Home Blog Page 2

Bố chồng tôi m;ấ;t ngay ngày cận Tết năm ngoái do một c;ơ;n đ;ộ;t q;u;ỵ. Dù ông ra đi đã gần một năm, nhưng cảm giác đ;a;u đ;ớ;n vẫn len lỏi trong từng khoảnh khắc. Năm nay, giỗ đầu của bố chồng trùng với những ngày chuẩn bị Tết, khiến không khí trong nhà vừa buồn, vừa ngổn ngang cảm xúc. Tôi lấy chồng được 5 năm, nhà chồng cách nhà tôi hơn 100km. Kể từ khi kết hôn, chưa một năm nào tôi được ăn Tết ở nhà ngoại. Hôm vừa rồi, sau khi xong c;ú;ng gi;ỗ bố chồng, mẹ chồng gọi cả nhà lại nói chuyện. Tôi không nghĩ buổi trò chuyện ấy lại để lại trong tôi nhiều cảm xúc đến thế. Bà ngồi giữa mọi người, giọng trầm xuống, đôi mắt ươn ướt: Các con à, từ ngày bố m;ấ;t, mẹ mới ngẫm ra được nhiều điều. Đời người, nhìn thì dài, nhưng chẳng ai biết trước được tương lai ra sao. Như bố các con, khỏe mạnh thế mà cũng ra đi chỉ trong vài phút. Sự sống và cái c;h;ết mong manh quá. Vậy nên, bây giờ làm được gì cho nhau, hãy cố gắng mà làm, yêu thương và quan tâm nhau thật nhiều. Để một ngày nào đó, dù có chuyện gì xảy ra, cũng không phải h;ố;i tiế;c. Nói xong bà đưa ra ngay 1 quyết định b;ất ng;ờ khiến vợ chồng tôi đ;ứ;ng hì;n;h ……..Đọc tiếp dưới bình luận…

0

Tết với mọi nhà thường là niềm vui, là khoảng thời gian sum vầy, rộn ràng tiếng cười. Nhưng với gia đình chồng tôi, Tết lại gợi nhắc một nỗi buồn khó nguôi.

Bố chồng tôi mất ngay ngày cận Tết năm ngoái do một cơn đột quỵ. Nhiều khi thấy cả một con người bằng xương bằng thịt mà như ngọn đèn trước gió vậy, có thể vụt sáng và tắt lịm bất cứ lúc nào. Dù ông ra đi đã gần một năm, nhưng cảm giác đau đớn vẫn len lỏi trong từng khoảnh khắc. Năm nay, giỗ đầu của bố chồng trùng với những ngày chuẩn bị Tết, khiến không khí trong nhà vừa buồn, vừa ngổn ngang cảm xúc.

Tôi lấy chồng được 5 năm, nhà chồng cách nhà tôi hơn 100km. Kể từ khi kết hôn, chưa một năm nào tôi được ăn Tết ở nhà ngoại. Sớm nhất cũng phải mùng 2 tôi mới về thăm bố mẹ đẻ. Dù mẹ chồng tôi không bao giờ khó dễ hay yêu cầu khắt khe, bà thuộc thế hệ trước nên mọi lễ nghi, khuôn phép đều phải chu toàn. Tôi biết thời bà làm dâu còn khổ hơn gấp bội, vất vả, thiệt thòi đủ đường. Mỗi dịp lễ Tết, nhìn bà bận rộn lo toan mà không hề than thở, tôi lại càng thương bà nhiều hơn.

Hôm vừa rồi, sau khi xong cúng giỗ bố chồng, mẹ chồng gọi cả nhà lại nói chuyện. Tôi không nghĩ buổi trò chuyện ấy lại để lại trong tôi nhiều cảm xúc đến thế.

Bà ngồi giữa mọi người, giọng trầm xuống, đôi mắt ươn ướt:

– Các con à, từ ngày bố mất, mẹ mới ngẫm ra được nhiều điều. Đời người, nhìn thì dài, nhưng chẳng ai biết trước được tương lai ra sao. Như bố các con, khỏe mạnh thế mà cũng ra đi chỉ trong vài phút. Sự sống và cái chết mong manh quá. Vậy nên, bây giờ làm được gì cho nhau, hãy cố gắng mà làm, yêu thương và quan tâm nhau thật nhiều. Để một ngày nào đó, dù có chuyện gì xảy ra, cũng không phải hối tiếc.

Bà vừa nói vừa lấy tay quệt nước mắt, ánh mắt đầy trăn trở nhìn về phía tôi và chồng. Rồi bà nói tiếp, như một quyết định bất ngờ:

– Mẹ quyết định rồi, năm nay hai đứa về bên ngoại ăn Tết đi. Ông bà bên ấy dạo này cũng hay đau ốm, các con về để ông bà mừng. Chẳng có liều thuốc bổ nào quý giá bằng tình cảm gia đình đâu. Mẹ ở nhà còn có anh chị, đi lại không thiếu người. Các con về sớm đi, mùng 4 hãy lên đây cũng được.

Tôi nghe mà sững sờ. Mẹ chồng tôi vốn rất sợ cô đơn, đặc biệt từ khi bố chồng mất, tôi luôn nghĩ bà cần con cháu quây quần bên mình hơn bao giờ hết. Nhưng nay, bà lại chủ động đề nghị vợ chồng tôi về ăn Tết bên ngoại.

Tôi ngập ngừng, muốn từ chối, nhưng mẹ chồng trêu ngay:

– Tết năm nay là tôi “đuổi” về ngoại đấy nhé! Không phải mua gì cho tôi đâu, ăn lắm béo lên lại phải tập thể dục!

Cả nhà bật cười vui vẻ, nhưng tôi thì không kìm được nước mắt. Sự quan tâm và tâm lý của mẹ chồng khiến tôi quá đỗi xúc động. Những năm trước, tôi từng mong có một cái Tết được về ngoại sum vầy, nhưng từ khi bố chồng mất, tôi đã gạt đi ý nghĩ ấy, nghĩ rằng điều đó sẽ không bao giờ có cơ hội xảy ra nữa. Vậy mà nay, bà lại là người mở lời.

Tết năm nay, tôi không chỉ được về thăm bố mẹ mình, mà còn thêm thấm thía tình cảm của mẹ chồng. Tôi hiểu rằng, bà không chỉ là người mẹ chồng nghiêm khắc, giữ lễ nghĩa, mà còn là người rất thấu tình đạt lý. Bà không muốn bất kỳ ai trong gia đình phải hối tiếc vì những điều chưa làm được cho người thân yêu.

Câu chuyện ấy, tuy đơn giản, nhưng với tôi là một kỷ niệm đáng nhớ trong hành trình làm dâu. Nó nhắc nhở tôi rằng tình cảm gia đình luôn vượt lên trên những lễ nghi và phong tục truyền thống. Từ mẹ chồng, tôi học được một bài học quý giá về sự bao dung và yêu thương. Và chắc chắn, cái Tết năm nay, với tôi, sẽ là một cái Tết thật đặc biệt.

Xưa nay mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu vốn được cho là rất nhiều vấn đề khó dung hòa. Một bàn tay không tạo được nên tiếng vỗ nên tình cảm mẹ chồng – nàng dâu đi lên hay đi xuống phụ thuộc cả vào thái độ, sự vun vén của cả hai người.

Sẽ có những mất mát, những nỗi đau lớn mà khi trải qua người ta mới biết trân quý những gì mình đang có. Họ lắng lại, suy nghĩ và học cách yêu thương, quan tâm nhau nhiều hơn.

CHIA THỪA KẾ. Anh Thành bị đ::ộ:t q::uỵ và ra đi ở tuổi 41 đầy thanh xuân và thành đạt. Vừa a:n t:áng xong thì cha mẹ ruột của Thành đã…dọn tư trang tới nhà vợ chồng Thành- Ngọc ở. Cha Thành bảo “Tài sản thằng Thành để lại, cái căn nhà bốn tầng trong khuôn viên ba trăm mét vuông với hai mặt tiền này, là của cha mẹ một nửa, con Ngọc đừng mong “n::u:ốt tr::ọn”. Thì ra họ dọn đến nhà con trai (vừa mất) để tranh chia thừa kế chứ không phải đến để chia sẻ những mất mát hay trông con cháu phụ con dâu trong những ngày rối rắm này…Để rồi hôm đó vợ lên tiếng ….

0
CHIA THỪA KẾ
Anh Thành bị đột quỵ và ra đi ở tuổi 41 đầy thanh xuân và thành đạt. Vừa an táng xong thì cha mẹ ruột của Thành đã…dọn tư trang tới nhà vợ chồng Thành- Ngọc ở.
Cha Thành bảo “Tài sản thằng Thành để lại, cái căn nhà bốn tầng trong khuôn viên ba trăm mét vuông với hai mặt tiền này, là của cha mẹ một nửa, con Ngọc đừng mong “nuốt trọn”.
Thì ra họ dọn đến nhà con trai (vừa mất) để tranh chia thừa kế chứ không phải đến để chia sẻ những mất mát hay trông con cháu phụ con dâu trong những ngày rối rắm này.
Hai con gái của Thành, đứa lớp 4, đứa lớp 1 vẫn còn cần mẹ đưa đón. Nhiệm vụ này ngày trước là của Thành, cứ cha đi làm thì chất con lên xe, đưa cò vào trường thì cha mới đi làm, rất tiện đường.
Bây giờ Ngọc phải đưa con đi học rồi mới quay lại cung đường 10km để làm việc cần làm. Chạy đi chạy lại giải quyết những giấy tờ, hồ sơ, hợp đồng mà công ty xây dựng Thành Ngọc còn vướng vấp với khách hàng.
Bao nhiêu là tất bật, nhưng nhìn cảnh nhà cửa bừa bộn sau mỗi chiều còn bực tức hơn. Vì cha mẹ chồng cứ ăn uống, tắm giặt rồi bày bừa ra đó, chờ Ngọc về dọn cho “đúng đạo dâu con”
Mà “đạo” gì kì cục vậy? Khi mà 14 năm trước ông bà đâu có cầm trầu cau đi cưới Ngọc. Ông bà bảo rằng nhà Ngọc ở quê, nghèo nàn như vậy thì chỉ có “đào mỏ” Thành thôi, yêu thương gì mà cưới!
Rồi hai bậc cha mẹ ấy còn ra yêu sách với Thành rằng “Mày quyết định lấy con Ngọc thì ra khỏi nhà tao ngay. Chỉ có hai bàn tay trắng xem hai đứa mày sống làm sao”.
Thật ra ông bà nói đúng
Nhà Ngọc nghèo và ở quê. Ngọc chỉ là nhân viên văn phòng của một công ty xây dựng tư nhân. Thành thì mới tốt nghiệp đại học, còn đang xin việc làm.
Chồng tôi bức xúc vì bố mẹ chia tài sản không công bằng
Nhưng rồi ông trời không đóng hết mọi cánh cửa của ai bao giờ.
Chỗ làm của Ngọc cần phát triển thị trường xây dựng theo phương cách “chìa khóa trao tay”. Ngành học xây dựng của Thành xem ra có việc làm rồi.
Vậy là Thành được nhận vào làm cùng công ty với Ngọc. Họ ra ủy ban phường đăng ký kết hôn chứ không có xe hoa áo cưới gì cả. Rồi chắt chiu lương bổng, ở nhà trọ mười sáu mét vuông suốt mấy năm liền.
Sau ba năm làm việc và dành dụm thì họ sinh con. Cùng lúc ấy, Thành cũng đủ vốn để góp cổ phần với công ty xây dựng ấy.
Thêm tám năm nữa, Thành đã đủ sức tạo dựng cho vợ con một căn nhà riêng to đẹp và họ cũng là ông bà chủ công ty xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp. Cùng lúc này thì hai em trai của Thành mất việc, họ tìm người anh mà hơn 10 năm qua bị cha mẹ hắt hủi.
Thành vui vẻ giúp đỡ các em, từ hai ông thợ hồ học việc đã dần lên đến thợ nhất với lương hướng ổn định.
Làm ăn đang khấm khá thì bỗng nhiên Thành kêu mệt thường xuyên. Ngọc xót chồng, bảo anh nhận công trình ít lại để quan tâm sức khỏe. Nhưng Thành nói rằng “Đang thời làm ăn được phải ráng chứ vợ ơi! Ai cũng chỉ có một thời thôi”.
Vậy là những thang thuốc bắc giải độc gan, bồi dưỡng sức khỏe được Ngọc cần mẫn sắc cho chồng uống mỗi ngày.
Nhưng bia rượu thì không bỏ được. Dân xây dựng mà. Có khi chỉ qua một cuộc bia mà ký được cả cái hợp đồng bạc tỉ đấy!
Rồi Thành đột quỵ.
Sau tang ma, bao nhiêu là việc cần giải quyết mà cảnh nhà vẫn bừa bộn vì cha mẹ chồng thì bày biện càng khiến Ngọc kiệt sức.
Nhẫn nhịn mãi đến khi tròn 49 ngày của chồng thì Ngọc…mời công an đến nhà.
Những hình ảnh của cha mẹ Thành được trích xuất từ camera về việc họ bày bừa và cố tình phá hư hỏng những vật dụng trong nhà như đập tivi, phá cửa kính, phun nước vào giàn âm thanh, rạch nát da ghế sa-lon…đã khiến họ không thể nào chối cãi.
Công an cho biết, ông bà đã “xâm nhập gia cư bất hợp pháp” và “hủy hoại tài sản”.
Mẹ Thành nhảy đổng lên. Người đàn bà bảy mươi mà khỏe mạnh lạ thường, bà vừa nhảy dựng vừa la hét rằng “Con Ngọc nó là đồ ăn cướp, 14 năm trước nó cướp con trai của tui, bây giờ nó muốn cướp tài sản của con trai tui”
Công an yêu cầu bà bình tĩnh.
Việc đâu còn có đó. Tài sản anh Thành để lại, tất nhiên sẽ có phần của ông bà
Nhưng nợ anh ấy để lại, ông bà cùng phải có trách nhiệm.
Và ngôi nhà bốn tầng cùng thửa đất này đã thế chấp ngân hàng đến vài tỉ để thành lập công ty xây dựng Thành Ngọc.
Ngoài ra các khoản nợ theo thống kê tạm thời cũng lên đến bạc tỉ. Tất cả tài sản và nợ nần của người mất đều sẽ được chia đều cho vợ/chồng và cha mẹ của người đó. Pháp luật đã quy định rõ ràngnhư vậy.
Chúng tôi là công an địa phương, vì nể ông bà lớn tuổi nên đến để thông báo vậy. Còn mọi việc sẽ do tòa án giải quyết.
Nếu ông bà còn xâm nhập gia cư bất hợp pháp và cố tình phá hoại tài sản mà camera ghi lại được như trước nay thì chưa biết ông bà nhận được bao nhiêu tài sản của anh Thành nhưng phạm tội và phải bồi thường là có thật.
Bây giờ họ mới lục đục kéo vali ra về, sau khi không quên “hăm” dọa rằng sẽ cho Ngọc “biết tay”.
Cuộc đời có những khúc quanh nghiệt ngã quá trời ơi!

Mức phạt lỗi không xi-nhan mới nhất năm 2024: Phạt tiền triệu còn bị thu bằng lái?

0

Không xi-nhan là lỗi khá phổ biến và mức phạt nhiều người hiện nay vẫn chưa nắm rõ khi điều khiển phương tiện.

Đèn xi-nhan (đèn báo rẽ, đèn chuyển hướng) trên các phương tiện giao thông như xe máy, ô tô được dùng khi người điều khiển muốn phát ra thông báo chuẩn bị chuyển hướng, chuyển làn cho xe cùng lưu thông.

Khi nhận tín hiệu này, các phương tiện trên đường sẽ chủ động nhường đường để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, một số người điều khiển phương tiện giao thông vẫn còn mắc lỗi không xi nhan dẫn tới bị phạt hành chính hoặc xảy ra va chạm không đáng có.

Những trường hợp người điều khiển xe phải bật xi-nhan
Theo quy định tại Điều 14, 15, 16, 18 của Luật Giao thông đường bộ năm 2008, những trường hợp sau đây phải bật đèn xi-nhan gồm: Chuyển làn đường; chuyển hướng xe (rẽ phải, rẽ trái, quay đầu); xin vượt; cho xe chuyển bánh từ vị trí đỗ xe hoặc chạy vào sát vỉa hè để dừng xe.

Bên cạnh đó, để việc lưu thông được thuận lợi hơn, Cục Cảnh sát giao thông khuyến nghị nên bật đèn xi-nhan đối với những tình huống như:

– Đi qua vòng xuyến: Bật xi-nhan theo nguyên tắc “vào trái, ra phải”.

– Khi vào vòng xuyến thì xi-nhan trái, khi ra khỏi vòng xuyến thì xi-nhan phải.

– Đi theo đường cong: Người điều khiển phương tiện giao thông đi vào đường cong (không phải ngã rẽ, chuyển hướng, chuyển làn) nên bật đèn tín hiệu báo rẽ.

– Lùi vào ngõ: Nên bật tín hiệu vì tầm quan sát của người lái xe hạn chế, khó điều chỉnh hướng xe và để tạo thuận lợi cho những phương tiện khác di chuyển.

– Đi qua ngã 3 chữ Y: Nếu có biển báo ngã rẽ thì bật đèn tín hiệu như bình thường. Nếu không có biển báo mà đi thẳng theo nhánh bên phải (từ chân chữ Y lên) thì không cần xi-nhan.

Để đảm bảo an toàn và các phương tiện khác có thể nhận diện, người điều khiển xe nên bật xi-nhan trước khoảng 25 – 30 mét trước khi rẽ và duy trì thêm 5 – 10 mét sau khi rẽ ở vị trí thẳng lái rồi mới tắt. Do đó, những người đi gần đó sẽ biết lúc nào xe sắp đổi hướng, và lúc nào đã đổi hướng xong. Ngoài ra, để đảm bảo đèn xi-nhan luôn hoạt động tốt thì cần được kiểm tra định kỳ và sửa chữa ngay nếu có vấn đề.

Mức phạt lỗi không xi-nhan khi tham gia giao thông

Mức phạt lỗi không xi-nhan mới nhất năm 2023, CSGT có cần chứng minh bằng hình ảnh? - Ảnh 1.
Mức phạt lỗi không xi-nhan. Ảnh Báo Tây Ninh.
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định cụ thể về mức phạt áp dụng với người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm lỗi không bật xi-nhan.

Đối với ôtô
Điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt với lỗi ôtô không xi-nhan trong trường hợp cần thiết, cụ thể như sau:

Phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng đối với trường hợp dừng, đỗ xe nhưng không có tín hiệu xi-nhan báo trước.

Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng đối với trường hợp chuyển làn đường nhưng không có tín hiệu xi-nhan báo trước.

Phạt tiền từ 800.000 – 1.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển hướng nhưng không có tín hiệu xi-nhan báo trước hướng rẽ (trừ trường hợp người điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ tại nơi đường không giao nhau cùng mức).

Phạt tiền từ 800.000 – 1.000.000 đồng đối với trường hợp lùi xe nhưng không có tín hiệu xi-nhan báo trước.

Phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng, đồng thời tước giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng đối với trường hợp chuyển làn đường trên đường cao tốc nhưng không xi-nhan báo hiệu trước.

Phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng đối với trường hợp người điều khiển xe ôtô không đưa ra tín hiệu báo trước khi vượt.
Đối với xe máy
Theo Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt đối với người điều khiển xe máy mắc lỗi không bật xi-nhan trong trường hợp cần thiết, cụ thể như sau:

Phạt từ 100.000 – 200.000 đồng khi xe chuyển làn đường nhưng không có tín hiệu xi-nhan báo trước.

Phạt từ 400.000 – 600.000 đồng đối xe chuyển hướng nhưng không có tín hiệu xi nhan báo trước hướng rẽ (trừ trường hợp đi theo hướng cong của đoạn đường không giao nhau cùng mức).

Hệ thống đèn xi nhan trang bị trên hầu hết các xe máy được bố trí song song trái – phải; 2 đèn phía trước – 2 đèn phía sau. Khi người điều khiển bật tín hiệu xi-nhan, đèn sẽ sáng đồng thời cả phía trước và phía sau.

Đèn xi nhan ôtô được thiết kế đặt ở 4 góc của xe. Nhằm mang đến sự tiện lợi cho người dùng, nhà sản xuất đã ứng dụng nhiều công nghệ mới giúp tăng cường tính năng cho hệ thống đèn xi-nhan ôtô.
Bật xi-nhan chậm có bị phạt tiền không?
Điểm a, khoản 4, Điều 6 của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP quy định trường hợp bật đèn xi-nhan sau khi đã chuyển hướng, người điều khiển phương tiện có thể bị phạt với số tiền cụ thể tùy loại phương tiện:

Từ 200.000 – 400.000 đồng đối với người điều khiển xe môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy.

Phạt từ 600.000 – 800.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô.
CSGT có được giữ giấy tờ không?
Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định nếu phạm lỗi không xi-nhan, một số trường hợp người điều khiển phương tiện có thể bị giữ giấy tờ, cụ thể:

Khi không xi-nhan, người điều khiển sẽ máy sẽ bị tạm giữ giấy phép lái xe 2 – 4 tháng nếu gây tai nạn giao thông.

Trong khi đó, ô tô không xi-nhan khi chuyển hướng, rẽ…, người điều khiển có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe. Cụ thể, tại Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định, trường hợp vượt xe không xi-nhan hoặc chuyển làn đường trên đường cao tốc nhưng không xi-nhan báo hiệu trước sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng.
Lỗi không xi-nhan có cần hình ảnh không?
Theo Thông tư 01/2016/TT- BCA của Bộ Công an quy định; nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra; kiểm soát giao thông đường bộ của CSGT đã quy định rõ; chỉ một số lỗi vi phạm giao thông bắt buộc phải ghi lại hình ảnh; người điều khiển phương tiện vi phạm giao thông; mới có thể lập biên bản, ra quyết định xử phạt được.

Đối với lỗi người điều khiển không bật xi-nhan khi chuyển làn, cán bộ, chiến sỹ CSGT là người làm nhiệm vụ bằng mắt thường phát hiện vi phạm và tiến hành dừng xe thông báo vi phạm, tiến hành lập biên bản xử lý và chịu trách nhiệm về việc lập biên bản đó.

Giá đền bù khi thu hồi đất nông nghiệp sắp tăng rất cao…Chi tiết tại bình luận…

0

Từ ngày 1/1/2026, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ áp dụng bảng giá đất mới. Trong khi đó, giá đền bù được tính theo giá đất cụ thể. Như vậy, sẽ kéo theo giá đền bù đất sẽ tăng, trong đó có đất nông nghiệp.

Luật Đất đai 2024 đã bỏ quy định về khung giá  đất và đất sẽ được định giá theo nguyên tắc thị trường. Khi bỏ khung giá đất, mỗi địa phương sẽ quyết định bảng giá đất và điều chỉnh bảng giá mỗi năm 1 lần để phù hợp với giá đất thị trường.

Hiện nay, theo quy định do Chính phủ ban hành thì mỗi địa phương sẽ quyết định bảng giá đất, điều chỉnh bảng giá 5 năm/lần và căn cứ vào giá đất tối thiểu – tối đa.

26.7.24 boi thuong dat nong nghiep.jpgNgười dân được đền bù đất nông nghiệp với giá cao và thêm chi phí hỗ trợ (Ảnh: NV).

Từ ngày 1/1/2026, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ áp dụng bảng giá đất mới. Bảng giá đất mới được quy định tiệm cận với giá đất thị trường, có thể tăng lên so với hiện hành.

Trong khi đó, giá đền bù được tính theo giá đất cụ thể. Như vậy, sẽ kéo theo giá đền bù đất tăng so với hiện nay, trong đó có đất nông nghiệp.

Ngoài ra, theo Luật Đất đai mới, người dân được đền bù đất nông nghiệp cũng sẽ được hưởng thêm một số khoản chi phí như chi phí hỗ trợ di dời vật nuôi, chi phí hỗ trợ tháo dỡ, di dời tài sản gắn liền với đất…

Người dân cũng sẽ được hưởng thêm nhiều quyền lợi về bồi thường, đền bù tái định cư khi bị thu hồi đất theo Luật Đất đai 2024.

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp mà có đủ điều kiện được bồi thường quy định pháp luật khi Nhà nước thu hồi đất được bồi thường bằng đất nông nghiệp hoặc bằng tiền hoặc bằng đất có mục đích sử dụng khác với loại đất thu hồi hoặc bằng nhà ở.

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất thì hạn mức bồi thường về đất nông nghiệp được quy định như sau:

Diện tích đất nông nghiệp được bồi thường bao gồm diện tích trong hạn mức theo quy định tại Điều 176 và Điều 177 của Luật Đất đai 2024 và diện tích đất do được nhận thừa kế;

Đối với diện tích đất nông nghiệp do nhận chuyển quyền sử dụng đất vượt hạn mức trước ngày 1/7/2014 thì việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Đối với đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 1/7/2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai 2024 thì việc bồi thường được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Bên cạnh đó, việc bố trí tái định cư, theo quy định tại khoản 6, Điều 111, Luật Đất đai 2024, người dân bị thu hồi  đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải đất ở nếu đủ điều kiện được bồi thường mà có nhu cầu bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở và địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, nhà ở thì sẽ được bồi thường bằng giao đất ở hoặc nhà ở tái định cư.

Như vậy, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở nếu có nhu cầu và quỹ đất địa phương cho phép.

Nguồn: https://dansinh.dantri.com.vn/dien-dan-dan-sinh/gia-den-bu-khi-thu-hoi-dat-nong-nghiep-sap-tang-rat-cao-20240726100046956.htm

Nghe nói bên nhà chị dâu rục rịch có ý định chia tài sản do bố chị sức khỏe kém. Mẹ tôi biết thế liền đòi thông gia chia đất cho con rể. Mẹ thản nhiên đáp rằng bà vừa xúi con dâu về nhà tranh giành tài sản. Bà biết thông gia có “của chìm của nổi” ở nhiều nơi, song trước giờ không tiện nhắc đến. Nay có cơ hội nên mẹ tôi giục con dâu về ngoại ngay. Bà còn bảo anh trai tôi đi theo nghe ngóng, xem tình hình như nào phải giành phần lợi về mình ngay. Mẹ tôi thậm thụt dặn dò anh trai đủ điều, nhưng đúng hôm quan trọng chị dâu về ngoại nghe di chúc thì anh tôi lại bị sếp điều đi công tác đột xuất. Thế là mẹ tôi đích thân hộ tống con dâu về nhà thông gia luôn. Nào ngờ sang đến nơi bà phải muốn mặt quay về một mình khi con dâu bóc trần sự thật khủ;ng kh;iếp trước mặt thông gia, bà đã âm thầm giấ;u k;ín suốt 5 năm ròng…

0

Mẹ tôi xấu hổ quá không biết giấu mặt vào đâu, con dâu nói câu nào là mẹ tôi tái mặt câu đó.

Tôi có một ông anh trai năm nay 37 tuổi. Cái gì anh ấy cũng tốt, trừ tật xấu duy nhất của anh là lăng nhăng chuyện tình cảm, không nghiêm túc với ai nên mãi hơn 30 mới kết hôn.

Chị dâu kém anh trai tôi 4 tuổi, là người phụ nữ dịu dàng, xinh đẹp và rất khéo léo. Nhược điểm duy nhất của chị là sức khỏe kém thôi, hay ốm đau lặt vặt, còn lại thì mọi thứ đều rất tương xứng với chồng. Chị sinh được một nàng công chúa rất dễ thương, khiến nhà cửa lúc nào cũng rộn rã tiếng cười.

Ai cũng nể phục chị dâu vì “trói” được anh trai tôi vào chuyện hôn nhân. Cưới xong anh cũng thay đổi hẳn tính nết, ít đi sớm về khuya, hiếm khi ngủ ở bên ngoài trừ lúc đi công tác. Mỗi ngày đi làm về chị dâu lo nấu nướng, anh tôi chơi với con, đúng chuẩn hình mẫu gia đình hạnh phúc.

Từng ấy năm sống chung anh chị cũng ít khi cãi vã. Họ chỉ to tiếng giận dỗi nhau toàn những chuyện lặt vặt, chủ yếu xoay quanh việc nuôi dạy chăm sóc đứa cháu nhỏ của tôi. Căng thì dăm ba hôm còn nhanh thì nửa ngày, chẳng bao giờ anh chị giận nhau quá lâu.

Tuy nhiên tôi cảm giác giữa 2 anh chị vẫn có khoảng cách nào đó. Vợ chồng bình thường còn trêu đùa nhau thế nọ thế kia nhưng anh chị lại đối xử với nhau lịch sự quá mức cần thiết. Thi thoảng tôi vô tình bắt gặp anh chị nói chuyện riêng, có vẻ như anh tôi còn “lép vế” hơn chị dâu vì chẳng dám cãi lại điều gì. Như kiểu chị dâu bắt thóp được anh tôi vậy.

Rồi kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra. Cuối cùng thì tôi cũng có dịp hiểu rõ lý do vì sao mối quan hệ tưởng chừng yên bình của 2 anh chị lại có đôi phần gượng gạo như thế. Hóa ra là họ diễn kịch cho mọi người xung quanh xem, với một bản hợp đồng hôn nhân ngầm do chị dâu ra điều kiện.

Gần đây tôi nghe nói bên nhà chị dâu rục rịch có ý định chia tài sản do bố chị sức khỏe kém. Bác ấy ốm khá nặng, tuy không phải mắc bệnh nan y khó chữa nhưng cũng gần 70 rồi, tuổi già sức yếu khó đoán trước ngày mai.

Chị dâu có 1 người anh trai và 1 cậu em út nữa. Tôi thấy hàng xóm quanh nhà chị dâu xì xào rằng bố chị không ưa con gái, ông chỉ thích con trai và cái gì tốt nhất cũng để cho con trai. Đúng là tư tưởng cổ hủ điển hình trọng nam khinh nữ.

Đòi thông gia chia đất cho con rể, mẹ tôi muối mặt cứng họng khi con dâu bóc trần sự thật khủng khiếp giấu kín suốt 5 năm ròng- Ảnh 1.

 

Từ lúc lấy anh tôi thì chị dâu cũng ít khi về bên ngoại. Dù 2 nhà cách nhau chỉ vài cây số nhưng chị dâu chỉ xin phép bố mẹ tôi sang ngoại dăm ba lần vào những dịp quan trọng.

Lúc nghe phong phanh tin thông gia sắp sửa chia gia sản cho các con, mẹ tôi liền gọi chị dâu ra nói chuyện riêng vẻ thần bí lắm. Nói xong tôi thấy vẻ mặt chị dâu không vui. Thế là tôi hỏi mẹ xem nội dung cuộc đối thoại là gì.

Mẹ thản nhiên đáp rằng bà vừa xúi con dâu về nhà tranh giành tài sản. Bà biết thông gia có “của chìm của nổi” ở nhiều nơi, song trước giờ không tiện nhắc đến. Nay có cơ hội nên mẹ tôi giục con dâu về ngoại ngay. Bà còn bảo anh trai tôi đi theo nghe ngóng, xem tình hình như nào phải giành phần lợi về mình ngay.

Tôi thấy pha tính toán này của mẹ hơi sai vì chuyện chia tài sản nhà thông gia chẳng liên quan gì đến mình. Chị dâu không hợp bố đẻ nên bắt chị ấy về tranh giành cũng khó. Kiểu gì các anh em ruột của chị ấy cũng sẽ được phần hơn, còn chị dâu được một góc thôi cũng là quý lắm rồi.

Mẹ tôi thậm thụt dặn dò anh trai đủ điều, nhưng đúng hôm quan trọng chị dâu về ngoại nghe di chúc thì anh tôi lại bị sếp điều đi công tác đột xuất. Thế là mẹ tôi đích thân hộ tống con dâu về nhà thông gia luôn.

Đi được một lúc thì tôi ngỡ ngàng khi thấy mẹ quay về một mình. Trông bà bực tức ra mặt, ném cái túi xuống ghế rõ mạnh. Tôi vội hỏi xem có chuyện gì, chị dâu đâu mà có mỗi mình mẹ. Bà gắt lên bảo đừng có nhắc đến vợ của anh trai nữa, bà đủ nhục mặt lắm rồi. Tôi chả hiểu đầu cua tai nheo ra sao, tự dưng bị quát nên cũng hơi khó chịu.

Lát sau bình tĩnh lại thì mẹ mới ngồi xuống kể cho tôi nghe rõ đầu đuôi. Tôi đã khuyên mẹ rằng chỉ nên qua nhà thông gia làm khách thôi chứ đừng tham gia vào việc riêng nhà họ. Thế nhưng mẹ bỏ ngoài tai lời khuyên ấy, tự ý đứng lên tranh phần hộ con dâu với con giai, lấy lý do bên ấy có mỗi đứa con rể thì cũng phải chia cho miếng đất làm vốn. Mà đất ở Hà Nội thì bây giờ có rẻ đâu, mỗi tấc đất là cả đống vàng, 10 mét vuông cũng quý chứ đừng nói là cả trăm mét như bố mẹ chị dâu đang sở hữu.

Lúc công bố di chúc, mẹ tôi thấy thông gia có 2 mảnh đất ngoại thành với 2 ngôi nhà trong phố nhưng con dâu không được chia cái nào, bà tức giận nên cư xử hơi mất kiểm soát. Tôi không dám nói thẳng ra điều mình suy nghĩ trong lòng, chỉ nhận xét rằng mẹ làm vậy không đúng. Chị dâu thì ngồi im một chỗ không ý kiến. Chỉ có mẹ tôi cứ đi tranh cãi với nhà người ta, còn mắng chị dâu là đứa nhu nhược.

Tôi không rõ tình hình lúc ấy ra sao, nhưng có vẻ khá căng nên chị dâu mới tức nước vỡ bờ. Mẹ kể là chị dâu bỗng đứng phắt dậy, cãi lại mẹ bằng thái độ lần đầu tiên bà trông thấy. Chị ức chế vì mẹ chồng xen vào việc nhà mình, giành giật thứ mà chị ấy không muốn, thế rồi chị đòi ly hôn. Dĩ nhiên là mẹ tôi không cho nên chị dâu tiết lộ một chuyện động trời. Hóa ra cuộc hôn nhân của chị hoàn toàn là một bản hợp đồng diễn kịch, chứ thực ra vợ chồng chị chẳng còn tình cảm gì với nhau!

Anh tôi phản bội chị ngay trước ngày cưới, lén lút đi gặp bạn gái cũ và làm chuyện có lỗi với chị dâu. Đáng lẽ chị dâu không biết đâu, nhưng ngay trước lúc làm lễ cưới ở nhà hàng, một nhân vật nặc danh nào đó đã nhắn tin vào số của chị dâu và gửi cho chị bức ảnh chụp anh tôi ôm bạn gái rất tình tứ trong khách sạn. Chị dâu sốc quá suýt ngất, may lúc đó chỉ có 2 anh chị ở phòng thay đồ bên ngoài sảnh cưới nên họ đã kịp thời giải quyết riêng với nhau. Chị dâu ngậm đắng nuốt cay cố làm cho xong nghi thức hôn lễ. Còn bố mẹ 2 bên, còn họ hàng thân thích, khách khứa bạn bè trong bữa tiệc. Chị muốn bỏ trốn lắm mà không nỡ.

Sau đó anh chị đã thỏa thuận với nhau rằng cứ chung sống như vợ chồng hợp pháp, vài năm nữa kiếm cớ gì đó rồi ly hôn. Anh tôi cần một đứa con, còn chị dâu thì cần một nơi để thoát khỏi cuộc sống ngột ngạt bên nhà ngoại. Thế là họ đồng ý giúp đỡ nhau, dù có tình cảm với nhau thật nhưng việc anh tôi lừa dối ngay trước ngày cưới khiến chị dâu sụp đổ hoàn toàn.

Những năm qua chị dâu đã làm rất tốt trách nhiệm của mình nên anh tôi dần cảm thấy có lỗi. Anh đối xử với chị chân thành, cố gắng không làm gì sai với chị nữa. Tuy nhiên lòng tin của chị dâu không còn, thế nên chị chẳng mặn mà gì với việc gần gũi anh ấy.

Đóng kịch mãi cũng chán, gần đây chị dâu không còn muốn giao tiếp hay ngủ chung với chồng nữa. Chị ấy đã đủ độc lập và mạnh mẽ để nghĩ đến chuyện làm mẹ đơn thân. Và việc mẹ tôi làm ầm lên trong buổi phân chia gia sản đã trở thành cái cớ hợp lý cho chị trút hết nỗi lòng giấu kín, chính thức tuyên bố sẽ nộp đơn ra tòa. Chị cũng nói rõ hết một lần những cảm xúc trong lòng ra với người thân ruột thịt, trách bố chị đến cuối đời vẫn đối xử bất công với con gái. Chị chẳng làm gì sai mà họ chỉ cho chị mỗi cái sổ tiết kiệm 100 triệu, còn 4 bất động sản thì 2 anh em trai được hưởng hết.

Tôi nghe chuyện mà xót thương chị dâu vô cùng. Hóa ra người phụ nữ gầy gò ấy gánh trong mình biết bao nỗi khổ, mà khổ nhất chính là cưới sai người. Anh trai tôi tệ quá tệ, nếu là tôi thì đã hủy hôn luôn tại chỗ cho anh ấy bẽ mặt rồi. Chị dâu chấp nhận thiệt thòi sống với anh đến tận bây giờ đúng là sự hi sinh cao thượng, giữ thể diện cho nhà tôi và cũng che giấu chuyện xấu xa giúp anh tôi. Chị muốn ly hôn thì tôi cũng ủng hộ, vì anh tôi xứng đáng nhận quả báo cho lỗi lầm của mình.

Từ nay trở đi: Sang tên xe không cần chủ cũ cực dễ, có thể làm online, thủ tục nhanh chóng không tốn 1 đồng

0

Người đang sở hữu xe máy cũ chưa sang tên đổi chủ cần lưu ý cách sang tên xe chính chủ nhanh chóng theo hướng dẫn dưới đây để không phải đi lại nhiều lần.

Từ ngày 15.8, Thông tư 24/2023 quy định về cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe cơ giới có hiệu lực thi hành. Thông tư này cho phép người sở hữu xe chưa sang tên đổi chủ, mua xe cũ có thể sang tên xe chính chủ nhanh chóng.

Tuy nhiên, không ít người dân than phiền vì cho rằng thủ tục rườm rà, phải đi lại nhiều lần mới giải quyết xong hồ sơ sang tên xe.

Theo tìm hiểu của PV, sau khi thông tư được áp dụng, Cục CSGT đã có hướng dẫn thi hành để tạo điều kiện cho người dân làm thủ tục, giấy tờ đăng ký, sang tên xe.

Sang tên xe chính chủ thế nào?

Thượng tá Đoàn Văn Quới, Phó trưởng Phòng CSGT (PC08, Công an TP.HCM) cho biết, Thông tư 24 có hướng dẫn các trường hợp sang tên xe chính chủ.

Cách sang tên xe chính chủ nhanh chóng, tránh đi lại nhiều lần - Ảnh 1.

Người dân làm thủ tục thu hồi tại Đội Đăng ký và Quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (PC08, Công an TP.HCM)

Trường hợp người mua xe có đầy đủ giấy chứng nhận đăng ký xe biển số xe giấy tờ mua bán có công chứng, chứng thực thì người mua xe đến cơ quan quản lý hồ sơ xe để làm thủ tục thu hồi thay cho chủ xe. Sau đó, người mua tiếp tục đến cơ quan đăng ký xe nơi mình cư trú để làm thủ tục sang tên xe chính chủ.

Cách sang tên xe chính chủ nhanh chóng, không phải đi lại nhiều lần

Người dân cần lưu ý, trước khi giải quyết sang tên xe, cơ quan đăng ký xe ra quyết định xử phạt đối với chủ xe về hành vi không làm thủ tục thu hồi theo quy định tại Nghị định 100.

Trường hợp không có giấy tờ mua bán có công chứng, chứng thực thì được giải quyết theo Điều 31 của Thông tư 24 quy định về đăng ký sang tên xe đối với xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều tổ chức, cá nhân.

Cách sang tên xe chính chủ nhanh chóng, tránh đi lại nhiều lần - Ảnh 2.

Người bán xe phải làm thủ tục thu hồi tại nơi quản lý hồ sơ chiếc xe đó

Theo đó, người đang sở hữu xe cũng phải đến cơ quan đăng ký xe đang quản lý hồ sơ xe đó để làm thủ tục thu hồi, sau đó đến cơ quan đăng ký xe nơi mình cư trú làm thủ tục sang tên xe.

Trường hợp có chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của chủ xe và chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người bán cuối cùng thì cơ quan đăng ký xe giải quyết trong 2 ngày làm việc.

Trường hợp không có chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của chủ xe và chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người bán cuối cùng: Thời hạn giải quyết là 30 ngày. Trong thời gian đó, cơ quan đăng ký xe sẽ phải tra cứu tàng thư mất cắp, thông tin công khai…

Cách sang tên xe chính chủ nhanh chóng, tránh đi lại nhiều lần - Ảnh 3.

Người mua ngại mua xe cũ vì thủ tục

Trường hợp xe là tài sản chung của vợ chồng, xe đã đăng ký đứng tên cả hai vợ chồng hoặc chỉ đứng tên một người mà người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe đã chết hoặc mất tích thì giải quyết đăng ký xe nếu như người thừa kế đồng ý bằng văn bản theo quy định.

Chủ xe có trách nhiệm gì?

Lãnh đạo một đội CSGT phụ trách đăng ký xe cũng thông tin, nếu người bán đã giao toàn bộ giấy tờ cho người mua thì người mua có thể đi làm thủ tục thu hồi. Tuy nhiên, trường hợp này, người đi làm thủ tục phải đóng phạt vì không làm thủ tục thu hồi theo quy định (quy định là người bán – chủ cũ phải đi làm thủ tục thu hồi trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký giấy tờ mua bán).

Cách sang tên xe chính chủ nhanh chóng, tránh đi lại nhiều lần - Ảnh 4.

Thông tư 24 gắn trách nhiệm của chủ xe với chiếc xe trong suốt quá trình sử dụng

Do đó, trường hợp mua bán xe cũ, người mua xe cần lưu ý thỏa thuận với chủ cũ của xe về thủ tục thu hồi trước khi làm thủ tục sang tên xe chính chủ để tránh phát sinh thêm tiền phạt.

Theo thượng tá Đoàn Văn Quới, việc cấp biển số định danh nhằm thay đổi phương pháp quản lý xe từ trước tới nay. Trước đây, biển số quản lý theo xe, còn hiện nay biển số được quản lý theo mã định danh của chủ xe.

Thông tư 24 quy định trách nhiệm của chủ xe trong suốt quá trình sử dụng. Chủ xe phải làm thủ tục thu hồi biển số, cà vẹt xe trong vòng 30 ngày kể từ ngày chuyển quyền sở hữu. Nếu chủ xe không làm thủ tục thu hồi sau khi chuyển quyền sở hữu xe thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi vi phạm liên quan đến xe đó.

“Thông tư này bảo đảm quản lý xe chính chủ, quy định trách nhiệm của chủ xe phải khai báo, làm thủ tục thu hồi khi sang tên, chuyển quyền sở hữu xe. Từ đó, biển số định danh giúp cho cơ quan nhà nước trong công tác quản lý được chặt chẽ, nhanh chóng, thuận lợi, giảm thiểu nguồn nhân lực, tiết kiệm thời gian”, Phó trưởng Phòng CSGT Công an TP.HCM thông tin.

Chưa đủ điều kiện chạy xe 50cc sẽ bị xử phạt bao nhiêu? 31 Tháng mười, 2024

0

Giấy phép lái xe hạng thấp nhất – A1 được cấp cho người lái  xe mô tô 02 bánh có dung tích xi-lanh từ 50cc – dưới 175cc, dưới hạng A1 không còn giấy phép lái xe hạng nào nữa.

Theo quy định tại Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ 2008, điều kiện của người lái xe tham gia giao thông được quy định như sau:

– Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.

– Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau: Đăng ký xe; Giấy phép lái xe đối với người điều khiển  xe cơ giới; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới; Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Theo đó, tại điểm a khoản 1 Điều 60, Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3.

Tuy nhiên, Giấy phép lái xe hạng thấp nhất – hạng A1 được cấp cho người lái xe mô tô 02 bánh có dung tích xi-lanh từ 50cc – dưới 175cc, dưới hạng A1 không còn Giấy phép lái xe hạng nào nữa. Tức là không có Giấy phép lái xe dành cho người lái xe 50cc.

Như vậy, khi điều khiển xe 50cc chỉ cần có Đăng ký xe và Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới kèm theo Chứng minh nhân dân (nếu có).

Điều kiện thi bằng lái xe hạng A1, A2:

– Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.

– Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe): Người từ đủ 18 tuổi trở lên được thi bằng lái xe A1, A2.

– Đảm bảo sức khỏe theo quy định: Người có một trong các tình trạng bệnh, tật theo quy định tại Phụ lục 1 Thông tư liên tịch 24 năm 2015 của Bộ GTVT (tâm thần, thần kinh, một số bệnh về mắt, một số vấn đề về tim mạch, hô hấp, sửa dụng thuốc, chất cồn, ma túy và các chất hướng thần) thì không đủ điều kiện để lái xe theo các hạng xe tương ứng.

– Có trình độ văn hóa theo quy định.

Chưa đủ độ tuổi theo quy định mà chạy xe 50cc bị phạt bao nhiêu?

Theo quy định tại Nghị định 100 năm 2019 và Nghị định 123 năm 2021 (sửa đổi một số điều của Nghị định 100) thì mức xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới như sau:

– Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển  xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.

– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;

Như vậy, theo quy định, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chạy xe 50cc sẽ bị phạt cảnh cáo.

Đồng thời, người nào giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định điều khiển xe tham gia giao thông có thể bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô,  xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô.

Bên cạnh đó, Cảnh sát giao thông còn được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với hành vi lái xe máy khi chưa đủ tuổi.

Thịt gà luộc nước lã vừa tanh vừa đỏ, luộc theo cách này vàng da lại ngọt thịt…

0

 Khi luộc gà, chớ nên luộc cùng muối và nước lã. Hãy luộc thịt gà theo cách này để thịt gà ngon ngọt hơn.

Cách luộc gà thơm ngon, đậm vị với hành và gừng

Hướng Dẫn Thực Hiện

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Chọn một con gà tươi hoặc gà đông lạnh. Sau khi sơ chế, rửa sạch và để ráo nước.Làm sạch hành lá và gừng; thái chỉ gừng, băm nhỏ hành lá.

Bước 2: Ướp gà

Đặt gà vào nồi, thoa đều rượu nấu ăn khắp thân gà.Nhồi hành lá và gừng thái chỉ vào bụng gà, đồng thời rắc thêm hành lá và gừng băm lên toàn bộ bề mặt. Ướp gà trong khoảng 30 phút để khử mùi tanh và giúp thịt thấm gia vị.

Đặt gà vào nồi, thoa đều rượu nấu ăn khắp thân gà.Nhồi hành lá và gừng thái chỉ vào bụng gà, đồng thời rắc thêm hành lá và gừng băm lên toàn bộ bề mặt.

Đặt gà vào nồi, thoa đều rượu nấu ăn khắp thân gà.Nhồi hành lá và gừng thái chỉ vào bụng gà, đồng thời rắc thêm hành lá và gừng băm lên toàn bộ bề mặt.

Bước 3: Chần gà

Đun nước sôi trong nồi, sau đó cho gà vào chần nhanh trong khoảng 10 giây rồi vớt ra ngay.Lặp lại quy trình này 3 lần. Việc chần nước sôi nhiều lần giúp thịt gà săn chắc hơn.

Bước 4: Luộc gà

Sau lần chần cuối, để gà lại trong nồi, thêm hành lá, gừng thái chỉ, muối, rượu nấu ăn và một ít quả dành dành (tạo màu vàng đẹp).Đun nhỏ lửa trong khoảng 10 phút, tắt bếp và để gà ngâm trong nồi thêm 15 phút.Kiểm tra độ chín bằng cách xiên đũa vào thịt; nếu không thấy nước đỏ, gà đã chín.

Bước 5: Làm nguội gà

Vớt gà ra, ngâm ngay vào thau nước đá lạnh trong 3 phút để da gà săn chắc và giữ độ giòn.Sau khi gà nguội, vớt ra để ráo nước, chặt thành miếng vừa ăn.Thưởng thức:Bày gà ra đĩa, trang trí tùy ý và dùng kèm với nước chấm phù hợp để tăng hương vị.

Mẹo luộc gà thơm ngon, ngọt thịt

1. Chọn gà tươi chất lượng

Nên ưu tiên gà ta hoặc gà vườn để có thịt săn chắc, ngọt tự nhiên, không bị bở.Đảm bảo gà còn tươi, không có mùi lạ hay dấu hiệu ôi thiu.

2. Ướp gà trước khi luộc

Xoa đều một ít muối và gừng đập dập lên toàn bộ bề mặt gà, ướp khoảng 15-20 phút.Phương pháp này giúp khử mùi tanh và tăng thêm hương vị cho thịt gà.

0

3. Bắt đầu luộc với nước lạnh

Đặt gà vào nồi, đổ nước lạnh ngập gà rồi bật bếp.Nước lạnh giúp gà chín đều từ ngoài vào trong, giữ được độ mềm mại.

4. Thêm gia vị vào nước luộc

Để tăng hương vị và loại bỏ mùi tanh, bạn có thể thêm vài lát gừng, củ hành tím, và một chút muối vào nồi nước luộc.

5. Giữ lửa vừa, không đậy kín nắp

Khi nước sôi, giảm lửa để nước sôi lăn tăn, tránh để lửa lớn làm thịt gà bị dai.Không đậy nắp kín để hơi nước thoát ra, giữ thịt gà thơm ngon hơn.

6. Chú ý thời gian luộc

Thời gian luộc phụ thuộc vào kích thước gà, thường dao động từ 30-40 phút.Kiểm tra độ chín bằng cách xiên đũa vào đùi gà; nếu không thấy nước đỏ chảy ra, gà đã chín hoàn toàn.7. Ngâm gà vào nước lạnh sau khi luộc

Khi gà chín, vớt ra và ngâm ngay vào thau nước lạnh trong vài phút.Nước lạnh giúp da gà săn chắc, giòn, giữ được độ ẩm và không bị khô.Với những mẹo trên, bạn sẽ dễ dàng chế biến món gà luộc thơm ngon, mềm mịn, đậm vị và không còn mùi tanh

Bắt đầu từ 1/1/2025: Cảnh sát giao thông được xử phạt không cần biên bản 16 Tháng mười hai, 2024

0
Theo quy định của Bộ Công an, cảnh sát giao thông có 2 trường hợp xử phạt hành chính là có lập biên bản và không lập biên bản.

 

Thông tư số 73/2024/TT-BCA quy định công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông (Thông tư 73). Thông tư có hiệu lực từ 1.1.2025.

Bắt đầu từ 1/1/2025: Cảnh sát giao thông được xử phạt không cần biên bản

Bắt đầu từ 1/1/2025: Cảnh sát giao thông được xử phạt không cần biên bản

Điều 16 Thông tư quy định xử lý vi phạm trong khi tuần tra, kiểm soát có 2 trường hợp như sau:

Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản

Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc trường hợp xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản, cán bộ Cảnh sát giao thông thực hiện ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ theo thẩm quyền.

Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm (sau đây gọi chung là người vi phạm) chưa thi hành ngay quyết định xử phạt thì tạm giữ giấy tờ có liên quan và quy định khác của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có liên quan để bảo đảm cho việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản

Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc trường hợp xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, cán bộ Cảnh sát giao thông thực hiện lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định. Biên bản vi phạm hành chính được lập bằng mẫu in sẵn hoặc lập trên cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính.

Khi lập xong biên bản vi phạm hành chính, cán bộ lập biên bản đọc lại cho những người có tên trong biên bản cùng nghe; hướng dẫn quyền, thời hạn giải trình về vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức có quyền giải trình theo quy định tại Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020); đề nghị người vi phạm cung cấp số điện thoại liên hệ để nhận thông tin xử phạt thông qua Cổng dịch vụ công Quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an (sau đây viết gọn là Cổng dịch vụ công); ký vào biên bản (trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ), trừ trường hợp biên bản được lập theo quy định tại khoản 7 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020).

Trường hợp có người chứng kiến, người phiên dịch, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì những người này cùng phải ký vào biên bản; biên bản vi phạm hành chính gồm nhiều trang, thì phải ký vào từng trang biên bản.

Trường hợp người vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký, điểm chỉ vào biên bản hoặc có mặt nhưng từ chối ký, điểm chỉ vào biên bản hoặc trường hợp không xác định được đối tượng vi phạm thì tổ trưởng tổ cảnh sát giao thông mời đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra vi phạm hoặc ít nhất 1 người chứng kiến ký vào biên bản xác nhận việc người vi phạm không ký, điểm chỉ vào biên bản.

Trường hợp không có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của người chứng kiến thì cán bộ Cảnh sát giao thông phải ghi rõ lý do vào biên bản.

Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ ghi nhận vụ việc và phải báo cáo thủ trưởng đơn vị bằng văn bản để làm cơ sở cho người có thẩm quyền xem xét, quyết định xử phạt.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì cảnh sát giao thông được phép thực hiện xử phạt vi phạm hành chính mà không cần phải lập biên bản trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì cảnh sát giao thông được phép thực hiện xử phạt vi phạm hành chính mà không cần phải lập biên bản trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức.

Việc giao biên bản vi phạm hành chính cho người vi phạm thực hiện theo quy định tại Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020) và Điều 12 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Anh trai n:ăn n:ỉ mượn sổ đỏ nhà tôi để vay ngân hàng làm ăn, chồng tôi không đồng ý. Anh qua nhà tôi nói chuyện với vợ chồng tôi cho mượn sổ đỏ để thế chấp vay ngân hàng một tỷ đồng (giá nhà tôi khoảng ba tỷ đồng), mượn vay trong một năm, mỗi tháng trả lãi cho tôi bảy triệu đồng. Mọi thủ tục giấy tờ vợ chồng tôi đứng tên nên làm việc trực tiếp với ngân hàng. Lãi vay ngân hàng đang ưu đãi rất thấp nên anh tính toán sau khi trừ chi phí trả lãi cho tôi, trả lãi cho ngân hàng, anh vẫn có lời trong dự án này nên năn nỉ giúp anh. Chồng tôi cự tuyệt và không cho mượn, nói quá nguy hiểm, mất nhà như chơi. Anh trai lại đưa mọi hợp đồng, giấy tờ để chứng minh …Trong nhà cũng chỉ có tôi và anh trai, tôi đã đưa ra quyết định làm thay đổi cả cuộc đời mình… 

0

Chiều hôm đó, khi ánh nắng vừa chạm đến ngưỡng cửa, anh trai tôi – anh Hưng, bước vào nhà, tay xách theo một túi hoa quả. Anh cười, nụ cười quen thuộc từ thuở nhỏ:

  • Út này, anh qua nhờ chút chuyện.

Tôi đặt ấm trà nóng xuống bàn, cười đáp:

  • Có việc gì mà anh phải khách sáo thế?

Hưng từ tốn ngồi xuống, ánh mắt có chút lo lắng. Sau vài câu chuyện phiếm, anh bắt đầu mở lời:

  • Anh vừa trúng thầu một dự án xây dựng lớn, nhưng thiếu vốn. Anh tính vay ngân hàng một tỷ, mà nhà ba mẹ mình không vay được, em cho anh mượn sổ đỏ nhà em được không?

Tôi sững người. Chồng tôi vừa đi làm về, nghe câu chuyện liền dừng lại ở cửa, ánh mắt lạnh băng. Anh bước vào, giọng cứng rắn:

  • Không được. Nhà là tài sản lớn nhất của gia đình tôi, không thể đem ra mạo hiểm.

Hưng quay sang tôi, vẻ mặt đầy thất vọng. Anh đưa ra đủ loại giấy tờ, hợp đồng để chứng minh sự khả thi của dự án, thậm chí còn cam kết sẽ trả lãi cho vợ chồng tôi bảy triệu mỗi tháng. Nhưng chồng tôi vẫn lắc đầu, giọng dứt khoát:

  • Kinh doanh rủi ro, mất tiền mất nhà thì làm sao?

Hưng không cãi, chỉ thở dài rồi ra về. Nhưng tôi biết anh sẽ không dễ dàng bỏ cuộc.

Mấy ngày sau, anh liên tục ghé qua, lần nào cũng mang theo sự chân thành và cả áp lực nặng nề. Tôi thấy thương anh, nhưng lời của chồng cũng không sai. Gia đình tôi vốn không dư dả, ngôi nhà này là tất cả những gì chúng tôi tích cóp suốt mười năm. Nếu lỡ có chuyện gì, chúng tôi sẽ rơi vào cảnh trắng tay.

Một buổi tối, tôi ngồi bên chồng, cố gắng thuyết phục:

  • Em nghĩ anh Hưng không liều lĩnh đâu. Anh ấy là người làm ăn lâu năm, lại có kế hoạch rõ ràng. Hay mình thử giúp anh ấy một lần?

Chồng tôi cau mày, giọng vẫn nghiêm nghị:

  • Em có biết bao nhiêu người thân vì chuyện vay mượn mà mất tình cảm không? Thậm chí còn kéo nhau ra tòa. Anh Hưng có thất bại thì mình cũng không làm gì được.

Tôi im lặng, lòng rối như tơ. Anh Hưng là anh trai duy nhất của tôi, từ nhỏ đã luôn nhường nhịn, bảo vệ tôi. Nếu từ chối giúp, tôi sợ rằng tình thân giữa chúng tôi sẽ rạn nứt. Nhưng nếu đồng ý, tôi lại không dám đối mặt với rủi ro.

Anh trai nợ tiền 3 lần chưa trả, vợ nói một câu cạn tình tới lạnh người

Một tuần sau, anh Hưng lại đến, lần này mang theo vợ và con gái anh. Cháu tôi – bé My, chỉ mới bảy tuổi, ôm tôi thật chặt và thì thầm:

  • Cô Út ơi, ba nói cô giúp ba, để ba có tiền làm công trình, rồi ba sẽ đưa con đi chơi thật nhiều.

Lòng tôi thắt lại. Anh Hưng ngồi đó, ánh mắt khẩn thiết:

  • Út, anh biết mình đang làm khó em. Nhưng đây là cơ hội lớn, nếu không chớp lấy, anh sẽ mất tất cả. Em tin anh một lần được không?

Chồng tôi bực dọc đứng lên:

  • Tin cái gì? Chuyện làm ăn thất bại thì ai gánh?

Cả không gian như đóng băng. Vợ anh Hưng bật khóc, cháu My cũng hoảng sợ. Tôi kéo tay chồng, cố giữ bình tĩnh:

  • Được rồi, để em suy nghĩ thêm.

Hưng gật đầu, ánh mắt đầy hy vọng trước khi ra về.

Đêm đó, tôi không ngủ được. Hình ảnh anh trai tôi vất vả nuôi gia đình hiện rõ trong tâm trí. Anh là người chăm chỉ, chịu thương chịu khó, nhưng cuộc đời không phải lúc nào cũng công bằng. Tôi nhớ những lần anh gánh vác cả nhà, nhường nhịn tôi từng món ăn ngon, từng món đồ chơi nhỏ.

Sáng hôm sau, tôi nhìn chồng, giọng khẽ khàng:

  • Em sẽ cho anh Hưng mượn sổ đỏ.

Chồng tôi bàng hoàng:

  • Em điên rồi sao?

Tôi không trả lời, chỉ nhấn mạnh:

  • Đây là anh ruột em. Nếu anh ấy thất bại, em sẽ chấp nhận chịu trách nhiệm.

Thấy tôi kiên quyết, chồng tôi chỉ thở dài, miễn cưỡng đồng ý.

Chúng tôi làm thủ tục vay ngân hàng, anh Hưng cảm ơn rối rít, hứa hẹn đủ điều. Dự án bắt đầu khởi công, mọi thứ diễn ra suôn sẻ.

Nhưng rồi, sóng gió ập đến. Ba tháng sau, một đối tác trong dự án rút lui, anh Hưng không đủ vốn xoay sở. Nợ ngân hàng tăng dần, lãi suất vượt ngoài tầm kiểm soát. Anh bắt đầu trốn tránh, không dám đối diện.

Tôi nghe tin mà bàng hoàng. Lúc này, chồng tôi nổi giận thực sự:

  • Anh đã nói rồi mà em không nghe!

Tôi không còn lời nào biện minh, chỉ biết lặng lẽ ôm con, lòng ngập tràn lo lắng.

Một buổi chiều, anh Hưng tìm đến nhà, trông tiều tụy hơn bao giờ hết. Anh đặt tay lên vai tôi, giọng nghẹn ngào:

  • Anh xin lỗi. Anh sai rồi…

Tôi nhìn anh, lòng vừa giận vừa thương. Chồng tôi đứng dậy, gằn giọng:

  • Bây giờ anh định làm gì?

Hưng cười nhạt:

  • Anh sẽ bán tài sản, trả hết nợ. Còn nếu không đủ, anh sẽ gánh hết, không để em mất nhà.

Tôi không nói gì, chỉ ngồi lặng. Dù giận anh, tôi vẫn không nỡ để anh gánh nợ một mình.

Cuối cùng, anh Hưng xoay được một phần tiền để trả ngân hàng. Phần còn lại, anh cắn răng bán hết xe cộ, đồ đạc để bù vào. Tuy nhiên, số tiền vẫn thiếu một khoản lớn.

Gia đình tôi đành phải trả nợ thay anh, sau đó dành nhiều năm để gồng gánh trả dần.

Câu chuyện khép lại bằng một bài học lớn: không phải mọi món nợ tình thân đều có thể đổi bằng lòng tin. Tình cảm gia đình quý giá, nhưng nếu không đủ tỉnh táo, chúng ta có thể mất đi tất cả.