Home Blog Page 12

Đất 50 năm có được xây nhà, cấp Sổ đỏ không? Thủ tục như thế nào

0

1. Đất 50 năm có được xây nhà ở không?

Điều 5 Luật Đất đai 2024 quy định về nguyên tắc sử dụng đất như sau:

Điều 5. Nguyên tắc sử dụng đất

1. Đúng mục đích sử dụng đất.

2. Bền vững, tiết kiệm, có hiệu quả đối với đất đai và tài nguyên trên bề mặt, trong lòng đất.

3. Bảo vệ đất, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, không được lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học làm ô nhiễm, thoái hóa đất.

4. Thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; không xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất liền kề và xung quanh.

Theo đó, chỉ có đất ở mới được xây dựng nhà ở; nếu xây dựng nhà ở trên các loại đất khác là vi phạm pháp luật (bị phạt tiền, cưỡng chế tháo dỡ, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu).

Bên cạnh đó, khi đối chiếu với các loại đất có thời hạn sử dụng 50 năm hoặc không quá 50 năm thì chủ yếu là đất nông nghiệp còn đất ở do hộ gia đình, cá nhân sử dụng có thời hạn sử dụng ổn định lâu dài.

Tóm lại, đất 50 năm không được xây dựng nhà ở vì không phải là đất ở; nếu muốn xây dựng nhà ở phải xin chuyển mục đích sử dụng đất.

2. Danh sách loại đất có thời hạn 50 năm

Căn cứ Điều 172 Luật Đất đai 2024, đất có thời hạn sử dụng 50 năm hoặc tối đa không quá 50 năm gồm:

STT Các trường hợp Thời hạn Xử lý khi hết thời hạn
1 Cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được giao, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp sau:

  • Đất trồng cây hằng năm
  • Đất nuôi trồng thủy sản
  • Đất làm muối
  • Đất trồng cây lâu năm
  • Đất rừng sản xuất là rừng trồng trong hạn mức
Thời hạn giao đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp là 50 năm Nếu có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn là 50 năm

Không phải làm thủ tục gia hạn

2 Hộ gia đình, cá nhân thuê đất nông nghiệp Không quá 50 năm Nếu có nhu cầu thì được Nhà nước xem xét tiếp tục cho thuê nhưng không quá 50 năm
3 Tổ chức được giao đất, cho thuê đất để làm dự án có sử dụng đất Được xem xét, quyết định theo thời hạn hoạt động của dự án đầu tư hoặc đơn xin giao đất, thuê đất nhưng không quá 50 năm Nếu có nhu cầu thì được Nhà nước xem xét tiếp tục cho thuê nhưng không quá 50 năm
4 Tổ chức được giao đất, cho thuê đất không phải lập dự án đầu tư Được xem xét trên cơ sở đơn xin giao đất, cho thuê đất nhưng không quá 50 năm

 

3. Đất 50 năm có được cấp Sổ đỏ không?

Trước tiên phải khẳng định rằng: Điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Sổ đỏ, Sổ hồng) không phụ thuộc vào thời hạn sử dụng đất. Hay nói cách khác, chỉ cần đáp ứng đủ điều kiện là được cấp.

Như vậy, đất 50 năm được cấp Sổ đỏ nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.

Căn cứ Điều 137, 138, 142 Luật Đất đai 2024, điều kiện cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất 50 năm được chia thành 02 trường hợp:

Trường hợp 1: Được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất

Đây là trường hợp phổ biến nhất để hộ gia đình, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận thông qua việc Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất được chia thành 02 nhóm.

Nhóm 1: Có giấy tờ về quyền sử dụng đất

Nhóm 2: Không có giấy tờ về quyền sử dụng đất

Trường hợp 2: Được Nhà nước giao đất, cho thuê đất

Từ ngày 01/7/2014 đến nay, khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất thì hộ gia đình, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận (chỉ cần được giao, cho thuê là được cấp Giấy chứng nhận).

Kết luận: Trên đây là quy định giải đáp về việc đất 50 năm có được xây nhà, cấp Sổ đỏ không? Theo đó, đất 50 năm là nhóm đất nông nghiệp nên không được xây nhà nhưng vẫn được cấp Sổ đỏ nếu đủ điều kiện cấp.

Người dân nườm nượp đi đổi giấy phép lái xe vì lo quá hạn phải thi lại. Ai chưa làm thì làm lại luôn đi …

0

Trong thời gian gần đây, thông tin về việc cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của người dân, với những nội dung như GPLX quá hạn 1 ngày phải thi lại lý thuyết…

Đại diện Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội cho biết, trong thời gian gần đây, thông tin về việc cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của người dân, với những nội dung như GPLX quá hạn 1 ngày phải thi lại lý thuyết, GPLX hạng B1 phải thi lại hoặc không được sử dụng, mẫu GPLX thay đổi…

Những thông tin này đã ảnh hưởng đến tâm lý nhiều người, dẫn đến lượng người dân đến các điểm cấp đổi GPLX tăng đột biến.

Để đáp ứng nhu cầu cấp đổi GPLX và nâng cao mức độ hài lòng của người dân, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã đưa ra các biện pháp và chỉ đạo nhằm hỗ trợ công tác cấp đổi, cấp lại GPLX trên địa bàn Thủ đô.

Đối với 2 thủ tục “Đổi Giấy phép lái xe do ngành giao thông vận tải cấp” và “Cấp lại GPLX”, ngoài thực hiện thủ tục hành chính trên cổng dịch vụ công trực tuyến (dichvucong.gov.vn) có thể đến trực tiếp tại hai điểm một cửa của Sở GTVT Hà Nội tại số 16 Cao Bá Quát (quận Ba Đình) và số 2 Phùng Hưng (quận Hà Đông).

Ngoài ra, người dân có thể thực hiện thủ tục cấp đổi GPLX tại 13 trụ sở UBND các quận, huyện thị xã nơi được Sở Giao thông vận tải ủy quyền gồm: Nam Từ Liêm, Long Biên, Đông Anh, Sóc Sơn, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Đan Phượng, Quốc Oai, Mê Linh, Thanh Oai, Ba Vì và Thị xã Sơn Tây.

UBND các quận, huyện, thị xã sẽ tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) theo đúng quy trình đã được Chủ tịch UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 5678/QĐ-UBND ngày 8/11/2023.

Người dân sẽ không phải nộp thêm bất kỳ giấy tờ nào ngoài các giấy tờ đã quy định tại quy trình nội bộ giải quyết TTHC.

Người dân nườm nượp đi đổi giấy phép lái xe vì lo quá hạn phải thi lại - 1
Người dân làm thủ tục cấp đổi GPLX tại Sở Giao thông vận tải Hà Nội (Ảnh: báo An ninh thủ đô)

Đặc biệt, các đơn vị này sẽ công khai quy trình, thời gian tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC tại các Bộ phận Một cửa để người dân dễ dàng tra cứu và thực hiện.

Sở GTVT Hà Nội yêu cầu các bưu điện trung tâm tại các quận, huyện phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong công tác giao nhận hồ sơ và kết quả giải quyết TTHC. Các bưu điện sẽ đảm bảo việc thu hồi GPLX cũ và chuyển về Sở GTVT để lưu hồ sơ.

Trong trường hợp người dân không xuất trình được GPLX cũ, cán bộ bưu chính sẽ từ chối giao nhận GPLX mới và hướng dẫn người dân làm thủ tục cấp lại tại các địa điểm 1 cửa của Sở GTVT và các địa điểm ủy quyền.

Bên cạnh đó, các bưu điện cũng cần cam kết không để xảy ra tình trạng giao nhận hồ sơ chậm trễ, đảm bảo việc cấp đổi, cấp lại GPLX diễn ra đúng tiến độ.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi đến các địa điểm cấp đổi GPLX, Sở GTVT Hà Nội cũng yêu cầu Công an phường Văn Quán, quận Hà Đông và Công an phường Điện Biên, quận Ba Đình tăng cường công tác bảo đảm an ninh trật tự tại các địa điểm cấp đổi GPLX.

Các cơ quan chức năng sẽ có biện pháp xử lý nghiêm các đối tượng “cò mồi” lợi dụng tình hình để thu phí hoặc nhận làm thủ tục hành chính.

Giá vàng hôm nay 20/12/2024: Thế giới giảm sâu, nhẫn trơn và SJC sụt tiếp?

0

Giá vàng hôm nay 20/12/2024 trên thị trường quốc tế tiếp tục giảm mạnh sau khi Mỹ công bố số đơn xin trợ cấp thất nghiệp thấp hơn dự báo. Vàng nhẫn và miếng SJC khó mà đứng vững, dù hôm qua đã lao dốc khi kết phiên giảm cả triệu đồng mỗi lượng.

Ngày 20/12/2024, báo Vietnamnet đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Giá vàng hôm nay 20/12/2024: Thế giới giảm sâu, nhẫn trơn và SJC sụt tiếp?”. Nội dung cụ thể như sau:

Giá vàng trên sàn Kitco lúc 21h00 (ngày 19/12, theo giờ Việt Nam) giao dịch ở mức 2.595,9 USD/ounce, giảm 1,53% so với đầu phiên. Giá vàng tương lai giao tháng 2/2025 trên sàn Comex New York giao dịch ở mức 2.614,2 USD/ounce.

Đầu phiên giao dịch ngày 19/12 (theo giờ Mỹ), giá vàng thế giới tiếp tục giảm sau khi Mỹ công bố số đơn xin trợ cấp thất nghiệp là 220.000, giảm so với con số dự báo là 230.000 đơn. Điều này thúc đẩy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chậm hơn tiến trình cắt giảm lãi suất trong tương lai.

Trước đó, nhà đầu tư vàng thất vọng khi Fed phát đi tin hiệu gây bất lợi ngay sau cuộc họp chính sách tiền tệ ngày 18/12. Ngân hàng Trung ương Mỹ đã đưa ra dự báo mới, cho thấy sẽ có 2 đợt cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản vào năm sau.

Theo nhà giao dịch kim loại độc lập Tai Wong, Chủ tịch Fed Jerome Powell tiết lộ sẽ làm chậm quá trình cắt giảm lãi suất trong bối cảnh lạm phát vẫn dai dẳng.

Thông điệp này của Fed về dài hạn sẽ đưa xu hướng giá vàng trở nên tồi tệ.

Giá vàng thế giới tiếp tục giảm sau khi Mỹ công bố số liệu gây bất lợi. Ảnh: HH

Theo dự báo của thị trường, lãi suất qua đêm sẽ được giữ nguyên trong cuộc họp chính sách của Fed vào tháng 1/2025. Lãi suất cao hơn thường làm giảm sức hấp dẫn đối với vàng.

Tại thị trường trong nước, chốt phiên ngày 19/12, giá vàng miếng 9999 tại SJC là 82,1 triệu đồng/lượng (mua vào) và 84,1 triệu đồng/lượng (bán ra). Doji niêm yết ở mức 82,1 triệu đồng/lượng (mua vào) và 84,1 triệu đồng/lượng (bán ra).

Kết phiên, giá vàng miếng SJC giảm 900 nghìn đồng/lượng ở chiều mua và hạ 1 triệu đồng/lượng ở chiều bán.

SJC công bố giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ ở mức 82,1-83,8 triệu đồng/lượng (mua – bán). Giá vàng nhẫn tại SJC giảm 900 nghìn đồng/lượng ở chiều mua và rẻ hơn 700 nghìn đồng/lượng ở chiều bán so với kết phiên liền trước.

Doji niêm yết giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 ở mức 83,05-84,05 triệu đồng/lượng (mua – bán).

Dự báo giá vàng

Ngân hàng đầu tư đa quốc gia Goldman Sachs dự báo, nhu cầu vàng sẽ vẫn tăng mạnh trong bối cảnh các ngân hàng trung ương tìm cách đa dạng hóa dự trữ, nhất là sau khi các tài sản của Nga bị đóng băng vào năm 2022.

Peter Grant, phó chủ tịch kiêm chiến lược gia kim loại cấp cao của Zaner Metals, cho rằng vàng vẫn đang trong xu hướng tăng dài hạn.

Các nhà phân tích dự báo, ngân hàng trung ương, đặc biệt là Trung Quốc, tăng cường mua vàng, thúc đẩy giá vàng có thể đạt mức 3.000 USD/ounce vào cuối năm 2025.

Cùng ngày, báo Người lao động đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Giá vàng hôm nay, 20-12: Tăng mạnh rồi bất ngờ lao xuống”. Nội dung cụ thể như sau:

Giá vàng thế giới có nhiều thời điểm chao đảo

Trong phiên giao dịch đêm qua, giá vàng thế giới có lúc tăng mạnh lên 2.628 USD/ounce nhưng sau đó đột ngột lao xuống. Đến 6 giờ ngày 19-12, giá vàng hôm nay lùi về 2.594 USD/ounce.

Theo giới phân tích, thị trường vàng có nhiều thời điểm chao đảo sau khi Mỹ xoay trục chính sách tiền tệ. Cụ thể, FED dự kiến chỉ 2 lần cắt giảm tổng cộng 0,5 điểm % lãi suất trong năm 2025. Đây là sự thay đổi lớn so với với tuyên bố của FED hồi tháng 9-2024 sẽ có 4 lần giảm lãi suất trong năm tới. Động thái này đã kích thích một đợt tăng giá rất mạnh của đồng USD và lãi suất trái phiếu Mỹ.

Do vàng được định giá bằng USD nên khi “sức khỏe” đồng tiền này mạnh hơn sẽ gây áp lực lên giá kim loại quý này. Lãi suất trái phiếu Mỹ cao hơn đã thu hút nhà đầu tư dồn vốn vào trái phiếu, làm giảm nhu cầu vàng.

Thế nhưng, theo ông Hamad Hussein – chuyên gia hàng hóa tại Capital Economics, những mối quan hệ trên lúc có lúc không, vì các yếu tố rộng hơn là sức mua vàng từ các ngân hàng trung ương – đặc biệt là Trung Quốc.

“Trong bối cảnh triển vọng kinh tế vĩ mô yếu kém, ngân hàng trung ương của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã tiếp tục mua vàng. Đặc biệt, cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung Quốc có khả năng leo thang sẽ thúc đẩy nhu cầu trú ẩn vốn vào vàng” – ông Hamad Hussein nêu quan điểm.

Tại Việt Nam, giá vàng miếng SJC ngày 19-12 được các ngân hàng bán ra 85,1 triệu đồng/lượng. Công ty SJC bán ra vàng nhẫn với giá 83,8 triệu đồng/lượng.

Mẹ chồng kiểm tra vali con dâu ngay trước giờ đi công tác, bẻ cả bánh xe xem ‘gi:ấu cái gì bên trong’, vừa mở ra đã rơi ngay 1 thứ khiến bà ngã ra nhà …

0

Lúc nào mẹ chồng cũng bị ám ảnh chuyện tôi ngoại tình sau lưng con trai bà.

Tôi làm quản lý vận hành cho một chuỗi khách sạn, resort cao cấp nên tính chất công việc thường xuyên phải xa nhà. Nhờ công việc này mà tôi vô tình gặp gỡ người chồng hiện tại và kết hôn năm 2021.

Cả tôi lẫn chồng đều có sẵn nhà riêng trước khi cưới nhau. Tôi dọn về ở với chồng trong căn chung cư 3 phòng ngủ, còn nhà của tôi thì cho thuê.

Thời gian đầu cuộc sống vợ chồng son rất vui, nhưng khi tôi có bầu thì mọi thứ không còn được như cũ nữa. Mẹ chồng lấy cớ chăm con dâu chửa nên dọn sang ở chung, giờ con tôi đi lớp rồi bà vẫn không chịu quay về.

Mẹ chồng tôi không phải kiểu đành hanh ra miệng mà bà cư xử khá thô lỗ. Bà là viên chức về hưu nhưng lắm lúc ra đường người ta tưởng bà là dân chợ búa. Nói thì bảo con dâu kể xấu mẹ chồng, cơ mà thực sự tôi không biết tả sao cho khéo hơn nữa.

Cả lúc chửa lẫn lúc đẻ tôi đều bận rộn công việc. Ban đầu tôi thấy may vì có mẹ chồng phụ giúp, nhưng ở chung càng lâu thì tôi càng thấy không ổn tí nào.

Nghe chồng kể là hồi trước bố anh ngoại tình nhiều lần khiến mẹ không chịu nổi phải ly hôn. Lúc bỏ nhau mẹ chồng bị sang chấn tâm lý khá nặng, phải điều trị mất một thời gian dài.

Chính vì thế nên lúc nào bà cũng ám ảnh việc bị phản bội. Lên mạng thấy có tin đánh ghen hoặc xem phim mà có cốt truyện cặp bồ tiểu tam là bà kích động ghê lắm. Bà trút nỗi ám ảnh lên tất cả mọi người xung quanh khiến tôi phát sợ.

Hồi mới về làm dâu tôi thấy mẹ chồng dặn đi dặn lại con trai không được “cắm sừng” vợ. Nghe xong tôi sướng lắm, tôi tưởng đấy là biểu hiện của mẹ chồng tâm lý, thương con dâu và biết dạy bảo con trai.

Song bây giờ tôi mới biết mình đã lầm. Bất kỳ ai bà ấy cũng không tin tưởng, mà tôi vắng nhà nhiều nên càng bị bà soi nhiều hơn.

Chấp niệm trong lòng mẹ chồng tôi khá nặng nề. Chỉ cần một chi tiết nhỏ bà cũng suy diễn thành chuyện to, vợ chồng tôi thường xuyên lục đục với nhau vì bị mẹ chồng bới móc đủ thứ.

Tôi gọi điện cho đối tác xưng hô anh – em thì mẹ chồng nhắn tin mách con trai là “con dâu có quan hệ mờ ám với người khác”.

Tôi ngồi máy tính viết kế hoạch cầu hôn cho khách ở resort, mẹ chồng liền khẳng định tôi có “thằng nào đấy” tỏ tình. Tôi trang điểm mặc đồ đẹp đi dự tiệc ở văn phòng, mẹ chồng xúi con trai đi theo tôi để theo dõi xem có cặp kè với gã nào không.

Ra biển chụp ảnh bikini đăng lên trang cá nhân, tôi nhức đầu vì mẹ chồng đi kể khắp nơi rằng con dâu “thả thính” bọn đàn ông khác.

Tôi cai sữa cho con sớm để đi tập gym, mẹ chồng phản đối ầm ầm vì nghĩ tôi chán chồng bỏ con, luyện vóc dáng ngon cho “thằng khác” ngắm.

Mẹ chồng kiểm tra vali con dâu ngay trước giờ đi công tác, bẻ cả bánh xe xem giấu cái gì bên trong-1

Nói chung là bà dùng ngôn từ hơi gay gắt, lại toàn suy diễn bóng gió rằng con dâu không đứng đắn. Thậm chí bà còn xúi chồng tôi bắt tôi nghỉ việc, không muốn cho tôi đi làm ở môi trường ấy vì bà cực kỳ ghét khách sạn.

Bà muốn con dâu phải đầu bù tóc rối, vừa bế con vừa nấu cơm, làm hậu phương cho chồng gây dựng sự nghiệp chứ không phải ăn diện lồng lộn ra ngoài gặp gỡ khách suốt ngày.

Chồng tôi đã giải thích với mẹ rất nhiều lần rằng đặc thù công việc của tôi nó thế. Phải giữ ngoại hình chỉn chu và giao tiếp với đủ kiểu khách hàng. Bản thân tôi khẳng định mình không làm gì có lỗi với chồng hết, kể cả trong suy nghĩ tôi cũng chưa từng muốn ngoại tình.

Song mẹ chồng bảo thủ không chịu lắng nghe. Bà kêu con cái bắt nạt mẹ, không tôn trọng mẹ, mắng con trai ngu ngốc cứ bênh vực con dâu, rồi còn đi xa đến mức đổ lỗi cho tôi thao túng con trai bà.

Quá bất lực nên vợ chồng tôi bàn nhau nghĩ cách đưa bà về lại nhà cũ. Nhà đấy giờ cậu em chồng vẫn đang ở. Thuyết phục mãi mẹ không chịu đi, bà cứ lấy lý do cháu còn nhỏ quá.

Mà vợ chồng tôi gửi con đi lớp từ năm ngoái rồi. Giờ bà chẳng làm gì ngoài ăn với soi mói con dâu đến quên cả ngủ.

Nghĩ mãi chưa ra cách thì hôm qua mẹ chồng gây sự khiến tôi không chịu đựng nổi nữa.

Tôi có lịch theo sếp đi công tác ở resort bên Thái 4 hôm. Vì đi nhiều quen rồi nên tôi cũng chỉ xếp mấy bộ đồ đơn giản lịch sự, kèm thêm 1-2 váy dự tiệc và đồ trang điểm. Chồng vui vẻ phụ tôi xếp quần áo.

Anh còn chủ động chọn giúp tôi váy để mặc khi gặp đối tác nữa. Gì chứ chồng tôi có mắt thẩm mỹ rất tốt, anh thích vợ mặc đẹp vì điều ấy khiến anh tự hào.

6h sáng hôm qua tôi dậy để chuẩn bị ra sân bay đi chuyến 9h. Giúp việc vừa dọn bữa sáng cho tôi xong thì mẹ chồng xuất hiện.

Tôi cũng nói cho bà biết về chuyến công tác 4 ngày, nhờ bà tắm rửa trông em bé hộ. Mẹ chồng nghe xong chẳng nói năng gì. Rồi bỗng dưng bà lật vali của tôi lên, bắt tôi mở khóa ra để kiểm tra.

Biết tính mẹ chồng đa nghi nên tôi cũng chiều bà cho xong chuyện. Tôi nhắc bà xem gì thì đừng lật tung hết lên, mất công tôi phải xếp lại đồ. Mẹ chồng sờ nắn kỹ từng bộ quần áo, từng gói đồ nhỏ.

Phát hiện ra cái váy 2 dây xẻ cao do chồng tôi chọn, bà hỏi đi công tác mang theo thứ hở hang này làm gì. Tôi thở dài bảo đấy là đồ dự tiệc bắt buộc.

Một hồi không thấy gì khả nghi nữa thì mẹ chồng đóng vali lại. Tưởng xong xuôi “thủ tục khám xét” rồi, tôi đứng dậy định gọi taxi thì mẹ chồng lại giật cái vali xuống đất. Bà thấy hình dạng vali của tôi hơi kỳ, có chỗ phồng lên bên ngoài nên nghĩ có ngăn bí mật. Thế là bà sờ nắn tìm cách kiểm tra.

Tôi khó chịu lắm rồi nhưng vẫn kệ để bà sờ nốt. Ngờ đâu khi tôi đang mải nhìn điện thoại, mẹ chồng dùng tay không bẻ phăng luôn cái bánh xe dưới đáy vali ra!

Tôi giật mình hỏi mẹ làm gì đấy, bà quát vào mặt tôi: “Đầy đứa cặp bồ toàn giấu bao với mấy thứ bậy bạ ở chỗ kín, ai biết được cô sang tận Thái Lan để làm gì!”.

Tới nước này tôi không nhịn nổi nữa, chạy vào phòng ngủ lôi chồng dậy ngay. Tôi bảo nếu anh không đưa mẹ đi thì ký đơn ngay lập tức.

Tôi thà làm mẹ đơn thân còn hơn phải sống chung với mẹ chồng có vấn đề tâm lý. Bệnh hoang tưởng của bà nặng đến mức này rồi thì tôi cũng chịu, không thể sống chung được nữa!

Bố mất sớm, mẹ bỏ nhà khi tôi mới 5 tuổi, bố tôi sống với ông bà nội rau cháo qua ngày. Khi ông bà mất, để lại cho tôi 1 mảnh đất gần đường quốc lộ, người mẹ từ lâu cắt đứt liên lạc bỗng nhiên xuất hiện, mang theo “bạn trai” rồi làm phiền tôi một cách khó hiểu, đi kèm là bức thư của bố hơn 10 năm trước 👇

0

Sau bao năm làm người dưng nước lã, bỗng nhiên mẹ tôi mang theo “bạn trai” đến làm phiền các con một cách khó hiểu.

Mỗi năm khi đến ngày của Mẹ, tôi luôn chọn 2 món quà thật ý nghĩa để tặng bà ngoại và chị gái. Chúng tôi có mẹ nhưng bà ấy đã bỏ rơi cả 2 chị em ngay khi bố tôi qua đời. Bà và chị đã sống rất vất vả để nuôi tôi khôn lớn, nên trong trái tim tôi đó là 2 người mẹ duy nhất.

Có thể nhiều người sẽ mắng chửi tôi là đứa con bất hiếu nhưng tôi đã học cách bỏ ngoài tai từ lâu rồi. Người mẹ sinh học của tôi ngoài việc sinh ra 2 đứa con thì hình như bà ấy chẳng có chút tình cảm yêu thương nào hết. Kể từ khi có ký ức và nhận thức về thế giới xung quanh, tôi đã biết bà ấy chỉ quan tâm đến mỗi bản thân mình.

Những người duy nhất yêu thương chị em tôi là bố và bà ngoại. Nhưng bố đột ngột qua đời năm tôi lên 6, khi ấy chị gái tôi 12 tuổi. Đám tang bố vừa xong thì mẹ bỏ đi không nói lời nào, để lại chị em tôi cho bà ngoại nuôi.

Họ hàng làng xóm nói mẹ tôi lên thành phố làm nghề masage. Lại có người đi buôn về bảo bắt gặp mẹ tôi làm vợ bé nhà quyền chức, trông quý phái khác hẳn hồi ở quê. Đủ loại tin đồn khiến tôi chẳng biết mẹ mình thực sự ra sao nữa.

Hồi đầu khi mẹ mới bỏ đi, chị em tôi vẫn nhớ và khóc mỗi đêm khi nằm cạnh ngoại. Bà vỗ về an ủi bảo chúng tôi phải ngoan ngoãn học hành. Sau này lớn lên tự thay đổi cuộc sống của mình, tìm được người giúp mình hạnh phúc và quên đi quá khứ không vui. Tôi cũng mạnh mồm hứa rằng thân là đàn ông con trai, khi trưởng thành nhất định sẽ chăm lo báo đáp bà và chị chu đáo.

Có thể là hình ảnh về 3 người và văn bản

Chị gái tôi lên lớp 8 đã bán rau ngoài chợ để kiếm tiền phụ bà. Tôi cũng đòi đi theo nhưng chị bắt tôi phải ở nhà học bài. Thế là tôi lén trốn đi nhặt ve chai. Chân đất mắt toét kiếm được vài nghìn bạc đưa cho bà, nhìn bà cười mà tôi sung sướng. Có hôm bới rác gần bờ sông, tôi dẫm phải mảnh sành máu chảy toe toét. Về khóc với chị, chị vừa xé vải quần băng bó cho tôi vừa khóc mắng tôi là thằng ngang bướng.

 

3 bà cháu cứ thế rau cháo nuôi nhau. Chớp mắt cũng đến ngày chị tôi nhận giấy báo đỗ đại học. Đêm khuya giả vờ nhắm mắt ngủ trong buồng, tôi nghe tiếng chị với ngoại rì rầm bàn tính. Chị nói sẽ lên thành phố kiếm việc vì nhà cũng không có tiền để học tiếp. Ngoại rưng rức nói xin lỗi, tại bà nghèo nên chẳng thể giúp cháu gái có cuộc sống tốt hơn. Đêm ấy cả nhà tôi không ai ngủ được. Mấy hôm sau thì chị tôi xách túi lên đường.

Chị đi rửa bát thuê cho người ta lấy vài triệu mỗi tháng gửi về cho tôi ăn học. Tết chị về thăm nhà, nhìn tay chị bợt cả da mà tôi thương trào nước mắt. Món quà đầu tiên tôi gửi tặng chị năm ấy là một lọ kem nẻ, mua bằng tiền lì xì đút lợn.

Chờ mãi cũng đến ngày tôi lên Hà Nội nhập học. Vừa năm nhất tôi đã lao vào kiếm tiền, chạy ship hàng bằng cái xe cà tàng mua lại của ông xe ôm. 2 chị em ở cùng với nhau trong cái phòng trọ bé tí. Lắm hôm tôi đi làm về lúc 2h sáng thấy chị đã ngủ, trên bàn học để sẵn hộp thức ăn toàn đồ thừa ngon lành chị lấy ở nhà hàng. Vừa ăn tôi vừa ứa nước mắt.

 

Mẹ tôi bỏ rơi con cái suốt bao năm nhưng khi con có nhà có xe thì bỗng dưng xuất hiện - Ảnh 1.
Suốt 6 năm cố gắng không ngừng nghỉ, chị tôi từ chân chạy vặt rửa bát đã lên được chức quản lý. Đổi chỗ làm vài lần xong, chị cũng có kinh nghiệm đầy mình. Đến khi tôi ra trường thì chị quyết định nghỉ việc, gom hết vốn mở một chiếc quán ăn nho nhỏ trong ngõ. Quán bán cơm truyền thống y hệt cơm nhà, kiểu dưa cà thịt kho thôi nhưng đông nghịt khách. Lúc khai trương, chị tôi chỉ mong nó hoạt động tốt và sinh lời đủ để phụng dưỡng bà, nhưng không ngờ quán lại nổi tiếng và được vô số người yêu thích.

 

Việc kinh doanh suôn sẻ nên chị tôi đón bà ngoại từ quê lên thành phố sống. Bà không thích ồn ào nên chị đã thuê một căn nhà giản dị gần hồ Tây, có một mảnh vườn nhỏ để bà trồng rau nuôi gà.

Tôi làm văn phòng 1 năm thì chị mở thêm quán mới, thế là tôi nghỉ việc để phụ chị quản lý. Khách qua lại nườm nượp. Chẳng bao lâu sau chị em tôi đã đủ tiền mua lại căn nhà vườn kia. Nhà tuy nhỏ nhưng đầy ắp niềm vui, có bàn tay chăm sóc của bà nên ấm áp không khác gì ngôi nhà cũ ở quê hồi bé.

Sau khi có chỗ an cư thì chị em tôi lại vay tiền để mua một chiếc ô tô trả góp. Xe cũng nhỏ và cũ nhưng là phương tiện tốt để tránh nắng mưa, đưa đón bà ngoại đi chơi đi khám bệnh rất tiện. Bà bán đất ở quê đi và cho chị em tôi hết. Chị tôi xúc động lắm, đem cất đi để dành cho tôi cưới vợ sau này.

Cuộc sống của 3 bà cháu đang yên vui thì đùng cái mẹ ruột tôi xuất hiện. Không rõ vì sao mẹ lại biết quán ăn của chị em tôi. Một buổi chiều khi chúng tôi đang ngồi uống trà lúc vắng khách, tự dưng mẹ tìm đến và gọi chúng tôi là con.

 

Ký ức của tôi về mẹ đã phai nhạt khá nhiều nhưng chị tôi thì nhận ra mẹ ngay lập tức. Mẹ đã ngoài 50, trông bà ăn diện khá sang chảnh và loè loẹt, khác hẳn với hình ảnh ngày xưa. Mặc dù chị em tôi đã nhớ mẹ vô số lần, luôn hi vọng bà còn sống và có cơ hội gặp lại, nhưng đến lúc được ngồi đối diện nhau thì chúng tôi lại chẳng nói được gì.

Tôi lái xe chở mẹ và chị về nhà. Bà ngoại khóc nức nở khi được đoàn tụ với con gái. Chưa bao giờ bà trách mẹ tôi vì đã bỏ đi, gặp lại con trước lúc xuôi tay là ước nguyện lớn nhất của bà. Cuối cùng mong ước ấy đã thành sự thật nhưng không khí bữa cơm tái ngộ lại rất khó tả.

Tôi tưởng mẹ sẽ bù đắp lại quãng thời gian bỏ rơi chị em tôi bằng một lời xin lỗi hay lời hứa gì đó kiểu như sau này sẽ đối xử tốt với các con. Tuy nhiên, câu đầu tiên mẹ nói trong bữa cơm lại là “Các con giờ giàu có nhiều tiền nhỉ”. Chị em tôi nhìn nhau với ánh mắt cùng chung suy nghĩ. Có vẻ như mẹ vẫn chỉ quan tâm đến vật chất, từ xưa đến nay không hề thay đổi gì.

Ăn xong mẹ ra về và hứa sẽ quay lại thăm. Thật kỳ lạ là cả tôi và chị đều không xúc động mấy, trái ngược hoàn toàn với logic thông thường. Đáng lẽ ra phải mừng mừng tủi tủi, hạnh phúc vô ngần chứ đúng không? Nhưng chả hiểu sao chúng tôi lại thấy trong lòng hơi khó chịu.

Mấy hôm sau tôi đã hiểu vì sao mình lại cảm giác như thế. Suốt cả tuần trời mẹ liên tục qua quán chúng tôi ăn cơm. Dĩ nhiên chả có đứa con nào lại tính tiền mẹ mình, nhưng vấn đề ở chỗ mẹ mang theo toàn bạn bè với người lạ, trong đó có một nhân vật được mẹ giới thiệu là “bạn trai”. Chúng tôi đã nghe mẹ kể rằng bà từng tái hôn 2 lần và thất bại cả 2. Người bạn trai mới kia kém mẹ gần chục tuổi, trông chú ấy chả có vẻ gì là đứng đắn. Tuy nhiên chị em tôi chỉ góp ý rằng mẹ nên cẩn trọng chuyện yêu đương chứ không phán xét gì người đàn ông kia cả.

Nhân viên quán bắt đầu xì xào về mẹ tôi. Ăn chực cả tuần xong, mẹ tôi chuyển sang hỏi mượn xe ô tô để “đi công việc”. Tôi cũng chẳng hỏi mẹ làm nghề gì và sống ở đâu. Mẹ hỏi mượn xe thì tôi cũng không từ chối, cơ mà rất khó hiểu khi bà coi xe ấy như đồ của mình, toàn gọi bắt tôi đem xe đi đón rồi lấy đưa cho bạn trai chở mà không nói năng gì. Xăng cũng không thèm đổ, toàn bảo tôi đổ rồi lại mượn. Xe đem trả vừa bụi bẩn vừa đầy rác linh tinh, tôi toàn phải cắn răng mang đi dọn rửa.

Một hôm trời đang mưa to thì chị giúp việc gọi điện báo bà ngoại tôi bị trượt chân ngã. Chị em tôi vội vàng bắt taxi về vì ô tô đã bị mẹ mượn 2 ngày chưa trả. May là vào viện chụp chiếu bác sĩ nói bà tôi không sao, chỉ sưng bầm một thời gian sẽ hết. Tuy nhiên bà phải nằm tĩnh dưỡng cho chân tay khoẻ hẳn. Già rồi xương cốt cũng không tốt như thanh niên.

Chị tôi đang nấu cháo cho bà thì mẹ gọi điện. Thì ra mẹ đi du lịch với bạn trai mới, chẳng hề hốt hoảng hỏi thăm bà ngoại mà chỉ cười nói khoe ở khách sạn gần biển sang đẹp nọ kia. Tôi bực quá nên cúp máy. Chị gái nghe chuyện xong cũng im lặng thở dài.

Tận 3 hôm sau mẹ mới quay về. Gã bạn trai kia lộ nguyên hình là một kẻ vũ phu thất học, đạp cửa xông vào nhà quát nạt đòi đánh tôi vì tội dám láo với mẹ. Bà ngoại đứng ra can ngăn liền bị hắn đẩy mạnh tay khiến bà ngã lăn ra đất. Chị giúp việc rất thương bà tôi nên lao ra đỡ. Sau đó chúng tôi phải dọa báo công an thì mẹ và người đàn ông ấy mới chịu rời đi.

Từ hôm ấy chúng tôi cắt liên lạc với mẹ. Dù có gặp ở quán ăn hay bị mẹ tìm đến tận cổng nhà thì chúng tôi cũng từ chối nói chuyện. Bao năm qua không có mẹ thì bà cháu tôi vẫn sống rất tốt, thậm chí còn vui vẻ hơn bây giờ nhiều. Bà ngoại thấy con gái bước sang tuổi trung niên vẫn chẳng đâu vào đâu thì buồn lắm, chỉ biết gọi điện bảo đừng kiếm chuyện với con cái nữa.

Liệu tôi nên bỏ qua quá khứ để hàn gắn lại tình cảm mẹ con hay là làm ngơ coi như không có mẹ như trước?…

Tôi biết đồng ý là sai, là d:ại kh:ờ và ng::u ng::ốc, nhưng vẫn không thể ngăn cản trái tim tò mò muốn trải nghiệm của tuổi trẻ. Tôi 21 tuổi, sinh viên năm ba của một trường đại học có tiếng tăm ở Hà Nội, được mọi người đánh giá khá x:inh x:ắn và đáng yêu. Tôi có bạn trai 4 năm, chúng tôi yêu nhau say đắm và chuyện tình này được mọi người ủng hộ. Tôi rất hạnh phúc khi ở bên bạn trai. Trong thời gian đi học việc, tôi được sếp để ý và theo đuổi. Sếp hơn tôi 26 tuổi, phong độ, đề nghị tôi có mối quan hệ không ràng buộc, anh bảo sẽ cho tôi tiền bạc hoặc những gì tôi muốn. Anh chia tay vợ rồi nhưng quanh anh luôn có những cô gái khác. Thú thật, tôi không có tình cảm với sếp, cũng không cảm thấy cám dỗ bởi những thứ sếp đưa ra. Thế nhưng tôi vẫn muốn thử vì bản tính luôn t::ò m::ò, l:iều l:ĩnh.. ai ngờ …

0

Tôi biết đồng ý là sai, là dại khờ và ngu ngốc, nhưng vẫn không thể ngăn cản trái tim tò mò và ham muốn trải nghiệm của tuổi trẻ.

Tôi 21 tuổi, sinh viên năm ba của một trường đại học có tiếng tăm ở Hà Nội, được mọi người đánh giá khá xinh xắn và đáng yêu. Tôi có bạn trai 4 năm, chúng tôi yêu nhau say đắm và chuyện tình này được mọi người ủng hộ. Tôi rất hạnh phúc khi ở bên bạn trai. Trong thời gian đi học việc, tôi được sếp để ý và theo đuổi. Sếp hơn tôi 26 tuổi, phong độ, đề nghị tôi có mối quan hệ không ràng buộc, anh bảo sẽ cho tôi tiền bạc hoặc những gì tôi muốn. Anh chia tay vợ rồi nhưng quanh anh luôn có những cô gái khác.

Thú thật, tôi không có tình cảm với sếp, cũng không cảm thấy cám dỗ bởi những thứ sếp đưa ra. Thế nhưng tôi vẫn muốn thử vì bản tính luôn tò mò, liều lĩnh và thích những gì nguy hiểm, phức tạp. Tôi không từ chối sếp, cũng không đồng ý. Mối quan hệ giữa chúng tôi cứ mơ hồ và lưng chừng như thế. Tôi không có ý định lừa dối bạn trai, từ đầu đến cuối luôn thành thật với anh ấy. Nếu tôi có trở thành tình nhân của sếp cũng sẽ chấm dứt với người yêu trước.”

Giở trò đồi bại với em vợ anh rể còn làm điều ghê sợ

Những ngày sau đó, cuộc sống của tôi như mắc kẹt giữa hai thế giới hoàn toàn trái ngược. Bạn trai tôi vẫn ngọt ngào, chân thành, luôn nghĩ cách làm tôi vui. Nhưng mỗi lần gặp anh, tôi lại mang trong lòng cảm giác tội lỗi mơ hồ vì những suy nghĩ mà chính mình không kiểm soát được. Còn sếp, anh ta không quá vội vã, chỉ dùng ánh mắt và những câu nói đầy ẩn ý khiến tôi không khỏi bị cuốn vào một trò chơi mà bản thân chưa sẵn sàng đối mặt.

Một buổi tối, sau giờ tan làm, sếp bất ngờ đề nghị:

  • Hôm nay không vội về nhà, em có muốn đi uống chút gì đó không?
    Tôi hơi lưỡng lự, nhưng sự tò mò trong tôi lại thắng thế.
  • Vâng, nhưng em chỉ có thể ngồi một lát thôi.

Chúng tôi đến một quán bar nhỏ, nơi ánh đèn mờ ảo và âm nhạc êm dịu khiến không gian như tách biệt với thế giới. Sếp ngồi đối diện, ánh mắt chăm chú nhìn tôi qua ly rượu. Anh ta không nói gì, nhưng sự im lặng ấy lại khiến tôi thấy mình như đang bị cuốn vào một lốc xoáy không lối thoát.

  • Em biết không, anh không phải kiểu người thích theo đuổi những điều không thể. Nhưng em khác. Ở em có một thứ gì đó làm anh không dứt ra được, giống như một câu đố mà anh muốn giải mã.

Lời nói ấy khiến tôi rùng mình, không hẳn vì sợ, mà vì trong lòng bất chợt xuất hiện một cảm giác lạ lùng, vừa e ngại, vừa phấn khích. Tôi không biết mình đã đáp lại anh ta thế nào, chỉ nhớ ánh mắt anh ấy chưa từng rời khỏi tôi dù chỉ một giây.

Đêm hôm đó, tôi không về thẳng nhà mà đi dạo quanh hồ Hoàn Kiếm một mình. Những dòng suy nghĩ hỗn loạn cứ thế ùa đến. Tôi không yêu sếp, thậm chí còn cảm thấy bản thân thật đáng khinh vì đã để mọi thứ đi xa như vậy. Nhưng cũng chính sự nguy hiểm và táo bạo từ con người ấy lại như ngọn lửa âm ỉ thiêu đốt mọi nguyên tắc tôi từng đặt ra.

Tôi nhắn tin cho bạn trai:

  • Em muốn chúng ta tạm thời xa nhau một thời gian.

Tin nhắn gửi đi trong nỗi bứt rứt. Tôi không muốn lừa dối anh ấy, nhưng cũng không đủ can đảm để thú nhận rằng tôi đang đứng bên bờ vực của sự phản bội.

Những ngày sau đó, tôi bước chân vào mối quan hệ mập mờ với sếp. Anh ta không vội vàng, không ép buộc, nhưng sự chu đáo và cách anh ta đối xử khiến tôi dần quên mất ranh giới của mình. Những món quà đắt tiền, những bữa tối lãng mạn tại những nơi tôi chưa từng nghĩ mình sẽ đặt chân đến, tất cả như một thế giới mới mở ra trước mắt.

Rồi một ngày, bạn trai tôi bất ngờ xuất hiện trước cửa nhà tôi. Anh đứng đó, ánh mắt đầy tổn thương và thất vọng.

  • Em có thể giải thích không?

Tôi sững sờ. Anh đưa điện thoại, trên màn hình là hình ảnh tôi và sếp đang bước ra từ một nhà hàng sang trọng. Ai đó đã chụp lại và gửi đến anh.

Tôi không biết mình đã nói gì, chỉ nhớ rằng giây phút anh quay lưng bước đi, trái tim tôi như vỡ vụn. Tôi đã tự tay phá nát mối tình mà mình từng nghĩ sẽ đi đến cuối đời, chỉ vì một sự tò mò ngu ngốc.

Nhưng mọi chuyện chưa dừng lại ở đó. Những bí mật về sếp bắt đầu lộ ra. Hóa ra anh ta không đơn giản là một người đàn ông từng ly hôn. Vẫn còn rất nhiều bí mật đáng sợ mà tôi chưa từng nghĩ mình sẽ bị cuốn vào…..

16 năm qua, chồng tôi bán mình cho tư bản, làm việc chăm chỉ ở nước ngoài gửi tiền về, còn tôi ở nhà chắt bóp gom tiền mua đất, làm nhà và nuôi các con cũng như bố mẹ 2 bên. Nhưng chưa kịp nghỉ ngơi thì chồng tôi bị tai nạn và mất ở nước ngoài. Nỗi đau chưa kịp nguôi thì bố mẹ chồng tôi cũng lần lượt qua đời. Sau khi mẹ chồng mất, tôi phát hiện ra mảnh đất 250m2 của ông bà nội bỗng chốc thuộc về anh trai chồng mà không hề có sự đồng ý của tôi. Ngày hôm kia, anh trai chồng bất ngờ qua nhà và đưa ra yêu cầu: “Mảnh đất và ngôi nhà này đứng tên chú thím nhưng theo luật bố mẹ mất rồi thì tôi sẽ được chia một phần tài sản của em trai. Tốt nhất thím đưa cho tôi 500 triệu rồi không phải chia đất đai gì nữa”. Biết trước anh trai chồng không phải dạng vừa, tôi đã tính trước 1 bước khiến hắn xấu mặt bỏ về…

0

Suốt 16 năm, chồng tôi làm việc chăm chỉ ở nước ngoài, kiếm được tiền mua đất, làm nhà và nuôi các con. Anh luôn mong muốn cố gắng kiếm một khoản tiền kha khá để về quê nghỉ ngơi và sum họp cùng vợ con.

Ước mơ của anh ấy chưa đạt được thì gia đình tôi đã nhận được tin đau buồn, anh bị tai nạn và mất ở nước ngoài. Sự ra đi đột ngột của chồng là tổn thất quá lớn với gia đình tôi. Cả đời anh vất vả vì 3 mẹ con tôi, chưa được hưởng thụ đã ra đi mãi mãi.

Tính đến nay, chồng tôi đã mất 9 năm, mỗi khi nhìn cơ ngơi anh để lại, tôi luôn căn dặn các con rằng có cuộc sống tốt đẹp như hôm nay là bố phải đổ máu và nước mắt mới có được. Vì thế các con phải chăm chỉ học tập lao động để sự hi sinh của bố có giá trị.

3 năm trước bố chồng tôi qua đời, tháng vừa rồi bà cũng ra đi do tuổi già sức yếu. Sau khi mẹ chồng mất, tôi phát hiện ra mảnh đất 250m2 của ông bà nội đã thuộc về anh trai chồng.

Thì ra lúc còn sống, bố mẹ chồng đã sang tên đất cho anh ấy, chồng tôi mất nên không được hưởng gì. Tôi rất buồn nhưng không dám nói với ai vì chẳng thể thay đổi được tình hình mà lại khiến gia đình mâu thuẫn.

Anh chồng đòi được chia một phần ngôi nhà mà vợ chồng tôi bỏ tiền ra mua, tôi đã cao tay hơn đi trước một bước- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Ngày hôm kia, anh trai chồng bất ngờ qua nhà tôi và đưa ra yêu cầu quá đáng. Anh ấy bảo:

“Mảnh đất này đứng tên chú thím, theo luật, bố mẹ mất rồi thì tôi sẽ được chia một phần tài sản của em trai. Tốt nhất thím đưa cho tôi 500 triệu rồi không phải chia đất đai gì nữa”.

Sau khi chồng tôi mất, bố mẹ đẻ tôi nói anh chồng tôi là người ranh mãnh và tham lam, người như thế phải đề phòng. Bố khuyên tôi nhờ bố mẹ chồng ra phòng công chứng ký vào giấy từ chối nhận tài sản thừa kế của chồng tôi, sau đó làm sổ đỏ đứng tên tôi để tránh gặp rắc rối với anh chồng.

Nhờ bố hiểu luật mà bây giờ tôi có thể bảo vệ được tài sản của vợ chồng tôi làm ra. Tôi bình tĩnh đưa cuốn sổ đỏ đang đứng tên tôi cho anh chồng xem. Đến lúc này thì anh ấy không nói được lời nào nữa mà xấu mặt bỏ về.

Tôi thấy thật buồn, người thân lần lượt ra đi, còn mỗi vợ chồng anh ấy là chỗ dựa, vậy mà việc làm của anh khiến tôi không còn tin tưởng và thật sự coi thường, ghét bỏ. Tôi không biết sau này sẽ đối mặt với anh ấy thế nào nữa?

Tôi tốt nghiệp Đại học Sư phạm, nhưng ra trường đi dạy được 1 năm thì mẹ tôi sức khỏe yếu đi nên cô phải xin nghỉ để về quê chăm sóc mẹ rồi sẵn mở cửa hàng hoa quả để buôn bán. Cũng vì lý do đó mà gần 30 tôi vẫn chưa nghĩ đến chuyện lấy chồng. Một hôm có người bạn học cũ của mẹ sang chơi giới thiệu cho tôi một anh nhà cũng gia giáo và đang có nhu cầu tìm vợ. Chúng tôi hẹn hò 4 tháng rồi cũng thấy ưng, bàn ngay đến chuyện kết hôn. Ngày cưới tôi họ hàng hai bên đều đến rất đông đủ để chúc mừng, tôi thấy may mắn vì đã tìm được người chồng ưng ý. Nhưng đúng lúc tôi chuẩn bị thay váy cưới thì chồng và mẹ chồng liền vào hỏi: “”Ti;ền mừng rồi vàng của mẹ và họ hàng bên nhà em trao đâu rồi? Đưa đây để mẹ anh kiểm tra rồi giữ cho”. Tôi nói lại luôn: ‘Sao lại để mẹ anh giữ, đây là của hồi môn của mẹ em cho em. Tốt nhất cứ để em giữ cho”. ”Ơ hay, em đã làm dâu nhà này rồi thì phải nghe lời anh chứ. Tiền bạc trong nhà phải để mẹ anh quản, em mau đưa đưa hồi môn của em đây. Hay là nhà em nghèo quá lại cho toàn vàng giả hả?”. ”Sao anh có thể x;ú;c ph;ạ;m mẹ tôi như thế chứ?”. Tôi vừa dứt lời thì mẹ chồng quát cô khi dám lên mặt với con trai mình, còn chồng thì giơ tay t;;á;;t 2 cái khiến má tôi đỏ rộp lên. Đúng lúc đó mẹ tôi xuất hiện nói một câu chấn động khiến cả họ nhà anh trơ mắt nhìn theo….

0

Đám cưới diễn ra vô cùng suôn sẻ, ai cũng mừng cho Linh khi có tấm chồng tốt. Mẹ Linh thì khóc hết nước mắt, bởi thế nên dù khách khứa đã về gần hết thì bà vẫn nán lại ở với con gái thêm chút nữa.

Linh tốt nghiệp Đại học Sư phạm, nhưng ra trường đi dạy được 1 năm thì mẹ cô sức khỏe yếu đi nên cô phải xin nghỉ để về quê chăm sóc mẹ rồi sẵn mở cửa hàng hoa quả để buôn bán.

Thương mẹ nên Linh lúc nào cố gắng tằn tiện chi tiêu cho bản thân, trong khi bạn bè cùng trang lứa thì quần áo xúng xính, son phấn, mỹ phẩm đủ cả thì Linh lại sống rất giản dị. Cô cũng muốn làm đẹp nhưng nghĩ thà dành tiền đó mua đồ ăn ngon bồi bổ cho mẹ thì sẽ tốt hơn.

Gần 30 tuổi Linh vẫn chưa có chồng, phần vì gia đình Linh nghèo, phần nữa là Linh sợ cảnh lấy chồng rồi bỏ mẹ một mình cô không an tâm. Cho đến một lần thì có cô Xuân là bạn học cũ của mẹ Linh đến chơi, thấy Linh liền khen nức nở:

”Ôi trời, cái Linh càng ngày càng xinh ra ấy nhỉ? Thế sắp lấy chồng chưa cháu?”.

Nghe đến đó thì mẹ Linh tiếp lời:

”Cô quá khen rồi, nói thật thì cái Linh nhà tôi nó hiếu thảo lắm, mấy lần tôi giục lấy chồng nhưng sợ cảnh tôi thân già ở mình nên nó không màng chuyện chồng con”.

Vừa nghe xong thì cô Xuân vỗ luôn vào vai Linh:

”Thương mẹ là tốt, nhưng cháu phải hiểu cách khiến mẹ an lòng nhất là cháu phải ổn định gia thất. Rồi có thể đón mẹ về ở cùng mà, thời nay đâu phải phong kiến như trước nữa. Bà chị bạn cô có cậu con trai đẹp trai lắm, hơn cháu 3 tuổi, để cô mai mối cho. Thằng Khải này nó hiền lành mà chăm chỉ làm ăn lắm. Cháu mà gả vào đó thì ăn sung mặc sướng thôi”.

Thế là hôm đó mẹ Linh và cô Xuân bàn nhau chuyện cho Linh và Khải gặp nhau. Theo lời mai mối của cô Xuân thì Linh gặp Khải, nhìn anh rất chững chạc và hiền lành nên Linh ưng ý lắm. Từ khi hai người tìm hiểu nhau mà Khải cứ mua nào là hồng sâm, tổ yến, bào ngư về biếu cho mẹ của Linh. Khải còn nói thẳng với Linh:

”Nếu hai mẹ con em có gì khó khăn cứ nói với anh, đừng có ngại nhé”.

Mẹ Linh cũng khá ưng ý Khải, nhưng lần nào bà cũng dặn con gái:

”Con cứ tìm hiểu cho kỹ, đừng để những thứ trước mắt làm mờ mắt mình. Lấy chồng phải chọn người tử tế, mẫu mực chứ lấy phải chồng vũ phu thì cả đời chỉ có thâm tím mặt mày. Như con cô Hà còn bị chồng đánh trong lễ cưới kìa, xót xa lắm”.

”Con biết rồi, mẹ đừng lo lắng quá lại ảnh hưởng sức khỏe”.
Thấy con gái bị chồng và mẹ chồng xúc trong lễ cưới, người mẹ nghèo lao tới kéo tay nói câu chấn động: 'Về nhà đi con' - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet
4 tháng tìm hiểu tuy không phải dài nhưng cũng đủ để Linh nhận ra Khải chính là người đàn ông mình muốn lấy làm chồng. Cô biết Khải có khuyết điểm là quá nghe lời mẹ dẫn tới không có chính kiến. Nhưng cô tin rồi mình sẽ thay đổi được người đàn ông này, hơn nữa cô cũng đã có tuổi rồi, càng cưới sớm thì lại càng tốt.

Đám cưới diễn ra vô cùng suôn sẻ, ai cũng mừng cho Linh khi có tấm chồng tốt. Mẹ Linh thì khóc hết nước mắt, bởi thế nên dù khách khứa đã về gần hết thì bà vẫn nán lại ở với con gái thêm chút nữa.

Đúng lúc Linh chuẩn bị thay váy cưới thì thấy chồng và mẹ chồng vào hỏi:

”Tiền mừng rồi vàng của mẹ và họ hàng bên nhà em trao đâu rồi? Đưa đây để mẹ anh kiểm tra rồi giữ cho”.

”Sao lại để mẹ anh giữ, đây là của hồi môn của mẹ em cho em. Tốt nhất cứ để em giữ cho”.

”Ơ hay, em đã làm dâu nhà này rồi thì phải nghe lời anh chứ. Tiền bạc trong nhà phải để mẹ anh quản, em mau đưa đưa hồi môn của em đây. Hay là nhà em nghèo quá lại cho toàn vàng giả hả?”.

”Sao anh có thể xúc phạm mẹ em như thế chứ?”.

Linh vừa dứt lời thì mẹ chồng quát cô khi dám lên mặt với con trai mình, còn Khải thì giơ tay tát 2 cái khiến má Linh đỏ rộp lên.

Có thể là hình ảnh về 5 người, bánh cưới, đám cưới và văn bản

”Cô dám trợn mắt lên cãi chồng à? Trong nhà này mẹ chồng và chồng luôn luôn đúng cô biết chưa?”.

Linh chưa kịp nói gì thì mẹ cô lao đến nói:

”Linh, cởi váy ra đi con. Về nhà với mẹ, thà mang tiếng phụ nữ một đời chồng cũng được.”

”Nhưng mà mẹ ơi, đám cưới mới…”.

”Không nhưng nhị gì nữa hết, nhà mình nghèo thật nhưng mẹ nuôi con không phải để làm ô sin hay bao cát cho người khác hành hạ. Bây giờ mới ngày đầu con làm dâu đã bị mẹ chồng và chồng đánh trong lễ cưới, hành hạ như thế này thì sau con còn bị những gì nữa? Không nói nhiều, về nhà với mẹ đi con”.

Thế là mẹ con Linh kéo vali quần áo về, mặc cho nhà chồng giữ lại nhưng mẹ Linh kiên quyết không để con gái sống trong gia đình đó thêm 1 lần nào nữa.

Từ trước đến giờ, tôi luôn kính trọng mẹ chồng. Mẹ hiền lành, chịu thương chịu khó, cả đời chỉ biết lo cho chồng con. Tính bố gia trưởng, song mẹ luôn nhẫn nhịn nhưng lần này thì quá đáng quá. Ông gắt gỏng, quát tháo rồi thẳng thừng đuổi mẹ ra khỏi nhà, mẹ không nói lại nửa lời, chỉ lặng lẽ thu dọn đồ đạc rồi lên thành phố với vợ chồng tôi. Ngay khi vừa nhìn thấy con, mẹ chồng đưa ngay cuốn số tiết kiệm và 5 cây vàng. Tôi cứ chủ quan cho rằng mẹ chỉ gửi tạm mà không ngờ đêm hôm ấy…

0

Mẹ muốn ly hôn, tôi mắc kẹt giữa “cuộc chiến” của bố mẹ chồng

Tôi biết, bố sợ điều tiếng. Xóm làng luôn để ý rồi bàn tán rằng, ông bạc đãi vợ nên bà mới phải tới nhà con ở nhờ.

Đến giờ, tôi vẫn nhớ mãi hình ảnh mẹ chồng đứng ở cửa nhà vợ chồng tôi, tay xách túi nhỏ, ánh mắt buồn bã. Mẹ không nói nhiều, chỉ bảo: “Mẹ ra Hà Nội ở với các con một thời gian”. Sau đó, tôi mới biết bố mẹ chồng tôi lại cãi nhau.

Dù bà không bộc lộ cảm xúc ra ngoài, tôi biết bà rất buồn. Căn nhà bà đã dành cả thanh xuân để vun vén, giờ phải rời xa chỉ vì những trận cãi vã.

Với nhiều người, mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu thường là “cơm không lành, canh không ngọt”. Nhưng tôi và mẹ chồng lại rất thân thiết.
Mẹ muốn ly hôn, tôi mắc kẹt giữa cuộc chiến của bố mẹ chồng - 1Ở tuổi xế chiều, mẹ chồng tôi vẫn phải đối diện với mâu thuẫn vợ chồng (Ảnh minh họa: Xinhua).

Từ trước đến giờ, tôi luôn kính trọng mẹ chồng. Mẹ hiền lành, chịu thương chịu khó, cả đời chỉ biết lo cho chồng con. Tính bố gia trưởng, song mẹ luôn nhẫn nhịn.

Lần này, khi bố gắt gỏng, quát tháo rồi thẳng thừng đuổi mẹ đi, mẹ không nói lại nửa lời, chỉ lặng lẽ thu dọn đồ đạc. Tôi biết, sự im lặng ấy không phải vì mẹ cam chịu, mà vì mẹ đã quá mệt mỏi.

Nhà tôi ở Hà Nội không lớn, nhưng vẫn đủ chỗ cho mẹ. Ngày mẹ lên, tôi và chồng cố gắng làm mẹ vui, đưa mẹ đi đây đi đó để quên đi nỗi buồn. Mẹ cũng cố gắng cười, nhưng đôi lúc tôi vẫn thấy mẹ ngồi thẫn thờ nhìn xa xăm. Chắc mẹ nhớ nhà, nhớ góc sân quen thuộc, nhớ những buổi chiều tự tay mẹ nấu cơm cho cả gia đình.

Thời gian trôi qua, tôi cứ nghĩ mọi chuyện sẽ ổn, nhưng rồi lại nghe những lời bóng gió từ bố. Ông không gọi cho mẹ chồng tôi, mà lại gọi cho vợ chồng tôi để nói chuyện.

Ông kể về những bàn tán của hàng xóm, rằng “thiếu mẹ, nhà cửa trông như nhà hoang” hay “Tết nhất tới nơi mà mẹ của anh chị còn ở Hà Nội chơi chưa về”.

Tôi biết, bố sợ điều tiếng. Xóm làng luôn để ý, bàn tán rằng, ông bạc đãi vợ nên bà mới phải tới nhà con ở. Điều khiến tôi buồn là bố chưa một lần nhìn nhận lại bản thân hay nói một lời xin lỗi với mẹ chồng tôi.

Chồng tôi cũng khó xử. Anh là người con hiếu thảo, luôn muốn gia đình hòa thuận. Anh bảo tôi khuyên mẹ về nói chuyện với bố, nhưng tôi hiểu mẹ hơn. Mẹ có thể về nhưng không phải vì bố, hay vì những lời bóng gió. Mẹ chỉ muốn về khi lòng mẹ thực sự nhẹ nhõm, khi cảm thấy mình được trân trọng.

Mỗi tối, tôi ngồi nói chuyện với mẹ, nghe mẹ tâm sự về những kỷ niệm cũ, về thời bố mẹ còn trẻ, cùng nhau xây dựng mọi thứ từ bàn tay trắng. Tôi hỏi mẹ có muốn về không, mẹ cười buồn rồi lại bật khóc. Mẹ bảo lần này đã nghĩ đến chuyện ly hôn.

Suốt nhiều năm qua, bà đã quá mệt mỏi khi phải sống với một người chồng gia trưởng. Ly hôn ở tuổi xế chiều là điều không ai mong muốn, song bà lại không ngừng nghĩ đến “lối thoát” này.

Khi tôi tâm sự với chồng, anh lại tỏ ra không đồng tình với phương án ly hôn và cho rằng, mâu thuẫn của hai bố mẹ bao nhiêu năm vẫn vậy. Đến tuổi gần đất xa trời mà lôi nhau ra tòa thì còn ra thể thống gì?

Tôi hiểu, anh lo ngại chuyện bố mẹ ly hôn sẽ ảnh hưởng đến danh dự của anh với bạn bè, các mối quan hệ khác. Bố chồng thì liên tục nhắn tin cho tôi, bóng gió nói khuyên bà về. Ông còn nghĩ, tôi đang cố tình giữ bà ở lại để đỡ đần tôi việc nhà, chăm sóc con cái.

Tôi không muốn đứng giữa để giải quyết mọi thứ, nhưng tôi cũng không thể làm ngơ trước sự bất công mà mẹ chồng phải chịu đựng. Có điều, tôi không biết nên bắt đầu từ đâu?

Vợ tôi là con gái duy nhất trong gia đình. Vì thế, từ khi còn yêu nhau, gia đình vợ đã ám chỉ rằng tôi nên ở rể, như một cách để tiện chăm sóc và gần gũi hơn với con gái họ. Tuy nhiên, tôi không đồng ý. Là đàn ông, tôi luôn tâm niệm rằng mình phải tự lập, phấn đấu để có nhà riêng, xe riêng nên sau khi cưới vợ chồng tôi quyết định ở riêng, vợ tôi cũng không phải làm dâu mà tôi cũng không phải làm rể. Dù cố gắng cân bằng như thế, nhưng bố mẹ vợ vẫn giữ thái độ lạnh nhạt với tôi. Khi vợ m::a:;ng th::ai, mâ::u thu::ẫn càng lớn hơn. Mẹ vợ lấy lý do con gái sức khỏe yếu, cần được chăm sóc đặc biệt, nên thường xuyên khuyên tôi nên về ở rể. Bà nói: “Con gái mẹ mang b:ầ::u mà còn phải l:o nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa. Như thế làm sao chịu được!”. Mỗi lần đến nhà chơi, bà đều mang theo rất nhiều món ngon, rồi không quên nói mát: “Thương nhất cháu ngoại tôi, ở nhà riêng chắc gì đã được ăn uống tử tế. Phải chi bố nó chịu thiệt thòi một chút thì 2 mẹ con nó đâu đến nỗi thế này!”. Khi vợ sinh, tôi chọn bệnh viện quốc tế tốt nhất, chi trả toàn bộ chi phí để cô ấy được thoải mái. Mẹ vợ lên chăm con gái ở cữ. Thời gian đầu, bà tỏ ra hài lòng. Nhưng rồi chỉ chưa đầy hai tuần, bà đã tỏ thái độ, thu dọn đồ đạc đòi về. Tôi đi làm về, thấy mẹ vợ đang gói ghém vali trong khi vợ tôi bế con khóc nức nở. Hỏi lý do, bà quay ra trách tôi: “Gọi mẹ anh sang mà chăm con dâu!”. Thì ra mọi chuyện khiến mẹ tôi đùng đùng bỏ về bắt nguồn từ chiếc bánh kem trong tủ lạnh…….

0

Mẹ vợ đến chăm con gái ở cữ được nửa tháng thì đòi về, biết nguyên nhân từ một thứ trong tủ lạnh mà tôi bất lực

Tôi hết mức khuyên rồi năn nỉ mẹ vợ ở lại cho tròn tháng, cháu ngoại cứng cáp hãy về nhưng bà nhát định không chịu.

Vợ tôi là con gái duy nhất trong gia đình. Vì thế, từ khi còn yêu nhau, gia đình vợ đã ám chỉ rằng tôi nên ở rể, như một cách để tiện chăm sóc và gần gũi hơn với con gái họ. Tuy nhiên, tôi không đồng ý. Là đàn ông, tôi luôn tâm niệm rằng mình phải tự lập, phấn đấu để có nhà riêng, xe riêng.

Khi đã làm được những điều đó, tôi không thấy lý do gì để ở rể. Thái độ của tôi rất dứt khoát, điều này khiến bố mẹ vợ không hài lòng. Ngay cả trong ngày cưới, họ vẫn không giấu được sự không ưng ý, còn trách vợ tôi rằng cô ấy “không biết chọn chồng”. Dù bực mình nhưng vì là ngày vui, tôi cố nhịn, không để không khí thêm căng thẳng.

Chúng tôi quyết định ở riêng để không ai phải chịu thiệt thòi. Vợ không phải làm dâu, tôi cũng không ở rể. Cuộc sống vợ chồng trôi qua khá thoải mái. Mỗi tối thứ bảy, chúng tôi về nhà bố mẹ tôi ăn cơm. Ngày chủ nhật, tôi đưa vợ về nhà ngoại chơi cả ngày.

Dù cố gắng cân bằng như thế, nhưng bố mẹ vợ vẫn giữ thái độ lạnh nhạt với tôi. Tôi cũng không vì thế mà nản lòng. Mỗi lần về thăm, tôi đều chuẩn bị quà cáp chu đáo, hoặc giúp đỡ họ việc lặt vặt, nhưng chẳng lần nào nhận được sự hài lòng từ họ.

Khi vợ mang thai, mâu thuẫn càng lớn hơn. Mẹ vợ lấy lý do con gái sức khỏe yếu, cần được chăm sóc đặc biệt, nên thường xuyên khuyên tôi nên về ở rể. Bà nói: “Con gái mẹ mang bầu mà còn phải lo nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa. Như thế làm sao chịu được!”.

Để giải quyết vấn đề, tôi thuê người giúp việc. Tưởng rằng mẹ vợ sẽ yên tâm, ai ngờ bà càng không vui. Mỗi lần đến nhà chơi, bà đều mang theo rất nhiều món ngon, rồi không quên nói mát: “Thương nhất cháu ngoại tôi, ở nhà riêng chắc gì đã được ăn uống tử tế. Phải chi bố nó chịu thiệt thòi một chút thì 2 mẹ con nó đâu đến nỗi thế này!”.

Tôi bất lực. Với tôi, vợ là tất cả. Tôi cố gắng chăm sóc cô ấy tốt nhất có thể, nhưng trong mắt mẹ vợ, tôi vẫn chỉ là gã chồng vô tâm.

Khi vợ sinh, tôi chọn bệnh viện quốc tế tốt nhất, chi trả toàn bộ chi phí để cô ấy được thoải mái. Mẹ vợ lên chăm con gái ở cữ. Thời gian đầu, bà tỏ ra hài lòng. Nhưng rồi chỉ chưa đầy hai tuần, bà đã tỏ thái độ, thu dọn đồ đạc đòi về. Tôi đi làm về, thấy mẹ vợ đang gói ghém vali trong khi vợ tôi bế con khóc nức nở. Hỏi lý do, bà quay ra trách tôi: “Gọi mẹ anh sang mà chăm con dâu!”.

Thì ra, mọi chuyện bắt nguồn từ một chiếc bánh kem. Vợ tôi nhân ngày sinh nhật mẹ tôi đã lặng lẽ đặt một chiếc bánh để sau giờ làm, tôi có thể mang qua nhà tặng mẹ. Không ngờ mẹ vợ nhìn thấy chiếc bánh trong tủ lạnh, liền nổi giận. Bà trách vợ tôi: “27 năm nay, mẹ chưa bao giờ nhận được một cái bánh kem từ con. Vậy mà lại nhớ ngày để làm sinh nhật cho mẹ chồng!”.

Dù vợ tôi cố giải thích rằng cô ấy chỉ muốn tạo mối quan hệ tốt với mẹ chồng, nhưng mẹ vợ vẫn không nguôi giận. Bà nói, suốt những năm tháng nuôi dạy, chăm sóc con gái, bà luôn dành cả tấm lòng yêu thương. Nhưng giờ đây, con gái bà lại chỉ biết nghĩ cho người ngoài, hết nghe lời chồng ở riêng, giờ lại tổ chức sinh nhật cho mẹ chồng.

Mẹ vợ bỏ đi trong cơn tức giận. Vợ tôi khóc rất nhiều, vừa thương mẹ, vừa áy náy vì cảm thấy có lỗi. Tôi cố gọi điện xin lỗi mẹ vợ, nhưng bà chỉ trách móc, không chịu nguôi ngoai. Tôi thực sự không biết phải làm sao để hàn gắn mối quan hệ này. Một bên là gia đình vợ, một bên là sự cố gắng xây dựng tổ ấm riêng, tôi thấy mình như đứng giữa hai dòng nước ngược.