Home Blog Page 662

“Sư giả” Thích Tâm Phúc vừa giao nộp “1 tờ giấy” cho C.A, sinh viên cả nước đã mở tiệc ăn mừng

0

Bị can Nguyễn Minh Phúc (40 tuổi, tự xưng sư thầy Thích Tâm Phúc) đã giao nộp các văn bằng giả, trong đó có bằng tiến sĩ giả ngành Luật.

VKSND huyện Củ Chi (TP.HCM) hoàn tất cáo trạng, truy tố bị can Nguyễn Minh Phúc (40 tuổi, tự xưng là sư thầy Thích Tâm Phúc).

Bị can Phúc bị truy tố tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo điểm c khoản 2 Điều 174 Bộ luật Hình sự với khung hình phạt từ 2 – 7 năm tù và tội Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức theo điểm a khoản 3 Điều 341 Bộ luật Hình sự với khung hình phạt từ 3 – 7 năm tùNguyễn Minh Phúc tự nguyện giao nộp 1 giấy chứng nhận tăng ni, 1 giấy chứng điệp thọ, 1 bằng thạc sĩ Luật kinh tế, 1 bằng tiến sĩ ngành Luật do Trường Đại học Nội vụ Hà Nội cấp. Qua xác minh, cơ quan chức năng xác định toàn bộ giấy tờ, bằng cấp này đều là giả.

 

Sư giả Nguyễn Minh Phúc giao nộp bằng tiến sĩ giả - Ảnh 1.

Nguyễn Minh Phúc thời điểm bị bắt. (Ảnh Công an cung cấp)

Liên quan vụ án, Cơ quan Cảnh sát điều tra huyện Củ Chi tách hành vi Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức của 2 tài khoản Zalo “Hoàng Yến.dv giấy tờ.pt” và tài khoản “giao giấy sổ đỏ 0987402745” để điều tra.

Theo hồ sơ vụ án, năm 2021, bà L.T.H.T. (ngụ huyện Hóc Môn, TP.HCM) mua thửa đất 420,3m2 (nằm trong thửa đất số 26, tờ bản đồ số 15, diện tích 892,9m2, số CO940650) tại địa chỉ xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi của ông N.V.T. và bà N.T.C.N. làm chủ với giá 2,4 tỷ nhưng chưa làm thủ tục tách thửa được.Ngày 7/10/2022, bà L.T.H.T. thông qua L.V.V. (33 tuổi, ngụ huyện Củ Chi) giới thiệu và quen biết Phúc để nhờ làm thủ tục tách một thửa đất thành 2 thửa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất riêng thì Phúc đồng ý.

 

Mặc dù không có chức năng để làm thủ tục tách thửa đất nhưng do có quen biết và nhiều lần thuê người làm giấy tờ, bằng cấp giả để tạo lòng tin nhằm lừa đảo người khác nên Phúc đồng ý nhận làm thủ tục tách thửa đất theo yêu cầu của bà H.T.

Ông thỏa thuận với các nạn nhân làm thủ tục tách thửa đất với chi phí là 135 triệu đồng, nhận trước 70 triệu.

Sau đó, Phúc thuê làm 2 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả trên mạng xã hội. Phúc đưa cho bà H.T. một bản, còn một bản giả và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thật của bà H.T. thì Phúc cất vào két sắt đợi khi nào nạn nhân đưa 65 triệu còn lại sẽ bàn giao.

Sau khi hành vi bị phát hiện, Phúc trốn sang Thái Lan. Ngay khi Phúc vừa về lại Việt Nam, Cơ quan CSĐT Công an huyện Củ Chi đã triệu tập Phúc để làm việc. Sau nhiều lần quanh co, Phúc đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội như trên.

Cơ quan CSĐT đã khám xét khẩn cấp tại nhà của Phúc và thu giữ 1 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả và một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thật của bà H.T.

Ăn gừng nên gọt vỏ hay ăn cả vỏ? Nhiều người đang làm sai mà không biết

0
Gừng là một loại gia vị nấu ăn thông dụng trong cuộc sống hằng ngày, có trong hầu hết các gian bếp của mỗi gia đình.
Gừng có rất nhiều lợi ích, đặc biệt là khả năng khử mùi tanh, nhiều người cho gừng vào để khử mùi tanh khi hấp cá.Tuy nhiên, khi sử dụng gừng, có thể có một chi tiết mà nhiều người không mấy để ý, đó là gừng có nên gọt vỏ hay không?

Mặc dù gừng là một phụ liệu nấu ăn phổ biến trong cuộc sống, nó cũng là một vị thuốc Đông y, cả lõi gừng và vỏ gừng đều có thể dùng làm thuốc, tuy nhiên dược tính của chúng khác nhau. Điều này quyết định câu hỏi về việc bạn có nên gọt vỏ gừng khi sử dụng hay không.

Lợi ích của gừng

Gừng có khả năng xua tan cảm lạnh, ví dụ như sau khi chúng ta đi mưa, hoặc sau khi bị cảm, uống một cốc nước gừng sẽ rất tốt cho cơ thể. Hoặc khi chúng ta say tàu xe, nôn mửa do lạnh bụng, ăn một ít gừng có thể giúp giảm nôn mửa.

Theo “Dược điển Trung Hoa”, gừng có vị chát, tính hơi ấm, công dụng chủ yếu là xua tan cảm lạnh, ôn trung cầm nôn, giải đờm, giảm ho, trị cảm mạo phong hàn, lạnh bụng nôn mửa, ho có đờm.

Lợi ích của vỏ gừng

Vỏ gừng có tính chất cay và mát, công dụng chủ yếu là khử nước và tiêu sưng, giúp giảm chứng tiểu tiện khó. Ngoài ra, vỏ gừng có tác dụng chống đổ mồ hôi.

Như vậy, gừng và vỏ gừng có tính chất hoàn toàn trái ngược nhau. Gừng có tính ấm trong khi vỏ gừng có tính lạnh. Khi sử dụng bạn cần chú ý, nếu dùng không đúng cách có thể gặp phải những vấn đề về sức khỏe.

Nếu cần toát mồ hôi như khi trúng gió, cảm mạo, nôn mửa… thì nên cạo bỏ vỏ trước khi sử dụng, hiệu quả sẽ tốt hơn. Nếu không loại bỏ vỏ gừng sẽ cản trở chức năng giải cảm cho cơ thể, không có lợi cho việc toát mồ hôi.

Nhưng nếu bạn muốn dùng nước để giảm sưng tấy như phù nề, tiểu ít thì lúc này nên dùng gừng cả vỏ thay vì thịt gừng vì tác dụng của gừng nguyên vỏ đối với vết sưng tấy mạnh hơn gừng đã gọt vỏ.

Trong cuộc sống hằng ngày, nếu dùng gừng để nấu ăn thì không cần thiết phải gọt vỏ, như vậy sẽ giữ được dược tính của gừng trong việc cân bằng giải nhiệt và thanh nhiệt. Đặc biệt khi nấu một số thức ăn có tính nóng như thịt chó, thịt bò, thịt cừu… nếu cạo vỏ gừng sẽ chỉ làm cho tính nóng tăng thêm. Còn khi nấu thức ăn lạnh như cua, mướp đắng, người tỳ vị hư hàn, dạ dày yếu thì nên bỏ vỏ gừng.

Theo: Theo Aboluowang

Gừng mọc mầm có ăn được không?

0

 Bảo quản gừng không đúng cách sẽ khiến gừng mọc mầm rất nhanh. Nhiều người không biết gừng mọc mầm liệu có ăn được không, ăn vào có hại gì không?

Gừng là loại gia vị thường có sẵn trong căn bếp của gia đình. Gừng không chỉ dùng trong nấu nướng mà còn có nhiều tác dụng khác như làm sạch và khử mùi một số đồ dùng trong nhà.

Nhiều gia đình sẽ mua một lượng gừng khá lớn và để sẵn trong nhà để có thể sử dụng ngay khi cần. Tuy nhiên, thời tiết nóng ẩm kết hợp với việc bảo quản không đúng cách có thể khiến gừng mọc mầm rất nhanh. Vậy gừng mọc mầm có ăn được không?

Nhiều người không biết gừng mọc mầm có ăn được không, ăn vào có hại gì không?

Nhiều người không biết gừng mọc mầm có ăn được không, ăn vào có hại gì không?

Gừng mọc mầm có ăn được không?

Trên thực tế, chúng ta có những thực phẩm mọc mầm không thể sử dụng và cũng có những thực phẩm mọc mầm có thể sử dụng, thậm chí còn tốt cho sức khỏe.

Thực phẩm mọc mầm có chứa độc tố được nhiều người biết đến nhất có lẽ là khoai tây. Khoai tây mọc mầm có chứa nhiều chất không có lợi cho sức khỏe, có thể gây ra ngộ độc nên được chuyên gia khuyến cáo không nên ăn.

Vậy đối với gừng thì sao?

Gừng thuộc nhóm thực phẩm có thể ăn được ngay cả khi mọc mầm. Tuy nhiên, gừng mọc mầm thì mùi vị có thể không còn đậm như trước và dinh dưỡng cũng có thể kém đi.

Phần mầm gừng mọc ra thậm chí còn có vị ngon hơn phần gốc. Vị cay của phần mầm gừng non này sẽ không bằng gừng già.

Bạn cần phải lưu ý rằng, gừng mọc mầm có thể ăn được nhưng gừng thối, gừng dập nát và gừng mốc thì không. Khi bị thối, gừng sẽ sản sinh ra chất carcinole safrole. Đây là một chất có độc tính cao có thế phá hủy tế bào gan, làm hại cho gan.

Với những củ gừng mọc mầm, nếu bạn không ăn thì cũng đừng vứt bỏ. Bạn hoàn toàn có thể đem những củ gừng này vùi vào trong đất để cây gừng phát triển. Nếu không ăn phần củ, bạn cũng có thể sử dụng phần lá gừng để chế biến món ăn. Lá gừng sẽ đem lại mùi thơm đặc biệt cho các món ăn mà bạn nấu.

Những củ gừng mọc mầm không ăn đến có thể đem trồng để có cây gừng mới.

Những củ gừng mọc mầm không ăn đến có thể đem trồng để có cây gừng mới.

Cách bảo quản gừng

Để gừng giữ được hương vị thơm ngon trong thời gian dài, không bị mọc mầm, bạn cần phải chú ý đến cách bảo quản gừng.

Thông thường, với số lượng gừng không quá nhiều, bạn có thể để gừng ở nơi khô ráo, thoáng mát, không cần bọc trong túi nilon.

Với số lượng gừng lớn hơn, bạn có thể tham khảo một số cách cách bảo quản gừng dưới đây để giữ cho gừng tươi ngon trong thời gian dài.

– Bảo quản gừng trong cát

Đây là một trong những cách bảo quản thực phẩm phổ biến của người xưa, khi các thiết bị bảo quản thực phẩm như tủ lạnh, tủ bảo ôn, tủ đông chưa ra đời.

Bạn chỉ cần chuẩn bị một chiếc thùng, vại đủ để đựng số gừng đã mua. Chuẩn bị một ít cát khô và sạch.

Đổ một lớp cát xuống dưới đáy thùng, xếp một lớp gừng lên trên rồi lại phủ một lớp cát. Làm lần lượt như vậy cho đến hết. Để thùng gừng ở nơi khô ráo, thoáng mát. Cách này sẽ giúp gừng tươi lâu và không bị khô héo.

Bảo quản gừng trong cát hoặc sử dụng baking soda đều có thể giúp gừng tươi lâu, hạn chế tình trạng mọc mầm.

Bảo quản gừng trong cát hoặc sử dụng baking soda đều có thể giúp gừng tươi lâu, hạn chế tình trạng mọc mầm.

– Bảo quản gừng bằng baking soda

Baking soda có thể giữ cho gừng tươi ngon và không bị mọc mầm trong thời gian dài.

Gừng mua về cứ để nguyên cho khô ráo. Nếu thấy gừng bám nhiều đất, bạn có thể dùng khăn để lau sạch. Không nên rửa gừng qua nước vì nước có thể làm gừng bị hỏng.

Lấy một chiếc thùng carton đủ lớn để đựng gừng. Lót một tờ giấy báo ở dưới đáy thùng. Rắc một ít baking soda lên bề mặt giấy báo. Xếp gừng lên trên. Sau khi xếp gừng, bạn hãy lấy tờ giấy báo phủ kín lên trên và rắc thêm một lớp baking soda. Làm như vậy cho đến khi hết chỗ gừng đã chuẩn bị.

Khi hộp đầy, hãy dùng giấy báo đậy kín và để thùng ở nơi khô ráo, thoáng mát. Baking soda có tác dụng hút ẩm, giúp gừng khô ráo, không bị thối và hạn chế mọc mầm. Cách này giúp bảo quản gừng trong khoảng 6 tháng mà vẫn giữ được sự tươi ngon.

– Bảo quản gừng trong tủ lạnh

Gừng mua về rửa cho sạch đất cát và phơi cho thật ráo nước. Sau đó, lấy giấy ăn bọc từng củ gừng hoặc dùng giấy bạc để bọc gừng. Cho các củ gừng đã gói kín trong giấy vào túi zip, ép hết không khí ra ngoài và để vào ngăn mát tủ lạnh. Cách này giúp bảo quản gừng được lâu hơn so với việc cứ để nguyên củ gừng vào ngăn mát tủ lạnh.

– Bảo quản gừng trong tủ đông

Bạn có thể rửa sạch củ gừng, để ráo nước rồi cắt thành lát mỏng, thái sợi hoặc băm nhỏ (tùy nhu cầu, phần vỏ gừng có thể cạo bỏ hoặc không). Cho gừng vào túi zip, ép hết không khí ra ngoài rồi khóa chặt miệng túi. Để túi gừng trong ngăn đá tủ lạnh hoặc tủ đông. Khi cần sử dụng thì lấy vài lát gừng ra và chế biến luôn, không cần phải rã đông.

Cây tầm bóp “thần dược” mọc hoang chữa được nhiều bệnh

0

Cây tầm bóp là loài cây quen thuộc với người dân Việt Nam. Tầm bóp không chỉ được sử dụng để làm món ăn mà còn có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Vậy bạn có biết tác dụng của cây tầm bóp không? Cần lưu ý gì khi sử dụng cây tầm bóp để được hiệu quả cao nhất. Tôi sẽ giải đáp chi tiết các câu hỏi này trong bài viết dưới đây. Cùng bắt đầu khám phá nhé!

Cây tầm bóp là gì?

image

Cây tầm bóp

Cây tầm bóp là loài cây thân thảo, thuộc họ Cà (Solanaceae), có tên khoa học là Physalis angulata, ở Việt Nam còn được gọi với nhiều cái tên khác như: cây bôm bốp, thù lù cạnh, bùm bụp hay cây lồng đèn.

Cây tầm bóp rất dễ sống và sinh trưởng trong điều kiện khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam, tầm bóp mọc dại ở khắp nơi như ven đường, bờ ruộng, trong vườn, hay những khu đất hoang. Ngày nay thì nó được nhiều trồng để làm rau ăn hàng ngày hoặc làm thuốc chữa bệnh.

Cây tầm bóp có những đặc điểm như sau:

  • Chiều cao trung bình từ 50 – 90 cm, thân phân nhánh nhiều.
  • Lá có màu xanh, hình bầu dục.
  • Hoa có màu trắng, nhụy màu vàng, gồm 5 cánh và mọc riêng lẻ. Đài hoa có hình chuông, màu xanh và bên ngoài được bao phủ bởi lớp lông tơ mịn.
  • Quả ra quanh năm, hình tròn, mọng nước, chứa nhiều hạt nhỏ li ti và bề mặt nhẵn. Khi quả còn tươi, nó có màu xanh, nhưng khi chín thì chuyển sang màu đỏ hoặc cam. Bên ngoài quả cây tầm bóp có 1 lớp đài bảo vệ giống như một túi bọc.

Thành phần dinh dưỡng của cây tầm bóp

image

Thành phần dinh dưỡng cây tầm bóp

Theo Healthline[1], 140g quả cây tầm bóp chứa thành phần dinh dưỡng như sau:

  • Calo: 74 calo.
  • Tinh bột: 15,7 gam.
  • Chất xơ: 6 gam.
  • Chất đạm: 2,7 gam.
  • Chất béo: 1 gam.
  • Vitamin C: 21% RDI cho phụ nữ và 17% cho nam giới.
  • Thiamine: 14% RDI cho phụ nữ và 13% cho nam giới.
  • Riboflavin: 5% RDI.
  • Niacin: 28% RDI cho phụ nữ và 25% cho nam giới.
  • Vitamin A: 7% RDI cho phụ nữ và 6% cho nam giới.
  • Sắt: 8% RDI cho phụ nữ và 18% cho nam giới.
  • Phốt pho: 8% RDI.
  • lượng beta-carotene và vitamin K cao cùng với một ít canxi.

Trong thân cây tầm bóp có chứa các Physalin A-D, Physagulin A-G, các alkaloid …

Thành phần dinh dưỡng của cây tầm bóp chứa nhiều chất xơ, các vitamin và khoáng chất quan trọng có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Tác dụng của cây tầm bóp

image

Tác dụng của cây tầm bóp

Với thành phần nhiều chất có lợi cho sức khỏe, cây tầm bóp có những tác dụng sau đây:

Ngăn ngừa bệnh tim mạch, giảm lượng cholesterol trong máu

Tầm bóp chứa lượng lớn vitamin C có tác dụng chống lại các gốc tự do gây hại cho mạch máu. Vitamin A dồi dào trong tầm bóp cũng sẽ giúp kiểm soát lượng cholesterol trong máu, giúp ngăn ngừa cơ thể khỏi các bệnh về tim mạch như xơ vữa mạch máu, nhồi máu cơ tim, đột quỵ …

Bạn có thể ép rau tầm bóp lấy nước uống hoặc nấu cùng với các loại thực phẩm khác như hải sản, thịt heo, bò, … tùy theo sở thích.

Hỗ trợ điều trị ung thư

Một nghiên cứu đã chỉ ra[2] hợp chất phenolic trong quả cây tầm bóp có tác dụng ngăn chặn ung thư vú và ung thư ruột kết. Vitamin C cũng là một chất chống oxy hóa giúp ức chế các tế bào gây ung thư hiệu quả.

Tốt cho thị lực

Tầm bóp chứa nhiều vitamin A – loại vitamin quan trọng cho sức khỏe của mắt. Vitamin A giúp duy trì độ ẩm của niêm mạc mắt, phòng ngừa các bệnh về mắt như khô mắt, viêm kết mạc, … Vitamin này cũng giúp cải thiện khả năng nhìn trong ánh sáng yếu.

Hỗ trợ điều trị viêm nhiễm, cảm sốt

Tầm bóp chứa vitamin C – vitamin giúp làm giảm nhiệt độ cơ thể, làm giảm các triệu chứng như đau đầu, ho, sổ mũi … Ngoài ra, vitamin C cũng giúp tăng cường các chất dinh dưỡng khác. Nó giúp cơ thể bạn hấp thụ sắt và chống lại các bệnh viêm nhiễm tốt hơn.

Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Vitamin C có trong tầm bóp có tác dụng tăng khả năng hoạt động của insulin – loại hormone đóng vai trò kiểm soát lượng đường trong cơ thể. Do đó, sử dụng tầm bóp hiệu quả có thể hỗ trợ điều trị tiểu đường.

Tăng cường miễn dịch, chữa lành vết thương

Vitamin C trong tầm bóp có tác dụng ngăn chặn sự tấn công của các gốc tự do và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Vitamin này cũng đóng vai trò trong việc hình thành collagen, giúp thúc đẩy quá trình lành vết thương.

Những lưu ý khi sử dụng cây tầm bóp

image

Không nhầm lẫn cây tầm bóp với cây lu lu đực

Để có được lợi ích tối đa khi sử dụng tầm bóp, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Hạn chế sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, nếu sử dụng thì phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Nhiều trường hợp có thể bị dị ứng với cây tầm bóp thì không được sử dụng tiếp. Các triệu chứng dị ứng như: ngứa da, nổi mẩn đỏ, buồn nôn, khó thở … và cần tới gặp bác sĩ ngay để được điều trị.
  • Không dùng tầm bóp khi đang sử dụng các loại thuốc hay thực phẩm chức năng khác để tránh gây tương tác với nhau hoặc làm giảm hiệu quả của thuốc. Bạn nên hỏi kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
  • Không nên sử dụng cây tầm bóp trong thời gian dài vì có thể gây ra những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.
  • Tránh nhầm lẫn với một loại cây khác là lu lu đực – một loại cây chứa độc tố solanin. Cây lu lu đực có các đặc điểm tương tự như cây tầm bóp nhưng khác biệt ở điểm là hoa mọc thành chùm và quả có màu đen.

Kết luận:

Tác dụng của cây tầm bóp là rất tốt cho sức khỏe, như ngăn ngừa bệnh tim mạch, hỗ trợ điều trị ung thư, tốt cho thị lực, hỗ trợ điều trị viêm nhiễm, cảm sốt, hỗ trợ điều trị tiểu đường và tăng cường miễn dịch, chữa lành vết thương. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý khi sử dụng cây tầm bóp để tránh có những tác hại không mong muốn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!

Hoa chuối – loại rau được mệnh danh là “nhân sâm cho người nghèo”

0

 Hoa chuối hay còn gọi là bắp chuối là một nguyên liệu phổ biến trong văn hóa ẩm thực của các nước Đông Nam Á. Ngoài ra, hoa chuối còn được đông tây y sử dụng như một loại thuốc chưa nhiều bệnh.

Hoa chuối đã được sử dụng trong nhiều bài thuốc cổ truyền từ xa xưa vì những giá trị tuyệt vời đối với sức khỏe.

Trong y học hiện đại, nó cũng được chứng minh là có tác dụng chữa bệnh tiểu đường, khó tiêu, chống trầm cảm và nhiều công dụng khác.

1. Cải thiện bệnh tiểu đường

Bệnh nhân tiểu đường nên ăn hoa chuối để làm giảm lượng đường trong máu. Chất xơ trong hoa chuối có tác dụng giúp bạn no lâu, từ đó ngăn ngừa sự gia tăng đột biến về lượng đường huyết, hạn chế những rủi ro về sức khỏe cho người bệnh.

Hoa chuối còn được đông tây y sử dụng như một loại thuốc chưa nhiều bệnh.

Hoa chuối còn được đông tây y sử dụng như một loại thuốc chưa nhiều bệnh.

2. Khắc phục các vấn đề tiêu hóa

Hoa chuối là một loại thực phẩm có tính kiềm, có tác dụng trung hòa hiệu quả sự tiết axit trong dạ dày và giúp bạn nghỉ ngơi khỏi chứng khó tiêu, loét và đau.

Ngoài ra, hoa chuối giàu chất xơ và các chất dinh dưỡng quan trọng khác có tác dụng như một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên, điều hòa các chức năng của ruột và điều trị táo bón.

3. Giúp thận khỏe hơn

Vô số chất dinh dưỡng có trong hoa chuối giúp kích thích thận hoạt động khỏe mạnh. Bổ sung hoa chuối non trong chế độ ăn uống có tác dụng như một phương thuốc tự nhiên giúp làm tan sỏi thận và ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm và các vấn đề về tiết niệu.

4. Tăng cường sắt cho cơ thể

Hàm lượng sắt dồi dào trong hoa chuối có thể bơm dự trữ sắt một cách đáng kể và cải thiện các triệu chứng liên quan đến thiếu máu như mệt mỏi, mệt mỏi, nhịp tim không đều, da xanh xao, bàn chân và bàn tay lạnh.

Thường xuyên ăn hoa chuối trong bữa ăn sẽ làm tăng lượng hồng cầu và chống thiếu máu do thiếu sắt.

5. Điều trị phì đại tuyến tiền liệt

Chiết xuất hoa chuối có thể làm dịu sự phát triển của các tế bào tuyến tiền liệt bên cạnh đó giúp cải thiện tất cả các loại rối loạn tiết niệu.

Với khả năng tổng hợp dihydrotestosterone – một loại hormone có liên quan đến các vấn đề sức khỏe ở nam giới, nó rất hữu ích trong việc điều trị u xơ tuyến tiền liệt.

6. Tăng khả năng mọc tóc

Hoa chuối có khả năng làm giảm căng thẳng ôxy hóa bằng cách bảo vệ tóc khỏi các tác nhân bên ngoài và cải thiện độ dày và kết cấu của tóc.

Các chất chiết xuất từ hoa là thành phần chính trong huyết thanh, dầu, kem và mặt nạ dưỡng tóc. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc làm cho các nang tóc của bạn khỏe hơn và thúc đẩy sự phát triển của tóc.

7. Tăng cường sức khỏe xương khớp

Hoa chuối chứa đáng kể kali, canxi, cũng như vitamin A, C và E ngoài các flavonoid mạnh mẽ như quercetin và catechin.

Những chất này có thể làm giảm bớt sự khó chịu ở khớp, tăng mật độ khoáng của xương và giảm mức độ osteocalcin, do đó ngăn ngừa nguy cơ loãng xương.

Khu đô thị Nam Thăng Long Hà Nội: Ch:áy căn hộ ở tầng 29 chung cư nổi tiếng tại quận Tây Hồ

0

Nhận được tin báo cháy, Công an thành phố Hà Nội đã nhanh chóng triển khai các tổ trinh sát tiếp cận căn hộ ở tầng 29 chung cư ở quận Tây Hồ dập lửa.

Sáng 16/7, Công an quận Tây Hồ, Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng đã kịp thời dập tắt vụ cháy căn hộ ở tầng 29 chung cư thuộc Khu đô thị Nam Thăng LongKỹ năng thoát hiểm khi cháy chung cư - CafeLand.Vn

Ảnh minh họa

Thông tin ban đầu cho biết, tối 15/7, Công an quận Tây Hồ nhận được tin báo từ người dân xảy ra cháy tại tầng 29 chung cư Lạc Hồng – khu đô thị Nam Thăng Long.

Lực lượng chức năng nhanh chóng khống chế vụ cháy tại tầng 29 chung cư ở Tây Hồ, Hà Nội (Ảnh: Công an Hà Nội).

Nhận thông tin, Công an Tây Hồ đã báo cáo Trung tâm thông tin chỉ huy của Công an thành phố Hà Nội điều động lực lượng, phương tiện đến hiện trường.

Ngay lập tức, trung tâm thông tin chỉ huy chữa cháy đã thành lập tổ trinh sát gồm 3 đồng chí cùng các trang thiết bị đi thang bộ lên tầng 29 để khống chế đám cháy.

Các Cảnh sát còn lại mang theo bình thở, thiết bị phá dỡ để tiếp cận hiện trường, tiến hành chữa cháy.

Bước đầu xác định nguyên nhân do người dân do sơ suất bất cẩn đun nước trên bộ bàn ghế sofa, sau đó để quên đi ra ngoài không tắt.

Công an quận Tây Hồ khuyến cáo người dân phải quản lý chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt. Khi sử dụng các thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt phải luôn luôn có người trông coi và khi ra khỏi nhà phải tắt hết các thiết bị điện, để ngăn ngừa các yếu tố hình thành sự cháy, đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy cho mọi người.

Đồng thời, mỗi gia đình trang bị ít nhất 1 bình chữa cháy và nắm rõ cách sử dụng để chủ động xử lý khi có cháy xảy ra.

2 món ăn từ rau ngót giúp chị em giảm cân thành công

0

Rau ngót là loại rau mang lại giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng rất tốt đối với sức khoẻ con người. Ngoài ra, rau ngót còn có công dụng rất đặc biệt đối với những người muốn giảm cân. Hôm nay Bách hoá XANH chia sẻ cho bạn những món ăn từ rau ngót có thể sử dụng để giảm cân qua bài viết này nhé!

Giá trị dinh dưỡng có trong rau ngót

Rau ngót là loại rau có chứa nhiều hàm lượng các chất dinh dưỡngRau ngót là loại rau có chứa nhiều hàm lượng các chất dinh dưỡng
– Rau ngót là loại rau có chứa nhiều hàm lượng các chất dinh dưỡng hữu ích đối với sức khoẻ con người.
– Cứ trong 100g rau ngót, nó chứa khoảng 185mg Vitamin C, 2.2mg Vitamin PP, 0.1mg Vitamin B1, 0.4mg Vitamin B2, 86g nước, 2.5g chất xơ,
– Ngoài ra, rau ngót còn được xem là nguồn cung cấp khoáng chất dồi dào cho cơ thể. Các loại khoáng chất được tìm thấy trong rau ngót như: Canxi (169mg), sắt (2.7mg), photpho (64.5mg).

Công dụng của rau ngót

Công dụng của rau ngót
– Rau ngót có tác dụng rất tốt đối với hệ tiêu hoá, nó giúp phòng tránh được táo bón nhờ chứa hàm lượng chất xơ cao.
– Rau ngót rất giàu các loại Vitamin A, C, B nên thường được các mẹ sau sinh lựa chọn. Rau ngót giúp cho lượng sữa của mẹ về nhiều hơn, hạn chế nguy cơ bị viêm nhiễm và giúp dạ con được thắt lại.
– Chất inulin có trong rau ngót còn làm cho quá trình hấp thụ đường bị chậm lại. Hơn nữa rau ngót chứa ít Gluxit và Lipid nhưng lại dồi dào Protein, nên rất thích hợp cho những người muốn giảm cân sử dụng.

Một số món ăn giảm cân với rau ngót

1Nước ép rau ngót
Một số món ăn giảm cân với rau ngót
Nguyên liệu: Rau ngót, nước lọc, một ít muối.
Cách thực hiện: Rau ngót mua về, nhặt bỏ những lá sâu, già rồi đem rửa sạch, ngâm chung với nước muối khoảng 10 phút. Sau khi đã đủ thời gian, bạn vớt rau ra, vò sơ để rau được mềm hơn rồi cho vào máy xay nhuyễn. Đổ hỗn hợp ra rây lọc lấy nước uống. Sử dụng thường xuyên bạn sẽ thấy được công dụng tuyệt vời của rau ngót trong việc giảm cân.
2Canh rau ngót thịt xay
Một số món ăn giảm cân với rau ngót
Nguyên liệu: Rau ngót, 100g thịt xay, gia vị nấu ăn.
Cách thực hiện: Rau ngót nhặt bỏ lá sâu, héo, sau đó dùng nước muối loãng rửa sạch, rồi vò cho rau mềm hơn. Phi thơm hành, cho thịt vào đảo cho thịt săn lại, tiếp tục cho rau ngót vào đảo đến khi thấy rau tái lại thì cho thêm tô nước, đậy vung lại và nấu sôi. Khi canh đã sôi, bạn nếm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp. Múc ra tô là bạn có thể sử dụng.

Lưu ý khi giảm cân với rau ngót

Lưu ý khi giảm cân với rau ngót
– Rau ngót nên chọn những là xoăn, tươi, tránh chọn phải lá quá già hoặc non.
– Khi giảm cân bằng rau ngót, bạn phải kết hợp với một chế độ ăn khoa học, tập luyện cơ thể, để hiệu quả được tốt hơn.
– Rau phải được chọn mua ở những nơi đảm bảo chất lượng như: Siêu thị, bách hoá để tránh mua phải rau có chứa thuốc bảo vệ thực vật, sẽ gây ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Nguồn tham khảo: http://vietnamnet.vn/

8 món ngon từ đậu bắp thích hợp cho cả gia đình

0

Gợi ý những món ngon từ đậu bắp có thể giúp cả gia đình đổi vị, thơm ngon.

Đậu bắp xào

1

Đậu bắp sau khi xào có màu xanh tươi, chín vừa và món độ ngon ngọt tự nhiên. Khi xào có thể xào với tỏi hoặc có thêm loại nguyên liệu khác tuỳ vào sở thích của bạn để tăng thêm mùi vị cho món.

Bạn có thể kết hợp xào đậu bắp với các nguyên liệu khác như thịt bò, thịt heo, tôm để món ăn thêm đa dạng và đầy đủ chất dinh dưỡng hơn.

Khi nếm thử chúng ta sẽ cảm nhận được đậu bắp có độ mềm, lẫn với độ thấm vị với các nguyên liệu khác tạo nên hương vị đặc trưng của món ăn.

Đậu bắp xào sả ớt

Đậu bắp xào sả ớt ăn với cơm trắng là ngon lành, món ăn này siêu dễ làm, chỉ vài bước đơn giản có ngay món chính cho bữa cơm gia đình. Sau khi chế biến đậu bắp sạch sẽ mang đi xào với sả và ớt băm nhuyễn, nêm nếm vừa ăn là có thể dùng. Hương vị cay nồng, mằn mặn, đậm đà hết sức của món ăn này đảm bảo chinh phục bất cứ ai.

Đậu bắp hấp xì dầu

2

Đậu bắp hấp xì dầu là một món hấp cực ngon, món này chỉ với đậu bắp và mỡ hành mang đi hấp cùng với phần sốt xì dầu đã tạo nên món ăn cực ngon làm bất kỳ ai cũng phải yêu thích. Mùi vị ngọt thanh của đậu bắp hòa quyện với mỡ hành thơm phức làm bất cứ ai ăn đều không quên được.

Đậu bắp nướng

Đậu bắp nướng là món ăn cực kì đơn giản nhưng lại tạo nên món ăn vô cùng bắt mùi, đậu bắp nướng thường được nướng kèm với thịt, tuy nhiên vẫn có thể dùng riêng cũng rất ngon. Tuy nướng lên nhưng món vẫn giữ được mùi vị thơm ngon,độ giòn và hương vị đặc trưng của đậu bắp.

Bạn hãy thử chấm kèm với tương ớt hoặc chao để tăng thêm hương vị đa dạng cho món và thêm ngon miệng nhé.

Đậu bắp chiên bột

Đậu bắp chiên bột là một món ăn cực kì tuyệt vời khi bạn nấu cho gia đình bạn, đậu bắp được tráng trong bơ sữa và hỗn hợp bột ngô dày dặn, sau đó chiên giòn đến độ chín vàng.

Vì thế món ăn là sự hòa quyện giữa sự tươi mát của đậu và sự béo ngậy, giòn rụm của bơ sữa. Tất cả hòa quyện và đan xen với nhau tạo nên một hương vị tuyệt vời cho món ăn. Bạn có thể tăng thêm hương vị của món ăn bằng cách chấm với một chút tương ớt.

Canh đậu bắp

3

Canh đậu bắp có thể nói là rất quen thuộc, đây là một món được đánh giá cao vì sự đơn giản và nhanh chóng của món.

Ngày nay món canh đậu bắp được chế biến rất đa dạng theo từng sở thích, kết hợp với nhiều nguyên liệu khác như tôm, chả cá,… nhưng nó vẫn tạo nên nét đặc trưng của từng món nhưng món ăn vẫn luôn được đánh giá cao về mặt hương vị.

Các nguyên liệu hoà quyện cùng với nhau tạo nên độ thanh mát cho món ăn, các món canh này mà nấu và thưởng thức vào những ngày hè nóng bức thì còn gì bằng.

Đậu bắp nhồi thịt

Đậu bắp nhồi thịt là món ăn chơi siêu ngon, chỉ với thịt xay nhuyễn với các nguyên liệu khác được nhồi vào bên trong những quả đậu bắp, sau đó mang đi hấp chín là có ngay món ăn ngon lành cho cả nhà. Món ăn có vị giòn, dai ngon, ăn với sốt tương ớt là bá cháy.

Thịt heo cuốn đậu bắp

5

Món thịt heo cuốn đậu bắp là một món ăn không thể chối từ vì độ ngon và hương vị của món. Đậu bắp được cuộn với thịt heo, khi nướng mỡ của thịt sẽ thấm dần vào đậu bắp giúp đậu ướt và thấm gia vị mà không khiến đậu bị khô.

Hơn nữa đậu bắp đi kèm với thịt còn giúp cho món ăn không bị ngán. Sự hòa quyện và kết hợp của đậu và thịt tạo nên một món ăn không thể chối từ vì độ hấp dẫn và thơm ngon.

2 bộ phận ở lợn quý chẳng kém tổ yến, nhân sâm, sáng sớm tinh mơ ra chợ mới mua được

0

Đây là những bộ phận ngon, bổ vì vậy thường được bán rất nhanh ở các khu chợ.

Bạn có biết bộ phận nào của con lợn là ngon nhất không? Thịt lợn là một trong những món ăn phổ biến trong bữa cơm gia đình.

Xương lưỡi liềm

Phần xương lưỡi liềm nằm ở phần chân trước của lợn, là điểm kết nối giữa xương ống và xương quạt. Với hình dáng cong vát giống như một chiếc lưỡi liềm, phần này chủ yếu là sụn, khiến cho việc thưởng thức trở nên giòn mềm và ngọt ngào. Không chỉ vậy, xương lưỡi liềm còn giàu collagen, canxi, protein và vitamin, làm tốt cho sức khỏe xương khớp, tăng cường thể lực. Đặc biệt, đối với phụ nữ, việc tiêu thụ phần này còn giúp cải thiện làn da và chăm sóc sức khỏe.

Phần xương lưỡi liềm nằm ở phần chân trước của lợn, là điểm kết nối giữa xương ống và xương quạt.

Phần xương lưỡi liềm nằm ở phần chân trước của lợn, là điểm kết nối giữa xương ống và xương quạt.

Xương lưỡi liềm không chỉ ngon khi nướng mà còn có thể được sử dụng trong các món hầm hoặc xào rau củ, mang lại hương vị thơm ngon và giòn lạ miệng.

Một số người giữ lại phần thịt quý này để hầm xương hoặc nấu canh cho gia đình, ít khi tiết lộ cho người mua biết. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là xương lưỡi liềm đều đặn cung cấp collagen, protein và vitamin, giúp bảo vệ xương, ngăn ngừa loãng xương và tăng cường hệ miễn dịch.

2 lợi ích lớn của xương lưỡi liềm đối với sức khỏe

– Bổ sung canxi: Hàm lượng canxi trong xương lưỡi liềm cao, rất thích hợp cho trẻ em đang trong thời kỳ tăng trưởng và phát triển, người già bị loãng xương, giúp bổ sung đủ canxi cho cơ thể con người. Phụ nữ có thể ăn một ít xương lưỡi liềm đúng cách để bổ sung canxi trong thai kỳ, hiệu quả vẫn tương đối tốt.

– Cung cấp dinh dưỡng: Thịt xương lưỡi liềm rất giàu protein và chiết xuất chứa nitơ hòa tan trong nước, bao gồm nhiều loại protein, có thể cung cấp chất dinh dưỡng phong phú và chất lượng cao cho các chức năng chính của cơ thể. Bên cạnh đó, xương lưỡi liềm có giá trị rất cao trong việc giữ gìn sức khỏe, sử dụng xương lưỡi liềm có tác dụng bổ sung vitamin rất hiệu quả.

Đuôi lợn

Ngoài phần xương lưỡi liềm, còn một bộ phận khác của con lợn ít được người ta chú ý mua nhưng lại mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đó chính là đuôi lợn. Mặc dù nhiều người nghĩ rằng đuôi lợn không có nhiều thịt nên không hấp dẫn để mua về ăn, nhưng thực tế đây là một phần quý giá của con lợn.

Đuôi của các loài gia súc đã được sử dụng từ lâu để củng cố đốc mạch và điều trị nhiều bệnh, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến bổ thận, giảm đau lưng và mệt mỏi ở các cơ thể. Trong số đó, đuôi lợn có tác dụng bổ khí, tăng cường sự dưỡng huyết và hỗ trợ điều trị các vấn đề như thận hư, liệt dương, xuất tinh sớm, và nhiều hơn nữa.

Đuôi của các loài gia súc đã được sử dụng từ lâu để củng cố đốc mạch và điều trị nhiều bệnh, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến bổ thận, giảm đau lưng và mệt mỏi ở các cơ thể.

Đuôi của các loài gia súc đã được sử dụng từ lâu để củng cố đốc mạch và điều trị nhiều bệnh, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến bổ thận, giảm đau lưng và mệt mỏi ở các cơ thể.

Đuôi lợn làm món gì ngon?

1. Đuôi lợn hầm thuốc bắc

Đầu tiên trong danh sách các món ăn từ đuôi lợn phải kể đến là món đuôi heo hầm thuốc bắc với công dụng bổ khí, dưỡng huyết. Món ăn không những chứa nhiều dưỡng chất mà còn đậm vị, hấp dẫn.

Đuôi lợn được hầm mềm nhưng vẫn giữ được độ dai, giòn thơm mùi đặc trưng của thuốc bắc. Món này ăn cùng mì tươi hoặc bún thì vô cùng ngon.

2. Đuôi lợn hầm đu đủ

Các món hầm hay nấu đu đủ là món ăn quen thuộc trong mâm cơm của mỗi gia đình Việt. Trong đó có món đuôi lợn hầm đu đủ cũng vô cùng thơm ngon và dễ ăn đối với tất cả các thành viên trong gia đình.

Đuôi lợm được hầm mềm béo, cùng đu đủ ngọt ngọt với nước canh thanh mát ăn cùng cơm nóng thì vô cùng tròn vị.

3. Đuôi heo hầm đậu phộng

Đậu phộng là loại hạt chứa nhiều vitamin, dưỡng chất tốt cho cơ thể. Từ đậu phộng, ta có thể thực hiện được nhiều món ăn ngon, lạ miệng.

Đuôi lợn hầm đậu phộng là một trong những món ăn vô cùng thơm ngon và bắt vị, đặc biệt là những ai yêu thích các món bùi bùi, béo ngậy đấy.

Loại cỏ đầy đường bị người Việt bỏ đi lại là thuốc tốt và rau quý ở nước ngoài, làm món này cực ngon

0

 Loại cỏ này mọc lên nhanh tua tủa bên lề đường bị người Việt nhổ bỏ không hết, nào ngờ là giống rau quý phát triển rộng ở nước ngoài và là vị thuốc Đông y

Cây xuyến chi, nhiều nơi gọi là hoa cứt lợn, cây cỏ đĩ mọc tua tủa ở lề đường, lối đi, đất hoang… Với người Việt Nam chúng là loại cỏ mọc dại không có tác dụng với số đông. Hoa của chúng tương đối xinh xắn nhưng nhanh tàn nên không được mang về trưng bày. Với một số người làm trong ngành y và được lưu truyền kinh nghiệm dân gian thì biết công dụng của loài cỏ này.

hoa xuyen chi

Xuyến chi nhiều công dụng cho sức khỏe

Loài cỏ này mọc cao dài, tương tự cây tầm bóp, cây lu lu thường bị người dân cắt bỏ vì chúng mọc rất nhanh. Nhưng cũng vì đặc điểm này mà loài cây này từng được Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đã thúc đẩy trồng cây xuyến chi ở châu Phi vì dễ canh tác và có thể sử dụng làm rau ăn để tăng cường chống đói và tăng cường rau cho dân châu Phi.

Theo Đông y, xuyến chi là một vị thuốc có vị đắng, tình mát, hơi cay nhẹ. Xuyến chi giúp thanh nhiệt giải độc, trị côn trùng cắn, trị sưng viêm lở loét ngoài da. Hoa lá xuyến chi đều có thể dùng được. Cây xuyến chi có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe bao gồm:

Xuyến chi giúp ngăn chặn bệnh đường tiêu hóa, phơi khô uống như trà giúp tăng cường tiêu hóa giảm táo bón tiêu chảy.

Những người bị sốt cao dùng xuyến chi nấu nước uống và giã đắp vào bàn chân giúp thuyên giảm tình trạng này.

Khi bị côn trùng đốt, giã rau xuyến chi đắp vào có thể giúp giảm cơn đau nhức.

Những người đau nửa đâu, vàng da, mệt mỏi, gan nóng, mẩn ngứa thì dùng xuyến chi phơi khô hãm lấy nước uống cũng hỗ trợ giảm bệnh.

xuyen chi nau canh

Chế biến xuyến chi thành món ăn

Vì những công dụng như trên nên xuyến chi hoàn toàn có thể trở thành thảo dược tự nhiên trong gia đình, từ phơi khô làm trà tới hái đọt non về nấu ăn. Một vài món ăn đơn giản từ xuyến chi lại rất ngon miệng:

Xuyến chi luộc chấm mắm trứng

Hái ngọn non xuyến chi về luộc tương tự luộc cây tầm bóp, rau lang. Xuyến chi dễ chín nên chỉ cần luộc nhanh trong nước sôi để rau không bị mềm. Dằm trứng luộc vào nước mắm làm nước chấm là được món ăn dân dã. Rau xuyến chi có vị ngăm ngăm đắng tương tự tầm bóp.

Xuyến chi xào tỏi

Xuyến chi hái đọt và lá non rửa sạch. Tỏi bằm nhuyễn, Phi thơm một phần tỏi rồi cho xuyến chi vào đảo nhanh tay, nêm nếm gia vị cho đều và thêm phần tỏi tươi còn lại là được món chi xào tỏi. Có thể xào xuyến chi cùng với thịt bò, hoặc tôm nõn.

Canh xuyến chi thịt bằm/mọc

Bạn có thể nấu xuyến chi với thịt bằm hoặc mọc tương tự canh lá ớt, canh rau cải xanh. Nấu nước sôi, nặn mọc thả vào nồi. Sau đó cho rau xuyến chi thái nhỏ, hoặc để ngọn ngắn (tùy theo thói quen của gia đình). Nấu sôi trở lại, nêm nếm gia vị là được tô canh rau xuyến chi đặc biệt giúp thanh nhiệt giải độc ngày hè.

xuyen chi xao

Lưu ý cách dùng rau xuyến chi an toàn:

Xuyến chi mọc dại rất nhiều ở đất hoang nên hái những ngọn non. Tuy nhiên vào mùa phun thuốc trừ sâu của nông dân thì bạn nên chú ý không hái vì có thể chúng bị lẫn thuốc trừ sâu.

Vì tính thanh nhiệt giải độc nên phụ nữ mang thai và cho con bú không nên ăn rau này.

Xuyến chi có đặc tính hút khí độc rất tốt nên không ăn những cây ở nơi gần nhà máy, nơi gần bãi rác nhiều chất thải vì chúng sẽ hút nhiều khí độc, kim loại nặng vào trong thân cây.