duy nhất trong gia đình 5 người ở Làng Nủ. Trận lũ quét kinh hoàng đã cướp đi bố mẹ và anh chị của cháu Lan. Cháu may mắn được đưa vào bệnh viện, qua cơn nguy kịch.

Bé gái là người duy nhất hiện còn sống sót trong gia đình 5 người, sau trận lũ ở Làng Nủ – Nguồn: hieu_oplep.

Hòa Minzy ngỏ ý muốn nhận nuôi bé gái ở Làng Nủ.

Sau giờ phút sinh tử, cháu Lan người chằng chịt vết thương, gương mặt thất thần. Khoảnh khắc bé gái ngồi cạnh những món dụng cụ học tập, các hộp màu vẽ mỹ thuật khiến ai nấy cũng xót xa.Thấy được hoàn cảnh khó khăn của cháu bé ở Làng Nủ, nhiều khán giả đã dành sự động viên, ngỏ ý muốn giúp đỡ em. Trong đó, ca sĩ Hòa Minzy quyết định xin nhận nuôi bé. Nữ ca sĩ muốn đưa bé về ở cùng mình và con trai Bo.Bên cạnh đó, cô muốn chăm lo cho bé từ việc học hành, đến ăn ở sinh hoạt. Hòa Minzy đang tích cực tìm kiếm cách thức liên lạc để nhận nuôi bé, bao gồm số điện thoại của chính quyền địa phương hoặc những người thân của bé.

“Em muốn nhận nuôi bé, đưa bé về ở cùng mẹ con em để chăm sóc, ăn ở, học hành thì liên hệ ai được ạ? Cho em SĐT của người thân hay chính quyền với ạ”, Hòa Minzy viết. Bình luận của Hòa Minzy nhận lượt tương tác cao từ khán giả, nữ ca sĩ nhận về nhiều lời khen với nghĩa cử cao đẹp, tấm lòng vàng của mình.

Hòa Minzy là một trong những sao Việt tích cực hỗ trợ bà con vùng lũ.

Hòa Minzy là một trong những sao Việt tích cực tham gia giúp đỡ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Trước đó, nữ ca sĩ đã ủng hộ 500 triệu đồng để khắc phục hậu quả sau bão Yagi và lũ lụt ở miền Bắc.Trong đó, 400 triệu cô gửi đến UB MTTQ Việt Nam và 100 triệu gửi đến báo Người Lao Động. Khán giả mong kỳ tích sẽ đến với bé gái ở Làng Nủ nói riêng và những người dân ở vùng lũ miền Bắc nói chung.